Lời mở đầu.
Hoạt động tiền tệ - tín dụng ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và ổn định của nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn đất nước ta đang từng bước nỗ lực thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, một trong những điều kiện và tiên quyết bảo đảm cho sự thành công đó là nguồn vốn.
Trong khi thị trường vốn nước ta còn chưa hoàn thiện và còn nhiều yếu kém thì hệ thống ngân hàng trở thành một kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng cho hoạt động kinh t
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế nói chung và cho đầu tư phát triển nói riêng.
Chính vì vai trò quan trọng này mà các NHTM luôn tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để mở rộng và nâng cao chất lượng nguồn vốn, tạo ra nguồn vốn tăng trưởng cao và ổn đinhk, góp phần tích cực và việc mở rộng đầu tư tín dụng, đa dạng hóa kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của ngành cũng như thực hiện mục tiêu “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” của đất nước.
Nguồn vốn của Ngân hàng không những quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước mà còn là điều kiện tiên quyết, hàng đầu quyết định mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Song trên thực tế, vấn đề nguồn vốn của NHTM vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập – khối lượng vốn nhỏ; cơ cấu nguồn vốn không hợp lý; chất lượng vốn chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng nới riêng và nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung.
Xuất phát từ những nhu cầu trên đây, kết hợp với quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu và dựa vào thực tế về công tác HĐV ở NTCTCD – nơi tôi thực tập, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác HĐV ở NHCTTX” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Trên cơ sở lý luận về nguồn VHĐ, đề tài đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng HĐV ở chi nhánh NHCTTX trong một vài năm trở lại đây. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao công tác HĐV, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nói chung và nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng.
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu tình hình HĐV của chi nhánh NHCTTX trong những năm từ 2003 – 2005.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Nhận thức chung về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh
của NHTM.
Chương II: Thực trạng HĐV ở NHCTTX.
Chương III: Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác HĐV ở
NHCTTX.
Chương i: nhận thức chung về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
lý luận cơ bản về nguồn vốn của nhtm.
1.1.1. Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường:
ở Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Các doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật.
Nền kinh tế hàng hóa phát triển chủ yếu sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình Ngân hàng và các TCTD khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân. Theo điều 20, luật các TCTD Việt Nam có nêu: “TCTD là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với hoạt động truyền thống là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng:
NHTM giúp các doanh nghiệp có đủ vốn để đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
NHTM góp phần phân bổ hợp lý các nguồn lực, tạo điều kiện phát triển
cân đối nền kinh tế.
NHTM tạo môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của
NHTW.
NHTM là cầu nối phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.
Mặt khác, NHTM còn có chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất: Chức năng trung gian tín dụng – Thông qua hoạt động “đi vay
để cho vay”, một mặt NHTM huy động các khoản tiền nhàn rỗi từ các chủ thể trong xã hội, mặt khác dùng nguồn VHĐ để cho vay lại các chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn. Thực hiện chức năng này, NHTM đã tạo ra một kênh điều chuyển vốn quan trọng khắc phục những hạn chế của cơ chế phân phối vốn trực tiếp.
Thứ hai: Chức năng trung gian thanh toán – Dựa trên những khoản tiền
gửi của khách hàng, NHTM thực hiện thanh toán cho khách hàng bằng cách ứng tiền của người phải trả cho người được hưởng. Qua chức năng này, NHTM tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ với khách hàng, hỗ trợ huy động tiền gửi và cho vay, góp phần giám sát kỷ luật tài chính.
Thứ ba: Chức năng tạo tiền - Cơ chế tạo tiền được hình thành từ những hoạt động của NHTM. Với khoản tiền dự trữ từ NHTW, NHTM sử dụng để cho vay và sau đó một phần khoản tiền này lại được quay lại NHTM khi người sử dụng gửi tiền vào NHTM. Quá trình huy động tiền gửi và cho vay này diễn ra liên tục cho đến khi toàn bộ số tiền mà NHTW cung ứng ban đầu.
1.1.2. Nguồn vốn của NHTM:
NHTM kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ dưới hình thức HĐV, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Như vậy, toàn bộ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều dựa trên nguồn vốn mà ngân hàng có. Do vậy, nguồn vốn của NHTM là toàn bộ nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn của NHTM bao gồm những loại sau:
1.1.2.1. Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu của NHTM là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được và thuộc sở hữu của ngân hàng. Nguồn vốn này bao gồm:
a - Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ là nguồn vốn mà NHTM phải có để bắt đầu hoạt động kinh doanh ngân hàng và được đưa vào trong điều lệ hoạt động của ngân hàng. Tùy theo tính chất sở hữu của mỗi ngân hàng mà nguồn vốn này được hình thành từ những nguồn khác nhau: đối với NHTM nhà nước do NSNN cấp; đối với NHTM cổ phần do cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu; ngân hàng liên doanh do các bên liên quan đóng góp; ngân hàng tư nhân do vốn thực sở hữu tư nhân...
Vốn điều lệ của ngân hàng nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động kinh doanh và mức đóng góp vốn của các chủ sở hữu ngân hàng, song không được thấp hơn mức vốn pháp định mà luật pháp quy định. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng – là căn cứ pháp lý để thành lập ngân hàng, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô, năng lực hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
b – Các quỹ dự trữ:
Các quỹ của NHTM được hình thành từ lợi nhuận ròng của ngân hàng, được trích lập hàng năm và được sử dụng vào các mục đích nhất định. Các quỹ của NHTM bao gồm:
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ - được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế.
Quỹ đầu tư phát triển.
Quỹ dự phòng tài chính.
Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
c – Tài sản nợ khác:
Nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM được gia tăng hàng năm theo những
phương thức khác nhau và tùy vào từng điều kiện cụ thể. Một số tài sản nợ được coi như vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm:
Lợi nhuận chưa chia hết.
Chênh lệch thu chi.
Hao mòn tài sản cố định.
Tăng giá vàng, ngoại tệ chờ xử lý.
Vốn chủ sở hữu của NHTM mang tính chất ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn này là căn cứ pháp lý để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, quy mô vốn chủ sở hữu quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng.
1.2.2.2. Vốn huy động:
VHĐ là giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các TCKT và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dụng làm vốn kinh doanh. VHĐ của một NHTM bao gồm 2 loại sau:
a – Vốn tiền gửi:
Tiền gửi là nguồn vốn vay mượn chính, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản nợ của NHTM. Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu nguồn vốn này. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng gửi tiền có nhu cầu rút vốn.
Tiền gửi của NHTM bao gồm:
Tiền gửi của các TCKT:
Khi các TCKT có một khoản tiền nhàn rỗi chưa cần đến trong hoạt động
kinh doanh thì họ có nhu cầu gửi tại các NHTM. Thông thường, đây là các khoản tiền tạm thời chưa được sử dụng hoặc được sử dụng vào mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
Các TCKT thường gửi tiền vào NHTM dưới 2 hình thức:
Tiền gửi không kì hạn (hay tiền gửi thanh toán):
Đặc điểm của loại tiền gửi này là người gửi tiền có thể rút ra bất kì
lúc nào để sử dụng và ngân hàng luôn có trách nhiệm phải thỏa mãn nhu cầu rút tiền của khách hàng. Khoản tiền gửi này có mức lãi thấp nhưng chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ của ngân hàng với mức phí thấp. Các TCKT gửi tiền dưới hình thức này nhằm mục đích thanh toán và đảm bảo an toàn vốn. Ngân hàng sẽ quản lý việc thanh toán của khách hàng thông qua số dư trên tài khoản tiền gửi của họ. Lý do chủ yếu khiến khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng là đảm bảo việc sử dụng vốn được nhanh chóng khi cần thiết và có thể chuyển nhượng được. Đối với hầu hết khách hàng, việc hưởng lãi đối với số tiền gửi nhằm mục đích thanh toán chỉ là thứ yếu và ngân hàng cũng chỉ áp dụng một mức lãi suất nhỏ đối với loại tiền gửi này. Tuy nhiên, NHTM chỉ sử dụng nguồn vốn này để cho vay và đầu tư với một tỷ trọng nhất định vì đây là nguồn vốn thường xuyên biến động. Tỷ trọng này phụ thuộc vào khối lượng tiền gửi và mức độ ổn định thường xuyên.
Tiền gửi có kì hạn:
Tiền gửi có kì hạn là loại tiền gửi mà khi gửi tiền vào ngân hàng có sự
thỏa thuận về thời hạn rút tiền ra. Trong thực tế, để thu hút tiền gửi các ngân hàng cho phép khách hàng được rút trước hạn nhưng chỉ được hưởng mức lãi suất thấp hơn.
Loại tiền gửi này có lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán. Với ngân hàng
đây là nguồn VHĐ tương đối ổn định, có thể sử dụng một cách chủ động, hợp lý. Để hấp dẫn khách hàng, ngân hàng thường đưa ra các loại kì hạn khác nhau như: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng,...mỗi kì hạn ứng với một mức lãi suất khác nhau, kì hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
Tiền gửi của dân cư:
Tiền gửi của dân cư là một phần thu nhập của người dân gửi tại ngân
hàng để tích lũy khi tiêu dùng không hết. Khi thu nhập càng cao thì nhu cầu tích lũy càng lớn. Một trong những cách tích lũy có lợi nhất là gửi vào ngân hàng. Vì thế đại bộ phận tiền gửi của dân cư là dành cho tích lũy. Tiền gửi dân cư gồm:
Tiền gửi tiết kiệm:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: Là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc
nào song không được dùng cho mục đích thanh toán. Số dư tài khoản tiền gửi này không lớn nhưng ổn định hơn so với tiền gửi thanh toán, vì thế ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán để huy động được nguồn vốn này.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: Là loại tiền gửi nhằm mục đích tiết kiệm có sự thỏa thuận về thời hạn rút tiền. Loại tiền gửi này có tính ổn định cao do đó có mức lãi suất cao. Dân chúng gửi tiền dưới hình thức này chủ yếu nhằm mục đích sinh lời và an toàn vốn.
Để thu hút tiền gửi tiết kiệm, các ngân hàng thường khuyến khích người dân thay đổi thói quen nắm giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới, đưa ra các hình thức huy động đa dạng, lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Ngân hàng có thể mở cho mỗi người gửi tiền nhiều sổ tiết kiệm cho mỗi kì hạn và được xuất trình khi người gửi rút hay gửi thêm tiền vào. Đây là loại chứng từ đảm bảo tiền gửi nên người sở hữu có thể mang đến ngân hàng để cầm cố hoặc chiết khấu để vay vốn.
Tài khoản tiền gửi cá nhân:
Khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng lên thì càng có
nhiều cá nhân mở tài khoản và thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Loại tiền gửi này cũng góp phần tăng nguồn vốn tín dụng cho ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn khá ổn định, vì thế ngân hàng có thể sử dụng nó một cách chủ động hơn và nhiều hơn cho mục đích đầu tư, cho vay.
Tiền gửi khác
Ngoài 2 loại tiền gửi trên, các NHTM còn có các loại tiền gửi khác:
Tiền vốn chuyên dùng.
Tiền gửi của các TDTD.
Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.
Việc HĐV tiền gửi của khách hàng đem lại cho ngân hàng một nguồn vốn
lớn để kinh doanh. Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán ngay khi khách hàng yêu cầu, ngay cả khi chưa đến hạn. Sự thay đổi tiền gửi, đặc biệt là ngắn hạn làm thay đổi khả năng thanh khoản của ngân hàng. Trong NHTM, quy mô tiền gửi quyết định chủ yếu đến các khoản tín dụng dưới hình thức cho vay và đầu tư. Thông thường, nguồn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn của NHTM và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng. Đa số tiền gửi dễ hoán chuyển thành tiền mặt và tiền lãi sẽ chỉ phản ánh mức thu nhập từ các lệ phí do tiến hành các dịch vụ khác nhau.
b- Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá.
Đây chính là việc các NHTM phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu ngân hàng để HĐV. NHTM chủ động đứng ra thu gom vốn trong xã hội bằng việc phát hành chứng từ có giá nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Việc phát hành chứng từ có giá chỉ được thực hiện sau khi đã tiến hành cân đối hệ thống giữa nguồn vốn và nhu cầu sử dụng và phải được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN.
Đây là hình thức HĐV nhanh nhất, có thể tập trung vốn trong thời hạn ngắn với số lượng lớn. Các NHTM sử dụng hình thức HĐV này khi đầu tư cho các dự án vốn lớn, phải đáp ứng ngay nhưng thời hạn giải ngân dài. Do nhu cầu tập trung vốn lớn, trong thời hạn ngắn nên lãi suất thường cao hơn tiền gửi huy động cùng kì hạn.
Nguồn VHĐ thông qua phát hành GTCG của NHTM thường có thời hạn và qui mô định trước. Do vậy tạo nguồn vốn ổn định cho ngân hàng. Khác với nhận tiền gửi, ngân hàng chỉ phát hành GTCG khi cần thiết và hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng bao nhiêu cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nguồn này có nhiều rủi ro hơn tiền gửi nên lãi suất thường cao hơn so với tiền gửi cùng kì hạn.
1.1.2.3. Vốn đi vay
Các NHTM có thể vay vốn từ NHTW, các NHTM hoặc các tổ chức khác. Các NHTM vay vốn để bổ sung vào vốn hoạt động của mình khi ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạt động. Nguồn vốn này bao gồm:
a- Nguồn vốn vay NHTW
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của
NHTM trong trường hợp thiếu hụt dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán. NHTM thường vay NHTW tùy theo mục đích và hình thức vay vốn. Nguồn vay này được chia thành các loại:
Vốn vay ngắn hạn bổ sung: Là hình thức NHTM xin vay vốn bổ sung
ngắn hạn của mình khi còn hạn mức và trong hạn mức tín dụng đã thỏa thuận.
Vay để thanh toán: Các NHTM vay NHTW nhằm thực hiện công
tác thanh toán giữa các ngân hàng để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán.
Tái cấp vốn: NHTW cho NHTM vay trên cơ sở chứng từ có giá. Các
chứng từ này phải là các chứng từ có chất lượng đảm bảo, hợp lệ, hợp pháp và an toàn. Tái cấp vốn có hai hình thức:
Vay có đảm bảo: Là hình thức các NHTM đem chứng từ có giá đến
NHTW để đảm bảo xin vay vốn.
Vay tái chiết khấu: NHTW nhận các chứng từ có giá mà NHTM đã
chiết kháu trước đây để cho NHTM vay vốn.
Khoản mục vay NHTW có thể xếp loại cho vay cùng hình thành nên nguồn vốn của NHTM. Vì trong hệ thống ngân hàng hai cấp, NHTW luôn đóng vai trò là người cho vay cuối đối với NHTM. NHTM sau khi khai thác hết nguồn vốn trên thị trường sẽ vay NHTW. Khoản vay này liên quan đến thị trường Trung ương, đến chính sách tiền tệ của NHTW.
b-Vay các TCTD khác:
Trong quá trình hoạt động, các NHTM có thể tạm thời thừa vốn hoặc
thiếu vốn. Do đó, giữa các NHTM nảy sinh vay nhu cầu mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng tạm thời dư thừa vốn có thể cho các NHTM khác vay để kiếm lãi. Ngược lại, các NHTM khi thiếu hụt vốn sẽ đi vay các ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu chi trả cấp bách thay vì phải vay NHTW. Quá trình vay mượn này rất đơn giản, các NHTM liên hệ trực tiếp với nhau hoặc thông qua NHTW, thời hạn của các khoản vay này rất ngắn, thường không quá 7 ngày. Khoản vay có thể cần hoặc không cần đảm bảo bằng các chứng khoán của Kho bạc.
Nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM, chủ yếu nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời khi nhu cầu thanh toán của khách hàng tăng cao. Vay NHTW phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kì. Việc vay mượn các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn khi trong cùng một lúc các NHTM cùng thiếu phương tiện thanh toán.
1.1.2.4 Nguồn vốn khác
a-Nguồn vốn ủy thác:
NHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư,
ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ...Các hoạt động này tạo nên nguồn ủy thác tại ngân hàng. Cùng với sự phát triển của mối liên hệ đa phương, rất nhiều các TCKT, xã hội sử dụng mạng lưới ngân hàng như một kênh dẫn vốn đến mục tiêu, kết quả là hình thành nguồn vốn ủy thác làm gia tăng nguồn vốn trong ngân hàng.
b-Nguồn vốn trong thanh toán
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt hình thành nên nguồn
vốn trong thanh toán.
c-Nguồn vốn khác
Là các khoản chưa nộp, lương chưa chi trả....nguồn này trong ngân hàng
không lớn và việc gia tăng nó nằm trong chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng thực hiện và mở rộng các loại hình phục vụ khác.
1.2. Vai trò của hđv đối với nhtm.
NHTM với chức năng trung gian tín dụng của nền kinh tế, HĐV tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cho vay và đầu tư với lãi suất cao. Đây là công việc của một định chế tài chính trung gian, đóng vai trò môi giới giữa người có vốn với người cần vốn. Các hoạt động này đòi hỏi NHTM phải có nguồn lực tài chính (nguồn vốn) lớn. Trong khi các nguồn vốn chủ sở hữu hay nguồn vốn vay chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM thì việc HĐV từ các nguồn nhàn rỗi trong xã hội chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguyên tắc “đi vay để cho vay” trong hoạt động kinh doanh của NHTM cũng chỉ ra rằng nguồn vốn chủ yếu quan trọng được sử dụng cho mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh của NHTM là nguồn VHĐ. Nguồn VHĐ càng lớn, chất lượng càng tốt thì càng tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng và phát triển các hoạt động của mình. Vì thế, để có nguồn VHĐ đủ mạnh thì công tác HĐV phải được quan tâm hàng đầu. Do đó, có thể nói công tác HĐV là tiền đề quan trọng để quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng.
Nguồn VHĐ được coi là chất lượng nếu như nó đủ lớn để đáp ứng nhu cầu và đầu tư ngày càng mở rộng của ngân hàng, có chi phí thấp để tiết kiệm chi phí chung cho ngân hàng và tăng lợi nhuận. Hơn nữa nguồn VHĐ phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, phù hợp với các mục tiêu, chiến lược đầu tư kinh doanh của ngân hàng đó. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, NHTM chỉ là một trong các kênh HĐV của nền kinh tế, các NHTM đua nhau cạnh tranh tìm kiếm khách hàng trong khi nguồn vốn trong dân có hạn và nhu cầu sử dụng cho đầu tư là rất lớn thì không phải ngân hàng nào cũng đạt được những tiêu chí trên. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác HĐV là nhân tố cơ bản và là điều kiện kiên quyết cho việc nâng cao chất lượng hoạt động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Các hoạt động nghiệp vụ của NHTM như cho vay, thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ...không thể phát triển được nếu như không có vốn. Ví dụ trong cho vay: nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là VHĐ (vốn chủ sở hữu chỉ là cơ sở để tính hạn nợ vay của ngân hàng). Nếu nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế cao mà VHĐ của ngân hàng không đáp ứng được thì ngân hàng không thể cho vay với số vốn lớn. Hay nhu cầu vốn trung, dài hạn lớn tất yếu đòi hỏi nguồn vốn trung, dài hạn cũng phải lớn để đáp ứng (mặc dù ngân hàng được sử dụng một tỷ lệ vốn ngắn hạn nhất định để cho vay trung, dài hạn). Trong hoạt động thanh toán, việc cung ứng các phương tiện thanh toán và quy mô thanh toán cũng phụ thuộc vào nguồn vốn. Nếu vốn nhỏ, khả năng chi trả, thanh toán của ngân hàng sẽ kém và vì thế không thu hút được khách hàng... Từ đó thấy rằng, nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ ngân hàng là vốn, trong đó VHĐ là chủ yếu.
Tóm lại, HĐV là công tác quyết định và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác HĐV là điều tất yếu nếu muốn nâng cao năng lực kinh doanh của NHTM.
1.3 những nhân tố ảnh hưởng đến công tác hđv của nhtm.
1.3.1 Nhân tố khách quan
a-Môi trường kinh tế xã hội
Trong nền kinh tế, vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy của mỗi cá nhân,
mỗi TCKT và của Nhà nước. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập và của cải xã hội sẽ tăng và tạo ra nhiều nguồn vốn, do đó tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn, cũng như đầu tư của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải tìm ra những biện pháp để HĐV sao cho có hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của mình. Ngược lại, khi nền kinh tế không tăng trưởng, hay lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền bị mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền để mua hàng tích trữ, do đó ảnh hưởng không tốt đến hoạt động HĐV của NHTM.
b-Môi trường pháp lý
Hành lang pháp lý là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động HĐV
của NHTM. Vấn đề pháp luật, chính sách của Chính Phủ trong kinh doanh ngân hàng luôn phải được phân tích kỹ lưỡng vì nó ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia. So với các ngành kinh doanh khác, Nhà nước có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về phương diện pháp luật, chính sách đối với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Có những bộ luật điều chỉnh lĩnh vực này như Luật các TCTD, luật NHNN, các nghị định, quy định... Hoạt động HĐV của ngân hàng cũng được điều chỉnh cụ thể trong hệ thống pháp luật như quy định về tỷ lệ HĐV so với vốn chủ sở hữu, quy định về các hình thức HĐV.
Mặt khác chính sách tài chính tiền tệ điều chỉnh các vấn đề và lãi suất, tỷ giá, thuế...và hoạt động của các cơ quan hữu quan như Bộ Thương mại, Bộ Tài chính... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động HĐV của NHTM. Chẳng hạn khi lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi tiền gửi để thu hút tiền ngoài lưu thông thì các NHTM sẽ HĐV dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó HĐV hơn vì nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được sử dụng để đầu tư kinh doanh.
Vì vậy, những điều chỉnh về pháp luật, chính sách của Nhà nước hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động HĐV của NHTM.
c-Sự phát triển của thị trường tài chính
Thị trường tài chính là thị trường trong đó nguồn tài chính được chuyển từ
người dư thừa vốn sang người thiếu vốn. Thị trường này là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, nó bao gồm thị trường chứng khoán. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn vay trung, dài hạn của NHTM.
Sự xuất hiện của thị trường tài chính sẽ cho chúng ta thấy rõ vai trò của nó
trong việc HĐV cho đầu tư. Qua thị trường thứ cấp cho phép lấy vốn và trực tiếp chuyển đổi khoản tiết kiệm của gia đình thành các nguồn vốn trung, dài hạn cho các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua NHTM. NHTM đóng vai trò là người cho vay và thực hiện việc kinh doanh chuyển vốn từ người dư thừa sang người có nhu cầu bằng việc đặt một lãi suất cao hơn các món cho vay so với các món mà họ đi vay để thu lợi nhuận.
d-Thói quen tâm lý tiêu dùng của người gửi tiền.
ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng rất
cao, hầu hết người dân có thu nhập đều mở tài khoản séc để thanh toán qua ngân hàng. ở những nước kém phát triển, thu nhập của người dân còn thấp, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế nên ít người mở tài khoản. Điều này hạn chế khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch, do đó làm giảm tỷ lệ gửi tiền thanh toán.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
a-Hình thức huy động vốn.
Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn VHĐ thì trước hết phải đa dạng
hóa hình thức huy động. Ngân hàng càng có nhiều hình thức huy động hấp dẫn, phù hợp thì càng thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng.
b-Lãi suất.
Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã trở
nên cực kì quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì các khoản tiền gửi hiện có tại ngân hàng. Điều này đặc biệt đúng trong điều kiện lãi suất thị trường ở mức cao. Các ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc HĐV, dù chỉ có sự biến động nhỏ về lãi suất cũng thúc đẩy người gửi tiền và nhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Chính vì vậy để thu hút vốn, ngân hàng cần có chính sách lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền vừa tiết kiệm chi phí cho ngân hàng mình. Khi đưa ra mức lãi suất huy động, ngân hàng cần căn cứ vào tình hình kinh tế, chính sách Nhà nước và lãi suất của các ngân hàng.
c-Các chính sách cơ bản và sức mạnh của ngân hàng.
Chính sách của ngân hàng liên quan đến tín dụng, đầu tư và các vấn đề
khác là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực lãnh đạo cũng như năng lực làm việc của một ngân hàng. Nếu ngân hàng có tổ chức ổn định và có kỉ luật cao chứng tỏ các hoạt động giao dịch tại ngân hàng được điều hành một cách chính xác và lành mạnh. Điều này sẽ gây dựng và củng cố niềm tin của khách vào ngân hàng. Khi khách hàng tin tưởng vào một ngân hàng nào đó tất nhiên sẽ có tâm lý gửi tiền vào ngân hàng này hơn các ngân hàng khác.
Các chính sách của ngân hàng như chính sách cho vay, thanh toán... cũng ảnh hưởng đến khách hàng gửi tiền. Nếu các chính sách này thuận lợi thì chắc chắn sẽ thu hút được người dân gửi tiền mặc dù họ chưa có nhu cầu sử dụng ngay thời điểm đó. Sự quan tâm thường xuyên đến khách hàng của ngân hàng cũng thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng.
d-Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng.
Ngân hàng nào đưa ra dịch vụ tốt hơn, đa dạng hơn thường có lợi thế thu
hút khách hàng hơn so với các ngân hàng khác. Ví dụ nếu ngân hàng có các dịch vụ thuận tiện như máy rút tiền tự động, hệ thống chi trả tự động, các giao dịch đơn giản, tốn ít thời gian ... chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng đến giao dịch.
e-Nguồn lực của ngân hàng.
Thông thường khách hàng luôn mong muốn giao dịch với các ngân hàng
có bề dày kinh nghiệm và có uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó nguồn lực của ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Nguồn lực ngân hàng ở đây chính là cơ sở vật chất và nguồn lực con người.
Cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết và quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng. Khi cá nhân có nhu cầu gửi tiền thì họ muốn tìm đến ngân hàng có đầy đủ tin cậy. Một ngân hàng có cở sở vật chất tốt, khang trang, hiện đại, đầy đủ trang thiết bị sẽ tác động tốt đến tâm lý người gửi tiền.
Yếu tố con người có tầm quyết định tương đối đặc biệt trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng nào có đội ngũ nhân viên có thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình, chu đáo, vui vẻ, lịch sự, tác phong làm việc nhanh nhẹn chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Nếu làm được điều này thì đây chính là điểm mạnh của ngân hàng để thu hút khách hàng.
Tóm lại: Từ việc nghiên cứu những vần đề lý luận về nguồn VHĐ của NHTM, ta có thể kết luận: VHĐ là vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Với đặc trưng “đi vay để cho vay”, nguồn VHĐ là nguồn lực chính, đóng vai trò quyết định và có ý nghĩa sống còn với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, các NHTM cần phải chú trọng xây dựng nguồn VHĐ lớn mạnh hợp lý để mở rộng quy mô hoạt động, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
chương ii: thực trạng huy động vốn ở ngân hàng công
thương thanh xuân.
2.1. NHCTTX – Sự hình thành và phát triển.
2.1.1 Quá trình hình thành:
Cùng với sự đi lên của đất nước, kể từ ngày thành lập đến nay hệ thống NHCTVN đã không ngừng phát huy tiềm lực để trở thành một hệ thống ngân hàng lớn mạnh, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. NHCTVN hiện nay đã trở thành một ngân hàng hiện đại, có chi nhánh ở khắp tỉnh thành trong cả nước và là một trong những kênh HĐV quan trọng của nền kinh tế. NHCTVN (gọi tắt là NHCT) là NHTM Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 thành lập lại theo mô hình TCty Nhà nước quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. NHCT được thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
NHCTVN có trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vốn điều lệ 2.100 tỷ và được bổ sung theo từng thời kỳ. NHCT có thời gian hoạt động 99 năm kể từ ngày Thống đốc NHNN kí quyết định thành lập lại theo Quyết định số 285/QĐ-HN ngày 21/09/1996. NHCT chịu sự quản lý của Nhà nước, của NHNN, của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp theo chức năng và quy định của pháp luật.
NHCTTX là đơn vị thành viên thuộc hệ thống NHCTVN – INCOMBANK VIET NAM, thương hiệu ICB.
Tiền thân của NHCT là một phong trào giao dịch của NHCT Đống Đa chủ yếu là hoạt động tiết kiệm và cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, được nâng cấp thành một chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHCT Đống Đa (theo quyết định số 17/QĐ/HĐBT – NHCT ngày 08/03/1997). Đến tháng 3/1999, chi nhánh NHCTTX được tách ra và trực thuộc NHCTVN.
NHCTTX có trụ sở chính tại 275 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, có địa bàn hoạt động chính tại quận Thanh Xuân, là quận mới thành lập ngày 1/1/1997. Quận gồm 11 phường với hơn 2 vạn dân và diện tích là 913,3 ha. Do đặc điểm dân cư trên địa bàn chủ yếu là CBCNV, hưu trí, nông dân và các thành phần tiểu thủ công nghiệp, do vậy khách hàng của NHCTTX là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức sản xuất kinh doanh, Cty TNHH, HTX nông nghiệp và các cá nhân. Ngoài ra còn có các nhà máy, công ty lớn trên địa bàn mở tài khoản và có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Bên cạnh đó, NHCTTX không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trong hệ thống và ngoài hệ thống. Do vậy trong những năm gần đây, ngân hàng đã chú trọng và tìm mọi biện pháp nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng qua việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà.
Hiện nay NHCTTX có hơn 200 CBCNV có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên ngân hàng. Về cơ cấu, NHCTTX được tổ chức như sau: một Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc, 9 phòng ban hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc.
Ban g._.iám đốc
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng kế toán
Phòang tài trợ thương mại
Phòng tổng hợp tiếp thị
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng thông tiên điện toán
Phòng kiểm tra
Phòng tổ chức hành chính
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua (2003-2005):
Nhận thức và quán triệt rõ tư tưởng chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHCTVN “Bám sát định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy nội lực, chủ động sáng tạo, tìm ra những giải pháp, cách thức đẩy mạnh hoạt động vốn tại chỗ, đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các nhu cầu về vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu chiến lước phát triển kinh tế”. Trong những năm qua, NHCTTX đã đạt được một số kết quả sau (Bảng 2.1)
2.1.2.1 Công tác HĐV:
Với phương châm “huy động để cho vay, chủ động lo nguồn vốn tại chỗ”, NHCTTX đã thường xuyên đẩy mạnh công tác HĐV do đax đã tạo lập được một nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc, phục vụ nhu cầu vốn cho các mặt hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.
Từ năm 2003-2005, nguồn VHĐ của chi nhánh tăng trưởng khá đều đặn và tốc độ tăng trưởng khá cao. Cụ thể:
Năm 2003, tổng nguồn VHĐ của ngân hàng đạt 1.154.415 triệu đồng
(trđ), trong đó nguồn HĐV ngắn hạn là 773.669 trđ, chiếm 67% tổng nguồn VHĐ. Nguồn VHĐ trung, dài hạn là 380.746 trđ, chiếm 32,98%. Kết cấu VHĐ ngắn hạn và dại hạn khá đều nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn cũng như dài hạn ngày càng tăng.
Năm 2004, tổng nguồn VHĐ lên tới 1.406.198 trđ, tăng 251.783 trđ
(21,8%) so với năm 2003. Trong đó, nguồn VHĐ ngắn hạn là 919.748 trđ, tăng 146.079 trđ (18,9%), nguồn vốn trung dài hạn đạt 486.450 trđ tăng 105.704 trđ (27,76%). Nguồn VHĐ của ngân hàng tăng trưởng một cách nhanh chóng. Đây là một nỗ lực, cố gắng lớn trong công tác HĐV của ngân hàng trong điều kiện trên cùng địa bàn có có nhiều NHTM và TCTD cùng cạnh tranh gay gắt và trên thị trên thị trường có nhiều biến động về lãi suất, tỷ giá, giá vàng...
Về kết cấu, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn trung, dài
hạn. Nguồn ngắn hạn chiếm 65,41%; trong khi nguồn trung và dài hạn là 34,59%. Tốc độ tăng trưởng hai nguồn vốn này cũng khá cao, nguồn vốn ngắn hạn tăng 18,9% , nguồn trung dài hạn tăng 27,76% so với năm 2003.
Năm 2005, nguồn VHĐ vẫn tăng đều đặn. Tổng nguồn VHĐ đạt
1.680.153 trđ, tăng 273.955 trđ (19,48%) so với 2004. Trong đó nguồn VHĐ ngắn hạn là 1.095.820 trđ, tăng 176.072 trđ (19,14%); Nguồn VHĐ trung dài hạn là 584.333 trđ, tăng 97.883 trđ (20,12%). Nguồn VHĐ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn trung, dài hạn nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung dài hạn tăng cao hơn so với nguồn vốn ngắn hạn. Xu hướng trong những năm tới, tỷ trọng nguồn VHĐ trung, dài hạn sẽ cao hơn nguồn VHĐ ngắn hạn.
Tóm lại, nguồn VHĐ của NHCT TX khá cao, tốc độ tăng trưởng tương đối
ổn định qua các năm. Công tác HĐV đã giúp chi nhánh chủ động về nguồn vốn để mở rộng việc đáp ứng yêu cầu phục vụ đầu tư, phát triển cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đảm bảo khả năng thanh toán, không để xảy ra tình trạng thiếu vốn không chi trả được cho khách hàng. Nhờ vậy, NHCTTX một mặt đã thực hiện tốt các quy định về dự trữ bắt buộc, tăng sự an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống, mặt khác đảm bảo nguồn vốn để tạo thế ổn định trong kinh doanh và nâng cao năng lực, vị thế của ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.
2.1.2.2 Công tác cho vay:
Với phương châm “Hiệu quả - An toàn – Phát triển bền vững”, NHCTTX luôn coi trọng đầu tư chất lượng vốn tín dụng thông qua việc thâm nhập, tìm hiểu, lựa chọn khách hàng, dự án sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả, đủ điều kiện tín dụng để mở rộng cho vay. Nhờ đó, trong những năm qua công tác cho vay đã đạt được những kết quả như sau:
Năm 2003, doanh số cho vay đạt là 1.119.382 trđ. Trong đó, doanh số
cho vay ngắn hạn đạt 975.541 trđ; trung, dài hạn là 143.841 trđ. Trong những năm này, ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn (87,15%), còn cho vay trung dài hạn ít (12,85%). Tổng dư nợ đạt 950.984 trđ với nhiều loại hình cho vay khác nhau, trong đó không có dư nợ quá hạn.
Năm 2004, tình hình cho vay có sự thay đổi khá lớn. Doanh số cho vay
đạt 1.437.936 trđ, tăng 318.554 trđ (28,46%) so với 2003. Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 1.084.930 trđ, tăng 109.389 trđ (11,21%); trung, dài hạn 353.006 trđ, tăng 209.165 trđ (145.4%). So với năm 2003, hoạt động cho vay của ngân hàng tăng trưởng khá cao cả về giá trị và tốc độ tăng trưởng. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao (75,45%), trong khi đó cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng 24,55%.
Hoạt động thu nợ của ngân hàng cũng khá khả quan, năm 2004 doanh thu nợ đạt 1.391.860 trđ, tăng 295.613 trđ, trong đó thu nợ ngắn hạn là 1.302.897 trđ, tăng 244.583 trđ (23,11%) so với năm 2003; Thu nợ trung, dài hạn đạt 88,963 trđ, tăng 51.030 trđ (134,5%). Hoạt động thu nợ đạt kết quả cao do ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nên nhanh chóng thu được nợ khi đến hạn trả. Ngoài ra còn một phần là những khoản vay trung, dài hạn.
Mặt khác, tổng dư nợ trong năm 2004 cũng tăng khá so với 2003. Tổng dư nợ năm 2004 là 1.360.042 trđ, tăng 409.058 trđ (43,01%), trong đó dư nợ ngắn hạn là 922.978 trđ, tăng 409.888 trđ (79,87%). Trong khi đó nợ trung, dài hạn lại giảm so với năm 2003, đạt 437.064 trđ, giảm 830 trđ (0,19%). Đây là kết quả tất yếu bởi doanh số thu nợ trung, dài hạn trong năm tăng cao.
Những kết quả trên cho thấy trong năm 2004, hoạt động cho vay của ngân hàng tăng trưởng cao so với năm 2003. Giá trị cho vay ngắn hạn tăng cao nhưng có xu hướng giảm dần về tỷ trọng, trong khi đó cho vay trung, dài hạn lại có xu hướng tăng dần tuy vẫn còn thấp. Đặc biệt hoạt động thu nợ trung, dài hạn tăng gấp 2,3 lần so với năm 2003 làm cho tổng dư nợ trung, dài hạn giảm xuống. Năm 2004, ngân hàng không có nợ quá hạn.
Năm 2005, tốc độ tăng trưởng cho vay vẫn khá ổn định, doanh số cho
vay đạt 1.821.000 trđ tăng 383.064 trđ(26,64%) so với năm 204. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn là 1.351.531 trđ, tăng 116.463 trđ (32,99%). Tốc độ tăng trưởng cho vay khá ổn định, trong đó doanh số cho vay trung, dài hạn tăng nhanh hơn mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Kết cấu cho vay về cơ bản vẫn không biến động nhiều, tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (74,22%) và cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ (25,78%) nhưng so với năm 2004 nguồn cho vay trung, dài hạn đã tăng lên và dần dần chiếm tỷ trọng cao hơn. Với xu hướng này, hoạt động này cho vay trung, dài hạn trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng số cho vay của ngân hàng, tạo một cơ cấu cho vay hợp lý hơn giữa cho vay ngắn hạn và dài hạn.
Về thu nợ trong năm 2005, doanh số thu nợ vẫn tăng trưởng khá đều đặn đạt 1.667.291 trđ, tăng 19,79% so với năm 2004 trong đó thu nợ ngắn hạn tăng 9,48% và thu nợ trung, dài hạn tăng cao 170,8%.
Về dư nợ năm 2005 có sự thay đổi so với năm 2004. Tổng dư nợ năm 2005 là 1.356.201 trđ, giảm 3.841 trđ (0,28%). Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 950.147 trđ, tăng 27.169trđ (2,94%). Trong khi đó dư nợ trung, dài hạn lại giảm đáng kể chỉ đạt 406.054 trđ, giảm 31.010 trđ (7,1%). Dư nợ giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số thu nợ tăng cao (vì doanh số cho vay vẫn tăng) trong đó chủ yếu là do hoạt động cho vay và thu nợ trung, dài hạn. Về cơ cấu dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ là 70,06% và có xu hướng tăng dần còn dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 29,94% và có xu hướng giảm dần.
Mặt khác, năm 2005 không có nợ quá hạn. Do đó có thể thấy, lượng cho vay trong năm 2005 đạt kết quả tốt mặc dù tổng dư nợ giảm so với năm 2004.
Tóm lại, hoạt động cho vay của NHCTTX ngày càng tăng trưởng theo hướng phát triển ổn định và bền vững. Chi nhánh luôn luôn tuân thủ trung thực, minh bạch, cẩn thạnh trong nghiệp vụ tín dụng, lấy chất lượng tín dụng, an toàn cho vay, hiệu quả đầu tư làm mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển bền vững, đảm bảo dựa trên nguyên tắc “đi vay để cho vay”.Do đó công tác tín dụng luôn cố gắng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi, tích cực thu hồi lãi treo, đảm bảo các món cho vay đều được kiểm tra trước, trong và sau cho vay, phối hợp cùng khách hàng tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn.
2.1.2.3 Công tác dịch vụ, ngân quỹ.
Các hoạt động như thanh toán trong và ngoài nước, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ… đem lại cho ngân hàng không ít lợi nhuận. Bên cạnh nghiệp vụ chính là cho vay để đầu tư phát triển, NHCTTX cũng luôn chú trọng đến các hoạt động dịch vụ khác.
Trong năm 2003, thu dịch vụ ròng đạt 5.571 trđ, chiếm 53% tổng lợi nhuận trước thuế, trích dự phòng rủi ro là 7.087 trđ, doanh số thanh toán quốc tế là 474 trđ (ngoại tệ quy đổi), lợi nhuận trước thuế đạt 1.817 trđ.
Đến năm 2004, chi nhánh mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ nhờ thu ròng đạt 7.151 trđ, tăng gần 30% so với năm 2003 và vượt kế hoạch 11%. Chi nhánh cũng tiến hành trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo đúng quy định, mức trích lập là 9.185 trđ, tăng gần 30% so với năm 2003. Các hoạt động chuyển tiền trong nước, dịch vụ chuyển tiền kiều hối ,thanh toán quốc tế đảm bảo thực hiện nhanh chóng hiệu quả và mức phí hợp lý do đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về thanh toán trong nước và nước ngoài. Doanh số thanh toán quốc tế đạt 461 triệu USD, góp phần khai thác thêm nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế năm 2004 đạt được 20.139 trđ, tăng gần gấp đôi so với năm 2003.
Sang năm 2005, NHCTTX đã từng bước chuyển dịch tăng thu dịch vụ thông qua các nghiệp vụ ngắn hạn, nâng cao chất lượng phục vụ với phương châm cung cấp tổng hợp các lĩnh vực phục vu cho khách hàng như thanh toán trong và ngoài nước, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán L/C, kiều hối… Do đó thu từ dịch vụ tăng khá cao.
Với mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả, kinh doanh có lãi góp phần nộp thuế cho NSNN, Chi nhánh đã tích cực đôn đốc thu lãi, các khoản nợ đọng, lãi đọng, tiết kiệm chi tiêu hợp lý, chấn chỉnh công tác quản lý tài sản cơ quan theo hướng thực hành tiết kiệm, tăng lợi nhuận kinh doanh. Nhờ đó lợi nhuận kinh doanh trước thuế năm 2005 đạt 40.435 trđ, tăng 20.296 trđ (100,8%) so với năm 2004, trích lập dự phòng rủi ro là 18.800 trđ, tăng 9.615 trđ so với năm 2004, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào hơn 2% năm.
Tóm lại, với những kết quả kinh doanh đã đạt được như đã phân tích ở trên, NHCTTX hoàn toàn có thể tin tưởng để phát triển trở thành một ngân hàng mạnh trên địa bàn cũng như trong toàn hệ thống NHCTVN.
2.2 thực trạng hđvở nhcttx trong thời gian qua.
2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn
Để có phân tích một cách đúng đắn và sâu sắc về quy mô và chất lượng nguồn VHĐ cũng như chất lượng công tác HĐV, trước hết cần có nhận định chung về từng loại trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHCTTX từ năm 2003-2005.
Đơn vị: trđ
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Chênh lệch so với năm 2003
Số tiền
%
Chênh lệch so với năm 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng nguồn vốn
1.195.256
100
2.676803
100
1.481.547
123,9
3.486.636
100
809.833
30,25
1. Vốn tự huy động
1.154.415
96,58
1.406.198
52,5
251.783
21,8
1.680.153
48,2
273.955
19,48
2. Nguồn TW hỗ trợ
230
0,02
241
0,01
11
4,78
121
0,01
-120
-49,79
3. Nguồn vốn đi vay
1.200.000
44,9
1.500.000
43,1
300.000
25
4. Nguồn khác
40.611
3,4
70.364
2,63
29.753
73,26
306.362
8,79
235,998
335,4
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTTX năm 2003-2005.
Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của NHCTTX từ năm 2003-2005.
Năm 2003, tổng vốn của ngân hàng là 1.195.256 trđ, trong đó nguồn VHĐ chiếm tới 96,58%. Nguồn vốn vay trung ương chiếm tỷ trọng thấp 0,02%. Trong đó nguồn trung ương hỗ trợ chủ yếu là nguồn vốn cho vay theo kế hoạch nhà nước, nguồn chỉ định, các nguồn ODA và các khoản nợ được xoá. Còn các nguồn vay khác chủ yếu là vay từ các tổ chức tín dụng và vay bảo hiểm xã hội. Tỷ trọng những khoản nguồn vay này tuy có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của ngân hàng nhưng sét một cách toàn diện thì bất lợi vì tính chủ động chưa cao và phải chịu chi phí vay (lãi suất cho vay) có khi cao hơn lãi suất huy động.
Sang năm 2004, nguồn vốn của chi nhánh tăng so với năm 2003 theo chiều hướng tốt. Tổng nguồn vốn là 1.481.547 trđ, tăng 123,9% so với năm 2003, nguồn vốn tự huy động đạt tới 1.406.198 trđ, chiếm 52,53% tổng nguồn vốn, tăng 21,8%, vốn đi vay khá cao, hơn 40% trên tổng nguồn vốn. Nguồn trung ương hỗ trợ là 241 trđ, tăng 4,78%. Nguồn vốn tự huy động tăng 21,8% nhưng lại giảm tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn. Do đó, ngân hàng cần có những biện pháp linh hoạt để thu hút tiền gửi, HĐV nhàn rỗi trong dân cư, chủ động trong việc lo nguồn tại chỗ, từ đó đi vay từ các tổ chức khác và nguồn cho vay từ trung ương giảm xuống. Điều này giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn vào các mục tiêu phát triển kinh doanh của ngân hàng mình.
Năm 2005, cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng có sự thay đổi so với năm 2004. Tổng nguồn vốn tăng 30,25% so với năm 2004 và đạt 3.486.636 trđ. Trong đó, nguồn vốn tự huy động tăng 273.955 trđ (19,48%), nguồn trung ương hỗ trợ giảm còn nguồn vốn khác cũng tăng đáng kể. Nếu năm 2004, nguồn trung ương hỗ trợ tăng so với năm trước đó và chiếm 0,01% tổng nguồn vốn thì đến năm 2005 nguồn vốn này giảm và chỉ đạt 121 trđ và chiếm 0,01%, tổng nguồn vốn giảm gần 50% so với năm 2003. Nguồn vay từ các tổ chức khác chiếm 79%. Nguồn vốn tăng là một dấu hiệu tốt tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển các loại hình phục vụ. Về cơ cấu các loại vốn, tuy nguồn tự huy động tăng lên song lại giảm về tỷ trọng, điều này cho thấy tốc độ tiền gửi và các hình thức huy động khác của ngân hàng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng của các năm trước.
Tóm lại, nguồn vốn của ngân hàng ở mức cao và tăng trưởng đều qua các năm là tiền đề cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững. Mặc dù vậy, sự biến động của các loại nguồn vốn trong cơ cấu tổng nguồn không ổn định qua các năm, lúc tăng lúc giảm do đó ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để có được một cơ cấu nguồn vốn ổn định và chất lượng.
Nguồn vốn tự huy động chiếm vị trí quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Để có thể đánh giá được quy mô, chất lượng VHĐ, để xem xét nguồn vốn có thực sự hiệu quả không, có tạo được sự tự chủ cho ngân hàng hay không chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng loại hình HĐV trong những năm qua.
2.2.2 Tình hình biến động từng loại nguồn VHĐ.
Nguồn VHĐ có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo hình thức huy động, theo thời hạn và theo loại tiền tệ… Để đảm bảo phân tích sâu sắc và toàn diện, chúng ta phải xem xét cơ cấu nguồn VHĐ theo các tiêu thức trên.
2.2.2.1 Cơ cấu nguồn VHĐ theo hình thức HĐV.
Nguồn VHĐ cuả ngân hàng bao gồm tiền gửi của TCKT, tiền gửi của dân cư và phát hành GTCG. Tình hình các loại nguồn vốn này trong những năm qua và được thể hiện qua những bảng sau:
Bảng 2.3: Nguồn VHĐ theo hình thức HĐV.
Đơn vị: trđ
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Chênh lệch so với năm 2003
Số tiền
%
Chênh lệch so với năm 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn tự huy động
1.154.415
100
1.406.198
100
251.783
21,81
1.680.153
100
273.955
19,48
1. Tiền gửi
1.041.589
90,23
1.271.387
90,41
229.798
22,06
1.567.752
93,31
296.365
23,31
1.1 TG không kỳ hạn
225.849
21,68
291.452
22,52
65.603
29,05
325.588
20,77
34.136
11,71
1.2 tiền gửi có kỳ hạn
815.740
78,32
979.935
77,08
164.195
20,13
1.242.164
79,23
262.229
26,76
2. Phát hành giấy tờ có giá
112.826
9,77
134.811
9,59
21.985
19,49
112.401
6,69
-22.410
-16,62
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân năm 2003 – 2005
Biểu đồ nguồn VHĐ theo hình thức HĐV
a-Thứ nhất tiền gửi:
Tiền gửi của TCKT:
Đối tượng tiền gửi của hình thức huy động này chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn của quận dưới hình thức là tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn. Khi các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì nguồn tiền gửi vào ngân hàng càng lớn, ổn định và chất lượng hơn.
Năm 2003, nguồn tiền gửi của TCKT là 337.401 trđ chiếm tỷ trọng 32,39% tổng VHĐ, trong đó:
Bảng 2.4: Cơ cấu VHĐ từ tiền gửi của NHCTTX năm 2003-2005.
Đơn vị: trđ
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Chênh lệch so với năm 2003
Số tiền
%
Chênh lệch so với năm 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền gửi
1.041.589
100
1.271.387
100
229.798
22,06
1.567.752
100
296.365
23,31
1. Tiền gửi của tckt
337.401
32,39
424.665
33,4
87.264
25,86
587.816
37,49
163.151
38,42
1.1 Tiền giử không kỳ hạn
207.814
61,59
281.044
66,18
73.230
35,24
703.204
52,27
26.210
9,33
1.2 Tiền gửi có kỳ hạn
129.587
38,41
143.621
33,82
14.034
10,83
280.562
47,73
136.941
95,3
Kỳ hạn dưới 12 tháng
60.487
46,68
60.864
42,389
377
0,62
209.743
74,76
148.879
244,6
Kỳ hạn trên 12 tháng
69.100
53,3
82.757
57,62
13.657
19,76
70.819
25,54
-11.938
-14,43
2. Tiền gửi dân cư
704.188
67,61
846.722
66,6
142.534
20,24
979.936
62,51
133.213
15,73
2.1 Tiền gửi không kỳ hạn
18.035
2,56
10.408
1,23
-7.627
-42,29
18.334
1,87
7.926
76,15
2.2 Tiền gửi có kỳ hạn
686.153
97,44
836.314
98,77
150.161
21,88
961.602
98,13
125.208
14,98
Kỳ hạn dưới 12 tháng
151.037
22,01
226.345
27,06
75.308
49,86
209.671
21,8
-16.674
-7,37
Kỳ hạn trên 12 tháng
353.116
77,99
609.969
72,94
74.853
13,99
751.931
78,2
14.1962
23,27
Nguồn: Kế hoạch tăng trưởng vốn huy động của NHCT Thanh Xuân 2003-2005
Biểu đồ cơ cấu VHĐ từ tiền gửi của NHCTTX năm 2003-2005.
Tiền gửi không kì hạn là 207.814 trđ, chiếm 61,59% nguồn tiền gửi của TCKT. Nguồn tiền gửi này bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi không kì hạn thuần tuý. Trong đó chủ yếu các doanh nghiệp gửi tiền để thực hiện mục đích thanh toán. Nguồn vốn để thanh toán là 19.286 trđ, chiếm tới 93% nguồn tiền gửi không kì hạn, còn lại nguồn vốn chuyên dùng và tiền gửi không kì hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể.
- Tiền gửi không kì hạn của các TCKT chiếm tỷ trọng không đáng kể, đạt 129.587 trđ chiếm 38,41% tổng nguồn tiền gửi của các TCKT. Trong đó tiền gửi dưới 12 tháng là 60.487 trđ, chiếm 46,68% và loại kì hạn hơn 12 tháng là 69.100 trđ, chiếm 53,3%. Tuy nhiên, nguồn vốn này không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn VHĐ của ngân hàng vì chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Sang năm 2004, loại vốn này có sự gia tăng đáng kể cả về giá trị và tỷ trọng, đạt 424.665 trđ, chiếm tỷ trọng 33,4% tổng nguồn VHĐ, tăng 25,86% so với năm 2003. Nguồn tiền gửi không kì hạn tăng đạt 281.044 trđ, chiếm 66,18% nguồn tiền gửi của TCKT, tăng 35,24%. Trong đó tiền gửi để thanh toán là 269.338 trđ, chiếm 95,83% nguồn tền gửi không kì hạn của các TCKT. Đây là một dấu hiệu tốt. Các doanh nghiệp có làm ăn tốt, sinh lời thì nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng mới lớn do đó mới gửi tiền vào ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu giao dịch thanh toán với các đối tác của mình. Về phía ngân hàng, mặc dù khách hàng gửi với mục đích thanh toán nhưng nguồn vốn này có chi phí huy động thấp nhất và có tính chất ổn định vì thường các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng.
Năm 2005, tiền gửi của các TCKT biến động theo xu hướng tăng cả nguồn tiền không kì hạn và nguồn tiền gửi có kì hạn. Cụ thể:
Tiền gửi của các TCKT đạt 587.816 trđ chiếm tỷ trọng 37,49% nguồn VHĐ, tăng 163.151 trđ (38,42%) so với năm 2004. Trong đó:
+ Nguồn tiền gửi không kì hạn là 307.254 trđ, chiếm 52,27% tổng tiền gửi của các TCKT, tăng 26.210 trđ (9,33%) so với năm 2004. Sự gia tăng nguồn vốn nay chứng tỏ mối quan hệ giữa NHCTTX với các doanh nghiệp trên địa bàn khá tốt, ngân hàng đã tạo được uy tín cho các doanh nghiệp tin tưởng gửi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình vào ngân hàng để phục vụ thuận tiện cho các mục đích thanh toán và đảm bảo an toàn vốn.
+ Nguồn tiền gửi có kì hạn tăng trong năm 2005. Cụ thể, đạt 280.562 trđ, chiếm 47,73% nguồn tiền gửi của các TCKT, tăng 95,3% so với năm 2004. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi dưới 12 tháng lại tăng rõ rệt, đạt 148.879 trđ, chiếm 74,76% nguồn tiền gửi của các TCKT, tăng 2,446 lần. Trong khi đó, nguồn tiền gửi trên 12 tháng có xu hướng giảm (giảm 11.938 trđ, tương đương 14,43%). Qua phân tích có thể thấy là nguồn tiền gửi có kì hạn của TCKT tăng đều qua các năm là do nhu cầu vốn từ phía bản thân các doanh nghiệp giảm xuống.
Trong số tiền gửi của TCKT thì thành phần kinh tế quốc doanh có số tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, các khách hàng tiêu biểu như VINACONEX, TCTy Sông Đà, Nhà máy Cao su Sao Vàng, Thuốc lá Thăng Long… có nguồn tiền gửi vào ngân hàng lớn vì đây là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng nhiều. Tóm lại, nguồn tiền gửi của TCKT trong cơ cấu nguồn VHĐ của NHCTTX có cơ cấu khá hợp lý, chủ yếu là nguồn tiền gửi không kì hạn với chi phí huy động thấp nhưng ổn định. Nguồn vốn này có xu hướng tăng dần qua các năm, là điều kiện tốt cho ngân hàng HĐV lớn và tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp trên địa bàn. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn VHĐ (dưới 23%). Điều này đặt ra cho NHCTTX những yêu cầu phải đưa ra những giải pháp hiệu quả tăng nguồn VHĐ từ đối tượng này trong những năm tới bởi xét cho cùng “sự thành đạt của khách hàng, đặt biệt là các doanh nghiệp chính là sự thành đạt của bản thân ngân hàng”.
Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn VHĐ của
ngân hàng. Riêng tiền gửi không kì hạn của dân cư chủ yếu là do các cá nhân có nhu cầu thanh toán giao dịch qua ngân hàng nên mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Tuy nhiên ở NHCTTX, loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa đến 3% nên không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu nguồn vốn tiền gửi cũng như tổng nguồn vốn, do đó ở đây chúng ta sẽ xem xét chủ yếu nguồn tiền gửi có kì hạn của dân cư.
Năm 2003, tiền gửi của dân cư chỉ có 704.188 trđ, chiếm tỷ trọng 67,6%
tổng nguồn VHĐ. Tiền gửi có kì hạn là 686.153 trđ, chiếm 97,44% nguồn tiền gửi của dân cư, trong đó:
- Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng đạt 151.037 trđ, chiếm 22,01% tiền gửi có kì hạn của dân cư. Loại tiền này chiếm tỷ trọng nhỏ vì lãi suất tiền gửi không cao nên người dân khi gửi tiền vào ngân hàng với mục đích kiếm lời sẽ ít lựa chọn loại hình này.
- Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng đạt tới 535.116 trđ, chiếm 77,99% nguồn tiền gửi của dân cư. Đây là nguồn huy động có chi phí cao (lãi suất tiền gửi cao) nhưng lại có tính chất ổn định lâu dài nên ngân hàng có thể chủ động sử dụng vào các mục tiêu phát triển dài hạn như cho vay trung, dài hạn, cho vay đầu tư xây dựng cơ bản với kì hạn dài mà vẫn đảm bảo an toàn vốn.
Đến năm 2004, nguồn tiền gửi dân cư có sự thay đổi, tăng so với năm 2003, đạt 846.722 trđ, chiếm tỷ trọng 66,6% tổng nguồn VHĐ. Trong đó:
+ Tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng là 226.345 trđ, chiếm tỷ trọng 27,06% nguồn tiền gửi có kì hạn của dân cư, tăng 75.308 trđ (49,86%) so với năm 2003. Điều này chứng tỏ rằng NHCTTX đã có những biện pháp hữu hiệu để thu hút người dân gửi tiền dưới hình thức này. Ví dụ trong năm NHCTTX huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng với các kì hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng để thu hút người dân gửi tiền với nhiều giải thưởng hấp dẫn và lãi suất cao do đó trong năm nguồn tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng tăng rõ rệt. Thành quả này đã giúp cho ngân hàng giải quyết nhu cầu vay vốn ngắn hạn lớn trong năm.
+ Tiền gửi kì hạn hơn 12 tháng là 609.969 trđ, chiếm tỷ trọng 72,94% nguồn tiền gửi của dân cư. Nguồn tiền này tăng về giá trị là 74.853 trđ (13,99%) song lại giảm về tỷ trọng (năm 2003 nguồn này chiếm 77,99%). Sự thay đổi trong kết cấu nguồn VHĐ tiết kiệm ngắn hạn và trung dài hạn, tạo ra sự cân đối trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Điều này đã giúp cho ngân hàng chủ động, linh hoạt hơn trong sử dụng vốn đầu tư cho các chương trình, dự án lớn và tập trung trọng tâm vào đầu tư chiều sâu cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tạo hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Sang năm 2005, nguồn vốn tiền gửi dân cư biến động nhưng không có sự đổi lớn. Tiền gửi của dân cư tăng 133.214 trđ nhưng lại chiếm tỷ trọng 62,5% (năm 2004 chiếm 66,6%) tổng nguồn VHĐ. Tỷ trọng tuy có giảm nhưng không đáng kể.
Tiền gửi có kì hạn hầu như chiếm tuyệt đối trong tổng tiền gửi dân cư (tiền gửi không kì hạn chỉ có 18.334 trđ, chiếm tỷ trọng rất nhỏ). Trong đó:
+ Tiền gửi tiết kiệm kì hạn dưới 12 tháng giảm so với năm 2004 là 16.674 trđ, nhưng vẫn chiếm 21,8 nguồn tiền gửi dân cư.
+ Tiền gửi kì hạn hơn 12 tháng tăng cả về gá trị và tỷ trọng, đạt 751.931 trđ, chiếm tỷ trọng 78,2% tổng nguồn tiền gửi có kì hạn của dân cư. Nguồn vốn này chiếm đa số tạo điều kiện cho ngân hàng có thể mở rộng hoạt động đầu tư vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên nguồn này càng cao chì chi phí huy động càng lớn do đó ngân hàng phải cân đối giữa hình thức huy động và nhu cầu sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất.
Qua đây, ta thấy rằng tiền gửi tiết kiệm dân cư là nguồn VHĐ lớn nhất và là một công cụ HĐV truyền thống của ngân hàng. Cơ cấu nguồn vốn tương đối hợp lý, tăng nhanh trong các năm, đặc biệt năm 2005, trong đó nguồn tiền gửi tiết kiệm kì hạn 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Song để đảm bảo cơ cấu HĐV hợp lý và đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn NHCTTX đã có những biện pháp tích cực để tăng nguồn tiết kiệm dưới 12 tháng.
Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu nguồn vốn này cho thấy, nguồn tiền gửi không kì hạn của dân cư còn nhỏ, chiếm tỷ trọng rất thấp. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của cá nhân cũng tăng lên thì việc mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng cũng phải phát triển. Đây chính là trọng tâm mà trong thời gian tới ngân hàng phải thực hiện nhằm thông qua các sản phẩm dịch vụ, thanh toán, chuyển tiền… để tạo dựng nguồn vốn có chi phí thấp nhất này.
b- Nguồn vốn huy động do phát hành giấy tờ có giá.
Nền kinh tế ngày càng phát triển và ổn định, nhu cầu vốn trung dài hạn cho đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá sản xuất ngày càng cao. NHCTTX đã thực hiện HĐV thông qua nghiệp vu phát hành GTCG dưới hình thức kì phiếu, trái phiếu. Nguồn vốn này góp phần giải toả nhu cầu vốn tín dụng đang hết sức cấp bách, đặc biệt là vốn tín dụng trung dài hạn hiện nay. Vì đây được coi là hình thức có khả năng cung ứng vốn trung dài hạn nhanh nhất và hoàn toàn chủ động.
Bảng 2.5: Nguồn VHĐ do phát hành giấy tờ có giá năm 2003-2005
Đơn vị : trđ
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Chênh lệch so với năm 2003
Số tiền
%
Chênh lệch so với năm 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
P.hành giấy tờ có giá
112.826
100
134.811
100
21.985
19,49
112.401
100
-22.410
-16,62
Kỳ phiếu ngắn hạn
68.296
60,53
59.087
43,83
-9.209
-13,48
30.818
27,42
-28.269
-47,84
Trái phiếu dài hạn
44.530
39,47
75.724
56,17
31.194
70,05
81.583
72,58
5.859
7,74
Nguồn: Kế hoạch vốn huy động của NHCT Thanh Xuân năm 2003 - 2005
Biểu đồ nguồn VHĐ do phát hành giấy tờ có giá năm 2003-2005
Năm 2003, nguồn VHĐ thông qua phát hành GTCG khá cao, 112.816 trđ, chiếm 9,77% tổng nguồn VHĐ. Trong đó, nguồn do phát hành GTCG ngắn hạn (kì phiếu) là 68.296 trđ, chiếm 60,53% và nguồn phát hành GTCG trung dài hạn (trái phiếu) là 44.530 trđ, chiếm 39,47% Việc phát hành kì phiếu, trái phiếu với tổng giá trị lớn như vậy đã tạo ra một cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng về hình thức huy động. Các GTCG được phát hành bao gồm kì phiếu có mục đích, trái phiếu vô danh, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.
Đến năm 2004, nguồn VHĐ theo hình thức này tăng đáng kể, đạt 134.811 trđ, chiếm 9,59% tổng nguồn VHĐ, tăng 21.985 trđ (19,49%) so với năm 2003. Trong khi đó tổng nguồn VHĐ tăng, nguồn huy động tiền gửi tăng chứng tỏ ngân hàng đã nâng cao khả năng cung ứng vốn và chất lượng HĐV. Cụ thể:
+ Phát hành kì phiếu đạt 59.085 trđ, chiếm 43,83% giá trị GTCG, giảm 13,48% so với năm 2003.
+ Phát hành trái phiếu đạt 75.724 trđ, tăng 70,05% so với năm 2003. Trong năm 2004, NHCTVN cho phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn bằng VNĐ và USD với các kì hạn 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng. Chứng chỉ tiền gửi dài hạn lần đầu tiên phát hành ở Việt Nam và đối tượng mua không chỉ bao gồm các tổ chức, cá nhân trong nước mà bao gồm cả những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Mặt khác, loại GTCG này đã kế thừa những chức năng ưu việt của các loại công cụ tiền gửi khác như kì phiếu, trái phiếu đồng thời nó còn được cầm có, thế chấp vay vốn ngân hàng hoặc thanh toán trước hạn với lãi suất hấp dẫn, mệnh giá do khách hàng và ngân hàng tự thoả thuận. Đây là một lợi thế cạnh tranh cho toàn hệ thống NHCTVN nói chung và cho chi nhánh NHCTTX nói riêng trong việc nâng cao khả năng HĐV so với các TCTD khác trên cùng địa bàn.
Đến năm 2005, nguồn phát hành GTCG tiếp tục giảm, tổng giá trị GTCG được phát hành là 112.401 trđ, chỉ chiếm 6,69% tổng nguồn VHĐ, giảm 16,62% so với năm 2004.
+ Kì phiếu phát hành có tổng giá trị là 30.818 trđ, giảm so với năm 2004 là 28.269 trđ (47,84%)
+ Trái phiếu phát hành trong năm có tổng giá trị là 81.583 trđ, chiếm tỷ trọng 72,58% nguồn VHĐ từ phát hành GTCG, tăng 5.859 trđ (7,74%) so với năm 2004, chứng tỏ nguồn VHĐ trung dài hạn của ngân hàng không đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng vốn nên ngân hàng phải tăng lượng phát hành trái phiếu để đảm bảo cung ứng vốn kịp thời.
Về kết cấu, nguồn phát hành trái phiếu chiếm đa số trong tổng giá trị GTCG phát hành chứng tỏ nhu cầu nguồn vốn trung, dài hạn của ngân hàng cao hơn so với nguồn vốn ngắn hạn. Thông qua việc phát hành trái phiếu NHCTTX góp phần vào việc thực hiện tiết kiệm, huy động nội lực để xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu NHCTTX đã từng bước tạo nên nguồn vốn trung dài hạn, phát huy nội lực trong nước, cải tạo và nâng cao chất lượng nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn phục vụ tốt hơn n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32779.doc