LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở địa bàn nông thôn. Trong những năm vừa qua ngành nông nghiệp nước ta đã có sự chuyển biến vượt bậc cả về năng suất và chất lượng. Vị trí và vai trò của kinh tế nông nghiệp nông thôn đã được khẳng định trong các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.nghị quyết 10 của bộ chính trị 1986 đã khẳng định: Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước.Vị trí của hộ sản xuẩt trong vi
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Huyện Văn Bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc phát triên kinh tế hàng hoá nông nghiệp là vô cùng quan trọng, nó là nguồn lưc dồi dào cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời nó là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, tạo công ăn việc làm, tận dụng nguồn lao đông trong nông thôn thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triểnvà góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.
Cùng với việc đổi mới của nền kinh tế đất nước, hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn nói riêng đã xác định rõ một trong những khách hàng lớn của mình là hộ sản xuất. Với đặc điểm là một huyện miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn, dân tri thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các hoạt động thương mại ít, chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ thế nên nguồn vốn tín dung do ngân hàng cung cấp có một vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và nâng cao đời sống nhân dân nói riêng. Song một thực tế hiện nay là quan hệ tín dụng giữa chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn với các hộ sản xuất còn nhiều hạn chế và bất cập, vô hình chung đã làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của từng hộ sản xuất cũng như làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy vấn đề đặt ra lúc này đối với NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn là phải nghiên cứu thực trạng tìm ra nguyên nhân và các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để mở rộng cho vay hộ sản xuất, tăng cường huy động vốn, nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất, khai thác có hiệu quả đối tượng khách hàng này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
Từ thực tiễn và nhận thức trong quá trình thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn, bằng kiến thức của mình cũng như mong muốn làm được một điều gì đó góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của quê hương mình em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn”.
Là một sinh viên chuyên nghành quản trị kinh doanh tổng hợp nên em đã cố gắng đứng trên góc độ một nhà quản trị để nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tuy nhiên với kiến thức và trình độ còn hạn chế cũng như thời gian nghiên cứu hạn hẹp chắc chắn bài viết của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót, khiếm khuyết do đó em rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của thầy giáo, các bạn và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sư giúp đỡ, hướng dẫn của thầy Nguyễn Thành Trung đã giúp em hoàn thành bài viết này.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN BÀN
I-Lịch sử hình thành của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn
1. Giới thiệu chung
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Lào Cai, hoạt động theo luật tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu:
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân, huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với dân cư và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Làm dịch vụ các dự án tín dụng quốc tế.
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước.
- Kinh doanh ngoại tệ.
Trụ sở đặt tại: số 20 tổ dân phố số 8 thị trấn Khánh Yên huyện Văn Bàn thành phố Lào Cai.
Điện thoại :020882135
Fax : 020882235
2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn.
2.1-Lịch sử ra đời.
Từ Ngân hàng Nhà Nước huyện Văn Bàn hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ và tách thành ngân hàng Nông nghiệp huyện Văn Bàn từ năm 1988 theo quyết định số 280/QĐ-NHNo 02 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Và chi nhánh NHNo&PTNT huện Văn Bàn được thành lập từ ngày 19/6/1998 theo quyết số 340/QĐ-NHNo-02 của TGĐ NHNo&PTNT Việt Nam, là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai, hoạt đông theo luật tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam.
Trong suốt thời gian hoạt động từ cơ chế hạch toán tập trung chuyển sang cơ chế hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm và đối mặt với nền kinh tế thị trường cạnh tranh sôi động, chi nhánh đã không tránh khỏi những khó khăn trở ngại trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ ngân hàng theo cơ chế mới.
Không chịu bó tay với bất cứ khó khăn nào, bằng ý chí vươn lên từ nội lực của cán bộ công nhân viên, có sự chỉ đạo chặt chẽ của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo tỉnh Lào Cai. NHNo huyện Văn Bàn đã từng bước lập lại thế chủ động, hoà nhập với cơ chế thị trường, nâng cao năng lực trong kinh doanh và ngày càng phát triển ổn định trong kinh doanh dịch vụ tiền tệ ngân hàng, góp phần trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đã đạt được những kết quả đáng khích lệ từ công tác đào tạo cán bộ đến kết quả kinh doanh:
Về kết quả kinh doanh: nếu đên cuối năm 1991 tổng nguồn vốn huy động mới là 2,98 tỷ đồng thí đến cuối năm 2006 là 27 tỷ đồng tăng 9,1 lần.
Tổng dư nợ cuối năm 1991 là 3,48 tỷ đồng thì đến cuối năm 2006 là 92 tỷ đồng tức tăng 26,5 lần.
Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh gắn với an toàn vốn, NHNo huyện Văn Bàn đã rất quan tâm đến công tác thanh tra kiểm tra nội bộ (đặc biiệt tổ chức đối chiếu dư nợ nhằm tránh tình trạng vay hộ, vay ké, lợi dụng của cán bộ ngân hàng) với tinh thân kip thời trấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót tiềm ẩn, nâng cao chất lượng công tác trong mọi nghiệp vụ ngân hàng nhất là công tác tín dụng, chi tiêu nội bộ và an toàn kho quỹ.
Trong công tác tín dụng dễ phát sinh rủi ro do môi trường pháp lý, môi trường kinh tế không ổn định, ngoài ra khách hàng của NHNo huyện Văn Bàn chủ yếu là hộ gia đình sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, hiệu quả kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Với đặc thù như vậy, trong quá trình hoạt động NHNo huyện Văn Bàn luôn thường xuyên phối kết hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, phòng khuyến nông để hướng dẫn hộ nông dân chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh… chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm hạn chế thiệt hại cho họ cũng như vốn do ngân hàng đầu tư.
Bên cạnh đó chi nhánh NHNo huyện Văn Bàn còn rất chú trọng trong việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng bằng nhiều hình thức đào tạo như theo học đại học tại chức, tập huấn nghiệp vụ do ngành tổ chức… và coi đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao năng suất lao động, đạt hiệu quả cao. Luôn coi trọng vai trò lãnh đạo của đảng uỷ, phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên để đưa phong trào thi đua trong cơ quan sôi nổi, liên tục tạo động lực cho toàn thể CBCNV hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên không bằng lòng với kết quả đạt được, NHNo huyện Văn Bàn sẽ tiếp tục phát huy phấn đấu cao hơn nữa chất lượng hoạt động kinh doanh, đặc biệt chú ý đến chất lượng tín dụng góp phần phát triển, xây dựng kinh tế huyện nhà nói riêng và Đất nước nói chung với mục tiêu “Hiệu quả an toàn và phát triển”.
2.2- Các giai đoạn phát triển chủ yếu
* Giai đoạn từ 1988 – 1990
Đây là giai đoạn thanh lập – Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã ra đời với chức năng là một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là một lĩnh vực, một địa bàn trọng điểm của đất nước với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP và là khu vực kinh tế chiếm hơn 85% dân số nước ta
Trong giai đoạn này hoạt động của NHPTNN huyện Văn Bàn vẫn do ngân hàng Nhà nước điêu hành trực tiếp. Trong bối cảnh kinh té xã hội và điều kiện hoạt động như thế NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn đã gặp rất nhiều kho khăn nhưng vẫn đứng vững và tạo dựng nền móng để tồn tại và phát triển, từng bước xây dựng mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ.
*Giai đoạn từ 1991 - 1996
Năm 1990 là năm đanh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình đổi mới của nghành ngân hàng. Thang 5/ 1990 hai pháp lệnh ngân hàng ra đời khẳng định hệ thống ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Nhà nước với chức năng ngân hàng trung ương, là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng, là ngân háng phát hành đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam. Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ của pháp luật
NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn trong giai đoạn này bắt đầu gia đoạn phát triển mạnh mẽ vơi nhiều sản phẩm và dịch vụ mới cũng như chủ động hơn trong hoạt đông của mình. Cuối năm 1991 được sự chấp thuận của ngan hàng Nhà nước, ngân hàng nông nghiệp thí điểm cho vay hộ nông dân, mở ra một thị trường lờn và hết sức phù hợp với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường
*Giai đoạn từ 1997 đến nay
Năm 1997 Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ra đời thay thế 2 pháp lệnh. Điêu lệ NHNo&PTNT Việt Nam được thống đốc phê chuẩn tại quyết định số 309/1997/QD-NHNN ngày 22/11/1977
Đây là thời kỳ kinh tế nước ta phát triển nhanh, mạnh, tốc độ tăng trưởng trên mức 7%/năm. Đây cũng là giai đoạn phat triển nhất của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn từ trước đến nay và đat được nhiều thành tích và kết quả khả quan. Lợi nhuận luôn luôn đạt và vượt kế hoạch , mức dư nợ luôn duy trì ở mức cao, tỷ lệ nợ xấu luôn trông giơi hạn cho phép. Vơi những kết quả đạt được thì đến tháng 5/ 2004 NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn đã đươc chinh phủ tặng bằng khen.
II – Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn
Giám đốc
1 – Sơ đồ tổ chức
- Phó giám đốc phụ trách kinh tế tài chính và công tác đoàn thể
- Phó giám đốc phụ trách tín dụng
Phòng
Kế toán tài vụ
Phòng
Tín dụng
Phòng
Vi tính
Văn phòng
Phòng
Giao dịch kinh doanh tổng hợp
Ngân hàng cấp 3 – xã Võ Lao
2 - Sự phân công, phân cấp trong tổ chức
Điều hành hoạt đông của ngân hàng là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc (Phó giám đốc phụ trách kinh tế tài chính công tác, đoàn thể
và phó giám đốc phụ trách tín dụng); kế toán trưởng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ. Hiện tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn có 25 nhân viên chính thức và 5 nhân viên hợp đồng.
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn có chức năng tham mưu, giup ban giám đốc trong quản lý và điều hành công việc của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ do giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai quyết định theo đề nghị của giám đốc NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn
Chi nhánh cấp 3 – xã Võ Lao là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn , có con dấu riêng, có nhiệm vụ thực hiện một phần nghiệm vụ của chi nhánh cấp 2 và theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam . Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh :
* Chức năng:
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa giới hành chính
- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo uỷ quyền của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện các được giao và thừa lệnh của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
* Nhiệm vụ:
- Huy động vốn.
- Cho vay.
- Kinh doanh ngoại hối.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác.
- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng dưới hình thức tư vân trực tiếp cho khách hàng.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đầu tư dưói các hình thức như : Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.
- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quản lý nhà khách, nhà nghỉ, các cơ sở đào tạo tên địa bàn do NHNo&PTNT Việt Nam giao.
- Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ,lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp,uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bán theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện cơ chế, qui chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh donh của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đia phương.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện các nghiệm vụ khác do hội đồng quản trị, tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam giao.
III - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn
1 - Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng
* Các sản phẩm và dịch vụ truyền thống của ngân hàng:
- Thực hiện mua bán và trao đổi ngoại tệ: Ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền chẳng hạn như USD lấy một loại tiền khác như “France” Pháp hay “Yên” Nhật và hưởng phí dịch vụ. Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối với khách hàng là các nhà kinh doanh trên lĩnh vực thương mại đặc biệt là ngoại thương, khách du lịch cũng cần đến dịch vụ này vì ho sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay địa phương họ đến.
- Tín dụng: Với nguồn vốn to lớn huy động được từ nền kinh tế ngân hàng đầu tư cho các doanh nghiệp và các nhu cầu tín dụng khác trong nền kinh tế kể cả cho vay tiêu dùng. Nhờ sự chuyển hoá này mà hiệu quả đồng tiền phát huy được cả từ hai phía.
- Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Quá trình luân chuyển
hàng hoá, các doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán với nhau bằng cách ghi nợ qua thương phiếu còn người bán thì bán các giấy tờ đó cho ngân hàng để thu tiền về còn ngân hàng thu được chiết khấu thương phiếu.
- Nhận tiền gửi: Là hình thức huy động vốn cho vay.
- Thanh toán: Công nghệ ngân hàng hộ trợ thanh toán trong từng quốc gia và hình thanh mạng thanh toán quốc tế toàn cầu qua hệ thống SWIFT.
- Bảo quản vật có giá cho khách hàng trong điều kiện an toan tuyệt đối và hoàn toàn bí mật.
- Cung cấp các tài khoản giao dịch cho phép người gửi tiến viết séc hoặc các hình thức thanh toán thích hợp cho việc mua hàng hoá và dịch vụ.
- Cung cấp các dịch vụ uỷ thác:Uỷ thác đầu tư hoặc uỷ thác thực hiện những quan hệ tài chính tiền tệ với một đối tác khác kể cả ở nước ngoài.
*Những dịch vụ ngân hành mới phát triển:
- Cho thuê tài chính.
- Cho vay tiêu dùng.
- cho vay tài trợ dự án, đồng tài trợ.
- Tư vấn tài chính.
- Các hình thức thẻ tín dụng, thẻ thanh toán.
- Máy rút tiền tự động ATM.
- Máy đổi tiền.
2 - Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ
Văn Bàn là một huyện vùng cao gồm 22 xã và một thị trấn trong đó: 15 xã vùng ba; 2 xã vùng hai nằm trong diện các xã đặc biệt khó khăn; 5 xã vùng hai và một thị trấn là vùng một. Huyện Văn Bàn có tổng diện tích tự nhiên là 143.927ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp là 7.815 ha chiếm 5,4% tổng diện tích tự nhiên (đất tồng lúa mới có2.133 ha).
- Đất có rừng là 72.623 ha chiếm 50.5% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất trống đồi trọc là 44.687 ha chiếm 31% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất khác là 18.841 ha chiếm 13,1% tổng diện tích tự nhiên.
Huyện Văn Bàn là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tổ quốc, phía Nam giáp với tỉnh Yên Bái. Đến cuối năm 2006 dân số toàn huyện có 93.451 người với tổng số hộ là 13.729 hộ. Văn Bàn có 11 dân tộc anh em, cư trú ở vùng thấp chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày , Dáy , Mông… ruộng nương là chủ yếu, chăn nuôi theo phương thức chăn dắt, đã có sản xuất hàng hoá ở trình độ thấp, có khả năng tiếp thu kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.
Một số dân tộc ở vùng cao chủ yếu làm nương rẫy, ruộng nước rất ít, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp, một số bộ phận có tập quán du canh du cư, phương thức canh tác còn lạc hậu, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Do đặc điểm của một huyện miền núi có đến 17/22 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn được nhà nước đầu tư chương trình 135, hơn nữa lại có nhiều dân tộc với phong tục tập quán lâu đời trong sản xuất và sinh hoạt nên quá trình chuyển nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn. Song với tinh thần đoàn kết một lòng, nhiều chủ trương chính sách của Nhà nước ban hành hợp với ý Đảng lòng dân nên 11 dân tộc em trên địa bàn huyện Văn Bàn đã quyết tâm vượt lên mọi khó khăn trước mắt để thoát khỏi đói nghèo. Trên cơ sở phát huy thế mạnh về nông lâm nghiệp, đẩy mạnh tiến độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với vùng sinh thái, dần dần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, lấy tham canh hiệu quả là chính, mở rộng diện tích cây đặc sản như quế, thảo quả… nhằm không ngừng nâng cao mức thu nhập của nhân dân .
Về cây lương thực: tổng sản lượng cây lương thực đạt khoảng 27.810 tấn đạt 105.2% so với kế hoạch.
Trong đó:
- Lúa đạt sản lượng là21.387 tấn đạt 106,6% kế hoạch.
- Ngô đạt 6.423 tấn đạt 109,9% kế hoạch.
- Đậu tương đạt 570 tấn đạt 129% kế hoạch.
- Cây ăn quả trồng được 14,5 ha.
Về chăn nuôi: đẩy mạnh chăn nuôi đưa chăn nuôi lên thành nghành sản xuất chính: phát triển nhanh các loại gia súc như trâu, bò, dê; phát triển đàn lợn giống thuần chủng, hướng hộ gia đình chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm nhìn chung ổn định, phát triển tốt:
- Tổng đàn trâu cuối năm 2006 là 25.930 con tăng 10% so với năm 2005.
- Đàn bò cuối năm 2006 là 5.870 con tăng 12% so vopwis năm 2005.
- Đàn ngựa cuối năm 2006 là 595 con tăng 7% so với năm 2005.
Tuy đạt được những thành tựu đáng kể như vậy nhưng nhìn chung kinh tế ở địa phương mới thoát khỏi ngưỡng của tự cấp, tự túc chưa xa. Trong số 13.729 hộ có tới 1.453 hộ đói nghèo, phần lớn số hộ còn lại có mức sống trung bình. Trong số những hộ này một số hộ sản xuất gặp điều kiện thuận lợi thì vươn lên thành những hộ giàu.
Vấn đề đặt ra cho các hộ sản xuất là vốn, để phát triển mở rộng sản xuất với khối lượng lớn và thời hạn dài. Ngày 2/3/1993 Chính phủ ban hành nghị định 14CP về chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất. Đây là bước ngoặt đối với các NHNo&PTNT nói chung và NHNo&PTNT huyện Văn Bàn nói riêng và nhất là sau khi Chính phủ ban hành quyết định 67/1999/QĐ-TTG ngày 30/3/1999 “về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” và cũng là nền tảng cơ sở cho các hộ sản xuất có điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất.
Với nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước cũng như nghành giao cho NHNo&PTNT huyện Văn Bàn sẽ nỗ lực và quyết tâm hoàn thành.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN VĂN BÀN
I.Thực trạng tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn
1.Thực trạng tín dụng
1.1.Tình hình cho vay hộ sản xuất
Chủ thể quan hệ tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn chủ yếu là hộ sản xuất. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi phải xác lập mối quan hệ tín dụng sao cho vừa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, vừa đảm bảo tính pháp lý và nhất là các mối quan hệ tín dụng. Các mối quan hệ này có sự đan xen và ràng buộc lẫn nhau cả về chủ thể cũng như cơ cấu ngành nghề. Hộ sản xuất là thành phần tương đối phức tạp nó đòi hỏi trong quá trình hoạt động phải có sự linh hoạt và mềm dẻo trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện. Để đạt được điều đó kà cả một vấn đề còn nhiều khó khăn và vướng mắc, nó cần có sự hợp tác của nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau, trước hết phải tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của bà con nông đân với quan hệ tín dụng, đồng thời phải hoàn thiện các chính sách, tạo điều kiện để chủ thể kinh tế (hộ sản xuất) có quan hệ tín dụng với ngân hàng thuận tiện hơn, trên cơ sở nguyên tắc vay trả sòng phẳng, đúng hạn trả gốc và lãi.
Do vậy trong những năm qua tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn đã rất coi trọng chất lượng tín dụng và đã thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ san xuất. Văn Bàn có địa hình là đồi núi, có rất nhiều xã vùng cao đi lại khó khăn do đó nhiều khi người dân không thể đến ngân hàng để vay vốn. Nhưng không vì khó khăn đó mà ngân hàng chịu bó tay, các cán bộ tín dụng của ngân hàng đã mang vốn tới từng hộ dân, giúp họ có vốn để làm ăn đồng thời còn giúp họ sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện khoán cho từng cán bộ tín dụng các chỉ tiêu cho vay – thu nợ - dư nợ - và tỷ lệ nợ quá hạn, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Từ đó khuyến khích được cán bộ tín dụng phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, khả năng giao tiếp, thận trọng trong khi thẩm định, lựa chọn khách hàng và quyết định cho vay. Để thu hút được khách hàng và đầu tư có hiệu quả, chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn luôn cố gắng phấn đấu khẳng định uy tín của mình, kết cấu cho vay hợp lý. Và kết quả cho vay hộ sản xuất đạt được trong những năm qua từ 2004 – 2006 của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn được thể hiện qua bảng sau:
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
20006
Tổng số
Tổng số hộ vay (hộ)
2.470
2.560
2.790
7.820
Cho vay ngắn hạn (triệu đồng)
10.097
7.861
12.828
30.786
Cho vay trung-dài hạn (triệu đồng)
14.436
23.519
31.280
69.235
Tổng số cho vay
24.533
31.380
44.008
99.921
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn các năm 2004-2006.
Với tính chất sản xuất ở quy mô gia đình nhỏ bé cho nên việc mở rộng tín dụng đối với khu vực hộ sản xuất là rất khó khăn. Với đặc điểm là huyện miền núi với kinh tế nông nghiệp là trọng tâm nên NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn xác định khách hàng thuộc thành phần kinh tế hộ là chủ yếu, do đó trong những năm qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ hộ sản xuất không ngừng tăng lên.
Qua bảng số liệu cho ta thấy: Năm 2004 có 2.470 hộ vay vốn nhưng đã tăng thêm 90 hộ vào năm 2005 và 230 hộ vào năm 2006 đưa tổng số hộ vay vốn lên 7.820 hộ. Đây là một kết quả tốt do trong thời gian vừa qua ngân hàng đã tạo điều kiện mở rộng quy mô cho vay hộ sản xuất, tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa hộ sản xuất và ngân hàng. Uy tín của đôi bên tăng cao , do vậy doanh số cho vay của ngân hàng đã đạt 99.921 triệu đồng cụ thể qua các năm như sau: Năm 2004 là 24.533 triệu đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 10.097 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 14.436 triệu đồng và con số này đã tăng qua các năm tiếp theo cụ thể là năm 2005 doanh số cho vay là 31.380 triệu đồng tăng 6.874 triệu đồng so với năm 2004, doanh số cho vay năm 2006 là 44.008 triệu đồng tăng 13.628 triệu đồng so với năm 2005. Doanh số cho vay đối với từng hộ đều tăng qua các năm cụ thể: Năm 2005 một hộ vay 12.2 triệu đồng tăng 2,3 triệu đồng tương ứng tăng 23,3%,năm 2006 một hộ được vay 15,8 triệu đồng tăng 3,6 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng tăng 29,5%. Những con số này có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng và khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hoạt động tín dụng ngân hàng đã phát huy hiệu quả gần như là tối đa trên tổng nguồn vốn. Ngân hàng luôn chủ động tạo điều kiện cho hộ sản xuất kinh doanh thuận lợi nên dư nợ quá hạn không cao,tránh được rủi ro về nguồn vốn. Cán bộ tín dụng của ngân hàng luôn giám sát chặt chẽ nguồn vốn của mình nên hộ sản xuất phải đầu tư có hiệu quả và họ đã phát huy sức mạnh của mình trong sản xuất kinh doanh nhờ thế họ cũng thấy được hiệu quả từ nguồn vốn ngân hàng mang lại.
Do những chính sách như lãi xuất cho vay hợp lý, ưu đãi, thủ tục nhanh chóng gọn gàng nên ngân hàng đã đạt được những kết quả như chỉ tiêu và kế hoạch đề ra, mặt khác thì ngân hàng đã áp dụng các biện pháp mở rộng cho vay cũng như bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện để đầu tư đúng hướng chỉ đạo đề ra. Một mặt NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn cũng đã pá dụng một cách uyển chuyển quyết định 67/1999/QĐ.TTg, Quyết định 148 của chính phủ về cải tiến thủ tục cũng như điều kiện tài sản thế chấp khi cho vay tạo điều kiện cho các hộ sản xuất vay vốn được thuận tiện.
1.2. Tình hình thu nợ hộ sản xuất
Đây là hoạt động quan trọng quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Nhận thức được điều đó cán bộ tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn đã tích cực trong công tác thu hồi nợ, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Thu nợ ngắn hạn
5.980
5.650
10.230
Thu nợ trung-dài hạn
11.457
17.933
21.472
Tổng số tiền
17.437
23.583
31.702
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn các năm 2004-2006.
Năm 2004 thu nợ của ngân hàng là 17.437 triệu đồng, một kết quả tốt trong giai đoạn kinh tế địa bàn có nhiều biến động. Sang năm 2005 thu nợ của ngân hàng là 23.583 triệu đồng tăng 6.146 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng tăng 26,1%. Năm 2006 thu nợ là 31.702 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 8.119 triệu đồng tương ứng tăng 34,4%. Như vậy công tác thu nợ trên địa bàn huyện thực hiện tương đối tốt, các chỉ tiêu đều tăng nhanh qua các năm trong đó tỷ lệ thu nợ trung – dài hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất, tỷ lệ này rất khả quan để đảm bảo an toàn nguồn vốn cho ngân hàng, giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro về tín dụng và nó cũng thể hiên sự kinh doanh có hiệu quả của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng được giải ngân đều trên các loại hình cho vay và kết quả cho vay đã đem lại cho hộ sản xuất uy tín trước ngân hàng khi đến kỳ trả nợ đúng, đủ và số hộ đến trả nợ nhiều. Tổng số thu nợ tăng đều qua các năm, khối lượng thu nợ lớn phản ánh nguồn vốn của ngân hàng đã đem lại hiệu quả cao cho hộ sản xuất. Biết đầu tư đúng hướng, tuân thủ những điều kiện của ngân hàng đưa ra nên họ đã tạo được uy tín trước ngân hàng do đó họ sẽ thuận lợi hơn ở những lần vay vốn tiếp theo.
1.3. Tình hình dư nợ hộ sản xuất
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Dư nợ ngắn hạn
6.489
7.521
12.261
Dư nợ trung-dài hạn
28.055
38.990
46.464
Tổng số tiền
34.544
46.511
58.725
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn các năm 2004-2006.
Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ hộ sản xuất không ngừng tăng lên. Nó thể hiện công tác cho vay của ngân hàng rất tíc cực và liên tục qua các thời điểm. Năm 2004 tổng dư nợ hộ sản xuất là 34.554 triệu đồng trong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm 81,2% dư nợ ngắn hạn là 18,8%. Năm 2005 tổng dư nợ hộ sản xuất là 46.511 triệu đồng tăng 11.967 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng tăng 34,6%. Đến năm 2006 thì dư nợ hộ sản xuất tiếp tục yăng cao tổng dư nợ hộ sản xuất đạt 58.725 triệu đông tăng 12.214 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng tăng 26,3%.
Nhìn chung việc giải ngân nguồn vốn tuy chưa đều nhưng do biết phát huy những thế mạnh của mình nên ngân hàng và hộ sản xuất đã có quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng phát huy tối đa nguồn vốn tín dụng đã được giải ngân.
2. Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn.
2.1. Tình hình nợ quá hạn đối với hộ sản xuất.
Trong kinh doanh ngân hàng tất yếu không tránh khỏi những bất trắc rủi ro xẩy ra và nợ quá hạn là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở bất cứ loại hình cho vay nào. Vơi đặc thù đa số hộ sản xuất nông nghiệp, một trong những nghành kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu và bị thiẹt hại lớn bởi thiên tai, dịch bệnh. Do đó làm cho nhiều hộ sản xuất thua lỗ trong kinh doanh vì việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn bị chậm trễ từ đó thiếu khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.
Chính vì thế các Ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn nói riêng cần có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng nợ quá hạn. Cụ thể phải thực hiện phân tích đánh giá chính xác về khách hàng, phân tích dự án vay vốn của khách hàng(tính pháp lý và tính khả thi của dự án). Hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và mức rủi ro tín dụng ngân hàng, nó thể hiện qua bảng số liệu sau:
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tổng dư nợ
34.544
46.511
58.725
Nợ quá hạn
137
282
391
NQH/Tổng dư nợ(%)
0,39
0,6
0,66
Nguồn: Báo cáo tổng kết 2004-2006, chi nhánh NHNo&PTNT
Huyện Văn Bàn
Qua bảng số liệu ta thấy ta thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng qua các năm, năm 2004 nợ quá hạn là 137 triệu đến năm 2005 nợ quá hạn là 282 triệu đồng tăng 145 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 nợ quá hạn đã tăng lên 391 triệu đồng tăng 109 triệu đông so với năm 2005. Tuy nợ quá hạn tăng về số tuyệt đối qua các năm nhưng chênh lệch tăng có xu hướng giảm dần qua các năm điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Nợ quá hạn tăngcó thể do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế, sự giám sát thẩm định khi cho khách hàng vay của ngân hàng chưa thật tốt, ngân hàng cũng chưa có biện pháp thúc đẩy khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn. Hơn nữa như chúng ta đã biết ngân hàng đầu tư cho hộ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu mà đặc thù của sản xuất nông nghiệp là chịu nhiều ảnh hưởng của tự nhiên (khí hậu, thời tiết, dịch bệnh…) nên thường chứa đựng nhiều nguy cơ dẫn đến rủi ro. Mặt khác, do chính bản thân hộ sản xuất chưa biết sử dụng vốn có hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích, giá cả thị trường thay đổi theo hướng bất lợi cho người sản xuất, do thiên tai dịch bệnh, do những chính sách ưu đãi, trợ cấp của nhà nước đã thay đổi… Đã là những nguyên nhân làm cho nợ quá hạn của hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Đây là vấn đề mà chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn và các ngành các cấp có liên quan cần quan tâm.
Tuy nợ quá hạn tăng liên tục qua các năm nhưng mức độ tăng không đáng kể và ở tỷ lệ này có thể đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng là tương đối tốt (Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam thì tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ < 3% thì được coi là đơn vị có chất lượng tín dụng tốt).Có đựoc kết quả như trên là do:
- Ban giám đốc NHNo&PTNT tỉnh đã vận dụng một cách sáng tạo các quyết định, thể chế mới ban hành của Ngân hàng Nhà nước để chỉ đạo điều hành ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31865.doc