mở đầu
Bất cứ quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển kinh tế đều phải có vốn. quy mô, tốc độ huy động các nguồn vốn cũng như sử dụng có hiệu quả vốn là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển ổn định vững chắc của một nền kinh tế.
Huy động vốn đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh của chính mình, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của các NHTM. Vậy vấn đề đặt ra là phải tìm những biện pháp huy động vốn m
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) chi nhánh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột cách thích hợp và đạt được hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, em xin chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hóa”.
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về NHTM và nghiệp vụ huy động vốn của NHTM.
Chương II: Thực trạng huy động vốn tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Thanh Hóa.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNNo&PTNT Thanh Hóa.
chương i
tổng quan về nhtm và nghiệp vụ huy động vốn của nhtm
1.1. Khái niệm và chức năng của NHTM
1.1.1 Khái niệm về NHTM
Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại, người ta thường phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.Với mỗi quốc gia khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về NHTM.
Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: “Những nhà băng thiết yếu bao gồm những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm...”
Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.
Theo Luật của các TCTD tại Việt Nam: “Ngân hàng là TCTD thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
“NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.
1.1.2 Chức năng của NHTM:
1.1.2.1 Chức năng trung gian tài chính:
Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM .NHTM nhận tiền gửi và cho vay chính là đã thực hiện việc chuyển tiền tiết kiệm thành tiền đầu tư. Người có tiền dư thừa có thể thực hiện các công việc tài chính như : Cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán của Chính phủ và của công ty trực tiếp qua trung tâm tài chính. Tuy nhiên, Tài chính trực tiếp đôi khi không đem lại hiệu quả cao nhất cho người đầu tư, vì người có tiền đầu tư và người sử dụng tiền đầu tư thiếu thông tin chính xác về nhau, hay chi phí giao dịch quá lớn và do đó rủi ro đầu tư là tương đối cao.
Chính vì những hạn chế đó các trung gian Tài chính đã ra đời và phát triển rất nhanh, NHTM đã thực sự bổ sung được các hạn chế của Tài chính trực tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.2 Chức năng tạo tiền
Chức năng tạo tiền là chức năng cực kỳ quan trọng của NHTM. Chức năng này được thể hiện trong quá trình NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động đầu tư của NHTM, trong mối quan hệ với NHTW đặc biệt trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền. Từ một lượng tiền cơ sở do NHTW phát hành qua hệ thốngNHTM sẽ được tăng lên gấp bội khi NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế.
NHTW có thể điều tiết khối lượng tiền cung ứng, bằng cách thay đổi lượng tiền tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng hoặc giảm khả năng tạo tiền của NHTM từ đó ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế, do đó đạt được hiệu quả mà mục tiêu chính sách tiền tệ đặt ra.
1.1.2.3 Chức năng cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán.
Cùng với sự phát triển của các NHTM đặc biệt là công nghệ ngân hàng, các phương tiên thanh toán do ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú và rất thuận tiện cho khách hàng: Các loại séc chuyển tiền, chuyển khoản, thẻ tín dụng, card điện tử... Sự xuất hiện các phương tiện thanh toán này tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp trong giao dịch thương mại, mua bán hàng hoá an toàn, nhanh chóng và chi phí thấp. Ngoài việc cung cấp các phương tiện thanh toán, các NHTM ngày nay thường cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, bên cạnh đó họ cũng tư vấn cho khách hàng. Do nhu cầu phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng mở rộng các hình thức phục vụ của mình như: Môi giới, mua bán chứng khoán, tư vấn đầu tư, bảo lãnh...
1.2. Vốn và vai trò của vốn kinh doanh đối với NHTM
1.2.1 Khái niệm về vốn kinh doanh:
Vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
1.2.2 Kết cấu vốn kinh doanh của NHTM:
*Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng. Nó mang tính ổn định và căn cứ để quyết định đến khả năng và khối lượng vốn huy động của ngân hàng.
*Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn để kinh doanh. Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng và phải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn. Nguồn vốn này luôn biến động, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng.
*Vốn đi vay là phần vốn các Ngân hàng đi vay để bổ sung vào vốn hoạt động của mình trong trường hợp tạm thiếu vốn khả dụng. Nó có chi phí tương đối cao, nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
*Vốn khác: là phần vốn phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, hoặc là nguồn vốn NH có được do làm đại lý nhận ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư cho các chương trình và các dự án. Ngoài ra NH còn có nguồn vốn từ các hoạt động như: liên doanh, liên kết với các TCKT, TCTD, làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp…
1.2.3 Vai trò của vốn kinh doanh đối với NHTM:
1.2.3.1. Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Với đặc trưng hoạt động NHTM , vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Chính vì vậy có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngoài nguồn vốn ban đầu cần thiết thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
1.2.3.2. Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng.
Vốn của Ngân hàng sẽ quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Thông thường, nếu so với các Ngân hàng lớn thì Ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi cho vay của các Ngân hàng này cũng nhỏ hơn. Trong khi, các Ngân hàng lớn cho vay được tại các thị trường trong vùng, thậm chí trong nước và quốc tế, thì các Ngân hàng nhỏ bị giới hạn về phạm vị hoạt động hẹp, mà chủ yếu trong cộng đồng. Thêm vào đó, do khả năng hạn hẹp nên các Ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy bén với sự biến động của lãi suất gây khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Nếu khả năng của Ngân hàng đó dồi dào, thì chắc chắn Ngân hàng sẽ mở rộng thị trường tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng.
1.2.3.3. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín cao, với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả vừa giữ chữ tín vừa nâng cao uy tín của ngân hàng.
Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khả năng vốn lớn là điều kiện thuân lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh. Đồng thời vốn lớn sẽ giúp NH có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết...
Bên cạnh vai trò quan trọng của nguồn vốn trong kinh doanh ngân hàng thì chức năng hoạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay” đã đặt ra cho các NHTM một vấn đề là: Phải không ngừng chăm lo tới sự phát triển của nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, cùng với công tác sử dụng vốn thì các ngân hàng phải quan tâm đến công tác huy động vốn. Cho nên công tác huy động vốn có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM
1.3. Các hình thức huy động vốn và ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn
1.3.1 Các hình thức huy động vốn của NHTM
1.3.1.1 Nhận tiền gửi của khách hàng:
Tiền gửi của khách hàng gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp cơ quan Nhà nước và các định chế tài chính trung gian cùng cá nhân trong và ngoài nước có quan hệ gửi tiền tại ngân hàng.
* Tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bao gồm:
-Tiền gửi không kỳ hạn.
Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Thực chất đó là khoản tiền gửi dùng để đảm bảo trong thanh toán. Loại tiền gửi này được ký thác vào NH để thực hiện các khoản chi trả khác nhau, phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách thuận tiện và tiết kiệm. Khách hàng được sử dụng số tiền của mình bằng các phương tiện thanh toán dùng để chi trả như séc, uỷ nhiệm chi, thư chuyển tiền. Đối với khách hàng, ngoài việc được đảm bảo an toàn, thuận tiện trong chi trả, khách hàng còn được hưởng một khoản tiền lãi nhỏ và một số dịch vụ miễn phí. Còn đối với NH, thông thường lượng tiền gửi vào và lượng tiền rút ra không cùng một lúc và chủ tài khoản thường không sử dụng hết số tiền của mình trên tài khoản. Do đó luôn tồn dư một số tiền trên tài khoản trong một thời gian nhất định, số dư ấy được NH dùng để đầu tư cho vay đối với một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh để thu lợi nhuận.
- Tiền gửi có kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp, chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định. Phần lớn các nguồn tiền gửi này xuất phát từ nguồn tích luỹ của các doanh nghiệp mà có. Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn và được hưởng số tiền lãi trên số tiền gửi đó. Nhưng hiện nay để thu hút vốn nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, các NHTM cho phép khách hàng rút tiền ra trước thời hạn. Trong trường hợp này khách hàng không được hưởng lãi hoặc chỉ được hưởng theo lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.
Do tính chất của loại tiền vốn tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn số dư loại nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn. Hiện tại các NHTM có các loại tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng. Với mỗi một kỳ hạn thì NH áp dụng một loại lãi suất khác nhau. Thông thường thì thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
* Tiền gửi tiết kiệm dân cư:
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân được gửi vào NH nhằm hưởng lãi suất theo quy định. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Loại tiền gửi này người gửi tiền có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi bất kỳ lúc nào. Nhưng khác với loại tiền gửi thanh toán, người gửi tiền không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn và phần lớn những người gửi tiền tiết kiệm là do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai, nhưng lại hưởng mức lãi trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Khi cá nhân gửi tiền vào NH loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi, lãi suất theo qui định và khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn. Nhưng để khuyến khích người gửi tiền, các NHTM vẫn cho khách hàng rút ra trước hạn và được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Vì đây là một nguồn vốn mang tính ổn định cao, nên các NH thường áp dụng nhiều kỳ hạn như: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng… nhằm thu hút càng nhiều nguồn vốn với lãi suất của các kỳ hạn khác nhau. Kỳ hạn ngày càng dài thì lãi suất huy động ngày càng cao (lãi suất tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán).
1.3.1.2 Vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá:
Đây chính là việc các NHTM huy động vốn qua hình thức phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu Ngân Hàng để huy động vốn. Đặc điểm chung của loại vốn này là lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm. Mục đích huy động là để đầu tư cho các dự án lớn. Đây là khoản tiền Ngân Hàng đi vay, nguồn vốn này được huy động với nhiều kì hạn khác nhau như: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Loại vốn thường được huy động dưới hình thức phát hành kì phiếu có mục đích và trái phiếu trung, dài hạn.
1.3.1.3 Huy động vốn qua đi vay:
Trong trường hợp có khó khăn tài chính, thiếu hụt dự trữ, thiếu hụt thanh khoản…để đáp ứng nhu cầu này, các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên Ngân Hàng, vay các tổ chức tín dụng khác hoặc vay NHNN để giải quyết kịp thời khó khăn về tài chính. Các khoản vay này đều phải có thế chấp bằng các chứng từ có giá, số dư tại NHNN hoặc ít nhất cũng phải có được sự bảo lãnh của NHNN. Khoản vay này đã trở thành nguồn vốn quan trọng do sự biến động thường xuyên giữa việc huy động và sử dụng vốn. Tuy nhiên, do tính chất vay nóng của nó nên lãi suất thường khá cao.
1.4 Hiệu quả huy động vốn:
1.4.1 khái niệm về hiệu quả huy động vốn:
Hiệu quả huy động vốn của NHTM là tiêu chí chỉ rõ sự tương quan giữa khối lượng vốn huy động với chi phí bỏ ra để có được số vốn ấy và hệ số vốn được sử dụng trên tổng số vốn huy động được trong một thời gian nhất định.
1.4.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn:
1.4.2.1 Chi phí huy động vốn:
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào kể cả ngân hàng muốn kinh doanh
được thì trước hết phải hạch toán được chi phí.Tiêu chí này được đánh giá dựa trên cách tính chi phí huy động cho 1 đồng vốn huy động được. Ta có công thức sau:
Tổng chi phí
Giá thành của một đơn vị vốn huy động = ———————————— Tổng số vốn huy động được
Tổng chi phí bao gồm: lãi suất tiền gửi, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý…đó là những khoản mà NH phải bỏ ra để có được 1 đồng vốn huy động. Nếu như chi phí càng nhỏ thì NH kinh doanh càng có lãi. Ngược lại nếu như NH phải bỏ ra chi phí cao, doanh thu không đủ bù đắp chi phí thì NH bị lỗ.
1.4.2.2 Sử dụng vốn huy động:
Nếu một NHTM có nguồn sử dụng vốn tương xứng với nguồn vốn huy động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng có hiệu quả và công tác huy động vốn của ngân hàng đã thành công. Cho nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác huy động vốn người ta thường xem xét đến công tác sử dụng vốn của ngân hàng đó. Để đánh giá được tiêu chí này, ta dựa vào hệ số vốn được NH sử dụng:
Số vốn được sử dụng
Hệ số vốn được sử dụng =
Tổng số vốn huy động được
Nếu như hệ số vốn của NH càng lớn thì NH thu được nhiều lãi, nếu hệ số vốn nhỏ thì chứng tỏ số vốn đã huy động không được sử dụng một cách tối đa. Điều này dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Số vốn không được sử dụng mà vẫn phải trả lãi, nguy cơ đẫn đến lỗ vốn là rất cao.
1.5 .ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn:
- Thông qua các kênh huy động vốn, các khoản tiết kiệm chuyển thành đầu tư góp phần làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Đối với những người có vốn nhàn rỗi: Việc huy động vốn của ngân hàng trước hết sẽ giúp cho họ những khoản tiền lãi hay có được các dịch vụ thanh toán đồng thời các khoản tiền không bị chết, luôn được vận động, quay vòng. Còn đối với những người cần vốn: Họ sẽ có cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh từ chính nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các cơ hội đầu tư luôn có điều kiện để thực hiện. Quá trình tái sản xuất mở rộng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn với việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
- Huy động vốn tạo điều kiện cân bằng cung cầu tiền tệ, giảm lạm phát
Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được tập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng. Tránh được tình trạng lãng phí nguồn vốn. Với nền kinh tế thì hoạt động huy động vốn là không thể thiếu nhất là khi nền kinh tế có lạm phát, lúc đó huy động vốn là một trong những công cụ để kìm chế lạm phát. Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, huy động vốn giúp cho nó phát triển nhịp nhàng, hiệu quả hơn. Vì thế đẩy mạnh công tác huy động vốn ở mỗi NHTM có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế.
chương II
thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT
chi nhánh Thanh Hóa
2.1.khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh thanh hóa.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Hóa.
Thực hiện Nghị định số 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng( nay là chính phủ) tách hệ thống Ngân Hàng Việt Nam thành 2 cấp : cấp quản lý nhà nước và cấp trực tiếp kinh doanh. Từ quyết định trên, cùng với sự ra đời của một số chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh và thành phố, NHNo&PTNT Thanh Hóa là chi nhánh thành viên thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập sau nghị định lịch sử này, với tên gọi ban đầu là Ngân Hàng Phát triển Nông nghiệp Thanh Hóa( sau đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Trong giai đoạn này, mặc dù đã có nhiều chính sách đổi mới quan trọng nhưng do có nhiều khó khăn trong bước đầu chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, và hệ thống ngân hàng, kèm theo nạn dịch đổ vỡ hàng loạt của các quỹ tín dụng đô thị, buộc chi nhánh đứng trước tình thế nếu không có những bước đột phá thì sẽ không phát triển được hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Với những nỗ lực, phấn đấu cao nhất của Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên và đặc biệt là dưới sự chỉ đạo sát sao của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh đã vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách để khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế hội nhập, từng bước mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, không ngừng đầu tư trang thiết bị, trở thành một chi nhánh NHTM hàng đầu chiếm lĩnh hơn 50% thị phần hoạt động của các TCTD trên địa bàn và được cấp ủy- chính quyền địa phương đánh giá cao về thành tích góp phần đắc lực phục vụ chương trình xóa đói giảm nghèo vì sự nghiệp phát triển kinh tế và chương trình CNH_HĐH nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn.
Đạt được những thành quả trên, với sự chỉ đạo của NH cấp trên, chi nhánh đã có những biện pháp quản lý đúng đắn, không ngừng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chủ trương xây dựng cho mình một bộ máy hoạt động linh hoạt, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý.
2.1.2 cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức:
CáC PHó GIáM ĐốC
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng tín dụng
Phòng kinh doanh ngoại hối
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng điện toán
Phòng kiểm tra kiểm soát
Phòng dịch vụ và marketting
Phòng hành chính nhân sự
các chi nhánh loại 3
Bộ phận kinh doanh trực tiếp tại hội sở
phòng giao dịch
Phòng giao dịch
GIáM ĐốC
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
Theo mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa là một chi nhánh loại 1, trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở chính tại số 12 - Phố Phan Chu Trinh - Phường Điện Biên - Thành phố Thanh Hóa.
Các phòng theo sơ đồ trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban ngày càng được cải tiến để phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của một ngân hàng đa năng, hiện đại và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng trong cơ chế thị trường.
2.1.3. Tình hình kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua:
2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn:
Nguồn vốn huy động của NH đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để mở rộng hoặc thu hẹp thị phần của NH. Trong công tác huy động vốn, mặc dù chịu nhiều biến động của thị trường, trên địa bàn lại xuất hiện thêm nhiều chi nhánh NHTMCP huy động vốn với mức lãi suất cao hơn nhiều, nhưng do chi nhánh đã kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ về thị trường và khách hàng, về sản phẩm huy động sát với thực tiễn nên nguồn vốn huy động trong những năm qua tăng trưởng không ngừng. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. bảng kết quả huy động vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch 07/06
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng vốn huy động
5444.863
6283.213
838.350
15,40
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của chi nhánh năm 2006-2007).
Tính đến ngày 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động là 6283.213 triệu đồng tăng 838.350 triệu đồng, với tốc độ tăng 15,4% so với năm 2006 đạt 97% kế hoạch TW giao. Đây là một dấu hiệu khả quan, có được một nguồn vốn dồi dào sẽ đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn, cũng như uy tín của NH đối với khách hàng. Để xem xét cụ thể hơn về cơ cấu nguồn vốn huy động, ta có thể xem bảng 2.5 ở phần thực trạng huy động vốn của chi nhánh.( sẽ phân tích ở mục 2.2)
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng:
Công tác tín dụng của chi nhánh đã bám sát thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng, điều chỉnh cơ cấu dư nợ phù hợp với cơ cấu kinh tế và định hướng chỉ đạo của NHNo&PTNT VN. Ta có thể xem qua bảng số liệụ 2.2 sau:
Bảng 2.2: bảng cơ cấu dư nợ
đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch 07/06
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ %
Cho vay ngắn hạn
3007.958
60,84
3369.748
58,62
361.790
12,02
Cho vay trung và dài hạn
1935.827
39,16
2378.042
41,38
442.215
22,84
Nội tệ
4895.821
99
5665.942
98
770.121
15,73
Ngoại tệ quy đổi
47.964
1
81.848
2
33.884
70,64
Tổng
4943.785
100
5747.790
100
804.005
16,26
(Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006-2007).
Tăng trưởng dư nợ đạt mục tiêu kế hoạch được giao, cụ thể: năm 2006 tổng dư nợ là 4943.785 triệu đồng, đến năm 2007 tăng lên là 5747.790 triệu đồng, tăng 804.005 triệu đồng. Trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung và dài hạn. cụ thể như sau:
Đối với dư nợ ngắn hạn, năm 2006 là 3007.958 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60,84% so với tổng dư nợ, đến năm 2007 tăng lên với mức là 3369.748 triệu đồng, tốc độ tăng là 12,02% chiếm tỷ trọng 58,62% trong tổng dư nợ. Đối với dư nợ trung và dài hạn, năm 2006 là 1935.827 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,16, đến năm 2007 tăng lên là 2378.042 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 41,38% tốc độ tăng là 22,84%.Tổng dư nợ của chi nhánh đã tăng cao qua hai năm, tuy nhiên trong cơ cấu dư nợ, tỷ trọng dư nợ ngoại tệ rất thấp, năm 2006 dư nợ ngoại tệ là 47.964 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1% tổng dư nợ, sang năm 2007 tăng thêm là 81.848 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2% tổng dư nợ. Chi nhánh cần có những biện pháp để nâng cao tỷ trọng dư nợ ngoại tệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngoại tệ.
Mức tăng trưởng về dư nợ vẫn chưa thể nói lên được rằng trong hoạt động tín dụng Chi nhánh đã đạt được hiệu quả cao hay không mà ta còn phải xem xét đến tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh để đánh giá một cách toàn diện hơn.
Bảng 2.3: Bảng tỷ lệ nợ xấu
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Nguồn vốn cho vay
4943.785
5747.790
Nợ xấu
71.882
46.954
Tỷ lệ nợ xấu
1,45%
0.81%
( Nguồn: báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006-2007)
Trong 2 năm qua chi nhánh đã tích cực xử lý các khoản nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, năm 2006 tỷ lệ nợ xấu là 1,45% so với tổng nguồn vốn cho vay, đến năm 2007, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,81%. Đây là một kết quả đáng mừng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Nhìn chung hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có những kết quả khả quan, chi nhánh đã thực hiện thành công mục tiêu: “đưa NH Nông Nghiệp xuống gần dân và sát dân hơn, tạo mọi điều kiện cho nông dân vay vốn”, đồng thời cũng chú trọng khai thác để tăng trưởng mạnh việc đầu tư cho khu vực doanh nghiệp để phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, theo số liệu tiền tệ tín dụng của NHNN Thanh Hóa thì về dư nợ cho vay, NH Nông Nghiệp tăng 804 tỷ, NH Công Thương tăng 509 tỷ, NH Đầu Tư tăng 247 tỷ, VPBank tăng 105 tỷ, VIBank tăng 122 tỷ, NHCSXH tăng 630 tỷ. Vậy ta có thể thấy được rằng mức tăng trưởng dư nợ của chi nhánh chỉ chiếm 29% tổng mức tăng toàn tỉnh, so sánh với các NHTM khác trên địa bàn thì mức tăng trưởng của chi nhánh cũng chưa tương xứng với quy mô về mạng lưới.
2.1.3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.4: BảNG KếT QUả HOạT Động kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch 07/06
Số tiền
tỷ lệ %
Thu nhập
- Thu từ hoạt động tín dụng
- Thu từ hoạt động dịch vụ
- Thu từ kinh doanh ngoại tệ
- Thu khác
611.947
582121
10.239
1.396
18.191
781.066
718.704
16.835
1.097
44.430
169.119
136.583
6.596
-299
26.239
27,63
23,4
64,4
-27
144
Chi phí
- Chi hoạt động tín dụng
- Chi hoạt động dịch vụ
- Chi kinh doanh ngoai tệ
- Chi nộp thuế
- Chi lương
- Chi khác
540.872
356000
6.350
41
485
45.996
132.000
707.498
451.201
9.770
73
566
72.892
172.996
166.626
95.201
3.420
32
81
26.896
40.996
30,8
26,74
53,85
78
16,7
58,4
31
3. kết quả KD
71.075
73.568
2.493
3,50
(Nguồn: báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006-2007).
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ kết quả tăng trưởng trong các hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tổng thu nhập của năm 2006 là 611.947 triệu đồng đến năm 2007 tăng lên với mức là 781.066 triệu đồng, tốc độ tăng là 27,63%. Bên cạnh đó, tổng chi phí cũng tăng, năm 2007 là 707.498 triệu đồng, tăng 166.626 triệu đồng so với năm 2006. Tuy tổng chi phí năm 2007 có cao hơn năm 2006 nhưng bù lại mức tổng thu nhập năm 2007 cũng tăng lên so với năm 2006 là 169.119 triệu đồng, do đó mà lợi nhuận năm sau cũng cao hơn, năm 2007 là 73.568 triệu đồng, tăng 2.493 triệu đồng. Trong đó nổi bật nhất là hoạt động dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao( 53,85%), thu nhập khác của NH tốc độ cũng tăng cao hơn so với năm 2006(144%). Đây là một phần thưởng xứng đáng cho chi nhánh trong việc nỗ lực nâng cao và mở rộng các hoạt động này trong thời gian vừa qua.
Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng đó, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn lại những mặt còn hạn chế của chi nhánh đó là hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động tín dụng không đạt hiệu quả cao. Năm 2007, lượng tiền chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng lên (tăng 78%) nhưng thu nhập lại giảm đi( giảm 27%). Còn đối với hoạt động tín dụng, một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NH nhưng tốc độ tăng thu nhập chỉ đạt 23,4%, tốc độ chi cho hoạt động này lên tới 26,74%. Trong khi đó tốc độ chi lương cho cán bộ công nhân viên lên đến 58,4%. Đây là những lý do khiến cho lợi nhuận năm sau có cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng chỉ đạt 3,5%. Lợi nhuận tăng nhưng chưa tương xứng với một chi nhánh có mạng lưới rộng lớn. Vì vậy mà chi nhánh cần có những biện pháp kịp thời để khắc phục những hạn chế này.
2.2. thực trạng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh:
2.2.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh:
Bản chất của hoạt động NH là kinh doanh trên đồng vốn đi vay, vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn. Muốn mở rộng quy mô tín dụng thì NH phải có nguồn vốn lớn, đồng thời nhìn vào nguồn vốn của 1 NH người ta có thể đánh giá được rằng NH đó có hoạt động hiệu quả hay không. Vậy để mở rộng kinh doanh, đạt được lợi nhuận cao, chi nhánh đã nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn.
Ta có thể nhận thấy rõ qua bảng số liệu 2.5 sau:
BảNG 2.5: bảng cƠ CấU NGUồN VốN HUY Động
đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch 07/06
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tiền gửi dân cư
-Tiền gửi tiết kiệm
- Giấy tờ có giá
3004.987
2935.879
69.108
55,19
3779.631
3767.725
11.906
60,15
774.644
4,96
25,77
Tiền gửi tckt
582.380
10,7
590.066
9,39
7.686
-1,31
1,32
Tiền vay tctd
24.557
0,45
1.868
0,05
-22.689
-0,4
- 92,39
Tiền vay từ NHNo&PTNT VN
1832.939
33,66
1911.648
30.42
78.709
-3,24
4,29
Tổng
5444.863
100
6283.213
100
838.350
100
15,40
(Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2006-2007).
Tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2007 là 6283.213 triệu đồng, tăng 838.350 trệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 15,40%. Trong đó:
- Nguồn tiền gửi dân cư và giấy tờ có giá năm 2007 đạt 3779.631 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất (60,15%) tăng 25,77% so với năm 2006, tăng tỷ trọng 4,96%. Nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động là một kết quả rất khả quan, vì sự ổn định trong nguồn vốn này được đánh giá rất cao. Môi trường cạnh tranh luôn biến động, sự ổn định trong nguồn vốn kinh doanh giúp NH hạn chế được rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận.
- Nguồn tiền gửi của tckt có tốc độ tăng đạt 1,32% nhưng tỷ trọng lại giảm từ 10,7% năm 2006 xuống còn 9,39% năm 2007. Các TCKT là một nguồn vốn đầy triển vọng đối với NH vì chủ yếu nguồn tiền gửi này là không kỳ hạn nên chi phí cho nguồn này thấp hơn các nguồn khác. Chi nhánh cần nâng cao tỷ trọng nguồn vốn này để giảm bớt chi phí huy động vốn cho NH.
- nguồn tiền vay của tctd giảm mạnh với tỷ trọng từ 0,45% (năm 2006) xuống còn 0,05 (năm 2007). Nguồn tiền vay của TCTD có xu hướng giảm dần qua các năm là một thành công của chi nhánh vì tiền vay của TCTD thường có kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động cao nên rủi ro đối với NH cũng cao hơn. Như vậy, giảm tỷ trọng nguồn tiền vay này chính là nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Tuy có sự tăng trưởng mạnh từ nguồn tiền gửi dân cư và tiền gửi TCKT, giảm nguồn tiền vay của TCTD nhưng nguồn vốn đi vay từ NHNo&PTNT VN vẫn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2006 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 33.66% đến năm 2007 chỉ giảm được 3,24%, chiếm tỷ trọng 30,42% trong tổng nguồn vốn. Do huy động tại chỗ không đủ cho hoạt động kinh doanh nên NH buộc phải vay từ cấp trên, chi nhánh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37289.doc