PHẦN MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà Nước ta. Chính sách BHXH là chính sách mang tính nhân văn, đạo đức cao cả đối với con người và xã hội nhằm đáp ứng một trong những quyền lợi và nhu cầu tất yếu của người lao động: nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao động, hơn nữa là an toàn xã hội... Tất cả người lao động trong xã hội đều được thụ hưởng BHXH theo nguyên tắc “ có đóng, có hưởng”, “lấy số đông bù số ít”. Nhà Nước và
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao công tác thu, chi và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người sử dụng lao động có trách nhiệm với người lao động, ngược lại người lao động cũng có trách nhiệm phải tự BHXH cho mình. Vì vậy chính sách BHXH đảm bảo an ninh xã hội, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị của Đất nước.
Hệ thống BHXH hoạt động có cơ chế kiểm tra, kiểm soát tốt sẽ đảm bảo được quyền lợi người lao động, nếu hoạt động không tốt sẽ gây ra đổ vỡ nguồn quỹ, quyền lợi người lao động sẽ không đảm bảo, có nguy cơ gây ra mất ổn định xã hội. Do vậy, ngoài biện pháp tăng thu phát triển quỹ thì công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH là một việc làm thường xuyên, cấp thiết vừa đảm bảo cho việc quản lý an toàn quỹ BHXH, vừa đảm bảo sự công bằng xã hội trong đóng góp và thụ hưởng BHXH. Mặt khác, vấn đề này cũng liên quan mật thiết đến từng cá nhân, bộ phận, mọi cấp trong hệ thống BHXH, thể hiện vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ chính sách của Đảng và Nhà Nước ta.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn la được vinh dự thực hiện một phần quan trọng nhiệm vụ phục vụ con người của chế độ xã hội chủ nghĩa, đi theo suốt cả cuộc đời con người (sinh ,lão, bệnh, tử), an toàn xã hội , an sinh hạnh phúc ( phúc , lộc, thọ) đó là những điều mà cả xã hội, mỗi con người, mỗi cộng đồng đều mong ước. Nhưng với tầm vóc mới, văn minh, công bằng, sâu rộng hơn đến với mọi người dân, người lao động trong xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được nhiệm vụ cao quý và lớn lao đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La ra đời với mô hình tổ chức mới, có nhiệm vụ mang tính chất đặc trưng vừa là của chính phủ vừa là của xã hội và là một quỹ tài chính(quỹ BHXH) có đặc điểm của mô hình kinh tế.
Xuất phát từ thực tiễn nên trong thời gian thực tập tại Bảo hiểm xã hộitỉnh Sơn la, được sự hướng dẫn tận tình của lãnh đạo cơ quan và cán bộ viên chức công tác tại Bảo hiểm xã hội Tỉnh Sơn la đã thôi thúc em chọn chuyên đề với tên gọi: “Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH tỉnh Sơn La”
Nhưng với thời gian và kiến thức lý luận còn hạn chế, nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự tham gia đóng góp của ThS Trần Minh Tuấn để bài viết đạt kết quả tốt hơn. Em xin trân thành cảm ơn!
PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH
1.1 Tính tất yếu khách quan và sự hình thành, phát triển BHXH
1.1.1 Sự tồn tại khách quan của BHXH
Để hiểu rõ khái niệm về bản chất của BHXH có nhiều cách tiếp cận khác nhau và một trong cách tiếp cận là từ xã hội và lịch sử.
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở... Để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết. Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, có nghĩa là việc thoả mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao động của con người. Trong thực tế cuộc sống, không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động hoặc những may mắn khác để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác... Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu của con người không vì thế mà mất đi. Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới. Bởi vậy, muốn tồn tại, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau. Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình thì ngoài việc tự mình khắc phục, người lao động phải được sự bảo trợ của cộng đồng và xã hội. Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau. Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống BHXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già... đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn...); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ. Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880, BHXH đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và không chỉ người lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên). Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét: mọi người, không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, lao động phổ thông - lao động kỹ thuật, người khoẻ - người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp vì mục đích chung.
Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ Latinh, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở châu Á, châu Phi và vùng Caribê. BHXH dần dần đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống An sinh xã hội và được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người.
Có thể nói, qua nhiều thời kỳ, cùng với sự tranh chấp giữa nhiều vấn đề của giới chủ và giới thợ, cùng với sự đổi mới quá trình phát triển kinh tế xã hội, cùng với trình độ chuyên môn và nhận thức về BHXH của người lao động ngày càng được nâng cao, cách thức chủ động khắc phục khi có những sự kiện hoặc không may gặp những rủi ro xảy ra ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ đến khi có sự ra đời của BHXH thì những tranh chấp cũng như những khó khăn mới được giải quyết một cách ổn thoả và có hiệu quả nhất. Đó cũng chính là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển: sự chia sẻ. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết được BHXH. Cùng với sự tiến bộ của xã hội tiến bộ của xã hội loài người, BHXH đã được coi như là nhu cầu khách quan củat con người Và được xem như là một trong những quyền cơ bản của con người đã được Đại hội đồng liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/ 12/1948 như sau: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH . quyền đó đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”.
1.1.2 Khái niệm về BHXH và các khái niệm khác có liên quan BHXH
Bảo hiểm xã hội
Như đã nêu, BHXH có lịch sử khá lâu và đã có nhiều thay đổi về chất với nhiều mô hình phong phú, được thực hiện ở hàng trăm nước trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, định nghĩa thế nào là BHXH vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận vì được tiếp cận từ nhiều giác độ khác nhau với những quan điểm khác nhau. Điều này cho thấy tính đa dạng và phong phú của BHXH.
- Theo Wiliam Bereridge – nhà kinh tế và xã hội học người Anh (1879-1963): “BHXH là sự bảo đảm việc làm khi người ta còn sức làm việc và bảo đảm một lợi tức khi người ta không còn sức làm việc”.
- Trong Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941: “BHXH là sự bảo đảm thực hiện quyền con người sống trong hoà bình tức là tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật, được chăm sóc y tế và bảo đảm thu nhập để có thể thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, thai sản, ốm đau, tuổi già…”
- Theo ILO: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua việc huy động các nguồn đóng góp vào quỹ BHXH để trợ cấp cho các thành viên nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, chết đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”.
Từ các giác độ khác, cũng có thể có những khái niệm khác nhau về
BHXH.
- Từ giác độ pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao
động, sử dụng tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, người lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật (hưu) hoặc chết.
- Từ giác độ tài chính: BHXH là thuật (kỹ thuật) chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các “rủi ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội….
Một số khái niệm có liên quan trong BHXH
Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHXH. Khác với bảo hiểm thương mại, trong BHXH, mối quan hệ này dựa trên quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
- Bên tham gia BHXH là bên có trách nhiệm đóng góp BHXH theo quyđịnh của pháp luật BHXH. Bên tham gia BHXH gồm có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước (trong một số trường hợp).
Người lao động tham gia BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên cơ sở san sẻ rủi ro của số đông người lao động khác.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm cho người lao động mà mình thuê mướn. Khi tham gia BHXH, người sử dụng lao động còn vì lợi ích của chính họ. Ở đây người sử dụng lao động cũng thực hiện san sẻ rủi ro với tập đoàn người sử dụng lao động, để bảo đảm cho quá trình sản xuất của họ không bị ảnh hưởng khi phát sinh nhu cầu BHXH.
Nhà nước tham gia BHXH với tư cách là người bảo hộ cho các hoạt động của quỹ BHXH, bảo đảm giá trị đồng vốn, và hỗ trợ cho quỹ BHXH trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước tham gia BHXH còn với tư cách chủ thể quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho
các hoạt động BHXH.
- Bên BHXH, đó là bên nhận BHXH từ những người tham gia BHXH. Bên BHXH thường là một số tổ chức (cơ quan, công ty...) do Nhà nước lập ra (ở một số nước có thể do tư nhân, tổ chức kinh tế - xã hội lập ra) và được Nhà nước bảo trợ, nhận sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, lập nên quỹ BHXH. Bên BHXH có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho bên được BHXH khi có nhu cầu phát sinh và làm cho quỹ BHXH phát triển.
- Bên được BHXH là bên được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát sinh những nhu cầu BHXH, để bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại rủi ro được bảo hiểm gây ra. Trong BHXH, bên được BHXH là người lao động tham gia BHXH và nhân thân của họ theo quy định của pháp luật, khi họ có phát sinh nhu cầu được BHXH do pháp luật quy định. Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong kinh tế thị trường, bên tham gia BHXH có thể đồng thời là bên được BHXH (lao động chẳng hạn). Đối với người lao động độc lập, họ vừa là người tham gia BHXH vừa là người được quyền hưởng BHXH vì họ đóng phí được BHXH để bảo hiểm cho chính họ.
1.2 Bản chất, chức năng, tính chất của BHXH
1.2.1. Bản chất
- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là
trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.
- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.
- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm
trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: Ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…, hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: Tuổi già, thai sản… Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động.
- Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do các bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước
- Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lai động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau:
+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ;
+ Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật;
+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
1.2.2 Chức năng
BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây:
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhầp cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự bảo đảm thay thề hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao dộng khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, người lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
- Tiến hành phân phối&phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả những người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại thu nhập giữa những người có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc… Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH sẽ góp phần thực hiện công bằng xã hội.
- Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản suất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền công. Khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ sẽ tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động… Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản
xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn.
1.2.3 Tính chất
Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội
Như ở phần trên đã trình bày, trong quá trình lao động sản xuất người lao động có thể gặp nhiều biến cố, rủi ro, khi đó người sử dụng lao động cũng rơi vào tình cảnh khó khăn không kém như: Sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, vấn đề tuyển dụng và hợp đồng lao động luôn phải được đặt ra để thay thế… Sản xuất càng phát triển, những rủi ro đối với người lao động và những khó khăn đối với ngưòi sử dụng lao động càng nhiều và trở nên phức tạp, dẫn đến mối quan hệ chủ - thợ ngày càng căng thẳng. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải đững ra can thiệp thông qua BHXH. Và như vậy, BHXH ra đời hoàn toàn mang tính khách quan trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi nước.
- BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian. Tính chất này thể hiện rất rõ ở những nội dung cơ bản của BHXH, Từ thời điểm hành thành và triển khai, đến mức đóng góp của các bên tham gia để hìnn thành quỹ BHXH. Từ những rủi ro phát sinh ngẫu nhiên theo thời gian và không gian đến mức trợ cấp BHXH theo từng chế độ cho người lao động…
- BHXH vừa có tình kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời còn có tính dịch vụ.
Tính kinh tế thể hiện rõ nhất ở chỗ, quỹ BHXH muốn được hình thành, bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Mức đóng góp của các bên phải được tính toán rất cụ thể dựa trên xác suất phát sinh thiệt hại của tập hợp người lao động tham gia BHXH. Quỹ BHXH chủ yếu dùng để trợ cấp cho người lao động theo các điều kiện của BHXH. thực chất, phần đóng góp của mỗi người lao động là không đáng kể, nhưng quyền lợi nhận được là rất lớn khi gặp rủi ro. Đối với người sử dụng lao động việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXH là để bảo hiểm cho người lao động mà mình sử dụng. Xét dưới góc độ kinh tế, họ cũng có lợi vì không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trang trải cho những người lao động bị mất hoặc giảm khả năng lao động. Với Nhà nước BHXH góp phần làm giảm gành nặng cho ngân sách đồng thời quỹ BHXH còn là nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội, vì vậy tính xã
hội của nó thể hiện rất rõ. Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xã hội đều cso quyền tham gia BHXH. Và ngược lại, BHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong độ tuổi lao động. Tính xã hội của BHXH luôn gắn chặt vơi tính dịch vụ của nó. Khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính chất xã hội hoá của BHXH cũng ngày càng cao.
1.3 Những nguyên tắc của BHXH
Nguyên tắc “số đông bù số ít”
Nguyên tắc tương quan giữa đóng góp và hưởng thụ
Nguyên tắc trợ cấp đa dạng, toàn diện mọi rủi ro khách quan mà các thành viên gặp phải
Nguyên tắc không vì mục đích lợi nhuận
Thực hiện bình đẳng giữa xã thành viên trong xã hội
Thực hiện phù hợp với mức sống, điều kiện kinh tế - xã hội
1.4 Đối tượng thu của BHXH
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1, điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ- CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ bao gồm:
NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ từ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sau:
Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động công ích…
Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Đoanh nghiệp như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh…
Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác xã.
Các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang, các tổ chức, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính …
Trạm y tế xã phường, thị trấn.
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác.
Cán bộ công chức viên chưc theo Pháp lệnh cán bộ, công chức
NLĐ, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thời hạn dưới 3 tháng khi hết hạn hợp đồng lao động mà NLĐ tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.
Đối với những đối tượng tham gia này thì mức thu đóng góp BHXH là 20% tiền lương hàng tháng trong đó NSDLĐ đóng 15% tổng quỹ tiền lương tháng và NLĐ đóng 5% tiền lương tháng.
Đối với đối tượng tham gia là quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng lương và hưởng sinh hoạt phí: theo Điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ thì mức đóng cho đối tượng này cũng là 20% tiền lương tháng trong đó NSDLĐ đóng 15% tổng quỹ tiền lương tháng và NLĐ đóng 5% tiền lương tháng.
Đối tượng là Cán bộ xã phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí được quy định tại Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, Điều 7 Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ và Điều 1 Nghị định số 46/2000/NĐ - CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ: thì mức đóng được quy định cho những đối tượng này là 15% mức sinh hoạt phí hàng tháng, trong đó Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đóng 10% mức phí sinh hoạt tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đóng 5% mức phí sinh hoạt tháng.
Đối tượng là NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ: thì mức đóng bằng 15% tiền lương tháng đóng BHXH liền kề trước khi ra nước ngoài làm việc còn trong trường hợp nếu chưa tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng hàng tháng bằng 15% của hai lần mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại từng thời điểm.
Đối tượng tự đóng BHXH theo nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và đối tượng quy định tại khoản b điểm 9 mục II thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày12/03/2003 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội: Mức đóng cho những đối tượng này là 15% mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc.
1.5 Nguồn chi trả các chế độ BHXH
Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La sử dụng 2 nguồn kinh phí để chi trả các
chế độ BHXH là NSNN và quỹ BHXH. Đối với các chế độ ngắn hạn thì được chi trả bới quỹ BHXH, còn đối với các chế độ BHXH dài hạn thì do cả NSNN và quỹ BHXH chi trả, do nguồn nào chi phụ thuộc vào đối tượng hưởng là ai.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nước ta đã thực hiện BHXH cho CNVC Nhà nước, tuy nhiên lúc đó nước ta đang trong thời kỳ bao cấp nên mọi hoạt động BHXH cho người lao động cũng được Nhà nước bao cấp tức là do NSNN chi hoàn toàn.
Đến ngày 27/12/1961 Hội đồng chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, kèm theo Nghị định 218/CP thì quỹ BHXH mới chính thức được thành lập, là quỹ độc lập thuộc NSNN, nhưng nguồn thu phần lớn vẫn từ NSNN, các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước chỉ nộp bằng một tỷ lệ % nhất định so với tổng quỹ lương của công nhân viên chức, còn công nhân viên chức không phải đóng BHXH. Thực chất không tồn tại qũy BHXH độc lập.
Chỉ đến khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thi trường, Chính phủ
ban hành Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993 và Điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 thì quỹ Bảo hiểm xã hội Việt nam với thực sự trở thành một qũy tài chính riêng, được hoạch toán độc lập, không phụ thuộc vào NSNN và được Nhà nước bảo hộ. Sau khi Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính Phủ có hiệu lực thi hành, nguồn chi trả các chế độ BHXH dài hạn được phân ra như sau:
- NSNN chi trả các chế độ BHXH cho những người lao động nghỉ trước năm 1995; quân nhân có 20 năm phục vụ quân ngũ; quân nhân năm
1975 trở về trước.
- Quỹ BHXH chi trả các chế độ BHXH cho những người lao động nghỉ của chế độ BHXH sau năm 1995.
Quỹ BHXH bao gồm 3 quỹ thành phần là: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất. 3 quỹ này được
hạch toán, cân đối thu – chi độc lập với nhau.
Việc cấp nguồn chi BHXH ở BHXH tỉnh Sơn La cũng được Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạo điều kiện hết sức thuận lợi:
+ Giai đoạn 1995-1998 nguồn chi trả được BHXH Việt Nam phân phối từ quỹ BHXH và NSNN. Trong đó nguồn qũy Bảo hiểm xã hội Sơn La nhận về tương đối chủ động, kịp thời gian, còn nguồn NSNN phụ thuộc vào Bộ Tài chính và KBNN nên thời gian thường chậm hơn, gây khó khăn cho cấp tỉnh và cấp t trong công tác chi trả.
+ Từ năm 1999 đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển cấp NSNN bằng ứng trước từ nguồn quỹ đã tạo điều kiện cho cơ sở trong khâu chủ động nguồn chi trả. Đến ngày 15 hàng tháng, BHXH các tỉnh, thị xã đã chi trả xong cho đối tượng trong tháng.
1.6 Chi trả BHXH
1.6.1 Hệ thống các chế độ BHXH
* Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) nêu trong Công
ước 102 (6/1952) tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm:
1. Chăm sóc y tế
2. Trợ cấp ốm đau
3. Trợ cấp thất nghiệp
4. Trợ cấp tuổi già
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
6. Trợ cấp gia đình
7. Trợ cấp sinh đẻ
8. Trợ cấp khi tàn phế
9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng).
Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều kiện kinh tế-xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ.
Hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
+ Các chế độ được xây dựng theo luật pháp mỗi nước;
+ Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính;
+ Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ vào mức đóng góp của các bên tham gia BHXH và quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu quả và an
toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định;
+ Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ và đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thành quyết toán. Chi trả BHXH như là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH.
+ Các chế độ BHXH thường được điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết sự
thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện các chế độ BHXH như sau:
- BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
1. Ốm đau
2. Thai sản
3. TNLĐ-BNN
4. Hưu trí
5. Tử tuất
- BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
1. Hưu trí
2. Tử tuất
- BHTN bao gồm các chế độ sau đây:
1. Trợ cấp thất nghiệp
2. Hỗ trợ học nghề
3. Hỗ trợ tìm việc làm.
1.6.2 Phân loại chi trả BHXH
Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn NSNN
1.6.2.1 Các chế độ BHXH hàng tháng
a. Lương hưu (hưu quân đội, hưu công nhân viên chức);
b. Trợ cấp mất sức lao động;
c. Trợ cấp công nhân cao su;
d. Trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là trợ cấp 91);
e. Trợ cấp TNLĐ-BNN;
f. Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN;
g. Trợ cấp tuất (định suất cơ bản và định suất nuôi dưỡng).
1.6.2.2. Các chế độ BHXH một lần
a. Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết;
b. Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91, trợ cấp công nhân cao su và TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết
Đóng BHYT cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91, công nhân cao su, TNLĐ-BNN hàng tháng;
Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người TNLĐ-BNN;
Các khoản chi khác (nếu có).
1.6.3 Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH
1.6.3.1Quỹ ốm đau và thai sản
a. Chế độ ốm đau;
b. Chế độ thai sản;
c. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ (DS-PHSK) sau khi ốm đau, thai sản;
d. Lệ phí chi trả.
1.6.3.2 Quỹ TNLĐ-BNN
a. Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng;
b. Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN hàng tháng;
c. Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN và khi chết do TNLĐ-BNN;
d. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị
TNLĐ-BNN;
e. Nghỉ DS-PHSK sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật;
f. Khen thưởng cho người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa TNLĐ-BNN;
g. Đóng BHYT cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng;
h. Lệ phí chi trả.
1.6.3.3 Quỹ hưu trí tử tuất
a. Các chế độ BHXH hàng tháng
- Lương hưu (hưu quân đội, hưu CNVC);
- Trợ cấp cán bộ xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ (gọi tắt là trợ cấp cán bộ xã);
- Trợ cấp tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng).
b. Các chế độ BHXH một lần
- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo điều 54 Luật BHXH;
- BHXH một lần theo khoản 1 điều 55 Luật BHXH;
- Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc; người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bị chết.
- Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc; người lao động
đang đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bị chết.
- Đóng BHYT cho người hưở._.ng lương hưu, trợ cấp càn bộ xã hàng tháng
- Lệ phí chi trả
Các khoản chi khác (nếu có).
PHẦN IITHỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU, CHI TẠI BHXH THÀNH PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA
2.1.Lịch sử hình thành BHXH tỉnh Sơn La
Tháng 10 năm 1995 Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La được thành lập theo Quyết định số 124 ngày 17 tháng 8 năm 1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Biên chế đến cuối năm 1995 là l50 người (trong đó tỉnh 17 và huyện ), nguồn cán bộ chủ yếu nhận từ 2 ngành Lao động thương binh xã hội và Liên đoàn lao động Tỉnh.
Đến tháng 1 năm 2003 Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tiếp nhận Bảo hiểm
y tế tỉnh Sơn La chuyển sang theo Quyết định số 20 ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ.
Qua yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ chính trị, tình hình phát triển lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), công tác xây dựng bộ máy và tổ chức cán bộ không ngừng được xây dựng.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ, BHXH tỉnh Sơn La luôn chú trọng nâng cao tinh thần, ý thức phục vụ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo niềm tin và nâng cao nhận thức của người lao động và đơn vị sử dụng lao động về BHXH và BHYT. Với trọng tâm mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, BHXH tỉnh chủ động hướng dẫn, đôn đốc tất cả các thành phần kinh tế, các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT. Với sự nỗ lực và năng động, hơn 10 năm qua, số đơn vị, đối tượng tham gia BHXH, BHYT ngày một tăng. Nếu năm 1995 chỉ có 91 đơn vị với 25.535 lao động tham gia BHXH bắt buộc, số thu 19,4 tỷ đồng, thì đến năm 2005 BHXH tỉnh Sơn La đã có trên 1.100 cơ quan, đơn vị tham gia BHXH, BHYT với số lao động là 791.153 người. Đặc biệt, từ năm 2005 được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cấp thẻ BHYT cho đối tượng người nghèo, cho nhân nhân dân các dân tộc trong tỉnh với số dân được hưởng chế độ BHYT trên 771.000 người. Khối lượng công việc phát sinh lớn, nhân sự lại có hạn song BHXH tỉnh Sơn La đã dồn sức lực để triển khai cấp phát xong thẻ BHYT người nghèo trong toàn tỉnh, được UBND tỉnh đánh giá cao kết quả công tác này. Bám sát kế hoạch được giao, chủ động chỉ đạo công tác thu hàng tháng, quý đồng thời được sự quan tâm phối hợp của các cơ quan, doanh nghiệp và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan liên quan như: Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng NN&PTNT, sự quyết tâm phấn đấu của cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành, nhất là cán bộ làm công tác thu, nên trong nhiều năm liên tục, đặc biệt là năm 2005, việc thu nộp BHXH, BHYT đã đạt được kết quả cao, toàn tỉnh thu được 151 tỷ đồng so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao (đạt 107,85%).
Dây là năm có số thu cao nhất từ ngày thành lập đến nay. Công tác chi trả chế độ trợ cấp BHXH cho các đối tượng luôn được đổi mới, quản lý chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời và đầy đủ. Hơn 10 năm qua, BHXH tỉnh Sơn La đã chi trả số tiền gần một ngàn tỷ đồng cho trên 203 ngàn lượt người hưởng chế độ BHXH dài hạn và 57 ngàn lượt người hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn với số tiền chi trả là 48,5 tỷ đồng. Riêng năm 2005, công tác kế hoạch - tài chính đã cấp phát kinh phí hạn mức cho BHXH các huyện, thị xã và tạo điều kiện cho BHXH các huyện, thị xã tổ chức, thực hiện tốt công tác chi trả lương hưu và các chế độ BHXH cho 20.688 đối tượng đầy đủ, kịp thời và an toàn xong trước ngày 10 hàng tháng, không có tháng nào chậm trễ. Tổng kinh phí cấp để chi trả các chế độ BHXH, BHYT năm 2005 là 223 tỷ đồng. Công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH ngày càng được cải tiến, giảm những thủ tục phiền hà, thanh toán đúng, kịp thời... tạo niềm tin cho đối tượng thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. BHXH tỉnh đã duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các cơ sở y tế, đảm bảo tốt công tác KCB cho đối tượng tham gia BHYT, thanh toán kịp thời cho hàng trăm ngàn lượt người theo đúng quy định. Năm 2005, đã có 468.335 lượt người KCB tại bệnh viện đa khoa và các trung tâm y tế, tăng 14.786 người so với năm 2004 với chi phí là 32,5 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La là một đơn vị sự nghiệp đặc thù, có nhiệm vụ tổ chức quản lý thu, chi và thực hiện các chế độ chính sách BHXH của nhà nước cho các đối tượng tham gia BHXH theo luật định và thực hiện chi trả tiền lương và trợ cấp cho các đối tượng đã nghỉ chế độ BHXH trước ngày ban hành nghị định 12/CP đang cư trú trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2.2 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Sơn La và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban
Thực hiện Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của Chính phủ và Quyết định 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương thì bộ máy giúp việc cho Giám đốc BHXH tỉnh Sơn La được thể hiện:
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La
PHÒNG CẤP SỔ THẺ
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
PHÒNG THU
GIÁM ĐỐC
PHÒNG CNTT
PHÒNG GIÁM ĐỊNH BH Y TẾ
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
BHXH HUYỆN THÀNH
PHỐ
PHÒNG KIỂM TRA
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
PHÒNG TIẾP NHẬN & QL HỒ SƠ
PHÒNG CHẾ ĐỘ BHXH
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
………………… Quan hệ chức năng
2.2.1 Phòng Chế độ BHXH
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giải quyết các chế độ
BHXH, BHTN, quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH, BHTN theo quy
định của pháp luật.
Nhiệm vụ: Thẩm định và giải quyết hồ sơ hưởng các chế độ BHXH và thẩm định số liệu chi các loại trợ cấp. Lập danh sách, quản lý đối tượng hưởng và mức trợ cấp BHXH, BHTN hàng tháng. Hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN.Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.
2.2.2 Phòng Kế hoạch Tài chính
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính; tổ chức hạch toán, kế toán theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ: Chủ trì phối hợp với các phòng để lập, giao kế hoạch và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tài chính: thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng, chuyển kịp thời tiền thu BHXH vào tài khoản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tổ chức cấp phát kịp thời kinh phí để chi trả cho đối tượng hưởng chế độ BHXH, cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động quản lý bộ máy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn... Phối hợp với các phòng chức năng xét duyệt và tổng hợp quyết toán tài chính do Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La quản lý, thực hiện đầy đủ chế độ, định mức chi tiêu tài chính tổ chức hạch toán kế toán đúng chế độ kế toán, hướng dẫn kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện đúng các nghiệp vụ quản lý tài chính, hạch toán kế toán.
2.2.3 Phòng Thu
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc, tự nguyện; thu BHTN; thu BHYT bắt buộc, tự nguyện của các đối tượng tham gia theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH, thu BHYT hàng năm cho Bảo hiểm xã hội huyện và phòng Thu trên cơ sở kế hoạch đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. Tổ chức thực hiện thu BHXH, BHYT theo kế hoạch; thẩm định hồ sơ đối tượng tham gia BHXH,BHYT. Kiểm tra đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.
2.2.4 Phòng Giám định BHYT
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho người có thẻ BHYT theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, khám chữa bệnh hàng quý, năm, thực hiện công tác giám định. Thực hiện thường trực giám định tại cơ sở khám chữa bệnh cho người có sổ thẻ. Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện nghiệp vụ giám định theo quy định. Phối hợp với các phòng chức năng để giải quyết các đơn thư khiếu nại - tố cáo về chế độ BHXH, chế độ khám chữa bệnh.
2.2.5 Phòng Cấp sổ, thẻ
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác cấp và quản lý sổ BHXH, BHTN, thẻ BHYT theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ: Tổ chức xét duyệt hồ sơ và quản lý việc sử dụng cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện và tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT trong việc cấp, sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT; tờ khai, danh sách người tham gia BHXH, BHYT. Đối chiếu tờ khai, danh sách đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đã thẩm định với sổ BHXH, thẻ BHYT trước khi trình giám đốc ký duyệt cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; đóng số sổ; in thẻ BHYT.
2.2.6 Phòng Công nghệ thông tin
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ
thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định.
Nhiệm vụ: Chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh chương trình, kế hoạch hằng năm về CNTT. Khai thác, sử dụng và bảo quản các chương trình CNTT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng các chương trình CNTT vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ, công tác quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức thu thập, lưu trữ, sử lý dữ liệu phục vụ yêu cầu quản lý; cung cấp các số liệu tổng hợp và phân tích theo yêu cầu quản lý của ngành.
2.2.7 Phòng Tổ chức - Hành chính
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác : tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, biên chế; tổng hợp, hành chính, quản trị; thi đua, khen thưởng, tuyên truyền theo quy định.
Nhiệm vụ: Kiện toàn tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện theo quyết định của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Xây dựng các quy chế làm việc, hàng năm xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng, nâng bậc lương, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức, quản lý và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ. Theo dõi và thực hiện công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Giúp Giám đốc xây dựng chương trình kế hoạch cải cách hành chính phù hợp và tổ chức thực hiện cải cách hành chính được phê duyệt, tiếp nhận và phân phát công văn đi, đến. Thực hiện tổng hợp báo cáo thông tin kịp thời các hoạt động của BHXH tỉnh.
2.2.8 Phòng Kiểm tra
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân và các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT và quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH đối với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Thường trực tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ chính sách BHXH. Đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám, chữa bệnh
trên địa bàn tỉnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.
2.2.9 Phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ
Chức năng : Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định.
Nhiệm vụ: Kiểm tra và tiếp nhận các loại hồ sơ liên quan tới việc tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT của Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Chuyển hồ sơ tiếp nhận và nhận lại kết quả giải quyết từ các phòng nghiệp vụ liên quan để trả lại cho Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Hướng dẫn, tư vấn các vấn đề liên quan thủ tục hồ sơ, chế độ, chính sách BHXH, BHYT theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Phân loại, xác định giá trị hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác quản lý, thống kê, tra cứu.
2.3 Thực trạng hoạt động của BHXH tỉnh Sơn La
2.3.1 Công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc
Quan sát bảng số liệu dưới đây ta thấy công tác thu ngày càng phát triển, số thu BHXH, BHYT qua các năm, từ năm 2006 đến năm 2008 không ngừng tăng lên, số thu BHXH,BHYT đã tăng từ 203.043 triệu năm 2006 lên 334.274 triệu năm 2008 tức là tăng 182.354 tỷ VND tương ứng với tăng 120%.
Để có được những kết quả trên là do Bảo hiểm xã hội Sơn La đã bám sát kế hoạch của Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.Từ đó cán bộ thu BHXH, BHYT thường xuyên xuống các đơn vị sử dụng lao động đôn đốc, kiểm tra công tác thu với mục tiêu thu đúng, thu đủ tất cả các đối tượng.
Bảng 1: Số thu BHXH, BHYT qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
STT
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
1
Số thu năm trước chưa nộp cấp trên
3.710
1.080
174
-
2
Số thu được trong năm
203.043
239.324
334.274
466.327
2.1
Số thực thu BHXH, BHYT bắt buộc
157.880
236.654
330.444
453.000
2.2
Số thu BHYT tự nguyện
2.162
2.522
3.830
6.767
2.3
Số thu BHYT người nghèo
43.000
6.56
Nhìn qua bảng số (Bảng số 1)liệu ta thấy rằng tỉ lệ số thu BHXH bắt buộc luôn chiếm đa số tổng số thu BH thể hiện rõ ràng qua các năm 2006 la 157.880 tr.đ chiếm 77,75% số thu BH trong năm.Năm 2007 la 236.654 tr.đ chiếm 98,84% ,tiếp theo là năm 2008 la 330.444 tr.đ chiếm 98,85% ,cuối cùng là năm 2009 với 453.000 tr.đ chiếm 97,14%.
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của tổng số thu BHXH, BHYT qua các năm như sau :
Qua biểu đồ số liệu trên ta thấy tổng số tiền thu BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La là 777,001 tr.đ tăng liên tuc qua các năm với mức thu bính quân 3 năm là 259 trđ. Năm 2006 tổng số tiền chi trả là 203,043 trđ nhưng đến năm 2008 đã tăng lên đến 334,,274 trđ .Từ năm 2006 đến năm 2007 tăng từ 203,043 tr.đ lên 239,324 tr.đ tăng 36,281 tr..đ(số tăng tuyệt đối) tăng 17,86% (số tăng tương đối).Trong năm 2007 đến năm 2008 tăng từ 239,324 tr.đ lên 334,274 tr.đ tăng 94,95 tr..đ(số tăng tuyệt đối) tăng 39,324% (số tăng tương đối).
Căn cứ kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao BHXH Sơn La đã giao kế hoạch cho BHXH các huyện, thành phố và chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố tổ chức tốt việc thu BHYT tự nguyện, triển khai đến các trường học và khu dân cư để khai thác mở rộng đối tượng.
Tính đến 31/12/2009 đã có 31.804 người tham gia với số tiền 5,860 tỷ đồng, đạt 97,7 % kế hoạch BHXH Việt Nam giao .
Có được kết quả trên là do BHXH tỉnh đã chủ động phối kết hợp với Sở giáo dục - Đào tạo, Uỷ ban dân số GĐ&TE tỉnh và chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các phòng giáo dục, các xã, phường, thị trấn thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân và học sinh tham gia BHYT.
2.3.2. Công tác thu BHYT tự nguyện
Căn cứ kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao BHXH Sơn La đã giao kế hoạch cho BHXH các huyện, thành phố và chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố tổ chức tốt việc thu BHYT tự nguyện, triển khai đến các trường học và khu dân cư để khai thác mở rộng đối tượng.
Tính đến 31/12/2008 đã có 24.365 người tham gia với số tiền 4,150 tỷ đồng, đạt 134% kế hoạch BHXH Việt Nam giao trong đó:
- Đối tượng là học sinh, sinh viên là: 17.126 người.
- Đối tượng nhân dân là: 7.239 đối tượng.
Có được kết quả trên là do BHXH tỉnh đã chủ động phối kết hợp với Sở giáo dục - Đào tạo, Uỷ ban dân số GĐ&TE tỉnh và chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các phòng giáo dục, các xã, phường, thị trấn thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân và học sinh tham gia BHYT.
2.3.3 Công tác chi BHXH, BHYT
Đảm bảo chi trả đúng, đủ, kịp thời cho những người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng là mục tiêu phấn đấu của lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức, viên chức BHXH tỉnh Sơn La ngay từ ngày thành lập. Đúc rút từ thực tiễn chi trả trước năm 1995, BHXH tỉnh đã chỉ đạo các phòng chức năng và BHXH huyện, thị phối hợp chặt chẽ trong quy trình chi trả các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng cũng như các chế độ ngắn hạn khác.
Bảng 1: Cơ cấu chi trả từ Quỹ BHXH và từ NSNN trong tổng chi các chế độ Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La (2005-2008)
Đơn vị : triệu đồng
chỉ tiêu
năm
tổng chi
( triệu đồng)
Quỹ BHXH
NSNN
ST (tr. đồng)
%
ST (tr. đồng)
%
2006
258.872
65.368
25,25
193.504
74,75
2007
322.633
81.668
25,31
240.965
74,69
2008
402.810
111.893
27,78
290.917
72,22
2009
478,3
143,9
30,08
334,4
69,92
(nguồn BHXH Tỉnh Sơn La)
Tính từ 4 năm trở lại đây, mỗi năm Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La chi trả từ gần 260 tỷ đến 478 tỷ đồng cho cả hai loại đối tượng thuộc 2 nguồn kinh phí là NSNN và quỹ BHXH. Tổng chi trả các chế độ BHXH trong 4 năm qua là 1462,615 tỷ đồng (số liệu bảng 1).
Bảng 2: Tình hình biến động của tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Số tiền chi trả
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
2005
187.872
-
-
2006
258.872
71.000
37,8
2007
322.633
63.761
24,63
2008
402.810
80.177
24,85
2009
478,2
75,39
18,71
(nguồn BHXH Tỉnh Sơn La)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La tăng liên tuc qua các năm với mức chi trả bính quân 5 năm là 330,0774 trđ. Năm 2005 tổng số tiền chi trả là 187.872 trđ nhưng đến năm 2009 đã tăng lên đến 478,2 trđ gấp hơn 2 lần với tốc độ phát triển bính quân cả thời kỳ là 129%. Nguyên nhân do số lượng đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm qua không ngừng tăng lên, bên cạnh đó trong 3 năm 2005, 2006, 2007 Nhà nước có sự điều chỉnh lớn về mức tiền lương tối thiểu (15/09/2005 tăng từ 290.000 lên 350.000đ, ngày 7/9/2006 tăng lên 450.000đ và từ ngày 1/10/2007 tăng lên 540.000đ) nên mức hưởng cũng tăng theo do đó số tiền chi trả trong năm cũng tăng lên. Song tốc độ tăng lại giảm dần từng năm, nguyên nhân do số lượng đối tượng tham gia dần ổn định tăng lên không nhiều qua các năm và đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện nên rủi ro gặp phải trong cuộc sống cũng giảm.
Dưới đây ta sẽ phân tích chi tiết tình hình chi trả cụ thể của mỗi loại chế độ như sau:
Chi trả các chế độ thường xuyên: Các chế độ chi thường xuyên bao gồm chi trả lương hưu, trợ cấp tuất, trợ cấp công nhân cao su, MSLĐ, TNLĐ-BNN, trợ cấp 91, trợ cấp cán bộ xã. Số tiền chi trả cho các chế độ BHXH thường xuyên được lấy từ cả 2 nguồn quỹ BHXH và NSNN.
4 năm qua Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã chi trả cho hơn 84.000 đối tượng thuộc các chế độ BHXH thường xuyên với số tiền chi trả là 1081.664trđ. Hàng năm Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã chi trả các chế độ BHXH thường xuyên cho một số lượng đối tượng tương đối lớn, trung bình mỗi năm hơn 20.000 đối tượng, số đối tượng tăng đều qua các năm dẫn tới số tiền chi các chế độ thường xuyên cũng tăng lên. Trong đó từ nguồn NSNN vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể ( trên dưới 80%) với số lượng đối tượng lớn trên 17.000 người, còn từ nguồn quỹ BHXH chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (trên dưới 20%) với số đối tượng trung bình là gần 4.000 người (biểu 8).
Bảng 3: Tình hình thực hiện công tác chi các chế độ thường xuyên
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Quỹ
NSNN
Số người
Số tiền
(tr.đ)
Số người
Số tiền
(tr.đ)
2005
3.016
24.635
17.707
148.891
2006
3.768
42.633
17.305
192.286
2007
4.269
61.106
17.001
239.347
2008
4.902
83.912
16.592
288.854
Tổng
15.955
212.286
68.605
869.378
(nguồn BHXH Tỉnh Sơn La)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể mặc dù số tiền do NSNN đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên tuy nhiên tỷ trọng đó đang có xu hướng giảm xuống và khoảng cách giữa số tiền chi trả của quỹ và của NSNN đang có xu hướng rút ngắn lại. Năm 2005 số tiền chi thường xuyên từ nguồn quỹ BHXH là 24.635 trđ, còn từ nguồn NSNN 148.891 trđ gấp 6,04 lần quỹ BHXH; đến năm 2008 số tiền chi thường xuyên từ nguồn NSNN là 288.854 trđ chỉ còn gấp quỹ BHXH 3,44 lần với số tiền là 83.912 trđ, mặc dù vậy đây vẫn là một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân chính là do số đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên từ nguồn NSNN lớn hơn rất nhiều so với từ nguồn Quỹ BHXH, mặc dù các năm sau đó số đối tượng hưởng từ nguồn NSNN có xu hướng giảm xuống còn từ nguồn quỹ BHXH có xu hướng tăng lên nhưng khoảng cách vẫn rất lớn, trung bình gấp hơn 4 lần.
Số tiền chi trả từ nguồn quỹ BHXH tăng mạnh qua các năm, sau 4 năm thì số tiền chi trả đã tăng lên 3,5 lần: từ 24.635 trđ lên tới 83.912 trđ, nguyên nhân chính là do số đối tượng do quỹ chi trả tăng lên. Mặc dù số đối tượng do NSNN chi trả giảm nhưng số tiền NSNN chi trả mỗi năm vẫn tiếp tục tăng lên, nguyên nhân có thể là do mức tiền lương tối thiểu trong thời gian qua liên tục tăng lên nên mức trợ cấp bình quân đầu người tăng lên làm cho tổng chi vẫn tăng lên mặc dù số đối tượng giảm đi.
Trong thời gian qua số tiền chi trả các chế độ thường xuyên không ngừng tăng qua các năm: năm 2005 mới chỉ dừng ở mức 173.526 trđ nhưng đến năm 2008 đã lên tới 372.766 trđ (gấp hơn 2 lần), tốc độ phát triển bình quân là 129 %/ năm. Sở dĩ số tiền chi trả có tốc độ tăng nhanh như vậy là do 2 nguyên nhân sau:
Một là: do số đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên trên địa bàn tỉnh Sơn La có xu hướng liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên ta thấy sự gia tăng này chỉ xảy ra ở bên nguồn quỹ BHXH còn bên NSNN chỉ có biến động giảm không có biến động tăng. Nhưng tổng số đối tượng so với năm trước vẫn tăng lên do đó số tiền chi trả cũng tăng lên.
Hai là: do mức lương tối thiểu liên tục tăng trong thời gian qua (trong 3 năm 2005, 2006, 2007 như đã trình bày ở trên) làm cho số tiền chi trả bình quân 1 nguời tăng lên nên tổng số tiền chi trả cũng tăng lên. Năm 2005 số tiền chi trả bình quân cho một người là 8,37 trđ thì đến năm 2008 đã là 17,34 trđ (gấp 2,07 lần), tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 27%.
Bảng 4: Số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên (2005-2008)
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Hưu trí
Tuất
Công nhân cao su
MSLĐ
TNLĐ-BNN
Trợ cấp 91
Trợ cấp cán bộ xã
2005
150.136
2.391
-
21.143
820
327
1.069
2006
205.982
2.859
-
27.356
1.026
435
1.234
2007
259.584
3.504
-
34.297
1.164
550
1.350
2008
323.107
4.158
-
41.643
1.430
673
1.753
(nguồn BHXH Tỉnh Sơn La)
Số liệu ở bảng 9 cho thấy, thời gian qua ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La số tiền chi trả trong tất cả các chế độ BHXH thường xuyên đều tăng lên. Trong đó số tiền chi trả cho chế độ hưu trí, tuất, trợ cấp cán bộ xã được lấy từ cả 2 nguồn là quỹ BHXH và NSNN; còn trợ cấp công nhân cao su, MSLĐ, TC 91 chỉ do nguồn NSNN đảm bảo do 3 chế độ này chỉ được áp dụng trước ngày 01/01/1995, sau ngày 01/01/1995 Bảo hiểm xã hội Việt Nam không tổ chức thực hiện 3 chế độ này nữa. Bởi vậy số đối tượng hưởng trợ cấp 3 chế độ này trên địa bàn có xu hướng giảm xuống do chết hoặc chuyển đi nơi khác, tuy nhiên số tiền chi trả trợ cấp cho số đối tượng này hàng năm lại không ngừng tăng lên do trong giai đoạn này nhà nước liên tục nâng mức lương tối thiểu chung (15/09/2005 tăng từ 290.000 lên 350.000đ, ngày 7/9/2006 tăng lên 450.000đ và từ ngày 1/10/2007 tăng lên 540.000đ).
Chế độ TNLĐ-BNN thì chỉ do quỹ BHXH đảm bảo chi trả, số tiền chi trả hàng năm cho chế độ này không lớn lắm, bình quân mỗi năm 1.110 trđ, nguyên nhân có thể do trên địa bàn tỉnh Sơn La không có nhiều nhà máy công nghiệp mà chủ yếu là công nghiệp nhẹ và chế biến, hơn nữa việc đảm bảo an toàn cho người lao động rất được chú trọng nên tỷ lệ người bị TNLĐ-BNN hàng năm không nhiều, tuy nhiên số tiền chi trả vẫn tăng lên do tiền lương tối thiểu tăng lên. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi cho chế độ Hưu trí (hưu quân đội, hưu cán bộ, hưu xã phường) luôn chiếm trên 90% so với tổng chi thường xuyên, với số tiền chi trả bình quân mỗi năm là 234.702 trđ, trong đó tỷ trọng chi trả của quỹ BHXH so với tổng chi nhỏ hơn so với NSNN, tuy nhiên có xu hướng tăng lên do số đối tượng hưởng lương hưu từ nguồn NSNN có xu hướng giảm dần qua các năm, ngược lại số đối tượng hưởng lương hưu từ nguồn Quỹ BHXH lại có xu hướng tăng nhanh, bởi vì NSNN chỉ chi trả cho những đối tượng về hưu trước ngày 01/01/1995 nên cùng với thời gian số đối tượng chỉ giảm đi do các nguyên nhân như chết hoặc chuyển đi chứ không tăng lên, trong khi đó số người về hưu sau ngày 01/01/1995 lại ngày càng tăng lên. Mặc dù vậy số tiền chi trả lương hưu thường xuyên của NSNN vẫn rất lớn vì số đối tượng hưởng lương hưu thuộc NSNN đảm bảo hiện vẫn tương đối đông.
- Chi trả các chế độ BHXH một lần: hiện nay Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đang thực hiện chi trả một lần cho các chế độ: hưu trí (Theo điều 54, 55 Luật BHXH), tuất, TNLĐ-BNN, mai táng phí. Trong đó chế độ hưu trí một lần, TNLĐ-BNN một lần do quỹ BHXH đảm bảo chi trả; còn trợ cấp tuất một lần và MTP thì do cả 2 nguồn Quỹ BHXH và NSNN chi trả.
Bảng 5: Tình hình thực hiện chi các chế độ một lần
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Quỹ
NSNN
Tổng
Số tiền bình quân (trđ/ng)
Số người
Số tiền (tr.đ)
Số người
Số tiền (tr.đ)
2005
764
2.389
401
849
3.238
2,8
2006
868
4.495
461
1.218
5.713
4,3
2007
587
5.666
397
1.618
7.284
7,4
2008
830
10.393
427
2.063
12.456
9,9
(nguồn BHXH Tỉnh Sơn La)
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 4 năm qua Bẩo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã thực hiện chi trả cho trung bình hơn 1000 người mỗi năm với mức chi trả trung bình hàng năm là 7.172 trđ, số tiền bình quân mỗi người trong 4 năm là 6,1 trđ. Tuy số đối tượng nhận trợ cấp từ cả 2 nguồn quỹ BHXH và NSNN có lúc giảm hoặc tăng nhưng tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH một lần liên tục tăng qua các năm, nguyên nhân do mức lương tối thiểu tăng trong cả 3 năm 2005, 2006, 2007. Số tiền chi trả bình quân mỗi người cũng tăng lên do mức tăng của số tiền luôn lớn hơn mức tăng của số đối tưọng hưởng các chế độ (số tiền bình quân năm 2005 là 2,8 trđ/ng, năm 2008 tăng lên đến 9,9 trđ/ng gấp hơn 3,5 lần).
Khác hẳn với các chế độ thường xuyên, các chế độ BHXH một lần có số tiền chi trả từ nguồn quỹ BHXH chiếm tỷ lệ chủ yếu và tăng liên tục (năm 2005 số tiền chi từ nguồn quỹ BHXH là 2.389 trđ chỉ chiếm 73,78% trong tổng số tiền chi trả các chế độ một lần thì năm 2008 tăng lên đến 83,44% với số tiền là 10.393 trđ). Lý do vì số đối tượng hưởng một lần từ nguồn quỹ BHXH lớn hơn so với từ nguồn NSNN.
Số đối tượng nhận trợ cấp từ cả 2 nguồn quỹ BHXH và NSNN đều có
xu hướng tăng lên qua mỗi năm, nhưng đặc biệt ta thấy năm 2007 số đối tượng nhận trợ cấp từ cả 2 nguồn đều giảm mạnh (từ nguồn quỹ BHXH giảm từ 868 người năm 2006 xuống còn 587 người giảm gần 1,5 lần; từ nguồn NSNN giảm từ 461 người xuống còn 397 người giảm hơn 1,16 lần). Tuy vậy số tiền chi trả từ cả 2 nguồn này vẫn tăng lên và số tiền bình quân mỗi người cũng tăng ở mức khá cao (từ 4,3 trđ/ng lên 7,4 trđ/ng gấp 1,72 lần). Nguyên nhân của tình hình có lẽ do trong năm 2006 đa số những người về hưu một lần đều có số năm đóng BHXH tương đối nhiều cho nên số tiền chi trả trợ cấp hưu trí một lần tương đối cao.
2.3.4 Công tác giải quyết các chế độ BHXH
Tính đến 31/12/2008 Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đang quản lý 21.494 đối tượng hưởng các chế độ BHXH, số đối tượng này được chi trả chế độ thường xuyên đúng kỳ hàng tháng. BHXH Sơn La đã áp dụng CNTT trong việc xét duyệt các chế độ đúng với quy định của chính sách, chính xác về mức hưởng, đảm bảo thời gian giải quyết ngắn hơn quy định thực hiện đúng thủ tục hồ sơ. Năm 2009 đã giải quyết thêm 1.191 hồ sơ đối tượng được hưởng các chế độ BHXH. Trong đó:
+ Hưu trí: có 679 người ( tăng 14 người so với năm 2008)
+ Trợ cấp tuất: 252 người.
+ Giải quyết cho 208 người hưởng trợ cấp BHXH 1 lần theo điều 55 Luật BHXH (tăng 35 người).
+ Tai nạn LĐ-BNN: 13 người (tăng 2 người)
Xét duyệt cho 13.791 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ với tổng số tiền chi trả 12,5 tỷ. Trong đó: ốm đau 3,1 tỷ; trợ cấp thai sản 8,8 tỷ; dưỡng sức phục hồi sức khoẻ: 600 triệu.
Nhìn chung công tác giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng được thực hiện đúng Luật Bảo hiểm xã hội và quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH.
Trong năm 2009 đã tập trung điều chỉnh lương hưu và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 cho hơn 21 nghìn đối tượng, rút hồ sơ để giải quyết cho hơn 2.137 đối tượng hưởng phụ cấp khu vực một lần theo Nghị định số 122/2008/NĐ-CP với số tiền hơn 22,9 tỷ đồng đây là khối lượng công việc lớn phát sinh lớn song CBVC BHXH tỉnh đã cố gắng hoàn thành trong thời gian ngắn được đối tượng khen ngợi.
Giải quyết các chế độ chính sách cho 1.191 người; trong đó hưu trí 679 người; trợ cấp TNLĐ hàng tháng 15 người; trợ cấp tuất hàng tháng 14 người; trợ cấp tuất 1 lần 252 người; trợ cấp BHXH 1 lần 208 người; trợ cấp TNLĐ 1 lần 13 người; trợ cấp cán bộ xã 10 người.
Xét duyệt hồ sơ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho 13.791 lượt người với số tiền 12,5 tỷ đồng; trong đó ốm đau: 3,1 đồng; thai sản: 8,8 tỷ đồng; dưỡng sức phục hồi sức khoẻ: 600 triệu đồng.
Công tác giải quyết chế độ chính sách được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản lý chế độ chính sách vì thế luôn đảm bảo tính chính xác về chế độ, kịp thời về thời gian, đúng biểu mẫu thống nhất theo quy định.
2.3.5 Công tác kế hoạch-tài chính
Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về sử dụng các nguồn thu- chi quỹ BHXH, BHYT, chi hoạt động của bộ máy. Thực hiện chế độ báo cáo đúng thời gian quy định. Thực hiện tốt quản lý đối tượng cắt, giảm đúng thời gian.
Trong năm 2009 tổng kinh phí chi trả các chế độ BHXH gần 500tỷ, tăng hơn 105 tỷ so với năm 2008. Trong đó:
+ Chi từ ngân sách Nhà nước đảm bảo : 334,4 tỷ đồng
+ Chi từ quỹ BHXH : 143,9 tỷ đồng
+ Cấp ứng kinh phí KCB cho các huyện, TP và cơ sở : 100 tỷ đồng
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố thực hiện chế độ tài chính kế toán. Làm tốt công tác tổng hợp quyết toán tài chính quý, năm, đảm bảo đúng chế độ. So với năm 2008 có nhiều tiến bộ, quyết toán đảm bảo về thời gian chất lượng, thực hiện chi trả lương cho CBVC cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh qua tài khoản (thẻ ATM).
Qua kiểm tra và duyệt quyết toán năm 2008, toàn ngành thực hiện đúng quy định về chế độ quản lý tài chính. Hàng tháng chi trả một khối lượng tiền mặt lớn bình quân hơn 40 tỷ, luôn đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả; lương hưu và trợ cấp BHXH luôn đến tay._.n vị nhỏ nhất của hệ thống BHXH Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của BHXH cấp tỉnh, thành phố. BHXH cấp quận huyện không có thẩm quyền trong việc ban hành chính sách BHXH, các văn bản pháp luật về BHXH cũng như việc thay đổi tổ chức biên chế của cơ quan phải do sự chỉ đạo của cơ quan BHXH cấp trên. Vì thế muốn hoàn thiện công tác thu chi quỹ BHXH cấp Tỉnh Sơn La cũng như các quận huyện khác cần phải có sự thay đổi đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng.
Qua thời gian nghiên cứu học tập tại trường cùng với thời gian thực tập thực tế tại cơ quan BHXH tỉnh Sơn La, được sự hướng dẫn tận tình của quyền giám đốc – Phạm Tiến Dũng cũng như toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan về tình hình ra đời , phương pháp làm việc và một số kết quả được phân tích trong thời gian qua việc thực hiện nghiệp vụ thu BHXH và vấn đề nợ đọng BHXH ở tỉnh Sơn La còn rất nhiều khó khăn, tồn tại. Chính những khó khăn , tồn tại này gây ra rất nhiều cản trở ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu và giải quyết nợ đọng . Để hoạt đông BHXH trong huyên đạt kết quả hơn nữa , thì điều kiện tiên quyết là phải khắc phục được những khó khăn tồn tại này.
3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu qủa công tác thu chi
3.1.1 . Về mức thu và đối tượng thu
Áp dụng đúng đối tượng và mức thu theo Điều lệ BHXH đã quy định. Tức là đối tượng thu áp dụng theo điều 3 Chương I Điều lệ BHXH Việt Nam . Mức thu 20% so với tổng quỹ lương của đơn vị, trong đó người sử dụng lao động đóng 15% còn lại người lao động đóng 5% so với mức lương tháng của mình . Thực hiện được như trên sẽ nâng cao được tính cưỡng chế của pháp luật trong BHXH , dựa vào pháp luật để thực hiện nghiệp vụ thu tốt hơn. Mặt khác khi áp dung dủ các đối tượng như trên sẽ phù hợp với nguyên tắc của BHXH là nguyên tắc nhiều người góp lại trợ giúp một người khi gặp khó khăn. Mục đích sử dụng quỹ BHXH là chi trả các chế độ BHXH cho những người tham gia , nhiều người tham gia thì mức đóng sẽ lớn , giảm được sự bù đắp của ngân sách cho công tác chi trả các chế độ BHXH.
Trong thực tế còn nhiều đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh chưa đăng ký danh sách đóng BHXH , nếu thực hiện theo đúng điều lệ tức là dựa vào đúng pháp luật thì việc thực hiện thu BHXH đối vơí đối tượng này sẽ dễ dàng hơn. Từ đó, góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
3.1.2. Về phương pháp thu.
Trước đây, công tác thu BHXH do Sở tài chính và cục thuế đảm nhiệm. Người sử dụng lao động cũng có danh sách lao động , cũng có mức lương nhưng trên thực tế thu BHXH không được căn cứ vào mức lương và tổng quỹ lương, mà cứ đến kỳ quy địnhthì người sử dụng lao động đóng cho Sở tài chính và cục thuế một khoản tiền, gần như được gộp vào trong thuế, thêm vào đó việc thay đổi lao động cũng không được thông báo một cách kịp thời ... Chính điều này làm cho nghiệp vụ thu BHXH được thực hiện một cách cứng nhắc nhưng cũng rất tuỳ tiện dễ gây thất thoát quỹ BHXH, gây ảnh hưởng đến công tác chi trả chế độ. Để khắc phục được những tồn tại này , cơ quan , cán bộ thu phải có những biện pháp yêu cầu người sử dụng lao động đăng ký danh sách lao động một cách kịp thời chính xác, nếu có sự thay đổi về lao động , về mức lương làm căn cứ đóng BHXH phải báo cho cơ quan BHXH một cách kịp thời bằng văn bản . Yêu cầu đơn vị sử dụng lao động tập hợp đầy đủ mức đóng trước khi nộp cho cơ quan BHXH Trong khi làm việc cán bộ phải thực hiện một cách nghiêm túc và yêu cầu người thực hiện phải có thái độ đúng đắn , vì đóng BHXH là nghĩa vụ của họ. Có thực hiện như vậy mới đạt kết quả cao, qua đó giải quyết một cách nhanh chóng , thuận tiên cho đối tượng hưởng chế độ bảp hiểm, tạo cảm giác tin tưởng cho người lao động , thu hút ngày một đông đói tượng tham gia .
3.1.3 Về điều kiện làm việc
Cơ quan BHXH hiện nay làm việc trong khu nhà của UBND huyện, cơ sở vật chất còn chưa được hiện đại cho lắm, cho nên các công việc triển khai còn nhiều khó khăn, chưa thật sự đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người lao động đến liên hệ làm việc, phục vụ tốt hơn cho đối tượng tham gia BHXH đến giải quyết chế độ.
3.1.4. Về cơ chế quản lý .
Trong thực tế quản lý theo ngành dọc có rất nhiều ưu điểm, thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống BHXH nói chung. Tuy nhiên, hệ thống quản lý này vẫn còn mang tính chất tạm thời nên mức độ hoàn chỉnh còn thấp, việc quản lý còn nặng về công tác hành chính, bao cấp nên năng lực làm việc của cán bộ chưa được phát huy. Do đó, cần phải có các đề tài nghiên cứu, sửa đổi thêm góp phần làm hoàn thiện cơ chế quản lý, đây là một vấn đề chung cho toàn hệ thống .
Trong thực hiện phải có sự thống nhất từ cơ quan BHXH cho đến từng đơn vị cơ sở, không để hiện tượng thiếu sót rồi phải tính lại , rồi truy thu ...
Trong công tác quản lý thu có quản lý hồ sơ , quản lý quỹ , cũng cần phải có những biện pháp sao cho tránh được thất thoát quỹ, hồ sơ quản lý phải dễ sử dụng-xử lý, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra trong việc lưu trữ và quản lý hồ sơ.
3.1.5. Thực hiện BHXH theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người
Với mục đích quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia và đóng BHXH , giúp người lao động có cơ sở pháp lý để kiểm tra giám sát kết quả đóng và thực hiện các chế độ BHXH của người sử dụng lao động . Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo sự công bằng cho người lao động khi chuyển nơi làm việc vẫn duy trì được quyền lợi BHXH ... Sổ BHXH còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa người lao động, người sử dụng lao động với cơ quan BHXH . Khi thực hiện theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người lao động sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên trong quan hệ BHXH .
Sổ BHXH gồm 3 phần :
+ Phần I : Là những thông tin chung về người lao động như : Họ và tên, giới tính , ngày tháng năm sinh...
+ Phần II : Là những nội dung có liên quan đến quá trình công tác và tham gia BHXH của người lao động . Đây là nội dung quan trọng và thông tin ở đây được lấy từ tờ khai cấp sổ BHXH để ghi vào. Phần này được ghi từ trang 4 của cuốn sổ trở đivà có kết cấu như sau :
+ Phần III : Ghi các chế độ BHXH đã được hưởng. Các chế độ này được thực hiện theo Nghị định 12/CP như : thai sản , tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp...
Như vậy trình tự cấp sổ BHXH phải tiến hành qua một số bước công việc cụ thể như : lập danh sách , hướng dẫn kê khai, ghi chép và xét duyệt...Tất cả các công việc này đều do cơ quan BHXH thông báo, hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên , người lao động chỉ được trực tiếp quản lý sổ BHXH khi di chuyển từ đơn vị làm việc này sang đơn vị làm voiệc khác, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Khi ký kết hợp đồng lao động mới, người lao động phải nộp sổ BHXH cho người sử dụng lao động mới để tiếp tục theo dõi ghi chép, thực hiện việc thu nộpvà giải quyết các chế độ BHXH . Người sử dụng lao động có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản sổ BHXH cho người lao động thuộc phạm vi quản lý trong suốt quá trình lao động. Khi làm thủ tục hưởng trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp một lần cho người lao động , người sử dụng lao động phải nộp BHXH của những người này cho cơ quan BHXH nơi giải quyết chế độ chính sách để lưu cùng với hồ sơ hưởng BHXH . Cơ quan BHXH các cấp theo phạm vi phân cấp của mình tổ chức quản lý theo danh sách người lao động ở từng đơn vị sử dụng lao động được cấp sổ BHXH . Hàng tháng, báo cáo danh sách những người tăng giảm khi cấp sổ BHXH thuộc địa bàn và phạm vi mình phụ trách cho cơ quan BHXH cấp trên. Nếu sổ BHXH bị mất hoặc hư hỏng sẽ được cấp lại nhưng phải tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan BHXH .
Như vậy lúc này quản lý thu BHXH đối với từng lao động đóng trong từng tháng ( tuy nhiên cách thức đongs cho BHXH vẫn là cơ quan tập hợp đủ phí BHXH sau đó nộp cho cơ quan BHXH ). Sau khi cơ quan sử dụng lao động nộp đủ phí BHXH thì cơ quan BHXH xác nhận là đã đóng phí BHXH rồi giao cho cơ quan sử dụng lao động quản lý sổ. Thực hiện được điều này rất khó khăn tốn kém nhưng lại thuận lợi cho công tác quản lý về thực hiện thu, kể cả trong trường hợp di chuyển lao động từ đơn vị này đến đơn vị khác.
Sau khi hết thời gian lao động , người lao động được giao sổ và quyết định nghỉ việc từ cơ quan làm việc đến cơ quan BHXH đổi '' Phiếu lĩnh lương hưu trợ cấp BHXH ''và được cơ quan BHXH xác nhận chi trả theo hướng đã quy định ( tuỳ thuộc vào số tháng đóng và mức đóng BHXH của người lao động ) , quy cách phiếu như sau :
Bảo hiểm xã hội Việt nam Phiếu lĩnh lương hưu Mã số
Họ và tên : Địa chỉ:
Số sổ : Chế độ:
Lĩnh tiền từ tháng .. năm... tại đại diện chi trả số :
Xã, phường, thị trấn .. quận tỉnh..
Mức hưởng hàng tháng :
Giám đốc BHXH quận, huyện.
( Ký tên đóng dấu )
Thực hiện được phương pháp này rất thuận lợi cho công tác thu, tránh được thất thoát quỹ và tránh được sự gian lận trong việc chi trả trợ cấp BHXH .
3.2. Đề xuất của cá nhân
Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động, bảo toàn và phát triển quỹ BHXH luôn là những nhiệm vụ trọng yếu của ngành BHXH. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành, có sự điều chỉnh, cải cách, thay đổi chế độ, chính sách cho phù hợp thực tiễn.
3.2.1. Kiến nghị giải pháp tăng khả năng cân đối quỹ BHXH
3.2.1.1. Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH
Kể từ năm 1995 trở lại đây, quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi do số người tham gia BHXH liên tục tăng, trong khi số đối tượng hưởng các chế độ BHXH (nhất là các đối tượng hưởng thường xuyên hàng tháng) còn ít, do đó số tiền quỹ BHXH phải chi ra còn chưa nhiều. Mặt khác, hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi cũng thu được kết quả khá tốt.
Tuy nhiên, nếu xem xét quỹ BHXH trong trạng thái động, căn cứ vào các chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ hiện hành, theo dự báo thì khoảng hơn 20 năm nữa số chi BHXH sẽ bằng số thu BHXH trong năm. Những năm tiếp theo đó thu không đủ chi và phải sử dụng tới quỹ BHXH tồn tích các năm trước để chi trả, tiếp khoảng hơn 10 năm tiếp nữa thì quỹ BHXH không còn khả năng chi trả.
Nguyên do chủ yếu mất cân đối quỹ là:
- Tại thời điểm năm 1995 có khoảng gần 3 triệu lao động, có hệ số lương bình quân là 2,8 và có thời gian công tác coi như đã đóng BHXH bình quân là 15 năm, nhưng BHXH không thu được số tiền đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động để hình thành quỹ BHXH. Số người lao động đó sẽ hưởng lương hưu bắt đầu từ năm 2005 và kéo dài đến khoảng năm 2022, đây là nguồn chi rất lớn, tự quỹ BHXH khó có thể cân đối được. Việc Nhà nước điều chỉnh cho phép người lao động có đủ một số điều kiện được giảm 5 tuổi nhưng vẫn được hưởng chế độ hưu trí là một yếu tố tác động trực tiếp làm giảm nguồn thu và tăng mạnh nguồn chi từ quỹ; bình quân tính cho 1 người nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí thì quỹ BHXH giảm đi 54 tháng lương.
- Mặt khác do sự điều chỉnh tăng lương tối thiểu càng làm cho quỹ phải
chi ra nhiều hơn, bởi vì thời gian trước đó, người lao động và chủ sử dụng lao động chỉ phải đóng theo mức lương tối thiểu thấp, nhưng khi hưởng lại được hưởng ở mức tối thiểu cao.
3.2.1.2. Giải pháp tăng khả năng cân đối quỹ BHXH
- Một là, tiếp tục mở rộng, tăng thêm chế độ và đối tượng tham gia BHXH, đây là yếu tố quan trọng để tăng nhanh nguồn thu vào quỹ BHXH. Bên cạnh việc mở rộng phạm vi cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc, cần thiết phải thực hiện tốt chế độ BHTN và BHXH tự nguyện, để thu hút được tất cả mọi người lao động đều tham gia BHXH.
- Hai là, từng bước điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động, trước mắt nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu (nam 60 và nữ 55). Khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép thì sẽ nâng dần tuổi nghỉ hưu nam lêm 65 và nữ lên 60 hoặc 62 tuổi vào khoảng năm 2020.
- Ba là, khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép, thì điều chỉnh lại tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tổng thu nhập thực tế của người lao động; từng bước điều chỉnh tăng tỷ lệ đóng của người lao động cho bằng tỷ lệ đóng của chủ sử dụng lao động (tăng từ 5% lên 15%) và giảm dần tỷ lệ hưởng lương hưu xuống còn từ 55% - 60% vào năm 2020, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc cuộc sống của người hưởng lương hưu và người lao động vẫn được cải thiện theo nhịp độ phát triển của nền kinh tế - xã hội.
- Bốn là, hàng năm Ngân sách Nhà nước bố trí một khoản kinh phí để đóng và hỗ trợ quỹ BHXH cho những người hưởng lương hưu tương ứng với số năm công tác của họ trước năm 1995.
- Năm là, tăng cường quản lý tất cả các nguồn thu vào quỹ BHXH, không để tình trạng còn nhiều đơn vị cố tình chậm nộp BHXH với số tiền lớn trong thời gian dài. Đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn chi từ quỹ BHXH, đảm bảo chi đúng, chi đủ, kịp thời cho các đối tượng hưởng BHXH. Mặt khác, cần phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, tránh rủi ro, đảm bảo an toàn mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
3.2.2.Tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người lao động
3.2.2.1 Sự hiểu biết pháp luật hiện tại của người lao động
Do những bất cập trong công tác quản lý, đặc biệt là việc kiểm tra,
giám sát thực trạng lao động và việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động còn ít, nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sơ hở vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật Lao động, trong đó có việc thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động khiến quyền lợi của nhiều người không được đảm bảo. Trong khi có người thì không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi, có người thì không biết rằng quyền lợi của mình đang bị chủ sử dụng lao động vi phạm mặc dù BHXH các cấp đã có nhiều biện pháp tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH tới những đối tượng này. Tuy nhiên, việc phối hợp với cơ quan trợ giúp pháp lý để tư vấn tuyên truyền về chính sách vẫn chưa thực sự được chú trọng. Tăng cường và mở rộng dịch vụ trợ giúp pháp lývề BHXH cho người lao động là một đòi hỏi cấp bách, nhằm giúp người lao động có chỗ dựa tin cậy về mặt pháp lý để đòi hỏi chủ sử dụng lao động phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mình.
Dịch vụ trợ gúp pháp lý (tư vấn pháp luật) đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao nhận thức về pháp luật cho người lao động, giúp họ và các tổ chức, đơn vị tạo được thói quen làm và giải quyết công việc theo pháp luật. Hiện nay, nhiều người lao động vẫn chưa có thói quen sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý, nhất là người lao động tự do, lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Họ chưa ý thức được việc cần phải sử dụng các dịch vụ pháp lý ngay từ ban đầu, mà chỉ đến với các dịch vụ này khi có tranh chấp với chủ sử dụng lao động.
Theo số liệu điều tra, hầu hết người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là lao động ở các tỉnh miền núi và nông thôn chịu nhiều thiệt thòi trong trong tiếp cận thông tin pháp luật. Nhiều người không biết được quyền lợi của mình khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí không cần biết những chính sách đó có ích gì với mình và xã hội nên không quan tâm. Có nhiều lao động nữ, khi sinh con xong, chủ doanh nghiệp đưa cho một gói tiền thì mừng quá, tưởng mình được chủ quan tâm mà không biết rằng số tiền đó thấp hơn nhiều so với số tiền mà ngành BHXH chi trả, nếu như mình được tham gia BHXH đầy đủ. Nhiều công nhân sinh con đã được 3-4 năm, nhưng không được hưởng trợ cấp thai sản, do Công ty không
đăng ký tham gia BHXH hoặc chậm nộp, nợ đọng BHXH.
3. 2.2.2. Hoạt động của hệ thống trợ giúp pháp lý hiện nay
Hiện nay, Nhà nước ta chưa có hệ thống văn bản quy phạm thống nhất điều chỉnh lĩnh vực hành nghề trợ giúp pháp lý, do đó các tổ chức trợ giúp pháp lý được thành lập và hoạt động thiếu sự đồng bộ và quản lý thống nhất. Nhiều văn phòng tư vấn, công ty tư vấn ra đời làm ăn kém hiệu quả, chất lượng dịch vụ không cao làm mất uy tín cho loại hình dịch vụ này và cho cả lòng tin vừa được nhen nhóm trong lòng những người lao động còn kém hiểu biết. Người lao động đôi khi còn e ngại trong việc sử dụng loại hình dịch vụ này, nó chưa trở thành công cụ pháp lý trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thậm chí có cơ sở tư vấn pháp lý đã dựa vào những kẽ hở của luật pháp để “vẽ đường cho hươu chạy” như chỉ dẫn cho đơn vị sử dụng lao động cách trốn tham gia BHXH mà không sợ cơ quan chức năng phát hiện, sử phạt.. Cùng với các yêu cầu khách quan của xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế, dịch vụ trợ giúp pháp lý ngày càng được mở rộng, do đó cần phải không ngừng nâng cao năng lực để thực sự là chỗ dựa cho người lao động. Hoạt động trợ giúp pháp lý hiện nay tập trung chủ yếu vào những vấn đề như:
- Hướng dẫn chế độ, chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến người lao động.
- Hướng dẫn ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đấu tranh với giới chủ trong việc thực hiện hợp đồng lao động.
- Giải đáp về chế độ thai sản, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.
3.2.2.3. Hướng tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH cho người lao động
Trong các nội dung trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy hầu hết liên quan
đến thực hiện chế độ chính sách mà ngành BHXH đang quan tâm. Tuy nhiên, mảng pháp luật BHXH vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, vì vậy để tuyên truyền trợ giúp pháp lý về chế độ, chính sách BHXH có hiệu quả, ngành BHXH và các tổ chức trợ giúp pháp lý cần phải đi theo hướng sau:
- Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức dịch vụ pháp lý, trong đó dịch vụ pháp lý của Nhà nước là nền trong việc thực thi pháp luật về hành nghề tư vấn; tổ chức giúp đỡ pháp luật miễn phí cho người lao động khi tham gia hợp đồng lao động, đòi các chủ sử dụng lao động phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Nhà nước.
- Các tổ chức dịch vụ pháp lý cũng thông qua các kênh khác nhau mở rộng các hình thức tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là giới thiệu các văn bản pháp luật mới về BHXH có liên quan trực tiếp đến người lao động. Tăng cường công tác tuyên tuyền thông qua các dịch vụ tư vấn cho các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về lợi ích và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của Bộ Luật Lao động, giúp họ nhận thức được rằng doanh nghiệp có phát triển được phải phụ thuộc vào hiệu quả công việc và bảo vệ các quyền lợi của người lao động cũng chính là bảo đảm cho việc phát triển của doanh nghiệp. Các tổ chức dịch vụ pháp lý thông qua đó sẽ hỗ trợ người lao động đấu tranh yêu cầu phải bảo đảm các cam kết trong hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
- Ngành BHXH ngoài việc tự tổ chức tuyên truyền, có thể phối hợp cung cấp các nội dung về chế độ, chính sách BHXH cho cơ quan trợ giúp pháp lý để họ tư vấn cho người lao động. Thực ra, các tổ chức dịch vụ pháp lý cũng thường xuyên tư vấn cho người lao động về một số chế độ BHXH, nhưng chưa bao quát hết hoặc mới chỉ tư vấn về quyền lợi cho người lao động như được thụ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản..., chứ chưa tư vấn về trách nhiệm của họ và chủ sử dụng lao động trong việc tham gia BHXH để người lao động được thụ hưởng quyền lợi BHXH theo nguyên tắc “có đóng có hưởng”. Chính vì vậy, nhiều chế độ BHXH vẫn chưa được người lao động hiểu rõ hoặc hiểu mập mờ nên họ không mặn mà với chính sách này.
Nếu làm tốt công tác phối kết hợp với các tổ chức dịch vụ trợ giúp pháp lý, chắc chắn phòng ngừa được tình trạng chủ doanh nghiệp lẩn trốn trách nhiệm tham gia BHXH, giúp người lao động hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong việc tham gia BHXH. Qua đó công tác chi trả BHXH cho người lao động nhất là trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN,... đảm bảo chính xác chế độ, tránh gian lận quỹ BHXH, đến đúng tay người thụ hưởng góp phần thực hiện hiệu quả chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước.
3.2.3. Kiện toàn một số loại hình đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH
- Một số đơn vị sử dụng lao động mang tính đặc thù như phòng Giáo dục các huyện, thành phố cần thay đổi cơ chế tổ chức hoạt động bộ phận nghiệp vụ. Mỗi phòng Giáo dục trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay bình quân có khoảng 1.400 cán bộ, giáo viên (phòng ít nhất như Quỳnh Nhai, Bắc Yên có khoảng 500-700 người, phòng đông nhất như Thành phố, Mộc Châu có 2.000 người). Công tác nghiệp vụ được bố trí 01 cán bộ tổ chức và 01-02 cán bộ làm công tác kế toán. Phòng là đầu mối quan hệ với BHXH các huyện, thị xã trong công tác BHXH của đơn vị mình như: đăng ký tham gia, thu nộp BHXH; đối chiếu tăng giảm, cấp, duyệt, xác nhận sổ BHXH hàng năm; nộp BHXH theo quỹ lương thực tế được cấp của NSNN, giải quyết,thanh toán chế độ cho cán bộ, giáo viên về ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất,... đặc biệt là chế độ ốm đau thai sản với đặc thù có trên 80% cán bộ, giáo viên là nữ. Với những đặc điểm như vậy, công tác BHXH tại các phòng Giáo dục nhất là giải quyết, thanh toán các chế độ ngắn hạn, thu nộp BHXH luôn tồn đọng chứng từ, nợ thu, thanh toán cho cán bộ, giáo viên không kịp thời, không đầy đủ. Để khắc phục tình trạng này, kiến nghị Sở Giáo dục trình UBND tỉnh phương án giải quyết như sau:
+ Với sự bố trí 01 cán bộ tổ chức và 01-02 kế toán thì chỉ đủ hoàn thành tốt nhiệm vụ riêng tại phòng mà thôi (mỗi phòng có khoảng 30-50 người). Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với số lao động như vậy có hẳn một phòng Tổ chức, một cán bộ kế toán BHXH tham gia vào công việc này. Do vậy, đối với cán bộ tổ chức phải bố trí cán bộ có chuyên môn, năng lực (không kiêm nhiệm) đủ khả năng kiểm soát, tổng hợp công tác tổ chức của phòng theo quyết định của UBND huyện, thị để theo dõi, đăng ký, ghi tờ khai tham gia, ghi sổ BHXH, đối chiếu xác nhận sổ BHXH, giải quyết chế độ cho cán bộ, giáo viên hàng quý với cơ quan BHXH.
+ Phải bố trí cán bộ làm công tác kế toán có bằng cấp chuyên môn, ít nhất là trình độ trung cấp kế toán. Hiện nay đa số là bố trí giáo viên dôi dư làm công tác kế toán từ các trường lên đến phòng.
+ Phòng Giáo dục phải phân cấp kế toán xuống các trường mới xử lý được tồn đọng duyệt cấp sổ, thanh toán ốm đau, thai sản,... kịp thời vì mỗi trường có từ 50 đến hàng trăm cán bộ giáo viên. Hiện nay mỗi trường vẫn có một kế toán kiêm hành chính, nhưng mặc dù là đầu mối trực tiếp với cán bộ, giáo viên của trường, là người tổng hợp ngày công, chứng từ ốm đau, thai sản,... nhưng họ không có chức năng thanh toán mà chỉ là khâu trung gian chuyển chứng từ lên phòng và nhận tiền từ phòng về phát cho cán bộ, giáo viên trong trường.
Theo phân cấp quản lý thì hiện nay chỉ có các trường phổ thông trung học trực thuộc Sở là đầu mối trực tiếp đăng ký tham gia BHXH; quan hệ thu nộp, thanh toán chế độ trực tiếp không phải qua khâu trung gian. Xét về quy mô, cơ cấu, mối quan hệ, đầu mối công việc,... thì các trường tiểu học, trung học cơ sở trực thuộc phòng Giáo dục và các trường phổ thông trung học đều mang những nét đặc điểm như nhau. Chỉ có phân cấp công tác kế toán mới tránh được tình trạng hiện nay là: các trường phổ thông trung học chỉ sau 01 tháng nộp chứng từ nghỉ ốm đau, thai sản là nhận được tiền còn các trường thuộc phòng Giáo dục thì nửa năm, thậm chí cả năm vẫn chưa được. Do đông người, chứng từ nhiều, lại để tồn đọng lâu ngày, lưu trữ không khoa học, khi kinh phí chi trả các chế độ BHXH cấp về việc thực hiện chi trả cho cán bộ, giáo viên cũng không được đảm bảo đầy đủ, chính xác theo chế độ.
- Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra quy định đối với các đơn vị đăng ký tham gia BHXH phải bắt buộc mở tài khoản tiền gửi. Điều đó thuận tiện cho việc thanh toán các chế độ BHXH cho đơn vị qua Ngân hàng, Kho bạc, quản lý chặt chẽ quy trình chi trả các chế độ BHXH, đảm bảo minh bạch, khách quan quá trình luân chuyển kinh phí chi BHXH, sử dụng đúng mục đích. Hiện nay, một số đơn vị không mở tài khoản tiền gửi mà chỉ có tài khoản Hạn mức kinh phí, do kế toán ngại đối chiếu với Kho bạc Nhà nước, bởi vì tài khoản tiền gửi chỉ phát sinh khi thanh toán và nhận kinh phí cấp cho các chế độ BHXH. Khi thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động, các đơn vị này lại làm giấy xin lĩnh tiền mặt. Việc giải quyết thanh toán bằng tiền mặt là một hạn chế rất cơ bản trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi trả các chế độ BHXH nói riêng. Thanh toán bằng tiền mặt làm nảy sinh các vấn đề sau:
+ Các đơn vị tránh được sự kiểm soát kinh phí và việc sử dụng của Ngân hàng, Kho bạc, không phát sinh chứng từ để có thể kiểm soát tay ba nội dung kinh tế phát sinh giữa đơn vị, Ngân hàng, Kho bạc và cơ quan BHXH.
+ Cá nhân người lĩnh tiền mặt có thể không về nhập quỹ ngay, mà chiếm dụng vốn một thời gian hoặc tạo điều kiện cho cá nhân tham ô, chiếm đoạt khoản kinh phí này, không thanh toán kịp thời cho người lao động.
+ Ngăn ngừa tình trạng một số cá nhân thu thập hoặc lập khống chứng từ ốm đau, thai sản, trợ cấp một lần,... để thanh toán các chế độ BHXH một cách bất hợp pháp. Nếu thanh toán bằng tiền mặt sẽ khó kiểm soát, mặt khác chứng từ gốc sẽ do cơ quan BHXH quản lý (theo quy định chi bằng tiền mặt), nên công tác thanh kiểm tra sau này tại đơn vị rất khó phát hiện.
3.2.4. Kiến nghị sửa đổi một số chế độ về BHXH và một số quy định trong công tác chi trả các chế độ BHXH
- Để hạn chế số người nghỉ trợ cấp một lần, bảo tồn và phát triển quỹ, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động gắn bó BHXH cần phải: một là, mức đóng BHXH giữa các khu vực không nên có sự chênh lệch khá xa như hiện nay, cần phải khống chế một mức trần thích hợp. Thứ hai, có những biện pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm Điều lệ BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động.
- Một thực tế hiện nay là tuất một lần sẽ chỉ bằng 1/2 chế độ hưu một lần và thậm chí hưu một lần có chế độ trợ cấp lớn hơn nhiều so với trợ cấp tiền tuất một lần, làm nảy sinh tiêu cực trong khâu thủ tục hồ sơ gải quyết chế độ BHXH. Bằng mọi cách, nhất là những người mắc bệnh hiểm nghèo, cả gia đình và cơ quan đều phối hợp nhằm có thể giải quyết chế độ cho người lao động đó theo cách hưu một lần. Trong điều kiện tiến bộ y học hiện nay sẽ dự tính tuổi thọ cụ thể của từng người và đương nhiên họ sẽ chọn con đường về hưu trợ cấp một lần. Vì vậy, cần nâng mức trợ cấp tiền tuất một lần cho người lao động lên ít nhất cũng bằng mức trợ cấp về nghỉ hưu một lần để tránh tình trạng số người về nghỉ hưởng trợ cấp BHXH một lần ngày càng tăng cao. Cứ mỗi năm tham gia BHXH được thanh toán bằng một tháng lương bình quân đóng BHXH; không khống chế mức tối đa, trường hợp đối tượng tham gia chưa đến một năm thì cũng tính bằng một năm hưởng trợ cấp, như thế rất không công bằng.
- Về trợ cấp tuất thường xuyên hàng tháng, mức tiền tuất hàng tháng cho mỗi định xuất nên quy định bằng 50% mức lương tối thiểu. Trường hợp thân nhân không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng bằng 10% mức lương tối thiểu.
- Quy định chặt chẽ về thời hạn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị sử dụng lao động và người lao động phải được giải quyết dứt điểm trong tháng, trong quý. Quy định này, thứ nhất là tạo điều kiện thanh toán trợ cấp kịp thời cho người lao động khi phải nghỉ ốm đau, thai sản. Thứ hai, nó là cơ sở để các đơn vị sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH đầy đủ, kịp thời cho cơ quan BHXH, vì theo nguyên tắc đóng trước hưởng sau, quy định thời hạn giải quyết chế độ thì đơn vị phải nộp đủ BHXH mới được thanh toán, tránh được tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài như hiện nay. Thứ ba, cơ quan BHXH không chịu trách nhiệm giải quyết những hồ sơ “tồn đọng” của đơn vị sử dụng lao động để quý này sang quý sau mới đề nghị thanh toán. Phải có những quy định quản lý ràng buộc trách nhiệm của ba bên: người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH trong thực hiện các chế độ BHXH thì những bất cập trong chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản mới được giải toả.
- Để hạn chế rủi ro trách nhiệm của cơ quan BHXH và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng hưởng lương hưu, cần quy định lại việc uỷ quyền cho phù hợp với thực tế. Đó cũng là yêu cầu cần thiết trong việc cải cách thủ tục hành chính. Nên chăng, thay giấy uỷ quyền bằng giấy thoả thuận hoặc giấy đề nghị của người hưởng đồng ý cho người khác nhận thay, để phường, xã có đủ thẩm quyền chứng nhận. Hoặc tuỳ từng trường hợp, cho phép người thân được nhận thay khi có giấy viết tay của người hưởng. Một điều hết sức cần thiết, trong giấy chứng nhận thay pghải thể hiện được ràng buộc trách nhiệm của người hưởng và người nhận thay khi có sự gian dối hay cố tình vi phạm chế độ, chính sách BHXH.
LỜI KẾT
Trong điều kiện kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, BHXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo đời sống người lao động, ổn định mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp văn minh. Khẳng định được vai trò không thể thiếu trong hệ thống các chính sách xã hội của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Cùng với sự đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung , từ năm 1995 BHXH nước ta chuyển sang một cơ chế thực hiện các chế độ BHXH hoàn toàn mới so với trước đây: Thành lập quỹ BHXH tập trung, độc lập. Thành lập cơ quan chuyên trách về BHXH là Bảo hiểm xã hội Việt nam, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương ... Trải qua gần 10 năm xây dựng và trưởng thành, BHXH Việt nam nói chung và BHXH Sơn la nói riêng đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người lao động đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Trước đây quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa ( Do Ngân sách Nhà nước bảo đảm) thì đến nay chúng ta có một quỹ tài chính độc lập, tự hạch toán cân đối thu - chi BHXH, vai trò của quỹ đã phát huy tác dụng.
Những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách BHXH xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và cả chủ quan: nhận thức hạn chế của người lao động, ý thức của chủ sử dụng lao động, các quy định hạn hẹp trong lĩnh vực đầu tư, năng lực hạn chế của cán bộ BHXH... do đó BHXH Sơn La đã gặp phải không ít khó khăn và cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì trong thời gian tới cũng cần được nghiên cứu, khắc phục để hệ thống BHXH ở Sơn La ngày càng hoàn thiện hơn. Đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động trong nền kinh tế quốc dân. Nhằm thực hiện đúng chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra, đảm bảo thực hiện tốt chế độ quyền lợi đối với người lao động, đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn, góp phần ổn định chính trị xã hội, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26008.doc