Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu tại chi nhánh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex (chi nhánh Thăng Long)

Tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu tại chi nhánh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex (chi nhánh Thăng Long): ... Ebook Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu tại chi nhánh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex (chi nhánh Thăng Long)

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu tại chi nhánh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex (chi nhánh Thăng Long), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................6 Chương I DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1:Cơ cấu lao động của Công ty Bảng 2:Tình hình vốn kinh doanh phân loại theo tính chất,công dụng tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Intimex (chi nhánh Thăng Long) Bảng 3:Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần đây của Intimex Bảng 4:Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 1 số mặt hàng nông sản của 2 năm 2007 và 2008 Bảng 5: Phân tích năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản của Intimex Thăng Long qua phân tích SWOT Bảng 6:Giá cả nông sản công ty so với thế giới Bảng 7:Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1:Các loại kênh tiêu thụ Hình 2:Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty CP Xuất nhập khẩu Intimex (chi nhánh Thăng Long) LỜI NÓI ĐẦU Năm 2009 là năm khó khăn với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng mạnh đến các nền kinh tế lớn trên thế giới , việc nhiều quốc gia tăng trợ cấp nông nghiệp để đảm bảo an ninh cũng khiến một số mặt hàng nông sản mất giá như cà phê,cao su … Trước tình hình đó Công ty CP Xuất nhập khẩu Intimex(chi nhánh Thăng Long) cũng gặp phải nhiều khó khăn như thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, giá cả các mặt hàng nông sản đi xuống. Bên cạnh đó việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.. Tình hình đó đòi hỏi lãnh đạo trong công ty làm sao phải giữ được bạn hàng cũ, mở rộng quan hệ tìm kiếm khách hàng mới. Muốn đạt được điều đó, công ty phải hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, vận chuyển giao hàng đúng thời hạn. Điều đó có nghĩa là công ty phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước và trên thị trường thế giới. Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Intimex(chi nhánh Thăng Long) với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS.Phạm Thái Hưng cùng Ban Giám đốc, phòng tổ chức và xuất khẩu em đã đi sâu nghiên cứu đề tài : “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu tại chi nhánh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex (chi nhánh Thăng Long)” Mục đích nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ căn cứ luận, phương pháp luận và thực tiễn nội dung của các khâu từ thu mua chế biến, bảo quản, đóng gói...để đảm bảo chất lượng và có thể cạnh tranh với hàng hoá thế giới. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng nhằm đưa ra những kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu đặc biệt là hàng xuất khẩu chủ yếu ở công ty như cà phê, hạt tiêu, cơm dừa. CHƯƠNG I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I-CẠNH TRANH VÀ CÁC HÌNH THỨC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Nền kinh tế thị trường là sự phát triển cao hơn của nền kinh tế hàng hoá, đặc trưng cơ bản nhất của kinh tế hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra với mục đích để bán chứ không phải dành cho tiêu dùng cá nhân người sản xuất, trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá thì giữa những người sản xuất luôn có sự ganh đua nhau nhằm giành lợi thế cho mình, trong nền kinh tế thị trường thì sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế diễn ra gay gắt hơn do tính chất và trình độ của nền kinh tế thị trường quyết định và đây chính là mầm mống của cạnh tranh. Cạnh tranh ra đời và phát triển trong lòng kinh tế thị trường và chỉ trong Kinh tế thị trường cạnh tranh mới có thể phát triển tới đỉnh điểm cả về quy mô, tính chất và trình độ. Khi nói tới cơ chế thị trường là nói tới môi trường cạnh tranh. Do đó bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường dù muốn hay không muốn đều ít nhiều chịu tác động của cạnh tranh ở các mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp thành công trong cơ chế thị trường là các doanh nghiệp biết thích nghi với cạnh tranh và luôn cố gắng giành lấy thế chủ động cho mình trong các quan hệ kinh tế-xã hội bằng các yếu tố thích hợp. Một số doanh nghiệp để giành thắng lợi trong cạnh tranh ngoài việc sử dụng các kỹ năng và kinh nghiệm trong việc tạo ra các lợi thế cạnh tranh, họ đã không ngần ngại sử dụng cả những âm mưu và thủ đoạn tuy nhiên không phải các doanh nghiệp này lúc nào cũng thành công, điều kiện qua trọng dẫn tới thành công trong cạnh tranh chính là việc xây dựng và phát triển một cách đúng đắn và liên tục năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh ra đời và phát triển từ rất lâu và đã có rất nhiều nhà kinh tế đứng trên các giác độ khác nhau để nghiên cứu và đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh, trên mỗi giác độ các khái niệm đều có những ý nghĩa lý luận và thực tế nhất định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng hệ thống lý luận nói chung và các khái niệm nói riêng về cạnh tranh ngày càng phong phú và hoàn thiện. Dưới CNTB C.Mác quan niệm rằng : “ Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà Tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch ”. Đây là định nghĩa mang tính khái quát chung nhất về cạnh tranh, nó đã nói lên được mục đích của cạnh tranh nhưng chưa nói lên được cách thức để dành được thắng lợi trong cạnh tranh. Bên cạnh đó có một số tác giả quan niệm rằng cạnh tranh như là một “ cuộc chiến ” thực sự mà ở đó người ta phải sử dụng đến tất cả những gì mình có để dành thắng lợi bằng mọi cách trong cả hai tình huống tấn công hay phòng thủ. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận và coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết của dân cư. Nói tới cạnh tranh không thể không nói tới các nhân tố cấu thành cạnh tranh. Sự cạnh tranh chỉ diễn ra khi có đủ ba yếu tố sau Một là : Các chủ thể của cạnh tranh. Theo M.Porter thì trong ngành có 5 lực lượng cạnh tranh chính là : các đối thủ hiện tại, các đối thủ tiềm ẩn, người mua, người cung ứng và các nhà sản xuất sản phẩm thay thế . Hai là : Đối tượng của cạnh tranh. Đối tượng của cạnh tranh có thể là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hay khách hàng. Ba là : Môi trường cho cạnh tranh : là các yếu tố cần thiết cho quá trình cạnh tranh như là cơ chế kinh tế , hệ thống luật pháp. Khi nghiên cứu về cạnh tranh ta thấy rằng giữa sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của cạnh tranh có mối liên hệ tác động qua lại với nhau thể hiện ở chỗ cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, khi sản xuất phát triển tạo ra những thay đổi trong cạnh tranh cả về quy mô, hình thức và tính chất. Kết quả của cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, đó là sự sàng lọc cần thiết, là quy luật của sự phát triển, là tiền đề cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Hiện nay ở Việt Nam chưa có Luật về cạnh tranh và các doanh nghiệp hiện vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo kiểu thương vụ mà chưa có chiến lược kinh doanh ổn định, không coi trọng lợi ích và vai trò của khách hàng. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh một cách lành mạnh và xâm phạm tới lợi ích của khách hàng. Trong thời gian tới đây Quốc Hội sẽ ban hành Luật cạnh tranh và khi đó tình hình sẽ được cải thiện một bước và các doanh nghiệp không có năng lực cạnh tranh thực sự sẽ bị đào thải. Xét trong phạm vi ngành kinh doanh thì cạnh tranh luôn có 5 lực lượng tham gia đó là các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các đối thủ sản xuất sản phẩm thay thế, người mua và các nhà cung ứng. Năm lực lượng này kết hợp với nhau xác định một phần cường độ cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận của ngành. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã xuất hiện đầy đủ cả 5 lực lượng này và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các lực lượng này cũng có sự phát triển đáng kể : hàng năm có tới hàng nghìn doanh nghiệp mới ra đời, trình độ tổ chức quản lý của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú và có chất lượng cao hơn, trình độ dân trí và thu nhập của người dân ngày càng cao. Về công cụ cạnh tranh trước đây các doanh nghiệp thường chỉ sử dụng các lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối mà ít quan tâm tới việc tạo ra các lợi thế cạnh tranh. Nhưng ngày nay các doanh nghiệp đã quan tâm phần nào tới việc tạo ra các lợi thế cạnh tranh do họ nhận thức ra rằng các lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối thường có hiệu quả thấp và không bền. 2. Các hình thức cạnh tranh Với mỗi vấn đề, đứng trên các giác độ khác nhau người ta có những cách nhìn nhận khác nhau với những mục đích khác nhau. Với cách phân loại cạnh tranh cũng vậy, với mỗi tiêu thức khác nhau người ta có cách phân loại khác nhau: 2.1. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế - Cạnh tranh trong nội bộ ngành . - Cạnh tranh giữa các ngành . Cạnh tranh trong nội bộ ngành : là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất và tiêu thụ 1 loại hàng hoá. Các doanh nghiệp này có đặc trưng về mặt kinh tế-kỹ thuật giống nhau hoặc tương tự nhau thể hiện ở công nghệ, nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm và công dụng cụ thể của sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh này thì hầu hết là bản thân mỗi doanh nghiệp là một đối thủ cạnh tranh và biện pháp cạnh tranh chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá thành . Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau. Giữa các doanh nghiệp này có sự khác nhau về công nghệ hay nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc công dụng cụ thể của sản phẩm, nhưng giữa các doanh nghiệp này có một điểm giống nhau rất lớn đó là về mục đích của mọi hoạt động đều nhằm đạt được lợi nhuận cao. Do đó các doanh nghiệp trong ngành có lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển sanh hoạt động trong các ngành có lợi nhuận cao hơn. Kết quả của sự chuyển dịch này tạo ra sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành và hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành. Trong cuộc cạnh tranh này luôn có sự hợp tác nhất định giữa các doanh nghiệp trong ngành trên một số lĩnh vực nhất định và thường cường độ cạnh tranh ở đây không gay gắt bằng cuộc cạnh tranh trong nội bộ ngành . 2.2. Căn cứ vào mức độ và tính chất của cạnh tranh trên thị trường - Cạnh tranh hoàn hảo . - Cạnh tranh không hoàn hảo. - Cạnh tranh độc quyền. Cạnh tranh hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán và nhiều người mua một loại sản phẩm đồng nhất hoặc có rất ít sự khác biệt, không có người bán hay người mua nào có đủ khả năng chi phối giá cả thị trường. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất và bán sản phẩm của mình tại mức giá hiện hành trên thị trường. Xuất phát từ đặc điểm này mà hàng rào cản trở sự nhập cuộc hay rút lui của các đối thủ là rất thấp, tức là sự nhập cuộc của các đối thủ mới hay sự bỏ cuộc của các đối thủ hiện tại cần ít sự cố gắng, chi phí thấp và không có tác động đáng kể nào tới thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì công cụ cạnh tranh chủ yếu không phải là giá cả mà là những nỗ lực nhằm giảm chi phí hay khác biệt hoá sản phẩm. Đối với thị trường này không có những hiện tượng cung cầu giả tạo và không bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính của Nhà nước. Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có ít người bán và nhiều người mua, sản phẩm trong thị trường này là không đồng nhất. Mỗi loại sản phẩm về công dụng chung nhất thì không có sự khác nhau, nhưng có một số thuộc tính khác nhau và có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau. Do đó người mua ít có điều kiện để so sánh giá cả của sản phẩm này với sản phẩm khác có cùng công dụng. Hàng rào cản trở sự ra nhập và rút lui trong thị trường này cao hơn nhiều so với trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nó đòi hỏi sự cố gắng lớn lao, chi phí lớn và có rủi ro cao. Khi có đối thủ mới ra nhập hay rút lui thì ngay lập tức các đối thủ hiện tại sẽ nhận ra điều này và đưa ra các hành động phù hợp một cách nhanh chóng. Giá cả có thể được sử dụng làm công cụ cạnh tranh nhưng không phải là công cụ hàng đầu, mà công cụ hàng đầu có thể là tính độc đáo của sản phẩm hay chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thường thì các doanh nghiệp trong thị trường này luôn cố gắng tạo ra hình ảnh của riêng mình và sử dụng nó để lôi kéo khách hành về phía mình. Loại cạnh tranh này rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Cạnh tranh độc quyền : là loại hình cạnh tranh mà trên thị trường có một số ít người bán những sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người mà mỗi người chỉ bán một loại sản phẩm mang nhãn hiệu và có một số thuộc tính duy nhất. Những người bán này gần như có thể kiểm soát toàn bộ số lượng sản phẩm hàng hoá bán ra trên thị trường. Thị trường này có sự pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh do vậy được gọi là cạnh tranh độc quyền. Đây là loại cạnh tranh mà Nhà nước cố gắng tác động để đảm bảo luôn có tính cạnh tranh bởi lẽ loại cạnh tranh này rất dễ dẫn đến độc quyền và khi đã dẫn đến độc quyền thì nó sẽ làm tổn hại đến lợi ích xã hội và làm chậm lại sự phát triển của nền kinh tế. Điều kiện ra nhập và rút lui trong thị trường này có rất nhiều trở ngại không thuận lợi như trong hai loại cạnh tranh trên, ngoài những đòi hỏi về tiềm lực tài chính và những thế mạnh về sản phẩm và dịch vụ ra nó còn đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có bí quyết công nghệ và khải năng chịu đựng trong một khoảng thời gian đủ dài. Thị trường cạnh tranh độc quyền không có sự cạnh tranh về giá cả mà mỗi người bán toàn quyền quyết định giá cả sản phẩm của mình, tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi loại sản phẩm và đặc điểm của các phân đoạn thị trường cũng như mức độ độc quyền trên thị trường. Công cụ cạnh tranh được sử dụng trong thị trường này dựa trên uy tín, nhãn mác và tính độc đáo của sản phẩm dịch vụ . 2.3 Căn cứ vào chủ thể tham gia vào thị trường - Cạnh tranh giữa người bán và người mua . - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau. - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau . Cạnh tranh giữa người bán và người mua : là cuộc cạnh tranh dựa trên lợi ích cụ thể của hai bên đó là người mua thì muốn mua rẻ và người bán thì muốn bán đắt. Khi hai bên gặp nhau trên thị trường thì sẽ trao đổi qua lại để đi đến thống nhất về các điều khoản mua và bán, trong quá trình đó ai cũng muốn dành lấy phần lợi cho mình đó chính là cạnh tranh giữa người bán và người mua. Thực tế thì cạnh tranh giữa người bán và người mua không đơn thuần chỉ có về vấn đề giá cả mà còn về các vấn đề khác nữa như phương thức thanh toán, chất lượng phục vụ, chi phí giao hàng nhận hàng, mức độ an toàn và tiện lợi của sản phẩm. Thông thường khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường rồi thì cường độ cạnh tranh với người mua không cao lắm, nhưng như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn toàn dành thế chủ động trước khách hàng mà điều đó chỉ có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình cho phù hợp với khách hàng. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là giá trị hàng hoá được thực hiện cả hai bên mua và bán đều hài lòng về cái mà mình nhận được. Cạnh tranh giữa những người mua với nhau : đó là quá trình ganh đua diễn ra giữa những người mua với nhau trong quá trình mua nhằm mục đích mua được hàng hoá có gía trị sử dụng lớn với chất lượng cao. Quá trình cạnh tranh này chủ yếu diễn ra khi lượng cung trên thị trường nhỏ hơn lượng cầu trên thị trường hoặc với những hàng hoá mang đặc tính duy nhất như: đồ cổ hay những bức tranh nổi tiếng của các hoạ sỹ nổi tiếng và lúc này cường độ cạnh tranh là cao nhất, giá cả của hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng vọt nhưng người mua vẫn sẵn sàng chấp nhận mua. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là người bán sẽ được lợi và người mua nhận được thứ mà mình cần với chi phí cao hơn nhưng vẫn chấp nhận. Cạnh tranh giữa những người bán với nhau : đây là cuộc cạnh tranh chính trên thị trường, mang tính gay go khốc liệt nhất và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau , thủ tiêu nhau nhằm giành giật khách hàng và thị trường , giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu thụ cũng như trong các mối quan hệ kinh tế. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là một sự đào thải có chọn lọc và các doanh nghiệp chiến thắng có cơ hội để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mở rộng quy mô sản xuất và tăng thị phần tạo ra sự phát triển vững chắc. Thực tế cho thấy, khi sản xuất hàng hoá càng phát triển, số người bán tăng lên thì cạnh tranh cũng ngày càng quyết liệt và các doanh nghiệp thành công là các doanh nghiệp dám đối đầu với cạnh tranh, tạo được vũ khí cạnh tranh có hiệu quả và dám chấp nhận “luật chơi”. II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thị trường có tính cạnh tranh muốn tồn tại và phát triển đều phải có những vị trí nhất định, chiếm những phần thị trường nhất định. Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn bị các đối thủ khác bao vây. Vì vậy để tồn tại trong thị trường doanh nghiệp luôn phải vận động, biến đổi ít nhất là với vận tốc ngang bằng với các doanh nghiệp khác trong ngành. Muốn vậy ngoài những tác động bên ngoài thì bản thân doanh nghiệp cần phải có những năng lực nhất định. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực và tiềm năng mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình trên thương trường kinh doanh một cách lâu dài và có ý nghĩa. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của nền Kinh tế thì hệ thồng cơ sở lý luận về cạnh tranh ngày càng đa dạng và phong phú. Thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có quan điểm cho rằng đó là các nhân tố bên trong doanh nghiệp, quan điểm khác thì cho rằng đó là các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, một quan điểm khác nữa lại cho rằng các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cả những yếu tố bên trong và cả những yếu tố bên ngoài. Đây có vẻ là quan điểm mang tính khái quát và đầy đủ nhất. 3. Một số công cụ cạnh tranh chủ yếu của Doanh nghiệp Các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh thì điều đầu tiên cần phải quan tâm là xác định chính xác các đối thủ,sau đó tiến hành phân tích các đối thủ và lựa chọn vũ khí cạnh tranh phù hợp,tiến hành xây dựng lợi thế cạnh tranh và tập trung cố gắng nỗ lực để giữ vững những lợi thế đó.Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp: 3.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm Chất lượng của sản phẩm,dịch vụ quyết định chữ tín của doanh nghiệp và tạo ra lợi thế có tính quyết đoán trong cạnh tranh.Cạnh tranh bằng sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng thích đáng đến các khâu,các quá trình có tính quyết địn đến chất lượng sản phẩm như:nguyên nhiên vật liệu,máy móc thiết bị,công nghệ,trình độ tay nghề và ý thức của người lao động,trình độ tổ chức quản lý.Nội dung của cạnh tranh bằng sản phẩm bao gồm: -Cạnh tranh về trình độ của sản phẩm:tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm và tính năng công dụng của mỗi loại mà doanh nghiệp lựa chọn chỉ tiêu thích hợp để đánh giá trình độ của sản phẩm cho phù hợp.Mặt khác thì trình độ của sản phẩm có được coi là phù hợp hay không còn do thị trường quyết định và nó quyết định doanh nghiệp có giành chiến thắng trong cạnh tranh hay không. -Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm:Doanh nghiệp tạo ra được càng nhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩm càng có nhiều cơ hội giành thắng lợi trong cạnh tranh.Cần phải thấy rằng:chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế-xã hội-kỹ thuật tổng hợp,nó liên quan đến toàn bộ các hoạt động của quá trình từ nghiên cứu thiết kế cho đến sản xuất,phân phối trao đổi,tiêu dùng và chất lượng sản phẩm có tính tương đối thường xuyên thay đổi theo không gian và thời gian.Vì vậy khi chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận ngày hôm nay,thì không có nghĩa là ngày mai nó vẫn được chấp nhận.Chính điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình cho phù hợp với nhu cầu thị trường. -Cạnh tranh về bao bì:yêu cầu đối với bao bì sản phẩm không chỉ đơn giản là phương tiện bao gói bảo quản mà nó còn được các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra những lợi thế tương đối như là tính thẩm mỹ,tính tiện lợi tiết kiệm thời gian,tính không ô nhiễm .Đặc biệt là đối với các sản phẩm lương thực,thực phẩm,những mặt hàng có giá trị sử dụng cao thì khách hàng còn coi đó là một tiêu chí quan trọng trong việc quyết định mua. -Cạnh tranh về nhãn,mác,uy tín sản phẩm:trong quá trình mua thì đây là yếu tố tác động trực tiếp vào giác quan của người tiêu dùng. -Cạnh tranh về khai thác tốt chu kỳ sống của sản phẩm:bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào cũng đều có chu kỳ sống của nó với 4 giai đoạn là:giai đoạn giới thiệu,giai đoạn tăng trưởng,giai đoạn bão hòa và giai đoạn suy thoái.Các doanh nghiệp thì luôn cố gắng khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm bởi lẽ với mỗi doanh nghiệp trên các đoạn thị trường khác nhau thì chu kỳ sống của sản phẩm là không giống nhau và mỗi một quyết định chính xác về chiến lược sản phẩm đúng đắn sẽ tạo ra rất nhiều lợi thế trong việc tiêu thụ sản phẩm do khai thác hiệu quả những phân đoạn thị trường cụ thể. 3.2. Cạnh tranh bằng giá cả Cạnh tranh bằng giá cả hiện nay vẫn được sử dụng nhiều do tính chưa ổn định trong hoạt động của các doanh nghiệp cũng như trong nền kinh tế nước ta hiện nay.Cạnh tranh bằng giá cả thường chỉ được sử dụng trong giai đoạn đầu khi doanh nghiệp mới bước vào thị trường mới và trong giai đoạn cuối của chu kỳ sống của sản phẩm .Cạnh tranh về giá cả được thể hiện ở những nội dung sau: -Kinh doanh với chi phí thấp:Chi phí thấp ở đây thể hiện ở cả chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu,chi phí lương công nhân và cả trong chi phí gián tiếp như chi phí quản lý,chi phí bán hàng. -Bán với mức giá hạ và với mức giá thấp:thực tế thì chi phí của doanh nghiệp vẫn ngang bằng với các doanh nghiệp khác trong ngành nhưng doanh nghiệp muốn đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ vì một mục tiêu khác nào đó nên bán sản phẩm với giá thấp hơn các đối thủ.Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh.Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng của sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.Chính điều này đem lại khách hàng cho doanh nghiệp ,mà khách hàng là lý do tồn tại của doanh nghiệp. Cạnh tranh bằng giá cả là phương pháp cuối cùng mà doanh nghiệo thực hiện trong cạnh tranh bởi hạ giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và vấp phải sự phản đối gay gắt của các doanh nghiệp khác và họ sẵn sàng tiến hành các hoạt động trả đũa chúng ta.Sau đây là một số chính sách giá bán sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong cạnh tranh: Chính sách định giá thấp. Chính sách định giá cao . Chính sách ổn định giá . Chính sách bán phá giá . Chính sách định giá theo giá thị trường . Chính sách định giá phân biệt . 3.3.Cạnh tranh về phân phối và bán hàng Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện ở những nội dung sau: -Khả năng đa dạng hóa các kênh phân phối và chọn được kênh chủ lực:Ngày nào các doanh nghiệp luôn có một cơ cấu sản phẩm rất đa dạng với mỗi sản phẩm hàng hóa thì luôn có một số lượng nhất định loại kênh phân phối phù hợp và đem lại hiệu quả cao.Hay nói một cách khác là việc lựa chọn kênh phân phối không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mà nó còn phụ thuộc vào đặc điểm về sản phẩm,đặc điểm về thị trường và đặc điểm của các loại kênh phân phối mà các đối thủ đang sử dụng các loại kênh tiêu thụ có thể là: Người sản xuất Người tiêu dùng Người sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng Người sản xuất Đại lý Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng Người sản xuất Đại lý Người bán lẻ Người tiêu dùng Kênh cấp 0 Kênh cấp 1 Kênh cấp 2 Kênh cấp 3 Kênh cấp O Hình 1:Các loại kênh tiêu thụ Hình 1:Các loại kênh tiêu thụ Kênh cấp O(kênh trực tiếp ngắn):là kênh phân phối chỉ bap gồm người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng Kênh cấp 1(kênh trực tiếp dài):là kênh tiêu thụ gồm người sản xuất,người tiêu dùng và người trung gian.Sản phẩm hàng hóa từ người sản xuất qua người trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng. Ưu điểm của kênh trực tiếp:Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.Thường xuyên tiếp xúc với với khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu thị trường và khách hàng,nắm bắt nhanh chóng những mong muốn,nguyện vọng của người tiêu dùng ,từ đó có các ứng xử thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng uy tín của mình trên thị trường. Nhược điểm của kênh trực tiếp:hạn chế sự chuyên môn hóa,tổ chức quản lý và tiêu thụ phức tạp,vốn và nhân lực của doanh nghiệp bị phân tán,công tác thanh quyết toán phức tạp và doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn rủi ro trong quá trình tiêu thụ hàng hóa. -Kênh cấp 2(kênh gián tiếp ngắn):là loại kênh tiêu thụ bao gồm người sản xuất,người tiêu dùng cuối cùng,nhà đại lý và người bán lẻ.Loại kênh tiêu thụ này thường được áp dụng cho các trường hợp mà sản phẩm được sản xuất ở một hay một số nơi ,nhưng doanh nghiệp lại phải cung cấp cho người tiêu dùng ở nhiều nơi.Nhìn chung các doanh nghiệp áp dụng hình thức này là các doanh nghiệp có quy mô lớn,thị trường rộng và không có ý định phân phối độc quyền. -Kênh cấp 3(kênh gián tiếp dài):là loại kênh tiêu thụ bao gồm người sản xuất ,người tiêu dùng và ba nhà trung gian khác.Loại kênh tiêu thụ này được áp dụng tương tự như loại kênh cấp 2 nhưng thường có thị trường rộng hơn về không gian. Ưu điểm của kênh gián tiếp:có khả năng lưu chuyển một khối lượng lớn hàng hóa trong một khoảng thời gian ngắn ,công tác giao nhận hàng và thanh toán đơn giản,tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt mất mát cho doanh nghiệp,tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung vào sản xuất. Nhược điểm của kênh gián tiếp:do hàng hóa phải trải qua nhiều lần chu chuyển ,chi phí tiêu thụ lớn dẫn đến giá cả tăng cao,các doanh nghiệp khó kiểm soát được giá bán của các trung gian và không có cơ hội để tiếp xúc với khách hàng nên doanh nghiệp thường là nhận ra muộn hơn sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra còn có những kênh tiêu thụ nhiều cấp hơn nhưng ít gặp trong thực tế vì thông thường thì các doanh nghiệp ít nhiều vẫn muốn quản lý được hệ thống kênh tiêu thụ của mình,nếu như số cấp quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng là các doanh nghiệp không kiểm soát được ,làm giảm hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. 3.4. Cạnh tranh về thời cơ thị trường Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong một môi trường luôn biến động với tốc độ rất nhanh,các cơ hội kinh doanh được coi là bình đẳng cho mọi doanh nghiệp.Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp luôn cố gắng dự báo trước được những thay đổi của thị trường,từ đó đưa ra được các chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm hơn các đối thủ.Một trong những yêu cầu của việc cạnh tranh về thời cơ thị trường là khả năng phán đoán và khả năng thích ứng của doanh nghiệp với với các thay đổi của môi trường kinh doanh.Việc thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp khác nhau là không giống nhau,nó phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức cũng như nề nếp hoạt động và sự nỗ lực của toàn doanh nghiệp. CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX (CHI NHÁNH THĂNG LONG) I. KHÁI QUÁT VỀ INTIMEX VÀ INTIMEX THĂNG LONG 1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1 Qóa tr×nh h×nh thµnh - Tæng c«ng ty xuÊt nhËp khÈu Intimex tiÒn th©n lµ Tæng c«ng ty xuÊt nhËp khÈu néi th­¬ng ®­îc thµnh lËp n¨m 1979 là mét doanh nghiÖp nhµ n­íc lo¹i h×nh kinh doanh chñ yÕu lµ chÕ biÕn vµ xuÊt nhËp khÈu. Tªn c«ng ty : Tæng C«ng Ty XuÊt NhËp KhÈu Intimex Tªn giao dÞch : Intimex §Üa chØ : 96 TrÇn H­ng §¹o, quËn Hoµn KiÕm, Hµ Néi C«ng ty CP XuÊt nhËp khÈu Intimex tại Hà Nội trùc thuéc Bé C«ng Th­¬ng.C«ng ty CP XuÊt nhËp khÈu Intimex ®­îc thµnh lËp theo quyÕt ®Þnh sè 469-TM/TCCB cña Bé Th­¬ng M¹i ngµy 08 th¸ng 06 n¨m 2007 Ngµy 31/08/2007, Phßng ®¨ng ký kinh doanh thuéc Së KÕ ho¹ch ®Çu t­ Thµnh phè Hµ Néi cÊp giÇy phÐp kinh doanh sè 0113019388, cho phÐp thµnh lËp C«ng ty CP XuÊt nhËp khÈu Intimex t¹i Hµ Néi. Tªn c«ng ty: C«ng ty CP XuÊt nhËp khÈu Intimex t¹i Hµ Néi Tªn giao dÞch: Intimex Thăng Long Trô së ®Æt t¹i: 36 T©y S¬n - §èng §a– Hµ Néi 1.2 Chức năng nhiệm vụ của Intimex Thăng Long -Ho¹t ®éng chÝnh cña C«ng ty lµ thùc hiÖn kinh doanh xuÊt nhËp khÈu vµ kinh doanh néi ®Þa. -Thùc hiÖn ®óng c¸c chÕ ®é vµ quy tr×nh qu¶n lý vÒ vèn, c¬ së vËt chÊt kü thuËt, c¸c chÕ ®é kh¸c theo chÕ ®é,chÝnh s¸ch vµ Ph¸p luËt cña nhµ n­íc nh»m ®¹t hiÖu qu¶ cao nhÊt. -Thùc hiÖn c¸c nghÜa vô vÒ nép thuÕ vµo ng©n s¸ch nhµ n­íc, trÝch lËp c¸c quü theo quy ®Þnh. -Thùc hiÖn c¸c chÕ ®é b¸o c¸o thèng kª, kÕ to¸n, b¸o c¸o ®Þnh kú ®ét xuÊt theo quy ®Þnh cña c¬ quan cÊp trªn. -Thùc hiÖn nghÜa vô ®èi víi ng­êi lao ®éng, ®¶m b¶o viÖc lµm, ,®µo t¹o vµ ph¸t triÓn ®éi ngò lao ®éng phï hîp víi tiªu chuÈn,chøc danh chuyªn m«n .Tõng b­íc c¶i thiÖn ®iÒu kiÖn lµm viÖc,th­êng xuyªn ch¨m lo ®êi sèng cho c¸n bé nh©n viªn cña c«ng ty. C«ng ty còng thu hót nh÷ng lao ®éng cã tay nghÒ, t¹o c«ng ¨n viÖc lµm cho lao ®éng ®Þa ph­¬ng. -Gi÷ g×n an ninh trËt tù,an toµn x· héi,¸p dông c¸c biÖn ph¸p b¶o vÖ, m«i tr­êng,phßng chèng ch¸y næ,phßng chèng b·o lôt theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. 1.3. LÜnh vùc ®¨ng ký kinh doanh, lo¹i h×nh doanh nghiÖp Theo giÊy phÐp kinh doanh sè 0113019388 cña Phßng ®¨ng ký kinh doanh thuéc Së KÕ ho¹ch ®Çu t­ thµnh phè Hµ Néi, C«ng ty ®­îc phÐp kinh doanh: Thu gom vËn chuyÓn gièng thñy s¶n X©y dùng nhµ ë, v¨n phßng Mua b¸n n«ng, l©m s¶n Mua b¸n l­¬ng thùc Mua b¸n thñy h¶i s¶n.Mua b¸n thùc phÈm t­¬i sèng,thùc phÈm chÕ biÕn,s÷a vµ c¸c s¶n phÈm tõ s÷a. Mua b¸n thiÕt bÞ ®iÖn gia dông,phô tïng vµ linh kiÖn cña chóng; Mua b¸n s¶n phÈm may mÆc; Mua b¸n r­îu bia,n­íc gi¶i kh¸t (kh«ng bao gåm kinh doanh qu¸n Bar); §¹i lý mua b¸n ký göi hµng hãa; Mua b¸n c¸c lo¹i ®¸ quý; Mua b¸n s¶n phÈm ngµnh giÊy; Mua b¸n ph©n bãn; Mua b¸n c¸c lo¹i ®¸ quý; H×nh thøc ho¹t ®éng cña c«ng ty lµ C«ng ty cæ phÇn. 2.C¸c đặc điểm chủ yếu của C«ng ty trong sản xuất kinh doanh 2.1 Cơ cấu tổ chức Intimex Th¨ng Long lµ mét c«ng ty cæ phÇn, h¹ch to¸n kinh doanh ®éc lËp, cã t­ c¸ch ph¸p nh©n vµ ®­îc tæ chøc theo h×nh thøc trùc tuyÕ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1943.doc
Tài liệu liên quan