LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì hàng hóa được sản xuất ngày càng nhiều với quy mô lớn, chủng loại hàng hóa cũng phong phú và đa dạng hơn, khác hẳn với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hàng hóa khan hiếm, chỉ có cạnh tranh mua chứ không có cạnh tranh bán thì hiện nay với nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh thì hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng sôi động, người bán phải cạnh tranh nhau để bán được hàng, còn khách hàng thì đư
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của Công ty Tam Tinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc coi là thượng đế.
Ra đời từ sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội, các doanh nghiệp thương mại trở thành bộ phận trung gian độc lập giữa sản xuất và tiêu dùng, hoạt động kinh doanh tuân theo các quy luật của thị trường: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và phát triển phải tìm mọi cách để tạo ra lợi nhuận cho riêng mình.
Ra đời trong môi trường như vậy, Công ty TNHH Tam Tinh là công ty tuy còn non trẻ nhưng nhờ có tập thể ban lãnh đạo công ty đã tìm cho mình con đường đi đúng và dần dang chiếm lĩnh thị trường ở Việt Nam. Tuy Công ty Tam Tinh chỉ thành lập từ năm 2003 nhưng Công ty Tam Tinh đã có tốc độ phát triển không ngừng về doanh số và cán bộ công nhân viên.
Công ty Tam Tinh luôn luôn đổi mới hoạt động đi vào những hướng mũi nhọn của công nghệ thông tin và đặc biệt quan tâm đến uy tín, chất lượng, tạo ấn tượng về sự tồn tại của mình trong xã hội.
Công ty Tam Tinh đã gặt hái được nhiều thành công, tuy nhiên hiện nay Tam Tinh đang đứng trước sự cạnh tranh rất gay go và ác liệt đối với các hãng máy tính Đông Nam á đang tràn ngập trên thị trường nội địa. Đây là điều mà ban lãnh đạo của Công ty Tam Tinh đang trăn trở nhất hiện nay, làm sao để tìm ra hướng đi mới để giành lấy ưu thế về công ty. Đây là vấn đề nóng bỏng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Qua quá trình thực tập ở Phòng Kinh doanh của công ty, tôi đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề về khả năng cạnh tranh máy tính và các thiết bị văn phòng của công ty Tam Tinh. Và mong muốn được góp sức mình trong việc tìm ra các biện pháp tốt nhất để nâng cao sức cạnh tranh cho các loại máy tính và thiết bị văn phòng của công ty để công ty có thể kinh doanh thành công mặt hàng này trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài là: “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của công ty Tam Tinh“.
Mục đích nghiên cứu là để nhằm nghiên cứu khả năng cạnh tranh các mặt hàng máy tính và thiết bị văn phòng của công ty trên thị trường từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm này của công ty Tam Tinh.
Chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại.
Chương II: Thực trạng cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của công ty TNHH Tam Tinh hiện nay.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh các thiết bị văn phòng và máy tính của công ty Tam Tinh trong thời gian tới.
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I. CẠNH TRANH VÀ TÍNH TẤT YẾU PHẢI NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
I.1. khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh.
I.1.1. khái niệm về cạnh tranh.
Khái niệm cạnh tranh đã được trình bày bởi rất nhiều tác giả. Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế mà cạnh tranh được hiểu theo các khía cạnh khác nhau. Dưới thời kì Chủ nghĩa Tư bản phát triển Mác đã quan niệm rằng: “ Cạnh tranh Chủ nghĩa Tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Cơ sở của cạnh tranh là chế độ tư hữu, chế độ tư hữu đẻ ra cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau, “ cá lớn nuốt cá bé “. Dưới Chủ nghĩa Tư bản do có chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất cho nên tất yếu có cạnh tranh. Chủ nghĩa Tư bản phát triển đến đỉnh điểm sang chủ ngĩa đế quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay kinh tế thế giới đã đi dần vào quỹ đạo của sự ổn định với xu hướng chủ đạo là hội nhập giữ các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước thì khái niệm cạnh tranh đã mất hẳn tính giai cấp và tính chính trị nhưng về bản chất thì nó không thay đổi: “ Cạnh tranh là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong kinh doanh để đạt được mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một điều kiện, là yếu tố kích thích kinh doanh, là môi trường và động lực tăng năng xuất lao động… Nghiên cứu vấn đề này Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản: Quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành. Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều người để ý và tham gia, ngược lại những ngành nào , lĩnh vực nào mà có tỷ suất lợi nhuận thấp thì có sự thu hẹp về quy mô hoặc sự rút lui của các nhà đầu tư. Tuy nhiên sự tham gia hay rút lui của các nhà đầu tư không dễ dàng một sớm một chiều là có thể thực hiện được mà đó là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả của sự cạnh tranh sẽ loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và giữ lại những doanh nghiệp làm ăn tốt.
I.1.2. Khả năng cạnh tranh.
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trên thị trường là nhờ nó có khả năng cạnh tranh cao. Khả năng cạnh tranh được hiểu theo một số quan điểm sau của các nhà nghiên cứu kinh tế:
Quan điểm 1: Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình ( AVC ) thấp hơn giá của nó trên thị trường.
Quan điểm 2: Khả năng cạnh tranh là khả năng cung cấp sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó.
Quan điểm 3: Khả năng cạnh tranh là khả năng giành giật và duy trì thị phần trên thị trường vơi lợi nhuận nhất định.
Như vậy có thể đúc kết rằng: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỉ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ các mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời thực hiện những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Trên thị trường một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn các đối thủ của nó thì nó sẽ vượt lên. Quá trình duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp là quá trình lâu dài, liên tục. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở để đảm bảo khả năng duy trì lâu dài sức cạnh tranh đó của doanh nghiệp. Nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là phải nói đến ưu thế cạnh tranh của nó, đó là các đặc tính các thông số mà doanh nghiệp có được sự vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Ưu thế thế về cạnh tranh của doanh nghiệp có thể tập hợp làm hai nhóm cơ bản là: ưu thế về chi phí và ưu thế về sự khác biệt hóa sản phẩm.
Ưu thế về chi phí có nghĩa là doanh nghiệp đó làm chủ chi phí sản xuất, chi phí quản lý. Sự làm chủ này đem lại giá trị cho người sản xuất bằng cách tạo ra sản phẩm có giá thành thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường đó. Ưu thế này có được là nhờ doanh nghiệp có được lợi ích từ việc tăng quy mô, tăng năng suất lao động.
Ưu thế khác biệt hóa sản phẩm của doanh nghiệp đó là khi tính ưu việt của nó dựa vào chất lượng khác biệt của sản phẩm. Ưu thế này được coi là ưu thế cạnh tranh bên ngoài, đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên xem xét lại năng lực Marketing của mình, khả năng phát hiện và thỏa mãn tốt hơn những mong muốn của người mua mà sản phẩm hiện tại còn chưa đáp ứng được.
I.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Đối với nền kinh tế quốc dân:
Cạnh tranh làm cho nền kinh tế trở lên lành mạnh và ngày càng phát triển điều chỉnh các nguồn lực của đất nước, là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội.
Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh xóa bỏ độc quyền, sự bất bình đẳng trong kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh tạo ra một sức mạnh vươn lên mạnh mẽ của các nhà kinh doanh, tìm kiếm những biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối thiểu hóa chi phí, kích thích sức mua, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần, thu được lợi nhuận cao.
Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.
Cạnh tranh quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thông qua khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp so với đối thủ. Kết quả của sự cạnh tranh là yếu tố quyết định uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Cạnh tranh là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo các nhà kinh doanh giỏi.
Đối với người tiêu dùng
Cạnh tranh đem đến cho người tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ đa dạng chất lượng cao, giá cả hợp lý hơn thỏa mãn ngày càng tốt hơn hoàn thiện hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
I.3. Tính tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh ở các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước các doanh nghiệp được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và không trái pháp luật. Các doanh nghiệp đều phải hoạt động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường đó là: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… Quy luật cạnh tranh thể hiện bề nổi của nền kinh tế thị trường vì thế cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, có kinh tế thị trường tất yếu có cạnh tranh. Cơ sở của cạnh tranh là chế độ khác nhau về tư liệu sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường một doanh nghiệp hoạt động trong đó sẽ bị xoáy vào vòng xoáy của thị trường. Do đó muốn đứng vững và không bị lệch khỏi quỹ đạo đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Bởi lẽ để tồn tại và phát triển doanh nghiệp không những phải cạnh tranh với các đối thủ mà còn phải mở rộng thêm ảnh hưởng chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay giữa một bên là tác động của tiến bộ khoa học công nghệ nên hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều và nhu cầu đòi hỏi thỏa mãn của người tiêu dùng ngày càng một tăng. Chính vì vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là một việc hết sức cần thiết và tất yếu.
II. PHÂN LOẠI CẠNH TRANH.
II.1. Căn cứ vào phạm vi nền kinh tế.
II.1.1.Cạnh tranh giữa các ngành.
Cạnh tranh giữa các ngành chính là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh những hàng hoá dịch vụ khác ngành với nhau nhằm thu lợi nhuận và có tỉ xuất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra. Sự cạnh tranh này dẫn đến doanh nghiệp đang kinh doanh từ ngành có tỉ suất lợi nhuận cao hơn hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
II.1.2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Cạnh tranh trọng nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó nhằm giành lấy các điều kiện có lợi nhất trong việc tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đó. Mục đích là đạt được lợi nhuận siêu ngạch
II.2. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh.
II.2.1. Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
Là cuộc cạnh tranh trên vũ đài thị trường, đó là sự giành khách hàng hay giành giật các lợi thế trong tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất. Khi hàng hóa ngày càng tăng về số lượng và chất lượng do công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại và sự gia tăng của các doanh nghiệp mới. Điều này đã làm cho thị trường cung sẽ lớn hơn cầu dẫn đến quá trình tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp ngày càng trở lên khó khăn hơn, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng quyết liệt. Trong quá trình ấy, quy luật cạnh tranh sẽ lần lượt gạt ra khỏi thị trường những chủ doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh thích hợp, Mặt khác nó mở đường cho những doanh nghiệp nắm chắc được “vũ khí” phát triển.
II.2.2. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
Là sự cạnh tranh trên cơ sở của quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hóa dịch vụ nào đó trở lên khan hiếm tức là mức cung nhỏ hơn nhu cầu thì cuộc cạnh tranh càng trở lên quyết liệt. Theo quy luật cạnh tranh này thì giá hàng hoá dịch vụ sẽ tăng lên rất cao. Kết quả cuối cùng của cuộc cạnh tranh này chính là người bán thu được lợi nhuận cao, còn người mua sẽ mất thêm một khoản tiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà người mua tự làm hại mình.
II.2.3. Cạnh tranh giữa người mua và người bán.
Cạnh tranh giữa người mua với người bán là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “Luật” mua rẻ - bán đắt. Người mua luôn muốn mua được những hàng hóa có chất lượng cao và giá rẻ, ngược lại người bán luôn có tham vọng bán đắt. Sự cạnh tranh này được thể hiện trong quá trình “mặc cả” và cuối cùng giá cả được hình thành khi hai bên đã thỏa thuận được với nhau và hành động mua bán được thực hiện.
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
III.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
III.1.1. Các yếu tố về chính trị, pháp luật.
Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một thể chế chính trị ổn định, hệ thống luật pháp hoàn thiện đồng bộ sẽ tạo điều kiện bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh. Các quy luật về chống độc quyền, pháp lệnh về cạnh tranh, luật thuế… tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Pháp luật và sự can thiệp của nhà nước thông qua các chính sách thuế được ban hành có ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp luôn mong muốn ở Nhà nước có các chính sách phù hợp, đúng hướng, hỗ trợ về tài chính, nguồn lực... để tạo cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thu được lợi nhuận, có lợi thế trong cạnh tranh.
III.1.2. Các yếu tố về kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hai hướng sau:
Thứ nhất, kinh tế tăng trưởng nhanh làm cho khả năng thanh toán nhanh dẫn tới sức mua tăng, cung nhỏ hơn cầu hàng hóa khan hiếm hơn và làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm.
Thứ hai, kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tăng, môi trường kinh doanh trở lên hấp dẫn hơn dẫn đến làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Lãi suất cho vay của các ngân hàng: Lãi suất cao làm cho chi phí kinh doanh cao từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời lãi suất của ngân hàng quá cao cũng đồng nghĩa với việc chính phủ hạn chế cho vay vốn vì doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ. Như vậy doanh nghiệp đã mất di những cơ hội kinh doanh chỉ vì không có vốn kịp thời.
Tỷ giá hối đoái và giá trị đồng nội tệ: Đồng nội tệ mạnh sẽ có lợi cho nhập khẩu và ngược lại đồng nội tệ yếu so với đồng ngoại tệ sẽ có lợi cho xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì việc đồng nội tệ giảm giá làm cho giá vốn hàng bán của doanh nghiệp cao, dẫn đến giá bán của doanh nghiệp cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
III.1.3. Các yếu tố văn hóa xã hội.
Các yếu tố văn hóa xã hội tuy biến đổi chậm nhưng cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phong tục tập quán, lối sống gia đình tác động đến quá trình mua hàng từ đó nó ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp.
III.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành.
Mô hình 1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter
III.2.1. Mức độ cạnh tranh (Degree of Rivalry).
Cường độ cạnh tranh chịu ảnh hưởng của các đặc điểm ngành sau đây:
* Số lượng công ty lớn: Số lượng công ty lớn làm tăng tính cạnh tranh, vì có nhiều hãng hơn trong khi tổng số khách hàng và nguồn lực không đổi. Tính cạnh tranh sẽ càng mạnh hơn nếu các hãng này có thị phần tương đương nhau, dẫn đến phải “chiến đấu” để giành vị trí chi phối thị trường.
* Thị trường tăng trưởng chậm: Đặc điểm này khiến các hãng phải cạnh tranh tích cực hơn để chiếm giữ thị phần. Trong một thị trường tăng trưởng cao, các hãng có khả năng tăng doanh thu có thể chỉ do thị trường mở rộng.
* Các chi phí cố định cao: Chi phí cố định cao thường tồn tại trong một ngành có tính kinh tế theo quy mô, có nghĩa là chi phí giảm khi quy mô kinh doanh tăng. Khi tổng chi phí chỉ lớn hơn không đáng kể so với các chi phí cố định, thì các hãng phải kinh doanh gần với tổng công suất để đạt được mức chi phí thấp nhất cho từng đơn vị sản phẩm. Như vậy, các hãng sẽ phải bán một số lượng rất lớn sản phẩm trên thị trường, và vì thế phải tranh giành thị phần, dẫn đến cường độ cạnh tranh tăng lên.
* Chi phí lưu kho cao hoặc sản phẩm dễ hư hỏng: Đặc điểm này khiến nhà kinh doanh muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt. Nếu cùng thời điểm đó, các nhà kinh doanh khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ trở nên dữ dội.
* Chi phí chuyển đổi hàng hóa thấp: Khi một khách hàng dễ dàng chuyển từ sử dụng sản phẩm này sang sản phẩm khác, thì mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn do các nhà kinh doanh phải cố gắng để giữ chân khách hàng.
* Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp: Đặc điểm này luôn dẫn đến mức độ cạnh tranh cao. Ngược lại, nếu sản phẩm của các hãng khác nhau có đặc điểm hàng hóa khác nhau rõ rệt sẽ giảm cạnh tranh.
* Khả năng thay đổi chiến lược cao: Khả năng thay đổi chiến lược cao xảy ra khi một hãng đang mất dần vị thế thị trường của mình, hoặc có tiềm năng giành được nhiều lợi nhuận hơn. Tình huống này cũng làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.
* Các rào cản “thoát ra” cao: Đặc điểm này khiến doanh nghiệp phải chịu một chi phí cao, nếu muốn từ bỏ không kinh doanh sản phẩm nữa. Vì thế hãng buộc phải cạnh tranh. Rào cản này làm cho một doanh nghiệp buộc phải ở lại trong ngành, ngay cả khi công việc kinh doanh không thuận lợi lắm.
* Tính đa dạng của các đối thủ với các đặc điểm văn hóa, lịch sử và triết lý khác nhau làm cho ngành kinh doanh trở nên không ổn định. Có những công ty tăng trưởng không tuân theo quy luật làm cho các công ty khác không đánh giá được chính xác tình hình thị trường, vì thế, tính cạnh tranh cũng không ổn định và có chiều hướng tăng lên.
* Sự sàng lọc trong ngành: Thị trường tăng trưởng và có cơ hội thu được lợi nhuận cao khuyến khích các hãng mới gia nhập thị trường và các hãng cũ tăng sản lượng. Do vậy trong ngành sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Đến một lúc nào đó, mức độ tăng trưởng chậm lại và thị trường trở nên bão hòa, tạo nên tình huống cung vượt quá cầu. Khi đó cuộc sàng lọc diễn ra, cạnh tranh dữ dội dẫn đến chiến tranh giá cả và một số công ty phá sản.
Dù quy luật về thị trường ổn định đúng đến mức nào, thì rõ ràng là tính ổn định của thị trường và những thay đổi trong cung và cầu đều ảnh hưởng đến tính cạnh tranh. Tính chu kỳ của cầu đối với sản phẩm gây ra mức độ cạnh tranh dữ dội. Điều này có thể thấy được qua một số thị trường có chu kỳ kinh doanh khá dễ dự đoán như thị trường thiếp chúc mừng, thị trường tã giấy trẻ em với lượng cầu dao động theo tỷ lệ sinh.
III.2.2. Nguy cơ Thay thế (Threat of Substitutes).
Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến sản phẩm thuộc các ngành kinh doanh khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hàng hóa thay thế. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu sản phẩm càng có độ co giãn cao (có nghĩa là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá sản phẩm cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong lượng cầu sản phẩm), vì lúc này người mua có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành sản xuất nhất định.
Sự cạnh tranh gây ra bởi nguy cơ thay thế này thường đến từ các sản phẩm bên ngoài ngành. Giá của các lon đựng nước bằng nhôm bị cạnh tranh bởi giá của các loại bao bì khác như chai thủy tinh, hộp thép và hộp nhựa. Ngày nay, giá của các lốp xe mới không đắt đến mức người ta phải vá lại lốp xe cũ để dùng. Nhưng trong ngành vận tải, lốp mới rất đắt trong khi lốp bị hỏng rất nhanh, vì vậy ngành vá lốp xe tải vẫn còn phát triển được.
Mặc dù nguy cơ về hàng thay thế thường ảnh hưởng đến ngành, thông qua sự cạnh tranh giá cả, nhưng người ta còn quan tâm đến các khía cạnh khác khi đánh giá về mối nguy cơ này. Hãy xem xét khả năng thay thế của các loại truyền hình: trạm truyền hình địa phương truyền đến TV từng nhà nhờ tín hiệu vô tuyến, nhưng dịch vụ này có thể bị thay thế bởi dịch vụ truyền hình cáp, vệ tinh hay truyền hình bằng đường điện thoại. Các công nghệ mới và cơ cấu thay đổi của các phương tiện giải trí cũng góp phần tạo nên sự cạnh tranh giữa các phương tiện giải trí có khả năng thay thế lẫn nhau này, trừ những vùng xa xôi, nơi truyền hình cáp khó có thể cạnh tranh chống lại truyền hình miễn phí qua ăng-ten với rất ít chương trình giải trí để phục vụ khách hàng.
III.2.3.Sức mạnh của khách hàng (Buyer Power).
Sức mạnh Khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành kinh doanh nào đó. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành kinh doanh sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọi là độc quyền mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Có rất ít hiện tượng độc quyền mua trên thực tế, nhưng vẫn thường tồn tại mối quan hệ không cân bằng giữa một ngành kinh doanh và người mua. Sau đây là những yếu tố quyết định sức mạnh khách hàng.
Khách hàng có sức mạnh lớn khi:
Khách hàng có tính tập trung cao, tức là có ít khách hàng chiếm một thị phần lớn.
Khách hàng mua một lượng lớn sản phẩm sản xuất ra trong bối cảnh kênh phân phối hoặc sản phẩm đã được chuẩn hóa. Ví dụ thị trường bán lẻ rộng lớn của các hãng Circui City và Sear giúp cho họ nắm được quyền lực tương đối để áp đặt giá cả với các nhà sản xuất đồ gia dụng.
Khách hàng có khả năng sát nhập hay thậm chí là mua hãng sản xuất. Ví dụ điển hình là các nhà sản xuất ô tô lớn rất có thể mua hãng sản xuất lốp xe.
Khách hàng yếu trong những trường hợp sau:
Trường hợp sát nhập xảy ra: nhà sản xuất có khả năng sát nhập hoặc mua hãng phân phối/ bán lẻ, chẳng hạn như các hãng sản xuất phim thường có thể mua lại các rạp chiếu phim.
Chi phí chuyển đổi sản phẩm của khách hàng lớn, thường do sản phẩm không được chuẩn hóa, vì thế khách hàng không thể dễ dàng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác được, điển hình là việc hãng IBM duy trì chiến lược sử dụng hệ thống 360 trong thập niên 1960.
Có rất nhiều khách hàng, vì thế không khách hàng nào có ảnh hưởng đáng kể đến sản phẩm hoặc giá sản phẩm. Hiện tượng này xảy ra với hầu hết các loại hàng hóa tiêu dùng.
Nhà sản xuất cung cấp giá trị đầu vào đáng kể cho sản phẩm của người mua – thể hiện qua mối quan hệ giữa Intel với các nhà sản xuất máy vi tính.
III.2.4. Sức mạnh của nhà cung cấp (Supplier Power).
Một ngành kinh doanh đòi hỏi phải có các sản phẩm đầu vào, đòi hỏi này dẫn đến mối quan hệ bên mua – bên cung cấp giữa các ngành kinh doanh và các hãng cung cấp các sản phẩm đầu vào. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong kinh doanh, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành kinh doanh bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán sản phẩm cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành.
Sau đây là một số yếu tố quyết định sức mạnh của nhà cung cấp:
Mức độ tập trung của các nhà cung cấp: Sức mạnh của nhà cung cấp sẽ rất lớn, nếu mức độ tập trung của họ cao. Nếu nhà cung cấp của một doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp khác, thì có khả năng là họ sẽ phải chấp nhận những điều khoản bất lợi hơn, vì doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển sang đặt hàng của nhà cung cấp khác, do đó, nhà cung cấp buộc phải chấp nhận tình trạng bị ép giá. Sức mạnh nhà cung cấp tăng lên, nếu mức độ tập trung trong lĩnh vực cung cấp cao, chẳng hạn như sức mạnh của ngành dược phẩm (nhà cung cấp) đối với các bệnh viện là rất lớn.
Mức độ chuẩn hóa của đầu vào: Việc đầu vào được chuẩn hóa cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và do vậy làm giảm sức mạnh của họ.
Chi phí thay đổi nhà cung cấp: Chi phí này càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng phải chịu nhiều điều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra, vì việc chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác sẽ buộc doanh nghiệp kinh doanh phải chịu các chi phí khổng lồ.
Sức mạnh của doanh nghiệp thu mua: Trong giao dịch thương mại, sức mạnh của khách hàng đương nhiên sẽ làm giảm sức mạnh của nhà cung cấp. Sức mạnh này được thể hiện rõ một khi khách hàng tẩy chay không mua sản phẩm.
III.2.5. Các rào cản gia nhập (Barriers to Entry).
Không chỉ các đối thủ hiện tại mới tạo ra nguy cơ đe dọa các doanh nghiệp trong một ngành, mà khả năng các hãng mới có thể gia nhập ngành cũng ảnh hưởng đến cuộc cạnh tranh. Xét về mặt lý thuyết, bất cứ công ty nào cũng có thể tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường, nếu tồn tại “cổng vào” và “cổng ra” tự do. Khi đó, lợi nhuận của ngành sẽ là không đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi ngành có những biện pháp riêng để bảo vệ mức lợi nhuận cao của các đơn vị đã có mặt trong thị trường, đồng thời ngăn cản các đối thủ tiềm năng gia nhập vào thị trường đó. Những biện pháp này được gọi là các rào cản gia nhập.
Các rào cản gia nhập không chỉ là sự điều chỉnh thông thường của thị trường. Chẳng hạn như khi lợi nhuận của ngành tăng lên, chúng ta dự đoán rằng sẽ có thêm các hãng muốn xâm nhập vào thị trường để được hưởng mức lợi nhuận cao đó, khiến lợi nhuận của các hãng trong ngành giảm dần. Khi lợi nhuận giảm, chúng ta lại dự đoán rằng một số công ty sẽ rút lui, nhờ đó, tình trạng cân bằng thị trường được tái lập. Giá giảm, hoặc dự đoán rằng giá sẽ giảm trong tương lai, ngăn cản các đối thủ tiềm năng bước vào thị trường. Các công ty sẽ ngần ngại không muốn tham gia một thị trường bất ổn, đặc biệt là nếu việc tham gia thị trường đòi hỏi phải tốn một khoản chi phí khởi sự lớn. Đó là những điều chỉnh thông thường của thị trường, nhưng nếu các hãng cố tình giữ giá thấp để duy trì mức lợi nhuận thấp của cả ngành (việc tập hợp các hãng thực hiện biện pháp này sẽ bị coi là hành động phi pháp) như một chiến lược để ngăn cản những công ty khác không bước chân vào thị trường, thì việc đặt giá để ngăn cản gia nhập đó chính là một rào cản gia nhập.
Các rào cản gia nhập là những quy định đặc trưng của một ngành. Các rào cản này làm giảm tốc độ tham gia của các công ty mới, nhờ đó duy trì mức lợi nhuận ổn định cho các công ty đang hoạt động trong ngành. Xét từ góc độ chiến lược, các hãng có thể tạo ra, hoặc khai thác các rào cản này để tăng lợi thế cạnh tranh của mình. Các rào cản gia nhập có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
a, Chính phủ tạo nên các hàng rào. Mặc dù vai trò chính của chính phủ trong thị trường là duy trì cạnh tranh công bằng và lành mạnh thông qua các hành động chống độc quyền, nhưng chính phủ vẫn hạn chế cạnh tranh thông qua việc chấp nhận độc quyền và ban hành các quy định. Ngành công nghiệp cung cấp điện được coi là độc quyền tự nhiên, vì một công ty cung cấp điện cho khu vực sẽ hiệu quả hơn là cho phép nhiều công ty điện cùng tồn tại trên một địa bàn. Để hạn chế các công ty điện lực khai thác lợi thế này, chính phủ cho phép có một nhà độc quyền cung cấp điện, nhưng ra quy định chặt chẽ với ngành này.
Một ví dụ khác của rào cản gia nhập là công ty truyền hình cáp địa phương. Công ty này được một nhà cung cấp cáp truyền hình cho phép truyền đi các chương trình của họ sau một cuộc đấu giá cạnh tranh, nhưng một khi công ty đã có được quyền kinh doanh truyền hình cáp thì sự độc quyền đã hình thành. Chính quyền địa phương thường không thể kiểm soát giá một cách hiệu quả, vì công ty này có thể dễ dàng khai man, vì vậy chính phủ phải đặt ra các luật để xem xét và hạn chế giá dịch vụ trong ngành này. Quyền ra quy định để hạn chế cạnh tranh của chính phủ được thể hiện rõ trong lịch sử ngành ngân hàng. Cho tới thập niên 1970, thị trường mà ngân hàng có thể tham gia bị chính phủ hạn chế, do đó, hầu hết ngân hàng đều chỉ là các cơ sở ngân hàng địa phương. Các ngân hàng cạnh tranh thông qua những chiến lược chú trọng đến một số công cụ thị trường đơn giản như nâng cốc chúc mừng các khách hàng mới đến mở tài khoản. Khi chính phủ bãi bỏ các quy định nghiêm ngặt trong ngành này, các ngân hàng được phép vượt qua biên giới địa phương mình và mở rộng thị trường. Việc bãi bỏ quy định ngành ngân hàng tạo ra cạnh tranh mãnh liệt, đồng thời gây ra sự bất ổn định trong ngành vì các ngân hàng khó duy trì thị phần của mình như trước. Vào cuối thập niên 1970, các ngân hàng đã chuyển từ những chiến thuật tiếp thị đơn giản tới chiến thuật sát nhập và mở rộng vùng địa lý khi có đối thủ toan tính xâm nhập thị trường.
b, Bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ là một rào cản gia nhập. Các ý tưởng và kiến thức giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh được coi là sở hữu cá nhân sau khi được cấp bằng sáng chế và ngăn không cho những người khác áp dụng kiến thức này. Đây cũng là một rào cản gia nhập. Edwin Land đã phát minh ra máy ảnh Polaroid năm 1947 và sáng lập một công ty độc quyền trong lĩnh vực chụp ảnh lấy ngay. Năm 1975, Kodak muốn tham gia vào thị trường máy chụp ảnh và bắt đầu giới thiệu một loại máy ảnh tương tự. Polaroid lập tức kiện Kodak vi phạm bản quyền và thắng kiện, buộc Kodak phải rời khỏi ngành công nghiệp béo bở này.
c, Tính đặc trưng của tài sản hạn chế cổng vào ngành. Đặc trưng tài sản đôi khi có thể khiến công ty sử dụng tài sản đó để sản xuất một sản phẩm hoàn toàn khác. Tính đặc trưng của tài sản tạo thành hàng rào gia nhập bởi hai lý do. Thứ nhất, khi các công ty đã có những tài sản mang tính chuyên môn hóa cao, họ sẽ quyết liệt chống lại nỗ lực muốn gia nhập ngành của các công ty mới nhằm mục đích giữ vững thị phần của mình. Các công ty mớ._.i gia nhập có thể thấy trước mức độ cạnh tranh dữ dội này. Chẳng hạn như Kodak đã đầu tư nhiều vốn vào ngành kinh doanh thiết bị chụp ảnh và vấp phải sự kháng cự quyết liệt của Fuji. Thứ hai là khi một ngành đòi hỏi công nghệ hoặc nhà máy hay thiết bị có tính chuyên môn hóa cao, thì các công ty muốn tham gia hoạt động trong ngành sẽ ngần ngại trong việc đầu tư để có được các tài sản đó – vì những tài sản có tính chuyên môn cao như vậy rất khó bán nếu doanh nghiệp thua lỗ và muốn rút lui khỏi thị trường.
d, Tính kinh tế theo quy mô. Sản xuất có hiệu quả chi phí cao nhất được gọi là Quy mô có chi phí nhỏ nhất (Minimum Efficient Scale – MES) - chi phí sản xuất từng đơn vị sản phẩm đạt mức thấp nhất đồng nghĩa với việc mức sản xuất có hiệu quả chi phí cao nhất. Nếu đã biết MES của các doanh nghiệp trong một ngành là bao nhiêu, thì chúng ta có thể xác định lượng thị phần cần thiết để có chi phí gia nhập thấp hoặc tương đương với các đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như cần chiếm hữu 10% thị trường để đạt được MES đối với ngành liên lạc đường dài: nếu doanh số của một nhà cung cấp dịch vụ liên lạc đường dài không đạt được 10% thị trường thì hãng đó sẽ không có tính cạnh tranh cao.
Sự tồn tại của tính kinh tế theo quy mô này cũng tạo ra một rào cản gia nhập. Khoảng cách giữa MES của ngành với chi phí đơn vị tại thời điểm gia nhập càng lớn thì rào cản gia nhập càng khó khăn. Vì thế, các ngành có MES cao thường làm nản lòng những công ty nhỏ mới khởi sự. Để hoạt động dưới MES thì hãng thường phải có một lợi thế nào đó khiến cho hãng có thể bán với giá cao hơn, ví dụ như sự khác biệt hóa sản phẩm hay độc quyền địa phương.
e, Các rào cản đối với việc thoát ra khỏi ngành cũng tương tư như các rào cản gia nhập. Rào cản thoát ra hạn chế khả năng rời khỏi thị trường của công ty và vì thế có thể làm cho mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn vì không thể rời bỏ ngành, nên công ty buộc phải cạnh tranh để tồn tại.
Có thể tóm tắt điều kiện của hàng rào gia nhập và hàng rào thoát ra như sau:
Một công ty khó gia nhập ngành nếu:
Tồn tại các bí quyết sản xuất hay ý tưởng được cấp bằng sáng chế
Khó thay đổi mặt hàng sản xuất;
Khả năng tiếp cận với kênh phân phối thấp;
Khoảng cách giữa chi phí đầu vào so với chi phí đầu ra quá lớn
Một công ty khó thoát ra khỏi ngành nếu:
Ngành đòi hỏi các tài sản có tính chuyên môn hóa cao;
Chi phí rời bỏ ngành cao;
Các công ty kinh doanh trong ngành có quan hệ chặt chẽ với nhau;
III.3. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
III.3.1. Nguồn lực tài chính.
Nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh sẽ có được một lợi thế trong cạnh tranh với các đối thủ khác và thực hiện mở rộng quy mô kinh doanh gây sức ép với các đối thủ cạnh tranh. Trong kinh doanh không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có một nguồn lực tài chính mạnh để tiến hành đầu tư, việc huy động được nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh là hết sức khó khăn song việc sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn lực này quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
III.3.2. Nguồn lực con người.
Nguồn lực con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi quyết định của họ có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình đặc biệt là trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Nguồn lực tài chính hết sức quan trọng trong cạnh tranh nhưng nó sẽ không phát huy được tác dụng nếu không có nguồn lực con người với tư cách là chủ thể kinh doanh. Con người là yếu tố chiến lược trong kinh doanh, phát huy yếu tố con người tạo nên một sức mạnh vô hình cho doanh nghiệp tạo lên một lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ khác.
Nếu doanh nghiệp có được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có tính kỷ luật cao hơn so với đối thủ khác thì đay sẽ là một lợi thế to lớn cho doanh nghiệp trong cuộc đua trên thị trường.
III.3.3. Uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường được phản ánh qua tổng lượng cầu các sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, sự quan tâm, các mối quan hệ làm ăn, các bạn hàng truyền thống, dư luận xã hội, vị trí trong suy nghĩ của khách hàng….Uy tín và vị trí của doanh nghiệp có ảnh hưởng hết sức to lớn tới năng lực cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp. Nó phản ánh được năng lực của sản phẩm và doanh nghiệp hiện tại so với các đối thủ cạnh tranh, nó thể hiện được sự ổn định và khả năng tồn tại cũng như phát triển của doanh nghiệp. Bất cứ một công ty hay doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trên bất kỳ một thị trường nào thì trư ớc hết phải gây dựng được uy tín của mình để từ đó khẳng định vị trí các mặt hàng của doanh nghiệp cũng như chính bản thân doanh nghiệp trên thị trường.
III.3.4. Mục tiêu kinh doanh và các chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây cũng là một trong các nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh các sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp luôn đề ra các mục tiêu kinh doanh trong dài hạn và cả ngắn hạn, cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mình. Trong mỗi một giai đoạn phát triển nhất định doanh nghiệp sẽ chọn lựa cho mình một mặt hàng chiến lược để phát triển hoạt động kinh doanh mặt hàng đó, bên cạnh đó mục tiêu kinh doanh còn có thể là mở rộng thị trường hay tăng thị phần bằng một chủng loại hàng hoá hoặc nhiều chủng loại hàng hoá, qua đó doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư và dành một số vốn nhất định để phát triển cho mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp mình. Chính vì vậy mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quyết định rất lớn đến sức cạnh tranh của một mặt hàng mà doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh. Khi mặt hàng đã nằm trong mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thì nó sẽ nhận được những đầu tư nhất định và được hoạch định các chiến lược phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy khi xét đến các nhân tố có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh các mặt hàng của công ty thì trước hết cần phải xem xét mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn đó.
III.3.5. Các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp không phải dừng lại sau lúc giao hàng, thu tiền của khách hàng mà còn có hoạt động dịch vụ sau bán hàng. Dịch vụ sau bán hàng thể hiện trách nhiệm đến cùng đối với người tiêu dùng về sản phẩm của mình. Các dịch vụ sau bán hàng như: vận chuyển hàng miễn phí, bảo hành hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, lắp đặt sản phẩm tại gia đình người tiêu dùng... Tất cả những thứ đó sẽ gây được uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường, giữ và tăng thêm được khách hàng, tạo cho khách hàng cảm thấy yên tâm trước khi quyết định mua hàng.
Qua hoạt động dịch vụ sau bán hàng mà doanh nghiệp biết được sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của ngời tiêu dùng ra sao. Sự khen chê của khách hàng, phát hiện các khuyết tật của sản phẩm mà đổi mới, hoàn thiện tốt hơn. Dịch vụ sau bán hàng là một giải pháp rất tốt cho uy tín của doanh nghiệp trong cạnh tranh.
III.3.6. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Hoạt động Marketing không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp hiện nay. Chúng giúp doanh nghiệp phân tích nhu cầu của khách hàng, các hình thức cạnh tranh của đối thủ, dự báo được số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ trong tương lai... Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả, tạo được các sản phẩm phù hợp với sở thích của khách hàng với mức giá linh hoạt theo sự biến động của thị trường. Xây dựng được hệ thống tiêu thụ sản phẩm rộng khắp trên nhiều quốc gia khác nhau từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
III.3.7. Hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.
Phân phối hàng hoá là hoạt động tổ chức, điều hành, vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Phân phối hàng hoá của doanh nghiệp là hệ thống các quan điểm, chính sách và giải pháp tổ chức các kênh, luồng, mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hoá nhằm bán được nhiều hàng, đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy và kích thích sự quan tâm của người mua đến hàng hoá của doanh nghiệp đó chính là việc sản phẩm đó xuất hiện ở nhiều nơi, đi đến đâu khách hàng cũng sẽ thấy mặt hàng và nhãn hiệu mặt hàng đó của doanh nghiệp, kèm theo đó là kỹ thuật bán và hoàn thiện các sản phẩm hàng hoá từ phía các đại lý nằm trong hệ thống kênh phân phối. Điều này sẽ gây ấn tượng và sự chú ý rất lớn từ phía khách hàng, qua đó để lại ấn tượng và kích thích được nhu cầu mua sắm của khách hàng. Điều này đem lại sự thuận lợi rất lớn cho các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với các sản phẩm hàng hoá cùng loại hoặc thay thế trên thị trường. Do đó việc quan tâm đến các kênh phân phối là điều hết sức quan trọng mà các doanh nghiệp cần chú ý và phát triển hợp lý. Như vậy có thể nói hoạt động phân phối sản phẩm đến tay khách hàng của doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.
III.4. Các yếu tố thuộc bản thân hàng hoá ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.
III.4.1. Yếu tố giá cả.
Giá cả có thể nói là yếu tố cạnh tranh có hiệu quả nhất. Các quyết định về giá có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc đặt kế hoạch kế hoạch kinh doanh đến mua sắm, bán hàng, chi phí, lợi nhuận. Vì vậy định giá có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Để có một mức giá hợp lý phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường trong một thời điểm nhất định nào đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các yếu tố một cách tỉ mỉ. Việc đưa ra một chính sách giá hợp lý vào một thời điểm nhất định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Cạnh tranh bằng giá thực chất là tạo được nghệ thuật sử dụng giá và giá bán tạo ra nhiều lợi thế trên thương trường. Biện pháp cạnh tranh về giá hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp đưa ra là một cơ sở giá linh hoạt. Nó không phải là một mức giá cố định mà nó thay đổi phù hợp theo tình hình của thị trường. Sau đây là một số chính sách giá mà các doanh nghiệp thường áp dụng:
Chính sách một giá: Đưa ra một mức giá đối với tất cả các khách hàng trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng một khối lượng.
Chính sách giá linh hoạt: Đưa ra cho khách hàng khác nhau các mức giá khác nhau trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khối lượng.
Chính sách giá hớt váng: Đưa ra mức giá cao nhất – cố gắng bán ở mức giá cao nhất của thị trường nhằm tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị trường.
Chính sách giá xâm nhập: Đưa ra một mức giá thấp để có thể bán được hàng hóa với khối lượng lớn trên thị trường.
Chính sách giá giới thiệu: Đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt giảm giá tạm thời để lôi kéo sự chú ý và dùng thử của khách hàng.
Chính sách giá theo thị trường: Đưa ra mức giá trên cơ sở phân tích giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Chính sách hạ giá: Thực chất là chú trọng đến việc quản lý chặt chẽ và chi phí tiết kiệm chi phí và hạ thấp chi phí do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự lựa chọn công nghiệp và thiết bị. Hạ giá để chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm và thực hiện chiến lược về tài chính. Khi thị trường đã chiếm lĩnh được doanh nghiệp có thể lại hoàn giá theo mức cũ hoặc tương đương, trong cạnh tranh hạ giá là biện pháp được sử dụng nhiều nhất.
Giá ưu đãi: Giá ưu đãi thường có mức giá thấp hoặc rất thấp do đó nó trở thành yếu tố lợi ích rất hấp dẫn đối với người mua và người tiêu dùng. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo nhu cầu xã hội về sản phẩm của doanh nghiệp.
III.4.2. Yếu tố chất lượng.
Chất lượng sản phẩm có thể hiểu là hệ thống đặc tính các nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hay so sánh được phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu nhất định của xã hội.
Ngày nay, khi mà sản xuất đã trở lên phát triển, hàng hóa quá đỗi dư thừa nhất là khi Việt Nam đã là một thành viên của WTO thì việc kinh doanh của các doang nghiệp ngày càng trở lên khó khăn hơn. Mặc dù thời kỳ chất lượng ăn đứt hình thức đã qua, nhưng chất lượng hàng hóa vẫn là vấn đề nóng bỏng mà người tiêu dùng quan tâm. Một sản phẩm có chất lượng tốt sẽ làm tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó nó sẽ kích thích người tiêu dùng đến với những sản phẩm có chất lượng tốt hơn này khi mà họ có nhu cầu. Trên cơ sở đó, khi một doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm có chất lượng tốt hơn so với những doanh nghiệp khác thì khả năng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường sẽ tốt hơn.
III.4.3. Yếu tố mẫu mã.
Ngày nay khi cuộc sống và mức sống của mỗi người đã được cải thiện thì mọi người đều trở nên cầu kỳ hơn trong việc lựa chọn mẫu mã của các sản phẩm hàng hoá. Ngoài các yêu cầu khắt khe về chất lượng, uy tín, nhãn hiệu… của sản phẩm hàng hoá, người mua còn đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đưa ra được các mặt hàng với các mẫu mã, hình thức phù hợp với nhu cầu, đa dạng và phong phú hơn. Chính bởi vậy các mặt hàng có mẫu mã đẹp, hợp thời trang, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thường được giành được sự chú ý và ưu ái rất nhiều từ phía người mua. Vì lý do đó, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của mình bằng việc đưa ra các loại hàng hoá có chất lượng tương đối, giá cả trung bình nhưng có mẫu mã và hình thức nổi trội so với các sản phẩm cùng loại và đã đạt được những thành công nhất định. Mẫu mã và hình thức của hàng hoá giờ đây không chỉ là một đặc tính cần có của hàng hoá mà còn trở thành công cụ đắc lực trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho chính bản thân hàng hoá đó trên thị trường. Đời sống càng phát triển, nền kinh tế thế giới càng phát triển thì mẫu mã và hình thức của hàng hoá sẽ ngày càng có vai trò ảnh hưởng to lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
III.4.4. Yếu tố nhãn hiệu.
Trước đây khi các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trên thị trường thì đa số các mặt hàng đều không nhận được sự quan tâm đúng mức tới nhãn hiệu của hàng hoá. Khi nền kinh tế thị trường phát triển lên một mức cao hơn thì nhãn hiệu của hàng hoá mới bắt đầu được cả người mua và người bán thực sự quan tâm. Cho tới nay việc kinh doanh hàng hoá, khẳng định vị trí của hàng hoá nào đó trên thị trường thì nhãn hiệu của hàng hoá đã trở thành yếu tố không thể thiếu để xác định được đúng loại hàng hoá đó, vị trí cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hoá đó có được trên thị trường. Nhãn hiệu hàng hoá có thể biểu thị bằng hình ảnh, bằng chữ hoặc được thiết kế một cách kết hợp cả hình ảnh và từ ngữ hoặc bằng khẩu hiệu. Nhãn hiệu được ghi lên hàng hoá bao bì trong, bao bì ngoài và ghi lên các phương tiện quảng cáo, lên đầu các thư tín thương mại, đầu các hoá đơn…
Người có nhãn hiệu phải đăng ký bảo vệ nhãn hiệu thì nhãn hiệu đó mới có giá trị. Luật pháp quốc tế sẽ bảo vệ cho người có đăng ký bảo vệ nhãn hiệu chống mọi sự lợi dụng, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhãn hiệu đó, kể cả việc bắt chước kỹ thuật bao gói.
Trong thực tiễn, nhãn hiệu hàng hoá là một công cụ cạnh tranh đảm bảo lợi thế trên thị trường nước ngoài. Người sản xuất và người bán hàng có nhãn hiệu đăng ký. Người mua có thể hoàn toàn tin tưởng vào hàng hoá và dịch vụ mình mua sẽ đáp ứng được mong muốn như đã dự kiến. Thường các sản phẩm có nhãn hiệu có thể đặt giá cao hơn so với sản phẩm không có nhãn hiệu, mặc dù hai sản phẩm đó có chất lượng như nhau. Sản phẩm có nhãn hiệu thường bán chạy hơn hàng không có nhãn hiệu dù có giá trị cao hơn, vì những hàng hoá này được tuyên truyền quảng cáo tích cực hơn, đã được in sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng. Vì vậy có thể khẳng định nhãn hiệu thực sự gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG VIỆC KINH DOANH MÁY TÍNH VÀ THIẾT BỊ VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY
TNHH TAM TINH HIỆN NAY.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TAM TINH.
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Tên công ty : Công ty TNHH TAM TINH
Tên giao dịch : TAM TINH COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : TAM TINH CO., LTD
Địa chỉ : 46 Phố Chùa Láng - Đống Đa – Hà Nội
Tel : 7756570 / Fax : 7756572 / Website: tamtinh.com.vn
Công ty TNHH Tam Tinh được ra đời trong thời kỳ thị trường máy tính đang trở nên sôi động, trước diễn biến sôi động của thị trường máy tính của thời điểm đó, vào tháng 6 năm 2003 công ty đã ra đời và có tên là Công ty TNHH Tam Tinh do ông Phan Cường làm giám đốc.
Từ một doanh nghiệp bán lẻ linh kiện máy tính vào những năm 2001 thấy rõ được tầm quan trọng của thị trường công nghệ thông tin của nước ta ngày càng cần thiết và nhu cầu của thị trường ngày càng lớn. Đứng trước một thị trường sôi động như vậy công ty muốn có vị trí kinh doanh tốt trong thời điểm đó cần phải có sự đầu tư vốn và nhân lực để đưa công ty từ một doanh nghiệp bán lẻ đơn thuần thành một công ty có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu bán buôn bán lẻ với số lượng cũng như chất lượng dịch vụ cao. Nắm bắt được mục tiêu đó Ông Phan Cường không ngần ngại đầu tư vốn để biến doanh nghiệp của ông thành một công ty có tư cách pháp nhân đảm bảo về năng lực tài chính cũng như trách nhiệm kinh doanh của công ty. Tuy mới hình thành gần 5 năm đến nay và trải qua bao thăng trầm của cơ chế thị trường nhưng công ty vẫn đứng vững và phát triển cho đến ngày nay. Công ty đã tăng nhanh về cả vốn và đội ngũ lao động, từ những ngày thành lập công ty chỉ có 12 thành viên lao động nhưng cho đến nay con số đó đã tăng lên 28 thành viên. Với độ ngũ lao động phần lớn là những người có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó công ty cũng có một số thành viên là sinh viên mới ra trường nhưng các thành viên rất tích cực và năng động trong quá trình kinh doanh của công ty.
Trong thời kỳ mới thành lập công ty luôn phải cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường, các công ty này luôn có những chính sách về giá đối với khách hàng và họ có một tiềm năng về vốn khá lớn. Đây quả là một bài toán khó đối với công ty trong những ngày đầu thành lập, muốn có thể cạnh tranh tốt công ty phải có một đầu vào thật tốt và bảo đảm chất lượng hàng hoá. Vào những năm gần đây khi mà thị trường máy tính mua bán đang nhộn nhịp. Nắm bắt được tình hình này công ty đã không ngừng tìm tòi bạn hàng từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo… để giải quyết nguồn hàng và hướng đi đó đã nhanh chóng giúp công ty tiếp cận được với các nguồn hàng nhập khẩu từ các nước bạn. Những nguồn hàng có sự đảm bảo về giá cũng như chất lượng. Từ hướng đi mới và giải pháp trên nên công ty đã có những thành công bước đầu nhất định. Trong những năm gần đây, công ty liên tục nhận được các hợp đồng lắp đặt và nâng cấp hệ thống máy tính và thiết bị văn phòng của các doang nghiệp, cơ quan nhà nước đặc biệt là cung cấp các thiết bị tin học cho các trường học của các tỉnh thành. Ngoài ra, Công ty còn thu hút được một lực lượng tiêu dùng cá nhân khá lớn trên thị trường. Đó quả là một thành công đối với công ty mới bước vào ngành như Tam Tinh.
I.2. Bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty.
I.2.1. Bộ máy tổ chức:
Mô hình 2: Mô hình bộ máy tổ chức của Công ty Tam Tinh.
Giám đốc
Phan Cường
Phó Giám Đốc
Bùi Pha
Kế toán trưởng
Nguyễn Huy
Trưởng Phòng Kinh Doanh
Trưởng Phòng Kỹ thuật và Bảo Hành
Các nhân viên
Các nhân viên
Phòng kế toán
I.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:
I.2.2.1. Phòng kỹ thuật và dịch vụ:
Gồm các nhân viên có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm tất cả đều được tuyển chọn một cách có hệ thống bởi Ban lãnh đạo xác định rõ: đội ngũ kỹ thuật sẽ có đóng góp vô cùng quan trọng trong việc xây dựng uy tín và thương hiệu của công ty nhất là với lĩnh vực máy văn phòng một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam và đang được Tam Tinh ưu tiên phát triển với phương châm “ Gửi vàng vào thiết bị”. Hệ thống văn phòng triển khai thương mại và dịch vụ dài hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng thuận tiện với thời gian nhanh nhất để luôn có những điều kiện pháp lý và độ tin cậy cao trong việc thực thi các khoản của Hợp đồng kinh tế cũng như những cam kết về chế độ hậu mãi, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Hơn thế Tam Tinh còn có bộ phận hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, giải pháp và phòng chăm sóc khách hàng tạo điều kiện cho việc phản hồi những ý kiến và thắc mắc của khách hàng. Tất cả sẽ được giải quyết nhanh nhất và có lợi nhất cho khách hàng bất kể là khách hàng thường xuyên hay tiềm năng. Đó cũng là lời cam kết của Tam Tinh.
I.2.2.2 Phòng kinh doanh:
Có nhiệm vụ phát huy tối đa nội lực và thiết lập mạng lưới phân phối cung cấp, trang bị dự án, và điều tiết mặt hàng máy tính theo nhu cầu của thị trường. Nhân viên kinh doanh của Tam Tinh đã góp phần không nhỏ trong kế hoạch phát tiển của công ty. Tam Tinh coi việc xuất nhập khẩu là nhiệm vụ trọng tâm để có những mặt hàng tên tuổi với giá cạch tranh và chất lượng tốt nhất cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó Tam Tinh còn là đối tác của các nhà sản xuất ngoài nước, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như: COMPAQ, LG, SAMSUNG, EPSON, CANON…
Bộ phận phân phối linh kiện máy tính, máy tính nguyên chiếc và thiết bị văn phòng nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp, cửa hàng là các đơn vị đang hoạt động về lĩnh vực Tin học và những cá nhân có nhu cầu sử dụng máy tính trên thị trường.
I.2.2.3. Phòng kế toán:
Quản lý, theo dõi các nguồn kinh phí được cấp, doanh thu thực hiện và các nguồn quỹ khác của công ty.Tổ chức việc cấp kinh phí cho các hoạt động của công ty.
Quản lý chi phí, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chi tiêu tài chính trong công ty. Thanh quyết toán kịp thời, đúng chế độ quy định đối với các loại kinh phí được cấp và các nguồn kinh phí khác của công ty.
Lập báo cáo công tác tài chính quý, sáu tháng và báo cáo quyết toán năm. Cung cấp số liệu, tài liệu kế toán cho lãnh đạo cấp trên.
Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu tài chính kế toán theo quy định của nhà nước.
Chỉ đạo nghiệp vụ, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên làm công tác kế toán, thống kê, tài chính trong công ty.
I.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Nhìn chung các lĩnh vực kinh doanh của công ty từ lúc thành lập cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi. Nhưng số lượng, chất lượng từng lĩnh vực thì ngày càng tốt hơn và đa dạng hơn. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm:
I.3.1. Tư vấn hỗ trợ khách hàng.
Với phương trâm “mang lại cho khách hàng những giải pháp công nghệ hữu hiệu nhất”. Do vậy Công ty Tam Tinh xác định rằng tư vấn cho khách hàng các giải pháp tích hợp nhằm giúp khách hàng có được giải pháp tốt nhất cho việc trang bị hệ thống Tin học, trợ giúp hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như trả lời các thắc mắc của khách hàng trong quá trình khai thác sử dụng các sản phẩm tin học. Từ đó sẽ thu hút được khách hàng về với công ty và công ty sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh của mình.
I.3.2. Cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng:
Cung cấp phần mềm của Microsoft.
Cung cấp các phần mềm ứng dụng trong các lĩnh vực: Quản lý hành chính, quản lý vật tư, quản lý nhân sự, tài chính kế toán …
Cung cấp các phần mềm Novell, Unix, Lotus Note …
Thiết kế xây dựng các mạng cục bộ (LAN) trên các cấu trúc mạng của các hãng nổi tiếng như: IBM, Hp, LG, Sam Sung… và các hệ điều hành mạng như: Windows NT, Novell netware, Unix…
I.3.3. Dịch vụ kỹ thuật và phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin:
Máy mini: RS/6000, AS/400...
Thiết bị mạng: 3COM, CISCO SYSTEM…
Hệ điều hành: Netware, NT, UNIX, OS/400...
Cơ sở dữ liệu: ORaCLE…
Dịch vụ bảo trì tốt nhất (là nhà bảo hành của IBM, COMPAQ, LG…).
Sửa chữa nâng cấp các thiết bị tin học.
Nhận bảo hành tại công trình.
Nhận bảo hành định kỳ.
I.3.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp về công nghệ thông tin:
Công ty Tam Tinh được ra đời trong thời kỳ máy tính ở nước ta đang trở lên sôi động do vậy hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của công ty là khá hiện đại. Với khả năng kết nối Internet tốc độ cao, được cung cấp đầy đủ các dịch vụ cung ứng. Thông qua Tam Tinh các doanh nghiệp sẽ trang bị cho mình một hệ thống công nghệ hiện đại, từ đó giúp cho doanh nghiệp của mình phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn. Đó cũng là điều mà Công ty Tam Tinh mong muốn.
I.3.5. Kết quả kinh doanh của công ty.
Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên trong gần 5 năm qua và nó được thể hiện bởi các con số dưới đây:
Năm 2003 – 2004: 20.138.000.000 VND
Năm 2004 – 2005: 28.345.000.000 VND
Năm 2005 – 2006: 35.983.000.000 VND
Năm 2006 – 2007: 41.515.000.000 VND
Đồ thị 1: Biểu đồ sự tăng trưởng doanh thu của công ty Tam Tinh
Đơn vị tính: Tỷ đồng
( Nguồn: Báo cáo của công ty Tam Tinh )
Đồ thị trên cho thấy rằng công ty trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ về doanh thu. Tốc độ tăng trưởng của công ty trong năm đầu là 40,75%, năm thứ hai là 26,95% và năm thứ ba là 15,4%. Tốc độ tăng trưởng này chưa ổn định do nhiều yếu tố tác động vào nhưng nhìn vào kết quả doanh thu trên thì nó quả là con số ấn tượng đối với một công ty còn non trẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin như Tam Tinh. Năm 2003 – 2004 doanh thu của công ty là 20,138 tỷ đồng nhưng đến năm 2006 – 2007 con số này đã là 41,515 tỷ đồng. Từ đó ta thấy được sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn của công ty cũng như sự thể hiện cố gắng của Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo của công ty.
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
II.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty.
Đó là những mặt hàng về linh kiện máy tính, máy tính nguyên chiếc, máy văn phòng. Các mặt hàng này thường có xuất xứ từ Đông Nam Á và một lượng nhỏ được sản xuất từ Mỹ và Châu Âu. Để nâng cao uy tín của mình trên thị trường, công ty chủ trương phân phối sản phẩm của các hãng sản xuất máy tính có danh tiếng trên thị trường với phương trâm “ Mang đến cho khách hàng giải pháp công nghệ hữu hiệu nhất”.
Về máy tính gồm có các loại :
1.Máy tính cá nhân cao cấp như IBM, COMPAQ, DELL , Acer , MSI, LG, Sam Sung, BenQ… các đời máy tính và tốc độ truyền dữ liệu ( từ 850MHz đến 3.2GHz ).
2.Máy tính xách tay từ đời Pentium III đến Pentium IV.
3.Các dòng máy chủ : PC server, Midrange, Mini.
Về thiết bị văn phòng gồm có:
1. Các thiết bị về mạng: LAN, Internet…
2. Các thiết bị ngoại vi: HP, Epson,…như:
- Máy in: máy in Kim, máy in Laser, máy in phun.
- Máy vẽ ( Plotter )
- Máy quét ( Scanner )
- Mực in HP, Epson, Canon
II.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của công ty.
Thị trường mà công ty đang hoạt động là rất đa dạng đó là các tỉnh thuộc miền Bắc, miền Trung và công ty đang phát triển ra nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Thị trường trọng điểm của công ty là các tỉnh như : Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra công ty đang thực hiện những chính sách để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình đặc biệt là những thị trường mới đầy tiềm năng.
Khách hàng của Công ty Tam Tinh là các cơ quan, các công ty, các trường học và những các nhân có nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Các khách hàng chính của Công ty Tam Tinh:
Tổng cục chính trị
Bộ tài chính
Bộ lao động th ương binh xã hội
Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Học Viện Tài Chính
Khách hàng của Công ty Tam Tinh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và liên tục tăng lên kể từ khi thành lập cho đến nay. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty liên tục phát triển và kế hoạch kinh doanh của công ty liên tục thay đổi qua các năm.
Bảng 1: Bảng tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh
của Công ty Tam Tinh 12 tháng năm 2007:
Tháng
Tên hàng
Đơn vị
TKĐK
Nhập khẩu
Bán ra
TKCK
1
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
Bộ
Chiếc
Chiếc
5
6
1
80
28
2
82
29
2
3
5
1
2
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
B ộ
Chiếc
Chiếc
3
5
1
60
25
3
61
27
3
2
3
1
3
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
Bộ
Chiếc
Chiếc
2
3
1
76
30
4
75
27
3
3
6
2
4
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
Bộ
Chiếc
Chiếc
3
6
2
92
35
6
88
32
5
7
9
1
5
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
Bộ
Chiếc
Chiếc
7
9
1
86
27
4
83
30
4
10
6
1
6
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
Bộ
Chiếc
Chiếc
10
6
1
79
28
2
89
31
3
0
3
0
7
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
Bộ
Chiếc
Chiếc
0
3
0
85
32
3
78
29
2
7
6
1
8
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
Bộ
Chiếc
Chiếc
7
6
1
80
25
2
83
29
3
4
2
0
9
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
Bộ
Chiếc
Chiếc
4
2
0
92
36
4
88
37
3
8
1
1
10
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
Bộ
Chiếc
Chiếc
8
1
1
95
41
2
97
27
3
6
6
0
11
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
B ộ
Chiếc
Chiếc
6
6
0
100
45
5
92
41
4
14
10
1
12
Máy tính
Phụ kiện máy tính
Máy in
Bộ
Chiếc
Chiếc
14
10
1
148
34
7
160
41
8
2
3
0
( Nguồn: báo cáo của công ty Tam Tinh )
Quan sát tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng các tháng trong năm 2007 ta thấy lượng máy và các thiết bị tin học không chênh lệch nhiều so với kế hoạch. Hầu hết các tháng công ty đều bán vượt mức kế hoạch đề ra, điển hình là tháng 6 và tháng 12. Có được điều này là do có sự cải tiến trong việc bán hàng, áp dụng các chính sách bán hàng hợp lý.
II.3. Đặc điểm về năng lực tài chính của công ty.
Tình hình tài chính của công ty kể từ lúc mới thành lập cho đến nay nhìn chung là khá ổn định. Công ty có khả năng quay vòng vốn nhanh, tận dụng được các cơ hội hội kinh doanh, phát triển sản phẩm và đã biết xây dựng cho mình kế hoạch để bảo đảm đồng vốn của mình. Từ nguồn vốn pháp định ban đầu là 4,5 tỷ với tỷ lệ vốn vay là 30% và vốn góp là 70%. Nhưng sau quá trình phát triển thì nguồn vốn hiện tại của công ty đã tăng lên đến trên 7 tỷ đồng, trong đó vốn vay chiếm 10% trong tổng số vốn. Vốn góp của công ty tại thời điểm hiện tại chiếm 75% trong tổng số vốn. 15% còn lại chính là lợi nhuận giữ lại của công ty sau gần 5 năm hoạt động. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty ngày càng ph._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27830.doc