Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thép Việt-Ý

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thép Việt-Ý: ... Ebook Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thép Việt-Ý

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thép Việt-Ý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thép Việt – Ý, nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô ở trường và Ban giám đốc công ty, em đã hoàn thành bài luận văn đồng thời hiểu một cách cụ thể về những kiến thức đã học ở trường. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, các thầy cô, bạn bè trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhất là khoa Kế hoạch – Phát triển đã truyền đạt nhiều kiến thức quý giá cho em trong những năm qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS. Nguyễn Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Em xin chân thàn cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kinh doanh đã giúp đỡ, giải thích cặn kẽ mọi thắc mắc của em và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khoá luận của mình. Rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, nhận xét của các thầy cô cũng như của công ty để đề tài được hoàn thiện hơn. Sinh viên. Vũ Thuý Quỳnh. Phần mở đầu. 1. Tính cấp thiết của đề tài. Gia nhập WTO mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép nói riêng nhiều cơ hội để phát triển và có cơ hội mở rộng thị trường, vươn ra Thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít những khó khăn đến với doanh nghiệp khi chúng ta gia nhập tổ chức này. Một trong những khó khăn đó là tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các công ty trong nước mà còn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài ngay trên chính thị trường trong nước. Để tồn tại được trong điều kiện đó, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình. Vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh là một vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay. Công ty cổ phần thép Việt - Ý là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất và kinh doanh thép xây dựng, một loại mặt hàng đang có tính thời sự trong thời gian gần đây. Công ty mới đi vào hoạt động được hơn 4 năm - một khoảng thời gian tương đối ngắn so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành vì thế mà còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Vì thế mà nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường là một trong những mục tiêu mà toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như Ban lãnh đạo trong công ty quan tâm hàng đầu. Vì thế việc nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công công ty cổ phần thép Việt - Ý là một vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết. Xuất phát từ suy nghĩ đó, em đã quyết định chọn vấn đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn. Luận văn nhằm tới các mục tiêu sau: Thứ nhất là, nêu được bản chất của hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng. Thứ hai là, làm rõ thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt – Ý giai đoạn 2004 – 2007. Thứ ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và một các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể. Phạm vi nghiên cứu là Công ty cổ phần thép Việt - Ý thuộc Tổng công ty Sông Đà. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích SWOT. 5. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần Lời cảm ơn, Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm ba chương sau: Chương 1: Hiệu quả kinh doanh: Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng. Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 – 2007. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt – Ý. Trong quá trình làm chuyên đề mặc dù đã cố gắng hết sức xong cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô cũng như các bạn. Chương I. Bản chất của hiệu quả kinh doanh và những chỉ tiêu đánh giá. 1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. Đối với mỗi doanh nghiệp, hoạt động trong nền kinh tế khác nhau và mỗi thời kỳ khác nhau lại có một mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trưòng ở nước ta hiện nay mục tiêu bao trùm lên tất cả mục tiêu của mọi doanh nghiệp chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vậy hiệu quả kinh doanh là gì?. Để hiểu về hiệu quả kinh doanh, trước hết ta đi tìm hiểu về hiệu quả nói chung. Từ trước đến nay, đã có nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả. Mỗi nhà kinh tế học khi đứng trên mỗi góc độ khác nhau lại đưa ra một cách hiểu khác nhau về hiệu quả. Theo P.Samerelson và W.Nordhous trong cuốn Kinh tế học xuất bản năm 1991 thì: “ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác”. Quan điểm này thực chất là đề cập đến khía cạnh phân bổ và sử dụng nguồn lực của nền sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Khi đó, sự phân bổ là tối ưu, không có một sự phân bổ nào có thể mang lại cho nền kinh tế một kết quả tốt hơn. Có thể nói mức hiệu quả mà tác giả đưa ra là mức hiệu quả lý tưởng và là mức hiệu quả cao nhất mà không có mức nào cao hơn. Cũng trong cuốn Kinh tế học xuất bản năm 1991 thì nhà kinh tế học Manfred Kuhn lại cho rằng: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí”. Đây thực chất chỉ là một biểu hiện về bản chất chứ không phải là khái niệm của hiệu quả kinh doanh. Ngành thép cũng như tất cả các ngành sản xuất khác đều quan tâm tới hiệu quả kinh doanh của mình. Do đó tổng hợp những khái niệm trên có thể đưa ra một khái niệm phản ánh tương đối đầy đủ những khía cạnh của hiệu quả kinh doanh được áp dụng trong cả ngành thép và các ngành sản xuất khác như sau: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất và tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là thước đo rất quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Từ những khái niệm trên có thể hiểu về bản chất của hiệu quả kinh doanh như sau: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phán ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của DN và được thể hiện qua công thức sau:                                                    Mục tiêu hoàn thành Hiệu quả kinh doanh (H) =                                               Nguồn lực được sử dụng một cách thông minh Với quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những chi phí như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi phí ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho doanh nghiệp ngày càng giữ được vị trí trên thương trường. Đối với ngành sản xuất thép, hiệu quả kinh doanh đạt được trước hết được thể hiện qua sản lượng và chất lượng thép sản xuất ra, với sự đa dạng về chủng loại và sự đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó, cũng cần phải sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý như nguyên nhiên vật liệu (phôi thép, dầu đốt lò, điện…), vốn, chi phí khác (chi phí nhân công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý…). Xuất phát từ khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh như trên thì vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và các công ty thép nói riêng là gi? Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu đựơc. Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp đồng thời cũng là cơ sở để mở rộng cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì hiệu quả kinh doanh đóng vai trò càng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp còn lấy hiệu quả kinh doanh làm căn cứ để phân tích và đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó có những điều chỉnh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lên một mức cao hơn, giúp doanh nghiệp ngày càng đứng vững trên thị truờng cạnh tranh đầy khốc liệt. Đối với doanh nghiệp sản xuất thép cũng vậy, tham gia trong một ngành sản xuất đang có nhiều cơ hội phát triển trong điều kiện hiện nay đặc biệt là khi Việt nam gia nhập WTO thì cơ hội phát triển cho ngành thép lại càng nhiều. Nhưng cũng chính những cơ hội phát triển đó lại làm cho tính chất cạnh tranh của ngành ngày càng khốc liệt hơn. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình nếu như không muốn bị tụt hậu, không muốn bị đối thủ cạnh tranh loại khỏi thương trường. Do đó, đối với những doanh nghiệp sản xuất thép thì vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh lại càng trở nên quan trọng hơn nhiều trong điều kiện hội nhập như hiện nay. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu này được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình hình của từng doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong số các chỉ tiêu trong hệ thống sau. 2.1. Chỉ tiêu tổng quát. Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh = Chi phí đầu vào Kết quả đầu ra có thể được đo bằng chỉ tiêu hiện vật như số lượng sản phẩm sản xuất ra tính theo đơn vị của sản phẩm sản xuất ra hay có thể được tính bằng đơn vị giá trị như tiền hoặc các đơn vị giá trị khác. Chi phí đầu vào cũng vậy, có thể được đo bằng đơn vị hiện vật như số lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất, số lượng nhiên liệu để sản xuất. Nhưng cũng có thể được đo lường bằng đơn vị giá trị mà cụ thể là số tiền chi trả cho việc mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất… Ý nghĩa: Hiệu quả kinh doanh phản ánh số kết quả đầu ra đạt được trên một đồng chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Cùng với một lượng chi phí cho sản xuất doanh nghiệp nào có nhiều kết quả đầu ra hơn là doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao hơn. 2.2. Chỉ tiêu cụ thể. Hệ thống chỉ tiêu cụ thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được xếp theo thứ tự quan trọng như sau: 2.2.1. Lợi nhuận. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Lợi nhuận của doanh nghiệp là biếu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định… Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước, thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế - xã hội. Một bộ phận lợi nhuận khác, được để lại để doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. Tuy nhiên, theo công thức tính lợi nhuận như trên ta có thể thấy, lợi nhuận tăng khi hoặc doanh thu tăng hoặc chi phí giảm hoặc khi doanh thu tăng đồng thời chi phí giảm. Doanh thu phụ thuộc vào hai yếu tố là tổng sản lượng và giá bán. Nếu như doanh thu tăng do tổng sản lượng tiêu thụ tăng thì là một tín hiệu tốt, khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được là tương đối hiệu quả. Nhưng khi giá bán tăng làm tăng doanh thu của doanh nghiệp thì còn tuỳ thuộc vào việc tăng giá trên là do sản phẩm của doanh nghiệp vượt trội lên về mẫu mã và chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh. Hay việc tăng giá bán là do lạm phát, do đầu cơ hay một vài nguyên nhân khác. Nếu như việc tăng giá bán vì những lý do sau thì quả thực hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa tốt mặc dù lợi nhuận vẫn tăng. Trong hai năm vừa qua, năm 2006 và 2007 các doanh nghiệp sản xuất thép lợi dụng tình hình khan hiếm thép xây dựng tăng cao đã đầu cơ tích trữ chờ khi giá tăng mới đem ra bán. Do đó, sinh ra tình trạng một số doanh nghiệp sản xuất thép không cần làm gì cũng có lãi. Hiện tượng này làm cho chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh không đúng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên một nhược điểm của chỉ tiêu lợi nhuận là bị bóp méo bởi giá cả của sản phẩm sản xuất ra. 2.2.2. Doanh thu. Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ * giá bán. Cũng giống như chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu doanh thu là một chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu tăng góp phần làm chi lợi nhuận tăng. Nhưng không phải lúc nào doanh thu tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Doanh thu tăng nhiều khi do giá bán trên thị trường nhưng giá bán tăng có thể do một số tác động như lạm phát, đầu cơ…những yếu tố này làm cho doanh thu tăng nhưng hoạt động của doanh nghiệp lại không hiệu quả. Hơn nữa, khi sản lượng tăng thì cũng làm cho doanh thu tăng nhưng lợi nhuận chưa chắc đã tăng lên vì sản lượng tăng nhiều khi kéo theo chi phí tăng, trong một vài trường hợp tốc độ tăng chi phí có thể lớn hơn tốc độ tăng doanh thu và vì thế lại làm cho lợi nhuận giảm. Vì thế, khi đánh giá chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp phải có sự xem xét một cách đồng bộ tất cả những vấn đề trên. Cũng giống như lợi nhuận, hai năm gần đây doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất thép liên tục gia tăng mặc dù có những công ty không hề tăng sản lượng do giá thép xây dựng tăng cao. Mặt khác, giá thép tăng nhiều khi không phải thực sự do khan hiếm mà chỉ do sự đầu cơ tích trữ của một số doanh nghiệp sản xuất thép. Do đó, chỉ tiêu này nhiều khi cũng bị bóp méo do giá cả trên thị trường. 2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. P1 = x 100% Trong đó : P là lợi nhuận đạt được trong kỳ. DT là doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này cho thấy cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại. Thật vậy, lợi nhuận là hiệu số của doanh thu và chi phí do đó, khi tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu càng lớn thì thương số chi phí/doanh thu càng nhỏ và do đó có hai trường hợp xảy ra. Một là, chi phí giảm, điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng tốt. Hai là, doanh thu tăng. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, doanh thu tăng trong một số trường hợp thì làm cho hiệu quả kinh doanh tăng, nhưng trong một số trường hợp nó lại không đánh giá chính xác những gì đang diễn ra ở doanh nghiệp. Do đó khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả kinh doanh phải xem xét tất cả các khía cạnh trên. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí. P2 = x 100% Trong đó: P là lợi nhuận đạt đựợc trong kỳ CPKD là chi phí kinh doanh trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng chi phí kinh doanh bỏ ra thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu đựơc. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Thật vậy, chỉ tiêu này cao chứng tỏ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh tương đối nhỏ so với lợi nhuận thu được. Tuy nhiên, việc so sánh lợi nhuận thu được với chi phí kinh doanh còn phải tính đến những yếu tố làm tăng lợi nhuận nhưng ko phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như đã phân tích ở trên. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh. P3 = x 100%. Trong đó: P là lợi nhuận thu trong kỳ. VKD là vốn kinh doanh trong kỳ. Ý nghĩa của chỉ tiêu: phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì thu đựoc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay so với các doanh nghiệp khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại. 2.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động. Năng suất lao động bình quân. APN = Trong đó: K là kết quả đạt được. L là số lượng lao động trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả đạt được trên một lao động trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại. 2.2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Sức sản xuất của tài sản cố định. Sức sản xuất của TSCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản bình quân mang lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tái sản càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng giảm. Sức sinh lợi của tài sản cố định. Sức sinh lợi TSCĐ = Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị nguyên giá bình quân ( hay giá còn lại bình quân ) tài sản cố định đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế. Sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại. 2.2.6. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Sức sản xuất của vốn lưu động. Sức sản xuất của vốn lưu động = Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị tổng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tái sản lưu động càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản lưu động càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng giảm. Sức sinh lợi của vốn lưu động. Sức sinh lợi của VLĐ = Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản lưu động cho biết 1 đơn vị vốn lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế ( hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp ). Sức sinh lợi của tài sản lưu động càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao và ngược lại. 2.2.7. Nộp ngân sách Nhà Nước. Các khoản thuế nộp vào ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thuế như: thuế thu nhập, thuế đất, thuế môn bài… Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh góp phần nâng cao thuế thu nhập mà doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách Nhà Nước từ đó góp phần nâng cao phúc lợi cho xã hội. Phần nộp Ngân sách Nhà Nước được trích ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp, và nó là một khoản bắt buộc phải thực hiện đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Khoản nộp Ngân sách càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận. Đồng thời, tăng khoản nộp Ngân sách cũng làm tăng phúc lợi cho xã hội như đã trình bày ở trên. Đối với các công ty cổ phần, chỉ tiêu quan trọng nhất là những chỉ tiêu về hiệu suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất thép cũng vậy, nếu là doanh nghiệp cổ phần thì họ xem trọng các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận hơn. Còn các công ty nhà nước thì lại xem trọng các chỉ tiêu khác như nộp ngân sách Nhà nước chẳng hạn. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng. 3.1. Các nhân tố bên ngoài. 3.1.1. Môi trường kinh tế. Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và thành công của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà nhiều doanh nghiệp thường phân tích là : Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vưọng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh. Thông thường khi nền kinh tế sa sút thì cầu về tất cả các hàng hoá đều giảm và do đó ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán ra và do đó gây ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu giảm trong điều kiện chi phí tăng hay không đổi cũng sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Mức lãi suất cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thực vậy, khi lãi suất trên thị trường tài chính có xu hướng tăng lên sẽ làm cho việc vay vốn của doanh nghiệp khó khăn và chính việc tăng lãi suất là một yếu tố làm tăng chi phí của doanh nghiệp do chi phí trả lãi tăng. Chính sách tiền tệ và tỷ gía hối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốt cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của chúng. Lạm phát và chống lạm phát cũng là một chỉ tiêu quan trọng cần phải phân tích. Trên thực tế, nếu tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có thể không làm chủ được. Do đó cũng gây tăng chi phí cho doanh nghiệp, do ảnh hưởng đến tiền công và chi phí sản xuất. Ngành thép cũng là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân vì thế nó cũng chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước thông qua các yếu tố của nền kinh tế như trên. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đều phải nhập khẩu phôi thép từ nước ngoài cho nên chính sách tiền tệ và tỷ giá là ảnh hưởng mạnh nhất tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thép. 3.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp. Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại thậm chí rủi ro cho doanh nghiệp. Chúng thường bao gồm: Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đâù tư. Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở kinh doanh ổn định. Các quyết định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh sẽ là mối đe doạ, chẳng hạn các công ty rượu sản xuất rượu cao độ, thuốc lá… Quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo cơ hội cũng lại vừa có thể là những phanh hãm phát triển sản xuất. Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt,chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp cũng là những điều mà doanh nghiệp cần phải tính đến. Trong ngành thép cũng vậy, ảnh hưởng của các yếu tố trên hầu hết đều quan trọng nhưng có ảnh hưởng nhiều nhất chính là những chính sách chi tiêu của chính phủ hay những chính sách pháp luật về đầu tư cũng quan trọng không kém. Nếu chính phủ chi tiêu nhiều cho cơ sở hạ tầng ắt sẽ có nhu cầu cao về thép xây dựng và do đó làm cho nhu cầu thép tăng cao. Đối với những chính sách luật pháp cũng vậy, đặc biệt là những chính sách luật về đầu tư cũng có ảnh hưởng tích cực đến cầu về thép nếu như các chính sách đó thông thoáng và có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư. 3.1.3. Môi trường văn hoá, xã hội. Lối sống của cộng đồng dân cư có thể tự thay đổi theo xu hướng du nhập, và lối sống mới xuất hiện luôn đem lại những cơ hội mới cho nhiều nhà sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dung, sự thay đổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và gia đình. Sự xuất hiện của hiệp hội những người tiêu dùng là một cản trở đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo vì lợi ích của người tiêu dùng. Trình độ dân trí ngày càng cao một mặt mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp về một đội ngũ lao động tri thức, đồng thời cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp trong vấn đề chất lượng sản phẩm. Nhân tố này ảnh hưởng đến ngành thép thông qua sự thay đổi của dân cư về nhu cầu ở, cách thiết kế nhà ở thay đổi do du nhập văn hoá thế giới. 3.1.4. Nhân tố tự nhiên. Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu… Ở trong nước cũng như ở từng khu vực. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng: tích cực và tiêu cực. Đối với doanh nghiệp sản xuất thép thì tác động quan trọng nhất của điều kiện tự nhiên chính là tác động của khí hậu và thời tiết. Ngành xây dựng là một ngành phụ thuộc vào thời tiết và do đó khi thời tiết không thuận lợi cho các công việc xây dựng chẳng hạn như mưa, bão… cũng sẽ làm cho cầu về sản phẩm thép thay đổi. Do đó, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Trong điều kiện chi phí không đổi thì việc giảm doanh thu là một nhân tố làm cho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp giảm xuống. 3.1.5. Đối thủ cạnh tranh. Một doanh nghệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì luôn luôn có đối thủ cạnh tranh. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình hơn. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể, và mọi cuộc cạnh tranh về giá cả thì đều dẫn đến sự tổn thương. 3.1.6. Nhà cung cấp. Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe doạ khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp, qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận cua doanh nghiệp. Trên một phương diện nào đó, sự đe doạ đó tạo ra sự phụ thuộc ít nhiều đối với các doanh nghiệp. Áp lực tương đối của nhà cung ứng thường được thể hiện trong các tình huống như : Ngành cung ứng mà doanh nghiệp cần chỉ có một số thậm chí một doanh nghiệp độc quyền cung ứng. Sản phẩm của nhà cung ứng không có sản phẩm thay thế, doanh nghiệp không có người cung ứng nào khác. Doanh nghiệp mua yếu tố sản phẩm không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung ứng. Loại đầu vào, chẳng hạn vật tư của nhà cung ứng là quan trọng nhiều đối với doanh nghiệp. Nhà cung ứng có ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong ngành thép là nhà cung ứng phôi thép. Vì phôi thép là nguyên vật liệu quan trọng nhất để có thể duy trì sản xuất đối với các doanh nghiệp thép. Nhiều khi nhất là trong điều kiện giá cả lên cao mà phôi thép lại khan hiếm như hiện nay thì áp lực của các nhà cung ứng với các doanh nghiệp sản xuất thép ngày càng tăng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1.7. Khách hàng và tiềm năng thị trường. Khách hàng là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Nếu như áp lực của khách hàng lớn sẽ làm cho doanh nghiệp phải đáp ứng tất cả các nhu cầu của mình về giá bán cũng như tăng chất lượng sản phẩm. Tăng chất lượng sản phẩm trong điều kiện giá bán phải hạ thấp là nguyên nhân vừa làm cho chi phí sản xuất tăng lên đồng thời doanh thu cũng phải chịu áp lực lớn. Và do đó dễ dẫn đến nguy cơ giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, khi áp lực của khách hàng kém thì doanh nghiệp cũng ó cơ hiệu kiếm đựơc nhiều lợi nhuận hơn. Áp lực của khách hàng thường được thể hiện trong các trường hợp sau: Nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp. Trong khi đó người mua lại là số ít và có quy mô lớn. Hoàn cảnh này cho phép người mua chi phối các công công ty cung cấp. Khách hàng mua một khối lượng lớn. Trong hoàn cảnh này người mua có thể sử dụng ưu thế mua của họ như một ưu thế để mặc cả cho sự giảm giá không hợp lý. Ngành cung cấp phụ thuộc vào khách hàng với tỷ lệ phần trăm lớn trong tổng số đơn đặt hàng. Khách hàng có thể vận dụng chiến lược liên kết dọc, tức là họ có xu hướng khép kín sản xuất, tự sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết, bán sản phẩm cho mình. Chẳng hạn các doanh nghiệp dệt khép kín sản xuất để có sợi phục vụ cho dệt. Khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả…của các nhà cung cấp thì áp lực của họ càng lớn. 3.2. Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp. 3.2.1. Nguồn nhân lực. Doanh nghiệp thép cũng như các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm khác, mọi hoạt động đều không thể thực hiện được nếu như không có sự tham gia của con người. Vì thế nhân tố con người là quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp. Toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp bao gồm: lao động quản trị, lao động nghiên cứu và phát triển, đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tác động rất mạnh và mang tính chất quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do vai trò ảnh hưởng có tính chất quyết định của nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần luôn chú trọng trước hết đến đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu của 3 loại lao động: các nhà quản trị cao cấp, các nhà quản trị cấp trung gian và cấp thấp và đội ngũ các thợ cả, nghệ nhân và công nhân có tay nghề cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đảm bảo được các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết và tổ chức lao động sao cho tạo động lực phát huy hết tiềm năng của đội ngũ lao động này. 3.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ lao động, đến sự đảm bảo công bằng giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài cũng như cân đối có hiệu quả các bộ phận bên trong doanh nghiệp, mặt khác, giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm có mối quan hệ nhân quả,…nên tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị lao động có chất lượng trước hết nếu như có cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tốt. Vì vây, doanh nghiệp cần chú trọng hai vấn đề chính là luôn đánh giá đúng thực trạng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp trên cả hai mặt là hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của nó và khả năng thích ứng của cơ cấu tổ chức trước các biến động của môi trường kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp phải chú ý đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức thông qua các chỉ tiêu như: tốc độ ra quyết định, tính kịp thời và độ chính xác của các quyết định. Một doanh nghiệp không thể có đạt được hiệu quả kinh doanh cao n._.ếu như có một bộ máy quản lý cồng kềnh với nhiều cấp quản lý không hiệu quả. 3.2.3. Nhân tố vốn. Trong bất cứ một hoạt động nào thì nhân tố vốn luôn là một nhân tố quan trọng, mọi kế hoạch về đầu tư, xây dựng , sản xuất kinh doanh… mà không có vốn thì cũng đều trở thành không tưởng. Đối với các doanh nghiệp, vốn có vai trò quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp và được hình thành từ ba nguồn chính: Vốn tự có, vốn do Nhà nước cấp và vốn đi vay. Vốn của doanh nghiệp được phân bổ dưới hai dạng chính là vốn cố định và vốn lưu động. Ngoài ra khả năng quay vòng vốn cũng rất quan trọng, cùng với một lượng cầu về sản lượng tương ứng với lượng vốn cần thiết nhất định nếu khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp càng cao thì lượng vốn cần cho mỗi kỳ càng ít và sẽ càng thuận lợi cho doanh nghiệp về vấn đề huy động vốn hơn. Cho nên đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.4. Nhân tố kỹ thuật – công nghệ. Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, nhân tố kỹ thuật - công nghệ cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp có liên quan. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại ở nước ta hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp nước ta muốn nhanh chóng vươn lên, tạo ra khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững ngay trên “sân nhà” và vươn ra thị trường khu vực và quốc tế sẽ không thể không chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ là chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ nhập ngoại mà phải có khả năng sáng tạo được công nghệ - kỹ thuật tiên tiến. Kỹ thuật – công nghệ mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, đảm bảo sự ổn định bền vững trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì ảnh hưởng của nó đến các ngành, các doanh nghiệp là khác nhau nên phải phân tích tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc ngành cụ thể nhất định. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thép, một loại sản phẩm yêu cầu công nghệ kỹ thuật cao thì vấn đề công nghệ là một vấn đề quan trọng giúp cho doanh nghiệp không những không bị tụt hậu mà lại có thể chiến thắng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. 4. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường. 4.1. Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước. 4.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằn thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. DNNN là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội. Tất cả các DNNN đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. DNNN do Nhà nước cấp vốn đầu tư thành lập nên tài sản doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. DNNN phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn để duy trì khả năng hoạt động của DN. Tất cả các DNNN đều chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp của Chính Phủ. DNNN là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. 4.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.     Một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Chính phủ hiện nay là đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cải cách doanh nghiệp Nhà nước nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng được những thách thức của tự do hoá theo yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia, nhất là vào thời điểm Việt Nam xoá bỏ các rào cản thương mại để phù hợp với các cam kết thương mại quốc tế. Mặc dù vậy, để xây dựng được các chính sách thực tế, tăng cường và khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước nâng cao Hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cần có đánh giá sâu sắc về khả năng thích ứng nhanh nhậy của các doanh nghiệp Nhà nước trong môi trường ngày một cạnh tranh hơn. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước cũng cần được làm sáng tỏ. Việc đánh giá hiệu quả của DNNN phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội. DNNN được thành lập có hai loại: DNNN hoạt động công ích và DNNN hoạt động kinh doanh. DNNN hoạt động công ích Là DNNN độc lập hoặc DNNN là thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt hàng và theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định, hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận. DNNN hoạt động công ích bao gồm: - Các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh và các doanh nghiệp tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng. - Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng khác có ít nhất 70% doanh thu từ các hoạt động trong các lĩnh vực sau đây: + Giao thông, công chính đô thị; + Quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng: hệ thống đường sắt quốc gia, đường bộ, đường thuỷ, sân bay, điều hành bay, bảo đảm hàng hải, dẫn dắt tàu ra vào cảng biển; kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ; kiểm tra, kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện. + Khai thác bảo vệ các công trình thuỷ lợi; + Sản xuất giống gốc cây trồng, vật nuôi; + Xuất bản và phát hành sách giáo khoa, sách báo chính trị. Sản xuất và phát hành phim thời sự, tài liệu, phim cho thiếu nhi. Sản xuất và cung ứng muối ăn, chiếu bóng phục vụ vùng cao, biên giới, hải đảo. Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ khác theo chính sách xã hội của Nhà nước. Đối với DNNN hoạt động công ích thì các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế là không quan trọng. Mà chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của loại hình doanh nghiệp này là tình hình thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích và tình hình chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành. DNNN hoạt động kinh tế. DNNN hoạt động kinh tế là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, không bao gồm những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực ở trên. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các DNNN hoạt động kinh tế cần tập trung vào một số chỉ tiêu kinh tế như: Doanh thu và các thu nhập khác. Lợi nhuận thực hiện và tỉ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tình hình chấp hành các qui định pháp luật hiện hành Ở mỗi chỉ tiêu đều qui định các điều kiện để xếp loại A, B hoặc C. Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNNN hoạt động kinh doanh. 4.1.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các DNNN. Theo số liệu thống kê của dự án Kiểm toán chẩn đoán (đánh giá hoạt động) các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện dưới sự giám sát của Bộ Tài chính với hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB) và sự giúp đỡ tài chính của Quỹ Miyazawa Nhật Bản cùng các nhà tài trợ song phương khác thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp Nhà nước được kiểm toán là 7,6%; thấp hơn nhiều so với mức 12% của các doanh nghiệp tham gia thực hiện chứng khoán ở Trung Quốc và 24% của các doanh nghiệp tương tự ở Ấn Độ. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta còn tương đối thấp, các con số thống kê bộc lộ sự kém hiệu quả của các công ty Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 4.1.4. Nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh của các DNNN. DNNN do Nhà nước cấp vốn đầu tư thành lập nên tài sản doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Cho nên một trong những nhân tố khiến hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả là sự không rõ ràng trong những quy định về vai trò trách nhiệm, về quyền sở hữu và quản lý, không có một pháp nhân độc lập nào chịu trách nhiệm đầy đủ với hoạt động của các doanh nghiệp. Liên quan đến vấn đề này là việc quyền sở hữu không rõ ràng đã cản trở các Tổng công ty trong việc tạo ra sức mạnh tổng hợp cho các doanh nghiệp thành viên. Bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều cấp bậc cũng góp phần làm chậm quá trình ra quyết định, cản trở những nỗ lực của doanh nghiệp. Không chỉ có vậy, yêu cầu góp quỹ tập trung hay điều chuyển nguồn tài chính dự phòng của doanh nghiệp Nhà nước này sang giúp đỡ doanh nghiệp Nhà nước khác trong Tổng công ty cũng là vấn đề khiến cho lãnh đạo các doanh nghiệp giảm bớt động lực điều hành doanh nghiệp một cách tốt nhất, bởi rất có thể lợi nhuận mà họ tạo ra lại bị chuyển sang giúp đỡ một thành viên khác trong Tổng công ty. Ngoài ra hiện nay còn tồn tại vấn đề là mức độ tin cậy của những kết quả hoạt động như Chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước khi tính lãi suất, thuế, khấu hao và trả nợ) dùng để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp của Công ty xi măng Hoàng Thạch là một ví dụ. Tuy được đánh giá là hoạt động hiệu quả nhất trong số 4 công ty xi măng tham giam kiểm toán, có mức chi phí sản xuất thấp nhất do có nguồn nguyên liệu dồi dào, quy mô kinh tế, công nghệ sản xuất hiện đại và có điều kiện vận chuyển bằng đường biển, nhưng Chỉ số EBITDA/doanh thu (26%) của Xi măng Hoàng Thạch thấp hơn nhiều so với những công ty xi măng hoạt động tương đối kém hiệu quả khác. Nguyên do là 60% sản phẩm của Hoàng Thạch được bán cho các doanh nghiệp thành viên khác thông qua việc bán hàng với mức chiết khấu, giảm giá. Như vậy là một phần lớn lợi nhuận gộp của Công ty xi măng Hoàng Thạch đã được chuyển sang các thành viên khác trong Tổng công ty. 4.2. Hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. 4.2.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Chủ trương đa dạng hoá sở hữu DNNN, trong đó có việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước(DNNN) ở Việt Nam đã được đề ra từ đầu những năm 90. Sau khi các DNNN được cổ phần hóa sẽ có các đặc điểm cơ bản như: Chuyển từ doanh nghiệp đơn sở hữu (100% vốn nhà nước) sang công ty đa sở hữu (trong đó có Nhà nước) do đó sẽ chuyển mô hình tổ chức quản lý của DNNN sang mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần, cơ cấu này gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát. Không còn chế độ chủ quản, hoạt động bình đẳng với các chủ thể kinh tế khác; Công ty cổ phần hoạt động theo luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty cũng như các quy định khác của Nhà nước. Hoạt động theo cơ chế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ trong thu hút vốn và phân phối thu nhập, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở vốn góp về các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ chế thu hút vốn linh hoạt, được phép phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), vốn được chuyển nhượng dễ dàng theo luật định. Có sự phân định rõ ràng về quyền và trách nhiệm đối với tài sản (DNNN không có quyền đối với tài sản): cổ đông sở hữu vốn, công ty sở hữu tài sản và toàn quyền định đoạt đối với tài sản từ việc mua, bán, cho thuê... Hầu hết người lao động là cổ đông (người chủ công ty). Họ vừa là người chủ, vừa là người làm thuê.. 4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. Giá trị gia tăng/ đầu vào: Nếu tốc độ tăng của giá trị gia tăng lớn hơn tốc độ tăng của đầu vào thì doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh. Trong trường hợp tốc độ tăng của hai chỉ tiêu này càng chênh lệch nhau thì hiệu quả đạt được càng cao. Về khả năng sinh lời: Phần lớn các công ty cổ phần sau 2 năm hoạt động đều có lợi nhuận. Tỷ lệ sinh lời khoảng từ 0 đến 2%. Có một số ít các công ty cổ phần đạt được tỷ lệ sinh lời trên 3%. Và cũng có một số công ty sau 2 năm cổ phần bị thua lỗ thậm chí đóng cửa không hoạt động được. Sau 3 năm đi vào hoạt động dưới hình thức cổ phần, khả năng sinh lời của các công ty ít nhiều thay đổi. Dù tỷ lệ sinh lời vẫn tập trung trong khoảng 0-2%, nhưng bắt đầu có một số công ty bứt phá, số công ty có tỷ lệ sinh lời là 2% tăng nhiều hơn, một số công ty đã có tỷ lệ sinh lời xấp xỉ 4%. Cá biệt có một số công ty mức tăng của chỉ tiêu lợi nhuận khá cao, ví dụ như Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội, lợi nhuận năm 1999 đạt 917 triệu đồng tăng 4,54 lần so với năm 1998. Đồng thời, số công ty bị thua lỗ dần giảm đi. Phần lớn các công ty sau cổ phần hóa đều có lợi nhuận và tỷ lệ sinh lời của các công ty đang có những chuyển biến tốt. Tuy nhiên, các số liệu phân tích trên đầy cho thấy tỷ lệ sinh lời của các công ty còn thấp, nhưng nếu so sánh trong tương quan với các loại hình doanh nghiệp khác trên thị trường nước ta, đặc biệt là so sánh với các doanh nghiệp nhà nước, thì tỷ lệ sinh lời của các công ty cổ phần đạt mức trung bình, chứ không thấp (theo số liệu Công ty Tư vấn Hà Minh). Trong số các công ty cổ phần có thể chia thành hai nhóm: một nhóm có tỷ lệ sinh lời dương: Đại bộ phận nhóm này là các công ty được cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả. Nhóm còn lại có tỷ lệ sinh lời âm, là những công ty được cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ. Do vậy, từ hiện tượng một số công ty cổ phần bị thua lỗ, chưa thể kết luận là các công ty này làm ăn kém hiệu quả. Về phân phối cổ phần: Quá trình cổ phần hóa đã đạt được những kết quả bước đầu. Tính đến hết năm 2005, người lao động trong các công ty cổ phần đã thu thêm 51 tỷ đồng, Chính phủ thu thêm 8 tỷ đồng, chủ sở hữu bao gồm cả Nhà nước và các thành phần khác trong xã hội thu thêm 130 tỷ đồng so với trước cổ phần hóa. Tóm lại, các số liệu trên đây cho thấy lợi ích cho tất cả các thành phần tham gia, từ Nhà nước đến người lao động, cũng như các chủ sở hữu, đều tăng lên. Về hiệu quả xã hội: Nhìn chung số lượng việc làm tăng khoảng 4%/ năm ở các công ty cổ phần. Con số này còn khá khiêm tốn. Vì hầu hết các công ty cổ phần mới ở giai đoạn đầu ở quá trình hoạt động nên vẫn duy trì ngành nghề kinh doanh như trước khi cổ phần hóa, chưa có khả năng, hoặc còn đang nghiên cứu để mở rộng lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của mình, nên chưa thể tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho người lao động. Kết quả này cũng giúp xoá bỏ dư luận cho rằng, sau khi chuyển sang công ty cổ phần thì nhiều lao động sẽ bị sa thải. 4.2.3. Tình hình hiệu quả kinh doanh của các công ty sau cổ phần hoá. Những chính sách ưu đãi của nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được cổ phần hóa dần đi vào ổn định và đạt những kết quả đáng kể. Đa số các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá đã hoạt động hiệu quả hơn, song cũng còn không ít những khó khăn vướng mắc, do nhận thức, sự yếu kém về năng lực trình độ, lúng túng trong quản lý và điều hành và một số những hạn chế từ phía cơ chế chính sách và luật pháp . Theo kết quả khảo sát điều tra có tới hơn 90% các công ty cổ phần đánh giá rằng, tình hình tài chính của họ tốt hơn so với thời kỳ chưa cổ phần hóa. Trong đó, hơn 10% các công ty cho rằng, tình hình tài chính đã tốt hơn rất nhiều so với trước và chỉ có khoảng 3% trong số các công ty được khảo sát cho rằng, tình hình tài chính có xu hướng xấu đi. Tốc độ tăng trưởng tài sản ở các công ty cổ phần hàng năm là gần 20%, do sự bỏ vốn đầu tư mới và lợi nhuận dùng để tái đầu tư. Về lao động, sau cổ phần hoá, về cơ bản, người lao động không bị mất việc làm. Tại hơn 80% công ty cổ phần được điều tra, thì năng suất lao động tăng bình quân 16%/năm do tổ chức tốt dây chuyền công nghệ, đồng thời có cơ chế khuyến khích hợp lý. Thu nhập của người lao động và cán bộ quản lý tăng lên rõ rệt: Tiền lương của người lao động tăng bình quân 12%/năm, cá biệt có doanh nghiệp sau 3 năm cổ phần hoá thì tiền lương tăng 100%. Người lao động, mà đa số là cổ đông, có động lực làm việc tốt hơn, sự quan tâm của cán bộ quản lý cũng như người lao động đối với hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh tăng lên rất nhiều. Về trang thiết bị kĩ thuật, hơn 70% số doanh nghiệp được cổ phần có trình độ kĩ thuật, công nghệ và trang thiết bị tăng lên rõ rệt, do đó đã tạo được sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường - yếu tố cơ bản để tăng doanh thu và lợi nhuận. Về doanh số, bình quân, doanh số của các công ty sau cổ phần hóa đều tăng 20%. Mặc dù chỉ tiêu doanh số mới chỉ là kết quả, chưa cho phép chúng ta đánh giá về hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần, nhưng sau một thời gian ngắn chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, với nhiều khó khăn bỡ ngỡ, các công ty cổ phần đã ổn định được tổ chức và đạt được tốc độ tăng doanh số khoảng 20%/năm là một kết quả đáng ghi nhận. Thậm chí ở một số công ty, sau khi cổ phần hóa đã có mức tăng doanh số rất cao. Về giá trị gia tăng, chỉ tiêu này tại các công ty cổ phần có tốc độ tăng rất nhanh, đạt con số bình quân 26%/ năm. Kết quả này có được là do các công ty cổ phần đã có một cơ cấu sản phẩm hợp lý, tổ chức gọn nhẹ, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ được tăng cường, nên đã nâng cao được năng suất, tiết kiệm chi phí. Công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng cáo càng tốt hơn. 4.2.4. Nhân tố cải thiện hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. Theo kết quả trên cho thấy, sau khi cổ phần hoá, tình hình hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện hơn so với các DNNN. Đạt được kết quả đó là do một số nguyên nhân sau: Sau khi cổ phần hoá các doanh nghiệp giải toả được những khó khăn về vốn, tạo điều kiện cho DN tự chủ sản xuất kinh doanh, phát huy được tiềm năng, trí tuệ của người lao động. Cổ phần hoá làm cho người lao động trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp cho nên nó tạo động lực cho người lao động, phát huy quyền làm chủ và tinh thần trách nhiệm của người lao động. Cổ phần hoá xoá bỏ chế độ bao cấp của Nhà nước đối với DN, buộc doanh nghiệp phải năng động, làm ăn thực sự có lãi để có thể cạnh tranh trên thị trường.Do đó tạo điều kiện và buộc doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng như người lao động nâng cao chất lượng lao động, đổi mới phong cách quản lý và làm việc. Để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sau khi xoá bỏ chế độ bao cấp của Nhà nước doanh nghiệp phải tự đánh giá đúng khả năng của mình để đưa ra các quyết sách hợp lý và tự chịu trách nhiệm về quyết sách đó. Doanh nghiệp có thể được chủ động về vốn nên có thể thu hút vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt trên thị trường chứng khoán một kênh huy động vốn thuận lợi và quan trọng của công ty cổ phần trong kinh tế thị trường. Tuy vậy, từ sự phân tích trên cũng cho thấy hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước còn chưa cao do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: Đối với một đất nước phát triển theo con đưòng kế hoạch hoá tập trung trong một thời gian khá dài như nước ta thì hình thức công ty cổ phần còn khá xa lạ đối với hầu hết người dân, do đó hạn chế sự đầu tư từ phía xã hội do tâm lý sợ rủi ro. Thị trường tài chính đã có, nhưng hoạt động còn kém hiệu quả, chưa hấp dẫn và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và tầng lớp dân cư. Hình thức công ty cổ phần mới được đưa vào áp dụng cho các doanh nghiệp ở nước ta nên nhìn chung cơ chế chính sách, luật pháp liên quan đến công ty cổ phần còn thiếu tính đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo mâu thuẫn nhau. Mặc dù Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhưng trên thực tế, vẫn còn những sự phân biệt đối xử nhất định (như cho vay vốn dưới hình thức tín chấp, cung cấp thông tin, quan hệ với một số cơ quan chức năng: thuế, quản lý thị trường...) Chính sách đối với người lao động sau cổ phần hoá cũng còn nhiều tồn tại bất cập, như giải quyết lao động dôi dư, bảo hiểm... chưa chú trọng đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng lao động. Bên cạnh sự thiếu đồng bộ của cơ chế, chính sách thì hệ thống tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hoá còn thiếu hoặc hoạt động chưa hiệu quả, do đó, các công ty cổ phần còn thiếu nơi giải đáp những vướng mắc trong kinh doanh và quản lý. Cơ chế cũ đựơc duy trì trong một thời gian khá dài nên còn đè nặng tâm lý, thói quen của các nhà quản lý cũng như người lao động. Nhận thức của những người lao động và người chủ về công ty cổ phần và cơ chế hoạt động của nó còn hạn chế. Sau cổ phần hoá,cơ sở vật chất kĩ thuật mặc dù đã có những thay đổi, nhưng về cơ bản, kỹ thuật vẫn còn lạc hậu . Trình độ tay nghề của người lao động, kiến thức và kinh nghiệp của các cán bộ quản lý vừa thiếu, vừa yếu. Chương II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 – 2007. 1. Tổng quan về công ty cổ phần thép Việt – Ý. 1.1. Thông tin chung về công ty và những mốc phát triển quan trọng. Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT Ý Tên tiếng Anh : Viet Nam - Italy Steel Joint Stock Company Tên viết tắt tiếng Anh: VISCO Trụ sở chính : Khu Công nghiệp Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Điện thoại : 0321-942.427 Fax : 0321-942.226 Tài khoản : 46610000003420 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phố Nối, tỉnh Hưng Yên Hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm: Quyết định số 1748/QĐ-BXD do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ngày 26/12/2003 về việc chuyển đổi (cổ phần hoá) doanh nghiệp Nhà nước thuộc Công ty cổ phần Sông Đà 12 - Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần. Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0503000036 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 20/02/2004, đăng ký thay đổi lần thứ sáu ngày 29/08/2006. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Hưng cấp bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 06 lần, lần lượt như sau: Lần 1 (29/06/2004): Tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 75 tỷ đồng; Đăng ký văn phòng đại diện Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Hà Nội; Lần 2 (18/11/2004): Đăng ký chi nhánh Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Sơn La; Đăng ký lại địa chỉ văn phòng đại diện Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Hà Nội; Lần 3 (01/06/2005): Tăng vốn điều lệ từ 75 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng; Lần 4 (10/02/2006): Thay đổi chữ ký của Tổng Giám đốc; Lần 5 (04/04/2006): Bổ sung chi nhánh Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Đà Nẵng; Lần 6 (29/08/2006): Thay đổi tên chi nhánh Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Sơn La thành chi nhánh Tây Bắc. Điểm lại quá trình hoạt động của Công ty cổ phần Thép Việt Ý có thể kể đến một số cột mốc tiêu biểu như sau: Năm 2002: Ngày 02/01/2002, Tổng Công ty Sông Đà Tổng Công ty quyết định đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị cán thép hiện đại với công suất 250.000 tấn/năm do tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ sản xuất thiết bị cán thép Danieli (Ý) cung cấp. Năm 2003: Ngày 14/06/2003, Công ty Sông Đà 12 tổ chức lễ gắn biển Nhà máy thép Việt Ý. Nhà máy ra đời đã mở ra một cái nhìn mới về thép xây dựng chất lượng cao, là minh chứng cụ thể về sự lớn mạnh của Tổng Công ty Sông Đà. Năm 2004: Ngày 10/02/2004, Công ty cổ phần Thép Việt Ý (VISCO) chính thức được thành lập. VISCO ra đời trong bối cảnh thị trường thép ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, với lợi thế là dây chuyền thiết bị đồng bộ với những tính năng vượt trội do tập đoàn hàng đầu thế giới Danieli (Ý) cung cấp cùng với sư hậu thuẫn của Tổng Công ty Sông Đà, sản phẩm thép của Nhà máy đã khẳng định vị thế trên thị trường. Ngay trong năm thứ 2 sản xuất, thị phần sản lượng thép tiêu thụ của VISCO đã chiếm tới 8,3% sản lượng thép tiêu thụ toàn miền Bắc và chiếm hơn 5% sản lượng thép tiêu thụ toàn quốc. Cũng trong năm này, VISCO đã thành lập chi nhánh tại Sơn La và mở văn phòng đại diện tại Hà Nội. Năm 2005: Năm 2005 là năm VISCO tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Thị phần sản lượng thép tiêu thụ toàn miền Bắc của VISCO năm 2005 tiếp tục tăng trưởng và đạt khoảng 10%. Năm 2005 cũng là năm VISCO thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh và chuyên môn hóa hoạt động: Thực hiện sáp nhập bộ phận Xuất nhập khẩu với bộ phận Vật tư để thành lập phòng Hợp tác Quốc tế với chức năng tham mưu các vấn đề liên quan đến việc nhập, mua và bán phôi thép, xăng dầu, các vật tư thiết bị phụ tùng nhập khẩu; quản lý kho… Thành lập bộ phận quan hệ cộng đồng (PR) chuyên làm công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu, quan hệ khách hàng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Thành lập xuởng sản xuất phụ chế biến phế liệu để sản xuất ra các sản phẩm dân dụng như sản phẩm đúc, thép vuông, góc, đinh, lưỡi thép, dây buộc…nhằm tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng nguyên liệu đầu vào và đồng thời tăng doanh thu cho Công ty; Thành lập ban quản lý dự án sản xuất phôi thép để thực hiện dự án đầu tư công trình nhà máy sản xuất phôi tại Hải Phòng với công suất 400.000 tấn/năm. Năm 2006. Năm 2006, VISCO tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường thép trong tình hình thị trường thép và phôi thép trên Thế giới có nhiều biến động lớn - Thành lập phòng Quản lý dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép tại Hải Phòng. - Thành lập chi nhánh Đà Nẵng trực thuộc công ty và đại diện bán hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp thị và bán sản phẩm tại thị trường miền Trung và miền Nam. - Bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc, 7 trưởng phòng, Quản đốc, Giám đốc chi nhánh, Ban quản lý dự án, 8 cấp phó phòng, 3 phó quản đốc. Năm 2007. Năm 2007 VISCO đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng cả nước biết đến là loại thép chất lượng cao nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam. - Thành lập Công ty TNHH một thành viên luyện thép Hải Phòng. - Bổ nhiệm một số chức danh còn thiếu như: Phó TGĐ phụ trách kinh doanh, Trợ lý TGĐ, Trưởng phòng, Giám đốc chi nhánh, Quản đốc… - Bước đầu xâm nhập thị trường miền Nam với hơn 400 hộ tiêu thụ thép Việt – Ý bao gồm các Nhà phân phối, đại lý ký gửi, Cửa hàng, các đơn vị sản xuất bê tông đúc sẵn… - Thành lập và đưa trung tâm phân phối và cửa hàng bán lẻ tại Hà Nam trực tiếp bán hàng đến người sử dụng cuối cùng. Với hơn 4 năm hoạt động và phát triển, công ty hoạt động và kinh doanh trên những lĩnh vực chủ yếu như: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép có thương hiệu thép Việt - Ý (VISCO); Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành thép; Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá. 1.2. Cơ cấu tổ chức. Công ty hoạt động theo hình thức tổ chức của công ty cổ phần và có sơ đồ cơ cấu tổ chức sau: HỘI SỞ CÔNG TY CÁC CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN BQL DỰ ÁN SẢN XUẤT PHÔI Trong đó, bao gồm các bộ phận: Hội sở chính của công ty được đặt tại khu công nghiệp Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Hội sở chính là trung tâm điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. Tại Hội sở chính có các phòng ban như sau: - Phòng Tổ chức hành chính. - Phòng kế hoạch đầu tư. - Phòng thiết bị - công nghệ phát triển. - Phòng tài chính kế toán. - Phòng kinh doanh. - Phòng hợp tác quốc tế. 1.3. Cơ cấu quản lý: Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Bộ máy hoạt động của Công ty được hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo sơ đồ sau: (Xem sơ đồ trang sau) Các cấp quản lý trong công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông của công ty. Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền. Hội đồng quản trị. Số thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ tối đa 05 năm. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát. Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm. Ban Kiểm soát bao gồm những người thay mặt Cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất, kinh doanh của Công ty. Ban giám đốc. Ban Giám đốc gồm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ Phòng tổ chức hành chính Phòng thiêt bị - công nghệ Phòng hợp tác quốc tế Phòng kế hoạch đầu tư Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Tây Bắc Chi nhánh Hà Nội Xưởng sản xuất phụ Xưởng cơ điện Xưởng cán BQL dự án sản xuất phôi 2. Thực trạng các yếu tố sản xuất kinh doanh trong công ty. 2.1. Tình hình máy móc thiết bị và công nghệ. Với công suất thiết kế 250.000 tấn/năm, thiết bị nhập khẩu đồng bộ 100%, công nghệ Danieli Morgardshammar do tập đoàn hàng đầu Thế giới Danieli – Italy cung cấp, có những tính năng vượt trội như sau: - Lò nung kiểu Walking Hearth có đáy di động, có khả năng cung cấp nhiệt từ nhều phía đến phôi thép, dễ điều khiển tốc độ nung trong phạm vi công suất 50tấn/giờ đảm bảo thành phần hoá học của phôi không bị thay đổi, giảm lượng vảy oxit sắt tạo ra trong quá trình nung. - Block cán tinh cụm 10 giá cán bố trí thẳng đứng và nằm ngang xen kẽ, được dẫn động trung tâm bởi các mô tơ điện một chiều, được bố trí từng cặp theo chều vuông góc giúp đạt được trạng thái cán không xoắn, có tốc độ cán và lực cán cao giúp làm tăng độ chính xác của sản phẩm về đường kính và bề mặt thép cán. - Hệ thống Quenching giúp đạt tốt các giá trị giãn dài và độ bền kéo làm tối ưu hoá độ bền uốn, đạt độ thuần nhất của cơ lý tính. Giới hạn chảy cao có thể đạt được trực tiếp trên dây chuyền cán mà không cần thêm chi phí đối với các thành phần hợp kim. Thép vằn đã qua xử lý Quenching sẽ dễ dàng để hàn và không tạo ra các vết nứt trong suốt quá trình hàn. Khả năng chịu áp lực cao của lớp bề mặt đã xử lý bằng nhiệt kết hợp với trạng thái áp lực cao trong lớp Mactenic cho phép sử dụng thép thanh đối với các kết cấu thép._.người. Lối làm việc như thế cũng có thể đem lại kết quả, hoặc cũng có thể không đem lại kết quả. Nhưng nếu người ta biết tổ chức hoạt động và những việc quản trị khác thì triển vọng đạt được kết quả sẽ chắc chắn hơn, đặc biệt quan trọng không phải chỉ là kết quả mà sẽ còn ít tốn kém thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và những phí tổn khác. Như chương I đã trình bày, hiệu quả là sự so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí. Và hiệu quả sẽ tăng trong hai trường hợp: - Tăng kết quả với chi phí không đổi. - Giảm chi phí mà vẫn giữ nguyên kết quả. Muốn đạt được hai đều đó đòi hỏi phải biết cách quản trị, không biết cách quản trị cũng đạt được kết quả nhưng hiệu quả sẽ thấp. Một sự quản trị giỏi không những mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp mà có ý nghĩa quan trọng góp phần đẩy nền kinh tế đất nước nhanh chóng phát triển. Trong hoạt động kinh doanh, người nào luôn tìm cách giảm chi phí và tăng kết quả tức là luôn tìm cách tăng hiệu quả. Có thể nói rằng, lý do cần thiết của hoạt động quản trị chính là muốn có hiệu quả và khi nào người ta quan tâm tới hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị. Mục tiêu của hoạt động quản trị là nhằm giúp chúng ta có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cũng như mục tiêu phục vụ không lợi nhuận. Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, biện pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đề ra. Đây là chức năng đầu tiên của quản trị doanh nghiệp. Tổ chức doanh nghiệp là quá trình gắn kết, phân công và phối hợp các thành viên vào cùng làm việc, nhằm thực hiện mục tiêu chung; trong đó bao gồm tổ chức con người, tổ chức công việc, phân bố các nguồn lực...Chính nhờ chức năng này mà nhà quản trị quyết định được những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành, làm thế nào để kết hợp nhiệm vụ vào những công việc cụ thể; làm thế nào để phân chia công việc thành những công đoạn khác nhau tạo nên cấu trúc của tổ chức. Lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh là thu hút, lôi cuốn, động viên, thuyết phục, hướng dẫn, thúc đẩy các thành viên trong tổ chức làm việc đáp ứng theo yêu cầu công việc. Kiểm tra, kiểm soát trong quá trình kinh doanh là việc theo dõi hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường, đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết, các nhà quản trị cần theo dõi các hoạt động đang diễn ra, so sánh kết quả với tiêu chuẩn. Các biện pháp nâng cao năng lực quản trị trong công ty cổ phần thép Việt – Ý bao gồm: Nâng cao năng lực quản trị nhân sự trong công ty. Trong tương lai, công ty cần tiếp tục kiện toàn bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ các phòng ban Công ty theo đúng chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong ban giám đốc và các phòng ban chức năng để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong lao động của từng bộ phận và từng cá nhân. Thực hiện bàn giao giữa chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành. Là một công ty sản xuất cho nên vấn đề công nghệ, kỹ thuật là một trong những yếu tố dẫn đến thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với công nghệ không chỉ có chuyển giao và vận hành mà còn cần phải nghiên cứu công nghệ và phát triển chúng. Do đó, công ty cổ phần thép Việt – Ý nên bổ sung thêm chức năng nghiên cứu và phát triển cho phòng Thiết bị - Công nghệ. Một số cán bộ trong công ty còn yếu về năng lực điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao.Vì thế cần phải có những chính sách đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý cho CBCNV: đối với những cán bộ chủ chốt như Phó TGĐ hay Trưởng phòng thì cần phải được học các lớp nâng cao về quản lý doanh nghiệp, lý luận chính trị... Để bồi dưỡng tay nghề cho công nhân các ngành điện, hàn, đúc, cơ khí... cần phải thường xuyên kiểm tra và bổ sung kiến thức, mở lớp hàn và cắt, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động Hiện nay, nguồn nhân lực của công ty còn mỏng, đặc biệt ở hai chi nhánh và công ty TNHH một thành viên luyện thép Hải Phòng. Bên cạnh đó, thị trường lao động đang có sự cạnh tranh rất lớn, các đối thủ luôn có chính sách thu hút, giữ người lao động có năng lực về làm việc. Cho nên, cần phải hoàn thiện chính sách tuyển dụng của công ty. Có chính sách thu hút những người tài, có trình độ và tay nghề cao về làm việc nhằm bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu. Thường xuyên sắp xếp lại lao động trong dây chuyền sản xuất, tiến hành phân loại cán bộ công nhân viên định kỳ. Qua đó xem xét, ra quyết định tiếp tục ký hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với những người chưa đạt tiêu chuẩn, đồng thời bố trí công việc thích hợp với năng lực, chuyên môn cho những cán bộ công nhân viên đủ tiêu chuẩn. Xây dựng môi trường làm việc với tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp, văn minh lịch sự. Quản trị tiền lương trong công ty cổ phần thép Việt – Ý. Tiền lương là một trong những lợi ích kích thích vật chất đối với người lao động. Vì vậy, sử dụng đòn bẩy tiền lương nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỷ luật vững, đòi hỏi công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng. Công ty cổ phần thép Việt - Ý hiện nay đang thiếu những cán bộ có năng lực, hơn nữa do địa điểm của công ty cũng không được thuận lợi cho lắm. Vì thế, muốn sử dụng chính sách tiền lương để đạt được những mục đích như trên thì cần phải thực hiện những giải pháp sau: Cán bộ quản trị trong công ty cần phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chức tiền lương hoặc tiền thưởng cho người lao động, qua đó có sự điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao tính công bằng trong công tác tiền lương. Có thể áp dụng hình thức khoán lương cho cán đơn vị sản xuất như Xưởng cán, xưởng cơ điện... Bởi vì trong một doanh nghiệp, việc tổ chức tiền lương mà công bằng và hợp lý sẽ tạo ra không khí cởi mở giữa những người lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, một ý chí vì sự phát triển của doanh nghiệp và vì lợi ích của chính bản thân họ. Chính vì thế mà người lao động tích cực làm việc bằng cả nhiệt tình hăng say và họ có quyền tự hào về mức lương mà họ được hưởng. Ngược lại, khi công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp thiếu tính công bằng và hợp lý thì không những mâu thuẫn nội bộ thậm chí khá gay gắt giữa những người lao động với nhau, giữa những người lao động với các cấp quản trị, cấp lãnh đạo doanh nghiệp, mà có lúc còn xảy ra sự phá hoại ngầm dẫn đến lãng phí cho sản xuất. Điều chỉnh chính sách trả lương, tăng theo quy định của Nhà nước và phù hợp với thị trường lao động. Đảm bảo thu nhập cho CBCNV, trả lương đúng hạn. Ngoài ra, công ty cần phải chăm lo cho đời sống CBCNV cả về vật chất lẫn tinh thần bằng một số công tác như: Tổ chức tốt việc phục vụ ăn ca, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ và khám sức khoẻ định lỳ cho CBCNV trong công ty. Hiện nay, hầu hết CBCNV trong công ty đều phải thuê nhà ở với chi phí khá đắt đỏ. Do đó, công ty cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho CBCNV. Bên cạnh đó, cũng cần phải đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng nhà chung cư cho CBCNV tại Hưng Yên. Hàng năm, công ty nên có kế hoạch tổ chức cho CBCNV đi nghỉ mát, thăm quan các di tích thắng cảnh trong nước và học tập tại nước ngoài; Tổ chức các phong trào thể thao, văn hoá, văn nghệ trong nội bộ công ty cũng như giao lưu với các đơn vị ngoài. Trong việc tính toán trả lương cho người lao động, ban lãnh đạo công ty phải nhận thức được ngoài tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền thưởng cho lao động cũng đóng vai trò rất lớn. Do đó, công ty cần phải xây dựng cho mình một chế độ thưởng phạt phân minh. Hình thức thưởng không chỉ là vật chất mà có thể là phần thưởng tinh thần như trao các danh hiệu, các kỷ niệm chương... Doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc tất cả các loại thưởng sau: Thưởng năng suất, chất lượng: áp dụng khi người lao động thực hiện tốt hơn mức trung bình về số lượng, chất lượng sản phẩm. Thưởng tiết kiệm: áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu, làm giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu. Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp: áp dụng khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, người lao động được chia một phần tiền lời dưới dạng tiền thưởng. Thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, kí kết hợp đồng mới: áp dụng cho các nhân viên tìm thêm được địa chỉ tiêu thụ, giới thiệu khách hàng, kí kết các hợp đồng có tác dụng làm tăng lợi nhuận cho công ty. Thưởng sáng kiến: áp dụng khi người lao động có các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tìm ra phương pháp làm việc mới...có tác dụng làm nâng cao chất lượng sản phẩm. Thưởng đảm bảo ngày công: áp dụng khi người lao động làm việc với số ngày công vượt mức qui định của doanh nghiệp. Quản trị chất lượng sản phẩm. Việc Việt Nam gia nhập WTO nghĩa là trong thời gian tới, thuế suất các mặt hàng sẽ giảm xuống chỉ còn từ 0-5%. Trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều nước hơn chúng ta một khoảng cách xa. Vậy làm thế nào để trong vòng vài năm tới các sản phẩm của chúng ta sản xuất ra đủ cạnh tranh với các nước khi mà hai trong ba hàng rào bảo hộ mậu dịch không còn nữa: quota và thuế suất. Còn chiếc hàng rào cuối cùng là gì? Đó là chất lượng. Việc gia nhập WTO cũng mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức. Một trong những thách thức đó là mức độ của cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Để vượt qua thách thức này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của sản phẩm thép sản xuất ra. Xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thép của công ty cổ phần thép Việt - Ý như sau: Tăng cường công tác quản lý quản lý, chỉ đạo thực hiện và thường xuyên kiểm tra, giám sát sản xuất: Công tác thực hiện các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, công tác an toàn và bảo hộ lao động. Thường xuyên đánh giá tình hình thiết bị để chỉnh sửa, bổ sung các quy chế, quy định về quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, quản lý vận hành các thiết bị của công ty. + Quy trình vận hành các thiết bị sản xuất; + Quy trình xử lý sự cố thiết bị; + Quy trình đánh giá, giám sát, phân tích quá trình sản xuất; Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, không chỉ quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất mà còn phải đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu nhập vào. Do đó công ty phải kiểm soát tốt chất lượng phôi thép trước khi sản xuất. Quy trình sản xuất nếu không được thực hiện đúng sẽ làm giảm chất lượng và mỹ quan của sản phẩm. Cho nên cần phải thực hiện đúng quy trình sản xuất. Thép sản xuất đạt tiêu chuẩn nhưng nếu quá trình bảo quản không tốt có thể làm giảm chất lượng của chúng cho nên. Do đó nâng cao năng lực bảo quản thép thành phẩm tại các kho là một trong những điều cần thiết của công tác quản trị chất lượng. 3.2.2. Củng cố chiến lược Marketing. Marketing có vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu của sản phẩm. Do đó, để tiêu thụ được nhiều hàng hoá, công ty cổ phần thép Việt - Ý cần phải có những hoạt động để thường xuyên củng cố chiến lược Marketing. Các giải pháp để củng cố chiến lược marketing bao gồm: Đối với hoạt động xúc tiến hỗn hợp: Chuẩn hoá và hệ thống lại toàn bộ các ấn phẩm quảng cáo sản phẩm thép Việt – Ý trên các phương tiện thông tin đại chúng như: bảng biển ngoài trời, biển hiệu cửa hàng, cataloge, hồ sơ sản phẩm, website, card, eteket, slide... Lựa chọn và hợp tác với một đơn vị quảng cáo, nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp để định vị thương hiệu, định hướng chiến lược phát triển xứng tầm với công ty niêm yết đại chúng. Tìm kiếm hình thức quảng cáo phù hợp điều kiện, văn hoá của công ty như: + Cập nhật thông tin có chất lượng trên website của công ty. + Quảng cáo thường xuyên trên báo chí: Báo chí chuyên ngành, báo Giá cả và vật tư thị trường. + Biển hiệu gắn liền với khách hàng, thị trường; thúc đẩy song song với công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. + Quà tặng, kỷ niệm chương độc đáo, hiện thị đặc thù của VIS. + Liên tục đưa biểu giá thép Việt – Ý vào các địa phương, khu vực. Tăng cường nhân sự chuyên trách công tác quảng cáo, marketing. Tổ chức các lớp học trang bị kỹ năng bán hàng cho các đại lý như kỹ năng tiếp cận khách hàng, kỹ năng giới thiệu sản phẩm... Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, đặc biệt là tại các vùng, miền thị trường mới. Mở rộng quan hệ với các hiệp hội, ngành như Hiệp hội doanh nghiệp trẻ, hiệp hội Thép... Đối với chính sách giá cả. Thật sai lầm khi một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường mà lại định giá một cách áp đặt cho sản phẩm của mình. Để định giá, trước hết cần phải hiểu rõ quy luật giá trị, cân nhắc kỹ trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường với giá cả hợp lý nhất và phải luôn điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Các doanh nghiệp phải luôn luôn nhớ rằng nếu định giá quá thấp thì chả ai tin là sản phẩm của mình tốt cả. Nhưng nếu định giá quá cao thì cũng chẳng có ai có khả năng thanh toán mà họ sẽ lựa chọn sản phẩm khác với giá phù hợp hơn. Để đưa ra một mức giá cả hợp lý cho những sản phẩm thép mang nhãn hiệu Việt – Ý. Công ty cổ phần thép Việt - Ý có chính sách giá cả tập trung vào những vấn đề như: Từ trước tới nay, công ty cổ phần thép Việt - Ý vẫn thường sử dụng phương pháp định giá dựa vào chi phí. Do đó, có một mức gía hợp lý cho sản phẩm của công ty cần phải phát huy lợi thế của dây chuyền công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. Quyết định về giá cả của công ty chịu ảnh nhiều của thị trường và cầu của thị trường. Do đó, cần phải theo dõi chặt chẽ thị trường và điều chỉnh gía thép VIS linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường và chi phí sản xuất. Hiện nay sản phẩm của công ty đã được bán lẻ rộng rãi trên các tỉnh thành trong cả nước. Do đó, một vấn đề cần thiết đặt ra là phải nâng cao khả năng kiểm soát giá bán lẻ tại các thị trường, các cửa hàng, các nhà phân phối cấp 2 để đảm bảo giá bán đồng đều giữa các thị trường và các đối tượng khách hàng, tránh sự cạnh tranh trong chính các nhà phân phối, đại lý của công ty. Đối với hoạt động phân phối. Xây dựng thương hiệu đã khó, giữ được nó lại càng khó hơn. Một trong những biện pháp để giữ vững thương hiệu là xây dựng một phương án phấn phối phù hợp. Dù thương hiệu của có mạnh đến bao nhiêu đi chăng nữa mà không có phương án phân phối phù hợp thì doanh số không cao, chính điều này có thể làm mờ nhạt đi giá trị thương hiệu của công ty. Chính vì thế, công ty cổ phần thép Việt - Ý cần phải tăng cường đầu tư cho phân phối đặc biệt là trong điều kiện như hiện nay. Không nên chỉ ngóng chờ khách hàng đến với mình mà công ty nên chủ động đến với khách hàng. Trong thời gian tới, công ty cổ phần thép Việt - Ý cần phải tiếp tục thực hiện tốt công tác mở rộng thị trường đặc biệt là vùng thị trường Miền Trung, Miền Nam. Có chính sách đặc biệt với các khu vực thị trường này để trong một thời gian ngắn có nhiều khách hàng biết và lựa chọn sử dụng thép Việt – Ý. Đẩy mạnh tiêu thụ ở mảng thị trường giao thông vận tải (cầu, đường), tổ chức khai thác tốt thông tin và chuẩn bị các điều kiện để tham gia các dự án khác. Tham gia dự thầu cung cấp thép vào tất cả các dự án thực hiện lựa chọn nhà cung cấp thông qua hình thức đấu thầu. Phát triển mô hình bán hàng trực tiếp, mở thêm một số cửa hàng bán hàng trực tiếp của công ty . Bổ sung và điều chỉnh kịp thời chính sách hỗ trợ bán hàng, hỗ trợ các vật dụng như bảng hiệu, quần áo, giá để hàng...cho các nhà phân phối và các đại lý; ưu tiên đặc biệt với các dự án có khối lượng tiêu thụ cao, khả năng thanh khoản tốt. Nên đưa ra một số các hình thức khuyến mại để khuyến khích các khách hàng trung gian như chiết khấu theo sản lượng, chiết khấu theo thời gian thanh toán... Tiếp tục phát huy mối quan hệ với các đơn vị trong nội bộ Tổng công ty để cung cấp hàng vào các công trình lớn của tổng công ty. 3.2.3. Giảm chi phí sản xuất để giảm giá bán và tăng lợi nhuận. Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh để giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận là mục tiêu quan trọng mà bất kỳ công ty nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường cũng cần phải quan tâm thực hiện. Một số giải pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý như: Giao khoán tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu sản xuất cho các đơn vị trực tiếp sản xuất như khoán kim loại, dầu, điện, vật tư, vật liệu...Định mức khoán cần phải được xây dựng chi tiết, cụ thể và chặt chẽ cho từng loại sản phẩm tương ứng với từng loại nguyên vật liệu đầu vào. Trong sản xuất thép, thường có những sản phẩm thép có chiều dài L<11,7 mét. Vì là những sản phẩm chưa dủ chiều dài tiêu chuẩn nên các sản phẩm này thường là khó tiêu thụ. Vì thế để giảm chi phí sản xuất thì cần phải hạn chế lượng thép này. Để hạn chế lượng thép này nên áp dụng hình thức khoán. Công ty giao khoán tỷ lệ sản xuất thép có chiều dài L<11,7 mét cho các đơn vị. Để sao cho trong quá trình sản xuất, các đơn vị phải tính toán kỹ lưỡng từ việc lựa chọn phôi thép vào sản xuất từng loại sản phẩm đến việc thao tác sản xuất sao cho khối lượng thép đạt chiều dài tiêu chuẩn L=11,7 mét là tối đa. Khoán tiền lương cho các đơn vị trong toàn công ty, gắn thu nhập của người lao động với kết quả công việc. Các đơn vị chủ động chia lương cho cán bộ công nhân viên để khuyến khích người lao động phấn đấu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hạn chế tối đa lượng hàng hoá, nguyên vật, vật tư, vật liệu tồn kho, tránh ứ đọng vốn. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình thiết bị để giảm thiểu thời gian thay sản phẩm, cháy hao kim loại, dầu FO. Để hạn chế tình trạng phải ngừng sản xuất làm tăng chi phí sản xuất. Công ty nên bố trí thời gian sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng hợp lý như hạn chế sản xuất vào giờ cao điểm, bảo dưỡng thiết bị vào thời gian cắt điện... Nghiên cứu, đầu tư cải tạo và sửa chữa thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất để tiết kiệm chi phí sản xuất. Thường xuyên đánh giá tình hình mua sắm nguyên vật liệu để giảm chi phí mua hàng, xây dựng và ban hành các quy định về công tác quản lý, sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, quyết toán hàng tháng để đánh giá tình hình sử dụng của từng đơn vị. 3.2.4. Tăng cường hiệu quả huy động và sử dụng vốn. Huy động vốn. Khi gia nhập WTO, một trong những nhược điểm của các doanh nghiệp Việt nam là khả năng tài chính còn yếu dẫn đến sự hạn chế trong năng lực cạnh tranh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam là hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Là một doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất trong ngành thép xây dựng, tuy thời gian quay vòng vốn là không dài nhưng số lượng vốn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh lại rất lớn. Hơn nữa, trong điều kiện giá phôi thép đang tăng cao và ngày càng khan hiếm như hiện nay thì việc tăng cường hiệu quả huy động vốn không chỉ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty cổ phần thép Việt - Ý mà còn để công ty có thể chủ động hơn về thời gian và khối lượng phôi nhập về. Hiện nay, nhu cầu về vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty cổ phần thép Việt - Ý ngày càng cao do giá cả nguyên vật liệu tăng cao và công ty đang đầu tư cho nhà máy sản xuất phôi tại Hải Phòng. Bảng sau dự báo nhu cầu về vốn lưu động của công ty đến năm 2010. Bảng 9: Nhu cầu vốn lưu động đến năm 2010. Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Vốn lưu động Tỷ đồng 789 841 1010 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Nguồn vốn của công ty cổ phần thép Việt - Ý tính đến thời điểm này được huy động từ hai nguồn: vốn vay và vốn chủ sở hữu. Vốn vay bao gồm phần vốn được hỗ trợ từ Tổng công ty Sông Đà và vay từ các tổ chức tín dụng khác như: Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng đầu tư phát triển...Và nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán. Việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong năm tới có nhiều khó khăn hơn những năm trước đặc biệt là trong năm 2008. Trong năm 2008, để thực hiện tốt công tác kiềm chế lạm phát, hạn chế tăng giá. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một loạt các chính sách tiền tệ. Và để đối phó với các chính sách đó, các ngân hàng Thương mại đã đồng loạt tăng lãi suất huy động, lãi suất cho vay, hạn chế hồ sơ cho vay, không cho vay kinh doanh chứng khoán...Để đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần thép Việt - Ý có thể thực hiện một số giải pháp sau: Cố gắng duy trì tốt các mối quan hệ hiện có với các tổ chức tín dụng, mở rộng đối tác tín dụng mới và thực hiện đúng cam kết theo các hợp đồng vay vốn như sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như: phát hành trái phiếu, cổ phiếu... Sử dụng vốn hiệu quả. Trong sản xuất kinh doanh, việc làm sao để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cũng quan trọng không kém việc huy động đủ nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty cổ phần thép Việt - Ý xin đề xuất một số giải pháp sau: Thực hiện các biện pháp để giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Kịp thời xử lý vật tư, hàng hoá không cần dùng hoặc hiệu quả sử dụng thấp để thu hồi vốn. Làm tốt công tác thu hồi công nợ để bảo toàn vốn bằng một số giải pháp như: Thành lập tổ chuyên trách và thu hồi công nợ. Lập kế hoạch thu hồi vốn hàng tuần, tháng, quý để kiểm tra đánh gía tình hình thực hiện. Xây dựng hạn mức tín dụng, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng. Tăng cường kiểm tra, giám sát khối lượng hàng hoá tồn kho tại các đơn vị, cửa hàng đại lý, uỷ thác ký gửi. Cương quyết thu hồi vốn quá hạn, đối với nhà phân phối sẽ trừ trực tiếp trên phần triết khấu, tính lãi quá hạn... + Hiện nay, công ty đã kiểm soát khá tốt đối với công nợ bên ngoài, không có nợ quá hạn. Nhưng đối với các công ty trong nội bộ tổng công ty Sông Đà thì vẫn có sự dây dưa, nợ khó đòi. Đối với trường hợp này, công ty nên báo cáo với lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà để có được sự chỉ đạo và giúp đỡ kịp thời của TCT trong công tác thu hồi công nợ đối với các công ty trong nội bộ TCT. + Công nợ trong TCT hiện đang được công ty thu hồi trực tiếp qua ban điều hành hoặc gán trừ với các cơ chế thu vốn cụ thể do đó, công ty cổ phần thép Việt - Ý cần phải tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với Ban điều hành và các phòng ban khác trong TCT. + Để hạn chế công nợ của các công ty trong nội bộ TCT, công ty cổ phần thép Việt - Ý nên duy trì các thông tin đa chiều về tình hình của khách hàng trong nội bộ TCT như: thông tin về vốn, khối lượng lấy hàng, khối lượng được thanh toán, các đơn vị cùng tham gia cấp hàng... Kết luận. Đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty sản xuất thép nói riêng khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì một trong những thách thức lớn nhất để chiến thắng trên thương trường cạnh tranh khốc liệt là phải làm sao để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là chiếc chìa khoá mở ra cho doanh nghiệp những cơ hội để tồn tại và phát triển. Vì thế đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là một sự đòi hỏi khách quan vô cùng cần thiết. Luận văn ngoài việc nêu bật lên được sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng đã trình bày một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, còn trong thực tế tuỳ vào tình hình của mỗi doanh nghiệp mà các chỉ tiêu được vận dụng khác nhau và có khi chỉ sử dụng một vài chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu đó. Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và dựa trên tình hình thực tế sản xuất và kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt – Ý, luận văn đã phân tích và làm rõ được thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2004 – 2007 cùng với những nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn đó, để từ đó đưa ra một bảng phân tích SWOT nêu lên những thế mạnh điểm yếu của doanh nghiệp cũng như những cơ hội thách thức trong quá trình hội nhập hiện nay. Để từ đó, cùng với những dự báo về thị trường thép trong và ngoài nước luận văn nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt – Ý và em hy vọng những ý kiến đề xuất ấy sẽ được ban lãnh đạo công ty xem xét và áp dụng trong công ty để có thể nâng cao tính thực tế của bản luận văn. Vì thời gian có hạn và trình độ lý luận của bản thân em còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và những vấn đề bất cập em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các bạn, các cô chú trong công ty, đặc biệt là thầy giáo: TS. Nguyễn Thanh Hà - người đã trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành tốt bản luận văn này tốt nghệp này. Tài liệu tham khảo. 1, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – NXB Thống Kê – PGS.TS.Phạm Thị Gái. 2, Kinh tế và quản lý công nghiệp – NXB Giáo dục – PGS.TS. Nguyễn Đình Phan. 3, Giáo trình kinh tế học tập 1 của A.Samerelson và W.Norhorus. 4, Giáo trình quản trị chiến lược – NXB Thống kê – PGS. TS. Lê Văn Tâm. 5, Giáo trình Kế hoạch kinh doanh – NXB Thống Kê – THS.Bùi Đức Tuân. 6, Giáo trình Marketing căn bản – NXB Đại học Kinh tế quốc dân – GS.TS. Trần Minh Đạo. 7, Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Thành Độ, TS.Nguyễn Ngọc Huyền. 8, WTO kinh doanh và tự vệ - NXB Hà Nội – Trương Cường. 9, Tạp chí Thị trường – Giá cả - Vật tư số 151+152 – Thứ 2,3 ngày 30+31/7/2007. 10, Website của công ty cổ phần thép Việt - Ý : www.vis.com.vn 11, Website của Tổng công ty Sông Đà: www.songda.com.vn. 12, Website của tỉnh Hưng Yên: www.hungyen.gov.vn. 13, Website của tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn. 14, Website của hiệp hội thép Việt Nam: www.vsa.com.vn. Phụ lục BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT NĂM 2006 Đơn vị tính: Đồng STT Néi dung 31/12/2006 01/01/2006 I Tµi s¶n ng¾n h¹n 551,664,284,397 486,943,128,261 1 TiÒn vµ c¸c kho¶n t¬ng ®¬ng tiÒn 77,993,947,244 47,775,668,684 2 C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh ng¾n h¹n 3 C¸c kho¶n ph¶i thu 324,954,067,078 205,847,991,574 4 Hµng tån kho 138,468,003,705 225,958,807,269 5 Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 10,248,266,370 7,360,660,734 II Tµi s¶n dµi h¹n 226,606,771,595 234,912,880,808 1 C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 2 Tµi s¶n cè ®Þnh 213,433,465,243 225,245,108,664 3 BÊt ®éng s¶n ®Çu tư 4 C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh dµi h¹n 5 Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 13,173,306,352 9,667,772,144 III Tæng céng tµi s¶n 778,271,055,992 721,856,009,069 IV Nî ph¶i tr¶ 662,057,764,539 634,952,742,662 1 Nî ng¾n h¹n 499,432,162,433 435,532,913,922 2 Nî dµi h¹n 162,625,602,106 199,419,828,740 V Vèn chñ së h÷u 116,213,291,453 86,903,266,407 1 Vèn chñ së h÷u 115,990,637,177 86,507,272,240 - Vèn ®Çu t cña chñ së h÷u 100,000,000,000 75,978,200,000 - Quü ®Çu t ph¸t triÓn 1,177,436,685 3,618,987,090 - Quü dù phßng tµi chÝnh 835,990,383 387,798,533 - Lîi nhuËn sau thuÕ cha ph©n phèi 13,977,210,109 6,522,286,617 - Nguån vèn ®Çu t x©y dùng c¬ b¶n 2 Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c 222,654,276 395,994,167 - Quü khen thëng phóc lîi 113,354,276 395,994,167 - Nguån kinh phÝ - Nguån kinh phÝ ®· h×nh thµnh TSC§ 109,300,000 VI Tæng céng Nguån vèn 778,271,055,992 721,856,009,069 KÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh N¡M 2006 §¬n vÞ tÝnh: §ång STT Chỉ tiêu Năm 2006 N¨m 2005 1 Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 1,274,111,583,507 1,125,413,425,834 2 C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu 6,335,380,559 9,256,026,761 3 Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 1,267,776,202,948 1,116,157,399,073 4 Gi¸ vèn hµng b¸n 1,188,725,976,070 1,053,849,289,586 5 Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 79,050,226,878 62,308,109,487 6 Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 676,382,667 243,124,921 7 Chi phÝ tµi chÝnh 41,205,152,267 38,112,409,022 8 Chi phÝ b¸n hµng 16,448,095,908 14,705,768,145 9 Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 8,330,871,821 6,339,989,920 10 Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 13,742,489,549 3,393,067,321 11 Thu nhËp kh¸c 2,773,138,219 3,560,656,096 12 Chi phÝ kh¸c 7,548,553 431,436,800 13 Lîi nhuËn kh¸c 2,765,589,666 3,129,219,296 14 Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tríc thuÕ 16,508,079,215 6,522,286,617 15 ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 2,530,869,106 16 Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 13,977,210,109 6,522,286,617 17 L·i c¬ b¶n trªn cæ phiÕu 1,679 18 Cæ tøc trªn mçi cæ phiÕu 1,000 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2007 CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2006 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,480,008,616,176 1,274,111,583,507 2. Các khoản giảm trừ 11,198,953,319 6,335,380,559 - Chiết khấu thương mại - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại - Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-02) 1,468,809,662,857 1,267,776,202,948 4. Giá vốn hàng bán 1,356,602,467,118 1,188,725,976,070 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10-11) 112,207,195,739 79,050,226,878 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2,204,503,665 676,382,667 7. Chi phí tài chính 55,374,914,944 41,205,152,267 Trong đó: Chi phí lãi vay 54,516,585,386 37,197,995,183 8. Chi phí bán hàng 19,795,333,517 16,448,095,908 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13,237,549,057 8,330,871,821 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 26,003,901,886 13,742,489,549 11. Thu nhập khác 545,335,241 2,773,138,219 12. Chi phí khác 973,025,284 7,548,553 13. Lợi nhuận/(lỗ) khác (40 = 31-32) (427,690,043) 2,765,589,666 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+40) 25,576,211,843 16,508,079,215 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,508,308,232 3,090,952,823 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 155,363,963 (560,083,717) 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50-51-52) 21,912,539,648 13,977,210,109 MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28963.doc
Tài liệu liên quan