Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, sự gắn bó mật thiết giữa sản xuất và tiêu thụ là một đòi hỏi tất yếu, chính vì vậy thị trường là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng trở lên gay gắt. Thực tế đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đã có, mặt khác phải tìm kiếm và phát triển thị trường mới.
Có thế thấy Xuất nhập khẩu là lĩnh vực không thể thiếu được đối với bất kỳ quố
52 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác Xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c gia nào, nhất là đối với các nước đang phát triển. Để phát triển kinh tế nhanh chóng cần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu bởi xuất khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển còn nhập khẩu sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất trong nước được liên tục và có hiệu quả. Mặt khác hoạt động xuất nhập khẩu sẽ đưa nền kinh tế quốc gia hoà nhập với nền kinh tế thế giới, thiết lập các mối quan hệ về văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật, công nghệ… với các nền kinh tế quốc gia khác, đồng thời góp phần tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế.
Thực hiện đường lỗi chiến lược Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền kinh tế công nghiệp hiện đại, đảm bảo dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng công tác xuất nhập khẩu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Ngành Vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam là một trong rất ít ngành hàng liên tục đạt mức tăng trưởng. Có thể nói đây là ngành công nghiệp có giá trị sản lượng hàng năm chỉ đứng sau ngành dầu khí. Tuy nhiên việc tham gia xuất khẩu mặt hàng này chỉ mới bắt đầu năm 1995. Khó khăn, thách thức nhiều nhưng ngành VLXD Việt Nam vẫn không ngừng tập trung đầu tư công nghệ hiện đại, cố gắng tận dụng mọi cơ hội để có thể phát triển trở thành một ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam.
Với vai trò là một trong những công ty thành viên thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Viglacera, một trong những đơn vị thuộc đội ngũ ngành VLXD Việt Nam góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất hàng năm về chủng loại sản phẩm này, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera (Công ty CP XNK Viglacera) không ngừng phát triển, nâng cao uy tín, trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong đội ngũ thành viên của Tổng công ty trong lĩnh vực xuất khẩu.
Nhằm đi đúng với mục tiêu phát triển mà Tổng công ty đã đề ra là tiếp tục đầu tư phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trên con đường hội nhập quốc tế, đối với Công ty CP XNK Viglacera việc tìm kiếm thị trường, xúc tiến để đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm được coi là biện pháp khả thi nhất để đứng vững và phát triển trên thị trường. Trên quan điểm đó, Công ty CP XNK Viglacera buộc phải có những chiến lược nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã, và giá bán sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với vật liệu nội địa cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới.
Xuất phát từ thực tế quá trình tìm hiểu và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP XNK Viglacera cùng với việc nắm bắt hướng phát triển của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng Viglacera và vận dụng kiến thức đã học, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera”
Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài có bố cục gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Chương II: Tình hình kinh doanh và xuất khẩu gốm xây dựng ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera.
Chương III: Giải pháp thúc đầy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera.
Do hạn chế về thời gian và khả năng tìm hiểu tình hình thực tế, đề tài không tránh khỏi những sai sót, em mong được sự cảm thông và đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cán bộ kinh doanh ở Công ty.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Thạc sỹ Đặng Thị Lan, đồng thời cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, các cô chú, anh chị công tác tại Công ty CP XNK Viglacera đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Hà nội, tháng 11 năm 2007
Chương I
Những vấn đề cơ bản của hoạt động
xuất khẩu hàng hoá
1. Khái niệm về xuất khẩu
Xét về đặc trưng, xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia, giữa một nước với các nước khác trên thế giới và dùng ngoại tệ làm phương tiện trao đổi.
Xét về chức năng, xuất khẩu có vai trò cầu nối trung gian giữa thị trường trong và ngoài nước về hàng hoá và dịch vụ.
Trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ còn đi kèm với trao đổi các yếu tố sản xuất như vốn, lao động… Kinh doanh xuất khẩu là hoạt động thuộc phạm vi quốc tế và trong chuỗi giá trị toàn cầu ấy, nó còn được hiểu như là một quá trình sản xuất gián tiếp. Nó không chỉ bao gồm một hành vi riêng lẻ mà là một loạt những quy trình kinh doanh phức tạp.
Vậy tựu chung lại, xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế, trong đó có sự chuyển đổi ngoại hối, hàng hoá dịch vụ của quốc gia này được bán cho quốc gia khác trên cơ sở thước đo giá trị là tiền tệ. Nói cách khác, xuất khẩu chính là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán[1] . Bên nhập khẩu là bên có nhu cầu về hàng hoá, bên xuất khẩu là bên cung cấp hàng hoá.
Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của ngoại thương bên cạnh nhập khẩu. Nó xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia.
2. Đặc điểm
Ngoài các đặc điểm của hoạt động bán hàng trong nước, xuất khẩu còn có các yếu tố quốc tế:
- Hoạt động xuất khẩu hàng hoá thường diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài do các bên tham gia có sự khác biệt về trụ sở, ngôn ngữ và quốc tịch… Vì vậy mà thời gian luân chuyển hàng hoá và vòng quay của vốn trong xuất khẩu thường dài hơn khi bán hàng trong nước. Cũng vì lý do này mà đồng tiền thanh toán sử dụng trong xuất khẩu hàng hoá là ngoại tệ đối với ít nhất một bên tham gia giao dịch.
- Các bên tham gia thuộc các quốc gia khác nhau nên chịu sự chi phối của các tập quán, các bộ luật khác nhau, khi tham gia xuất khẩu hàng hoá phải tuân thủ các tập quán thương mại, các công ước, điều ước… mang tính quốc gia và quốc tế tuỳ theo thoả thuận của các bên khi có sự dẫn chiếu cụ thể trong hợp đồng mua bán.
- Hàng hoá xuất khẩu sẽ được di chuyển qua biên giới (về mặt hải quan) của ít nhất một nước.
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Xu hướng chung của các nước trên thế giới ngày nay là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế với mọi quốc gia khác. Chiến lược kinh tế chuyển từ đóng cửa sang mở cửa, từ sản xuất thay thế nhập khẩu hướng sang xuất khẩu. Bởi vậy, xuất khẩu ngày nay đang chiếm vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, nó là bộ phận không thể thiếu trong cán cân thanh toán quốc tế – cán cân thể hiện sự phát triển và ổn định của một nền kinh tế.
- Xuất khẩu có vai trò thúc đẩy nền sản xuất trong nước, phát triển nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối và đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển mọi mặt nền kinh tế quốc dân. [2]
- Xuất khẩu tạo điều kiện để thu ngoại tệ và thông qua đó để nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa hiệu quả. [2]
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Các quan hệ mua bán giao thương giữa các quốc gia không chỉ là để thu lợi nhuận mà qua đó còn tăng quan hệ ngoại giao, thúc đẩy các hoạt động tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế. Xuất khẩu hàng hoá cũng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thông qua hình thức xuất khẩu theo nghị định thư hoặc xuất khẩu viện trợ. Xuất khẩu còn gia tăng vị trí của mỗi quốc gia trên sân chơi khu vực và toàn cầu. [2]
4. Các phương thức xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng.
4.1. Xuất khẩu trực tiếp
4.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu trực tiếp là một phương thức kinh doanh trong đó các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài, giao nhận hàng, thanh toán tiền, tự cân đối về tài chính, định đoạt giá cả, thị trường phạm vi kinh doanh trong khuôn khổ hành lang pháp lý cho phép. [5]
4.1.2. Đặc điểm
Công ty hay quốc gia xuất khẩu có quan hệ trực tiếp với người mua, người nhập khẩu mà không thông qua trung gian, môi giới nào. Phương thức này giúp giảm chi phí trung gian, thu lợi nhuận cao, tiếp cận thị trường, kiểm soát sản phẩm nhưng rủi ro trong xuất khẩu là lớn.
Các hình thức xuất khẩu trực tiếp bao gồm:
- Các chi nhánh bán hàng hoặc các công ty con ở nước ngoài thực hiện việc bán hàng, phân phối, quản lý kho, xúc tiến bán,…
- Đại diện bán hàng xuất khẩu lưu động của công ty được cử ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
- Các bộ phận xuất khẩu có quan hệ trực tiếp với các bạn hàng ở nước ngoài thực hiện tất cả các công việc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
- Xuất khẩu trực tiếp: Những nhà phân phối hoặc đại lý ở nước ngoài được trao quyền độc quyền nhất định đại diện cho công ty thực hiện việc bán hàng và phân phối hàng hoá ở nước ngoài.
4.1.3. Phạm vi áp dụng
Phương thức này áp dụng cho các công ty đã có kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế áp dụng nhằm thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu của công ty.
4.2. Xuất khẩu gián tiếp
4.2.1. Khái niệm
Xuất khẩu gián tiếp là phương thức xuất khẩu thông qua các tổ chức đặc biệt ở trong nước để tiến hành xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. [5]
4.2.2. Đặc điểm
Các công ty kinh doanh tiến hành xuất khẩu hàng hoá thông qua một tổ chức trung gian, vì vậy mà rủi ro trong kinh doanh là không cao. Tuy nhiên lợi nhuận thu được phải chia sẻ và chi phí trung gian cao, công ty không thể kiểm soát được sản phẩm của mình trên thị trường nước ngoài.
Các hình thức xuất khẩu gián tiếp:
- Uỷ thác xuất khẩu (hay đại lý bán).
- Hợp tác xuất khẩu.
- Đại lý mua.
- Bán hàng hco các công ty thương mại để họ xuất khẩu.
4.2.3. Phạm vi áp dụng
Hoạt động kinh doanh này thường được các công ty mới tham gia vào thị trường nước ngoài áp dụng nhằm tìm kiếm và xâm nhập vào các thị trường trong đó hoặc các công ty chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh xuất khẩu áp dụng.
4.3. Xuất khẩu uỷ thác.
4.3.1. Khái niệm
Xuất khẩu uỷ thác là phương thức xuất khẩu mà một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu xuất khẩu mặt hàng nào đó nhưng không có khả năng xuất khẩu trực tiếp. Doanh nghiệp đã uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng xuất khẩu hàng hoá trực tiếp theo yêu cầu của mình. [5]
4.3.2. Đặc điểm
Công ty nhận uỷ thác xuất khẩu không phải bỏ vốn kinh doanh, không phải xin hạn ngạch, không cần nghiên cứu thị trường và không có bất cứ giàng buộc nào đối với hàng hoá mà chỉ đứng ra thay mặt cho bên uỷ thác để tìm và giao dịch với đối tác nước ngoài, ký kết hợp đồng, làm thủ tục xuất khẩu cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại đòi bồi thường với bên nước ngoài khi có tranh chấp xảy ra. Theo hình thức này, doanh nghiệp không phải chịu bất kỳ rủi ro nào trong kinh doanh và nhận được một khoản hoa hồng khi giao dịch uỷ thác kết thúc.
4.3.3. Phạm vi áp dụng
Hiện tại do cơ chế của nhà nước, tất cả các doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá nên hoạt động xuất khẩu uỷ thác thường không nhiều.
4.4. Gia công xuất khẩu.
4.4.1. Khái niệm
Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất xuất khẩu hàng xuất khẩu trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công ở trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. [3]
4.4.2. Đặc điểm
Đây là một phương thức buôn bán gia công hai đầu ở ngoài, nghĩa là thị trường nước ngoài vừa là nơi cung cấp vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm đó, theo đó hoạt động mua bán hàng hoá gắn liền với hoạt động sản xuất.
Các hình thức gia công quốc tế:
- Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công, sau đó mua lại thành phẩm.
- Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công sau đó thu hồi sản phẩm và trả phí gia công.
- Gia công theo hợp đồng khoán.
- Gia công theo hợp đồng thực chi thực thanh.
4.4.3. Phạm vi áp dụng
Gia công quốc tế thường được các công ty áp dụng khi bước đầu tham gia vào hoạt động sản xuất xuất khẩu nhằm thu lại lợi ích cả về mặt vật chất, kinh nghiệm và công nghệ kỹ thuật.
4.5. Hoạt động tái xuất.
4.5.1. Khái niệm
Tái xuất là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước khác những hàng hoá đã mua ở nước ngoài nhưng chưa chế biến ở nước tái xuất. [3]
4.5.2. Đặc điểm
Thực chất của hoạt động tái xuất là mua rẻ bán đắt và thu lợi nhuận chênh lệch. Giao dịch tái xuất luôn thu hút ba bên tham gia gồm: Nước tái xuất, nước nhập khẩu và nước xuất khẩu.
Các hình thức tái xuất bao gồm:
- Tái xuất theo đúng nghĩa hay còn gọi là tạm nhập tái xuất.
- Kinh doanh chuyển khẩu.
4.5.3. Phạm vi áp dụng
Hoạt động tái xuất thường được các công ty có kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế áp dụng nhằm nắm bắt thời cơ kinh doanh ở các quốc gia thu lợi nhuận. Tại Việt Nam hình thức kinh doanh này đã có nhưng chưa phát triển do hạn chế của các công ty trong việc nắm bắt thời cơ kinh doanh và chưa có kinh nghiệm tốt trong việc thực hiện các nghiệp vụ của quy trình nhập khẩu hàng hoá.
5. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu
Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Qua đó cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợp đỗng xuất khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo. Hiệu quả xuất khẩu được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu:
5.1. Chỉ tiêu định tính
Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện dưới dạng các số đo vật lý hoặc tiền tệ. Các chỉ tiêu định tính doanh nghiệp thường sử dụng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu là:
- Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: Kết quả của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường xuất khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu… Các kết quả này chính là những thuận lợi mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn.
- Kết quả về mặt xã hội: Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước. Do vậy doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng nhà nước khuyến khích xuất khẩu.
5.2. Các chỉ tiêu định lượng
5.2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng công thức:
TR = P x Q [6]
Trong đó: TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
P: Giá cả hàng xuất khẩu
Q: Số lượng hàng xuất khẩu
Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra từ hoạt động xuất khẩu so với chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức:
Lợi nhuận xuất khẩu = TR – TC [6]
Trong đó: TC là tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu
5.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu
Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng cách so sánh số ngoại tệ thu được do xuất khẩu (giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu đó.
- Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu: Là chỉ tiêu hiệu quả tương đối.
p =
p
x 100%
TR
[6]
[6]
Nó có thể tính theo hai cách:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
p =
p
x 100%
TC
+ Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
Trong đó: p: Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu
p: Lợi nhuận xuất khẩu
TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
TC: Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu
Nếu p > 1 thì doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu
Nếu p < 1 thì doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả trong xuất khẩu
- Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu: Hx =
Trong đó: Hx: Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu
Tx: Doanh thu bằng ngoại tệ từ việc xuất khẩu đơn vị hàng hoá,
dịch vụ (giá quốc tế)
Cx: Tổng chi phí của việc sản xuất sản phẩm, bao gồm cả vận
tải đến cảng xuất (giá trong nước)
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá
6.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu bao gồm: Công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường, giá, chất lượng sản phẩm, tổ chức xuất khẩu, tiêu thụ,…
6.1.1. Công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường
Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất cứ công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thự hiện nhóm mục tiêu đó. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch marketing. Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương châm hành động: “chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái có sẵn”. Công tác nghiên cứu thị trường phải trả lời các câu hỏi sau đây:
Nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với thị trường của công ty?
Khả năng số lượng bán được là bao nhiêu?
Sản phẩm cần có những thích ứng gì trước những đòi hỏi của thị trường?
Nên chọn phương pháp bán nào cho phù hợp?
Mục đích của việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là xác định khả năng bán một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng trên thị trường. Nếu ta xác định thị trường quá hẹp thì có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Còn nếu ta xác định thị trường quá rộng thì sẽ làm cho các nỗ lực và tiềm năng của công ty bị lãng phí, làm cho sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Thị trường thích hợp với doanh nghiệp là thị trường phù hợp với mục đích và khả năng của doanh nghiệp. Do vậy công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiêu thụ sản phẩm, đối với sự thành bại của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thế giới.
6.1.2. Giá sản phẩm
Giá sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ (xét cả về giá trị và hiện vật) ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Giá bán tăng lên làm cho doanh thu tăng trong điều kiện giả định khối lượng sản phẩm bán ra không đổi. Tuy nhiên cần chú ý rằng khi giá bán tăng lên không những khối lượng sản phẩm sẽ giảm do nhu cầu giảm, một khi thu nhập của người tiêu dùng không tăng, mức độ giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ còn phụ thuộc vào mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hàng hoá, giá trị sử dụng của hàng hoá. Những sản phẩm đơn giản, khối lượng sản phẩm tiêu thụ ít phụ thuộc vào giá cả. Ngược lại những sản phẩm hàng hoá cao cấp, xa xỉ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ giảm khi giá cả tăng lên. Vì vậy công ty cần quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả như thế nào cho hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
6.1.3. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tập hợp những đặc tính không thể thiếu được của sản phẩm. Nó được xác định bằng các thông số kỹ thuật có thể so sánh đo lường được. Càng hoạt động trong môi trường cạnh tranh mạnh, chất lượng càng cần thiết vì nó là một trong những nhân tố chủ yếu để quyết định sự cạnh tranh của công ty. Nó tác động đến lợi nhuận và uy tín của công ty trên thị trường. Công ty không thể bán được nhiều, không thể giữ uy tín với khách hàng nếu sản phẩm của công ty chất lượng tồi. Chất lượng sản phẩm tốt có thể làm cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn và ấn tượng tốt hơn với khách hàng. Chính vì thế công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
6.1.4. Công tác tổ chức tiêu thụ
Công tác tổ chức tiêu thụ bao gồm các khâu khác nhau về việc thiết kế mạng lưới tiêu thụ, quảng cáo, khuyến mại,… Nếu công tác tổ chức tiêu thụ không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ quá trình kinh doanh. Và ngược lại nếu tổ chức tốt thì công ty sẽ tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn, doanh thu tăng, vòng quay vốn lưu động tăng, giảm chi phí dự trữ bảo quản… Vì vậy công ty cần lựa chọn tổ chức tiêu thụ sao cho phù hợp với đặc tính của sản phẩm và quy mô sản xuất. Bên cạnh đó công ty cần tổ chức các hoạt động như: Quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ sau bán hàng, hội họp để tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với công ty.
6.1.5. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố về nguồn vốn, máy móc, trang thiết bị công nghệ phục vụ cho SXKD của doanh nghiệp, khả năng quản lý, nguồn nhân lực và khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường của doanh nghiệp… Đây là những yếu tố có tác động không nhỏ tới sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.
6.2. Các nhân tố không thuộc bản thân doanh nghiệp
6.2.1. Nhu cầu thị trường
Trong kinh doanh, muốn kinh doanh trên lĩnh vực nào thì ta phải tìm hiểu rõ những yếu tố văn hoá, xã hội, con người ở nơi mà trong đó diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu thị trường bao gồm: Nhu cầu thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp xác định được đâu là thị trường trọng điểm, đâu là thị trường tiềm năng của công ty mình.
Nhu cầu thị trường là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới quá trình xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm.
6.2.2. Cơ chế pháp lý, điều kiện chính trị
Các quy định pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó có thể là điều kiện phát triển, cũng có thể là rào cản đối với doanh nghiệp. Vì vậy việc tìm hiểu và nắm bắt, xử lý thông tin kịp thời là một trong những nhiệm vụ khá quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải làm khi muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động thương mại quốc tế nói riêng.
6.2.3. ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng
Hoạt động xuất khẩu sẽ khó thực hiện được nếu như không có sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Dựa trên các quan hệ, uy tín nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng rất thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ được đảm bảo lợi ích. Và cũng nhiều trường hợp do có lòng tin với ngân hàng mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay cho vay với lượng vốn lớn, kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội xuất khẩu có lợi.
6.2.4. Tỷ giá hối đoái của đồng tiền và tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh giữa đồng tiền bản địa (nội địa) với đồng tiền nước ngoài (ngoại tệ) ảnh hưởng đến kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá thì giá cả sản phẩm nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ sẽ đắt hơn một cách tương đối, sản phẩm xuất khẩu tính bằng đồng ngoại tệ sẽ rẻ hơn một cách tương đối, khi đó nó sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất nhập khẩu và lợi nhuận của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì vậy đối với các nhà kinh doanh, mặc dù tỷ giá hối đoái tăng hay giảm là yếu tố khách quan nhưng việc theo dõi tình hình tỷ giá hối đoái thay đổi là cần thiết, để kịp thời đề ra những biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cũng có tác dụng tăng thêm lợi nhuận.
Đây là yếu tố quyết định bạn hàng, mặt hàng, phương án kinh doanh, quan hệ kinh doanh của không chỉ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà với tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung. Sự biến đổi của nhân tố này sẽ gây lên những biến đổi lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
6.2.5. Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là người đang chiếm giữ một phần thị phần và dành giật một phần khách hàng của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm cách nắm bắt, phân tích các thông tin về đối thủ như: Chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách sản phẩm… từ đó có các biện pháp phù hợp.
6.3. Các nhân tố khác
Ngoài ra còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá như: Nguồn lực trong nước, cơ sở hạ tầng, sự biến động thị trường trong và ngoài nước, sự phát triển của nền sản xuất cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong và ngoài nước…
Chương iI
Tình hình kinh doanh và xuất khẩu gốm xây dựng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu viglacera
I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera
ăTên gọi
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera.
Tên giao dịch quốc tế: Viglacera Export-Import Joint-Stock Company
Tên viết tắt: VIGLACERA - EXIM., JSC
Quyết định thành lập số: 217/BXD – TCLD ngày 07/05/1998
Quyết định phê chuẩn Cổ phần hoá Doanh nghiệp số1439/QD – BXD ngày 12/07/2005 của Bộ Xây Dựng.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 01030111079 cấp ngày 03 - 03 - 2006
Tài khoản số: 431101000008
Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Từ Liêm.
ăQuy mô
Tổng nguồn vốn: 10,000,000,000 VND
Tổng số nhân viên: 147 người
ăĐịa chỉ công ty
Trụ sở chính đặt tại: Số 2 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.
Điện thoại: 04 - 7567712 Fax: 04 - 7567710
ăLĩnh vực kinh doanh
Để đáp ứng các yêu cầu của Tổng công ty đặt ra, hiện nay Công ty tập trung kinh doanh các mặt hàng sau:
- Kính xây dựng: Kính tấm, kính nổi, kính an toàn, kính ôtô. Hiện nay các nhà máy Kính Đáp Cầu, Nhà máy kính Bình Dương và nhà máy liên doanh kính nổi VFG (liên doanh giữa Viglacera với tập đoàn Nippon – Nhật Bản) với các công nghệ sản xuất hiện đại của Nga, Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Sứ vệ sinh: Sản phẩm sứ vệ sinh mang nhãn hiệu Viglacera được sản xuất trên các dây chuyền hiện đại của Italy và Hoa Kỳ, với các loại chính như: chậu rửa các loại, lavabo, bồn tắm và một số sản phẩm sứ vệ sinh khác. Đây là các sản phẩm đạt chất lượng Châu Âu theo tiêu chuẩn ISO 9000.
- Gạch ốp lát: Gạch lát nền, gạch ốp tường, gạch tráng men, vật liệu chịu lửa, gạch cao nhôm. Các sản phẩm gạch lát nền và ốp tường tráng men dùng trong xây dựng, gạch Granit nhân tạo hiện đang được sản xuất bởi các dây chuyền đồng bộ được Italia, cộng hoà liên bang Đức chuyển giao công nghệ, các sản phẩm gạch ốp lát cũng đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002.
- Gạch ngói thông dụng: Các loại sản phẩm gạch ngói thông thường và gạch ngói tráng men làm từ đất sét như gạch xây, gạch chống nóng, gạch chẻ, gạch Block, gạch xây không trát, ngói lợp và ngói trang trí… hiện nay đang được sản xuất trên 16 đơn vị trực thuộc Viglacera sản xuất trên dây chuyền của Nga và Czech với lò nung Tynnel nên mẫu mã và chất lượng rất cao, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tín nhiệm.
Công ty CP XNK Viglacera hoạt động kinh doanh theo phân công phân cấp của Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng Viglacera, theo quy chế tổ chức hoạt động của công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty, công ty phê duyệt.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty CP XNK Viglacera là công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Viglacera.
- Ngày 17/05/1998 Thành lập Công ty lấy tên là Công ty Kinh Doanh và Xuất Nhập Khẩu – Tradimex.
- Năm 1998 Tiếp nhận chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Tổng Công ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng Viglacera.
- Năm 2002 Xây Dựng nhà máy sản xuất Gương tại Bắc Ninh
- Năm 2002 Thành lập Cơ sở Xuất Khẩu Lao Động tại 671 Hoàng Hoa Thám – HN
- Năm 2003 đưa nhà máy sản xuất Gương vào hoạt động
- Năm 2003 Công ty được bộ Thương mại cấp bằng khen và thưởng 146,000,000 VND cho thành tích xuất nhập khẩu năm 2003.
- Năm 2004 Bàn giao lại chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho Tổng công ty.
- Năm 2004 khởi công xây dựng trụ sở số 2 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy - HN
- Năm 2004 mở rộng thêm một cơ sở Xuất khẩu lao động tại 29B9 - Đầm Trấu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Năm 2004 Thành lập hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp.
- Ngày 05/09/2005: Bộ Xây Dựng phê duyệt việc Cổ phần hoá Doanh Nghiệp từ DNNN theo quyết định số 1679/QD – BXD.
- Năm 2006 chính thức là Công ty Cổ phần với tên giao dịch là:
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera
2. Chức năng nhiệm vụ
2.1. Chức năng
Là công ty thành viên có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh và xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Viglacera, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera có các chức năng sau:
- Kinh doanh nội địa, làm Tổng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng: các sản phẩm như gương kính xây dựng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh………..
- Nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng, máy móc, hoá chất phục vụ sản xuất của các đơn vị trong Tổng công ty
- Xuất khẩu các sản phẩm của các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty như kính xây dựng, gạch men, sứ vệ sinh cao cấp, gạch ốp lát Ceramic, Granit.
- Xuất nhập khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của Tổng Giám Đốc Tổng công ty: Nguyên vật liệu cho các đơn vị như màu men, phụ tùng, hoá chất…
- Xuất khẩu Lao động sang Đài Loan, Trung Đông.
2.2. Nhiệm vụ
Dưới sự điều hành của Viglacera, nhiệm vụ của Công ty CP XNK Viglacera là:
- Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm do các đơn vị thành viên sản xuất.
- Xây dựng, tổ chức, triển khai mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty.
- Đại diện cho các đơn vị thành viên và nhận sự uỷ thác của họ trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm của Tổng công ty.
- Cân đối, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cacs sản phẩm do các đơn vị thành viên sản xuất trình ban quản lý và Tổng Giám đốc phê duyệt.
- Xây dựng chương trình tiếp thị ngắn hạn, dài hạn điều tiết ổn định thị trường.
- Quảng bá thương hiệu Viglacera đến với thị trường thế giới thông qua các triển lãm quốc tế.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước cũng như các thông tư, hướng dẫn, quy định của Bộ thương mại.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty CP XNK Viglacera là Công ty có quy mô cỡ vừa, bộ máy quản lý doanh nghiệp được xây dựng theo mô hình Công ty cổ phần có có cơ cấu theo dạng trực tuyến chức năng (Xem hình 1)
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần XNK Viglacera
Hội đồng quản trị
G
I
._.
á
M
đ
ố
c
B
A
N
K
I
ể
M
S
O
á
t
Phó
GĐ
Kinh doanh
Phòng
Kinh
doanh
Phó
Gđ
xnk
Phòng
XkLĐ
Phòng
Xuất
Nhập khẩu
Phòng
Tổ chức
Hành
chính
Phòng
tckt
Quan hệ công tác Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chỉ đạo
ăHội đồng quản trị công ty
- Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty.
Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Tổng công ty thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
ăBan kiểm soát.
- Thanh tra, kiểm soát hoạt động của các phòng ban trong công ty.
ăGiám đốc công ty
- Là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, trước Tổng Giám Đốc Tổng công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Giám Đốc có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.
- Tổ chức điều hành hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty, về bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn vốn và tài sản theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ Tổng Công ty đề ra.
- Xác định chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, phương án đầu tư, liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty trình Tổng công ty xét duyệt
- Trực tiếp điều hành Phòng Tổ chức hành chín, Phòng Kế toán.
- Uỷ quyền cho một PGĐ Công ty thay thế khi vắng mặt trên 5 ngày.
ăCác phó Giám đốc
- Là người giúp Giám đốc (GĐ) công ty điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc Công ty.
+ Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh.
- Là người giúp GĐ thực hiện mọi công tác kinh doanh các sản phẩm Viglacera của Công ty theo đúng uỷ quyền của Tổng Giám đốc.
- Chỉ đạo công tác hành chính quản trị
- Lập phương án nghiên cứu và triển khai kinh doanh của công ty trước mắt và lâu dài
- Thu thập thông tin và xử lý thông tin về thị trường, giá cả tại từng thời điểm để có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong kinh doanh.
- Tổ chức điều hành phòng Kinh doanh thực hiện đảm bảo kế hoạch doanh thu tháng, quý, năm.
- Có phương án quản lý, thu hồi công nợ.
- Uỷ nhiệm cho trưởng phòng Kinh doanh thay thế khi vắng mặt.
+ Phó Giám đốc phụ trách Xuất nhập khẩu
- Xác định chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, phương án đầu tư, liên doanh đề án tổ chức quản lý của Công ty trình Tổng công ty phê duyệt.
- Kiểm tra kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm do phòng Xuất nhập khẩu xây dựng và báo cáo giám đốc để đề xuất biện pháp, nguồn lực đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
- Uỷ nhiệm cho trưởng phòng Xuất nhập khẩu thay thế khi vắng mặt.
ăPhòng Tổ chức hành chính.
- Có nhiệm vụ tiếp nhận, tổ chức và sắp xếp quản lý cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
- Có nhiệm vụ tham mưu cho cấp lãnh đạo tổ chức nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBCNV, thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT.
- Đảm bảo tốt công tác văn thư lưu trữ, chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho CBCNV và xây dựng chế đô khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
ăPhòng Kế toán.
- Có chức năng đôn đốc kiểm soát về mọi mặt hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty
- Theo dõi sát xao việc mua vào bán ra, gửi hàng đậi lý. Quản lý chặt chẽ tiền vốn của Công ty và công tác giao dịch tiền tệ với các ngân hàng, quản lý tiền vốn, hàng hoá thông qua các hoá đơn, chứng từ, phiếu xuất kho.
- Theo dõi tình hình hoạt động của các phòng ban, cân đối thu chi, đôn đốc công nợ. Cuối tháng kịp thời tổng hợp lên các báo biểu, báo cáo kết quả kinh doanh cho Ban Giám đốc, báo cáo tình hình tăng giảm vốn, tăng giảm tài sản lưu động, tài sản cố định, các khoản nộp Ngân sách nhà nước, trả lương cho CBCNV, cuối cùng lập báo cáo quyết toán tổng hợp chung cho doanh nghiệp.
ăPhòng kinh doanh.
- Lập phương án kế hoạch kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị trong Tổng công ty.
- Xúc tiến thương mại, tổ chức thiết lập đại lý tại khu vực miền Bắc.
- Triển khai tiến hành Marketing nhằm thu thập thông tin, nắm bắt nhu cầu thị hiếu, nhu cầu thị trường từ đó giúp Ban Giám đốc có kế hoạch chỉ đạo cụ thể đưa ra những quyết định chính xác, đúng đắn, kịp thời.
ăPhòng Xuất nhập khẩu.
- Tổ chức triển khai thực hiện các nguồn hàng về nhập khẩu, xuất khẩu.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài để thực hiện ký kết các hợp đồng sao cho hiệu quả, tránh xảy ra thất thoát vốn.
- Đáp ứng cung cấp đầy đủ NVL, vật tư, máy móc cho các đơn vị trong Tổng công ty.
- Chủ động khai thác các nguồn hàng xuất nhập khẩu nhằm đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.
ăPhòng xuất khẩu lao động.
- Tổ chức tìm kiếm thị trường lao động, nguồn lao động, đào tạo tập huấn người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc.
- Thường xuyên duy trì mối quan hệ với các tổ chức môi giới của nước bạn để có thêm nhiều thông tin, nhiều thị trường, hợp tác chặt chẽ với các công ty, tổ chức tuyển dụng người đi lao động nhằm hoàn thành chỉ tiêu ban giám đốc giao cho.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Được thành lập từ tháng 5/1998, Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu thành lập như bị hạn chế trong chức năng kinh doanh, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, cán bộ công nhân viên lại mới tiếp xúc với thị trường trong một thời gian ngắn nên có rất ít kinh nghiệm. Trong khi đó, cơ chế chính sách của Nhà nước thì thường xuyên thay đổi. Nhưng vượt lên trên những khó khăn cùng với ban lãnh đạo, đội ngũ công nhân viên trong Công ty đã nỗ lực không ngừng để tìm ra cách thức kinh doanh hiệu quả nhất. Trên thực tế những kết quả mà Công ty đạt được là rất đáng khích lệ. Từ năm 2004 - 2006 Công ty đã đạt được những thành công nhất định (Xem bảng 1).
Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
I.
Tổng doanh thu
251878,92
265320,94
267402,53
II.
Tổng chi phí
248430,67
261677,74
264127,99
1.
Giá vốn hàng bán
232063,03
244147,05
244163,69
2.
Các loại thuế
696,09
719,5
714,37
3.
Chi phí bán hàng, Chi phí QLDN
12781,99
13752,63
15465,36
Lợi nhuận thực hiện
3448,25
3643,2
3274,54
Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP XNK Viglacera
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty mấy năm qua đều đạt hiệu quả cao với mức lợi nhuận hàng năm tăng.
Năm 2004, lợi nhuận mà Công ty đạt được là 3448,25 triệu đồng, năm 2005 lợi nhuận là 3643,2 triệu đồng tăng 5,65% so với năm 2004. Năm 2006 lợi nhuận là 3274,54 triệu đồng giảm 10,12% so với năm 2005.
Trong các năm từ 2004 - 2006, doanh thu hàng năm luôn tăng, trong đó năm 2004 doanh thu đạt 251878,92 triệu đồng, năm 2005 doanh thu là 265320,94 triệu đồng tăng 5,34% so với năm 2004. Trong năm 2006 doanh thu là 267402,53 triệu đồng mặc dù lợi nhuận giảm nhưng doanh thu vẫn tăng so với năm 2005 là 0,78%.
Do năm 2006 là năm Công ty chuyển sang doanh nghiệp cổ phần hoá, thay đổi cơ cấu tổ chức, bên cạnh đó Công ty không còn quản lý chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà máy sản xuất gương nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến dòng tiền luân chuyển của đơn vị.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
Đơn vị: %
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tốc độ tăng của lợi nhuận
7,56
8,23
13,5
2
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
1,39
1,39
1,42
3
Hiệu suất sử dụng vốn
493,5
294,7
185,7
Nguồn: Số liệu tính toán trên cơ sở bảng 1
Có thể thấy tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2004 là 7,56%, tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2006 tăng gần gấp đôi so với năm 2004.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cho thấy một đồng chi phí bỏ ra thu về bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tăng cho thấy việc quản lý chi mua của Công ty có hiệu quả hơn.
Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng vốn thì tạo bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này ở Công ty có xu hướng giảm xuống, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giảm do vốn cố định tăng lên.
II. Thực trạng xuất khẩu gốm xây dựng của công ty .
1. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty
1.1. Đặc điểm ngành hàng của Công ty CP XNK Viglacera.
Các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng là các vật liệu đặc biệt quan trọng đối với ngành xây dựng. Sử dụng những sản phẩm này không những mang lại những tiện ích nhất định mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao. Chúng có một đặc điểm chung là trọng lượng nặng, thể tích lớn, khó đóng gói bảo quản và vận chuyển trong khi giá trị sản phẩm lại không cao. Chính do đặc điểm đó nên việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng gặp rất nhiều khó khăn vì chi phí vận chuyển thường chiếm một tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm. Mặt khác để có được các sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu thị trường thì việc sản xuất các VLXD này không những đòi hỏi công nghệ kỹ thuật hiện đại mà còn cần nhiều nguồn nguyên vật liệu như cát trắng cho sản xuất thuỷ tinh, đất sét, kaolin cho sản xuất gốm sứ và các vật liệu phụ trợ khác.
Dó có nhiều đặc điểm riêng nên ngành sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu. Vì vậy, hiện nay công tác phát triển lĩnh vực khai thác chế biến nguyên vật liệu phục vụ cho ngành rất được coi trọng. Thông thường để giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển các thành phẩm, tránh các rủi ro vỡ hỏng khi vận chuyển nên các nhà máy thuỷ tinh và gốm xây dựng được bố trí gần nơi tiêu thụ và nguồn nguyên liệu sản xuất.
1.2. Tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm vừa qua
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty là kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ngói xây dựng, gạch Ceramic, gạch Granit và một số loại khác. Việc xuất khẩu những mặt hàng này đóng góp một phần lớn trong sự phát triển chung của Công ty. Mặc dù trong hoạt động xuất khẩu của mình Công ty cũng gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn nỗ lực phấn đấu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường.
Trong các mặt hàng xuất khẩu thì gốm xây dựng luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Xuất khẩu gốm xây dựng đã góp phần chủ yếu vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu chung của công ty trong thời gian qua (xem bảng 3).
Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng
Đơn vị: 1000 USD
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
KNXK
Tỷ trọng %
KNXK
Tỷ trọng %
KNXK
Tỷ trọng %
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Gốm xây dựng
1407,01
78,4
2463,0
78,10
2893,1
77,52
1055,92
75,04
430,1
17,46
Kính xây dựng
290,73
16,2
511,8
16,23
598,3
16,48
221,07
76,04
77,5
15,14
Các loại khác
96,91
5,4
178,9
5,67
217,64
6
81,99
84,6
38,74
21,65
Tổng số
1794,66
100,0
3153,7
100,0
3629,8
100,0
1359,04
75,73
476,1
15,1
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty CP XNK Viglacera
Nhìn chung, các mặt hàng đều tăng về số tuyệt đối trong các năm qua, trong đó mặt hàng gốm xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1794,66 nghìn USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng đạt 1407,01 nghìn USD chiếm tỷ trọng 78,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kính xây dựng đạt 290,73 nghìn USD chiếm 16,2% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác đạt 96,91 nghìn USD chiếm 5,4% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3153,7 nghìn USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng đạt 2463,0 nghìn USD chiếm 78,10% kim ngạch xuất khẩu. Kính xây dựng đạt 511,8,nghìn USD, chiếm 16,23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác đạt 178,9 nghìn USD, chiếm 5,67% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu là 3629,8 nghìn USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng đạt 2893,1 nghìn USD chiếm 77,52% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kính xây dựng đạt 598,3 nghìn USD chiếm 16,48% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các loại khác đạt 217,64 nghìn USD chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xem cột so sánh giữa các năm ta thấy, năm 2005 lượng hàng xuất khẩu tăng nhanh đột ngột, tăng 75,73% so với năm 2006 là năm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tất cả các năm. Ta thấy tỷ trọng xuất khẩu gốm xây dựng giảm dần tuy giá trị xuất khẩu gốm xây dựng vẫn tăng qua các năm qua. Giá trị xuất khẩu kính xây dựng tăng qua các năm cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác cũng tăng nhanh cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong doanh thu xuất khẩu của Công ty. Kết quả này cho thấy Công ty luôn coi xuất khẩu là biện pháp khả nhất để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm khi mà thị trường VLXD nội địa đang bước vào giai đoạn cung lớn hơn cầu.
2. Tình hình xuất khẩu gốm xây dựng của công ty
2.1. Cơ cấu, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới, tuy gặp nhiều khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng những năm qua mặt hàng gốm xây dựng của Công ty đã có những bước tiến vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng. Trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty thì gốm xây dựng luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chính xuất khẩu gốm xây dựng đã góp phần chủ yếu vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung của Công ty trong thời gian qua(xem bảng 4)
Bảng 4 : Cơ cấu, quy mô và tốc độ xuất khẩu gốm xây dựng theo mặt hàng.
Đơn vị: 1000 USD
Năm
Mặt hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh
2006/2005
KNXK
Tỷ trọng%
KNXK
Tỷ trọng%
KNXK
Tỷ trọng%
Tuyệt đối
Tốc độ tăng
(%)
Tuyệt đối
Tốc độ tăng
(%)
Sứ vệ sinh
707,44
50,28
994,81
40,39
1020,4
35,27
287,37
40,62
25,59
2,7
Gạch Granit
479,37
34,07
864,51
35,1
1048,2
36,23
385,14
80,34
183,69
21,25
Gạch Ceramic
147,17
10,46
309,85
12,58
518,44
17,92
162,68
110,54
208,59
67,32
Gạch, ngói
55,15
3,92
148,27
6,02
212,64
7,35
93,12
168,85
64,37
43,41
Các loại khác
17,87
1,27
145,56
5,91
93,44
3,23
129,69
725,74
-52,12
-35,81
Tổng số
1407
100
2463
100
2893,1
100
1056
75,05
430,1
17,46
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu – Công ty cổ phẩn XNK Viglacera.
Ghi chú: (*) là gạch chịu lửa, gạch cách nhiệt, gạch chịu tính kiềm, gạch chống nóng, ngói lợp.
+Về cơ cấu mặt hàng Gốm xây dựng
Cơ cấu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty bao gồm 5 nhóm mặt hàng chính chiếm tỷ trọng từ cao xuống thấp. Sứ vệ sinh vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong nhóm các mặt hàng gốm xây dựng, tiếp đến là gạch Granit, gạch Ceramic, sau đó là nhóm mặt hàng gạch ngói và cuối cùng là các sản phẩm khác như gạch chịu lửa, gạch cách nhiệt, …(xem bảng 4).
+Về quy mô và tốc độ xuất khẩu Gốm xây dựng
Trong các năm qua, mặt hàng sứ vệ sinh là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu. Nhìn chung sản phẩm này có giá trị xuất khẩu ngày càng tăng tuy có tỷ trọng giảm dần qua các năm. Năm 2004 giá trị xuất khẩu mặt hàng sứ vệ sinh là 707,44 nghìn USD chiếm tỷ trọng 50,28% trong tổng KNXK gốm xây dựng. Năm 2005 giá trị xuất khẩu mặt hàng này là 994,81 nghìn USD nhưng lại chỉ chiếm tỷ trọng 40,39% trong tổng KNXK gốm xây dựng. Năm 2006 giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên 1020,4 nghìn USD nhưng tỷ trọng mặt hàng này trong tổng KNXK gốm xây dựng chỉ là 35,27%. Để thấy rõ mức tăng giảm KNXK sứ vệ sinh, ta so sánh mức chênh lệch tăng giảm mặt hàng này qua các năm. Năm 2005 giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng 287,37 nghìn USD tương đương với mức tăng tốc độ xuất khẩu là 40,62% so với năm 2004. Tuy nhiên vào năm 2006, mức tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng này so với năm 2005 chỉ là 25,59 nghìn USD tương đương với mức tăng tốc độ xuất khẩu là 2,7%. Sở dĩ mặt hàng sứ vệ sinh có giá trị KNXK tăng cao và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị KNXK là do có chất lượng cao, tiêu chuẩn ISO 9002, kiểu dáng đa dạng, mẫu mã đẹp và bảo hành 10 năm, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này trong 3 năm gần đây(2004-2006) lại giảm xuống, Công ty cần xem xét để tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng đã nêu trên.
Đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu và tỷ trọng là mặt hàng Gạch Granit. Năm 2004, giá trị KNXK mặt hàng này là 479,37 nghìn USD chiếm tỷ trọng 34,07% trong tổng giá trị KNXK mặt hàng gốm xây dựng. Năm 2005 giá trị KNXK mặt hàng này là 864,51 nghìn USD chiếm tỷ trọng 35,1% và năm 2006 giá trị KNXK mặt hàng này là cao nhất, vượt cả giá trị KNXK mặt hàng Sứ vệ sinh, chiếm 1048,2 nghìn USD với tỷ trọng 36,23% trong tổng giá trị KNXK. Rõ ràng giá trị KNXK mặt hàng này đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, khi xét về tốc độ xuất khẩu mặt hàng này, có thể nhận thấy xu hướng gia tăng giá trị, tỷ trọng và tốc độ xuất khẩu mặt hàng này không ổn định. Năm 2005 giá trị KNXK mặt hàng này tăng 385,14 nghìn USD tương đương mức tăng tốc độ xuất khẩu là 80,34% so với năm 2004. Nhưng tốc độ tăng xuất khẩu mặt hàng này vào năm 2006 chỉ là 21,25% với giá trị KNXK là 183,69 nghìn USD. Nhìn chung mặt hàng Granit có thể coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu sản phẩm Gốm xây dựng của Công ty. Sở dĩ mặt hàng này có giá trị xuất khẩu tăng cao là vì đây là sản phẩm Granit nhân tạo có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Mặt khác gạch Granit nhân tạo chỉ mới xuất hiện trong một vài năm gần đây và chủ yếu là do các nước có công nghệ VLXD hiện đại sản xuất, xuất khẩu. Đây là sản phẩm đang dần được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Vì vậy Công ty cần xem xét xây dựng chiến lược đúng đắn trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.
Gạch Ceramic là một trong những mặt hàng thông dụng nhưng có chất lượng khá tốt và đảm bảo, mẫu mã đa dạng nên được xuất khẩu sang nhiều nước. Có thể thấy giá trị xuất khẩu của mặt hàng này liên tục tăng qua các năm. Năm 2004 giá trị xuất khẩu mặt hàng này là 147,17 nghìn USD chiếm tỷ trọng 10,46% tổng giá trị xuất khẩu gốm xây dựng. Năm 2005, giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên mức 309,85 nghìn USD với tỷ trọng là 12,58% và năm 2006 tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này là 17,92% tương đương với giá trị xuất khẩu là 518,44 nghìn USD. Xét về quy mô và tốc độ xuất khẩu mặt hàng này có thể thấy năm 2005 giá trị xuất khẩu tăng 162,68 nghìn USD tương ứng với mức tăng tốc độ xuất khẩu là 110,54% so với năm 2004. Năm 2006, giá trị và tốc độ xuất khẩu tăng so với năm 2005 lần lượt là 208,59 nghìn USD và 67,32%. Mặt hàng gạch Ceramic nhìn chung có giá trị xuất khẩu không cao so với mặt hàng khác do mặt hàng này tuy có mẫu mã đa dạng nhưng nó khá phổ biến trên thị trường, sản phẩm không có sự khác biệt lớn so với sản phẩm của các hãng khác. Do đó để có thể tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm này cần phải có sự nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, phát triển thêm nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau.
Đối với các sản phẩm gạch, ngói, năm 2004 giá trị xuất khẩu là 55,15 nghìn USD chiếm tỷ trọng 3,92% trong tổng giá trị KNXK. Năm 2005 giá trị xuất khẩu mặt hàng này là 148,27 nghìn USD chiếm tỷ trọng 6,02% và năm 2006 giá trị xuất khẩu đạt cao nhất so với các năm, đạt 212,64 nghìn USD với tỷ trọng lên đến 7,35%. Tuy giá trị xuất khẩu mặt hàng này không cao nhưng có thể thấy quy mô và tốc độ xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng mạnh trong vòng 3 năm qua. Năm 2005, quy mô xuất khẩu mặt hàng này tăng 93,12 nghìn USD với tốc độ xuất khẩu lên đến 168,85% so với năm 2004. Năm 2006 giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng so với năm 2005 là 64,37 nghìn USD và tốc độ xuất khẩu là 43,41%.
Cuối cùng là các sản phẩm khác nằm trong nhóm các sản phẩm gốm xây dựng của Công ty. Đây không phải là sản phẩm xuất khẩu chính của Công ty, đồng thời nhu cầu sản phẩm loại này không thường xuyên và ổn định. Năm 2004 giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đạt 17,87 nghìn USD, chiếm 1,27% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2005 giá trị xuất khẩu lên tới 145,56 nghìn USD và tỷ trọng là 5,91%. Năm 2006 mặt hàng này có giá trị xuất khẩu là 93,44 nghìn USC chiếm tỷ trọng 3,23%. So sánh giữa các năm có thể thấy năm 2005 là năm đột biến tăng nhu cầu về loại sản phẩm này với giá trị xuất khẩu tăng 129,69 nghìn USD tương đương với mức tăng tốc độ xuất khẩu rất cao là 725,74% so với năm 2004. Năm 2006 mặt hàng này có chiều hướng giảm xuống, giảm 35,81% về tốc độ xuất khẩu và 52,12 nghìn USD so với năm 2005, tức là quy mô xuất khẩu mặt hàng này cũng đã đi vào ổn định hơn.
Nhìn chung, giá trị xuất khẩu của hai mặt hàng sứ vệ sinh và gạch Granit thường chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu nhưng tốc độ xuất khẩu hai mặt hàng này lại giảm dần qua các năm. Vì vậy Công ty cần có chương trình phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu hai mặt hàng này. Bên cạnh đó, Công ty cần có những chiến lược xuất khẩu gạch Ceramic trong dài hạn vì mặt hàng này đang có xu hướng gia tăng giá trị xuất khẩu đều qua các năm. Mặt khác, những sản phẩm như gạch, ngói và một số loại khác cũng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhưng còn chưa ổn định, tuy đây không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhưng trong dài hạn Công ty cần nắm bắt thị hiếu để nâng cao chất lượng, mẫu mã cũng như tạo được nhu cầu tiêu dùng ổn định mặt hàng này.
2.2. Thị trường kinh doanh của Công ty
Cùng với chiến lược đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế của đất nước, Công ty chủ trương phát triển phương châm đa dạng hoá quan hệ thị trường song vẫn phải xây dựng thị trường trọng điểm và bạn hàng chủ yếu. Mục tiêu là đẩy mạn công tác xuất khẩu các sản phẩm của đơn vị trong và ngoài ngành nhằm thu ngoại tệ và tăng cao doanh số xuất khẩu. Công ty xác định và phân chia thị trường có tiềm năng và cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu.
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu thông qua rất nhiều tài liệu, đặc biệt qua đối tác, bạn hàng, Công ty nhận thấy thị trường thế giới có thể phân thành 5 khu vực chính (Xem bảng 6)
Bảng 6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng theo thị trường
Đơn vị: 1000 USD
Năm
Thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Nga, Đông Âu
634,56
45,1
1056,63
42,9
1139,9
39,4
422,07
66,51
83,27
7,88
ASEAN
487,11
34,62
426,1
34,2
949,14
32,81
-61,01
-12,52
523,09
122,76
EU, Bắc Mỹ, Nhật
58,01
11,23
307,875
12,5
382,76
13,23
149,865
94,85
74,885
24,32
Trung Đông, Tây á, Nam á
99,89
7,1
222,66
9,04
345,15
11,93
122,77
122,91
122,49
55,01
Các nước khác
27,44
1,95
33,497
1,36
76,09
2,63
6,057
22,07
42,593
127,15
Tổng số
1407
100
2463
100
2893,1
100
1056
75,05
430,1
17,46
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP XNK Viglacera
Như vậy thị trường chủ yếu của Công ty là Nga và Đông Âu, sau đó là ASIAN. Nga và Đông Âu là các nước XHCN cũ vì vậy có mối quan hệ tốt với Việt Nam. Quan hệ chính trị tốt đẹp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển.
- Thị trường Nga và Đông Âu (Ukraina, Rumani, Ba Lan): Đây là khu vực thị trường mà Công ty có giá trị xuất khẩu lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này liên tục tăng qua các năm gần đây tuy tỷ trọng giảm dần so với tổng giá trị xuất khẩu. Có thể thấy đây là thị trường tiềm năng trong giai đoạn tới.
Mục tiêu của Công ty là tiến hành đẩy mạnh hơn nữa trong việc phát triển đa dạng hoá mặt hàng, đặc biệt là việc xuất khẩu sản phẩm Ceramic và Granit sang thị trường này thông qua Phòng thương mại của các nước này tại Việt Nam, văn phòng đại diện của Tổng công ty tại Nga và một số đối tác nước ngoài có quan hệ với Tổng công ty.
- Thị trường ASIAN: Bao gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Mianma, Philippin…
Đây là thị trường có quan hệ gần gũi và lâu năm với Việt Nam và có vị trí địa lý gần với Việt Nam nên có nhiều nét tương đồng về thị hiếu tiêu dùng, đồng thời hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này có nhiều điều kiện thuận lợi như: chi phí vận chuyển thấp, mặt khác các nước ASIAN trong đó có Việt Nam đã ký hiệp định ưu đãi thuế quan chung ASIAN (CEPT) nên hàng hoá Việt Nam xuất khẩu được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn rất nhiều so với hàng hoá của các nước khác ngoài ASIAN. Những thị trường này có triển vọng xuất khẩu các sản phẩm VLXD như gạch Granit, gạch Ceramic, sứ vệ sinh, kính xây dựng… và có thể coi là một trong những khu vực thị trường trọng điểm nhất trong thời gian tới. Tuy nhiên, hàng gốm sứ Việt Nam sẽ phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt với gốm sứ Inđônêxia và Thái Lan. Đối với thị trường này Công ty sẽ tìm kiếm các đối tác để xuất khẩu gạch Ceramic.
Năm 2004 và 2005 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 34% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu sang thị trường này năm 2005 giảm 12,52% so với năm 2004. Đến năm 2006 tuy tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này giảm nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng gần như gấp đôi so với năm 2005 với giá trị xuất khẩu đạt 949,14 nghìn USD.
- Thị trường EU, Bắc Mỹ, Nhật: Đây cũng là thị trường có tiềm năng lớn. Tuy nhiên xuất khẩu sang thị trường này còn thấp, chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu mặc dù đã tăng dần qua các năm. Kế hoạch của Công ty là sẽ thiết lập các đại lý tại thị trường các nước này.
- Thị trường Trung Đông, Tây á, Nam á và một số nước khác: Đây là nhóm thị trường còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Công ty đang tìm cách xâm nhập và khai thác thị trường này. Bên cạnh đó, Công ty cần chú trọng tới việc chăm sóc khách hàng thông qua những khách hàng lớn của công ty để mở rộng thị trường xuất khẩu
Cho tới thời điểm hiện nay, những sản phẩm có triển vọng và được xuất khẩu sang khu vực thị trường này là kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch đỏ… Đặc biệt đối với một số thị trường Trung Đông như Iraq, Iran, Pakistan… các sản phẩm sứ vệ sinh, gạch ốp lát Ceramic, gạch chịu lửa cũng có nhiều khả năng thâm nhập bởi đây là thị trường có nhiều lợi thế trong bán hàng như: chi phí bán hàng, thuế nhập khẩu với mức tương đối, tỷ trọng nhập khẩu lơn… Tuy nhiên, đây cũng là khu vực thiếu tính ổn định và an toàn về tài chính thương mại do ảnh hưởng của nhiều biến động về chính trị xã hội như: Cấm vận, chiến tranh, khủng bố… nên việc nghiên cứu, tiếp cận thị trường cần hết sức thận trọng.
Đặc biệt, Hàn Quốc là thị trường đầy tiềm năng thực tế với tiềm lực kinh tế phát triển và nhu cầu xây dựng rất lớn. Thời gian gần đây số lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm gạch Ceramic, gạch Granit, kính xây dựng của Viglacera từ Hàn Quốc tăng khá nhanh.
Thị trường Iraq và Trung cận đông cũng là thị trường rất có tiềm năng. Hiện công ty vẫn đang xem xét khả năng thiết lập văn phòng đại diện tại Iraq, tăng cường tiếp cận các đối tác tại Iraq chủ động nắm lấy cơ hội kinh doanh (thay vì phụ thuộc quá nhiều vào tham tán thương mại Việt Nam tại Iraq như trước đây), đưa các sản phẩm của Công ty vào chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên hợp quốc cho Iraq.
Ngoài ra, Công ty còn đang nghiên cứu mở rộng thị trường sang các khu vực tiềm năng khác:
- Thị trường Hoa Kỳ, Canada và các nước Trung Nam Mỹ:
Đây là thị trường có tiềm năng rất lớn, có tốc độ xây dựng tương đối cao. Trong thời gian tới Hoa Kỳ và Châu Mỹ La Tinh sẽ được coi là khu vực thị trường quan trọng nhất trong chiến lược mở rộng thị trường của Tổng công ty Viglacera nói chung và của Công ty cổ phần XNK Viglacera nói riêng. Đối với thị trường Hoa Kỳ, việc hiệp định thương mại Việt – Mỹ đang đi vào thực thi sẽ tạo cơ hội cho các sản phẩm VLXD Viglacera được cạnh tranh một cách tương đối bình đẳng với các nhà xuất khẩu Châu á khác trong một phạm vi thị trường rất lớn với dung lượng tiêu thụ hàng nhập khẩu được xếp vào loại hàng đầu trên thế giới.
Châu Mỹ Latinh cũng là khu vực thị trường rất nhiều tiềm năng do phần lớn các sản phẩm VLXD như gạch ốp lát Ceramic, Granit, sứ vệ sinh đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy vậy cũng tồn tại một số khó khăn khách quan như: Chi phí vận chuyển cao, thời gian vận chuyển đường biển tương đối dài, thông tin thị trường còn nhiều hạn chế…
- Khu vực Trung và Tây Phi:
Châu Phi được đánh giá là khu vực nhiều tiềm năng trở thành khu vực tiêu thụ và sản xuất VLXD rất tốt vì hiện nay nền công nghiệp sản xuất VLXD tại đây hầu như chưa phát triển. Mặc dù còn một số trở ngại như: Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ cao, chi phí vận tải lớn, nhưng với một cơ chế giá bán hợp lý thì đây cũng sẽ là một thị trường rất khả quan cho công tác xuất khẩu sản phẩm Viglacera về lâu dài.
- Khu vực Châu úc
Nước Oxtralia hiện nay được coi là hấp dẫn đối với hầu hết các nhà xuất khẩu VLXD trên thế giới. Do vậy trong thời gian tới, việc tìm hiểu và tiếp cận thị trường này được chú trọng hơn nữa nhằm khai thác các nguồn tiêu thụ sản phẩm cũng như các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh và phân phối VLXD.
2.3. Các phương thức xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty.
Hiện nay phương thức xuất khẩu chủ yếu được công ty áp dụng là hình thức xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác, trong đó có xuất khẩu uỷ thác các sản phẩm của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty chiếm khoảng 70% đến 75% giá trị xuất khẩu của Công ty (xem bảng 7).
Bảng 7: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng theo phương thức
Đơn vị: 1000USD
Năm
Mặt hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
KNXK
1407,01
100
2463
100
2893,1
100
1055,99
75,05
430,1
17,46
XK trực tiếp
325,3
23,1
610,53
24,8
795,6
27,5
285,23
87,7
165,07
20,74
XK uỷ thác
1081,71
76,9
1852,47
75,2
2097,5
72,5
770,76
71,3
265,03
12,64
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu – Công ty CP XNK Viglacera
Hình thức xuất khẩu trực tiếp đã và đang góp phần tạo ra cho Công ty một vị thế vững chắc trên thị trường thế giới, đồng thời nâng cao uy tín của Công ty. Xuất khẩu trực tiếp có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây về cả giá trị và tỷ trọng. Năm 2005 xuất khẩu trực tiếp tăng mạnh, tăng 87,7% so với năm 2004, xuất khẩu uỷ thác cũng tăng 71,3% so với năm 2004. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác đều tăng do chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, dù tăng rất chậm.
Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu uỷ thác vẫn rất lớn mặc dù giá trị xuất khẩu theo phương th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0562.doc