Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Chi nhánh Chương Dương

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, mang tính sống còn, đòi hỏi mỗi lĩnh vực phải chuẩn bị cho mình một năng lực cạnh tranh tốt nhất. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực được đánh giá là sẽ có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều ngân hàng trong nước đã và đang chuẩn bị sẵn sàng cho những thử thách sắp tới. Sức ép mở cửa dịch vụ tài chính ng

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Chi nhánh Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế buộc các ngân hàng trong nước phải chủ động nâng cao hơn nữa năng lực của mình, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng nếu không muốn bị sát nhập hay mua lại hoặc thậm chí phá sản. Trước tình hình đó, ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Công thương (NHCT) chi nhánh Chương Dương nói riêng buộc phải nhìn nhận lại quá trình hoạt động của mình để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, đặc biệt trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng. Đây là vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết khi mà thu nhập của các ngân hàng chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, việc đưa ra các cách thức, các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu và không thể thiếu trong hoạt động của mọi ngân hàng. Mặt khác, để đứng vững trong cơ chế thị trường, đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường, đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận thì việc nâng cao chất lượng tín dụng là một vấn đề sống còn của mỗi ngân hàng. Nhận thấy, đây tuy không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng lại là một vấn đề quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mọi ngân hàng, cùng với việc được xem xét, tìm hiểu, quan sát tình hình thực tế tại NHCT chi nhánh Chương Dương trong thời gian thực tập vừa qua, tôi quyết định chọn đề tài: " Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Công thương chi nhánh Chương Dương". Mục đích nghiên cứu Tôi thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu những cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng và những tiêu thức chung đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở những lý luận đã nghiên cứu và tình hình thực tế tại NHCT chi nhánh Chương Dương, tôi đưa ra những phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng để chỉ ra các kết quả thu được, những tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, tôi xin đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tạo NHCT chi nhánh Chương Dương. Phạm vi nghiên cứu là Ngân hàng Công thương chi nhánh Chương Dương. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp phân tích Phương pháp so sánh 5. Kết cấu của đề tài Tên đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCT Chi nhánh Chương Dương". Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong đó, phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHCT chi nhánh Chương Dương từ năm 2005 đến năm 2007. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCT chi nhánh Chương Dương Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cán bộ Ngân hàng Công thương chi nhánh Chương Dương, các cán bộ tín dụng của phòng Khách hàng doanh nghiệp, và đặc biệt là sự hướng dẫn của PGS. TS Phan Thị Thu Hà. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền gửi đó để cho vay đầu tư, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán. Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam số 20/2004/QH11, thì "NH là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan", trong đó: hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán". Theo quan điểm của Peter S.Rose, "ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế". Như vậy, có thể khẳng định NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, thông qua nghiệp vụ huy động vốn để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác. 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM 1.1.2.1. Huy động vốn Đây là một trong những nghiệp vụ cơ bản của NHTM và thông qua nghiệp vụ này NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. NHTM đã "góp nhặt" nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội dưới các hình thức như: nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán…trong đó tiền gửi bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Ngoài ra NHTM còn phát hành thêm chứng chỉ tiền gửi, các trái khoán ngân hàng hay đi vay từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. 1.1.2.2. Sử dụng vốn Trong nền kinh tế thị trường, NHTM thực chất cũng là một doanh nghiệp, vì vậy khi kinh doanh phải coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và cuối cùng. Để tạo ra lợi nhuận và thu nhập cho ngân hàng thì các NHTM phải biết sử dụng và khai thác nguồn vốn một cách triệt để và hiệu quả nhất. Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản nhất đem lại lợi nhuận cho các NHTM. Các NHTM dùng nguồn vốn đã huy động được để cho vay từ đó thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch phí đầu vào và phí đầu ra. Thực hiện nghiệp vụ này các NHTM không những đã thực hiện được chức năng xã hội của mình thông qua việc mở rộng vốn đầu tư, gia tăng sản phẩm xã hội, cải thiện đời sống nhân dân mà còn có ý nghĩa rất lớn đến toàn bộ đời sống kỹ thuật thông qua các hoạt động tài trợ cho các ngành, các lĩnh vực phát triển công nghiệp, nông nghiệp trong nền kinh tế. Ngoài hoạt động cho vay là chủ yếu, các NHTM còn thực hiện các hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh liên kết, kinh doanh chứng khoán trên thị trường tài chính. Hoạt động này vừa mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vừa góp phần điều hòa lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế. 1.1.2.3. Những hoạt động khác Ngoài các hoạt động cơ bản trên, NHTM còn thực hiện một số hoạt động dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhằm thu hút khách hàng tới ngân hàng và để có thêm khoản thu khác ngoài thu từ lãi cho vay. Các hoạt động khác như: Thanh toán hộ Mua bán và môi giới chứng khoán Tư vấn Quản lý tài sản và các chứng từ có giá …. Các hoạt động của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình vận hành của cả bộ máy. Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo tiền đề cho các hoạt động tín dụng, đầu tư. Thông qua các hoạt động tín dụng, đầu tư mang lại thu nhập cho ngân hàng để tái tạo các nguồn vốn khác. Còn các dịch vụ khác của ngân hàng nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng tạo điều kiện cho việc mở rộng huy động vốn và mở rộng thị trường kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động quan trọng nhất vì lợi nhuận mà hoạt động này mang lại vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các hoạt động của ngân hàng. 1.2. Chất lượng tín dụng của NHTM 1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng Để hiểu được chất lượng tín dụng là gì, trước hết cần hiểu chất lượng là gì. Tùy theo đối tượng và mục đích sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Những người công nhân, người thợ coi chất lượng là những gì họ phải làm để đáp ứng các quy định kỹ thuật. Ở góc độ của họ, chất lượng là sự phù hợp với các quy định kỹ thuật. Đối với nhà sản xuất, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của họ trước hết phải đáp ứng mục đích và chiến lược kinh doanh của họ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các quy định về pháp lý mà sản phẩm, dịch vụ của họ có liên quan đồng thời nó phải có sức cạnh tranh với các sản phẩm và dịch vụ tương ứng. Theo nhà kinh tế học Juran, chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng. Theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, chất lượng là toàn bộ đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công bố hay còn tiềm ẩn. Như vậy, chất lượng luôn gắn với nhu cầu sử dụng mà nhu cầu luôn biến đổi nên chất lượng cũng luôn biến đổi theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng. Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta cần phải xem xét những đặc tính của đối tượng có thỏa mãn những nhu cầu cụ thể, những nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ phía nhà cung cấp, nhà quản lý… Khi xem xét chất lượng tín dụng chúng ta cũng dựa trên khái niệm về chất lượng. Đối với NHTM, tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó, chất lượng tín dụng là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tín dụng quyết định đến khả năng sinh lời, độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng .Cũng như tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, các ngân hàng luôn mong muốn sản phẩm của mình cung cấp cho nền kinh tế (đặc biệt là các khoản cho vay) sẽ đạt được chất lượng cao và có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng có quan hệ với nhiều khách hàng thuộc mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế nên việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Để có thể nâng cao chất lượng tín dụng thì đánh giá chất lượng tín dụng là một nội dung quan trọng. Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá chất lượng tín dụng tùy theo mục đích phân tích, mỗi chỉ tiêu tuy khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng lớn. Có nhiều cách hiểu về chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tín dụng là hiệu quả cho vay hay đầu tư bảo lãnh mang lại khả năng thu hồi đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi theo đúng dự định. Theo đó, hiệu quả và khả năng thu hồi nợ càng lớn thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Chất lượng tín dụng ngân hàng chính là biểu hiện chất lượng của mối quan hệ chuyển giao vốn giữa người sở hữu với người sử dụng vốn. Trong mối quan hệ này, người sử dụng vốn phải thực hiện cam kết về tính thời hạn và giá trị hoàn trả của khoản vốn chuyển giao. Trong phạm vi xã hội và toàn bộ nền kinh tế, chất lượng tín dụng là biểu hiện trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết đối với hai bên (người cho vay và người sử dụng tiền vay) đã được quy định trong hợp đồng tín dụng sau khi hai bên đã ký kết. Với các hiểu như vậy, ta thấy chất lượng tín dụng được đánh giá trên ba góc độ: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Đối với ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với năng lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Đối với khách hàng, chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý. Bên cạnh đó là thủ tục vay đơn giản, thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. Đối với nền kinh tế, chất lượng tín dụng được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hòa nhập với cộng đồng quốc tế… Như vậy, chất lượng tín dụng là sự đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong phạm vi đề tài của mình, tôi chỉ đề cập tới chất lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại. Đối với ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng là chính là lợi ích kinh tế mà các khoản tín dụng có thể mang lại cho ngân hàng và khách hàng, tức là vốn vay được khách hàng sử dụng một cách có hiệu quả, đúng mục đích để có thể hoàn trả cả gốc và lãi, vừa đảm bảo có lợi nhuận. 1.2.2. Các tiêu thức phản ánh chất lượng tín dụng Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ Chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn: Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Tổng dư nợ Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và dư nợ tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn có khả năng mất một phần hoặc toàn bộ vốn . Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo cách phân loại nợ sau: Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Các khoản nợ nếu có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì phải tính một cách chính xác, minh bạch để phân loại nợ vào các nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro, cụ thể: - Nhóm 3: Các khoản nợ tổn thất từ trên 5%-20 % giá trị nợ gốc. - Nhóm 4: Các khoản nợ tổn thất từ trên 20% - 50% giá trị nợ gốc. - Nhóm 5: Các khoản nợ tổn thất trên 50% giá trị nợ gốc. Việc phân loại nợ theo Quyết định 493 và quyết định 18 của Ngân hàng Nhà nước vừa dựa trên tiêu chí thời gian quá hạn của khoản vay, vừa dựa vào tiêu chí rủi ro của khoản vay đã làm cho các ngân hàng phải đánh giá lại thực sự các khoản nợ đã cho khách hàng vay và có thể đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và dư nợ hoặc tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và nợ quá hạn tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng. Vì thông qua chỉ tiêu này, ta có thể biết được nợ xấu chiếm bao nhiêu % trong dư nợ từ đó thấy được khả năng thu hồi nợ hay mất vốn của ngân hàng là bao nhiêu, lợi nhuận của ngân hàng từ hoạt động tín dụng là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, nhưng ngược lại không thể đánh giá rằng khi chỉ số này vượt quá tiêu chuẩn chung của ngành thì là xấu.Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức giới hạn này ở mỗi nước là khác nhau, riêng ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng tỷ lệ nợ xấu theo thông lệ quốc tế là 5%. Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm: Dư nợ có tài sản bảo đảm Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm = Dư nợ Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Dư nợ Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM chiếm từ 70%-85% tổng lợi nhuận của NHTM. Nếu lợi nhuận của một ngân hàng nào đó tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng được nâng lên. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng , một khoản tín dụng ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của Ngân hàng sinh lời và ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản vay không sinh lời, đồng nghĩa với chất lượng tín dụng chưa tốt. Để tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, ta có thể tăng lãi suất cho vay hoặc tăng dư nợ. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, việc tăng lãi suất cho vay là rất khó khăn. Do đó, các ngân hàng thường hướng tới việc tăng dư nợ. Như vậy để tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng thì ta phải tăng dư nợ. Đánh giá chất lượng khoản tín dụng trên cơ sở căn cứ vào lợi nhuận thu được của các NHTM, đây cũng là chỉ tiêu tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách lãi suất, chính sách khách hàng v.v. Thông thường trong hoạt động ngân hàng, nếu chất lượng tín dụng NHTM tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn khi cùng một mức dư nợ so với các ngân hàng khác. Chất lượng tín dụng còn được đánh giá qua sự liên hệ giữa nợ xấu, tài sản đảm bảo, khoản mục dự phòng rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng. Ta thấy rằng: Dự phòng rủi ro = ( Nợ xấu - Tài sản đảm bảo) x Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro Nếu nợ xấu tăng trong điều kiện tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro không đối thì mức dự phòng rủi ro tăng, vốn để cho vay sẽ giảm dẫn đến thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm. Điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng chưa đánh giá tốt về rủi ro của khoản vay và chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm đi. Ngược lại, nếu nợ xấu giảm trong điều kiện tài sản đảm bảo không đổi thì mức dự phòng rủi ro giảm, vốn để cho vay sẽ tăng lên và thu nhập của ngân hàng từ hoạt động tín dụng cũng tăng. Đồng thời, chất lượng thẩm định và chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng tăng lên. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Chất lượng tín dụng tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NHTM, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Vì vậy, việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng là cần thiết. Các nhân tố khách quan: Môi trường kinh tế vĩ mô: Hoạt động của NHTM chủ yếu là dựa vào việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế trong xã hội để tiến hành cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Mọi sự biến động của kinh tế vĩ mô trong điều hành chính sách tiền tệ đều có tác động đến quy mô và chất lượng của huy động cũng như cho vay. Vì vậy, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái chiết khấu phát huy tích cực chất lượng giúp cho NHTW có thể kiểm soát khối lượng tín dụng tăng trưởng cho nền kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng chảy vào những ngành nghề then chốt, trọng điểm để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện tiền đề để hoạt động tín dụng của NHTM đi vào quỹ đạo ổn định, nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra. Môi trường pháp lý: Một hệ thống pháp lý ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM hoạt động hiệu quả đi vào quỹ đạo ổn định, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được chất lượng tín dụng đồng thời NHNN có thể kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia. Bởi vì, nếu hoạt động tín dụng kém hiệu quả, cho vay không thu hồi được nợ và lãi đúng hạn hoặc sự gia tăng tín dụng thiếu lành mạnh, mở rộng quá mức sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sự sống còn của NHTM mà còn phá vỡ tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Năng lực kinh doanh của khách hàng Trong nhóm các nhân tố thuộc về khách hàng thì năng lực kinh doanh của khách hàng là nhân tố quan trọng nhất. Vì đó là cơ sở chủ yếu quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của ngân hàng vào quá trình kinh doanh. Cùng với vốn tự có, vốn tín dụng của ngân hàng được sử dụng cho những mục tiêu kinh doanh do các nhà quản lý doanh nghiệp quyết định, tạo khối lượng tài sản mà khách hàng đang trực tiếp nắm giữ và khai thác trong kinh doanh. Nếu năng lực kinh doanh yếu kém, công nghệ lạc hậu, hoặc thậm chí khách hàng cố tình lừa đảo và sử dụng vốn sai mục đích…dẫn đến kinh doanh khó khăn, tình hình tài chính mất cân đối, nguy cơ phá sản nên không trả được nợ, gây hậu quả nghiêm trọng đến ngân hàng. Các nhân tố chủ quan: Chính sách tín dụng Hoạt động tín dụng mang tính chất sống còn đối với NHTM, hơn thế nữa chức năng huy động và cho vay quyết định quy mô, chất lượng sản phẩm ngân hàng tạo nên bộ mặt ngân hàng trước công chúng. Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động như: huy động vốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng và thu hút khách hàng…nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra trong kinh doanh. Vì vậy, trong từng thời kỳ nhất định, các NHTM phải định hướng xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể để định hướng tích cực đến việc điều chỉnh mọi hoạt động NHTM. Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho NHTM sử dụng tối ưu hóa nguồn vốn của mình khi cho vay, đảm bảo an toàn trong kinh doanh là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM. Lãi suất là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến chất lượng tín dụng là hạt nhân quan trọng của chính sách tín dụng của NHTM, lãi suất đầu vào và đầu ra quyết định đến chi phí và thu nhập của NHTM. Mọi sự thay đổi về lãi suất, cũng như sự điều chỉnh chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn đều đặt NHTM vào tình trạng khó khăn trước sức ép cần phải thay đổi toàn bộ cấu trúc về tài sản cũng như nguồn vốn của NHTM nhạy cảm với lãi suất nhằm đạt được sự tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế những tác động tiêu cực của lãi suất đến đời sống kinh doanh của NHTM có thể làm tăng chi phí nguồn vốn và giảm lợi nhuận của NHTM. Hầu hết các NHTM trên thế giới chú trọng đến việc nâng cao kỹ thuật quản lý rủi ro lãi suất nhằm hạn chế đến mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến chất lượng tín dụng. Bản thân lãi suất là giá cả của vốn tín dụng, là một phạm trù kinh tế tổng hợp mang tính "nhạy cảm rất cao" được hình thành một cách khách quan do cung cầu vốn trên thị trường, vì lẽ đó kỹ thuật quản lý rủi ro lãi suất cần phải được tập trung khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau có liên quan đến lãi suất nhằm xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng bao gồm những nhân tố quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng, nó được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tùy thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng. Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng, là cơ sở để lượng định rủi ro trong quá trình cho vay. Trong bước này, chất lượng tín dụng tùy thuộc vào chất lượng công tác thẩm định đối tượng được vay vốn cũng như những quy định về điều kiện và thủ tục cho vay của từng ngân hàng thương mại. Kiểm tra quá trình cho vay giúp cho ngân hàng nắm bắt được nguyên nhân diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp để có những hành động điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết sớm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Việc lực chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu cho chất lượng tín dụng, góp phần cải thiện chất lượng tín dụng. Thu nợ và thanh toán nợ là khâu quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng, do đó ngân hàng phải tích cực trong công tác thu nợ. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những điều kiện xảy ra đối với khách hàng cùng những biện pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với chất lượng tín dụng. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luận chuyển bình thường theo đúng kế hoạch đã định, nhờ đó đảm bảo chất lượng tín dụng. Thông tin tín dụng Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng…); từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp); từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước; từ các nguồn tin khác (báo chí, truyền hình…). Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định thị trường, khách hàng…để đưa ra những quyết định phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong họat động tín dụng càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao. Chất lượng nhân sự Đây là một nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, sự thành công trong hoạt động tín dụng của NHTM phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là cầu nối giữa ngân hàng và bên vay, là người trực tiếp tiến hành công tác khai thác khách hàng, hướng dẫn khách hàng, thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn, theo dõi kiểm soát sau khi cho vay và thu nợ. Nếu cán bộ tín dụng không đủ năng lực, phẩm chất thì không đánh giá chính xác hoặc cố tình cho vay những khách hàng yếu kém; những phương án, dự án kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu, thậm chí mất vốn. Từ đó, làm cho chất lượng tín dụng giảm sút. Ngược lại, cán bộ tín dụng có năng lực, phẩm chất tốt sẽ làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng kể cả việc tư vấn, đồng thời sẽ đánh giá đúng, lực chọn được khách hàng, phương án, dự án tốt để cho vay, bảo lãnh. Từ đó, góp phần mở rộng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Kiểm soát nội bộ Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có được các thông tin về tình hình kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang được xuc tiến, phù hợp với các chính sách, thực hiện các mục tiêu đã định. Trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động kiểm soát bao gồm: Kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay (thẩm quyền về điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền cho vay, hồ sơ, thủ tục cho vay…). Kiểm soát định kỳ do kế toán viên nội bộ thực hiện báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục kiểm soát kiểm toán và các nghiệp vụ có liên quan đến cho vay. Chất lượng tín dụng tùy thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của công tác kiểm soát nội bộ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Để kiểm soát có hiệu quả, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạt vật chất nghiêm minh. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng Để có thể quản lý và theo dõi có hiệu quả hoạt động tín dụng, song song với việc nâng cao chất lượng công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức quản lý ngân hàng, công tác nhân sự, quản lý cho vay, công tác thông tin, kiểm soát nội bộ, cần phải chú ý tới phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình quản lý hoạt động tín dụng. Trang bị đầy đủ trang thiết bị tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính và phạm vi, quy mô hoạt động sẽ giúp cho ngân hàng: Phục vụ kịp thời yêu cầu khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ với chi phí mà cả hai bên cùng chấp nhận được). Giúp cho các cấp quản lý của NHTM kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thỏa mãn ngày càng tăng nhu cầu của khách hàng. Như vậy, trang thiết bị cũng là một trong những nhân tố không thể thiếu được để không ngừng cải tiến chất lượng tín dụng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG TỪ 2005-2007 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Chương Dương 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Chương Dương Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT) chi nhánh Chương Dương được thành lập từ tháng 8 năm 1988, trên cơ sở tách Ngân hàng Nhà nước huyện Gia Lâm thành chi nhánh NHCT Chương Dương và chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Gia Lâm. Chi nhánh Chương Dương là chi nhánh ngân hàng cơ sở trực thuộc chi nhánh NHCT Hà Nội, đến đầu năm 1993 được nâng cấp thành chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương trực thuộc NHCT Việt Nam. Hoạt động trong những năm đầu mới thành lập chủ yếu là huy động vốn và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước, nay các mặt hoạt động của ngân hàng đã phát triển đa dạng, bao gồm: huy động vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, huy động vốn tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế và nghiệp vụ bảo lãnh. Năm đầu thành lập chỉ có 344 khách hàng giao dịch, trong đó có 80 khách hàng vay vốn, đến nay đã có 1800 khách hàng, trong đó có 1400 khách hàng vay vốn. Khách hàng của chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương trước đây chủ yếu trên địa bàn huyện Gia Lâm, nay nhiều khách hàng nội thành, Đông Anh, Từ Sơn cũng đến mở tài khoản và vay vốn. Tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh khi mới thành lập chủ yếu ở Hội sở và 4 quỹ tiết kiệm ở 3 thị trấn Đức Giang, Yên Viên và Gia Lâm. Riêng phòng giao dịch Đông Anh đã được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam từ tháng 1 năm 1997. Hiện nay, chi nhánh đã mở thêm 3 phòng giao dịch tại nội thành, gồm có: PGD Hà Thành (83 - Hàng Điếu), PGD Thành Công (21 - Huỳnh Thúc Kháng), PGD Tràng An (175 - Giảng Võ). Trong những năm hoạt động, chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương được sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam và chi nhánh NHNN thành phố Hà Nội, chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương đã không ngừng đổi mới, năng động sáng tạo và vươn lên hòa nhập với cơ chế đổi mới của ngành, đưa mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với một số chi nhánh lớn của hệ thống NHCT Việt Nam. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHCT Chương Dương Chi nhánh NHCT Chương Dương, đứng đầu là ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và 4 phó Giám đốc, chi nhánh có 10 phòng ban với đội ngũ nhân viên hơn 165 người, trong đó nhiều nhân viên trẻ với nhiệt huyết, năng động và trình độ cao. Về._. cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHCT chi nhánh Chương Dương Ban giám đốc Phòng kế toán Phòng tổng hợp Phòng thông tin - điện toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức - hành chính Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý nợ có vấn đề Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân 2.1.3. Những hoạt động chủ yếu của NHCT Chương Dương NHCT Chương Dương huy động vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ từ mọi nguồn trong nước dưới các hình thức chủ yếu sau: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của tất cả các tổ chức dân cư. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành bằng VND và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh. Trực tiếp thực hiện hoặc làm đại lý cho thuê tài chính theo sự ủy nhiệm của Tổng giám đốc hoặc Công ty tài chính NHCT Việt Nam. Chiết khấu giấy tờ có giá. Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước giữa các khách hàng. Dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư dự án theo yêu cầu. Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng Các dịch vụ khác như: dịch vụ rút tiền tự động ATM, Home Banking… 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng… Phòng khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch với khách hàng là cá nhân Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng… Phòng kế toán Thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại ngân hàng. Thực hiện báo cáo kế toán đối với các cơ quan quản lý Nhà nước theo chế độ hiện hành và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo ngân hàng; trực tiếp thực hiện kinh doanh các dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ trả lương… Phòng quản lý rủi ro: Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Phòng quản lý nợ có vấn đề: Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu). Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp. ( thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C, nhờ thu liên quan đến xuất nhập khẩu; phát hành, thông báo bảo lãnh trong nước và nước ngoài trong phạm vi được ủy quyền). Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ. Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND & ngoại tệ, thẻ trắng thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…). Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong va ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác. Thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng. Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời. Phòng tổ chức - hành chính: Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển chọn nhân viên, quản lý việc thu chi các quỹ lương, thưởng…và công tác hậu cần của cơ quan. Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh; bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Phòng tổng hợp: Tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình họat động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh. 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ 2005 - 2007 2.1.5.1. Công tác huy động vốn Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì huy động vốn được xem là một trong những khâu trọng yếu. Nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như nhận tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức với nhiều kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng được trả lãi trước hoặc sau. Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu bằng đồng nội tệ để tăng thêm nguồn vốn dài hạn cho ngân hàng. Sử dụng nhiều biện pháp huy động vốn, trong những năm qua ngân hàng đã đạt được các kết quả sau: Bảng 1:Tình hình huy động vốn tại NHCT Chương Dương: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % tăng Số tiền Tỷ trọng % tăng Tổng vốn huy động 3128 100 4120 100 31,71 5290 100 28,4 1. Theo khách hàng gửi - Tổ chức kinh tế 2095 66,9 2727 66,2 30,2 3099,3 58,6 13,65 - Dân cư 1033 33,1 1393 33,8 35 2190,7 41,4 57,26 2. Phân theo thời gian Không kỳ hạn 1000,9 31,9 1094,4 26,56 9,34 1262 23,86 15,31 Có kỳ hạn 2127,1 68,1 3025,6 73,44 42,24 4028 76,14 33,13 3. Phân theo đơn vị tiền VNĐ 2502,4 80 3310,2 80,35 32,28 4021 76,01 21,5 USD quy ra VNĐ 625,6 20 809,8 19,65 29,44 1269 23,99 56,7 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của NHCT Chương Dương) Qua số liệu trên, ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2006 tổng vốn huy động là 4120 tỷ đồng, tăng 31,71 % so với năm 2005 và năm 2007 tổng vốn huy động là 5290 tỷ đồng, tăng 28,4% so với năm 2006. Nguồn vốn tăng trưởng như vậy là do chi nhánh chuyển hướng hoạt động sang cơ chế thị trường, từ đó chuyển biến nhận thức từ cấp lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên về tầm quan trọng của công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, chi nhánh còn mở thêm các dịch vụ và tăng thời gian giao dịch với khách hàng, đặc biệt là đổi mới tác phong giao dịch, nghiên cứu thị trường, có chính sách lãi suất hợp lý, vận động khách hàng mở tài khoản và tiếp cận khách hàng có nguồn vốn lớn để từng bước dịch chuyển nguồn vốn theo chiều hướng có lợi cho kinh doanh. Nói chung, quy mô hoạt động của ngân hàng đang được mở rộng một cách nhanh chóng phục vụ nhu cầu tăng trưởng của ngân hàng cũng như nhu cầu mở rộng tín dụng của nền kinh tế quốc dân. Xét theo loại khách hàng, thì tổng vốn huy động bao gồm tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Trước hết phải kể đến nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đó là nguồn tiền gửi chính của ngân hàng, chiếm phần lớn trong tổng vốn huy động. Năm 2005, huy động từ tổ chức kinh tế đạt 2095 tỷ đồng chiếm 66,9% trong tổng huy động, đó là một tỷ lệ tương đối cao so với huy động từ dân cư (33,1%). Bởi lẽ, chi nhánh Chương Dương đã hoạt động được một thời gian dài nên có qua hệ giao dịch rộng rãi. Các năm 2006, 2007 lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tiếp tục tăng lần lượt đạt 2727 tỷ đồng, 3099,3 tỷ đồng. Sự gia tăng nói trên cho thấy chi nhánh Chương Dương rất có uy tín với các tổ chức kinh tế bởi hiệu quả và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chi nhánh là nâng cao nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tiếp thị nhiều hơn với các tổ chức kinh tế vì đây là nguồn vốn lớn có tính thanh khoản cao nhưng chi phí lại thấp so với nguồn vốn ổn định được huy động từ dân cư. So với huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thì lượng tiền huy động được từ dân cư khá khiêm tốn. Năm 2005, huy động từ dân cư chiếm 33,1 % trong tổng huy động. Đến năm 2006, 2007 tỷ lệ này đã có sự gia tăng tương ứng chiếm 33,8% và 41,4% trong tổng nguồn vốn huy động. Đối với nguồn tiền gửi dân cư: đây là nguồn tiền gửi có tính chất ổn định và lâu dài, nhưng hiện nay tại chi nhánh nguồn vốn này đang mất thị phần do chính sách lãi suất của NHCT Việt Nam trong một thời gian dài chưa sát với thị trường. Tại địa bàn của chi nhánh có rất nhiều NHTM mở chi nhánh và điểm giao dịch mới với lãi suất cạnh tranh hơn, có nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hấp dẫn, và nhiều hình thức khuyến mại phong phú. Bên cạnh đó, địa điểm của các quỹ tiết kiệm của chi nhánh hầu hết thuê của nhà dân, chưa được khang trang, hiện đại chưa hấp dẫn với nhiều khách hàng. Nguyên nhân làm tăng các khoản tiền gửi về khách quan là do sự gia tăng thu nhập của khách hàng. Về mặt chủ quan là do chi nhánh Chương Dương đã cải tiến lề lối làm việc, đổi mới thái độ tác phong phục vụ, nâng cao uy tín với khách hàng. Với định hướng sáng tạo của ban giám đốc cùng với tinh thần trách nhiệm cao, năng động, đoàn kết của đội ngũ cán bộ công nhân viên đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của NHCT Việt Nam, chi nhánh Chương Dương đã hoàn thành nghĩa vụ được giao bảo đảm tỷ lệ tăng trưởng trên mọi lĩnh vực. Nếu xét theo loại ngoại tệ huy động thì huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, và có xu hướng tăng theo các năm: năm 2005, nguồn vốn này là 2505,4 tỷ đồng, năm 2006 đạt 3310,2 tỷ đồng (tăng 32,28%) và năm 2007 đạt 4021 tỷ đồng ( tăng 21,5%). Tiền gửi bằng ngoại tệ tuy không tăng trưởng mạnh như tiền gửi nội tệ nhưng cũng có chuyển biến rất tích cực, đặc biệt là đồng USD. Mặc dù trong năm 2005, tỷ lệ huy động giữa VND và ngoại tệ chênh lệch tương đối (huy động từ VND chiếm 80%, huy động từ ngoại tệ chiếm 20%). Đến năm sau (năm 2006) tỷ lệ huy động tiền gửi bằng VND và ngoại tệ có chiều hướng thu hẹp lại (huy động từ VND chiếm 80,35%, huy động từ ngoại tệ chiếm 19,65%). Đến năm 2007, do lãi suất của đồng ngoại tệ thấp, còn lãi suất của VND cao, ổn định vì vậy huy động từ VND vẫn tăng (chiếm 76,01%). Trogn vón huy động của dân cư, VND chiếm 85%, ngoại tệ một khoảng rất nhỏ. Ngoại tệ được huy động chủ yếu từ tổ chức kinh tế. Nhìn chung, trong 3 năm qua nguồn vốn huy động của ngân hàng tằn trưởng mạnh đồng thời ngân hàng vẫn đảm bảo cân đối vốn, tạo thế chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Đây là kết quả thể hiện sự cố gắng của toàn thể ngân hàng do ý thức được tầm quan trọng của vốn huy động, những chiến lược, chính sách thu hút vốn hợp lý, tranh thủ mọi nguồn vốn nhàn rỗi thông qua đa dạng hóa các hình thức và phương thức huy động vốn, đảm bảo tính cạnh tranh cao. Các sản phẩm tài chính của ngân hàng được cụ thể hóa và hướng tới từng đối tượng khách hàng khác nhau. Đối với khách hàng cá nhân, mục đích của họ là hưởng lãi và an toàn, còn đối với khách hàng là doanh nghiệp thì nâng cao tiện ích thanh toán được đặt lên hàng đầu. Mặt khác, cũng phải nói đến trong thời gian qua nền kinh tế của nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao, với tốc độ tăng GDP trên 7% năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Trong năm 2007, bên cạnh những nỗ lực phấn đấu của ngân hàng, ngân hàng đã thực hiện các giải pháp như triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo phát triển sản phẩm mới, nâng cao tinh thần phục vụ, mở rộng mạng lưới nhằm tăng tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn. 2.1.5.2. Công tác cho vay Quy trình tín dụng tại hệ thống NHCT Việt Nam: bao gồm các bước như sau: Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi hồ sơ sang phòng quản lý rủi ro: Hướng dẫn khách hàng lập các loại hồ sơ vay vốn, bao gồm: hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay. Tiếp nhận và kiểm tra đầy đủ tính đầy đủ, chính xác, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn. Sau đó, lập phiếu giao nhận hồ sơ. Sao gửi phòng quản lý rủi ro hồ sơ khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ TSBĐ (nếu có), các báo cáo tài chính. Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm định, kiểm soát, trình duyệt tờ trình thẩm định. Căn cứ vào tài liệu do khách hàng cung cấp, thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra thực tế tại đơn vị và các thông tin từ các nguồn khác, cán bộ tín dụng thực hiện: Thẩm định khách hàng vay vốn. Thẩm định phương án SXKD Phân tích ngành Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt Thẩm định TSBĐ tiền vay Xác định phương thức cho vay Xác định lãi suất cho vay Lập tờ trình thẩm định Lãnh đạo phòng khách hàng thực hiện kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình báo cáo kết quả thẩm định rủi ro Cán bộ quản lý rủi ro lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro. Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro có trách nhiệm kiểm tra rà soát toàn bộ hồ sơ và nội dung báo cáo, yêu cầu cán bộ quản lý rủi ro bổ sung làm rõ, chỉnh sửa các nội dung còn thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ. Bước 4: Xét duyệt cho vay Lãnh đạo phòng khách hàng trình người có thẩm quyền phê duyệt khoản vay. Sau khi khoản vay đã được duyệt, cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng. Lãnh đạo phòng kiểm duyệt lại hồ sơ tín dụng, hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ có liên quan. Người có thẩm quyền thực hiện ký kết hợp đồng. Bước 5: Giải ngân Bước 6: Kiểm tra, giám sát vốn vay Bước 7: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh. Bước 8: Thanh lý hợp đồng Bước 9: Giải chấp tài sản Bước 10: Luân chuyển, kiểm soát, lưu giữ hồ sơ. Tình hình hoạt động cho vay tại NHCT Chương Dương Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống và trọng tâm mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM, ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và kinh doanh số vốn đó nhằm thu lợi nhuận. Sử dụng vốn "an toàn và hiệu quả" là phương châm hoạt động của NHCT Chương Dương. Ngân hàng thực hiện đầu tư tín dụng cho mọi thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định cho khách hàng. Trong những năm qua quan hệ tín dụng của ngân hàng được mở rộng. Việc tập hợp thông tin, đánh giá, phân loại khách hàng được thực hiện thường xuyên đã tạo ra sự gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng. Nhờ đó, dư nợ tín dụng luôn tăng trưởng lành mạnh qua các năm. Bảng 2:Doanh số cho vay - Thu nợ - Dư nợ Đơn vị :tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 A. Doanh số cho vay 1647,631 1662,615 3020 I. Cho vay ngắn hạn 1367,212 1403,736 2818,739 1. Cho vay bằng VNĐ 1018,541 1128,984 1826,361 2. Cho vay bằng ngoại tệ qui VNĐ 348,671 274,752 992,378 II. Cho vay trung hạn – dài hạn 280,419 258,879 201,261 1. Cho vay bằng VNĐ 280,29 258,395 200,986 2. Cho vay bằng ngoại tệ qui VNĐ 0,129 0,484 0,275 III. Cho vay tài trợ uỷ thác đầu tư 0 0 0 1. Cho vay bằng VNĐ 0 0 0 2. Cho vay bằng ngoại tệ qui VNĐ 0 0 0 B. Doanh số thu nợ 1579,176 1586,009 2157,775 I.Thu nợ ngắn hạn 1369,381 1379,021 1946,438 1. Thu nợ bằng VNĐ 1368,918 1378,543 1945,465 2. Thu nợ bằng ngoại tệ 0,463 0,478 0,973 II. Thu nợ trung - dài hạn 209,795 206,988 211,337 1. Thu nợ bằng VNĐ 209,769 206,943 211,251 2. Thu nợ bằng ngoại tệ 0,026 0,045 0,086 III. Thu nợ bằng VTTUTĐT 0 0 0 1. Thu nợ bằng VNĐ 0 0 0 2. Thu nợ bằng ngoại tệ 0 0 0 C. Dư nợ 1649 1768 1826 I. Dư nợ ngắn hạn 769,395 792,13 869 1. Dư nợ bằng VNĐ 569,695 583,675 613,798 2. Dư nợ bằng ngoại tệ 199,7 200,455 255,202 II. Dư nợ trung – dài hạn 878,888 975,87 957 1. Dư nợ bằng VNĐ 687,388 805,731 796,813 2. Dư nợ bằng ngoại tệ 191,5 170,139 160,187 III. Dư nợ cho vay bằng TTUTĐT 0 0 0 1. Dư nợ bằng VNĐ 0 0 0 2. Dư nợ bằng ngoại tệ 0 0 0 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của NHCT Chương Dương) Trong những năm qua quan điểm và định hướng đã xác định của ngân hàng là: tiếp cận để mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đi đôi với việc kết hợp chặt chẽ giữa củng cố bạn hàng truyền thống và đẩy mạnh thu hút các dự án có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng. Do chú trọng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả tín dụng, coi đó là điều quan trọng nhất, lấy hiệu quả khách hàng làm mục tiêu kinh doanh của mình, trong những năm gần đây hoạt động cho vay đã góp phần lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua bảng thống kê trên có thể thấy dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2006 đạt 1768 tỷ đồng, tăng 119 tỷ đồng so với năm 2005 (nếu tính cả giảm dư nợ một số khách hàng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, dư nợ tăng trên 130 tỷ đồng). Dư nợ bình quân đạt 1800 tỷ. Năm 2005 tiếp tục thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam về nâng cao chất lượng tín dụng. Ngay từ đầu năm, chi nhánh đã xây dựng chiến lược định hướng hoạt động tín dụng và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng. Thường xuyên tiến hành phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng, đưa ra hội đồng tín dụng xét duyệt hạn mức tín dụng của từng khách hàng vay vốn. Nhờ đó, ngân hàng đã giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khách hàng có tình hình tài chính sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng, được xác định là khách hàng chiến lược. Năm 2006 dư nợ bình quân đạt 1800 tỷ đồng, đạt chỉ tiêu kế hoạch giao và định hướng của chi nhánh, nợ quá hạn không phát sinh, dư nợ luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của chi nhánh: Cho vay ngắn hạn: Dư nợ đạt 792,13 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 22,735 tỷ đồng, tốc độ tăng 3%, tỷ trọng chiếm 45% trên tổng dư nợ. Cho vay trung dài hạn: Dư nợ đạt 975,87 tỷ đồng, tăng 96,982 tỷ đồng so với năm 2005, tỷ trọng 55% trên tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nền kinh tế đến cuối năm 2007 đạt 1826 tỷ đồng trong đó nợ cho vay VND là 1410,611 tỷ đồng, dư nợ cho vay ngoại tệ là 415,389 tỷ đồng. So với năm 2006, tốc độ tăng 3,3%. Dư nợ bình quân đạt 1820 tỷ đồng. Năm 2007, ngân hàng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản vay, tuân thủ đúng quy trình tín dụng. Các khoản vay hội tụ đầy đủ các điều kiện tín dụng theo quy định của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Do vậy, trong 3 năm 2005, 2006, 2007 chi nhánh không phải chuyển nợ quá hạn một món vay mới nào. Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu dư nợ NHCT Việt Nam giao, chi nhánh kiềm chế tăng trưởng dư nợ nóng, tập trung chú trọng vào chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. Năm 2007 dư nợ bình quân đạt 1820 tỷ đồng, tuy chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch giao và định hướng của chi nhánh nhưng nợ quá hạn không phát sinh, nợ gia hạn giảm dần, dư nợ luôn nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Cơ cấu dư nợ đó có chuyển dịch tích cực, chú trọng mở rộng tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các hộ tư nhân cá thể, có khả năng cạnh tranh cao, có tài sản bảo đảm, có phương án khả thi. Dư nợ cho vay trung dài hạn được tập trung đầu tư vào những khách hàng có năng lực tài chính mạnh, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, có khách hàng chiến lược với sức cạnh tranh cao. 2.1.5.3. Về hoạt động kinh doanh đối ngoại Những biến động chính trị và kinh tế trên thế giới đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế của NHCT Chương Dương. Với những cố gắng, nỗ lực làm tốt chính sách khách hàng, sự vận dụng uyển chuyển và điều hành tốt quy định của NHCT Việt Nam, nên hoạt động kinh doanh đối ngoại đạt được kết quả tốt. Cụ thể: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán các loại ngoại tệ chủ yếu năm 2007: Mua đồng USD: 82,9 triệu USD, bán đồng USD 82,4 triệu bằng 115% so với năm 2006. Mua đồng Yên Nhật: 978 triệu JPY, bán đồng JPY 978 triệu bằng 145% so với năm 2006. Mua bán đồng EUR: 7 triệu EUR. Ngoài việc kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, ngân hàng còn kinh doanh một số loại ngoại tệ khác như Bảng Anh, Đôla Úc…mang lại nhiều lợi nhuận. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Mở được 588 L/C nhập khẩu, thực hiện 92 L/C xuất khẩu. Nhờ thu 236 bộ chứng từ. Phát hành 396 thư bảo lãnh trong và ngoài nước với giá trị 109 tỷ VND và 2,5 triệu USD. 2.1.5.4. Kết quả kinh doanh. Bảng 3: Tổng hợp thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NHCT Chương Dương Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 +/- % +/- % Tổng thu nhập 242,8 350,585 498,205 107,785 44,39 147,62 42,1 Tổng chi phí 205,377 304,632 422,988 99,255 48,33 118,356 38,85 Lợi nhuận sau trích DPRR 37,423 45,953 75,216 8,53 22,79 29,263 63,68 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Chương Dương) Qua bảng số liệu trên, ta thấy kết quả kinh doanh của chi nhánh đã tăng đáng kể trong năm 2007. Nhờ mức tăng trưởng nhanh về huy động vốn, cho vay và các khoản thu dịch vụ phí nên lợi nhuận trong năm 2007 đạt 75,216 tỷ đồng. Tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập nhờ đó mà lợi nhuận của chi nhánh năm 2007 đã tăng 63,8% so với năm 2006 và đạt kết quả tốt hơn năm 2005. Năm 2007, ngân hàng luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, đảm bảo tính trung thực, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Nghiệp vụ kế toán được thực hiện tốt, các giao dịch được xử lý chính xác, nhanh chóng, an toàn không để xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Chất lượng công tác thanh toán bù trừ, điện tử và thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng ngày càng cao, các chứng từ thanh toán điện tử đi, đến đều được thanh toán chính xác kịp thời. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHCT Chương Dương Qua những phân tích ở trên cho thấy hoạt động của ngân hàng khá ổn định, có mức tăng trưởng tín dụng cao, huy động và kinh doanh rất khả quan. Để có được kết quả như vậy, trong thời gian qua ngân hàng đã có những biện pháp đồng bộ, tích cực, dựa vào tốc độ phát triển kinh tế để dự đoán nhu cầu tín dụng cũng như các nhu cầu về sản phẩm tài chính khác của ngân hàng. Việc cấp tín dụng cũng dựa vào quy mô nguồn vốn của ngân hàng, việc xác định doanh số cho vay hàng năm khá cụ thể. Ngân hàng luôn chủ động tìm kiếm, thu hút khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tư vấn cho khách hàng từng hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa ngân hàng không có những rủi ro của mình. Để đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng để có cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng 2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn. Rủi ro là hiện tượng vốn có, khách quan trong kinh tế thị trường. Nó diễn ra, vận động ở bất kỳ lĩnh vực nào, kinh doanh tiền tệ của ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy rủi ro tín dụng mà biểu hiện của nó là nợ quá hạn đã và đang là vấn đề quan tâm lo lắng của các ngân hàng. Bởi hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng vốn cho vay không thu về được theo đúng kế hoạch sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do vậy khi xem xét đánh giá chất lượng tín dụng ta phải lưu ý tới tình hình nợ quá hạn. Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn tại NHCT Chương Dương. Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ tín dụng 1649,00 1768,00 1826,00 Nợ quá hạn 0,009 0 0 - KT quốc doanh 0 0 0 + Ngắn hạn 0 0 0 - KT ngoài quốc doanh 0,009 0 0 + Ngắn hạn 0 0 0 + Trung hạn 0,009 0 0 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,00055 0 0 (Nguồn: Báo cáo thu nợ quá hạn của NHCT chi nhánh Chương Dương) Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Chương Dương là rất thấp ( năm 2005 là 0,00055%, năm 2006 là 0%, năm 2007 là 0% ). Xét theo khoản vay, nợ quá hạn là của các khoản vay trung hạn, không có nợ quá hạn của khoản vay ngắn hạn và dài hạn. Xét theo đơn vị kinh tế, năm 2005, nợ quá hạn là của các đơn vị kinh tế quốc doanh . Đến năm 2006 và 2007, cả đơn vị kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh đều không có phát sinh nợ quá hạn. Có thể nói đây là kết quả của việc thực hiện phân tích, đánh giá khách hàng kỹ lưỡng, thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng. Một thực tế là các khách hàng của Ngân hàng là các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, khả năng áp dụng các biện pháp đảm bảo cao nên Ngân hàng duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp, đây là một thành công lớn trong việc quản lý chất lượng tín dụng. 2.2.2. Chỉ tiêu nợ xấu. Bảng 5:Tình hình nợ xấu tại NHCT Chương Dương Đơn vị:Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Dư nợ 1649 1768 1826 2 Nợ xấu 0,009 0 0 3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,00055 0 0 ( Nguồn: Bảng cân đối tài sản của NHCT Chương Dương) Từ bảng trên nhận thấy, năm 2005 nợ xấu là 0,0005%. Năm 2006 và 2007 không có nợ quá hạn. Đây là kết quả kinh doanh tốt của chi nhánh Chương Dương. Như vậy, trong 3 năm từ 2005 đến 2007, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn nhỏ hơn 5% so với thông lệ quốc tế và thấp hơn tỷ lệ của toàn hệ thống NHCT và một số ngân hàng khác. Theo các báo cáo đã được công bố, năm 2007 tỷ lệ nợ xấu của NHCT Việt Nam khoảng 1,02%. So với một số ngân hàng khác, tỷ lệ này của chi nhánh vẫn thấp hơn, như: VPBank(2007): 0,65%, Techcombank (2007): 1,38%, BIDV (2007): 2,77%. Bên cạnh đó, việc duy trì tỷ lệ nợ xấu rất thấp vào năm 2005 và không có nợ xấu vào năm 2006 và 2007 cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt. Chi nhánh Chương Dương cần giữ vững thành tích này trong tương lai, tránh chủ quan để giữ vững con số ấn tượng như năm 2006 và 2007. 2.2.3. Chỉ tiêu về dư nợ có tài sản đảm bảo. Bảng 6: Tình hình dư nợ theo biện pháp đảm bảo Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ 1649 1768 1826 Dư nợ có đảm bảo 1565,249 1529,606 1533,84 Dư nợ không có đảm bảo 83,751 238,394 292,16 Tỷ lệ dư nợ có đảm bảo(%) 95 86,5 84 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của NHCT Chương Dương) Thực tế trên thế giới, những công ty xếp hạng tín dụng có uy tín đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin có chất lượng cho ngân hàng. Còn ở Việt Nam, thông tin chủ yếu được cung cấp qua Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN, qua các mối quan hệ chính thức và phi chính thức của ngân hàng mà nguồn chủ yếu là do chính khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, thông tin qua cơ quan chức năng thì không đủ cụ thể và tính cập nhật không cao, trong khi đó thông tin từ khách hàng thì chất lượng không cao vì khách hàng có xu hướng che giấu thông tin sự thật, luôn muốn làm đẹp hồ sơ của mình để thỏa mãn điều kiện vay vốn. Như vậy, việc áp dụng cho vay không có đảm bảo chỉ áp dụng đối với khách hàng có uy tín, tỷ lệ cho vay không có bảo đảm của Ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ Ngân hàng đã có một lượng khách hàng quen tin cậy không nhỏ. Điều này cũng cho thấy, lượng khách hàng đến giao dịch thành công với ngân hàng chủ yếu là khách hàng đã quen biết. Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh ngân hàng, không chỉ dựa vào khách hàng quen, mà kinh doanh phải hướng tới việc phục vụ được nhiều khách hàng nhất. Bởi việc có tài sản bảo đảm hay không có tài sản bảo đảm cũng không làm giảm mức độ rủi ro của món vay. Tài sản bảo đảm chỉ là khoản mục có tác dụng bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Do đó, việc xác định chính xác rủi ro của món vay ngay từ đầu mới là quan trọng nhất. Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo đang giảm dần qua các năm. Năm 2006, tỷ lệ này giảm 8,5% xuống còn 86,5%. Năm 2007, tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 84%. Tuy nhiên, về mặt lượng thì dư nợ có tài sản đảm bảo có giảm chút ít vào năm 2006 mặc dù dư nợ tăng dẫn đến tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm giảm. Năm 2007 dư nợ tăng và tỷ lệ này cũng giảm. Điều này có được là do ngân hàng đã mở rộng được đối tượng khách hàng, hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn không phải là khách hàng truyền thống của hệ thống NHCT từ nhiều năm trước. 2.2.4. Chỉ tiêu về lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là đi huy động. Ngân hàng phải trả lãi cho người gửi tiền nên việc thu lãi đầy đủ và đúng hạn từ hoạt động cho vay là điều quan trọng. Đây là nguồn để bù đắp chi trả lãi cho khách hàng cũng như mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Để đánh giá một cách toàn diện hơn hiệu quả, chất lượng tín dụng tại NHCT Chương Dương, ta đi vào phân tích cụ thể lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và mức sinh lời tín dụng của ngân hàng qua các năm 2005 – 2007. Bảng 7:Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHCT Chương Dương. Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 +/- % +/- % Tổng lợi nhuận của NH 37,423 45,953 75,216 8,53 22,79 29,263 63,68 Lợi nhuận từ hđtd 35,423 41,953 68,416 6,53 18,43 26,463 63,1 Dư nợ 1649 1768 1826 Lợi nhuận từ hđtd/Tổng lợi nhuận 94,65% 91,29% 91% Lợi nhuận từ hđtd/ Dư nợ 2,15% 9,13% 3,75% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Chương Dương) Từ bảng trên có thể thấy, lợi nhuận của Ngân hàng trong các năm qua liên tục tăng. Năm 2005 là 37,423 tỷ đồng, năm 2006 là 45,953 tỷ đồng (so với năm 2005 đã tăng 8,53 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,79%), năm 2007 lợi nhuận của ngân hàng đạt 75,216 tỷ đồng ( so với năm 2006 đã tăng 29,263 tỷ đồng, tương ứng tăng 63,68%). Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng liên tục tăng cụ thể: năm 2005 đạt 35,423 tỷ đồng, năm 2006 đạt 41,953 tỷ đồng ( so với năm 2005 đã tăng 6,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24883.doc