Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ 1. Bảng 1.1: Tổng hợp “12 trụ cột” cho năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt 2. Đồ thị 1.1: Thang điểm các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của Việt 3. Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007. 4. Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008. 5. Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng, thị phần tương đối của Rạng Đông và Điện Quang. 6. Bảng 2.4: Lợi nhuận sau thuế của Rạng Đông và Điện Quang. 7. Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận của Rạng Đông và Điện Qu

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang. 8. Bảng 2.6: Sản lượng sản phẩm công ty qua các năm. 9. Bảng 2.7: Sản lượng công ty Rạng Đông và Điện Quang. 10. Bảng 2.8: Giá sản phẩm của Rạng Đông và các đối thủ trên thị trường. 11. Bảng 3.1: Trị giá gói cứu trợ ở các nước trên thế giới. 12. Bảng 3.2: Tốc độ đô thị hoá các nước trên thế giới. Lời nói đầu Cạnh tranh là một trong những vấn đề lớn đối với mỗi quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới, nhất là trong giai đoạn quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện nay. Các quốc gia cũng như doanh nghiệp trong mỗi quốc gia đều phải chấp nhận cạnh tranh với các đối thủ khác để giành những lợi ích cho mình. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò cực lỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, muốn giành chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh đủ mạnh so với các đối thủ trong ngành. Muốn được như vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự đề ra những chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp của mình. Rạng Đông là một doanh nghiệp được thành lập trong giai đoạn những năm 60 của thế kỷ trước với mục tiêu cùng với những doanh nghiệp khác xây dựng một nền công nghiệp vững mạnh phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, cùng với thời gian, trên thị trường đã xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh với công ty để giành giật thị phần, chiếm lĩnh thị trường làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, em được nhận vào thực tập trong phòng thị trường của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông, với những kiến thức học được trong ghế nhà trường cũng như từ thực tế sau thời gian thực tập ở công ty, em đã lựa chọn chuyên đề “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông”. Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần lớn: Chương 1: Năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông Chương 3: Biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông trong thời gian tới. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo công ty, phòng thị trường, đặc biệt là Anh Triều phụ trách ban Marketing công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông, cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Dung đã giúp đỡ nhiệt tình để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chương 1: Năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. 1.1.Khái niệm cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh. 1.1.1.Khái niệm cạnh tranh. Cạnh tranh là một thuật ngữ phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là hành động ghanh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay nhóm, các loài vì mục đích giành sự tồn tại, sống còn, lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, hay các phần thưởng khác. Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh xuất hiện khi tiền tệ ra đời, đặc biệt trong thời kỳ nền sản xuất hàng hoá của chế độ Tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. Cùng với thời gian cũng như theo các cách tiếp cận khác nhau, có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Theo K.Mark, “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt của các nhà Tư bản nhằm tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch, cạnh tranh là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận, các nhà Tư bản luôn cạnh tranh với nhau và tìm đến nơi nào có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường”. Theo Kinh tế chính trị học, “Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ nhằm giành giật thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp của mình”. Theo quan điểm Marketing, “Cạnh tranh là việc đưa ra những chiến thuật, chiến lược phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, xử lý tốt các chiến lược, chiến thuật của đối thủ, giành được lợi thế trong kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận”. Dù hiểu theo cách tiếp cận nào đi chăng nữa, bản chất của cạnh tranh vẫn là sự ganh đua của các chủ thể với nhau nhằm mang lại lợi ích cho chủ thể. Đối với các doanh nghiệp thì cạnh tranh là hoạt động nhằm đối phó lại với các đối thủ khác trên thị trường, với mục đích chiếm lĩnh thị phần, nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhằm mục đích cao nhất là lợi nhuận. Hiện nay, khi tình hình kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến, người ta hiểu cạnh tranh không đơn thuần chỉ là cuộc chiến giữa các đối thủ nhằm phân chia thặng dư kinh tế mà còn là giành những cơ hội xuất hiện trong tương lai. Ở Việt Nam, trước đổi mới - năm 1986, thuật ngữ cạnh tranh còn đang mơ hồ, chưa được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, bởi thời gian đó kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá, tự cung tự cấp, các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước, sản phẩm sản xuất ra lại được chính Nhà nước bao tiêu. Vì thế mà các doanh nghiệp thiếu đi động lực phát triển. Thực tế đó đã kìm hãm sự phát triển đất nước trong một thời gian dài. Nhận thức được điều đó, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI năm 1986, Đảng ta quyết định đưa nước ta đi theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến lúc này, cạnh tranh mới trở nên phổ biến hơn. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế không còn ỷ lại vào vai trò của Nhà nước nữa mà trở nên chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì thế mà bộ mặt nền kinh tế nước ta mới được cải thiện rõ rệt hơn sau thời gian đó. Ngày nay, khi quốc tế hoá, toàn cầu hoá trở thành một tất yếu, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận cạnh tranh nếu không muốn bị đào thải. 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh. Cũng giống như cách mạng, với bản chất là sự ganh đua của mình, cạnh tranh là động lực của mọi sự phát triển. 1.1.2.1 . Đối với nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh là động lực của sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, thông qua cạnh tranh, tiềm lực của nền kinh tế ngày càng được cải thiện hơn nhờ sự nâng cao năng suất lao động của các chủ thể trong nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển và được ứng dụng rộng rãi hơn, của cải xã hội được tạo ra ngày càng nhiều hơn, nhu cầu con người sẽ được đáp ứng nhiều hơn. Cạnh tranh tạo ra nhiều sản phẩm mới, qua đó kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, tạo tăng trưởng cho nền kinh tế. Cạnh tranh giúp loại bỏ những những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng ra khỏi thị trường, tạo điều kiện thuân lợi hơn cho các doanh nghiệp còn lại của nền kinh tếcó điều kiện thuân lợi hơn để phát triển. Cạnh tranh giúp nâng cao sức đề kháng của nền kinh tế, giúp đất nước phát triển đi lên, không tụt lại sau so với sự phát triển chung của kinh tế thế giới. 1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp. Cạnh tranh giúp doanh nghiệp nhận thức rõ vị trí hiện tại của mình trên thị trường, từ đó doanh nghiệp buộc phải có những đối sách nhằm nâng cao vị thế của mình. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp không còn nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp buộc phải tự cứu lấy chính mình trước sự cạnh tranh của các đối thủ khác trong việc giành giật và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bất kỳ một doanh nghiệp tồn tại trong một phân đoạn thị trường nào đều muốn mình là người chiếm lĩnh các lợi thế của thị trường đó, nhằm thu lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục đích đó, doanh nghiệp buộc phải làm tốt nhất việc phục vụ nhu cầu của khách hàng. Đó là động lực để doanh nghiệp không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm, năng động, linh hoạt hơn trong việc tìm ra các tính năng mới cũng như các sản phẩm mới. Doanh nghiệp phải tìm cách tối thiểu hoá chi phí sản xuất, hoàn thiện hơn dịch vụ bán hàng và sau bán hàng… Vì thế cạnh tranh là động lực mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp. 1.1.2.3. Đối với sản phẩm. Thành công của doanh nghiệp trong cạnh tranh thể hiện một phần qua các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra. Để giành chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành thấp hơn, mẫu mã đa dạng hơn, phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành là động lực để tạo nên sự hoàn thiện hơn của các sản phẩm. 1.1.2.4. Đối với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau đều nhằm mục đích phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng trở thành cái đích trước lợi nhuận của các doanh nghiệp trong các hoạt động cạnh tranh của mình. Khi mà cuộc sống của người tiêu dùng được cải thiện nhiều hơn, nhu cầu tiêu dùng của họ cũng tăng theo không chỉ về số mà còn về chất lượng. Cạnh tranh giúp doanh nghiệp nâng cao được khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhờ đó, nguời tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua sắm sản phẩm. Nhu cầu của họ sẽ được đáp ứng dễ dàng hơn, đầy đủ hơn. Như vậy cạnh tranh giúp người tiêu dùng thoã mãn nhu cầu của mình một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh những vai trò tích cực đó, cạnh tranh còn mang lại nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội đó là khi các chủ thể cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Cạnh tranh tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp lớn mạnh nhưng cũng tiêu diệt các doanh nghiệp có tiềm lực không đủ mạnh. Sự phá sản của các doanh nghiệp này tạo nên hiệu ứng dây chuyền như người lao động mất việc, thu nhập giảm sút, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, bất bình đẵng thu nhập trong xã hội tăng theo. Mặt khác, cạnh tranh có thể dẫn đến tình trạng giữ bí mật công nghệ sản xuất, cản trở công tác chuyển giao công nghệ. Cạnh tranh không lành mạnh là động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh như trốn thuế, ăn cắp phát minh, sáng chế của đối thủ… 1.2. Năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn giành chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi phải có năng lực cạnh tranh đủ mạnh để đối phó với các đối thủ khác trên thị trường. Cũng như cạnh tranh, năng lực cạnh tranh là một thuật ngữ phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản chất của năng lực cạnh tranh là khả năng hay những lợi thế so sánh mà chủ thể có được so với đối thủ của mình để duy trì và nâng cao vị thế của mình so với các đối thủ. Khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, người ta thường chia thành 3 cấp độ là năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm. 1.2.1. Năng lực cạnh tranh của quốc gia. Theo quan điểm của diễn đàn kinh tế thế giới WEF(Wold Economic Forum) thì “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mô, là năng lực một nền kinh tế đạt được và duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, thu hút đầu tư, đảm bão ổn định kinh tế xã hôi, nâng cao đời sống nhân dân”. Theo quan điểm của Asian Development 2003, “Năng lực cạnh tranh của quốc gia là khả năng cạnh tranh của một nước đế sản xuất các hàng hóa dịch vụ, đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế của người dân nước đó”. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia, thường dựa vào các tiêu chí: Thể chế kinh tế, Cơ sở hạ tầng, Kinh tế vĩ mô, Hệ thống giáo dục và Y tế phổ thông, Giáo dục đại học, Hiệu quả của cơ chế thị trường, Mức độ sẵn sàng về công nghệ, Mức độ hài lòng doanh nghiệp, Mức độ sáng tạo. Theo báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới WEF năm 2008 thì 10 nước có năng lực canh tranh lớn nhất của thế giới bao gồm: Mỹ, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Thụy Điển, Singapo, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Canada. Cũng theo đánh giá của diễn đàn này, năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm từ vị trí 68 năm 2007 xuống vị trí 70. Trong nhóm các yếu tố đánh giá thì nhóm các yếu tố căn bản của Việt nam bị đánh giá thấp nhất. Bảng1.1: Tổng hợp “12 trụ cột” cho năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF Đồ thị 1.1: Thang điểm các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2008 Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF Năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị đánh giá thấp chủ yếu là do các yếu tố như lạm phát, cơ sở hạ tầng và lao động được đào tạo. Bên cạnh đó thì Việt Nam vẫn được đánh giá cao trong các lĩnh vực như quy mô thị trường, y tế, giáo dục tiểu học. Trong nước, hàng năm Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) cũng tiến hành đánh giá năng lực canh của các tỉnh dựa vào chỉ số PCI được đánh giá theo 10 tiêu chí: Chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Tính minh bạch. Đào tạo lao động. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo. Chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà Nước. Thiết chế pháp lý. Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước. Chi phí không chính thức. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất. Chi phí gia nhập thị trường. Theo đó, năm 2008, Đà Nẵng đã vươn lên vị trí dẫn đầu về năng lực cạnh tranh. 10 tỉnh có thứ hạng cao nhất về năng lực cạnh tranh bao gồm: Đà Nẵng, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Lào Cai, An Giang, Huế. Theo đánh giá, các tỉnh ở nhóm đầu của bảng xếp hạng đã có sự chuyển biến rõ rệt trong việc cải thiện các thủ tục hành chính, giảm thời gian doanh nghiệp phải chờ đợi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục gia nhập thị trường, các văn bản pháp lý được công khai minh bạch hơn. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều điểm đen ở các tỉnh nhóm cuối về các chỉ tiêu như đào tạo lao động, thủ tục về hóa đơn giá trị gia tăng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ… 1.2.2. Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thấp hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn các đối thủ khác trên thị trường. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là doanh nghiệp có khả năng tạo ra và duy trì vị thế của mình trên thị trường một cách vững chắc ở hiện tại lẫn tương lai. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu nội tại của doanh nghiệp như vốn, lao động, công nghệ, quản lý, chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối… Một đất nước có năng lực cạnh tranh tốt đòi hỏi các doanh nghiệp trong đó phải có năng lực cạnh tranh tốt. Theo đánh giá của WEF thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được xếp hạng ở mức thấp 79/120. Do các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chú trọng công tác sản xuất sản xuất sản phẩm mà chưa chú ý nhiều đến các hoạt động tạo giá trị gia tăng cao như R&D(nghiên cứu và triển khai), P&M( xúc tiến và tiếp thị). Các cấp độ cạnh tranh có mối quan hệ khăng khít với nhau, theo đó, cấp độ cạnh tranh thấp sẽ góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh cho cấp cao hơn và ngược lại. Một doanh nghiệp sẽ có được năng lực cạnh tranh tốt so với các đối thủ của mình khi sản phẩm của họ có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của doanh nghiệp đối thủ. Khi doanh nghiệp có năng lực canh tranh tốt sẽ góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh quốc gia. Ngược lại, khi quốc gia có năng lực cạnh tranh lớn, nó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cao hơn năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi doanh nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ có khả năng đối phó với các sản phẩm của đối thủ. 1.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đó là những đặc tính hay giá trị sử dụng mà sản phẩm có được lợi thế so với các sản phẩm thay thế như chất lượng, mẫu mã, giá cả. Đó là khả năng giúp cho sản phẩm duy trì được vị trí của mình trong mắt của người tiêu dùng. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt là các sản phẩm có giá thành thấp, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng được độ thõa dụng của khách hàng. Để có được các sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt, các doanh nghiệp phải chú ý đầu tư nhiều cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, sở hữu lao động có trình độ cao cũng như nguồn vốn lớn, cở sở hạ tầng hiện đại đồng bộ. Ngày nay, các doanh nghiệp lơn trên thế giới đều chi ra một lượng kinh phí lớn cho các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng lớn như R&D. Ở Việt Nam, sỡ dĩ các sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu là do công nghệ sản xuất sản phẩm của chúng ta còn lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là gia công, giá trị gia tăng thấp, giá trị cấu thành do các yếu tố nhập khẩu chiếm khoảng 70%. Thêm vào đó nữa, công tác tiếp thị, giới thiệu quảng bá hình ảnh sản phẩm còn yếu kém. Chính vì thế, nhiều mặt hàng của các doanh nghiệp trong nước không đủ sức chống lại sản phẩm nhập khẩu ngay trên sân nhà của mình. 1.3. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.3.1. Đánh giá theo thị phần sản phẩm. Thị phần (Market Share) là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Si = Trong đó: Si: Thị phần của công ty trên thị trường. Qi: Doanh số bán hàng của doanh nghiệp. ∑Qi: Tổng doanh số của cả thị trường. Hay Sj= Trong đó: Sj: Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường Qj: Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp ∑Qj: Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường. Thị phần thể hiện rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra, khi xem xét thị phần, người ta cũng thường sử dụng thị phần tương đối ( Relative Market Share). Sx= Trong đó: Sx: Thị phần tương đối của doanh nghiệp trên thị trường. Mx: Phần doanh số của doanh nghiệp. ∑Mx: Phần doanh số của đối thủ cạnh tranh. Hay Sy= Trong đó: Sy: Thị phần tương đối của doanh nghiệp trên thị trường My: Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp. ∑My: Số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh. Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp. Nều thị phần tương đối nhỏ hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ. Nếu thị phần tương đối bằng 1 thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đối thủ là như nhau. Thị phần là một yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiêp. Trên thị trường, một doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có đủ năng lực để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ chiếm lĩnh thị phần lớn so với các đối thủ còn lại. 1.3.2. Đánh giá theo thương hiệu doanh nghiêp. Thương hiệu (Trademark) là những dấu hiệu được các cá nhân tổ chức sử dụng để tạo khác biệt hoá, nét riêng biệt cho sản phẩm hàng hoá mà họ cung cấp cho khách hàng, phân biệt với sản phẩm của chủ thể khác. Thương hiệu là một tài sản của công ty, thường được cấu thành từ cái tên, cụm từ, logo, biểu tượng hay hình ảnh. Là một tài sản hữu hình nhưng thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong cấu thành giá trị của doanh nghiệp. Theo đánh giá của Interbrand năm 2004, giá trị thương hiệu của Coca-Cola là 67,5 tỷ USD, trong khi doanh số cả năm chưa tới 20tỷ USD, giá trị thương hiệu của Microsoft là 60 tỷ USD còn doanh số khoảng 30 tỷ. Thương hiệu của một doanh nghiệp đánh giá uy tín của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, thuyết phục người bán hàng phân phối sản phẩm, tạo niềm tự hào cho nhân viên công ty, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả của quảng cáo tiếp thị, tác động làm tăng giá cổ phiếu, dễ dàng phát triển kinh doanh, làm tăng giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. 1.3.3. Đánh giá theo lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Lợi nhuận là số tiền mà doanh nghiệp thu được sau hoạt động đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí. Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ có cơ hội đạt được mức lợi nhuận cao nhờ việc bán được nhiều hàng hoá, dịch vụ cũng như khả năng giảm chi phí sản xuất. Khi xem xét tỷ suất lợi nhuận thường đề cập đến 3 chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu = . Thể hiện lợi nhuận đạt được trên một đồng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu ROE: ROE= Thể hiện lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn. Tỷ suất lợi nhuận so với tài sản ROA: ROA = Thể hiện lợi nhuận đạt được trên tổng tài sản doanh nghiệp. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh so với đối thủ thể hiện qua chỉ số tỷ suất lợi nhuận lớn hơn. 1.3.4. Đánh giá theo sản lượng sản phẩm Sản lượng sản phẩm là số sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm. Sản lượng sản phẩm thể hiện năng lực sản xuất cũng như quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn là doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra số lượng sản phẩm lớn, đủ sức cung ứng cho thị trường. 1.3.5. Đánh giá theo chủng loại sản phẩm. Chủng loại sản phẩm thể hiện quy mô sản xuất cũng như chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sự đa dạng hoá của chủng loại sản phẩm giúp cho doanh nghiệp phân tán được rủi ro cũng như mở rộng hơn thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm sẽ tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, nhờ khả năng đáp ứng rộng rãi nhu cầu của khách hàng. 1.3.6. Đánh giá theo chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng cho thấy năng lực, công nghệ sản xuất của một doanh nghiệp. Nó cũng thể hiện chiến lược cạnh tranh cũng như sự tôn trọng khách hàng của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng của khách hàng, nó cũng là yếu tố giúp nâng cao hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tốt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ trong việc giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, qua đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.3.7. Đánh giá theo giá cả sản phẩm Giá cả sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, trình độ lao động, chi phí đầu vào, sự sẵn có của nguồn vốn…nên nó cũng phản ánh được năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Giá cá cũng là một trong những chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nó là yếu tố cấu thành trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có giá bán sản phẩm cạnh tranh với đối thủ dựa trên quan hệ tương đối với chất lượng sản phẩm. 1.3.8. Đánh giá theo dịch vụ chăm sóc khách hàng Chăm sóc khách hàng là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng trong chuỗi hoạt động tạo ra giá trị của doanh nghiệp. Sự tận tuỵ, quan tâm đến lợi ích của khách hàng giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng cũng như cũng cố vị thế doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. 2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu khách quan của kinh tế thị truờng. Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường đều phải chấp nhận quy luật này. Theo quy luật này, doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển phải đối phó lại các đối thủ khác trên thị trường. Trong cạnh tranh luôn có người yếu, kẻ mạnh, kẻ thắng người thua, muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến này, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết để doanh nghiệp và nền kinh tế tham gia vào hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hóa của kinh tế thế giới cạnh tranh là một tất yếu, một doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ khác đến từ các nước khác trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ hội để hàng hóa Việt Nam xâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới trở nên dễ dàng hơn, bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với những khó khăn đến từ các doanh nghiệp nước ngoài. Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ giúp doanh nghiệp giành chiến thắng trong thị trường nội địa mà còn giúp doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới. Đó là một thị trường tiềm năng, với sức tiêu thụ hàng hoá đa dạng. 2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Ngày nay khi cuộc sống của đại bộ phận người tiêu dùng được cải thiện, nhu cầu của họ không chỉ là sự tăng lên về số lượng sản phẩm mà còn là chất lượng, mẫu mã của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Để thoã mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp phải nỗ lực phấn đấu để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của mình. 3. Nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 3.1. Môi trường vĩ mô: 3.1.1. Môi trường kinh tế: 3.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng hay thu nhập của đất nước trong một giai đoạn nhất định. Doanh nghiệp là một cá thể của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp phát triển sẽ tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, ngược lại, nền kinh tế tăng trưởng cũng tác động tích cực trở lại doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế giúp nâng cao thu nhập của người tiêu dùng, kích cầu tiêu dùng tăng lên, thị trường được mở rộng và doanh nghiệp có cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất của mình. 3.1.1.2. Lạm phát và giảm phát. Lạm phát là sự gia tăng liên tục với tốc độ nhanh của mức giá chung trong nền kinh tế. Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế. Lạm phát làm giảm sức mua của đồng nội tệ, làm tăng chi phí đầu vào cho hoạt động của doanh nghiệp, tác động làm tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ. Mặt khác, trong điều kiện lạm phát cao, lãi suất ngân hàng tăng theo, doanh nghiệp cùng nhà đầu tư không dám mạo hiểm tiến hành các hoạt động đầu tư của mình. Người tiêu dùng trong thời kỳ lạm phát trở nên nghèo hơn do sự mất giá của đồng tiền, cầu tiêu dùng của họ giảm xuống, doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng ế ẩm hàng hoá, hàng tồn kho gia tăng. Vì thế, lạm phát là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp. Trong thời gian 3 quý đầu năm 2008, Việt Nam đối mặt với tình trạng lạm phát cao, tỷ lệ lạm phát lên đến 23,6%, thực trạng này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Ngược lại với lạm phát, giảm phát là tình trạng giá cả các mặt hàng của nền kinh tế giảm sút liên tục. Hậu quả của tình trạng này là cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ giảm xuống do lượng cung tiền tệ trong nền kinh tế giảm. Mặt khác do giá cả giảm sút nên các doanh nghiệp thiếu động lực sản xuất, sản lượng của nền kinh tế giảm theo, kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Cũng giống như lạm phát, giảm phát cũng là một nguy cơ gây nên những khó khăn cho doanh nghiệp. 3.1.1.3. Chu kỳ kỳ sống của ngành. Bất kỳ một ngành nào cũng đều trải qua các giai đoạn khác nhau, hình thành, tăng trưởng, bão hoà và suy giảm. Trong mỗi giai đoạn khác nhau, sẽ ảnh hưởng khác nhau đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng có thể mang lại cơ hội cũng như đe doạ cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp trong ngành. Vì thế mỗi doanh nghiệp phải có chiến lựơc để đối phó lại những khó khăn cũng như tận dụng cơ hội xuất hiện trong từng giai đoạn của chu kỳ. 3.1.1.4. Lãi suất. Một doanh nghiệp hoạt động không thể không cần đến nguồn vốn vay từ ngân hàng. Nguồn vốn vay sẽ làm tăng khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu. Khi lãi suất tăng, doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng do chi phí sử dụng vốn vay lớn và ngược lại. Mặt khác lãi suất cũng ảnh hướng đến mức cầu tiêu dùng do có bộ phận người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán các khoản chi tiêu cá nhân. 3.1.1.5. Tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị đồng tiền trong nước với đồng tiền của quốc giá khác. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá VND/USD tăng lên, tức là đồng nội tệ mất giá, hàng hoá trong nước sẽ rẻ tương hơn, hàng nước ngoài sẽ đắt hơn, vì thế kích thích hoạt động xuất khẩu nhưng lại ảnh hưởng xấu đến nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Ngược lại, khi nội tệ lên giá, tỷ số VND/USD giảm xuống, hàng hoá sản xuất trong nước sẽ trở nên đắt hơn, sức cạnh tranh về gía giảm xuống và hàng hoá nhập khẩu rẻ hơn, hạn chế xuất khẩu, kích thích tăng nhập khẩu. 3.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật.. Là một yếu tố định tính nhưng nó cũng có vai trò khá quan trọng đối với các doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp hoạt động đều phải tuân theo những quy định Pháp luật như sử dụng lao động, thuế, đầu tư, bảo vệ môi trường… Sự ổn định của chính trị xã hội là điều kiện quan trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước cũng yên tâm hơn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. 3.1.3. Môi trường văn hoá, xã hội. Hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như: Dân số: tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, mật độ dân số, giới tính, tỷ lệ nam/nữ, tốc độ di dân… Trình độ văn hoá. Phong tục tập quán. Xu hướng tiêu dùng. Doanh nghiệp muốn thành công đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát các vấn đề văn hoá - xã hội liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. 3.1.4. Môi trường tự nhiên. Là những yếu tố thuộc môi trường sống xung quanh như khí hậu, tài nguyên thiên nhiên khoáng sản, đất đai…Những yếu tố này có thể tạo nên thuận lợi hoặc khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác, chế biến. 3.1.5. Môi trường công nghệ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, sự phát triển của khoa học công nghệ đống vai trò cực kỳ quan trọng. Ngày nay, công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, vì thế các công ty đã chi ra một lượng kinh phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể chi phí hoạt động của doanh nghiệp cho các nghiệp vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất của doanh nghiệp. Công nghệ phát triển, giúp doanh nghiệp có đựơc những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, chủng loại sản phẩm phong phú hơn và gía thành sản phẩm nhỏ hơn trước. Đó là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sự phát triển của công nghệ vừa là một cơ hội nhưng cũng là một nguy cơ, công nghệ phát triển nhanh làm cho các sản phẩm trở nên lạc hậu, chu kỳ sống của nó bị giảm ngắn lại. 3.1.6. Tình hình kinh tế thế giới. Mỗi doanh nghiệp là một cá thể của nền kin._.h tế quốc dân, mỗi nền kinh tế là một bộ phần cấu thành nền kinh tế thế giới. Vì thế tình hình kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Khi kinh tế thế giới ở trong giai đoạn phát triển mạnh, đó sẽ là tiền đề cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. 3.2. Mô hình 5 áp lực canh tranh: Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong thị trường cũng chịu tác động của 5 đối tượng. 3.2.1. Nhà cung ứng. Đây là đối tượng cung cấp đầu vào đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành liên tục như nguyên vật liệu, trang thiết bị, lao động vì thế nhà cung ứng góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh cho doanh nghiêp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhà cung ứng gây khó khăn cho doanh nghiệp thông qua việc đòi tăng giá, giảm chất lượng của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất hoặc tiến hành cung ứng cho doanh nghiệp canh tranh trong ngành. Sức ép từ phía nhà cung cấp phụ thuộc vào: Mức độ tập trung của nhà cung cấp. Sự khác biệt hoá của sản phẩm nhà cung cấp. Khả năng hội nhập dọc xuôi chiều của doanh nghiệp. Chi phí chuyển đổi. Công ty Xerox là người phát minh ra máy photocopy, họ có được sự độc quyền trong thời gian 25 năm trong việc sản xuất loại máy này. Khách hàng buộc phải chấp nhận mức giá bởi Xerox là nhà độc quyền. 3.2.2. Khách hàng. Là đối tượng trực tiếp tiêu thụ cũng như đánh giá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khi tiêu dùng, họ có nhu cầu đòi hỏi nâng cao chất lượng cũng như hạ giá bán của sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra họ còn gây khó khăn cho doanh nghiệp thông qua việc từ bỏ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp và chuyển sang sản phẩm thay thế của doanh nghiệp khác trong ngành. Sức ép từ phía khách hàng phụ thuộc vào các yếu tố: Mức độ tập trung của khách hàng: Nếu khách hàng tập trung, doanh nghiệp phân tán thì sức ép của khách hàng lên doanh nghiệp lớn. Tỷ trọng mua sắm của khách hàng đối với sản phẩm của ngành. Đó là tỷ lệ giữa số tiền mà khách hàng chi trả cho sản phẩm của ngành trên tổng chi phí tiêu dùng của khách hàng. Nếu tỷ trọng này lớn thì sức ép lớn. Chi phí chuyển đối. Nếu giữa khách hàng và doanh nghiệp có hợp đồng cam kết, người tiêu dùng khó thay đổi sự lựa chọn của mình thì sức ép của khách hàng lên doanh nghiệp nhỏ. Khả năng hội nhập dọc ngược chiều của doanh nghiệp. Nếu khả năng này lớn thì sức ép lớn và ngược lại. 3.2.3. Sản phẩm thay thế. Là những sản phẩm của công ty trong những ngành khác nhưng có khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường giống như công ty trong ngành. Những công ty này thường cạnh tranh gián tiếp với nhau, ví dụ ngành cafe với ngành chè, bia với rượu. Khi giá của sản phẩm tăng lên thì người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng sản phẩm thay thế. Sự xuất hiện của sản phẩm thay thế vừa là động lực để doanh nghiệp cải tiến, nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản xuất, nhưng cũng là một nguy cơ đe doạ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Sức ép từ phía sản phâm thay thế phụ thuộc vào: Số lượng các sản phẩm thay thế: Số lượng sản phẩm thay thế nhiều thì sức ép càng lớn và ngược lại. Giá cả của sản phẩm thay thế: Nếu giá sản phẩm thay thế thấp thì sức ép lớn. Chất lượng sản phẩm thay thế: Chất lượng sản phẩm thay thế cao thì sức ép lên doanh nghiệp lớn. 3.2.4. Đối thủ hiện tại trong nội bộ ngành. Đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở thời điểm hiện tại của doanh nghiệp. Sức ép của đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào: Xu hướng nhu cầu thị trường của ngành: Nếu xu hướng này tăng lên cao thì cường độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành giảm và ngựơc lại. Cấu trúc ngành hay mức độ tập trung của ngành: Thể hiện qua số lượng, quy mô của các doanh nghiệp trong ngành. Nếu ngành tập trung( gồm ít doanh nghiệp quy mô lớn liên kết với nhau) thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là nhỏ, ngược lại ngành phân tán ( gồm nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ liên kết với nhau), sự gia nhập ngành dễ dàng thì cạnh tranh là rất lớn. Rào cản rút lui khỏi ngành: Đó là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi rút lui khỏi ngành như máy móc, hợp đồng, lao động…Nếu rào cản này lớn, doanh nghiệp khó rút ra khỏi ngành thì cạnh tranh giữa các đối thủ lớn và ngược lại. 3.2.5. Đối thủ tiềm ẩn. Là những đối thủ tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lai và cạnh tranh với doanh nghiệp trên thị trường. Sự đe doạ của những đối thủ tiềm ẩn này là rất lớn, do tính chất khó lường trước nên không có nhiều những phương án hữu hiệu để đối phó với những đối thủ này. Đối thủ tiềm ẩn này sẽ gây ra nhiều sức ép cho doanh nghiệp hiện tại đang hoạt động trong ngành, sức ép này phụ thuộc vào rào cản gia nhập ngành. Rào cản gia nhập ngành phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: Tăng hiệu quả kinh tê do quy mô lớn: Một công ty muốn gia nhập thị trường nhưng hiện tại trong thị trường đó lại đang tồn tại những công ty có quy mô lớn, điều này gây khó khăn cho công ty khi muốn gia nhập vào thị trường này. Khác biệt hoá sản phẩm: Nhằm giành giật khách hàng của đối thủ. Yêu cầu về vốn. Phí tổn chuyển đổi: Là phí tổn một lần mà người mua gặp phải khi chuyển từ sản phẩm của một nhà cung ứng này sang nhà cung ứng khác. Tiếp cận các kênh phân phối: Công ty muốn xâm nhập thị trường phải đảm bảo có một hệ thống phân phối sản phẩm, công ty mới phải thuyết phục cửa hàng bán lẻ bán sản phẩm của mình. Những bất lợi về giá cả cho dù quy mô lớn nhỏ như thế nào: Một công ty có sẵn thương hiệu nổi tiếng từ trước có nhiều lợi thế hơn công ty mới gia nhập không thể có được dù quy mô lớn hay nhỏ như: Công nghệ sản phẩm độc quyền, được tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi, vị trí thuận lợi, sự hỗ trợ của chính phủ, kinh nghiệm… Để giải quyết những áp lực này, doanh nghiệp cần thực hiện một trong ba chiến lược đó là: Chiến lược dẫn đầu về chi phí: Doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp hơn trong ngành với tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Khi đó, công ty có thể bán sản phẩm với giá trung bình của toàn ngành để thu được lợi nhuận cao hơn đối thủ hoặc bán với giá thấp hơn giá trung bình để giành thêm thị phần. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm: Là chiến lược mà doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh nhờ vào việc sản xuất sản phẩm có đặc tính, đặc thù được khách hàng đán giá cao hơn đối thủ cạnh tranh. Giá trị gia tăng nhờ tính độc đáo của sản phẩm cho phép nhà sản xuất tăng giá bán bán mà không sợ bị khách hàng tẩy chay. Chiến lược tập trung vào một phân đoạn thị trường hẹp: Doanh nghiệp cố gắng giành lợi thế nhờ cạnh tranh chi phí thấp hoặc cá biệt hoá sản phẩm bằng cách áp dụng lý thuyết “ nhu cầu của một nhóm có thể được thoã mãn tốt hơn bằng cách hoàn toàn tập trung vào phục vụ nhóm đó”. 3.3. Nhân tố nội tại của doanh nghiệp. 3.3.1. Vốn. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, yếu tố vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vốn đảm bảo cho việc duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 3.3.2. Lao động. Lao động là yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất sản xuất, số cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp vì thế nó góp phần nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đầy đủ số lượng lao động với trình độ tay nghề cao sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. 3.3.3. Công nghệ. Là yếu tố sáng tạo nên những sản phẩm mới cũng như huỷ diệt những sản phẩm cũ, lạc hậu. Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp có được những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và nó cũng quyết định năng suất lao động của người lao động trong doanh nghiệp. 3.3.4. Năng lực quản lý. Mỗi loại hình doanh nghiệp có một cách thức tổ chức ban lãnh đạo cũng như năng lực quản lý khác nhau. Sự chủ động, khôn ngoan, tài năng, đạo đức, nhạy bén trong quản lý giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội, chiếm được thời cơ trước các đối thủ của mình. 3.3.5. Quy mô. Quy mô là điều kiện giúp cho doanh nghiệp triển khai kế hoạch sản xuất được thuận lợi, tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất ra khối lượng hàng hoá lớn sẽ thoả mãn được lớn hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ. 3.3.6. Cơ sở hạ tầng. Là động lực cho các hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại giúp doanh nghiệp hoạt động dễ dàng hơn, hiệu quả lớn hơn. Chương II- Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông 2.1. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông hai năm gần đây. 2.1.1. Kết quả đạt được. Năm 2007, bên cạnh những thuận lợi như tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao, tiêu dùng nội địa cao…Rạng Đông phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: Tình trạng lạm phát cao ở Trung Quốc, đồng Nhân Dân Tệ mất giá, trong khi đó, nguyên liệu đầu vào của Rạng Đông nhập từ Trung Quốc về lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nguyên liệu như nhựa, linh kiện điện tử, thép…Mà giá bán sản phẩm không tăng được ngay, không tăng lên tương ứng với sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào do thuế suất thuế nhập khẩu các sản phẩm cùng loại với sản phẩm của công ty theo lộ trình cắt giảm thuế quan AFTA năm 2007 giảm xuống mức thấp nhất còn 0-5% so với giai đoạn trước là 40-50%. Đầu năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO, nhiều hãng tiến hành xây dựng cơ sở lắp ráp, sản xuất tại Việt Nam. Công ty phải cạnh tranh với Philip, đối thủ có năng lực và tiềm năng lớn, họ đã giảm giá bán tới 50-60% so với ban đầu nhằm chiếm lĩnh thị phần của công ty. Năm 2007, công ty vừa thực hiện sản xuất kinh doanh vừa phải di chuyển xây dựng, lắp ráp máy móc, đưa vào sản xuất nhiều dây chuyền từ Hà nội sang Bắc Ninh. Số lao động cũng chuyển sang chỉ còn lại 35% nên phải tuyển dụng lao động mới thay thế. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng Rạng Đông vẫn đạt đựơc kết quả cao trong họat động sản xuất kinh doanh của mình. Doanh thu tiêu thụ năm 2007 đạt hơn 788 tỷ đồng vượt 9,22% so với kế hoạch, tăng 36% so với cùng kỳ 2006. Lợi nhuận sau thuế đạt được là 53,7 tỷ đồng vượt kế hoạch 7,36%, tăng 16% so với năm 2006. Thị trường của công ty phát triển nhanh, vững chắc, thị trường nội địa tăng 31,5% so với 2006. Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007. Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 578.985.876.911 788.421.267.156 Các khoản giảm trừ 2.578.944.684 1.381.498.626 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 576.406.932.227 787.039.768.530 Giá vốn hàng bán 457.346.109.106 632.870.983.888 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 119.060.823.121 154.168.784.642 Doanh thu hoạt động tài chính 951.257.070 2.144.934.679 Chi phí tài chính 16.212.792.145 29.727.317.111 Chi phí bán hàng 37.963.969.101 50.982.277.306 Chi phí quản lý doanh nghiệp 17.668.664.909 22.747.892.191 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 48.166.654.036 52.856.232.713 Thu nhập khác 362.612.766 2.674.154.160 Chi phí khác 2.240.081.824 1.758.490.718 Lợi nhuận khác (1.877.469.058) 915.663.442 Lợi nhuận sau thuế 46.289.184.978 53.771.896.155 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Rạng Đông năm 2006,2007. Năm 2008, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức cả ở trong và ngoài nước, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng dưới sự lãnh đạo của ban Giám đốc, sự quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty, Rạng Đông đã đạt được thành tích khá cao. Doanh thu thuần đạt hơn 832 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2007. Lợi nhuận sau thuế đạt 45 tỷ đồng. Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008. Đơn vị: Đồng. Chỉ tiêu Năm 2008 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 839.725.151.233 Các khoản giảm trừ 7.127.093.587 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 832.598.057.646 Giá vốn hàng bán 638.687.904.571 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 19.3910.153.075 Doanh thu hoạt động tài chính 3.604.454.540 Chi phí tài chính 46.442.825.240 Chi phí bán hang 77.272.045.723 Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.144.852.867 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 44.654.883.785 Thu nhập khác 430.568.024 Chi phí khác 32.511.157 Lợi nhuận khác 398.056.867 Lợi nhuận sau thuế 45.052.940.652 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Rạng Đông năm 2008. 2.1.2. Nguyên nhân Nguyên nhân bao trùm của những thành quả, các bước phát triển, hiệu quả của Công ty trong những năm qua là Sự tin cậy lẫn nhau, sự đồng thuận cao của tất cả các cổ đông, của Hội đồng quản trị, cơ quan điều hành, trên 2000 cán bộ công nhân viên công ty, cả hệ thống khách hàng thuỷ chung gắn bó trải khắp 64 tỉnh thành trong cả nước, trên cơ sở ý thức trách nhiệm cao của tất cả mọi người vì sự phát triển và bền vững của công ty. Công ty đã xây dựng được định hướng chiến lược phát triển Công ty 2006 -2010 đúng đắn, triển khai thực hiện chiến lược có hiệu quả. Các sản phẩm được lựa chọn là sản phẩm chiến lược mũi nhọn, là các loại nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng “chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường”. Sự đầu tư lớn của công ty về khoa học công nghệ thông qua các dự án, các hợp đồng nghiên cứu, hợp tác với các Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện Nghiên cứu nguồn sáng Trung Quốc, Viện Nghiên cứu và sản xuất vật liệu nguồn sáng quang điện Trung Quốc, dự án VEEPL của VNDP, các Giáo sư, chuyên gia trong và ngoài nước... đã nâng cao trình độ chất lượng, phát triển các sản phẩm mới. Công ty đã thay thế ống thuỷ tinh chì bằng vật liệu không chì đạt cấp tiêu chuẩn ROHS về môi trường của các nước tiên tiến. Đèn huỳnh quang đã được thay thế phương pháp tráng dung môi Butylacetat vừa đắt tiền vừa độc hại bằng tráng bột nước, bám sát với những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến. Các sản phẩm chiến lược mũi nhọn được đầu tư các dây chuyền mới hiện đại. Lò thuỷ tinh bóng ống mới xây dựng sử dụng thiết kế của Nhật, sử dụng thiết bị đốt dầu và điều khiển tự động của Nhật là một đẳng cấp mới về mức tiêu hao nhiên liệu. Với lò thuỷ tinh bóng ống cũ mỗi ngày sử dụng tới 6300 – 6500 kg dầu FO, lò mới chỉ sử dụng 4300 kg, công trình đầu tư mới này đã góp phần hạ chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Công ty đã có nhiều cách làm cụ thể trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từng bước nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp đáp. Thêm vào đó công ty đã tổ chức phong trào thi đua thiết thực, liên tục và hiệu quả cho đội ngũ công nhân lao động, phấn đấu nâng cao các chỉ tiêu chất lượng, năng suất lao động, giảm chi phí. Quan tâm đời sống công nhân lao động, giải quyết tốt mối quan hệ lao động, hài hoà lợi ích của cổ đông, người sử dụng lao động, người lao động. Sự ưu ái và khuyến khích người lao động thông qua việc thưởng cổ phiếu có tác dụng khích lệ lớn tới người lao động. Công tác quản lý tài chính chặt chẽ, các biện pháp thu nhanh tiền bán hàng, giảm tiền vay và chi phí tài chính, tăng giá bán vào thời điểm thích hợp, tăng doanh thu và giảm tương đối các chi phí cố định, tranh thủ mua và dự trữ các vật tư giá thấp mang lại hiệu quả tốt. Công ty tập trung vào nâng cao giá trị cốt lõi, giá trị thực của Công ty, không mất nhiều chi phí cho việc đánh bóng, mua danh không thực chất. Vốn thu được từ phát hành cổ phiếu và vốn phát triển sản xuất 100% tập trung cho đầu tư phát triển và tăng vốn lưu động của Công ty, không mắc sai lầm của nhiều công ty đem đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản... làm tổn thất lớn tài sản. 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông. 2.2.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh theo thị phần sản phẩm. Theo đánh giá khảo sát của công ty trên 200 đơn vị cửa hàng, đại lý phân phối trên toàn quốc, thị phần sản phẩm phích nứơc của công ty chiếm đến 90%, trong đó chủ yếu là các sản phẩm phích đựng nước nóng truyền thống. Về sản phẩm bóng điện, Rạng Đông chiếm đến 70% thị phần tại khu vực miền Bắc, 45% tại khu vực miền Nam. Những con số này cho thấy sức mạnh của Rạng Đông trên thị trường, đặc biệt trong thị trường phích nước. Hiện trên thị trường Việt Nam, sản phẩm phích nước của Rạng Đông chiếm vị thế độc tôn, trong khi đó, các sản phẩm bóng đèn lại phải chịu sự cạnh tranh mãnh liệt của các công ty khác đặc biệt là của Công ty bóng đèn Điện Quang tại thị trường Miền Nam. Xét theo thị phần tương đối, tức là xem xét tỷ số giữa doanh số bán hàng của công ty so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Dựa vào số liệu chỉ tiêu thị phần tương đối dễ dàng nhận thấy lợi thế cạnh tranh thuộc về Rạng Đông trong năm 2006 vì tỷ lệ doanh số bán hàng của Rạng Đông với doanh số bán hàng của Điện quang lớn hơn 1. Dù để mất lợi thế này sang Điện Quang năm 2007 nhưng Rạng Đông đã giành lại lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường trong năm 2008 Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng, thị phần tương đối của Rạng Đông và Điện Quang. Đơn vị: 1000 Đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Rạng Đông Điện Quang Rạng Đông Điện Quang Rạng Đông Điện Quang Doanh thu bán hàng 578.985.876 445.989.125 788.421.267 1.121.623.576 839.725.151 410.004.925 Thị phần tương đối 1,298 0,702 2,048 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Rạng Đông qua các năm. 2.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh theo thương hiệu doanh nghiêp. Kết quả khảo sát của công ty cho thấy, 90% người tiêu dùng được hỏi biết đến thương hiệu Rạng Đông. Uy tín, thương hiệu của công ty ngày càng nhận được sự quan tâm của khách hàng, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Mỗi khi có ý định mua các hàng hoá là phích nước, bóng đèn, thiết bị điện, người tiêu dùng đều nhớ đến các sản phẩm của công ty Rạng Đông. Đây là một thuận lợi lớn trong việc tiêu thụ hàng hoá của công ty. Với uy tín của mình trên thị trường, Rạng Đông đã được UBND Thành phố Hà Nội, Sở Giáo Dục Đào tạo Đà Nẵng, Huế đặt yêu cầu cải tạo hệ thống chiếu sáng các trường học của 3 địa phương. Năm 2006, Công ty đã trúng gói thầu do Ngân hàng thế giới WB tài trợ cải tạo hệ thống chiếu sáng của 135 trường học tại 3 tỉnh thành ở Việt Nam. Cho đến nay, dự án chiếu sáng học đường của công ty đã được lắp đặt tại hơn 11.000 phòng học của 865 trường trên khắp 62 tỉnh thành cả nước. Sự nổi tiếng của công ty không chỉ được thể hiện qua lòng tin của khách hàng mà còn được công nhận bởi các tổ chức thông qua các cuộc triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm. Chứng nhận sản phẩm chủ lực của thành phố Hà Nội năm 2006. Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2006 của Bộ Thương mại. Chứng nhận thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006 của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI. Cúp Vàng hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam 2006. Chứng nhận Nhãn hiệu nổi tiếng của Chương trình tư vấn và bình chọn nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng năm 2007. Chứng nhận doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2007 của Bộ Công Thương. Chứng nhận nằm trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam của Vietnamnet năm 2007. Cup Thăng Long Hanoi EXPO năm 2007. Siêu Cup “Sản phẩm hợp chuẩn WTO về sở hữu trí tuệ” năm 2007. Cup Vàng Top 50 sản phẩm hàng đầu năm 2007 của Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cúp Vàng Top 50 sản phẩm hàng đầu của chương trình tư vấn và bình chọn “ Sản phẩm Việt hợp chuẩn WTO về sở hữu trí tuệ năm 2008” cho bóng đèn Huỳnh quang Compact. Siêu Cup sản phẩm hợp chuẩn WTO về sở hữu trí tuệ năm 2008. Cup Thăng Long năm 2008 của Thành phố Hà Nội. CúpVàng thương hiệu chứng khoán uy tín và Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam năm 2008. Chứng nhận sản phẩm chủ lực của thành phố Hà Nội năm 2008. 2.2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh theo lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Trong khoảng thời gian 2 năm gần đây, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình hình lạm phát cao năm 2007 cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nhưng với sự nỗ lực của ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty, Rạng đông đã đạt đựơc thành tích cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Năm 2007, cùng với tốc độ tăng mạnh của GDP cả nước, lợi nhuận của Rạng Đông tăng mạnh hơn các năm trước với hơn 7 tỷ đồng từ 46,289 tỷ đồng lên 53,711 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2006, vượt kế hoạch 7,36%, duy trì được mức tăng liên tục trong nhiều năm liền. Bước sang năm 2008, do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của công ty giảm mạnh trong nước, thị trường xuất khẩu cũng giảm mạnh do có nhiều đơn đặt hàng của các nứơc bị huỷ bỏ. Trước hoàn cảnh khó khăn đó nhưng Rạng Đông vẫn đạt đựơc thành tích khá với mức lợi nhuận hơn 45 tỷ đồng. Bảng 2.4: Lợi nhuận sau thuế của Rạng Đông và Điện Quang. Đơn vị: 1000 Đồng Năm 2006 2007 2008 Rạng Đông Điện Quang Rạng Đông Điện Quang Rạng Đông Điện Quang LNST 46.289.184 54.006.765 53.771.896 203.865.893 45.052.940 4.399.336 Nguồn: Báo cáo tài chính của 2 công ty. So với đối thủ lớn nhất trong ngành là công ty bóng đèn Điện Quang, dù không đạt được mức lợi nhuận cao bằng nhưng Rạng Đông lại duy trì được tính ổn định của mình trên thị trường. Năm 2008, trong khí lợi nhuận của Rạng Đông giảm từ 53,7 tỷ đồng xuống còn 45 tỷ đồng tương đương với khoảng 16% thì lợi nhuận của Điện Quang giảm mạnh từ 203,8 tỷ đồng xuống chỉ còn 4,4 tỷ đồng tương đương với 97,8%. Sở dĩ có thực trạng này là do chiến lựơc đầu tư đúng đắn của công ty, công ty luôn coi thị trường nội địa là thị trường mang tính quyết định đến sự phát triển của mình, không tham gia vào lĩnh vực không phải thế mạnh của mình là thị trường tài chính. Trong khi đó, Điện Quang lại coi quá chú trọng đến thị trường xuất khẩu, nên khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, lợi nhuận của Điện Quang bị giảm mạnh. Thêm vào đó Điện Quang cũng tham gia mạnh vào thị trường tài chính và năm 2008 là một năm khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam với sự giảm điểm mạnh của chỉ số Vn Index. Chi phí tài chính của Điện Quang năm 2008 là 102.413.179.827 Đồng lớn hơn nhiều Rạng Đông là 46.442.825.240 Đồng. Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận của Rạng Đông và Điện Quang. Đơn vị: % Chỉ tiêu/Năm 2006 2007 2008 Rạng Đông Điện Quang Rạng Đông Điện Quang Rạng Đông Điện Quang Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản ROA 10,5 9,46 6,69 12,13 5,16 0,279 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 8,03 12,13 6,83 18,2 5,41 1,096 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn Chủ sở hữu ROE 33,24 73,72 30,21 29,7 10,94 0,653 Nguồn: Báo cáo tài chính của 2 công ty Rạng Đông và Điện Quang. Cũng giống như lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận của Rạng Đông cũng phản ánh sự ổn định của công ty. Do tình hình khó khăn của hai năm 2007 và 2008, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty có biến động giảm, tuy nhiên sự biến động đó là không quá lớn so với đối thủ Điện Quang. Năm 2008 so với năm 2007, khi ROA của Rạng Đông giảm từ 6,69% xuống còn 5,16% tương ứng với 22,8% thì ROA của Điện Quang lại giảm mạnh từ 2,13% xuống chỉ còn 0,279% tương ứng với 97,7%. Tương tự, ROE của Rạng Đông giảm từ 30.21% xuống 10,94% tương ứng 63,7%, thì ROE của Điện Quang giảm đến 97.8 % từ 29,7% xuống 0,653%. Trong điều kiện hoàn cảnh thị trường khó khăn như thời điểm hiện tại, việc duy trì được tính ổn định trong cạnh tranh là rất quan trọng, nó giúp công ty có thể đứng vững, khắc phục những khó khăn trước mắt để vươn đến những thành công trong tương lai. 2.2.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh theo sản phẩm. 2.2.4.1. Năng lực cạnh tranh theo quy mô sản phẩm. Sản lượng là một yếu tố quan trọng chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng muốn tạo ra được một khối lượng hàng hóa đủ lớn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay là nước đang phát triển, quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đang được thực hiện một cách mạnh mẽ, hơn nữa, mức sống của đại bộ phận người dân đã được cải thiện rõ rệt trong thời gian gần đây. Vì thế mà nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm của công ty Rạng Đông là rất lớn. Bảng 2.6: Sản lượng sản phẩm công ty qua các năm : Đơn vị:1000chiếc Sản phẩm/Năm 2006 2007 10/2008 Bóng HQ-Compact 8.325 18.364 11.941 Ruột phích 6.215 5.646 5.885 Phích hoàn chỉnh 3.992 4.069 3.656 Bóng H.quang 21.930 17.940 15.884 Bóng đèn tròn 34.787 25.416 30.192 Chấn lưu 1.956 2.479 2.359 Máng đèn 1.773 1.282 776 Nguồn: Phòng Thị trường công ty Rạng Đông Nhờ sự mở rộng về quy mô sản xuất khi công ty mở thêm một chi nhánh sản xuất ở Bắc Ninh, cộng với sự đầu tư lớn về công nghệ sản xuất, lực lượng lao động đông đảo với hơn 2000 người. Sản lượng sản phẩm của công ty không ngừng được gia tăng qua các năm để đáp ứng nhu cầu rộng lớn của thị trường trong và ngoài nước. Trong các loại sản phẩm của công ty, Bóng đèn HQ-Compact là sản phẩm có được tốc độ gia tăng sản lượng lớn nhất. Năm 2006, sản lượng của sản phẩm này tăng mạnh từ 2.341 nghìn chiếc năm 2005 lên 8.325 nghìn chiếc tương đương với tốc độ tăng 255,6%. Sang năm 2007, công ty vẫn duy trì được tốc độ tăng lớn với 120,58% từ 8.325 nghìn chiếc lên 18.364 nghìn chiếc. Cùng với bóng HQ-Compact, sản phẩm bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn tròn của công ty cũng đạt mức sản lượng lớn với hàng chục nghìn sản phẩm được sản xuất ra hàng năm. Bảng 2.7: Sản lượng công ty Rạng Đông và Điện Quang. Đơn vị: 1000 Chiếc Sản phẩm/năm 2005 2006 2007 Điện Quang Rạng Đông Điện Quang Rạng Đông Điện Quang Rạng Đông Đèn Huỳnh quang 19.970 20.606 15.096 21.930 11.255 17.940 Đèn Compact 77 2.341 13.507 8.325 29.135 18.364 Đèn tròn 8.782 39.303 6.564 34.787 7.581 25.416 Nguồn: Bản cáo bạch công ty bóng đèn Điện Quang So sánh với đối thủ Điện Quang, dựa vào bảng số liệu trên dễ dàng nhận thấy được năng lực cạnh tranh của Rạng Đông về sản lượng sản xuất. Đối với bóng đèn Huỳnh Quang, trong 3 năm từ 2005 đến 2007, sản lượng của Rạng Đông luôn cao hơn so với Điện Quang. Năm 2005, sự chênh lệch này là không đáng kể với sản lượng của Điện Quang là 19.970 nghìn chiếc, của Rạng Đông là 20.606 tương đương khoảng 3,18%. Nhưng sang đến năm 2006, 2007 thì sự chênh lệch về sản lượng của 2 công ty đã tăng lên khá mạnh từ 15.096 lên 21.930 tương đương với 45,27%. Sang năm 2007, do ảnh hưởng của tình hình lạm phát cao ở trong nước, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, nên cả 2 công ty đều giảm sản lượng sản xuất đối với sản phẩm này. Nhưng Rạng Đông vẫn là công ty chiếm được lợi thế về sản lượng với 17.940 nghìn chiếc so với 11.255 nghìn chiếc của Điện Quang, tương đương với 59,39%. Ngoài ra, Rạng Đông còn chiếm ưu thế về sản lượng của bóng đèn tròn được sản xuất ra hàng năm, với mức sản lượng cao hơn 4 đến năm lần trong thời gian 3 năm từ 2005 đến 2007. 2.2.4.2. Năng lực cạnh tranh theo chủng loại sản phẩm. Không chỉ có lợi thế về quy mô, Rạng Đông còn chiếm lợi thế về sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm sản xuất ra hàng năm. Hiện công ty đang sản xuất ra nhiều loại bóng đèn, phích nước, sản phẩm thủy tinh, thiết bị điện với tiêu chuẩn năng suất cao, hiệu quả cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường. Sản phẩm thuỷ tinh: Sản phẩm ống thuỷ tinh Ø 26- Ø 32. Sản phẩm ống thủy tinh Ø3 - Ø 15,5. Bóng đèn Compact: Bóng đèn COMPACT 1U 11W Bóng đèn COMPACT 2U FSQ, Ngang. Bóng đèn COMPACT CF- H 2U - 11W Bóng đèn COMPACT CF-H 3U 15W, 20W. Bóng đèn COMPACT CF-S 3U 15W, 20W. Bóng đèn COMPACT OZON 3U 15W, 20W, 40W. Bóng đèn COMPACT CF-H 4U 40W, 50W, 75W. Bóng đèn COMPACT XOẮN CFH -S 7W, 11W, 15W, 20W. Bóng đèn COMPACT XOẮN CSC CFH- X 45W, 55W, 85W, 105W. Bóng đèn COMPACT CF- H 2U 5W, 9W. Bóng đèn COMPACT CFS 2U 5W, 9W, 11W. Bóng đèn huỳnh quang: Bóng đèn huỳnh quang T8 - Deluxe 18W, 36W. Bóng đèn huỳnh quang T8 - Galaxy 18W, 36W. Bóng đèn huỳnh quang màu. Bóng đèn huỳnh quang T10 20W, 40W. Bóng đèn huỳnh quang T5 Bóng đèn tròn: Bóng đèn tròn A60 25W-60W, 75W-100W. Bóng đèn tròn CSC A75,A90. Bóng đèn chanh, bóng quả nhót Bóng đèn nấm A45. Chấn lưu: Chấn lưu Sắt từ 20W, 40W. Chấn lưu điện tử. Đèn bàn: Đèn bàn bảo vệ thị lực RD-RL 01-09. Thiết bị chiếu sáng: Bộ đèn chiếu sáng doanh nghiệp, học đường. Bộ đèn âm trần đôi. Phích nước 1 lít,2lit. Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm không chỉ giúp cho Rạng Đông phân tán được rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà còn giúp công ty mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công ty có khả năng cạnh tranh mạnh hơn với các doanh nghiệp khác trong ngành trong việc đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. 2.2.5. Thực trạng năng lực cạnh tranh theo chất lượng sản phẩm. Với những công nghệ hiện đại hiện có của các dây chuyền sản xuất sản phẩm; quy trình sản xuất khoa học, hợp lý; tay nghề của người lao động cao; với phương châm “ làm hàng kỹ” công ty đã tập trung phát triển nhóm sản phẩm với các tiêu chuẩn “chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường”. Coi đây là chiến lược phát triển, tạo nên nét khác biệt của Rạng Đông so với các đối thủ trên thị trường. Chất lượng sản phẩm của công ty không chỉ được thừa nhận thông qua sự tin dùng của khách hàng mà còn qua các giải thưởng chứng nhận chất lượng của các tổ chức, hiệp hội có uy tín trong và ngoài nước: Chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượngnăm 2002. Chứng nhận sản phẩm bóng đèn huỳnh quang Compact 220V-240V đạt tiêu chuẩn IEC 60969:2001 và IEC 60968:1999 của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Chứng nhận phòng thí nghiệm Hợp chuẩn Quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2001 của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng năm 2003. Cúp vàng Hệ thống Quản lý chất lượng ISO năm 2006 của Bộ Khoa học Công nghệ trao tặng. Bằng khen của Thủ tường Chính phủ nhiều năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006. Cup Vàng ISO của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn và quy định quốc tế vào hoạt động sản xuất năm 2006. Chứng nhận sản phẩm Tiết kiệm năng lượng đối với sản phẩm Balat điện từ của Bộ Công nghiệp năm 2007. Giải thưởng Sản phẩm tiết kiệm năng lượng đối với Bóng đèn Huỳnh Quang T8 của Bộ Công nghiệp năm 2007. Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Cup Vàng ISO của Bộ Khoa học và Công nghệ. Chứng n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22087.doc
Tài liệu liên quan