Giải pháp nâng cao hiệu quả của giản đồ lập lịch dựa trên độ tin cậy trong các hệ thống tính toán tình nguyện

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA GIẢN ĐỒ LẬP LỊCH DỰA TRÊN ĐỘ TIN CẬY TRONG CÁC HỆ THỐNG TÍNH TOÁN TÌNH NGUYỆN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN MÃ SỐ: ……………………………… Nguyễn Quang Hòa Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ HỒNG SƠN Hà Nội – 2008 1 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn này là công trình nghiên cứu

pdf76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của giản đồ lập lịch dựa trên độ tin cậy trong các hệ thống tính toán tình nguyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ (Ký tên) 2 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 Chương 1. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được chân thành cảm ơn TS. Ngô Hồng Sơn đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu và kiến thức cần thiết giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Công nghệ thông tin cũng như các thầy, cô giáo trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quan trọng trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin được nói lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người luôn ở bên tôi, cổ vũ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình hoàn thành luận văn, do còn thiếu kinh nghiệm, sự ràng buộc về thời gian và sự hạn chế về kiến thức nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của các thầy, các cô và các bạn. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2008 Người thực hiện luận văn 3 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2 MỤC LỤC...................................................................................................................3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ...............................................................5 MỞ ĐẦU.....................................................................................................................6 Chương 1. TỔNG QUAN .....................................................................................8 1.1 Tính toán lưới ................................................................................................8 1.2 Tính toán ngang hàng ..................................................................................12 1.3 Tính toán tình nguyện..................................................................................14 1.3.1 Khái niệm..............................................................................................14 1.3.2 BOINC ..................................................................................................15 1.3.2.1 Khái niệm.......................................................................................15 1.3.2.2 Các đặc trưng cơ bản của BOINC [23]..........................................16 1.3.2.3 Kiến trúc BOINC ...........................................................................18 1.3.3 Lập lịch trong tính toán tình nguyện.....................................................19 1.3.3.1 Lập lịch phía máy trạm ..................................................................20 1.3.3.2 Lập lịch phía máy chủ ....................................................................20 1.3.3.3 Lập lịch chịu lỗi dựa trên độ tin cậy ..............................................21 1.3.4 So sánh với tính toán lưới và tính toán ngang hàng .............................23 1.3.4.1 Tính toán lưới.................................................................................23 1.3.4.2 Tính toán ngang hàng.....................................................................23 Chương 2. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ LẬP LỊCH DỰA TRÊN ĐỘ TIN CẬY 25 2.1 Mô hình cơ bản và các giả định...................................................................25 4 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 2.2 Các kĩ thuật chịu lỗi truyền thống. ..............................................................28 2.2.1 Biểu quyết theo số đông........................................................................29 2.2.2 Kiểm tra điểm .......................................................................................30 2.2.2.1 Kiểm tra điểm dùng danh sách đen................................................31 2.2.2.2 Kiểm tra điểm không dùng danh sách đen.....................................32 2.3 Chịu lỗi dựa trên độ tin cậy .........................................................................33 2.3.1 Tổng quan .............................................................................................33 2.3.2 Tính toán độ tin cậy ..............................................................................35 2.3.3 Ứng dụng sự tin cậy..............................................................................36 2.3.3.1 Kết hợp biểu quyết và kiểm tra điểm.............................................36 2.3.3.2 Kiểm tra điểm bằng biểu quyết ......................................................37 2.4 Khảo sát một số giản đồ lập lịch. ................................................................38 2.4.1 Lập lịch Round Robin...........................................................................39 2.4.2 Lập lịch Round Robin dựa trên sự ưu tiên về khả năng tính toán ........41 Chương 3. GIẢN ĐỒ LẬP LỊCH ROUND ROBIN DỰA TRÊN ĐỘ TIN CẬY 44 3.1 Giản đồ lập lịch Round Robin dựa trên sự ưu tiên về độ tin cậy ................44 3.2 Giản đồ lập lịch Round Robin dựa trên kiểm thử độ tin cậy.......................55 Chương 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................................................65 4.1 Chương trình mô phỏng...............................................................................65 4.2 Kịch bản mô phỏng......................................................................................65 4.3 Kết quả.........................................................................................................66 Chương 5. KẾT LUẬN .......................................................................................72 5.1 Những kết quả đạt được...............................................................................72 5.2 Những công việc chưa làm được.................................................................72 5 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 5.3 Hướng phát triển trong tương lai .................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................74 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1-1. Minh họa về tính toán lưới..........................................................................9 Hình 1-2. Tổ chức ảo.................................................................................................11 Hình 1-3. Mô hình mạng ngang hàng .......................................................................12 Hình 1-4. Mô hình tính toán tình nguyện..................................................................15 Hình 1-5. Mô hình cơ bản của BOINC .....................................................................16 Hình 1-6. Kiến trúc BOINC......................................................................................18 Hình 1-7. Sự tương tác giữa máy trạm và máy chủ ..................................................19 Hình 2-1. Mô hình chủ khách ...................................................................................26 Hình 2-2. Hàng đợi công việc lập lịch tham lam với biểu quyết m đầu tiên ............28 Hình 2-3. Tỉ lệ lỗi của biểu quyết số đông với nhiều các giá trị m và f [8] ..............30 Hình 2-4. Hàng đợi công việc lập lịch tham lam nâng cao độ tin cậy [8] ................33 Hình 3-1. Mô tả hệ thống tính toán tình nguyện.......................................................45 Hình 3-2. Sơ đồ hình vẽ các bước của giản đồ lập lịch Round Robin dựa trên sự ưu tiên về độ tin cậy .......................................................................................................46 Hình 3-3. Sơ đồ hình vẽ các bước của giản đồ lập lịch kiểm thử dựa trên độ tin cậy ...................................................................................................................................57 Hình 4-1. Biểu đồ so sánh sự chậm chễ của các giản đồ lập lịch với s= 0.25,N >P67 Hình 4-2. Biểu đồ so sánh sự chậm chễ của các giản đồ lập lịch với s= 0.5,N >P..68 Hình 4-3 Biểu đồ so sánh sự chậm chễ của các giản đồ lập lịch với s= 0.75,N >P .68 Hình 4-4. Biểu đồ so sánh sự chậm chễ của các giản đồ lập lịch với s= 1,N >P .....69 Hình 4-5. Biểu đồ so sánh sự chậm chễ của các giản đồ lập lịch với s= 0.25,N< P69 Hình 4-6. Biểu đồ so sánh sự chậm chễ của các giản đồ lập lịch với s= 0.5,N< P ..70 Hình 4-7. Biểu đồ so sánh sự chậm chễ của các giản đồ lập lịch với s= 0.75,N< P70 Hình 4-8. Biểu đồ so sánh sự chậm chễ của các giản đồ lập lịch với s= 1,N< P .....71 6 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 MỞ ĐẦU Tính toán tình nguyện là một mô hình tính toán song song hấp dẫn để xây dựng lên các hệ thống tính toán có phạm vi rộng lớn từ số lượng lớn các máy tính tình nguyện trên mạng. Trong những năm gần đây, đã có sự quan tâm tăng lên và nhanh chóng trong các hệ thống tính toán tình nguyện. Hệ thống tính toán tình nguyện cho phép người sử dụng từ bất cứ nơi nào trên mạng, đóng góp thời gian tính toán nhàn rỗi của máy tính để hướng vào giải quyết các bài toán có thời gian tính toán lớn. Tính toán tình nguyện giúp cho có thể xây dựng các mạng tính toán toàn cầu lớn rất nhanh, điều này được chứng mình bởi sự thành công của dự án SETI@home[2], dự án này đang triển khai hàng trăm nghìn máy tính tình nguyện để tìm kiếm số lượng lớn dữ liệu đàm thoại radio cho tín hiệu của sự sống bên ngoài trái đất, Einstein@Home [6] tìm kiếm các sao neutron xoay rất nhanh dùng dữ liệu từ các nhà dò tìm sóng hấp dẫn LIGO và GEO hay Climateprediction.net@Home [7] dùng để dự đoán khí hậu trên trái đất … Trong hệ thống tính toán tình nguyện, khả năng chịu đựng lỗi là một vấn đề quan trọng bởi vì có thể có nhiều những người dùng ác ý trên mạng phá hoại hệ thống bằng việc cố ý đệ trình các kết quả sai. Để giải quyết yêu cầu đưa ra kết quả tốt trong hệ thống tính toán tình nguyện mà có người dùng ác ý tham gia thì hệ thống lập lịch tại máy chủ phải thực thi các chính sách lập lịch chịu lỗi. Do đó trong luận văn này, tôi quan tâm đến vấn đề lập lịch nhiệm vụ phía máy chủ của hệ thống tính toán tình nguyện thực thi các kĩ thuật chịu đựng lỗi. Mặc dù một số kĩ thuật chịu lỗi đang tồn tại như là biểu quyết theo số đông, kiểm tra điểm, kết hợp biểu quyêt và kiểm tra điểm, kiêm tra điểm bằng biểu quyết [8], hay giản đồ lập lịch Round Robin dựa trên sự ưu tiên về khả năng tính toán [10] có thể đảm bảo các yêu cầu về độ tin cậy cho các kết quả tính toán, tuy nhiên, các kĩ thuật này luôn luôn là nguyên nhân làm cho hiệu năng giảm đi trong giới hạn của toàn bộ thời gian tính toán. Trong luận văn này tôi đề xuất hai kĩ thuật lập lịch hiệu quả cho máy chủ được gọi là lập lịch Round Robin dựa trên sự ưu tiên về độ tin cậy và lập lịch Round Robin dựa trên kiểm thử độ tin cậy nhằm nâng cao hiệu quả của giản đồ lập lịch dựa trên độ tin 7 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 cậy trong các hệ thống tính toán tình nguyện. Các kĩ thuật này đều đưa ra các tiêu chí để chọn một máy trạm phù hợp nhất để thực thi một nhiệm vụ. Kĩ thuật đầu tiên quan tâm đến chọn một máy trạm đang có khả năng có độ tin cậy cao nhất và khả năng thực hiện tốt nhất. Kĩ thuật thứ hai thì chọn máy trạm sao cho khi nhiệm vụ được thực hiện bởi nó thì độ tin cậy của nhiệm vụ sẽ tăng lên, Bằng việc sử dụng bộ mô phỏng VCSIM để thực hiện mô phỏng các thuật toán lập lịch, tôi đã chỉ ra rằng kĩ thuật được đưa ra có thể giúp giảm bớt thời gian thực thi của toàn bộ hệ thống so với kĩ thuật lập lịch Round Robin tương ứng. Phần còn lại của luận văn này được tổ chức như sau: • Chương 1. Giới thiệu tổng quan: Trình bày về các hệ thống tính toán phân tán, tính toán lưới, tính toán ngang hàng, tính toán tình nguyện, BOINC, và khảo sát qua các thuật toán lập lịch trong tính toán tình nguyện. • Chương 2. Lý thuyết cơ bản lập lịch dựa trên độ tin: Trình bày về các mô hình cơ bản của hệ thống và các giả định, các kĩ thuật chịu lỗi chuyền thống, chịu lỗi dựa trên độ tin cậy và khảo sát một số giản đồ lập lịch chịu lỗi dựa trên độ tin cậy. • Chương 3. Giản đồ lập lịch dựa trên độ tin cậy: Mô tả các đề xuất của chúng tôi về giản đồ lập lịch dựa trên độ tin cậy. • Chương 4. Kết quả thực nghiệm: Giới thiệu kịch bản mô phỏng và thảo luận về các kết quả mô phỏng. • Chương 5. Kết luận: Tóm tắt lại những công việc đã đạt được, những công việc chưa làm được và hướng phát triển trong tương lai. 8 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 Chương 1. TỔNG QUAN Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đã xuất hiện những bài toán trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi sức mạnh tính toán mà một máy tính riêng lẻ không thể đảm trách. Xuất phát từ những nhu cầu đó, các kỹ thuật tính toán song song, tính toán phân tán đã được đề xuất và đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu này. Tuy nhiên, tham vọng của con người không dừng lại ở đó. Họ muốn một sức mạnh tính toán lớn hơn, với khả năng chia sẻ tài nguyên giữa mọi người trên phạm vi toàn cầu, khả năng tận dụng các phần mềm cũng như tài nguyên vật lý phân tán cả về mặt địa lý. Các tổ chức giải quyết vấn đề này bằng hai cách: • Đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tính toán (mua thêm máy chủ, máy trạm, siêu máy tính, cluster...). Tuy nhiên cách làm này hết sức tốn kém. • Có một cách làm khác hiệu quả hơn đó là phân bố lại hợp lý các nguồn tài nguyên trong tổ chức hoặc thuê thêm các nguồn tài nguyên từ bên ngoài (tất nhiên là với chi phí rẻ hơn nhiều so với việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng tính toán). Thực tế cho thấy có một phần lớn các nguồn tài nguyên của chúng ta đang được sử dụng lãng phí: các máy để bàn công sở thường chỉ hoạt động khoảng 5% công suất, ngay cả các máy chủ cũng có thể chỉ phải hoạt động với 20% công suất. Việc tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên này có thể mang lại một sức mạnh tính toán khổng lồ. Cách giải quyết thứ hai này chính là mục tiêu của tính toán lưới và tính toán tình nguyện. 1.1 Tính toán lưới Tính toán lưới hướng đến việc chia sẻ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thuộc về nhiều tổ chức trên một quy mô rộng lớn (thậm chí là quy mô toàn cầu). Chính các công nghệ mạng và truyền thông phát triển mạnh mẽ trong những năm qua đã biến những khả năng này dần trở thành hiện thực. Các nghiên cứu về tính toán lưới đã và đang được tiến hành là nhằm tạo ra một cơ sở hạ tầng lưới cho phép dễ dàng chia sẻ và quản lý các tài nguyên đa dạng và phân tán trong môi trường 9 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 lưới. Như vậy, tính toán lưới, hiểu một cách đơn giản là một dạng của tính toán phân tán. Mục đích là tạo ra một máy tính ảo lớn mạnh từ một tập lớn các hệ thống không đồng nhất nhằm nâng cao khả năng tính toán, chia sẻ các tài nguyên khác nhau. Một ví dụ về dự án tính toán lưới là dự án Avian Flu Grid[24], dự án này nhằm sử dụng lưới PRAGMA[25] và các cơ sở hạ tầng tính toán hiệu năng cao để phát triển một mô hình cho hợp tác toàn cầu đấu tranh chống lại sự đe dọa dịch lớn của cúm avian và các bệnh dịch lây nhiễm nghiêm trọng khác. Hệ thống lưới PRAGMA, mà trung tâm HPCC-HUT (Trung tâm tính toán hiệu năng cao của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội) là một thành viên, được tạo ra nhằm duy trì các hoạt động cộng tác và thúc đẩy sử dụng các kĩ thuật lưới trong các ứng dụng khoa học tiên tiến giữa các viện hàng đầu trong các nước có đường biên giới nằm trên biển thái bình dương. Hình 1-1. Minh họa về tính toán lưới Hình 1-1 là một ví dụ về lưới, như một mạng liên kết các tài nguyên phân tán về mặt địa lý, các tài nguyên rất phong phú, đa dạng, bao gồm tập các siêu máy tính, các thiết bị truyền thông vệ tinh, các kho lưu trữ, các cluster tính toán hiệu năng cao 10 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 , các tổ chức ảo liên kết trong lưới. Người dùng trong lưới cũng hết sức đa dạng, từ các người dùng thông thường, cho tới các người dùng chuyên dụng, có kiến thức sâu về chuyên môn như các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học... Và lưới chính là sự tập hợp, chia sẻ, chọn lựa các nguồn tài nguyên này thông qua một chính sách thống nhất, phân phối các siêu máy tính và các hệ cluster để đạt hiệu năng tốt hơn. Các thách thức mà công nghệ tính toán lưới đang phải giải quyết bao gồm: • Các tài nguyên hết sức đa dạng, không đồng nhất. Tài nguyên ở đây được hiểu theo nghĩa hết sức tổng quát. Đó có thể là các tài nguyên phần cứng: tài nguyên tính toán, tài nguyên lưu trữ, các thiết bị đặc biệt khác...; các tài nguyên phần mềm: các CSDL, các phần mềm đặc biệt và đắt giá...; các đường truyền mạng... Các tài nguyên này có thể rất khác nhau về mặt kiến trúc, giao diện, khả năng xử lý... Việc tạo ra một giao diện thống nhất cho phép khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên này là hoàn toàn không dễ dàng. Ban đầu tính toán lưới được đặt ra chủ yếu là để tận dụng các nguồn tài nguyên tính toán nhưng hiện nay mục tiêu của nó đã được mở rộng sang rất nhiều nguồn tài nguyên khác như đã kể trên. • Các tài nguyên không chỉ thuộc về một tổ chức mà thuộc về rất nhiều tổ chức tham gia lưới. Các tổ chức phải tuân thủ một số quy định chung khi tham gia vào lưới còn nhìn chung là hoạt động độc lập tức là các tài nguyên này đều có quyền tự trị. Các tổ chức khác nhau thường có chính sách sử dụng hay cho thuê tài nguyên của họ khác nhau và do vậy cũng gây khó khăn cho việc quản lý. • Các tài nguyên phân tán rộng khắp về mặt địa lý do vậy phải có các cơ chế quản lý phân tán. • Đảm bảo an toàn thông tin cho một môi trường phức tạp như môi trường lưới là rất khó khăn trong khi đây là một trong những điểm ưu tiên hàng đầu. Theo Ian Foster, một hệ thống lưới là hệ thống có 3 đặc điểm chính sau: • Phối hợp các tài nguyên phân tán từ nhiều miền quản trị khác nhau. • Sử dụng các giao diện và giao thức chuẩn mở. • Mang lại cho người dùng chất lượng dịch vụ không tầm thường. 11 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 Riêng điểm thứ 2 là một điểm rất đáng lưu ý. Vì lưới là một môi trường thu hút nhiều tổ chức tham gia nên không thể coi nhẹ vai trò của các chuẩn mở và các giao thức mở, cũng giống như việc sử dụng các chuẩn này đã giúp cho mạng Internet bùng nổ mạnh mẽ trong những năm 90 của thế kỉ trước. Khái niệm tổ chức ảo cũng là một khái niệm rất quan trọng trong tính toán lưới. Tổ chức ảo là một tổ chức được lập ra động để giải quyết một vấn đề nào đó. Thành phần của tổ chức ảo bao gồm rất nhiều tài nguyên thuộc về nhiều tổ chức (thực) khác nhau trong môi trường lưới và cùng hoạt động vì một mục tiêu chung. Tùy theo mức độ của vấn đề cần giải quyết mà các tổ chức ảo có thể rất khác nhau về quy mô, phạm vi hoạt động, thời gian sống. Hình 1.2 dưới đây là một minh họa về tổ chức ảo. Có một người dùng cần giải một bài toán lớn về dự báo thời tiết, anh ta thành lập l tổ chức ảo bằng cách thuê một số nguồn tài nguyên khác nhau từ một vài tổ chức khác nhau. Tương tự như vậy, một người dùng cần giải một bài toán về dự báo tài chính, anh ta cũng thành lập một tổ chức ảo để giải quyết bài toán này. Hình 1-2. Tổ chức ảo 12 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 1.2 Tính toán ngang hàng Mạng ngang hàng là một mô hình truyền thông ở đó mọi nút trong mạng thực hiện giống nhau. Đối nghịch với mô hình chủ khác, ở đây một nút cung cấp các dịch vụ và các nút khác sử dụng các dịch vụ. Hình 1-3. Mô hình mạng ngang hàng Tính toán ngang hàng là một dạng của tính toán phân tán, nó bao gồm một số lớn các nút tịnh toán tự trị (các máy ngang hàng) hoạt động chia sẻ tài nguyên và các dịch vụ [2]. Tính toán ngang hàng là chia sẻ các tài nguyên và các dịch vụ bằng điều hướng chuyển đổi giữa các hệ thống. Những tài nguyên và dịch vụ này bao gồm chuyển đổi thông tin, các chu kì xử lý, lưu trữ đệm, và lưu trữ trên đĩa cho các file. Tính toán ngang hàng sử dụng tốt sức mạnh tính toán của các máy tính để bàn đang tồn tại và kết nối mạng. Các máy ngang hàng có trách nhiệm như nhau đồng thời có các chức năng vừa là máy chủ vừa là máy khách cho dịch vụ và chia xẻ tài nguyên. Lợi ích của việc sử dụng tính toán ngang hàng là: Giảm cân bằng tải trên các máy chủ, cho phép các máy chủ thực thi các dịch vụ đặc biệt hiệu quả hơn, có thể giảm các yêu cầu cho các tổ chức IT để tăng các phần cơ sở hạ tằng của họ để hỗ trợ các dịch vụ như là lưu trữ sao lưu, tạo ra sức mạng tính toán không tốn nhiều chi phí, băng thông, lưu trữ … Một số thuận lợi của tính toán ngang hàng đó là không có điểm trung tâm lỗi, khả năng mở rộng lớn vì mọi máy ngang hàng là giống nhau do đó có thể thêm nhiều máy ngang hàng đến hệ thống. Điểm không thận lợi của tính toán ngang hàng chính là sự điều phối không tập trung, tất cả các nút được tạo ra là không giống nhau về sức mạng tính toán, băng thông … 13 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 Trong tính toán ngang hàng, các ứng dụng được phân tách vào ba loại chính đó là: • Tính toán phân tán • Chia sẻ file • Các ứng dụng cộng tác Ba loại này phục vụ các mục đích khác nhau và vì vậy chúng có các yêu cầu phát triển riêng. Các ứng dụng tính toán phân tán thường yêu cầu phân tích vấn đề lớn vào các vấn đề song song nhỏ, các ứng dụng chia sẻ file yêu cầu tìm kiếm hiệu quả theo các mạng diện rộng và các ứng dụng cộng tác yêu cầu cập nhập các kĩ thuật để cung cấp tính nhất quán trong môi trường đa người dung. Các ứng dụng phổ biến nhất trong tính toán ngang hàng [22] là chia sẻ nội dung và file điển hình như là Napster, Gnutella, Mojo Nation, eDonkey and Freenet. Napster là hệ thống lớn đầu tiên có thể trao đổi hướng và chia sẻ nội dung. Trong khi sự trao đổi nội dung thực tế trong Napster là giữa các máy tính ngang hàng thì việc khám phá các máy tính ngang hàng vẫn tập trung (như lưu trữ trong thư mục trung tâm). Gnutella cung cấp một giải pháp chia sẻ file phân tán rõ ràng không sử dụng nút trung tâm. Hạn chế của Gentella không phải là một ứng dụng mà là một giao thức dùng để tìm kiếm và chia sẻ file. Để tìm nội dung và một máy ngang hàng khác một người dùng phải biết địa chỉ IP của ít nhất một nút Gnutella khác. Một nút sẽ đưa ra một câu truy vấn cho một file bằng việc gửi nó đến tất cả các nút khác nó biết. Nếu một nút không phục vụ được yêu cầu nó có thể truyền đến các nút khác. Câu truy vấn sẽ đi hết các nút trong mạng Gnutella cho đến khi file được tìm thấy hoặc thời gian sống của nó đã hết. Kĩ thuật khám phá này sẽ làm lụt mạng và đây chính là nguyên nhân cho các vấn đề về quy mô mạng. Một vấn đề khác trong Gnutella là những người điều khiển tự do, ví dụ là những người không phân bố nội dung nhưng lại lấy nội dung từ người dùng khác. Mojo Nation là ứng dụng trao đổi nội dung ngang hàng, nó giới thiệu một sự lưu hành ảo để đếm những người điều khiển tự do. Sư lưu hành ảo này dùng để khuyến phân bố các tài nguyên (như là không gian lưu trữ và nội dung). Các máy trạm trong mạn Mojo Nation có thể có các vai trò khác nhau. Nội dung được phân tách vào thành các khối và được phân bố trên toàn bộ 14 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 mạng Mojo. Do đó, máy chủ lưu giữ chỉ một phần nội dung các host chứ không phải toàn bộ file. Một hệ thống chia sẻ file phổ biến khác là eDonkey. Đặc điểm đặc biệt của eDonkey là nó xác minh các file sử dụng thuật toán MD4 dựa trên giá trị mảng băm và kích cỡ file. Phương thức này cho phép xác định các file với nội dung giống nhau nhưng tên file khác nhau. Nó cũng có thể tải nội dung từ các file nguồn khác và vì vậy tăng tỉ lệ tải mạng. Freenet cũng là một hệ thống chia sẻ nội dung/ file. Mục đích chính của Freenet là làm cho nó có thể sử dụng với người vô danh. Các yêu cầu của người dùng không phải của Freenet hoặc các file đang được đặc trong những nơi khác trong Freenet có thể được xác định. Xa hơn, một người điều khiển của một nút Freenet không thể xác minh dữ liệu gì được lưu trữ trên đĩa cục bộ của nó. Freenet đã phân tán hoàn chỉnh và biểu diễn mạng ngang hàng theo mẫu của riêng nó. 1.3 Tính toán tình nguyện 1.3.1 Khái niệm Tính toán tình nguyện là một mô hình tính toán song song mới cho phép người dùng tình nguyện trên toàn mạng phân bổ các tài nguyên tính toán nhàn rỗi của họ để hỗ trợ cho tính toán song song có phạm vi rộng lớn [1], [2], [3], [20]. Không giống như các hệ thống tính toán lưới phổ biến [4], [5], các hệ thống tính toán tình nguyện chứa đựng nhiều các máy tính từ các cá nhân (được gọi là những người tình nguyện) người mà muốn chia sẻ các tài nguyên của họ cho các dự án nghiên cứu mang tính cộng đống như là SETI@home [2] tìm kiếm sự sống bên ngoài trái đất, Einstein@Home[6] tìm kiếm các sao neutron xoay rất nhanh dùng dữ liệu từ các nhà dò tìm sóng hấp dẫn LIGO và GEO, Climateprediction.net@Home [7] dùng để dự đoán khí hậu trên trái đất ... Khi tham gia vào dự án, những người tình nguyện được giữ bí mật về tên tuổi cùng các thông tin cá nhân khác. Mặc dù khi đăng ký tham gia dự án họ phải cung cấp email cũng như một số thông tin, tuy nhiên dự án không thể làm ảnh hưởng đến đời sống thực của họ. Và vì thế, họ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về dự án. Tính toán tình nguyện giúp cho có thể xây dựng các mạng tính toán toàn cầu lớn rất nhanh, điều này được chứng mình bởi sự thành 15 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 công của dự án SETI@home với tổng số host 2,138,226 tổng số lượng người dùng 904,956 với tổng 252 quốc gia tham gia, các phép toán con trỏ động trung bình cho mỗi giây 51,103.68 GigaFLOPS (51.104 TeraFLOPS). Một hệ thống tình nguyện điển hình bao gồm hàng trăm đến hàng nghìn máy tính tình nguyện và một trung tâm tính toán (trung tâm này có thể bao gồm nhiều các máy chủ trung tâm cho cân bằng tải). Các máy chủ của trung tâm tính toán quản lý các công việc tính toán song song được yêu cầu, phân chia chúng vào các nhiệm vụ nhỏ hơn và đặt chúng đến các máy tính tình nguyện để thực thi. Mỗi máy tính tình nguyện thực thi các nhiệm vụ được chỉ định và rồi gửi các kết quả quay trở lại đến các máy chủ trung tâm. Các máy chủ trung tâm sẽ tập hợp những kết quả đó và làm một vài các công việc thêm như là kiểm tra kết quả và trả về kết quả cuối cùng đến người dùng cuối của hệ thống. Hình 1-4. Mô hình tính toán tình nguyện 1.3.2 BOINC 1.3.2.1 Khái niệm BOINC (Berkeley Open Infrastructure for Network Computing) là một hệ thống phần mềm trung gian cho tính toán tình nguyện. BOINC đang được sử dụng bởi một số các dự án bao gồm: SETI@home [2], Einstein@Home [6], Climateprediction.net@Home [7]... Những người tình nguyện tham gia hệ thống bằng cách chạy phần mềm khách BOINC trên máy tính của họ (hoặc các máy trạm). 16 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 Họ có thể tham gia mỗi máy trạm đến một tập các dự án, và có thể điều khiển chỉ định các tài nguyên giữa các dự án. Một dự án dựa trên BOINC cung cấp trên các máy chủ của nó. Các máy trạm tải các chương trình thực thi ứng dụng và các file dữ liệu từ máy chủ, thực hiện các nhiệm vụ (bằng cách chạy các ứng dụng theo các file dữ liệu đặc tả), và tải lên các file đầu ra đến máy chủ. Phần mềm BOINC bao gồm các thành phần phía máy chủ, như là các chương trình lập lịch và tiến trình để quản lý phấn bố và tập hợp các nhiệm vụ [12], và giao diện dựa trên web cho những người tình nguyện và các nhà quản trị dự án. Hình 1-5. Mô hình cơ bản của BOINC 1.3.2.2 Các đặc trưng cơ bản của BOINC [23] • Tính độc lập của dự án: Có nhiều dự án khác nhau đều sử dụng BOINC, tuy nhiên các dự án độc lập hoàn toàn với nhau. Mỗi dự án có máy chủ và cơ sở dữ liệu riêng, không có thư mục trung tâm cho tất cả các dự án. Điểm chung của chúng là đều lấy BOINC làm nền phần mềm • Tính linh hoạt trong sử dụng: Những người tình nguyện có thể tham gia vào nhiều dự án; họ kiểm soát những dự án ấy, quản lý và phân chia tài nguyên cho các dự án. Khi một dự án kết thúc hay không làm việc, tài nguyên dành cho nó sẽ được thu hồi và phân chia cho các dự án khác. 17 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 • Linh hoạt trong phát triển: Các ứng dụng viết bằng C, C++ hay Fortran có thể chạy các ứng dụng BOINC mà không cần cải biên hay cải biên rất ít. Một ứng dụng có thể bao gồm nhiều file (đa chương trình). Những phiên bản mới của ứng dụng có thể được tự động triển khai, cập nhật. • Tính bảo mật: BOINC bảo vệ để chống lại các kiểu tấn công có thể xảy ra. Ví dụ chữ ký số dựa trên mã hoá khoá công khai chống lại sự phân phối của virus… • Tính thực thi và khả chuyển: Phần mềm máy chủ BOINC vô cùng hiệu quả. Vì thế, 1 máy chủ trung tâm có thể gửi đi và điều khiển hàng triệu công việc trong 1 ngày. Kiến trúc máy chủ còn có khả năng biến đổi cao, làm cho nó dễ dàng tăng khả năng máy chủ hoặc sẵn sàng tăng thêm nhiều máy. • Mã nguồn mở: Bản thân BOINC được cung cấp dưới dạng mã nguồn mở, cả BOINC máy chủ và BOINC khách. Tuy vậy các ứng dụng của BOINC không nhất thiết phải là nguồn mở. • Khả năng tính toán với lượng dữ liệu lớn: BOINC hỗ trợ các ứng dụng tạo ra hay sử dụng một số lượng lớn dữ liệu, hoặc cần dùng nhiều bộ nhớ. Sự phân phối và tập hợp dữ liệu có thể được chia ra trên nhiều máy chủ. Những người tham gia trao đổi lượng dữ liệu lớn một cách kín đáo. Những người sử dụng có thể chỉ rõ giới hạn về bộ nhớ hay băng thông. Công việc chỉ gửi đến những máy có khả năng hoàn thành. • Platform đa dạng: phiên bản BOINC dành cho máy trạm có sẵn cho hầu hết các platform thông dụng (Mac OS X, Windows, Linux và các hệ thống Unix khác như Ubuntu,._. Fedora, Redhat…). Máy trạm có thể sử dụng nhiều CPU. • Kiến trúc phần mềm dễ mở rộng: Những thành phần quan trọng của BOINC đều được tài liệu hoá và công bố rộng rãi; nhờ đó các nhà phát triển ở hãng thứ 3 có thể dễ dàng tạo phần mềm và website mở rộng BOINC. • Tính cộng đồng người tình nguyện: BOINC cung cấp các công cụ trên web như bảng tin nhắn, thông tin cá nhân những người tình nguyện và tin nhắn riêng; 18 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 điều đó giúp những người tình nguyện dễ dàng hình thành những cộng đồng trực tuyến để trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau. 1.3.2.3 Kiến trúc BOINC BOINC bao gồm các thành phần chủ và khách (Xem trong hình 1.5). BOINC khách chạy các ứng dụng dự án. Các ứng dụng được liên kết với hệ thống thời gian chạy, các chức năng của hệ thống này bao gồm điều khiển xử lý, điều khiển điểm kiểm tra, và các đồ thị [13]. Máy khách thực thi lập lịch CPU(được thực thi trên đỉnh của bộ lập lịch của hệ điều hành cục bộ, tại mức hệ điều hành, BOINC chạy các ứng dụng tại mức độ ưu tiên 0). Nó có thể chiếm giữ các ứng dụng hoặc bằng cách trì hoãn chúng(và rời chúng vào trong bộ nhớ) hoặc bằng cách chỉ dẫn chúng để thoát. BOINC chủ thực hiện việc cung cấp các ứng dụng và các đơn vị công việc, xử lý các kết quả tính toán, quản lý sự phân phối và tập hợp dữ liệu. Hình 1-6. Kiến trúc BOINC Tất cả các kết nối mạng trong BOINC được khởi tạo bởi các máy khách. Một máy khách giao tiếp với một máy chủ gán nhiệm vụ của dự án [12] theo HTTP. Yêu cầu là một file dữ liệu XML trong đó bao gồm các miêu tả về phần cứng và khả năng thực hiện, một danh sách công việc đã hoàn thành, và một yêu cầu cho một số lượng chắc chắn (diễn tả giới hạn thời gian CPU) công việc thêm. Thông điệp phản hồi 19 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 bao gồm một danh sách các công việc mới(mỗi công việc được miêu tả bởi một thành phân XML mà liệt kê ứng dụng, các file đầu vào đầu ra, bao gồm vị trí các máy chủ dữ liệu từ mỗi file có thể được tải về). Đôi khi các máy khách có các kết nối vật lý bị trục trặc. Như là cách máy tính có thể kết nối một ít hàng ngày. Trong khoảng thời gian kết nối mạng, BOINC cố gắng tải đủ công việc để giữ cho máy tính bận cho đến lần kết nối kế tiếp. Hình vẽ bên dưới chỉ định trình tự thực hiện giữa máy trạm và máy chủ. Hình 1-7. Sự tương tác giữa máy trạm và máy chủ 1.3.3 Lập lịch trong tính toán tình nguyện Theo như khái niệm về hệ thống tính toán tình nguyện ở trên thì một hệ thống tính toán tình nguyện bao gồm nhiều máy trạm kết nối đến máy chủ, trong đó máy trạm kết nối đến máy chủ để lấy công việc và thực hiện rồi trả về kết quả cho máy chủ, còn máy chủ thì thực thi lựa chọn các máy trạn để gán nhiệm vụ. Vì vậy quá trình xử lý lấy và thực thi các công việc này bao gồm bốn chính sách liên quan [14], [15]: • Lập lịch CPU : Của các việc có thể chạy hiện nay, công việc nào có thể chạy. • Lấy công việc : Khi nào để nghị một dự án cho nhiều công việc, dự án nào được đề nghị và đề nghị bao nhiêu công việc. • Gửi công việc : Khi một dự án nhận được một yêu cầu công việc, nó lên gửi công việc nào.nó lên gửi công việc nào. • Ước lượng thời gian hoàn thành : Ước lượng thời gian CPU duy trì công việc như thế nào. 20 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 Lập lịch trong hệ thống tính toán tình nguyện có vai trò hết sức quan trọng nó giúp nâng cao toàn bộ thời gian thực thi của hệ thống. Với máy trạm nó giúp cho lập lịch CPU và lấy công việc. Với máy chủ lập lịch giúp cho tối đa hóa được số công việc được thực thi và giảm thời gian thực thi cua hệ thống. 1.3.3.1 Lập lịch phía máy trạm Lập lịch phía máy trạm đó là các chính sách lập lịch CPU và lấy công việc, vấn đề lập lịch phía may trạm phải quan tâm đến các đầu vào: Trước tiên đó là các đặc điểm phần cứng của máy trạm như là số lượng bộ vi xử lý. Máy trạm theo dõi các đặc điểm ứng dụng đa dạng như là phân số thực thi(phân số của thời gian chạy và được phép làm tính toán), và các thống kê về các kết nối mạng của nó. Thứ hai đó là sự ưu tiên của người dùng. Sự ưu tiên nay bao gồm : Tài nguyên chia sẻ cho mỗi dự án, giới hạn về sử dụng bộ vi sử lý (điều kiện để tính toán trong khi máy đang trong sử dụng, số lượng tối đa CPU được dùng, và phân số thời gian CPU được dùng lớn nhất), khoảng kết lối(thời gian tối thiểu giưa các giai đoạn hoạt động của mạng, điều nay dùng để cung cấp một gợi ý các máy trạm kết nối thường mạng thường xuyên như thế nào)…. Cuối cùng mỗi công việc có một số lượng các tham số đặc tả cho dự án, bao gồm ước lượng của số lượng các toán tử con trỏ động của dự án và thời gian cuối cùng để máy trạm báo cáo công việc. 1.3.3.2 Lập lịch phía máy chủ Lập lịch phía máy chủ là phải sử dụng tối ưu được nguồn tài nguyên tình nguyện. Vấn đề lập lích phía máy chủ đó là gửi công việc và ước lượng thời gian hoàn thành công việc. Có rất nhiều các nghiên cứu về lập lịch phía máy chủ để tối ưu hóa được nguồn tài nguyên tình nguyện. Chính sách lập lịch sử dụng phổ biến trong BOINC là đến trước phục vụ trước, trong chính sách lập lịch này sẽ gán các công việc có khả năng đầu tiên đến các máy trạm yêu câu công việc đầu tiên đáp ứng được các tiêu chí về sự dư thừa đồng nhất cho việc phân bố nhiều công việc HR (HR phân bố các công việc giống nhau đến các máy trạm có khả năng tính toán như nhau nghĩa là chúng có hệ điều hành giống nhau và có bộ vi xử lý thuộc cùng nhà sản xuất). Trong [19], các tác giả đã đưa ra một chính sách lập lịch dựa trên ngưỡng, chính 21 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 sách này thiết lập hai ngưỡng một cho khả năng thực hiện công việc của máy trạm và một cho sự tin cậy của máy trạm và sử dụng những ngưỡng này để xác minh các công việc phân bố đến máy trạm. Nó sẽ không phân bố công việc đến máy trạm có tỉ lệ độ tin cậy và khả năng thực hiện công việc thấp hơn giá trị ngưỡng định nghĩa. Những ngưỡng này thuộc trong khoảng tử 0 đến 1. Khi một máy trạm yêu cầu một công việc mới, máy chủ sẽ tính toán tỉ lệ khả năng thực hiện công việc và tỉ lệ tin cậy của máy trạm dựa trên lịch sử thực hiện công việc của máy trạm. Nếu đồng thời hai tỉ lệ này lớn hơn ngưỡng đã định nghĩa thì máy trạm được gán công việc nếu không thi máy trạm không được gán công việc. Việc tính khả năng thực hiện của máy trạm dựa vào tổng số công việc được phân bố đến máy trạm và số công việc mà máy trạm đã hoàn thành cho đến thời điểm hiện tại (nó chính bằng tỉ số giữa số công việc đã hoàn thàng trên tổng số công việc được giao), còn độ tin cậy của máy trạm chính là tỉ số giữa các công việc hoàn thành cho kết quả đúng trên số công việc hoàn thành của máy trạm. 1.3.3.3 Lập lịch chịu lỗi dựa trên độ tin cậy Cơ bản, một hệ thống tính toán tình nguyện cho phép truy xuất rộng rãi từ công chúng, vì vậy một vấn đề đang tăng lên là bảo vệ hệ thống như thế nào từ sự phá hoại của nhiều người dùng ác ý đệ trình các kết quả giả mạo. Trong [17], các tác giả đã đưa ra một kĩ thuật lịch dựa trên tính chính xác, trong kĩ thuật này sử dụng sự dư thừa trong thực hiên công việc để gán đến một nhóm máy trạm, việc nhóm các máy trạm thực hiện theo ba bước sau: (1) Ước lượng tỉ lệ tin cậy của các nút trạm độc lập, (2) Sử dụng các tỉ lệ tin cậy của các máy trạm đã được ước lượng để tính toán tính khả thi chính xác (LOC) của các nhóm có thể. (3) Nhóm các máy trạm cho việc gán các nhiệm vụ dựa trên LOC để ước lượng số tối đa các đầu vào và tỉ lệ thành công hoàn thành nhiệm vụ. Trong [8], tác giả đã thảo luận về nhiều các kĩ thuật chịu đựng lỗi để bảo vệ các hệ thống chống lại những người tình nguyện ác ý như là biểu quyết, kiểm tra điểm, dò vết trở lại và danh sách đen. Đặc biệt, tác giả đã giới thiệu định nghĩa độ tin cậy và đề xuất một kĩ thuật chịu đựng lỗi dựa trên độ tin cậy mới. Trong kĩ thuật mới này, độ tin cậy của một kết quả được ước lượng như là sác xuất 22 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 điều kiện để mà kết quả chính xác. Thực thi của một nhiệm vụ sẽ được lập lại trên các máy tính nhiều lần cho đến khi kết quả cuối cùng đạt được độ tin cậy đủ cao. Nó chứng minh rằng kĩ thuật chịu đựng lỗi dựa trên độ tin cậy được đề xuất có thể thực thi nhanh hơn các kĩ thuật truyền thống khác như là biểu quyết và kiểm tra điểm bên dưới các yêu cầu về tỉ lệ lỗi là giống nhau. Trong [10], tác giả đã mở rộng công việc của Sarmenta vào nhiều các trường hợp phổ biến bằng cách giải quyết các hệ thống tính toán song song chứa đựng nhiều các máy tính nguyện hơn số lượng các nhiệm vụ. Vì trong trường hợp này, một nhiệm vụ lên được làm lại trong nhiều các máy tính nguyện để sử dụng tốt các tài nguyên dư thừa. Nhận thấy rằng các kĩ thuật chịu lỗi dựa trên độ tin cậy đang tồn tại không hiệu quả cho các ứng dụng song song loại này bởi vì chúng không quan tâm đến trường hợp một nhiệm vụ giống nhau được thực hiện lại trên nhiều máy tình nguyện tại cùng một thời điểm. Dẫn đến kết quả, thuật toán dựa trên độ tin cậy đang tồn tại đạt được hiệu năng tính toán thấp trong giới hạn thời gian thực thi. Tác giả đã đề xuất một thuật toán lập lịch dựa trên độ ưu tiên theo khả năng thưc thi của các máy tình nguyện cho trường hợp này. Nó đã chứng minh được việc áp dụng thuật toán này đã làm tăng hiệu năng cho kĩ thuật chịu lỗi dựa trên độ tin cậy trong trường hợp có nhiều máy tình nguyện hơn số lượng nhiệm vụ. Tuy nhiên, cần chú ý rằng kĩ thuật chịu đựng lỗi được đề xuất bởi Sarmenta và kĩ thuật lập lịch dựa trên độ ưu tiên của tác giả chưa quan tâm đến độ tin cậy của các máy trạm và của các nhiệm vụ đang được thực hiện, vì vậy thuật toán dựa trên độ tin cậy chưa đạt được hiệu năng tốt nhất trong giới hạn thời gian thực thi. Trong luận văn này, tôi tập trung vào việc kết hợp giữa khả năng tính toán và độ tin cậy của máy trạm với độ tin cậy của các nhiệm vụ đang được thực thi để cải thiện toàn bộ hiệu năng trong giới hạn thời gian thực thi trong khi vẫn đảm bảo được yêu cầu độ tin cậy và đề xuất ra một thuật toán lập lịch hiệu quả được gọi là “Lập lịch Round Robin dựa trên độ ưu tiên về độ tin cậy và khả năng thực hiện”. Tính hiệu quả của thuật toán sẽ được xác minh bởi các mô phỏng ở phần 5. Hiện tại để đánh giá độ tin cậy của các thuật toán lập lịch tình nguyện có thể sử 23 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 dụng các bộ mô phỏng như SIMBA, SIMBOINC nhưng do quá trình liên hệ với các tác giả để xin mã nguồn chương trình các bộ mô phỏng có khó khăn và chỉ nhận được mã nguồn bộ mô phỏng SIMBA của tác giả Derrick Kondo sau khi đã sử dụng bộ mô phỏng VCSIM và xây dựng mô phỏng xong. Do thời gian không còn đủ để tôi thử nghiệm thêm các kết quả mô phỏng trên bộ mô phỏng SIMBA vì vây trong luận văn của mình tôi đã sử dụng bộ mô phỏng VCSIM để mô phỏng các thuật toán đã đề xuất. 1.3.4 So sánh với tính toán lưới và tính toán ngang hàng 1.3.4.1 Tính toán lưới Tính toán lưới và Tính toán tình nguyện giống nhau ở chỗ cùng sử dụng nhiều máy tính kết nối với nhau để thực hiện một công việc chung. Tuy nhiên, tính toán lưới không có một máy chủ tập trung mà được phân thành các cụm nhỏ, mỗi cụm nhỏ ấy có thể lại được phân chia nhỏ hơn và đơn vị nhỏ nhất là các PC thông thường, với nhiệm vụ là tính toán và trả về kết quả. Liên tưởng tính toán lưới với sự tham chiếu tới việc chia sẻ những tài nguyên tính toán bên trong và giữa các tổ chức. - Mỗi tổ chức có thể đóng vai trò là người sản xuất hoặc khách hàng của tài nguyên (giống như trong lưới điện, các công ty điện năng có thể mua hoặc bán năng lượng từ các công ty khác, phù hợp với yêu cầu biến đổi). - Các tổ chức chịu trách nhiệm qua lại, nếu 1 tổ chức cư xử không đúng, những tổ chức khác có thể từ chối hợp tác, chia sẻ tài nguyên với họ và ngược lại. Như vậy, tính toán lưới có tính đến trách nhiệm và không có tính che giấu. Những người tham gia phải chịu trách nhiệm về các kết quả, các xung đột, sai sót… (điểm khác nhau cơ bản với tính toán tình nguyện). 1.3.4.2 Tính toán ngang hàng Điểm khác nhau cơ bản nhất là tính toán ngang hàng không hề có server. Nó chỉ đơn thuần gồm các PC kết nối với nhau và không có cái nào làm chủ. Trong đó, các file và dữ liệu khác được trao đổi giữa các “máy ngang hàng” (ví dụ như các PCs) mà không liên can gì tới máy chủ trung tâm. Nó khác với tính toán tình nguyện: 24 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 - Tính toán tình nguyện có những máy chủ trung tâm. Điển hình là không có truyền thông ngang hàng. - Tính toán ngang hàng mang lại lợi ích cho những người tham gia. Ở đó không có khái niệm 1 dự án mà tài nguyên được cung cấp miễn phí. - Tính toán ngang hàng thật sự bao gồm sự tích trữ và lấy lại, không phải tính toán. 25 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 Chương 2. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ LẬP LỊCH DỰA TRÊN ĐỘ TIN CẬY Trong phần này, tôi tóm tắt lại mô hình cơ bản và các giả định, các kĩ thuật chịu lỗi truyền thống, các kĩ thuật chịu lỗi dựa trên độ tin cậy cho tính toán tình nguyên và khảo sát một số giản đồ lập lịch chịu lỗi dựa trên độ tin cậy. 2.1 Mô hình cơ bản và các giả định Mô hình tính toán. Trong luận văn này, tôi giả sử một mô hình chủ khách dựa trên hàng đợi công việc, mô hình này được dùng trong tất cả các hệ thống tính toán tình nguyện thực tế hiện nay, thêm vào đó là trong nhiều các hệ thống lưới, các hệ thống metacomputing, và toàn bộ các hệ thống tính toán song song dựa trên mạng diện rộng khác. Trong mô hình này một tính toán được chia vào thành vào một dãy các lô, mỗi lô bao gồm nhiều các đối tượng công việc độc lập nhau [1]. Tại thời điểm bắt đầu của mỗi lô, những đối tượng công việc này được đặt vào trong một hàng đợi công việc bởi nút chủ, và sau đó được phân phối đến các nút máy trạm đã đăng kí gia nhập vào máy tính tình nguyện để thực thi chúng song song và rồi trả về kết quả của chúng đến máy chủ khi chúng kết thúc nhiệm vụ tính toán. Khi máy chủ đã tập hợp được các kết quả cho tất cả các đối tượng công việc, nó sẽ tạo ra một lô các đối tượng công việc tiếp (có thể dùng dữ liệu từ các kết quả của lô hiện tại), đặt chúng vào trong hàng đợi công việc, và lập lại điều này cho toàn bộ xử lý. Trong mô hình này, tôi cũng giả sử rằng mọi nhiệm vụ có kích cỡ giống nhau. Một giải thích cho mô hình này được chỉ đinh trong hình 2-1. 26 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 Hình 2-1. Mô hình chủ khách Tỉ lệ lỗi. Chúng ta định nghĩa tỉ lệ lỗi, , là tỉ số của các kết quả lỗi hoặc các lỗi so với các kết quả cuối cùng được chấp nhận tại cuối của nhóm. Cách thứ hai, chúng ta cũng có thể định nghĩa nó là xác suất của từng kết quả cuối cùng riêng biệt là lỗi, như vậy về trung bình, số lượng các lỗi được mong đợi trong một nhóm N các kết quả được cho bởi . Để đơn giản, tôi giả sử rằng các nhóm công việc là độc lập lẫn nhau, do đó các lỗi trong một nhóm không ảnh hưởng lẫn nhau. Xa hơn, trong thiết kế các kĩ thuật của tôi, tôi giả sử rằng có một tỉ lệ lỗi chấp nhận được là khác không, , và nhằm làm cho tỉ lệ lỗi thấp hơn nó. Một vài thuật toán “chịu lỗi tự nhiên” như là các thuật toán di truyền, xuất video, và một vài các ứng dụng thống kê có thể cho phép có một phân số lớn liên quan (1% hoặc nhiều hơn) các kết quả cuối cùng là lỗi, và vì vậy có tỉ lệ lỗi chấp nhận cao. Trong các ứng dụng khác không cho phép bất cứ lỗi nào tại tất cả các kết quả, phải được thiết lập để làm cho xác suất lấy được bất cứ nỗi nào tại tất cả các kết quả cuối cùng là tương đối nhỏ. Cho ví dụ, Giả sử rằng một tính toán có 10 lô mỗi lô có 100 đối tượng công việc riêng biệt và mỗi lô này phụ thuộc vào nhau do đó một kết quả lỗi trong bất cứ nhóm nào trong 10 lô sẽ là nguyên nhân của toàn bộ tính toán sai. Trong trường hợp này, để làm cho xác suất của toàn bộ tính toán là lỗi, P (lỗi), kém hơn 1%, tỉ lệ lỗi , tỉ lệ xác suất của một kết quả riêng biệt bị lỗi, phải không lớn hơn: 27 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 Kẻ phá hoại. Chúng ta giả sử rằng một phân số mắc lỗi, f, của toàn bộ máy trạm, P, là các kẻ phá hoại. Nút chủ (nút mà chúng ta giả sử là tin cậy) có thể không biết giá trị thực sự của f, nhưng được cho phép giả định một cận trên của nó, do đó không có sự đảm bảo cần được làm nếu phân số mắc lỗi thực lớn hơn cận trên giả định. Để đơn giản, chúng ta giả định rằng tất cả các máy trạm, bao gồm cả các máy phá hoại, chạy chính xác với tốc độ giống nhau, để mà các đối tượng công việc là giống nhau và được phân bố ngẫu nhiên giữa các máy trạm và các máy phá hoại. Vì vậy, mỗi kết quả chúng ta nhận được là bằng giống như là đến từ bất cứ máy trạm nào, tỉ lệ lỗi gốc - nghĩa là tỉ lệ lỗi được mong đợi mà không phải chịu đựng lỗi đơn giản là f. Tỉ lệ phá hoại và sự cấu kết. Cho đơn giản, chúng ta làm mỗi máy phá hoại theo phương thức Bernoulli với một xác suất s cho một kết quả lỗi, và chúng ta giả sử rằng s, được gọi là tỷ lệ phá hoại, là một hằng số theo thời gian và giống nhau cho tất cả các máy phá hoại. Chú ý rằng trong giả sử này, các máy trạm và phá hoại là độc lập lẫn nhau và không giao tiếp với nhau. Đặc biệt, trong trường hợp ở đó các máy phá hoại không luôn cho kết quả sai, chúng ta giả sử rằng các máy phá hoại không tán thành cho kết quả sai, nhưng quyết định làm là độc lập. Tuy nhiên, nếu hai hoặc nhiều máy phá hoại xuất hiện quyết định cho kết quả sai cho một thực thể công việc đặc biệt, chúng ta sẽ giả sử rằng các trả lời sai của chúng phù hợp, trừ trường hợp đã định khác. Điều này cho phép các máy phá hoại biểu quyết cùng nhau, và điều này không chỉ là một giả định có từ trực quan, chúng ta có thể mong đợi tỉ lệ lỗi cuối cùng thấp hơn nếu các máy phá hoại không thể biểu quyết cùng nhau. Sự dư thừa và sự châm chễ. Thông thường, một kĩ thuật chịu lỗi mới đưa ra một vài thời gian tính toán thêm để thực thi lại các nhiệm vụ. Để đánh giá hiệu năng và hiệu quả của một kĩ thuật chịu lỗi, chúng ta quan tâm đến sự dư thừa và sự chậm chễ. Sự dư thừa được định nghĩa là tỉ số giữa số lượng tổng trung bình của các đối tượng công việc thực sự được gán đến các máy trạm trong một lô khi dùng kĩ thuật, 28 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 và số lượng gốc của các thực thể công việc, N. Sự chậm chễ được định nghĩa tương tự là tỉ số giữa các lần chạy của sự tính toán có và không có dùng kĩ thuật. Thông thường, sự dư thừa sẽ hướng tới một sự chậm chễ tương ứng, từ khi chúng ta giả sử rằng các đối tượng công việc nhiều hơn gấp nhiều lần các máy, để mà không có các máy trạm nhàn rỗi trong hầu hết các thời gian. Cho ví dụ, một kĩ thuật làm trung bình tất cả các công việc gấp hai lần sẽ mất thời gian gấp đôi. Hình 2-2. Hàng đợi công việc lập lịch tham lam với biểu quyết m đầu tiên Tuy nhiên chú ý rằng, trong một vài trường hợp – đặc biệt khi máy trạm có thể gia nhập, dời đi hoặc cho vào danh sách đen trong giai đoạn giữa của lô – sự chậm chễ có thể khác so với sự dư thừa. Nếu máy trạm dời đi, cho ví dụ, thì các máy trạm còn lại phải lấy quá các công việc của chúng. Điều này tăng sự chậm chễ, thậm chí xuyên suất tổng số lượng của công việc, và vì vậy độ dư thừa là giống nhau. 2.2 Các kĩ thuật chịu lỗi truyền thống. Thông thường, các kĩ thuật chịu lỗi nhằm vào (thứ tự ưu tiên): (1) tối thiểu tỉ lệ lỗi cuối cùng là nhỏ nhất có thể, hoặc giảm nó ít nhất đến một mức chấp nhận, (2) tối thiểu sự dư thừa, và (3) tối thiểu sự chậm chễ. Cơ bản các kĩ thuật chịu lỗi dùng các kĩ thuật truyền thống như là biểu quyết, kiểm tra điểm hoặc danh sách đen để tăng độ tin cậy của các hệ thống tính toán tình nguyện. Trong kĩ thuật biểu quyết, mỗi nhiệm vụ được thực thi nhiều lần và kết quả tốt nhất được lựa chọn xuyên suốt một xử lý biểu quyết. Có hai cách biểu quyết: biểu quyết theo số đông và biểu quyết m đầu tiên. Trong cách biểu quyết đầu tiên, kết quả có số lượng biểu quyết giống nhau cao nhất được lựa chọn là kết quả cuối cùng, trong cách thứ hai, sự thực thi một nhiệm vụ được lập lại cho đến khi nút chủ 29 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 tập hợp đủ m kết quả giống nhau. Trong kĩ thuật kiểm tra điểm, máy chủ kiểm tra tính hợp lệ của máy trạm bằng cách cho ngẫu nhiên máy trạm một công việc được đánh dấu là kết quả chính xác đã thực sự được biết ở một nơi khác (ví dụ. Các công việc được đánh dấu đã được thực thi trên máy chủ hoặc trên một vài máy tính tình nguyện đáng tin cậy). Nếu kết quả trả về không đúng, nút chủ có thể từ bỏ kết quả hiện tại hoặc thậm chí quay lại kiểm tra lại tất cả các kết quả nhận được từ máy trạm đó. Trong trường hợp kĩ thuật danh sách đen, máy chủ có thể thêm các máy trạm nguy hiểm đã được dò tìm vào trong danh sách đen để ngăn chặn không cho chúng đệ trình các kết quả sai lại nhiều lần nữa. 2.2.1 Biểu quyết theo số đông Chúng ta có thể dễ dàng thực thi giản đồ biểu quyết theo số đông truyền thống bằng cách dùng một hàng đợi công việc tham lam được thay đổi [11] được chỉ định trong hình 2-2. Ở đây, máy chủ tiếp tục đi xuyên suất các thực thể công việc trong hàng đợi công việc theo phương thức Rough-Robin, cho đến khi tất cả các cờ được làm của tất cả các thực thể công việc được thiết lập. Cờ được làm của mỗi thực thể công việc được dời không thiết lập cho đến khi chúng ta tập hợp được m kết quả phù hợp đầu tiên cho thực thể công việc đó, kết quả thực thi một giản đồ biểu quyết m đầu tiên. Giản đồ này có một sự dư thừa được mong đợi là , và một tỉ lệ lỗi giảm theo hàm mũ với m, được chỉ định trong hình 2-3 [8]. Tỉ lệ lỗi giảm theo hàm mũ nghĩa rằng các công việc được biểu quyết rất tốt trong các hệ thống với f nhỏ, và xa hơn, các công việc biểu quyết lấy tăng lên tốt hơn là f giảm. Vì vậy, trong hệ thống với tỉ lệ lỗi rất thấp để bắt đầu, như là hệ thống phần cứng, nó không lấy nhiều sự dư thừa để giảm tỉ lệ lỗi đến các mức vô cùng thấp. 30 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 Hình 2-3. Tỉ lệ lỗi của biểu quyết số đông với nhiều các giá trị m và f [8] Tuy nhiên biểu quyết cũng có các khó khăn của nó. Trước tiên nó không hiệu quả khi f không nhỏ. Được chỉ trong hình 2-3, cho ví dụ, tại f = 20%, làm tất cả các công việc ít nhất m = 6 lần vẫn còn một tỉ lệ lỗi lớn hơn 1%. Thứ hai và quan trọng hơn, nó có một sự dư thừa tối thiểu 2 ít liên quan đến f và tỉ lệ lỗi mục tiêu, . Vì những lý do này biểu quyết chỉ được thực hiện thực tế trong các trường hợp ở đó: (1) f là nhỏ (ví dụ, ) và (2) hoặc (a) chúng ta có đủ các nút nhàn rỗi hoặc dư thừa để lấy thêm công việc mà không là nguyên nhân tạo thêm sự chậm chễ hoặc (b) sự chậm chễ của ít nhất hai (hoặc thông thường m) dường như là một cái giá chấp nhận được để trả cho việc giảm tỉ lệ lỗi. 2.2.2 Kiểm tra điểm Trong trường hợp ở đó hoặc f là lớn, hoặc là tỉ lệ lỗi chấp nhận được lớn nhất của chúng ta là không quá nhỏ, chúng ta có thể sử dụng một lựa chọn mới gọi là kiểm tra điểm. Trong kiểm tra điểm, nút chủ không quay lại làm tất cả các đối tượng công việc hai hoặc nhiều lần, nhưng thay vào đó cho ngẫu nhiên một máy trạm một công việc giám sát, công việc mà kết quả đúng đã được biết trước hoặc sẽ được biết bằng việc kiểm tra nó trong một vài cách thức sau này.Sau đó nếu một máy trạm được bắt cho một kết quả tồi, máy chủ quay lại dò tất cả các kết quả nó đã nhận 31 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 được từ máy trạm đó và loại bỏ tất cả chúng. Máy chủ cũng có thể có danh sách đen máy phá hoại được bắt để mà ngăn chặn nó đệ trình các kết quả lỗi trong tương lai. Bởi vì kiểm tra điểm không bao gồm thực hiện lại tất cả các đối tượng công việc, nên nó có độ dư thừa thấp hơn nhiều với biểu quyết. Nếu chúng ta giả sử rằng máy chủ kiểm tra điểm mỗi máy trạm với một xác suất Bernoulli q, được gọi là tỉ lệ kiểm tra điểm, thì dư thừa, về trung bình, sẽ chỉ là . Cho ví dụ, nếu q = 10%, thì 10% của công việc máy chủ cho là công việc giám sát. Điều này có nghĩa rằng về trung bình, máy chủ cho ra bên ngoài các đối tượng công việc trong xuất tiến trình công việc của một lô với N các đối tượng công việc thực sự. 2.2.2.1 Kiểm tra điểm dùng danh sách đen Tuy nhiên, thậm chí với sự dư thừa thấp này, kiểm tra điểm có thể vẫn đạt được các tỉ lệ lỗi rất thấp. Xem điều này, quan tâm đến trường hợp ở đó các máy phá hoại bị bắt ở trong danh sách đen và không bao giờ cho phép quay trở lại hoặc tất cả các công việc nhiều hơn (ít nhất là trong lô hiện tại). Trong trường hợp này, các lỗi chỉ có thể đến từ các máy phá hoại mà tồn tại đến tận cuối của lô. Giả sử rằng một máy phá hoại được cho một tổng n đối tượng công việc, bao gồm cả các công việc giám sát, trong một lô. Ở đây n là phần được phân của máy phá hoại trong tổng công việc, ví dụ, N/P, thêm vào đó là sự dư thừa của kiểm tra điểm và tải thêm để mà các máy trạm duy trì lấy khi một máy trạm được lấy vào danh sách đen), vì vậy tỉ lệ lỗi cuối cùng trung bình với kiểm tra điểm có danh sách đen, , có thể được tính là: ở đây s là tỉ lệ lỗi của một máy giả mạo, f là phân số của toàn bộ máy gốc mà là các máy phá hoại, là xác suất của một máy phá hoại tồn tại trong xuất n vòng, và mẫu số biểu diễn phân số của toàn bộ máy trạm gốc tồn tại đến cuối cùng của lô, bao gồm đồng thời các máy trạm tốt và xấu. Phân tích kĩ hơn của hàm này 32 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 [11] chỉ ra rằng nó có giá trị lớn nhất xấp xỉ và giá trị này bị giới hạn như sau: Trực quan, điều này nghĩa rằng nếu một máy phá hoại biết n trước đó, thì nó thiết lập tỉ lệ lỗi phá hoại là , khi tỉ lệ lỗi cao hơn dẫn đến máy phá hoại đang được bắt cũng nhanh hơn, trong khi có một tỉ lệ lỗi thấp dẫn đến ít lỗi trong phần cuối của lô. Tuy nhiên thậm chí nếu các máy phá hoại tối ưu tỉ lệ phá hoại bằng cách này, phương trình (2) chỉ rằng tỉ lệ lỗi trung bình không thể lớn hơn . Đó là, kiểm tra điểm giảm tuyến tính tỉ lệ lỗi trung bình trong trường hợp tồi nhất với n (cho f là hằng số). Vì vậy để giảm tỉ lệ lỗi, máy chủ phải làm các lô dài hơn để n lớn hơn. 2.2.2.2 Kiểm tra điểm không dùng danh sách đen Không may mắn, danh sách đen không phải luôn luôn có thể có hiệu lực. Mặc dù chúng ta có thể có danh sách đen các máy phá hoại dựa trên địa chỉ thư, thì cũng không quá khó cho các máy phá hoại tạo một địa chỉ thư mới và máy tình nguyện đó sẽ trở thành máy tình nguyện mới. Danh sách đen theo địa chỉ IP cũng không làm việc được bởi nhiều người sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ ISP mà cấp cho họ địa chỉ động sau mỗi lần họ quay số. Yêu cầu nhiều mẫu xác minh để thẩm định như là địa chỉ nhà và số điện thoại có thể cấm máy phá hoại, nhưng cũng có thể cấm nhiều máy tình nguyện có ý tốt. Kĩ thuật này thì rất hữu ích khi quan tâm đến hiệu quả của kiểm tra điểm khi danh sách đen không có hiệu lực. Không may mắn, trong trường hợp này, các máy phá hoại có thể tăng đáng kể tỉ lệ lỗi bằng việc dời đi sau khi chỉ làm một giới hạn số lượng công việc, l, và sau đó quay lại gia nhập với một nút mới. Chúng ta có thể chỉ [8] rằng điều này sẽ thay đổi cận trên trong trường hợp tỉ lệ lỗi trung bình trường hợp tồi nhất đến . Điều này kém hơn trước đó. Bởi vì không giống phương trình (2), tỉ lệ này không giảm nghịch đảo với n. Vì vậy không thể mong đợi giảm với chiều dài của lô. Điều tốt nhất máy chủ có thể làm trong trường hợp này là có gắng ép buộc các máy phá hoại ở lâu hơn (tăng l) bằng cách làm công việc 33 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 khó đối với chúng để chúng khó tiến tới một nhận dạng mới hoặc bằng cách đánh lừa chễ công việc. Nếu các lô của chúng ta không quá dài thì chúng ta có thể đưa ra một quy tắc đó là người dùng mới không được phép gia nhập cho đến tận lô tiếp theo, để mà một máy trạm không thể lấy được bất cứ công gì khi dời đi sớm. Trong trường hợp này tỉ lệ lỗi là giống như trong phần 3.2.1.Tuy nhiên, giản đồ này không có ích nếu lô quá dài, khi đó nó sẽ lãng phí nguồn tài nguyên tiềm năng của các máy tình nguyện tốt vì bị ép buộc phải đợi lô kế tiếp. 2.3 Chịu lỗi dựa trên độ tin cậy Trong phần này, chúng ta biểu diễn một ý tưởng mới được gọi là chịu lỗi dựa trên độ tin cậy, ý tưởng này không chỉ giải quyết lỗi của danh sách đen mà quan trọng hơn nó cung cấp một khung làm việc cho việc kết hợp lợi ích của biểu quyết, kiểm tra điểm và các kĩ thuật khác tốt có thể. Hình 2-4. Hàng đợi công việc lập lịch tham lam nâng cao độ tin cậy [8] 2.3.1 Tổng quan Ý tưởng chính trong chịu lỗi dựa trên độ tin cậy đó là nguyên lý ngưỡng tin cậy: Nếu chúng ta chỉ đồng ý một kết quả cho một thực thể công việc khi xác suất điều 34 Nguyễn Quang Hòa - Lớp CH CNTT 2006 – 2008 kiện của kết quả đang đúng đó là lớn hơn một vài ngưỡng ,thì xác suất đồng ý một kết quả đúng, trung bình của tất cả các thực thể công việc, phải lớn hơn . Nguyên lý này ám chỉ rằng nếu chúng ta có thể tính toán bằng cách này hay cách khác xác suất điều kiện, cho đến tận thời điểm kết quả tốt nhất cuối cùng tốt nhất của thực thể công việc là chính xác, thì chúng ta có thể đảm bảo toán học rằng tỉ lệ lỗi (về trung bình) sẽ kém hơn một vài được mong đợi, bằng cách chuyển đổi đơn giản cờ được làm không được thiết lập cho đến khi xác suất điều kiện của kết quả tốt nhất đạt đến ngưỡng . Để thực hiện ý tưởng này, chúng ta thêm các giá trị tin cậy đến các đối tượng khác nhau trong hệ thống, được chỉ trong hình 2-1. Ở đây độ tin cậy của một vài đối tượng X, được viết là , được định nghĩa là xác suất điều kiện để X cho một kết quả tốt. Có bốn loại độ tin cậy: Độ tin cậy của một máy trạm, độ tin cậy của kết quả, độ tin cậy của một nhóm kết quả (một nhóm chứa đựng các kết quả giống nhau) và độ tin cậy của một thực thể công việc. Độ tin cậy của một máy trạm phụ thuộc vào các hành vi quan sát được của nó như là tính chính xác của kết quả, số lượng điểm kiểm tra mà nó đã vượt qua... Độ tin cậy của một kết._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA3220.pdf
Tài liệu liên quan