Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Thanh Hoá

Mục lục Trang A.Lời nói đầu. Bước vào thời kỳ đội mới được 20 năm, đất nước ta đang từng bước khởi sắc, ngày càng gặt hái được nhiều những thành công to lớn. Có thể nói qúa trình đổi mới đã là bước ngoặt to lớn giúp đất nước đi lên. Trong qúa trình hội nhập kinh tế với thế giới, bước đầu chúng ta còn tụt hậu, thua kém các nước về nhiều mặt. Lý do chính đó là xuất phát điểm của nước ta rất thấp, thêm vào đó là giai đoạn trì trệ, chậm đổi mới làm cho mọi người có cách nghĩ nhìn nhận vấn đề chư

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a được chính xác. Hiện nay nền kinh tế của chúng ta đang đi lên, từng bước bắt kịp dần với nền kinh tế thế giới. Cùng với quá trình đi lên của nền kinh tế thì hệ thống Tài chính cũng ngày càng phát triển và lớn mạnh. Bởi vì hệ thống tài chính chính là mạch máu lưu thông cho nền kinh tế. Các trung gian tài chính như các ngân hàng, các tổ chức tín dụng là đầu mối quan trọng để cung ứng, điều phối vốn giúp cho nền kinh tế vận hành được tốt. Sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng đã được ghi nhận qua từng năm và phát triển từng thời kỳ. Trước những năm 90 thì hệ thống Ngân hàng còn mới chỉ là Ngân hàng 1 cấp, làm ăn theo kiểu bao cấp, từ đó dẫn đến không đạt hiệu quả kinh tế. Sau những năm 90, cùng với sự đổi mới của đất nước hệ thống Ngân hàng cũng ngày càng đổi mới, đã thành hệ thống Ngân hàng 2 cấp, làm ăn, kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Ngân hàng Trung ương, của Chính phủ. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng cũng như hiệu quả trong nền kinh tế ngày càng tăng dần. Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hóa cũng nằm trong guồng xoáy đó của hệ thống Ngân hàng, và hiện nay Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hóa là một trong những Ngân hàng Thương mại Nhà nước chính giúp cho sự đi lên của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngân hàng đã nhiều năm đạt được những thành tích tốt, đã nhiều năm đạt danh hiệu đơn vị lao động giỏi, năm 2003 đạt danh hiệu đơn vị lao động xuất sắc. đề tài này của em nhằm mục tiêu giúp cho Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung dần ứng dụng trong hoạt động tín dụng, ngày càng nâng cao hiệu quả của tín dụng, làm cho ngân hàng phát triển tốt hơn. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1:Tổng quan về chất lượng tín dụng của NHTM. Chương 2: Thực trạng về chất lượng tín dụng tại ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá. B. nội dung. Chương I. Tổng quan về chất lượng tín dụng của NHTM. 1. Tổng quan về NHTM. 1.1. Khái niệm về NHTM. Ngân hàng thương mại( NHTM) là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế. Tổng tài sản có của NHTM luôn có khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Mặt khác, khối lượng séc hay tài khoản gửi không kỳ hạn mà nó có thể tạo ra chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cung tiền tệ M1 của cả nền kinh tế: Có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM chẳng hạn: ở Hoa Kỳ: NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. ở ấn Độ NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay hoạt động tài trợ và đầu tư. ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. ở Thổ Nhĩ Kỳ : NHTM là một hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác. ở Việt Nam, theo sắc lệnh 018 CT/LDGCQL/SL này 20/10/1969 của chính quền Sài Gòn cũ cho rằng NHTM là một xí nghiệp công hay Tư lập, kể cả chi nhánh hay phân cục Ngân hàng ngoại quốc mà hoạt động thường xuyên là thi hành cho chính mình nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu, tài chính, vói tiền ký thác của tư nhân hay của xí nghiệp hay cơ quan công quyền. Còn theo pháp lênh ngân hàng ngày 23/5/1990 của Hội đồng Nhà nước xác định: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt dộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Qua những khái niệm nêu trên, có thể rút ra một số điểm đặc trưng của NHTM như sau: - thứ nhất, NHTM là một tổ chức được phép nhận ký thác của công chúng với trách nhiệm hoàn trả. -Thứ hai, NHTM là một tổ chức được phếp sử dụng ký thác của công chúng để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tài chính khác. ở đây chúng tín dụng cũng ohân biệt NHTM với các tổ chức tín dụng khác. Vào cuối thập niên 60, điểm đặc thù để phân biệt NHTM với các ngân hàng trung gian khác là: NHTM là đơn vị duy nhất mở tài khoản, tiền gửi không kỳ hạn cho công chúng. Điều này có nghĩa là, người tín dụng phân biệ nó dựa vào các thành phần của tài sản nợ( liabilities). Vào lúc này, tiền gửi không kỳ hạn bị cấm trả lãi, tuy nhiên vì nhu cầu giao dịch thông qua séc vẫn tăng gấp đôi hàng năm, do đó khối lượng Séc phát hành từ các khoản tiền gửi không kỳ hạn tiếp tục là bộ phận mạnh nhất sau tiền mặt pháp định. Từ những năm 80 sau, sau sau khi tiền gửi không kỳ hạn đã được phép trả lãi, các ngân hàng tiết kiệm và các tổ chức tín dụng khác NHTM cũng được quyền và bắt đầu mở tài khoản gửi không kỳ hạn, cho phép công chúng sử dụng séc một cách linh hoạt, đa dạng dưới nhiều hình thức. Lúc này việc phân biệt NHTM với các ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng khác dựa trên tài sản nợ(labilities) không còn phù hợp nữa. Do vậy, các chuyên gia ngân hàng phương tây bắt đầu phân biệt NHTM với các Ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng khác dựa trên tài sản có( Assets). Theo tiêu thức này, một NHTM là một trung gian mà tỷ lệ vốn cho vay vào mục đích thương mại và công nghiệp là chiếm đa số. Chức năng của NHTM. 1.2.1.Trung gian thanh toán. Thực hiện chức năng trung gian thanh toán NHTM cung cấp các phương tiện thanh toán cho nèn kinh tế, tiết kiệm chi phí lưu thông và nâng cao khả năng tín dụng. Việc mở tài khoản, cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán cho NHTM trở thành một trung tâm thanh toán cho nền kinh tế. NHTM sẽ thừa lệnh khách hàng để thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ ngân quỹ của khách hàng. Việc làm này giúp cho khách hàng cũng như nền kinh tế chu chuyển vốn nhanh, an toà và tiết kiệm. Do đó, tiết kiệm được chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Với chức năng trung gian thanh toán cũng cho phép NHTM tạo ra bút tệ để mở rộng quy mô tín dụng đối với nền kinh tế, vừa tiết kiệm được lượng tiền mặt, vừa đáp ứng được những hoạt động thường xuyên của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế phát triển, quy mô thanh toán và khoảng cách giữa khách hàng với nhau ngày càng tăng nhanh chóng. Việc thanh toán trực tiếp giữa các khách hàng với nhau ngày với nhau sẽ không thoả mãn được nhu cầu của nền kinh tế nếu không có NHTM làm chức năng trung gian thanh toán cho chủ thể của nền kinh tế. Việc hệ thống NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán mang một ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trước hết, hệ thống NHTM sẽ cung cấp cho chủ thể của nền kinh tế nhiều công cụ thanh toán mang tiện ích cao như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiên, ngân phiếu, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu… Tuỳ theo yêu cầu khách hàng có thể lựa chọn một trong những công cụ thanh toán thích hợp. Nhờ có các phương thức thanh toán được thực hiện bởi các NHTM , các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền đến gặp chủ nợ, gặp người thụ hưởng dù gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức thanh toán nào đó đơn giản, chẳng hạn như một tờ séc, một uỷ nhiệm chi …để giao cho khách hàng hoặc yêu cầu ngân hàng chi trả hộ, thu hộ các khoản tiền theo ý muốn của mình. Thứ hai, là khi sử dụng các phương tiện thanh toán, bản thân chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí lao động, thời gian, lại an toàn. Hệ thông NHTM lại tích tụ được một nguồn vốn khổng lồ để có thể mở rộng khả năng tín dụng của mình. Ngày nay, có thể nói rằng hoạt động thanh toán của hệ thống NHTM chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của NHTM nó tạo đều kiện cho nhiều dịch vụ Ngân hàng khácphát triển dễ dàng hơn, đồng thời nó tiết kiệm một khối kượng rất lớn tiền mặt trong lưu thông. Nhìn vào hệ thống thanh toán của NHTM, người ta có thể đánh giá được ngay hoạt động của hệ thống NHTM có hiệu quả hay không. Chu chuyển tiền tệ ngày nay chủ yếu thông qua hệ thống NHTM và do vậy chỉ khi chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện và vai trò của NHTM sẽ được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quỹ của xã hội Chức năng tạo tiền. NHTM là một tong những tổ chức trung gian tài chính, làm trung gian cung và cầu vốn tiền tệ, nó huy động tập trung giữa các nơi có nguồn tiền tạm thời thừa, hay tiết kiệm để điều hoà nhu cầu về vốn, với mục đích đem lại lợi ích cho các bên: người gửi tiền, ngân hàng và người vay. Nhưng ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay số tiền gửi đó, NHTM còn tạo tiền khi phát tín dụng.Nghĩa là vốn phát qua tín dụng không nhất thiết dựa trên vàng hay tiền giấy đã gửi vào ngân hàng, tiền vay không trên cơ sở số tiền gửi, mà khoản tín dụng đó do ngân hàng tạo ra tiền để cho vay, gọi là bút tệ , hay bút toán, hay tiền ghi sổ. Khi hết hạn vay người vay trả nợ ngân hàng, tiền vay rút khỏi lưu thông, quay trở lại ngân hàng tiền bị huỷ bỏ. Trong phạm vi một nền kinh tế , hoạt động cho vay và trả nợ diễn ra thường xuyên. hàng ngày có tiền tạo ra và tiền bị huỷ đi. Khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên khi luồng tiền tạo ra( phát tín dụng) lớn hơn luồng tiền huỷ đi ( trả nợ ngân hàng). 1.2.3.Chức năng trung gian tài chính. Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian tài chính phi ngân hàng đứng giữa thu nhận tiền gửi của người gửi tiền để cho vay ngươi cần vay tiền hoặc làm môi giớ cho ngưòi đầu tư. Điều này có thể được khái quát hoá qua sơ đồ sau: Cá nhân, doanh nghiệp Ngân hàng thương mại Cá nhân, doanh nghiệp Cho vay đầu tư Nhận tiền gửi uỷ thác đầu tư Thực hiện chức năng này, NHTM thực sự là “ cầu nối” giữa những người có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi ở ngân hàng với những người thiếu vốn cần vay. NHTM góp phần tạo lợi ích công bằng cho cả 3 bên trong mối quan hệ: ngưòi gửi tiền, ngân hàng, và người vay. Đối với những người gửi tiền: họ sinh lợi được vốn tạm thời nhàn rỗi của mình bởi lãi suất tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ hoặc họ dược ngân hàng tạo ra cho họ cái tiện ích như sự an toàn hoặc cung cấp cho họ các phương tiện thanh toán . Đối với người vay: sự thoả mãn được nhu cầu kinh doanh hoặc chi tiêu, thanh toán mà khỏi tốn nhiều công sức, thời gian cho việc tìm kiếm nơi vay tiền tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp. Đối với NHTM : sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình dựa vào chênh lệch giữa lãi suát cho vay, lãi suất tiền hoặc hoa hồng môi giớ. Lợi nhuận này chính là cơ sở tồn tại và phát triển của cácNHTM. Thông qua chức năng trung gian tài chính, các NHTM thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, thực hiện các dịch vụ tiện ích cho xã hội. Nếu như không có NHTM việc huy động của cải xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sẽ chậm đi rất nhiều. Và vì vậy mà người tín dụng cho rằng ngân hàng là một trong 3 phát minh quan trọng của nhân loại lửa và bánh xe. Nhờ có NHTM mà tiền tiết kiệm của các cá nhân, đoàn thể, các tổ chức được huy động vào quá trình vận động của nền kinh tế. Tiền huy động được này thông qua các hoạt động của hệ thống NHTM nó trở thành “ chất bôi trơn” cho bộ máy kinh tế hoạt động. Nó chuyển của cải của xã hội, tài nguyên xã hộivề nơi chưa sử dụng, còn tiềm tàng vào quá trình sử dụng nóphục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh, đời sống ngày càng cao của xã hội. Ngày nay, có thể nói mọi quan hệ kinh tế xã hội của loài người đều thông qua quan hệ tiền tệ và chủ yếu là thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng bên cạnh hoạt động của các tổ chức phi ngân hàng. Các nghiệp vụ của NHTM. 1.3.1. Nghiệp vụ nợ.( Nghiệp vụ tạo lập vốn). Nghiệp vụ tạo nên nguồn vố hoạt động của ngân hàng gọi là nghiệp vụ nợ, vì những khoản mục nguồn vố do nghiệp vụ này tạo nên khi thể hiện trên bảng tổng kết tài sản của NHTM sẽ nằm bên tài sản nợ. Đây là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện cho sự phát triển của ngân hàng. Về sau,khi NHTM đã hình thành ổn định, các nghiệp vụ của nó được xen kẽ lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động. Huy động của các nguồn vốn khác nhau(tài sản nợ) trong xã hội để hoạt động là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM. ở các nước công nghiệp, với sự phát triển nhanh chóng của thi trường tài chính, đã có rất nhiều loại tài sản có lợi tức ổn định và thanh khoản cao, tài sản nợ rất đa dạng làm cho việc tìm kiếm vốn hoạt động của NHTM trở thành sự cạnh tranh khốc liệt, trước mắt các ngân hàng ở các nước phát triển luôn luôn xuất hiện vấn đề làm thế nào để có đủ vốn đàu tư cho môi trường kinh doanh đầy kịch tính> NHTM phải cạnh tranh với những ngân hàng khác, các tổ chức tài chính khác, với nghiệp vụ thị trường trực tiếp và với bất cứ các tổ chức nào khác muốn thu hút một khối lượng vốn nào đó. Cho đến thời gian gần đây, tài sản nợ của các NHTM trên khắp thế giới vẫn còn tập trung vào năm nhóm phổ biến: 1)vốn pháp định hay vố điều lệ,2) tiền gửi không kỳ hạn, 3) tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm, 4) các khoản vay trên thị trường tiền tệ, 5)các khoản vay các ngân hàng khác hay ngân hàng trung ương. Tài sản nợ của NHTM là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nói theo ngôn ngữ thi trường thì tài sản nợ diễn tả những khoản nợ mà ngân hàng mắc nợ thị trường, bao gồm những khoản mà nhân dân gửi vào( ký thác) cho nó, hay nó đi vay các đối tượng trong nền kinh tế như ngân hàng trung ương, các ngân hàng hay tổ chức tài chínhkhác, chính quyền, nước ngoài, các doanh nghiệp, nhân dân…Đứng bên tài sản nợ, NHTM là người đi vay, là con nợ, còn các đối tượng kia là người cho vay, là chủ nợ của NHTM. Như vậy, thuật ngữ “Tài sản nợ” phản ánh rằng đó là tài sản của người khác mà ngân hàng vay. 1.3.2. Nghiệp vụ có( sử dụng vốn). Những nghiệp vụ sử dụng vốn hình thành nên tài sản của ngân hàng mà khi lên bảng tổng kết tài sản nó nằm bên phía tài sản có. Như vậy, tài sản chủ yếu của ngân hàng là các tài sản tài chính hay còn gọi là các hình thức trái quyền( như cổ phiếu,trái phiếu và các khoản vay), thay vì tài sản thực như nhà cửa, công cụ và nguyên vật liệu. Huy đông được nhàn rỗi, NHTM phải làm thế nào để hiệu quả hoá những nguồn tài sản này. Hỗu như tất cả các khoản mục bên tài sản nợ của ngân hàng đeeuf là vốn vay, nghĩa là ngân hàng phải trả lãi suất cho nó đến từng giờ. Do đó, để khỏi bị thiệt hại, ngân hàng luôn luôn phải cho vay hoặc đầu tư ngay số tài sản ấy vào những dịch vụ sinh lãi. Từ lãi thu được ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho vốn đã vay thanh toán chi phí cho các hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của ngân hàng. Nói cách khác, nghiệp vụ của ngân hàng là những nghiệp vụ sử dụng những khoản vốn đã huy động(tập chung vào nghiệp vụ nợ) nhằm mục đích sinh lợi. Cho vay hay đầu tư để sinh lợi từ tiền đã huy đông được sẽ là lẽ sống của NHTM.Cho vay hay đầu tư vào các loại tài sản nào cũng đều là hoạt động kiếm lợi nhuận. chỉ có một ít khác biệt giữa hai khái niệm, do đó đôi khi người tín dụng cũng gọi cả hai hoạt động trênvào một từ là “ đầu tư”. Khi ngân hàng đầu tư tiền vốn vào một thương vụ hoặc cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng vay, nó trở thành là chủ nợ, các đối tượng kia là vay nợ. Vì thế các khoản đầu tư trên biến thành tài sản co( assets) của ngân hàng. Nó càng đầu tư nhiều, càng sinh lãi nhiều từ vốn đã huy động. Nếu không đầu tư được, nó sẽ bị lỗ vì phải trả lãi cho tài sản nợ. Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ bất cứ thành phần nào vay tiền của nó đều trở thành con nợ của ngân hàng. do vậy con nợ của ngân hàng có thể là mọi thành phần nhân dân trong và ngoài nước. Tài sản có cho biết những khoản nợ mà thi trường nợ ngân hàng hoặc là những khoả mà ngân hàng cho thị trường vay.Nếu chữ “ Nợ” phản ánh rằng đó là tài sản của người khác mà ngân hàng mượn, thỉ chữ “ Có” phản ánh những tài sản của ngân hàng đang được các thành phần khác mượn. Đứng trên góc độ tính chất ngân hàng là chủ nợvà các đối tượng vay tiền của nó là con nợ. Vì mục tiêu của ngân hàng là cho vay đẻ kiếm lời nên tài sản có hay các khoản mà ngân hàng cho thi trưòng vay còn được gọi là đầu tư của ngân hàng( banking investment). Ngân hàng có rất nhiều cách để đầu tư tiền của nó. Sự khác nhau giữa các loại đầu tư này hình thành nên sự khác nhau trong tài sản có của NHTM hoặc có thể nói ngược lại, sự đa dạng của tài sản có phản ánh sự đa dạng trong các loại đầu tư của ngân hàng. ở các nước trên thế giới tài sản có của mỗi NHTM thường quy về các nhóm sau đây: 1). Dự trữ tiền mặt, bao gồm: tiền mặt tại kho của ngân hàng; tiền mặt ký gửi tại NHTW. 2). Đầu tư vào chứng khoán ( trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu…) 3). Cho vay 4). Đầu tư vào các loại tài sản ( như bất động sản, cơ sở hạ tầng…) Nghiệp vụ trung gian. Có nhiều loại công cụ ngân hàng. ở đây chỉ đề cập một số thông dụng như tài khoản ngân hàng ngân hàng và các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. Nghiệp vụ trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ khác nhau. ở đây chỉ giới hạn vào các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt với một số nội dung sau: Dịch vụ chuyển khoản từ tài khoả này sang tài khoản khác cùng ở một ngân hàng hay ở hai ngân hàng khác nhau thông qua các công cụ như Séc, lệnh chi, thẻ chi trả… Dịch vụ thu hộ và chi hộ cho khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Việc chi hộ ngân hàng chỉ tiến hành khi có lệnh của chủ tài khoản. Dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Đến tháng doanh nghiệp chỉ cần gửi bản lương cho các ngân hàng, sau đó ngân hàng sẽ ghi nợ vào tài khoản donh nghiệp đó và chi lương cho những người có tên trong danh sách tiền lương. Dịch vụ chuyển tiền từ địa phương này sang địa phương khác. Dịch vụ khấu trừ tự động cũng là dịch vụ với khách hàng là cá nhân. Theo đó nếu khách hàng cho phép, ngân hàng sẽ tự động ghi nợ tài khoản của khách hàng để thanh toán cáchoá đơn đòi tiền cho các đơn vị dịch vụ gửi đén như: trả tiền điện, nước, thuê nhà ,điẹn thoai…đây là những khoản chi thường xuyên trong tháng nếu không có dịch vụ này khách hàng sẽ tốn nhiều thời gian và phiền toái. Quy trình thực hiện dịch vụ khấu trừ tự động: Ngân hàng Đơn vị dịch vụ Khách hàng X Gởi hoá đơn Thanh toán Cung cấp dịch vụ Báo nợ Tài khoản X XXX X1 X2 Chi theo từng hoá đơn 2. Lý luận chung về tín dụng NHTM. 2.1. Khái niệm tín dụng. Hiện nay, xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt đã đặt ra cho mỗi chủ thể kinh tế những cơ hội và thách thức mới. Đòi hỏi mỗi chủ thể kinh tế phảI can sự cải tiến về mọi mặt mỗi bản thân nằhm tạo ra sức cạnh tranh để chiến thắng trong cạnh tranh. Muốn vậy, họ phải có một lượng vố lớn nhiều khi vượt quá khả năng vố tự có của doanh nghiệp. Để giải quyết những khó khăn này, họ có thể trực tiếp gặp nhau để thương lượng việc vay vốn hoặc thông qua thị trường tài chính song chủ yếu là gián tiếp thông qua trung gian tài chính đặc biệt là NHTM. NHTM là một trung gian tài chính chuyên thực hiện việc đưa người đi vy và người cho vay trong nền kinh tế gặp nhau hay nói một cách đầy đủ hơn NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, quyết định chủ yếu đến sự tồn tại và phất triển của ngân hàng. Song lại rất khó có thể định nghĩa rõ ràng về tín dụng mà tuỳ theo góc độ nghiên cứu chúng ta có thể xác định thuật ngữ này. tín dụng ( credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo( tin tưởng, tín nhiệm ) song trong thực tế cuộc sống thuật ngữ nàycó thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng đượ coi là phương pháp chuyể dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. Xét một quan hệ tài chính cụ thể,tín dụng là một dao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác, giữa các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời hạn nhất định ngưoaì đi vay phải thanh toán gốc và lãi. tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chê tài chính cung cấp cho khách hàng. Theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa ) giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm trả vô điều kiện gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng. 2.2.1. Căn cứ vào mục đích. Căn cứ theo tiêu thức này người ta chia tín dụng thành hai loại: tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là hình thức cấp tín dụng để làm cơ sở để cấp tín dụng lấy đối tượng thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của ngân hàng để làm cơ sở cấp tín dụng như các nhà doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nó được áp dụng khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. tín dụng tiêu dùng, là loại cho vay để dáp ứng nhu cầu mua sắm nhà cửa, các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng. Với hình thức cấp tín dụng này ngân hàng chỉ quan tâm đến nguồn trả và thu nhập của khách hàng mà ít quan tâm đến việc sử dụng khoản tín dụng có hiệu quả hay không do đó loại tín dụng này có mức độ rủi ro cao hơn. 2.2.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng. Căn cứ theo tiêu thức này người ta chia tín dụng thành 3 loại. Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vố lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đây là loại hình tín dụng ít rủi ro cho ngân hàng vì trong một thời gian ngắn ít có những biến động xảy ra và ngân hàng thường luôn dự tính được những biến động đó. Nó bao gồm tín dụng chiết khấu, tín dụng thấu chi , tín dụng ứng trước và tín dụng bổ sung vốn lưu động. Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Loại tín dụng này cgủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản có định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bi, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Ngoài ra, tín dụng trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp mới thành lập. Nó bao gồm các hình thức chủ yếu sau: Tín dụng thực hiện theo dự án, tín dụng hợp vốn, tín dụng cho thuê tài chính. Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn > 5 nămđược sưr dụng để cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống, bến cảng , sân bay…)., cải tiến và mở rộng với quy mô lớn. Loại tín dụng này thường có mức độ rủi ro lớn do khó lườg trước được những biến độngcó thể xảy ra. 2.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng . Theo căn cứ này thì nó được chia thành hai loại. Cho vay có bảo đảm: Là hình thức cấp tín dụng có tài sản hoặc người bảo lãnh đứng ra làm đảm bảo cho lhoản nợ vay. Hình thức này áp dụng đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn phải có đảm bảo. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ hai bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Tuy nhiên, khách hàng vay không có bảo đảm sẽ nhận được khoản vay khi hội tụ đầy đủ các yếu tố sau: + Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn, đầy đủ gốc và lãi. + Có dự án đầu tư, hoặc phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi. + Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. + Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của TCTD nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hoạt động tín dụng, cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm tài sản. 2.2.4. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng. Hình thái giá trị của tín dụng là số tiền hay(hạn mức tín dụng) ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng. Giá trị tín dụng có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian khác nhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng loại đố tượng khách hàng khác nhau mà ngân hàng có thể cung cấp cho một lượng tín dụng khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện ở nhiều điểm mà trong hồ sơ của khách hàng mang đến cho ngân hàng để vay tiền. Chẳng hạn như là phương án kinh doanh, số tài sản đảm bảo, mức độ tín nhiệm đối với khách hàng…. Cán bộ tín dụng phải phân tích rất kỹ trước khi cho khách hàng vay vốn. Bởi vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ rủi ro của tín dụng, đến thu nhập của ngân hàng. 2.2.5. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng. 2.2.5.1. Chiết khấu thương phiếu. Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa khách hàng với nhau. Người bán(người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua( hoặc người phải trả) hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn. Nghiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng và những người kí tên trên thương phiếu. Để thuận tiện cho khách, ngân hàng thường ký với khách hợp đồng chiết khấu. Khi cần chiết khấu khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu lên ngân hàng xin chiết khấu. Ngân hàng sẽ kiểm tra chất lượng của thương phiếu và thực hiện chiết khấu. Do tối thiểu có hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao( trừ trường hợp ngân hàng ký miễn truy đòi đố với khách hàng) . hơn nữa, NHTM có thể tái chiết khấu thương phiếu tại NHNN để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp. 2.2.5.2. Cho vay. Cho vay là loại hình thông dụng nhất trong hoạt động tín dụng, nó có nghĩa là ngân hàng cho khách hàng vay tiền để phục vụ cho những mục đích khác nhau của khách hàng.Cho vay có các loại sau: Thấu chi, là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và khoảng thời gian xác định, giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Cho vay trực tiếp từng lần, là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ SXKD. Cho vay theo hạn mức, là nghiệp vụ theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Cho vay luân chuyển, là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Cho vay trả góp, là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả làm nhiều lần gốc trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ. Cho vay gián tiếp, là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Phần lớn các ngân hàng áp dụng hình thức cho vay tực tiếp. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phát triển thêm hình thức này. 2.2.5.3.Cho thuê tài sản( thuê- mua). Hoạt động chủ yếu của NHTM là cho vay để khách hàng mua tài sản. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khách hàng không đủ( hoặc chưa đủ điều kiện) để vay. Để mở rộng tín dụng , NHTM đã mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê. Vì tài sản cho thuê thuộc sở hữu của ngân hàng nên Ngân hàng có thể thu hồi để bán hoặc cho người khác thuê khi người thuê không trả nợ được. Điều này giảm bớt thiệt hại cho Ngân hàng. 2.2.5.4. Bảo lãnh. Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Bảo lãnh có 3 bên: bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh . Bảo lãnh của Ngân hàng có nghĩa là Ngân hàng là người bảo lãnh, khách hàng của Ngân hàng là người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh là bên thứ ba. 2.3. Tín dụng ngân hàng và những vấn đề liên quan. 2.3.1. Những quy định trong hoạt động tín dụng. 2.3.1.1.Nguyên tắc tín dụng. Hoạt động tín dụng của NHTM dựa trên một só nguyên tắc xác định nhằm bảo đảm tính an toàn và khả năng sinh lời . Các nguyên tắc này được cụ thể hoá trong các quy định của NHNN và các NHTM. Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định : các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoả tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi như đã cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này, Đây là điều kiện để nq tồn tại và phát triển. Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên. Luật pháp quy định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. bên cạnh đó mỗi ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái luật pháp và việc tài trợ đó là phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng. Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án ( hoặc dự án ) có hiệu quả. Thực hiện nguyên tắc này là điều kiẹn để thực hiện nguyên tắc thứ nhất. Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng. Các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay. Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, ngân hàng đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm khi vay. 2.3.1.2. Điều kiện vay vốn. Việc ngân hà._.ng cho vay được thực hiện theo các quy định chặt chẽ, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau và một trong những lý do đó là để bảo vệ sự an toàn đối với ngân hàng. mục tiêu của các quy định là để tránh sự tập trung cho vay quá đáng đối với một người và giảm bớt rủi ro. Trong những năm gần đây, quốc hội đã thông qua một số đạo luật nhằm bảo vệ người vay và cả người cho vay, kể cả NHTM. Trong các điều luật, có đạo luật công khai khi cho vay (1968) nhằm bảo đảm rằng người vay sẽ không được thông báo về các chi phí của tín dụng mà họ đang yêu cầu. Đạo luật báo cáo tín dụng công bằng(1971) mà mục đích chủ yếu là bảo vệ người xin vay không bị từ chối tín dụng do những thông tin sai lệch trong hồ sơ. và đạo luật cơ hội tín dụng công bằng (1974) nghiêm cấm người cho vay phân biệt đố xử trên cơ sở giới tính, tình trạnghôn nhân, chủng tộc, màu da, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc đang nhận các khoản trợ cấp. Nhìn chung thì trong bất kỳ một trường hợp vay vốn nào giữa ngân hàng và khách hàng cũng có những điều kiện nhất định để đảm bảo quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. những điều kiện này được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng, nếu bên nào không thực hiện đúng những điều kiện đó thì phải chịu trách nhiệm đối với bên kia và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2.3.1.3. Đối tượng cho vay. Khách hàng nhận tín dụng của ngân hàng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước, cá nhân, người tiêu dùng, các Ngân hàng, các công ty tài chính… Tuy nhiên luật pháp cũng cấm hoặc tài trợ đối với một số đối tượng nhất định. Người đứng tên vay cho một tập thể phải được uỷ quyền của cả tập thể. Cá nhân vay phải là người đến tuổi thành niên. Người vay phải ghi rõ vay để làm gì. Ngân hàng đã được quyền chấm dứt quan hệ tín dụng và thu hồi nợ nếu phát hiện người vay sử dụng vốn sai mục đích đã đăng ký ban đầu mà không được phép của ngân hàng. Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng, khách hàng khác. loại khách hàng truyền thống và quan trọng thường được hưởng chính sách ưu đãi của NHTM. Đây là nội dung liên quan đến chính sách marketing nên thường đựoc các ngân hàng cân nhắc và đưa ra cho khách hàng biết. 2.3.1.4. Thời hạn cho vay. Các giới hạn về thời hạn luôn được các nhà quản lý ngân hàng chú ý bởi vì kỳ hạn liên quan đến thanh khoản và rủi ro ngân hàng cũng như chu kỳ kinh doanh của người vay. Chính sách tín dụng thể hiện rõ, ngân hàng sẵn sàng cung ứng tín dụng với thời hạn như thế nào. Chính sách thời hạn phải giải quyết mối quan hệ thời hạn của nguồn ( chủ yếu là do người gửi và người cho ngân hàng vay quyết định ) và thời hạn tài trợ( xuất phát từ yêu cầu của người vay do đặc điểm luân chuyển vốn và quy mô thunhập quyết định). Từ đó ngân hàng xác định thời hạn nợ cụ thể đảm bảo cân bằng kỳ hạn trung bình. Thời hạn trung bình càng nhỏ, rủi ro của ngân hàng càng thấp, càng tăng tính thanh khoản của các khoản tài trợ. Ngân hàng thường dựa trên kì hạn củ nguồn để quyết định chính sách kì hạn cho vay nếu khả năng tìm kiếm nguồn và chuyển hoán kì hạn nguồn của ngân hàng không cao. Việc chuyển hoán kì hạn nguồn sẽ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất bởi vì nó tạo ra khe hở lãi suất. Nhiều ngân hàng có khả năng chuyển hoán nguồn và huy động nguồn trung và dài hạn tốt, chính sách thời hạn tín dụng và kì hạn nợ nghiêng về đáp ứng kì hạn của người vay. Kì hạn nợ liên quan đến tính toán các nguồn thu của khách hàng có thể dùng để trả nợ. Chính sách xác định cụ thể kì hạn nợ và tăng số lần trả nợ trong kì sẽ tăng mật độ luồng tiền vào, giảm kì hạn tín dụng trung bình, song sẽ tăng chi phí thu nợ của ngân hàng. 2.3.1.5. Lãi suất cho vay. Ngân hàng có các mức lãi suất tín dụng khác nhau tuỳ theo kị hạn, tuỳ theo các loại tiền và tuỳ theo khách hàng. Ngân hàng khi thoả thuận về lãi suất tín dụng phải tính đến rủi ro, lãi suất hoà vốn, lãi suất cạnh trnh trên thị trường. Bên cạnh khung lãi suất định trước, ngân hàng còn cung cấp lãi suất thoả thuận đối với từng khách hàng cụ thể. Lãi suất coa thể cố định trong suốt kì hạn tín dụng, hoặc có thể thay đổi tuỳ theo sự biến đổi của lãi suất tham khảo hoặc của chỉ số làm cơ sở điều chỉnh sau một khoảng thời gian nhất định ( gọi là lãi suất hỗn hợp). Lãi suất tín dụng có thể bị giới hạn bởi lãi suất trần, bị tác động bởi lãi suất tái chiết khấu do NHNN quy định, hoặc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suát tín dụng do ban giám đốc ngân hàng thông qua và cần được phổ biến đến mọi cán bộ tín dụng, bao gồm lãi suất cơ bản và lãi suất bình quân đối với cáckì hạn, các ngành và lĩnh vực chủ yếu. Chính sách này cần khuyến khích tính linh hoạt, đa dạng trong việc đặt giá trên cơ sở đảm bảo khả năng sinh lời cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Nhiều ngân hàng đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, cho phép cán bộ tín dụng được thay đổi trong giới hạn nhất định, hoặc cho phép khách hàng được lựa chọ ý thức của lãi suất … Chính sách lãi suất cần chỉ rõ bộ phận cơ bản cấu thành nên lãi suất tín dụng như lãi suất nguồn, chi phí khác, rủi ro, thuế và tỉ lệ lợ nhuận tối thiểu … và các nhân tố chính tác động đến các bộ phận đó. 2.3.1.6. Mức cho vay. Như đã nêu ở trên ngân hàng có thể cho khách hàng vay theo những hình thức khác nhau, có thể cho vay theo món, theo hạn mức …Tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng và mục đích của khách hàng. Nhưng trong bất kì một hình thức nào thì cũng phải quy định rõ về mức cho vay. Đây là một điều kiện mà giữa ngân hàng và khách hàng phải thống nhất với nhau và được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng. Đối với những mức tín dụng khác nhau thì lãi suất mà ngân hàng áp dụng đối với khách hàng có thể khác nhau. Mức tín dụng được cả khách hàng và ngân hàng giữ nó trong suốt quá trình của hợp đồng tín dụng, đối với ngân hàng có thể phải lưu giữ để thuận tiện cho việc cho vay về sau đối với chính khách hàng đó. 2.3.1.7. Giải ngân và thu nợ. Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền ( hoặc thanh toán tiền hàng ) cho khách hàng như đã thoả thuận. Kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng kiểm soát khách hàng: sử dụng vốn vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu thua lỗ hay lừa đảo… Quá trình này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại, khi chất lượng khoản vay bị đe doạ, ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân, nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng tín dụng. Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản thế chấp, giảm số tiền vay…khi thấy cần thiết để bảo đảm an toàn tín dụng. đối với ngân hàng đây là bước đi nguy hiểm, do vậy tài trợ gắn liền với kiểm soát khách hàng giúp ngân hàng ngăn chạn các ý đồ sử dụng tiền vay không đúng mục đích của khách hàng. Đây cũng là quá trình ngân hàng thu thập thêm các thông và ra các quyết định cụ thể nhằm ngăn chặn kịp thời các khoản tín dụng xấu. Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết nợ gốc và lãi. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Một số trờng hợp , các khoản tín dụng đã không hoàn trả hoặc không hoàn trả đủ, đúng hạn. Việc thanh toán nợ không đúng hạn cho ngân hàng cho thấy các “ trục trặc” trong hoạt động của khách hàng.việc xem xét tìm nguyên nhân là rất quan trọng để giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các quyết định mới liên quan đến tính an toàn của khoản tín dụng. 2.3.2. Vai trò của tín dụng. 2.3.2.1. Đối với nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng được thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ có hiệu quả cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế các doanh nghiệp hoạt động SXKD dựa trên nguồn vốn là vốn tự có và vốn nhận tài trợ từ bên ngoài như: ngân hàng, doanh nghiệp khác…Song tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn tài trợ có hiệu quả hơn cả bởi vì nó thỏa mãn nhu cầu vốn về số lượngvà thời hạn đồng thời chi phí sử dụng tín dụng ngân hàng thấp hơn chi phí của các chủ thể khác. Thứ hai, tín dụng ngân hàng là công cụ để giải quyết mâu thuẫn giữa người thừa vốn và người thiếu vốn vì tín dụng ngân hàng luôn thu hút tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức kinh tế, dân cư, để đầu tư cho quá trình mở rộng sản xuất,tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vốn đầy đủ, thúc đẩy sản xuất mở rộng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững. Trong quá trình hoạt động đó, ngân hàng thu được lợi tức cho vay để duy trì phát triển hoạt động của chính bản thân mình. Tuy vậy, trong cơ chế thi trường hiện nay, huy động và cho vay bao nhiêu, có đáp ứng dược hay không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, thu hồi vốn có đúng hạn hay không là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do vậy, mỗi ngân hàng phải có nghệ thuật trong kinh doanh, phải tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút tối đa tiềm tàng nguồn vốn với chi phí thấp nhất để kinh doanh. Có thể nói, tín dụng ngân hàng góp phần quan trọng vào qua trình vận động liên tục của nguồn vốn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tiền tệ trong xã hội. Thứ ba, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ. Trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ để tái sản xuất mở rộng hoạt động, mọi chu kỳ đều phải bắt đầu bàng tiền và kết thúc bằng tiền( T…H…T, T…T). Do đó để tăng nhanh vòng quay vốn, mỗi chủ thể kinh doanh phải tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp như cải tiến kĩ thuật tìm kiếm thị trường mới. Tất cả những công việc đó đòi hỏi phải có nhiều vốn và kịp thời. tín dụng ngân hàng là nguồn cung ứng vốn cho các nhu cầu đó. Mặt khác, vốn ngân hàng cung ứng cho các nhà kinh doanh bằng việc cho vay với đều kiện phải hoàn trả cả gốc và lãi theo thời hạn quy định. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp phải tìm nhiều biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay của vốn, trả nợ đúng hạn nợ gốc và lãi. Chính quá trình này đã góp phần tạo cho nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển cao. Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển kinh tế của một nước luôn phải gắn liền với sự phát triển kinh tế của thế giới. Trong đó, đầu tư vốn ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá là hai lĩnh vực hợp tác thông dụng và phổ biến giữa các nước.Vốn là nhân tố quyêts định đầu tiên cho việc thực hiện quá trình này. Nhưng trên thực tế không phải một tổ chức kinh tế nào, một nhà kinh doanh nào cũng đủ vốn để hoạt động. Ngân hàng với tư cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt đọng tín dụng , sẽ là trợ thủ đắc lực về vố cho các nhà đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Thứ năm, TDNH là công cụ để Nhà nước điều tiết khối kượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, kiểm soát tiền vào trong kênh lưu thông qua kênh tín dụng. Bởi vì, Ngân hàng là một chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình tạo tiền thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán, trong điều kiện cần mở rộng, thu hẹp khả năng cung ứng vốn sẽ tác động đến việc cấp tín dụng của ngân hàng. Khi Nhà nước muốn tăng khối lượng tiền cung ứng thì NHNN có thể tăng hạn mức tín dụng của các NHTM đối với nền kinh tế và ngược lại. Thứ sáu, TDNH góp phần thoả mãn nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tư của nền kinh tế vì qua việc cung ứng vốn sẽ góp phần mở rộng đầu tư bằng việc cấp vốn cho các doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kinh tế trong hoạt động kinh doanh. Như vậy, TDNH có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nó giải quyết mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững . Tuy nhiên để TDNH phát huy được hết vai trò của nó thì các nhà quản lý ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng phải tạo ra một hành lang pháp lý cũng như các quy định chặt chẽ, tạo điều kiện cho cả người vay và người di vay trong nền kinh tế. 2.3.2.2. Đối với khách hàng( doanh nghiệp ). Trong xã hội hiện nay thì có rất nhiều các thành phần kinh tế, chính các thành phần kinh tế này là nhân tố quyết định cho sự phát triển của đất nước. Họ có thể hoạt động trong bất kỳ lĩnh vức nào nhưng tựu chung một điểm là đều phải cần có vốn để hoạt động. Nguồn vốn này có thể từ nhiều nơi khác nhau, nhiều tổ chức trung gian khác nhau. Và khi vốn của chủ sở hữu không đủ để phục vụ cho nhu cầu của họ bắt buộc họ phải đi vay. Ngân hàng là nơi cung cấp cho họ nguồn vốn một cách thuận tiện nhất và với chi phí thấp nhất. Chính vì vậy mà họ không thể bỏ qua được ngân hàng, ngân hàng sẽ là trợ thủ đắc lực cho các nhà đầu tư và SXKD. Một khi nhu cầu vốn được đáp ứng một cách đầy đủ, đúng như nhu cầu mong muốn của các khách hàng thì sẽ đóng góp rất to lớn cho sự phát triển SXKD,xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Từ đấy họ sẽ thu được những nguồn lợi nhuận để phục vụ cho nhu cầu của chính họ, sau đó là sự đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. 2.3.2.3. Đối với ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho bản thân các ngân hàng.Trong quá trình sử dụng vốn ngân hàng thường tập trung vào hai loại hình chủ yếu là sử dụng vốn vào tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời. Song trên trực tế đại bộ phận vốn của NHTM đựoc đầu tư vào tài sản sinh lời mà lớn nhất là qua kênh tín dụng. Chính hoạt động nàyđã tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, bền vững của các NHTM từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế. 3. Chất lượng tín dụng và tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng. 3.1. Khái niệm. Trong bất cứ nền kinh tế cạnh tranh nào, doanh nghiệp muúon đứng vững trong hạot động kinh doanh thì việc cải hiện chất lượng là điều tất yếu. Trong 3 yếu tốchất lượng, giá cả và lượng hàng bán thì chất lượng là yếu tố quan trọng nhất vì chất lượng được nâng lên, giá thành sẽ hạ , đảm bảo thoả mãn cho khách hàng cả về chất lượng , giá cả , tạo điều kiện nâng cao tỉ lệ chiếm lĩnh thị trường. Các nhà kinh tế nói đến chất lượng bằng nhiều cách : chất lượng sự “phù hợp với mục đích hoặc sự sử dụng”. “ là một trình độ kiến thức về độ đồng đề và độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trường”. Với cách đề cập như vậy thì chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng ( người gửi tiền và người vay tiền ) , phù hợp với us phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế ta thấy khái niệm chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng bao gồm nhiều nội dung, trong đó có nội dung quan trọng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ, nếu tỷ lệ này càng cao có nghĩa chất lượng tín dụng thay đổi theo chiều hướng không tốt và ngược lại. Theo thông lệ quốc tế, nếu tỷ lệ nợ quá hạn < 5% tổng dư nợ hang năm, trong đó tỷ lệ nọ khó đòi trong tổng số nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt và ngược lại. Chất lượng tín dụng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau : Đối với NHTM: chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạm vi, mức độ giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong qua trình hoạt độn, mang lại lợi nhuận và đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Đối với khách hàng: chất lượng tín dụng thể hiện ở chỗ tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng vốn của khách hàng, với lãi suất và kì hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận tiện, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. Đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển SXKD có hiệu quả. Đối với us phát triển kinh tế – xã hội:chất lượng tín dụng là sự phục vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế. Như vậy, có thể nói chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể, thể hiện quá trình kết hợp hoạt động giữa những con người trong tổ chức , giữa các tổ chức với nhau trong một ngân hàng. Nó được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được khách tốt, thủ tục đơn giản , thuận tiện, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phí về tổng thể lãi suất, chi phí nghệp vụ …Do đó hiểu đúng bản chất và xác định các nguyên nhăn tồn tại sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện thắng lợi chiến lược kinh doanh và đứng vững trong nền kinh tế thị trường. 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Có rất nhiêu chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và tuỳ thuộc vào từng ngân hàng mà số chỉ tiêu có được thể hiện nhiều hay ít. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu cũng như đánh giá toàn diện về tình hình hoạt động của ngân hàng người ta thường chia ra làm các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. 3.2.1. Chỉ tiêu định tính. Là những chỉ tiêu mang tính tương đối, rất khó xác định thường được đánh giá qua việc chấp hành luật pháp của ngân hàng như luậtNHNN, luật TCTD, việc chấp hành văn bản chỉ đạo của Nhà nứơc, Chính phủ và của ngân hàng, chấp hành các quy chế , quy trình nghiệp vụ, chế đ, thể lệ tín dụng trong quá trình thực hiện quy trình cho vay. Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, các ngân hàng phải tuân thủ các diều kiện, các nguyên tắc theo quy định của Nhà nước và của thống đốc NHNN. Các nguyên tắc và diều kiện tín dụng không tách rời nhau do đó coi nhẹ bất kì một nguyên tắc nào, một điều kiện nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nói đến chất lượng tín dụng trước hết phải xem xét đến việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng có chấp hành tốt pháp luật, các chỉ đạo của Nhà nước, của ngành cũng như tuân tủ quy trình, quy chế nghiệp vụ tín dụng hay không. Ngoài ra, người ta còn xem đến các yếu tố như khả năng thu hút khách hàng, yếu tố con người ….Trước hết, con người chính là các cán bộ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường đặc biêt với cán bộ tín dụng phải khẳng định được rằng “ chất lượng tín dụng xuất phát từ chất lượng cán bộ tín dụng” . Việc đào tạo, sử dung, đánh giá và đè bạt đội ngũ cán bộ tín dụng trước hết phải xem xét về tư cách đạo đức. Tiếp đó là trình độ năng lực của cán bộ tín dụng, phại dựa trên cơ sở của khoản tín dụng đựơc cấp ra để đánh giá đúng mức trình độ đội ngũ cá bộ hiện có, tránh trường hợp đánh giá sai trình độ thực của cán bộ tín dụng. Cao hơn nữa là trình độ quản lý , nhận thức, điều hành của người lãnh đạo vì họ chính là người đề ra các quy định, thể lệ và đưa ra các quyết định. Khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét và họ chính là một phần quan hệ tín dụng, góp phần vào sự thành công của ngân hàng. Nhưng đánh giá khách hàng về mặt định tính rất khó, vì nó chính là sự thiện chí trong trả nợ của khách hàng, trách nhiệm của người vay. Do chỉ tiêu rất khó xác định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người cán bộ tín dụng và người quản lý cũng như các mối quan hệ củ họ với khách hàng. Do vậy, trên thực tế khi nói đén chất lượng tín dụng thường người ta chỉ chư ý đến các chỉ tiêu mang tính định lượng. 3.2.2. Chỉ tiêu định lượng. - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay. Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng được tính theo công thức: Tổng dư nợ cho vay H= * 100% Tổng nguồn vốn huy động Trong đó H là hiệu suất sử dụng vốn. Đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay cảu các NHTM, nó cho ta biết trong một đồng vốn huy dộng được thì bao nhiêu đồng được sử dụng trong cho vay. Hiệu suất sử dụng càng cao thì hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu tổng dư nợ. Tổng dư nợ = dư nợ cho vay ( ngắn hạn, trung hạn, dài hạn). Đây là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiên ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm, tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng kém, không có khả năng mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần. Song chỉ tiêu này cao thì chưa hẳn chất lượng khoản vay tốt vì nó còn phụ thuộc vào khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu nợ quá hạn. Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó mà không được ngân hàng gia hạn. Số tiền nay ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn thường không quá 150% lãi suất trong hạn. Trên thực tế phần lớn là những khoản nợ có độ rủi ro cao vànt có khả năng mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta thường thông qua tỉ lệ nợ qua hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro. Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn= * 100% Tổng dư nợ Tổng dư nợ món vay có phát sinh nợ quá hạn Tỷ lệ đầu tư rủi ro= Tổng dư nợ Hai chỉ tiêu này nhỏ thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại. Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động kinh doanh là khách quan do đó nợ quá hạn của NHTM là tất yếu, không thể tránh khỏi. Song nếu một ngân hàng có nhiều khoản nợ quá hạn thì sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và giảm thu nhập. NHTM nào có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác chất lượng tín dụng người ta thường chia nợ quá hạn ra thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: Nợ quá hạn có khả năng thu hồi Tỷ lệ nợ quá hạn = * 100% Có khả năng thu hồi. Nợ quá hạn Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi Tỷ lệ nợ quá hạn Không có = *100% Khả năng thu hồi Nợ quá hạn Hai chỉ tiêu này cho ta biết bao nhiêu % trong tổng nọ quá hạn có khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi để từ đó có biện pháp xử lý tương ứng. Đồng tời kết hợp với chỉ tiêu đầu tư rủi ro sẽ giúp cho ngân hàng quản lý rủi ro tốt các khoản cho vay vì chỉ tiêu nợ quá hạn mới chỉ xem xét đến giá trị khoản nợ quá hạn trong khi tỷ lệđầu tư rủi ro lại đề cập đến món vay mà phát sinh nợ quá hạn. Tư đó ngân hàng sẽ có chính sách dự pòng tốt cho các khoản có khả năng rủi ro, có những thông báo định kỳ về những món vay không đủ khả năng thu hồi và tránh được tình trạng trong cùng một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ quá hạn quá lớn và giảm tài sản một cách nghiêm trọng. Ngoài ra, ngân hàng còn xem xét đến tỷ lệ mất vốn đê đánh giá và thiết lập quỹ dự phòng mất vốn. Tỷ lệ này được tính bằng công thức sau: Tổng dư nợ quá hạn được xoá nợ Tỷ lệ mất vốn = *100% Tổng dư nợ bình quân Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Nó cho thấy mọi cố gắng của ngân hàng để thu hồi vốn và nỗ lực của khách hàng trong việc hoàn trả món vay đã cam kết đã hết do đó ngân hàng phải thực hiệ khoanh nợ và xoá nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro. Cơ cấu vốn đầu tư. Việc phân tích cơ cấu vốn đầu tư chính là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các NHTM có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa bảo đảm an toàn vốn cho vay vừa có thể mang lại lợi nhuận cao nhất. Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay. Nếu xét về bản thân tín dụng thì nguồn trả nợ cho ngân hàng của người vay vê nguyên tắc được trích ra từ phần thu nhập do hoạt động SXKD của khách hàng, nó bao gồm các chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định và phần giá trị mới tạo ra. Tuy vậy, có nhiều tường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả, bị mất vốn, SXKD thua lỗ… nên người đi vay phẩi bán tài sản để trả nợ ngân hàng. Số tiền bán tài sản có thể đủ để trả nợ món vay, nhưng cũng có thể chỉ đủ trả một phần nợ vay. Số tiền thu được do khách hàng bán tài sản Tỷ lệ này được xác định = Tổng doanh số nợ Nhưng việc bán tài sản không phải lúc nào cũng thuận tiện vì trên thực tế có những tài sản khó bán hoặc đang trong thời kỳ giảm giá … Do vậy cũng là nguyên nhân gây ra khó khăn cho khoản vay, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Chỉ tiêu này thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lý giữa 3 lợi ích: Nhà nước, khách hàng và ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng được xác định theo công thức sau: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nọ bình quân Hệ số này phản ánh số vồng chu chuyển của vốn tín dụng hàng năm. Đối với khách hàng, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình SXKD của khách hàng càng tốt, có tình hình tài chính vững chắc. Đây là cơ sở để khách hàng thực hiện tốt những cam kết trên hợp đồng tín dụng. Đối với ngân hàng, thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cao hay thấp, chất lượng quản lý vốn tín dụng tốt hay xấu . Nếu vòng quay chậm chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt , thu hồi nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng. Chỉ tiêu thu nhập từ hạt động cho vay. Mục đích kinh doanh của bất cứ một NHTM nào cũng là lợi nhuận do vậy bất kỳ một khoản cho vay mà không đem lại thu nhập cho ngân hàng hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng thì không thể nói khoản vay đó có chất lượng cao. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Lãi từ hoạt động tín dụng Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Tổng thu nhập Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng tốt, không những thu được vốn gốc và lãi mà uy tín của ngân hàng càng được khẳng định. Ngoài ra, NHNN còn quy định chỉ tiêu có tính chất bắt buộc đối với các NHTM như thủ tục, hồ sơ vay vốn, thời gian tối đa để ra quyết định đối với một khoản vay, biên độ tối đa, tối thiểu lãi suất cho vay so với mức lãi suất cơ bản, giới hạn vay tối đa với một khách hàng (< 15% vốn tự có), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu… Căn cứ vào các chỉ tiêu hàng quý, hàng năm, các NHTM tự phân tích đánh giá để xác định mức độ an toàn và chất lượng tín dụng của hệ thống qua đó NHNN có cơ sở để chỉ đạo các NHTM nâng cao chất lượng tín dụng trong từng khâu, từng mặt nghiệp vụ hoặc có biện pháp bắt buộc cụ thểđối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Đồng thời bản thân mỗi ngân hàng cũng thấy mặt được để phát huy và mặt chưa được để hạn chế. 3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM. NHTM là một chủ thể trong nền kinh tế, hoạt động của nó ảnh hưởng đén mọi mặt của đời sống kinh tế-chính trị- xã hội. Do đó sự phát triển bền vững của hệ thông tài chính – tiền tệ quốc gia là điều kiện kiên quyết cho sự phát triển kinh tế của nước đó. Để nâng cao uy tín của mình thì bản thân mỗi ngân hàng phải quan tâm đến từng mặt nghiệp vụ nhất là vấn đề chất lượng tín dụng, một vấn đè hiện nay đang được quan tâm của nhiều cấp, ngành , nhiều bộ phận. Vì vậy việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng là cần thiết. Nó bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. 3.3.1.Nhân tố khách quan. -Nhân tố thuộc về chính sách, cơ chế. Cơ chế, chính sách của Nhà nước, của các ngành chưa đầy đủ, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, môi trường xã hội còn nhiều nhức nhối. Số đông khách hàng là hộ sản xuất có trình độ dân trí thấp, ít nắm bắt được thông tin tiếp thu kiên thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, do đó việc lựa chọn đối tượng khách hàng đảm bảo cho hoạt động tín dụng gây không ít khó khăn cho hoạt động của các NHTM . Hệ thống pháp luật là cơ sở điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Đối với ngân hàng thì sự tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh như luật TCTD, Luật NHNN… Việc tuân thủ luật sẽ góp phần làm tốt chất lượng của khoản tín dụng. Môi trường kinh tế. Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế. Từng giai đoạn và biến cố kinh tế đều có những tác động đến hoạt động của ngân hàng: lạm phát, suy thoái hay tăng trưởng kinh tế, thay đổi chính sách thuế, tỷ giá … đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Chu kỳ kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư và do đó ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Khi nền kinh tế vào thời kỳ tăng trưởng, SXKD phát triển từ đó tạo điều kiện cho tích luỹ nhiều hơn và tạo ra môi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi hơn .Đồng thời bản thân doanh nghiệp cũng có nhu cầu mở rộng đàu tư dẫn đến nhu cầu vốn tăng trong khi vốn tự có của doanh nghiệp không đủ bù đắp cho quá trình này, họ phải đi vay vốn từ nhiều nơi trong đó có ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị kìm hãm, lạm phát tăng làm khả năng thu hồi vốn của ngân hàng bị giảm sút. Mức độ phù hợp củ lãi suất ngân hàng với lợi nhuận cũng tác động tới chất lượng khoản vay. Khi lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng khách hàng vay sẽ trả nợ muộn, trây ì nhằm dùng vốn đó vào kế hoạch SXKD kì tiếp theo gây khó khăn cho việc thu nợ của ngân hàng. Môi trường chíh trị xã hội . Tình hình chính trị một quốc gia sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Sự vững mạnh của một nước sẽ góp phần củng cố sức mua đồng tiền của nước đó, thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế. Từ đó nhu cầu đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động của các chủ thể kinh tế tăng lên và thúc đẩy lưu thông tiền tệ. Chính những hoạt động này đã gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. khi chính trị của một nước bất ổn, chiến tranh công kích sẽ làm hoạt động sản xuất bị trì trệ, kết quả SXKD bị giảm sút, doanh nghiệp phá sản không trả được nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, đạo đức, tập quán thói quen và trình độ nhận thức của khách hàng cũng ảnh hưởng khong nhỏ đến chất lượng khoản vay. Môi trường xung quanh luôn biến động nếu khách hàng không có khả năng nắm bắt kịp thời để có những điều chỉnh cũng như nắm bắt cơ hội kinh doanh thì sẽ bị thất bại trong cạnh tranh. Mặt khác, thói quen tiêu dùng của người dân, sự thiếu hiểu biết của người dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay. Môi trường tự nhiên. Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như: thiên tai dịch hoạ … làm ảnh hưởng tới ho._.ược khách hàng vay theo mức A*, A,B,C…và khoản vay theo nhóm I, II, III, IV, V từ đó có các giải pháp cho vay với từng loại khách hàng tránh rủi ro không đáng có từ khi tiếp xúc ban đầu với hồ sơ, với khách hàng vay. Thứ hai, mặc dù tình hình huy động vốn khó khăn nhưng chi nhánh NHĐT& PTTH vẫn huy động vốn với số lượng lớn, đặc biệt tỷ lệ huy động vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng tương đói cao và đáp ứng đdr nhu cầu trung dài hạn trong những năm gần đây, chi nhánh không phải dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn mặc dù tỷ lệ cho phép dùng nguồn vố ngắn hạn để cho vay dài hạn là 30%, đảm bảo an toàn cho hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng và cho Ngân hàng nói chung. Thứ ba, nợ quá hạn chung của chi nhánh có xu hướng tăng lên nhưng đều ở mức giới hạn cho phép của NHĐT& PTVN giao là dưới 5%, tuy nhiên tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn trong tổng nợ quá hạn giảm xuống qua các năm, đây đựơc coi là thành công to lớn trong công tác thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn. không có nọ qúa hạn mới phát sinh do nguyên nhân chủ quan, công tác xử lý nợ tồn đọng dã được triển khai rất tích cực, tất cả các khoản nợ tồn đọng đều được rà soát lại và phân tích những khó khăn, thuận lợi để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp. Thứ tư, Các dự án đầu tư, các doanh nghiệp sau đầu tư hoạt động có hiệu quả, với hỗ trợ của ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đổi mới thiết bị nâng cao năng lực sản xuất, thi công xây lắp, tạo nhiều sản phẩm mới, tăng khả năng tiêu thụ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng năng suất lao động góp phần thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH, thực hiện thắng lợi chương trình pphát triển kinh tế đất nước. Có được kết quả trên là do chi nhánh NHĐT&PTTH dựa vào thế mạnh và tiềm năng sẵn có trong hoạt động tín dụng đầu tư và phát triển, đã chủ động xây dựng chiến lược phát triển tín dụng trung dài hạn bám sát các chương trình phát triển kinh tế của đất nước, các bộ ngành, xây dựng triển khai cụ thể kế hoạch, từ định hướng thị trường đến mục tiêu đầu tư phù hợp với điều kiện tiếp cận vốn vay của dự án, cùng với chiến lược khách hàng mang tính lâu dài. Ngoài ra, chi nhánh đội ngũ cán bộ trẻ khoẻ, năng động, nhiệt tình và linh hoạt trước những thay đổi của môi trường kinh doanh, luôn chú ý nâng cao chất lượng phục vụ để tạo sự tin tưởng của khách hàng. Mặt khác, chi nhánh NHĐT& PT TH còn thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay, bảo lãnh đúng quy ché và quy trình quản lý chất lượng theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Chú trọng nâng cao chất lượng, công tác thẩm định, thực hiện tốt kiểm tra tín dụng, phối hợp tốt kiểm tra nội bộ trong công tác kiểm tra kiểm soát công việc tín dụng, nhờ vậy chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao. 3.2. Hạn chế. Mặc dù hoạt động tín dụng của Ngân hàng ĐT&PTTH đã đạt được những hiệu quả quan trọng đáng tin cậy nêu trên, phục vụ cho nền kinh tế phát tiển và đóng góp vào us phát triển chung của NHĐT& PTVN, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và hạn chế: Thứ nhất, vốn là khâu the chốt trong hoạt động kinh doanh của NHĐT&PTTH, tuy nhiên nền vố của NHĐT&PTTH tăng trưởng chưa bền vững, tốc độ tăng trưởng thấp, thị phần vốn huy động giảm,nguồn vố không ổn định, chi phí vố cao, đây cũng là khó khan chung của các NHTM trên địa bàn. Nguồn vốn huy động VND mới chỉ đạt 70% dư nợ tín dụng thương mại, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức KTXH vẫn còn thấp, cơ hội giảm chi phí đầu vào còn ít. Tuy chi nhánh không phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn song nguồn vốn huy động trung dài hạn 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn, chưa tương xứng với thời hạn cho vay trung dài hạn . Điều này sẽ làm khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm tới chất lượng tín dụng. Thứ hai, trong thực tiễn nợ qúa hạn so với tổng dư nợ vẫn trong giới hạn cho phép, tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế mà trực tiếp là các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt,do vậy vấn đề nợ quá hạn luôn là yếu tố tiềm ẩn có tính thường trực, gây nên hậu quả với ngân hàng. Trong đó đáng chú ý nợ quá hạn tín dụng trung- dài hạn mặc dù có xu hướng giảm song các khoản vay vẫn phải điều chỉn lại kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và dặc biệt đã phải xử lý nợ bằng quỹ DPRR và xuất ngoại bảng. Để có các giải pháp riêng để thu hồi nợ, những khoản vay gia hạn nợ điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu không kiểm tra, kiểm soát tốt và có phương pháp thu hồi nợ kịp thời thì đây là nguyên nhân phát sinh NQH, mất vốn, gây ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng cũng như không phản ánh đúng tính chất của vốn và làm giảm vòng quay của vốn tín dụng. điều đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Thứ ba, các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án lớn, vốn tự có của chủ đầu tư thấp, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ lệ cao, dẫn đến vận hành các dự án sẽ gặp nhiều khó khăn do chịu lãi vay cao, gây nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng , ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Thứ tư, Đói với khâu thẩm định dự án cho vay trung và dài hạn, cán bộ tín dụng phần nhiều còn dựa vào kinh nghiệm của bản thân và của đồng nghiệp, thiếu thông tin về các lĩnh vực thảm định do đó mặc dù cán bộ tín dụng của chi nhánh là khá tốt và tương đối đồng đều nhưng vẵn không tránh khỏi việc có yếu tố chủ quan trong thẩm định, đôi khi dẫn đến nhiều bước trong quá trình thẩm định bị coi nhẹ hoặc bỏ qua làm ảnh hưởng tới hiệu quả khoản vay. chất lượng tín dụng trung và dài hạn sẽ không được đảm bảo. Thứ năm, tình trạng thiếu thông tin: trước nhu cầu ngày một cao nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất, NHNN đã thành lập trung tâm rủi ro tín dụng để cung cấp hồ sơ khách hàng hồ sơ khách hàng nên các doanh nghiệp nói chung đều có quan hệ với một TCTD nào đó, khi vay vốn họ bắt buộc phải cung cấp hồ sơ của mình như báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán tình hình công nợ…theo yêu cầu của ngân hàng cho vay, sau đó ngân hàng cho vay phải cung cấp những thông tin cho trung tâm rủi ro tín dụng của NHNN. Khi NHTM có khách hàng mới thì qua trung tâm rủi ro sẽ biết được khách hàng rõ hơn. Nừu khách hàng kinh doanh thua lỗ, có tình hình tài chính yếu kém, không tiếp tục vay vốn ngân hàng lại chuyển sang vay vốn ngân hàng khác thì qua trung tâm này ngân hàng sẽ có những thông tin của họ, như vậy sẽ tránh được rủi ro co ngân hàng mới. Tuy vậy, những thông tin mà trung tâm tín dụng đưa ra các số liệu mang tính chất tĩnh , chưa có sự phân tích đánh giá mang tính chất động về hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Trong khi đó chi nhánh lại chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu về vấn đề này, mới chỉ thực hiện truyền nhận thông tin theo chương trình đã cài sẵn. Do thiêu thông tin cần thiết nên việc xét duyệt cho vay nhiều khi chưa chính xác như: không biết rõ tình hình thưc tế của doanh nghiệp, mức độ rủi ro của khách hàng lớn và năng lực quản lý đồng vốn của khách hàng dẫn đến rủi ro, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Thứ sáu, Đảm bảo tín dụng bằng tài sản của doanh nghiệp Nhà Nước trong công tác tín dụng và dài hạn chưa được thực hiện chặt chẽ, phần lớn dựa trên tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng, đồng thời do bất cập về cơ chế chính sách nên đôi khi xảy ra rủi ro sẽ khó giải quyết phát mại tài sản để thu hồi nợ. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn đang nằm trong mức giới hạn nhưng tiềm ẩn rủi ro còn khá lớn. 3.3. Nguyên nhân hạn chế. Những tồn tại hạn chế của chi nhánh ngân hàng ĐT& PT TH do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Hiện nay việc tiếp cận các sản phẩm tín dụng, nhất là các sản phẩm tín dụng trung dài hạn của các doanh nghiệp còn nhiều trở ngại, trong đó điều kiện về đảm bảo nợ vay vốn tự có là những khó khăn …do đó đã hạn chế tăng trưởng tín dụng nói chung. Nợ đọng XDCB lớn và kéo dài; một sốkhoản vay của các dự án KHNN thực sự khó khăn trong SXKD, không phát huy được hiệu quả, dẫn đến lỗ lớn. Công nghệ ngân hàng cả về quy trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị công nghệ, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh còn yếu, chưa thực hiện đi trước một bước và chưa tương xứng với một ngân hàng có quy mô hoạt động như chi nhánh NHĐT&PT TH, các thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành chưa đầy đủ, tức thời còn mang tính thủ công. Cán bộ tín dụng chi nhánh đa số là cán ựô trẻ có trình độ, có nhiệt tình say mê công việc song còn thiếu kinh nghiệm nên chưa thích ứng ngay được với cơ chế thi trường, việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và cập nhật thông tin còn ít, khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, đặc biệt số cán bộ có trình độ tổng hợp, biết tổng quát về họat động của ngân hàng còn chưa nhiều. Nguồn thông tin đặc biệt là thông tin dự báo dài hạn, vĩ mô về định hướng phát triển kttheo ngành, vùng còn thiếu, chưa kịp thời, thiếu cơ sở khi xây dựng các kế hoạch giải pháp mang tính trung, dài hạn. Ngoài ra một số nguyên nhân từ phía khách hàng: hiệu quả tín dụng của ngân hàng còn bị ảnh hưởng từ phía khách hàng đó là năng lực quản lý còn hạn chế, vấn đề tài sản đảm bảo không rõ ràng, thiếu sự trung thực của khách hàng trong việc cung cấp số liệu , SXKD thua lỗ nhưng vẫn muốn duy trì và phát triển doanh nghiệp nên việc thu nợ và xử lý TSĐB của ngân hàng hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế – xã hội trên thế giới có nhiều biến động lớn, tình hình trong nước thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nợ đọng XDCB lớn gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn, diễn biến lãi suất cho vay trên thị trường hết sức phức tạp và không thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng, có xu hướng ngày càng thu hẹp lãi suất đầu ra, đầu và, ảnh hưởng tới thu nhập và kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng l;à một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động tín dụng của chi nhánh NHĐT& PTTH gặp nhiều khó khăn. Chương III. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của NHĐT& PT Thanh Hoá. Định hướng hoạt động của NHĐT& PT Thanh Hoá. Quán triệt chủ trương định hướng phát triển của NHĐT&PT VN, chi nhánh NHĐT& PTTH đã có mục tiêu chung trong năm 2006 và những năm tiếp theo: “ tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững; lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động; Tăng trưởng và nâng cao chất lượng huy động vốn , tạo nền móng vững chắc với cơ cấu hợp lý; Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với an toàn kiểm soát được rủi ro; đổi mới được cách thức quản lý – quản trị kinh doanh – điều hành theo định hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế của toàn hệ thống; Chuyển đổi cơ cấu khách hàng, cơ cấu huy động vốn – tín dụng- dịch vụ. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có, ứng dụng và khai thác các dịch vụ mới, nâng cao thu dịch vụ trên lợi nhuận trước thuế cao hơn năm trước; Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng; Trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định; quản lý tài sản nợ- Tài sản có hữu hiệu để đạt hiệu quả kinh doanh cao. Nâng cao chất lượng thực hiện dự án hiện đại hoá. Trên cơ sở mục tiêu chung của chi nhánh đã hình thành chính sách định hướng tín dụng trong những năm tới: Gắn mở rộng và tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, chủ trương chính sách cải cách sắp xếp doanh nghiệp của Nhà Nước , phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt đối với đối tượng kinh tế dân doanh. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng theo hướng đảm bảo an toàn, chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh tín dụng. Thực hiện theo định hướng tín dụng trong giai đoạn 2005-2006 và những năm tiếp theo. Chấp hành giới hạn và cơ cấu tín dụng Hội sở chính giao. Tuân thủ nguyên tắc cấp tín dụng, quản lý tín dụng, quy trình tín dụng, phân rõ trách nhiệm đơn vị, cá nhân có liên quan trong hoạt động tín dụng. Triển khai tốt các biện pháp, giải pháp chung của toàn chi nhánh NHĐT& PTTH đã được ban lãnh đạo NHĐT& PTVN phê duyệt. +Chủ động tìm kiếm, lựa chọn khách hàng mới có phương án kinh doanh tốt để cung ứng tín dụng và phục vụ tốt nhất các tiện ích cho khách hàng. + Tăng cường vai trò tư vấn đối với tỉnh, chủ đầu tư trong việc lựa chọn dự án đầu tư, hướng đầu tư, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thị trường để tham gia đầu tư có hiệu quả. Kiên quyết từ chối những dự án không hiệu quả, không xác định đựơc thị trường rõ ràng. + Phân tích đánh giá khách hàng hiện có quan hệ tín dụng từ đó có cơ sở phân loại để cung ứng tín dụng và có chính sách tiếp thị hiệu quả. + Từng bước giảm dần dư nợ cho vay ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc khối xây lắp có tình hình kinh doanh khó khăn xuống còn khoảng 60% tổng dư nợ ngắn hạn. + Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp để thực hiện mang lại hiệu quả cho cả ngân hàng lãn khách hàng. + Nâng cao khả năng thẩm định, đàm phán kí hợp đồng, gắn kết định giá tín dụng phù hợp với diễn biến thị trường, khi xem xét cấp tín dụng cần đảm bảo hiệu quả lâu dài của ngân hàng và khách hàng. + Tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, tăng cường kiểm soát đảm bảo các điều kiện tín dụng. + Tích cực khuyến khích đối tượng khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ, đảm bảo sử dụng nguồn vốn USD hiệu quả. Nâng dần tỷ trọng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đảm bảo 100% các khoản vay mới phát sinh có tài sản đảm bảo. + Việc xác định thời gian trả nợ và định kỳ trả nợ phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vố của doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất việc gia hạn nợ. Không để phát sinh nợ khó đòi. + Phân tích tín dụng ở các đối tượng khách hàng có khoản dư nợ nhóm 3,4,5 để có các giải pháp thực tế khi cho vay tiếp, tuyệt đối không để phát sinh thêm nợ xấu, tích cực thưc hiện xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng. Đối với tín dụng trung dài hạn thì gắn cho vay trung dài hạn với nguồn vốn trung dài hạn trre cơ sở giới hạn tín dụng mà NHĐT& PTVN giao. Phát huy thế mạnh đầu tư phát triển , chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư phù hợp để tham gia đầu tư có hiệu quả. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của NHĐT&PTTH. 2.1. nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Qúa trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư phải đựoc tiêu chẩn hoá các quy trình, thủ tục , phải đạt được yêu cầu của bộ chuẩn quốc tế ISO9000-2000 và sổ tay tín dụng, giúp cho việc thẩm định đựoc thống nhất, kho học, đảm bảo được kiểm soát hoạt động ngiệp vụ, góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong đầu tư, không ngừng nâng cao chất lượng nghiệp vụ thẩm định dự án tín dụng trong toàn hệ thống NHĐT&PT VN. Việc thẩm định dự án đầu tư sữ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nọ của dự án, các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chungcũng phải được đề cập đến theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. 2.2. Đa dạng hoá phương thức cho vay. Để đảm bảo an toàn tín dụng thì ngân hàng cấn phải sử dụng nhiều phương án cho vay khác nhau “ tránh bỏ trứng vào một giỏ”. Cụ thể trong từng loại sau. Đối với cho vay trung dài han thì cần tích cực tìm kiếm thị trường, tăng cường với bạn hàng truyền thống có tình hình tài chính lành mạnh, tranh thủ uy tín vào các mối quan hệ với những bạn hàng này để tạo ra lợi thế so với đối thủ cạnh tranhtrong việc đạt được hợp đồng tín dụng. Mở rộng tìm kiếm những khách hàng mới có tình hình tài chính tốt, làm sao tạo ra cho họ những sư tin tưởng vào ngân hàng. Mở rộng phạm vi tài trợ và cho vay hợp vốn các dự án lớn điều này không những làm tăng doanh số cho vay mà còn phân tán đựơc rủi ro và học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các TCTD khác. Phát triển cho vay tiêu dùng vớ thời gian cho vay trung dài hạn: chi nhánh nằm ở thành phố Thanh hoá là khu vực khá đông dân cư do đó nhu cầu vay vốn tiêu dùng của dân cư khá cao. Trong những năm tơí nhu cầu về khả năng tín dụng tiêu dùng theo dự báo sẽ là khá cao và sẽ đóng một vai trò tín dụng ngày càng lớn trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra để nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh còn phải chú trọng đến nhu cầu cho vay ngoai tệ, vì hiện nay lượng ngoại tệ chi nhánh huy động là tương đối cao song dư nợ tín dụng ngoại tệ là không nhiều. 2.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý. Việc duy trì được những khách hàng truyền thống tốt và phát triển được những khách hàng mới có tình hình tài chính tốt là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các NHTM. Những năm tới, chi nhánh nên dùng chính sách ưu dãi về lãi suất để duy trì những khách hàng hiện có và phát triển thêm khách hàng mới có tình hình tài chính ổn định, trong đó xác định đối tượng được ưu dãi có thể là . Lãi suất được ưu đãi đối với những đối tượng mở rộng thị phần: Đây là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển thị trường tương lai của chi nhánh, một trong những đối tượng cần phải mở rộng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Phải công bằng mà thừa nhận hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhất là các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh… với bộ máy gọn nhẹ, có phương pháp quản lý khoa học, kinh doanh có hiệu quả có tài chính tốt và thường có 100% tài sản đảm bảo nợ vay nên viẹc cho vay đối tượng này rủi ro sẽ được hạn chế. áp dụng biện pháp này lợi nhuận của chi nhán có thể bị giảm sút nhưng đây là việc làm cần thiết vì mục tiêu lâu dài. Với tình hình tài chính của chi nhánh hiện nay thì chi nhánh hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp nay. Lãi suất ưu đãi cho những khách hàng truyền thống: Với khách hàng truyền thống có tình hình tài chính lành mạnh, chi nhánh sẽ giảm tối đa chi phí khi thực hiện các khoản vay, đây cũng là một nhân tố giúp chi nhánh gặp khó khăn khi thị trường có những biến động xấu, với những lý do trên, không chỉ riên chi nhánh NHĐT& PTTH mà đối với các NHTM khác, khách hàng truền thống tốt luôn là đối tượng được hưởng chính sách ưu dãi về lãi suất. 2.4. Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án. Phần này cán bộ tín dụng càn phải phan tích được quan hệ cung cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, cán bộ ngân hàng phải đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về us cần thiết về tính thích hợp của dự án đầu tư tren phương diện như sự cần thết phải đầu tư, cơ cấu sản phẩm và sự hợp lý để triển khai thực hiện đầu tư. Đánh giá về cung sản phẩm, cần phải xác định được năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. để từ đó đưa ra ssố liệu dự kiến vàê tổng cung. Tốc độ tăng trưởng về tổng cung. Thị trường nội địa: hình thức, mẫu mã chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng lloại trên thị trường, có yêu điểm gì không. Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hay không, giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào có rẻ hơn và phù hợp với xu hướng thu nhập và khả năng tiêu thụ. Thi trường nứoc ngoài: sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không, quy cách , chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu. 2.5. Thiết lập quỹ dự phòng rủi ro. Mặc dù ở bất kỳ một ngân hàng nào, cho dù là họ làm ăn kinh doanh có tốt nhường nào nhưng không thể khong nghĩ đến việc rủi ro cho ngân hàng.chính vì vậy mà ngoài những công tác cần thiết để đảm bảo an toàn cho tín dụng thì ngân hàng cũng cần phải có một quỹ DPRR. Cho dù rủi ro là không ai mong muốn, nhưng đôi khi cũng có những lý do bất khả kháng mà các ngân hàng không thể tránh được. Những lúc như vậy thì ngân hàng sẽ dùng quỹ DPRR để bù đắp cho us mất mát đó. NHĐT& PTTH hàng năm cũng đẵ trích ra một phần cho quỹ DPRR chẳng hạn như năm 2004 là 2,3 tỷ đồng, năm 2005 là 3,093 tỷ đồng. Có quỹ thì những người làm công tác tín dụng sẽ bớt đi phần lo lắng vế trách nhiệm của mình, như vậy họ sẽ tự tin trong công viịec hơn, chất lượng tín dụng này càng đựoc nâng cao. 2.6. Đào tạo thu hút nguồn nhân lực. Trong bất cứ một hoạt động kinh doanh nào thì yếu tố con người luôn mang tính quyết định. Vì vậy công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng phải thường xuyên, liên tục , là vấn đề không thể thiếu trong việc tổ chức triển khai hoạt động cho vay mà mục tiêu là phải hạn chế thấp nhát rủi ro về sau. Chi nhánh NHĐT& PTTH là ngân hàng có tên 70% đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đậi học chuyên ngành tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế do có nhièu biến động phức tạp và những khó khăn trong công tác cho vay thì đối với đội ngũ cán bộ như hiện nay chưa thể đáp ứng kịp thời. Do vậy để mở rộng phát triển hiệu quả thì trước hết chi nhánh phải có cơ cấu tổ chức chặtt chẽ, đồng bộ, hợp lý luôn bám sát tình hình thực t, xây dựng một đội ngũ cán bộ đoàn kết nhiệt tình có nghiệp vụ chuyên môn sâu, muốn vây thì chi nhánh phải : thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chế độ kế toán doanh nghiệp mới, các phương pháp kỹ thuật thẩm định dự án, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, bổ sung các kiến thức pháp lý , luật dân sự cập nhật các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Tuyển chọn cán bộ thực sự có năng lực cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn trình độ ngoại ngữ tin học và các kiến thức xã hội khác , có lập trường tư tưởng vững vàng. Tổ chức phân công việc cụ thể, khoa học đến từng người, từng vị trí. Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ hợp lý để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của từng người, có chính sách hỗ trợ và khuyến khích cả về mặt vật chất, tinh thần. Tóm lại, nâng cao chất lượng tín dụng là yêu cầu bức xúc không những của riêng ngân hàng mà còn cả các doanh nghiệp và xã hội. Đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn đòi hổi phải có sự phối hợp nhiều biện pháp, sự cố gáng của bản thân ngân hàng và tham gia của các cấp, ngầnh liên quan. 2.7. Tăng cường kiểm soát nội bộ. Kiểm soát ngân hàng là biện pháp quan trọng trong việc bảo toàn vốn, đem lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Thông qua kiểm soát có thể phát hiện những sai phạm, yếu kém trong hoạt động tín dụng, từ đó có biện pháp thích hợp để khắc phục và xử lý kịp thời giảm thiểu rủi ro tín dụng. Việc kiểm soát phải được thực hiện đầy đủ, theo từng gia đoạn cụ thể, tiến hành kiểm tra trứơc, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính đúng đắn của số liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng, kiểm tra quá trình phát tiền vay, tài sản bảo đảm khoản vay… Trong những năm qua hoạt động kiểm soát của chi nhánh được thực hiện thường xuyên, do vậy đã kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, giảm thiểu sai soát và rủi ro, vì vậy hoạt động tín dụng tương đối an toàn và hiệu quả. Trong những năm tới chi nhánh cần phải phát huy hơn nữa để có thể cung cấp sản phẩm tín dụng tốt nhất cho khách hàng từ đó có thể cung cấp sản phẩm tín dụng tốt nhất cho khách hàng từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. 3. Một số kiến nghị 3.1. Đối với NHĐT&PT VN - Cần phải thường xuyên tổng hợp thông tin về tình hình thị trường đầu tư theo ngành kinh tế, loại sản phẩm… tạo điều kiện cho chi nhánh nắm được các thông tin cần thiết cho công tác thẩm định, giúp các chi nhánh giảm thiểu rủi ro, qua đó nâng cao hiệu quả tín dụng. - Để các dự án đầu tư lớn mang lại hiệu quả cao tránh những rủi ro không đáng có, đề nghị NHĐT&PT VN hỗ trợ chi nhánh trong việc xem xét thẩm định đối với những dự án lớn, thời gian thi công dài, phức tạp. - Thanh hoá tuy được đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển song vẫn là tỉnh nghèo, để vươn lên một tỉnh phát triển theo có cơ cấu kinh tế hợp lý thì đề nghị NHĐT&PT VN điều chỉnh tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cho Chi nhánh lên trên 40% để chi nhánh có điều kiện cung ứng vốn cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực máy móc thiết bị và năng lực thi công. - Để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư đối với khách hàng có dự án tốt, phương án kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, nhưng không đủ điều kiện về đảm bảo tiền vay. Đề nghị điều chỉnh cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với khách hàng thuộc nhóm A*, A và B trong công văn số 5645/cv-TĐV2 ngày 31/12/2003 của NHĐT&PTVN lên mức cao hơn. - Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự. 3.2. Đối với NHNN Việt Nam - Để tạo môi trường tài chính tiền tệ ổn định tạo hấp dẫn cho môi trường đầu tư, NHNN phải tiếp tục duy trì thành tích chống lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền bằng cách xây dựng và thực thi chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách hối đoái một cách linh hoạt mềm dẻo. - NHNN có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro. Trung tâm này cần đưa ra mức đội rủi ro về từng nghê, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp để làm căn cứ cho ngân hàng phân loại, xếp hạng doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. - Cần kiểm tra chặt chẽ hơn hoạt động của các NHTM. Thông qua việc ban hành các cơ chế, quy chế, hệ thống chỉ tiêu giới hạn để kiểm soát những hoạt động tín dụng của các NHTM, có biện pháp xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng như sở tài nguyên môi trường, sở tư pháp, sở tài chính, toà án… thành lập ban kiểm tra đánh giá toàn bộ các khoản tín dụng của các NHTM nhằm giải quyết dứt khoát các khoản nợ tồn đọng. - NHNN cần phải xác định được định hướng đầu tư cho các NHTM trong từng thời kỳ theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước, qua đó giúp các NHTM đầu tư đúng định hướng, giảm thiểu rủi ro khi thực hiện đầu tư. 3.3. Đối với Chính phủ - Nhà nước cần quy hoạch đầu tư tổng thể dựa theo thế mạnh từng vùng, từng ngành, không nê đầu tư tràn lan không hiệu quả, những dự án lớn của chính phủ quyết định phải cân đối được nguồn vốn một cách cụ thể khả thi mới quýêt định đầu tư, tránh tình trạng đầu tư nhiều dự án lớn nhưng không cân đối được nguồn vốn như hiện nay, đầu tư dở dang chờ vốn. - Nhà nước cần phải có giải pháp cụ thể quyết liệt, cân đối nguồn để thanh toán một phần tiến tới thanh toán hết nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị xây lắp. - Tăng cường quản lý, quy định trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tổ chức, ngăn chặn tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tăng cường quản lý, gắn trách nhiệm cụ thể trong từng tổ chức, cá nhân nếu có nhiều sai phạm thì phải xử lý thật nghiêm, chống tham nhũng trong hoạt động đầu tư góp phần tăng hiệu quả của hoạt động tín dụng. - Để lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng đề nghị Nhà nước có biện pháp hỗ trợ cho các NHTM thu hồi đựơc và xử lý các khoản nợ xấu đặc biệt là các khoản nợ chỉ định, nợ dài hạn theo kế hoạch Nhà nước. Kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, cơ cấu tổ chức, tiêu thụ sản phẩm… cho các doanh nghiệp thuộc ngành da giày, sản xuất vật liệu xây dựng, mái đường. - Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình vay vốn ngân hàng, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng trong quá trình phát mại tài sản, đảm bảo thu hồi nợ vay. - Cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, việc tạo dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đóng góp vai trò quan trọng trong việc khuyến khích, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển. C. Kết luận Nâng cao chất lượng tín dụng là một đề tài không phải là mới, nhưng nó lại trở nên quen thuộc và luôn là chủ đề nóng bỏng của các NHTM Việt Nam. ậ các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh… Mặc dù thu nhập chính của các NHTM là từ tín dụng nhưng do sự phát triển kinh tế xã hội nên các dịch vụ ngân hàng khác cũng rất phát triển, do vậy thu nhập từ các dịch vụ của ngân hàng cũng không phải là nhỏ. Còn đối với tỉnh Thanh Hoá, một tỉnh còn nghèo, kinh tế xã hội chưa phát triển, đời sống nhân dân còn thấp. Các NHTM trên địa bàn tỉnh mặc dù đã cố gắng trong hoạt động nghiệp vụ của mình nhưng chủ yếu và chiếm tỷ trọng rất lớn vẫn là nghiệp vụ tín dụng, còn các loại dịch vụ khác chưa phát triển, NHĐTPT Thanh hoá cũng vậy. Là một người con của quê hương, lại được đào tạo chuyên ngành ngân hàng, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng ĐT& PT Thanh Hoá, em viết đề tài này là một phần đóng góp cho sự phát triển của các NHTM trên địa bàn tỉnh nói chung và NHĐT&PT Thanh Hoá nói riêng. Với mong muốn của em là đưa NHĐT&PT Thanh Hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá thì đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng là rất thiết thực và hữu hiệu. Với trình độ của một sinh viên, thời gian nghiên cứu không nhiều, kiến thức thực tế còn ít, mặc dù em đã rất nỗ lực để hoàn thành đề tài nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em kính mong thầy giáo hướng dẫn xem xét và góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!!! D. Danh mục tài liệu tham khảo 1. TS. Nguyễn Hữu Tài: Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống Kê - 2002. 2. TS.Phan Thị Thu Hà: Giáo trình Ngân hàng thương mại, , NXB Thống Kê – 2004. 3. TS.Hoàng Xuân Quế: Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương, NXB Thống Kê – 2005. 4. GS.TS.Lê Văn Tư: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. 5. PTS.Nguyễn Ngọc Hùng: Lý thuyết tiền tệ – Ngân hàng, NXB Tài chính 1998. 6. Ph.D.Edward Wreed: Ngân hàng thương mại. 7. Peter Rose: Quản trị Ngân hàng thương mại. 8. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT Thanh Hoá các năm 2001 – 2005. 9. Báo cáo tài chính của NHĐT&PT Thanh Hoá các năm 2001 – 2005. 10. Tài liệu Hội nghị khách hàng năm 2006 của NHĐT&PT Thanh Hoá các năm 2001 – 2005. Bảng chữ viết tắt. SXKD: Sản xuất kinh doanh. XDCB: Xây dựng cơ bản. NHTM: Ngân hàng thương mại. NHNN: Ngân hàng Nhà nước. NHĐT&PTTH: Ngân hàng đầu tư & phát triển Thanh Hoá. NHĐT&PTVN: Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt nam. NHNT: Ngân hàng Ngoại thương. CNH- HĐH: Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. TCTD: Tổ chức tín dụng. DPRR: Dự phòng rủi ro. TSĐB: Tài sản đảm bảo. KHNN: Khách hàng Nhà nước. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32632.doc
Tài liệu liên quan