Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Đại Từ

Lời nói đầu Ngân hàng thương mại cũng như các Doanh nghiệp khác hoạt động trên thị trường đều phải có khách hàng. Đối với Ngân hàng thương mại khách hàng có vai trò cực kỳ quan trọng vì: "Khách hàng vừa là người mua, đồng thời vừa là người cung ứng vốn cho Ngân hàng". Do đó khách hàng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Khi khách hàng hoạt động có hiệu quả, Ngân hàng có điều kiện mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng kinh doanh của khách hàng nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu c

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Đại Từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu của khách hàng. Sự lớn mạnh của khách hàng là tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đại Từ nói riêng. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà Đất nước đang trong thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta hiện nay, môi trường kinh tế chưa ổn định, môi trường pháp lý đang dần được hoàn thiện thì hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cũng gặp nhiều khó khăn, chất lượng nghiệp vụ tín dụng chưa cao. Biểu hiện kinh doanh trước hết ở nợ quá hạn và nợ khó đòi. Việc phân tích một cách chính xác, khoa học các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay là một đòi hỏi thường xuyên của ngành Ngân hàng nói chung và của công tác tín dụng nói riêng. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, qua học tập và được thực tập tiếp cận với thực tế ở NHNo&PTNT huyện Đại Từ, em mạnh dạn lựa chọn đề tài. " Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ". Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về tín dụng Ngân hàng và chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất . Chương II: Thực trạng công tác tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ Chương III: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ. chương I Cơ sở lý luận chung về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất I. Khái niệm, bản chất vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế. 1.1. Khái niệm, bản chất của tín dụng Ngân hàng: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu về một lượng giá trị lớn hơn, trên cơ sở có sự tin tưởng vào người sử dụng với điều kiện có hoàn trả và có lợi tức. Trong nền kinh tế của mỗi nước, Ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian trong việc cấp tín dụng. Do vậy phổ biến và mang tính tối ưu nhất, đó là hình thức quan hệ tín dụng bằng tiền tệ, giữa một bên là Ngân hàng Thương mại, một bên là các tổ chức kinh tế, các đơn vị cá nhân trong Xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay, Ngân hàng cung cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước. Thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng đóng vai trò " Vừa là Người đi vay vừa là người cho vay". Đây là nghiệp vụ chủ yếu quyết định đến toàn bộ các chức năng kinh tế và các hoạt động của Ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng tạo ra các nguồn lực và phân bổ các nguồn lực vào mục tiêu sinh lời, quy mô, chất lượng hoạt động tín dụng tạo cơ sở cho các nghiệp vụ khác phát triển và mở rộng nhằm cải tạo ra sự tuần hoàn vốn liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất của Ngân hàng Thương mại, qua đó tạo ra phần thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng và thực hiện vai trò của mình đối với nền kinh tế. 1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế : 1.2.1 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với nền kinh tế Quốc dân. Ngân hàng Thương mại là một định chế Tài chính trung gian, là một Doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ Pháp luật, chịu sự quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại là tín dụng. Thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng tác động đến các thành phần kinh tế nói riêng và cả nền kinh tế nói chung thể hiện trên các mặt: Phân phối lại tiền tệ để tái sản xuất Xã hội. Tạo thêm nguồn vốn. Tiết kiệm tiền mặt (tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt). Điều tiết vĩ mô nền kinh tế Quốc dân. Thực hiện việc kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế. 1.2.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát triển kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn. Còn sản xuất hàng hoá, còn lưu thông nên sự tồn tại của tín dụng của Ngân hàng là tất yếu khách quan. Để thúc đẩy Nông nghiệp và Nông thôn phát triển, vốn tín dụng Ngân hàng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Đặc biệt đối với kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn đang rất thiếu vốn. Để mở mang thêm ngành nghề, dịch vụ, mở rộng sản xuất với qui mô ngày một lớn, tạo thêm công ăn việc làm, thâm canh, tăng vụ và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đầu tư cho các dự án phát triển trung, dài hạn để có thể khai thác mọi tiềm năng về tư liệu sản xuất và công cụ lao động của mình, Nông nghiệp và Nông thôn rất cần vốn. Trước hết tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì sản xuất và phát triển kinh tế. Đặc biệt là đối với Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở nước ta. ở nước ta, hiện nay lực lượng lao động rất dồi dào, có phần dư thừa vì thiếu đối tượng lao động và công cụ lao động mà đối tượng lao động, tức là thiếu vốn. Trong nông nghiệp tư liệu sản xuất phổ biến vẫn là đất đai, cây con,...mà đất đai lại có hạn, đất bạc màu. Như vậy, để mở mang thêm ngành nghề mở rộng sản xuất thì phải thâm canh, tăng vụ, tăng thêm vòng quay sử dụng đất, xây dựng kiên cố kênh mương, thuỷ lợi chủ động tưới tiêu nâng độ màu mỡ cho đất, mở mang thêm ngành nghề kinh doanh dịch vụ Nông nghiệp, khai thác chăn nuôi nhằm tận dụng tối đa mặt nước, ao hồ, đất đai hiện có. Muốn vậy các hộ đều cần có vốn bổ sung nhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất gồm trung và dài hạn, mua sắm thêm phương tiện công cụ lao động. Thứ hai tín dụng giúp hộ sản xuất tập trung vốn vào sản xuất và mở rộng sản xuất hàng hoá. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là đi vay để cho vay, tức là Ngân hàng có chức năng tập trung huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế để làm nguồn vốn cho vay. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư vốn đối với các thành phần kinh tế. Từ khi Ngân hàng ra đời thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình là tập trung huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế và dân cư, để đầu tư vào cho các thành phần kinh tế thiếu vốn, đối với Nông nghiệp đặc biệt là kinh tế hộ. Nhờ đó mà quy mô sản xuất của các hộ đã phát triển và sản phẩm của họ làm ra không những đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân hộ sản xuất mà họ còn dư thừa để cung cấp ra thị trường, trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng và đầu tư vào tái sản xuất. Như vậy, nhờ vốn Tín dụng Ngân hàng đã tạo cho các hộ sản xuất mở rộng sản xuất và góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, tạo đà cho sự phát triển kinh tế của toàn xã hội, đẩy lùi phương thức sản xuất giản đơn, tự cấp. Thứ ba là tín dụng Ngân hàng góp phần hạn chế việc cho vay nặng lãi trong nông thôn. ở nước ta, trước đây và hiện nay cá biệt một số nơi, tại địa bàn Nông thôn, việc cho vay nặng lãi vẫn còn, cùng với việc bán ngô non, lúa non,... khi giáp hạt người dân vẫn phải vay nặng lãi để phục vụ sinh hoạt và cần vốn để mở rộng sản xuất...Việc các hộ nông dân vay vốn theo hình thức trên thì không có dự án sản xuất Nông nghiệp nào có lãi mà chỉ đáp ứng được nhu cầu cấp thiết tại chỗ của họ khi cần thiết mà nó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập lâu dài khiến hộ sản xuất chỉ có đi xuống mà không thể đi lên được. Từ những năm 90 đến nay hộ sản xuất được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ. Nhà nước ban hành chế độ cho vay đối với kinh tế hộ sản xuất nói chung, bổ sung đủ vốn để sản xuất kinh doanh và không phải vay nặng lãi. Nhằm tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống, cuộc sống của hộ sản xuất nói chung và hộ Nông dân nói riêng càng được cải thiện về vật chất và tinh thần, xoá dần đi sự cách biệt về mức sống giữa Thành thị và Nông thôn. Thứ tư tín dụng tăng cường việc hạch toán kinh tế cho các hộ sản xuất. Việc vay nặng lãi vừa hạn chế hộ sản xuất tiếp nhận vốn để sản xuất đồng thời nó không thể là cơ sở hạch toán được vì chẳng có phương án sản xuất kinh doanh nào có đủ lợi nhuận có thể bù đắp được lãi suất của loại vay này. Các hộ hiện nay nằm trong tình trạng thiếu vốn thường xuyên. Để có thể tham gia trong một dự án, phương án sản xuất họ chỉ có sức lao động có khả năng sản xuất mà không có vốn bằng tiền hoặc bằng tài sản khác tham gia vào dự án. Mặt khác việc hạch toán kinh doanh của họ còn rất hạn chế không thể xây dựng được đúng hiệu quả sử dụng vốn và như vậy làm cho việc suy nghĩ tính toán của hộ ngày càng kém hơn. Khi vốn Ngân hàng với lãi suất vừa phải hộ vay vốn chấp nhận được, đã làm cho các hộ phấn khởi hơn. Hộ sản xuất títoán thông qua phương án, dự án xin vay gửi tới Ngân hàng. Họ phải títoán làm sao sử dụng vốn vay Ngân hàng điều này đã tạo cho hộ sản xuất làm quen dần và có phương pháp títoán các chi phí sản xuất để đem lại lợi nhuận tức là thực hiện việc hạch toán kitế một phạm trù quan trọng của kitế thị trường. 1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất . ở Việt nam hơn 80% dân số ở nông thôn , hơn 70% lao động trong nông nhiệp . Đa số các hộ sản xuất có lao động , có đất đai nhưng lại thiếu vốn để sản xuất , do đó tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với quá trìphát triển kitế hộ sản xuất . - Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất đảm bảo quá trìsản xuất liên tục , góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kitế Trong nền kitế thị trường ,tại một thời điểm nhất địthường có hiện tượng thừa vốn , thiếu vốn tạm thời với chức năng của mì, Ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư cho mọi hoạt động sản xuất kidoanh của các thành phần kinh tế trong dó có hộ sản xuất. Nhờ có vốn tín dụng các hộ sản xuất có đủ vốn để đảm bảo sản xuất liên tục, tổ chức sản xuất một cách hợp lý có hiệu quả các nguồn lực, tăng năng suất lao động cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động . Như vậy tín dụng Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhu cầu phát triển kitế sản xuất nông nghiệp rất lớn, khu vực nông thôn đã và đang và vẫn là một thị trường rộng lớn của Ngân hàng . -Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn trong sản xuất nông nghiệp . Quá trình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi người sản xuất phải nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải tiến máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới cải tiến cơ chế quản lý nhưng hoạt động này đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thường vợt quá khả năng của các hộ sản xuất. Nhờ có vốn tín dụng Ngân hàng, các hộ sản xuất có đủ vốn để tái sản xuất mở rộng, tập trung ruộng đất, tập trung vốn hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận, từ đó thúc đẩy quá trình tích tụ vốn, tăng quy mô của vốn tự có, tăng sức mạnh trong cạnh tranh . - Tín dụng Ngân hàng là kênh chuyển tải vốn tài trợ của nhà nước đối với nông nghiệp , nông thôn . Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn , đảng và nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ vốn đầu tư thông qua nhiều kênh. Tín dụng Ngân hàng được lự chọn đánh giá là kênh chuyển tải vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả cao. Thông qua hoạt động tín dụng Ngân hàng, nhà nước quả lý và kiểm soát được qúa trình sản xuất và kinh doanh, đánh giá được hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của vốn đầu tư, nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể kinh tế trong quá trình sử dụng vốn - Tín dụng Ngân hàng góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn . Một trong những đặc điểm quan trọng của sản xuất nông nghiệp là tính thời vụ khi chua tới vụ thu hoạch , chua có sản phẩm hàng hoá để bán nên chua có thu nhập song hộ sản xuất vẫn cần vốn để tái sản xuáat và chi tiêu những khoản cần thiết tối thiẻu. Chính điều này đã tạo điều kiện cho tệ nạn cho vay nặng lãi , tình trạng “ bán lúa non ” phát triển. Khi nền kinh tế còn trong thời kì bao cấp bao cấp, việc cho vay nặng lãi đã làm cho không ít những hộ đã khó khăn lại càng khó khăn thêm, làm cho khó thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nạn cho vay nặng lãi đã kìm hãm quá trình sản xuất . Từ khi nhà nước có chủ trương cho phép các ngân hàng thương mại cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất nông dân đã tạo điều kiện cho nông dân có đủ vốn sản xuất, kinh doanh khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển . Quyết định 67/1999/QĐ -TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 là một chính sách lớn đối với nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng yêu cầu và phù hợp với nguyên vọng của nông dân . Tín dụng ngân hàng ngày càng mở rộng với chính sách đầu tư trực tiếp tới hộ sản xuất đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất, hạn chế và đẩy lùi việc cho vay nặng lãi, góp phần làm giầu cho các hộ sản xuất, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước -Tín dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp Hộ sản xuất ở nông thôn phần lớn là thiếu vốn để sản xuất, nên quá trình sản xuất chỉ đơn điệu với những cây trông vật nuôi truyền thông, không có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp . Từ khi hộ sản xuất đươc công nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, được sự hỗ trợ của vốn tín dụng ngân hàng các hộ sản xuất có điều kiện để đưa giống mới vào sản xuất nông nghiệp, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở mang thêm các nghành nghề mới, phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh doanh dịch vụ. Nhiều hộ đã tổ chức sản xuất dưới hình thức nông trại, trang trại và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều vùng chuyên canh mới ra đời thay thế những cây trồng vật nuôi kém hiệu quả. Tín dụng ngân hàng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đảy lùi sản xuất tự cung tự cấp, phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp . - Tín dụng Ngân hàng đã góp khôi phục, phát huy các ngành nghề truyền thống . Việt Nam là nước có nhiều nghề truyền thống. Trong một thời gian dài nhiều nghề truyền thống đã bị mai một do không được quan tâm và đầu tư đúng mức. Thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước trong việc phát triên r kinh tế, phát huy nội lực, khôi phục và phát triên các nghề truyền thống , phát triển thêm nghề mới thu hút số lao động nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho các nghành nghề này góp phần phát triển toàn diện nông lâm ngư, diêm nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ, tạo tiền đề để các ngành này phát triển nhịp nhàng, đồng bộ . - Tín dụng Ngân hàng góp phàn ổn định chính trị, xã hội Tín dụng ngân hàng không những có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn có vai trò to lớn về mặt chính trị xã hội . Thông qua việc cho vay mở rộng, phát triển sản xuất, phát triển nghành nghề mới, tín dụng ngân hàng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn, tăng thu nhập, đảm bảo và nâng cao mức sống cho người dân, đời sống kinh tế văn hoá, xã hội được cải thiện, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, hạn chế sự phân hoá bất hợp lý trong xã hội . Tín dụng ngân hàng góp phàn thiết thực trong việc thực hiện chương trình “ xoá đói giảm nghèo ” một trương trình lớn do nghị quyết Đại hội VII của Đảng đề ra, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, nghèo, thiếu vốn sản xuất được vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống thoát khỏi đói nghèo . Tín dụng ngân hàng còn là kênh chuyển tải vốn thực hiên chính sách hỗ trộ nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Chính phủ như đầu tư khắc phục hiệu quả thiên tai, đầu tư cho chương trình sống chung với lũ ... Tín dụng ngân hàng góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn của lực luợng lao động, hạn chế các tệ nạn xã hội, góp phần ổn định giữ vững an ninh chính trị, tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước . Tóm lại : Tín dụng ngân hàng đóng vai trò cực kỳ to lớn với hộ sản xuất. Để vốn tín dụng ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay của sản xuất, các ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo nói riêng phải hoàn thiện mạng lưới tổ chức và biện pháp nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất . II . Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam: 2.1. Vai trò của hộ sản xuất trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam: 2.1.1. Hộ sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam: Theo Quyết định số 14/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ thì hộ sản xuất bao gồm: các hộ nông dân, hộ cá nhân, cá thể, Công ty cổ phần, các hợp tác xã và các Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế địa phương và Pháp luật qui định. Là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình. Vì vậy các hộ sản xuất luôn luôn khai thác mọi khả năng, trí tuệ và năng lực sản xuất của chính mình để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ Xã hội. 2.1.2. Sự tồn tại khách quan của hộ sản xuất. Nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ. Nông nghiệp và nông thôn chiếm vị trí quan trọng. Nhận thức về vấn đề này Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và những chính sách áp dụng cụ thể đối với từng nơi, từng vùng cụ thể.... Đối với kinh tế nông nghiệp thì hộ sản xuất là chủ yếu, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp hầu như đã được giao quyền sử dụng quản lý đến từng hộ gia đình, còn kinh tế nông nghiệp trong nông thôn, thành thị, các hộ kinh doanh, dịch vụ phát triển khá mạnh, có thể cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Như vậy tồn tại của hộ sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam là tất yếu. Các chính sách, chủ trương về đầu tư phát triển kinh tế hộ sản xuất của Đảng và Nhà nước cũng thúc đẩy mạnh sự phát triển chung của toàn xã hội. 2.1.3. Sử dụng hợp lý nguồn lao động và giải quyết việc làm ổn định ở Nông thôn. Việc làm là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay đối với Xã hội nói chung và đặc biệt là nông thôn hiện nay. Nước ta có khoảng 79,5% dân số sống ở nông thôn. Đội ngũ lao động dồi dào, kinh tế quốc doanh đã được Nhà nước chú trọng mở rộng, song việc thu hút lao động ở thành phần kinh tế xã viên còn là số ít, lao động thủ công và lao động Nông nghiệp còn nhiều, việc sử dụng khai thác số lao động này là vấn đề cốt lõi cần được quan tâm giải quyết. Từ khi được công nhận hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời với việc Nhà nước giao đất, giao rừng trong nông, lâm nghiệp, ngư cụ trong ngư nghiệp và việc cổ phần hoá các doanh nghiệp, hợp tác xã đã làm cơ sở cho mỗi hộ gia đình sử dụng và có hiệu quả nhất nguồn vốn lao động sẵn có của mình. Đồng thời chính sách này đã tạo đà cho một số hộ sản xuất kinh doanh trong nông thôn tự vươn lên mở rộng sản xuất, hình thành các mô hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác thu hút sức lao động tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần trong đó có kinh tế hộ gia đình phát triển vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao thì một vấn đề rất quan trọng là phải giải quyết vấn đề vốn. Vốn là yếu tố hàng đầu để thực hiện sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ là kinh tế ngoài khu vực Nhà nước, bởi vậy để giải quyết vốn cho kinh tế hộ chỉ có con đường hiệu quả nhất là thông qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Có thể nói ngân hàng là “bà đỡ” cho kinh tế hộ ra đời và phát triển. 2.1.4. Khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có của mình về đất đai, công cụ lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất kinh doanh, phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng vốn. Với mục đích nâng cao hiệu quả lao động của các hộ sản xuất. Như vậy về mặt Nhà nước đã khai thác một cách tối ưu nhất mọi tiềm năng sẵn có, tạo nhiều sản phẩm cho toàn xã hội III. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất : 3.1.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất . Tín dụng là một trong những sản phẩm chính của ngân hàng. Đây là một dịch vụ đặc biệt, là hình thức sản phẩm mang hình thái phi vật chất. Sản phẩm này chỉ có khả năng đánh giá được chất lượng sau khi khách hàng đã sử dụng. Do vậy có thể quan niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngân hàng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chất lượng tín dụng thể hiện . Đối với ngân hàng : Vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích, an toàn, được hoàn trả đầy đủ cả vốn và lãi phải đảm bảo các nguyên tắc tín dụng. Đối với khách hàng : Tín dụng ngân hàng phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng về khối lượng, lãi suất, kỳ hạn, phương thức thanh toán, thủ tục phải đơn giản, thuận tiện. Đối với nền kinh tế : Chất lượng tín dụng thể hiện ở chỗ các chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt được của quốc gia, ở mức độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển phù hợp với định hướng của đảng và nhà nước 3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 3.1.2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất Bao gồm tổng dư nợ cho vay ngắn, trung - dài hạn cho vay uỷ thác Tổng dư nợ thấp phản ánh chất lượng tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng cho vay, khả năng tiếp thị khách hàng kém, trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng thấp. Tuy vậy tổng dư nợ cao chưa chắc đã phản ánh chất lương hoạt động tín dụng cao. Vì vậy chúng ta phải sử dụng chỉ tiêu thư hai là chỉ tiêu nợ quá hạn . 3.1.2.2 Nợ quá hạn hộ sản xuất Dư nợ quá hạn hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền đã quá hạn trả mà khách hàng vẫn chưa thanh toán được . Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối, ngân hàng còn sư dụng chỉ tiêu tương đối . Dư nợ hộ sản xuất quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất = Tổng dư nợ hộ sản xuất Nếu tỷ lệ này cao biểu khả năng mất vốn có thể tăng và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Tổng dư nợ hộ sản xuất có các khoản thanh toán Tỷ lệ hộ sản xuất có tiềm ẩn rủi ro = Tổng dư nợ hộ sản xuất Chỉ tiêu đánh giá đầy đủ hơn chất lượng, nhất là đối với cho vay trung dài hạn có phân kỳ trả nợ . Tổng dư nợ khó đòi Tỷ lệ nợ khó đòi = x 100% Tổng dư nợ quá hạn Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày được coi là khó đòi. Sử dụng chỉ tiêu đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng bởi nó xác định trong tổng dư nợ quá hạn thì bao nhiêu phần trăm khó có khả năng thu hồi 3.1.2.3. Tỷ lệ thu hồi nợ hộ sản xuất bằng nguồn thu thứ nhất. Doanh số thu nợ hộ sản xuất bằng nguồn thu thứ nhất Tỷ lệ thu hồi nợ bằng nguồn thu thứ nhất = Tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất Nguồn thu thứ nhất là nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất. Tỷ lệ bằng 1 hoặc xấp xỉ bằng 1 phản ánh chất lượng tín dụng hộ sản xuất là tốt . 3.1.2.4. Tỷ lệ thu lãi Tổng số lãi thu được Tỷ lệ thu lãi = x 100% Tổng số lãi phải thu Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt, bởi ngân hàng thông thường không những phải thu đủ tiền vốn mà còn phải thu đủ lãi để đảm bảo hoạt động kinh doanh tiến hành bình thường đảm bảo khả năng sinh lời của vốn tín dụng là lợi nhuận của ngân hàng . 3.1.2.5. Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất Doanh thu hộ sản xuất Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất = Dư nợ hộ sản xuất bình quân Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh doanh bình thường vòng quay tín dụng lớn chứng tỏ ngân hàng đã cho vay được nhiều hơn từ số vốn của mình . 3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 3.2.1.1. Những nhân tố chủ quan . Chiến lược kinh doanh của ngân hàng : Chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng, nếu không có chiến lược kinh doanh ngân hàng sẽ luôn bị động. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh dài hạn đúng đắn để có các chiến lược bộ phận phù hợp, đảm bảo thực hiên chiến lược mục tiêu đề ra . Công tác tổ chức nhân sự của Ngân hàng . Tổ chức của ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng quản lý sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động. Đồng thời việc bố trí nhân sự một cách hợp lý sẽ khai thác một cách hiệu quả năng lực sở trường của mỗi người, tạo ra những nhân tố chất lượng lao động mới tốt hơn, phát huy khả năng sáng tạo và bản lĩnh nghề nghiệp của nguồn lao động, nâng cao chất lượng hoạt động trong đó có hoạt động tín dụng . Chính sách tín dụng . Chính sách tín dụng quyết định sự thành công hay thất bại của một ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước . Việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ Chấp hành tốt quy trình nghiệp vụ trong cho vay sẽ có những quyết định cho vay đúng đắn, đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn . Công tác kiểm tra giám sát tín dụng . Đây là biện pháp giúp ban lãnh đạo ngân hàng có được nhưng thông tin về hình kinh doanh, phát hiện và sử lý kịp thời những trường hợp vi phạm hợp đồng, rủi do kinh doanh đồng thời giúp cán bộ tác nghiệp thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ cho vay. Thông qua kiểm tra giúp ban lãnh đạo có cơ sở điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp . Hệ thống thông tin tín dụng . Thông tin càng đầy đủ, chất lượng, kịp thời nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro, tín dụng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng . Năng lực trình độ phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng . Con người là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh cũng như việc đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng mà trước hết là năng lực phẩm chất của cán bộ điều hành. chất lượng cán bộ đòi hỏi ngày càng cao để có thể kịp thời, có hiệu quả với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh việc tuyển chọn cán bộ có đạo đức nghề nghiệp và giỏ chuyên môn sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa được ngững sai phạm có thể sảy ra trong hoạt động kinh doanh . 3.2.1.2. Nhân tố khách quan : Nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng . Cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi chua phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thị trường ảnh hưởng tới sự hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và hoạt động đầu tư của ngân hàng . Ngoài ra còn có các nhân tố khác như : Biến động về tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới, trong khu vực, trong nước, thiên tai, hoả hoạn... trực tiếp gây ra bất lợi cho tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. làm ảnh hưởng đến kinh doanh của họ . Từ việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng để củng cố và có những giải pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp rủi ro, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh doanh . 3.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất : Ngày 13/7/2000 hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và được các cơ quan thẩm qụyền luật pháp của hai nước phê chuẩn. trong một tương lai không xa, các doanh nghiệp công ty của nước ngoài được đối sử công bằng, bình đẳng như các doanh nghiệp trong nước. Chuẩn bị cho việc thực hiện bước vào cơ chế thị trường lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, các ngân hang thương mại Việt Nam đang thực hiện lại đề án cơ cấu lại các ngân hàng, đưa kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường để có thể tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các tổ chức tín dụng. Song phần lớn rủi ro và mất an toàn đều phát sinh từ đây vì vậy điều kiện và biệ pháp hàng đầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tín dụng là phải nâng cao chất lượng tín dụng . Hoạt động chính của tín dụng ngân hàng là huy động vốn và cho vay. Mục tiêu của ngân hàng thương mại đầu tư vốn là phải thu đủ cả gốc và lãi nhưng trên thực tế hoạt động tín dụng ngân hàng luôn phát sinh rủi ro, để giảm thiểu rủi ro, đòi hỏi nghiệp vụ tín dụng cho vay phải hiệu quả. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng cho vay sẽ làm cho : Khách hàng: thông qua quan hệ với khách hàng am hiểu khách hàng sẽ làm cho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chất lượng được nâng cao lên sẽ thoả mãn cho khách hàng, đáp ứng đựơc yêu cầu hợp lý về lãi suất, kỳ hạn nợ, thủ tục bớt phiền hà, thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc và thể lệ, chế độ tín dụng. Ngân hàng thương mại: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay sẽ làm cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả cao. Thực hiện được vai trò chức năng của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung, với nông nghiệp nói riêng mà Đảng và Nhà nước giao. Về kinh tế – xã hội:Tạo thêm công ăn việc làm, tăng sản phẩm cho xã hội, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng ngân hàng, góp phần xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. chương II thực trạng công tác tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện đại từ I . Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại từ 1.1. Khái quát tình hình kinh tế huyện Đại Từ, tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đại Từ là một huyện của tỉnh Thái Nguyên – nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, huyện có 576 km2 diện tích đất tự nhiên, trong đó có đất nông nghiệp 113.82km2 chiếm 43.4% tổng diện tích, phần con lại là đất thổ cư và đất khác. Địa bàn của huyện gồm 29 xã và hai thị trấn với tổng dân số hơn 16 vạn người gồm 11 dân tộc anh em sinh sống đo là : Dân tộc kinh, tầy, thái, hoa, mường, nùng, hơ mông, dao, sán trí, sán dìu và các dân tộc khác. Trong đó dân tộc kinh chiếm 70% mật độ dân s._.ố 600 người/km2, trình độ dân trí thấp chiếm 30% Huyện Đại từ có tiềm năng rất lớn về nhân lực, đất đai thích hợp cho cây chè phát triển, nên chè là sản phẩm mang tính chủ lực, trở thành đặc sản của quê hương được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước. Ngoài ra huyện còn có nguồn tài nguyên khá phong phú, đó là than đá, quặng sắt và đá vôi. Với chất lượng và trữ lượng cho phép khai thác ở quy mô vùa và nhỏ, đặc biệt là khai thác chế biến than. Mặt khác trên địa bàn huyện còn có khu du lịch Hồ Núi Cốc, đã và đang được đầu tư nhằm thu hút khách du lịch mọi miền tổ quốc. Do điều kiện thiên nhiên và con người mang lại huyện đang dần đua nền kinh tế phát triển góp phần thu ngân sách nhà nước . Với điều kiện kinh tế xã hội của huyện như trên đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp Đại Từ . 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng : -Thuận lợi :Năm 2004 cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện từng bước được chuyển dịch, cơ sở hạ tầng được tăng cường, lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng lên, tạo đà cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của huyện hoàn thành và hoàn thành vượt mưc kế hoạch cụ thể : Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 9,6% vượt mức kế hoạch đề ra. Sản lượng lương thực đạt 68151 tấn đạt 101% kế hoạch, tăng 3% so với năm 2003. Trồng rừng 551 ha đạt 102% kế hoạch tăng 40% so với năm 2003 Trồng chè mới 150 ha đạt 100% kế hoạch cải tạo 315 ha đạt 105% kế hoạch , thâm canh 1150 ha đạt 115% kế hoạch. Đàn gia xúc 117880 con. trong đó trâu 20730 con, bò 2050 con, lợn 95100 con Giá trị CN-TTCN :62028 tỷ đạt 101% kế hoạch, tăng 18,4% so với năm 2003. Thu ngân sách đạt 105% kế hoạch. Hoạt động của các nghành các cấp trên địa bàn khá đồng đều và có sự phân phối chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền huyện Thành công của cuộc bầu cử nhân dân ba cấp nhiệm kỳ 2004-2009 đã tạo không khí phấn khởi tin tưởng chung trong nhân dân. Đời sống nhân dân ổn định, an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội được dữ vững đã tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn được sự quan tâm chỉ đạo của NHNo tỉnh, sự chỉ đạo và đánh giá đúng mức của huyện uỷ, HĐND,của UBND huyện sự phối hợp chặt chẽ của các nghành, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở, sự giúp đỡ cộng tác nhiệt tình, trách nhiệm cao của UBND các xã, thị trấn trong huyện, đặc biệt là sự quan tâm đồng thuẫn của các tầng lớp nhân dân trong huyện từ người ngheo đến người giầu Sự nhiệt tình hang say công tác của tập thể cán bộ công nhân viên NHNo huyện Đại Từ với quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên thì hoạt động của ngân hàng nông nghiệp huyện Đại từ trong những năm qua phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. -Những khó khăn : Trong sản xuất nông nghiệp, thời tiết diễn biến bất thường khô hạn kéo dài, dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng gia xúc đã xảy ra ở một số xã, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, chăn nuôi và đời sống. Thị trường không ổn định, giá cả một số mặt hàng nông sản nhìn chung có tăng song không nhiều trong khi giá cả của vật tư phân bón, xăng dầu, sắt thép xi măng tăng rất cao đã tác động bất lợi đến nhiều nghành sản xuất trong đó có kinh doanh ngân hàng. Khi sản xuất kinh doanh trên địa bàn chuyển động theo hướng tăng dần thì NHNo huyện Đại từ gặp sự cạnh tranh khá gay gắt với NHCT Thái nguyên, NHĐT, NHCSXH, cũng đồng thời khi sản xuất kinh doanh có sự chuyển biến khá, đầu tư tín dụng có sự tăng trưởng thì lại phải hạn chế tín dụng theo sự chỉ đạo của NHNo tỉnh . Cuộc bầu cử HĐND ba cấp kết thúc , nhân sự trên địa bàn thay đổi nhiều (đặc biệt là cấp xã) nên một số hoạt động bị gián đoạn hoặc duy trì không đều nhất là hoạt động liên quan đến vay vốn ngân hàng về phía ngân hàng có sự thay đổi về tổ chức đồng chí Giám đốc nghỉ hưu, 01 đồng chí phó giám đốc chuyển công tác, 01 đồng chí phó giám đốc mới bổ nhiệm lại đi học ngay, 02 đồng chí trưởng phòng đang theo học tại chức, do vậy hoạt động từ điều hành đến thực thi nhiệm vụ luôn gặp khó khăn Từ những thuận lợi và khó khăn cơ bản trên tập thể CBCNV NHNo huyện đã biết tận dụng, phát huy những thuận lợi và từng bước khắc phục dần những khó khăn, đoàn kết cùng nhau vươn lên đặt được những kết quả đáng kể . 1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Đại Từ 1.3.1- Bộ máy tổ chức – mạng lưới hoạt động – cơ chế điều hành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đại Từ. - Biên chế: Với tổng biên chế là 40 CBCNV trong đó: + Ban giám đốc: 02 người = 5 % + Tín dụng và kiêm tín dụng: 20 người = 50% + Kế toán: 11 người = 27,5 % + Thủ quỹ, kiểm ngân: 6 người = 15 % + Hành chính, lái xe: 01 người = 2,5% Về trình độ cán bộ: + Đại học: 20 người = 50 % + Cao đẳng: 9 người = 22,5% + Trung cấp: 10 người = 25 % + Công nhân kỹ thuật: 1 người = 2,5 % Về cơ cấu cán bộ: + Nữ: 29/40 = 72,5 %. + Nam: 11/40 = 27,5 % - Mạng lưới hoạt động: Để hoạt động Ngân hàng được thuận tiện và phù hợp với địa bàn nông thôn rộng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đại Từ bố trí mạng lưới giao dịch bao gồm: Một trung tâm ngân hàng huyện và 4 ngân hàng cấp 3 ở 4 khu vực ( phía bắc, phía đông, phía nam của huyện) đó là ngân hàng cấp 3 Phú Xuyên, ngân hàng cấp 3 Cù Vân, ngân hàng cấp 3 Ký Phú, ngân hàng cấp 3 Yên Lãng. Mỗi ngân hàng cấp 3 cách trung tâm ngân hàng huyện 15 km. Cơ cấu cụ thể của các ngân hàng như sau: Trung tâm ngân hàng huyện gồm có ban Giám đốc, hai phòng nghiệp vụ (Phòng kinh doanh và phòng kế toán, ngân quỹ) và tổ hành chính. Các ngân hàng cấp 3 gồm: Giám đốc kiêm tín dụng, từ 1 – 2 kế toán, 1 thủ quỹ, từ 2 – 4 cán bộ tín dụng tuỳ theo số lượng xã có trên địa bàn mà ngân hàng cấp 3 đó phục vụ. - Cơ chế điều hành: Để nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng công tác và giữ gìn kỷ cương, nhưng lại phải tạo điều kiện cho cán bộ hoàn thành công việc và đặc biệt khuyến khích người lao động. Từ năm 1995 NHN0 & PTNT huyện Đại Từ đã thực hiện theo cơ chế khoán đến nhóm và người lao động theo quy chế do tập thể CBCNV xây dựng theo định hướng của NHNO & PTNT Việt Nam, được Ban lãnh đạo và tập thể CBCNVC Ngân hàng huyện thông qua, hàng năm hoặc từng thời kỳ được sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với thực tế. Cơ chế này được duy trì nhiều năm và đến nay vẫn phát huy tốt tác dụng. Đồng thời với cơ chế khoán về tài chính thì các lĩnh vực hoạt động khác đều được thực hiện theo quy chế như : Quy chế nhân viên nghiệp vụ, quy chế làm việc của ban Giám đốc, quy chế sử dụng tài sản, quy chế trực bảo vệ cơ quan.... 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Đại Từ. Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Đại Từ sau khi chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang hoạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường gặp nhiều khó khăn, cấn bộ công nhân viên về trình độ còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc nghèo nàn lạc hậu, nguồn vốn kinh doanh thấp, dư nợ ít, nợ quá hạn cao, các Hợp tác xã là khách hàng chủ yếu thời gian này, lần lượt sáp nhập giải thể, làm ăn thua lỗ… Trước thực tế đó Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Đại Từ đã kiên trì, kiên quyết đổi mới, sắp xếp đội ngũ cán bộ lao động hợp lý, bộ máy quản lý được trẻ hoá, đào tạo lại cán bộ nhân viên có trình độ năng lực, có đạo đức nghề nghiệp, từng bước trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị, công nghệ mới, trụ sở làm việc được xây dựng khang trang từ trung tâm ngân hàng huyện đến các ngân hàng cấp 3 tạo được vị thế và uy tín trong kinh doanh. Xác định thị trường kinh doanh chuẩn xác, đối tượng chủ yếu là nông nghiệp - nông thôn và nông dân, với phương châm "Đi vay để cho vay". Mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm mục đích gần dân, sát dân, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách hàng gửi tiền, vay tiền và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Do vậy kết quả kinh doanh ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lớn tạo điều kiện để Ngân hàng đầu tư mở rộng tín dụng cho các thành phần kinh tế, cho vay cải tạo chè, vườn tạp, chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, kinh doanh vận tải… Đến nay NHNo& PTNT Đại Từ đã có 5 điểm giao dịch trong đó có 4 ngân hàng cấp 3 và 1 trung tâm giao dịch tại ngân hàng nông nghiệp huyện, với 41 cán bộ công nhân viên. Các điểm giao dịch của ngân hàng đều có cơ sở vật chất, trụ sở làm việc tương đối khang trang, an toàn, với phương tiện làm việc hiện đại đó là hệ thống máy vi tính được nối mạng, máy đếm, máy soi, máy bó, thực hiện giao dịch nhanh chóng, an toàn, chính xác. Các điểm giao dịch đều thực hiện hầu hết các sản phẩm dịch vụ của NHNo& PTNT Việt Nam. Cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của ngân hàng cấp trên, sự phối kết hợp chặt chẽ với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đã giúp cho NHNo & PTNT Đại Từ thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cấp trên giao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội của huyện nhà. Đến thời điểm 31/12 tổng nguồn vốn huy động là 105.869 triệu đồng, tổng dư nợ 90.072 triêụ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn (0,11% tổng dư nợ). 1.4.1.Tình hình huy động vốn. Là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ dưới sự điều tiết quản lý của Nhà nước, hoạt động huy động vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nên công tác huy động vốn được ngân hàng nông nghiệp huyện Đại Từ đặc biệt quan tâm bằng các biện pháp giáo dục cán bộ, nhân viên nâng cao ý thức phục vụ, đối mới phong cách giao dịch, tạo tác phong công nghiệp, tạo sự thoải mái và thuận lợi nhất cho khách hàng gửi tiền, rút tiền. Thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn cả về hình thức, thời hạn, lãi suất huy động, tăng cường nhiều biện pháp tuyên truyền và tiếp thị rộng rãi để mọi người dân biết và tham gia. Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, tập trung khai thác các nguồn vốn tạm thời nhàn dỗi. Ngân hàng nông nghiệp huyện Đại Từ đã tham gia bảo hiểm tiền gửi từ tháng 7 năm 2000 theo Nghị định 89/1999/NĐ -CP về bảo hiểm tiền gửi của Chính phủ đã tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng ký gửi tiền vào ngân hàng. Mặc dù trên địa bàn huyện có Kho bạc Nhà nước, Bưu điện, ngân hàng chính sách, mỏ than…cũng tham gia công tác huy động vốn với mức lãi suất cao hơn nhưng phong cách giao dịch nhiệt tình, thuận lợi, nhanh chóng và đa dạng hoá hình thức huy động nên nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp huyện Đại Từ luôn tăng trưởng khá thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm so với năm 2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (+,-) (%) 1. TG tiết kiệm 62909 77,2% 81274 768% 18365 29.19 2.TG kho bạc 11997 14,7% 13047 12,3% 1050 8.75 3.TG các TCTD 29 0,03% 86 0,08% 57 196.55 4.TG thanh toán 3475 4,27% 6503 6,14% 3028 87.14 5. GT có giá 3063 3,80% 4959 4,68% 1896 61.90 Tổng nguồn HĐ 81473 100 105869 100 24396 29.94 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2004) Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng khá. Tính đến ngày 31/12/2004 tổng nguồn vốn huy động đạt 105869 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 24396 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 29,94%, tăng trưởng lớn nhất là tiền gửi tiết kiệm 18365 triệu đồng, đạt mức 29,19% so với năm 2003, nói chung về tuyệt đối nguồn vốn huy động đều tăng song về tương đối thì không tăng bằng năm 2003 vì : Từ tháng 9/2004 chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,3% diễn biến của chỉ số này từ đầu năm được thể hiện: 3 tháng đầu năm tăng 4,9%, tháng 4 tăng 0,5%, hai tháng 5, 6 đều tăng 0,9%, tháng 7 tăng 05,%, tháng 8 tăng 0,6%, tổng hợp lại 8 tháng đầu năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng tăng 8,3% bình quân cho mỗi tháng là gần 1,04% . Trong khi lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cao nhất hiện nay là 0,65% như vậy lãi suất thực mà người gửi tiền được hưởng là -0,39% lợi tức do việc gửi tiền đem lại thực tế đã không bù đắp nổi những thiệt hại do sự tăng giá gây ra. Điều đó giải thích tại sao một bộ phận dân chúng chuyển hướng đầu tư sang các tài sản khác như gửi bằng ngoại tệ, mua vàng tích trữ và đặc biệt là đầu cơ bất động sản, điều đó làm cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn. 1.4.2. Tình hình sử dụng vốn: Căn cứ vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Đại Từ, thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng với phương châm mở rộng dư nợ trên cơ sở đảm bảo chất lượng, an toàn hiệu quả, nhằm phục vụ cho vay kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng đầy đủ vốn cho kinh doanh, dịch vụ. NHNo&PTNT huyện Đại Từ đã đầu tư đúng hướng có trọng điểm góp phần phát triển kinh tế huyện nhà, ổn định an ninh chính trị, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn . kết quả đầu tư tín dụng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT huện đại từ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm so với 2003 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) (+,-) (%) 1. Cho vay ngắn hạn - Doanh số cho vay 23040 37.64 38477 53.9 15437 67 - Doanh số thu nợ 29790 55.29 32269 51.1 2479 8.322 - D nợ cuối năm 24845 30.84 31059 34.5 6214 25.01 2. Cho vay trung dài hạn - Doanh số cho vay 38170 62.36 32961 46.1 -5209 -13.6 - Doanh số thu nợ 24090 44.71 27559 43.6 3469 14.4 - D nợ cuối năm 55707 69.16 59013 65.5 3306 5.935 3. Tổng số - Doanh số cho vay 61210 100 71438 100 10228 16.71 - Doanh số thu nợ 53880 100 63188 100 9308 17.28 - Dư nợ cuối năm 80552 100 90072 100 9520 11.82 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Đại từ) Trong năm 2003 - 2004 chủ yếu bằng nguồn vốn tự huy động và một phần vốn vay NH cấp trên NHNo huyện Đại Từ đã cho vay 132648 triệu đồng. Doanh số thu nợ là 117068 triệu đồng. Dư nợ đến 31 tháng 12 năm 2004 là 90072 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 11,8%. Hoạt động tín dụng 2 năm 2003 - 2004 NHNo huyện Đại Từ có tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ trước tới nay, để thể hiện tốc độ đầu tư thông qua việc cho vay, thu nợ, dư nợ, chiến lược đầu tư, chiến lược khách hàng và chiến lược kinh doanh bằng những con số thực cho thấy tốc độ doanh số cho vay của năm 2004 tăng gấp 1,167 lần, tốc độ thu nợ tăng 1,172 lần, dư nợ tăng gấp1,118 lần so với năm 2003. Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2004 về mặt tuyệt đối tăng 15437 triệu đồng. Về mặt tương đối tăng 67%. Ngược lại trong doanh số cho vay của trung dài hạn lại giảm về, mặt tuyệt đối giảm -5209 triệu đồng về mặt tương đối giảm -13%. Tổng doanh số cho vay của hai năm vẫn tăng trưởng đều về mặt tuyệt đối tăng 10228, tương đối tăng 16.71%. Vòng quay vốn tín dụng năm 2003 là 0.63, của năm 2004 là 0.74 điều đó giải thích răng chất lượng đầu tư vốn của ngân hàng là có hiệu quả chất lượng tín dụng tốt. Bảng 3: dư nợ theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm so với 2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (+,-) (%) 1. Doanh nghiệp Nhà nớc 150 0.1862 100 0.111 -50 -33.333 2. Doanh nghiệp NQD 1900 2.3587 1785 1.982 -115 -6.0526 3. Hộ sản xuất 78502 97.455 88187 97.91 9685 12.337 Tổng cộng 80552 100 90072 100 9520 11.818 (Nguồn:Báo cáo thống kê dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Đại từ) NHNo Đại Từ đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, thực hiện mở rộng đầu tư tín dụng đúng hướng, phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng, an toàn vốn. Qua bảng ta thấy ngân hàng đã chú trọng đầu tư cho hộ sản xuất năm 2004 tăng tuyệt đối là 9685 triệu đồng, tương đối là 12,33% so với năm 2003. Qua đó ta thấy ngân hàng đã đầu tư cho hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 97,45 trong tổng dư nợ trong khi đó đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ là 0,18% trong tổng dư nợ doanh nghiệp NQD là 2,35% trong năm 2003 còn sang năm 2004 các con số nay đã có sự thay đổi cụ thể là đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp NQD giảm còn đầu tư cho hộ sản xuất vẫn tiếp tục tăng qua đó ta thấy khách hàng chủ yếu của ngân hàng vẫn chủ yếu là hộ sản xuất. Tiếp tục thực hiện quyết định 67, QĐ 178 của Chính phủ, văn bản 1627 NHNN, QĐ số 72 của chủ tịch HĐQT - NHNo VN. Thực hiện cho vay hộ sản xuất trực tiếp, phối kết hợp với tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, mở rộng cho vay kinh tế hộ ở nông thôn, thông qua tổ vay vốn dư nợ 90072 Triệu đồng, số hộ còn dư nợ là15000 hộ. 1.4.3 Các hoạt động khác của Ngân hàng. Ngoài hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu cho NHNo&PTNT Đại Từ, ngân hàng còn mở rộng các sản phẩm dịch vụ như chuyển tiền điện tử ở 5/5 đơn vị giao dịch đảm bảo nhanh chóng an toàn chính xác, từ đó thu hút được khách hàng mở tài khoản, tiền gửi thanh toán qua ngân hàng ngày càng nhiều với doanh số hoạt động thanh toán qua ngân hàng 453501 triệu, tăng so với năm 2003 là 225287 triệu. Chuyển tiền điện tử: Chuyển tiền : 3389 món bằng 639195 triệu đồng Nhận kiều hối : 388 món bằng 419466 triệu đồng. Ngoài ra, ngân hàng òn làm tốt dịch thu hộ chi hộ một số công ty của Nhà nước và nước ngoài và một số sảm phẩm dịch vụ khác. Tóm lại: Do làm tốt công tác tuyên truyển, quảng bá về các hoạt động ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, vì thế lượng khách hàng đến gửi tiền, thanh toán, chuyển tiền ngày càng đông, tạo thêm nguồn thu dịch vụ ngày càng lớn góp phần tăng tổng thu của đơn vị. II. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở NH.NNo & PTNT huyện Đại Từ. 2.1. Việc thực hiện quy trình tín dụng tại NHNNo & PTNT huyện Đại Từ. Để đảm bảo thực hiện đúng quy định cho đối với khách hàng của NHNNo & PTNT Việt Nam, cán bộ tín dụng NHNNo & PTNT Đại Từ đã thực hiện cho vay theo quy trình sau: - Cán bộ trực tiếp hướng dẫn nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, đối chiếu với danh mục hồ sơ theo quy định của NHNNo & PTNT Việt nam, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ, tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, viết báo cáo thẩm định trình trưởng phòng tín dụng. - Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng trình, có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tiến hành tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình Giám đốc quyết định. - Giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay trong thời gian 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 10 ngày làm việc đối với vay trung dài hạn. Trường hợp cho cay thì ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản) Nếu không cho vay thì ngân hàng thông báo cho khách hàng biết. - Hồ sơ vay vốn được Giám đốc ký duyệt và chuyển cho bộ phận kế toán hoạch toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (trường hợp cho vay bằng tiền mặt), cán bộ tín dụng vào sổ theo rõi cho vay, thu nợ. Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm tiền vay (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản) tình hình thực hiện hợp đồng tín dụng đã ký kết, căn cứ vào kết quả kiểm tra (được lập thành văn bản) truỳ theo mức độ vi phạm của khách hàng có thể tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay, thu nợ, trước hạn, chuyển nợ quá hạn, khởi kiện trước pháp luật. Khi món vay của khách hàng đến hạn thì ngân hàng phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết số tiền, ngày đến hạn trả nợ trước khi đến hạn 10 ngày. - Cán bộ tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất các biện pháp sử lý khi cần thiết. - Trường hợp nợ đến hạn, nhưng khách hàng chưa trả được nợ hoặc trả không hết nợ gốc trong thời hạn cho vay đã thoả thuận và có văn bản đề nghị ra hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ gửi ngân hàng trước ngày đến hạn thì cán bộ tín dụng phải kiểm tra báo cáo trường phòng tín dụng và Giám đốc quyết định. Nếu đồng ý cho ra hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, ngân hàng và khách hàng thoả thuận, bổ sung vào hợp đồng tín dụng. Nếu không đồng ý cho ra hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ thì ngân hàng thông báo cho khách hàng biết. - Việc chuyển nợ quá hạn: Đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả được đúng hạn số nợ gốc hoặc lãi phải trả của kỳ hạn đó và không được ngân hàng chấp thuận chuyển thì ngân hàng chuyển toàn bộ dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn. Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả hết số nợ gốc hoặc lãi đúng hạn và không được ngân hàng chấp thuận ra hạn nợ gốc hoặc lãi, ngân hàng chuyển toàn bộ dư nợ gốc của toàn bộ dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng sang nợ quá hạn. Các trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, bị chấm dứt cho vay, ngân hàng phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc. Xử lý rủi ro: Trong trường hợp vốn vay bị thất bại do nguyên nhân bất khả kháng như: Bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, người vay bị chết, mất tích…. ngân hàng cùng khách hàng lập biên bản xác định mức độ thiệt hại, các văn bản chứng minh người vay bị chết, trốn, mất tích… Nhà nước có chính sách sử lý thiệt hại cho người vay và ngân hàng tuỳ theo mức độ thiệt hại. 2.2. Thực trạng Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Đại Từ. Như đã nêu ở phần trên, NHNo & PTNT Đại Từ là một chi nhánh có điểm xuất phát thấp, số người đông, trình độ cán bộ không đồng đều, công nghệ lạc hậu, hoạt động kinh doanh gập nhiều khó khăn. Trong những năm qua với sự nỗ lực cao của toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT Đại Từ đã thực hiện tốt phương châm đi vay để cho vay nên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, hoạt động kinh doanh có tốc độ phát triển mạnh mẽ, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng để sản xuất kinh doanh, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Để đánh giá sâu sắc chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất, ta đi nghiên cứu ở các chỉ tiêu sau: 2.2.1. Dư nợ cho vay hộ sản xuất Bảng 4: dư nợ hộ sản xuất-tỷ lệ nợ quá hạn năm 2003 - 2004 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm so với 2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (+,-) (%) Dư nợ cuối năm 80552 100 90072 100 9520 11.8 Nợ quá hạn 77 100 101 100 24 31.2 1.Chia theo thời hạn vay 1.1. Dư nợ ngắn hạn 24845 30.84 31059 34.482 6214 25 Trong đó: nợ quá hạn 6 7.792 21 20.79 15 250 1.2. D nợ trung hạn 55707 69.16 59013 65.518 3306 5.93 Trong đó: nợ quá hạn 71 92.21 80 79.21 9 12.7 2. Theo ngành kinh tế 2.1. Nông nghiệp 59902 74.36 62293 69.159 2391 3.99 Trong đó: nợ quá hạn 25 32.47 50 49.5 25 100 2.2. Tiểu thủ CN 400 0.497 0 0 -400 -100 Trong đó: nợ quá hạn 0 0 0 0 0 2.3. Thơng mại DV 7089 8.801 16424 18.234 9335 132 Trong đó: nợ quá hạn 0 0 5 4.95 5 2.4. Tiêu dùng 13161 16.34 11355 12.607 -1806 -13.7 Trong đó: nợ quá hạn 52 67.53 46 45.54 -6 -11.5 3. Theo loại cho vay 3.1. Cho vay trực tiếp 12860 15.96 27109 30.097 14249 111 Trong đó: nợ quá hạn 17 22.08 71 70.3 54 318 3.2. Cho vay qua tổ nhóm 67692 84.04 62963 69.903 -4729 -6.99 Trong đó: nợ quá hạn 60 77.92 30 29.7 -30 -50 (Nguồn : Báo cáo thống kê cho vay theo thành kinh tế năm 2003-2004) Qua bảng số liệu ta thấy NHNo&PTNT huyện Đại từ đã thực hiện đúng mục đích và chức năng của mình là chủ yếu cho vay kinh tế hộ sản xuất và kinh tế nông thôn trong đó cho vay nông nghiệp là 62293 triệu đồng chiếm 69,159% tỷ trọng dư nợ năm 2004 tăng so với năm 2003 là 2391 triệu đồng. Ngoài ra NHNo&PTNT huyện Đại Từ còn cho vay tiểu thủ công nghiệp là 400 triệu đồng chiếm 0,49%, thương mại dịch vụ là 7089 triệu đồng chiếm 8,801%, tiêu dùng là 13161triệu đồng chiếm 16,34% trong tổng dư nợ, trong năm 2004 thì NHNo&PTNT huyện Đại Từ giảm đầu tư vào khu vực tiểu thủ công nghiệp, tiêu dùng thể hiện là tiêu dùng giảm -1806 triệu đồng so với năm 2003 giảm 13,7% so với năm 2003, thương mại dịch vụ ngân hàng đã không đầu tư trong năm 2004. Nâng cao năng suất và hiệu quả lao dộng, NHNo&PTNT huyện Đại Từ trong nhưng năm qua đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội theo nghị quyết liên ngành số 2038/NQLN của TW Hội nông dân Việt Nam - TW Hội phụ nữ Việt Nam - NHNo & PTNT Việt Nam, để mở rộng cho vay kinh tế hội nông thôn qua tổ vay vốn, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân có vốn phát triển kinh tế. Theo Quyết định 67/1999/QĐ - TTg, Nghị định 178/1999/NĐ - C P và các quy định hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Đại Từ đã áp dụng chi vay đến 10 triệu đồng với hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đến 30 triệu đồng đối với hộ gia đình, chủ trang trại sản xuất nông nghiệp mang tính sản xuất hàng hoá nằm trong vùng quy hoạch, không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản, nên dư nợ cho vay không có bảo đảm tăng cao, tạo điều kiện cho các hộ có vốn sản xuất kinh doanh , mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Qua phân tích ở trên cho thấy NHNo & PTNT Đại Từ đã thực hiện có hiệu quả công tác cho vay hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ có vốn phát triển sản xuất kinh doanh đa số các hộ sản xuất kinh doanh sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả trả nợ gốc, nợ lãi đúng hạn, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương. Điều đó thể hiện NHNo & PTNT Đại Từ đã thực hiện tốt chiến lược khách hàng, chủ động tiếp cận các hộ, khách hàng mới, khách hàng truyền thống để mở rộng đầu tư vốn, dư nợ qua 2 năm 2003 - 2004 có tốc độ tăng trưởng lớn, chất lượng tín dụng hộ sản xuất được nâng lên rõ rệt. 2.2.2 Dư nợ quá hạn hộ sản xuất. Hoạt động tín dụng luỹ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đặc biệt trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất ở địa bàn huyện Đại Từ, tỷ lệ dư nợ vay ngành nông nghiệp cao nên tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chính vì vậy NHNo & PTNT Đại Từ đã tìm nhiều biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh, luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, tích cự đốn đốc thu hồi và xử lý những món nợ cho vay có khả năng giảm đến mức thấp nhất nợ quá hạn. Bảng 5: phân loại nợ quá hạn theo thời gian và khả năng thu hồi Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ quá hạn 101 0.11% - Dư nợ đầu năm 80 - Nợ phát sinh trong năm 3.357 - Nợ quá hạn đã thu 3.336 -Trong đó QH từ 1 đến 91 ngay 101 0.11% (Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2004) Phân tích nợ quá hạn theo thời gian và khả năng thu hồi đến thời điểm ngày 31/12/2004 cho thấy nợ quá hạn là 101 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0.11% .và theo phân tích từ các ngân hàng cấp 3 báo cáo lên, còn mang tính chủ quan, chưa thấy hết các yếu tố khó khăn trong thu hồi nợ. Nếu theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ trích rủi ro cho nợ có vấn đề là (50% cho nợ quá hạn dưới 6 tháng, 75% cho nợ quá hạn từ 6 - 12 tháng, 100% cho nợ quá hạn trên 12 tháng) thì tỷ lệ nợ khó thu của NHNo & PTNT Đại Từ sẽ là50.5 triệu đồng. Qua phân tích trên cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi phải tính toán định lượng được trước những tồn thất trong kế hoạch kinh doanh của mình. Từ đó tìm những giải phảp để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất đó, để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao. 2.2.3. Tình hình thu nợ hộ sản xuất. Trong giai đoạn 2003 - 2004 NHNN Đại Từ đã thực hiện tốt các công tác thu hồi nợ, thể hiện ở doanh số nợ năm 2004 tăng 5.989 triệu đồng so với năm 2003, thông qua việc phân tích nợ đến hạn hàng tháng do kế toán sao kê từ ngày 10 - 15 của tháng trước từ đó lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ tín dụng phân tích đến từng món, phân nhóm thời gian để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đồng thời xử lý dứt điểm những trường hợp phát sinh. Tỷ lệ thu nợ bằng nguồn thu thứ nhất của NHNo & PTNT Đại Từ trong 2 năm đều bằng 1, phản ánh khách hàng sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đúng mục đích có hiệu quả, trả nợ đúng hạn, chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT Đại Từ là khá tốt. - Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất = Doanh số thu nợ hộ sản xuất Dư nợ hộ sản xuất bình quân + Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất năm 2003 = 0,59 + Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất năm 2004 = 0,7 Vòng quay vốn tín dụng năm 2004 cao hơn so với năm 2003 chứng tỏ NHNo & PTNT Đại Từ đầu tư cho vay đúng hướng, khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt. Vòng quay vốn tín dụng NHNo & PTNT Đại Từ trong 2 năm tăng khá nhanh, thể hiện vòng quay vốn tốt, nâng cao hiệu suất vốn, đầu tư cho được nhiều khách hàng hơn có vốn để phát triển sẩn xuất kinh doanh Tuy nhiên trong điều kiện đối tượng phục vụ chủ yêu của ngân hàng là nông nghiệp, nông thôn tiềm ẩn nhiều rủi ro thì vòng quay vốn tín dụng cần được nâng lên hơn nữa nhằm hạn chế rủi ro và sử dụng có hiệu quả hơn đồng vốn tín dụng. - Tỷ lệ thu lãi: Tỷ lệ thu lãi = Tổng số lãi thu được x 100% Tổng số lãi phải thu + Tỷ lệ thu lãi năm 2003 = 38216,9 x 100 = 97,19% 39318,8 + Tỷ lệ thu lãi năm 2004 = 43659,9 x 100 = 97,6% 44730,08 Đa số khách hàng vay vốn tại NHNo & PTNT Đại Từ đều là hộ sản xuất có thu nhập nhìn chung là thấp nhiều hộ tới điểm giao dịch từ 6 - 7km, cá biệt có xã dưới 15km, do vậy công tác đôn đốc khách hàng trả lãi gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo ngân hàng , cán bộ tín dụng luôn bám sất địa bàn nên các hộ vay nhỏ lẻ đều phối hợp cho vay qua tổ nhóm đối với xã, ở xã hàng tháng có tổ thu nợ lưu động, có lịch thu nợ, thu lãi vào một quý nhất định tại trụ sở các thôn xã, tạo thời gian thuận lợi cho khách hàng trong việc trả lãi hàng tháng và quan hệ vay vốn với ngân hàng . Đối với những xã ở liền kề điểm giao dịch đều được tiếp._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34206.doc
Tài liệu liên quan