Lời Mở Đầu
Với một nền kinh tế đang ngày càng phat triển không ngừng và cùng hội nhập với nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi mỗi một thành phần trong xã hội phải cố gắng để khơi dậy những tiềm năng, những nguồn lực, cùng tham gia vào mọi hoạt động làm sao để tiến kịp các nước trên thế giới. Hoà cùng nhịp đập của nền kinh tế thì ngành Ngân hàng cũng góp một phần không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong đều kiện nền kinh tế thị trường với hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân Hàng Nhà N
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước thực hiện quản lý nhà nước và cấp kinh doanh là các ngân hàng thương mại. Cùng với việc triển khai pháp lệnh ngân hàng ở nước ta trong thời gian qua đã tạo ra những chuyển biến rõ nét cả về tổ chức, hoạt động và trình độ nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng góp phần phát triển kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền…các tổ chức tín dụng hình thành mạng lưới trên hầu khắp các địa bàn cả nước. Ngoài hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh còn có các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh…Nghiệp vụ ngân hàng cũng được đổi mới và từng bước hiện đậi hoá, tiếp cận với công nghệ và thông lệ quốc tê. Với hoạt động tín dụng và các dịch vụ đa dạng ngân hàng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đât nước. Ngày nay ngân hàng đã trở thành một mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm pháp, tạo môi trường đầu tư thuận lơi, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thị trường ngoại hối.
Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế đang trong thời kỳ mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường, môi trường kinh tế chưa ổn định, môi trường pháp lý đang dần được hoàn thiện nên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại đang gặp nhiều khó khăn. Nhât là chất lượng tín dụng chưa cao mà biểu hiện là nợ quá hạn, nợ khó đòi lớn. Việc phân tích một cách chính sác khoa học các nguyên nhăn phát sinh rủi do tín dụng, từ đó đề ra những giảI pháp hữu hiệu nhằm nâng câo chất lượng tín dụng là một nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của ngành ngân hàng.
Do tính chất phức tạp của nghiệp vụ tín dụng và tính pháp lý cao của các khoản vay nên cũng ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, là một sinh viên khoa Tài chính – Ngân hàng đang thực tập tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em đã quyết định chọn đề tài:
”Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội”
Em hy vọng rằng bài viết của mình sẽ góp một phần đẩy lùi những khó khăn cản trở trong công tác tín dụng, đưa hiệu quả tín dụng ngày càng tốt hơn, tạo đà cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Bố cục của chuyên đề:
Chương 1: Lý luận chung về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội trong thời gian qua.
Chương 3: Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội.
Chương 1
Lý luận chung về tín dụng ngân hàng & chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại
1.1.Tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niêm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, bản chât của tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả lãI và vốn sau một thời gian nhât định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ được duy trì trên cơ sở thoả thuận bình đẳng và cùng có lợi giữa người đI vay và người cho vay.
Sự ra đời của phương thức sản xuât tư bản cho thấy tín dụng nặng lãi không còn phù hợp nữa, nó cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Bởi các nhà tư bản kinh doanh với mục đích lợi nhuận không thể vay với lãI xuất cao hơn tỷ suất lợi nhuận. Vì vậy hoạt động của nó ngày càng thu hẹp và tín dụng thương mại xuất hiện. Đây là hình thức giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau, do đó chủ thể tham gia của quá trình này cũng là các nhà sản xuất minh doanh.
Trong hoat động mua bán chịu, thông thường giá bán chịu hàng hoá cao hơn giá bán hàng gằng tiền mặt, phần chênh lệch này chính là lãi của hàng hoá đem bán chịu. Vì vậy nó không đáp ứng được nhu cầu vay mượn ngày càng tăng của nền sản xuất hàng hoá và tín dụng Ngân hàng ra đời.
Vậy tín dụng Ngân hàng là gi?
“Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ mà một bên là Ngân hàng –một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong đó Ngân hàng giữ vai trò vừa là người cho vay vừa là người đi vay”
Đây là hình thức tín dụng chủ yếu củat nền kinh tế thị trường, nó luôn luôn đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt đầy đủ và kịp thời.
Nhưng một vấn đề đặt ra là liệu những người thiếu vốn và những người thừa vốn có gặp nhau không? Và trong nền kinh tế thị trường hàng ngày hàng giờ diễn ra không biết bao nhiêu là mối quan hệ như vậy? Nó đã hình thành nên: Một bên là những người có tiền tích luỹ, có khả năng cung cấp và phía bên kia là những người có nhu cầu vay cho đằu tư và phát triển. Như vậy nảy sinhmột vấn đề là làm thế nào để họ có thể tìm gặp đượcnhau và làm thế nào để cùng một lúc thoả mãn được nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguồn tiết kiện còn đang nằm phân tán trong xã hội. Do đó các NHTM với chức năng là trung gian tài chính,hoạt động như một chiếc cầu nối giữa khả năng cung ứng và nhu cầu ve vốn tiền tệ trong xã hội. Đồng thời với tư cách là trung gian tín dụng Ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là người coa nhu cầu vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường bằng những biện pháp kinh tế năng động và áp dụng các phương pháp kỹ thuật theo hướng hiện đại tiên tiến. Ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn vốn tiền tệ tiết kiện dự trữ trong xã hội để chuyển giao đúng nơi đúng lúc. Chính nhờ có tín dụng Ngân hàng mà những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi đả trở thành tiền hoạt động, biến những đônmgf tiền phân tán thành nguồn vốn tạp trung phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Qua đó thúc đẩy hoạt động nền kinh tế phát triển.
1.1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng
Cho đến nay, moi người đều thống nhất ý kiến cho rằng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tạo ra động lực lớn, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, cảI thiên đời sống nhân dân, đưa lại sự phồn vinh kinh tế cho nước ta trong những năm qua. Và để đạt được những kết quả như vậy thì phải kể đến một nhân tố góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước đó chính là tín dụng Ngân hàng. Khác so với tín dụng trước đây, trong thời kỳ bao cấp tín dụng đươc coi như là một công cụ cấp phát thay ngân sách, vì lẽ đó mà đã xảy ra tình trạng nơi cần vốn sản xuất mà không có, hoặc có thì không kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong đó lại có nơi nguồn vốn bị ứ đọng tương đối lớn trong xã hội. Ngày nay khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước thì tín dụng Ngân hàng được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế, điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu một cách có hiệu quả, giúp cho nền kinh tế ngày một phát triển.
1.1.2.1. Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Sự ra đời của tín dụng Ngân hàng đã góp phần đáng kể vàp sự nghiệp phát triển kinh tế trong những thập kỷ qua. Với chức năng là trung gian tài chính đứng giữa người gửi tiền và người đi vay, Ngân hàng đã biến mọi nguồn ngoại tệ phân tán trong xã hội thành nguồn vốn tập trung, qua đó điều hoà quan hệ cung cằu về tiền tệ trong xã hội, thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với mục đích lợi nhuận các Ngân hàng thương mại luôn tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Lợi tức thu được của các Ngân hàng đươc hình thành từ hai hoạt động đó là: Hoạt động tín dụng và các dịch vụ của Ngân hàng, trong đó thu từ hoạt đông tín dụng là chủ yếu. Tín dụng ở đây chính là hoạt động cho vay của Ngân hàng. Vậy Ngân hàng lấy vốn ở đău ra để cho vay? Phải chăng là vốn tự có của Ngân hàng. Vốn tự có của Ngân hàng chỉ là một phần, phần còn lại Ngân hàng phải huy đông vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tầng lớp dân cư trong xã hội, sau đó phân phối trở lại một cách hợp lý.
Chính nhờ có tín dụng Ngân hàng mà các chủ thể “thừa” vốn có cơ hôI không những bảo toàn vốn mà còn tạo ra thu nhập(thulãi), còn đối với thủ thể thiếu vốn tín dụng Ngân hàng giúp họ bổ xung vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc đời sống. Trong công tác huy động vốn một mặt các Ngân hàng phải cố gắng đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng mặt khác phải đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Thông qua công tác tín dụng Ngân hàng đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu về vốn của các thành phần kinh té trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất được liên tục và đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời việc tập trung và phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế quốc dân từ nơi thừa đến nơi thiêu. Bên cạnh việc đáp ứng vốn đầy đủ kịp thời cho các Doanh nghiệp, các Ngân hàng còn có những đóng góp cho phương án sản xuất kinh doanh, lựa chọn đối tác thông qua quá trình sử dụng của Doanh nghiệp…
1.1.2.2. Tín dung Ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tài sản xuất mở rộng, đẩy mạnh đầu tư phát triển
Thực tế cho thấy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động hay sản xuất kinh doanh cũng phải cần có một lượng vốn nhất định, nếu mở rộng sản xuất kinh doanh thì cần một lượng vốn lớn hơn. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và mở rộng sản xuất. Vậy lấy vốn ở đâu ra?
Câu trả lời đó chính là tín dụng Ngân hàng. Tín dụng Ngân hàng là nguồn vốn cơ bản hình thành nên vốn cố định và vốn lưu động của Doanh nghiệp. Thông qua việc đầu tư tín dụng Ngân hàng sẽ góp phần hình thành cơ cấu vôn hợp lý cho các Doanh nghiệp. Hiên nay nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, mở cửa thông thương với nhiều nước trên Thế giới, do vậy nhu cầu vốn ngày càng cao. Các thành phần kinh tế đang rất cần vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi Ngân hàng phảI nỗ lực hơn nữa để có thể đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp.
Vì vậy các Ngân hàng cần phai làm tốt công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi và xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hơp với xu thế phát triển của các thành phần kinh tế.
1.1.2.3. Tín dung Ngân hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng của mình, các Ngân hàng đã huy động và tập trung lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, đồng thời rút ra khỏi lưu thông một bộ phạn tiền tệ không cần thiết góp phần giảm lạm phát.
Bởi việc NHNN phát hành tiền đề tạo ra nguồn vốnđầu tư phát triển sẽ làm tăng khối kượng tiền tệ trong lưu thông, gây mất cân đối trong quan hệ tiên hàng dẫn đến lạm phát cho nền kinh tế.
Mặt khác, dựa vào qui luật của lưu thông tiền tểtong quá trình cân đối ngồn vốn tín dụng với nhu cầu vay mà NHNNTW thực hiện pháp lệnh đưa tiền vào lưu thông. Do đó sự vận động của vốn tín dụng là dựa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế để tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ.
1.1.2.4. Tín dụng Ngân hàng góp phần tăng cường việc chấp hành chế độ hạch toán trong các Doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trong quá trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng trước khi cho vay Ngân hàng có nhiệm vụ giúp đỡ các đơn vị vay vốn xây dựng kế hoạch vay vốn, dựa trên cơ sở các kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính. Khi xét duyệt cho vayy Ngân hàng còn căn cứ vào tình hình chấp hành các nguyên tắc cơ bản của chế độ tín dụng Ngân hàng, tình hình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh tếđối với các đơn vị bạn cũng như tôm trọng các qui chế thủ tục cho vay. Đặc biệt phải có các báo cáo tài chính kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó nêu rõ mục đích và khẳng định tính khả thi và mức sinh lời của dự án.
Như vậy muốn vay được vốn các Doanh nghiệp cần phải thực hiện chế độ hạch toán thật tốt. Tất cả các công tác trên giúp cho Doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và Ngân hàng có khả năng thu hồi được vốn
Đặc trưng cơ bản của tín dụng Ngân hàng là sự vận độngtrên cơ sở hoàn trả cả gốc lẫn lãi của các con nợ đối với Ngân hàng.
Các đơn vị kinh tế, cá nhân khi vay vốn Ngân hàng đều phải cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện mà Ngân hàng đưa ra nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệ quả, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị và hoàn trả vốn+ lãi đúng thời hạn. Trong trường hợp các đơn vị vay vốn không thực hiện đúng cam kết thì Ngân hàng sẽ ding đến các biện pháp chế tài tín dụng. Do vậy các đơn vị sản xuất kinh doanh luôn tìm cách để tăng hiệu quả sử dụng vốn như: Đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng năng suất, giảm giá thành nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận, để có thể trả gốc và lãi đúng thời hạn.
Điều này đã thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh tăng cường khâu hạch toán kế toán một cách chặt chẽ đảm bảo doanh lợi ngày càng cao, tăng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.
1.1.2.5. Tín dụng Ngân hàng là công cụ chủ yếu để đầu tư, tài trợ cho các ngành kinh tế then chốt và các ngành kinh tế kém phát triển
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tạp trung lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội của các tổ chức, cá nhân để cho các đơn vị kinh tế vay. Nhưng không phải tất cả các chủ thể có nhu cầu vay đều được Ngân hàng đáp ứng. Bởi để tránh rủi ro tín dụng các Ngân hàng chỉ thực hiện đầu ư tập trung vào đơn vị cá triển vọng sản xuất kinh doanh
Tuy nhiên trong điều kiện đất nước ta hiện nay phần lớn dân cư đang sống bằng nghề nông. ở hầu hết các tỉnh miền núi vấn đề đưa máy móc vào nông nghiệp còn rất hạn chế nguyên nhan ở đây là do thiếu vốn.
Vì vậy trong giai đoạn trước mắt thông qua công tác tín dụng, Nhà Nước cần tập trung vào phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội, đồng thời tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác.
Bên cạnh đó nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá hiên đai hoá tham gia vào các quan hệ mang tính chất quốc tế. Bởi vậy chúng ta cần phải tập trung vào việc phát triển các ngành mũi nhọn như: công nghiệp chế biến, dầu khí…và tín dụng Ngân hàng là một trong những yếu tố cơ bản góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành này. Với một chính sách tín dụng và mức lãi suất hợp lý sử dụng trong việc khuyến khích phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn là một công cụ linh hoạt tích cực trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiêp hoá hiện đại hoá một cách nhanh chóng và vững chắc.
1.1.2.6. Tín dung Ngân hàng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại
Ngày nay khi tất cả các quốc gia trên Thế Giới đều có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại thì việc phát triển kinh tế không chỉ bó hẹp ở phạm vi trong nước. Tín dụng Ngân hàng đã trở thành một phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau. Đặc biệt là các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá và hiệ đại hoá nền kinh tế.
Sự phát triển của hoạt động tín dụng giữa các tổ chức tài chính quốc tế, các quỹ tiền tệ quốc tế và các Ngân hàng nước ngoài của chính phủ Việt nam đã góp phần to lớn thúc đẩy nền kinh tế nước ta có những bước tiến vượt bậc.
Nâng cao khả năng hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên Thế Giới.
1.1.3. Các hình thức tín dụng Ngân hàng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, các Ngân hàng phải luôn luôn nghiên cứu và đưa ra những hình thức tín dụng khác nhau để có thể đáp ứng một cách tốt nhất quá trình tái sản xuất, từ đó đa dạng hoá danh mục đầu tư để mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và thực hiện phân tán rủi ro.
Dựa vào các tiêu thức khác nhau mà chúng ta tiến hành phân loại các hình thức tín dụng Ngân hàng:
- Căn cứ vào mục đích sử dụng có các hình thức tín dụng sau:
+ Cho vay bất động sản: Là loại chovay liên quan tới việc mua sắm và bất động sản như nhà ở, đất đai,hoặc bất động sản trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
+ Cho vay công nghiệp và thương mạ: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương mại dịch vụ
+ Cho vay nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, giông cây trồng, thức ăn gia súc…
+ Cho vay tiêu ding cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dụng như mua sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay Ngân hàng còn cho vay để trang trả các chi phí thông thườngcủa đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng
- Căn cứ vào tài sản thế chấp có các hình thức tín dụng sau:
+ Cho vay có tài sản thế chấp: Ngân hàng căn cứ vào tài sản của khách hàng để đảm bảo cho việc trả nợ cuă khách hàng
+ Cho vaykhông có tài sản thế chấp (tín chấp): Ngân hàng cho vay trên cơ sở tin tưởng khách hàng, tài sản thế chấp là uy tín, danh dự của khách hàng. Ngoài ra cón có các hình thức cho vay thông qua việc bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghoè vay vốn.
- Căn cứ giá trị của tín dụng có các hình thức sau:
+ Cho vay bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền như: Thắu chi, tín dung thời vụ, tín dụng trả góp
+ Cho vaybằng tài sản: Phổ biến là tài trợ thuê mua
- Căn cứ vào xuất xứ tín dụng có các hình thức sau:
+ Cho vay trực tiếp: Ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho khách hàng và khách hang trực tiếp trả lãi và gốc cho Ngân hàng
+ Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vayđược thực hiện thông qua việc mua lại khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn lại trong thời hạn thanh toán. Chiết khấu thương mại
- Căn cứ vào thời hạn cho vay có các hình thức sau:
+Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng(1 năm)Được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân…
+Tín dụng trung hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng (5năm). Mục đích là vay vốn để sửa chữa, khôi phục thay thế tàI sản cố định hoặc cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, đổi mới qui trình công nghệ và xây dựng mới những công trình loại nhỏ, thời hạn thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn từ 60 tháng trở lên. Mục đích sử dụng là để sửa chữa, khôi phục thay thế tài sản cố định, đổi mới công nghệ và xây dựng đổi mới những công trình mới…thời hạn thu hồi vốn lâu
1.2. Chất lượng tín dụng Ngân hàng
1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, một Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải thắng trong cạnh tranh. Khi nền sản xuất càng phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt. Cạnh tranh diễn ra trên 3 phương diện: Số lượng, chất lượng, giá cả trong đó chất lượng đóng vai trò quan trọng hàng đằu, tạo điều kiện nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường.
Ngân hàng là một Doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, có tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Bởi thực tế cho thấy nguyên nhân của hầu hết các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đều bắt nguồn từ Ngân hàng. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng là rất cần thiết, chất lượng tín dụng Ngân hàng được hiểu như sau:
“Chất lượng tin dụng Ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng ( người gửi tiền và người vay tiền ) trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng phù hợp và phụ vụ sự phát triển kinh tế xã hội”
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
1.2.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn vay
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn vay =---------------------------
Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của moat đồng vốn huy động. Vậy tỷ lệ này lớn là tốt hay nhỏ là tốt? Chúng ta chưa thể kết luận được điều này : Bởi nếu tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì Ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay thì Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn.
1.2.2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =-----------------
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng của những khoản vay. Khi tỷ lệ này vượt quá một giới hạn cho phép thì nó thể hiện sự yếu kém của hoạt động tín dụng ( mức giới hạn ở mỗi nưóưc là khác nhau, ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ này là 5%)
1.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số trả nợ
Vòng quay vốn tín dụng =------------------------
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết có thu hồi nợ của khách hàng nhanh hay không? Chỉ tiêu này chứng tỏ Ngân hàng cho vay khách hàng thu hồi nợ nhanh, tạo ra được số làn giao dịch lớn hơn trên một lượng tiền, làm giảm được lượng tiền lưu thông trong xã hội
Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng cao.
1.2.2.4. Tỷ lệ nợ khó đòi
Nợ khó đòi
Tỷ lệ nợ khó đòi = -----------------
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích đánh giá được khả năng thu nợ của Ngân hàng, nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ Ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu nợ, và như vậy chất lượng tín dụng của Ngân hàng giảm sút, không hiệu quả, và ngược lại
1.2.2.5. Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích
Dư nợ sử dụng sai mục đích
Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích = ----------------------------------
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho ta biết trong tổng dư nợ có bao nhiêu % vốn sử dụng sai mục đích. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ Ngân hàng đã chủ quan trong việc kiểm tra, giám sát các khoản vay. Gây nhiều tốn thất cho Ngân hàng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng
1.2.2.6. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Hiệu quả tín dụng Ngân hàng không thể nói là cao nếu lợi nhuận do hoạt động này mang lai thấp. Cụ thể người ta thường dùng những chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả tín dụng xét về mặt lợi nhuận:
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Mức sinh lời vốn tín dụng =-------------------------------------------
Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Nó cho biết một đồng dư nợ cho vay mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng lớn, đó là một trong những nhân tố tạo nên hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
- Chỉ tiêu lợi nhuận = -------------------------------------------
Tổng lợi nhuận ngân hàng
Chỉ tiêu này cho phếp đánh giá tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trong mối quan hệ với toàn bộ hoạt động của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hầu hết lợi nhuận của Ngân hàng có được là từ hoạt động cho vay.
1.3..Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng
Lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng trên Thế giới đã cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa tốc độ phát triển của nền kinh tế với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. Mỗi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đều có những tác động tiêu cực, them trí lay chuyển toàn bộ nền kinh tế. Sự an toàn, vững chắc và hoạt động có hiệu quả của hệ thống Ngân hàng từ lâu đã được coi là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quá trình hoạt động và phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là để đảm bảo hoạt động bình thường ở các Ngân hàng thương mại thì trước hết điều đặc biệt quan tâm là phải thu hồi đươc vốn, tiếp theo mới là bảo toàn và phát triển được vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Ngân hàng muốn nâng cao chất lượng tín dung của mình thì trước hết phải làm tốt những nhiệm vụ trên.Sự an toàn vôn của Ngân hàng vẫn luôn luôn là mối quan tâm hàng đằu của khàch hàng. Với vai trò vừa là người cho vay vừa là người đi vay trách nhiệm của Ngân hàng là vừa phải gây dựng được lòng tin nơi khách hàng của mình giúp Ngân hàng huy động vốn. Mặt khác phải sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả để đem lại lợi nhuận cho mình và khách hàng của mình. Điều này không phải là dễ dàng với bát kỳ một Ngân hàng nào.
Chính vì vậy một trong hai hoạt động kép của Ngân hàng đó là phải nâng cao chất lượng tín dụng của mình. Là một trong những nghiệp vụ đem lại lợi nhuân nhiều nhất cho Ngân hàng, tín dụngcũng đem lại những rủi ro cao nhất. Vì vậy Ngân hàng ngày càng phải coi trong đến chất lượng tín dụng của mình.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng
1.4.1. Nhân tố khách quan.
1. 4.1.1.Nhân tố môi trường kinh tế
ở đây chúng ta xét đến cả môi trường trong nước và quốc tế:
Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng Ngân hàng phát triển, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp được tiến hành một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát, khủng hoảng tài chính dẫn đến khả năng cho vay và khả năng trả nợ không có biến động lớn.
Tuy nhiên để xã hội phát triển đi lên đòi hỏi phải có sự tăng trưởng mà tăng trưởng thì dẫn đến lạm phát. Nếu chúng ta không quản lý tốt để lạm phát ở con số cao thì các Ngân hàng sẽ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất do đồng tiền mất giá. Như vậy chất lượng tín dụng cũng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.
Ngoài ra do chính sách vĩ mô của Nhà Nước ưu tiên hay hạn chế phát triển một số ngành nghề đảm bảo sự phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng Ngân hàng.
Chu kỳ phát triển kinh tế cũng có tác động không nhỏ tới chất lượng tín dụng. Trong thời kỳ sản xuât kinh doanh trì trệ, nhu cầu vốn tín dụng giảm gây ra tình trạng ứ đọng vốn và các khoản tín dụng đã được thực hiện cũng khó hoàn trả. Ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế, các Doanh nghiệp đua nhau mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu vay vôn ngày càng lớn.
1. 4.1.2. Nhân tố môi trường pháp lý
Hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng cũng như hoạt động của nền kinh tế nói chung muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, đầy đủ đI kèm hỗ trợ. Pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiêu trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Một hệ thống pháp luật không đầy đủ,không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền kinh tế sẽ trở nên hỗn độ, không trôI chảy. Pháp luật đã tạo lập hành lanh pháp lý giúp cho mọi hoạt động ssản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao. Chỉ trong trường hợp các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng mới đạt kết quả mong muốn đem lại chất lượng cho hoạt động tín dụng Ngân hàng.
1.4.2. Nhân tố chủ quan.
14.2.1. Về phía Ngân hàng.
Đây là những nhân tố thuộc về bản thân nội tại của Ngân hàng có liên quan, ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng bao gồm:
Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng có một ý nghĩa to lớn quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả hệ thống ngân hàng. Do vậy khi xây dựng chính sách tín dụng cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền, của Ngân hàng và của người sử dụng vốn vay. Đồng thời chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và cần được dựa trên những thực tiễn và khoa học nhất định.
Công tác tổ chức của Ngân hàng:
Tổ chức của ngân hàng cần được cụ thể hoá và sắp xếp một cách có khoa học, có tính linh hoạt vốn cũng như cho vay, quản lý được cơ cấu tài sản nợ, tài sản có của Ngân hàng. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Do hoạt động tín dụng là loại hình kinh doanh tiền tệ có rủi ro rất lớn nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhành giữa các phòng ban, bộ phận trong từng Ngân hàng trong toàn hệ thống Ngân hàng, giữa Ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý…
- Chất lượng nhân sự:
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và trong hoạt động Ngân hàng noi chung. Hiện nay khi nghiệp vụ Ngân hàng ngày càng phát triển thì đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để có thể sử dụng các phương tiện làm việc hiện đại phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ không ngừng. Do vậy việc tuyển chọn nhân sự cần phải được tiến hành kỹ lưỡng, cán bộ tín dụng phải là người có trách nhiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt, phảI có chuyên môn giỏi thì mới có thể ngăn ngừa những sai phạm khi thực hiện một chu kỳ kép kín của một khoản tín dụng. Đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng mình trên thương trường và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của một xã hội ngày càng phát triển.
- Qui trình tín dụng:
Đây là những giai đoạn, công việc cần phải được thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, thu nợ bắt đằu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng phụ thuộc vào việc lập ra một qui trình tín dụng có đảm bảo tính khoa học không và việc thực hiện các giai ddoạn trong qui trình tín dụng cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giai đoạn như thế nào?
- Thông tin tín dụng:
Thông tin tín dụng có tác động trực tiếp đến quyết định cho vay, giúp cho các cán bộ tín dụng có câu trả lời đúng: Cho vay hay không cho vay? Xét trên tầm vĩ mô thông tin tín dụng là cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng và đưa ra các dự báo phát triển kinh tế. Thông tin tín dụng càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.
- Trang thiết bị phục vụ hoạt động tín dụng:
Trang thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức quản lý Ngân hàng, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vayvà thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp Ngân hàng cập nhật được thông tin nhanh chóng, kịp thời,chính xác. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.
1.4.2.2. Nhân tố về phía khách hàng
Để đảm bảo khoản tín dụng được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả mang lại lợi ích cho Ngân hàng thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng.
Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững chắc, có thu nhập ổn định sẽ có khả năng hoàn trả các khoản vay vốn của Ngân hàng khi đến hạn. Và khi đó Ngân hàng sẽ đảm bảo được an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng.
1.4.2.3. Các nhân tố tự nhiên khác
Đây là những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh…Khi xảy ra thường gây hậu quả lớn tác động đến cả Ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng khó có khả nă._.ng thu hồi được vốn điều đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
Sự tác động của các yếu tố này Ngân hàng khi tiến hành đằu tư phải cân nhắc kỹ, phải có được những báo cáo cụ thể, chủ động phòng ngừa rủi ro. Như vậy việc nắm vững các nhân tố ảnh hưởng này và biết cách tận dụng nó trong hoàn cảnh thực tế của mình, Ngân hàng sẽ tự tạo ra cho mình những thời cơ thuận lợi mới, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, mang lại hiệu quả to lớn trong kinh doanh, khẳng định được vị thế của mình trong xã hội.
Chương 2
Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội trong thời gian qua.
2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành chi nhánh Nam Hà Nội
Tiền thân từ một bộ phận tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng Nhà Nước tỉnh, chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội được thành lập ngày 12/03/2001 và đi vào hoạt động chính thức ngày 08/05/2001 với nhiều khó khăn chồng chất. Do mới thành lập cách đây gần 5 năm nhưng chi nhánh NHNo Nam Hà Nội cũng đã bước đằu đạt được thành công trong viêc mở rộng thị trường và tạo uy tín cho mình trên địa bàn quận Thanh Xuân nói riêng và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung.
Chi nhánhNHNo Nam Hà Nội là một ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc NHNo Việt Nam, là chi nhánh loại một cũng như là một chi nhánh ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn thủ đô Hà Nội cả về qui mô lẫn phạm vi hoạt động. Trụ sở tại đóng ở C3 Phương Liệt, dường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Đến hết năm 2004, Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội có đọi ngũ cán bộ là 112 người với mạng lưới ngoàI trụ sở chính gồm 03 chi nhánh cấp 2 và 03 phòng giao dịch. Trong đó , 32 cán bộ được bố trí làm công tác tín dụng ( 06 cán bộ thẩm định , 26 cán bộ tín dụng) chiếm 28,57% cán bộ toàn chi nhánh.
2.1.1.1. Tổ chức bộ máy NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Ban lãnh đạo Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc phụ trách 3 mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức hành chính của chi nhánh được bố trí thành 6 phòng ban:
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng thẩm định
Hình 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của chi nhánh NHNO&PTNT Nam Hà Nội ( là chi nhánh cấp I của NHNo Việt Nam )
Ban lãnh đạo
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng thẩm định
2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, NHNo&PTNT Nam Hà Nội đảm nhiệm 3 chức năng cơ bản sau:
kiệm thành đằu tư
- Tạo phương tiện thanh toán: khi Ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể ding để mua hàng hoá, dịch vụ.
- Trung gian thanh toán: thay mặt khách hàng, Ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua các trung tâm thanh toán
Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường ở khu vực quận Thanh Xuân và thực hiện những chương trình của NHNo&PTNT Việt Nam.
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Bảng 1 : Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNTNam hà nội
Đơn vị : Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Thu nhập
118.894
120.440
206.739
Chi phí
112.290
89.599
162.844
Lãi(+), lỗ (-)
+6604
+30.841
+43.895
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm2002, 2003, 2004)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy lợi nhuận của NHNo&PTNT Nam Hà Nội đạt được ở mức khá cao. Đặc biệt là trong hai năm gần đây 2003 và 2004.Năm 2004 thu nhập là 43.895 triệu tăng 142% so với kế hoạch 2003. Kết quả này cho ta thấy sự kinh doanh có hiệu quả của Ngân hàng trong thời gian qua. Trong thời gian tới Ngân hàng cần cố gắng phát huy, cụ thể là tìm ra điểm mạnh dẫn tới sự thành công, đẩy mạnh phát huy, đồng thời cũng cần tìm ra các điểm yếu còn tồn tại để tìm cách khắc phục. Từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng tiến xa hơn nữa.
Hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh khác:
Chi nhánh quan tâm triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và an toàn vốn, quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh và vững chắc. Đã tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp được vay vốn Ngân hàng, tìm nhiều giải pháp giúp các doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Chất lượng tín dụng được xác định là mục tiêu hàng đầu, do vậy Chi nhánh đã tích cực mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng các khoản cho vay, nâng cao tiêu chuẩn tín dụng, chọn lọc khách hàng, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng, kết hợp nâng cao trình độ chuyên môn và đề cao công tác thẩm định, bảo đảm hiệu quả các dự án cho vay nên vốn tín dụng của chi nhánh có hệ số an toàn cao. Do đó đã kiềm chế được nợ quá hạn mới phát sinh.
Công tác kinh doanh đối ngoại:
Ngoài kinh doanh đối nội, hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đạt kết quả đáng khích lệ, hỗ trợ tích cực cho việc tăng trưởng dư nợ. Chất lượng dịch vụ, trình độ năng lực cuả cán bộ không ngừng nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu trong việc thực hiện xử lý các nghiệp vụ, do vậy Chi nhánh đã làm vừa lòng khách hàng lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng. Tuy vậy kết quả còn hết sức khiêm tốn.
Mua bán ngoại tệ: Vì việc tỷ gía Đôla có nhiều biến động do tình hình chính trị trên thế giới bất ổn định, nên Ngân hàng phải chịu áp lực ngoại tệ rất lớn.
Thanh toán quốc tế không ngừng được nâng cao, kiểm tra các bộ chứng từ nhanh chóng chính xác, thường xuyên tư vấn, tạo điều kiện cho khách hàng với phong cách văn minh lịch sự.
Chi trả kiều hối luôn đảm bảo nhanh chóng thuận tiện.
Qua quá trình phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại đã tạo lợi thế để mở rộng hoạt động tín dụng đối nội, tăng nguồn vốn ngoại tệ, tăng thu dịch vụ phí. Đây là khoản thu an toàn và phản ánh trình độ phát triển tiến bộ của Ngân hàng.
Công tác kế toán tài chính:
Công tác kế toán thanh toán là một trong ba trung tâm hoạt động của ngân hàng. Chi nhánh không ngừng hoàn thiện phong cách lề lối làm việc, triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.
Trong công tác kế toán tài chính luôn chủ động tổ chức việc tính toán, ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của Ngân hàng và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Công tác tiền tệ kho quỹ:
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng cũng rất lớn. Chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu của khách hàng về thu chi tiền mặt ngoại tệ. Tổ chức màng lưới thu chi nhanh chóng cho khách hàng, đảm bảo thu chi kịp thời chính xác, với thái độ văn minh lịch sự. Làm tốt các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng như: Thu tiền lưu động, chuyển tiền nhanh đi các tỉnh
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đã chủ động lập chương trình và thực hiện kiểm soát trên tất cả các mặt nghiệp vụ: Tín dụng, bảo lãnh, kế toán tài chính, tiền tệ kho quỹ, chế độ an toàn kho quỹ, chấp hành chế độ tại các quỹ tiết kiệm…từ đó đôn đốc việc thực hiện chế độ quy định đi vào nền nếp.
Trong công tác xử lý nợ tồn đọng đã tích cực tham gia đóng góp đề xuất những biện pháp thích hợp đúng trình tự pháp luật, để giải quyết những khoản nợ khó đòi. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ đã kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, bổ khuyết thiếu sót trong các mặt nghiệp vụ hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, góp phần tích cực vào kết quả hoạt động và sự phát triển của Chi nhánh.
Công tác tổ chức hành chính:
Năm 2004 công tác tổ chức cán bộ tiếp tục được hoàn thiện. Do đòi hỏi mô hình tổ chức mới để phù hợp với chương trình hiện đại hoá Ngân hàng, tại chi nhánh đã triển khai sắp xếp lại mô hình tổ chức và cán bộ theo đúng định. Việc bổ nhiệm cán bộ vào vị trí mới đều được thực hiện đúng quy chế đảm bảo Dân chủ - Công khai và thống nhất.
Công tác đào tạo được chú ý, Chi nhánh đã cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên không ngừng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, nâng cao chất lượng cán bộ để đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh ngày càng phát triển.
2.1.2.1.Hoạt động huy động vốn
Trong những năm gần đây, công tác huy động vốn gặp rất nhiều biến động về lãi suất. Có thời điểm mức lãi suất huy động lên cao nhất trong thời gian gần đây, có thời điểm mức lãi suất huy động lại xuống rất thấp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn của Chi nhánh, nhất là sự cạnh tranh hết sức sôi động về lãi suất giữa các NHTM. Tuy nhiên Chi nhánh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: Phát hành tiết kiệm dự thưởng, phát hành trái phiếu, thực hiện tốt chính sách khách hàng…để phát triển nguồn vốn. Từ những biện pháp tích cực và uy tín của chi nhánh, tổng nguồn vốn huy động đã tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ vốn và tạo thế chủ động cho phát triển kinh doanh, ngoài ra còn thường xuyên nộp vốn thừa theo kế hoạch
Đối với hoạt động kinh doanh của một NHTM, nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của nó. Với nguyên tắc ”Huy động vốn để cho vay” trong những năm qua bằng việc không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua các quỹ tiết kiệm, giải quyết nhanh chóng và thông thoáng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự nhằm thu hút tối đa nguồn vốn tiền gửi dân cư thông qua việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch vụ không ngừng được hoàn thiện. Chi nhánh đã thu hút được tiền gửi của các doanh nghiệp thể hiện ở mức tăng trưởng nguồn vốn khá cao tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Biểu thống kê 2 phản ánh rõ quy mô và tốc độ huy động vốn của chi nhánh.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội.
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
I.Phân theo TP KT
1.Tiền gửi các tổ chức kinh tế
2.Tiền gửi dân cư
- Tiền gửi tiết kiệm
- Phát hành công cụ nợ
643.216
1.194.309
1.152.186
42.123
35%
65%
62,7%
2,3%
645.759
1.316.919
1.157.099
159.820
32,9%
67,1%
59%
8,1%
686.109
1.408.347
1.196.438
211.909
32,8%
67,2%
57,1%
10,1%
II.Phân theo nội tệ và ngoại tệ
1. Tiền gửi VNĐ
2. Tiền gửi ngoại tệ
1.366.381
471.144
74,4%
25,6%
1.507.793
454.885
76,8%
23,2%
1.738.053
356.403
83%
17%
Tổng nguồn vốn huy động
1.837.525
100
1.962.678
100
2.094.456
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2002 đến năm 2004, tổng nguồn vốn huy động qua các năm tăng: 1.837.525 triệu đồng (2002), 1.962.678 triệu đồng (2003), 2.094.456 triệu đồng (2004).
Như vậy năm 2004 nguồn vốn huy động tăng 131.778 triệu đồng so với năm 2003 và đạt 99,5% kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng liên tục tăng: 643.216 triệu đồng (2002), 645.759 triệu đồng (2003), 686.109 triệu đồng (2004). Năm 2004 tăng 40350 triệu đồng so với năm 2003. Đây là nguồn vốn có lãi bình quân thấp mang lại hiệu quả kinh doanh nhưng cũng tiềm ẩn khả năng rủi ro trong thanh toán nếu Ngân hàng không bố trí kịp thời nguồn vốn thanh khoản. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động là nguồn tiền gửi dân cư 1.194.309 triệu đồng (2002) chiếm 65% tỷ trọng nguồn vốn huy động: Năm 2003 là 1.316.919 triệu đồng tăng 122.610 triệu đồng so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng 67,1% trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2004 đạt 1.408.347 triệu đồng, tăng 91.428 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67,2% trên tổng nguồn vốn huy động
Kết quả trên cho thấy khả năng huy động vốn tăng lên một cách đáng kể qua từng năm, phản ánh được việc thực hiện áp dụng các chính sách tại Ngân hàng đạt hiệu quả cao. Nguồn vốn này quyết định đến quy mô, quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nguồn vốn càng dồi dào thì tạo điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán, từ đó tạo uy tín cho Ngân hàng trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh. Nguồn vốn dồi dào tạo điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ, từ đó đảm bảo sự ổn định của tiền tệ, góp phần làm ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Mỗi hình thức huy động vốn có ý nghĩa và vị trí trong tổng nguốn vốn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của NHTM.
Vì vậy các hình thức huy động vốn cần được nghiên cứu để giúp Ngân hàng ra quyết định chính xác góp phần điều hành kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí đến mức hợp lý. Việc phân tích sự biến động của các hình thức tiền gửi tại chi nhánh Nam Hà Nội thấy rõ hơn tình hình huy động vốn tại Ngân hàng.
2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ tại chi nhánh
Song song với công tác huy động vốn, việc đầu tư tín dụng giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng tiến hành phân phối và sử dụng nguồn vốn đó. Đối tượng cho vay là các đơn vị kinh tế nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn…Để nắm bắt tình hình sử dụng vốn của chi nhánh chúng ta sẽ tiến hành phân tích cụ thể tình hình hoạt động tín dụng và đầu tư qua bảng số liệu sau:
Bảng 3 : Cơ cấu dư nợ cho vay tại chi nhánh Nam Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
1.Phân theo TP kinh tế
- Kinh tế quốc doanh
-Kinh tế ngoài quốc doanh
824.239
767.264
56.975
100
93,1%
6,9%
903.976
844.443
59.533
100
93,4%
6,6%
920.128
860.200
59.928
100
93,5%
6,5%
2.Phân theo kỳ hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung và dài hạn
- Cho vay khác
824.239
517.358
275.430
31.451
100
62,8%
33,4%
3,8%
903.976
569.966
301.742
32.268
100
63%
33,4%
3,6%
920.128
488.439
358.462
73.227
100
53,1%
38,9%
8%
3.Phân theo nội tệ và ngoại tệ
- Cho vay bằng VNĐ
- Cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi VNĐ)
824.239
575.957
248.282
100
69,9%
30,1%
903.976
678.502
225.474
100
75%
25%
920.128
660.480
259.648
100
71,8%
28,2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004)
Qua số liệu trên cho ta thấy tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2002 là 824.239 triệu đồng, Năm 2003 là 903.976 triệu đồng, Năm 2004 là 920.128 triệu đồng. Ta thấy được tổng dư nợ liên tục tăng đều qua các năm, để đạt được kết quả này là do chi nhánh Nam Hà Nội đã bám sát định hướng cho vay. Ngân hàng đã tập trung nâng cao chất lượng, đầu tư cho các doanh nghiệp lớn kinh doanh an toàn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì và phát triển sản xuất. Đặc biệt là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh bắt buộc phải có tài sản thế chấp khi vay vốn.
Từ số liệu trên, nếu xét cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế thì tỷ trọng cho vay đối với các khu vực kinh tế quốc doanh tăng liên tục qua các năm và dư nợ khu vực quốc doanh là chủ yếu. Năm 2002 là 767.264 triệu đồng chiếm 93,1% trên tổng dư nợ, năm 2003 là 844.443 triệu đồng chiếm 93,4% trên tổng dư nợ, năm 2004 là 860.200 triệu đồng chiếm 93,5% trên tổng dư nợ và tăng 15.757 triệu đồng so với năm 2003. Khối lượng tăng trưởng như vậy là do Ngân hàng đã đầu tư tín dụng chủ yếu cho khối kinh tế quốc doanh ở một số doanh nghiệp lớn như: Công ty dịch vụ kĩ thuật dầu khí, Công ty thực phẩm miền Bắc, Công ty xuất nhập khẩu bao bì Hà Nôị…. Ngân hàng đã thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng đối với từng doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng tín dụng, chú trọng đáp ứng nhu cầu lớn của khách hàng trong việc mua sắm nguyên vật liệu, duy trì sản xuất kinh doanh đều đặn tạo ra sản phẩm phục vụ trong và ngoài nước.
Đối với khối kinh tế ngoài quốc doanh, dư nợ thực hiện đến 31/12/2002 là 56.975 triệu đồng, chiếm 6,9% trên tổng dư nợ, Năm 2003 là 59.533 triệu đồng chiếm 6,6% trên tổng dư nợ, Năm 2004 là 59.928 chiếm 6,5% trên tổng dư nợ và tăng 395 triệu đồng so với năm 2003. Dư nợ cho vay đối với khối kinh tế ngoài quốc doanh ở chi nhánh có tăng nhưng chưa nhiều và vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số dư nợ, có thể được giải thích: Để thúc đẩy các thành phần trong nền kinh tế thị trường phát triển, Nhà nước ta đã ban hành các chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế ngoài quốc doanh. Sự phát triển đó dẫn tới nhu cầu lớn về vốn của khối kinh tế ngoài quốc doanh. Nhưng những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phần nào bị chững lại. Mặc dù tư tưởng chỉ đạo của nhà nước là mở rộng cho vay không phân biệt thành phần kinh tế nhưng để đảm bảo an toàn, Ngân hàng buộc phải cân nhắc kỹ lưỡng khi cho vay đối với khu vực này.
Dư nợ cho vay ngắn hạn đến 31/12/2003 đạt 569.966 triệu đồng, chiếm 63% trong tổng dư nợ, tăng 52.608 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2002. Đến 31/12/2004, Ngân hàng đã thực hiện cho vay ngắn hạn là 488.439 triệu đồng, giảm 81.527 triệu đồng so với năm 2003. Cho vay trung và dài hạn đến 31/12/2004 đạt 301.742 triệu đồng, chiếm 33,4% trong tổng dư nợ, tăng so với cùng kỳ năm 2002 là 26.312 triệu đồng. Đến 31/12/2004 dư nợ tín dụng trung và dài hạn là 358.462 triệu đồng, chiếm 38,9% trong tổng dư nợ, tăng 56.720 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2003. Như vậy từ năm 2002 đến năm 2004 dư nợ tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh đã tăng đáng kể, và tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn chiếm 33,4%
(năm 2003), 39% (năm 2004). Đây là một tỷ lệ khá cao nó giúp cho các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường. Đối với kinh doanh Ngân hàng, đầu tư tín dụng trung và dài hạn (nếu bằng VNĐ) sẽ tạo thu nhập ổn định và đảm bảo an toàn tín dụng cao hơn.
Bảng số liệu trên còn cho ta thấy. Nếu phân chia tổng dư nợ cho vay theo ngoại tệ và nội tệ thì cho vay nội tệ vấn chiếm đa số. Tính đến 31/12/2004 cho vay bằng VNĐ đạt 660.480 triệu đồng, chiếm 71,8% trong tổng dư nợ cho vay. Cho vay bằng ngoại tệ thực hiện đến ngày 31/12/2004 đạt 259.648 triệu đồng ( quy đổi ra VNĐ), chiếm 28,2% trong tổng dư nợ. Vì trên thế giới có rất nhiều biến động, nên đồng ngoại tệ luồn thay đổi lên xuống và do lãi suất tín dụng cho vay ngoại tệ thấp sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Tóm lại trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng không thiên quá về lợi nhuận mà mục tiêu là lợi nhuận, tăng trưởng và an toàn. Vì vậy khách hàng luôn được lựa chọn kỹ càng qua việc thực hiện tốt công tác thẩm định. Ngân hàng đã tập trung nâng cao chất lượng, đầu tư cho các doanh nghiệp lớn kinh doanh an toàn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì và phát triển sản xuất. Ngân hàng cũng rất nghiêm túc trong việc thực hiện những thể lệ, chế độ, quy trình nghiệp vụ, bảo đảm 100% các món vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, hạn chế mức thấp nhất rủi ro vốn bị sử dụng sai mục đích.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.1. Tình hình cho vay và thu nợ tại Chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 4: Tình hình cho vay và thu nợ Chi nhánh Nam Hà Nội
Đơn vị : Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
I. Tổng doanh số cho vay
1.261.696
100
1.221.260
100
1.302.556
100
1. Theo TP kinh tế
- DN nhà nước
- DN ngoài quốc doanh
1.193.559
68.137
94,6%
5,4%
1.157.032
64.228
94,7%
5,3%
1.219.977
82.579
93,7%
6,3%
2. Theo kỳ hạn
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
1.125.610
136.086
89,2%
10,8%
1.142.410
78.850
93,5%
6,5%
1.186.251
116.305
91,1%
8,9%
II. Tổng doanh số thu nợ
1.050.439
100
1.141.028
100
1.087.581
100
1.Theo TP kinh tế
- DN nhà nước
- DN ngoài quốc doanh
93.303
57.136
94,6%
5,4%
1.079.344
61.684
94,6%
5,4%
998.301
89.280
91,8%
8,2%
2. Theo kỳ hạn
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
1.026.023
24.416
97,7%
2,3%
1.091.617
49.411
95,7%
4,3%
1.041.820
45.761
95,8%
4,2%
Dư nợ
824.239
903.976
920.128
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004)
Biểu đồ: Cho vay – Thu nợ tại Chi nhánh Nam Hà Nội
Quan sát bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay có sự tăng trưởng. Năm 2004 doanh số cho vay đạt 1.302.556 triệu đồng, tăng 81.296 triệu đồng so với năm 2003, trong đó chủ yếu cho vay doanh nghiệp nhà nước, chiếm tới 93,7% trong tổng doanh số cho vay. Cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng nhưng còn thấp chỉ chiếm 6,3% trong tổng doanh số cho vay (năm 2004). Việc cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy đa dạng và phong phú nhưng cũng đầy tính phức tạp vì cho vay với thành thành phần kinh tế này đòi hỏi phải có tài sản thế chấp làm đảm bảo tiền vay cho nên Ngân hàng phải cân nhắc trước khi cho vay để tránh được những rủi ro có thể xảy ra.
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm phần đa trong tổng doanh số cho vay. Năm 2003 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 1.142.410 triệu đồng chiếm 93,5% trong tổng doanh số cho vay, Năm 2004 đạt 1.186.251, chiếm 91,1% trong tổng doanh số cho vay. Tốc độ tăng trưởng với loại hình cho vay ngắn hạn tăng, chứng tỏ Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu lớn về vốn cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh chiếm phần nhỏ và hầu như không có sự thay đổi đáng kể nào. Chi nhánh đã tập trung các tổng công ty có dự án khả thi hoặc theo sự chỉ đạo của NHNo Việt Nam dưới nhiều hình thức: cho vay theo món, đồng tài trợ…
Doanh số thu nợ của Ngân hàng có sự thay đổi không đồng đều, mặc dù năm 2004 doanh số cho vay cao hơn so với năm 2003, nhưng doanh số thu nợ lại giảm, chủ yếu trong các doanh nghiệp nhà nước và do việc thực thi cho vay trung dài hạn tốc độ thu giảm tương ứng với 1.087.581 triệu đồng (năm 2004) mà vào năm 2003 đạt 1.141.028 triệu đồng. Sự biến động này một mặt là do các khoản vay trung dài hạn có thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian lớn, đồng thời tốc độ giải ngân các khoản vay này đều theo tiến độ công trình, việc thu nợ vì vậy không thể nhanh chóng như cho vay ngắn hạn được, mặt khác cũng do tác động của nhiều yếu tố khác nên ảnh hưởng tới hoạt động của tất cả các NHTM cũng như các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện số lượng các dự án giảm sút, các dự án đang hoạt động thì dừng lại. Vì vậy sự trả nợ cho Ngân hàng của các doanh nghiệp tạm thời chậm lại.
Trong cơ cấu tổng thu nợ thì doanh số thu nợ của doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần, trong khi doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm 2,3% (năm 2002), 4,3% (năm 2003), doanh số thu nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên khá nhanh từ 5,4%( năm 2003) đến 8,2% (năm 2004). Do doanh số cho vay theo 2 loại này ngày càng lớn chứng tỏ Ngân hàng đã mở rộng quy mô hoạt động tín dụng hơn để đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định thể hiện sự nỗ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên Chi nhánh Nam Hà Nội .
Mở rộng đầu tư cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế là một yêu cầu cần thiết, song một yêu cầu đặt ra cần quan tâm đúng mức đó là chất lượng và hiệu quả tín dụng. Chất lượng hiệu quả đầu tư cho vay của Ngân hàng phải thực sự phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phát triển. Đơn vị tổ chức kinh tế vay vốn Ngân hàng làm ăn có lãi, và phải đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn.
2.2.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn = x100
Tổng nguồn vốn huy động
Bảng 5 : Hiệu suất sử dụng vốn Nam Hà Nội Đơn vị : Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng dư nợ tín dụng
824.239
903.976
920.128
Tổng nguồn vốn huy động
1.837.525
1.962.678
2.094.456
Hiệu suất sử dụng vốn
44,9%
46,1%
43,9%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004)
Nhìn vào số liệu bảng 5 ta nhận thấy hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh là thấp chỉ đạt 44,9% (năm 2002), 46,1% (năm2003), 43,9% (năm 2004). Khi quy mô huy động vốn ngày càng tăng mà hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng là thấp, Chi nhánh đã chưa tận dụng hết được nguồn vốn huy động của mình trong công tác cho vay.
2.2.3. Phân tích vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu quan trọng biểu thị chất lượng tín dụng, được xác định theo công thức:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào 2 yếu tố là doanh số thu nợ và mức dư nợ bình quân. Vòng quay vốn tín dụng tỷ lệ thuận với doanh số thu nợ. Vòng quay càng lớn thì chất lượng tín dụng càng cao. Để phục vụ cho việc luân chuyển một khối lượng vật tư, hàng hoá, nếu vốn tín dụng quay nhanh thì chỉ cần ít vốn, nếu quay chậm thì đòi hỏi phải có nhiều vốn.
Để thấy được vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánhNam Hà Nội, ta lập bảng sau:
Bảng6: Vòng quay vốn tín dụng
Đơn vị :Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Doanh số cho vay
1.261.696
1.221.260
1.302.556
Doanh số thu nợ
1.050.439
1.141.028
1.087.581
Dư nợ bình quân
824.239
903.976
920.128
Vòng quay vốn tín dụng
1,3
1,26
1,18
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của Chi nhánh có xu hướng tăng lên, nhưng doanh số thu nợ lại có phần giảm đi, năm 2004 doanh số thu nợ giảm 53.447 triệu đồng so với năm 2003 nguyên nhân là do các khoản vay trung dài hạn có thời hạn trả nợ trong thời gian lớn, vì vậy việc thu nợ không thể nhanh bằng như cho vay ngắn hạn được. Chính vì vậy vòng quay vốn tín dụng giảm. Trong thời gian tới Chi nhánh triển khai các biện pháp thu nợ để đạt doanh số cao hơn, để đẩy nhanh tốc độ quay vốn tín dụng.
2.2.4. Thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh Nam Hà Nội
Nợ quá hạn thường là dấu hiệu chính thức đầu tiên đối với những khoản vay có vấn đề. Nợ quá hạn chắc chắn sẽ tạo nên những hoài nghi về hoạt động tín dụng của Ngân hàng hay ít nhất đó cũng là dấu hiệu của việc xác định không phù hợp các điều kiện cho vay như thời hạn trả nợ và phương thức trả nợ. Nợ quá hạn phản ánh tình hình vay mượn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.
Nợ quá hạn là một vấn đề được quan tâm số 1 trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Sự suy giảm chất lượng tín dụng ở phạm vi rộng lớn là mầm mống cho khủng hoảng kinh tế có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Có thể nói nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất, nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của hệ thống Ngân hàng cũng như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
Việc phát sinh nợ quá hạn về bản chất là đến hạn trả nợ nhưng khách hàng chưa trả hoặc không trả được nợ. Sau đây chúng ta xem xét thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng7: Thực trạng nợ quá hạn phân theo thời gian tại chi nhánh Nam Hà Nội.
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng dư nợ quá hạn
15.364
100
10.538
100
9.333
100
Tổng dư nợ
824.239
903.976
920.128
Tỷ lệ % trong tổng dư nợ
1,9%
1,2%
1%
Phân theo thời gian
- Nợ quá hạn đến 6 tháng
- Nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm
- Nợ khó đòi
454
-
14.910
3%
-
97%
5
5
10.528
0,05%
0,05%
99,9%
265
-
9.068
2,8%
-
97,2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004)
Biểu đồ: Tổng dư nợ - Nợ quá hạn Nam Hà Nội.
Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm, điều này thể hiện qua số liệu, Năm 2002 tổng dư nợ quá hạn là 15.364 triệu đồng, Năm 2003 là 10.538 triệu đồng, Năm 2004 là 9333 triệu đồng, giảm 1.205 triệu đồng so với năm 2003. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng cũng giảm: 1,9% (năm 2002); 1,2% (năm 2003); 1% (năm 2004). Đây thực sự là dấu hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh tín dụng của Chi nhánh, phản ánh tình hình cho vay, thu nợ của Ngân hàng có kết quả tốt. Việc tổ chức triển khai xử lý nợ quá hạn Chi nhánh đã thực hiện tốt, phát huy trí tuệ tập thể đảm bảo đúng đúng tinh thần chỉ đạo. Bằng những biện pháp cụ thể nên việc thu nợ quá hạn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại là tình trạng nợ khó đòi ở Chi nhánh tuy có sự giảm sút nhưng vẫn là một vấn đề cần phải khắc phục bởi tỷ lệ này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ quá hạn, cụ thể năm 2002 nợ khó đòi: 14.910 triệu đồng, chiếm 97% trong tổng dư nợ quá hạn; năm 2003: 10.528 triệu đồng, chiếm 99,9% trong tổng dư nợ quá hạn: năm 2004: 9.068 triệu đồng, chiếm 97,2% trong tổng dư nợ quá hạn. Điều này cho thấy khả năng xử lý và ngăn chặn các khoản nợ khó đòi của Chi nhánh còn nhiều hạn chế. Công tác thu nợ được đẩy mạnh nhưng đối với những khoản nợ khó đòi vẫn chưa có cách khắc phục triệt để. Vẫn biết nợ quá hạn là không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là trong kinh doanh tín dụng, song khi nợ quá hạn đã xảy ra thì dù lớn hay nhỏ với tính chất phức tạp khác nhau đều có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động kinh doanh, đến thu nhập và lợi nhuận của Ngân hàng. Vì vậy ta phải tìm nguyên nhân để có biện pháp thu hồi nợ quá hạn, để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu nhất.
Nợ quá hạn thấp luôn là cái đích mà các Ngân hàng hướng tới, tuy nhiên các NHTM cũng không nên quá quan trọng tới mức cực đoan khi làm mọi cách làm giảm tỷ lệ nợ qúa hạn, bởi vì hoạt động Ngân hàng vốn đã hàm chứa nhiều rủi ro, nếu quá tập trung vào việc làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn Ngân hàng có thể bỏ qua những khoản vay có chất lượng mặc dù nhìn bề ngoài có thể đó là một khoản vay không tốt.
Bảng 8 : Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế và loại cho vay
Đơn vị : triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
824.239
903.976
920.128
Tổng dư nợ quá hạn
15.364
1,9%
10.538
1,2%
9.333
1%
I. Phân theo TPKT
- Kinh tế quốc doanh
-Kinh tế ngoài quốc doanh
12.321
3.043
1,5%
0,4%
8.756
1.782
0,96%
0,24%
7.724
1.609
0,84%
0,16%
II. Loại cho vay
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
- Cho vay khác
9562
5012
790
1,16%
0,65%
0,09
6825
3011
702
0,75%
0,38%
0,07
6421
2232
680
0,7%
0,24%
0,06
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004)
Nhì._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36897.doc