Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế thâm canh mía đồi nguyên liệu trên địa bàn huyện Thạch Thành - Tỉnh Thanh Hoá

1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định vai trò, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam hiện nay trong điều kiện dân số đông, các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, ngoài các vai trò chung, nông nghiệp còn có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, tạo nền tảng để từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại

doc129 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế thâm canh mía đồi nguyên liệu trên địa bàn huyện Thạch Thành - Tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá đất nước. Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy mía đường với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000 tấn đường[14]. Thực hiện “Chương trình Quốc gia 1 triệu tấn đường” ngành mía đường Việt Nam tuy còn non trẻ, chỉ sau 5 năm (1995-2000) đã có bước tiến đột phá. Đầu tư mở rộng công suất 9 nhà máy cũ, xây dựng mới 33 nhà máy, tổng số nhà máy đường của cả nước ta là 42, tổng công suất là 81.500 tấn mía/ngày. Năm 2000 đã đạt mục tiêu 1 triệu tấn đường, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đường trong nước, chấm dứt tình trạng hàng năm nhà nước phải bỏ ra hàng trăm triệu USD để nhập khẩu đường[15]. Hơn một thập kỷ qua (1995 - 2006) tuy thời gian chưa nhiều, được sự hỗ trợ và bằng sự tác động có hiệu quả bởi các chính sách của Chính phủ, ngành mía đường còn non trẻ của Việt Nam đã đóng góp một phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho hàng triệu nông dân trồng mía và hơn 2 vạn công nhân ổn định làm việc trong các nhà máy. Mía là cây nguyên liệu chủ yếu để sản xuất đường và một số ngành công nghiệp khác, ở nước ta hiện nay chưa có cây gì thay thế được. Mía có thể trồng được ở khắp các tỉnh trong cả nước nhưng do trồng phân tán, năng suất và chất lượng thấp nên không đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến. Nguồn gốc cây mía ở nhiệt đới, do vậy cây mía thích hợp với khí hậu mưa nhiều, nhiệt độ cao. Hiện nay trên thế giới có trên 70 nước trồng mía, tập trung chủ yếu trong phạm vi 30 vĩ độ Nam đến 30 vĩ độ Bắc, với diện tích năm 1994 là 18 triệu ha [10]. Ở Việt Nam trước đây cây mía được trồng phần lớn trên đất ruộng màu và bãi bồi ven sông. Ngày nay bằng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến cho phép trồng mía trên đất đồi vẫn đảm bảo năng suất, sản lượng, đặc biệt nâng cao chất lượng đường trong mía, dành đất bãi, đất ruộng cho trồng các loại cây lương thực, cây rau màu có giá trị thu nhập cao hơn trồng mía.trên đất bãi, đất ruộng và đất đồi thấp có thể trồng nhiều vụ trong năm với những cây trồng khác nhau. Cho nên, trên diện tích này trồng các cây rau màu ngắn ngày cho tổng giá trị sản lượng thu được cao hơn so với trồng mía. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có những chương trình nghiên cứu cả về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các biện pháp thâm canh trong sản xuất mía. Từ các kết quả nghiên cứu đó để chúng ta xây dựng và hoàn thiện nội dung khuyến nông nhằm khuyến cáo, hướng dẫn các hộ trồng mía đầu tư thâm canh đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Mặt khác các cơ quan quản lý kinh tế và kỹ thuật của Nhà nước cũng có căn cứ để hoàn thiện hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện khuyến khích mở rộng sản xuất, thâm canh tăng năng suất mía góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu sản xuất 1,5 triệu tấn đường đến năm 2010 của Quốc gia [16]. Trong thực tế, vào những năm gần đây đã có một số kết quả nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của biện pháp thâm canh mía, nhưng vấn đề đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế thâm canh mía còn ít được đề cập đến. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế thâm canh mía đồi nguyên liệu trên địa bàn huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hoá” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các biện pháp thâm canh mía đồi. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế thâm canh mía đồi. - Đánh giá tình hình thâm canh mía đồi, các yếu tố tác động đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía đồi tại huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hoá. - Đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế thâm canh mía đồi trên địa bàn huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hoá. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp thâm canh mía đồi trên địa bàn huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hoá. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn tiến hành nghiên cứu xác định HQKT của một số biện pháp thâm canh chủ yếu trong sản xuất mía. - Nghiên cứu tập trung vào cây mía đồi trên địa bàn huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hoá. - Khảo sát các đơn vị sản xuất mía bao gồm hộ nông dân, hộ công nhân nông nghiệp của các nông trường nhận thầu trồng mía. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế thâm canh mía đồi ở huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hoá. 1.3.3. Thời gian nghiên cứu Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế thâm canh mía đồi trên cơ sở phân tích thực trạng vùng mía nguyên liệu ở huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hoá. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong thâm canh mía đồi 2.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế 2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế HQKT là một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó. HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế có nghĩa là tăng cường trình độ, lợi dụng các nguồn lực có sẵn trong một hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống con người ngày càng tăng. Nói một cách biện chứng thì chính do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế thấy cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù HQKT. Bàn về khái niệm HQKT, các nhà kinh tế ở nhiều nước và nhiều lĩnh vực có những quan niệm nhìn nhận khác nhau, có thể tóm tắt vào 3 hệ thống quan điểm như sau: - Quan điểm cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, vật, lực, tiền vồn) để đạt kết quả đó. Đại diện cho hệ thống quan điểm này, Culicốp cho rằng: “Hiệu quả sản xuất là tính kết quả của một nền sản xuất nhất định. Chúng ta sẽ so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất chúng ta được hiệu xuất vốn. Tổng sản phẩm chia cho số lao động được hiệu suất lao động”[8]. Tác giả Trần Đức cho rằng HQKT là “Quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí của nền sản xuất xã hội. Phạm trù HQKT thể hiện phương pháp và chất lượng kinh doanh vốn có của một phương thức sản xuất nhất định” [7]đó là sự so sánh về số lượng, giữa kết quả sản xuất với chi phí sản xuất. Một số ý kiến khác cũng xác định theo góc độ toán học: “Biểu hiện của hiệu quả như là tỷ lệ của các kết quả có thể đo được hoặc so sánh được của nền sản xuất xã hội với các chi phí có thể tính toán được”. Khi tính toán hiệu quả sản xuất ngành mía đường, tác giả Lê Thụ xác định : “Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất lượng của sản xuất kinh doanh. Nội dung của nó là so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra” [6]. - Hệ thống quan điểm cho ràng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Thể hiện quan điểm này, có tác giả nêu khái niệm chung nhất của HQKT là đại lượng thu được của hiệu số giữa kết quả thu được và hao phí (chi phí bỏ ra) để thực hiện mục tiêu đó. HQKT = Kết quả sản xuất - Chi phí Tác giả Đỗ Thịnh nêu quan điểm: “Thông thường hiệu quả được biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí … Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa. Do vậy, một cách linh hoạt và rộng rãi hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp mong muốn”. - Quan điểm xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Một số ý kiến chú ý đến “quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng trưởng kết quả sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội” [7]. ∆K HQKT= ∆C ∆K: là phần tăng lên của kết quả sản xuất ∆C: là phần tăng lên của chi phí sản xuất (∆K tăng nhanh hơn ∆C nhằm mục tiêu HQKT luôn luôn lớn hơn 1) Ngoài ra còn có ý kiến, quan điểm nhìn nhận HQKT trong tổng thể kinh tế - xã hội. Theo L.N.Carirốp “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân bằng cách so sánh các kết quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dữ trữ đã sử dụng”. Theo Anghlốp thì: “HQKT xã hội là sự tương ứng giữa kết quả xã hội được khái quát trong khái niệm rộng hơn - sự tăng lên phần thịnh vượng cho những người lao động với mức tăng hao phí để nhận kết quả này” [5]. + Đối với Chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường tuân theo quy luật kinh tế cơ bản nhằm thu được lợi nhuận tối đa cho từng doanh nghiệp thì HQKT chủ yếu được đánh giá bằng những chỉ tiêu phản ánh lợi ích kinh tế của từng doanh nghiệp. + Trong nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp (mô hình các nước xã hội chủ nghĩa trước đây) lấy mục tiêu số một là đáp ứng nhu cầu vật chất của xã hội coi HQKT của sản xuất trước hết là năng lực sản xuất và cung ứng vật chất cho xã hội của từng cơ sở sản xuất. + Ngày nay, nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới tạo điều kiện cho thành phần chủ yếu của các doanh nghiệp tư nhân phát triển trong cơ chế thị trường, nhưng luôn có sự can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước để đáp ứng yêu cầu của thể chế chính trị kinh tế và xã hội hiện tại. Ở Việt Nam, Nghị quyết Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nền kinh tế hiện nay sẽ có nhiều thành phần tham gia và quản lý theo “cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng là xu hướng đó. Như vậy khi tổ chức sản xuất, mỗi doanh nghiệp không chỉ nhằm đạt được mục tiêu là lợi nhuận doanh nghiệp mà còn phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và chính Nhà nước sẽ điều chỉnh phù hợp đó bằng các chính sách giá cả, trợ giá và các loại thuế. Do vậy khái niệm về HQKT ở các nền kinh tế khác nhau sẽ không đồng nhất. Tuỳ điều kiện và mục đích của từng đơn vị sản xuất cũng như yêu cầu đặt ra của xã hội mà khái niệm HQKT được phát biểu theo giác độ khác nhau. Như vậy tiêu chuẩn của HQKT thể hiện ở trình độ đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nó cũng không chỉ dừng lại ở mức độ nào đó, mà khoa học kinh tế còn phải có nhiệm vụ giải quyết cụ thể mức độ đáp ứng yêu cầu của quy luật cơ bản đó biểu hiện ở mỗi thời kỳ, mối giai đoạn phát triển kinh tế của từng nước. Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý (kết quả sản xuất - chi phí) thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh khả năng cung cấp của cải vật chất cho xã hội của những cơ sở sản xuất đạt được hiệu số của kết quả sản xuất - chi phí như nhau. Tuy nhiên, nếu tập trung vào các chỉ tiêu chỉ số giữa kết quả sản xuất với chi phí hoặc vật tư và lao động đã sử dụng thì lại chưa toàn diện bởi lẽ chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết …). Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số trên như nhau nhưng ở những không gian và thời gian khác nhau thì tác động của nguồn lực tự nhiên là khác nhau và như vậy HQKT cũng sẽ không giống nhau. Với quan điểm xem xét HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của cả chi phí sẵn có cộng chi phí bổ sung. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm tương tự, tác giả Ngô Văn Hải, trong báo cáo Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế đưa ra khái niệm như sau: “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, phương thức quản lý và các nguồn lực tự nhiên. Nó được tính toán bằng các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu của xã hội” [10]. 2.1.1.2. Nội dung và bản chất của phạm trù HQKT - HQKT là một phạm trù kinh tế - xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế và là đặc trưng chung cho mọi nền sản xuất - xã hội. Công trình nghiên cứu chưa hoàn thiện của Farrell (1957) thể hiện bản chất này của phạm trù HQKT. Khi nghiên cứu hoạt động kinh tế của những nhà sản xuất ngang tài, ngang sức và tiêu biểu nhưng lại đạt kết quả khác nhau do cách kinh doanh khác nhau và như vậy thì chỉ có thể ước tính đầy đủ HQKT theo nghĩa tương đối. Để giải thích cho lập luận này, Farrell phân biệt các hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và HQKT. + Hiệu quả kỹ thuật: là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với những yếu tố đầu vào cố định. + Hiệu quả phân phối: là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá đầu vào. Và HQKT = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân bổ Như vậy, hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến những đặc tính vật chất của quá trình sản xuất. Mục đích này phổ biến thích hợp mọi hệ thống kinh tế, nó mang tính chất xã hội. Hiệu quả phân phối liên quan đến yếu tố tổ chức quản lý nhằm đạt mục đích kinh tế của người sản xuất là có lợi nhuận ở mức tối đa. - Nền kinh tế đa thành phần quản lý theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay đang cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ gia đình ở mọi thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất. Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất của mỗi thành phần kinh tế là khác nhau cho nên chỉ tiêu đánh giá HQKT cũng rất đa dạng. Hộ nông dân, hộ công nhân nông nghiệp tiến hành sản xuất trước hết là để có công ăn việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày sau đó mới tính đến lợi nhuận để tích luỹ. Doanh nghiệp tư nhân tổ chức sản xuất thực chất là tìm cơ hội kinh doanh tiền vốn để sinh lãi, đây là mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước tổ chức sản xuất nhằm nhiều mục đính như vừa kinh doanh tạo của cải vật chất, vừa cung ứng sản phẩm tạo tạo nguồn nguyên liệu cho các quốc doanh chế biến. HQKT của các đơn vị này bao gồm cả ở sản xuất nông nghiệp và cả ở phần lợi nhuận của công nghiệp chế biến. - HQKT là một phạm trù kinh tế xã hội với những đặc thù phức tạp nên việc xác định và so sánh HQKT là điều khó khăn và mang tính chất tương đối. Rõ ràng theo định nghĩa thì HQKT luôn liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào (chi phí các nguồn lực) và yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được) của một quá trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề tính toán, xác định chính xác các yếu tố đầu vào sẽ gặp những khó khăn vì: + Có những tư liệu sản xuất tham gia vào nhiều quá trình sản xuất và trong nhiều năm, cho nên việc khấu hao hay phân bổ chi phí chỉ có thể là tương đối. + Các tài sản cố định đều có quá tình sửa chữa lớn và có thể đã được nâng cấp, mở rộng quy mô nên việc xác định giá và mức khấu hao trích vào từng lĩnh vực sản xuất không được chính xác. + Trong hạch toán giá thành mới chỉ tính đến những khoản chi phí trực tiếp và hữu hình là chính. Có những khoản chi phí gián tiếp, vô hình không tính được những có tác dụng lớn đến kết quả sản xuất như đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm …), đào tạo giáo dục, tuyên truyền khoa học kỹ thuật và chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Khoa học kỹ thuật đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn ở trình độ quá thấp và lạc hậu, do đó các yếu tố điều kiện tự nhiên sẽ tác động rất lớn, kể cả tác động tích cực và tiêu cực. Đối với từng cơ sở sản xuất mức độ tác động này cũng khác nhau. Các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): Trước hết các mục tiêu đạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân (được xã hội chấp nhận). Các kết quả đạt được về mặt vật chất có thể lượng hoá được để so sánh, nhưng có những yếu tố không thể lượng hoá chính xác như vấn đề bảo vệ môi trường, giảm tệ nạn xã hội … Mặt khác có những hậu quả không thể đánh giá ngay được mà nó bộc lộ sau một thời gian dài, như Anghen viết “Nếu chúng ta phải trải qua hàng nghìn năm lao động mới có thể trong một chừng mực nào đó đánh giá được những hậu quả tự nhiên xa xôi của những hoạt động sản xuất của chúng ta và vì thế chúng ta lại càng phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa mới có thể hiểu biết được những hậu quả xã hội của những hoạt động ấy”[1] HQKT với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích của sản xuất là phải đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội. HQKT chỉ phản ánh việc thực hiện nhu cầu của xã hội ở trình độ nào. Vì vậy, xem xét HQKT không chỉ dừng ở mức độ đánh giá, mà phải thông qua đó tìm những giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao HQKT. Từ đó có thể có những biện pháp nhằm đạt mục tiêu của nền sản xuất xã hội ở mức cao hơn với các mức chi phí nhân, tài, lực và tiền vốn ít hơn. Như vậy, phạm trù HQKT đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh và phân tích kinh tế nhằm tìm ra giải pháp có lợi nhất. Đây chính là ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhất của phạm trù HQKT. 2.1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế A. Phân loại theo nội dung, bản chất HQKT là một phạm trù kinh tế - xã hội. Có thể phân biệt 3 phạm trù riêng biệt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế - xã hội. Ba phạm trù này khác nhau về phạm vi, nội dung nhưng lại có quan hệ tác động qua lại biện chứng và gắn bó chặt chẽ với nhau. - Hiệu quả kinh tế: Thể hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt hiệu quả đó. - Hiệu quả xã hội (HQXH): xem xét mức độ tương quan giữa các kết quả đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần, tạo ra các mối quan hệ lành mạnh, giải quyết công ăn việc làm …) và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. - Hiệu quả kinh tế - xã hội (HQKT-XH): là phản ánh mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế và xã hội với các chi phí đã bỏ ra để đạt kết quả đó. Như vậy xét cho cùng thì HQKT là trọng tâm và quyết định nhất, HQKT được đánh giá đầy đủ nhất khi có sự kết hợp hài hoà với HQXH. Như đã phân tích ở phần trên cho thấy chi phí của quá trình sản xuất bao gồm cả chi phí trực tiếp sản xuất và chi phí gián tiếp ngoài lĩnh vực sản xuất. Với mục đích nghiên cứu so sánh HQKT và các biện pháp nâng cao HQKT trong sản xuất, đề tài tập trung xem xét các yếu tố chi phí trực tiếp sản xuất từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện. Đây là yếu tố khách quan có tác động ảnh hưởng rõ rệt đến HQKT. Hoạt động kinh tế luôn nhằm đạt được cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội. Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội, luôn gắn bó, tác động nhau. HQKT-XH là phạm trù bao gồm cả HQKT và HQXH. HQKT xem xét kết quả sản xuất ở các chỉ tiêu kinh tế như tổng giá trị, chí phí, sản lượng, thu nhập, lợi nhuận, … HQKT được đánh giá qua các chỉ tiêu về giải quyết công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, môi sinh và an ninh chính trị xã hội trong thời điểm trước mắt và lâu dài. Đề tài của luận văn được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, chủ yếu tập trung xem xét đánh giá HQKT của các tác động kinh tế và đề cập với mức độ nhất định các tác động đồng thời về mặt xã hội của các hoạt động kinh tế, thực chất cũng là HQKT-XH từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao HQKT. B. Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như các địa phương, các ngành sản xuất, từng cơ sở, đơn vị sản xuất đến một phương án sản xuất hay một quyết định quản lý … Như vậy, cũng cũng có thể phân chia phạm trù HQKT theo phạm vi và đối tượng xem xét: - HQKT quốc dân: là HQKT tính chung trong toàn bộ nền sản xuất - xã hội. - HQKT ngành: tính riêng của từng ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp … Trong từng ngành lại chia nhỏ như ở nông nghiệp chia thành HQKT ngành cây lúa, HQKT ngành cây mía, HQKT ngành chăn nuôi gà ,… - HQKT theo vùng lãnh thổ: tính riêng cho từng vùng, từng tỉnh, từng huyện … - HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất - kinh doanh như hộ gia đình, Hợp tác xã, nông trường … - HQKT của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu tư vào sản xuất như biện pháp làm đất, chi phí phân bón, chi phí BVTV … Từ sau khi thực hiện Nghị quyết 10 - Bộ Chính trị về khoán trong nông nghiệp, đặc biệt từ sau năm 1998 khi có Nhà máy đường Việt Nam - Đài Loan mở cơ sở chế biến trên địa bàn huyện thì mô hình tổ chức sản xuất mía ở vùng Thạch Thành - Thanh Hoá chủ yếu là hộ gia đình nông dân, hộ chủ thầu và các nông trường quốc doanh … 2.1.2. Khái niệm về thâm canh Hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) đã có ngay từ khi bắt đầu hình thành loài người và nó được truyền lại và ngày càng được củng cố thành tập quán sản xuất của con người. Tuy nhiên tập quán sản xuất thường phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, dân trí và các điều kiện cần thiết. Do đó trong điều kiện kinh tế hiện tại, phần lớn các biện pháp kỹ thuật được áp dụng ở mức tối thiểu để duy trì sản xuất. Bằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã chỉ dẫn cho con người những nội dung và phương pháp đầu tư để có thể đạt kết quả sản xuất cao hơn. Đó chính là biện pháp thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, hiểu theo nghĩa đen là biện pháp canh tác (hay sản xuất) kỹ càng hơn. Nghĩa bóng nói lên mức đầu tư cao hơn theo chiều sâu vào một hoạt động sản xuất cụ thể nào đó. Từ điển Bách khoa nông nghiệp xuất bản năm 1991 đã nêu khái niệm thâm canh trong nông nghiệp “… là trồng trọt theo hướng đầu tư thêm lao động và tư liệu sản xuất vào một diện tích đất đai để tăng năng xuất nông sản” [2]. Thâm canh là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp của tất cả các nước trên thế giới kể cả trước kia và hiện nay. Theo PGS.TS Phạm Bá Phong trong bài viết “Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và vấn đề cân bằng sinh thái” cho rằng: Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở mở rộng việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật về di truyền chọn giống cây trồng và vật nuôi, sử dụng phân bón, thuỷ lợi, thuốc trừ sâu, các công cụ cơ giới hoá đã cho phép làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng nông nghiệp và giảm sự tiêu hao sức lao động trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu lương thực trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản [13]. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, không thể không quan tâm đến mặt trái: những mâu thuẫn bên trong quá trình này mà bản thân nó có thể đưa lại những hậu quả về sinh học, sinh thái và xã hội. Thâm canh trong nông nghiệp cổ truyền là theo hướng đầu tư thêm lao động, làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch đều làm kỹ hơn bằng lao động thủ công, tăng phân bón hữu cơ, năng suất cây trồng có tăng, nhưng tăng ít và năng suất lao động thấp. Nông nghiệp cổ truyền “có cải tiến” thâm canh theo cách đầu tư thêm lao động và sử dụng một số tư liệu sản xuất do công nghiệp sản xuất như máy móc, phân hoá học, thuốc trừ sâu … năng suất cây trồng có thể tăng hơn những năng suất lao động vẫn thấp Thâm canh trong nông nghiệp phi cổ truyền (nông nghiệp hiện đại) là theo hướng giảm lao động và đầu tư thêm các tư liệu sản xuất tiến bộ như máy móc, phân hoá học, thuốc trừ sâu bệnh và giống tốt, trong đó đặc biệt là sử dụng máy móc hiện đại. Năng suất cây trồng tăng nhiều và năng suất lao động tăng cao. Đây là phương thức kinh doanh nông nghiệp tiên tiến, hiện nay được tiến hành ở những nước có nền văn minh lâu đời, nông dân sử dụng đất triệt để với kỹ thuật hiện đại. Nông nghiệp thâm canh ngày càng nhân tạo hoá điều kiện sản xuất, tạo ra năng suất ngày càng cao, điển hình là nông nghiệp Hà Lan. 2.2. Quy trình kỹ thuật canh tác, thâm canh mía đồi 2.2.1. Đặc điểm hình thái của cây mía * Thân mía: Là đối tượng thu hoạch chính, là nguyên liệu để chế biến đường, là bộ phận làm giống cho các vụ sau. Thân mía vừa biểu hiện đặc trưng của giống, vừa phản ánh tình trạng sinh trưởng phát triển, tác động của điều kiện thời tiết khí hậu và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Thân mía bao gồm nhiều lóng và đốt hợp thành. Có vỏ màu xanh, màu vàng, màu đỏ sẫm, màu tím … Độ to và chiều dài của lóng mía phản ánh khá rõ tình hình chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện dinh dưỡng của cây. Nếu mía tóp ngọn sớm, mía từ 1/2 cây trở lên, lóng đã bắt đầu bé và ngắn dần. Điều này chứng tỏ mía bị thiếu phân, thiếu nước nghiêm trọng ở gia đoạn cuối, dẫn đến năng suất thấp và ảnh hưởng xấu đến vụ gốc năm sau [12]. * Lóng mía: Là bộ phận nằm giữa hai đốt, thường có độ dài trung bình khoảng 10 - 18 cm. Lóng cùng với đốt (mắt) là những bộ phận cơ bản cấu thành thân mía. Hình dạng lóng cũng có sự biến động theo điều kiện chăm sóc, nhưng không nhiều. Màu sắc lóng cũng có sự thay đổi khá nhiều theo tuổi mía, theo chế độ ánh sáng và phân bón. * Đốt mía: Là nơi gọi là “mấu” hay “mắt”, là bộ phận nối liền giữa các lóng mía với nhau trên thân mía. Đốt mía chỉ rộng khoảng 1 - 2cm nhưng bao gồm 4 bộ phận hình thành đó là đai sinh trưởng, rễ, mầm và sẹo lá (vết lá). * Mầm mía: Nằm trên đai rễ, thông thường ở mỗi đốt mía chỉ có một mầm, cá biệt có biến dị thành 2 hay nhiều mầm. Nhìn chung, mầm là chỉ tiêu (căn cứ) đặc biệt quan trọng để phân biệt giống mía. Trong đó, hình dạng, vị trí của chân mầm, của đỉnh mầm ở thời điểm bánh tẻ (không non quá hoặc không già quá) là những đặc trưng rất rõ, rất ổn định thường dùng để nhận dạng giống[12]. * Lá mía: Mọc thành hai hàng so le, đối nhau hoặc theo đường vòng trên thân mía (tuỳ giống). Mỗi đốt có 1 lá, lá mía dính vào thân ở phía dưới đai rễ khi lá rụng tạo thành sẹo lá hay vết lá. Nhìn chung hình dạng của lá, tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài, lá mọc đứng hay mọc toả … có quan hệ chặt chẽ với từng giống. * Rễ mía: Rễ mía thuộc loại rễ chùm, mọc từ các điểm rễ trên đai rễ của hom giống hoặc ở chân mầm nơi tiếp giáp giữa mầm và hạt. Tuỳ theo giống, đất đai, thời tiết và kỹ thuật chăm bón mà sự phân biệt các nhóm rễ rõ hay không rõ, khác biệt nhau nhiều hay ít. * Hoa mía (bông cờ): Khi mía kết thúc thời kỳ sinh trưởng sẽ chuyển sang giai đoạn sinh thực (thời kỹ ra hoa). Mầm hoa được hình thành ở điểm trên cùng của thân mía. Hoa mía được bao bọc bởi chiếc lá cuối cùng của bộ lá. Khi hoa thoát ra ngoài, nó xoè ra như bông cờ. * Hạt mía: Hạt mía rất bé, chỉ to 1,0-1,25mm và chỉ nặng 0,15-0,25mg, khi chín, hạt mía chuyển dần từ mầu vàng sang màu hạt dẻ. 2.2.2. Đặc điểm sinh học của cây mía và đặc điểm của vùng mía liên quan đến sản xuất nông nghiệp 2.2.2.1. Đặc điểm sinh học của cây mía Mía là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nên nó cần nóng ấm và sợ giá rét. Trên thế giới cây mía được trồng phân bố ở vĩ độ 350 Bắc đến 350 Nam. Trong đó phần lớn nằm từ vĩ độ 300 Bắc đến 300 Nam. Tương đối ít ở vùng xích đạo, tập trung nhiều ở gần Nam, Bắc chí tuyến [11]. - Mía là cây có khả năng tái sinh từ mầm. Do vậy nó là cây công nghiệp hàng năm nhưng có chu kỳ sản xuất nhiều năm (1 năm mía tơ + 2 đến 3 năm mía lưu gốc). - Cây mía đẻ nhánh tập trung trong thời gian khoảng 2 tháng và số nhánh đẻ phụ thuộc nhiều vào chế độ chiếu sáng. Độ chiếu sáng càng nhiều thì số nhánh đẻ càng tăng. Do vậy cây mía có khả năng tự bù đắp được mật độ ở khoảng trống (hiệu ứng lấp khoảng trống). - Kích thước thân cây mía phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh. Các lóng mía hình thành trong những tháng nóng, nắng, đủ ẩm và đầu tư chăm sóc tốt sẽ có kích thước lớn hơn (đường kính và chiều dài lớn hơn) và ngược lại, trong thời gian đầu vụ và tháng 10 - 11 do gặp khô hạn nên lóng mía ngắn và nhỏ. - Khả năng phát triển và tích luỹ đường của mỗi giống mía cũng khác nhau. Quá trình tuyển chọn đã tạo ra hàng trăm giống mía khác nhau, mỗi giống có điều kiện thích ứng và đặc điểm sinh lý (chín sớm, chín muộn, đẻ nhánh nhiều, đẻ nhánh ít, độ mẫn cảm sâu bệnh …) khác nhau. Điều này cho phép tính toán lựa chọn bố trí thời vụ, cơ cấu diện tích để có khối lượng mía nhiều, kéo dài vụ thu hoạch mía. - Mía là cây có bộ rễ chùm và được phân bố trên lớp đất mặt khoảng 50 - 60%, loại rễ này dùng để hút chất dinh dưỡng cho cây. Số rễ còn lại có khả năng phát triển sâu tới trên 60 cm, cá biệt có cây rễ sâu tới 1,2 - 1,5m để hút nước chống hạn và chống đổ cho cây. Năng suất và chất lượng mía phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố về điều kiện tự nhiên, giống, khả năng tưới tiêu cũng như trình độ thâm canh … Năng suất của một loại giống mía như nhau trong cùng một vùng có thể rất khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện về kỹ thuật canh tác. Những đặc điểm sinh học trên của cây mía không chỉ ảnh hưởng đến sự bố trí sản xuất của vùng mía nguyên liệu mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của vùng mía đó. 2.2.2.2. Tính đa dạng trong hệ thống sản xuất tại vùng mía nguyên liệu Vùng mía nguyên liệu là hình thức sản xuất chuyên môn hoá. Trong nông nghiệp, do những đặc điểm của ngành chi phối nên chuyên môn hoá có những đặc điểm khác biệt so với chuyên môn hoá trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp. Lý luận về chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp đã chỉ ra rằng: Trong nông nghiệp, chuyên môn hoá phải đi đối với việc phát triển các ngành sản xuất khác. Chuyên môn hoá sản xuất mía, hình thành nên các vùng nguyên liệu tập trung cũng phải tuân thủ những quy định mang tính đặc thù đó là sản xuất nông nghiệp. Chuyên môn hoá sản xuất mía nguyên liệu phải đi đôi với phối hợp các ngành sản xuất và dịch vụ, vì mía là cây công nghiệp hàng năm, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vào những tháng đầu mức độ che phủ không lớn, có thể xen canh với các loại cây trồng ngắn ngày khác như lạc, đỗ, đậu các loại. Việc xen canh các loại cây trồng ngắn ngày trên diện tích trồng mía không chỉ nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích nhất định mà còn có tác dụng tăng độ phì, cải tạo đất. Mía là cây có sinh khối lớn, có thể kết hợp chăn nuôi trâu bò để tận dụng lá mía, ngọn mía, thân cây loại bỏ trong quá trình chăm sóc canh tác. Mía cần rất nhiều phân bón, đặc biệt là khối lượng lớn phân hữu cơ vi sinh. Vì vậy, cần kết hợp sản xuất phân bón từ nguồn phế thải của chăn nuôi, của trồng và chế biến mía tại chỗ phục vụ canh tác mía. Với những lý do trên, chuyên canh mía phải đồng thời phối hợp với sự phát triển của các ngành sản xuất phụ và dịch vụ khác để tận dụng tối đa các điều kiện về đất đai, lao động._. và các nguồn lực khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên một đơn vị diện tích. Tất cả những điều đó hình thành nên tính đa dạng của vùng mía nguyên liệu. 2.2.2.3. Nguồn nhân lực của vùng mía nguyên liệu Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của vây mía trung bình là 1 năm, nhưng yêu cầu về lao động trong sản xuất ở từng giai đoạn là khác nhau. Số lượng lao động cần huy động tập trung chủ yếu vào thời kỳ trồng mới và thu hoạch mía, trong điều kiện để cơ giới hoá các khâu canh tác này còn có nhiều khó khăn. Quy trình canh tác mía theo kiểu truyền thống không thực sự phức tạp, nhưng với điều kiện sản xuất thâm canh, sử dụng mía giống mới, kỹ thuật tưới, phòng trừ sâu bệnh lại đòi hỏi người lao động phải được đào tạo, trang bị kiến thức và các kỹ năng cần thiết mới đảm bảo sản xuất có hiệu quả. Chính vì vậy, yêu cầu về nguồn nhân lực tại các vùng mía ngày càng đòi hỏi cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển cơ giới hoá trong canh tác mía, đặc biệt là cơ giới hoá trong thu hoạch thì yêu cầu về số lượng lao động tương đối có xu hướng giảm dần, còn yêu cầu về chất lượng lao động có xu hướng tăng nhanh. 2.2.2.4. Trình độ phát triển khoa học công nghệ ở vùng mía nguyên liệu Do sản xuất mang tính chuyên môn hoá cao, dẫn đến yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ mới ở các vùng nguyên liệu mía tập trung ngày càng phát triển. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quy trình canh tác mía ngày càng phức tạp nhằm làm cho sản xuất mía có hiệu quả hơn, đứng vững được trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các loại cây trồng, vật nuôi. Các lĩnh vực khoa học, công nghệ chủ yếu cần tập trung đầu tư nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất mía bao gồm: nghiên cứu đưa bộ giống mía mới phù hợp với từng vùng vào sản xuất; kỹ thuật tưới tiêu chủ động; cơ cấu hợp lý các loại phân bón trong từng thời kỳ sinh trưởng của mía; nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, phối hợp giữa trồng mía và chăn nuôi. Trong khi đó, chất lượng nguồn lao động vùng mía nguyên liệu thường thấp. Để không ngừng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của vùng mía nguyên liệu, việc hỗ trợ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật và kinh tế tại chỗ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ khác là một trong những vấn đề cần lưu ý. 2.2.2.5. Tính thời vụ của vùng mía nguyên liệu Sự giới hạn về thời gian trong các khâu trồng, chăm sóc, đặc biệt là thu hoạch mía đã làm găy gắt thêm tính thời vụ trong các vùng nguyên liệu mía tập trung. Thời gian thu hoạch mía từ khi mía chín chỉ được phép dưới 1 tháng, trong khi đó có rất nhiều yếu tố tác động đến việc thu hoạch mía kịp thời vụ hay không phụ thuộc vào khả năng của nguồn lao động, đường giao thông trong vùng mía, phương tiện vận chuyển và đặc biệt là khả năng tiêu thụ của các cơ sở chế biến. Đặc điểm này đòi hỏi phải phối hợp các ngành trong các vùng mía để sử dụng đầy đủ, hợp lý nguồn lao động, khắc phục tính thời vụ. 2.2.2.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng mía nguyên liệu Trước khi xây dựng nhà máy chế biến đường phải quy hoạch vùng mía nguyên liệu, thường 1 nhà máy chế biến đường với công suất 20 - 40 tấn/ngày phải có diện tích mía nguyên liệu từ 8.000 - 12.000 ha mía. Từ đó có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng vùng trồng mía như đường giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc … - Hạ tầng về giao thông ở các vùng mía nguyên liệu là một trong những yếu tố tạo động lực cho việc phát triển sản xuất nguyên liệu mía. Với khối lượng nguyên liệu cần vận chuyển lớn, quảng đường vận chuyển xa do quy mô vùng nguyên liệu lớn, chi phí vận chuyển chiếm 15 - 20% giá thành nguyên liệu. Vì vậy, đường giao thông từ vùng nguyên liệu về nhà máy và giao thông nội đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí cho cả người trồng mía và cơ sở chế biến. - Thuỷ lợi phục vụ vùng mía, đặc điểm sinh học của cây mía là loại cây tạo sinh khối lớn, cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển. Khối lượng nước tiêu hao phụ thuộc vào các yếu tố độ ẩm không khí, sức gió và điều kiện canh tác ở mỗi vùng. Để bảo đảm đủ nước tưới cho mía, lượng mưa cần thiết tối thiểu phải ở mức 1.300 mm/năm và phân bố tương đối đều trong năm. Do đặc điểm sinh học này, đối với các vùng mía đồi và ruộng cao, tiềm năng tăng năng suất và chất lượng mía thông qua đầu tư tưới cho mía còn rất lớn. Thực tế đã rút ra kết luận về hiệu quả cụ thể của việc tưới nước cho mía sẽ làm tăng năng suất mía từ 15 - 20 tấn/ha mía, có nơi tăng đến 30 tấn/ha [11]. - Ngoài ra sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện, xăng dầu, kho tàng, bến bãi tập kết vật tư và mía nguyên liệu trong vùng cũng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng mía. 2.2.3. Những yếu tố kỹ thuật tác động liên quan đến năng suất và chất lượng mía nguyên liệu - Các yếu tố cấu thành năng suất và giá trị sản xuất mía Năng suất mía = Mật độ cây x Trọng lượng bình quân cây + Trọng lượng (bình quân) 1 cây = Diện tích thiết diện lóng (bình quân) x Dài lóng (bình quân) x Số lóng (bình quân) x Tỷ khối + Mật độ cây hữu hiệu = Mật độ mầm x Tỷ lệ đẻ nhánh x Tỷ lệ nhánh hữu hiệu. + Mật độ mầm = Mầm/hom x Tỷ lệ nảy mầm + Tổng giá trị sản lượng = Năng suất x Giá x Hệ số giá (Hệ số giá phụ thuộc trữ đường và thời điểm thu hoạch để chế biến) + Giống mía: Các giống mía mới chọn lọc và lai tạo có năng xuất cao và chất lượng tốt hơn giống mía cũ địa phương, các giống mía này năng suất cao, cứng cây. Khả năng nảy mầm, đẻ nhánh, chịu hạn, chống sâu bệnh và khả năng tái sinh của các giống mía là khác nhau. - Kỹ thuật làm đất trồng mới: Ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm, khả năng phát triển bộ rễ, tăng sinh trưởng cây mía, tăng sự phát triển mầm gốc và kéo dài số năm sử dụng mía gốc. - Phân bón: Bón đủ dinh dưỡng sẽ tăng khả năng đẻ nhánh, sinh trưởng, tăng kích thước và chất lượng mía, tăng năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây mía. - Mật độ cây hữu hiệu: Số cây có khả năng cho thu hoạch/1 đơn vị diện tích. Mật độ cây quá ít thì năng suất thấp. Mật độ cây quá dày thì cây nhỏ, sâu bệnh nhiều nên năng suất và chất lượng lại giảm. Bảo đảm số cây hợp lý và đạt kích thước cây to, dài thì năng suất mía sẽ cao. - Thời vụ trồng và thu hoạch: Trồng mía vào thời vụ thích hợp (đủ độ ẩm và nhiệt độ) thì sức nảy mầm nhanh, khoẻ. Thời vụ thu hoạch tốt nhất khi mía đạt độ chín công nghiệp (trữ đường cao nhât) vào khoảng thời gian từ mọc mầm đến thu hoạch càng dài thì càng có điều kiện cây mía sinh trưởng, phát triển tích luỹ để tăng năng suất mía. - Kỹ thuật chăm sóc: Bao gồm việc xáo xới, diệt cỏ, vun gốc, bón phân, tưới nước … Tăng cường các biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của cây mía, góp phần tăng năng suất mía. Tuy nhiên, có một mức đầu tư chi phí nhất định sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (giá trị thu được trừ đi chi phí bỏ ra = lợi nhuận đạt được lớn nhất) - Kỹ thuật để mía lưu gốc: Liên quan đến kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch từ vụ mía tơ. Mầm gốc từ vụ mía tơ được vun dày, mía ít bị sâu, rệp thì sức nảy mầm và mật độ mía cây lưu gốc sẽ cao hơn. Mía gốc được chăm sóc và bón phân sớm sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng tạo điều kiện tăng năng suất mía gốc. - Bảo vệ thực vật: Có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách tốt nhất cho mía sẽ bảo đảm mía phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng mía. Đặc biệt, việc phòng trừ rệp mía quyết định đến năng suất, chất lượng mía trong vụ và khả năng tái sinh mầm của mía gốc vụ sau. 2.2.4. Biện pháp canh tác mía đồi Là những công việc cụ thể tác động vào đất đai và cây trồng như làm đất, bón phân, đặt hom lấp đất, chăm sóc và thu hoạch theo điều kiện đất đồi. Trong quy trình sản xuất cây mía đồi, nội dung công việc của các biện pháp canh tác đối với mía tơ (vụ mía đầu) và mía gốc (từ vụ thứ 2) cũng có khác nhau, cụ thể như sau [10]: Biện pháp canh tác Mía tơ Mía gốc 1. Làm đất: - Cày bừa, rà sâu. - Rạch hàng. - Ra cắt rễ cũ kết hợp xáo xới làm tơi xốp đất. 2. Trồng: - Bón phân lót, đặt hom, lấp đất. - Dặm hom. - Dọn phát gốc, dặm hom. - Bón phân. 3. Chăm sóc: - Làm cỏ. - Bón phân thúc. - Xới, xáo vun gốc. - Phun thuốc BVTV. - Bóc lá. - Làm cỏ. - Bón phân thúc. - Xới, xáo vun gốc. - Phun thuốc BVTV. - Bóc lá. 4. Thu hoạch: - Đốn chặt. - Bó, gom đống, vác lên xe vận chuyển. - Đốn chặt. - Bó, gom đống, vác lên xe vận chuyển. 2.2.5. Các biện pháp thâm canh mía đồi - Biện pháp làm đất: Cây mía là cây rễ chùm có đặc điểm phát triển theo chiều cao (cao 3 - 4m so với mặt đất) và trọng lượng tăng theo chiều cao, tán lá và ngọn mía có trọng lượng nặng, có sức cản gió luôn có xu thế kéo đổ cây. Do vậy cần có tầng đất canh tác dày và độ sâu tơi xốp để bộ rễ phát triển giữ thế cân bằng cho cây mía phát triển kích thước (tăng độ cao cây và tăng đường kính thân), tạo năng suất. Bộ rễ phát triển theo chiều sâu và lan rộng còn tăng khả năng hút nước, chịu hạn của cây mía, đáp ứng yêu cầu thoát nước ngày càng tăng của tán lá mía. Muốn tạo cho tầng đất canh tác có độ sâu tơi xốp phải thực hiện tốt biện pháp làm đất. Làm đất trồng mía bằng cơ giới máy móc (ở điều kiện mặt bằng cho phép) bao gồm: rà sâu, cày bừa và rạch hàng. Tầng đất tơi xốp sâu 40 - 45 cm, rất thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển cây mía. Làm đất thủ công bằng trâu, bò cày kéo và người đào rạch hàng, cách này độ sâu tầng tơi xốp chỉ đạt 15 - 20cm, hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây mía nhiều, ảnh hưởng lớn đến năng suất, biện pháp này hiện nay không còn áp dụng. Thâm canh ở khâu làm đất là tăng cường áp dụng biện pháp làm đất cơ giới để trồng mía. - Biện pháp trồng các giống mía năng suất cao: Trong kinh nghiệm đúc rút từ thực tế sản xuất nông nghiệp bao đời nay đã khẳng định “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” là những yếu tố chính quyết định đến năng suất cây trồng. Trong những năm gần đây cuộc cách mạng xanh trong sản xuất nông nghiệp thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năng suất cây trồng đã tăng lên 3 - 4 lần, trước hết nhờ có tiến bộ vượt bậc trong công tác lai tạo, chọn lọc giống cây trồng. Giống cây trồng mới được tạo ra là những giống cây trồng có khả năng thích ứng, sức sinh trưởng và phát triển mạnh, có tiềm năng cho năng suất cao. Có giống tốt, với đầu tư thâm canh cao về phân bón, lao động và điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi sẽ đạt năng suất cao. Các giống mía năng suất cao có thể đạt năng suất cao hơn hẳn mức năng suất trung bình ngay trong cùng điều kiện sản xuất. Một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng mía nguyên liệu công nghiệp là hàm lượng đường (trữ đường). Mía thu hoạch phải đạt trữ đường từ 10 trở lên thì mới đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến đường. Hiện nay các tập đoàn giống mía ở nước ta khá phong phú, bao gồm hàng trăm giống mía địa phương, truyền thống; hơn một trăm giống mía mới lai tạo trong nước và nhập nội. ở vùng mía đường Thạch Thành, một số giống mía đang được trồng trong sản xuất đại trà như: ROC 9, ROC 10, ROC 16, MY, QD 15 … Trong đó tỷ lệ giống MY chiếm 75 - 80% diện tích toàn vùng. Tuy nhiên cùng điều kiện chân đất và đầu tư, chăm sóc như nhau, các vườn trồng ROC 9, ROC 10, ROC 16 cho năng suất gấp 1,25 lần các vườn trồng MY (tổng hợp vụ mía 2005 - 2006; do giống MY bị nhiễm rệp). Tuy nhiên, giống MY có ưu thế chịu hạn tốt hơn các giống mía khác. Vùng mía Thạch Thành chủ yếu vùng đồi. Hiện nay việc cung cấp nước cho mía còn khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, chưa chủ động được chống hạn cho mía. Việc lựa chọn trồng các giống mía có năng suất cao đồng thời phải tăng chi phí giống, phân bón và công lao động. - Biện pháp tăng lượng phân bón: Mía là cây trồng công nghiệp, sản phẩm của mía là khối lượng sinh khối (thân cây) tích luỹ trong suốt quá trình sinh trưởng. Cây mía cần lượng dinh dưỡng lớn, phân bón là nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng nhất của cây trồng. Lượng phân bón và cách bón phân có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng mía cây. Lượng bón và tỷ lệ bón các loại phân hữu cơ, NPK có tác dụng khác nhau đối với từng giống mía, loại mía, từng mùa vụ. Theo quy luật chung của sản xuất nông nghiệp, đến một mức bón nhất định thì tác dụng tương ứng giữa lượng phân bón với tăng năng suất mía không còn. Nếu tăng lượng phân bón thì tỷ suất sản phẩm tăng trên đại lượng phân bón tăng sẽ giảm. Có một mức giới hạn mà đến đó mức bón phân đạt tỷ suất sản lượng sản phẩm tăng trên lượng phân bón tăng đạt lớn nhất - đó là mức bón phân đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. - Biện pháp bảo vệ thực vật Trong sản xuất mía, vấn đề bảo vệ thực vật cần phải quan tâm nhất là sâu đục thân và rệp chích hút lá mía. Sâu đục thân hạn chế nhiều đến sự sinh trưởng của cây mía và làm tăng tỷ lệ mía đổ gãy khi gặp gió bão, giảm trữ đường khi thu hoạch. Đây cũng là một yếu tố làm giảm cả năng suất và chất lượng mía cây. Nhưng trong thực tế sản xuất, ở diện tích rộng và do tán lá mía cao, nhiều tầng nên việc tiêu diệt hoặc hạn chế bướm (ngài) đẻ trứng ít hiệu quả. Xu hướng chính là chọn giống mía ít bị sâu đục thân và áp dụng các biện pháp sinh học như hạn chế mầm mía, thu dọn vệ sinh đồi bãi sau thu hoạch để hạn chế sâu bọ phát triển. Rệp mía là đối tượng nguy hại lớn nhất đối với sản xuất mía vì khi rệp chích hút lá mía sẽ làm cho cây mía sinh trưởng kém, mất khả năng tái sinh, hàm lượng đường giảm đáng kể và chất lượng đường kém (không thể kết tinh được). Vì vậy việc phun thuốc phòng trừ rệp mía là cực kỳ quan trọng nhằm bảo đảm cho cây mía sinh trưởng, phát triển tốt và mía cây đủ chất lượng để chế biến công nghiệp. Thực hiện việc phòng trừ rệp mía một cách tích cực và hợp lý để đạt kết quả sản xuất cao hơn cũng được coi là một biện pháp thâm canh mía. - Biện pháp sử dụng mía lưu gốc: Mía là cây công nghiệp thu hoạch hàng năm những lại có khả năng tự tái sinh mầm gốc để cho thu hoạch nhiều năm. Để lưu gốc càng nhiều năm thì càng giảm chi phí làm đất và hom giống. Mặt khác cây mía có thời gian dài để sinh trưởng và tăng kích thước thân lóng, đó là cơ sở để đầu tư thâm canh tăng năng suất mía. Thâm canh mía lưu gốc là bao gồm cả tăng cường biện pháp chăm sóc, cải tạo và tăng mức đầu tư để mía gốc đảm bảo có đủ các yếu tố cấu thành năng suất cao (mật độ cây hữu hiệu, kích thước đường kính lóng, số lóng/cây), chất lượng tốt (trữ đường cao) và tăng số năm mía lưu gốc có HQKT cao. 2.3. Hiệu quả kinh tế của biện pháp thâm canh mía đồi 2.3.1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu HQKT của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh mía đồi. Từ năm 1972, Thanh Hoá bắt đầu trồng mía nguyên liệu để sản xuất đường thủ công; diện tích, sản lượng mía chưa đáng kể. Năm 1986, tỉnh đầu tư xây dựng và đưa nhà máy đường Lam Sơn công suất ép 1.500 tấn mía nguyên liệu/ngày vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vào thời gian này, có 4 huyện (Thọ Xuân, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Thường Xuân) tham gia trồng mía nguyên liệu với diện tích 1.450 ha. Từ đó đến nay, đã có thêm 3 nhà máy đường hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, qui mô vùng mía nguyên liệu tăng lên đáng kể. Các địa phương trồng mía nguyên liệu phát triển toàn diện từ việc xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, trường học, đường điện, trạm xá; đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, quan hệ sản xuất nông thôn, nông nghiệp được củng cố. Thạch Thành là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, vốn là một vùng rừng gỗ bạt ngàn trong những năm 50 của thế kỷ trước, qua thời gian con người đã khai thác triệt để, biến vùng này trở thành vùng đất trống, đồi trọc và qua các chu kỳ sản xuất cây nông nghiệp, công nghiệp như cam, dứa, ngô, sắn, cao su … Đất đai nơi đây đang có nguy cơ ngày càng khô cằn, bạc màu. Từ những năm 90, cây mía được trồng trên vùng đồi Thạch Thành là nguyên liệu cho nhà máy mía đường Lam Sơn, nhưng từ khi có Nhà máy mía đườngViệt Nam - Đài Loan xây dựng thì nguyên liệu chủ yếu của nhà máy được lấy từ vùng này. Như vậy, với chế độ chăm sóc thâm canh đúng mức sẽ có tác dụng làm tăng độ phì của đất, cho phép tạo vùng mía chuyên canh lâu dài, cung cấp nguyên liệu ổn định cho nhà máy đường. Mở rộng hướng trồng các cây công nghiệp trên đất đồi dành diện tích ruộng để thâm canh sản xuất các cây lượng thực và thực phẩm là hướng đúng đắn lâu dài trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Quá trình hình thành và mở rộng phát triển vùng mía Thạch Thành - Thanh Hoá đã tạo sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội trong vùng, từng bước thực hiện phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để cải tạo thành đất nông nghiệp có HQKT cao, đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được tăng cường. Đầu tư thâm canh là hướng chủ yếu để trong tương lai biến vùng mía Thạch Thành thành một vùng chuyên canh mía, một cùng kinh tế mới trù phú của miền Tây tỉnh Thanh Hoá. Nghiên cứu HQKT của các biện pháp kỹ thuật thâm canh mía đồi là cần thiết nhằm đưa ra những căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn để khuyến cáo hướng dẫn các hộ trồng mía áp dụng các mức đầu tư hợp lý, có lợi nhất. Đồng thời góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất mía đồi ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá cũng như các vùng khác trong cả nước. 2.3.2. Phương pháp xác định HQKT của các biện pháp thâm canh mía đồi Để đánh giá một biện pháp kỹ thuật thâm canh mía đồi có HQKT không, hiệu quả cao hay thấp, hay không hiệu quả, thì cần phải có “mốc” để so sánh. Mốc đó chính là mức đầu tư để sản xuất trung bình, thấp hơn mức thâm canh. Ở mỗi biện pháp canh tác đều có yếu tố đầu tư khác nhau, chỉ tiêu HQKT cũng sẽ khác nhau và cách so sánh đánh giá giữa các mốc cũng khác nhau. Các biện pháp thâm canh bằng tăng đầu tư chi phí vật chất như làm đất, phân bón, giống mới thì chỉ tiêu tính hiệu quả là giá trị sản xuất thu được trên đồng chi phí bỏ ra. Các biện pháp thâm canh bằng đầu tư lao động thì chỉ tiêu tính HQKT sẽ là giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp thu được trên 1 công lao động. Các biện pháp thâm canh vừa tăng đầu tư vật chất, vừa tăng đầu tư công lao động như biện pháp bảo vệ thực vật, biện pháp để mía lưu gốc … thì áp dụng đồng thời cả hai loại chỉ tiêu giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí và 1 công lao động. + Biện pháp làm đất trồng mía bằng cơ giới: Mốc để so sánh đánh giá HQKT ở đây là cách làm đất bằng thủ công (cày bừa trâu bò kéo và dùng lao động chân tay). Nếu hộ sản xuất tự cày bừa thì khi chuyển sang thuê máy làm đất sẽ giảm được chi phí lao động và tăng chi phí bằng tiền (tiền thuê máy). Để dễ tính toán chúng tôi quy đổi tính chi phí làm đất thủ công bằng giá thuê làm đất thủ công tại địa phương. Tiêu chuẩn đánh giá HQKT ở đây là giá trị thu được tính trên một đồng chi phí trung gian. + Biện pháp trồng các giống mía năng suất cao: Các giống mía năng suất cao thường là các giống mới lai tạo hoặc nhập nội. Nó có năng suất và những ưu điểm hơn hẳn những giống cũ đang trồng ở địa phương, nhưng nó đòi hỏi chi phí vật chất (tiền giống ban đầu và phân bón …) và công lao động (chăm sóc, thu hoạch … cũng nhiều hơn). HQKTcủa giống mía mới sẽ được so sánh với các giống cũ đang trồng phổ biến ở địa phương. Tiêu chuẩn để đánh giá HQKT ở đây là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí, thu nhập trên 1 đơn vị diện tích và thu nhập trên một ngày công lao động. Biện pháp này còn có ý nghĩa kinh tế rất lớn với nhà máy đường vì mía năng suất cao và chất lượng tốt thì nhà máy đường có thêm nguyên liệu hoạt động và giá thành sản xuất đường sẽ thấp hơn, lợi nhuận chế biến sẽ tăng. + Biện pháp tăng lượng phân bón: Tăng lượng phân bón cho mía sẽ làm tăng chi phí sản xuất trong đó chủ yếu là tăng chi phí vật chất và tăng một lượng công lao động để vận chuyển và bón phân. HQKT được xác định bằng kết quả sản xuất tính theo chi phí đầu tư. + Biện pháp để mía lưu gốc: Tăng số vụ để mía lưu gốc sẽ giảm được chi phí trồng mới đầu vụ, giảm giống (vì trong trồng mía chi phí cho giống mới chiếm tỷ trọng lớn nhất). Để đảm bảo mía lưu gốc duy trì năng suất cao cần phải đầu tư thêm vật chất và công lao động để chăm sóc mía. HQKT cần tính đến kết quả sản xuất đạt được trên 1 đồng chi phí đầu tư và thu nhập đạt được trên 1 công lao động. Cả hai yếu tố này là căn cứ để quyết định số vụ để mía lưu gốc có hiệu quả. + Biện pháp thâm canh tổng hợp: Trong sản xuất mía đại trà, các biện pháp thâm canh được áp dụng kết hợp liên hoàn. Sử dụng đồng thời hai, ba hoặc nhiều biện pháp thâm canh tạo điều kiện tăng kết quả của chúng như trồng các giống mía có năng suất cao là những giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chịu thâm canh, làm đất cơ giới tạo tầng đất canh tác tơi xốp giúp bộ rễ mía phát triển cả về bề rộng và bề sâu, tăng khả năng hút dinh dưỡng và nước, cày bừa và rạch hàng bằng máy không chỉ tăng khả năng chịu khô hạn, chống đổ của cây mía mà còn có khả năng tăng số vụ để mía lưu gốc, tăng lượng phân bón và chi phí bảo vệ thực vật nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng và điều kiện để mía đạt năng suất cao nhất … Áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp thâm canh trước hết là nhằm đạt các mục tiêu kết quả sản xuất thu được trên chi phí bỏ ra và giá thị thu nhập của một ngày công lao động đạt cao nhất. Để phù hợp với yêu cầu chung của nền sản xuất xã hội thì phải phấn đấu có tổng khối lượng sản phẩm, tổng thu nhập trên một đơn vị diện tích đạt mức tối đa. 2.3.3. Các nguyên tắc xác định chỉ tiêu HQKT - Khách quan: Các kết quả điều tra khảo sát tuân thủ nguyên tắc khách quan. Phương pháp chọn mẫu điều tra đo đếm theo cách ngẫu nhiên. Không áp đặt ý nghĩ cảm tính, chủ quan của người nghiên cứu. - Chính xác: Số liệu đầy đủ, chính xác. Xử lý theo phương pháp toán thống kê. Đơn vị đo đếm chính xác và quy đổi theo một đơn vị thống nhất khi so sánh. Xác định HQKT tại một thời điểm phải sử dụng giá hiện hành. So sánh HQKT các thời điểm sẽ dùng giá thống nhất theo một thời điểm (vụ mía 2005-2006). - Đầy đủ, toàn diện: Khi tính toán kết quả sản xuất phải tính đầy đủ các khoản mục chi phí, các nguồn thu để đảm bảo tính toàn diện, chính xác. - Hợp lý: Hệ thống số liệu gốc và số liệu xử lý, tính toán phải thể hiện tính hợp lý, logic và khoa học. - Hiện đại: Phản ánh đúng thực trạng sản xuất trong điều kiện cụ thể của địa phương nghiên cứu. Mặt khác từ phương pháp lấy số liệu, chọn mẫu điều tra, xác định đơn vị tính, phương pháp tính toán cần phải có sự phù hợp với quy định chung để có khả năng so sánh, tham khảo và vận dụng. Tóm lại tuân thủ các nguyên tắc này nhằm bảo đảm tính hệ thống, tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi và cả tính hiện đại của các chỉ tiêu tính HQKT. 2.4. Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam và trên thế giới 2.4.1. Lịch sử phát triển sản xuất mía đường Nhiều tài liệu cho ràng, cây mía (Saccharum spp) được thuần hoá từ 8000 năm trước Công Nguyên ở đảo Niu Ghinê, bởi những người làm vườn thời kỳ đồ đá. Sau đó dần dần lan truyền đến Trung Quốc, Ấn Độ và các đảo ở Thái Bình Dương. Cây mía được trồng ở các nước vùng Địa Trung Hải vào khoảng đầu thế kỷ XIII. Các nước Châu Mỹ trồng muộn hơn vào cuối thế kỷ XV. Người Ấn Độ biết dùng mía để chế biến ra đường từ 3000 năm trước Công nguyên [12]. Người Việt Nam cũng biết chế biến đường từ rất sớm, trước cả Trung Quốc. Theo Lý Văn Ny (Đài đường thông tin) thì nghề chế biến đường bằng mía của Trung Quốc đã được du nhập từ Giao Chỉ (tức Việt Nam). Đường mía của Việt Nam đã từng được dùng để cống phẩm cho các triều đình phong kiến Trung Quốc từ thời Hán Cao Đế vào năm 206 trước Công nguyên. Toàn thế giới niên vụ 1990 - 1991 sản xuất được 72.41 triệu tấn đường mía; niên vụ 1992 - 1993 sản xuất được 73,01 triệu tấn; niên vụ 1994 - 1995 sản xuất được 80,8 triệu tấn đường mía. 2.4.2. Vị trí của ngành sản xuất mía đường 2.4.2.1. Đường ăn là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội Hiện nay mía là nguyên liệu duy nhất để chế biến ra đường của nước ta, nên mía là một trong những cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây thực phẩm ở nước ta. Một cân đường cung cấp năng lượng tương đương với 0,5 kg mỡ; 50 - 60 kg rau quả. Đường cung cấp 10% nhu cầu năng lượng của cộng đồng. Trên thế giới năng lượng do đường cung cấp bằng 7% năng lượng do các loại ngũ cốc cung cấp. Đường là một loại thức ăn lành tính, dễ tiêu, dùng cho người ốm rất tốt. Đường chẳng những cung cấp năng lượng bổ sung cho cơ thể người ngoài buổi ăn chính mà còn là loại thức ăn ngon, hợp với khẩu vị của mọi người. 2.4.2.2. Đường ăn là loại hàng hoá có thể xuất khẩu - Đường ăn có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở tất cả các nước đã và đang phát triển. Đặc biệt trong tình hình lương thực ngày càng khó khăn thì đường ăn càng cần thiết. - Đường ăn là loại hàng nông sản qua tinh luyện luôn bảo đảm chất lượng và quy cách phẩm chất, thị trường và giá cả ổn định. Việc vận chuyển đường cũng dễ dàng hơn nhiều loại sản phẩm khác. 2.4.2.3. Mía là cây công nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác - Mía là nguyên liệu để chế biến đường ăn. - Phụ phẩm của công nghiệp đường mía còn là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác: + Bã mía: Chiếm 25 - 30% trọng lượng mía đem ép. Bã mía có thể dùng ngay làm nhiên liệu đốt hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc. Cao hơn nữa là từ bã mía làm ra fufural là nguyên liệu của ngành sợi tổng hợp. + Mật gỉ: Chiếm 3 - 5% trọng lượng mía đem ép. Từ mật gỉ lên men chưng cất sản xuất rượu Rhums và cồn công nghiệp, sản xuất men các loại hoặc các loại axít (axit axêtic, axit xitric). Từ 1 tấn mật gỉ có thể sản xuất đượ 300 lít cồn tinh và 3800 lít rượu. + Bùn lọc: Chiếm 1,5 - 3% trọng lượng mía đem ép, là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrêzin làm sơn, xi đánh giầy, bàn sáp roneo. Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón. 2.4.3. Tình hình sản xuất mía đường trên thế giới Đường mật là một trong những sản phẩm thiết yếu đối với nhu cầu tiêu dùng của con người và cũng là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến thực phẩm khác. Hai loại cây trồng cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến đường trên thế giới là mía và củ cải đường, trong đó đường mía luôn có khối lượng và tỷ lệ cao hơn đường củ cải. Bảng 1. Cơ cấu các loại đường ăn trên thế giới Niên vụ Sản lượng đường thô (1000 tấn) Trong đó Sản xuất từ mía Sản xuất từ củ cải 1000 tấn % 1000 tấn % 1970 - 1971 72.001 42.280 58,72 29.721 41,28 1991 - 1992 115.891 78.324 67,58 37.567 32,42 Nguồn: F.O.Licht Diện tích mía của thế giới đến vụ mía 1993 - 1994 xấp xỉ 18,0 triệu ha. Trong 10 năm (từ 1980 - 1990), diện tích mía cả thế giới tăng 3,5 triệu ha, năng suất mía tăng bình quân 6 tấn/ha. Sản lượng đường mía của thế giới đến niên vụ 1991 - 1992 là 78,3 triệu tấn [10]. Các nước có diện tích trồng mía và sản lượng đường lớn trên thế giới là Ấn Độ (3,43 triệu ha năm 1990), Brazin (2,79 triệu ha năm 1992), Cu Ba (2,3 triệu ha năm 1992), Trung Quốc (1,1 triệu ha năm 1990), Mêhico, Mỹ, Thái Lan, Indonesia, Nam Phi, Philippin … Sản lượng đường sản xuất hàng năm nhiều nhất là Ấn Độ (14,5 triệu tấn năm 1992), Brazin (10,5 triệu tấn năm 1994), Trung Quốc (5,8 triệu tấn năm1994), Cu Ba (4 triệu tấn năm 1994) [10]. Từ vụ mía 1991 - 1992, năng suất mía bình quân trên thế giới đã đạt 61,3 tấn/ha. Một số nước có năng suất mía rất cao như Ethiopia, Hawai … Các nước Zimbabue, Colombia, Zămbia … đạt năng suất bình quân trên 100 tấn/ha. Các nước Nam Phi, Úc, Đài Loan, Indonesia, Guyana, Xuđăng … đạt năng suất bình quân 75 - 100 tấn/ha. Còn lại các vùng có năng xuất mía bình quân thấp như Brazin, Acgentina, Thái Lan, Việt Nam … chỉ được 50 tấn/ha[10]. Chất lượng mía nguyên liệu thể hiện ở trữ đường (hàm lượng đường/mía), chỉ tiêu này cũng thay đổi rất nhiều giữa các vùng và các địa phương. Trữ đường bình quân trên thế giới đạt 12,0 - 12,5. Các nước đạt trữ đường mía cao từ 14 - 15 như Úc, Ethiopia. Trong khi đó có vùng chỉ đạt trữ đường bình quân thấp như vùng Đông Nam Á(10 - 10,5). Năng suất mía được quyết định nhiều từ yếu tố giống và biện pháp thâm canh. Năng suất và sản lượng mía trên thế giới còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố khí hậu, thời tiết. Các vụ mía 1992 - 1993, 1993 - 1994 do bị khô hạn kéo dài đã làm giảm 15 - 18% năng suất mía và sản lượng đường của nhiều nước, dẫn đến thiếu hụt đường tiêu dùng trên thế giới. Đồng thời cũng làm giảm HQKT, dẫn đến tình trạng có nơi đã chuyển một phần diện tích trồng mía sang trồng các cây khác (như trồng cỏ để chăn nuôi như ở Brazin). Theo dự đoán của FAO và Tổ chức đường quốc tế sản xuất mía đường giảm ở các nước công nghiệp và chuyển sang mở rộng ở các nước đang phát triển, còn nhiều diện tích đất có khả năng khai hoang[10]. 2.4.4. Sản xuất mía đường của Việt Nam trong những năm gần đây Việt Nam có điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp với cây mía, là một trong những chiếc nôi của cây mía. Từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây đâu đâu cũng trồng được mía. Tiềm năng đất đai trồng mía khá lớn, cả nước có trên 50 vạn ha đất có thể trồng được mía. Nếu khai thác hết tiềm năng về khí hậu và đất đai của Việt Nam chúng ta có thể sản xuất trên 3 triệu tấn đường. Bảng 2: Sản lượng mía của các vùng trong cả nước qua các năm ĐVT: Nghìn tấn 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ năm 2006 Cả nước 15044.3 14656.9 17120.0 16854.7 15649.3 14948.7 15678.6 ĐB Sông Hồng 137.5 130.1 139.5 144.4 143.6 126.8 108.1 Đông Bắc 703.0 593.6 685.5 687.3 612.5 535.9 552.6 Tây bắc 481.0 508.0 596.0 606.3 578.3 552.1 545.0 Bắc Trung bộ 2743.0 2693.5 3175.6 3221.4 3098.6 2852.3 2970.2 Duyên hải Nam trung bộ 2496.9 2345.0 2407.7 2354.7 2338.9 2011.4 2186.2 Tây Nguyên 1091.8 1190.8 1339.4 1534.1 1434.1 1249.5 1452.2 Đông Nam bộ 2432.4 2765.9 3217.4 3106.2 2973.7 2990.1 2918.5 ĐB Sông Cửu Long 4958.7 4430.0 5558.9 5200.3 4469.6 4630.6 4945.8 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong vụ sản xuất mía đường năm 2006 - 2007 cả nước có 36 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế 87.500 TMN. Sản lượng mía ép công nghiệp đạt 12,3 triệu tấn, tổng lượng đường sản xuất vụ là 1.244.000 tấn đường gồm 350.000 tấn đường luyện và 794.000 tấn đường trắng, vàng. So với vụ trướ._.ọc bộ giống có năng suất cao. 7. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho vùng mía. A. Tổ chức hệ thống khuyến nông vùng mía. Cây mía đã trồng ở Nông trường Vân Du từ những năm 60. Trong cả một giai đoạn dài trong chế độ quản lý tập trung, quan liêu bao cấp nên giống mía chậm thay đổi, biện pháp canh tác cũ kỹ, lạc hậu không được cải tiến kịp thời. Những năm gần đây tốc độ mở rộng vùng mía Thạch Thành trên địa bàn huyện: Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định … khá nhanh. Phần lớn các hộ trồng mía trong vùng còn ít kinh nghiệm thâm canh cây mía, đặc biệt là với những giống mía mới có tiềm năng năng suất cao. Do vậy, muốn phát triển các giống mía mới, muốn áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và có HQKT cao thì phải có những hoạt động khuyến nông nhằm trang bị cho hộ trồng mía những thông tin, kiến thức hiểu biết về kỹ thuật thâm canh và cung cấp các dịch vụ vật tư, thiết bị phục vụ thâm canh mía. A1. Tổ chức hệ thống khuyến nông chuyên dụng ngành mía Công ty mía đường Việt - Đài đã tổ chức phòng Nông vụ chuyên trách nghiên cứu và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất thâm canh mía. Chức năng của cơ quan khuyến nông các cấp này là tổ chức tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền, hướng dẫn và trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn, vật tư của Công ty ứng trước để đầu tư thâm canh mía. Các Trạm Nông vụ ở từng vùng có chức năng cung ứng vốn, vật tư trực tiếp cho hộ trồng mía để vừa giám sát thực tế vừa giảm phiền hà cho người lao động khi ứng vốn, vật tư và thanh toán lao vụ. Mô hình tổ chức hệ thống nông vụ (khuyến nông) này đã được Công ty áp dụng ở Việt - Đài rất có hiệu quả Sơ đồ tổ chức hệ thống khuyến nông chuyên sản xuất mía ở vùng Thạch Thành - Thanh Hoá - Công ty Phòng Nông vụ Trạm nông vụ I Trạm nông vụ II CB khuyến nông CB khuyến nông Người sản xuất Người sản xuất CB khuyến nông CB khuyến nông Người sản xuất Người sản xuất Người sản xuất Người sản xuất Người sản xuất - Huyện, nông trường - Xã, đội SX A.2. Xây dựng hệ thống cơ sở dịch vụ kỹ thuật phục vụ vùng mía Hai loại dịch vụ kỹ thuật đặc biệt liên quan đến thâm canh sản xuất mía ở vùng Thạch Thành là làm đất cơ giới và phun thuốc diệt trừ rệp mía, bọ hung. Chi phí của 2 loại lao vụ này đều thuộc loại chi phí mà Công ty có thể ứng trước cho hộ trồng mía, do vậy Công ty đã tổ chức các trạm, đội máy kéo nông nghiệp và tổ dịch vụ bảo vệ thực vật bằng cơ giới để hợp đồng làm thuê cho nông dân. Chi phí này được thu lại theo qui định bằng cách trừ vào tiền thanh toán khi nông dân bán mía cho nhà máy đường. Như vậy mối quan hệ hợp đồng kinh tế giữa Công ty và người sản xuất mía chặt chẽ và kịp thời hơn. Với qui mô diện tích vùng mía từ 800 - 1000 ha và bán kính 15 - 20 km có thể thành lập 1 trạm máy kéo từ 3 - 5 máy kéo và 1 tổ bảo vệ thực vật có 10 - 15 máy bơm động cơ. Ở những nơi qui mô diện tích ít không đủ thành lập các đơn vị dịch vụ thì có thể thông qua hợp đồng của Công ty với các trạm Bảo vệ thực vật và tổ nhóm máy kéo của huyện hoặc 1 đơn vị kinh tế (nông trường, lâm trường) trong khu vực. Để có thể tiếp thu các nội dung khuyến nông sản xuất mía thì cần vận động, hướng dẫn các hộ trồng mía trong cùng chòm xóm dân cư hoặc cùng làm trên khu đồi mía lập thành các tổ, nhóm liên doanh trồng mía. Tổ nhóm có nội qui, qui chế cụ thể và bầu 1 tổ trưởng, nhóm trưởng. Tổ trưởng, nhóm trưởng cần người có trình độ văn hoá, có hiểu biết về kinh nghiệm thâm canh mía, có khả năng đi liên hệ, giao dịch và luôn có ý thức trách nhiệm quan tâm đến lợi ích kinh tế của cả nhóm. Các thành viên trong tổ nhóm giúp đỡ nhau về kinh nghiệm và kỹ thuật thâm canh; hỗ trợ giống mới, vật tư; hợp tác đổi công lao động trong thời vụ tập trung trồng mới, phun thuốc và thu hoạch …; phối hợp trong công việc bảo vệ đồng ruộng, tiêu thụ sản phẩm. Sự liên doanh phối hợp giữa các thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp đầu tư thâm canh. B. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật của các cơ sở phục vụ sản xuất mía. Các cơ sở phục vụ sản xuất mía tại huyện Thạch Thành gồm có như Trung tâm mía giống Việt Đài, các công ty phân bón trong tỉnh như Công ty Thần Nông, Doanh nghiệp Tiến Nông, Công ty cổ phần phân lân Hàm Rồng, Công ty Super hoá chất Lâm Thao … Trung tâm mía giống Việt Đài với chức năng chính là tiếp nhận, chọn lọc và nhân các giống mía tốt có năng suất cao, thích ứng với vùng đồi Thạch Thành. Mặt khác Trung tâm còn có chức năng thực nghiệm các biện pháp thâm canh để hướng dẫn đưa ra đại trà. Do đó, Công ty mía đường cần phải đầu tư cho Trung tâm các thiết bị tốt và có đủ kinh phí hoạt động để nghiên cứu về giống và nhân nhanh các giống mía tốt đưa ra sản xuất. C. Có chính sách tạo vốn cho nông dân đầu tư thâm canh sản xuất mía. Thâm canh sản xuất thực chất là đầu tư thêm các khoản chi phí vật chất và công lao động vào sản xuất. Muốn thực hiện các công việc đó thì người trồng mía cần phải có tiền vốn. Từ nhiều năm nay, Công ty mía đường Việt Đài áp dụng biện pháp khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu bằng chính sách cho vay vốn, ứng trước vật tư, chi phí làm đất cho các đơn vị và hộ gia đình có ký hợp đồng kinh tế với Công ty. Bình quân 1 ha mía được vay và ứng trước từ 10 - 11 triệu đồng trong chu kỳ sản xuất 3 năm, bao gồm chi phí làm đất, mua hom giống; các loại phân bón vô cơ, thuốc trừ rệp … Phần vốn này không phải trả lãi hoặc tỷ lệ lãi rất thấp. Các hộ trồng mía chỉ phải chi thêm lượng tiền mặt từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/ha (nếu có mua phân hữu cơ và thuê lao động, cày xới, chăm bón và phun thuốc BVTV). Công ty cũng có giá mua khuyến khích để mua số mía ở diện tích không ký hợp đồng và không ứng vốn (cao hơn từ 20 - 35 nghìn đồng/tấn) nhằm tăng khả năng huy động vốn tự có trong dân. Đây là một biện pháp đúng đắn và rất có hiệu quả đối với việc phát triển sản xuất mía. Nếu tăng mức đầu tư cho sản xuất mía hơn nữa thì có nhiều hộ vẫn gặp khó khăn. Các biện pháp tăng đầu tư thâm canh sản xuất mía vẫn chủ yếu tăng các khoản chi phí và vật tư ứng từ nhà máy đường. Nếu Công ty tăng mức ứng chi phí mua hom với các giống mía mới, tăng định mức ứng phân bón vô cơ, dự trữ và cung ứng thuốc, xăng dầu để diệt trừ sâu rệp kịp thời, thuận lợi sẽ khuyến khích, tạo điều kiện để mọi hộ gia đình đều có thể thâm canh mía. Như vậy nhà máy cần phải có qũy vật tư và tiền mặt lớn hơn rất nhiều để đáp ứng cho cả nhu cầu mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh mía. Công ty đã trích một phần đáng kể qũy tích luỹ phát triển sản xuất và phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp huy động các nguồn vốn khác (Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 120) để đưa vào quỹ này. Đồng thời cũng phải dùng phần lợi nhuận chế biến thu được để trã lãi suất số vốn vay này. Mặt khác, để tăng cường huy động các nguồn vốn trong dân nhằm giảm áp lực về nhu cầu vốn cho Công ty thì cũng cần áp dụng chính sách giá mua khuyến khích tăng từ 10 - 12% với số mía sản xuất ra và cả sản lượng mía tăng lên do đầu tư thâm canh nhưng không ứng thêm vật tư tiền vốn của Nhà máy. Như vậy các hộ trồng mía có thể bỏ thêm vốn tự có hoặc vay trực tiếp từ ngân hàng, quỹ tín dụng để thâm canh sản xuất. Phần giá mua tăng lên sẽ đủ bù lãi suất tiền vay ngân hàng. Tóm lại: Muốn khuyến khích đầu tư thâm canh mía phải tạo thêm nguồn vốn cho các hộ nông dân. Có thể tạo thêm nguồn vốn cho hộ trồng mía sử dụng theo 2 hướng: + Công ty mía Việt - Đài tăng thêm định mức ứng trước vật tư, tiền mặt để thâm canh mía. Muốn vậy công ty phải tăng khả năng huy động vốn từ quỹ tích luỹ, vốn giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo ... + Khuyến khích người sản xuất sử dụng vốn tự có và vốn đi vay để đầu tư thâm canh trên cơ sở áp dụng chính sách giá mua khuyến khích ngoài hợp đồng tăng 10 - 14%. D. Vận dụng chính sách luật đất đai Cả một khoảng thời gian dài thực hiện cơ chế quan liêu bao cấp, người lao động nông nghiệp tách rời khỏi quyền quản lý đất đai nên thực chất họ hoàn toàn thụ động trong sản xuất và ít quan tâm đến kết qủa sản xuất trên đồng ruộng. Thực hiện Chỉ thị 100 ngày 13/1/1981 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp và Nghị quyết 10/BCT ngày 5/4/1988 về mở rộng cơ chế khoán và xác nhận hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất. Đến năm 1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/CP về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. Tháng 11/2005 chính phủ lại ban hình Nghị định số 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, khi đó các hộ công nhân trong nông, lâm trường nhận đất để trồng trọt, phát triển kinh tế nông nghiệp, việc làm này đã làm cho các hộ ổn định đất sản xuất, yên tâm phát triển kinh tế gia đình. Do vậy, đối với các hộ trồng mía nếu nông dân được giao quyền sử dụng lâu dài từ 15 - 20 năm trở lên thì họ sẽ nhận thức thấy rằng phải sử dụng hợp lý đất đai đó, phải bón phân hữu cơ và cân đối các yếu tố N, P, K để bồi dưỡng độ phì của đất, phải đầu tư kiến thiết đồng ruộng để thuận lợi cho sản xuất. Vấn đề đổi điền dồn thửa cũng là phải tiến hành làm ngay và triệt để, qua đó sẽ làm giảm được chi phí vận chuyển, làm đất … E. Có chính sách giá hợp lý Giá cả mua sản phẩm mía ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Ở vùng Thạch Thành - Thanh Hoá giá mua mía nguyên liệu do công ty mía đường quy định chung. Đối với vùng mía Thạch Thành cung cấp mía cho nhà máy đường Việt Đài giá giá cả được ghi trong hợp đồng. Hiện nay do giá cả thị trường không ổn định (giá đầu vào), việc thay đổi giá mía nguyên liệu điều chỉnh gặp khó khăn vì quyết định điều chỉnh giá do Hội đồng quản trị của công ty mía tại Đài Loan. Còn Ban giám đốc tại nhà máy huyện Thạch Thành chỉ là bộ máy điều hành từ sản xuất mía nguyên liệu, thu mua, tiêu thụ. Giá mua hợp lý hay không hợp lý chủ yếu lại ảnh hưởng đến qui mô sản xuất mía nguyên liệu vụ sau. Trong vụ thu hoạch hiện tại thì hộ trồng mía phải bán cho nhà máy đường dù giá cao thấp thế nào. Giá cả mua nguyên liệu hợp lý thể hiện sự phân phối hợp lý giá trị lao động kết tinh trong sản phẩm giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Đồng thời thông qua giá cả để điều tiết lợi nhuận nhằm tăng HQKT để kích thích thâm canh sản xuất. Tuy nhiên để có thể sử dụng giá cả làm công cụ thúc đẩy mở rộng đầu tư thâm canh mía thì cần có sự điều chỉnh giá cả lên xuống tuỳ thời vụ, tuỳ giống loại mía và chất lượng mía. + Để khuyến khích trồng mía mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với chế biến công nghiệp thì với sản phẩm mía loại này ngoài ưu đãi về vay ứng giống, vốn, vật tư … còn mua với giá tăng 2-5% so với giá bình quân. Ưu tiên tiêu thụ ngọn giống để tăng HQKT của giống này. + Để tăng cường chất lượng mía nhằm nâng cao hiệu quả công nghiệp chế biến đường, có thể áp dụng giá mua luỹ tiến, cứ tăng 1 trữ đường thì mua với giá tăng 10 - 12%. Mía có chữ đường dưới 10 thì cứ giảm 1 trữ đường thì giá mua nên giảm 10 - 12%. Như vậy, mía có trữ đường 8 chỉ mua giá 380 nghìn đồng/tấn sẽ thúc đẩy biện pháp phun phòng rệp được áp dụng chặt chẽ hơn. + Để hình thành một cơ cấu sản xuất để đến khi thu hoạch có 25% sản lượng mía chín sớm, 50% sản lượng mía chín trung bình và 25% sản lượng mía chín muộn nhằm rải vụ thu hoạch và tăng công suất nhà máy đường thì cần áp dụng giá mua mía khuyến khích đầu vụ và cuối vụ. Giá mua thu hoạch đầu vụ tháng 10 - 11 tăng 15% (400 nghìn đồng/tấn) Giá mua thu hoạch cuối vụ tháng 2 - 4 tăng 10% (390 nghìn đồng/tấn) Cũng có thể dùng chính sách giá để hạn chế những giống mía năng suất chất lượng kém không phù hợp với chế biến công nghiệp bằng giá mua loại này giảm 5-7% so với mía cùng loại nhưng là giống mới. F. Thay đổi bộ giống, chọn giống có năng suất cao, chất lượng tốt Muốn có năng suất cao và ổn định thì cần phải thực hiện các biện pháp cải tạo giống, chọn giống tốt có năng suất, chất lượng tốt hơn. Như đã phân tích ở trên, tỷ lệ giống MY là rất cao, vì vậy dần dần tiến hành thay thế giống này bằng các giống khác có năng suất cao hơn như các giống ROC. Ngoài ra còn phải: + Tìm hiểu, nhập nội các giống mía tốt của nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan … có chọ lọc theo yêu cầu đảm bảo phù hợp với vùng sinh thái của vùng mía Thạch Thành. + Cải tạo giống MY hiện tại đang trồng đại trà trên địa bàn huyện rất thích hợp với vùng sinh thái nơi này. G. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho vùng mía Vấn đề nước tưới cho mía là yếu tố quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, sản lượng mía, đặc biệt là vùng mía Thạch Thành lượng mưa tập trung 70 - 80% vào mùa mưa gây tình trạng thừa nước, trong lúc đó mùa khô kéo dài gây tình trạng thiếu nước từ 3 - 4 tháng lượng mưa chỉ có 20 - 25%. Đề khắc phục tình trạng này, các cấp có thẩm quyền cần tập trung đầu tư nâng cấp và xây dựng các hồ đập, xây dựng hệ thống mương máng dẫn nước đến vùng trồng mía, khai thác hiệu quả các dòng chảy mùa kiệt và đặc biệt sử dụng nước hợp lý, chống lãng phí bằng hệ thống tưới tiêu khoa học. 4.2.2.3. Tóm lại Hiện nay, hộ gia đình (nông dân và công nhân nông nghiệp) là những đơn vị cơ sở chủ yếu trong sản xuất mía ở vùng Thạch Thành. Để từng hộ gia đình có thể đầu tư thâm canh nhằm nâng cao kết quả sản xuất và đạt HQKT cao hơn thì giải pháp trước hết phải trang bị cho họ những kiến thức về đâu tư thâm canh, sau đó họ tạo ra những điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được việc đầu tư thâm canh đó. Các giải pháp chủ yếu là: - Tăng cường công tác khuyến nông vùng mía với những hoạt động của cơ quan tham mưu chủ yếu là phòng Nông vụ của Công ty mía đường Việt Đài. Các hoạt động bao gồm: Công tác giáo dục tuyên truyền (tập huấn, mô hình, tham quan …) và tăng cơ sở vật chất kỹ thuật để dịch vụ cho ngành mía. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật của các cơ sở phục vụ sản xuất mía. Ở vùng Thạch Thành Thanh Hoá các cơ sở đó là Trung tâm nghiên cứu giống mía, Xưởng phân vi sinh … Các đơn vị này là nguồn cung cấp giống mới, giống tốt và phân bón vi sinh cân đối dinh dưỡng rất phù hợp với cây mía. - Tạo vốn để hộ gia đình nghèo có thể đầu tư thâm canh và khuyến khích các hộ kinh tế khá huy động vốn tự có đưa vào sản xuất. Việc tạo vốn chủ yếu là thông qua vay và ứng trước các khoản vật tư (giống, phân bón, thuốc trừ sâu) các dịch vụ kỹ thuật (làm đất cơ giới, phun thuốc diệt rệp …). áp dụng giá mua khuyến khích với diện tích mía không ứng vật tư và lao vụ thì sẽ động viên được nguồn vốn tự có đưa vào sản xuất. - Áp dụng chính sách giao đất lâu dài cũng là điều kiện cần thiết để đầu thâm canh. Gắn với quyền sử dụng đất lâu dài thì hộ gia đình tính toán cách đầu tư khai thác hợp lý, bồi dưỡng độ phì đất đai cho cả trước mắt và lâu dài. - Chính sách giá cả có sự vận dụng vừa đảm bảo hài hoà lợi ích giữa sản xuất nguyên liệu (ngành nông nghiệp) và công nghiệp chế biến (nhà máy đường) vừa điều chỉnh được cơ cấu giống, mùa vụ thu hoạch mía. Giá mua sản phẩm mía giống mới cao hơn sẽ khuyến khích sản xuất giống mới năng suất cao. Giá mua đầu vụ tăng 15% vì thu đầu cụ sẽ giảm năng suất từ 3 - 5 tấn/ha. Thu hoạch cuối vụ thì tăng chi phí bảo vệ và có thể bị giảm chất lượng nên cũng tăng giá 10% để bù đắp thu nhập cho người sản xuất. Áp dụng đồng thời những giải pháp này chất định sẽ thúc đẩy thâm canh, tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất mía đồi ở vùng Thạch Thành - Thanh Hoá. Một số nội dung của các giải pháp đã và đang được công ty mía Việt - Đài áp dụng rất có hiệu quả như tổ chức hệ thống khuyến nông vùng mía; chính sách giá mua để khuyến khích huy động vốn tự có trong dân; Chính sách giá cả có điều chỉnh giữa các thời vụ và giá ưu đãi đối với các giống mía tốt, chất lượng cao. 5. KẾT LUẬN 5.1. Kết luận Mọi quá trình sản xuất đều nhằm đạt những mục đích cụ thể của riêng người sản xuất cũng như của chung toàn xã hội. Với toàn xã hội thì mục tiêu lớn nhất là tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của mọi thành viên. Với từng người sản xuất thì mục đích cơ bản lại là có tổng thu nhập lớn nhất và HQKT ngày càng cao. HQKT của hoạt động sản xuất kinh doanh được phản ánh bằng phần chênh lệch thu được sau khi trừ chi phí và các chỉ tiêu hiệu suất thu nhập và lợi nhuận trên phần chi phí trung gian đã đầu tư trong quá trình sản xuất. Các đối tượng tham gia sản xuất khác nhau (như công nhân nông trường, nông dân, chủ thầu) có quan tâm mức độ khác nhau đến các chỉ tiêu HQKT. Xét về kết quả sản xuất thì mục tiêu của toàn xã hội và từng người sản xuất là thống nhất vì kết quả sản xuất (thể hiện bằng khối lượng sản phẩm sản xuất ra) càng cao thì của cải đáp ứng cho yêu cầu xã hội càng lớn và giá trị sản xuất người lao động thu được cũng sẽ tăng. Xét về HQKT thì lợi nhuận của từng cá nhân người sản xuất và toàn xã hội lại có mặt không thống nhất bởi lẽ: Người sản xuất muốn thu HQKT cao (chi phí ít, bán giá cao); Xã hội muốn sử dụng sản phẩm với giá thấp (rẻ hơn). Tất nhiên sự mâu thuẫn này sẽ được dung hoà, đặc biệt là trong cơ chế thị trường chấp nhận canh tranh thì bản thân người sản xuất phải tranh thủ sự chấp nhận (mua) của xã hội để thực hiện được giá trị của sản phẩm đã sản xuất ra. Như vậy người sản xuất phải chủ động tìm biện pháp hạ giá thành và đồng ý với giá cả mua bán thấp nhất mà xã hội đưa ra. Ngược lại khi sản phẩm sản xuất ra với khối lượng ít hơn nhu cầu tiêu thụ của xã hội (xuất hiện sự khan hiếm) thì người sản xuất có thể bán với giá cao hơn và thu HQKT cao hơn. Luận văn nghiên cứu vấn đề HQKT của ngành sản xuất mía ở vùng mía Thạch Thành đã xem xét vận dụng cả hai tình thế trên. Vùng mía Thạch Thành chỉ là một trong nhiều vùng mía của cả nước có quy mô sản xuất mía đường còn nhỏ bé và lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và Thế giới. Do vậy sản xuất mía và đường ở Việt Đài cũng phải đảm bảo tương đương giá thành bình quân chung cả nước và không thể cao hơn giá nhập khẩu đối với đường của ngoài nước. Ngược lại, mỗi nhà máy đường đều phải có một vùng nguyên liệu với một đường vận chuyển nguyên liệu không quá 50 km vì tỷ lệ nguyên liệu/thành phẩm rất lớn (10-13). Tỷ trọng khai thác công suất nhà máy càng cao thì giá thành sản phẩm đường càng giảm. Do đó, mỗi nhà máy đường cũng cần xây dựng một vùng sản xuất mía đủ cung cấp nguyên liệu để hoạt động hết công suất. Muốn vậy nhà máy và Công ty mía đường cũng phải có biện pháp tác động để nâng cao hiệu quả sản xuất mía, từ đó nông dân và các nông trường mới yên tâm mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh sản xuất mía. Các kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu của luận văn cho thấy HQKT của các biện pháp thâm canh mía đồi ở vùng Thạch Thành thể hiện khá rõ: 1. Làm đất trồng mới bằng cơ giới so với làm đất thủ công mặc dù chi phí cao hơn nhưng cây mía cả ở vụ tơ và vụ gốc đều phát triển tốt hơn, năng suất đạt cao hơn nên HQKT cao hơn. Tuy nhiên với quy mô diện tích đất nhất định thì mới tiến hành làm đất cơ giới được. 2. Sử dụng giống mía mới năng suất cao (như ROC 10, ROC 16) so với giống mía cũ (MY55 - 14) ngay trong cùng một điều kiện đầu tư như nhau đã đạt HQKT cao hơn. Điều đó khẳng định ý nghĩa kinh tế quan trọng của việc lai tạo và sử dụng giống mía có năng suất cao vào sản suất ở Thạch Thành nói riêng và ngành mía đường nói chung. Tuy nhiên quá trình tuyển chọn mía phải qua khảo nghiệm, thích nghi hoá, đảm bảo kết quả chắc chắn mới đưa ra sản xuất đại trà. 3. Tăng đầu tư phân bón: Mức đầu tư phân bón cho mía đại trà ở vùng Thạch Thành là quá thấp và mất cân đối; đặc biệt là lượng phân chuồng quá ít, kali thiếu. Tăng lượng phân bón của mỗi loại đều có tác dụng tăng năng suất và chất lượng mía rõ rệt. HQKT của tăng phân bón cho cả mía tơ và mía gốc của các loại mía đều khá cao. Tỷ lệ bón NPK có HQKT nhất là 2:1:2 và mức bón phân vô cơ chỉ nên tăng khi tăng lượng phân hữu cơ. 4. Phun thuốc phòng trừ rệp với công thức phun toàn bộ diện tích khi kiểm tra thấy rệp xuất hiện ở 20-30% diện tích là đạt HQKT cao nhất cả về lợi nhuận và hiệu suất chi phí. Phun thuốc định kỳ và khi rệp xuất hiện từ 50% diện tích trở lên cho HQKT giảm rõ rệt. 5. HQKT đạt được càng cao khi số vụ để mía lưu gốc càng tăng. Trong tình hình đầu tư sản xuất thực tế ở Thạch Thành, với các giống mía MY55-14; F156 thì số vụ để mía lưu gốc có HQKT nhất đối với MY55-14 là 2 vụ (chu kỳ 3 năm); F156 - 3 vụ (chu kỳ 4 năm). Số vụ để mía lưu gốc có hiệu quả sẽ tăng khi có quy trình canh tác, chăm sóc tốt. 6. Áp dụng tổng hợp các biện pháp thâm canh đã tăng HQKT rõ rệt và chắc chắn. Trong các yếu tố thâm canh thì giống tốt là tiền đề, tăng đầu tư là quyết định. 7. Nhằm đạt được mục đích khuyến khích và thúc đẩy đầu tư thâm canh tăng HQKT của sản xuất mía ở Thạch Thành cần áp dụng một số giải pháp chủ yếu sau: - Tổ chức hệ thống khuyến nông vùng mía bao gồm việc chuyển giao kiến thức và quy trình kỹ thuật, tăng cường hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ khuyến nông cho người sản xuất mía. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực chọn tạo nhân giống và thực nghiệm, hướng dẫn các biện pháp thâm canh mía của Trung tâm mía giống Thạch Thành. Nâng cao công suất sản xuất phân vi sinh tổng hợp của Xí nghiệp phân vi sinh để phục vụ diện tích thâm canh trong vùng. - Tạo vốn giúp người sản xuất mía cả 2 hướng: + Công ty mía đường ứng và cho vay vật tư, tiền vốn để đầu tư thâm canh. + Áp dụng giá mua khuyến khích với diện tích mía do người lao động tự bỏ vốn thâm canh. - Áp dụng chính sách giao đất lâu dài sẽ giúp cho hộ gia đình trồng mía yên tâm đầu tư cải tạo đất và tập trung thâm canh mía. - Có chính sách giá mua mía nguyên liệu hợp lý, đảm bảo chi phí nguyên liệu bằng khoảng 40% giá bán đường kết tinh. Có biện pháp điều chỉnh giá mía đối với sản phẩm mía của các giống, ưu đãi giá với giống mía có năng suất và chất lượng cao; giá mua đầu vụ cao hơn 15%; giá mua cuối vụ cao hơn 10% so với chính vụ. Như vậy sẽ khuyến khích phát triển giống mía năng suất cao và điều chỉnh cơ cấu thu hoạch mía rải vụ trong thời gian chế biến đường (tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). 5.2. Kiến nghị Vấn đề đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế thâm canh mía đồi nguyên liệu tại vùng Thạch Thành - Thanh Hoá mới được giới hạn xem xét ở một khoảng thời gian và ở một số địa phương, đơn vị nhất định. Do vậy chắc chắn chưa phản ánh đầu đủ và toàn diện các nội dung đó trong cả vùng. Đồng thời nó cũng mang một ý nghĩa thời điểm cụ thể. Do vậy quá trình vận động phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội thì vấn đề nêu ra cần tiếp tục được xem xét nghiên cứu để hoàn thiện và vận dụng có hiệu quả vào thực tế sản xuất. Để thực thi có hiệu lực các giải pháp kinh tế - kỹ thuật thúc đẩy thâm canh mía đồi ở vùng Thạch Thành với vai trò chủ lực là Công ty mía đường Việt Đài cần có sự hỗ trợ tác động của Nhà nước về tài chính và của chính quyền địa phương các cấp về biện pháp tổ chức. Các giải pháp luôn được xem xét điều chỉnh để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, từng thời điểm cụ thể. Giới hạn trong điều kiện và phạm vi nghiên cứu của luận văn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong sự đóng góp ý kiến, hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà khoa học kinh tế, kỹ thuật, các nhà quản lý, các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư kinh tế, các chủ hộ trồng mía và mọi người lao động trong vùng mía Thạch Thành nói riêng và trong ngành nông nghiệp nói chung. Đặc biệt kính mong sự tham gia đóng góp của thầy giáo hướng dẫn, hội đồng khoa học nha trường để chúng tôi có thể hoàn thiện nâng cao chất lượng của luận văn. Để luận văn được áp dụng trong thực tế trồng mía nhằm nâng cao HQKT của người trồng mía cũng như nâng cao HQKT của ngành mía đường Việt Nam theo kịp ngành sản xuất mía đường khu vực Đông Nam Á và trên thế giới ./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các Mác - F.Ănghen (1981), Tuyển tập, tâp 2, Nhà xuất bản sự thật. Các Mác - F.Ănghen (1986), Tuyển tập, tâp 3, Nhà xuất bản sự thật. Cơ sở quản lý khoa học nền sản xuất nông nghiệp XHCN (1978), Nhà xuất bản nông nghiệp Cục Thống kê Thanh Hoá (2006), Báo cáo đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển ngành mía đường tỉnh Thanh Hoá qua số liệu thống kê. Trần Văn Đức (1993), Những biện pháp kinh tế - tổ chức chủ yếu trong sản xuất lúa của hộ nông dân vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Phó tiến sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I. F. Ănghen (1963), Phép biện chứng của tự nhiên, Nhà xuất bản sự thật Ngô Văn Hải (1996), Xác định hiệu quả kinh tế của một số biện pháp thâm canh sản xuất mía đồi ở vùng mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá, Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế, ĐH Nông nghiệp I. Phạm Bá Phong (2006), Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và vấn đề cân bằng sinh thái. Trần Văn Sỏi, Cây Mía, Nhà xuất bản Nghệ An-Nghệ An, 2003 Nguyễn Đức Sơn (2005), Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng mía nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến đường ở các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, Luận án Tiến sỹ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân. Từ điển Bách khoa Nông nghiệp (1991), Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội. Lê Thụ (1993), Kinh tế sản xuất mía đường, Uỷ ban khoa học Nhà nước. Tổng cục thống kê (1989), Báo cáo phân tích thống kê 30 năm hợp tác hoá nông nghiệp (1958 - 1988). Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nguyễn Văn Bộ (2002), Phân bón cân đối và hợp lý cho cây trồng, Cục khuyến nông khuyến lâm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nhiều tác giả(2003), Quy hoạch phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Dự án Bảo vệ môi trường- 0412 – 009 (2006), Kỹ thuật trồng và thâm canh một số loại cây ăn quả, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. PGS.PTS Trương Đích (2002), 265 giống cây trồng mới, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. PGS.TS Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Hoàng Văn Đức(1982), Mýa đường, Di truyền – Sinh lý- Sản xuất, Nhà Xuất bản Nông nghiệp Huyện Thạch Thành –Tỉnh Thanh Hoá (2006), Báo cáo đánh giá kết quả sản xuất mía,triển khai công tác thu hoạch mía nguyên liệu vụ ép 06 – 07, kế hoạch sản xuất vụ ép 07- 08. Phương án sản xuất cây lương thực vụ chiêm xuân 06 – 07. www. Gso.gov.vn (Tổng Cục Thống kê) www. Binhthuantoday.com BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ™&˜ TRỊNH XUÂN THẮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ THÂM CANH MÍA ĐỒI NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HOÁ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ VĂN VIỆN HÀ NỘI - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2008 Tác giả luận văn Trịnh Xuân Thắng LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, Khoa Sau Đại học, Khoa Kinh tế & PTNN, Bộ môn Quản trị kinh doanh đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, ngiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Văn Viện, người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Thạch Thành, phòng Nông nghiệp, phòng Thống Kê huyện, phòng Nông vụ Nhà máy liên doanh Việt - Đài, các hộ dân trồng mía mà tác giả điều tra đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan để giúp tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn./. Tác giả luận văn Trịnh Xuân Thắng MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT USD Đô la Mỹ Ha Héc ta HQKT Hiệu quả kinh tế HQXH Hiệu quả xã hội HQKT-XH Hiệu quả kinh tế - xã hội BVTV Bảo vệ thực vật QĐ Quyết định FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc GDP Tổng thu nhập quốc nội ĐVT Đơn vị tính % Phần trăm TT Thứ tự CP Chính phủ BQ Bình quân Tr.đ Triệu đồng LG Lưu gốc Cm Centimet M Mét NĐ Nghị định UBND Uỷ ban nhân dân HTX Hợp tác xã SX Sản xuất CB Cán bộ Km Kilomet DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Cơ cấu các loại đường ăn trên thế giới 32 2 Sản lượng mía của các vùng trong cả nước qua các năm 34 3 Tình hình đất đai của huyện qua 3 năm 41 4 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện qua 3 năm 43 5 Diện tích, năng suất, sản lượng mía qua 3 năm 46 6 Thực trạng các vùng mía nguyên liệu tỉnh Thanh Hoá năm 2006 52 7 Cơ cấu hộ trồng mía nguyên liệu chia theo quy mô diện tích năm 2006 53 8 Năng suất và sản lượng mía vụ ép năm 2006 -2007 54 9 Bình quân diện tích đất trồng các giống mía của các loại hình trên địa bàn huyện 61 10 Tình hình sử dụng lao động trong các loại hình sản xuất 62 11 Vốn đầu tư cho sản xuất trồng mía của các loại hình sản xuất trên địa bàn huyện 64 12 Giá trị sản xuất mía của các loại hình 65 13 Chi phí trung gian bình quân của các loại hình sản xuất mía 66 14 Chi phí sản xuất của các loại hình trên địa bàn huyện 67 15 Tình hình đầu tư phân bón cho các loại mía ở vùng Thạch Thành- Thanh Hoá 73 16 Một số chỉ tiêu của 2 cách làm đất 78 17 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các loại hình kinh tế 83 18 Hiệu quả kinh tế một đồng chi phí của các loại hình trồng mía 84 19 Kết quả và hiệu quả kinh tế của giống MY55 - 14 của các loại hình sản xuất 85 20 Kết quả và hiệu quả kinh tế của giống ROC của các loại hình sản xuất 86 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TOT NGHIEP THANG NEW.doc
Tài liệu liên quan