BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------
NGUYỄN BÁ TIẾN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
KHUYẾN NƠNG VIÊN CƠ SỞ TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
Mã số : 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGƠ THỊ THUẬN
HÀ NỘI - 2009
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… i
LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thự
190 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Bá Tiến
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành khố học cao học tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chia
sẻ của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo Khoa Kinh tế và
PTNT, Viện ðào tạo sau đại học, Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã truyền
đạt cho tơi những kiến thức bổ ích cho việc thực hiện luận văn và trong quá trình
cơng tác của tơi.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Ngơ Thị Thuận đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tơi trong quá trình nghiên cứu hồn thiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Khuyến nơng tỉnh
Bắc Giang, Trạm Khuyến nơng và Khuyến nơng viên cơ sở các huyện Sơn ðộng,
Yên Dũng, Việt Yên, Lục Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong quá
trình điều tra, nghiên cứu đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và tồn thể cán bộ viên chức Trung tâm
Khuyến nơng - Khuyến ngư Quốc gia đã quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên
khích lệ và giúp đỡ tơi hồn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Bá Tiến
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.2 Cơ sở thực tiễn 21
2.3 Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn 32
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 ðặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 46
4 THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN NĂNG
LỰC KHUYẾN NƠNG VIÊN CƠ SỞ TỈNH BẮC GIANG 48
4.1 Thực trạng hệ thống khuyến nơng tỉnh Bắc Giang 48
4.1.1 Hệ thống tổ chức 48
4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 49
4.1.3 Cơ chế quản lý phối hợp 49
4.1.4 Một số kết quả hoạt động 49
4.1.5 Sự phối hợp giữa hệ thống khuyến nơng với các cơ quan, tổ chức khác
trong tỉnh 51
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… iv
4.2 Thực trạng năng lực KNVCS tỉnh Bắc Giang 52
4.2.1 ðặc điểm KNVCS tỉnh Bắc Giang 52
4.2.2 Kiến thức, trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ 53
4.2.3 Kỹ năng khuyến nơng 60
4.2.4 Kết quả hoạt động 68
4.2.5 Phẩm chất đạo đức 83
4.2.6 ðánh giá của nơng dân về năng lực KNVCS 85
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực KNVCS tỉnh Bắc Giang 87
4.3.1 Phân tích SWOT 87
4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực KNVCS 87
5 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC KHUYẾN
NƠNG VIÊN CƠ SỞ TỈNH BẮC GIANG 101
5.1 Căn cứ 101
5.2 Quan điểm, định hướng 102
5.2.1 Quan điểm phát triển 102
5.2.2 ðịnh hướng phát triển khuyến nơng Việt Nam 103
5.2.3 ðịnh hướng tăng cường năng lực KNVCS tỉnh Bắc Giang 103
5.3 Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực KNVCS tỉnh Bắc Giang 104
5.3.1 Quy hoạch cán bộ, hồn thiện hệ thống KNVCS 104
5.3.2. ðào tạo bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng
khuyến nơng cho KNVCS 107
5.3.3 Tăng cường, bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nơng cơ sở 114
5.3.4 Xã hội hố cơng tác khuyến nơng 115
5.3.5 Cơ chế chính sách 117
6 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 125
6.1 Kết luận 125
6.2 ðề nghị 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
PHỤ LỤC 131
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
CLBKN Câu lạc bộ khuyến nơng
CN- TTCN Cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp
CNH – HðH Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
HTXNN Hợp tác xã nơng nghiệp
KHCN Khoa học cơng nghệ.
KHKT Khoa học kỹ thuật
KNVCS Khuyến nơng viên cơ sở
KNV Khuyến nơng viên
PTNT Phát triển nơng thơn
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
TM- DV Thương mại, dịch vụ
UBND Uỷ ban nhân dân
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai tỉnh Bắc Giang 36
3.2 Một số chỉ tiêu chính về nhân khẩu và lao động tỉnh Bắc Giang 37
3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng tỉnh Bắc Giang 3 năm gần đây 38
3.4 GDP các ngành kinh tế của tỉnh qua 3 năm 40
4.1 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của hệ thống khuyến nơng Bắc
Giang 3 năm qua 50
4.2 Số lượng KNVCS tỉnh Bắc Giang 3 năm gần đây 53
4.3 Kết quả thăm dị ý kiến của nơng dân về năng lực KNVCS 85
4.4 Số CBKN và kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nơng tỉnh Bắc
Giang 97
5.1 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng KNVCS cấp xã tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2010 – 2011 108
5.2 Kế hoạch đào tạo bổ sung kiến thức chuyên mơn cho KNVCS 110
5.3 Kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên mơn cho KNVCS 111
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… vii
DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT Tên biểu đồ Trang
4.1 Thực trạng trình độ KNVCS ở 4 huyện điều tra năm 2008 54
4.2 Phân loại KNVCS theo chuyên ngành đào tạo 54
4.3 Phân loại KNVCS theo kinh nghiệm cơng tác 55
4.4 Tình hình tiếp cận thơng tin của KNVCS 56
4.5 Tỷ lệ KNVCS đã qua đào tạo tin học và ngoại ngữ 57
4.6 Tỷ lệ KNVCS đã được đào tạo phương pháp và nghiệp vụ KN 57
4.7 Tỷ lệ KNVCS nắm bắt và sử dụng PP giáo dục người lớn tuổi 58
4.8 Năng lực chuyên mơn, kiến thức của KNVCS các huyện điều tra 59
4.9 Yêu cầu và năng lực kiến thức thực tế của KNVCS 60
4.10 Tỷ lệ KNVCS đã được đào tạo kỹ năng lập kế hoạch 60
4.11 Tỷ lệ KNVCS tham gia cơng tác xây dựng kế hoạch tại địa phương 61
4.12 Tỷ lệ KNVCS đã được đào tạo kỹ năng thuyết trình 62
4.13 Mức độ thường xuyên thuyết trình trước đám đơng 62
4.14 Mức độ tự tin khi thuyết trình 63
4.15 KNVCS tự đánh giá khả năng thuyết trình 63
4.16 Tỷ lệ KNVCS đã được đào tạo kỹ năng phân tích đánh giá 64
4.17 Tỷ lệ KNVCS đã được đào tạo kỹ năng viết tin bài và tham gia viết
tin, bài ở các huyện điều tra 65
4.18 Tỷ lệ KNVCS phối hợp với các bên liên đới trong hoạt động KN 66
4.19 ðánh giá năng lực KNVCS qua các kỹ năng khuyến nơng 67
4.20 So sánh giữa yêu cầu và kỹ năng thực tế của KNVCS 68
4.21 Tỷ lệ KNVCS tham gia xây dựng các loại MHTD 3 năm vừa qua 69
4.22 Các mức năng lực xây dựng mơ hình trình diễn của KNVCS 71
4.23 Tỷ lệ KNVCS tham gia các loại hình tập huấn nơng dân 72
4.24 Tỷ lệ KNVCS thực hiện các kỹ năng tập huấn ở các huyện điều tra 73
4.25 Các mức năng lực tập huấn nơng dân của KNVCS 75
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… viii
4.26 Tỷ lệ KNVCS tham gia truyền thơng các lĩnh vực ở các huyện điều tra 76
4.27 Tỷ lệ KNVCS tham gia cung cấp thơng tin thị trường, giá cả cho nơng dân 77
4.28 Các mức năng lực truyền thơng của KNVCS 78
4.29 Tỷ lệ KNVCS tổ chức các hoạt động tư vấn dịch vụ cho nơng dân 79
4.30 Các mức năng lực tư vấn, dịch vụ của KNVCS 81
4.31 Mức độ hài lịng với cơng việc của KNVCS 84
4.32 Những nguyên nhân làm KNVCS chưa bằng lịng với cơng việc 84
4.33 Tỷ lệ KNVCS là nữ ở các huyện điều tra 88
4.34 Tỷ lệ KNVCS là người DTTS 89
4.35 Cơ cấu các nhĩm tuổi và độ tuổi bình quân của KNVCS 89
4.36 Cơ cấu thời gian làm việc của KNVCS 94
4.37 Tỷ lệ KNVCS tham gia các cơng tác khác tại địa phương 95
4.38 Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn thơng tin của KNVCS 96
4.39 Tỷ lệ KNVCS được đào tạo bồi dưỡng CM, NV 98
4.40 ðánh giá của KNVCS về chất lượng các khố tập huấn 99
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 1
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Khuyến nơng viên cơ sở (KNVCS) là một bộ phận của hệ thống khuyến
nơng, bao gồm người làm cơng tác khuyến nơng ở các xã, thơn bản và các cộng tác
viên khuyến nơng (gọi chung là KNVCS). ðây là đội ngũ cán bộ khuyến nơng cĩ
vai trị, nhiệm vụ chính là chuyển giao TBKT trực tiếp cho bà con nơng dân, người
sản xuất (thực hiện các hoạt động từ nghiên cứu địa bàn, đánh giá nhu cầu, cho đến
tổ chức các hoạt động, cung cấp dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật giúp bà con nơng dân sản
xuất hiệu quả).
Những năm qua, nơng nghiệp nước ta cĩ những bước phát triển mạnh mẽ.
Từ một nước phải nhập khẩu gạo, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nơng sản
với nhiều sản phẩm cĩ thế mạnh như gạo, cà phê, điều, tiêu, tơm, cá tra, cá ba sa,….
Năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu nơng, lâm, thủy sản đạt khoảng 16,24 tỷ USD,
tăng 22,7% so với năm 2007; trong đĩ cĩ 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD
là: cà phê 2,0 tỷ USD, cao su 1,6 tỷ USD, gạo 2,87 tỷ USD, đồ gỗ 2,8 tỷ USD, tơm
khoảng 1,5 tỷ USD, cá tra trên 1 tỷ USD [2]. ðời sống của đại bộ phận nơng dân
ngày càng được cải thiện. Cĩ được những thành tựu này là nhờ sự lãnh đạo của
ðảng và Chính phủ, sự nỗ lực của hàng chục triệu hộ nơng dân và đĩng gĩp to lớn
của tất cả các ban, ngành từ trung ương đến địa phương, trong đĩ cĩ hệ thống
Khuyến nơng Việt Nam.
Sự ra đời của hệ thống Khuyến nơng Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của sự
nghiệp phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nước ta. Qua 15 năm hoạt động, cơng tác
khuyến nơng đã cĩ những đĩng gĩp to lớn vào sự phát triển nơng nghiệp, nâng cao
dân trí và trình độ sản xuất cho nơng dân. Hầu hết các giống cây, con mới trong sản
xuất hiện nay chủ yếu do kênh khuyến nơng chuyển giao và tham gia phát triển.
Khuyến nơng đã gĩp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng
sản phẩm nơng – lâm – ngư nghiệp, đĩng vai trị quan trọng trong cơng cuộc xố đĩi
giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. ðảng và Nhà
nước đánh giá cao vai trị hoạt động của hệ thống Khuyến nơng Việt Nam. Chủ tịch
nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1998 và Huân chương
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 2
Lao động hạng Nhì sau 10 năm hoạt động (năm 2003) [3].
Hệ thống tổ chức khuyến nơng Việt Nam đã phát triển sâu rộng từ trung
ương tới cơ sở. Lực lượng khuyến nơng phát triển mạnh mẽ ở tất cả các cấp, từ vài
trăm người năm 1993 đến năm 2008 tổng số cán bộ khuyến nơng cả nước là 32.020
người, trong đĩ khuyến nơng viên cơ sở là 26.050 người (chiếm 81%), là lực lượng
chính trong hệ thống khuyến nơng [3]. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức khuyến nơng ở
các địa phương hiện nay phát triển tự do, chưa thống nhất. Lực lượng khuyến nơng
cịn quá mỏng ở trung ương cũng như cơ sở và thiếu nhiều so với nhu cầu (bình
quân mỗi cán bộ khuyến nơng phụ trách 1.895 nơng dân). Trình độ chuyên mơn,
nghiệp vụ của KNVCS cịn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của nơng dân. Do đĩ
nâng cao năng lực hệ thống khuyến nơng cơ sở là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
ðã cĩ nhiều nghiên cứu về hoạt động khuyến nơng như: Hệ thống tổ chức,
dịch vụ khuyến nơng, các hoạt động khuyến nơng cho người nghèo, phương pháp
tiếp cận, các phương pháp đào tạo, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho nơng dân,… do các
tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện. Qua đĩ các cơ quan, tổ chức đã cĩ những
đề xuất, khuyến nghị nhằm giúp cho hoạt động khuyến nơng hiệu quả, thiết thực
hơn đối với bà con nơng dân. Tuy nhiên đến nay chưa cĩ một nghiên cứu nào đề
cập, xem xét một cách cĩ hệ thống về nâng cao năng lực cho KNVCS.
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc. Hệ thống tổ
chức khuyến nơng tỉnh Bắc Giang được hình thành từ năm 1993 và đang trong quá
trình phát triển. Tồn tỉnh cĩ 304 cán bộ khuyến nơng, trong đĩ KNVCS là 222
người (chiếm 73%). KNVCS tỉnh Bắc Giang cĩ trình độ chuyên mơn khá tốt, tuy
nhiên cịn yếu về nghiệp vụ, kỹ năng, điều kiện làm việc cịn nhiều khĩ khăn, do đĩ
chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản
xuất.
ðể nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của KNVCS trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang, yêu cầu đặt ra là phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng
năng lực KNVCS, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các
yếu tố ảnh hưởng, từ đĩ xây dựng những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực hệ
thống KNVCS. Nhằm gĩp phần giải quyết vấn đề này, chúng tơi tiến hành thực hiện
đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực Khuyến nơng viên cơ sở tỉnh Bắc Giang”
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực KNVCS tỉnh Bắc Giang trong
những năm qua mà nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao
năng lực KNVCS của tỉnh những năm tới.
1.2.2. Các mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hĩa lý luận và thực tiễn về năng lực của KNVCS trong tổ chức và
quản lý các hoạt động khuyến nơng cho nơng dân.
- ðánh giá thực trạng năng lực KNVCS tỉnh Bắc Giang những năm qua; Phát
hiện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các yếu tố ảnh hưởng tích cực hoặc
làm hạn chế năng lực KNVCS trong hoạt động khuyến nơng.
- Nghiên cứu một số giải pháp khả thi, phù hợp nhằm nâng cao năng lực
KNVCS của tỉnh trong các năm tới.
ðể thực hiện đề tài, chúng tơi đặt ra một số câu hỏi định hướng nghiên cứu
như sau:
1. Năng lực KNVCS bao gồm những nội dung gì? Cĩ những yếu tố nào ảnh
hưởng đến năng lực KNVCS?
2. ðảng và Nhà nước ta cĩ những chính sách gì để khuyến khích nâng cao
năng lực hệ thống KNVCS?
3. Thực trạng năng lực hệ thống KNVCS tỉnh Bắc Giang hiện nay như thế
nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tích cực hoặc làm hạn chế đến năng lực KNVCS
tỉnh Bắc Giang trong quá trình hoạt động?
4. Cĩ những giải pháp nào phù hợp để nâng cao năng lực hệ thống KNVCS
tỉnh Bắc Giang? Các giải pháp đĩ cĩ khả thi khơng và việc tổ chức thực hiện như
thế nào?
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp nâng cao năng lực KNVCS
với chủ thể là KNVCS và các yếu tố cĩ liên quan. Cụ thể:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 4
- KNVCS: Chỉ nghiên cứu đối tượng là cán bộ khuyến nơng cấp xã, khơng
nghiên cứu cán bộ khuyến nơng thơn bản do khuyến nơng thơn bản chỉ cĩ ở một số
huyện, số lượng khơng nhiều.
- ðiều kiện làm việc của KNVCS: trang thiết bị, các nguồn lực phục vụ cho
hoạt động khuyến nơng tại địa phương.
- Các hoạt động khuyến nơng: xây dựng mơ hình, tập huấn, lập kế hoạch, tổ
chức và vận động quần chúng tham gia các hoạt động khuyến nơng,…
- Cơ chế chính sách đối với KNVCS: quản lý, chế độ, kinh phí đầu tư, đào
tạo, nội dung hoạt động,…
- Các hộ nơng dân được cung cấp dịch vụ khuyến nơng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về khơng gian: Tỉnh Bắc Giang, một số nội dung chuyên sâu khảo
sát tại 4 huyện đại diện cho tỉnh.
- Phạm vi về thời gian: ðánh giá thực trạng năng lực KNVCS trong giai đoạn
2006- 2008 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực KNVCS giai
đoạn 2009- 2015.
- Phạm vi về nội dung: ðề tài tập trung chủ yếu đánh giá năng lực KNVCS
trong triển khai các hoạt động khuyến nơng và hỗ trợ cán bộ khuyến nơng các cấp
về quản lý, giám sát các hoạt động khuyến nơng; nghiên cứu một số giải pháp khả
thi nhằm nâng cao năng lực KNVCS tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KNVCS VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC KNVCS
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những lý luận cơ bản về khuyến nơng
a) Khuyến nơng trong phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn
* Khuyến nơng:
Theo nghĩa rộng, khuyến nơng là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt
động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nơng thơn. Khuyến nơng ngồi việc
hướng dẫn cho nơng dân TBKT mới cịn phải giúp họ liên kết với nhau để chống
thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, pháp luật của nhà nước, giúp
nơng dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội
như thế nào cho ngày càng tốt đẹp hơn.
Theo nghĩa hẹp, khuyến nơng là tiến trình giáo dục khơng chính thức mà đối
tượng của nĩ là nơng dân. Tiến trình này đem đến cho nơng dân những thơng tin, những
lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khĩ khăn trong cuộc sống.
Khuyến nơng hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để
khơng ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nơng dân và gia đình họ. Khuyến nơng
phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu khoa học với nơng dân bằng các phương pháp
thích hợp để họ cĩ thể áp dụng nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn [15].
Như vậy cĩ thể hiểu một cách khái quát khuyến nơng là các hoạt động đào
tạo và rèn luyện tay nghề cho nơng dân, giúp cho họ hiểu được những chủ trương,
chính sách về nơng nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý,
những thơng tin thị trường, để họ cĩ đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của
gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân
trí, gĩp phần xây dựng và phát triển nơng thơn.
ðối tượng của các hoạt động khuyến nơng là nơng dân, những người sản
xuất nơng nghiệp trên địa bàn nơng thơn. Khuyến nơng gắn liền và phục vụ cho sự
nghiệp phát triển nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Các hoạt động khuyến nơng
được thiết kế, tổ chức tuỳ thuộc vào từng điều kiện, hồn cảnh cụ thể của nơng
nghiệp, nơng dân, nơng thơn ở mỗi địa phương, vùng miền cụ thể.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 6
* Mục tiêu của khuyến nơng [7]:
- Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ
năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất.
- Gĩp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn;
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững,
tạo việc làm, tăng thu nhập, xĩa đĩi giảm nghèo, gĩp phần thúc đẩy quá trình cơng
nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nơng nghiệp và nơng thơn.
- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước tham
gia hoạt động khuyến nơng.
* Nguyên tắc hoạt động khuyến nơng:
ðể hoạt động cĩ hiệu quả, khuyến nơng cần dựa trên một số nguyên tắc sau:
- Khuyến nơng cùng làm với nơng dân, khơng làm thay nơng dân.
- Khuyến nơng là một cơng việc đầy trách nhiệm.
- Khuyến nơng là nhịp cầu cho thơng tin hai chiều giữa nơng dân và các nhà
nghiên cứu khoa học.
- Khuyến nơng khơng áp đặt, khơng mệnh lệnh.
- Khuyến nơng hợp tác chặt chẽ với những tổ chức phát triển nơng thơn khác.
- Khuyến nơng làm việc với nhiều đối tượng khác nhau.
Theo Nghị định 56/2005/Nð-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến
nơng, khuyến ngư đã chỉ rõ 5 nguyên tắc hoạt động khuyến nơng ở Việt Nam như sau:
1) Xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát triển nơng nghiệp.
2) Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp
với người sản xuất và giữa những người sản xuất với nhau.
3) Xã hội hĩa hoạt động khuyến nơng.
4) Dân chủ, cơng khai, cĩ sự tham gia tự nguyện của người sản xuất.
5) Các hoạt động khuyến nơng phải phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển
nơng nghiệp, nơng thơn; ưu tiên vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khĩ khăn,
vùng sản xuất hàng hĩa phục vụ yêu cầu xuất khẩu.
Tất cả các hoạt động khuyến nơng khi xây dựng, triển khai đều phải căn cứ
vào những nguyên tắc trên. Mọi hoạt động mang tính áp đặt hoặc khơng căn cứ vào
đối tượng, điều kiện cụ thể sẽ khơng phát huy tác dụng. Mỗi một giai đoạn, thời kỳ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 7
khác nhau, hoạt động khuyến nơng sẽ hướng tới những mục tiêu, chiến lược khác
nhau đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất, phù hợp với điều kiện, trình
độ sản xuất của nơng dân thời kỳ đĩ.
b) Hệ thống tổ chức khuyến nơng
Các hoạt động khuyến nơng do hai nhĩm đối tượng chính cung cấp, đĩ là các
tổ chức khuyến nơng nhà nước và các tổ chức, cá nhân ngồi nhà nước (hay cịn gọi
là khuyến nơng tự nguyện).
- Khuyến nơng nhà nước: là những tổ chức do nhà nước thành lập và hoạt động
theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước quy định, triển khai thực hiện những chủ trương,
chính sách lớn của nhà nước về phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Mục tiêu hoạt động
của khuyến nơng nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, xã hội và mơi
trường. Khuyến nơng nhà nước cĩ vai trị quan trọng giúp nhà nước cĩ thể tổ chức,
điều phối sản xuất nơng nghiệp phát triển ổn định, đúng mục tiêu, định hướng.
- Khuyến nơng ngồi nhà nước (khuyến nơng tự nguyện): bao gồm các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội hoặc cũng cĩ thể là
những cá nhân tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nơng. Những đối tượng này
cung cấp các dịch vụ khuyến nơng theo các mục tiêu, mục đích riêng của mình, tuy
nhiên các nội dung hoạt động phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Mặc dù cĩ những mục tiêu, mục đích khác nhau nhưng tất cả các hoạt động
khuyến nơng đều cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển nơng nghiệp, nơng
dân, nơng thơn một cách hiệu quả và bền vững.
c) Các hoạt động khuyến nơng cho nơng dân
Các hoạt động khuyến nơng cho nơng dân rất đa dạng, phong phú. Tuỳ thuộc
vào đối tượng và điều kiện cụ thể mà lựa chọn hoạt động phù hợp để triển khai thực
hiện. Nhìn chung cơng tác khuyến nơng cĩ 5 hoạt động chính sau:
1) Thơng tin, tuyên truyền:
- Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách, tiến bộ khoa học và cơng
nghệ, thơng tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản
lý, kinh doanh, phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.
- Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thơng tin đến nơng dân, người sản xuất qua
các phương tiện thơng tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm,…
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 8
2) Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghề:
- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho nơng dân, người sản xuất để nâng
cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nơng nghiệp.
- ðào tạo nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến
nơng.
- Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập thực tế.
3) Xây dựng mơ hình và chuyển giao khoa học cơng nghệ:
- Xây dựng các mơ hình trình diễn về tiến bộ KHCN mới phù hợp với từng
địa phương, nhu cầu của người sản xuất.
- Chuyển giao kết quả KHCN từ các mơ hình trình diễn ra diện rộng.
4) Tư vấn và dịch vụ:
- Tư vấn hỗ trợ nơng dân phát triển sản xuất về: thị trường, đất đai, KHCN,
tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư,….
- Cung cấp các loại hình dịch vụ: đào tạo nghề, cung cấp thơng tin, chuyển
giao KHCN, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả, xây dựng dự án, tín dụng,…
5) Hợp tác quốc tế về khuyến nơng:
- Trao đổi kinh nghiệm hoạt động khuyến nơng giữa các nước, các tổ chức.
- Phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức triển khai các chương trình, dự án
khuyến nơng.
Các hoạt động khuyến nơng cĩ thể tổ chức đơn lẻ hoặc lồng ghép với nhau
tuỳ thuộc từ từng đối tượng, quy mơ và điều kiện cụ thể. Những chương trình, dự án
khuyến nơng lớn thường được xây dựng lồng ghép nhiều hoạt động với nhau nhằm
tạo điều kiện cho nhiều nơng dân cĩ cơ hội tham gia và hưởng lợi.
2.1.2. Nâng cao năng lực KNVCS
a) KNVCS:
* Khái niệm:
Khuyến nơng viên cơ sở là những người trực tiếp làm cơng tác khuyến nơng
ở địa bàn cơ sở (xã, thơn, bản, ấp,…). ðây là những người trực tiếp tiếp cận với
nơng dân và tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nơng cho nơng dân.
Ở nước ta, KNVCS bao gồm: khuyến nơng viên cấp xã, thơn, bản, cộng tác
viên khuyến nơng. Hệ thống KNVCS rất đa dạng, tuỳ thuộc vào điều kiện đặc thù
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 9
của từng địa phương mà cĩ cách tổ chức khác nhau cho phù hợp.
* Những yêu cầu cơ bản đối với KNVCS:
- Cĩ tinh thần thực sự yêu mến quê hương, biết thương yêu, quý trọng mọi
người, đặc biệt là người nơng dân.
- Cĩ trình độ, hiểu biết và đã được kinh qua đào tạo nghiệp vụ, cĩ chuyên
mơn về một trong những ngành cơ bản sản xuất nơng nghiệp ở địa phương như
trồng trọt, chăn nuơi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản,…
- Cĩ đạo đức, tác phong lành mạnh, khiêm tốn, kiên trì, chịu khĩ học hỏi
kinh nghiệm của những bậc lão nơng tri điền, các kinh nghiệm hay của người khác.
- Biết làm giàu cho bản thân gia đình mình và cĩ tinh thần thương yêu, giúp
đỡ những người xung quanh mình cùng làm giàu.
- Biết vận động và tổ chức nơng dân thực hiện đúng các yêu cầu của chương
trình, dự án khuyến nơng.
- Cần phải 3 biết: biết làm, biết nĩi, biết viết.
Do đĩ khi tuyển chọn người làm KNVCS thường hướng đến những người ở
tại địa phương. Họ cĩ hiểu biết sâu về điều kiện thực tế của địa phương, cĩ quan hệ
gắn bĩ, tình cảm với nơng dân, với quê hương nên họ sẽ cố gắng hết sức vì sự phát
triển của quê hương, cộng đồng mình.
* Vai trị của KNVCS:
KNVCS chịu trách nhiệm cung cấp thơng tin giúp nơng dân hiểu được và ra
quyết định về một vấn đề cụ thể (ví dụ áp dụng một cách làm ăn mới, gieo trồng
một loại giống mới). Khi nơng dân đã quyết định làm theo, KNVCS chuyển giao
kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ áp dụng thành cơng cách làm mới đĩ. Như vậy
vai trị của cán bộ KNVCS là đem kiến thức đến cho dân và giúp họ sử dụng kiến
thức đĩ một cách cĩ hiệu quả.
KNVCS phải biết giúp người nơng dân phát triển sản xuất trên những điều
kiện, nguồn lực sẵn cĩ của họ. Muốn vậy KNVCS phải thường xuyên hỗ trợ và
động viên nơng dân phát huy những tiềm năng và sáng kiến của họ để chủ động giải
quyết những vấn đề trong cuộc sống.
Một KNVCS thực sự sẽ thể hiện những vai trị quan trọng đối với nơng dân ở
12 mặt sau đây:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 10
* Những nhiệm vụ cơ bản của KNVCS:
- Cung cấp kiến thức KHKT và huấn luyện nơng dân, biến những kiến thức,
kỹ năng đĩ thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống.
- Thúc đẩy các ý tưởng, sáng kiến mới trong sản xuất và tư vấn, hỗ trợ giúp
nơng dân thực hiện thành cơng các ý tưởng, sáng kiến đĩ.
- Truyền thơng: tìm kiếm, xử lý, lựa chọn các thơng tin cần thiết, phù hợp từ
nhiều nguồn khác nhau để phổ biến cho nơng dân, giúp họ cùng nhau chia sẻ và học tập.
- Hỗ trợ nơng dân giải quyết các vấn đề khĩ khăn: gặp gỡ, trao đổi với nơng
dân, giúp họ phát hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề khĩ khăn trong sản
xuất và đời sống, từ đĩ tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp.
- Hỗ trợ nơng dân, cộng đồng thành lập các tổ chức của nơng dân như CLB
khuyến nơng, nhĩm sở thích, HTX, tổ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho nơng dân.
- Xây dựng, giám sát, đánh giá hoạt động khuyến nơng: Phối hợp với chính
quyền địa phương, các tổ chức, đồn thể triển khai các hoạt động khuyến nơng; theo
dõi, giám sát tình hình thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá
12. Trọng
tài
11. Hành
động
10. Thơng
tin
9. Cung
cấp
8. Mơi
giới 7. Tạo
điều kiện
6. Người
bạn
5. Cố vấn
4. Quản lý
3. Lãnh
đạo
2. Tổ chức
1. ðào tạo
KNVCS
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 11
kết quả và hiệu quả các hoạt động khuyến nơng, từ đĩ khuyến cáo phát triển, nhân
rộng ra sản xuất. Trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nơng cần khuyến khích
người dân tham gia một cách chủ động, tự nguyện, các hoạt động khuyến nơng cần
được cộng đồng hưởng ứng, ủng hộ và làm theo, phát huy tinh thần dân chủ cơ sở.
Ngồi những nhiệm vụ nêu trên, KNVCS thường phải tham gia các nhiệm vụ
khác như chỉ đạo sản xuất, phịng chống các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuơi, theo
dõi, thống kê tình hình sản xuất tại địa phương,… Do đĩ cơng việc của một
KNVCS là khá nặng nề, vất vả, địi hỏi phải cĩ sự cố gắng cũng như “lịng yêu
nghề” mới cĩ thể hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
b) Năng lực KNVCS:
* Quan niệm về năng lực KNVCS:
Năng lực là những kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ mà KNVCS tích
luỹ được, cĩ được thơng qua quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động khuyến nơng
thực tế tại cơ sở, và biết vận dụng nĩ vào cơng việc để hồn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
* Những yêu cầu về năng lực KNVCS cần phải cĩ là:
- Về kiến thức:
+ Kiến thức về mặt kỹ thuật: KNVCS cần được đào tạo và cĩ những kiến
thức về các lĩnh vực kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm cơng tác của mình. Vì các
hoạt động ở nơng thơn tương đối tồn diện và đa ngành (trồng trọt, chăn nuơi, thú y,
lâm nghiệp, thủy sản,…) nên KNVCS khơng chỉ hiểu sâu một chuyên ngành nào đĩ
mà cịn cần phải biết rộng về các chuyên ngành khác, cĩ như vậy mới cĩ thể đáp
ứng được các nhu cầu đa dạng của nơng dân.
+ Kiến thức về kinh tế - xã hội và cuộc sống nơng thơn: KNVCS cần cĩ các
kiến thức về kinh tế (như lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý sản
xuất, hạch tốn kinh tế, hợp đồng kinh tế, lập dự án đầu tư,…) để cĩ thể tư vấn, hỗ
trợ nơng dân. Ngồi ra KNVCS cần hiểu được cả những vấn đề liên quan đến xã hội
và đời sống nơng thơn địa bàn mình đang cơng tác, đặc biệt là các phong tục tập
quán, truyền thống văn hĩa và những giá trị tinh thần của người dân.
+ Kiến thức về các quy định, chính sách của nhà nước về nơng nghiệp và
khuyến nơng: KNVCS phải nắm được những chủ trương, chính sách của nhà nước
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 12
v._.ề sản xuất nơng nghiệp, khuyến nơng, đặc biệt là những chính sách cụ thể áp dụng
đối với địa phương nơi phụ trách.
+ Kiến thức về giáo dục người lớn tuổi: do khuyến nơng là một tiến trình
giáo dục mà đối tượng của nĩ là nơng dân, đa số là những người lớn tuổi, trình độ
dân trí thấp, nên KNVCS phải biết cách tiếp cận và cĩ phương pháp phù hợp để
giáo dục người lớn tuổi, đặc biệt là phải biết cách vận động, lơi cuốn nơng dân tham
gia vào các chương trình, dự án khuyến nơng.
- Yêu cầu về kỹ năng cá nhân:
Kỹ năng là sự thành thạo, khéo léo của mỗi cá nhân trong quá trình làm việc,
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kỹ năng cá nhân khơng chỉ do đào tạo
mà cĩ mà nĩ cịn phụ thuộc vào năng khiếu, sự rèn luyện bền bỉ, kiên trì của mỗi
người, sự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, cơng tác thực tiễn.
Những kỹ năng mà mỗi KNVCS cần phải cĩ bao gồm:
+ Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: KNVCS cần cĩ khả năng lập kế hoạch
các hoạt động khuyến nơng và tổ chức, hướng dẫn nơng dân thực hiện những kế
hoạch đĩ.
+ Kỹ năng truyền thơng: KNVCS phải cĩ khả năng nĩi và viết tốt, bởi vì họ
sẽ phải sử dụng thường xuyên những kỹ năng này để giao tiếp với nơng dân và các
cá nhân, tổ chức khác trong quá trình hoạt động khuyến nơng. KNVCS phải cĩ khả
năng nĩi trước đám đơng, biết cách chuyển tải những thơng tin, kiến thức của mình
cho nơng dân để họ hiểu và áp dụng vào sản xuất.
+ Kỹ năng phân tích và đánh giá: KNVCS phải cĩ năng lực phân tích, đánh
giá các tình huống gặp phải hàng ngày, nhận thức và hiểu rõ được các vấn đề để cĩ
thể đề xuất được các giải pháp kịp thời và hợp lý cho nơng dân.
+ Kỹ năng lãnh đạo: KNVCS phải tự tin và biết tin tưởng vào những đối
tượng mình đang phục vụ, phải gương mẫu trước quần chúng và cĩ khả năng lãnh
đạo quần chúng thực hiện thành cơng các hoạt động khuyến nơng.
+ Kỹ năng sáng tạo: KNVCS thường phải làm việc trong các điều kiện độc lập
và đối mặt với nhiều tình huống cĩ thể xảy ra, vì vậy cần cĩ khả năng sáng tạo, linh
hoạt, chủ động chứ khơng phải lúc nào cũng dựa vào sự chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên.
+ Kỹ năng viết báo cáo: cũng như nĩi trước quần chúng, viết báo cáo là một
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 13
kỹ năng cần thiết mà KNVCS phải rèn luyện cho mình. Viết báo cáo ở đây khơng
chỉ mang nghĩa hẹp là viết báo cáo cho cấp trên theo quy định, mà bao hàm cả các
loại tin bài đưa tin, hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều đối tượng khác nhau. Qua các báo
cáo, tin bài của cán bộ khuyến nơng, thơng tin, tiến bộ kỹ thuật sẽ được phổ biến,
truyền bá tới người nơng dân, tới các nhà quản lý.
+ Kỹ năng tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương: một KNVCS giỏi
phải luơn biết cách tiếp cận và tranh thủ những nguồn lực sẵn cĩ ở địa phương để tổ
chức các hoạt động khuyến nơng. KNVCS cần biết động viên khuyến khích các nhà
lãnh đạo địa phương tham gia cơng tác khuyến nơng và phát triển cộng đồng, xây
dựng thành mạng lưới cộng tác viên khuyến nơng (các cán bộ chính quyền, cán bộ
đồn thể ở địa phương, những người cĩ kinh nghiệm sản xuất giỏi, cĩ uy tín,…). ðây
là những người mà KNVCS cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ và sử dụng ảnh hưởng
của họ vào cơng tác khuyến nơng.
- Yêu cầu về phẩm chất đạo đức:
Hoạt động khuyến nơng là một cơng việc mang tính xã hội, lợi ích gắn liền
với cộng đồng, xã hội. Do đĩ để cĩ thể hồn thành tốt cơng việc KNVCS cần phải
cĩ phẩm chất đạo đức tốt, đĩ là:
+ Chịu đựng gian khổ, sẵn sàng làm việc ở những vùng nơng thơn xa xơi hẻo
lánh, điều kiện khĩ khăn với tinh thần vì nhân dân.
+ Thật thà, thẳng thắn và nhiệt tình, là niềm tin, chỗ dựa cho người nơng dân
trong sản xuất cũng như trong đời sống. Người cán bộ khuyến nơng khơng những
được cán bộ cấp trên tín nhiệm mà cịn được nơng dân tin tưởng khi đưa ra những
lời khuyên.
+ Hồ nhã, cần cù, giản dị, khiêm tốn, người cán bộ khuyến nơng cơ sở cần là
những tấm gương tốt trong sản xuất cũng như trong đời sống để người dân noi theo.
+ Cĩ lịng nhân đạo, tình cảm yêu mến đối với bà con nơng dân và tính hài
hước nhẹ nhàng trong cơng việc. Cán bộ khuyến nơng cần biết thơng cảm với
những ước muốn và tình cảm của người dân, đồng thời khi làm việc cũng phải biết
tơn trọng và lắng nghe ý kiến của họ.
+ Tin tưởng vào năng lực của chính mình và quyết tâm làm được một điều gì
đĩ để gĩp phần vào sự nghiệp phát triển nơng thơn. Vì làm việc trong điều kiện độc
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 14
lập và ít cĩ sự giám sát của cấp trên nên nếu khơng tin tưởng vào chính bản thân
mình và khơng cĩ lịng quyết tâm thì khĩ cĩ thể làm tốt vai trị của người cán bộ
khuyến nơng.
Vai trị và mối quan hệ của KNVCS với nơng dân cĩ ảnh hưởng quan trọng
đến kết quả và hiệu quả các hoạt động khuyến nơng. Kinh nghiệm hoạt động
khuyến nơng cho thấy, để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, của nơng dân,
KNVCS cần phải đáp ứng được 4 yêu cầu sau:
Yêu cầu 1 Yêu cầu 2 Yêu cầu 3 Yêu cầu 4
Biết dành thời gian rèn luyện
những kỹ năng cho mình để
giúp đỡ nơng dân cĩ hiệu quả
hơn chứ khơng chỉ biết tập
trung tồn bộ những cố gắng
của mình vào việc đạt được
những mục tiêu cụ thể của
các chương trình, dự án
khuyến nơng
Biết thường
xuyên đến với
nơng dân chứ
khơng phải lúc
nào cũng ngồi ở
văn phịng như
một nhân viên
hành chính
Biết khuyến khích
nơng dân phát huy
sáng kiến, phát huy
tinh thần tự lực
cánh sinh chứ
khơng phải chỉ áp
đặt cho nơng dân
những cách làm ăn
theo bài bản cĩ sẵn
Biết hướng tới
sự phát triển
bền vững và
lâu dài chứ
khơng phải chỉ
tìm kiếm
những thành
cơng nhất thời
Ở nước ta hiện nay, KNVCS do chính quyền địa phương tuyển chọn, quản lý
và sử dụng. Cĩ 5 yêu cầu mà các tổ chức thường đặt ra khi tuyển chọn KNVCS là:
1
Cĩ trình độ từ trung cấp trở lên, được đào tạo một trong những chuyên ngành như
nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi,…, nắm vững những kiến thức, kỹ
năng cần thiết trong hoạt động khuyến nơng
2
Cĩ sức khoẻ tốt, cĩ khả năng vận động, tập hợp quần chúng tổ chức các hoạt động
khuyến nơng tại địa phương
3 ðược đào tạo về phương pháp tiếp cận, điều tra đánh giá nhu cầu của nơng dân
4 Cĩ khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhĩm
5
Cĩ khả năng và sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ về chỉ đạo sản xuất, theo dõi nắm
bắt tình hình sản xuất ở địa phương, tham gia cơng tác quản lý nhà nước về nơng
nghiệp, nơng thơn
* Các tiêu chí để đánh giá năng lực KNVCS:
- Các đặc điểm cá nhân: tuổi, sức khoẻ, giới tính, dân tộc,…
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 15
- Trình độ đào tạo: đại học, cao đẳng, trung cấp, chính quy, tại chức, …
- Ngành nghề đào tạo: trồng trọt, chăn nuơi, thú y, thuỷ sản, lâm nghiệp, kinh tế,…
- Kinh nghiệm làm việc, kiến thức thực tế, sự hiểu biết
- ðiều kiện làm việc: văn phịng, trang thiết bị, thơng tin liên lạc,…
- Kết quả, hiệu quả làm việc.
- Khả năng phối kết hợp trong cơng việc
ðể đánh giá năng lực của KNVCS cần xem xét, đánh giá nhiều tiêu chí, căn
cứ vào điều kiện hồn cảnh cụ thể và các yếu tố ảnh hưởng để cĩ thể cĩ cái nhìn
tồn diện, chính xác về năng lực KNVCS.
* Sự cần thiết phải nâng cao năng lực KNVCS:
Trình độ sản xuất của nơng dân nước ta cịn thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu,
năng suất và hiệu quả cịn thấp. ðể ngành nơng nghiệp tăng trưởng và phát triển
nhanh, bền vững cần phải nhanh chĩng đưa KHKT vào sản xuất, áp dụng những
cơng nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. ðĩ là nhiệm vụ của cơng tác khuyến nơng,
trong đĩ KNVCS là lực lượng chủ đạo, trực tiếp và quyết định đến kết quả và hiệu
quả hoạt động của tồn bộ hệ thống khuyến nơng.
Khuyến nơng là cầu nối giữa khoa học và sản xuất, là nhân tố quan trọng để
tạo ra mối quan hệ liên kết giữa 4 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và
nhà nơng), qua đĩ gĩp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thơng và tiêu dùng. Tăng cường
năng lực khuyến nơng cũng chính là tăng cường sự liên kết giữa sản xuất, lưu thơng
và tiêu dùng, gĩp phần đưa nơng nghiệp, nơng thơn phát triển bền vững.
Nghị quyết VII khố X của ðảng về nơng nghiệp - nơng dân - nơng thơn đã
khẳng định nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn cĩ vai trị, vị trí chiến lược trong quá
trình CNH- HðH đất nước, đảm bảo nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định, bền
vững. Và một trong những nhiệm vụ trong thời gian tới là phải phát triển nhanh
nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học cơng nghệ để HðH nơng nghiệp,
CNH nơng thơn. ðể làm được như vậy một trong những giải pháp đặt ra là phải
tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nơng các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.
Do vậy, trong thời kỳ hiện nay, vai trị, nhiệm vụ của cơng tác khuyến nơng
được mở rộng, đa dạng hơn. Hoạt động khuyến nơng khơng chỉ là thúc đẩy sản xuất
phát triển mà cịn đan xen cả các yếu tố xã hội, văn hố. Hệ thống khuyến nơng cơ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 16
sở cần được củng cố và tăng cường cả về mặt kỹ thuật cũng như các mặt kinh tế -
xã hội để cĩ đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống.
c) Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực KNVCS:
* Yếu tố nội sinh:
- Vấn đề giới: Trong hoạt động khuyến nơng, vấn đề giới cĩ những ảnh
hưởng nhất định. Ở các nước châu Á cũng như Việt Nam, do đặc thù cơng việc
người làm cơng tác khuyến nơng cơ sở thường là nam giới. Trong khi đĩ lao động
chính trong sản xuất nơng nghiệp lại thường là phụ nữ. Từ thực tế này, trong cơng
tác khuyến nơng cũng thường nghiên cứu lồng ghép các vấn đề về bình đẳng giới,
cụ thể: đối với nơng dân thì khuyến khích đối tượng là phụ nữ tham gia, đối với cán
bộ khuyến nơng thì thường ưu tiên tuyển chọn cán bộ nữ nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động khuyến nơng.
- Về tuổi: yếu tố này gắn liền với các yếu tố sức khoẻ, kinh nghiệm. Với
những người tuổi trẻ thì sức khoẻ tốt hơn nhưng kinh nghiệm làm việc lại chưa
nhiều. Họ cĩ thể đảm đương những cơng việc vất vả, khĩ khăn, tuy nhiên kiến thức
về văn hố, xã hội, kinh nghiệm sản xuất, những hiểu biết về địa phương cịn hạn
chế. Làm khuyến nơng khơng chỉ nĩi cho nơng dân làm mà cịn phải biết làm cho
nơng dân xem, muốn giúp nơng dân làm kinh tế giỏi thì bản thân cán bộ khuyến
nơng cũng phải làm kinh tế giỏi. Do vậy ở các địa phương cần phải cĩ cả những
khuyến nơng viên trẻ và những người cĩ kinh nghiệm lâu năm để cĩ thể phối hợp,
hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động.
- Về dân tộc: ðối với những vùng đồng bào dân tộc ít người thì cơng tác
khuyến nơng cũng mang những nét riêng biệt, đặc thù. Về ngơn ngữ khi truyền đạt
thơng tin, hướng dẫn nơng dân cách làm ăn cần sử dụng tiếng bản địa. KNVCS cần
phải biết tổ chức các hoạt động khuyến nơng phù hợp với các phong tục tập quán,
văn hố địa phương. Chỉ cĩ như vậy nơng dân mới chấp nhận và làm theo. Do vậy ở
những vùng đồng bào dân tộc thường ưu tiên tuyển chọn người địa phương làm
cơng tác khuyến nơng cơ sở để họ giúp đồng bào mình phát triển sản xuất.
- Trình độ văn hố và chuyên mơn: Sản xuất nơng nghiệp càng phát triển thì
địi hỏi KNVCS cần phải cĩ kiến thức chuyên mơn sâu và cĩ khả năng vận dụng
vào sản xuất thực tiễn, nắm vững những phương pháp, kỹ năng cần thiết trong hoạt
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 17
động khuyến nơng. Do đĩ người làm cơng tác khuyến nơng cơ sở cần phải được đào
tạo và thường xuyên học tập rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ,
nắm bắt được những TBKT, cơng nghệ mới để chuyển giao cho nơng dân.
* Yếu tố ngoại sinh:
- ðiều kiện tự nhiên: mỗi một vùng miền, một địa phương cĩ những đặc
điểm, điều kiện tự nhiên khác nhau về đất đai, khí hậu, thuỷ văn, từ đĩ quyết định
đến cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đặc điểm sản xuất nơng nghiệp ở địa phương đĩ.
KNVCS cần phải nắm rõ những đặc điểm về tự nhiên để từ đĩ khuyến cáo cho nơng
dân “trồng cây gì”, “nuơi con gì”, “áp dụng biện pháp kỹ thuật nào” để cĩ kết quả
và hiệu quả cao. ðể cĩ thể nắm được những hiểu biết này khơng cĩ cách nào khác
là KNVCS phải học hỏi, nắm bắt từ thực tiễn sản xuất, từ kinh nghiệm của những
người sản xuất giỏi trong vùng.
- ðiều kiện kinh tế- xã hội: cĩ ảnh hưởng đến trình độ dân trí, phương thức
sản xuất của nơng dân, ảnh hưởng đến thị trường giá cả, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất,
từ đĩ sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của nơng dân. Do đĩ ở mỗi vùng, địa phương cĩ
điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau thì địi hỏi phải cĩ những KNVCS với trình độ,
năng lực khác nhau, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của vùng đĩ. Nhìn chung
điều kiện kinh tế - xã hội càng phát triển thì địi hỏi KNVCS phải cĩ năng lực càng
cao và ngược lại.
- Cơ chế chính sách: KNVCS hoạt động tuân theo các quy định, cơ chế chính
sách khuyến nơng của Nhà nước. Nếu cơ chế chính sách khuyến nơng phù hợp với
thực tiễn sản xuất thì các hoạt động sẽ được triển khai thuận lợi, hoạt động cĩ hiệu
quả, khuyến khích được KNVCS làm việc cĩ tâm huyết, trách nhiệm với cơng việc.
Một trong những chính sách cĩ ảnh hưởng quan trọng đến năng lực KNVCS là
chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ. KNVCS rất cần được đào tạo và đào tạo lại
một cách thường xuyên và liên tục để cĩ thể trang bị, tiếp cận với kiến thức mới,
KHKT mới, phương pháp mới. Cĩ như vậy KNVCS mới cĩ đủ năng lực đáp ứng
yêu cầu phát triển của sản xuất.
- ðiều kiện làm việc: ðể chuyển giao TBKT cho nơng dân, KNVCS khơng
chỉ biết dạy cho dân làm mà cịn phải cĩ điều kiện làm thực tế cho nơng dân xem.
Do vậy KNVCS cần được bố trí đủ các điều kiện làm việc, các trang thiết bị cần
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 18
thiết phục vụ hoạt động khuyến nơng. ðiều kiện làm việc gĩp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động cũng như giúp nơng dân tiếp thu một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng
nhất những kiến thức, kỹ thuật mà KNVCS chuyển giao.
- Hội nhập kinh tế thế giới: nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) và khu vực mậu dịch tự do AFTA, nền kinh tế nĩi chung cũng như
ngành nơng nghiệp nĩi riêng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của kinh tế khu vực cũng
như thế giới. Do đĩ sản xuất, chế biến cũng phải tuân theo các quy định chung của
thế giới. Cơng tác khuyến nơng cần phải đổi mới, tiếp cận và tuân thủ theo các quy
định chung, từ đĩ hướng dẫn nơng dân phát triển sản xuất các sản phẩm đáp ứng
chất lượng, tiêu chuẩn của thế giới. Khuyến nơng cần phải hướng nơng dân phát
triển sản xuất hàng hố, khai thác những tiềm năng thế mạnh, những sản phẩm cĩ
sức cạnh tranh đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.
d). Các phương pháp đánh giá năng lực KNVCS:
ðánh giá năng lực của một người hay một hệ thống là một cơng việc khơng
hề dễ dàng. Việc đánh giá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách
quan. Mục tiêu của việc đánh giá năng lực cán bộ khơng phải là để chỉ trích hay phê
bình người đĩ mà nhằm giúp cho người quản lý cĩ cái nhìn khách quan về đối
tượng đánh giá, từ đĩ cĩ chiến lược, chính sách tác động nhằm nâng cao năng lực
cũng như hiệu quả cơng việc của người đĩ. ðồng thời qua việc đánh giá, người
được đánh giá cũng hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân
mình để từng bước khắc phục, hồn thiện và cĩ cơ hội thể hiện tâm tư, nguyện
vọng, đề xuất những ý kiến của mình với các cấp quản lý.
ðể đánh giá năng lực của cán bộ cĩ nhiều cách đánh giá khác nhau. Cĩ
phương pháp phân loại cán bộ thành các nhĩm: nhĩm cĩ năng lực xuất sắc, nhĩm
cĩ năng lực trung bình và nhĩm năng lực yếu. Tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp
này dễ “đánh đồng” các nhân viên với nhau, làm cho họ khơng thấy được điểm
mạnh của mình hoặc những điểm yếu cần phải khắc phục, chỉnh sửa.
Hiện nay ở các nước trên thế giới, các tổ chức, cơng ty đang quan tâm đến
phương pháp đánh giá 360 độ. Phương pháp này cho phép người đánh giá cũng như
người được đánh giá cĩ cái nhìn đa chiều về vị trí, kết quả cơng việc của bản thân
trong con mắt những người xung quanh. Tuy nhiên qua kiểm nghiệm thực tế,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 19
phương pháp này chỉ đạt kết quả cao khi xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp và áp
dụng cho các tổ chức cĩ quy mơ nhỏ [21].
Ngồi ra cịn cĩ nhiều phương pháp đánh giá năng lực cán bộ như: phương
pháp đánh giá cho điểm (xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá và thang điểm cho
từng tiêu chí để đánh giá); phương pháp đánh giá chéo (chia cán bộ thành các cặp,
các nhĩm để tự đánh giá lẫn nhau); phương pháp đánh giá mơ tả (người được đánh
giá mơ tả năng lực của mình theo mẫu đã được xây dựng, trong đĩ cĩ những tiêu
chí cụ thể, cĩ những tiêu chí theo hướng mở để họ tự đánh giá về bản thân); phương
pháp đánh giá theo kết quả (căn cứ theo kết quả cơng việc thực tế để đánh giá năng
lực của cán bộ); ….
Nhìn chung mỗi phương pháp đều cĩ những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Do đĩ các tổ chức khi đánh giá năng lực cán bộ thường kết hợp một số phương
pháp với nhau để cĩ thể thu được một kết quả chính xác nhất. Việc sử dụng phương
pháp phù hợp sẽ quyết định đến kết quả đánh giá năng lực cán bộ.
ðối với đánh giá năng lực KNVCS, thơng thường người ta sử dụng 05
phương pháp sau:
1) Phương pháp chuyên gia: thuê các chuyên gia cĩ kinh nghiệm đánh giá.
Chuyên gia sẽ làm việc với các KNVCS và các cá nhân, tổ chức liên quan để xem
xét, đánh giá năng lực của KNVCS. Các dự án quốc tế thường sử dụng phương
pháp này. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này thường tốn kém chi phí và kết quả
phụ thuộc nhiều vào năng lực, trình độ, quan điểm, gĩc nhìn của chuyên gia.
2) Phương pháp tự đánh giá: KNVCS tự đánh giá năng lực bản thân theo các
ưu điểm, nhược điểm, những vấn đề tồn tại theo các tiêu chí sẵn cĩ. Các tiêu chí
đánh giá theo hướng mở do đĩ cán bộ khuyến nơng dễ đánh giá, khơng theo khuơn
mẫu cứng nhắc. Phương pháp này cĩ ưu điểm là dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy
nhiên cơng tác tổng hợp, phân loại, đánh giá gặp khĩ khăn do mỗi KNVCS hoạt
động ở địa bàn khác nhau, với những đặc điểm, điều kiện khác nhau nên khĩ phân
tích. Ngồi ra để KNVCS tự đánh giá nên họ khơng phát hiện ra những vấn đề tồn
tại của bản thân và thường che dấu những khuyết điểm, tồn tại. Do đĩ kết quả đánh
giá thường khơng chính xác.
3) Phương pháp đánh giá theo nhiệm vụ và kết quả cơng việc: căn cứ vào
chức năng nhiệm vụ và kết quả làm việc thực tế để đánh giá năng lực của KNVCS.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 20
Người nào làm việc đạt hiệu quả cao, hồn thành tốt nhiệm vụ là người đĩ cĩ năng
lực cao. Phương pháp này thường được các cơ quan quản lý KNVCS sử dụng, kết
hợp giữa đánh giá kết quả cơng việc với đánh giá năng lực và bình xét các hình thức
thi đua khen thưởng hàng năm. Tuy nhiên phương pháp này cĩ nhược điểm là các
KNVCS làm việc ở những địa bàn khác nhau, cĩ những khĩ khăn thuận lợi khác
nhau, do đĩ kết quả đạt được cũng khác nhau. Như vậy đánh giá sẽ khơng cơng
bằng. Mặt khác kết quả cơng việc chỉ nĩi lên một phần nào năng lực của mỗi
KNVCS. Trong bản thân mỗi người đĩ cịn cĩ những “năng lực tiềm ẩn” khác mà
do điều kiện thực tế chưa cho phép nên họ chưa thể hiện được. Các nhà quản lý cần
phải biết cách “khơi dậy” để KNVCS cĩ điều kiện phát huy những “năng lực tiềm
ẩn” này trong thực tiễn cơng tác.
4) Phương pháp nơng dân đánh giá năng lực KNVCS: nơng dân là khách
hàng (là “cầu”), cịn cán bộ khuyến nơng với vai trị là người cung cấp (là cung),
chuyển giao các KHKT cho nơng dân. Sản phẩm mà cán bộ khuyến nơng chuyển
giao phải đáp ứng nhu cầu của người nơng dân thì người nơng dân mới chấp nhận.
Người nơng dân khi tham gia các hoạt động khuyến nơng, cĩ điều kiện tiếp xúc với
KNVCS nên họ sẽ biết được người cán bộ này cĩ ưu điểm gì, nhược điểm gì, đã
giúp họ giải quyết vấn đề gì và những vấn đề nào cịn tồn tại chưa đáp ứng được
nhu cầu của họ. Do đĩ nơng dân sẽ đánh giá được năng lực của KNVCS đã đáp ứng
được nhu cầu của sản xuất hay chưa.
Tuy nhiên sử dụng phương pháp này cĩ nhược điểm là trình độ dân trí của
nơng dân thường thấp và khơng đồng đều. Mỗi nơng dân cĩ một quan điểm, nhu
cầu riêng cần cán bộ khuyến nơng hỗ trợ. Do đĩ khi nghiên cứu cần sử dụng nhiều
tiêu chí đánh giá, mất nhiều thời gian, chi phí tốn kém và kết quả đánh giá thường
phân tán, cĩ nhiều quan điểm trái chiều nhau.
5) Phương pháp cho điểm: đây là sự kết hợp của nhiều phương pháp và các
tiêu chí đánh giá được cho điểm theo các mức độ năng lực khác nhau.. ðiểm bình
quân chung của mỗi người thể hiện mức năng lực của KNVCS. Phương pháp này cĩ
ưu điểm là sử dụng nhiều tiêu chí nên cĩ thể đánh giá tổng hợp, khái quát tồn bộ đặc
điểm, năng lực vốn cĩ của KNVCS. Do tính được điểm năng lực bình quân của mỗi
KNVCS nên chúng ta cĩ thể so sánh, đối chiếu giữa các KNVCS với nhau và so sánh
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 21
với yêu cầu của cấp quản lý, để từ đĩ biết được năng lực thực tế của mỗi KNVCS và
những điểm yếu, hạn chế để cĩ hướng khắc phục. ðây là phưong pháp thường được
sử dụng hiện nay và cho kết quả tin cậy khi đánh giá năng lực của KNVCS.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Hoạt động khuyến nơng và KNVCS ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
a) Thái Lan [10]
Ở Thái Lan, Cục Khuyến nơng là một bộ phận quan trọng thuộc Bộ Nơng
nghiệp Thái Lan, được thành lập vào ngày 21/10/1967. Hệ thống khuyến nơng Thái
Lan gồm:
• Trung ương: Cục khuyến nơng cĩ 12 phịng ban, 6 văn phịng khuyến nơng
và phát triển nơng nghiệp vùng.
• Cấp tỉnh: cĩ 76 văn phịng khuyến nơng tỉnh.
• Cấp huyện: cĩ 879 văn phịng khuyến nơng huyện.
• Cấp cơ sở (xã, liên xã): cĩ 7.105 Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nơng
nghiệp (ATTCs).
Trong giai đoạn đầu do thiếu kinh phí và hệ thống chưa hồn chỉnh nên các
hoạt động khuyến nơng của Thái Lan chủ yếu triển khai thơng qua các nhĩm nơng
dân hoặc thanh niên, với các hoạt động chính là chuyển giao kiến thức dựa vào trình
diễn, thi đua sản xuất, triển lãm và hội chợ nơng nghiệp ở các tỉnh. Tỷ lệ giữa cán
bộ khuyến nơng và nơng dân là 1 : 4.000.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống khuyến nơng Thái Lan cũng
từng bước phát triển theo hướng tập trung phát triển nguồn lực cho khuyến nơng
viên và nơng dân. Hệ thống khuyến nơng này bao gồm 2 phần chính là hoạt động tại
thực địa (nhiệm vụ của cán bộ khuyến nơng huyện và liên xã) và hỗ trợ hoạt động
(nhiệm vụ của các cán bộ khuyến nơng cấp trung ương và cấp tỉnh).
Cho đến nay cả nước Thái Lan đã cĩ 7.105 Trung tâm chuyển giao kỹ thuật
nơng nghiệp (ATTCs) được thành lập ở cấp liên xã, là cơ sở để tổ chức các hoạt
động thực địa khuyến nơng, và khâu nối hoạt động của các tổ chức liên quan ở tất
cả các cấp về hoạt động khuyến nơng. ATTCs được thành lập với mục đích chuyển
giao kiến thức và cung cấp dịch vụ nơng nghiệp cho người dân địa phương với sự
tham gia của người dân. ATTCs hoạt động trên cơ sở lấy cộng đồng làm trung tâm
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 22
bằng cách tạo cho người nơng dân cĩ cơ hội tự mình phân tích và giải quyết các vấn
đề tồn tại. ATTCs đã thiết lập hoạt động gần gũi với các tổ chức hành chính liên xã
nhằm tạo ý thức sở hữu của cộng đồng địa phương.
Văn phịng ATTCs được đặt ở các xã, được đầu tư các trang thiết bị hiện đại.
Văn phịng cĩ: phịng làm việc, phịng họp, phịng thơng tin tư liệu, tài liệu kỹ thuật và
các ấn phẩm để phục vụ người dân. Ban điều hành ATTCs bao gồm: đại diện của cộng
đồng được chỉ định, đại diện chính quyền địa phương và cán bộ khuyến nơng. Cán bộ
khuyến nơng hoạt động với vai trị như là thư ký, khâu nối các bên cĩ liên quan để triển
khai các hoạt động khuyến nơng. Nhiệm vụ chính của cán bộ khuyến nơng cơ sở là:
- Phân tích vấn đề và nhu cầu của cộng đồng thơng qua sự tham gia của nơng
dân trong quá trình phân tích thơng tin và quyết định về kế hoạch trang trại của họ
- Lập kế hoạch cộng đồng đáp ứng được nhu cầu của nơng dân.
- ðề xuất các dự án dựa trên kế hoạch của cộng đồng để trình cấp huyện và
cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ tài chính.
- Lập kế hoạch hành động, kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo và tham quan,
nhân rộng kết quả thành cơng của nơng dân ra các vùng khác.
- Quảng bá thơng tin về các hoạt động của ATTCs thơng qua triển lãm, xuất
bản, truyền thanh tại thơn bản, tạo điều kiện để nơng dân tham gia vào các hoạt động
Như vậy hệ thống tổ chức khuyến nơng cơ sở của Thái Lan tương đối lớn
mạnh và hoạt động hiệu quả thơng qua hình thức các Trung tâm chuyển giao kỹ
thuật nơng nghiệp (ATTCs). Các ATTCs được đầu tư nhiều kinh phí, cĩ cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại và gắn kết chặt chẽ với cộng đồng và nơng dân nơng thơn.
b) ðan Mạch [14]
ðan Mạch là một nước cĩ nền nơng nghiệp phát triển, tuy nhiên lại khơng cĩ hệ
thống khuyến nơng nhà nước. Các dịch vụ khuyến nơng được cung cấp bởi Trung tâm
dịch vụ tư vấn nơng nghiệp quốc gia và các Trung tâm dịch vụ tư vấn địa phương.
Các nguyên tắc chính trong hoạt động khuyến nơng ở ðan Mạch là:
• ðược quản lý và tổ chức bởi người sử dụng
• Do người sử dụng dịch vụ trả tiền
• Bình đẳng khơng thiên vị
• Khơng cĩ chức năng thanh tra đại diện bởi Chính phủ
• Dịch vụ cho mọi lĩnh vực sản xuất
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 23
Các Trung tâm tư vấn địa phương tư vấn trực tiếp cho người nơng dân. ðan
Mạch cĩ tổng số 53 Trung tâm tư vấn địa phương được điều hành và tổ chức bởi
các Hội/ tổ chức nơng dân địa phương. Các cán bộ tư vấn (được hiểu như là các
KNVCS) cung cấp dịch vụ cho những nhĩm nơng dân hoặc từng nơng dân theo yêu
cầu. Một Trung tâm tư vấn địa phương thường cĩ từ 500 - 2.000 nơng dân thành
viên và cĩ từ 20- 70 nhân viên tư vấn.
Trung tâm tư vấn nơng nghiệp quốc gia giữ vai trị hỗ trợ các Trung tâm địa
phương trong việc thơng tin, đào tạo nơng dân và đào tạo nâng cao trình độ cho đội
ngũ cán bộ tư vấn; là cầu nối nghiên cứu giữa cán bộ tư vấn cơ sở và nơng dân;
đồng thời tư vấn, hỗ trợ cho Chính phủ trong việc xây dựng các quy định, chính
sách về nơng nghiệp.
ða số các kiến thức, cơng nghệ sản xuất được phổ biến thơng qua các cán bộ
tư vấn nơng nghiệp cơ sở. ðể khuyến khích, hỗ trợ phát triển các dịch vụ tư vấn,
ban đầu Chính phủ trả một nửa số lương của cán bộ tư vấn, số cịn lại do người sử
dụng dịch vụ trả. ðây là mơ hình được thực hiện trong nhiều năm và Chính phủ đã
cắt giảm dần, đến nay việc hỗ trợ này đã chấm dứt.
Các dịch vụ tư vấn bắt nguồn từ nơng dân, được xây dựng nhằm tạo ra các
lợi ích cho nơng dân. ðiều đĩ thể hiện qua việc cán bộ tư vấn cơ sở được tuyển
dụng bởi các Hội/ tổ chức nơng dân, do đĩ họ rất tin tưởng. Cán bộ tư vấn cơ sở
khơng chỉ là những người phổ biến thơng tin kỹ thuật mà cịn là các đối tác của
nơng dân trong quá trình phát triển sản xuất tại chính trang trại của nơng dân.
Một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng trong quá trình phát triển
nơng nghiệp và khuyến nơng của ðan Mạch là tập trung phát triển ở cấp cơ sở qua
các tổ chức tự quản bởi nơng dân. Các tổ chức tự quản đảm bảo gắn kết lợi ích giữa
nơng dân với cán bộ tư vấn, vừa đảm bảo tính cơng bằng, mọi nơng dân đều cĩ cơ
hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khuyến nơng. Khuyến nơng đã trở thành một
“nghề” và những người cung cấp các dịch vụ khuyến nơng mang tính chuyên
nghiệp rất cao.
c) Trung Quốc [16]:
Khuyến nơng Trung Quốc đã cĩ từ rất lâu. Tuy nhiên đến năm 1982 Trung
Quốc mới chính thức cĩ hệ thống tổ chức khuyến nơng, bao gồm:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 24
• Cấp quốc gia: Trung tâm KHKT và dịch vụ, KN Quốc gia (NATESC).
• Cấp tỉnh: Trung tâm KHKT và khuyến nơng tỉnh (PATEC).
• Cấp huyện: Trung tâm KHKT và khuyến nơng quận, huyện (CATEC).
• Cấp xã: Trạm KHKT và khuyến nơng xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện
(TATESs). TATESs cĩ nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khuyến nơng, kết nối trực
tiếp để đáp ứng yêu cầu của nơng dân.
Nhìn chung, mạng lưới KHKT và khuyến nơng của Trung Quốc tương đối
hồn thiện. Về cơ chế quản lý, Trung tâm dịch vụ khuyến nơng cấp trên chỉ hỗ trợ
trung tâm dịch vụ cấp dưới về kỹ thuật và khơng cĩ bất kỳ một mối liên kết nào về
mặt hành chính. Các nhân viên khuyến nơng làm việc tại trung tâm dịch vụ đều là
những người được chính quyền địa phương tuyển dụng. Tất cả những trung tâm
dịch vụ đều giữ mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức liên quan đến nơng nghiệp như:
các tổ chức của chính phủ (GOs), các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các dịch vụ
hỗ trợ khác.
Theo điều tra của Bộ Nơng nghiệp, tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc cĩ
126.000 cơ quan KHKT và khuyến nơng cấp xã, phường, thị trấn; 24.000 cơ quan
cấp quận, huyện. Tổng số cĩ 86.550 người đang làm việc trong cơ quan KHKT và
khuyến nơng, trong đĩ cấp huyện là 30.900 người và cấp xã, phường là 55.650 người.
Giống như các nước khác, khuyến nơng Trung Quốc sử dụng các phương
pháp cá nhân, phương pháp nhĩm và phương pháp truyền thơng đại chúng là chủ yếu.
1) Phương pháp cá nhân: Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở cấp
Trạm khuyến khuyến nơng xã, phường, đến thẳng trạng trại (cán bộ khuyến nơng
đến thăm cánh đồng hoặc nơi sản xuất của nơng dân mà họ hướng dẫn về kỹ thuật),
gọi điện thoại (nơng dân gọi điện thoại đến Trạm khuyến nơng để giúp đỡ về kỹ
thuật). ðây là phương pháp hiệu qủa nhất. Ưu thế của phương pháp này là các
khuyến nơng viên cĩ thể giải quyết vấn đề của nơng dân, giúp nơng dân đối diện với
khĩ khăn, chiếm được lịng tin của nơng dân, nhưng chi phí cao.
2) Phương pháp nhĩm: Phương pháp này được sử dụng để cung cấp dịch vụ
cho nhiều nơng dân cĩ liên quan đến nhau. Ví dụ xây dựng nhĩm nơng dân bao
gồm các loại hình: hộ sản xuất, hộ dịch vụ kỹ thuật, hộ dịch vụ đĩng gĩi sản p._.
15
8
Ph
ụ
lụ
c
4.
2:
Tổ
n
g
hợ
p
kế
t q
u
ả
kh
ảo
sá
t n
hu
cầ
u
đ
ào
tạ
o
v
ề
Ti
ến
bộ
kỹ
th
u
ật
m
ới
củ
a
K
N
V
C
S
ở
cá
c
hu
yệ
n
đ
iề
u
tr
a
tỉn
h
Bắ
c
G
ia
n
g
B
Q
Ch
u
n
g
Sơ
n
độ
n
g
Y
ên
D
ũn
g
V
iệ
t Y
ên
Lụ
c
N
am
D
iễ
n
gi
ải
Số
n
gư
ời
Tỷ
lệ
(%
)
Số
n
gư
ời
Tỷ
lệ
(%
)
Số
n
gư
ời
Tỷ
lệ
(%
)
Số
n
gư
ời
Tỷ
lệ
(%
)
Số
n
gư
ời
Tỷ
lệ
(%
)
Tổ
n
g
số
K
N
V
C
S
93
10
0
22
10
0
25
10
0
19
10
0
27
10
0
1.
N
ơn
g
họ
c
-
Rấ
t c
ần
48
51
,
6
11
50
,
0
16
64
,
0
9
47
,
4
12
44
,
4
-
Cầ
n
34
36
,
6
10
45
,
5
7
28
,
0
7
36
,
8
10
37
,
0
-
Ch
ưa
cầ
n
11
11
,
8
1
4,
5
2
8,
0
3
15
,
8
5
18
,
5
2.
C
hă
n
n
u
ơi
,
th
ú
y
-
Rấ
t c
ần
34
36
,
6
10
45
,
5
7
28
,
0
7
36
,
8
10
37
,
0
-
Cầ
n
48
51
,
6
12
54
,
5
16
64
,
0
8
42
,
1
12
44
,
4
-
Ch
ưa
cầ
n
11
11
,
8
0
-
2
8,
0
4
21
,
1
5
18
,
5
3.
Lâ
m
n
gh
iệ
p
-
Rấ
t c
ần
21
22
,
6
6
27
,
3
7
28
,
0
2
10
,
5
6
22
,
2
-
Cầ
n
35
37
,
6
10
45
,
5
7
28
,
0
6
31
,
6
12
44
,
4
-
Ch
ưa
cầ
n
37
39
,
8
6
27
,
3
11
44
,
0
11
57
,
9
9
33
,
3
4.
Bả
o
qu
ản
ch
ế
bi
ến
N
LT
S
-
Rấ
t c
ần
23
24
,
7
5
22
,
7
7
28
,
0
6
31
,
6
5
18
,
5
-
Cầ
n
45
48
,
4
10
45
,
5
12
48
,
0
9
47
,
4
14
51
,
9
-
Ch
ưa
cầ
n
25
26
,
9
7
31
,
8
6
24
,
0
4
21
,
1
8
29
,
6
5.
N
u
ơi
tr
ồn
g
th
ủ
y
sả
n
-
Rấ
t c
ần
24
25
,
8
5
22
,
7
9
36
,
0
5
26
,
3
5
18
,
5
-
Cầ
n
50
53
,
8
11
50
,
0
12
48
,
0
12
63
,
2
15
55
,
6
-
Ch
ưa
cầ
n
19
20
,
4
6
27
,
3
4
16
,
0
2
10
,
5
7
25
,
9
6.
Th
a
m
qu
a
n
họ
c
tậ
p
-
Rấ
t c
ần
54
58
,
1
10
45
,
5
16
64
,
0
12
63
,
2
16
59
,
3
-
Cầ
n
31
33
,
3
10
45
,
5
8
32
,
0
7
36
,
8
6
22
,
2
-
Ch
ưa
cầ
n
8
8,
6
2
9,
1
1
4,
0
0
-
5
18
,
5
(N
gu
ồn
:
tổ
n
g
hợ
p
từ
số
liệ
u
đi
ều
tr
a
)
159
PHỤ LỤC 5- MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ HOẠT ðỘNG
CỦA KHUYẾN NƠNG VIÊN CƠ SỞ
Ảnh 1: Hội thảo đầu bờ về mơ hình trồng dưa chuột an tồn
Ảnh 2: Tập huấn về cơ giới hố làm đất
160
Ảnh 3: Tập huấn kỹ thuật ghép cây ăn quả
Ảnh 4: Hội thảo đầu bờ về mơ hình lúa chất lượng
161
Ảnh 5: Lớp tập huấn nghiệp vụ và phương pháp khuyến nơng
cho KNVCS tại Trung tâm khuyến nơng tỉnh Bắc Giang
Ảnh 6: KNVCS tham quan mơ hình trồng thâm canh cây nhãn ở Hưng Yên
162
MẤU PHIẾU ðIỀU TRA HỘ NƠNG DÂN
I. Thơng tin chung về hộ:
1. Họ tên chủ hộ: …………………………………………………………………..
2. ðịa chỉ: …………………………………………………………………………..
3. Các hình thức sản xuất kinh doanh của hộ (cĩ thể chọn nhiều phương án):
1. Trồng trọt 2. Chăn nuơi 3. Lâm nghiệp 4.
NNNT 5. NTTS
II. Các dịch vụ Khuyến nơng Ơng / bà đã được tiếp cận và đánh giá nhận xét
1.1. Tham gia các hoạt động khuyến nơng:
- Trong năm vừa qua (năm 2008) Ơng /bà đã được tham gia những nội dung nào?
(đánh các số 1,2,3 ở phần sau vào ơ thích hợp)
Xây dựng mơ
hình
Tập huấn, đào
tạo
Thơng tin tuyên
truyền
Tư vấn, dịch vụ Nghành /
lĩnh vực
Cĩ Khơng Cĩ Khơng Cĩ Khơng Cĩ Khơng
Trồng trọt
Chăn nuơi
Khuyến lâm
Khuyến cơng
Khuyến ngư
Khác ( ghi
rõ)
- Các nội dung hoạt động đĩ vai trị của khuyến nơng viên cơ sở như thế nào? ( cĩ
thể chọn nhiều)
1. Là người trực tiếp triển khai các hoạt động đĩ đến hộ nơng dân.
2. Là người hỗ trợ các hoạt động đĩ khi triển khai.
3. Khơng tham gia gì cả
1.2. ðối với hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn:
- Ơng/ bà đã tham gia xây dựng mơ hình là do:
1. CBKN vận động 2. ðăng ký
- Cán bộ KNCS cĩ tổ chức họp dân lấy ý kiến trước khi xây dựng mơ hình khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
163
- Cán bộ khuyến nơng cơ sở cĩ hướng dẫn kỹ thuật cho hộ khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Trong quá trình xây dựng mơ hình, nếu gặp khĩ khăn về kỹ thuật hộ cĩ chủ động
liên hệ với cán bộ khuyến nơng cơ sở để nhờ tư vấn, giải đáp khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- CBKNCS cĩ tư vấn cho hộ về chủng loại giống, vật tư kỹ thuật và hỗ trợ hộ mua
giống đảm bảo chất lượng khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- CBKNCS cĩ tư vấn cho hộ về thơng tin thị trường, giá cả và tiêu thụ sản phẩm
khơng?
+ Thơng tin thị trường, giá cả: 1. Cĩ 2. Khơng.
+ Tiêu thụ sản phẩm: 1. Cĩ 2. Khơng.
- ðánh giá của hộ về kinh nghiệm thực tiễn của CBKNCS trong chỉ đạo, hướng dẫn
các hộ xây dựng mơ hình:
1. Nhiều kinh nghiệm 2. Ít kinh nghiệm
- ðánh giá của hộ về trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ:
1. Tốt 2. Trung bình 3. Yếu
- ðánh giá về hướng dẫn kỹ thuật:
1. Dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với thực tế 2. Khĩ áp
dụng, khơng phù hợp
- ðánh giá về tinh thần làm việc:
1. Nhiệt tình 2. Trách nhiệm 3. Qua loa, hời hợt
- ðánh giá về đạo đức, tác phong, lối sống (cĩ thể chọn nhiều phương án):
1. Giản dị 2. Khiêm tốn 3. Thật thà 4. Dễ hồ đồng
1.3. ðối với tập huấn đào tạo, tham quan học tập:
- Trong các lớp tập huấn, tham quan Ơng/bà tham gia:
+ Bao nhiêu lớp CBKNCS là người tổ chức lớp học? …………. lớp.
+ Bao nhiêu lớp CBKNCS là người trực tiếp giảng bài, hướng dẫn kỹ thuật?
………. lớp.
- Theo Ơng/bà nội dung lớp tập huấn cĩ đáp ứng được yêu cầu của hộ khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
164
- Sau khố tập huấn, trong quá trình sản xuất gặp phải những khĩ khăn, vướng mắc,
Ơng/bà cĩ chủ động liên hệ với CBKNCS để nhờ tư vấn, giải đáp?
1. Cĩ 2. Khơng
- Theo Ơng/bà CBKNCS cần đĩng vai trị như thế nào trong các khố tập huấn KN?
1. Người tổ chức lớp 2. Người giảng bài 3. Người hỗ
trợ KT sau tập huấn
1.4. ðối với thơng tin, tuyên truyền
- Trong năm qua Ơng/bà được tham gia các hoạt động hay nhận các thơng tin về
nơng nghiệp và khuyến nơng qua các hình thức nào?
1. Ti vi 2. ðài phát thanh 3. Sách, báo, tạp chí
4. Tờ rơi, tờ gấp 5. CBKNCS cung cấp 6. Khác …………………
- Ơng/ bà đánh giá thơng tin, tuyên truyền:
1. Phù hợp 2. Khơng phù hợp
1.Kịp thời 2. Khơng kịp thời
- Nội dung thơng tin tuyên truyền cĩ đáp ứng được nhu cầu:
1. Trên 75% 2.ðến 50% 3. ðến 25% 4. Khơng
- Theo Ơng/bà việc các thơng tin về sản xuất và thị trường do CBKNCS cung cấp
cĩ cần thiết hay khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà hãy xếp hạng các hình thức thơng tin tuyên truyền theo tính hiệu quả của
nĩ (xếp hạng từ cao xuống thấp):
Ti vi
ðài phát thanh
Sách, báo, tạp chí
Tờ rơi, tờ gấp
CBKNCS
Khác ………….
- Trong quá trình sản xuất Ơng/bà cĩ chủ động liên hệ với CBKNCS để lấy các
thơng tin cần thiết phục vụ sản xuất khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Những khĩ khăn gặp phải trong quá trình tiếp cận với CBKNCS để lấy thơng tin?
………………………………………………………………………………………-
165
Nhu cầu thơng tin của hộ hiện nay là gì?
1. Kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất 2. Thị trường, giá cả 3. Tiêu
thụ sản phẩm
1.5. ðối với tư vấn và dịch vụ
- Ơng/bà đã được CBKNCS cung cấp các hoạt động tư vấn, dịch vụ nào và chất
lượng tư vấn dịch vụ như thế nào?
+ Tư vấn: 1. Tốt 2. Khá 3. Trung Bình 4. Kém
+ Dịch vụ giống, vật tư, thiết bị: 1. Tốt 2. Khá 3. Trung Bình 4. Kém
+ Dịch vụ kỹ thuật: 1. Tốt 2. Khá 3. Trung Bình 4. Kém
+ Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm: 1. Tốt 2. Khá 3. Trung Bình 4. Kém
- Khi được tư vấn, dịch vụ Ơng/bà cĩ phải trả phí khơng?
1. Cĩ (mức phí: ……………………) 2. Khơng
- Theo Ơng/bà CBKNCS phù hợp để cung cấp các loại hình dịch vụ nào?
1. Dịch vụ giống, thiết bị, vật tư
2. Dịch vụ kỹ thuật
3. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm
III. Nhu cầu của hộ tham gia các hoạt động khuyến nơng trong thời gian tới
3.1. Nhu cầu về các hoạt động khuyến nơng của hộ trong thời gian tới:
Xây dựng mơ hình Tập huấn, đào tạo
Thơng tin tuyên
truyền
Nghành /
lĩnh vực
Cĩ Khơng Cĩ Khơng Cĩ Khơng
Trồng trọt
Chăn nuơi
Khuyến lâm
Khuyến cơng
Khuyến ngư
Khác ( ghi rõ)
3.2. Khả năng đối ứng của hộ: Ơng/bà cĩ khả năng đối ứng theo yêu cầu của
chương trình khơng? 1. Cĩ 2. Khơng
166
3.3. Những khĩ khăn Ơng/bà cĩ thể gặp phải khi tham gia các chương trình, dự án
khuyến nơng?
1. Vốn 2. Lao động 3. KHKT 4. Khác …………………..
3.4. Yêu cầu về hoạt động của CBKNCS
- Những nội dung nào Ơng/bà cần CBKNCS hỗ trợ trong thời gian tới?
1. Tư vấn kỹ thuật 2. Cung cấp thơng tin 3. Tập huấn,
đào tạo
- Ơng/ bà cần cung cấp thơng tin theo hình thức nào?
Tờ gấp kỹ thuật: 1. Rất cần 2. Cần 3. Khơng cần
Sách, băng đĩa hình: 1. Rất cần 2. Cần 3. Khơng cần
Khac: 1. Rất cần 2. Cần 3. Khơng cần
Nội dung thơng tin Ơng/ bà cần cung cấp là :
Chính sách, pháp luật: 1. Rất cần 2. Cần 3. Khơng cần
Kỹ thuật: 1. Rất cần 2. Cần 3. Khơng cần
Thị trường, giá cả: 1. Rất cần 2. Cần 3. Khơng cần
Khác: 1. Rất cần 2. Cần 3. Khơng cần
- Căn cứ điều kiện sản xuất hiện nay của hộ, trong thời gian tới Ơng/bà cần
CBKNCS cung cấp các loại hình tư vấn, dịch vụ nào:
- Tư vấn 1. Cĩ 2. Khơng
- Dịch vụ giống, thiết bị, vật tư 1. Cĩ 2. Khơng
- Dịch vụ kỹ thuật 1. Cĩ 2. Khơng
- Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 1. Cĩ 2. Khơng
IV. ðánh giá nhận xét về cán bộ KNCS
3.1. Sự hiện diện của cán bộ khuyến nơng cơ sở:
- Ơng/ bà cĩ biết ở xã cĩ cán bộ khuyến nơng xã khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/ bà cĩ biết ở thơn, bản cĩ cán bộ khuyến nơng thơn bản khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà cĩ chủ động liên hệ, tiếp cận với cán bộ KNCS để nhận được hỗ trợ khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Việc tiếp cận với cán bộ KNCS cĩ thuận lợi hay khĩ khăn?
1. Thuận lợi 2. Khĩ khăn
167
3.2. ðánh giá năng lực KNCS
- Theo Ơng/bà năng lực của cán bộ KNCS cĩ đáp ứng được yêu cầu sản xuất chưa?
1. Cĩ 2. Khơng
- Theo Ơng/bà số lượng cán bộ KN xã cần bao nhiêu là phù hợp?
1. Một người 2. Hai người 3. Ba người.
- Theo Ơng/bà số lượng cán bộ KN thơn bản cần bao nhiều là phù hợp?
1. Một người 2. Hai người 3. Ba người.
- Ơng/bà cĩ thể đánh giá năng lực CBKNCS tại địa phương khơng (nếu ở xã cĩ
nhiều CBKNCS thì mỗi cán bộ đánh giá theo 3 tiêu chí sau, cĩ thể ghi vào trang sau
của phiếu điều tra)?
+ Trình độ chuyên mơn: 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình
4. Yếu
+. Kỹ năng, nghiệp vụ: 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình
4. Yếu
+ Kết quả và HQ cơng việc: 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình
4. Yếu
+ Phẩm chất đạo đức: 1. Tốt 2. Trung bình 3. Kém
3.3. ðánh giá về CLBKN, các tổ chức nơng dân ở địa phương:
- Ở địa phương, Ơng/bà cĩ tham gia vào các CLBKN, nhĩm sở thích, hội nơng dân,...
1. Cĩ 2. Khơng
- Trong CLB, Hội nơng dân, nhĩm sở thích cĩ sự tham gia của cán bộ KNCS khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng /bà thấy việc tham gia các CLBKN, hội nơng dân, nhĩm sở thích là cần thiết khơng?
1. Thiết thực 2. Chỉ tham gia mang tính hình thức 3.
Khơng muốn tham gia
V. Kiến nghị, đề xuất:
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
Bắc Giang ngày tháng năm 2009
Người điều tra Chủ hộ
168
PHIẾU ðIỀU TRA CÁN BỘ KHUYẾN NƠNG CƠ SỞ
1. Thơng tin về CBKNCS
1.1. Họ tên người trả lời phỏng vấn: …………………..tuổi:…… Giới tính…….
1.2. ðịa chỉ: …………………………………………………………………………
1.3. Là cán bộ khuyến nơng: 1. KN xã 2. KN thơn bản
2. ðiều kiện làm việc:
- Phịng làm việc: 1. Cĩ 2. Khơng.
- Máy vi tính: 1. Cĩ 2. Khơng.
- Máy ảnh: 1. Cĩ 2. Khơng.
- Máy điện thoại/ Fax: 1. Cĩ 2. Khơng.
- ðiện thoại di động: 1. Cĩ 2. Khơng.
- Phương tiện đi lại: 1. Cĩ 2. Khơng.
- Tài liệu chuyên mơn: 1. Cĩ 2. Khơng.
- Các trang thiết bị làm việc khác (nếu cĩ): ................................................................
.......................................................................................................................................
3. Kiến thức, trình độ chuyên mơn:
3.1. Trình độ văn hĩa:
1. Cấp 3 2.Cấp 2 3. Cấp 1
3.2. Trình độ chuyên mơn:
1. Trên ðH 2. ðH/ Cao đẳng 3.Trung cấp
4. Sơ cấp 5. Chưa qua đào tạo
Chuyên ngành đào tạo:
1. Trồng trọt, BVTV 2. Chăn nuơi, thú y 3. Lâm
nghiệp 4. Thủy sản 5. Khác …………
3.3. Nghiệp vụ khuyến nơng:
- Ơng/bà đã được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ khuyến nơng chưa?
1. Cĩ 2. Khơng
- Nếu cĩ Ơng bà được đào tạo như thế nào?
1. ðào tạo chính quy (ðH) 2. ðào tạo ngắn hạn 3. Tập huấn chuyên đề
- Tổ chức nào đào tạo?
1. Trường ðH/Cð 2. Cơ quan KN nhà nước 3. Dự án nước ngồi
169
- Qua các nội dung nghiệp vụ đã học, Ơng/bà thấy cĩ đáp ứng được yêu cầu cơng
việc và thực tiễn khơng?
1. Phù hợp với cơng việc hiện tại
2. Cĩ phù hợp nhưng chưa đầy đủ, cần bổ sung
3. Chưa phù hợp, cần thay đổi, điều chỉnh
3.4. Phương pháp khuyến nơng:
- Ơng/bà đã được đào tạo, tập huấn về các phương pháp khuyến nơng chưa?
+ Phương pháp tiếp cận theo nhĩm: 1. Cĩ 2. Khơng
+ Phương pháp tiếp cận cĩ sự tham gia: 1. Cĩ 2. Khơng
3.5. Trình độ tin học:
- Ơng/bà đã được đào tạo về tin học chưa?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà cĩ thường xuyên sử dụng máy vi tính khi làm việc khơng?
1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Rất ít
3.6. Trình độ ngoại ngữ:
- Ơng/bà cĩ được đào tạo về ngoại ngữ chưa?
1. Cĩ 2. Khơng
- Trong quá trình làm việc Ơng/bà cĩ thường xuyên phải sử dụng ngoại ngữ
khơng?
1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Rất ít
3.7.. Kinh nghiệm về KN:
1. Dưới 3 năm 2. 3 đến 5. 3. Từ 5 đến 10 năm 4. Trên 10 năm
3.8. Ơng/bà đã làm KNCS ở địa phương được bao nhiêu năm rồi? ……. năm
3.9. Ơng/bà cĩ nắm được các cơ chế chính sách của Nhà nước về nơng nghiệp và
khuyến nơng khơng?
1. Cĩ 2. Cĩ nhưng khơng đầy đủ 3. Khơng
3.10. Ơng/bà cĩ nắm được những kiến thức và phương pháp đào tạo giáo dục cho
người lớn tuổi khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
4. Kỹ năng nghiệp vụ:
4.1. Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch:
- Ơng/bà cĩ được đào tạo về kỹ năng, phương pháp tổ chức và lập kế hoạch khơng?
170
1. Cĩ 2. Khơng
- Nếu cĩ Ơng/bà được đào tạo như thế nào?
1. ðào tạo chính quy 2. ðào tạo ngắn hạn 3, Tự học
- Trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nơng, Ơng/bà cĩ xây
dựng kế hoạch hoạt động cho riêng mình khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà cĩ tham gia xây dựng quy hoạch/ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của
địa phương khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà cĩ tham gia xây dựng kế hoạch các hoạt động khuyến nơng hàng năm của
địa phương khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
4.2. Kỹ năng truyền đạt thơng tin:
- Ơng/bà đã được học lớp “kỹ năng nĩi trước đám đơng” chưa?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà tự đánh giá khả năng nĩi trước đám đơng của mình như thế nào?
1. Rất tốt 2. Tốt 3. Khá 4. Trung bình 5. Yếu
4.3. Kỹ năng phân tích và đánh giá:
- Ơng/bà đã được đào tạo, tập huấn về “kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề, tình
huống” chưa?
1. Cĩ 2. Khơng
- Theo Ơng/bà đối với cơng việc của CBKNCS “kỹ năng phân tích và đánh giá” cĩ
cần thiết khơng?
1. Rất cần 2. Cần 3. Khơng cần
4.6. Kỹ năng nĩi trước quần chúng:
- Trong quá trình làm việc Ơng/bà cĩ phải thường xuyên nĩi trước quần chúng khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà thấy việc nĩi trước quần chúng là dễ hay khĩ?
1. Dễ 2. Bình thường 3. Khĩ
- Trước khi nĩi Ơng/bà cĩ phải chuẩn bị khơng?
1. Viết ra giấy trước
2. Nghĩ, sắp xếp ý tưởng trong đầu
171
3. Nghĩ gì nĩi đấy, khơng cần chuẩn bị
4.7. Kỹ năng viết báo cáo, tin bài:
- Ơng/bà đã được đào tạo, tập huấn về kỹ năng viết báo cáo khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Trong cơng việc Ơng/bà cĩ phải thường xuyên viết báo cáo khơng?
1. Rất thường xuyên 2. Thường xuyên 3. ít
- Ơng/bà cĩ thường xuyên viết tin bài về khuyến nơng và nơng nghiệp khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Bình quân 1 tháng Ơng/bà phải viết bao nhiêu báo cáo và các loại tin bài khác?
1. Một bài 2. Hai bài 3. Ba bài 4. Từ bốn bài trở lên
4.8. Kỹ năng tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương:
- Trong quá trình triển khai các hoạt động khuyến nơng, Ơng/bà cĩ thường xuyên
phối hợp với lãnh đạo địa phương khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà thường phối hợp với tổ chức, cá nhân nào ở địa phương trong quá trình
hoạt động khuyến nơng (cĩ thể chọn nhiều đáp án)?
1. HTXNN 2. UBND xã 3. CLBKN 4. Hội nơng dân
5. Hội phụ nữ 6. Hội cựu chiến binh 7. Khác ......................
5. Phẩm chất đạo đức: (tự đánh giá)
5.1. Lối sống:
....................................................................................................................................
5.2. Tác phong làm việc:
.....................................................................................................................................
5.3. Lịng yêu nghề:
......................................................................................................................................
172
6. Các hoạt động KN ở địa phương mà Ơng/bà đã tham gia
6.1. Trong 3 năm vừa qua Ơng/bà đã tham gia những nội dung nào? (cĩ thể chọn
nhiều)
Xây dựng
mơ hình
Tập huấn,
đào tạo
Thơng tin
TT
Tư vấn,
dịch vụ
Nghành / lĩnh
vực
Cĩ Khơng Cĩ Khơng Cĩ Khơng Cĩ Khơng
Trồng trọt
Chăn nuơi
Khuyến lâm
Khuyến cơng
Khuyến ngư
Khác ( ghi rõ)
6.2. Số lượng các hoạt động Ơng/bà đã tham gia trong 3 năm qua (2007- 2009):
TT Hoạt động ðVT Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Tổng
cộng
1 Xây dựng mơ hình MH
2 Tập huấn, tham quan Lớp
3 Thơng tin tuyên truyền Hoạt động
4 Tư vấn, dịch vụ Hoạt động
6.3. ðối với hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn:
- Ơng/bà cĩ tổ chức họp dân lấy ý kiến trước khi xây dựng mơ hình:
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà cĩ tham gia hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia mơ hình khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Bình quân một tháng Ơng/bà xuống cơ sở để thăm mơ hình bao nhiêu lần? ......... lần
6.4. ðối với hoạt động tập huấn, thăm quan:
- Ơng/bà cĩ tham gia tổ chức lớp học khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà cĩ tham gia giảng bài trên lớp khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà cĩ tham gia hướng dẫn kỹ thuật thực hành cho các học viên khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
173
- Ơng/bà cĩ tổ chức cho các hộ nơng dân đi thăm quan học tập khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà cĩ tham gia biên soạn bài giảng cho các lớp tập huấn, tham quan khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
6.5. ðối với hoạt động thơng tin tuyên truyền:
- Ơng/bà cĩ tham gia viết tin, bài khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà cĩ cung cấp thơng tin về thị trường, giá cả cho nơng dân trong vùng khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
6.6. ðối với hoạt động tư vấn, dịch vụ:
- Ở gia đình Ơng/bà cĩ tổ chức cung cấp dịch vụ về giống, vật tư nơng nghiệp cho
nơng dân ở địa phương khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ở gia đình Ơng/bà cĩ tổ chức cung cấp dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nơng dân ở
địa phương khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Ơng/bà cĩ tư vấn kỹ thuật về sản xuất, chế biến cho nơng dân khi họ cĩ nhu cầu khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
7. Về chế độ, chính sách:
7.1. Lương và phụ cấp:
- Lương: .....................................đ/tháng
- Phụ cấp: .....................................đ/tháng
- Các khoản thu nhập khác: .....................................đ/tháng
- Cơng tác phí: ………………………đ/ngày.
7.2. Thời gian làm việc:
- Một tháng theo quy định Ơng/bà phải làm việc bao nhiêu ngày: ...................ngày
Trong đĩ bao nhiêu ............... ngày ở văn phịng, .................. ngày đi cơ sở.
7.3. Về tổ chức quản lý CBKNCS
1. Do phịng NN& PTNT quản lý 2. Do trạm khuyến nơng quản lý
3. Do UBND xã quản lý. 4. Do HTX DV NN quản lý.
5. Do TTKN tỉnh quản lý
174
7.4. Cơng việc:
- Ngồi cơng tác khuyến nơng Ơng/bà cịn phải tham gia các cơng tác gì tại địa
phương?
1. Theo dõi tình hình sản xuất NLTS
2. Thú y, phịng trừ dịch bệnh trên vật nuơi
3. BVTV, phịng trừ dịch bệnh trên cây trồng
4. Thống kê
5. Khác
................................................................................................................................
7.5. Về chính sách bảo hiểm xã hội: 1. Cĩ 2. Khơng
8. Tham gia các khĩa tập huấn nghiệp vụ và kỹ thuật chuyên ngành để nâng
cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ:
8.1. Trong 3 năm qua (2006- 2008) Ơng/bà đã tham gia các khĩa tập huấn nào?
TT Nội dung tập huấn
Thời gian tổ
chức (năm)
Thời gian tập
huấn (số ngày)
ðơn vị tổ chức tập
huấn
8.2. Ơng/bà đánh giá chất lượng các khĩa tập huấn như thế nào?
- Thời gian tập huấn: 1. Phù hợp 2. Khơng phù hợp.
- Nội dung tập huấn: 1. Phù hợp 2. Khơng phù hợp.
- Phương pháp đào tạo: 1. Theo truyền thống 2. Theo nhu cầu
- Giảng viên: 1. ðạt yêu cầu 2. Chưa đạt yêu cầu
9. Một số nội dung khác:
9.1. ðể thu thập các thơng tin phục vụ cơng việc Ơng/bà thường sử dụng nguồn nào?
1. Tivi 2. Báo 3. ðài phát thanh 4. Internet 5. Khác
……………
175
9.2. Ơng/bà cĩ tham gia tổ chức CLBKN khơng?
1. Cĩ 2. Khơng
- Nếu cĩ vai trị của Ơng/bà trong CLBKN là gì?
1. Là người sáng lập 2. Nằm trong ban quản trị CLB 3. Là người hỗ trợ
4. Là hội viên 5. Khác …………..
10. Tự đánh giá năng lực bản thân:
10.1. Anh/ chị đánh giá về năng lực hiện tại của mình như thế nào?
- Trình độ chuyên mơn: 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Kém
- Kỹ năng, nghiệp vụ: 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Kém
- Kết quả và HQ cơng việc: 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Kém
- Phẩm chất đạo đức: 1. Tốt 2. Trung bình 3. Kém
- Lý do chính làm cho kết quả cơng việc chưa tốt là do:
1. ðiều kiện làm việc khĩ khăn 2. Kỹ năng nghiệp vụ kém
3. Chế độ thấp. 4. Nguyên nhân khác (ghi rõ) …………
10.2. Anh / chị cĩ khả năng tham gia các hoạt động KN như thế nào?
- Xây dựng mơ hình: 1.Tốt 2. Trung bình
3. Kém
- Tập huấn đào tạo: 1.Tốt 2. Trung bình 3. Kém
- Thơng tin tuyên truyền: 1.Tốt 2. Trung bình 3. Kém
- Tư vấn, dịch vụ: 1.Tốt 2. Trung bình 3. Kém
10.3. Mức độ bằng lịng với cơng việc hiện nay:
1. Bằng lịng 2. Chưa bằng lịng 3. Khơng cĩ ý kiến
Nguyên nhân:
1. Do thiếu kinh phí
2. Do cơng tác cán bộ
3. Do chính sách tiền lương
4. Do khơng được đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
5.Do năng lực chuyên mơn
6.Nguyên nhân khác
……………………………………………………………
176
11. ðể nâng cao năng lực CBKNCS cần những giải pháp nào dưới đây:
11.1. Về cơ chế chính sách:
- Tăng lương, phụ cấp:
1. Theo bảng lương CB xã
2. Theo thang bảng lương của CB cơng chức Nhà Nước theo bằng cấp
3. Quy định một mức cụ thể: …………………đ/tháng.
- Về chính sách bảo hiểm xã hội: 1. Cĩ 2. Khơng.
- Về tổ chức quản lý CBKNV
1. Do phịng NN& PTNT quản lý 2. Do trạm khuyến nơng quản lý
3. Do UBND xã quản lý. 4. Do HTX DV NN quản lý.
- Về tổ chức quản lý CBKNV
1. Do phịng NN& PTNT quản lý 2. Do trạm khuyến nơng quản lý
3. Do UBND xã quản lý. 4. Do HTX DV NN quản lý.
5. Do TTKN tỉnh quản lý
- Về chế độ cơng tác phí:
1. Cĩ (mức cụ thể: ........................................)
2. Khơng.
11.2. Về điều kiện làm việc cần bổ sung những trang thiết bị nào?
- Phịng làm việc: 1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Máy vi tính: 1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Máy ảnh: 1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Máy điện thoại/ Fax: 1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- ðiện thoại di động: 1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Phương tiện đi lại: 1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Tài liệu chuyên mơn: 1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
11.3. ðầu tư thêm kinh phí khuyến nơng:
- Theo Ơng/bà trong thời gian tới địa phương cần đầu tư kinh phí khuyến nơng ở
những hoạt động nào?
1. Xây dựng mơ hình 1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
2. Tập huấn 1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
3. Thơng tin tuyên truyền 1. Rất cần 2. Cần
177
3. Chưa cần
4. Tư vấn dịch vụ 1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
11.4. ðể nâng cao năng lực trong thời gian tới Ơng/bà cĩ nhu cầu được đào tạo, tập
huấn những nội dung gì?
- Nghiệp vụ khuyến nơng:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ thuật trồng trọt:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ thuật chăn nuơi:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ thuật lâm nghiệp:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ thuật bảo quản chế biến, NNNT:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ thuật nuơi trồng thuỷ sản:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Tham quan học tập thực tế:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ năng truyền đạt thơng tin:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ năng phân tích đánh giá:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ năng lãnh đạo:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ năng sáng tạo:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ năng nĩi trước quần chúng:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
- Kỹ năng viết báo cáo:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
178
- Kỹ năng tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương:
1. Rất cần 2. Cần 3. Chưa cần
11.5. Các khố tập huấn cần được đổi mới như thế nào?
- ðổi mới phương pháp tập huấn:
1. Tập huấn theo nhu cầu
2. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành
3. Sử dụng phương pháp tiếp cận theo nhĩm
- Thời gian tập huấn:
1. Một năm một lần 2. Một năm hai lần.
3. Một năm ba lần 4.Một năm bốn lần.
11.6. Các hoạt động thơng tin tuyên truyền cần đổi mới như thế nào?
- Tăng thời lượng phát sĩng khuyến nơng: 1. cĩ 2. Khơng
- Tăng số lượng, nội dung các ấn phẩm khuyến nơng: 1. cĩ 2. Khơng
11.7. Cán bộ khuyến nơng cần tự đổi mới như thế nào?
- Sâu sát, nhiệt tình: 1. cĩ 2. Khơng
- Tăng cường học hỏi: 1. cĩ 2. Khơng
- Tăng cường đi cơ sở: 1. cĩ 2. Khơng
- Tự tổ chức tư vấn, dịch vụ cho nơng dân: 1. cĩ 2. Khơng
- Học tập nâng cao trình độ: 1. cĩ 2. Khơng
12. Kiến nghị, đề xuất:
...................................................................................................................................
..............................................................................................................................
..................................................................................................................................
Bắc Giang ngày tháng năm 2009
Người điều tra Người được phỏng vấn
179
BẢNG ðÁNH GIÁ NHẬN XÉT VỀ NĂNG LỰC CÁN BỘ KNCS
DO CÁC NHÀ LÃNH ðẠO, QUẢN LÝ CỦA ðỊA PHƯƠNG NHẬN XÉT
(TTKN tỉnh, Trạm KN huyện, UBND xã, Chủ nhiệm HTX)
I/ Thơng tin chung:
1. Họ tên người được phỏng vấn: ...........................................................................
2. Chức vụ: ..............................................................................................................
3. ðơn vị cơng tác: .................................................................................................
II/ Nhận xét về năng lực CBKNCS:
1. Nhận xét về năng lực của CBKNCS ở địa phương
- Về trình độ chuyên mơn: 1. Giỏi 2. Khá 3. Trung bình 4. Yếu
- Về kỹ năng nghiệp vụ: 1. Giỏi 2. Khá 3. Trung bình 4. Yếu
- Về kinh nghiệm thực tiễn: 1. Giỏi 2. Khá 3. Trung bình 4. Yếu
- Về phương pháp tập huấn:1. Giỏi 2. Khá 3. Trung bình 4. Yếu
- Về phương pháp tiếp cận: 1. Giỏi 2. Khá 3. Trung bình 4. Yếu
- Về kết quả và HQ cơng việc: 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4.Yếu
- Sự nhiệt tình, năng động: 1. Tốt 2. Trung bình 3. Yếu
CB Khuyến nơng hoạt động chưa tốt là do:
1. Trình độ kỹ thuật chưa cao 2. Kỹ năng kém 3. Thu nhập thấp
4. ðiều kiện làm việc khĩ khăn.
5. Khác (ghi rõ): ......................................................................................................
2. Nhận xét về số lượng CBKNCS:
- Theo Ơng/bà số lượng cán bộ KNCS hiện nay là thừa hay thiếu?
1. Thừa 2. ðủ 3. Thiếu
- Theo Ơng/bà số lượng cán bộ KNCS bao nhiêu là phù hợp:
+ KNV xã: 1. Một người 2. Hai người 3. Ba người
+ KNV thơn bản: 1. Một người 2. Hai người 3. Ba người
3. ðánh giá những hoạt động khuyến nơng thời gian qua như thế nào?
- Xây dựng mơ hình: 1. Tốt 2. Trung bình 3. Yếu
- ðào tạo tập huấn: 1. Tốt 2. Trung bình 3. Yếu
- Thơng tin tuyên truyền: 1. Tốt 2. Trung bình 3. Yếu
- Tư vấn và dịch vụ: 1. Tốt 2. Trung bình 3. Yếu
4. Theo Ơng/bà Cán bộ khuyến nơng cơ sở (KNV):
180
- Cần tiêu chuẩn hố: 1. Cần 2. Khơng cần
- ðơn vị quản lý là: 1. Trung tâm tỉnh 2. Trạm huyện 3. UBND xã 4. HTXNN
- Tiền lương (phụ cấp) trả: 1. Theo ngạch bậc 2. Theo vụ việc 3. Tuỳ điều kiện
5. Theo Ơng/bà trong thời gian tới hoạt động khuyến nơng cần:
1. ðầu tư thêm kinh phí:
2. ðổi mới Phương pháp
3. Tăng cường năng lực cho CBKN cơ sở
4. Khác (ghi rõ): ....................................................................
6. Theo Ơng/bà để hồn thành tốt nhiệm vụ CBKNCS cần (cĩ thể chọn nhiều)
1. Tăng chế độ lương, phụ cấp 2. Sâu sát, nhiệt tình
3. Nâng cao trình độ chuyên mơn 4. Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ khuyến nơng
5. Trang bị phương tiện, dụng cụ 6.Khác (ghi rõ): .............................
7. Theo Ơng/bà về tổ chức quản lý CBKNV
1. Do phịng NN& PTNT quản lý 2. Do trạm khuyến nơng quản lý
3. Do UBND xã quản lý. 4. Do HTX DV NN quản lý.
III. Những kiến nghị, đề xuất để nâng cao năng lực CBKNCS:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Bắc Giang ngày tháng năm 2009
Người điều tra Người được phỏng vấn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2573.pdf