Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức nhất là trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Với xu thế toàn cầu hóa, tạo cho tất cả các doanh nghiệp một sân chơi mới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh mới việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong ngành xây lắp nói riêng phải nỗ lực khai thác các cơ hội kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nên nhà nước sử dụng đấu thầu để chọn ra đơn vị thi công thích hợp nhất để thi công công trình. Trong hoạt động xây lắp đều dùng hình thức đấu thầu để chọn ra nhà thầu vì vậy hầu hết các doanh nghiệp xấy lắp đều tham gia đấu thầu và nỗ lực để trúng thầu. Hình thức đấu thầu ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nước ta theo Luật đấu thầu. Tuy nhiên trong hoạt động đấu thầu còn rất nhiều bất cập chính vì vậy đứng dưới góc độ một sinh viên em muốn nghiên cứu khả năng cạnh tranh của chính bản thân công ty trong hoạt động đấu thầu hiện nay. Công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện là một trong số rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các đường dây trạm điện cho các công trình. Trong môi trường kinh tế mở như hiện nay, để có lợi nhuận doanh nghiệp buộc phải có những hình thức phương pháp cạnh tranh với đối thủ. Để trúng thấu, được quyền thi công các công trình thì nhà thầu phải đảm bảo, có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư. Hiện có rất nhiều công ty tham gia đấu thầu, để thắng thầu công ty phải có những chuẩn bị kỹ càng, phải nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính, máy móc thiết bị, năng lực nhân sự… thì khả năng thắng thầu càng cao. Sau một thời gian thực tập ở đây em đã tìm hiểu và nhận thấy mức độ cấp thiết của việc tăng cường khả năng cạnh tranh trong đấu thầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện”. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề của công ty Trước đây công ty thuộc bộ Xây dựng (là một công ty nhà nước). Do vậy chưa thực sự chú trọng đến việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh. Hầu hết các dự án đều do bộ xây dựng trực tiếp đưa xuống, hoặc do nhà nước trực tiếp nhường quyền thi công mà không phải thông qua đấu thầu, hoặc có thông qua nhưng chỉ là hình thức. Tuy nhiên mấy năm gần đây, từ năm 2004 công ty cổ phần hóa toàn phần, chính thức trở thành một doanh nghiệp thì Công ty cũng đã có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu quản lý. Doanh nghiệp đã lập ra một phòng ban chuyên đi nghiên cứu, dự thảo để tham gia đấu thấu. Phòng này có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu thị trường rồi từ đó dự thảo, lập hồ sơ mời thầu, nộp cho Ban quản lý có trách nhiệm đi dự mở thầu. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chuyên đề về công tác đầu thầu ở công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện là góp phần làm rõ công tác đấu thầu và những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu từ đó đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao khả năng đấu thầu trong công ty. Ngoài ra chuyên đề còn nhằm mục đích đánh giá đúng thực trang, kết quả và nguyên nhân của hoạt động dự thầu của công ty. Trên cơ sở đánh giá các thực trạng đó, chuyên đề sẽ đề xuất một số biện pháp để nâng cảo hiệu quả dự thầư của công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề đi sâu vào phân tích và nghiên cứu quá trình thực hiện và vận dựng các quy định đấu thầu ở công ty Cổ phần lắp máy và Xây dựng Điện. Thông qua nghiên cứu để đưa ra một số giải pháp tăng cường khả năng canh tranh của công ty. - Phạm vi nghiên cứu: Trong chuyên đề này em chỉ nghiên cứu quá trình tham gia đấu thầu và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn cho hoạt động này ở công ty. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong chuyên đề này được nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập tài liệu, thông kê, quan sát, sửu dụng phương pháp so sánh, thông kê, khảo sát… để từ đó phân tích, đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần lắp máy và Xây dựng Điện. 6. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I: Công ty Cổ phần lắp máy và Xây dựng điện, Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty. Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu Do khả năng và thời gian có hạn nên bài viết của em còn có nhiều sai sót do vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và những người quan tâm đến chuyên đề này góp ý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của GS. TS Nguyễn Đình Phan và các cán bộ trong công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này, đặc biệt là phòng tổ chức lao động. Em xin chân thành cảm ơn thầy và tập thể công ty. Hà Nội tháng 5 năm 2009 Sinh viên Trần Thị Thanh Hà CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG ĐIỆN, SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY. Quá trình ra đời và phát triển Công ty Giới thiệu về Công ty Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện là một trong những đơn vì của ngành xây lắp. Lúc mới thành lập là một đơn vị chuyên lắp ráp các công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp 500kV. Sau này công ty còn chế tạo, giá công sản xuất các sản phầm cơ khí như: Cột thép, xà thép và dàn trạm biến áp để phục vụ cho các công trình. Kể từ ngày 14/11/1989 Xí nghiệp cơ khi điện công ty xây lắp điện 1 được thành lập và sau 20 phát triển công ty đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong ngành điện Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Trước đây, Công ty Cổ phần Lắp mày và Xây dựng điện là một doanh nghiệp nhà nước nhưng từ năm 2004 công ty đã chính thức cổ phần hóa toàn phần và trở thành một doanh nghiệp tư nhân. Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện Tên giao dịch: Isntallation and Electric construction Toint stock Company. Tên viết tắt: IEC Hình thức pháp lý: Đây là công ty cổ phần Địa chỉ trụ sở chính: Km9+ 200 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh xuân Hà Nội. Điện thoại: 04 8 543025 Fax: 04 8 543928 Các đơn vị thành viên Chi nhánh Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện tại Sơn La Địa chỉ: Số 79 Đường Nguyễn Lương Bằng, Thị xã Sơn La – Tỉnh Sơn La Chi nhánh Chi nhánh Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện tại Hà Tây. Địa chỉ: Phường BaLa, thành Phố Hà Đông Đội xây lắp II Địa chỉ: Km9 + 200 Đường Nguyễn Trãi- quận Thanh xuân Hà Nội Đội xây lắp III Địa chỉ: Km9 + 200 Đường Nguyễn Trãi- quận Thanh xuân Hà Nội Xưởng gia công cơ khí Địa chỉ: Km9 + 200 Đường Nguyễn Trãi- quận Thanh xuân Hà Nội Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện được thành lập vào ngày 14/11/1989 theo Bộ năng Lượng tiền thân là đội thí nghiệm Công ty Xây lắp đường dây và trạm I Hà Nội. Lúc đầu công ty có tên gọi là Xí nghiệp cơ khí điện – Công ty lắp điện I. Đến ngày30/6/1993 theo quyết định số 566 NL/TCCB-LĐ công ty được đổi tên thành Xí nghiệp Cơ khí và Xây dựng điện và là thành viên của công ty Xây lắp điện I – Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Trên cơ sở việc sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề của chính phủ. Bộ Công Nghiệp chính thức ra quyết định chuyển tên thành Xí nghiệp Lắp máy và Xây dụng điện trực thuộc Công ty lắp máy Vào năm 2004, Công ty đã được chính thức cổ phần hóa theo quyết định số 2191/QĐ – TCCB ngày 23/8/2004 của Bộ Công Nghiệp thành công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện. Ngày 25/1/2005 Xí nghiệp tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty Cô phần Lắp máy và Xây dựng điện bao gồm các nội dung sau: Thành lập Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng Điện với thời gian hoạt động 50 năm Điều lệ công ty Hội đồng quản trị công ty gồm 5 thành viên Ban kiểm soát công ty gồm 3 thành viên Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty chính thức hoạt động kể từ ngày 25/2/2005 và kế thừa toàn bộ xí nghiệpLắp máy và Xây dựng điện Khi mới cổ phần thì cơ cấu của công ty như sau: Cơ cấu vốn điều lệ của công ty: Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 7 000 000 000 đồng (bảy tỷ đồng chẵn). Trong đó: Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Xí nghiệp: 86,80% Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài Xí nghiệp: 13,20% Trị giá một cổ phần: 100.000 đồng - Giá trị thực tế của công ty tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 để cổ phần hoá (Quyết định số 2586/QĐ-TCKT ngày 01 tháng 10 năm 2004 của Bộ Công nghiệp) là 58.252.019.009 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Xí nghiệp là 5.044.770.443 đồng. Công ty cổ phần kinh doanh các ngành nghề - Chuyên xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp có điện áp đến 500kV; xây lắp các công trình nguồn điện; xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, công trình kết cấu hạ tầng, đường giao thông, thuỷ lợi vừa và nhỏ. - Gia công, chế tạo kết cấu thép; chế tạo, lắp ráp tủ bảng điện cao, trung, hạ thế và các phụ kiện chuyên ngành xây lắp điện; - Tư vấn đầu tư, lập dự án; tư vấn thiết kế các công trình công nghiệp, dân dụng, công trình điện; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà đất; - Thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện; - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong công tác đấu thầu của Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện Sản phẩm và thị trường Sản phẩm Các sản phẩm của công ty chủ yếu là các công trình đường dây và trạm biến áp; xây lắp các công trình nguồn điện; xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, công trình kết cấu hạ tầng, đường giao thông, thuỷ lợi vừa và nhỏ… Nó mang đầy đủ các đặc điểm tính chất của ngành lắp máy và xây dựng điện. Nó mang tính đơn chiếc và thường được sử dụng theo đơn hàng của chủ đầu tư. Với mỗi sản phẩm đều có đặc điểm riêng biệt theo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của từng nhà đầu tư. Do vậy không thể có bất cứ dây chuyển sản xuất chung cho tất cả các sản phầm như các mặt hàng, cũng không thể áp đặt khuôn mẫu nhất định. Tổng vốn đầu tư, các chi phí về nhân công, nguyên vật liệu cho mỗi công trình cũng hoàn toàn khác nhau. Khi đã hoàn thành công trình không thể mang trao đổi hoạc buôn bán trên thị trường, chỉ có sự bàn giao giữa chủ nhà đầu tư và nhà thầu theo hợp đồng quy định từ trước. Sản phẩm trong ngành này thường có kích thước và quy mô lớn, chi phí lớn và thời gian để hoàn thành công trình thường rất lâu, có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Nơi sản xuất cũng chính là nơi tiêu thụ, tuy không mất chi phí vận chuyển sản phẩm nhưng rất tốn kém trong việc vận hành iêt trang thiết bị và nguyên vật liệu từ công ty đến công trường thi công. Sản phẩm thường rất đa dạng có kết cấu phức tạp, rất khó chế tạo và phải tuân theo các quy trình kỹ thuật. Khi đã hoàn thành thì rất khó sữa chữa nếu gặp sự cố hoặc bị hư hại vì vậy các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cao. Sản phẩm được cố định tại nơi xây dựng, thường đặt ngoài trời. Do vậy tiến độ hoàn thành phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết) và các điều kiện địa phương, điều kiện tại nơi thi công. Do đó trong quá trình xây dựng công ty cũng gặp phải rất nhiều khó khăn nếu muốn hoàn thành đúng tiến độ trong điều kiện khắc nghiệt bất thường của thời tiết. Như vậy, sản phẩm mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quốc phòng cao. Thị trường Về thị trường có thể nói công ty hoạt động kinh doanh trên toàn quốc, cả trong và ngoài nước theo đúng pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong những năm qua Công ty chủ yếu khai thác và kinh doanh trên thị trường miền Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Yên Bái, Hoà Bình, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình… và một số tỉnh miền Trung như: Quảng Trị, Huê… Từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức WTO công ty cũng đã có sự đầu tư, mở rộng thị trường vào trong miền Trung và trong miền Nam. Vấn đề cung cầu thực sự là có tác động rất lớn đến cạnh tranh nội bộ ngành. Cầu mà tăng thì công ty có nhiều cơ hội hơn, dễ mở rộng, dễ thu được lợi nhuận hơn, và ngược lại cầu giảm, thì trường lại ko có thay đổi thì việc cạnh tranh nội bộ ngành sẽ diễn ra khốc liệt việc mất thị trường hoàn toàn có thể sảy ra. Vì vậy trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay thì việc mở rộng thị trường tạo cho công ty có nhiều cơ hội hơn mặc dù sẽ gặp nhiều thách thức. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao và cải thiện hơn trước. Nhu cầu về xây dựng hay xây lắp các đường dây trạm điện cũng vì thế mà tăng lên. Hơn thế nữa thị trường nước ta đang biến động rất mạnh: sự bất ổn về giá cả, lãi suất và lạm phát cao là các nhân tố kìm hãm, có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các công ty. Hiện nay giá cả ở mọi mặt hang đếu cao dẫn đến tổng chi phí tăng lên cao, gây khó khăn cho việc lập giá dự thầu và ẳnh hưởng đến khả năng thắng thầu của công ty. Đối với các công trình đang thi công thì việc giá cả biến động liên tục thì lợi nhuận của công ty sẽ bị giảm do sự biến động của giá nguyên vật liệu. Ngoài ra thị truờng còn bị ảnh hưởng bởi sự không ổn định của lãi suất, tình hình lạm phát… Công ty cần phải nghiên cứu thị truờng để đưa ra phương án thích hợp trước khi dự thầu. Chủ đầu tư Chủ đầu tư hay nói cách khác là bên mời thầu là một tổ chức hay một cá nhân được giao trách nhiệm quản lý, thực hiện dự án. Có quyền quyết định và lựa chọn hồ sơ vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tham gia dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng. Chủ đầu tư là người trực tiếp đưa ra các quyết định về các gói thầu, trúng hay trượt thấu, chịu trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện dự án. Thông thuờng, nếu một công trình mà chủ đầu tư có trình độ năng lực, chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm sẽ biết đánh giá chính xác năng lực của các nhà thầu tạo ra môi truờng cạnh tranh lành mạnh, công bằng khách quan sẽ chọn ra đựoc nhà thầu thực sự có năng lực. Ngược lại dễ tạo ra sự quan liêu, dễ phát sinh một số tiêu cực như: tham ô, hối lộ… nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cạnh tranh giữa các nhà thầu sẽ không tìm ra đuợc nhà thầu thực sự có năng lực. Để chọn lựa được nhà thầu phù hợp, chủ đầu tư phải dựa trên một số tiêu chí như: giá thành, tiêu chuẩn kỹ thuật… nhưng trên thực tế có nhiều chủ đầu tư vì lợi ích của cá nhân mà quên đi lợi ích của tập thể mà cũng có thể do trình độ chuyên môn kém… có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc họ dàn xếp liên kết các gói thầu để chia nhau lợi nhuận, vì lợi ích của một vài cá nhân mà ảnh hưởng tới hiệu quả của toàn công trình và dự án, gây thiệt hại tổn thất cho Ngân sách nhà nước. Nhà cung ứng Từ những yêu cầu đặc thù của ngành xấy lắp mà công ty cũng có những quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau. Công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện gồm nhà cung cấp tài chính và nhà cung cấp nguyên vật liệu. Nhà cung cấp tài chính: Doanh nghiệp nói chung và công ty lắp máy nói riêng đều có những nhu cầu lớn về tài chính như thăm ứng đầu tư xây dựng, đầu tư trang thiết bị… tiền bảo hành công trình, rồi khi bàn giao công trình tiền chưa kịp chuyển về. dẫn đến thiếu vốn cho các công trình tiếp theo. Do vậy cần những nhà cung cấp vốn. Đồng thời có ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực dự thầu của công ty.. Nhờ vào mối quan hệ làm ăn lâu dài mà hiện này công ty lắp máy đã có một số nhà cung cấp tài chính lớn và uy tín có thể đảm bảo vốn vay ngay khi công ty có nhu cầu: Những nhà cung cấp vốn gồm: Ngần hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội Ngân hàng công thương Ngân hàng Đông Á Đây là một trong những nhà cung cấp tài chính quen thuộc đối với công ty. Tuy nhiên, từ ngày cổ phần hóa thì sự huy động vốn trở nên khó khăn hơn rất nhiều do không được Nhà nước bảo hộ nữa. Các khoản vay không còn sự bảo trợ của Tổng Công Ty Xây dựng nữa mà phải vay bằng hình thức thế chấp và tín dụng. Nhà cung cấp vật tư: Vì công ty hoạt động lâu năm trên lĩnh vực xây lắp và là công ty có uy tín trên thị trường nên được các nhà cung cấp nguyên vật liệu tin tưởng và có những điều khoản phù hợp trong hợp đồng mua bán. Hầu hết nguyên vật liệu của công ty được cung cấp bởi một số nhà cung cấp quen thuộc, một số thì được nhập từ nước ngoài còn một số nguyên vật liệu thì do chính nhà thầu hay chủ đầu tư trực tiếp chỉ đạo, đã có quan hệ lâu đời với công ty, có uy tín trên thị trường * Một số nguồn cung ứng vật tư phục vụ cho các công trình - Xi măng PC 30 Sông Gianh, Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Bút Sơn… hoặc có thể mua tại địa phương. - Cát vàng, Đá dăm 1x2, 2x4 … Sỏi các loại mua tại địa phương - Tiếp địa, cốt thép và các kết cấu thép khác… dung thép của Thái Nguyên, Việt Hàn hoặc tương đương, gia công tại xưởng của công ty CP lắp máy và XD điện đúng theo yêu cầu kỹ thuật, và mạ kẽm nhúng nóng tại công ty cổ phần thép Việt Tiến.. - Thí nghiệm hàn nối cáp quang ký hợp đồng với Công ty CP phát triển điện lực và Viễn thông địa chỉ: Số 12 – ngõ 6 – Vĩnh Phúc –Bà Đình – Hà Nội. - Nước phục vụ thi công đường dây: Được lấy nguồn nước sạch dọc tuyến đi qua. - Vật liệu khắc: Gỗ, tre, phên … mua tại địa phương khu vực đường dây đi qua. - Cột thép mua tại công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn ISO hoặc tương đương. - Cột bê tông ly tâm dung của công ty cổ phần lắp điện may Hà Tây đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. - Một số chuỗi phụ kiện, đầu nối dây, thiết bị điện, các loại dùng của Công ty TNHH Nhất nước (Hàng Trung Quốc), nhà máy cơ khí Yên Viên, Công ty cổ phần đầu tư thương mại HK theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn hoặc tương đương. Đối thủ cạnh tranh Đây là nhân tố quyết định đến tính chất và mức độ cạnh tranh trên thị trường, phụ thuộc chủ yếu vào số lượng các công ty tham gia, mức độ tăng trưởng của ngành phụ thuộc vào số lượng các đối thủ cạnh tranh và mức độ mạnh yếu của các đối thủ. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trúng thầu của công ty, sự cạnh tranh gay gắt làm cho thị trường và lợi nhuận bị chia sẻ kéo theo vị trí hiện tại của công ty có thể bị lung lay. Ngoài các đối thủ hiện tại còn có các đối thủ cạnh tranh tiềm ấn, các công ty có khả năng gia nhập thị trường nếu như hàng rào ra nhập ngành thấp. Một vài đối thủ cạnh tranh của Công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội Công ty cổ phần Alphanam Cơ điện Về mặt mạnh: Có uy tín lớn, lâu năm trong lĩnh vực xây lắp, tình hình tài chính ổn định trên thị trường, có khả năng huy động vốn tốt hơn và có đội ngũ lao động dồi dào. Họ cạnh tranh gay gắt với công ty bằng giá dự thầu, chất lượng công trình, tiến độ thi công. Về mặt hạn chế: Công ty này là công ty nhà nước cổ phần hoá, cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý, bị ảnh hưởng chủ yếu bởi cơ chế quản lý cũ, mặc dù đã có sự thay đổi sau khi cổ phần nhưng không thực sự mới mẻ. Ngoài ra công ty sở hữu trang thiết bị lớn nhiều máy móc thi công nhưng hầu hết là trang thiết bị đã cũ giá trị sử dụng không còn nhiều. Công ty cổ phần Sông Đà 12 Đây là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh thuộc Công ty cổ phần Sông Đà. Đây là đơn vị hành nghề xây dựng công nghiệp và xây dựng hoạt động và phát triển hơn 30 năm có đẩy đủ năng lực trong yêu cầu đấu thầu Về mặt mạnh: - Được trực thuộc tại Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, là công ty lớn có uy tín trên thị trường Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Tổng Công ty có quan hệ rộng, đặt trụ sở tại công ty, chi nhánh ở các tỉnh. - Đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm lâu năm - Khả năng về vốn lớn, huy động vốn tốt hơn - Máy móc thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại hơn so với một số công ty khác trên thị trường. Về mặt hạn chế: - Do cơ chế quản lý của Tổng, tập trung các công trình lớn ở trên tổng những dự án lớn còn những công việc nhỏ giao cho chủ đầu tư công trình đấu thầu là chủ yếu. Giám đốc công ty chỉ ký hợp đồng và các khoản phải nộp, phải thu thôi. Vì vậy, bài thầu thiếu tính tập trung dẫn tới sơ sài về hình thức cũng như nội dung. - Khả năng khai thác và sử dụng thiết bị phụ thuộc vào năng lực của chủ công trình. - Lãnh đạo quản lý một công trình chủ yếu là bộ khung và đội ngũ kỹ thuật thông thường là làm đến đâu thu đến đó. 5. Cơ cấu tổ chức của công ty Biểu đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Phó TGĐ 1 TỔNG GIÁM ĐỐC Phó TGĐ 2 HĐQT Ban kiểm soát IEC Hà Tây Các phòng ban nghiệp vụ Ban điều hành dự án IEC S ơn La Các đơn vị thành viên Quan hệ trực tiếp * Chức năng và nhiệm vụ của các phòng trong công ty Hội đồng quản trị Chức năng HĐQT là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền quyết định đến quyền lợi mục đích của công ty trừ các vấn đề thuộc đại hội đồng cổ đông. Làm việc theo nguyen tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Nhiệm vụ Quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư, hay huy động vốn theo các hình thức khác nhau Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý quan trọng khác trong công ty. Quyết định ở mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý Quyết định thành lập công ty, chi nhánh, văn phòng… Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Chức năng: Thực hiện các nhiệm vụ do HĐQT giao. Kiểm tra giám sát hoạt động trong công ty, chấp hành pháp luật điều lệ của công ty. Nhiệm vụ Kiểm tra mọi hoạt động, các vấn đề cụ thể, tính hợp lý trong quản lý Thẩm định báo cáo tài chính Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến HĐQT trước khi báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông. Thực hiện chức năng kiểm soát, giám sát thực hiện các chế độ chính sách pháp luật Nhà nước. Tổng giám đốc Chức năng: Là người điều hành mợi hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT - Tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh và đầu tư của công ty. - Công tác kinh doanh mở rộng thị trường và đấu thầu - Công tác đối ngoại và hợp đồng kinh tế. - Chịu trách nhiệm điều hành cung ứng đầy đủ nguồn lực để xây dựng và thực hiện hệ thống chất lượng theo ISO 9001- 2000 Phó tổng giám đốc - Giúp tổng giám đốc trong tất cả các lĩnh vực mà tổng giám đốc ủy quyền. - Chỉ đạo thi công xây lắp các công trình phù hợp với hệ thống chất lượng do công ty thi công. - Công tác an toàn lao động - Quy trình quy phạm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, sáng kiến. Các phòng ban nghiệp vụ Phòng kế toán tài chính Tổ chức, hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác hạch toán và quản lý tài chính toàn công ty. Lập báo cáo tài chính theo quy định Theo dõi thu chi trong doanh nghiệp Thực hiện các công việc cụ thể khác do Tổng Giám đốc công ty giao theo chức năng và nghiệp vụ chuyên môn Phòng tổ chức lao động Quản lý, theo dõi và sử dụng cán bộ quản lý để Tổng Giám đốc bố trí sử dụng hợp lý nguốn nhân lực trong Công ty. Giải quyết chính sách liên quan đến người lao động Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ công nhân viên Quản lý các vấn đề lương thưởng của người lao động Tổ chức chăm sóc sức khỏe định kỳ cho công nhân viên Các công việc cụ thể khác do Tổng Giám đốc giao cho phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ. Phòng kế hoạch kinh doanh Xây dựng kế hoạch sản xuất theo nghị quyết của HĐQT Xây dựng các kế hoạch giao giá trị sản lượng cho các Đội xây lắp và phân xưởng GCCK Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh Lập dự toán hoàn thiện hồ sơ đấu thầu Tìm kiếm thông tin để đấu thầu công trình Thực hiện các công việc cụ thể khác theo chức năng nghiệp vụ do Tổng Giám đốc giao cho. Phòng kỹ thuật công nghệ Xây dựng, kiểm tra, giám sát về mặt kỹ thuật toàn bộ hoạt động sản xuất, thi công xây lắp Phối hợp với phòng KHKD trong công tác đấu thầu Quản lý trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất và thi công Bảo quản sử dụng các thiết bị đo lường Giám sát công tác an toàn lao động tại hiện trường Triển khai phát triển các ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Thực hiện các công việc cụ thể khác do Tổng giám đốc giao phó. Phòng vật tư vận tải Tìm kiếm và xây dựng hệ thống các nhà cung ứng vật tư, dịch vụ đảm bảo chất lượng và tiến độ phục vụ công tác sản xuất kinh doanh. Tổ chức mua lại vật tư và vận chuyển theo đúng yêu cầu kế hoạch Cung cấp thông tin và hỗ trợ các phòng trong công tác đấu thầu và sản xuất thi công. Quản lý hoạt động kho. f. Ban điều hành dự án Biểu đồ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG (Sơ đồ tổ chức hiện trường của dự án được nhà thầu thể hiện trong phương án TCTC) 1. Sơ đồ tổ chức công trường tại các dự án : CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG ĐIỆN (Ban điều hành chung) CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN GSKT BÊN A BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN Chỉ huy trưởng công trường GSKT và CB nghiệp vụ bên B CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN THI CÔNG: -Các tổ thi công 2. Mô hình sơ đồ tổ chức hiện trường Đây là mô hình được đưa ra để thi công xây lắp các dự án. Nó bao gồm các bộ phận chính như sau: Ban điều hành chung: Đại diện nhà thầu quan hệ với Chủ đầu tư, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà thầu. Phòng này có trách nhiệm chỉ đạo bộ phận điều hành thi công tại công trình và các phòng ban chức năng làm tốt công tác quản lý nghiệp vụ và chỉ đạo các đôi thi công công trình đảm bảo chất lượng kỹ thuật, có mỹ thuật cao, đảm bảo việc thi công được diễn ra an toàn và đúng tiến độ. Ban điều hành dự án: - Chỉ huy công trường thường là Giám đốc điều hành dự án): Là cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, chịu trách nhiệm, chỉ huy toàn bộ tiến độ, chất lượng công việc, có quyền phân phối và điều động lực lượng lao động, máy móc thi công.. làm việc trực tiếp với bộ phận thi công hiện trường. - Giúp việc cho Giám đốc điều hành là những chuyên viên nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật của các phòng chức năng có kinh nghiệm giám sát, chỉ đạo thi công, chịu sự chỉ đạo trực tiếp cảu Giám đốc Điều hành, làm việc thường xuyên với các đơn vị thi công và các đơn vị sản xuất khác tại hiện trường về các công việc giám sát kỹ thuật, thi công, kiểm tra xử lý các tình huống như các thay đổi về thiết kế, khảo sát, đo đạc, lập biện pháp tổ chức xây lắp, thí nghiệm kiểm tra chất lượng, tổng hợp, điều độ, cấp phát vật tư…. Những chuyên viên nghiệp vụ này trực tiếp làm việc với chủ đầu tư tại công trường về các mặt thi công, giao nhận vật tư, thiết bị, tổ chức nghiệm thu chuyển bước thi công và nghiệm thu thanh toán, quyết toán công trình. Tổ chức các đơn vị thành viên thi công: Tùy theo khối lượng công việc, điều kiện địa hình nơi thi công, tiến độ thi công của công trường mà chủ đầu tư có thể điều động một đến nhiều đơn vị thành viên trong công ty cùng tham gia, tùy theo năng lực của đơn vị và tính chất công việc để giao khối lượng. Các đội thi công thực hiện xây lắp theo đúng tiến độ hàng tuàn, tổ chức sản xuất theo tác phong công nghiệp, giữ vững kỷ luật lao động, thi công đảm bảo chất lượng và an toàn, thực hiện nghiệm thu chuyển bước đối với từng hạng mục. Lập xưởng gia công cơ khí ngay tại hiện trường để gia công các kết cấu thiết bị phục vụ công tác xây dựng, lắp đặt và xử lý. Các thiết bị cơ khi hợp chuẩn có yêu cầu cao được gia công chế tạo tại công xưởng và được vận chuyển đến lắp đặt tại hiện trường. Bộ phận vận hành máy ti công, điện nước thi công trên công trường, kho kín và bãi tập kết vật tư thiết bị là những bộ phận được quan tâm vì nó phục vụ cho quá trình thi công, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng công trình. Mối quan hệ với trụ sở chính cơ quan công ty: Tổng giám đốc điều hành chỉ đạo mọi hoạt động trên công trường để thực hiện hợp đồng kinh tế với Chủ đầu tư. Công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của công trường. Các hoạt động của công trường đều được báo cáo thường xuyên về trụ sở Công ty theo đúng định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm. Chỉ có những vấn đề liên quan đến hợp đông kinh tế mà Giám đốc Điều hành không đủ khả năng giải quyết báo cáo Công ty để quyết định Các đội xây lắp và phân xưởng GCCK Quản lý trang thiết bị Tổ chức thi công đảm bảo tiến độ công trình Chủ động trong công tác Thực hiện dịch vụ bảo hành theo yêu cầu khách hàng và điều khoản hợp đồng. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Các thành tựu kinh doanh chủ yếu a. Tài sản nguồn vốn Bảng 1: Tài sản và nguồn vốn của Công ty từ năm 2004 đến 2008 (Đơn vị: Triệu Đồng) Các chỉ Tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng Tài sản 51144 52782 58005 61009 60663 Tài sản lưu động 48428 50261 48803 47845 48320 Tài sản cố định 2716 2521 9202 13164 12343 Tổng nguồn vốn 51144 52782 58005 61009 60663 Nợ phải trả 46112 44550 49224 47977 54713 Nguồn vốn chủ sở hữu 5031 8232 8781 12685 14648 (Nguồn phòng Tài chính - Kế toán) Bảng 2:So sánh các chỉ tiêu thông qua tốc độ liên hoàn và tốc độ định gốc Các chỉ Tiêu Tốc độ định gốc(%) Kỳ gốc 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng Tài sản 100 103 113 119 119 Tài sản lưu động 100 104 101 99 100 Tài sản cố định 100 93 339 485 454 Tổng nguồn vốn 100 103 113 119 119 Nợ phải trả 100 97 107 104 119 Nguồn vốn chủ sở hữu 100 164 175 252 291 Các chỉ Tiêu Tốc độ liên hoàn 2005/2004 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Tổng Tài sản 1.03 1.10 1.05 0.99 Tài sản lưu động 1.04 0.97 0.98 1.01 Tài sản cố định 0.93 3.65 1.43 0.94 Tổng nguồn vốn 1.03 1.10 1.05 0.99 Nợ phải trả 0.97 1.10 0.97 1.14 Nguồn vốn chủ sở hữu 1.64 1.07 1.44 1.15 Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính Stt Chỉ Tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 2 3 4 5 6 7 1 Bố Trí cơ cấu Tài sản Tài sản cố định/Tổng Tài sản % 5% 5% 16% 22% 20% Tài sản lưu động/Tổng Tài sản % 95% 95% 84% 78% 80% 2 Bố Trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải Trả/Tổng nguồn vốn % 90% 84% 85% 79% 90% Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 10% 16% 15% 21% 10% 3 Khả năng Thanh Toán Khả năng Thanh Toán chung % 1.11 1.18 1.18 1.27 1.11 Khả năng Thanh Toán nợ ngắn hạn % 1.05 1.13 0.99 1 0.88 (Nguồn phòng Tài Chính – Kế toán) Nhận xét: Xét về mặt bố trí cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản cố định và đầu từ dài hạn cũng như tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn qua các năm có sự thây đổi theo xu hướng là tài sản lưu động có giảm qua các năm từ 2004 chiếm tới 95% nhưng đến năm 2008 chỉ khoảng 80% tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản. Cụ thể ra sao nhìn vào bảng ta có thể thấy rõ. Về cơ cầu nguồn vồn: Nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Công ty qua các năm là tương đố._.i cao chiếm tới 90% cơ cấu vốn sau khi cổ phần hoá có giảm xuống 70% nhưng đến khi nền kinh tế có sự thay đổi cơ cấu vốn lại cao trở lại. Điều này chứng tỏ vốn chủ của Công ty là thấp tất cả các khoản nợ đều không được đảm bảo. Các năm qua công ty đều sử dụng vốn vay để kinh doanh, vốn tự có chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn. Xét về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng như khả năng thanh toán nhanh của Công ty các năm 2005 đều có xu hướng cao hơn năm 2004 đây là biểu hiện tốt, các khoản nợ phải trả đều có tài sản đảm bảo và được đảm bảo thanh toán khi đến hạn b. Doanh thu của công ty trong 5 năm trở lại đây Thị trường luôn biến động, nhất là trong năm nay song công ty vẫn đạt được những thành tựu nhất định trong những năm qua Bảng 4: Bảng báo cáo tài chính vài năm gần đây của Công ty (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 - Tổng Doanh thu 34089696581 55850583204 52771349726 - Giá vốn hàng bán 28130821598 47069819533 43118784272 - Lợi nhuận gộp 5958874983 8780763671 9652565454 - Thu nhập hoạt động TC 9421418 43305536 57121158 - Chi phí hoạt động TC 1463556188 1714642391 1127547634 Lãi vay phải trả 1463556188 1714642391 1127547634 - Chi phí Quản lý DN 3209427801 5499239943 6464751865 - LN thuần hoạt động KD 1295312412 1610186873 2117387113 - Thu nhập khác 0 680000 485000000 - Chi phí khác 0 680000 0 - Lợi nhuận khác 0 0 485000000 - Lợi nhuận trước thuế 1.295.312.412 1610186873 2602387113 - Thuế 0 0 364334196 - Lợi nhuận sau thuế 1295312412 1610186873 2238052917 ( Nguồn phòng Tài chính – Kế toán) Lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng so với 2005 là, tương ứng với tốc độ tăng là. Lợi nhuận sau thếu tương ưng svoiws . Do công ty cổ phần hóa nên thuế thu nhập được miễn trong 2 năm 2005 và 2006 và chỉ phải trả 50% trong năm 2007. Sử dụng phương pháp so sánh ngang và so sánh dọc ta lần lượt xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lãi thuần như sau: So sánh ngang Bảng 5: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính từ năm 2005 – 2007 (Đơn vị VNĐ) Sự tăng (giảm) của các chỉ tiêu năm sau so với năm trước 2006-2005 2007-2006 Chênh lệch %năm 2006–2005 Chênh lệch %năm 2007–2006 - Tổng Doanh thu 21760886623 -3079233478 64% -6% - Giá vốn hàng bán 18938997935 -3951035261 67% -8% - Lợi nhuận gộp 2821888688 871801783 47% 10% - Thu nhập hoạt động TC 33884118 13815622 360% 32% - Chi phí hoạt động TC 251086203 -587094757 17% -34% Lãi vay phải trả 251086203 -587094757 17% -34% - Chi phí Quản lý DN 2289812142 965511922 71% 18% - LN thuần hoạt động KD 314874461 507200240 24% 31% - Thu nhập khác 680000 484320000 0% 71224% - Chi phí khác 680000 -680000 0% -100% - Lợi nhuận khác 0 485000000 0% 0% - Lợi nhuận trước thuế 314874461 992200240 24% 62% - Thuế 0 364334196 0% 0% - Lợi nhuận sau thuế 314874461 627866044 24% 39% Bảng 6: So sánh giữa các chỉ tiêu trong bảng báo cáo tài chính Chỉ tiêu Tốc độ định gốc (%) Tốc độ liên hoàn 2005(gốc) 2006 2007 2006/2005 2007/2006 - Tổng Doanh thu 100 164 155 1.64 0.94 - Giá vốn hàng bán 100 167 153 1.67 0.92 - Lợi nhuận gộp 100 147 162 1.47 1.10 - Thu nhập hoạt động TC 100 460 606 4.60 1.32 - Chi phí hoạt động TC 100 117 77 1.17 0.66 Lãi vay phải trả 100 117 77 1.17 0.66 - Chi phí Quản lý DN 100 171 201 1.71 1.18 - LN thuần hoạt động KD 100 124 163 1.24 1.31 - Thu nhập khác 100 713.24 - Chi phí khác 100 0.00 - Lợi nhuận khác 100 - Lợi nhuận trước thuế 100 124 201 1.24 1.62 - Thuế 100 - Lợi nhuận sau thuế 100 124 173 1.24 1.39 So sánh dọc: Doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 64%, GVHB tăng 67% trong khí đó lợi nhuận tăng thấp khoảng 24%. Doanh nghiệp đạt hiệu quả chưa tốt. Doanh thu tăng, giá vốn tăng vậy mà lợi nhuận thấp điều đó cho thấy việc quản lý thu chi ở trong tổ chức chưa thực sự hiệu quả. Thu nhập từ hoạt động tài chính tăng 360% trong khi chi phí lại tăng 17%, đây là một dấu hiệu tốt cho quản lý doanh nghiệp song nguồn tài chính lớn này cần phải xem xét từ đâu mà có. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 24% là thấp tương đối so với tốc độ tăng doanh thu. Song tốc độ tăng doanh thu thấp này là một phần do bộ máy quản lý. Có lẽ doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý. Cần duy trì và phát triển hơn để là: cải tổ bộ máy hành chính gọn nhẹ, linh hoạt, đưa ra các chính sách quản lý mới và phù hợp hơn… thì lời nhuận thu về sẽ hiệu quả hơn vào việc tăng lên của lợi nhuận, cần duy trì và phát huy hơn nữa. Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 giảm 6%, trong khi GVHB giảm tới 8% làm lợi nhuận tăng 62,5.. Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động tài chính tăng lên đáng kể tới 32%. Đây là tín hiệu đáng mừng với doanh nghiệp. Nhưng so với năm 2006 thì thấp. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18% So với năm ngoái thì có lẽ chất lượng quản lý có tốt hơn song doanh thu lại giảm tới 6%. Như vậy, hoạt động của doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong điều kiên sự tăng lên của lạm phát và cơ chế quản lý chặt chẽ giá điện của nhà nước, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tìm ra những hướng đi mới để tăng trưởng và phát triển. Doanh thu của công ty vài năm gần đây Bảng 7: Doanh thu của Công ty từ năm 2004 đến 2008 (Đơn vị :VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần 37112449024 34089696581 55850583204 52771349729 79060224307 Doanh thu bán hàng 37098071054 32794384169 55807277668 52714228571 78823001935 Doanh thu hoạt động tài chính 14377970 1295312412 43305536 57121158 237222372 (Nguồn: phòng tài chính - kế toán) Trong đó: Doanh thu bán hàng của công ty là doanh thu thuần về bán hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty là doanh thu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay. Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh thu tăng đều qua các năm và tương đối ổn định. Để biết được hiệu quả ta cần xem xét về cả chi phí và lợi nhuận. Xem thêm bảng 6 tốc độ tăng trưởng của doanh thu tăng lần lượt trong các năm là 164%, 155% so với năm 2005 và tăng 1.64 lần và 0.94 lần so với năm trước đó * Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2004-2008 Bảng 8: Các khoản chi phí của Công ty từ năm 2004 – 2008 (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu chi phí Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá vốn hàng bán 30156813036 28130821598 47069819533 43118784272 64867319272 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2312645215 3209427801 5499239943 6464751865 9244735918 Chi phí tài Chính 1912462543 1463556188 1714642391 1127547634 550611422 Chi phí khác 0 0 680000 485000000 91378404 (Nguồn phòng tài chính – kế toán) Biểu đồ 4: Lợi nhuận của doanh nghiệp Bảng 9: Một số chỉ tiêu sinh lời của công ty Tỷ suất sinh lời Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu % 0.4 3.8 2.88 4.24 4.95 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản % 0.29 2.45 2.78 3.67 6.45 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu % 2.92 15.73 18.34 17.64 26.72 Tổng lợi nhuận sau Thuế của công ty tăng dần sau khi cổ phần hóa. Cho thấy được sự phát triển của Công ty. Cụ thể : Nhìn vào biểu đồ năm 2004 là rất thấp chỉ khoảng150 triệu nhưng sau khi cổ phần lợi nhuận tăng hơn 1 tỷ. Hai năm 2005 và 2006 lợi nhuận có tăng so với năm trước nhưng công ty lại được miễn thuế thu nhập 2 năm do cổ phần hóa, mức độ tăng trung bình chỉ khoảng 20 đến 30% so với năm trước. Vào năm 2008 lợi nhuận tăng vượt bậc vào khoảng 4 tỷ. Nguyên nhân là do công ty nhận được nhiều công trình có giá trị và cơ hội tham dự đấu thầu ngày càng nhiều. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời của doanh nghiệp sau cổ phần hóa có tăng lên vượt bậc( từ 0.4% năm 2004 lên 3.8% năm 2005). Hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn được phản ảnh qua tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu. 2. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty. Như ở trên phân tích, trong mấy năm gần đây công ty tương đối phát triển, nó phản ảnh đẩy đủ qua doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng đáng kể hàng năm. Nhưng đấy là so với các năm trước còn so với một số công ty thì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được chỉ ở mức trung bình, số lượng dự án tham gia đấu thầu vẫn không thực sự nhiều. Hiệu quả kinh doanh vẫn chưa thực sự cao. Để doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì công tác tăng khả năng đấu thầu là rất quan trọng, Doanh nghiệp càng thắng được nhiều thầu, thì cơ hội kinh doanh càng cao và lợi nhuận cũng vì thế mà tăng lên. Cách thức đấu thầu hiện tại ở công ty thì theo phương pháp cũ, truyên thống và không có sự đổi mới không có bộ phận chuyên sâu. Do bị ảnh hưởng bởi cơ quan nhà nước. Công ty nên có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay. Trước tình hình kinh tế như hiện nay, cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của chủ dầu tư. Và từng bước giúp công ty phát triển. Bản chất của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nói chung hay hoạt động xây lắp điện nói riêng là lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu, có các đề xuất giá dự thầu, tiến độ và các đề xuất mang lại hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư và dự án. Tuy nhiên các quy định về đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp của Nghị định 111/CP chưa chú trọng đúng mức tới các đề xuất về kỹ thuật, chất lượng chỉ tiêu mà hầu hết chỉ dựa vào giá dự thầu. Đánh giá nhà thầu trúng hay trượt tùy thuộc chủ yếu vào giá chào thầu thấp hay cao. Mà để có được sự đánh giá đúng về giá, công ty cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, về tất cả những gì liên quan đến việc định giá, mà việc nắm bắt thông tin là rất cần thiết. Tại công ty Cổ phần xây lắp và xây dựng điện thì các vấn đề trên còn yếu kém. Việc tìm kiếm thông tin đấu thầu, xác định giá dự thầu đều dựa vào những kinh nghiệm trước đấy không có sự khảo sát một cách cụ thể mà cũng không có bộ phận chuyên trách. Do đó để việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty là rất cần thiết. Nền kinh tế đang mở cửa, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế, sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Thị trường bị chia sẻ. nếu Công ty không thay đổi không đưa ra những biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh thì công ty sẽ sớm bị phá sản. Năng lực hồ sơ kinh nghiệm của công ty. Hiện nay trên toàn quốc có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình đấu thầu. Tại sao tỷ lệ thắng thầu ở công ty không cao chỉ khoảng 50% so với số hồ sơ đem đi dự thầu. Khả năng thắng thầu cảu công ty là toàn bộ năng lực về tài chính, thiết bị máy móc, công nghệ, lao động, marketing, tổ chức quản lý… mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lợi thế của mình so với các doanh nghiệp khác. Tuy công ty đã có những thay đổi song vẫn còn nhiều bất cập. - Trước hết về vốn, công ty chưa thực sự chủ động về vốn, nguồn vốn chủ sở hữu còn thấp chưa đủ khả năng tham gia các dự án lớn. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản chỉ chiếm khoảng 20% (năm 2007) - Thứ hai trình độ máy móc thiết bị đồng bộ hiện đại của công ty còn thấp. Thêm vào đó kinh nghiệm trình độ tổ chức còn nhiều hạn chế, trong công ty không có phòng marketing, kiếm tìm thị trường, triình độ đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu, quản lý tiến đô, chất lượng công trình, khả năng liên doanh, liên kết... - Về giá dự thầu, việc lập giá dự thầu của công ty còn cao hơn so với giá thắng thầu, mà nguyên nhân có lẽ là do khâu chuẩn bị, việc nghiên cứu tìm tòi, thông tin về đối thủ cạnh tranh Ở bất kỳ doanh nghiệp nào dù phát triển rất mạnh hay còn yếu kém thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh đều rất cần thiết. Đối với các công ty xây dựng thì thắng được nhiều thầu thì công ty đó càng mạnh, càng có khả năng tăng cường vốn, mở rộng thị trường. Việc nghiên cứu, tìm hiểu, nâng cao khả năng cạnh tranh để thích ứng với môi trường luôn luôn biến động là việc làm cần thiết của bất kỳ doanh nghiệp nào không chỉ riêng đối với công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện. . CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU Quá trình đấu thầu tại công ty Biểu đồ 5: QUY TRÌNH ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY Tìm kiếm thông tin các gói thầu Tham gia sơ tuyển (nếu có) Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu Thương thảo và ký kết hợp đồng Nghiên cứu thị trường Đây là bước đầu tiên của quy trình tham gia đấu thầu của Công ty, bước này giúp cho công ty có cái nhìn tổng quan về thị trường biết được thông tin về các gói thầu, các cơ hội đầu tư Trong công ty có một bộ phận chuyên đi nghiên cứu tìm kiếm thông tin. Thông tin chủ yếu có được thông qua các mối quan hệ của ban giám đốc. Nguồn thông tin trên đài báo, truyển hình cũng có song không đáng kể Tham gia sơ tuyển nếu có Đây không phải là bước nhất thiết phải có trong tất cả các gói thầu. Theo quy định của Nhà nước thì đối với các gói thầu xây lắp có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên mới tiến hành sơ tuyển. Trong khi đó công ty xây lắp điện chỉ tham gia các gói thầu xây lắp có giá trị khoảng 100 tỷ . Do đó các yêu cầu của chủ đầu tư chỉ yêu cầu sơ tuyển ở một số công trình cần thiết. Mục đích của việc này là lựa chọn ra các nhà thầu có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm… để có thể đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu Đây là giai đoạn quan trọng quyết định lớn đến khả năng thắng thầu của công ty. Do vậy công ty phải nghiên cứu kỹ các yêu cầu của chủ đầu tư. Khi có đuợc thông tin công ty cần chuẩn bị: Nếu dự án đó là dự án lớn, phức tạp công ty có thể thuê tư vấn bên ngoài để lập hồ sơ dự thầu cho công ty. Nếu dự án đó nhỏ, đơn giản công ty sẽ giao cho phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu. Công tác chuẩn bị dự thầu bao gồm các công việc như sau: Phòng kế hoạch sẽ cử cán bộ, kỹ sư… đi kiểm tra khảo sát hiện trường công trình, địa điểm, tình hình, quy mô, phạm vi…. đồng thời nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công trình để có được những đánh giá sát với thực tế nhất. Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh cùng tham gia dự thầu, về điểm mạnh điểm yếu… Lập hồ sơ dự thầu, phòng kế hoạch cần chú ý một số vấn đề sau: * Giá dự thầu cho dự án Đây là yếu tố gần như có vai trò quyết định xem việc trúng thầu hay không trúng thầu… Giá dự thầu hay giá chào hàng là Giá được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan… Tổng mức đầu tư = chi phí xây lắp + chi phí thiết bị + chi phí tư vấn + chi phí khác + dự phòng phí Sau đó từ mức tổng mức đầu tư được duyệt người ta mới tiến hành lập kế hoạch đấu thầu Kế hoạch đấu thầu = phần chia các nội dung công việc trong Tổng mức thành các gói thầu. Nhưng không có chi phí dự phòng của cả dự án. Chi phí dự phòng lúc ấy có thể hoặc được phân bố vào từng gói thầu. Do đó tổng giá các gói thầu chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng Tổng mức đầu tư. Vì vậy để có thể có được giá dự thầu chính xác doanh nghiệp cần phân tích, tính toán tổng mức đầu tư hợp lý từ đó đưa ra giá dự thầu hợp lý nhất. Để tính được tổng mức đầu tư doanh nghiệp cần quan tâm đến các hạng mục sau: Xác định tên các hạng mục công việc của dự án: đào đúc móng đường dây, lấp móng, lấp đất tiếp địa, dựng cột đường dây, kéo rải căng dây và đấu nối, hoàn trả mặt bằng, thu hồi vật dụng thi công… Xác định nguyên vật liệu cần thiết để thi công công trình như: đá, dây điện, thép, xi măng, đá, cát… Dự kiến danh sách cán bộ và công nhân viên tham gia dự án: Nhân viên hành chính: cán bộ quản lý, giám sát thị trường… Nhân viên tại công trường; kỹ sư, thợ vận hành, lái xe, thợ sữa chữa… Xác định các danh mục máy móc thiết bị đề xuất đến nơi thi công. Bảng kê các thiết bị thí nghiệm bố trí công trình… Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu Khi đã hoàn thành hồ sơ dự thầu, công ty cần nộp hồ sơ dự thầu cho chủ đầu tư theo đúng hạn quy định. Sau quá trình đánh giá xem xét của các chủ đầu tư, công ty sẽ nhận được giấy báo tham dự mở thầu. Công ty sẽ cử người tham gia dự mở thầu, thường là những người có kinh nghiệm năng lực, có trách nhiệm trong việc điều hành dự án. Thương thảo và ký kết hợp đồng Sau khi công bố kết quả nếu trúng thầu. Người đại diện (thường là Tổng Giám đốc công ty) cùng chủ đầu tư sẽ thương thảo các vấn đề có liên quan đến dự án và hoàn thiện hợp đồng, Sau khi hợp đồng được ký kết Công ty phải có trách nhiệm thực hiện đúng theo những cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng. Cuối cùng, khi đã hoàn thành công trình, Công ty tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư để đưa công trinhf vào sử dụng. Các vấn đề về chất lượng công trình sau khi bàn giao sẽ được công ty chịu trách nhiệm sửa chữa bảo hành với thời hạn ít nhất là 1 năm. Kết thức thời gian bảo hành phải được xác nhận bằng văn bản của chủ công trình. II. Đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Năng lực hồ sơ dự thầu Thông tin chung về công ty (ở trên) Năng lực về máy móc thiết bị thi công Máy móc thiết bị là yếu tố quan trọng nhất trong tổng tài sản cố định của công ty. Đây là nhân tố thể hiện trình độ kỹ thuật công nghệ và năng lực sản xuất hiện có của Công ty. Hiện nay Công ty cổ phần lắp máy và Xây dựng diện hiện đang sở hữu nhiefu loại máy móc và thiết bị thi công. Với nhiều chủng loại đa dạng, tính năng công nghê mới phục vụ cho chuyên ngành xây lắp điện và xây dựng dân dụng… Dưới đây là bảng thống kê một số máy móc thiết bị ở trong công ty Bảng 10: DANH SÁCH MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG TT TÊN TSCĐ Số lượng C.suất thiết kế Nước sản xuất Năm sản xuất Năm đem ra sử dụng Ghi chú I Phương tiện vận tải 1 Xe cần trục Nissan 5.5 tấn 1 5,5 tấn Nhật 1993 2002 2 Xe tải Faw + xe cảu Tadano 1 Nhật 2007 2007 3 Xe YA3 315 --- 127 29K-0803 1 7,5 tấn Nga 1985 1989 4 Xe Sanxing 29G --- 5450 1 2,5 tấn TQ 1992 1996 5 Xe lancuzo 29K – 0649 1 Nhật 2006 2006 7 Xe Toyota camry 2.4 1 Nhật 1994 1998 8 Xe Muso 29N-3179 1 HQ 1986 2001 9 Xe Toyota 1 2007 2007 II Máy móc thiết bị 1 Máy phát điện Diezel 1 VN 1985 1985 2 Máy phát điện Honda EP 1800 1 VN 1992 1992 3 Máy phát điện KVA 75 1 VN 1986 1986 4 Máy đầm đất 5 VN 1998 1998 5 Máy kéo TDT-55 A 1 55 mã lực VN 1990 1990 6 Máy kinh vĩ 1 VN 1990 1990 7 Máy lọc dầu KATO-KLVC-4AX-V-SO 1 4000 l/h Nhật 1996 1996 8 Máy ủi T 130 1 130 mã lực VN 1990 1990 9 Máy đâm dùi 12 Nhật 2002 2002 10 Máy kinh vĩ 2 Nhật 2002 2002 11 Máy trộn bê tông 9 250 lít VN 2002 2002 12 Tời kéo dây (tời máy) 6 3,5 tấn VN 2002 2002 13 Máy phát điện 2500 honda 4 Nhật 1992 1992 14 Máy phát hàn 1 ITALY 1996 1996 15 Máy phát điện 1500 honda EF18 1 Nhật 1992 1992 16 Máy trộn bê tông 1 500 lít Pháp 1996 1996 17 M¸y kÐo TDT-55 A 1 Nga 1990 1990 III Thiết bị gia công cơ khí 1 Máy cắt sắt 2 2,1kW Nhật 1993 1993 2 Máy uốn sắt 2 2,8kW Nhật 1993 1993 3 Máy đột lỗ 1 Mỹ 1998 1998 4 Máy ép thủy lực 4 100 tấn Nhật 1998 1998 5 Kim cắt dây 88A + dao cắt nhôm 1 Nga 1992 1992 6 Kích 30 tấn 1 30 tấn Nga 2002 2002 7 Máy hàn tăng phô NZ36T1 1 Nga 1992 1992 8 Máy hàn một chiều các loại 1 25kVA Nga 1991 1991 10 Máy hàn tự phát 1 300A Nhật 2002 2002 12 Máy cắt đột liên hợp CD 13 1 4,5kW Liên Xô 1989 1989 13 Máy khoan đúng 2A – 125 1 4,5kW VN 1991 1991 15 Máy tiện T6 – K20 1 10kW VN 1977 1977 16 Thiết bị thí nghiệm kiểm tra đo lường IV Máy đo tiếp địa 4 Nhật 1993 1993 1 Đồng hồ đo các loại (W, A, V … ) 10 Liên Xô 1994 1994 2 Msêgômét 4 LX, Nhật 1993 1993 3 Máy kinh vĩ thủy chuẩn 2 Nhật 1997 1997 4 Máy ni vô 1 Nhật 1996 1996 5 Máy thử cấp AID – 70 1 Liên Xô 1998 1998 6 Oat mét mẫu 2 LX, Nhật 1997 1997 7 Vôn mét mẫu 2 LX, Nhật 1998 1998 8 Ampe mét mẫu 2 Liên Xô 1998 1998 9 Biến dòng mẫu 2 Liên Xô 2002 2002 10 Đồng hồ vạn năng 5 Tiệp 2002 2002 11 Ampe kìm 3 Liên Xô 2002 2002 Đây là bảng thiết bị máy móc chủ lực của Công ty, ngoài ra để phục vụ tốt cho các công trình, Công ty còn chủ trong nhiều loại máy móc phong phú về chủng loại với nhiều tính năng khác nhau. Có xuất phát chủ yếu từ các nước như Nhật, Liên xô… Theo thống kê thì số lượng máy móc của Nhật chiếm khoảng 30%, Liên Xô khoảng 27% trên tổng số máy móc của công ty. Tuy nhiên đa số máy móc thiết bị của công ty hầu hết được sản xuất cách đây gần 10 năm. Mặc dù công ty luôn có bộ phận chuyên thường xuyên bảo dưỡng theo định kỳ. Do công ty chưa thực sự có sự đổi mới trang trong trang thiết bị. Hiện nay số lượng máy móc của công ty là khoảng 100 thiết bị các loại phục vụ cho hầu hết các công trình . Với năng lực máy móc hiện nay công ty hoàn toàn có thể tham gia bất cứ các dự án nào. Tuy nhiên công ty cần nhập thêm một số máy móc tiên tiến hơn, để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của các chủ thầu. Nguồn lực lao động Số lượng Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện là: 264 người (theo thống kê năm 2006) Trong đó: Kỹ sư và cán bộ quản lý: 54 người Công nhân trực tiếp: 210 người Lao động hành chính chiếm khoảng 20% còn lại đa số là lao động trực tiếp, tỷ lệ Nam ở đây chiếm đa số khoảng 80% . Do tính chất của ngành nghề mà ở công ty có sự phân bố rõ rệt như vậy. . Cơ cấu lao động Trong Công ty cơ cấu lao động được thể hiện rõ ở tỷ lệ phân bố lao động trực tiếp và gián tiếp: Công ty có lao động trong biên chế và lao động hợp đồng. Lao động trong biên chế gồm hai loại: Lao động trực tiếp sản xuất : Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất điện và những người trực tiếp quản lý kỹ thuật ở các phân xưởng. Lao động gián tiếp: là những người gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chủ yếu ở các bộ phận quản lý trong quá trình sản xuất điện. Lao động hợp đồng: Lao động trực tiếp: nằm ở các phân xưởng tổ đội. lao động gián tiếp: các cán bộ trong các phòng ban và cán bộ văn phòng phân xưởng công nhân viên thuộc lao động khác. Trong từng loại lao động lại được phân chia theo cấp bậc, từng tổ, đội, kíp sản xuất. Bảng 11 : Cơ cấu lao động của doanh nghiệp trong mấy năm gần đây Bộ phận lao động Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Tỷ lệ( %) Số lượng Tỷ lệ ( % ) Số lượng Tỷ lệ ( %) LĐ trực tiếp 220 73.8 235 74.2 252 74.8 LĐ gián tiếp 78 26.2 82 25.8 85 25.2 Tổng số 298 100 317 100 337 100 (Nguồn phòng Tổ chức lao động) Bảng 12: Tốc độ tăng trưởng của lao động Bộ phận lao động Tốc độ định gốc(%) Tốc độ liên hoàn 2005(gốc) 2006 2007 2006/2005 2007/2006 LĐ trực tiếp 100% 107% 115% 1.07 1.07 LĐ gián tiếp 100% 105% 109% 1.05 1.04 Tổng số 100% 106% 113% 1.06 1.06 Theo số liệu trên, trong mấy năm gần đây công ty không có sự biến động mạnh nào trong việc thay đổi cơ cấu lao động. Mặc dù, số lượng lao động có tăng, quy mô có mở rộng nhưng không thực sự đáng kể, tốc độ lao động tăng dao động khoảng 7-9%/năm (năm 2007 tăng 113%, 2006 tăng106%) Lượng lao động trực tiếp có tăng nhẹ, còn lao động gián tiếp có giảm nhưng thực sư thì cơ cấu lao động trong công ty không thực sự có chuyển biến rõ rệt trong mấy năm gần đây. 2.3 Chất lượng lao động Bảng 13: Chất lượng lao động Trình độ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng, giảm 2006/2005 Tăng, giảm 2007/2006 Đại học 57 65 66 14 1.5 Công nhân kỹ thuật 212 233 248 10 6.4 Lao động khác 29 19 23 -34.5 21 Tổng Cộng 298 317 337 6 6.3 (Nguồn phòng tổ chức lao động) Bảng 14. So sánh tốc độ tăng trưởng về chất lượng lao động Trình độ Tốc độ định gốc Tốc độ liên hoàn 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Đại học 100 114% 116% 1.14 1.02 Công nhân kỹ thuật 100 110% 117% 1.10 1.06 Lao động khác 100 66% 79% 0.66 1.21 Tổng Cộng 100 106% 113% 1.06 1.06 Chất lượng lao động là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất ví du như kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn tay nghề hay khả năng làm việc của người lao động Bảng 15: Cơ cấu lao động theo thâm niên Lao động(2007) Thâm niên<5 năm Thâm niên 5-20 năm Thâm niên>20 năm Công nhân kỹ thuật (%) 42 27 31 Bảng 16: Bảng kê danh sách công nhân trực tiếp TT Ngành nghề, chuyên môn Số lượng Bậc thợ bình quân Tuổi nghề BQ I Xưởng gia công cơ khí 40 1 Thợ hàn 7 4/7 9 2 Thợ tiện 5 5/7 13 3 Thợ gia công cơ khí 24 4/7 6 4 Thợ nguội 4 4/7 9 II Công nhân xây lắp đường dây và TBA 180 1  Thợ cốt thép 21 3/7 5  2 Thợ bê tông 35 3/7 5  3 Thợ lắp dựng cột 50 4/7 6  4 Thợ bậc kéo rải căng dây 50 4.5/7 7  5 Thợ lắp đặt điện 14 4.5/7 7  6 Thợ xây 10 3.5/7 5 (Phòng tổ chức lao động) Nhìn vào 2 biểu đồ trên ta thấy trình độ lao động không thực sự cao, lao động chủ yếu là công nhân kỹ thuật, song mức độ thâm niên trong nghề tương đối cao chiếm khoảng 31 % trong khi đó lực lượng lao động trẻ ngày càng đông chiếm 42%. Vậy là doanh nghiệp đã có đổi mới đưa lao động trẻ vào doanh nghiệp, song trình độ lao động đại học còn thấp chỉ chiếm khoảng 19%. Tuy nhiên, đây là công ty chuyên xây lắp các công trình, trạm biến áp thì việc công nhân lành nghề cũng rất quan trọng. Hầu hết các nhân viên chủ chốt của công ty đều có tuổi nghề từ 15 đến 20 năm. Đây là một điểm mạnh song trong vài năm tới khi đến độ tuổi về hưu thì lực lượng này trở nên ít vì vậy doanh nghiệp cần đưa nhiều lao động trẻ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để có thể phát triển công ty ngày càng vững mạnh hơn. Con người luôn là yếu tố trung tâm, là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì trình độ lao động càng cần được phải nâng cao để có thể phù hợp với trình độ công nghệ máy móc thiết bị. So với các công ty khác thì công ty có một bộ phận công nhân lâu năm có thâm niên trong nghề, đây vừa là điểm mạnh cung vừa là điểm yếu của doanh nghiệp. Hiện nay để sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại công ty cần đội ngũ lao động trẻ khỏe, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong công việc và đặc biệt có trình độ lao động, Công ty cần có những lớp bồi dưỡng lực lượng lao động trẻ để sau nay phát triển công ty một cách tốt nhất. Đây là cách tốt nhất để công ty phát triển ngày càng vững mạnh. Hồ sơ kinh nghiệm Sau hơn 20 năm chính thức thành lập công ty cổ phần xây lắp Điện (trước đây chỉ là một xí nghiệp nhỏ) công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể.Trong những năm qua, Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình tọng điểm của Nhà nước như: Các công trình đường dây tải điện siêu cao áp ĐZ 500kV mạch I, ĐZ 500kV mạch II, các TBA có cấp điện áp đến 220kV, thủy điện vàu và nhỏ, và các công trình đường dây 220kV, 110kV… Nhất là trong mấy năm gần đây khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển, công ty đã dành được nhiều gói thầu có giá trị và hoàn thành các kế hoạch đề ra một cách suất sắc. Công ty trước đây thuộc Bộ xây dựng sau khi cổ phần thì tách ra thành một doanh nghiệp tư nhân không phụ thuộc vào Bộ xây dựng nữa. Công ty đã có kinh nghiệm trong việc xây lắp đường dây và TBA là 20 năm. Tổng số năm có kinh nghiệm trong công tác sửa chữa MBA và thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện là 30 năm. Tổng số năm có kinh nghiệm trong công tác gia công chế tạo cột thép và sản xuất xà thép phục vụ chuyên ngành xây lắp điện là 20 năm Sau đây là một số dự án đường dây mà công ty đã hoàn thành trong mấy năm gần đây: TT Bảng 17: Các dự án Công ty đã thực hiện từ sau khi cổ phần TÊN CÔNG TRÌNH QUY MÔ (KM) GT HỢP ĐỒNG CHỦ ĐẦU TƯ THỜI GIAN THỰC HIỆN Khởi công Hoàn thành LƯỚI ĐIỆN 500KV 1 Đz 500kV mạch 2 Hà Tĩnh - Nho Quan 25 26538 Ban QLDA CT điện Miền Bắc 2003 2004 2 Đz 500kV nhánh rẽ vào trạm Nho Quan 6 3649 Ban QLDA CT điện Miền Bắc 2004 2005 LƯỚI ĐIỆN 110KV, 220KV 1 TBA 110kV Sầm Sơn - Thanh Hoá 3640 Ban QLDA CT điện Miền Bắc 2002 2003 2 TBA 110kV Châu Khê – Bắc Ninh 4994 Ban QL DA lưới điện 2003 2005 3 TBA 110kV Vinakansai – Ninh Bình 1000 Trung Quốc 2006 2006 4 TBA 110kV Nghi Sơn – Thanh Hoá 1000 Nhật Bản 2008 2008 5 Đz 110kV Nam Định - Nghĩa Hưng 14640 Ban QLDA CT điện Miền Bắc 2002 2003 6 Đz 110kV Tuyên Quang - Chiêm Hoá 8145 Ban QL DA lưới điện 2003 2003 7 Đz 110kV Thiệu Yên – Bá Thước 5267 Ban QL DA lưới điện 2003 2004 8 Đz 110kV Than Uyên - Lai Châu (gói số 3 + gói số 4) 46.3km 11000 Ban QL DA lưới điện 2005 2006 9 NR đấu nối 110kV vào trạm Vĩnh Yên 5km 6733 Ban QLDA CT điện Miền Bắc 2006 2006 10 Đz 110kV nhánh rẽ nhà máy XM VINAKANSAI 1064 Điện lực Ninh Bình 2006 2006 11 Đz 110kV nhánh rẽ nhà máy XM Hướng Dương 8km 7340 Điện lực Ninh Bình 2007 2007 12 Cải tạo nâng cấp ĐZ 110kV Ninh Bình - Nho Quan 9.4km 6023 Điện lực Ninh Bình 2006 2007 13 Đấu nối 110kV, 220kV sau Trạm biến áp 220kV Bắc Ninh 7197 Ban QLDA CT điện Miền Bắc 2003 2005 14 Đường dây 220kV Yên Bái - Lào Cai 27km 13490 Ban QLDA CT điện Miền Bắc 2005 2006 15 Đường dây 220kV Tuyên Quang - Thái Nguyên 16km 11500 Ban QLDA CT điện Miền Trung 2006 2007 16 Đường dây 220kV Tuyên Quang - Bắc Cạn - Thái Nguyên 10km 7173 Ban QLDA CT điện Miền Trung 2007 2008 17 Cải tạo NC đường dây 110kV Đồng Hới - Đông Hà 10996 Công ty TT điện 2 2008 2008 18 Đường dây 220kV Bản lả - Vinh 43km 47890 Ban QLDA CT điện Miền Bắc 2007 2008 LƯỚI ĐIỆN <=35KV, ĐIỆN NỘI THẤT… 1 CT: Khu công nghiệp Đại an - Hải Dương 5065 Điện lực Hải Dương 2004 2005 2 Đưa điện về xã Cò Mạ - Thuận Châu - Sơn La 5780 Điện lực Sơn La 2003 2004 3 Xây lắp và cung cấp thiết bị CT CĐ KCN dệt may Tiên Du - Bắc Ninh 2719 Điện lực Bắc Ninh 2004 2005 4 Lô thầu 62.2 xây lắp CT điện xã Mường Luân - Điện biên Đông - Lai Châu 2700 Ban QL DA lưới điện 2004 2006 5 Đường dây cáp ngầm và trên không 22kV KCN Yên Nghĩa - Hà Đông 3564 Điện lực Hà Tây 2007 2008 6 Xây lắp và cung cấp thiết bị CT CĐ KCN dệt may Xây lắp lưới điện trung áp huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng 5069 Điện lực Cao Bằng 2008 2008 7 Xây lắp công trình điện hạ thế tại xã An Tràng xã Đông Tiến – Quỳnh Phụ - Thái Bình 3400 Ban QLDA NLNT 2 tỉnh Thái Bình 2008 2008 8 Xây lắp công trình điện 0.4kV tại xã An Vĩ Đ._.vay ngân hàng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc hướng dẫn, tạo điều kiện giúp các đơn vị hoàn thiện chứng từ, thống nhất phương pháp theo dõi số liệu hạch toán chính xác cho đúng chế độ. Công tác vật tư; Tập hợp đầy đủ khối lượng, giá trị vật tư nhập vào và xuất đi cho từng công trình, đối chiếu, hoàn tất các thủ tục một cách chính xác, phục vụ cho công việc hạch toán. Một số công tác khác Công ty cố gắng đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống và quyền lợi cho người lao động. Kết hợp với các tổ chức khác cho anh em đi nghỉ mát, tặng quà vào ngày lễ. Động viên công nhân viên hoàn thành những công trình cần phải thi công gấp rút. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu Phát triển nguồn lao động Con người là yếu tố trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo như phân tích tình hình lao động của công ty ở trên thì số lượng cán bộ có chuyên môn tham gia đấu thầu thực sự là không nhiều. Một phần do trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó hiện nay công ty đang tham gia nhiều gói thầu nên nhu cầu sử dụng nhiều lao động có trình độ và chuyên môn cao. Để trúng thầu công ty không chỉ đòi hỏi nhiều lao động vừa có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng mà còn yêu cầu kinh nghiệm thực tế. Theo số liệu thống kê ở trên thì đội ngũ lao động có trình độ lao động đại học chỉ chiếm khoảng… đại đa số là trình độ trung cấp, cao đẳng. Vì vậy việc công ty Công ty cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn không chỉ cán bộ tham gia dự thầu mà cả đội ngũ lao động thi công các công trình. Công ty thực hiện một số giải pháp này nhằm mục tiêu sau: Nhằm nâng cao chất lượng của hồ sơ dư thầu trên các mặt như: giá thầu, chi phí nguyên vật liệu... Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân viên, có được đội ngũ cán bộ có khả năng đảm nhận những vị trí quan trọng như chủ thâu, chủ các đội, người chuyên giám sát thi công… để chất lượng công trình được đảm bảo tốt nhất. Từ những phân tích trên công ty cần phát triển nguồn nhân lực thông qua việc không ngừng tuyển chọn các kỹ sư trẻ mới ra trường tại các trường đại học cao đẳng thông qua việc tổ chức - Tổ chức thi tuyển à tiếp nhận hồ sơ, sàng lọc lựa chọn những ứng viên sáng giá à phỏng vấn, thử việc theo dõi trong quá trình thử việc, lựa chọn những kỹ sư trẻ đưa họ xuống các công trình để trao dồi kinh nghiệm thực tiễn rồi đưa về các phòng ban trong Công ty. Ngoài ra, công ty cần ưu đãi với các nhân viên mới. Họ có ưu điểm là những người trẻ tuổi có trình độ, có kỹ thuật chuyên môn, tiếp cận nhanh với tri thức. Sau khi hết thời gian thử việc, tuyển chọn những người thực sự có trình độ, sắp xếp lương thưởng hợp lý. Cần có những động viên, ưu đãi để họ gắn bó lâu dài với công ty. Trong một gói thầu công ty cần bố trí những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây lắp làm trưởng nhóm, còn các kĩ sư trẻ tuổi có trình độ nhưng thiếu kinh nghiệm làm thành viên. Theo nghiên cứu của em thì công ty cần tuyển thêm lao động ở một số phòng ban như: phòng kế hoạch – kỹ thuật. Các đội thi công 1 và 2 đang thiếu các kỹ sư trẻ có trình độ sử dụng các máy móc thiết bị công nghệ cao. Hiện nay, hầu hết người đúng ra chịu trách nhiệm chính cho các công trình là những cán bộ lâu năm có thâm niên từ 15-20 năm. Xét theo khía cạnh hiện nay thì rất tốt nhưng vài năm nữa khi các cán bộ này về nghỉ hưu thì ai sẽ đứng ra làm trưởng. Do đó, công ty cần trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lao động. Quá trình đào tạo gồm có 3 giai đoạn: Phân tích nhu cầu à tiến hành đào tạo à đánh giá chất lượng đào tạo Công ty sẽ thực hiện theo hướng: - Khuyến khích cán bộ, công nhân viên trong công ty tham gia các khóa học để nâng cao trình độ. Gửi một số cán bộ chủ chốt đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến ngành nghề tại một số trường đai học hoặc những nơi chuyên đào tạo. Tạo điều kiện về thời gian và chi phí về học tập và làm việc. Công ty có thể khuyến khích tự đi học để nâng cao trình độ. Công ty có thể mạnh dạn phối hợp với một số đơn vị có uy tín tổ chức các hội thảo, các buổi thuyết trình về đấu thầu để các cán bộ nhân viên trong công ty có cơ hội trao đổi tiếp xúc với nhau để trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp. Ngoài ra, công ty có thể tự tổ chức hướng dẫn học việc, học nghề, hoặc mở các lớp về nghiệp vu mời các cán bộ có chuyên môn về giảng dạy nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân viên trong công ty. Lợi ích của việc đào tạo trên sẽ giúp cho nhân viên trong công ty nâng cao được trình độ, có kinh nghiệm hơn, sát với thực tế nhu cầu của công việc sẽ đào tạo được một đôi ngũ chuyên nghiệp trong đấu thầu. Cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi đôn đốc nhân viên trong quá trình làm việc để từ đó đánh giá chính xác trình độ tay nghề của đội ngũ lao động chủ chốt, từ đó xác định các đối tượng cần đào tạo và đảm bảo được tính đồng bộ. Tuy nhiên trong việc đào tạo cần lưu ý một số điểm sau: Cần xác định đúng đối tượng cần đào tạo Đào tạo học đi đôi với hành Đào tạo liên tục Đánh giá kết quả đào tạo Đảm bảo các học viên sau khi đào tạo quay về phục vụ cho công ty. Tuy nhiên để thực hiện tốt những giải pháp trên công ty cần đảm bảo một số yếu tố sau: Vấn đề tài chính: Công ty cần xác định rõ rang năng lực tài chính của công ty để quyết định mức đầu tư sao cho hợp lý vừa tiết kiệm chi phí lại hiệu quả cao trong việc tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ. Vấn đề thời gian: Cần phải bố trí thời gian sao cho hợp lý, thời gian tuyển dụng nhân viên, thời gian cho nhân viên đi đào tạo, bố trí người làm thay… Không nên để lãng phí thời gian và nguồn lực của công ty. Cần lập kế hoạch rõ ràng và chi tiết trong tuyển dụng cũng như trong đào tạo. Giải pháp tăng cường huy động vốn, nâng cao năng lực tài chính cho công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện Tiêu chí đầu tiên để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty chính là năng lực tài chính cũng như khả năng sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất. Một công ty có năng lực tài chính ổn định sẽ giúp Công ty nhanh chóng thích ứng được với những biến động liên tục của thị trường và hoàn thành sớm được dự án. Tình hình tài chính ổn định tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư, nhà thầu giúp cho công ty có nhiều cơ hội hơn, và giảm bớt những khó khăn trong quá trình đấu thầu. Kể từ sau khi cổ phần hóa năm 2005 hạn chế lớn nhất của công ty là việc quản lý nguồn vốn, việc huy động vốn của công ty gặp rất nhiều khó khăn nó ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu trong quá trình thi công công trình. Công ty không còn được sử dụng hình thức tín chấp để vay ngân hàng, các khoản tín dụng đều đỏi hỏi có tài sản thế chấp. Trong khi đó, thực tế hiện nay cho thấy các công trình được thực hiện thường kéo dài, đòi hỏi công ty phải có nguồn lực tài chinh đủ lớn để ứng phó với các rủi ro có thể sảy ra. Trong quá trình hoạt động công ty thường phải ứng trước vốn, hay bảo lãnh trong quá trình thực hiện hợp đồng… ứng trước mua các yếu tố đầu vào à đều cần vốn. Không phải tất cả các công trình đều được thanh toán ngay. Dẫn đến việc ứ đọng vốn không kịp thu hồi vốn trong những dự án tiếp theo. Việc thiếu vốn ảnh hưởng đến việc cung ứng nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Công ty cần đưa ra một số hướng thực hiện để tăng hiệu quả của giải pháp: - Tích cực thâm nhập thị trường mới nhằm thu hút vốn đầu từ các nguồn khác nhau. - Cần mở rộng và phát triển sản xuất nâng cao chất lượng công trình. Kinh doanh có lãi, thu được lợi nhuận bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển. - Tiết kiệm các khoản chi phí, tăng nguồn thu cho công ty. - Mở rộng các quan hệ tài chính, duy trì uy tín trong hoạt động tài chính đối với các ngân hang để từ đó có sự giúp đỡ về vốn khi cần. - Có thể huy động nguồn vốn trong công ty qua các công nhân viên. - Thi công nhanh đúng tiến độ đứt điểm với một số công trình đang thực hiện. thu hồi vốn nhanh, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng tốc độ quay vòng của vốn. Xúc tiến một số hoạt động để giảm lượng hàng tồn kho, tăng một số chỉ tiêu tài chính, tăng hiệu quả kinh doanh. Đẩy nhanh hoạt động thu hồi công nợ và ứng vốn của các công trình, tăng khả năng thanh toán để tránh gây ảnh hưởng tới khả năng dự thầu nhất là trong những thời điểm thi công nhiều công trình một lúc. Đối với nhân viên thu hồi vốn, cần động viên khích lệ, thưởng phạt nghiêm minh để nhân viên làm việc có hiệu quả. - Cần mở rộng các quan hệ kinh doanh liên kết đối với các đối tác để có thể nhận sự hỗ trợ về vốn của các đối tác khi cần. Việc hợp tác này không chỉ giúp Công ty có được sự hỗ trợ về vốn lưu động mà còn tạo thiện cảm với đối tác tạo lợi ích hợp tác lâu dài. Tranh thủ sử dụng vốn của khách hàng, bạn hàng một cách hợp lý. Duy trì mối quan hệ hợp lý, làm ăn lâu dài có được mối quan hệ có lợi tronglàm ăn. Khi vay vốn, Công ty cần thực hiện đầy đủ những cam kết với ngân hàng, chứng minh mục đích vay vốn. Cần tích cực xây dựng mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính để tranh thủ sự giúp đỡ, bảo lãnh dự thầu khai thác tối đa nguồn vốn tin dụng. Lập kế hoạch cho công tác sử dụng vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Cần xác định đúng thời điểm cung ứng vốn cho từng dự án để kịp thời huy động. Để thực hiện được Công ty cần đảm bảo một số vấn đề sau: - Đảm bảo kinh doanh có lãi, lợi nhuận tăng đều - Có đội ngũ cán bộ làm trong tài chính có trình độ chuyên môn cao về quản lý tài chính, có khả năng ngoại giao, xây dựng các mối quan hệ tốt đối với khách hàng, bạn hàng, các đối tác như các ngân hàng, doanh nghiệp, liên doanh… Thường xuyên báo cáo tình hình tài chính, tài sản nguồn vốn cho người có thẩm quyền. Tăng cường hoạt động Marketing Công ty nên chính thức thành lập một bộ phận phòng ban chuyên về Marketing Nhận thấy mảng thu thập xử lý thông tin ở Công ty ít được quan tâm, các thông tin của Công ty chỉ được lồng ghép trong hồ sơ mời thầu. Việc thu thập các thông tin về các gói thầu, về đấu thầu chỉ được thông qua các mối quan hệ sẵn có của công ty. Hiện nay, nền kinh tế đang mở cửa, có rất nhiều các công trình đã và đang được dự kiến xây dựng, nếu Công ty không thu tìm kiếm các thông tin kịp thời thì sẽ khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Vì vậy việc thành lập một phòng ban chuyên về Marketing nhằm một số mục đích sau: Đem lại những thông tin chính xác, kịp thời để phát triển của thị trường, đánh giá các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung ứng những nhân tố liên quan khác Công tác tiếp thị được đẩy mạnh sẽ làm tăng uy tín cho công ty. Khi có bộ phận Marketing sẽ giúp cho công ty xây dựng được kế hoạch dự báo giá đáp ứng linh hoạt đáp ứng kịp thời sự biến động của thị trường. Hiện nay ở công ty chưa có bộ phận Marketing. Vì vậy khi phòng này được lập ra sẽ giúp đỡ cho các phòng khác làm việc chuyên môn hóa hơn, đạt được hiệu quả công việc cao hơn. Bộ phận này sẽ phải thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu tình hình nguồn cung ứng thiết bị, máy móc , nguồn lao động trên thị trường. Để từ đó đưa ra các chính sách giá cả hợp lý, có tính cạnh tranh cao. Tìm hiểu những chính sách quy định của nhà nước để có những giải pháp tốt nhất để có thể thích nghi đối với sự biến động thất thường của thị trường. - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tìm kiềm thông tin về các dự án, các công trình để công ty tham gia đấu thầu. - Tìm hiểu và câp nhật tất cả các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty. - Cần thu thập tất cả về sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. - Cần nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Dựa vào đó để nắm bắt các cơ hội và tránh các nguy cơ đề ra được các chiến lược cạnh tranh phù hợp, có tính khả thi. - Quan tâm đến lập giá dự thầu, đến năng lực tài chính, công nghệ kỹ thuật quan hệ của nhà thầu với chủ đầu tư. Cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, chi tiết cụ thể, vì nó không chỉ ứng dụng cho một gói thầu mà được đem ra sử dụng chung cho nhiều gói thầu cùng thời điểm. - Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ quan hệ với chủ đầu tư và các cơ quan thẩm quyền khác để khai thác các thông tin cần thiết cho hoạt động đấu thầu của Công ty và chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, các chương trình quảng cáo những thế mạnh của công ty (năng lực tài chính, thiết bị, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm….) cho các nhà đầu tư để Công ty có thể dễ dàng tiếp cận với dự án một cách sớm nhất. - Bộ phận này có trách nhiệm phân loại các dự án đấu thầu mà công ty sẽ tham gia, chịu trách nhiệm tìm kiếm và xây dựng một hệ thống bài thầu mẫu đối với từng loại dự án thầu để bộ phận lập hồ sơ mời thầu có thể tham khảo. Giúp cho việc nâng cao chất lượng công việc, rút ngắn thời gian lập hồ sơ dự thầu. Bộ phận mới này cũng có nhiệm vụ tìm kiếm cập nhật các thông tin về các tiến bộ khoa học, các công nghệ mới để ứng dụng trong xây lắp nâng cao hiệu quả trong quá trình xây dựng công trình. Điều này rất cần thiết vì nó giúp cho hồ sơ của doanh nghiệp có tính thuyết phục cao về phương thức tổ chức kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao là cách tốt nhất để rút ngắn tiến độ thi công, giá dự thầu sẽ được giảm được nếu làm việc một cách khoa học. Để có thể thực hiện được giải pháp này công ty cần có một số điều kiện cơ bản sau: Công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn về Marketing. Cần những người trẻ, năng động nhiệt tình. Những ai không có đủ yêu cầu hoặc làm việc không hiệu quả cần thay thế để tránh giảm hiệu quả về mặt kinh tế gây ra những hiệu ứng không tốt trong nội bộ công ty. Công ty phải có đủ kinh phí cung cấp cho bộ cho bộ phận Marketing. Cần có các chương trình để các cán bộ tham gia các khóa học về đào tạo nghiệp vụ Marketing, giao tiếp, đàm phán…nâng cao nghiệp vụ cho công nhân viên. Thêm nữa, thông tin đóng vài trò quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của công ty nên cần có một cơ chế vận hành trơn tru, mỗi cán bộ nhân viên trong công ty là một kênh thông tin về các dự án đấu thầu của Công ty. Mỗi cán bộ, mỗi nhân viên với các mối quan hệ rộng khắp của mình là một kênh thu thập thông tin rất hiệu quả. Nếu các thông tin được sàn lọc và khai thác đúng cách sẽ mạng lại cho công những thông tin rất cần thiết, khả năng nắm bắt thông tin cũng sẽ nhanh nhạy hơn đối với các đối thủ cạnh tranh nâng cao khả năng dự thầu và trúng thầu. Công ty cần động viên, phổ biến tích cực cho đội ngũ lao động trong toàn công ty tích cực vận dụng các mối quan hệ xã hội và gia đình để tìm kiếm và cung cấp thông tin cho Công ty. Cần có sự hộ trợ giữa phòng Marketing và phòng kế hoạch – kỹ thuật Cụ thể là : Khi thành lập phòng Marketing, Công ty có thể tuyển một số cán bộ có kinh nghiệm lâu năm ở phòng kế hoạch – kỹ thuật, đã từng làm phân tích nghiên cứu thị trường sang làm trưởng phòng, chịu trách nhiệm quản lý các nhân viên trong phòng. Tuyển thêm một số nhân viên trẻ tuổi có khả năng, tốt nghiệp một số trường đại học về khối ngành Marketing. Có nhiệm vụ: Một nhân viên: chuyên nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… Một nhân viên: nghiên cứu giá cả, xây dựng chính sách giá cả sao cho hợp lý… Một nhân viên: Xúc tiến Marketing, xây dựng thương hiệu, tiêu thu… Phòng nên tập trung vào chính sách giá cả, nghiên cứu kỹ lưỡng về giá để đưa ra được giá dự thầu phù hợp nhất. Giá dự thầu là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thắng thầu của công ty Cạnh tranh bằng giá thị trường thì đối với công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện có lẽ không thực sự hiệu quả vì đây là một công ty nhỏ, không có nhiều thị phần như các công ty lớn khác. Công ty nên áp dụng chính sách cạnh tranh bằng chính sách chi phí thấp. Vừa tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư, vừa nâng hiệu quả, thu được lợi nhuận. Hiện nay có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vì vậy thị trường ngày càng bị chia nhỏ. Công ty cần mở rộng thị trường, thâm nhập một số thị trường mới tiềm năng: Miền Bắc là thị trường chính, tại đây công ty đã xây dựng được hình ảnh tạo uy tín với khách hàng. Vẫn tích cực tìm kiếm các gói thầu tại đây, từng bước thâm nhập thị trường Miền Trung và Miền Nam. Khi thực hiện được giải pháp có thể đạt được một số kết quả sau đây: Công ty sẽ khắc phục được tình trang tiếp thị không đúng đối tượng. Từ đó giúp công ty nhận biết được nguy cơ và cơ hội sớm để có các biện pháp kịp thời ứng phó. Sẽ nắm bắt được tâm lý, thị yếu, nghiên cứu rõ sâu hơn về thị trường đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Khi Marketing tốt doanh nghiệp sẽ có được danh tiếng hơn và danh tiếng có tác dụng rất lớn đến khả năng trúng thấu của dự án. Do vậy trước khi đấu thầu làm tốt công tác quảng cáo sẽ tăng thêm mức độ tin cậy của chủ đầu tư đối với doanh nghiệp, từ đó nâng cao tỷ lệ trúng thầu. Sau khi đã biết được thông tin về gói thầu, cần phải đánh giá năng lực của bản thân doanh nghiệp có khả năng trúng thầu cao không trước khi tham dự thầu vì vậy việc nghiên cứu kỹ lưỡng về thông tin gói thầu rất quan trọng. Tăng cường nâng cao năng lực mua sắm máy móc thiết bị Do những yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật và mỹ thuật về chất lượng công trình cũng như sự phức tạp của dự án nên công ty cần phải có một số lượng máy móc nhất định mới có thể tham gia vào các dự án lớn. Hiện nay số lượng máy móc của công ty phần nào đã đáp ứng được nhu cầu song đa số là các máy móc từ rất lâu. Về công nghệ đã bị lỗi thời trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật như hiện nay. Do vậy công ty cần phải đầu tư trang thiết bị máy móc thi công hiện đại để tạo dựng cơ sở vật chất cho các công trình tạo niềm tin đối với chủ đầu tư và khách hàng. Việc tăng cường mua sắm máy móc thiết bị nhằm hai mục tiêu chính là: Nâng cao chất lượng công trình Đẩy nhanh tiến độ thi công - Khi đầu tư vào giải pháp này sẽ tăng cơ hôi thắng thầu của công ty. Năng lức máy móc sẽ đáp ứng được, có nhiều máy móc công nghệ mới giúp cho việc thực hiện các công trình tốt hơn. - Đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thi công. Với khả năng tài chính hiện nay của công ty thì việc mua một loạt các trang thiết bị mới là không thể. Công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư một sản phẩm nào. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế, khi quyết định đầu tư trang thiết bị móc phục vụ trong quá trình thi công, Công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng những trang thiết bị cũng như phương pháp tiến hành mua sắm như: - Tổ chức đấu thầu để mua sắm trang thiết bị - Thuê mua tài chính - Hợp tác liên doanh đối với các đối tác - Công ty tiến hành mua sắm các linh kiện máy móc, lắp ráp thay thế các thiết bị cũ hỏng. Tích cực cải tiến kỹ thuật áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng lực máy mọc thiết bị đang sử dụng. Mua các loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng của các công ty khác Tiến hành thuê các loại máy móc thi công hiện đại theo hình thức thuê tài chính. Tuy nhiên để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi: - Công ty phải có vốn - Có đội ngũ lao động cao có trình độ tay nghề có thể sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị hiện đại. 5. Xây dựng và phát triển chiến lược giá thành hợp lý Việc xác định giá dự thầu là rất quan trọng, không được quá cao (cao sẽ trượt thầu) mà cũng không quá thấp (thấp sẽ gây lỗ cho bản thân doanh nghiệp) cần xác đinh giá một cách hợp lý để công ty có thể thắng thầu. Để xác định được giá dự thầu cần xem xét kỹ yếu tố chi phí cấu tạo nên giá. Vì vậy em giải pháp này thông qua chiến lược giá cả nhằm tính toàn chi phí sao cho họp lý đưa ra được mức giá dự thầu giúp công ty có thể thắng thầu. Chiến lược giá thành này phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của công ty vì chiến lược giá thành là một bộ phận của chiến lược phát triển doanh nghiệp)”: Chiến lược giá thành là: Công ty lấy trọng điểm là giữ giá thành thấp và giá cả thị trường rẻ, xây dựng giá trên cơ sở vốn thấp là một biện pháp rất hữu ích đối với những doanh nghiệp nhỏ như công ty Cổ phần xây lắp điện. Chiến lược giá cả của công ty thì phụ thuộc vào các yếu tố sau: tình hình cạnh tranh, xu hướng trên thị trường, chi phí.. một số ước tính về những giá trị mà chủ đầu tư yêu cầu Để xây dựng một chiến lược giá thành thích hợp nhằm tăng khả năng thắng thầu thì cần làm những bước sau: - Cần xác định giá thành mục tiêu: Ở đây nên sử dụng phương pháp phân tích lịch sử để xác định: là phương pháp căn cứ trên số liệu giá thành lịch sử phân giải những chi phí tính toán theo phương pháp toàn bộ giá thành thành giá thành cố định và giá thành lưu động, tìm ra quy luật của nó để dự đoán thiết lập nên giá thành mục tiêu Việc dựa trên kinh nghiệm là cần thiết song nên tham khảo những yếu tố gây ảnh hưởng tới thị trường như lạm phát… nó mang tính chủ quan đòi hỏi những người dự toán chi phí phải có chuyên môn kinh nghiệm. Nhưng nó mang tính cá nhân không thực sự chuẩn xác vì vậy sau đó cần xác định giá dự trên:. + Phương pháp phân tích giá thành lợi nhuận Giá thành mục tiêu = Doanh thu dự tính - lợi nhuận mục tiêu - thuế + Phương pháp dự tính chỉ tiêu: Dựa trên giá cả nguyên vật liệu, năng suất lao động và dự tính mức lương để xác định mục tiêu giảm giá thành và tiến hành dự tính giá thành mục tiêu của sản phẩm. Công ty nên tính giá dự toán trên cả 3 phương pháp trên rồi đưa ra những kết luận chính xác hơn. Tuy nhiên để có được chi phí hợp lý không quá cao mà cũng không quá thấp công ty cần + Khống chế khoản chi do mua bán nguyên vật liệu, mua sắm máy móc thiết bị. Ngoài ra cần khống chế các khoản chi phí vận chuyển sao cho hợp lý. Cố gắng thiết lập một hệ thống sao cho có thể thích ứng được với sự dao động của thị trường. Doanh nghiệp cần phải thiết lập một hệ thống giám sát giá cả hiện này, kịp thời thu nhận các thông tin giá cả. Tìm lấy các cơ hội. Nghiệm khắc, hạn chế hiện tướng hoa hồng, ăn triết khấu. +Khống chế tiêu hao các nguồn lực: Vật lực, nhân lực … Cần phải tính toán công tác quản lý và nắm bắt giá trị số liệu về chất lượng, số lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách vận dụng những phương pháp khoa học. Công tác tiêu hao vật tư. Việc khấu hao tài sản cố định như máy móc thiết bị cần tính toán rõ rang hạn chế tối đa nhất tận dụng triệt để. Cải tiến nâng cao trình độ công nghệ cũng là một phương pháp làm giảm tiêu hao vật tư. Việc tăng cường quản lý chất lượng cũng dẫn đến giảm giá thành. Việc quản lý chất lượng tốt, công trình được đảm bảo không có nhiều sự cố về công trình, tránh được chi phí sửa chữa và giá tự dưng bị đẩy lên cao. Vấn đề chất lượng công trình không những ảnh hưởng đến uy tín của công ty mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá dự thầu của doanh nghiệp. Việc sửa chữa công trình quá nhiều dẫn đến chi phí lớn hơn so với giá chào hàng ban đầu. Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, gây lỗ. Ngoài ra để phát huy được triệt để nguồn nhân lực tránh lãng phí, cần giảm nhân công và tăng hiệu suất. Tối ưu hóa kết cấu tổ chức Thiết lập định mức lao động Cải cách chế độ thưởng phạt Kiến nghị với Nhà nước Đấu thầu là một hoạt động cần thiết và quan trọng. Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế. Trong quá trình kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ để các tổ chức hoặc cá nhân có cơ hội lách luật làm cho hoạt động đấu thầu xuất hiện nhiều tiêu cực giữa chủ thầu và các nhà thầu không đủ năng lực. Trong hoạt động đấu thầu có nhiều vấn đề còn thiếu mình bạch làm ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu. Có thể kể ra một số hiện tượng sau: Hiện tượng “cò” trong đấu thầu. Đây là hiện tượng một số đối tượng đe dọa để bỏ thầu hoạc đặt giá cao để trượt thầu, để nghị nhà thầu chi cho một khoản tiền nào đó để đứng ra giúp nhà thầu trúng thầu. Hiện tượng này khá tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, nó không mình bạch làm cho một số nhà thầu bị trượt thầu mà không biết lý do vì sao. Đây là một hiện tượng cấm đáng lên án xã hội và bị nhà nước cấm. Tuy nhiên, nhà nước lại thiếu các văn bản pháp luật và biện pháp xử lý đối với các đối tượng này. Khi tiến hành mở thầu, bên mời thầu cần có sự thông báo, kết hợp với công an để ra các phương hướng, bảo vệ các nhà thầu. Nhà nước buộc các nhà thầu cần phải tránh những cuộc cò mồi bên ngoài Trong đấu thầu có hiện tượng “tham nhũng”. Đặc biệt là trong những công trình lớn của nhà nước, có hiện tượng móc nối giữa nhà đầu tư và nhà thầu để “ bớt xén’ tiền của nhà nước cho lợi về mình. Đây là việc làm sai trái, đáng lên án nhưng nó vẫn sảy ra và nhiều như cơm bữa hang ngày. Mà lý do là do việc xử phạt của nhà nước trước hiện tượng này chưa nghiêm mình nên nó ngày càng lan tràn sâu rộng và khó kiểm soát. Một hiện tượng tiêu cực nữa đang làm nhức nhối các nhà chức trách là hiện tượng “bán thầu” ngày càng nở rộ, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công trình. Theo nghiên cứu thì số lượng công trình thi công vài năm gần đây tăng cao nhưng chất lượng công trình thì sút giảm nghiêm trọng. Mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng công trình yếu kém là do thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Trong khi đó, các quy định quản lý, thẩm định và giám sát năng lực nhà thầu lại lỏng lẻo và nhẹ về chế tài xử phạt các vi phạm về quản lý chất lượng. Hiện tưởng “bán thầu” dẫn đến quá nhiều tầng lớp trung gian hưởng lợi từ chính các công trình. Đơn vị trực tiếp thực hiện công trình sẽ nhận được giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị đấu thầu hoặc chỉ định đấu thầu ban đầu. Ngoài ra, ban đầu nhà thầu là những nhà thầu uy tín có khả năng đáp ứng nhu cầu chủ đầu tư nhưng khi “bán thầu” sang một số nhà thầu không có đủ năng lực để thi công( nhưng vẫn thi công) dẫn đến chất lượng công trình có vấn đề, an toàn lao động… biện pháp thi công so sài, chất lượng công trình giảm sút. Mà do có hiện tượng này khi tình trạng công trình có trễ hẹn cũng không dám phạt, chất lượng kém cũng phải bảo vệ cho nhau. Các tổng công ty bao che cho các xí nghiệp… Do đó, Nhà nước cần tích cực hơn trong việc hòa thiện hệ thống văn bản pháp luật. Bổ sung ngày các quy định đảm bảo chất lượng công trình trong Luật đấu thầu. Cụ thể với giai đoạn lập dự án, thiết kế, khảo sát, thi công… cần quy định cụ thể vi phạm điều nào, điểm nào xử lý ra sao, phạt bao nhiêu tiền, … thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh, truy cứu trách nhiệm. Hiện nay không chỉ trong ngành xây lắp mà ngành xây dựng nói chung cũng xác định đơn vị trúng thầu dựa chủ yếu vào giá dự thầu saocho thấp nhất mà chưa tính đến yếu tố đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư. Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp có thể phát triển hết khả năng. .Đối với những nhà thầu vi phạm thì cần có biện pháp xử lý mạnh để răn đe, ngăn chặn chính các nhà thầu khác không có ý định tái diễn. KẾT LUẬN Trong thời gian ba tháng thực tập ở Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện em đã có điều kiện nghiên cứu về đề tài:”Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện”. Em nhận thấy đây là một doanh nghiệp nhỏ, mới được cổ phần hóa từ một doanh nghiệp nhà nước.Do vậy, mặc dù sự phát triển của doanh nghiệp có chiều hướng đi lên song vẫn gặp rất nhiều biến động và khó khăn trước nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh khốc liệt này. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đầu thầu sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiepj. Chất lượng của công tác đấu thầu sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận được nhiều gói thầu, tao công ăn viêc làm cho nhân viên, tăng lợi nhuận cho công ty, mở rộng thị trường, tăng vốn sở hữu. Hiện tại năng lực đấu thầu của công ty vẫn ở mức trung bình của ngành. Năng lực hồ sơ của doanh nghiệp đã đáp ứng đủ nhưng công ty vẫn cần hoàn thiện thêm năng lực của mình để có thể thẳng lợi trong đấu thầu vì môi trường cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn, đặc biệt công ty cần nỗ lực hoàn thiện năng lực về marketing, năng lực tài chính. Bằng kiến thức và một chút hiểu biết em đã đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng giúp công ty có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở môi trường kinh tế thị trường như hiện nay. Trên cơ sở lý luận và thời gian nghiên cứu, em hy vọng những giải pháp mà em đưa ra là có thể góp một phần nhỏ bé vào sự pháp triển của công ty. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tài chính của công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện Hồ sơ năng lực của công ty Cổ phần lắp máy và xây dựng điện Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện Luận văn tốt nghiệp “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng Thương mại và Tư vấn Thăng Long” Khoa QTKD, ĐHKTQD Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị đinh số 88/1999/NĐ –CP ngày 1/9/1999 DANH MỤC BẢNG BIẾU, SƠ ĐỒ Bảng 1: Tài sản và nguồn vốn của Công ty từ năm 2004 đến 2008 21 Bảng 2: So sánh các chỉ tiêu thông qua tốc độ liên hoàn và tốc độ định gốc 21 Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính 22 Bảng 4: Báo cáo tài chính vài năm gần đây của Công ty 24 Bảng 5: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính từ năm 2005 – 2007 25 Bảng 6: So sánh giữa các chi tiêu trong bảng báo cáo tài chính 26 Bảng 7: Doanh thu của Công ty từ năm 2004 đến 2008 28 Bảng 8: Các khoản chi phí của Công ty từ năm 2004 – 2008 29 Bảng 9: Một số chỉ tiêu sinh lời của Công ty 29 Bảng 10: Danh sách máy móc và thiết bị thi công 37 Bảng 11: Cơ cấu lao động của doanh nghiệp trong mấy năm gần đây 41 Bảng 12: Tốc độ tăng trưởng của Lao động 41 Bảng 13: Chất lượng lao động 42 Bảng 14: So sánh tốc độ tăng trưởng về chất lượng lao động 42 Bảng 15: Cơ cấu lao động theo thâm niên 42 Bảng 16: Bảng kê danh sách công nhân trực tiếp 43 Bảng 17: Các dự án Công ty đã thực hiện từ sau khi cổ phần hóa 45 Bảng 18: Một số công trình chưa hoàn thành năm 2008 48 Bảng 19: Kết quả đấu thầu của Công ty từ năm 2004 đến 2008 49 Bảng 20: Bảng tổng hợp giá dự thầu 55 Bảng 21: Tiêu chuẩn quy phạm để thi công, giám sát và nghiệm thu 58 Bảng 22: Báo cáo thực hiện sản lượng 2007 65 Bảng 23: Báo cáo thực hiện sản lượng 2008 66 Biểu đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 14 Biểu đồ 2: Sơ đồ tổ chức hiện trường 18 Biểu đồ 3: Doanh thu thuần của Công ty giai đoạn 2004 – 2008 28 Biểu đồ 4: Lợi nhuận của doanh nghiệp 29 Biểu đồ 5: Quy trình đấu thầu của Công ty 33 Biểu đồ 6: So sánh giá trị trúng thầu với giá trị dự thầu giai đoạn 2004 – 2008 49 Biểu đồ 7: Hệ thống quản lý chất lượng nội bộ 60 MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31785.doc
Tài liệu liên quan