Lý do chọn đề tài
Với sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam với thế giới nên hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng. Chính điều này đã làm cho vai trò của thanh toán quốc tế được nâng cao, do đó đòi hỏi bộ phận thanh toán quốc tế của các ngân hàng phải làm việc nhiều hơn và đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao hơn.
Thanh toán quốc tế là khâu vô cùng quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình trao đổi và giao lưu buôn bán giữa các nước. Với nhiều phươn
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thức thanh toán đa dạng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và tình hình cụ thể thì ngày nay phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đang được sử dụng phổ biến và chiếm một vai trò quan trọng. Trong chu trình thanh toán này thì ngân hàng thương mại là chất xúc tác giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Sacombank là một trong những ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn tại Việt Nam, có uy tín và dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại nên luôn theo đuổi tốt mục tiêu “thuận tiện – hiệu quả - an toàn”. Trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng đổi mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng. Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó, Sacombank luôn muốn nâng cao hiệu quả phương thức thanh toán tín dụng chứng từ để ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Với suy nghĩ như vậy nên em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả theo phương thức tính dụng chứng từ tại Sacombank- chi nhánh Sài Gòn ” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Phân tích, đánh giá hiệu quả phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank– chi nhánh Sài Gòn.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức thanh toán tín dụng chứng tại ngân hàng.
Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu hiệu quả công tác thanh toán phương thức tín dụng chứng từ (lấy Sacombank-chi nhánh Sài Gòn, một trong các ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất Việt Nam hiện nay và có hoạt động thanh toán quốc tế khá mạnh trong thời gian qua làm điểm nghiên cứu).
Trên cơ sở phân tích thực trạng cũng như hiệu quả của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank-chi nhánh Sài Gòn, đề ra những quan điểm, những kiến nghị và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp phân tích và đánh giá số liệu thực tế tại ngân hàng, kết hợp với lý thuyết học, những thông tin thu thập qua báo chí, sách vở, các văn bản báo cáo của ngân hàng và thông qua việc tiếp xúc thực tế tại ngân hàng.
Những điểm mới:
Hệ thống hóa đầy đủ lý luận, thực tiễn và phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập.
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán phương thức tín dụng chứng từ phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của nền kinh tế.
4. Kết cấu đề tài
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về phương thức tín dụng chứng từ
Chương 2: Hiệu quả thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank- chi nhánh Sài Gòn
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank- chi nhánh Sài Gòn
Với một trở ngại là kiến thức hạn hẹp, lý luận tiếp cận thực tế chưa nhiều và sâu nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Em mong vấn đề nghiên cứu này sẽ phần nào định hướng được trước mắt và lâu dài cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động ngân hàng nước nhà, đem lại sự giàu mạnh cho nền kinh tế Việt Nam trong bước đường hội nhập khu vực và thế giới.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ:
1.1.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ
Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người này thực hiện thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.
( Tiến sĩ Trầm Thị Xuân Hương (2008). “Thanh toán quốc tế”. NXB Lao Động- Xã Hội ).
1.1.2 Cở sở pháp lý về phương thức tín dụng chứng từ
Cơ sở pháp lý thông thường được dùng trong phương thức tín dụng chứng từ là UCP 600.
UCP là viết tắt của “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits” (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ). Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng. Ngày 25 tháng 10 năm 2006, ICC đã thông qua Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng
từ số 600 (UCP 600) thay cho UCP 500. UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007.
UCP 600 có những thay đổi cơ bản đối với UCP 500 như sau:
Thứ nhất, về hình thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500. Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…
Thứ hai, UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). Ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ.
Thứ ba, UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong L/C.
Thứ tư, theo UCP 600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ.
1.1.3 Các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ
Người xin mở thư tín dụng ( The applicacant for the credit ): là người nhập khẩu hàng hóa, người mua.
Ngân hàng mở L/C ( The isuing bank or openingbank ): là NH đại diện cho người nhập khẩu, cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
Người hưởng lợi ( The beneficiary ): là người xuất khẩu hàng hóa, người bán hoặc bất cứ người nào khác mà người xuất khẩu chỉ định.
Ngân hàng thông báo L/C ( The advising bank ): thường là NH đại lý của NH mở L/C ở nước người xuất khẩu.
Ngân hàng xác nhận ( The confirming bank ): là NH xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng NH mở L/C bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở L/C không đủ khả năng thanh toán. NH xác nhận có thể vừa là NH thông báo thư tín dụng hay là một NH khác do người xuất khẩu yêu cầu. Thường là một NH lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
Ngân hàng thanh toán ( The paying bank ): có thể là NH mở L/C hoặc là một NH khác được NH mở L/C chỉ định thay mình thanh toán trả tiền cho người xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu. Trường hợp NH làm nhiệm vụ chiết khấu hối phiếu thì gọi là NH chiết khấu ( The negotiating bank ). Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu thì NH trả tiền thường là NH thông báo. Trách nhiệm của NH thông báo giống như ngân hàng mở thư tín dụng khi nhận bộ chứng từ của người xuất khẩu chuyển đến.
1.1.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
( Tiến sĩ Trầm Thị Xuân Hương (2008). “Thanh toán quốc tế”. NXB Lao Động-
Xã Hội ).
GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ:
Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở LC và nộp vào Ngân hàng các giấy tờ cần thiết, thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để Ngân hàng phát hành LC cho người xuất khẩu.
Ngân hàng phát hành LC theo đúng yêu cầu của đơn xin mở LC và chuyển tới Ngân hàng đại lý của mình tại nước xuất khẩu.
Ngân hàng thông báo chuyển LC bản gốc tới cho nhà xuất khẩu để đánh giá khả năng thực hiện LC và đề nghị tu chỉnh khi cần thiết.
Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của LC và các văn bản tu chỉnh LC (nếu có).
Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của LC và các văn bản tu chỉnh (nếu có) xuất trình cho Ngân hàng đúng thời hạn quy định.
Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lý của bộ chứng từ thì chuyển tới Ngân hàng phát hành.
Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán:
Nếu thấy phù hợp với quy định của LC thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu (đối với LC trả chậm).
Nếu thấy bộ chứng từ không phù hợp với quy định của LC thì từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
Ngân hàng phát hành thư tín dụng trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu.
Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ:
Nếu thấy phù hợp với quy định của LC thì đến Ngân hàng làm thủ tục thanh toán, Ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng.
Nếu thấy không phù hợp với quy định của LC thì nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán.
(10) Nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán.
1.2 Thư tín dụng (letter of credit- L/C)
1.2.1 Khái niệm về thư tín dụng
Thư tín dụng là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng bên người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) mở thư tín dụng ủy nhiệm chi cho chi nhánh hay đại lý của mình ở nước ngoài ( ngân hàng bên người xuất khẩu) trả tiền cho người hưởng (người xuất khẩu) ghi rõ trong thư tín dụng một số tiền nhất định, trong phạm vi thời hạn quy định với điều kiện là người hưởng ( người xuất khẩu) xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với các điều kiện quy định trong thư tín dụng.
1.2.2 Nội dung chủ yếu trong thư tín dụng
Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
Loại thư tín dụng
Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ
Số tiền của L/C
Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C
Những nội dung liên quan đến hàng hóa và vận chuyển giao nhận hàng hóa
Những chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình
Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C
Những điều khoản đặc biệt khác
Chữ ký của nhân viên ngân hàng mở L/C
1.2.3 Phân loại thư tín dụng
1.2.3.1 Các loại thư tín dụng cơ bản
1.2.3.1.1 L/C có thể hủy ngang
Là loại thư tín dụng sau khi đã mở cho nhà xuất khẩu hưởng thì nhà nhập khẩu được quyền sửa đổi, điều chỉ, bổ sung hoặc hủy bỏ ngang mà không cần sự chấp thuận của nhà xuất khẩu tức là quyền thuộc về nhà nhập khẩu.
Loại thư tín dụng này ít được sử dụng vì nó gây bị động cho nhà xuất khẩu. Tuy nhiên tính chất được hủy ngang vẫn được áp dụng trong một số loại thư tín dụng đặc biệt.
1.2.3.1.2 L/C không được phép hủy ngang
Là loại thư tín dụng khi nhà nhập khẩu mở cho nhà xuất khẩu thì nhà nhập khẩu không được quyền chỉnh sửa, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu nhà xuất khẩu không đồng ý, quyền thuộc về nhà xuất khẩu.
Loại L/C này là loại L/C rất được ưu chuộng và sử dụng rộng rãi, một loại thư tín dụng không ghi rõ loại thư tín dụng gì thì người ta được quyền hiểu là thư tín dụng không được phép hủy ngang.
1.2.3.1.3 L/C không hủy ngang và có xác nhận
Là loại thư tín dụng ngoài yêu cầu không được phép hủy ngang còn có yêu cầu khác là phải có xác nhận của NH thứ 3 về khả năng thanh toán của L/C. Ngân hàng thứ 3 có thể là NH thông báo hoặc một NH nào đó ngoài NH thông báo.
Việc xác nhận L/C có nghĩa là NH xác nhận cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện trong L/C diễn ra khi NH mở từ chối thanh toán.
Như vậy loại thư tín dụng này có đến 2 sự cam kết trả tiền: sự cam kết của NH mở, sự cam kết của NH xác nhận. Mặc dù là chắc chắn và an toàn nhưng loại thư tín dụng này ít được sử dụng vì chỉ áp dụng trong trường hợp nhà xuất khẩu không tin NH mở thư tín dụng về cam kết trả tiền, sự không tin đó có thể là thiếu thông tin đầy đủ về NH mở vì khi xác nhận buộc phải trả phí xác nhận.
1.2.3.2 Các loại thư tín dụng đặc biệt
1.2.3.2.1 L/C thương mại
Là loại thư tín dụng đặc biệt thường được sử dụng ở Mỹ và một số nước ở Châu Á, ở những nước mà nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu diễn ra phổ biến ( VD: Nhật, HồngKông….)
Có 3 điểm đáng chú ý sau:
Luôn là loại thư tín dụng chiết khấu bộ chứng từ nhưng chỉ được chiết khấu tại một NH cụ thể nào đó được qui định trong thư tín dụng.
Bao giờ cũng được chuyển trực tiếp cho nhà xuất khẩu mà không qua NH thông báo.
Thư tín dụng này việc trả tiền bao giờ cũng được tiến hành tại NH mở thư tín dụng.
1.2.3.2.2 L/C đối ứng
Là loại thư tín dụng áp dụng trong trường hợp thương mại đối ứng
Nếu một bên mở thư tín dụng cho bên khác hưởng thì bên khác phải mở thư tín dụng lại một cách đối ứng và chỉ khi nào hai bên điều nhận thư tín dụng có giá trị như nhau thì cả hai thư tín dụng này có giá trị hiệu lực đồng thời, ngược lại nếu một bên mở mà bên khác không mở thì thư tín dụng đã mở coi như bị hủy bỏ.
1.2.3.2.3 L/C ứng trước
Là loại thư tín dụng trong đó qui định nhà nhập khẩu phải ứng trước một số tiền cụ thể cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu có điều kiện chuẩn bị hàng hóa giao cho nhà nhập khẩu đúng kỳ hạn, việc ứng trước đó được xác định vào thời điểm xác định trước khi chứng từ hàng hóa được xuất trình, đối với khoản ứng trước thường được qui định trong một điều khoản đặc biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan đến thư tín dụng thực hiện. Điều khoản ứng trước đó được qui định bằng điều khoản đỏ và điều khoản xanh.
Điều khoản đỏ chia làm 2 loại:
◦ Điều khoản đỏ không đảm bảo: nghĩa là điều khoản ứng trước không được đảm bảo đối với NH mở hoặc người yêu cầu mở thư tín dụng, có nghĩa là khoản tiền trả trước được thực hiện khi nhà xuất khẩu xuất trình hóa đơn hoặc cam kết, nghĩa là không xuất trình hóa đơn của nhà xuất khẩu thì việc ứng trước không được đảm bảo.
◦ Điều khoản đỏ có đảm bảo: là bên cần các giấy tờ vừa nêu trên thì người thụ hưởng tức nhà xuất khẩu phải xuất trình, bổ sung các chứng từ khác như thư bảo lãnh của NH phục vụ nhà xuất khẩu hay giấy nhập kho.
Điều khoản xanh: giống như điều khoản đỏ có đảm bảo nhưng trên thực tế ngày nay người ta ít sử dụng.
1.2.3.2.4 L/C chuyển nhượng
Là loại thư tín dụng, sau khi nhà xuất khẩu nhận được thư tín dụng thì được quyền yêu cầu NH phục vụ mình chia nhỏ giá trị thư tín dụng đó ra làm nhiều phần bằng nhau để chuyển cho các bên có liên quan.
Loại thư tín dụng này có 3 hành vi đối nhà xuất khẩu:
Chia ra nhiều phần bằng nhau của thư tín dụng
Chia nhỏ giá trị thư tín dụng đó
Chuyển giá trị thư tín dụng đó cho người khác, tuy nhiên theo nguyên tắc thống nhất và thực hành chứng từ UCP600 thì người ta chỉ dùng từ chuyển nhượng mà thôi
1.2.3.2.5 L/C giáp lưng
Là một loại biến tướng của L/C chuyển nhượng, nghĩa là ở giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu tồn tại một nhà xuất khẩu trung gian hay còn gọi là nhà môi giới xuất khẩu nhưng nhà môi giới này so với nhà xuất khẩu, nhập khẩu là thuộc nước thứ 3.
Có những đặc điểm sau:
Thư tín dụng mở đầu tiên đòi hỏi nhà nhập khẩu phải ký quỹ tại NH mở để NH mở mở thư tín dụng cho nhà nhập khẩu nhưng thư tín dụng giáp lưng không cần ký quỹ mà sử dụng thư tín dụng trước đó làm vật đảm bảo
Thư tín dụng giáp lưng bao giờ cũng dựa vào thư tín dụng đã mở trước đó. Do vậy giá trị của thư tín dụng trước đó bao giờ cũng lớn hơn giá trị của thư tín dụng giáp lưng
Thư tín dụng giáp lưng về thời gian thì mở sau thư tín dụng trước đó nhưng việc giao hàng hóa được tiến hành sớm hơn thư tín dụng trước đó
Bộ chứng từ đòi tiền của thư tín dụng giáp lưng bao giờ cũng nhỏ hơn bộ chứng từ đòi tiền của thư tín dụng trước đó
1.2.3.2.6 L/C tuần hoàn
Lợi nhuận được sử dụng trong trường hợp mà hợp đồng thương mại có giá trị lớn, giao hàng nhiều lần trong một khoản thời gian xác định nào đó
Khi mỗi lần giao hàng cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu thường kỳ và đã được NH mở thư tín dụng thanh toán số tiền của lần giao hàng đó thì giá trị của thư tín dụng quay về vị trí ban đầu.
1.3 Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ
1.3.1 Ưu điểm:
1.3.1.1 Đối với nhà xuất khẩu:
Nhà xuất khẩu hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán.
1.3.1.2 Đối với nhà nhập khẩu:
Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hóa cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được NH đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định.
1.3.1.3 Đối với ngân hàng:
Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, NH thu được khoản phí thủ tục. Ngoài ra, NH còn thu hút được một khoản tiền khá lớn ( khi có ký quỹ ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, NH còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ…. Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của NH trên thị trường tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng.
1.3.2 Nhược điểm
1.3.2.1 Đối với nhà xuất khẩu:
Nếu như nhà xuất khẩu giao hàng và muốn có tiền ngay với bộ chứng từ phù hợp nhưng bên mua chưa giao tiền cho NH thông báo thì nhà xuất khẩu phải chiết khấu bộ chứng từ hoặc vay với điều kiện thế chấp bộ chứng từ. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ bị giảm sút lợi nhuận do vừa phải trả chi phí liên quan đến L/C và chi phí chiết khấu bộ chứng từ hoặc trả lãi vay ngân hàng.
Đối với nhà nhập khẩu:
Hàng hóa được chuyển giao cho nhà nhập khẩu, nếu đúng với thư tín dụng thì người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền, nhưng nếu số hàng này lại không phù hợp với hợp đồng thương mại đã được ký kết thì người mua phải chịu và điều này không nằm trong sự điều chỉnh của phương thức tín dụng chứng từ mà hai bên xuất và nhập khẩu sau đó phải làm việc với nhau.
Đối với Ngân hàng:
Trong phương thức tín dụng chứng từ, NH đứng ra thanh toán trực tiếp, trong một số trường hợp NH bên mua chưa giao tiền cho NH thông báo nhưng bộ chứng từ thanh toán L/C là một bộ chứng từ hoàn hảo. Nếu như người hưởng lợi muốn có tiền ngay, NH thông báo sẽ tùy theo yêu cầu của người hưởng lợi có thể chiết khấu bộ chứng từ hoặc cho người hưởng lợi vay với điều kiện thế chấp bộ chứng từ.
1.4 Hiệu quả công tác thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
1.4.1.1 Quy mô hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:
Quy mô hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng là
khả năng ngân hàng có thể mở rộng hoạt động thanh toán của nó thông qua tăng trưởng của số món giao dịch, doanh số giao dịch hàng xuất khẩu cũng như sự tăng lên các chi nhánh trực tiếp được phép tham gia thanh toán xuất nhập khẩu.
Chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu dễ đo lường do cả ba yếu tố trên đều được thể hiện bằng các con số cụ thể, qua đó có thể đánh giá được hoạt động của ngân hàng có tăng trưởng hay không bằng việc so sánh số liệu giữa các năm, kỳ báo cáo.
1.4.1.2 Thu nhập từ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ qua ngân hàng
Thu nhập từ hoạt động thanh toán XNK là số phí dịch vụ thu được qua hoạt động đó.
Trong các giao dịch người ta thường dùng ngoại tệ mạnh làm đơn vị tiền tệ để thanh toán L/C do vậy rất có thể ngân hàng phải mua ngoại tệ từ các khách hàng khác khi thanh toán L/C hay chiết khấu chứng từ khi người mua trả tiền cho ngân hàng (thường bằng ngoại tệ có giá trị tương đương theo tỷ lệ giá của ngân hàng tại thời điểm đó) nếu tỷ giá tăng ngân hàng thu được lợi nhuận cao hơn vì ngoài các loại chi phí dịch vụ còn có thêm một khoản chênh lệch tỷ giá, ngược lại giảm phải lấy khoản thu từ phí dịch vụ bù cho phần lỗ do chênh lệch tỷ giá gây ra.
1.4.1.3 Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ qua ngân hàng
Có nhiều cách phân loại rủi ro trong thanh toán LC. Mỗi cách
phân loại đều dựa trên cơ sở nhất định. Tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ ngân hàng có thể đóng vai trò là ngân hàng mở LC, ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng xác nhận và bất cứ loại ngân hàng nào cũng đều có thể gặp rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ.
Trường hợp 1: Ngân hàng mở LC
Nhà NK xin mở thư tín dụng nhưng khi ngân hàng mở thanh toán cho nhà XK và lấy chứng từ gửi hàng thì nhà NK bỏ cuộc không lấy bộ chứng từ để nhận hàng và tất nhiên không trả cho NH. NH mở LC buộc phải bán hàng lại và luôn bị lỗ do:
NH không phải là nhà kinh doanh hàng NK
Hàng NK có khi phải chế biến mới bán được
Trường hợp 2: Ngân hàng trả tiền:
Rủi ro sẽ xảy ra đối với NH trả tiền nhà nhập khẩu từ chối nhận chứng từ vì không hợp lệ và Nhà nước mở L/C chưa thanh toán cho NH trả tiền. NH trả tiền phải chịu hết trách nhiệm vì đã thiếu sót không kiểm tra cẩn thận khi nhận các chứng từ. Trong trường hợp đó NH chỉ có nhận và bán hàng hoá đi đồng thời chịu lỗ. Chính vì vậy trong thực tế các NH đại diện thường dùng cách thức "thanh toán với điều kiện là nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận các chứng từ". Nếu nhà nhập khẩu khước từ các chứng từ ấy, nhà xuất khẩu phải hoàn tiền lại cho NH. Hoặc trước khi thanh toán các chứng từ NH đại diện yêu cầu nhà xuất khẩu bảo đảm bằng thẻ cam kết sẽ hoàn lại tiền cho NH nếu nhà NK từ chối các chứng từ.
Trường hợp 3: Ngân hàng xác nhận
Ngân hàng xác nhận chứng từ có trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào ví dụ ngân hàng mở L/C bị phá sản. Chính vì vậy ngân hàng xác nhận thường cân nhắc kỹ lưỡng, cẩn thận tình hình tài chính, uy tín của ngân hàng mở L/C trước khi đồng ý xác nhận tín dụng hoặc buộc họ phải ký quỹ 100% số tiền tín dụng L/C.
Trường hợp 4: Ngân hàng thông báo
Rủi ro sẽ xảy ra với ngân hàng thông báo trong trường hợp có những L/C sửa đổi phải sau hàng tháng mới thông báo được, khách hàng trong nước cần L/C, họ lỡ chuyến hàng, thậm chí có L/C không thông báo được phải trả lại ngân hàng mở, tốn kém tiền điện phí, không thu lại được của bên mở cũng như bên người hưởng.
Trường hợp 5: Ngân hàng chiết khấu
Sau khi ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng của nhà xuất khẩu, khi đến hạn thanh toán ngân hàng mở L/C vì lý do nào đó đã không thanh toán tiền cho ngân hàng chiết khấu. Đây là lý do buộc ngân hàng chiết khấu phải xem xét kỹ mọi yếu tố trước khi chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng của nhà xuất khẩu.
1.4.1.4 Các chi phí liên quan đến hoạt động thanh toán TDCT
Trong quá trình thực hiện thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, khách hàng phải chi một số khoản phí nhất định như:
+ Phí thông báo L/C
+ Phí thông báo mở L/C
+ Phí chiết khấu L/C
+ Phí sửa chứng từ
+ Phí thanh toán hay phí mở L/C nhập .v.v...
Phí thanh toán bao nhiêu là hợp lý đó là câu hỏi khách hàng luôn đặt trước khi lựa chọn ngân hàng thực hiện hoạt động thanh toán XNK. Do phí thanh toán là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh của họ. Nó có thể làm tăng (giảm) yếu tố chi phí và ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của khách hàng, một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn đặt câu hỏi, làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất, đồng thời khống chế rủi ro ở mức phù hợp. Do vậy buộc các nhà quản lý phải tiến hành phân tích những yếu tố trên một cách chặt chẽ và khoa học. Nhà xuất nhập khẩu thường quan tâm đến mức giá thanh toán rẻ hay đắt, phù hợp hay không phù hợp với mức độ phức tạp của dịch vụ do giá ngân hàng cung cấp.
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả.
1.4.2.1 Về phía ngân hàng:
* Các hoạt động hỗ trợ thanh toán xuất nhập khẩu
Có thể nói các hoạt động hỗ trợ thanh toán xuất nhập khẩu như cho vay xuất nhập khẩu hay bảo lãnh ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công tác thanh toán xuất nhập khẩu qua NH. Ngân hàng có thể hỗ trợ nhà xuất nhập khẩu dưới các hình thức cho vay ký quỹ mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng hay bảo lãnh nhận hàng hoặc bảo lãnh mở L/C trả chậm.
* Năng lực của nhân viên NH trong quá trình tiếp xúc giữ vai trò chủ đạo và tích cực, thể hiện ở phong cách giao tiếp, tạo ra cho khách hàng ấn tượng tốt đẹp về NH. Tính tự tin và xử lý thành thạo các nghiệp vụ: nhận biết được nhu cầu và mong đợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ
* Khả năng trang bị các phương tiện vật chất kỹ thuật NH là các phương tiện hữu hình mà các khách hàng có thể nhận biết được tính hiện đại của NH. Nó thể hiện ở cấu trúc giao dịch cũng như các phương tiện phục vụ khách hàng (mạng vi tính, máy móc thanh toán ..v..v..) các phương tiện này trở thành nhân tố chính trong các NH hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ tạo độ tin cậy và chất lượng thông tin đến khách hàng .
1.4.2.2 Các nhân tố từ phía khách hàng:
* Năng lực tham gia quá trình cung ứng dịch vụ
Khả năng diễn đạt đầy đủ, chính xác, rõ ràng nhu cầu của họ đối với NH và sự am hiểu về trình tự xử lý nghiệp vụ..v..v..
* Uy tín của khách hàng
Có thể hiểu uy tín của khách hàng ở đây chính là sự kiên quyết thực hiện tất cả các giao ước trong các điều khoản hợp đồng. Một người có tư cách đạo đức tốt thì NH sẽ bớt rủi ro, ngược lại NH sẽ gặp rủi ro khi khách hàng cố tình lừa đảo, trốn tránh nhiệm vụ.
* Năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng.
Có thể nói đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình cung ứng dịch vụ của Ngân hàng đựơc trọn vẹn. Nhà nhấp khẩu dù có uy tín đến mấy nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị họ kém thì khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay ký quỹ L/C..v..v..
1.4.2.3 Các nhân tố thuộc về môi trường khách quan
* Môi trường pháp lý
Khi có sự thay đổi lớn của môi trường pháp lý, đặc biệt là những nước có hệ thống pháp luật chưa ổn định, thường xuyên sửa chữa, bổ sung, rủi ro thường liên quan tới việc các quốc gia áp đặt các giới hạn xuất nhập khẩu. Trong thực tế những thay đổi này thường khiến các bên xuất nhập khẩu và NH không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình làm cho L/C huỷ bỏ, nhiều khi gây thiệt hại cho các bên.
* Môi trường kinh tế
Sự thay đổi tỷ giá hay các biến động kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị đồng tiền các quốc gia là nguy cơ gây ra thiệt hại lớn cho các bên tham gia thanh toán.
* Môi trường tự nhiên
Có thể dẫn tới những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn..v..v.. làm cho các bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình do đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán giữa các bên liên quan.
KẾT LUẬN
Chương I đã cho chúng ta tất cả những cơ sở lý luận về việc nâng cao hiệu quả trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Lý luận là vậy, nhưng thực tế chúng ta đã vận dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như thế nào trong thời gian qua và kết quả như thế nào, việc nâng cao hiệu quả ra sao? Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu điều này trong chương II sau đây với điểm nghiên cứu là ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Sài Gòn
CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK
CHI NHÁNH SÀI GÒN
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
2.1.1 Một số nét khái quát về Sacombank
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Sài Gòn Thương Tín là một trong những ngân hàng TMCP của Việt Nam. Ngân hàng được thành lập theo:
Giấy phép hoạt động số: 006/NH_CP cấp ngày 15/12/1991 do NHNN VN cấp với thời hạn hoạt động là 20 năm.
Giấy phép thành lập công ty số: 05/GV_UB cấp ngày 13/01/1992 do chủ tịch UBND TP.HCM cấp.
Ngân hàng ra đời dựa trên sự thống nhất của các tổ chức tín dụng: Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp; Hợp tác xã tín dụng Tân Bình; Hợp tác xã tín dụng Lữ Gia; Hợp tác xã tín dụng Thành Công .
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín có:
Tên đầy đủ: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín
Tên tiếng Anh: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
Tên giao dịch: Sacombank
Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Quận 3 - TPHCM
Website: www.sacombank.com.vn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM. Sau hơn 19 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
9.179 tỷ đồng vốn điều lệ, 146.000 tỷ đồng tổng tài sản
Hơn 323 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, một chi nhánh tại Lào và một chi nhánh tại Campuchia
6.180 đại lý thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
Hơn 7.400 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo
Hơn 81.000 cổ đông đại chúng
Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ International Finance Corporation (IFC) trực thuộc ngân hàng thế giới (World Bank)
Là ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Là ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành riêng cho phụ nữ (Chi nhánh 8 tháng 3) và cho cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt). Sự thành công của các chi nhánh đặc thù là minh chứng thuyết phục về khả năng phân khúc thị trường độc đáo và sáng tạo của Sacombank
Từ năm 2004, Sacombank đã được các tổ chức tài chính quốc tế như IFC, FMO, ADB, Proparco…ủy thác các nguồn vốn có giá thành hợp lý để hỗ trợ các cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thông qua việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về minh bạch báo cáo tài chính, có chiến lược phát triển bền vững và năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tốt, có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và mục đích sử dụng vốn hợp lý
Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc công bố hình thành Tập đoàn Sacombank. Việc hình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để phát ._.triển các giải pháp tài chính trọn gói với chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng đồng thời nâng cao sức mạnh trong quá trình hội nhập của Sacombank và nhóm các công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính.
Và một trong các sự kiện tiêu biểu của ngân hàng gần đây nhất là vào ngày 28/8/2009 Lãnh đạo ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Phó Thống đốc thường trực Trần Minh Tuấn đã đến thăm và làm việc với Ban lãnh đạo Sacombank.Tiếp theo đó, vào ngày 18/12/2009 Sacombank chính thức khai trương trung tâm dịch vụ khách hàng- kênh tương tác đa phương tiện góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng.
Thành viên trực thuộc:
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS);
Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL);
Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR);
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA);
Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ);
Thành viên liên kết:
Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI);
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal);
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex);
Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP);
Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM);
Sacombank có 02 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần:
Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001;
Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005
Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước như Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, Comeco, Trường Phú, Isuzu Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY)...
Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế
Năm 2010:
Giải thưởng "Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2010" do Global Finance bình chọn;
Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2009” do The Asian Banker bình chọn;
Giải thưởng “Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam 2010” do The Asset (Hong Kong) bình chọn;
Giải thưởng "Ngân hàng phát triển những sản phẩm dịch vụ mới thanh toán qua thẻ Visa tại thị trường Việt Nam" (Sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Visa không tài sản đảm bảo và thẻ trả trước Visa – Lucky Gift Card) do Tổ chức thẻ quốc tế Visa bình chọn.
Giải thưởng "Một trong năm Ngân hàng có doanh số giao dịch thanh toán thẻ Visa lớn nhất tại Việt Nam từ năm 2005 – 2009" do Tổ chức thẻ quốc tế Visa bình chọn.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức (Nguồn: Phòng Nhân sự Sacombank- chi nhánh Sài Gòn)
2.1.1.3 Những kết quả hoạt động kinh doanh đạt được của Sacombank trong những năm gần đây
Bảng 2.1 Báo cáo chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Sacombank
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
% tăng/ giảm
Quý 1/2010
Vốn điều lệ
5.115.831
6.700.353
30,97%
9.001.780
Tổng tài sản
67.469.131
98.473.979
45,95%
103.734.172
Tổng vốn huy động
58.634.656
86.334.822
47,24%
91.213.956
Tổng dư nợ cho vay
33.708.357
55.497.329
64,44%
57.545.769
Tổng thu nhập từ HĐKD
2.284.479
3.643.725
59,50%
947.310
Lợi nhuận trước thuế
1.090.549
1.901.010
74,32%
510.808
Thuế
117.249
416.599
255,31%
106.001
Lợi nhuận sau thuế
973.300
1.484.411
52,51%
404.807
(Nguồn: BCTC kiểm toán 2008-2009, BCTC quý 1/2010 của Sacombank)
Mặc dù trong năm 2009, tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự thuận lợi cho ngành ngân hàng, nhưng Sacombank cũng đạt được những kết quả kinh doanh khá tốt. Đến cuối năm 2009, tổng vốn điều lệ là 6.700.353 triệu đồng tăng 1.584.522 triệu đồng, tương ứng tăng 30,97%, tổng tài sản năm 2009 đạt 98.473.979 triệu đồng tăng 31.004.848 triệu đồng tương ứng tăng 45,95% so với năm 2008. Tổng vốn huy động năm 2009 đạt 86.334.822 triệu đồng tăng 27.700.166 triệu đồng tương ứng tăng 47,24% so với năm 2008. Tổng dư nợ cho vay năm 2009 đạt 55.497.329 triệu đồng tăng 21.788.972 triệu đồng tương ứng tăng 64,44% so với năm 2008, mức tăng này khá cao, nguyên nhân là do trong năm nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng khá mạnh sau suy thoái kinh tế.
Sang quý 1 năm 2010, tổng tài sản của Sacombank đạt 103.734.172 triệu đồng tăng 5.260.193 triệu đồng tương ứng tăng 5,34% so với năm 2009. Tổng vốn huy động đến 31/3/2010 đạt 91.213.956 triệu đồng, tăng 4.879.134 triệu đồng tương ứng tăng 5,65% so với năm 2009. Lơi nhuận sau thuế quý 1 năm 2010 đạt gần 404.807 triệu đồng. Nhìn chung, tình hình kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh quý 1 năm 2010 của Sacombank là khá tốt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn trong giai đoạn hồi phục.
Định hướng trong năm 2010, Sacombank sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu vì đây là hoạt động huyết mạch của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc duy trì và phát huy các thế mạnh hiện hữu, Sacombank có chính sách đặc thù cho từng ngành hàng trọng điểm, đồng thời sẽ đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ tài trợ thương mại nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Tình hình huy động vốn
Năm 2009 tổng vốn huy động toàn Sacombank đạt 86.335 tỷ đồng, tăng 27.731 tỷ đồng tương ứng tăng 47,32% so với năm 2008. Như vậy, với những dấu hiệu cải thiện của cuộc khủng hoảng và do chính sách kích cầu của Chính phủ nên tốc độ tăng trưởng vốn huy động của năm 2009 tăng nhanh so với năm 2008. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng đã có nhiều tín hiệu lạc quan trọng bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi và nổ lực kích cầu của Chính phủ đã phát huy hiệu quả.
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của Sacombank
Đơn vị tính: tỷ đồng
Thời điểm cuối năm
2009
2008
2007
2006
2005
86.335
58.635
54.791
21.514
12.727
Tốc độ tăng trưởng
2009/2008
2008/2007
2007/2006
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
27.700
47,24%
3.844
7,02%
33.277
154,68%
8.787
69,04%
(Nguồn: BCTC Sacombank)
Hình 2.2 Vốn huy động của Sacombank
(Nguồn: BCTC Sacombank)
Qua hình 2.2 trên cho ta thấy nguồn vốn huy động của Sacombank tăng lên khá cao, chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày một tốt dẫn tới tình hình tài chính của Sacombank ngày càng tăng trưởng và xứng đáng là một trong những NH TMCP lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.Tình hình huy động vốn của Sacombank có sự gia tăng đáng kể trong vòng 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009. Năm 2005 tổng vốn huy động chỉ đạt 12.727 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 thì nguồn vốn huy động lên đến 86.335 tỷ đồng, tăng 73.608 tỷ đồng. Bên cạnh đó, năm 2007 đến 2008, có sự tăng lên ít, cụ thể là năm 2008 tăng 3.844 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,02% so với năm 2007. Điều này là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng ít nhiều đến nguồn vốn huy động của Sacombank. Tuy nhiên đến năm 2009, nền kinh tế dần dần được phục hồi nên nguồn vốn có sự gia tăng lớn.
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank (2005-2009)
Đơn vị tính: theo bảng
CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
2009
2008
2007
2006
2005
Tổng tài sản
Tỷ đồng
98.474
67.469
63.364
24.764
14.456
Vốn chủ sở hữu
Tỷ đồng
10.289
7.638
7.181
2.804
1.882
Trong đó vốn điều lệ
Tỷ đồng
6.700
5.116
4.449
2.089
1.250
Tổng nguồn vốn huy động
Tỷ đồng
86.335
58.635
54.791
21.514
12.727
Dư nợ cho vay
Tỷ đồng
55.497
33.708
34.317
14.539
8.425
Mạng lưới hoạt động
SL điểm giao dịch
320
247
207
159
103
Tổng số cán bộ nhân viên
Người
7.200
6.010
5.419
3.806
2.654
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
8.489
8.377
4.537
1.996
1.209
Tổng chi phí
Tỷ đồng
6.588
7.286
3.085
1.452
903
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
1.901
1.091
1.452
543
306
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
1.484
973
1.280
408
234
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Đồng/
cổ phiếu
2.771
1.869
2.732
2.226
2.425
(Nguồn: BCTN Sacombank)
Do nền kinh tế vừa mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng nên tình hình lợi nhuận của Sacombank đạt được năm 2009 còn khiêm tốn. Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Sacombank đạt là 98.474 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 31.000 tỷ đồng. Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, Sacombank đã linh hoạt điều chỉnh mục tiêu của mình, đặt “An toàn” lên trên “Hiệu quả”, chủ động điều chỉnh lại phương hướng kinh doanh của mình. Vì vậy trong năm, nguồn vốn huy động đạt 86.335 tỷ đồng, tăng 47,24% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.484 tỷ đồng, tăng 511 tỷ đồng so với năm 2008.
2.1.2 Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng
* Sản phẩm tiền gửi
• Khách hàng cá nhân
- Tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tài khoản tiền gửi được sử dụng với mục đích chủ yếu là hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR,vàng và VND bảo đảm theo giá trị vàng.
- Tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tài khoản được sử dụng với mục đích là gửi hoặc rút tiền mặt bất kỳ lúc nào, đồng thời nhận tiền chuyển khoản từ nơi khác chuyển đến, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR.
- Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng: là loại hình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vừa hưởng lãi, vừa có cơ hội trúng thưởng may mắn.
- Tiết kiệm linh hoạt: là loại hình tiết kiệm nhằm tạo điều kiện để khách hàng có thể linh hoạt sử dụng vốn tiền gửi của mình một cách hợp lý mà vẫn được hưởng một mức lãi suất phù hợp.
- Tiết kiệm tích lũy: là loại hình tiết kiệm gửi góp một số tiền bằng VND, USD cố định định kỳ để tích lũy thành một số tiền lớn trong tương lai.
• Khách hàng doanh nghiệp
- Tiền gửi thanh toán Hoa Việt: Loại tiền gửi không kỳ hạn của Tổ chức được dành riêng áp dụng tại Chi nhánh Hoa Việt với lãi suất thưởng được tính hàng ngày cho phần số dư trên tài khoản vượt số dư quy định.
- Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tài khoản tiền gửi mà khách hàng có thể lựa chọn nhiều kỳ hạn khác nhau tại Sacombank tùy theo kế hoạch sử dụng vốn của mình, gồm các loại tiền bằng VND, USD, EUR.
- Tiền gửi linh hoạt doanh nghiệp: Là loại tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức được phép rút vốn một phần hoặc toàn bộ linh hoạt trong thời gian gửi tiền.
- Tiền gửi thả nổi: Là loại tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức với mức lãi suất được điều chỉnh tăng/giảm theo mức lãi suất của Sacombank công bố trong từng thời kỳ.
- Tiền gửi trung hạn linh hoạt: Là loại tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức, theo đó khách hàng tham gia sản phẩm có thể đăng ký (hoặc không) kỳ hạn rút vốn trước hạn tại thời điểm ký hợp đồng tiền gửi với Sacombank.
- Tiền gửi khác: Tiền gửi góp vốn mua cổ phần dành cho Nhà đầu tư nước ngoài, Tiền gửi ký quỹ, Tiền gửi giữ hộ, Tiền gửi đầu tư…
* Sản phẩm tín dụng
• Khách hàng cá nhân
- Cho vay sản xuất kinh doanh: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
- Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sinh hoạt tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, chữa bệnh, ...
- Cho vay bất động sản: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt trong xây dựng; sửa chữa, nâng cấp nhà; thanh toán tiền mua bất động sản.
- Cho vay an cư: chủ yếu cho các gia đình trẻ có nhu cầu tạo lập căn nhà đầu tiên.
- Cho vay đi làm việc ở nước ngoài: tài trợ vốn nhằm hỗ trợ khách hàng có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhưng không đủ tiền để trang trải chi phí mua vé máy bay, visa, chi phí đào tạo.
- Cho vay cán bộ – công nhân viên: tài trợ vốn cho các cá nhân là CBCNV dưới hình thức vay tín chấp nhằm phục vụ sinh hoạt tiêu dùng trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp khác của CBCNV.
- Cho vay cán bộ – công nhân viên đơn vị đang giao dịch với Sacombank.
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm: tài trợ vốn cho các khách hàng có số dư tiết kiệm, sổ tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại Sacombank nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp.
- Cho vay góp chợ: tài trợ vốn đối với các khách hàng là tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm: cho vay tiểu thương chợ loại 1, loại 2, loại 3; chợ đặc thù và cho vay phố chợ.
- Cho vay du học: tài trợ vốn cho tổ chức, cá nhân để cho một hoặc nhiều cá nhân khác có nhu cầu du học tại chỗ hoặc du học ở nước ngoài.
- Cho vay nông nghiệp: tài trợ khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
- Cho vay thấu chi: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt khi tài khoản của khách hàng mở tại Sacombank không đủ số dư cần thiết để thanh toán.
- Cho CBNV vay để mua chứng khoán đối với các công ty phát hành lần đầu ra công chúng.
• Khách hàng doanh nghiệp
- Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh, cho vay đầu tư, cho vay dự án: Là các sản phẩm cho vay sản xuấ kinh doanh truyền thống mà Sacombank cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp để bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư, dự án.
- Cho vay kinh doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ: Là sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh dành cho các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đó khách hàng có thể thỏa thuận trả vốn góp theo định kỳ với thời hạn vay vốn lên đến 36 tháng.
- Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng vốn kịp thời: Là sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân có món vay nhỏ cần đơn giản hóa thủ tục vay.
- Cho vay đại lý phân phối xe ô tô: Sản phẩm cho vay dành riêng cho các khách hàng doanh nghiệp thực hiện phân phối xe ô tô với vai trò là đại lý ủy quyền, hoặc nhà phân phối chính thức có nhu cầu vay vốn phục vụ kinh doanh.
- Tài trợ mua xe ô tô doanh nghiệp: Sản phẩm cho vay dành cho các doanh nghiệp được Sacombank cấp hạn mức tín dụng có nhu cầu vay mua xe ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển của doanh nghiệp. Sản phẩm có ưu điểm là thủ tục đơn giản và thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng.
- Cho vay VND theo lãi suất USD: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu được vay VND nhưng được áp dụng lãi suất vay vốn theo lãi suất USD nhằm giảm chi phí sử dụng vốn của khách hàng, gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
- Cho vay lãi cấn trừ doanh nghiệp khu công nghiệp: Mang đến một giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp tại Việt Nam.
- Cho vay ứng trước tiền bán hàng dành cho khách hàng thu hộ: Giải pháp nhằm hỗ trợ vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp đang thực hiện dịch vụ thu hộ qua Sacombank, theo đó khách hàng vay vốn không cần có tài sản đàm bảo.
- Cho vay tài trợ dự án bằng các nguồn vốn ủy thác: SMEFP2, ADB, PROPARCO, REDP, … Sacombank được các tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới chọn làm đơn vị nhận ủy thác tài trợ vốn trung dài hạn đối vói các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
- Cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp - CN 8/3: Giải pháp hỗ trợ vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp nữ trong giai đoạn đầu khởi nghiệp kinh doanh. Sản phẩm chỉ áp dụng tại các Chi nhánh 8/3.
- Thấu chi TK TGTT doanh nghiệp: Là sản phẩm cho vay nhằm tài trợ vốn lưu động thiếu hụt tạm thời trong quá trình kinh doanh, hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tài trợ sản xuất kinh doanh – xuất khẩu cà phê: Giải pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phê với đa dạng hình thức đảm bảo.
- Tài trợ xuất khẩu gạo ủy thác qua Vinafood II: Giải pháp về vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo ủy thác qua Vinafood II. Sản phẩm có ưu điểm vượt trội là không yêu cầu về tài sản đảm bảo.
- Tài trợ thương mại trong nước: Là sản phẩm cho vay Bổ sung vốn lưu động ngắn hạn cho các Nhà phân phối trong thương mại trong nước nhằm thanh toán tiền mua hàng hóa từ các nhà sản xuất có liên kết với Ngân hàng.
- Tài trợ L/C xuất khẩu: tài trợ vốn ngắn hạn, không có đảm bảo bằng tài sản dành cho các tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vay vốn để thu mua, sản xuất, chế biến hàng hóa xuất khẩu theo L/C.
- Chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ L/C xuất khẩu: cấp tín dụng bằng hình thức mua lại hối phiếu và bộ chứng từ L/C xuất khẩu từ nhà xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
- Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu: cấp tín dụng có đảm bảo bằng tài sản thông qua hình thức ứng trước một phần giá trị bộ chứng từ (theo tỷ lệ quy định), trên cơ sở khách hàng xuất trình bộ chứng từ tại Sacombank.
- Bảo lãnh: Sacombank cung cấp đầy đủ các sản phẩm bảo lãnh trong nước và nước ngoài với đa dạng hình thức đảm bảo, gồm: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh thuế, Bảo lãnh ứng trước, Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh bảo hành …
- Bao thanh toán: Sacombank cấp tín dụng cho khách hàng thông qua việc mua lại khoản phải thu có truy đòi đối với hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ trong nước và xuất khẩu theo phương thức thanh toán D/P, D/A và T/T.
• Thẻ Sacombank
- Thẻ nội địa: Thẻ thanh toán nội địa Sacom Passport, thẻ thanh toán đồng thương hiệu Vn-Pay, thẻ tín dụng đồng thương hiệu Sacom-Metro, thẻ tín dụng nội địa..
- Thẻ quốc tế: Thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit, thẻ tín dụng quốc tế Sacom Visa credit.
• Dịch vụ chuyển tiền
- Chuyển tiền trong nước: thực hiện dịch vụ chuyển và nhận tiền theo yêu cầu của khách hàng tại các tỉnh, thành trên toàn lãnh thổ Việt Nam, gồm:
+ Chuyển tiền trong hệ thống Sacombank;
+ Chuyển tiền ngoài hệ thống;
+ Chuyển tiền ngân hàng liên kết.
- Chuyển tiền ra nước ngoài: thực hiện các dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để sử dụng vào các mục đích khám chữa bệnh, công tác, du lịch, du học, thanh toán tiền hàng hóa, ...
- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: nhận tiền chuyển về của khách hàng đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài cho người thân, gia đình tại Việt Nam thông qua các công ty kiều hối, công ty chuyển tiền (Western Union, Xoom, ...), hoặc trực tiếp chuyển tiền về tài khoản ngoại tệ tại Sacombank.
• Thanh toán quốc tế:
- Chuyển tiền bằng điện (T/T): thực hiện các hình thức chuyển tiền ra nước ngoài thông qua hệ thống Swift, đáp ứng các nhu cầu chuyển tiền hợp pháp ra nước ngoài của khách hàng.
- Chuyển tiền 01 giờ: là hình thức chuyển tiền nhanh 02 chiều giữa Sacombank trong nước và Sacombank nước ngoài thông qua hệ thống thanh toán nội bộ, với thời gian thực hiện tối đa là 01 giờ, đáp ứng các nhu cầu chuyển tiền hợp pháp ra nước ngoài của doanh nghiệp hoặc cá nhân và nhu cầu chuyển tiếp điện thanh toán của các ngân hàng trong nước hoặc ngân hàng nước ngoài.
- Nhờ thu: thực hiện các dịch vụ nhờ thu theo yêu cầu của khách hàng trong nước thông qua việc chuyển yêu cầu thanh toán hoặc chuyển bộ chứng từ xuất khẩu ra nước ngoài (nhờ thu xuất khẩu), tiếp nhận bộ chứng từ từ nước ngoài để chuyển cho khách hàng trong nước (nhờ thu nhập khẩu).
- Tín dụng chứng từ. Thực hiện tất cả các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ tín dụng chứng từ như: phát hành,tu chỉnh L/C, thanh toán L/C, kiểm tra BCT, …
- Các sản phẩm, dịch vụ liên quan khác: dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, dịch vụ lập bộ chứng từ xuất khẩu, ...
2.1.3 Giới thiệu chung về các hoạt động Thanh toán quốc tế tại ngân hàng
2.1.3.1 Thông báo tín dụng thư (L/C)
Sau khi khách hàng ký hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với đối tác, khách hàng có thể sử dụng sản phẩm thông báo L/C của Sacombank bằng cách yêu cầu đối tác mở L/C qua Sacombank. Ngân hàng đảm bảo sẽ thông báo L/C trong thời gian ngắn nhất để khách hàng có thể chủ động kế hoạch thu mua làm hàng xuất khẩu của mình.
* Tiện ích sản phẩm:
Được Ngân hàng thông báo L/C nhanh chóng thông qua mạng lưới đại lý rộng khắp;
Được Ngân hàng ưu tiên hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ L/C xuất khẩu và chiết khấu bộ chứng từ với lãi suất ưu đãi;
Được tư vấn miễn phí các vướng mắc liên quan đến nghiệp vụ nhằm giảm thiểu các rủi ro và chi phí;
Được tư vấn lập bộ chứng từ hoàn hảo.
* Đối tượng khách hàng:
Tổ chức kinh tế xuất khẩu hàng hoá theo phương thức L/C tại Việt Nam và có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự.
2.1.3.2 Phát hành tín dụng thư
Dịch vụ “Phát hành tín dụng thư (L/C)” được sử dụng khi quý khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu theo phương thức L/C và muốn lựa chọn ngân hàng để mở L/C. Với uy tín và mạng lưới Ngân hàng đại lý rộng khắp, L/C được Sacombank mở sẽ giúp Quý khách hàng nhận được bộ chứng từ trong thời gian nhanh nhất.
* Điều kiện sử dụng sản phẩm:
Hàng hóa nhập khẩu không thuộc hàng quốc cấm;
Quý khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, uy tín trong thanh toán tiền hàng nhập khẩu;
Khách hàng có tài sản đảm bảo ngay khi mở L/C (đối với LC trả chậm).
*Tiện ích sản phẩm:
L/C được mở và chuyển đến người thụ hưởng trong thời gian ngắn nhất và tiết kiệm chi phí nhờ vào mạng lưới đại lý rộng khắp của Sacombank;
Sacombank thực hiện ký quỹ linh động tùy thuộc vào quy mô sử dụng sản phẩm dịch vụ và mối quan hệ của Quý khách và Ngân hàng;
Quý khách hàng nhận bản nháp L/C trong thời gian ngắn, thuận tiện trong việc giao dịch với nhà nhập khẩu;
Ngân hàng đảm bảo cung cấp đủ ngoại tệ và được ưu tiên hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ nhập khẩu;
Quý khách hàng được tư vấn miễn phí nghiệp vụ nhằm giảm thiểu các rủi ro và chi phí;
An toàn và bảo mật thông tin.
* Đối tượng khách hàng:
Tổ chức kinh tế nhập hàng hoá thanh toán bằng phương thức LC tại Việt Nam và có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự.
* Hồ sơ yêu cầu:
Giấy đề nghị mở LC (theo mẫu Sacombank);
Hợp đồng ngoại thương;
Giấy đề nghị mua ngoại tệ;
Chứng thư bảo hiểm bản chính (nếu điều kiện thương mại yêu cầu người nhập khẩu mua bảo hiểm);
Phương án kinh doanh;
Các chứng từ khác theo quy định ngân hàng.
2.1.3.3 Chuyển tiền bằng điện (T/T)
Quý khách hàng có nhu cầu chuyển tiền bằng điện trả trước hay trả sau để thanh toán tiền hàng, cước phí hay dịch vụ … cho các đối tác nước ngoài có thể yêu cầu Sacombank thực hiện. Với mạng lưới Ngân hàng đại lý rộng lớn, các đối tác của Quý khách hàng sẽ nhận được báo có vào tài khoản nhanh chóng.
* Đối tượng khách hàng:
Tổ chức kinh tế nhập khẩu hàng hoá thanh toán bằng phương thức T/T có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự.
* Tiện ích sản phẩm:
Chuyển tiền nhanh chóng hiệu quả;
Mạng lưới Ngân hàng đại lý rộng lớn và uy tín ở hầu hết các quốc gia;
Được tư vấn, hướng dẫn nghiệp vụ miễn phí;
Được báo có tức thời ngay khi nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu;
An toàn và bảo mật thông tin.
* Đối tượng khách hàng:
Được hỗ trợ tài chính thông qua chương trình Tài trợ nhập khẩu;
Được cung cấp đầy đủ ngoại tệ để thanh toán;
An toàn và bảo mật thông tin.
* Chứng từ hồ sơ
T/T trả trước:
Bản chính Hợp đồng ngoại thương và các phụ lục có liên quan;
Giấy phép đăng ký kinh doanh áp dụng cho lần thanh toán đầu tiên;
Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có);
Giấy cam kết TT trả trước.
T/T trả sau:
Bản chính Hợp đồng ngoại thương và các phụ lục có liên quan;
Bản chính tờ khai hải quan;
Hoá đơn (Invoice);
Giấy phép đăng ký kinh doanh áp dụng cho lần thanh toán đầu tiên;
Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có).
2.1.3.4 Nhờ thu
a. Nhờ thu nhập khẩu
Dịch vụ “Nhờ thu nhập khẩu” được sử dụng khi quý khách hàng nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu theo phương thức nhờ thu và muốn lựa chọn ngân hàng thu hộ. Với kinh nghiệm và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn, dịch vụ nhờ thu của Sacombank sẽ giúp Quý khách hàng nhận được bộ chứng từ trong thời gian nhanh nhất.
* Tiện ích sản phẩm
Ngân hàng đảm bảo cung cấp đủ ngoại tệ phục vụ cho việc thanh toán;
Được Ngân hàng hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ nhập khẩu;
Được tư vấn miễn phí nghiệp vụ nhằm giảm thiểu các rủi ro và chi phí;
Thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng;
An toàn và bảo mật thông tin.
* Đối tượng khách hàng
Tổ chức kinh tế nhập hàng hoá thanh toán bằng phương thức nhờ thu tại Việt Nam và có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự.
b. Nhờ thu xuất khẩu
Sau khi Quý khách hàng xuất khẩu hàng hoá cho nhà nhập khẩu, Quý khách hàng có thể sử dụng sản phẩm nhờ thu xuất khẩu tại Sacombank. Sacombank sẽ chuyển bộ chứng từ đến Ngân hàng nhà nhập khẩu nhờ thu hộ, đồng thời sẽ thay Quý khách hàng theo dõi, nhắc nhở thanh toán, chuyển tiền và báo có vào tài khoản của Quý khách hàng khi nhà nhập khẩu thanh toán.
* Tiện ích sản phẩm
Được ngân hàng thông báo và báo có ngay khi nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu;
Được ngân hàng hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ xuất khẩu và chiết khấu bộ chứng từ;
Được tư vấn miễn phí các vướng mắc liên quan đến nghiệp vụ nhằm giảm thiểu các rủi ro và chi phí;
An toàn và bảo mật thông tin.
* Đối tượng khách hàng:
Tổ chức kinh tế xuất khẩu hàng hoá theo phương thức nhờ thu tại Việt Nam và có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự.
2.1.4 Vài nét sơ lược về Sacombank- chi nhánh Sài Gòn
2.1.4.1 Quá trình hình thành
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín- chi nhánh Sài Gòn có trụ sở tại 211-213-215 Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh. Đây là nơi có lợi thế lớn vì nằm ngay trung tâm thành phố, có nhiều người nước ngoài và các doanh nghiệp lớn.
Hiện nay, chi nhánh Sài Gòn có khoảng 170 nhân viên trẻ đẹp, năng động với quy mô và địa bàn hoạt động rộng lớn.
2.1.4.2 Sơ đồ tổ chức
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức Sacombank – Chi nhánh Sài Gòn
(Nguồn: Phòng Nhân sự Sacombank- chi nhánh Sài Gòn)
2.1.4.3 Bộ máy điều hành
Giám đốc là người chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của Sacombank – Chi nhánh Sài Gòn, cũng là người chịu trách nhiệm trước ban tổng giám đốc của ngân hàng về mọi hoạt động của chi nhánh.
Ngoài ra còn có 02 phó giám đốc và 03 trưởng phòng giúp giám đốc điều hành các công việc thường ngày. Tại Sacombank -CNSG có 03 phòng và các đơn vị trực thuộc sau:
Phòng doanh nghiệp: nhiệm vụ của phòng là tìm kiếm khách lập kế hoạch tín dụng của các tổ chức, doanh nghiệp.
Phòng cá nhân: nhiệm vụ của phòng là quan hệ tìm kiếm khách hàng cá nhân, giới thiệu và tư vấn các loại sản phẩm, lập kế hoạch tín dụng của các nhân.
+ Bộ phận thẩm định: đánh giá, thẩm định hồ sơ khách hàng.
Phòng hỗ trợ kinh doanh: gồm có 03 bộ phận
+ Bộ phận quản lý tín dụng: giải ngân, quản lý nợ và thu hồi nợ sau khi cho vay.
+ Bộ phận thanh toán quốc tế: tư vấn các hình thức thanh toán quốc tế chuyển tiền, kiều hối và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với các hợp đồng, đơn hàng xuất, nhập khẩu.
+ Bộ phận xử lý giao dịch: đảm nhận việc tiếp xúc tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng hàng ngày tại chi nhánh.
Phòng kế toán và quỹ: gồm 02 bộ phận
+ Bộ phận kế toán: làm công tác kế toán và công tác ngân quỹ
+ Bộ phận quỹ: làm công tác ngân quỹ, thu chi tiền.
Phòng hành chánh: làm công tác hành chánh quản lý nhân viên phục vụ cho hoạt động của đơn vị.
2.1.4.4 Các nghiệp vụ của Sacombank – Chi nhánh Sài Gòn
Nghiệp vụ huy động vốn
Nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau từ các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nhiều hình thức khác nhau: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân bằng VND và ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành,…
Nghiệp vụ cho vay
Sacombank -CNSG đã không ngừng phát triển nghiệp vụ cho vay bằng cách mở rộng quy mô hoạt động với nhiều loại hình khác nhau. Ngoài ra, Sacombank -CNSG còn cho vay phân tán theo mảng trọng tâm trong quá trình phát triển của Sacombank -CNSG thời gian qua.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Chuyển tiền: Sacombank thực hiện yêu cầu chuyển tiền của khách hàng ra nước ngoài và chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam bằng nhiều phương tiện khác nhau do khách hàng tùy chọn theo yêu cầu.
Nhờ thu: bao gồm
+ Nhờ thu trơn: là hình thức gửi hối phiếu hoặc sec của khách hàng đến ngân hàng thanh toán để thu hộ số tiền ký phát trong hối phiếu.
+ Nhờ thu kèm chứng từ: Sacombank sẽ thông báo cho khách hàng ngay khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu đến cũng như sẽ gởi ngay bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài thu hộ tiền khi nhận được sự ủy nhiệm thu hộ tiền hàng hóa xuất nhập khẩu của khách hàng.
Tín dụng thư:
+ Nhập khẩu: phát hành, thanh toán L/C và bảo lãnh L/C trả chậm
+ Xuất khẩu: thông báo, xác nhận, chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán L/C
Bảo lãnh
Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng… thông qua các nghiệp vụ bảo lãnh sau: bảo lãnh vay vốn trong nước và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán.
Những dịch vụ khác: Quản lý tiền mặt, tư vấn đầu tư, chiết khấu cổ phiếu, thương phiếu, góp vốn cho các dự án đầu tư, phát hành thẻ rút tiền tự động (ATM), phát hành thẻ tín dụng Sacombank, dịch vụ chi trả hộ lương cho cán bộ công nhân viên,…
2.2 Hiệu quả công tác thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – chi nhánh Sài Gòn (CNSG)
2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank - CNSG
Trong các năm qua, đặc biệt là năm 2009 hoạt động TTQT tại Sacombank- CNSG đã đạt được những thành tựu đáng kể trong bối cảnh tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ giá ngoại tệ và giá vàng biến động mạnh mẽ như hiện nay; sự thay đổi lãi suất cơ bản của Cục dự trữ Liên bang Mỹ, của ngân hàng Nhà nước Việt nam cùng với quan hệ cung cầu về vốn, lãi suất tiền đồng, chỉ số giá cả...; những khó khăn như dịch cúm gia cầm, sự biến động của sắt thép, phân bón, xăng dầu… thiên tai ở miền Trung, miền Tây Nam Bộ đã ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp; sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tại Việt Nam và trên địa bàn TP.HCM.
Nhìn chung, doanh thu L/C xuất nhập khẩu tại Sacombank- CNSG có tốc độ tăng trưởng đều qua các năm. Đặc._.
26/08/2010
3,568.50
Máy móc thiết bị
35,685.00
27/08/2010
3,922.50
Sắt thép
39,225.00
30/08/2010
8,105.63
Chất dẻo nguyên liệu
162,112.50
31/08/2010
2,004.75
Chất dẻo nguyên liệu
40,095.00
Tổng cộng
79,993.12
886,053.88
(Nguồn: Báo cáo doanh số TTQT 08/2010 tại Sacombank- CNSG)
Nhìn chung tình hình phát hành L/C nhập khẩu tại Sacombank-CNSG trong tháng 8/2010 khá tốt, doanh số TTQT trong tháng này đạt được 886,053.88 USD, số tiền ký quỹ đạt được 79,993.12 USD, việc phát hành L/C giúp cho Sacombank- CNSG tăng thêm thu nhập từ các phí. Cụ thể là: ngày 05/08/2010 phát hành L/C có trị giá 55,341.00 USD, phí phát hành thu được: 55.341 USD (55,341.00*0,1%).
Nhờ biểu phí tại Sacomabank phù hợp với sự lựa chọn của khách hàng nên tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C không những không giảm mà còn tăng đáng kể, cũng nhờ đó mà Sacombank đã thu hút được nhiều khách hàng mới.
Bảng 2.7: Tình hình phát hành L/C của khách hàng mới tại Sacombank (08/2010)
Đơn vị tính: USD
STT
Tên khách hàng mới
Ngành
Trị giá
L/C
1
Công ty TNHH ÁNH DƯƠNG VÀNG
Sửa chữa máy móc, thiết bị
11,930.00
2
Công ty TNHH HAMIDO
Hương phụ liệu sản xuất bánh kẹo
22,052.00
3
Công ty Cổ phần VINATAI
Sản xuất, mua bán thuốc thú y thủy sản
7,866.00
4
Công ty TNHH VIỆT NA INOX
Sản xuất kinh doanh thép không gỉ các loại
78,615.00
5
Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN HỒNG VŨ
Mua bán, tái chế phế liệu, nguyên liệu cao su
8,090.00
6
Công ty TNHH THƯƠNG MẠI TORO
Linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị
16,101.38
7
Công ty Cổ phẩn NHỰA TÂN PHÚ
Sản xuất bao bì phụ tùng linh kiện nhựa
35,685.00
8
Công ty Cổ phần TÍN THÀNH PHÁT
Buôn bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi
2,420.40
9
Công ty Cổ phần ĐĂNG KHOA
Máy đo đa năng, mạch điện tử
39,600.40
Tổng cộng
222,360.18
(Nguồn: Báo cáo doanh số TTQT tại Sacombank- CNSG 08/2010)
Qua bảng 2.7, ta thấy trong tháng 08/2010 Sacombank- CNSG đã thu hút được nhiều khách hàng mới với đủ mọi ngành nghề khác nhau. Tổng trị giá L/C phát hành đạt được 222,360.18 USD, điều nay cũng góp phần làm tăng thu nhập của Sacombank- CNSG.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, hiệu quả công tác thanh toán theo phương thức TDCT tại Sacombank- CNSG là khá tốt thể hiện qua doanh số và thu nhập luôn tăng qua các năm. Tuy nhiên, để kiểm soát và nâng cao hiệu quả, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Sacombank-CNSG nói riêng phải nghiên cứu thêm và ứng dụng một số giải pháp phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng. Các giải pháp này sẽ được trình bày một cách cụ thể trong chương III.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK– CHI NHÁNH SÀI GÒN
3.1 Định hướng phát triển của Sacombank trong thời gian tới
3.1.1 Định hướng chung
* Các chỉ tiêu kinh doanh mà Sacombank đã đạt được trong năm 2010:
- Vốn điều lệ đạt hơn 9.179 tỷ đồng, tăng 37% so với cuối năm trước.
- Tổng tài sản đạt khoảng 146.000 tỷ đồng, tăng 48,26% so với cuối năm trước.
- Tổng nguồn vốn huy động quy VND đạt trên 129.000 tỷ đồng, tăng 49,42% so với cuối
năm trước.
- Tổng dư nợ cho vay quy VND đạt không dưới 80.000 tỷ đồng, tăng 44,08% so với cuối
năm trước.
- Lợi nhuận trước thuế đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 26,25% so với năm 2009.
- Phân phối cổ tức năm 2009 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 14-16%/vốn cổ phần
- Các chỉ tiêu chất lượng, gồm:
+ Tỷ lệ cho vay/huy động : 60-70%
+ Tỷ lệ nợ quá hạn tối đa : <2%
+ Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản bình quân : 1,4-1,6%
+ Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân : 14-16%
+ Tỷ lệ an toàn vốn : 9-11%
- Nâng cấp Chi nhánh Campuchia và Chi nhánh Lào thành ngân hàng 100% vốn Sacombank (Giai đoạn 2010-2012), xem xét thành lập mới một số chi nhánh.
* Kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2010:
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009, mức vốn điều lệ được tăng thêm 2.479.130.610.000 đồng, đạt mức 9.179.483.610.000 đồng đến cuối năm 2010. Đợt tăng vốn điều lệ dự kiến sẽ được chào bán trong quý II/2010 bằng: (1) Trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; (2) Chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 10:2 với giá bán: 12.000 đồng/cổ phần; (3) Chào bán 13.400.706 cổ phiếu cho một số
cán bộ cốt cán với giá: 12.000 đồng/cổ phần. Sacombank sẽ tiến hành các thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để thực hiện các thủ tục phát hành theo đúng quy định của pháp luật.
Mức vốn điều lệ cần đạt được đến cuối năm 2010: 9.179.483.610.000 đồng
Mức vốn điều lệ tính đến cuối năm 2009: 6.700.353.000.000 đồng
Vốn điều lệ cần tăng thêm trong năm 2010: 2.479.130.610.000 đồng
* Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu của Sacombank là nâng cao sức cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn bán lẻ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng. Tất cả nhằm phục vụ phát triển kinh tế trong nước, đồng thời xây dựng một phong cách kinh doanh hiện đại, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Từ đó, khẳng định được vị thế của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
* Phương châm hoạt động của Sacombank: NH luôn đề ra phương châm hoạt động cho toàn bộ hệ thống các phòng ban, các phòng nghiệp vụ và toàn thể các cán bộ nhân viên của NH. Cụ thể:
- Đối với ngân hàng: luôn đặt phương châm An toàn- Hiêu quả- Tăng truỏng lên hàng đầu. An toàn trong mọi lĩnh vực kinh doanh; Hiệu quả mang lại ý nghĩa kinh tế xã hội; Tăng trưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước và chính sách tiền tệ của ngân hàng.
- Đối với khách hàng: luôn đem đến cho khách hàng sự an toàn khi gửi tiền, phục vụ nhanh chóng, kịp thời với chất lượng cao và chi phí hợp lý.
3.1.2 Định hướng phát triển trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ
Nhận thức được tầm quan trọng mà hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TDCT nói riêng đem lại cho Sacombank, NH cần có chiến lược phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ TDCT để giữ vững và mở rộng thị phần thanh toán, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, khả năng thu hút khách hàng cũng như nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
Để đạt được điều này, NH phải luôn thực hiện phương châm thu hút khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng bởi tiềm lực khách hàng trong nước đã trở thành bộ phận quan trọng đối với hoạt động thanh toán TDCT của ngân hàng.
Ngoài ra, NH tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh toán TDCT, phát triển tốt hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tìm kiếm khách hàng mới và các dự án đầu tư hiệu quả, đặc biệt phục vụ phát triển hoạt động XNK và kinh tế đối ngoại.
Bên cạnh đó, phòng hỗ trợ kinh doanh ở các chi nhánh và phòng thanh toán quốc tế nghiên cứu trình Sacombank về những vấn đề còn vướng mắc trong cơ chế thanh toán xuất nhập khẩu như: tỷ lệ ký quỹ, quy trình thực hiện mở L/C trả ngay, trả chậm, quy trình chiết khấu… nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quan hệ toàn diện với chi nhánh Sài Gòn.
Rà soát các doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng, đánh giá mức độ quan hệ toàn diện để đề xuất ưu đãi hợp lý về lãi suất vay, phí thanh toán, tỷ lệ ký quỹ mở L/C… đối với từng doanh nghiệp.
Căn cứ vào định hướng phát triển trong các năm tới, đặc biệt là năm 2011, cùng với việc nhận định các hiệu quả công tác thanh toán LC xuất nhập khẩu tại chi nhánh Sài Gòn, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng phương thức TDCT.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức TDCT
3.2.1 Về phía Ngân hàng Nhà nước
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp về Thanh toán quốc tế, trước hết là phương thức tín dụng chứng từ
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro, các quốc gia đều phải điều chỉnh chính sách và củng cố hệ thống tài chính- ngân hàng một cách tích cực. Đặc biệt là những nước có nền kinh tế đang phát triển và trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập như Việt Nam, thì việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về hoạt động tài chính- ngân hàng là hết sức cần thiết.
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có luật hay pháp lệnh riêng về hoạt động TTQT. Thực tiễn các doanh nghiệp và các NHTM khi tham gia thanh toán TDCT hay gặp nhiều rủi ro, tranh chấp và xung đột pháp luật, mặc dù họ đã tìm mọi cách bảo vệ mình. Vì vậy, việc soạn thảo, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho hoạt động TTQT là rất cần thiết cho các NHTM Việt Nam, đồng thời còn là cơ sở để tòa án, trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong quan hệ TTQT. Bên cạnh đó, cần có những văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị định) quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi các bên tham gia cũng như các giải pháp xử lý trong trường hợp có tranh chấp, xung đột pháp luật giữa quy tắc quốc tế và luật pháp quốc gia trong TTQT nói chung và phương thức thanh toán TDCT nói riêng (vì L/C đang và chắc chắn là phương thức chủ yếu trong TTQT). Xung đột trong hợp đồng thương mại xảy ra khi một trong các bên tham gia ký kết hợp đồng không thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đã qui định trong hợp đồng, ví dụ như: bên xuất khẩu (nước ngoài) giao hàng sai qui cách, giao hàng chậm, bên nhập khẩu(Việt Nam) nhận hàng không trả tiền. Bên xuất khẩu không chịu, hai bên đôi co với nhau, lời qua tiếng lại dẫn tới xung đột. Thông thường khi xảy ra xung đột có một vài phương pháp giải quyết:
- Đầu tiên là hòa giải. Tốt nhất là hai bên ngồi lại đàm phán với nhau để đưa ra phương pháp giải quyết tốt nhất. Điều này vừa tiện lợi, vừa không tốn chi phí và thời gian cho kiện tụng.
- Bên cạnh đó, nếu việc hòa giải không thành, thì phải nhờ tới Tòa án hoặc ra Trọng tài kinh tế.
Qua trường hợp trên cho ta thấy, khi hai bên ký kết hợp đồng thương mại thì phải thỏa thuận, quy định trên hợp đồng áp dụng luật pháp bên nào để khi có tranh chấp, xung đột xảy ra thì chỉ cần dẫn chiếu vào đó mà giải quyết.
3.2.1.2 Thực hiện công tác kiểm toán hoạt động Thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại
Nếu việc ban hành các văn bản pháp luật cho hoạt động TTQT là việc tạo ra luật chơi cho các NH thì công tác kiểm toán hoạt động TTQT được xem là việc kiểm tra xem các NH đã tuân thủ đúng luật lệ hay chưa.
Ở Việt Nam hoạt động thanh toán kiểm toán được thực hiện bởi hệ thống kiểm toán nhà nước và một số công ty kiểm toán xuyên quốc gia. Tuy nhiên việc kiểm toán chỉ chú trọng đến công tác tín dụng, kế toán, ngân quỹ, chưa có một chương trình kiểm tra chuyên sâu hoặc đột xuất trên lĩnh vực TTQT.
Trong xu thế hội nhập quốc tế về NH ngày nay, hoạt động TTQT ngày càng đa dạng, phức tạp và rủi ro hơn. Vì vậy, việc kiểm toán hoạt động TTQT là rất cần thiết cho các NH.
NH nhà nước cần có đội ngũ chuyên môn, ban thanh tra được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực TTQT của NH thương mại. Hiện nay ban thanh tra chỉ chú trọng đến hoạt động tín dụng, quỹ tiền tệ hoặc các hoạt động kinh doanh tiền tệ của NH mà không có sự quan tâm đặc biệt đến một hoạt động cũng không kém phần quan trọng đó là TTQT.
Bên cạnh đó việc thanh tra giám sát phải được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất không báo trước nhằm các trường hợp che giấu sai sót, chạy tội. Việc thanh tra phải mang tính chủ động nghĩa là không phải đợi sự việc xảy ra mới thực hiện kiểm tra để tìm sai sót, bắt lỗi mà phải nhanh chóng phát hiện và tìm giải pháp cho những tình huống đó đồng thời đưa ra những quy định được rút ra từ những tranh chấp để hình thành nên các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động TTQT.
3.2.1.3 Tăng cường đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức Thanh toán quốc tế, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ
Đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa nắm kỹ các quy tắc TTQT trong khi nhu cầu TTQT ngày càng tăng do Việt Nam đang dần hội nhập thương mại quốc tế. Vì thế, NHNN nên tăng cường phổ biến các kiến thức cơ bản như: UCP 600, Incoterms 2000 và các văn bản pháp luật về TTQT của các nước có liên quan cho các doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hiểu rõ hơn.
3.2.2 Về phía Sacombank
3.2.2.1 Hoàn thiện quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
a. Quy trình thanh toán L/C hàng nhập
Có thể nói quy trình thanh toán là nhân tố trực tiếp tác động đến thanh toán tín dụng.Vì vậy, công tác hoàn thiện quy trình thanh toán L/C cần được chú trọng hơn nữa.
* Hoàn thiện quy trình thanh toán L/C hàng nhập
+ Định mức ký quỹ một cách hợp lý
Nếu định mức ký quỹ thấp rất có thể mang tới rủi ro không thanh toán hay rủi ro tỷ giá. Nhưng nếu định mức trên cao sẽ gây khó khăn cho nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ sẵn sàng từ bỏ ngân hàng chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác và chấp nhận mức ký quỹ thấp hơn. Chính vì vậy khi xác nhận định mức kí quỹ ngân hàng cần dựa vào những yếu tố sau đây:
- Uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Nếu nhà nhập khẩu là khách hàng giao dịch lâu năm, có uy tín thanh toán đối với ngân hàng thì có thể qui định mức kí quỹ thấp. Ngược lại nếu khách hàng lần đầu tiên đến quan hệ mở L/C thì phải yêu cầu ký quỹ cao có thể lên tới 100% trị giá thanh toán hoặc phải có tài sản đảm bảo hay tìm người bảo lãnh.
- Thẩm định mặt hàng nhập khẩu về là gì, có thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập không; tình hình thanh toán của doanh nghiệp có tốt không, có vượt hạn mức cấp tín dụng chưa.
- Xem xét doanh nghiệp nhập hàng hóa về để sản xuất hay thương mại, tùy theo loại hình nhập khẩu mà đưa ra mức ký quỹ phù hợp.
- Biến động về tỷ giá: thời kỳ tỷ giá biến động mạnh, ngân hàng phải điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ để tránh rủi ro về tỷ giá.
+ Cân nhắc các điều kiện thanh toán
Tại Sacombank hay xảy ra trường hợp hàng hoá đến trước bộ chứng từ thanh toán. Nếu để quá thời hạn nhà nhập khẩu phải chịu thêm phí lưu kho nên họ thường yêu cầu nhà xuất khẩu cho phép gửi 1/3 bộ chứng từ trực tiếp tới nhà nhập khẩu và 2/3 còn lại gửi qua ngân hàng. Trong trường hợp này nếu chấp nhận điều kiện đó thì vận đơn phải theo lệnh của ngân hàng mở LC để đảm bảo quyền định đoạt và kiểm soát bộ chứng từ cho ngân hàng thông qua hình thức ký hậu.
+ Xem xét các điều kiện đòi tiền
Đòi tiền bằng điện là hình thức trong đó bảo lưu quyền đòi lại. Nghĩa là sau khi chuyển tiền bằng điện thanh toán cho người bán, nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ và nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngân hàng mở có quyền đòi nhà xuất khẩu hoàn tiền lại. Nhưng thực tế khả năng hoàn tiền của nhà xuất khẩu là rất khó, khó tránh khỏi tranh chấp. Do vậy trước khi quyết định mở L/C với những hình thức đòi tiền nhất định Sacombank phải nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng thanh toán, uy tín của nhà xuất khẩu.
b. Hoàn thiện qui trình thanh toán L/C hàng xuất
+ Ngân hàng thông báo sau khi nhận được L/C bằng điện không đầy đủ và không rõ ràng có thể không xác định được mẫu điện. Trong trường hợp này ngân hàng thông báo phải yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng mở lại hoặc cung cấp mã test chính xác.
+ Thực hiện chiết khấu bộ chứng từ và trước khi chiết khấu Sacombank cần nghiên cứu kỹ:
- Tình hình kinh tế chính trị của nhà nước nhập khẩu
- Xem xét khả năng thanh toán của nhà xuất khẩu, ngân hàng mở và nhà nhập khẩu
3.2.2.2 Tăng cường công tác cố vấn khách hàng, tìm kiếm khách hàng và tạo sự cân bằng giữa khách hàng nhập khẩu và khách hàng xuất khẩu
a. Đối với đơn vị xuất khẩu
Các đơn vị xuất khẩu thường gây ra rủi ro cho ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu khi họ lập một bộ chứng từ không hoàn hảo và bị từ chối thanh toán. Để tránh rủi ro trên ngân hàng có thể cố vấn giúp họ những vấn đề sau:
+ Cố vấn cho họ yêu cầu bên mua mở cho mình mình một L/C bảo đảm nhất. Hiện nay là loại L/C không hủy ngang có xác nhận và miễn truy đòi.
+ Cố vấn cho nhà xuất khẩu chọn ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán có uy tín, quan hệ tốt và thường xuyên thanh toán .
+ Cố vấn cho đơn vị cách thức đòi tiền bằng điện hay bằng thư.
+ Cố vấn cho khách hàng những điều khoản quan trọng như thời hạn giao hàng, thời hạn L/C, ngày và nơi hết hiệu lực cho việc xuất trình chứng từ
b. Đối với đơn vị nhập khẩu
Nhà nhập khẩu có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng khi họ mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm cam kết. Để đem lại lợi ích cho họ và bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng thì Sacombank cần cố vấn cho họ một số vấn đề sau:
+ Cố vấn xem nên mở L/C loại nào, xem xét kỹ các điều khoản, điều kiện thương mại trong L/C để không gây bất lợi cho nhà nhập khẩu cũng như cho Sacombank, chú ý không nên đưa quá nhiều điều khoản vào L/C dẫn đến sai sót.
+ Cố vấn cho họ biết khi nào nên chấp nhận các yêu cầu của bên bán khi mở L/C, sửa đổi L/C để không gây tổn hại tới lợi ích.
Bên cạnh việc cố vấn khách hàng thì việc tìm kiếm khách hàng cũng rất quan trọng, nó giúp cho ngân hàng tăng thêm thu nhập cũng như lợi nhuận. Vì thế ngoài bộ phận TTQT thì bộ phận quan hệ khách hàng cũng giữ một vai trò quan trọng. Và điều mà Sacombank cũng như các NH khác quan tâm đó là việc cân bằng giữa thanh toán LC nhập khẩu và xuất khẩu. Hiện nay, chi nhánh có khối lượng thanh toán hàng nhập khẩu cao hơn khối lượng hàng xuất khẩu, điều này chứng tỏ khách hàng chủ yếu của chi nhánh là nhà nhập khẩu. Để khắc phục tình trạng không cân đối này, chi nhánh nên đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm khách hàng. Khi chủ động tìm tới khách hàng như thế, NH sẽ có thời gian thẩm định khách hàng thông qua các thông tin thu thập được từ NH đại lý của mình. Bên cạnh đó, NH nên phát triển các loại hình tài trợ xuất nhập khẩu, mạnh dạn quyết định tỷ lệ chiết khấu LC, bộ chứng từ khi nhà XK đề nghị, tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhanh chóng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của nhà xuất khẩu.
3.2.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
* Thứ nhất, cần phải xây dựng môi trường làm việc thoải mái, đoàn kết từ cấp lãnh đạo đến nhân viên, từ hội sở cho đến chi nhánh và các phòng giao dịch.
* Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ. NH có thể mở các lớp đào tạo nghiệp vụ vào những ngày cuối tuần để cho các nhân viên TTQT có cơ hội trau dồi thêm kiến thức cũng như có thể cùng nhau luyện thêm về ngoại ngữ liên quan đến nghiệp vụ.
* Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng về trình độ tin học. Tin học là trợ thủ đắc lực, là phương tiện để nhà quản trị tiếp cận với thị trường quốc tế. Vì vậy, đòi hỏi các nhân viên phải có trình độ tin tối thiểu là bằng A, đánh máy bằng 10 ngón, thao tác nhanh lẹ.
* Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về luật pháp, tập quán thương mại trong nước và quốc tế một cách thấu đáo và có tiếp cận thực tế. Hàng tháng các chi nhánh tập hợp lại với nhau, đưa ra những trường hợp khó xử lý liên quan đến luật pháp trình lên bộ phận pháp lý để đưa ra hướng giải quyết. Dựa vào đó các nhân viên cũng học hỏi thêm, nâng cao thêm trình độ nghiệp vụ.
* Giáo dục về phẩm chất, đạo đức, bồi dưỡng về nghệ thuật kinh doanh. Phẩm chất là sự nhiệt tình, làm việc quên mình, có tinh thần trách nhiệm với công việc Đạo đức là tôn trọng pháp luật trong mọi hoàn cảnh, vì lợi ích chung không tư lợi. Nghệ thuật kinh doanh là sự khéo léo vận dụng kiến thức và thuật kinh doanh vào từng trường hợp cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cách giao tiếp, ứng xử với khách hàng cũng rất quan trọng. Phải luôn có thái độ niềm nở, ân cần để khách hàng cảm thấy thoải mái, tin tưởng khi đến giao dịch. Đối với những khách hàng lớn, giao dịch lâu năm thì vào những dịp lễ, tết nên gửi thiệp hay hoa đến khách hàng để xem như Sacombank luôn quan tâm đến khách hàng.
3.2.2.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh
Thủ tục gọn nhẹ chưa đủ để lôi kéo khách hàng nếu như cán bộ thanh toán áp dụng một cách máy móc yêu cầu của quy định thanh toán: tài khoản ngoại tệ phải đủ số dư qui định, số dư của L/C chưa thanh toán đã vượt hạn mức hay chưa, rất khó cho khách hàng khi điều kiện tài chính eo hẹp không giải quyết vay vốn do đó cần có sự kết hợp giữa phòng thanh toán và phòng tín dụng để giải quyết khó khăn trên. Đặc biệt là nhân viên quan hệ khách hàng phải giải thích cặn kẽ vấn đề cho khách hiểu và có thể tìm hướng giải quyết tiếp khách hàng.
3.2.2.5 Đa dạng hóa các loại hình thư tín dụng trong tín dụng chứng từ
Một trong những lợi thế của các NH có hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu mạnh như Vietcombank, Eximbank... là do họ thực hiện nhiều nghiệp vụ khác nhau nên hầu như thỏa mãn mọi nhu cầu TTQT của khách hàng.
Sacombank- CNSG nên đa dạng hóa các loại hình LC nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng đặc biệt là các loại LC đặc biệt như: LC xác nhận, LC giáp lưng, LC đối ứng, LC có điều khoản đỏ...Để làm được điều này thì nhân viên TTQT phải tư vấn các ưu nhược điểm của từng loại L/C để từ đó các nhà XNK có thể so sánh và chọn ra loại L/C phù hợp với doanh nghiệp
Tuy mở các loại LC này tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao và kén chọn khách hàng khi giao dịch nhưng với xu hướng phát triển XNK như hiện nay, nhu cầu mở các loại LC đó không ít và đang phát triển ngày càng nhiều về số lượng và giá trị LC. Vì vậy, chi nhánh nên thực hiện việc mở cũng như chiết khấu các loại LC trên với chi nhánh NH nước ngoài ở Việt Nam để nâng cao nghiệp vụ của nhân viên và đúc kết nhiều kinh nghiệm hơn khi giao dịch với NH nước ngoài.
3.2.2.6 Phân tích đối thủ cạnh tranh và áp dụng Marketing vào hoạt động TTQT
Hiện nay trong cuộc chạy đua giành thị phần, công tác tiếp thị đóng vai trò quan trọng và là vũ khí không thể thiếu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NH. Vì vậy, Sacombank- CNSG nên áp dụng hoạt động marketing vào TTQT với mong muốn tìm kiếm khách hàng nhiều hơn. Để thực hiện tốt công tác này, chi nhánh cần:
+ Tiếp thị gián tiếp dựa vào chính khách hàng của Sacombank qua việc cải tiến các thủ tục, nhanh gọn về thời gian, thái độ phục vụ niềm nở để khách hàng quảng bá thương hiệu của NH cho bạn hàng của họ.
+ Giới thiệu các tiện ích mà hoạt động TTQT của chi nhánh mang lại cho khách hàng, tham gia tìm hiểu khách hàng tại các hội chợ triển lãm.
+ Có các hình thức khuyến mãi thu hút khách hàng như giảm chi phí cho các trường hợp khách hàng giao dịch lâu năm, giảm mức ký quỹ.
+ Đẩy mạnh công tác tiếp thị qua các tạp chí kinh tế, quảng cáo trên truyền hình để được nhiều người biết hơn về các sản phẩm, dịch vụ của NH.
3.2.2.7 Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu
Hiệu quả của hoạt động thanh toán hàng hóa XNK bằng phương thức TDCT phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa XNK. Nếu các doanh nghiệp này được tài trợ nguồn vốn sẽ kinh doanh có hiệu quả, có uy tín từ đó giúp đẩy mạnh hoạt động thanh toán hàng hóa XNK.
Thực trạng của Sacombank là sự chênh lệch về thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu gây mất cân đối ngoại tệ. Điều này cho thấy giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là NH cần phải cân đối hoạt động tài trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu .
3.2.2.8 Mở rộng hoạt động kiểm toán nội bộ cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ
Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải quan tâm xây dựng kế hoạc kiểm toán toàn diện các mặt hoạt động của NH thương mại, phải đảm bảo tất cả các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ tại NH đều được thanh toán sau một thời gian nhất định.
Kiểm toán nội bộ nên mở rộng mục tiêu kế toán là đánh giá khả năng hoạt động, tính kinh tế của cơ chế để có những kiến nghị tư vấn thay đổi, bổ sung quy trình mang tính kinh tế hơn nhưng vẫn giới hạn được rủi ro cho NH. Hiện nay tại các NH thương mại, hoạt động kiểm toán nội bộ đặt nặng trọng tâm đánh giá tính chấp hành các quy định trong khuôn khổ luật pháp, quy định của nội bộ NH mà không chú trọng đến việc đưa ra những kiến nghị sửa đổi phù hợp.
Cán bộ kiểm tra, kiểm toán nội bộ cần được đào tạo toàn diện các mặt nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu lĩnh vực TTQT, được cọ xát thực tế thông qua luân chuyển cán bộ, cán bộ trước khi được bố trí vào công tác kiểm tra phải được làm công tác TTQT một thời gian để nắm bắt thực tế. Hàng quý nên có đợt kiểm tra hoạt động kế toán, thủ quỹ của chi nhánh. Kiểm tra về tính chính xác của các giấy tờ, hồ sơ, các phiếu thanh toán đã hợp lý chưa; Bên cạnh đó, cũng nên xem xét các hồ sơ thanh toán TDCT, TT, D/A, D/P có đúng quy trình, lưu trữ đã đầy đủ chưa.
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với doanh nghiệp Xuất Nhập khẩu
* Thận trọng trong việc lựa chọn đối tác
Thu thập thông tin về đối tác qua các nguồn khác nhau như ngân hàng, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, báo chí, qua phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế chính trị của bên đối tác cũng như khả năng tài chính của họ.
* Có sự hiểu biết chắc chắn về nghiệp vụ ngoại thương như các điều kiện thương mại Incoterms 2000 và các phương thức thanh toán quốc tế như: L/C, TT, D/P, D/A để có thể đảm bảo hiệu quả khi ký kết các hợp đồng ngoại thương.
* Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế
+ Đối với nhà nhập khẩu để giảm bớt rủi ro khi mở L/C cần bám sát hợp đồng, ghi rõ ràng cụ thể trách nhiệm giao hàng, thời hạn giao hàng, ngày hết hiệu lực xuất trình chứng từ cũng như các điều kiện về chứng từ, đặc biệt điều khoản về hàng hoá, chủng loại, phẩm chất, đơn giá phải ngắn gọn, rõ ràng tránh để người bán cố tình hiểu sai.
+ Đối với nhà xuất khẩu khi nhận được L/C cần xem xét kỹ, phát hiện kịp thời những chỗ mập mờ, điều khoản bất lợi khó thực hiện, những điều khoản khác với hợp đồng đề nghị sửa đổi, tu chỉnh ngay L/C. Khi lập chứng từ thanh toán L/C nên theo những mẫu sẵn có của NH nên dễ theo dõi và tránh sai sót.
3.3.2 Đối với Sacombank
Cung ứng dịch vụ XNK trọn gói cho khách hàng để kiểm soát toàn diện và tránh các rủi ro: tiến hành ký kết hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp dịch vụ Logistics (như Công ty vận chuyển/Đại lý hãng tàu/Đại lý giao nhận hàng hóa), công ty bảo hiểm và công ty tư vấn để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ liên quan đến XNK hàng hóa. Trong đó, Sacombank sẽ thực hiện công việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng về nghiệp vụ chứng từ, như: phát hành L/C, thanh toán XNK theo hình thức nhờ thu qua ngân hàng hoặc chuyển tiền đi nước ngoài.
Tập trung tiếp thị các khách hàng lớn thuộc các ngành hàng có kim ngạch XNK hàng đầu tại TP.HCM như: Xăng dầu, sắt thép, phân bón, xi măng, cao su. Mục tiêu lợi nhuận thu được với các khách hàng lớn kể trên là từ đầu tư tín dụng xuất nhập khẩu nên sẽ áp dụng một chính sách chăm sóc đặc biệt và khuyến mãi về phí dịch vụ cạnh tranh nhất. Đây là những khách hàng có uy tín và mức độ rủi ro được đánh giá là thấp.
Thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro thanh toán quốc tế: Quỹ phòng ngừa rủi ro thanh toán quốc tế lập tại Hội sở Sacombank. Nguồn hình thành có thể trích lập từ quỹ dự phòng rủi ro chung, hoặc do CNSG đóng góp với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở doanh số hoạt động thanh toán quốc tế. Khi có những rủi ro phát sinh, CNSG có thể đề nghị trích quỹ phòng ngừa rủi ro để bù đắp các thiệt hại phát sinh.
Đối với ngân hàng đại lý, Sacombank cần thường xuyên tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động thanh toán quốc tế, đánh giá, cập nhật định kỳ các thông tin về ngân hàng đại lý để tránh những rủi ro không đáng có.
Đẩy mạnh hơn nữa nghiệp vụ phát hành L/C miễn ký quỹ lúc mở L/C đối với những doanh nghiệp có hạn mức tín dụng và tài sản thế chấp tại Sacombank để khuyến khích, giữ và thu hút khách hàng lớn.
Rà soát lại quy chế quy trình thường xuyên và có kết hợp học hỏi, so sánh với các ngân hàng bạn để có những điều chỉnh hợp lý, cạnh tranh và phát hiện những rủi ro mà Sacombank chưa thấy; sửa đổi quy trình thanh toán của từng phương thức TTQT để đảm bảo đúng chuẩn mực quốc tế về nghiệp vụ TTQT. Đồng thời, phát triển các dịch vụ kèm theo, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ tư vấn tốt cho khách hàng. Nắm chắc tiến trình hội nhập của kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, chuẩn bị đủ điều kiện, đảm bảo an toàn thanh toán khi các doanh nghiệp hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Tăng cường hoạt động phối hợp, liên kết, trao đổi thông tin trong và ngoài nước đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế.
KẾT LUẬN
Chương III đã đề ra một số giải pháp cơ bản và đồng bộ từ phía Sacombank và ngân hàng Nhà nước nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong phương thức thanh toán TDCT. Quá trình phát triển còn dài và thử thách cũng còn nhiều, song với mong muốn được đóng góp cho sự nghiệp kinh doanh và phát triển của các ngân hàng nói chung và tại Sacombank nói riêng, tôi muốn mọi người cùng tôi chia sẻ những phân tích, nhận định và những giải pháp mà tôi đã nghiên cứu và đóng góp.
KẾT LUẬN
Với những chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là ngành NH. NH thương mại Việt Nam đang dần dần khẳng định tên tuổi của mình với các NH thương mại trên thế giới cả về nghiệp vụ lẫn dịch vụ đáp ứng cho khách hàng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, mỗi một NH không thể bằng lòng với những thành tựu mình đạt được mà phải không ngừng hoàn thiện nghiệp vụ, tác phong quốc tế, nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng. Để thực hiện được điều đó mỗi NH thương mại cũng như NH nhà nước cần phải có một chính sách phát triển đúng đắn, hợp lý, bắt kịp nhịp độ phát triển của các NH trên thế giới.
Có thể nói mục tiêu “hiệu quả” gắn liền với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại các NH thương mại nói chung và Sacombank nói riêng từ lúc thành lập cho tới nay. Bằng lợi thế sẵn có của mình: vốn, kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, TTQT nên Sacombank đã trở thành người bạn đường của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần không nhỏ vào quá trình thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước. Tuy nhiên, trước sự đổi biến đổi mạnh mẽ, liên tục của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội Sacombank đã và đang phải đối mặt không ít nhứng khó khăn, trở ngại, đó chính là những nhân tố làm giảm “hiệu quả” công tác thanh toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là bằng phương thức tín dụng chứng từ - một phương thức đang được áp dụng phổ biến. Trước tình hình đó ban lãnh đạo và các cán bộ ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa uy tín, thế mạnh và những thành quả đã đạt được. Giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả công tác thanh toán xuất nhập khẩu, củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế của ngân hàng.
Hy vọng rằng những kiến nghị sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc nâng cao hiệu quả công tác thanh toán TDCT tại Sacombank.
._.