Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong Công ty TNHH Khánh An

LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội và lao động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của con người và xã hội loài người. Trước khi tiến hành sản xuất người ta thường đặt ra ba câu hhỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? điều đó có nghĩa việc sản xuất của con người luôn luôn có mụch đích, nhưng cái mà con người quan tâm nhất chính là hiệu quả của hoạt động sản xuất đó. Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của sản x

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong Công ty TNHH Khánh An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất ngày càng tăng và sự quan tâm cuả con người tới năng suất lao động cũng tăng theo. Mong muốn của người tiêu dùng là mua được hàng hoá, dịch vụ có giá thành rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng. Mong muốn của doanh nghiệp là giảm chi phí sản xuất, tăng doanh thu để tăng lợi nhuận. Mong muốn của chính phủ là tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, giải quyết thuận lợi các vấn đề tíchluỹ và tiêu dùng…Để đạt được các mong muốn trên thì cần phải tăng năng suất lao động. Công ty TNHH Khánh An là một Công ty tư nhân, mụch đích của Công ty là làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí trong sản xuất, tăng doanh thu …mụch đích cuối cùng là tăng lợi nhuận của Công ty. Để đạt được điều đó thì Công ty cần có những biện pháp nâng cao năng suất lao động. Từ thực tế tìm hiểu về năng suất lao động tại Công ty TNHH Khánh An, em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong Công ty TNHH Khánh An” làm chuyên đề nghiên cứu trong quá trình thực tập của mình, nhằm mụch đích tìm ra các biện pháp phù hợp góp phần giúp Công ty nâng cao năng suất lao động. Đề tài của em được chia làm 3 phần: Phần I : Năng suất lao động và sự cần thiết phải nâng cao năng suất lao động. Phần II : Phân tích thực trạng của Công ty TNHH Khánh An. Phần III : Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong Công ty TNHH Khánh An. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn PGS.TS Mai Quốc Chánh đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. PHẦN 1. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm: 1.1. Năng suất. -Theo quan niệm truyền thống: Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… Các yếu tố đầu ra được đo bằng sản lượng hiện vật, doanh thu, giá trị sản phẩm đầu ra theo giá cố định, giá trị hiện hành, … -Theo quan niệm hiện đaị: Năng suất lao động là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại .có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người. Khái niệm này nhấn mạnh mặt chất và phản ánh tính phức tạp của năng suất. Về mặt lượng năng suất vẫn được hiểu là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các chỉ tiêu đánh giá năng suất khác nhau. 1.2. Năng suất lao động - Theo C. Mác: năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mụch đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó. -Theo quan niệm truyền thống: năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một lao động tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đầu ra Như vậy :Năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc. Từ nhiều khái niệm khác nhau về năng suất lao động chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất “năng suất lao động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất ” 1.3. Tăng năng suất lao động -Theo C.Mác: tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, có thể hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn. Tăng năng suất lao động có nghĩa là giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Trong một thời gian như nhau, nếu năng suất lao động càng cao thì số lượng giá trị sử dụng sản xuất ra càng nhiều nhưng giá trị sáng tạo ra không vì thế mà tăng lên. Khi năng suất lao động tăng thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng ít, dẫn đến giá trị của đơn vị hàng hoá đó giảm, giá thành của sản phẩm đó giảm, nhưng không làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm đó. C.Mác viết: “ Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một vật phẩm sẽ càng ngắn và khối lượng lao động kết tinh trong sản phẩm đó càng nhỏ,thì giá trị của vật phẩm đó càng ít. Ngược lai, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ càng dài và giá trị của nó cũng càng lớn. Như vậy là, số lượng của đơn vị hàng hoá thay đổi tỷ lệ thuận với số lượng của lao động thể hiện trong hàng hoá đó, và thay đổi tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó. Tăng năng suất lao động là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái xã hội. Nhưng sự vận động và biểu hiện của quy luật tăng năng suất lao động trong các hình thái xã hội khác nhau cũng khác nhau, do trình độ lực lượng sản xuất khác nhau. Dưới chế độ nô lệ, mức năng suất lao động rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là sản xuất chỉ dựa vào sức người, sức động vật và công cụ lao động còn thô sơ. Dưới chế độ phong kiến, năng suất lao động xã hội tăng lên chậm chạp, do hệ thống lao động vẫn chủ yếu là thủ công. Đến khi xuất hiện máy móc, năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần. Ngày nay, nhờ thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến con người đã có cả một hệ thống công cụ lao động hiện đaị đưa năng suất lao động xã hội lên rất cao, song khả năng này không dừng lại mà ngày càng tiến xa hơn nữa. Để tăng thêm sản phẩm xã hội có thể áp dụng hai biện pháp: Tăng thêm quỹ thời gian lao động và tiết kiệm chi phí lao động đối với mỗi đơn vị sản phẩm. Trong thực tế khả năng tăng thời gian lao động xã hội chỉ có hạn vì số người có khả năng lao động tăng thêm và số thời gian lao động kéo dài ra chỉ có giới hạn. Nhưng khả năng tiết kiệm thời gian lao động chi phí đối với một đơn vị sản phẩm là rất lớn. Nên cần phải lấy biện pháp thứ hai làm cơ bản để phát triển sản xuất. 2. Phân loại năng suất lao động Theo phạm vi: năng suất lao động được chia làm 2 loại là năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. _ Năng suất lao động cá nhân là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số giữa khối lượng công việc hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm với thời gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phẩm đó. Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất. Năng suất lao động cá nhân được xem như thước đo tính hiệu quả của lao động sống, được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Đối với các doanh nghiệp thường trả lương dựa vào năng suất lao động cá nhân hoặc mức độ thực hiện công việc của từng cá nhân, do đó tăng năng suất lao động cá nhân đòi hỏi hạ thấp chi phí của lao động sống. -Năng suất lao động xã hội là sức sản xuất của toàn xã hội, nó được đo bằng tỷ số giữa tổng sản phẩm đầu ra của xã hội với số lao động bình quân hàng năm hặc thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Trong năng suất lao động xã hội có cả sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ. Lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã dược vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia( biểu hiện ở giá trị của máy móc, nguyên , vật liệu) Giữa tăng năng suất lao động cá nhân và tăng năng suất lao động xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Năng suất lao động cá nhân tăng trong điều kiện làm việc với những công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo công cụ đó. Mặt khác, trong quản lý kinh tế nếu chỉ chú trong đơn thuần tính theo chỉ tiêu năng suất lao động cá nhân tức tiết kiệm phần lao động sống sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm. Đôi khi năng suất lao động cá nhân tăng nhưng năng suất lao động của tập thể, của toàn doanh nghiệp lại không tăng. 3. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo các chỉ tiêu tính năng suất lao động khác nhau, do đó có nhiều loại chỉ tiêu để tính năng suất lao động, song người ta sử dụng chủ yếu 3 chỉ tiêu : chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật, chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị (tiền), chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động. 3.1 . Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật Chỉ tiêu này dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân Q Công thức tính: W = ------ T Trong đó: - W là mức năng suất lao động của một người lao động - Q là tổng sản lượng tính bằng hiện vật - T là tổng số lao động Ưu điểm: biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả; Có thể so sánh mức năng suất lao động giữa doanh nghiêp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra; Đánh giá trực tiếp được hiệu quả của lao động. Nhược điểm : - Chỉ tiêu này chỉ tính cho thành phẩm mà không tính được cho các sản phẩm dở dang nên không phản ánh đầy đủ sản lượng của công nhân. Vì Q chỉ tính đến thành phẩm nên mức năng suất lao động tính được chưa phản ánh đúng hiệu quả của lao động đã hao phí cho toàn bộ khối lượng sản phẩm tạo ta trong kỳ của doanh nghiệp. Vì vậy các ngành có tỷ trọng bán thành phẩm lớn không áp dụng được chỉ tiêu này. - Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể dùng làm chỉ tiêu tổng hợp tính cho nhiều loại sản phẩm nên không thể so sánh mức năng suất lao động giữ các ngành có các loại sản phẩm khác nhau, cũng như không thể so sánh được giữa các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm. - Yếu tố chất lượng sản phẩm đôi khi bị bỏ qua hoặc không thực sự được lưu tâm. 3.2. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng tiền của tất cả sản phẩm thuộc doanh nhgiệp (ngành) sản xuất ra, để biểu hiện mức năng suất lao động của một lao động Q Công thức tính: W = ----- T Trong đó: - W là mức năng suất lao động của một lao động ( tính bằng tiền) Q là tổng sản lượng (tính bằng tiền) T là tổng số lao động Ưu điểm - Phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, cho phép tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật. - Tổng hợp chung được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ như thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ … Nhược điểm - Chỉ tiêu này ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả - Không khuyến khích tiết kiệm vật tư, và dùng vật tư rẻ. Nơi nào dùng nhiều vật tư hoặc vật tư đắt tiền sẽ đạt mức năng suất lao động cao. - Chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp công xưởng. Nếu lượng sản phẩm hiệp tác với bên ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức năng suất lao động của doanh nghiệp. - Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc ít thay đổi vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức và tốc độ tăng năng suất lao động. 3.3. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động Năng suất lao động có thể hiểu là thời gian hao phí để tạo ra mộtđợn vị sản phẩm, do đó nếu giảm chi phí thời gian lao động trong sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ dẫn đến tăng năng suất lao động. T Công thức tính: L = ------ Q Trong đó - L là lượng lao động hao phí cho một sản phẩm T là thời gian lao động hao phí Qlà tổng sản lượng L được tính toán bằng cách người ta phân chia thành :lượng lao động công nghệ (Lcn), lượng lao động chung (Lch), lượng lao động sản xuất (Lsx), lượng lao động đầy đủ (Lđđ) Lđđ = Lsx + Lql Lsx = Lch + Lpvs Lch = Lcn + Lpvq + Lđđ: lượng lao động đầy đủ bao gồm hao phí thời gian lao động của việc sản xuất sản phẩm do công nhân viên sản xuất công nghiệp trong Công ty thực hiện + Lsx : lượng lao động sản xuất gồn toàn bộ thời gian lao động của công nhân chính và công nhân phục vủtong Công ty + Lql : gồm lượng lao động của cán bộ kỹ thật,nhân viê nj quản lý trong Công ty công tạp vụ, bảo vệ + Lch : bao gồm hao phí thời gian lao động của công nhân chính hoàn thành quả trình công nghệ và lao động phục vụ quá trình công nghệ đó + Lpvs: lượng lao động phục vụ sản xuất +Lcn: lượng lao động công nghệ bao gồm hao phí thời gian lao động cuae công nhân chính hoan thành các quá trình công nghệ chủ yếu + Lpvc: lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ Ưu điểm: phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm Nhược điểm: Việc tính toán phức tạp nà không dùng để tính tổng hợp được năng suất lao động bình quân của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau. 4. Các yếu tố làm tăng năng suất lao động 4.1 Yếu tố gắn liền với phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất Các yếu tố này bao gồm: hiện đại hoá thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên-nhiên-vật liệu, … Đây là yếu tố mạnh nhất làm tăng năng suất lao động. Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất. Tính năng của công cụ sản xuất là mực thước quan trọng nhất để đo trình độ kỹ thuật sản xuất. Ngày nay ai cũng thừa nhận, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đấu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy móc cũ. Nâng cao trình độ sáng chế và sử dụngcác đối tượng lao động biểu hiện ở chỗ ứng dụng rộng rãi các nguyên vật liệu mới , có những tính năng cao hơn, giá rẻ hơn thay thế các nguyên vật liệu cũ. Đối với Việt Nam, một nguyên nhân làm cho năng suất lao động nước ta còn thấp là do trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thấp,lao động thủ công còn nhiều, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp, dẫn đến khă năng tăng năng suất lao động còn thấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân nhiều ý nghĩa lớn đối với phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Cơ sở vật chất kỹ thuật đó biểu hiện thông qua các ngành luyện kim, cơ khí ,hoá học, năng lượng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải,… Đây là các yếu tố gắn với tư liệu sản xuất mà bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển xã hội và tăng nhanh năng suất lao động đều phải quan tâm. 4.2. Yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người Yếu tố này bao gồm: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người lao động, tình trạng sức khoẻ, thái độ làm việc của người lao động, sủ dụng lao động và thời gian lao động của công nhân,điều kiện làm việc, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý…Có thể chia thành ba loại : Các yếu tố gắn với bản thân người lao động; Các yếu tố gắn với quản lý con người; Các yếu tố gắn với bản thân người lao động. Các yếu tố gắn với bản thân người lao động -Trình độ văn hoá của người lao động: Là sự hiểu biết kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội của người lao động (thể hiện qua bầng cấp). Trình độ văn hoá càng cao thì khả năng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cao, qua đó ảnh hưởng tích cực tới năng suất lao động -Trình độ chuyên môn của người lao động: Thể hiện qua sự hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện công việc nào đó, biểu hiện trình độ đào tạo tại các trường đào tạo nghề,các trường cao đẳng, đại học,trung cấp… Trình độ chuyên môn càng sâu, nắm bắt các kỹ năng, kỹ xảo càng thành thạo thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng được rút ngắn, góp phần nâng cao năng suất lao động.Trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động. Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao, công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động phải có một trình độ chuyên môn tương ứng để có khả năng sử dụng, điều khiển máy móc trong sản xuất. Nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn của con người có ý nghĩa lớn đối với tăng năng suất lao động. Đây là một yếu tố không thể thiếu được, bởi vì dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao và đưa vào sản xuất các loại công cụ hiện đại, thì càng đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng thì không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt đưực các công nghệ hiện đại - Kỷ luật lao động: Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Mục tiêu của kỷ luật nhằm làm cho người lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ. Tuy nhiên việc sử dụng hình thức kỷ luật như thế nào để có tác dụng thúc đẩy năng sất lao động rất quan trọng, lựa chon hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ sai phạm có tác dụng củng cố thái độ đạo đức và khuyến khích sự chủ động sáng tạo của người lao động heo hướng làm việc đúng đắn. Để việc thực hiện các biện pháp kỷ luật đã được lựa chọn mang lại kết quả mong muốn cho tổ chức người quản lý cần giải thích để ngwif lao động có liên quan hiểu được lý do của biện pháp lý luận đưa ra và thi hành đối với anh ta, chú ý thuyết phục người lao động hiểu rằng thi hành kỷ luật là để chính họ sử chữa thiếu sót để làm việc ngày càng tốt hơn, cho người lao động thấy rằng anh ta không bị ác cảm về sau này nếu cố gắng sửa sai và không tái phạm, làm cho ngươì lao động hiểu tổ chức nhìn nhận cả những ưu và nhược điểm của anh ta để khơi gợi những phản ứng tốt, cần bày tỏ sự tin tưởng và lòng tin vào người lao động. Nếu như tổ chức đảm bảo việc thực hiện kỷ luật lao động theo những nguyên tắc trên thì sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động - Tinh thần trách nhiệm: tinh thần trách nhiệm của người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cá nhân của người lao động, đồng thời giúp người lao động đạt hiệu quả trong công việc. Người có tinh thần trách nhiệm cao luôn cẩn thận, chu đáo và hoàn thành công việc đúng thời hạn một cách tự giác, không những vậy mà sản phẩm họ làm ra cũng đạt chất lượng cao, như vậy trong doanh nghiệp có nhiều người lao động có tinh thần trách nhiệm cao sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tốt, đồng thời nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp. Ngược lại, những người có tinh thần trách nhiệm thấp sẽ thì họ sẽ làm việc với một tinh thần không tự giác, thiếu trách nhiệm có thể gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng không chỉ đến kết quả lao động của họ mà còn ảnh hưởng tới tập thể, tới doanh nghiệp - Sự gắn bó với doanh nghiệp: Về khách quan sự gắn bó với doanh nghiệp mang lại hiệu quả lâu dài cho cả doanh nghiệp và người lao động. Đối với doanh nghiệp khi người lao động gắn bó với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi ích như giảm thiểu chi phí cho việc tuyển dụng cũng như đào tạo nhân viên mới, mặt khác người lao động gắn bó với doanh nghiệp tức họ đã có một thời gian làm việc tương đối dài trong doanh nghiệp, do đó họ thông thạo hơn trong công việc cũng như nhiều kinh nghiệm làm việc, dẫn tới đem lại hiệu quả cao trong công việc, thúc đẩy tăng năng suất lao động. Đối với người lao động khi họ xác định găn bó với một tổ chức nao đó thì họ sẽ tập trung hơn vào công việc và cố gắng làm tôt công việc của mình nhằm mục đích cá nhân như thăng tiến, tăng lương,...,nhưng điều đó lại góp phần làm tăng năng suất lao động của tổ chức. -Tình trạng sức khoẻ : Sức khoẻ của người lao động thể hiện qua chiều cao, cân nặng, tinh thần, trạng thái thoaỉ mái về thể chất, tình trạng sức khoẻ ảnh hưởng tới năng xuất của người lao động. Người lao động có tình trạng sức khoẻ tốt sẽ hoàn thành công việc với chất lượng cao hơn. Ngược lại, nếu người lao động có trạng thái sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến sự mất tập trung trong quá trình lao động làm cho độ chính xác của các thao tác càng kém, là nguyên nhân dẫn tới hiệu quả thấp trong lao động. -Thái độ lao động thể hiện qua tinh thần trách nhiệm trong công việc, kỷ luật lao động cao … một người có thái độ lao động tốt tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thực hiện nghiêm túc các quy định trong lao động sẽ hoàn thành tốt công việc, đảm bảo an toàn trong lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm…Ngược lại một người có thái độ lao động không tốt, không nghiêm túc trong quá trình lao động, coi thường các quy định trong lao động, thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động sẽ làm giảm hiệu quả lao động dẫn đến giảm năng suất lao động. - Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương về lao động. Trong cùng một thời gian, mức chi phí năng lượng cơ bắp, trí não, thần kinh của con người càng nhiều thì cường độ lao động càng cao. Tăng cường độ lao động có nghĩa là tăng thêm chi phí lao động trong một đơn vị thời gian, nâng cao độ khẩn trương của lao động làm cho của cải vật chất sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm, nhưng không làm thay đổi giá trị của mọt đơn vị sản phẩm vì chi phí lao động cũng đồng thời tăng lên tương ứng. Cường độ lao động tăng cũng làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên tăng cường độ lao động phải không vượt quá tiêu chuẩn, nếu cường độ lao động quá cao ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do sự hao phí lao động trong một đơn vị thời gian lớn làm cho người lao động cảm thấy mệt mỏi, qua đó ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng sản phẩm, đồng thời ảnh hưởng tới năng suất lao động. Các yếu tố gắn với quản lý con người Đi đôi với tiến bộ kỹ thuật cần nâng cao trình độ quản lý con người, như phân công và hiệp tác lao động, sự phân bố hợp lý lực lượng sản xuất và nguồn nhân lực… đều là các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội. - Phân công lao động: Theo C.Mác thì phân công lao động là sự tách riêng các loại hoạt động lao động “hoặc là lao động song song tức là tồn tại các dạng lao động khác nhau”. Có thể hiểu rằng phân công lao động là quá trình bóc tách những hoạt động lao động chung thành những hoạt động lao động riêng lẻ, các hoạt động riêng lẻ này được thực hiện độc lập với nhau để gắn với một người hoặc một nhóm người có khả năng phù hợp với công việc được giao. Phân công lao động hợp lý có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của sản xuất, tăng năng suất lao động. Do phân công lao động mà có thể chuyên môn hoá được công nhân, chuyên môn hoá được công cụ lao động, cho phép tạo ra được những công cụ chuyên dùng có năng suất lao động cao, người công nhân có thể làm một loại bước công việc, không mất thời gian điều chỉnh lại thiết bị hoặc thay dụng cụ để làm các công việc khác nhau. Sự phân công lao động làm thu hẹp phạm vi hoạt động giúp người lao động thành thạo nhanh chóng trong công việc, từ đó tiết kiệm được thời gian lao động. Khi người lao động được phân công làm những công việc cụ thể, rõ ràng và phù hợp với năng lực của họ thì họ sẽ phát huy được khả năng và làm tốt công việc của mình, qua đó làm tăng năng suất lao động. - Hiệp tác lao động: Theo C.Mác “ Hình thức lao động mà trong đó nhiều người làm việc bên cạnh nhau một cách có kế hoạch và trong một sự tác động qua lại lẫn nhau trong một quá trình sản xuất nào đó hoặc trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng lại có liên hệ với nhau gọi là hiệp tác lao động. Có thể hiểu hiệp tác lao động là quá trình phối hợp các hoạt động lao động riêng rẽ, những chức năng cụ thể của cá nhân hoặc của nhóm người lao động nhằm đảm bảo cho hoạt động chung của tập thể được nhịp nhàng, đồng bộ, liên tục để đạt được mục tiêu chung của tập thể. Hiệp tác lao động tốt thúc đẩy quá trình sản xuất, đảm bảo cho qúa trình sản xuất diễn ra thuận lợi, đạt mụch tiêu của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy quá trình tăng năng suất lao động. - Tạo động lực lao động : Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Động lực lao động là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong môi trường sống, môi trường làm việc của họ. Trong một doanh nghiệp, một tổ chức động lực lao động là kết quả tổng hợp của sự kết hợp nhiều yếu tố như văn hoá doanh nghiệp, các chính sách về nhân sự ... Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có nhiều nhân viên làm việc tích cực và hiệu quả. Do đó tạo động lực trong lao động trong lao động là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao năng suất lao động trong tổ chức. Có nhiều phương pháp để tạo động lực trong tổ chức như : Sử dụng các yếu tố vật chất: Sử dụng tiền lương, tiền thưởng như một đòn bẩy kinh tế để kích thích vật chất đối với người lao động.Tiền lương, tiền thưởng tác động trực tiếp tới lợi ích của người lao động, do đó nó là yếu tố quan trọng tạo động lực làm việc cho người lao động. Tiền lương là phần thu nhập chính của đa số người lao động để trang trải cho những chi phí trong cuộc sống, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Phấn đấu để đạt mức lương cao hơn là mục tiêu của đa số người lao động. Tiền lương phải đảm bảo công bằng tức lương phải phản ánh được sức lao động của người lao động thì mới có thể tạo động lực làm việc cho người lao động, đồng thời là nhân tố làm tăng năng suất lao động. Sử dụng các hình thức khuyến khích tài chính như phần thưởng, tiền thưởng, tăng lương ... để nâng cao sự nỗ lực và thành tích lao động của người lao động. Sử dụng các khuyến khích phi tài chính để động viên, thoả mãn nhu cầu tinh thần của người lao động như khen ngợi, xây dựng bầu không khí làm việc tốt trong tổ chức, tổ chức thi đua trong lao động, tạo cơ hội pháp triển năng lực chuyên môn cho người lao động, cơ hội thăng tiến. Đảm bảo công bằng giữa sự đóng gớp và quyền lợi của các nhân trong tổ chức. -Tổ chức và phục vụ nơi làm việc: Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị thiết bị các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất đã xác định Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những thiết bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định, tổ chức và phục vụ nơi làm việc gồm các nội dung: thiết kế nơi làm việc, trang bị và bố trí nơi làm việc. Phục vụ nơi làm việc được chia thành: Phục vụ chuẩn bị sản xuất bao gồm việc giao nhiệm vụ cho từng nơi làm việc, chuẩn bị tài liệu, nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm; Phục vụ dụng cụ bao gồm cung cấp cho nơi làm việc các loại dụng cụ đo đạc, cắt, bào, cưa, tiện...đồng thời thực hiện việc bảo quản, theo dõi tinh hình sử dụng, kiểm tra chất lượng, sửa chữa khi cần thiết; Phục vụ vận chuyển và bốc dỡ bao gồm chuyển các phương tiện vật chất kỹ thuật đến nơi làm việc như nguyên vật liệu, bán thành phẩm,...vận chuyển vào kho cất giữ các sản phẩm, bán thành phẩm...;Phục vụ năng lượng, đảm bảo các nhu cầu về năng lượng cho nơi làm việc như điện, xăng dầu...;Phục vụ điều chỉnh và sửa chữa thiết bị như hiệu chỉnh, điều chỉnh, sửa chữa thiết bị. Phục vụ kiểm tra bao gồm kiểm tra chất lượng nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; Phục vụ kho tàng; Phục vụ xây dựng và sửa chữa nơi làm việc; Phục vụ sinh hoạt, văn hoá tại nơi làm việc. Tổ chức nơi làm việc một cách hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt quá trình sản xuất của người lao động như: Bố trí khoảng cách giữa các máy sản xuất, bố trí vị trí các công cụ làm việc sao cho thuận tiện nhất để người lao động có thể lấy các dụng cụ làm việc một cách dễ dàng, đảm bảo cho người lao động có thể làm việc trong các tư thế thoải mái, đảm bảo độ an toàn. Từ đó giúp người lao động tạo hứng thú trong công việc và yên tâm khi làm việc, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động. - Thái độ cư xử của cán bộ lãnh đạo: trong mọi chức, công tác lãnh đạo quản lý con người đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành tổ chức. Để làm tốt công tác quản lý thì cán bộ lãnh đạo phải biết cách đối sử với người lao động làm sao đế tạo động lực về mặt tinh thần cho họ. Thái độ cư xử của người lãnh đạo đối với nhân viên dưới quyền rất quan trọng, nó có thể thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn, nhưng nó cũng có thể làm giảm động lực làm việc, làm xấu bầu không khí tâm lý nhóm. Trong một tổ chức sẽ tồn tại nhiều kiểu người cùng một lúc, với mỗi kiểu người khác nhau cán bộ quản lý cần biết cách ứng xử khác nhau. Với các nhân viên thuộc kiểu người thành đạt người lãnh đạo nên ít khiển trách hoặc khen thưởng hơn là những người mới vào làm và các nhận xét của người lãnh đạo đối với họ cần chính xác, có căn cứ. Đối với những người thuộc kiểu nhân viên yếu kém người lãnh đạo cần phải mạnh dạn lựa chọn các giải pháp như tạo cơ hội giúp họ tiến bộ như thay đổi vị trí làm việc phù hợp với khả năng của họ... - Bầu không khí làm việc trong Công ty: là hiện tượng tâm lý biểu hiện mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của người lao động trong nhóm, nó được hình thành từ thái độ cu._.̉a mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo. Bầu không khí tâm lý lành mạnh thể hiện ở sự đoàn kết giúp đỡ tương trợ lẫn nhau giữa những người lao động và nó giúp cho mọi người vượt qua khó khăn trong công việc. Bầu không khí tâm lý lành mạnh trong Công ty còn giúp cho mọi người gắn kết với nhau, hoà đồng, coi Công ty như gia đình thứ hai của mình, từ đó tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc đạt hiệu quả tốt, đồng thời làm tăng năng suất lao động của công ty. Các yếu tố gắn với điều kiện lao động Điều kiện làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do đó nó ảnh hưởng tới khả năng lao động của họ. Điều kiện làm việc bao gồm các yếu tố như: Độ ẩm, tiếng ồn, ánh sáng, độ bụi, độ rung, nồng độ các chất độc hại trong không khí…Ngoài ra điều kiên lao động còn các yếu tố như bầu không khí làm việc, cách quản lý của người lãnh đạo đối với nhân viên…Nếu Công ty, doanh nghiệp nào có điều kiện làm việc không tốt là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động của Công ty, doanh nghiệp đó. Cụ thể như: những nơi làm việc có tiếng ồn lớn thường gây đau đầu, căng thẳng khiến người lao động mất tập trung trong khi làm việc, nơi có độ sáng quá sáng hoặc quá tối đều làm giảm thị lực của người lao động, nơi có nhiều chất độc hại trong không khí như các mỏ khai thác than, các nhà máy hoá chất…thường gây cho người lao động các bệnh về đường hô hấp…Tóm lại điều kiện làm việc không tốt là nguyên nhân hạ thấp năng suất lao động, do đó các nhà quản lý cần quan tâm đến yếu tố này để khai thác khả năng tiềm tàng của lao động sống và làm tăng năng suất lao động.ắn liền với điều kiện tự nhiên 4.3. Yếu tố gắn liền với điều kiện tự nhiên Vai trò của các điều kiện thiên nhiên đối với năng suất lao động là khách quan và không thể phủ nhận. Thời tiết và khí hậu của mỗi nước là khác nhau do đó ảnh hưởng tới năng suất lao động cũng khác nhau. Những nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp sẽ đưa lại năng suất lao động cao cho các nghành này. Đối với các nước có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt là điều khó khăn trong sản xuất. Trong nông nghiệp, độ phì nhiêu tự nhiên của đất, rừng, biển khác nhau đem lại sự chênh lệch cho cây trồng, năng suất đánh bắt cá, năng suất tăng trưởng và khai khác rừng rõ rệt. Trong công nghiệp khai thác mỏ, các vấn đề như hàm lượng của quặng, chữ lượng các mỏ … Tác động đến khả năng khai thác do đó tác động đến năng suất lao động. ở những nước mà có nhiều các mỏ than quặng, dầu mỏ, đá quý thì phát triển nghành khai thác dầu, ngành công nghiệp kim loại làm tăng năng suất lao động trong các ngành này, và ngược lại. Con người đã có nhiều hoạt động hạn chế tác hại của thiên nhiên đến sản xuất và đạt được kết quả rõ rệt, như việc dự báo thời tiết, diệt trừ côn trùng phá hoại mùa màng … Nhưng không thể khắc phục đuợc hoàn toàn do đó yếu tố thiên nhiên vẫn là yếu tố quan trọng. Cần phải tính đến trong các ngành nông nghiệp, trồng rừng, Khai thác và đánh bắt hải sản, khai thác mỏ và cà trong ngành xây dựng. 5. Sự cần thiết của tăng năng suất lao động -Năng suất lao động tăng làm cho giá thành sản phẩm giảmvì tiết kiệm được chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm -Tăng năng suất lao động cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khích,tạo động lực làm việc cho người lao động - Năng suất lao động tăng tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng tốc độ của tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân -Thay đổi được cơ chế quản lý, giải quyết thuận lợi các vấn đề tích luỹ, tiêu dùng PHẦN 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH KHÁNH AN I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Khánh An là một công ty tư nhân, chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng liên quan đén thiết bị giáo dục, chủ yếu là thiết bị giáo dục dành cho các trường mầm non. Nhận thấy nhu cầu cấp thiết về thiết bị giáo dục ở nước ta, giám đốc công ty Nguyễn Xuân Tịnh là người đứng lên thành lập công ty theo đầy đủ thủ tục thành lập công ty do nhà nước quy định, công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về mặt tài chính. Công ty được thành lập vào ngày 2/11/2002, chính thức đi vào hoạt động tháng 1/2003. Với quy mô sản xuất nhỏ có 3 phân xưởng chuyên sản xuất dụng cụ, thiết bị giáo dục dành cho các trường mẫu giáo mầm non, uỷ ban nhân dân các quận huyện, phòng giáo dục và đào tạo các quận huyện, một số sản phẩm chính như : Bàn ghế, bảng chống loá, giá sách thư viện, đu quay, cầu trượt, đồ chơi con giống, bộ đồ chơi ghép hình. Thiết bị học tập là một mặt hàng đặc biệt không chỉ đòi hỏi về hình thức mà còn yêu cầu về độ chính xác, kỹ thuật, đối với dụng cụ học tập dành cho trường mầm non, mẫu giáo còn đòi hỏi độ an toàn cao. Cùng với xu hướng phát triển, năm 2006 công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng số lượng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và kèm theo tăng số lao động, song còn thiếu kinh nghiệm trong việc sản xuất và kinh doanh thiết bị học tập công ty đã gặp phải không ít khó khăn trong các hoạt động của mình từ việc nhập nguyên liệu đầu vào cho tới tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, bên cạnh đó còn phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường Việt Nam với mức giá thấp, nhiều chủng loại. Để cạnh tranh với các mặt hàng trên thị trường trong năm 2007 công ty đã đổi mới công tác quản lý, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng tạo dựng được uy tín trên thị trường, đưa doanh thu năm 2007 lên tới 6.620.000.000 VND, đây là kết quả đáng khích lệ và cần phát huy. Công ty thực hiện các nhiệm vụ từ khâu thiết kế mẫu, chế thử mẫu, qua khâu sản xuất cho tới tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra công ty còn có dịch vụ sửa chữa nâng cấp, di chuyển các loại đồ chơi ngoài trời. Công ty TNHH Khánh An là công ty tư nhân do đó công tác quản lý của công ty không chịu sự chỉ đạo của bộ, ngành giáo dục, nhưng công ty vẫn tuân thủ đầy đủ các quy chế của nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất thiết bị giáo dục. Giám đốc công ty tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty. Một số thông tin về công ty như sau : Tên công ty : Công ty TNHH Khánh An Địa chỉ : Xã Sơn Đồng - Huyện Hoài Đức - Tỉnh Hà Tây Văn phòng đại diện : Số 17 Hàn Thuyên – Hà Nội Số điện thoại : (04) 2424022 – (04)2424020 – (04) 9725775 Mã số thuế : 0500521314 2. . Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý công ty Công ty TNHH Khánh An gồm 5 phòng ban và 3 phân xuởng sản xuất. Bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến * Ưu điểm : Đây là cơ cấu tổ chức đơn giản, tạo điều kiện cho việc quản lý dễ dàng hơn, phù hợp với mô hình của công ty vừa và nhỏ như công ty TNHH Khánh An. Tiết kiệm chi phí quản lý và giảm thiểu các đầu mối quản lý * Nhược điểm : Cơ cấu này sẽ không hiệu quả cao trong quản lý lâu dài khi công ty mở rộng quy mô sản xuất và việc quản lý trở nên phức tạp hơn. Cơ cấu này đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện mọi mặt Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của công ty Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kế toán tài vụ Phòng thiết kế Phòng hành chính nhân sự Phòng quản lý sản xuất Phòng kế hoạch kinh doanh Phân xưởng 3 Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Giám đốc công ty : là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, giám đốc có quyền ra quyết định liên quan đến mọi hoạt động của công ty, các quyết định đó được dựa trên ý kiến và đề xuất của các phòng ban. Giám đốc chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty TNHH Khánh An là công ty tư nhân vì vậy giám đốc công ty chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo quản vốn công ty. Phó giám đốc : là người lãnh đạo sau giám đốc, giúp giám đốc quản lý và điều hành công ty. Khi có sự uỷ quyền của giám đốc thì phó giám đốc thay mặt giám đốc giải quyết công việc và chịu trách nhiệm nhưh giám đốc nếu có vi phạm. Các phòng ban chức năng : Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động phòng và chịu sự điều hành của giám đốc. Các phòng ban có thể đề xuất và đưa ra ý kiến về quyết định quản lý, trợ giúp giám đốc trong việc ra các quyết định quản lý, trưởng phòng có quyền quản lý và điều hành công việc của các nhân viên trong phòng sao cho đạt mục tiêu công việc của phòng và mục tiêu chung của công ty. Các phân xưởng sản xuất, công ty có 3 phân xưởng sản xuất, trong mỗi phân xưởng có một quản đốc phân xưởng là người quản lý cao nhất trong phân xưởng và chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật. Sau quản đốc là phó quản đốc, tiếp theo là tổ trưởng, tổ phó và cuối cùng là công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Toàn bộ phân xưởng đều chịu sự quản lý và điều hành của giám đốc. Nhiệm vụ chính của các phân xưởng là sản xuất ra các sản phẩm theo kế hoạch đưa ra. 3. Đặc điểm của công ty ảnh hưởng tới năng suất lao động 3.1 Đặc điểm sản phẩm Công ty chuyên sản xuất các dụng cụ học tập, vui chơi cho các trường mẫu giáo và các trường mầm non là chủ yếu như : đồ chơi con giống, bộ xếp hình bằng nhựa , đu quay, cầu trượt, bàn ghế, giá sách …Đặc điểm của các sản phẩm trên là là đòi hỏi về mặt hình thức,chất lượng và độ an toàn cao. Đòi hỏi về độ an toàn cao và độ chính xác cao như các sản phẩm đu quay, cầu trượt để đảm bảo an toàn cho các cháu mầm non, đòi hỏi về mặt hình thức như đồ chơi con giống hoặc các bộ xếp hình để thu hut trẻ em. Bên cạnh sản phẩm trên công ty còn sản xuất một số đồ dùng dành cho các cấp học khác như giá sách thư viện Số lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào yêu cầu của khách hàng, nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm của Công ty thường tập chung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 12, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và tốc độ tăng của nó 3.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của công ty là các trường mẫu giáo, mầm non trong và ngoài thành phố Hà Nội như: các trường mầm non Hoa Sữa, Văn Miếu, Cát Linh, Đại Kim, Sao Mai; Phòng giáo dục và đào tạo các quận huyên như: phòng giáo dục và đào tạo Huyện Gia Lâm, phòng giáo dục Hoàng Mai…;Uỷ ban nhân dân các phường như: UBND Phường Phương Mai,UBND Phường Mai Dịch Nhận xét: thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty còn chưa rộng, mới chỉ chú trọng tới các trường quanh khu vực thành phố Hà Nội. Điều này làm hạn chế đến việc tăng doanh thu và năng suất lao động của Công ty, do đó muốn tăng năng suất lao động thi Công ty cần phải có giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong những năm tới. 3.3 Quy trình sản xuất sản phẩm Quy trình sản xuất sản phẩm đặc trưng của Công ty ( sản phẩm bàn để máy vi tính) Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà công ty nhập khẩu gỗ ván ép MDF từ Malaysia hoặc mua gỗ ván ép từ nhà máy gỗ ván ép Việt Trì.gỗ ván ép được đưavào xưởng, trước tiên gỗ được cho qua máy cắt,cắt thành các miếng to nhỏ khác nhauđẻ tạo mặt bàn, vai bàn, kích thước các miếng gỗ phụ thuộc vàokích thước bàn mà khách hàng yêu cầu, thông thường theo kích thước 600*480*780mm, sau khi đã cóđầyđủ các miếng gỗ để tạo thành bàn, người công nhân sử dụng các loại vít bắt gỗ theo kích thước khác nhau để lắp ghép các miếng gỗ lại với nhau tạo thành khung bàn, đây gọi là khâu lắp ráp. Khung bàn được bả matit, tiếp theo người công nhân dùng giấy giáp đánh bóng để làm bóng nhẵn bề mặt bàn và toàn bộ bề ngoài bàn. bàn sau khi đã đánh bóng được phun một lớp sơn lên bề mặt gỗ theo các mầu theo đơn đặt hàng, các loại sơn được công ty mua sẵn. Công đoạn cuối cùng là phun tiếp một lớp dầu bóng ( PU), lớp dầu bóng này có tác dụng bảo vệ và làm đẹp bề mặt sản phẩm. -Quy trình sản xuất sản phẩm nhựa nới chung: qua 4 khâu chính + Thứ nhất ( khâu trộn màu) khi đã có mẫu sản phẩm, tiến hành chọn màu để pha tạo nên màu sắc thích hợp cho sản phẩm và theo yêu cầu của khách hàng + Thứ hai (khâu ép nhựa và thổi nhựa) tuy các loại sản phẩm khác nhau mà nhựa đượcép hoặc được thổi nhựa, vi dụ sản phẩm đòi hỏi thổi nhựa như hộp chứa keo dán giấy. + Thứ ba (khâu đổ khuôn) nhựa sau khi ép hoặcthổi được đưa vào khuôn địng dạng theo yêu cầu về hình dáng của sản phẩm + Thứ tư ( khâu hoàn thiện) sản phẩm sản xuất xong được cắt gọt những chỗ thừa, được đóng gói và nhập kho Nhận xét: Nhìn chung quy trình sản xuất sản phẩm đòi hỏi nhiều công đoạn khác nhau, trong đó có những công đoạn Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, dẫn đến làm ảnh hưởng không tốt đến việc tăng năng suất lao động của Công ty 3.4 Nguyên vật liệu và máy móc dùng trong sản xuất Nguyên vật liệu thô được nhập khẩu từ các nhà cung cấp trong nước như : Bìa Duplex nhập từ xí nghiệp dịch vụ trắc địa bản đồ, keo dán giấy nhập từ công ty Đức Cường. Keo cán màng DA102 và thanh lót đao nhập từ công ty cổ phần cung ứng và xây lắp SIC, giấy in nhập từ công ty sản xuất và thương mại Việt Đức, gỗ ván ép nhập từ nhà máy gỗ ván ép Việt Trì. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu từ thị trường nước ngoài như : Gỗ bán ép ( MDF ) nhập khẩu từ Malaysia Máy móc và thiết bị chủ yếu được nhập từ thị trường trong nước. Hệ thống máy móc của Công ty có cả thiết bị máy móc mới do đầu tư mua mới, có cả thiết bị máy móc cũ do thu gom từ nhiều nơi, nhìn chung không đồng bộ. Công ty còn sử dụng nhiều mày móc thủ công như máy cắt gỗ, một số máy ép nhựa, máy cắt tôn cũng được sử dụng theo phương pháp thủ công làm hạn chế việc tăng năng suất lao động của Công ty 3.5 Cơ cấu lao động trong công ty Bảng 1: Cơ cấu lao động trong công ty Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2005 +/- % Tổng số lao động 98 110 110 12 12,24 Lao động gián tiếp 23 26 26 3 13,04 Lao động trực tiếp 75 84 84 9 12 Lao động nữ 37 43 41 4 10,8 Lao động nam 61 67 69 8 13,1 Lao động trực tiếp bao gồm công nhân và học nghề. Công nhân là người trực tiếp sản xuất hoặc tham ra vào quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Học nghề là những người học tập kỹ thuật sản xuất của một nghề dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề, lao động của họ cũng góp phần trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Lao động gián tiếp bao gồm lao động quản lý kỹ thuật, quản lý kinh tế và quản lý hành chính. Lao động quản lý kỹ thuật là những người làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hướng dẫn kỹ thuật trong doanh nghiệp. Lao động quản lý kinh tế là những người làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh củ doanh nghiệp. Lao động quản lý hành chính là những ngườilàm công tác hành chính, văn thư, đánh máy, trực điện thoại, bảo vệ, lái xe, tạp vụ … Năm 2005 tổng số lao động trong công ty là 98 người, năm 2007 tổng số lao động trong công ty là 110 người tăng 12,24% tương ứng tăng 12 người, là do công ty sản xuất thêm sản phẩm mới, nhu cầu đòi hỏi số người lao động tăng lên. Nhìn chung sự thay đổi nhân lực trong công ty là nhỏ. Xét cơ cấu lao động theo chức năng cho thấy sự chênh lệch giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, lao động trực tiếp có số lượng gấp khoảng 3 lần lao động gián tiếp. Số lao động nữ 2005 là 37 người, 2007 là 41 người tăng 10,8% tương ứng tăng 4 người. Số lao động nam năm 2005 là 61 người, năm 2007 là 69 người tăng 13,1% tương ứng tăng 8 người. Xét cơ cấu lao động theo giới tính : Số lao động nam gấp khoảng 2 lần so với số lao động nữ, điều này là hoàn toàn phù hợp, do tính chất của công việc trong các phân xưởng phù hợp với nam hơn so với nữ. II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 1. Quy mô Bảng 2: Tình hình biến động về năng suất lao động của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2005 + /- % Doanh thu Tr.đ 3628,05 4292.33 6620 +2991,9 82,64 Tổng số lao động Người 98 110 110 +12 12,24 Tổng số ngày-người làm việc Ngày 24664 29360 30345 + 5681 23,03 Số ngày làm việc bình quân 1 lao động Ngày 252 267 276 +15 5,95 Tổng số giờ-người làm việc Giờ 169782 229086 250476 +80694 47,5 Số giờ bình quân ngày Giờ 7,5 7,8 8,25 +0,75 10 Năng suất lao động năm Tr.đ 37,02 39,02 60,18 +23,16 62,56 Năng suất lao động ngày 1000đ 146,90 146,1 218,04 +71,14 48,42 Năng suất lao động giờ 1000đ 19,58 18,74 26,43 +6,85 34,98 Năng suất lao động (NSLĐ) phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (sản phẩm) và đầu vào (số lao động),nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động. Chỉ tiêu NSLĐ trong bảng đượctính bàng giá trị với công thức Tổng doanh thu NSLĐ = ---------------------- Tổng số lao động (Nguồn: Chương phân tích NSLĐ trong doanh nghiệp – Giáo trình phân tích lao đông xã hội – Nxb Lao Động – Xã Hội) Năm 2005 doanh thu đạt 3.628.052.000 đ, năm 2006 doanh thu đạt 4.292.328.000 đ tăng 18,35 tương ứng tăng 664.276.000 đ. Bên cạnh đó số lao đông năm 2006 lai tăng lên 12,24% tương ứng tăng 12 người, kéo theo sự tăng lên của NSLĐ bq, NSLĐ bq năm 2005 là 37,02 triệu đồng/người/năm, năm 2006 NSLĐ bq là 39,02 triệu đồng/người/năm tăng 5,4% tương ứng tăng 2 triệu đồng/người/năm, tuy nhiên con số tuyệt đối còn nhỏ, công ty cần phải phấn đấu hơn nữa. Phân tích tình hình biến động năng suất lao động giữa năm 2007 so với 2005, chúng ta thấy: - Năng suất lao động giờ: so với năm 2005, năm 2007 tăng 34,98%, tương ứng tăng 6850 đồng. Nguyên nhân làm tăng năng suất lao động giờ là do Công ty đã cải tiến và nâng cấp toàn bộ máy móc thiết bị trong sản xuất, Công ty thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo chung cho nhiều công nhân viên nên trình độ tay nghề của người lao động được nâng cao. Đây là một biểu hiện tốt, Công ty cần phát huy. - Năng suất lao động ngày: so với năm 2005, năm 2007 năng suất lao động ngày tăng 48,42%, tương ứng tăng 71.140 đồng. Nguyên nhân do số giờ làm việc bình quân trong ngày tăng lên - Năng suất lao động năm: Năm 2007 doanh thu đạt 6.620.000.000đ tăng 82,46% so với năm 2005 tương ứng tăng 2.991.900.000đ, kéo theo sự tăng lên của năng suất lao động bình quân năm 2007 là 60,18 triệu đồng/người/năm, năng suất lao động bình quân năm 2007so với 2005 tăng 62,56% tương ứng tăng 23,161 triệu đồng/người/năm. Sự tăng lên về doanh thu và năng suất lao động bình quân năm 2007 co thể nói là cao, để đạt được kết quả đó là do công ty đã mở rông thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhìn chung năng suất lao động bình quân qua 3 năm liên tục tăng , mặc dù mức tăng là không đều, song cung thể hiện được sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương bình quân Bảng 3: Chỉ tiêu năng suất lao động và tiền lương bình quân của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị năm 2005 năm 2006 năm 2007 So sánh 2007/2005 +/- % Tổng quỹ lương triệu đồng 1260 1740 1848 +588 46,67 Tổng số lao động người 98 110 110 +12 2,24 TLbq Tr.đ/người/năm 12,68 15,8 16,8 +3,94 30,7 NSLĐ bq Tr.đ/người/tháng 37,02 39,02 60,18 +23,16 62,56 Tiền lương là nguồn thu chủ yếu của người lao động trong các doanh nghiệp, các tổ chức, để Tìm hiểu về tiền lương ta xác định tiền lương bình quân (TLbq) theo năm hoặc theo tháng vơi công thức: Tông quỹ lương Theo năm à TLbq năm = ----------------------- Tổng số lao động Theo tháng à TLbq tháng = TLbq năm /12 Đa số người lao động có xu hướng phấn đấu trong công việc để được hưởng mức tiền lương cao hơn, nếu tiền lương trả cho người lao động xứng đáng với sức lao động của họ, tiền lương đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân sẽ là động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, qua đó làm tăng năng suất lao động cá nhân, góp phấn nâng cao năng suất lao động của toàn Công ty. Khi năng suất lao động cao tức Công ty giảm được chi phí trong sản xuất, đồng thời tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thì Công ty sẽ tăng lương cho người lao động để khuyến khích họ làmviệc. Như vậy, tiền lương và năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Phân tích bảng trên ta thấy: Số lao dộng năm 2006 tăng 12 người so với năm 2005, do đó chi phí trả lương cho người lao động tăng lên, kéo theo tổng quỹ lương tăng. Từ năm 2006 đến năm 2007 số lao động không thay đổi về mặt số lượng nhưng tổng quỹ lương vẫn tăng lên là do công ty tính đến việc ảnh hưởng của lạm phát, cộng thêm việc đảm bảo cho người lao đông được hưởng tiền lương năm sau cao hơn năm trước nên công ty đã tăng thêm chi phí trả lương cho công nhân viên trong năm 2007. TLbq năm 2007 so vơi 2005 tăng 30,7% tương ứng tăng3,94 triệu/người/năm.Trong 3 năm (2005-2007) tiền lương bình quân tăng liên tục, điều này là hợp lý vì tiền lương bình quân tăng mới khuyến khích được người lao động làm việc đồng thời cũng để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động. So sánh năm 2007 với 2005 thì NSLĐ năm 2007 tăng 62,56% so với 2005, TLbq tháng năm 2007 tăng 30,7% so vơi 2005. Như vậy cả NSLĐ và TLbq đều tăng sông tốc độ tăng là khác nhau % tăng NSLĐ 62,56 Tốc độ tăng NSLĐ so với tốc độ tăng TLbq = -------------- = --------- (năm 2007 so với 2005) % tăng TLbq 30,7 =1,97 Ta thấy tốc độ tăng TLbq nhỏ hơn tốc độ tăng NSLĐ, chứng tỏ công ty đã đạt hiệu quả trong việc trả lương cho công nhân viên, đảm bảo nguyên tắc trả lương hợp lý là tốc độ tăng TLbq phải nhỏ hơn tốc độ tăng NSLĐ, điều này đảm bảo cho hoạt động của công ty về lâu dài, vừa tăng tiền lương cho người lao động để khuyến khích người lao động làm việc, vừa đạt hiệu quả kinh doanh. Đây là kêt quả đáng mừng với cả doanh nghiệp và người lao động. Để đạt được kết quả trên là dựa vào nhiều yếu tố như: - Chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng được yêu cầu của khách hàng - Sự cố găng nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong công ty - Với mục tiêu tạo dựng uy tín trên thị trường nên các dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty rất chu đáo, tận tình. - Thị trường cho sản phẩm đầu ra không ngừng mở rộng - Sự hợp tác nhịp nhàng giữa các bộ phận, các phòng tạo ra hiệu quả công việc 2. Phân tích các nhân tố tác động đến năng suất lao động trong công ty 2.1 Tiến bộ kỹ thuật Bảng 4 : Hiện trạng máy móc thiết bị Chủng loại thiết bị Số lượng Sử dụng trước hoặc sau năm 2003 Hiện trạng Máy cắt 2 Sau Trung bình Máy bào 3 Trước Tốt Máy khoan 5 Sau Tốt Máy hàn 3 Trước Trung bình Máy xẻ 3 Trước Trung bình Máy mài 4 Trước Trung bình Máy cắt uốn 2 Trước Tốt Máy ép nhựa 2 Trước Trung bình Máy Rôtơ 3 Sau Tốt Máy vi tính 32 Sau Tốt Máy Fax 1 Sau Tốt Máy Photocopy 2 Trước Tốt Máy in 3 Trước Tốt Máy móc thiết bị là một yếu tố quan trọng có khả năng làm tăng năng suất lao động nhanh nhất. Do công ty mới thành lập, vốn ban đầu chưa lớn nên máy móc phần lớn được mua lại từ các công ty trong ngành, bên cạnh đó một số máy móc mới được mua trong nước công nghệ không cao. Nhìn chung hệ thống máy móc công ty chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được việc cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả lâu dài cho công ty. Máy móc trong công ty còn sử dụng chủ yếu theo phương pháp thủ công nên đòi hỏi nhiều lao động. Yếu tố này giảm khả năng tăng năng suất lao động của công ty. 2.2 Con người và quản lý con người 2.2.1 Kết cấu lao động có ảnh hưởng tới năng suất lao động Bảng 5: Kết cấu lao động trong công ty (Đơn vị: người) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 + /- % +/ - % + /- % Tổng lao động 98 100 110 100 110 100 Lao động quản lý 23 23,47 26 23,64 26 23,64 Công nhân chính 42 42,86 48 43,64 47 42,73 Công nhân phụ 33 33,67 36 32,72 37 33,63 Kết cấu lao động cũng là một nhân tố tác đông tới năng suất lao động, kết cấu lao động hợp lý tức là tỷ lệ giữa lao động quản lý với công nhân sản xuất phù hợp với yêu cầu công việc của Công ty. Công ty có kết cấu lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện cho công việc quản lý cũng như sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đồng bộ thúc đẩy việc tăng năng suất lao động. Ngược lại một kết cấu không hợp lý sẽ làm phức tạp mọi công việc của Công ty, sẽ có bộ phận thừa lao động, có bộ phận thiếu lao động, là nguyên nhân gây nên sự chồng chéo trong công việc, đồng thời làm giảm năng suất lao động. Qua 3 năm (2005-2007), kết cấu lao động trong Công ty thay đổi ít. Năm 2007 trong tổng số lao động thì lao động quản lý chiếm 23,64%, công nhân chính chiếm 42,73 %, công nhân phụ chiếm 33,63%. Nhin chung cứ 1 lao động quản lý thì có khoảng 3 công nhân sản xuất , kết cấu này thay đổi rất ít so với 2năm trước đó. Như vậy với tỷ lệ 1:3 như trên thì Công ty chưa đảm bảo sự hợp lý trong kết cấu lao động do lao động quản lý chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động. 2.2.2 Về chất lượng lao động Xét về chất lượng lao động thường xem xét trên 2 yếu tố là: tình trạng sức khoẻ của người công nhân Tình trạng sức khoẻ Tình trạng sức khở của người lao động trong Công ty có thể khẳng định là tốt, hầu hết lao động trong Công ty ở độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, ở độ tuổi này con người có khả năng lao động cao, năng động và chịu được áp lực công việc tốt. Đây cũng là một trong những thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động của Công ty Trình độ chuyên môn của người lao động Bảng 6: Trình độ chuyên môn của lao động trong Công ty năm 2007 Trình độ chuyênmôn Số người Tỷ lệ % Đại học 17 15,45 Cao đẳng và trung cấp 9 8,18 Công nhân đã qua đào tạo 52 47,27 Công nhân chưa qua đào tạo 32 29,1 Trình độ chuyên môn của người lao động trong Công ty theo bảng trên tương đối phù hợp với công việc sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên số công nhân chưa qua đào tạo chiếm khoảng 29% chủ yếu gồm những lao động sau khi học tốt nghiệp phổ thông xin vào Công ty vừa làm vừa học việc, những người này thường làm công nhân phụ chuyên phục vụ công nhân chính trong sản xuất Công ty cần duy trì và giảm bớt tỷ lệ chưa qua đào tạo để đạt hiệu quả hơn trong sản xuất cũng như nâng cao năng suất lao động Trong tổng số lao động, lao động gián tiếp là những người có trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá cao, hầu hết đều tốt nghiệp cao đẳng và đại học. Lao động trực tiếp chủ yếu là công nhân có trình độ ở mức phổ thông trung học, trước khi được nhận vào làm đều phải qua thời gian đào tạo nghề trực tiếp tại các phân xưởng, trong số lao động trực tiếp có khoảng 47,27% công nhân có tay nghề kỹ thuật cao chuyên làm việc với thiết bị máy móc hiện đại và các dây chuyền sản xuất, số công nhân này đa số đã qua đào tạo tại các trường dạy nghề, cũng có một số được đoà tạo trực tiếp tại công ty do có khả năng nắm bắt tốt kiến thức thực tế, cần cù chịu khó tay nghề được nâng cao. Thời gian thành lập công ty chưa lâu, có nghĩa là toàn bộ công nhân viên trong công ty là những người lao động trẻ tuổi, có sức khoẻ tốt, năng động trong công việc. 2.2.3. Các hoạt động quản lý con người của Công ty *Tổ chức lao động + Sử dụng thời gian lao động Việc sử dụng thời gian lao động hợp lý hay không ảnh hưởng đến năng suất lao động , cần tăng thời gian lao động có ích và giảm thời gian lao động hao phí thông qua việc bấm giờ, chụp ảnhthời gian làm việc để xác định mức lao động phù hợp với khả năng làm việc của đa số công nhân Việc khai thác thời gian lao động của Công ty còn lãng phí ở năm 2005 và 2006, thời gian làm việc bình quân ngày của người lao động thấp hơn 8 giờ. Tuy nhiên Công ty đã khắc phục được tình trạng lãng phí trên trong năm 2007, đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nầng cao năng suất lao động + Điều kiện lao động Điều kiện lao động của Công ty chưa đảm bảo cho người lao động về tiếng ồn, độ bụi, nhiệt độ, ánh sáng. Do sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu như gỗ, nhựa, kim loại…, đối với các sản phẩm nhựa thường thải ra nhiều chất độc hại trong quá trình nấu nhựa, nấu các phụ gia, trộn màu. Đối với các sản phẩm từ kim loại thường gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình cắt, uốn. Các sản phẩm từ gỗ thường gây nhiều bụi bẩn…Điều kiện lao động như trên ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do đó nó sẽ gián tiếp làm giảm năng suất lao động của Công ty *Công tác xây dựng mức lao động Hiện nay Công ty vẫn chưa thực hiện được việc xây dựng mức lao động cho người lao động, đây là một hạn chế của bộ phận nhân sự trong Công ty. Mức lao động cũng là một yếu tố quyết định đến năng suất lao động của Công ty, mức lao động hợp lý sẽ thúc đẩy người lao động cố gắng hoàn thành và vượt mức, dẫn đến thúc đẩy việc tăng năng suất lao động. Vì vậy Công ty cần quan tâm thực hiện công tác xây dựng mức lao động trong thời gian tới. * Phân công và hiệp tác lao động Hình thức phân công lao động ở Công ty được chia theo từng phân xưởng, với mỗi phân xưởng lại chia thành nhiều tổ nhỏ, trong mỗi tổ đều có tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý nhân viêc trong tổ. Các tổ được chia theo các bước trong quy trình công nghệ ví dụ: Phân xưởng 1 chia làm 6 tổ tương ứng với 6 bước công việc: Cưa; Đẽo, Gọt; Lắp gép; Mài nhẵn; Sơn; Hoàn thiện. Hình thức hiệp tác lao động trong Công ty thực hiện như sau: mỗi tổ sau khi thực hiện bước công việc của mình xong thì có trách nhiệm chuyển đến tổ thực hiện bước công việc kế tiếp, cứ như vậy cho đến tổ thực hiện bước công việc cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm. Trong quá trình thực hiên giữa các tổ luôn luôn có các thông tin qua lại lấn nhau nhăm đảm bảo cho quă trình sản xuất được diễn ra liên tục, đồng bộ, ăn khớp với nhau. Hiệp tác lao động tốt sẽ giúp cho quá trình tạo ra sản phẩm thuận tiện hơn và đạt năng suất lao động cao hơn. * Tiền lương, tiền thưởng: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người lao động, đặc biệt là tiền lương, trả lương xứng đáng với sức lao động củ người lao động là một yếu tố thúc đẩy tăng năng suất lao động của từng các nhân và năng suất lao động chung của công ty.. Quỹ lương tăng liên tục trong các năm và tiền lương bình quân cũng tăng liên tục đảm bảo nguồn thu nhập chính cho người lao động, đồng thời nguyên tắc trả lương của công ty cũng đảm bảo tiền lương bình quân năm sau cao hơn năm trước, điều này là hợp lý, khuyến khích, tạo động lực làm việc cho người lao động. Mặc dù số lao động năm2006 và 2007 như nhau song tiền lương bình quân năm 2007 lại cao hơn năm 2006 là do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao trong những năm gần đây, mặc khác công ty tăng chi phí trả lương cho công nhân viên để đả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34960.doc