Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ______________________ Phan Thị Xuân Hằng GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ______________________ Phan Thị Xuân Hằng GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 3

pdf136 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CẢM ƠN Được học hỏi và nâng cao nhận thức về Địa lí luôn là mong mỏi của bản thân tôi. Là một học viên cao học chuyên ngành Địa lí học, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Và tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy – PGS.TS. Đặng Văn Phan và quý Thầy, Cô trong Khoa Địa lý đã giúp đỡ trực tiếp và tận tình cho tôi trong suốt khóa học và thực hiện nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng Ủy, Ủy Ban Nhân Dân, Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, Phòng Thống kê huyện Ninh Phước, Phòng kế hoạch đầu tư, Phòng LĐ-TB-XH huyện Ninh Phước. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường CĐ Sư Phạm Ninh Thuận, gia đình, đồng nghiệp, bạn hữu đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. . Tác giả Phan Thị Xuân Hằng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á BQĐN : Bình quân đầu người CBYT : Cán bộ y tế CSYT : Cơ sở y tế CLCS : Chất lượng cuộc sống CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa DTTS : Dân tộc thiểu số GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo GDP : Tổng sản phẩm trong nước HDI : Chỉ số phát triển con người HDR : Báo cáo phát triển con người KHCN : Khoa học và công nghệ KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KSMS : Khảo sát mức sống KTXH : Kinh tế - xã hội KHKT : Khoa học kỹ thuật LĐ-TB-XH : Lao động - Thương binh và xã hội MDG : Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ PPP : Sức mua tương đương TCTK : Tổng cục thống kê OECD : Các quốc gia có thu nhập cao UNDP : Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc VHLSS : Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam VLSS : Điều tra mức sống dân cư Việt Nam WB : Ngân hàng thế giới MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người đã được quan tâm không chỉ ở tầm cỡ quốc gia mà cả trên bình diện toàn thế giới. Điều đó thể hiện rất rõ trong Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) toàn cầu do chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đề xuất và có chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (2001-2010) của nước ta do chính phủ ban hành. Tuy nhiên đó chỉ là những định hướng ở tầm vĩ mô. Trong lộ trình thực hiện các MDG của Liên Hợp Quốc về xóa đói giảm nghèo, nước ta đã đạt được tiến bộ lớn trong lĩnh vực KTXH. Mười năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định; tốc độ tăng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ 2000 - 2010 đạt 7,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD, gấp 3 lần so với năm 2000; Việt Nam đã giảm được một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2002 [7]. Với mức này, Việt Nam đã chuyển từ vị trí nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, là một nước đang phát triển có thu nhập thấp; nguồn lực để thực hiện các MDG còn bị hạn chế, mặt bằng dân trí chưa cao, chênh lệch mức sống và thu nhập, điều kiện sống của người dân tại các khu vực, giữa đô thị và nông thôn còn lớn, nhất là đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số. Vậy liệu cơ hội tiếp cận các mục tiêu và thụ hưởng những thành quả KTXH mang lại cho các vùng, các địa phương đã thật sự hiệu quả chưa khi điều kiện sống của người dân vùng sâu, vùng xa, người DTTS còn chưa được cải thiện nhiều? (nếu so với tỷ lệ nghèo đói trên toàn quốc giảm một nửa, thì đối với các DTTS tỷ lệ này chỉ giảm khoảng 15%). Hơn nữa, ở nước ta mỗi địa phương có đặc thù riêng, có hoàn cảnh kinh tế xã hội, vị trí địa lý khác nhau nên có mức độ tiếp cận và thực hiện các mục tiêu không giống nhau. Ninh Phước là một huyện của tỉnh Ninh Thuận, khí hậu khô hạn và nắng nóng, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Trong mười năm trở lại đây, với nhiều nỗ lực phấn đấu để hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện đã đạt được những thành tựu nhất định, nhất là nghèo đói đang giảm nhanh. Theo các số liệu thống kê chính thức, CLCS của người dân địa phương đã được cải thiện thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người. Năm 2005, GDP bình quân đầu người đạt 5,2 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 12,6 triệu đồng [22]. Các yếu tố chủ yếu tạo ra thay đổi này bao gồm hoạt động kinh tế gia tăng, người dân tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế và giáo dục, cơ sở hạ tầng cũng như các lợi ích khác do các chương trình giảm nghèo hiện nay mang lại. Tuy nhiên tình trạng nghèo đói và mức sống cùng cực vẫn còn tồn tại trong huyện nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung. Hiệu quả đạt được của các chương trình MDG, dự án xóa đói giảm nghèo tại huyện Ninh Phước chưa cao, chưa tương xứng với tiền của và công sức bỏ ra, đặc biệt tình trạng đói nghèo của người dân vùng nông thôn, vùng DTTS vẫn diễn ra phổ biến và trầm trọng. Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” để phân tích những chỉ tiêu định lượng về CLCS, qua đó nhận diện cơ hội tiếp cận và thực hiện các MDG của huyện, từ đó có những định hướng phát triển và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục xóa đói giảm nghèo hiệu quả và nâng cao CLCS của dân cư huyện Ninh Phước là nhu cầu bức xúc đặt ra hiện nay. 2. Mục tiêu - nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu chung: Thông qua nhận thức cơ sở lý luận về CLCS để vận dụng vào đánh giá thực trạng CLCS của dân cư huyện Ninh Phước; từ đó làm cơ sở khoa học để đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao CLCS của dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận từ nay đến năm 2015. Để đạt được mục tiêu chung, đề tài có nhiệm vụ: - Thu thập và phân tích tài liệu (tài liệu quốc tế, trong nước và địa phương). - Đánh giá thực trạng CLCS, vấn đề đói nghèo ở Ninh Phước thời kì 2000-2009. - So sánh, nhận xét mức độ chênh lệch CLCS của dân cư các huyện khác trong tỉnh, các vùng và cả nước. - Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước đến năm 2015. 3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu 3.1. Về thời gian và không gian Bắt đầu từ 10/09/2009, Tỉnh Ninh Thuận chính thức công bố Huyện mới với tên gọi là Huyện Thuận Nam là phần đất được tách ra từ Huyện Ninh Phước. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu Huyện Ninh Phước giai đoạn 2000 – 2009. Ngoài ra địa bàn nghiên cứu còn được mở rộng sang một số huyện khác và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm để tham khảo và so sánh. 3.2.Về nội dung - Giới hạn tiếp cận CLCS trên cơ sở khảo sát, điều tra những chỉ tiêu cơ bản phản ánh CLCS của dân cư huyện Ninh Phước: chỉ số thu nhập bình quân đầu người, chỉ số về dinh dưỡng, chỉ số về giáo dục, chỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏe và các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sống (nhà ở, điện, nước, vệ sinh môi trường v.v...). Và trọng tâm của luận án là nghiên cứu, đánh giá thực trạng CLCS, đề xuất các giải pháp phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển KTXH của huyện trên cơ sở số liệu thống kê từ năm 2000 đến năm 2009. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Nghiên cứu CLCS của dân cư có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KTXH của đất nước và càng được chú trọng hơn trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam là “ngôi sao sáng” trong việc thực hiện các tiến bộ của MDG. Chính tầm quan trọng đó nên từ trước đến nay, mức sống dân cư đã được Tổng cục Thống kê, Ủy ban Kế hoạch hóa Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Ngân hàng Thế giới cùng với sự trợ giúp tài chính của UNDP tiến hành khảo sát điều tra qua Bốn cuộc Tổng điều tra về mức sống dân cư Việt Nam năm 1992-1993, 1997-1998, 2001-2004, 2007-2008. Các cuộc điều tra này cung cấp những thông tin về thu nhập, chi tiêu và các chỉ tiêu khác về mức sống hộ gia đình Việt Nam trong các năm 1993, 1998, 2004 và 2008. Mỗi một cuộc Tổng điều tra sẽ cho thấy rõ sự thay đổi mức sống của dân cư Việt Nam theo thời gian và sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong việc giảm nghèo và nâng cao mức sống. Những số liệu này chứng tỏ tính hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách ở các cơ quan phát triển của cả chính phủ lẫn quốc tế. Tuy nhiên, các cuộc tổng điều tra này chỉ dừng lại trong việc khảo sát mức sống của dân cư Việt Nam bằng những số liệu cụ thể, chưa đi sâu phân tích mức sống một địa phương nào trên cả nước. Đến những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu có sự quan tâm tìm hiểu đối với mức sống, CLCS của dân cư một địa phương. Trước hết, phải kể đến nhóm tác giả của Viện Kinh tế Tp.HCM tiến hành đề tài “ Diễn biễn mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo tại Tp.HCM”. Nhóm tác giả này đã trình bày và đi sâu phân tích một cách rất cụ thể và chi tiết về việc làm, thu nhập và chi tiêu của dân cư Tp.HCM, từ đó tác giả minh chứng cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét ở đô thị phát triển vào bậc nhất Việt Nam hiện nay. Đây được xem là công trình có tính chuyên khảo đầu tiên về phân tích thực trạng mức sống dân cư ở một địa phương. Xen kẽ giữa công trình của Viện Kinh tế Tp.HCM, còn phải kể đến các công trình nghiên cứu đáng chú ý khác, đó là Đỗ Thiên Kính với “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” vào năm 2003; PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng (2005), “Chỉ số tuổi thọ trong HDI, một số vấn đề thực tiễn Việt Nam”; PGS.TS. Đặng Quốc Bảo (chủ biên) (2008) “Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam”. Đây là những công trình quan trọng, được nhóm nghiên cứu các nhà Việt Nam tổng hợp từ nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau về lĩnh vực phát triển con người ở Việt Nam. Bên cạnh cách tiếp cận mức sống của dân cư chủ yếu dựa trên đánh giá thu nhập BQĐN, trong bối cảnh phát triển KTXH thời gian qua, một hướng nghiên cứu và tiếp cận khác đã được đặt ra đó là xem xét sự thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con người. Khoá luận tốt nghiệp thạc sĩ “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận-thực trạng và giải pháp” của Bùi Vũ Thanh Nhật có thể được xem như một trong những công trình đầu tiên. Trong khoá luận, CLCS đã được nghiên cứu, tìm hiểu trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển KTXH của tỉnh Bình Thuận. Cùng với những giá trị tích cực đạt được, đề tài cũng chỉ ra những tồn tại phải giải quyết để có thể ngày một nâng cao CLCS của người dân hơn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư, khắc phục những khó khăn. Như vậy, có thể thấy rằng, mảng đề tài mức sống và CLCS của dân cư trong những năm qua, đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều phạm vi và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp cận một cách trực tiếp, tổng thể CLCS dân cư một huyện theo quan điểm nhân văn thì vẫn còn rất hạn chế. Từ thực tế đó, một mặt cho phép đề tài “Giải pháp nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” kế thừa những thành quả của các công trình trước đó, nhưng đồng thời cũng sẽ là cơ hội cho đề tài có thể tiếp tục đưa ra những ý kiến và kết quả nghiên cứu của mình để bổ sung thêm vào lĩnh vực nghiên cứu đời sống dân cư dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. 5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Hệ quan điểm 5.1.1. Quan điểm hệ thống-lãnh thổ Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Sự phát triển KTXH và việc nâng cao CLCS dân cư một tỉnh, huyện trong mỗi quốc gia phải được đặt trong mối quan hệ cụ thể và toàn bộ hệ thống quốc gia. Đó là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Do đó, khi phân tích các vấn đề liên quan tới CLCS dân cư huyện Ninh Phước được xem xét trong mối liên hệ giữa các huyện trong tỉnh, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và cả nước. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp CLCS không chỉ là đời sống vật chất và tinh thần, mà còn tập hợp nhiều yếu tố như dân trí, văn hóa, giáo dục,… Do vậy, nghiên cứu CLCS dân cư huyện Ninh Phước phải có quan điểm tổng hợp. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Phân tích CLCS dân cư trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam và tỉnh Ninh Thuận trong quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian. 5.1.4. Quan điểm sinh thái - phát triển bền vững Nâng cao CLCS dân cư thì phải kết hợp hài hòa giữa phát triển KTXH và môi trường. Do vậy, nghiên cứu vấn đề CLCS dân cư phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, đề tài nghiên cứu dưới góc độ địa lý kinh tế-xã hội, phân tích chính sách..., nên ngoài phương pháp kiến tạo chỉ số theo hướng nghiên cứu định lượng do UNDP đề xuất từ những năm 1990 như các chỉ số đo lường phát triển vĩ mô (cấp quốc gia và toàn cầu) đã được xây dựng và sử dụng rộng rãi trong các bảng Báo cáo Phát triển Con người của UNDP hàng năm như HDI (chỉ số phát triển con người), HPI (chỉ số nghèo con người), GDI (chỉ số phát triển giới) .v.v...thì các chỉ số trong luận án còn được xây dựng từ nguồn số liệu định lượng có được nhờ công tác thống kê của địa phương. Đây là những số liệu tin cậy và khách quan mà bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng sử dụng. Vì là đề tài nghiên cứu địa lý KTXH, nên các luận điểm có được đều chủ yếu dựa trên các con số thống kê và sử dụng các phương pháp truyền thống của ngành địa lý học. 5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích lý thuyết Nhằm hiểu được cơ sở nền tảng của địa bàn và hoàn cảnh cụ thể nơi dân cư sinh sống; lý thuyết ứng dụng liên quan đến luận văn. Chúng tôi đã sử dụng tư liệu sẵn có qua thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu về CLCS và mức sống của nhiều nhà khoa học và những bài viết có liên quan đến luận văn. Tác giả còn sử dụng nguồn thông tin từ cơ quan hành chính huyện, xã và thông tin của từng làng thuộc huyện Ninh Phước, đặc biệt những nơi có người DTTS sinh sống. Ngoài ra tác giả còn thu thập tài liệu qua sách báo, tạp chí, các văn bản, báo cáo, đặc biệt qua tư liệu cá nhân viết tay của cán bộ nghiên cứu ở Phòng thống kê huyện Ninh Phước. Những nguồn trên là tư liệu quý giá để chúng tôi phân tích thực trạng CLCS dân cư huyện Ninh Phước và đưa ra các giải pháp. 5.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Nghiên cứu Địa lý kinh tế-xã hội không thể thiếu phương pháp bản đồ, biểu đồ. Những kết quả có được như đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng theo ngành và theo lãnh thổ... nếu được phản ánh lên bản đồ, bằng biểu đồ sẽ được thể hiện cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Thông qua đó sẽ dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành CLCS giữa các địa phương trong huyện. 5.2.3. Phương pháp thực địa Thực địa là phương pháp nền của ngành Địa lý học. Tư liệu thu được bằng phương pháp thực địa hiện nay được xem là nguồn tư liệu tốt nhất dành cho các tác giả muốn tìm kiếm một sự hiểu biết theo quan điểm toàn diện về văn hóa và tình trạng sinh sống của con người. Trong quá trình nghiên cứu thực địa, ghi chép là cứ liệu thông tin không thể thiếu, bởi vì nó đánh dấu bước đầu về những điều mới phát hiện của người nghiên cứu. Ghi chép là công việc bắt buộc của người nghiên cứu nhằm giúp họ lưu giữ, phân tích, lý giải thông tin một cách chính xác, khoa học và nó cũng là cơ sở minh chứng cho những lập luận sau này của người nghiên cứu. 5.2.4.Phương pháp điều tra xã hội học Nhằm mục đích tìm hiểu những thay đổi trong CLCS của dân cư từ trước đến nay, chúng tôi đã chọn 20 người (10 phụ nữ và 10 đàn ông) thuộc các thế hệ và nghề nghiệp khác nhau ở các làng thuộc hai xã Phước Hậu và thị trấn Phước Dân để thực hiện. Ngoài ra, phương pháp điều tra xã hội học, trong đó chủ yếu là phỏng vấn giúp bổ sung về mặt số liệu, các tư liệu liên quan đến những thay đổi về thu nhập và khả năng tiếp cận với các điều kiện sống đang diễn ra hiện nay của cộng đồng người Chăm. Phỏng vấn có thể chuyển tiếp thông tin về số liệu thực tế như số nhân khẩu, phân công lao động và cách làm ăn sinh sống. 5.2.5. Phương pháp thống kê Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được từ các công trình của các tác giả đi trước như sách, báo, tạp chí, văn bản, các báo cáo, luận văn, luận án… chúng tôi tổng hợp, thống kê lại nhằm xử lý kết quả nghiên cứu theo chủ đề khác nhau để từ đó có những nhận định ban đầu về tình hình phát triển KTXH, văn hóa, đặc biệt là quy mô dân số, cơ cấu nguồn lao động. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến những thay đổi về mức sinh-tử, gia tăng tự nhiên và chuyển dịch về cơ cấu kinh tế và lao động qua các năm để làm cơ sở phân tích và so sánh. Đối với những thông tin thu thập được từ cộng đồng qua việc sử dụng các phương pháp thực địa, phỏng vấn sâu… được chúng tôi xử lý bằng cách sắp xếp lại các ghi chép thực địa, từ đó hệ thống hóa tất cả những tư liệu để viết bài. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kết hợp hệ thống thông tin điều kiện sống với những số liệu về dân do chính quyền địa phương cung cấp để làm cứ liệu chứng minh cho các thông tin phỏng vấn và quan sát, nhằm làm bài viết có sức thuyết phục hơn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Phát triển con người – là trọng tâm của chính sách trong thời đại hiện nay. Vì con người là vốn quý nhất, là chủ nhân của thế giới, là động lực để phát triển xã hội và cũng là mục tiêu để mọi hoạt động KTXH của mỗi quốc gia cũng như cả thế giới hướng tới. Do vậy, việc nâng cao CLCS của con người đã và đang là mối quan tâm đặc biệt của hầu hết các nước; và việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư trong thời đại hiện nay lại càng trở nên cần thiết. Vì vậy công trình nghiên cứu về CLCS dân cư huyện Ninh Phước không chỉ mang nhiều ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao. Về mặt khoa học, góp phần nhất định vào việc làm rõ hơn những lý thuyết và quan điểm đang được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu Địa lý Kinh tế-xã hội, mà đặc biệt là Địa lý nhân văn và Địa lý dân cư. Về mặt thực tiễn, những kết quả có được từ sự phân tích, đánh giá các dữ kiện trong đề tài hy vọng sẽ có giá trị nhận thức và thực tiễn cao, đóng góp những ý kiến đề xuất và giải pháp cụ thể, nhận định cho các ban ngành có liên quan của huyện Ninh Phước tham khảo và có chính sách phù hợp với thực tế từng địa phương nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Mặt khác, tuy rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, đề tài “Giải pháp nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” là một nguồn tư liệu có hệ thống, được thực hiện trên cơ sở có khoa học và thực tiễn, góp phần vào công việc nghiên cứu chung về cuộc sống dân cư ở địa phương Ninh Thuận. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư ở các nước trên thế giới và Việt Nam Chương 2. Thực trạng CLCS của dân cư huyện Ninh Phước. Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lý luận 1.1.1. Quan niệm về CLCS Mỗi một giai tầng trong xã hội có một quan niệm riêng về CLCS. Nó bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau, các khía cạnh của CLCS đều rất quan trọng. Nhưng có một số xã hội nhấn mạnh vào một vài khía cạnh này nhiều hơn khía cạnh khác. Chẳng hạn, ở xã hội theo Chủ nghĩa Duy vật sẽ nói rằng kinh tế là quan trọng nhất. Ngược lại, xã hội hiện đại có thể nhấn mạnh hơn về khía cạnh chính trị, văn hóa, tinh thần. Chính vì vậy, niềm tin và giá trị của cá nhân ảnh hưởng tới định nghĩa của một xã hội về CLCS. CLCS thực sự khó tiếp cận vì nó phụ thuộc vào hệ giá trị, sở văn hóa của mỗi quốc gia và cả thời gian nghiên cứu cũng làm cho các quan niệm về CLCS trở nên đa dạng. Tuy nhiên, dưới góc độ địa lý kinh tế-xã hội có thể hiểu CLCS như sau: CLCS là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu của xã hội, trước hết là những nhu cầu vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Mức đáp ứng đó càng cao thì CLCS càng cao. Mặt khác, CLCS còn được mở rộng hơn chia thành hai nhóm cơ bản: vật chất và tinh thần. Do vậy, chất lượng cuộc sống là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ về nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực thực phẩm, vui chơi giải trí cho mọi người để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của họ về những vấn đề trên [41]. Điều kiện này làm cho con người dễ dàng đạt được sự hạnh phúc, an toàn cho gia đình, khỏe mạnh về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó, CLCS còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn của môi trường. Một cuộc sống sung túc là cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết, như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ. Đồng thời con người phải được sống trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội. Do đó, CLCS là đặc trưng cơ bản của một xã hội văn minh có trình độ phát triển cao về nhiều mặt. Một khái niệm có tính chất đơn giản hơn nhằm đánh giá CLCS là vấn đề phát triển con người. Theo UNDP, Phát triển Con người là quá trình nâng cao năng lực cho các cộng đồng và cá nhân, gia tăng cơ hội cho mọi người có thể tiếp cận với các điều kiện sống, học tập, sáng tạo tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình phát triển và an sinh của con người không chỉ dừng lại là “mở rộng sự lựa chọn cho con người được sống khỏe mạnh, được học hành và được hưởng một mức sống tốt” mà đã vượt xa hơn, bao gồm nhiều nội dung, trong đó có quyền tự do chính trị, nhân quyền. Phát triển con người phải đảm bảo tính bền vững, bình đẳng, và nâng cao vị thế của nó. Phát triển con người còn có nghĩa là tạo điều kiện cho con người thực hiện sự lựa chọn cá nhân đồng thời tham gia vào, hình thành nên và hưởng lợi từ các quá trình ở cấp hộ gia đình, cộng đồng và quốc gia – nghĩa là họ được nâng cao vị thế. Như vậy, vấn đề phát triển con người càng được cải thiện, một mặt nó sẽ là điều kiện cho mọi người có thể cải thiện cuộc sống của riêng mình, và mặt khác (nhất là trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay) điều này sẽ làm cho sự kết hợp các nguồn vật chất và nguồn vốn con người có hiệu quả hơn. Từ những cách hiểu và phân tích trên, tác giả quan niệm về CLCS như sau: Chất lượng cuộc sống là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm trong đó mức độ thỏa mãn của cá nhân hay một cộng đồng về đời sống vật chất và đời sống tinh thần, là mục tiêu nhân bản hướng đến con người. Khi con người được thụ hưởng CLCS tốt sẽ tạo điều kiện nâng cao vị thế của họ và đáp ứng sự phát triển bền vững của quốc gia. 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá CLCS CLCS là một vấn đề định tính hơn là vấn đề định lượng, và đánh giá CLCS là một vấn đề phức tạp, rất khó có chỉ tiêu nào có tính chất tổng hợp để đo lường và so sánh về CLCS. Phần dưới đây chúng tôi đánh giá CLCS thông qua một số chỉ tiêu liên quan như thu nhập bình quân đầu người, giáo dục, y tế, vấn đề điều kiện sống, môi trường sống và chỉ tiêu có tính chất thay thế đó là vấn đề phát triển con người. 1.1.2.1.HDI - một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống Trước đây người ta thường dựa vào chỉ tiêu GDP/người hay GNI/người để phân chia thành các nhóm nước giàu và nghèo. Song thực tế đã chỉ ra rằng, không phải cứ nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí đều cao và đều chú ý chăm lo sức khỏe, phúc lợi xã hội cho con người. Ngược lại, không ít nước tuy có thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống vật chất còn khó khăn nhưng lại quan tâm tới mục tiêu giáo dục, y tế, sức khỏe cho người dân. Chính vì vậy, UNDP đã lựa chọn và đưa ra chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI); Chỉ số Nghèo khổ con người cho các nước đang phát triển (HPI); Chỉ số phát triển giới (GDI). Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi cho rằng chỉ số HDI và các chỉ tiêu để đo HDI là tổng hợp nhất và thích hợp để phân tích CLCS dân cư huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. THƯỚC ĐO Cuộc sống dài lâu, Kiến thức Mức sống dư dật khỏe mạnh Tuổi thọ bình quân Tỷ lệ người lớn Tỷ lệ nhập học GDP thực tế bình quân CHỈ TIÊU từ lúc sinh biết chữ các cấp đầu người (PPP USD) Chỉ số tuổi thọ Chỉ số giáo dục Chỉ số GDP (IR1R) (IR2R) (IR3R) Chỉ số phát triển con người (HDI) Hình 1.1.Chỉ số phát triển con người HDI là chỉ số tổng hợp đo lường CLCS như là kết quả của sự phát triển KTXH của một quốc gia đối với sự cải thiện đời sống dân cư. Chỉ số này được đo lường dựa trên sự tính toán tổng hợp các thành tựu ở 3 khía cạnh cơ bản của phát triển con người – sống lâu và mạnh khỏe, tiếp cận với tri thức, và một mức sống tốt [32]. - Để tính được giá trị HDI, trước hết cần phải tính 3 chỉ số thành phần: tuổi thọ, kiến thức và thu nhập. Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phần này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ số theo công thức sau: Giá trị thực – Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa – Giá trị tối thiểu Giá trị biên (tối đa – max và tối thiểu – min) của tuổi thọ, kiến thức và GDP/người thực tế theo PPP là chung cho tất cả các nước, là giá trị quốc tế. Bảng 1.1. Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI Chỉ tiêu Max Min Tuổi thọ (năm) Tỷ lệ người biết chữ (%) Tỷ lệ nhập học các cấp (%) GDP thực tế/người (PPP. USD) 85 100 100 40.000 25 0 0 100 Nguồn: Địa lý Kinh tế-xã hội Việt Nam Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theo công thức sau: log (giá trị thực) – log (giá trị tối thiểu) log (giá trị tối đa) – log (giá trị tối thiểu) Tổng hợp ba chỉ số thành phần sẽ có được chỉ số HDI theo công thức sau: IR1R + IR2R + IR3 3 Trong đó : IR1 R: R Rchỉ số tuổi thọ IR2 R: chỉR Rsố giáo dục IR3 R: chỉ số thu nhập Chỉ số thước đo thành phần I3 HDI Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GDP và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của các chỉ số này càng gần tới 1 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng cao (với 1 là thứ hạng cao nhất), trái lại, các chỉ số càng gần 0 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng thấp [19]. Trong số 169 quốc gia cung cấp số liệu để xây dựng HDI cho năm 2010, 42 quốc gia xếp hạng HDI rất cao; 43 quốc gia xếp hạng HDI cao; 42 quốc gia xếp hạng HDI trung bình, trong đó có Việt Nam được xếp hạng 113 với giá trị 0,572 và 42 quốc gia xếp hạng HDI thấp. Bảng 1.2. Một số xếp hạng quốc gia về HDI năm 2010 (trong số 169 quốc gia) Quốc gia Xếp hạng HDI GDP đầu người thực tế (PPP) Tuổi thọ trung bình (năm) Tỷ lệ người lớn biết chữ (%)* Chỉ số HDI Na Uy 1 58.810 81 99 0,938 Hoa Kỳ 4 47.094 79,6 99 0,902 Nhật Bản 11 34.692 83,2 99 0,884 Hàn Quốc 12 29.518 79,8 99 0,877 Singapo 27 48.893 80,7 95 0,846 Trung Quốc 89 7.258 73,4 94 0,663 Thái Lan 92 8.001 69,3 94 0,654 Việt Nam 113 2.995 74,9 93 0,572 Nêpan 138 1.201 67,5 58 0,428 Dămbia 150 1.359 47,3 71 0,395 Nguồn: UNDP, 2010, (*2008) Chỉ số HDI cho thấy quốc gia nào có thu nhập cao, có chính sách giáo dục và chăm sóc sức khỏe dân cư thích đáng thì vị trí HDI sẽ cao. Một số nước có mức thu nhập cao, nhưng không quan tâm đầy đủ tới việc nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe dân cư thì vị trí HDI sẽ giảm đi. Một số quốc gia khác, tuy mức thu nhập thấp nhưng do nhà nước quan tâm đến y tế, giáo dục nên giá trị HDI tăng lên. Có điều cần chú ý là mối quan hệ giữa các chỉ số thành phần tạo nên giá trị HDI ở mỗi quốc gia rất khác nhau, vì vậy, có những nước thu nhập BQĐN như nhau nhưng giá trị HDI lại khác nhau và ngược lại. Bảng1.3. Các nước có mức thu nhập như nhau nhưng khác nhau về chỉ số HDI Nước GDP/người theo PPP(USD) Giá trị HDI Việt Nam 2995 0,572 Yemen 2387 0,439 Nguồn: HDR năm 2010 Bảng1.4. So sánh mức thu nhập và chỉ số HDI giữa các quốc gia năm 2010 Nước Giá trị HDI GDP/người theo PPP Côoet Croatia 0,771 0,767 55719 16389 Trung Quốc Sri Lanka 0,663 0,658 7258 4886 Inđônêsia South Africa 0,600 0,597 3957 9812 Nguồn: HDR năm 2010. Năm 2010, Trong HDR năm 2010, UNDP đã bổ sung thêm 3 chỉ số mới vào hệ thống các chỉ số của HDR – Chỉ số Phát triển Con người có điều chỉnh khía cạnh bất bình đẳng, Chỉ số Bất bình đẳng Giới, và Chỉ số Nghèo đa chiều. Các chỉ số tiên tiến này được lồng ghép những tiến bộ mới đây trong lý thuyết và đo lường, khuyến khích việc đưa bất bình đẳng và nghèo đói trở thành các vấn đề trung tâm trong khuôn khổ phát triển con người. Những cách đo lường mới nêu trên đem lại nhiều kết quả và thêm cách nhìn nhận mới cho xã hội, đó là cần tập trung hơn vào công tác xây dựng chính sách phát triển nhằm cải thiện sự bình đẳng; vào công tác cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người dân, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. 1.1.2.2.Thu nhập bình quân đầu người Thu nhập là một phương tiện rất quan trọng để mở rộng sự chọn lựa cho con người và được sử dụng trong chỉ số HDI như một yếu tố phản ánh mức sống đầy đủ. Thu nhập có vai trò trọng yếu trong việc quyết định khả năng con người sử dụng các nguồn lực cần thiết để tiếp cận được với lương thực, nơi ở và quần áo, và đem lại nhiều sự lựa chọn hơn. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn tiêu chí chính để đánh giá CLCS dân cư là chỉ số thu nhập quốc dân tính bình quân đầu người (GNP/người hay GNI/người) hoặc tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân đầu người (GDP/người). - Tổng sản phẩm quốc nội (viết tắt tiếng Anh GDP – Gross Domestic Product): là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm. GDP là một trong ba chỉ số đánh giá phát triển nhân bản – H._.DI (cùng với chỉ số giáo dục và sức khỏe). Tổng sản phẩm trong nước thể hiện số lượng nguồn của cải làm ra ở bên trong một quốc gia, sự phồn vinh hay khả năng phát triển kinh tế. - Tổng thu nhập quốc dân (viết tắt tiếng Anh GNI – Gross National Inome): là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng được tạo ra của một quốc gia ở một thời điểm nhất định, thường là một năm. Như vậy, GNI = GDP + nguồn thu nhập từ nước ngoài – nguồn thu nhập phải chuyển cho nước ngoài. (Thu nhập từ nước ngoài do có vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn thu do người lao động từ nước ngoài gửi về; thu nhập phải chuyển cho nước ngoài do vốn đầu tư của họ vào trong nước). Vì vậy, GNI là thước đo tổng hợp lớn của thu nhập quốc dân. GNI chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ được nguồn của cải đã làm ra. - GNI và GDP bình quân đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho Tổng số dân của nước đó ở cùng thời điểm. Việc tính GNI/người và GDP/người có ý nghĩa rất lớn. Vì thông qua chỉ tiêu này, có thể đánh giá không chỉ khả năng và trình độ phát triển kinh tế mà cả mức sống của mỗi người dân ở từng nước. Trên thế giới, ngoài GDP và GDP/người của mỗi nước được quy đổi sang đô la (USD) quốc tế theo tỷ giá hối đoái, Liên Hợp Quốc còn đưa ra phương pháp tính thu nhập của dân cư theo sức mua tương đương (viết tắt là PPP). Tỷ giá này cho phép so sánh chuẩn về mức giá thực tế giữa các nước, vì CLCS của dân cư ở các nước không chỉ khác biệt do ảnh hưởng đơn thuần của giá trị thu nhập theo đầu người, mà nó sẽ bị chi phối lại do giá cả sinh hoạt của mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau. Ví dụ: GDP của Việt Nam năm 2008 theo giá nội tệ là 1.485 nghìn tỷ VNĐ, tính theo USD là 89 tỷ USD, còn theo PPP là 230 tỷ USD. GDP/người theo USD là 1.052, theo PPP là khoảng 2.700 USD/người [34]. GDP cùng một lúc phản ánh hai sự việc: tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Lý do làm GDP phản ánh được cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu là vì hai đại lượng này thực ra chỉ là một. Đối với nền kinh tế với tư cách một tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Vì vậy, khi đánh giá CLCS của một quốc gia, đồng thời phải phân tích cả hai khía cạnh thu nhập và chi tiêu của người dân quốc gia đó trong một thời điểm cụ thể. GDP có tương quan chặt chẽ với các chỉ tiêu về CLCS, vì GDP lớn sẽ dẫn đến có một mức sống cao hơn. Và trong thực tế, chúng ta cũng nhận thấy rõ điều này. Giữa những nước giàu và nước nghèo có GDP bình quân đầu người chênh lệch rất lớn. Bảng 1.5. Xếp hạng chênh lệch GDP giữa các nước giàu và nước nghèo năm 2010 Nước GDP thực tế đầu người (đô la)* Tuổi thọ trung bình (năm) Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (%)** Hoa Kỳ 47.094 80 99 Nhật 34.692 83 99 Mêhicô 13.971 77 93 Nga 15.258 67 100 Braxin 10.607 73 90 Trung Quốc 7.258 73 93 Inđônêsia 2.927 71 92 Ấn Độ 2.226 64 66 Pakixtan 2.678 67 54 Bănglađét 1.587 67 53 Nguồn: (*) HDR năm 2010, (**) Báo cáo phát triển TG năm 2010. Bảng 1.5 trình bày 10 nước đông dân nhất thế giới xếp theo thứ hạng GDP bình quân đầu người. Bảng này cũng ghi số liệu vế tuổi thọ trung bình (thời gian sống kể từ khi được sinh ra) và tỷ lệ biết chữ (phần trăm dân số trưởng thành biết đọc). Những số liệu này chỉ ra một xu hướng rõ ràng. Ở các nước giàu như Mỹ, Đức, Nhật, người dân có thể sống đến gần tám mươi, và hầu hết dân số đều biết chữ. Ở những nước nghèo như Nigiêria, Bănglađét và Pakixtan, người dân chỉ sống đến độ tuổi năm mươi hoặc đầu sáu mươi, và chỉ có khoảng ½ dân số biết chữ. Mặc dù số liệu về những khía cạnh khác của CLCS không hoàn chỉnh được như vậy, nhưng chúng cũng đem lại cho chúng ta những thông tin tương tự. Các nước với GDP bình quân đầu người thấp thường có số lượng lớn trẻ em được sinh ra với trọng lượng thấp, tỷ lệ chết của bà mẹ, trẻ sơ sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em cao và ít có khả năng tiếp cận nguồn nước uống an toàn, những con đường trải nhựa và điện lưới quốc gia; có ít trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường và những đứa trẻ đi học phải học trong các lớp đông học sinh hơn. Những nước này cũng ít được sử dụng đồ dùng lâu bền (ti vi, điện thoại, internet v.v...). Không nghi ngờ gì nữa, các số liệu quốc tế đã cho thấy rằng GDP của một quốc gia có liên quan chặt chẽ với mức sống của người dân nước đó. 1.1.2.3.Chỉ số về giáo dục Giáo dục là một trong những chỉ số cơ bản nói lên CLCS. Trình độ học vấn của mỗi nước phản ánh mức độ phát triển của quốc gia và mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục của dân cư. Trình độ học vấn cao là điều kiện rất quan trọng để con người phát triển toàn diện, dễ thích ứng với điều kiện phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật. Vì vậy, ngày nay nước ta và nhiều nước trên thế giới đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nâng cao CLCS cho người dân. Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên CLCS của dân cư bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số năm đến trường, tỷ lệ người mù chữ.v.v... * Tỷ lệ người lớn biết chữ: là tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết thông thạo một đoạn văn đơn giản bằng tiếng quốc ngữ. Tỷ lệ người lớn biết chữ có liên quan nhiều đến các chỉ số thu nhập của từng cộng đồng và từng quốc gia [1]. * Trình độ văn hóa và tay nghề: Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức của khối dân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết chữ, số người tốt nghiệp các cấp học từ thấp đến cao. Trình độ tay nghề là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động chính trong khối dân cư được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế của đất nước. Trình độ văn hóa và trình độ tay nghề luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau đồng thời có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập của từng quốc gia. Các nước có nền kinh tế phát triển thì các chỉ số phản ánh về trình độ văn hóa và tay nghề trong dân cư thường rất cao, ngược lại ở các nước chậm phát triển thì các chỉ số này thường rất thấp. Hiện nay, ở các quốc gia đang phát triển tình hình này đang có sự chuyển biến theo hướng tích cực, CLCS của dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng dần các cấp học ngày càng cao. Tuy nhiên, thế giới hiện vẫn còn 21,4% số dân từ 15 tuổi trở lên không biết chữ, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 23,3%, trong khi đó ở các nước phát triển chỉ có 2,1%. Số dân không biết chữ đặc biệt cao ở một số nước Châu Á và Châu Phi [3]. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có tay nghề ngày càng tăng và họ đang là những lực lượng lao động mang lại chất lượng hiệu quả cao trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển việc sử dụng lao động không có tay nghề trong các ngành kinh tế vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. * Số năm đến trường: Cùng với chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ thì số năm đến trường cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng học vấn của dân cư ở mỗi quốc gia. Số năm đến trường là số năm bình quân đã được học ở trường của những người từ 15 tuổi trở lên. Tiêu chí số năm đến trường có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập ở mỗi quốc gia. Các nước có thu nhập thấp thường có số năm đi học thấp (trung bình 3-4 năm, thậm chí ở Châu Phi có một số nước chỉ có số năm đi học trung bình là 1,6 năm). Các nước có thu nhập trung bình có số năm đi học trung bình thường là 5,3 năm. Các nước có thu nhập cao chỉ số này rất cao, thường là 10,6 năm (Bắc Mỹ: 12,4 năm, Châu Âu: 11,1 năm... ). Nhìn chung, ở hầu hết các nước đều có số năm đi học của nam giới thường cao hơn nữ giới. 1.1.2.4.Chỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏe Sức khỏe là vốn quý, là điều kiện quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, là tương lai của mỗi dân tộc. Sức khỏe là một yếu tố cơ bản của CLCS dân cư, vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển. Việc chăm sóc tốt sức khỏe sẽ làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng nhờ kéo dài tuổi lao động. Để đánh giá trạng thái sức khỏe và mức độ bảo đảm y tế cho dân cư của một quốc gia, người ta thường sử dụng các tiêu chí như tỷ lệ người chết, tuổi thọ bình quân, tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ người có bệnh, số bác sĩ, y tá - y sĩ trên 1 vạn dân, số giường bệnh trên 1 vạn dân, ngân sách đầu tư cho y tế (% GDP và bình quân đầu người)... * Tuổi thọ bình quân:là số năm trung bình của một người có khả năng sống được. Căn cứ vào tuổi thọ, người ta có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, điều kiện sống, mức thu nhập, điều kiện bảo vệ sức khỏe ở các nước khác nhau. Chỉ số tuổi thọ bình quân có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ tử vong, đặc biệt là tử vong ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong của trẻ em phản ánh đầy đủ trình độ nuôi dưỡng và tình hình về sức khỏe nói chung của trẻ em trên lãnh thổ quốc gia. * Các dịch vụ y tế: Các dịch vụ y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và CLCS. Các dịch vụ y tế làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả trong hiện tại lẫn tương lai. Các tiêu chí phản ánh mức độ được đáp ứng về dịch vụ y tế như: số bệnh viện, trạm xá, số giường bệnh, số cán bộ y tế/10.000 dân... Xu hướng chung hiện nay trên toàn thế giới là tỷ lệ tử vong của trẻ em ngày càng giảm. Song tỷ lệ này còn chênh lệch khá lớn giữa các nước. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh trong các nước đang phát triển cao gấp 6 lần các nước phát triển. Nói chung trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em càng thấp, do đó tuổi thọ bình quân ở trẻ em càng cao. Tuổi thọ bình quân có mối liên hệ mật thiết với GDP/người. Các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân theo đầu người cao, có mức độ đầu tư cho y tế cao và chăm sóc sức khẻo tốt, thì tuổi thọ trung bình sẽ tăng cao. Đối với các nước đang phát triển, có thu nhập thấp thì tình hình ngược lại. Chi cho y tế ở các nước này chỉ bẳng 1/5 so với các nước có thu nhập cao. Và các dịch vụ y tế rất ít, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành thị. Do đó, tuổi thọ bình quân của các nước có nền kinh tế phát triển luôn cao hơn các nước đang phát triển khoảng 13 tuổi. Tuổi thọ trung bình của các nước đang phát triển là 66,1 tuổi. Trong những năm gần đây tuổi thọ đã tăng cao ở một số nước, nhưng đặc biệt lại giảm mạnh ở một số nước như Swaziland, Lesotho… mà nguyên nhân không chỉ do mức thu nhập thấp mà còn do ảnh hưởng nặng nề bởi 3 nhóm bệnh phổ biến gây tử vong (là bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp, bệnh do ký sinh trùng chiếm gần nửa số nguyên nhân gây tử vong), nơi ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi. Trong khi đó, ở những nước phát triển thì những bệnh này được kiểm soát khá tốt. 1.1.2.5. Lương thực và dinh dưỡng Nhu cầu về lương thực là nhu cầu không thể thiếu được của con người. Nhu cầu đó được thể hiện ở hai mặt: số lượng và chất lượng và có thể thay đổi theo độ tuổi, theo giới tính, theo mức độ lao động… Lương thực-thực phẩm cùng với chế độ ăn uống, khẩu phần và cơ cấu bữa ăn là những yếu tố cơ bản tạo nên dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể con người, đó là protit, gluxit, lipit, các vitamin và muối khoáng. Nếu khẩu phần ăn thiếu một vài chất này coi như không đủ chất lượng, trong đó quan trọng nhất là thành phần protit (đạm). Có thể coi chất đạm là một chỉ tiêu quan trọng nói lên mức sống của một gia đình, một cộng đồng, một quốc gia. Theo tiêu chí trên thì mức sống của nhân dân ở các khu vực trên thế giới có sự khác biệt rất lớn do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ sản xuất của xã hội, năng lực lao động của con người trong xã hội, vào quy mô gia đình và sự phát triển dân số. Ở các nước đang phát triển, việc cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên đất đai trồng trọt và chăn nuôi. Theo tính toán thì có tới 80% lương thực, thực phẩm từ trồng trọt, 10% từ chăn nuôi và 2% từ thủy sản. Như vậy, cuộc sống của 90% dân số trên trái đất phụ thuộc vào 10 – 11 diện tích bề mặt trái đất. Hiện nay, ở các nước đang phát triển có tới 60% gia đình thiếu ăn triền miên hoặc theo định kỳ trước và sau vụ thu hoạch. Có ít nhất 1 tỷ người trên trái đất đang bị nạn đói đe dọa nhất là các nước ở Châu Phi. Bảng 1.6. Tuổi thọ và điều kiện dinh dưỡng tính trung bình một người/ngày của 2 nhóm nước cao nhất và thấp nhất thế giới. 10 nước thấp nhất 10 nước cao nhất Nước Lượng calo cho 1 người/ngày Tuổi thọ trung bình Nước Lượng calo cho 1 người/ngày Tuổi thọ trung bình Zambia 1,927 45,5 Hoa Kỳ 3,744 78 Liberia 1,900 58 Portugal 3,741 78,5 Ethiopia 1,857 55 Greece 3,721 81,5 Tajikistan 1,828 66,5 Australia 3,673 81,5 Comoros 1,754 64,1 Italy 3,671 81,4 Burundi 1,649 50,4 Israel 3,666 81 Somalia 1,628 48 Ireland 3,656 79,5 Congo (DRC) 1,599 46,4 France 3,654 79,4 Afghanistan 1,539 66,3 Canada 3,589 80,4 Eritrea 1,513 57,5 Malta 3,587 79,1 Nguồn: Encarta 2007 Nếu trong khẩu phần ăn ở các nước công nghiệp phát triển là 90g/ngày/người với 3.000 calo trong đó có 50% là protein động vật thì ở các nước đang phát triển chỉ có chưa đến 60g/ ngày/ người với 2.100 calo và 15% là protein động vật. Điều này đã và đang dẫn đến nạn suy dinh dưỡng trầm trọng. Chính có sự cách biệt trong thu nhập giữa các nhóm nước đã dẫn đến khoảng cách rất lớn về nhu cầu dinh dưỡng cũng như các khía cạnh khác của con người như tuổi thọ trung bình (Bảng 1.6). Tuy nhiên theo Tổ chức Lương Nông của Liên Hợp Quốc đưa ra lượng thức ăn tối thiểu cần thiết để cung cấp khả năng lao động chân tay và trí óc có hiệu quả là 2.360 caolo/người/ngày, đây được coi là khẩu phần vừa phải, là ranh giới cho sự nghèo đói. Như vậy, các nước đang phát triển ở Châu Phi và Châu Á là các nước nghèo đói. 1.1.2.6.Điều kiện nhà ở và sử dụng điện, nước sinh hoạt * Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt: Vấn đề sử dụng năng lượng điện trong sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng tạo ra CLCS trong thời đại hiện nay. Trong các tài liệu thống kê có thể cho thấy các chỉ tiêu sau đây phản ánh điều kiện sử dụng điện: tỷ lệ các xã có điện; tỷ lệ số hộ dùng điện; số kw.h tiêu thụ tính bình quân một người/tháng. *Điều kiện sử dụng nước sạch: Sử dụng nước sạch luôn là một nhu cầu bức thiết và cơ bản của con người. Đây là yếu tố quan trọng để xem xét CLCS dân cư. Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện nước sạch có ảnh hưởng tới CLCS là xét từ chỉ số tỷ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sạch (bao gồm nguồn nước máy, nước ngầm), nước khai thác từ nguồn lộ thiên đã qua xử lý… *Điều kiện nhà ở: Khi đánh giá điều kiện nhà ở người ta thường căn cứ vào hai chỉ tiêu là diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở. Diện tích nhà ở thường được diễn đạt bằng chỉ số mP2P/người. Ở các nước phát triển chỉ số này thường rất cao khoảng từ 15-20 mP2P/người. Trái lại, ở các nước đang phát triển thì bình quân diện tích nhà ở (nhất là khu vực thành thị) thường thấp, nhu cầu về nhà ở hết sức gay gắt do sức ép gia tăng dân số nhất là sự gia tăng cơ học ở các khu vực đô thị. Nhu cầu và khả năng sử dụng điện, nước phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội, mức sống của người dân ở mỗi quốc gia. Theo đánh giá của UNDP, mặc dù hiện nay đã bước sang đầu thế kỷ XXI, nhưng điều kiện sống ở các nước đang phát triển bị tụt hậu xa so với các nước công nghiệp hóa về tiếp cận với cơ sở hạ tầng (điện, nước, nhà ở) và các dịch vụ khác (nhu cầu về văn hóa, giải trí, du lịch…). Tỷ lệ dân số dùng nước sạch phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới. Các nước phát triển thường có tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch cao hơn các nước chậm phát triển. Ở các nước này, tỷ lệ người dân không được sử dụng nguồn nước sạch phần lớn rơi vào các cộng đồng da màu có mức sống thấp, các cộng đồng người nhập cư hàng năm do chưa ổn định được cuộc sống cho riêng mình v.v…Đối với các nước đang phát triển hiện nay thì tỷ lệ số người dân không được sử dụng nguồn nước sạch có xu hướng gia tăng do các nguồn nước sạch bị ô nhiễm. Ở các nước chậm phát triển như vùng phía Nam Châu Phi và cận Sahara thì sự khan hiếm nguồn nước đặc biệt là nước sạch ngày càng trở nên phổ biến do quá trình sa mạc hóa. Theo ước tính của WB, trong số 4,4 tỷ người sống trong các nước đang phát triển hiện nay trên thế giới thì có tới gần 1/3 trong số đó không được sử dụng nguồn nước sạch [4]. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 61% dân số thế giới, nhưng các nguồn nước dành cho khu vực này chỉ tương đương 1/3 tổng số nguồn nước trên toàn cầu. Khoảng nửa tỷ người tại đây không có cơ hội tiếp cận với nước an toàn và 1,8 tỷ người không được sống trong điều kiện vệ sinh tiêu chuẩn. Nếu tính riêng một số nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, năm 2004 tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch có sự khác biệt lớn giữa các nước. Như tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch ở Singapo 100%, Nêpan 90%; trong khi đó ở Campuchia chỉ có 51% và Lào 41% [3]. Bảng 1.7. Mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người trên thế giới năm 2004 Mức tiêu thụ điện năng (kWh) Mức độ điện khí hóa (%) 2000 -2005 Khu vực Toàn thế giới Các nước phát triển Các nước đang phát triển Các nước kém phát triển 2.701 8.795 1.221 119 76 100 68 .. Thu nhập Thu nhập cao Thu nhập trung bình Thu nhập thấp 10.210 2.039 449 100 90 45 Nguồn: HDR 2007-2008 Cùng với các điều kiện về sử dụng nước sạch, tình hình sử dụng điện cũng có sự phân hóa rõ giữa các nước. Các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Nếu như các nước phát triển mức độ điện khí hóa là 100%, thì các nước đang phát triển chỉ là 68%. Thậm chí, một số nước nghèo nhất ở Châu Phi như Burundi, Buốc-ki-na-pha-xô, Cốt-đi-voa (Bờ Biển Ngà),… tỷ lệ người dân được sử dụng điện sinh hoạt mới đạt khoảng từ 22% đến 28%. Hiện nay, với sự xuất hiện mạnh mẽ của các siêu đô thị trên 10 triệu dân như Bom-Bây, Can- cút-ta, Niu-Đêli (Ấn Độ), Thượng Hải (Trung Quốc), Mê-xi-cô city (Mêhicô)… đã làm cho nguồn nước đô thị bị ô nhiễm, điện sinh hoạt thiếu trầm trọng vì phải dành phần lớn cho sản xuất, nhiều khu nhà ổ chuột sập xệ, chen chút…đã làm cho CLCS của người dân đô thị suy giảm và kéo theo đó là các căn bệnh đô thị như stress, đau đầu, ung thư.v.v… Mọi người biết rằng suy dinh dưỡng thường xuyên không phải vì thiếu thức ăn mà vì các căn bệnh phát sinh do thiếu tiếp cận với vệ sinh và nước sạch. Vì vậy, ngày nay vấn đề nước sạch được coi là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu về sức khỏe và vệ sinh. 1.2. Thực tiễn về CLCS trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Vài nét về CLCS dân cư trên thế giới Theo HDR năm 2010 của UNDP, chỉ số HDI trung bình của cả thế giới đã tăng 18% kể từ năm 1990 (và 41% kể từ năm 1970), cải thiện to lớn ở tất cả các khía cạnh chủ đạo của cuộc sống. Các nước nghèo đang theo kịp các nước giàu về chỉ số HDI. Những quốc gia kém phát triển hơn đạt được tiến bộ nhanh hơn trong các lĩnh vực y tế và giáo dục so với các quốc gia phát triển hơn. Trong 25 năm qua, tỷ lệ biết chữ ở các quốc gia đang phát triển đã tăng từ 53% năm 1970 lên 76,7% năm 2005 [2], không chỉ cải thiện về mặt số lượng mà còn là sự bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục, y tế giữa trẻ em nam và trẻ em nữ. Nhà nước quan tâm, chú trọng đưa nhiều trẻ em đến trường hơn là phát triển một nền giáo dục chất lượng cao. Song trái ngược với y tế và giáo dục, những tiến bộ về thu nhập có nhiều sự khác biệt hơn. Các nước giàu hơn vẫn tăng trưởng nhanh hơn các nước nghèo. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo vẫn còn lớn (Năm 2006 khoảng cách này là 13,07 lần, năm 2008 tăng lên 26,4 lần). Kể từ năm 1980, bất bình đẳng về thu nhập đã gia tăng ở nhiều quốc gia. Cứ mỗi quốc gia có sự cải thiện trong vấn đề bất bình đẳng thu nhập trong vòng 30 năm qua thì có trên 2 quốc gia lại thụt lùi, đáng lưu ý nhất là các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Nguyên nhân do mỗi nước có điểm khởi đầu khác nhau và tùy thuộc vào chính sách, thể chế và địa lý khác nhau của từng nước nên có những bước tiến triển rất khác nhau. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đạt được những tiến bộ nhanh và bền vững trong hầu hết các lĩnh vực, từ việc mở rộng học vấn, cải thiện tuổi thọ, đến nâng cao mức sống. Chẳng hạn, trong giai đoạn 1975-1999, thu nhập trên đầu người ở khu vực này tăng gấp 4 lần, đạt mức 6%/năm, đi đầu là Trung Quốc (với mức tăng 8%/năm và đã tăng 21 lần về thu nhập trong vòng 4 thập kỷ), Hàn Quốc và Indonesia. Tuy nhiên, các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cũng có mức bất bình đẳng về thu nhập ngày càng cao so với một vài thập kỷ trước đây. Một phần là do khoảng cách ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày càng được công nghiệp hóa nhanh chóng. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong vòng vài thập kỷ, khiến cho 34 triệu người mất việc làm và 64 triệu người khác bị rơi xuống dưới mức chuẩn nghèo về thu nhập là 1,25 đô la Mỹ/ ngày. Trong khi đó, ngoài 3 quốc gia khu vực Châu Phi cận Sahara (Botswana, Benin và Burkina Faso) và Ethiopia là những nước được UNDP xếp vào nhóm 25 quốc gia đạt được nhiều tiến bộ nhất trong năm 2010, thì các quốc gia khác trong khu vực Châu Phi cận Sahara và các nước thuộc khối Liên bang Xô Viết cũ đạt được sự tiến bộ chậm nhất. Trong đó, khu vực Châu Phi cận Sahara bị tụt lại rất xa sau các khu vực khác, tình trạng nghèo đói và chỉ số nghèo khổ vẫn còn cao, tỷ lệ người lớn biết chữ ở vùng Châu Phi cận Sahara là 60%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của các nước đang phát triển là 73%. Tuổi thọ trung bình chỉ là 48,8 năm, so với mức hơn 60 năm ở khu vực khác. Nguyên nhân là do xung đột, đại dịch HIV/AIDS và tỷ lệ tử vong ở người lớn gia tăng ở các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ. Tỷ lệ người dân sống dưới 1 USD/ngày là 46% ở vùng Châu Phi cận Sahara và 40% ở Nam Á, so với mức 15% ở Đông Á và Thái Bình Dương và ở Châu Mỹ la tinh. Riêng 3 quốc gia là Cộng hòa Dân chủ Côngô, Zambia và Zimbabue có chỉ số HDI hiện nay thấp hơn năm 1970. 1.2.2. Khái quát về CLCS dân cư ở Việt Nam Sau 35 năm giải phóng đất nước, cùng với tăng trưởng kinh tế cao trong cả thời kỳ chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1991-2000 và 2001-2010, CLCS của dân cư Việt Nam ngày càng được cải thiện. Kể từ năm 1990 chỉ số phát triển con người ở Việt Nam (HDI) theo cách tính của UNDP đã liên tục được cải thiện. Năm 1990, Việt Nam đứng thứ 116 trong 177 quốc gia trên thế giới cung cấp đầy đủ về chỉ số HDI, đến năm 2000 lên thứ 106, vượt lên 10 bậc trong tổng số 177 nước, năm 2010 đứng thứ 113/169 quốc gia. Thứ bậc về HDI cao hơn 1 bậc so với thứ bậc về GDP/người (133 so với 134). Với chỉ số HDI đạt được như vậy thì nước ta thuộc nhóm nước có chỉ số phát triển con người trung bình. Thu nhập GDP bình quân đầu người (tính theo PPP) qua các năm tăng lên từ 915 USD năm 1990 thì đến năm 2004 đã đạt trên 2.127 USD và năm 2010 là 2.995 USD. Thu nhập BQĐN ở vùng nông thôn và thành thị đều tăng so với năm 2008, nhưng tốc độ tăng thu nhập của hộ gia đình ở thành thị cao hơn nông thôn. Mặc dù được UNDP đánh giá cao về vị trí xếp hạng Việt Nam đứng thứ 8/10 nước tăng trưởng GDP đầu người cao nhất trong vòng 4 thập kỷ qua, tăng gấp 5 lần. Nhưng với mức 2.995 USD/người, so sánh với các nền kinh tế trong khu vực, nhất là với các nước tiên tiến trên thế giới vẫn còn rất xa (Bảng 1.8). Quy mô nền kinh tế của Việt Nam hiện nay còn thấp, nếu tính theo PPP, GDP năm 2008 của Việt Nam là 231,7 tỷ USD, chậm hơn Thái Lan đúng 28 năm (năm 1980 GDP của Thái Lan đạt mức 239,6 tỷ USD). So với những nền kinh tế phát triển hơn như Hàn Quốc và Trung Quốc thì khoảng cách ngày càng xa. Bảng 1.8. So sánh GDP BQĐN theo PPP của Việt Nam năm 2010 với một số nền kinh tế trong khu vực. ĐVT: USD/người Việt Nam (2010) Thái Lan Trung Quốc Malaixia Hàn Quốc Xingapo 1985 2010 2000 2010 1984 2010 1980 2010 1980 2010 2.995 2.785 8.001 2.849 7.258 3.381 13.927 5.911 29.518 15.285 48.893 Nguồn: HDR năm 2010 Tổng thu nhập quốc nội thấp, nên kéo theo thu nhập BQĐN thấp. Với GDP/đầu người hiện nay, nước ta chỉ gần ngang với các mức của Thái Lan, Malaysia những năm đầu thập kỷ 80. Vì vậy, giả định nếu với tốc độ tăng trưởng hiện nay của Việt Nam và Thái Lan thì sau 17 năm nữa GDP/người của Việt Nam mới đuổi kịp Thái Lan và 35 năm nữa mới đuổi kịp Malaysia về phương diện lý thuyết. Chi tiêu Tuy thu nhập mang tầm quan trọng hàng đầu, nhưng chi tiêu mới phản ánh được mức sống thực tế của cư dân và các hộ gia đình. Do thu nhập tăng nên người dân có điều kiện cải thiện chi tiêu. Trong giai đoạn 2000-2008, chỉ tính riêng chi tiêu đời sống của dân cư đã đạt mức bình quân gần 8,5 triệu đồng/người năm 2008, so với năm 2006 tăng 53,9%, trong đó khu vực thành thị tăng 50,9%; nông thôn tăng 52,6%. Ngoài phần chi tiêu dùng cho đời sống gia đình, phần lớn các hộ đã có đầu tư tích lũy. Tuy nhiên, với tình hình giá cả tiêu dùng tăng cao như hiện nay, thì vốn tích lũy của người dân chắc chắn sẽ giảm đi. Như vậy, mặc dù thu nhập tăng, nhưng giá cả tăng cao thì rõ ràng CLCS của người dân không được cải thiện nhiều. Trên thực tế, thu nhập và mức sống của người dân Việt Nam có sự phân hóa giữa các thành phần xã hội, các vùng, miền và các tỉnh rất cao. Hiện nay cách biệt giàu nghèo ở Việt Nam là một thực tại và là một vấn đề. Đông Nam Bộ (trong đó có Tp. HCM) là vùng có mức sống cao nhất nước. Tiếp theo sau là miền Đồng bằng Sông Hồng (trong đó có thủ đô Hà Nội). Ngược lại, miền núi và Trung du phía Bắc là vùng nghèo nhất nước. Theo kết quả của VHLSS năm 2008 thì tỷ lệ nghèo chung tại Miền núi và Trung du phía Bắc cao hơn vùng Đông Nam Bộ gấp 10 lần. Nếu so sánh vùng Tây nguyên với vùng Đông Nam Bộ thì tình trạng tương tự. Như vậy, chính sách “đổi mới” và những kết quả của tăng trưởng kinh tế rõ ràng chưa đến được các vùng sâu, vùng xa và nơi các DTTS sinh sống. Bảng 1.9. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 ĐVT: % 2004 2006 2008 Chung cả nước - Thành thị - Nông thôn 18,1 8,6 21,2 15,1 7,7 17,0 13,4 6,7 16,1 6 vùng: Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 12,7 29,4 25,3 29,2 4,6 15,3 10,0 27,5 22,2 24,0 3,1 13,0 8,6 25,1 19,2 21,0 2,5 11,4 Nguồn: TCTK, năm 2008 Về cách biệt giàu nghèo giữa nông thôn với thành thị nói chung, khoảng cách này là 2,2 lần năm 2006. Nhưng trong những năm gần đây mức sống ở thành thị tăng nhanh gấp hai lần mức sống ở nông thôn khiến cách biệt giàu nghèo giữa thành thị với nông thôn lại gia tăng. Năm 2008, tỷ lệ nghèo chung giữa thành thị và nông thôn tăng gấp 2,4 lần. Tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn rất mong manh và mức sống của các hộ gia đình nông dân phụ thuộc tới 90% thu nhập từ nông sản bán trên thị trường. Điều đặc biệt lưu ý là nhóm người DTTS phần lớn sống bằng thu nhập nông nghiệp chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong số người nghèo và có nguy cơ bị tụt hậu so với sự phát triển chung của đất nước. Nhóm người DTTS này không chỉ nghèo ở các khu vực miền núi hoặc vùng sâu vùng xa mà còn ở cả khu vực đồng bằng có mức tăng trưởng kinh tế cao. Như vậy, điều này cho thấy mặc dù địa lý là một nhân tố quan trọng giải thích sự thiệt thòi của nhóm người DTTS ở nước ta, nhưng không phải là lý do duy nhất gây ra nghèo. Để nhận biết sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, các tổ chức quốc tế và nhiều nước còn dùng hệ số GINI (đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối) và tỷ lệ thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư để xem xét mức độ phân bố thu nhập. Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1 và tăng cùng với sự bất bình đẳng, nghĩa là hệ số Gini càng tiến dần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng lớn và khi bằng 1 tức là có sự chênh lệch tuyệt đối. Hệ số Gini của Việt Nam về thu nhập tính chung cả nước là 0,43 và có xu hướng tăng qua các năm (xem bảng 1.10). Bảng 1.10. Xu hướng chênh lệch thu nhập BQĐN hàng tháng giữa nhóm ngũ phân vị hộ gia đình nghèo nhất - giàu nhất và hệ số GINI. 2002 2004 2006 2008 Khoảng cách giàu nhất/nghèo nhất 8,1 8,3 8,4 8,9 Hệ số GINI 0,418 0,420 0,423 0,430 Tiêu chuẩn 40% 17,98 17,4 17,4 16,4 Nguồn: VHLSS, năm 2008. Tiêu chuẩn 40% của WB đánh giá phân bố thu nhập của dân cư. Nó xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. Nếu tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12-17% là có sự bất bình đẳng vừa, lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Tỷ trọng này ở nước ta tính theo số hộ là 16,4% năm 2008. Theo tiêu chuẩn này phân bố thu nhập trong dân cư ở mức tương đối bình đẳng, nhưng đang có xu hướng tăng lên ở mức bất bình đẳng vừa [19]. Như vậy, sự bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam còn ở mức thấp hơn các nước trong khu vực Châu Á. Theo Báo cáo của ADB năm 2009, hệ số Gini của Thái Lan là 42,5%, Philippin: 44%, Trung Quốc: 41,5%. *Tuổi thọ và chăm sóc sức khỏe Chính thu nhập tăng đã tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn, từ đó cải thiện được các chỉ tiêu khác về sức khỏe con người như kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong và tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, tăng tỷ lệ phụ nữ chăm sóc thai sản. Việt Nam tuy là một nước có thu nhập BQĐN thấp, nhưng trong lĩnh vực y tế chúng ta tốt hơn hẳn những nước khác có mức phát triển tương._.hụ nữ. Bởi vì đa phần phụ nữ, nhất là nữ nông dân không thích làm chính trị, không thích làm lãnh đạo, ít được cha mẹ quan tâm cho đi học. Muốn bình đẳng giới trong vấn đề lãnh đạo, giáo dục, y tế, cái cần thay đổi trước hết là nếp nghĩ của chính người phụ nữ và cha mẹ. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ đào tạo tập huấn về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, ra quyết định... để phụ nữ đủ năng lực lãnh đạo. Ngay cả khi không làm lãnh đạo, tiếng nói của phụ nữ nông dân cũng phải được tôn trọng tại các buổi họp cộng đồng, hoặc trong việc bàn bạc quyết định những vấn đề liên quan với sự phát triển cộng đồng. Cần tạo điều kiện cho phụ nữ đi họp, đi tập huấn (không chỉ mời mỗi hộ 1 người hoặc mời chủ hộ), có cơ hội điều khiển cuộc họp, có cơ hội phát biểu và biết cách phát biểu. Ngôn ngữ của phụ nữ không giống đàn ông, thường mang tính trực tiếp, đơn giản hơn, cảm nhận nhiều hơn, thường đề cập đến những vấn đề sát cuộc sống thực tế và làng xã. Phụ nữ cần được tập huấn để biết cách phát biểu quan điểm trước cộng đồng. Nam giới cũng cần biết cách nghe ý kiến của phụ nữ. *Nhóm giải pháp nâng cao vị thế, năng lực cho người phụ nữ trong lĩnh vực tạo việc làm và dịch vụ công: Vai trò của phụ nữ trong gia đình có tầm quan trọng khó thay thế. Và cũng chính vì tầm quan trọng đó mà phần lớn thời gian, sức lực và trí tuệ của phụ nữ được sử dụng cho gia đình. Những chính sách nhằm cung cấp việc làm tại chỗ và hiệu quả của các dịch vụ công đã góp phần tăng thu nhập cũng như hỗ trợ nhiều mặt để phụ nữ bớt gánh nặng gia đình mà họ luôn là người quản lý. Thứ nhất, về dịch vụ công: Giảm tải cho phụ nữ trong quản trị gia đình không gì nhanh và hiệu quả hơn tăng cường các dịch vụ công. Trong các dịch vụ công, bước đi quan trọng hàng đầu đối với phụ nữ nông thôn huyện có lẽ là dịch vụ y tế và nước sạch. Về y tế, cần đầu tư nâng cấp các trạm y tế, cung cấp thiết bị và thuốc men cơ bản, huấn luyện CBYT và tăng cường CBYT có nghiệp vụ cao, từng bước xây dựng các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Cần có chính sách bảo tồn và ứng dụng kiến thức bản địa trong nguồn dược liệu địa phương và các phương pháp chữa bệnh truyền thống. Về nước sạch cần đầu tư cấp nước đường ống những nơi có thể, khuyến khích sử dụng nước mưa và nước sạch tự chảy, tiến tới chấm dứt việc sử dụng nước mương thủy lợi và nước giếng không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Đồng thời tăng cường giáo dục truyền thông về vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ. Thư hai về tạo việc làm: Tự thân sản xuất nông nghiệp ở quy mô hộ gia đình không giải quyết tận gốc nghèo đói, vì bán nông sản nguyên liệu thường bị tư thương ép giá, thị trường tiêu thụ bấp bênh, sản xuất lại bấp bênh do hạn hán và lũ lụt. Cần hỗ trợ vốn, kỹ thuật và tổ chức để phát triển các doanh nghiệp nông thôn vừa và nhỏ, sản xuất tập trung vào chế biến nông sản thực phẩm để tăng giá trị nông sản, thu hút nguồn lao động địa phương. Phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ là một phần của kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, trong đó doanh nghiệp hộ gia đình quy mô nhỏ và cực nhỏ do phụ nữ quản lý nguyên chế biến thực phẩm từ nguồn nguyên liệu địa phương là một giải pháp hiệu quả nhất. Mặc dù vốn đầu tư cho một doanh nghiệp như vậy chỉ khoảng 10 triệu đồng, nhưng đó là cơ hội tốt nhất tạo việc làm ở khu vực nông thôn. Có nguồn thu nhập ổn định và làm việc tại nhà hay gần nhà là một phương hướng khả thi nhằm mục tiêu tăng cường vị thế của phụ nữ nông thôn trong xóa đói giảm nghèo. Lồng ghép bình đẳng giới với mọi chương trình, dự án KTXH của địa phương. Đây là giải pháp có ý nghĩa chiến lược đảm bảo sự thành công của mọi chương trình dự án KTXH, vì vậy cần coi là một giải pháp bắt buộc. Nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới của chính nam giới cũng đóng góp tích cực vào sự tiến bộ của phụ nữ. Trong bối cảnh vùng nông thôn huyện Ninh Phước, công tác giáo dục tuyên truyền bình đẳng giới cần thu hút toàn thể cộng đồng (kể cả nam và nữ, mọi lứa tuổi, công dân và lãnh đạo, các đoàn thể chính trị và xã hội). Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào các nội dung sau: + Nhu cầu và lợi ích giới trong quản trị gia đình và phát triển cộng đồng nông thôn. + Vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình + Bình đẳng giới trong tham chính + Bình đẳng giới trong phát triển các dự án nhỏ + Vấn đề bình đẳng giới trong bối cảnh đo thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn và hội nhập WTO + Vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo nghề ở nông thôn. Một số giải pháp cụ thể: Trước tiên, nâng cao năng suất nông nghiệp. Đây là cách trực tiếp nhất nhằm nâng cao đời sống của người nông dân. Cải tổ đất đai và tự do hóa nông nghiệp thường có những tác động lớn, mặc dù chỉ một lần, và tạo ra những khuyến khích đối với quy mô sản xuất. Cải tiến nông nghiệp dựa trên những giống cây trồng mới và hệ thống tưới tiêu (“Cuộc cách mạng xanh”) đã tạo ra nhiều thành công rực rỡ ở nhiều nước. Hay đa dạng hóa đối với các loại cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc cũng là một hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây ít nhiều đều đã thử áp dụng các phương pháp này, và bước đầu cũng đã thúc đẩy nâng cao năng suất nông nghiệp. Ninh Phước cũng đang dần áp dụng các phương pháp trên và hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện hiện nay là khá cao, nhưng đất được chia thành những mảnh nhỏ. Vì vậy, trong những năm tới Huyện cần xem xét lại khâu cải tiến về kỹ thuật nông nghiệp và tổ chức để mang lại hiệu quả đáng kể hơn. Nhưng nếu chỉ cải thiện được năng suất một phần nào và không thể làm người nông dân giàu lên được thì cần phải xém xét đến các biện pháp khác Thứ hai, khuyến khích các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn phát triển. Đó là hình thức khuyến khích CNH nông thôn sẽ tạo ra công ăn việc làm và đem lại thu nhập cho những nhóm dân số kém năng động và tạo ra những nhu cầu mới cho hàng hóa và dịch vụ địa phương. Ở Ninh Phước, các làng tiểu thủ công nghiệp và thủ công mỹ nghệ có thuận lợi nằm tập trung tại thị trấn Phước Dân, xã An Hải, xã Phước Diêm. Thu nhập từ lao động hoạt động tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thường cao hơn lao động sản xuất thuần nông từ 2-4 lần và góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chủ yếu dưới hình thức kinh tế hộ gia đình, quy mô phát triển sản xuất nhỏ lẻ, nguồn vốn thấp, chưa xây dựng và đăng ký thương hiệu, khả năng cạnh tranh kém. Vì vậy, tác động kinh tế của nó từ trước đến nay còn quá khiêm tốn so với thành công của một số làng nghề ở nước ta. Thứ ba, tăng trợ giúp và đầu tư các dự án công vào những khu vực kém phát triển. Xây dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng giao thông, và cung cấp cấp điện có thể mang lại lợi ích cho các vùng chậm phát triển nhằm phát huy các tiềm năng tại chỗ và giảm bớt khó khăn. Trước hết, cần dành một khoản vốn ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay nước ngoài với lãi suất ưu đãi... để đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, đầu tư là con dao hai lưỡi. Rất nhiều dự án tiêu tốn rất nhiều chi phí của ngân sách nhưng không đem lại hiệu quả cho người dân địa phương. Kinh tế và chính trị luôn luôn có tác động qua lại, tuy nhiên cũng cần dựa trên các tiêu chí về kinh tế để đánh giá hiệu quả của dự án. Thứ tư, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công. Điều này trực tiếp tác động đến người nghèo khác hẳn với các dự án đầu tư vào khu vực công với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương và gián tiếp trợ giúp người nghèo. Giáo dục cơ sở và chăm sóc sức khỏe cần phải được cung cấp ở mọi nơi với chi phí phù hợp. Nước sạch và các dịch vụ vệ sinh môi trường cũng không thể thiếu. Khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, các điểm mù chữ cần phải xóa bỏ. Cải thiện hệ thống an sinh xã hội nhằm nâng cao CLCS của người dân cũng là nhiệm vụ quan trọng. Các nước đang phát triển có các hình thức cung cấp dịch vụ công khác nhau. So với chuẩn quốc tế, việc cung cấp các dịch vụ công tại Việt Nam và Ninh Phước tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc cần hoàn thiện. Thứ năm, quan tâm hơn nữa tới các giá trị vật chất và tinh thần cho người nghèo, cho các đối tượng thuộc diện chính sách và ưu tiên như các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lực lượng vũ trang, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bậc lão thành cách mạng, các nhóm dân tộc thiểu số. Tạo điều kiện và hỗ trợ sao cho mức sống của những nhóm người ưu tiên luôn cao hơn mức sống trung bình chung của huyện. Phát động và duy trì các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, phát huy tính tương thân, tương ái, sự giúp đỡ của cộng đồng đối với các gia đình còn gặp khó khăn, trẻ mồ côi, người già neo đơn. Muốn vậy, thì huyện cần đề ra các cơ chế chính sách toàn diện và thực hiện công bằng xã hội phù hợp nhằm giảm bớt sự phân hóa trong CLCS dân cư trên địa bàn huyện hiện nay. 3.4. Kiến nghị Sự chênh lệch về thu nhập và mức sống của các tầng lớp dân cư trong nền kinh tế thị trường là tất yếu, vấn đề là làm thế nào để CLCS của tất cả các tầng lớp dân cư, nhất là các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp được nâng lên. Khi thu nhập và CLCS được nâng lên, thì các hộ gia đình sẽ có điều kiện đầu tư cho giáo dục ở những cấp học, bậc học cao hơn, từ đó trình độ học vấn – chuyên môn kỹ thuật của các tầng lớp dân cư được nâng lên, đây là vấn đề có tính chiến lược mà các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục quan tâm. Trên góc độ chung toàn xã hội, thu nhập của dân cư chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưng việc làm vẫn được coi là yếu tố quyết định và là nguyên nhân cơ bản của sự phân hóa giàu nghèo, do đó nếu giải quyết được việc làm và nâng cao được chất lượng việc làm cho người lao động, đồng thời nhà nước thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, sẽ từng bước nâng cao thu nhập và mức sống cho các tầng lớp dân cư, nhất là cho các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Giải quyết vấn đề trên đòi hỏi phải có nguồn lực và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, do đó trong phạm vi này chúng tôi chỉ xin nêu một số kiến nghị sau: - Tạo môi trường rất thông thoáng để thu hút nhanh các nguồn lực, nhất là nguồn lực từ bên ngoài, đây vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để mở rộng và tăng nhanh quy mô nền kinh tế của huyện, trên cơ sở đó tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng Công nghiệp - Dịch vụ, đồng thời tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, từ ngành nông nghiệp có năng suất và giá trị lao động thấp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ có năng suất và giá trị lao động cao, thực tế cho thấy nông dân hiện nay vẫn là lực lượng chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất và cũng là nhóm có thu nhập thấp nhất. - Phát triển và mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn đến hầu hết các khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi nhằm đẩy mạnh sản xuất, đồng thời có chính sách phát triển kinh tế trang trại. - Đối với vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cần tăng cường hiệu quả của công tác khuyến nông, giúp nông dân ứng dụng được KHKT, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi gia súc... để nâng cao thu nhập cho nông dân. - Khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống để giải quyết việc làm tại địa phương, nhất là thu hút số lao động dôi dư và lao động nông nhàn ở vùng nông thôn. - Có cơ chế giám sát vốn vay thích hợp, từ đó cho người nghèo vay một lượng vốn đủ để phát triển sản xuất, nhằm thoát nghèo một cách bền vững, tránh tình trạng cho vay không đủ vốn để sản xuất, dễ dẫn đến tình trạng đưa vốn vào tiêu dùng. - Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn, để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, có chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp đầu tư ở vùng nông thôn, sử dụng nguồn nguyên liệu và thu hút nguồn lao động tại địa phương. - Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, liên kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề và tìm kiếm việc làm, song song với giải quyết việc làm tại địa phương, cần liên kết tổ chức đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh, nhất là tại các tỉnh, thành phố trọng điểm về kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Để đạt được những thành tựu trong việc nâng cao CLCS cho dân cư huyện Ninh Phước những năm gần đây, Đảng bộ và Chính quyền huyện Ninh Phước đã xây dựng một hệ thống các chính sách phát triển đúng đắn. Tuy rằng, thực tiễn phát triển CLCS dân cư huyện Ninh Phước đòi hỏi các chính sách kể trên cần phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Các giải pháp đề ra nhằm nâng cao CLCS cho dân cư huyện Ninh Phước hiện nay cần tập trung hơn nữa vào việc nâng cao các chỉ tiêu về việc làm, thu nhập đây được coi là yếu tố quyết định và là nguyên nhân cơ bản của sự phân hóa giàu nghèo. Do đó, giải quyết được việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho người lao động, từng bước tiến tới xóa đói giảm nghèo sẽ là một giải pháp bền vững để nâng cao thu nhập và mức sống của các tầng lớp dân cư, nhất là các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. KẾT LUẬN 1.Nghiên cứu Giải pháp nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận là nhu cầu bức xúc đặt ra hiện nay. Chính vì thế, chúng tôi đã chính xác hóa khái niệm CLCS và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá CLCS. Ba chỉ tiêu cơ bản: thu nhập, sức khỏe và giáo dục đã được tổ chức UNDP của Liên Hợp Quốc xây dựng nên chỉ số phát triển con người (HDI) nhằm xác định mức độ về CLCS ở từng quốc gia đối với mỗi quốc gia. HDI là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh CLCS. Chỉ số này được đo lường dựa trên sự tính toán tổng hợp các thành tựu ở 3 khía cạnh cơ bản của phát triển con người – sống lâu và mạnh khỏe, tiếp cận với tri thức, và một mức sống tốt. Năm 2010, UNDP đã bổ sung thêm 3 chỉ số vào hệ thống các chỉ số của HDR – Chỉ số Phát triển Con người có điều chỉnh khía cạnh bất bình đẳng, Chỉ số Bất bình đẳng Giới, và Chỉ số Nghèo đa chiều. Đi kèm với các chỉ số phát triển con người này là các chỉ số về lương thực và dinh dưỡng, các điều kiện sống và môi trường sống, mức độ hưởng thụ văn hóa, tinh thần của con người.v.v... nhằm đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hơn về CLCS dân cư. 2. Căn cứ vào các chỉ tiêu cơ bản kể trên, qua phân tích so sánh các số liệu thống kê ở địa bàn huyện Ninh Phước có thể nêu một số kết luận sau: Huyện Ninh Phước là huyện có dân số đông, chỉ đứng sau Tp.Phan Rang-Tháp Chàm với nhiều thành phần dân tộc sinh sống. Ninh Phước có vị trí địa lý, kinh tế hết sức thuận lợi; với nguồn lực lao động dồi dào và một vùng biển giàu tiềm năng, là những nhân tố thuận lợi cho việc cải thiện CLCS của dân cư trên địa bàn huyện. CLCS dân cư huyện Ninh Phước hiện nay đã có bước tiến bộ khá rõ rệt so với đầu thập niên 2000. Điều này được thể hiện rõ qua sự phân tích và so sánh một số chỉ tiêu cơ bản về mức sống dân cư như thu nhập, lương thực và dinh dưỡng, y tế, giáo dục, các điều kiện sống và môi trường sống của con người v.v... Tuy nhiên, thu nhập thấp và sự chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa các vùng miền trong huyện vẫn còn khá lớn. Hiện vẫn còn 4 xã thuộc diện nghèo. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ công đã đi trước một bước và chưa kịp phát huy hiệu quả trong xóa đói nghèo một cách tương xứng. Tỷ lệ học sinh cấp 2 bỏ học giữa chừng còn cao; giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm. Tỷ lệ các hộ dân có nước sạch, hố xí hợp vệ sinh, có thẻ bảo hiểm y tế còn rất thấp. Vấn đề việc làm cho người lao động vẫn còn hạn chế. Chênh lệch về thu nhập là một tất yếu trong quá trình phát triển của một nền kinh tế thị trường, nhưng chúng ta đều mong rằng mức chênh lệch này sẽ được thu hẹp dần theo đà phát triển kinh tế và thực hiện các chính sách khác. Chúng ta cần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách phát triển kinh tế, trong từng lĩnh vực và từng vùng kinh tế. Để nâng cao CLCS trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, Nhà nước và chính quyền huyện Ninh Phước cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ: - Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động - Xóa đói giảm nghèo - Đảm bảo nhu cầu lương thực và dinh dưỡng - Phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. - Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe - Nâng cao điều kiện sống và môi trường sống - Tăng cường văn hóa tinh thần và an ninh xã hội - Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho người phụ nữ trong lĩnh vực tạo việc làm và dịch vụ công. Trong các giải pháp trên, cần ưu tiên giải pháp tạo việc làm cho người lao động, có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài gắn với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đó chính là chỗ dựa vững chắc để phát triển bền vững KTXH và môi trường của huyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2001, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Báo cáo chỉ số phát triển con người – 2010 (Báo cáo hàng năm của cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). 3. Báo cáo phát triển con người 2007/2008 (Báo cáo hàng năm của cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). 4. Báo cáo phát triển thế giới năm 2010, Phát triển và biến đổi khí hậu, Ngân hàng thế giới. 5. Báo cáo phát triển tình hình thế giới năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004, Nghèo, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 2-3/12/2003. 7. Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam năm 2010, Bộ Kế hoạch & Đầu tư tại hội nghị CG ngày 9-10/6/2010. 8. Đặng Quốc Bảo (chủ biên) (2008), Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Bộ y tế và nhóm đối tác y tế (2009), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2009, Nhân lực y tế ở Việt Nam, Hà Nội, tháng 12-2009. 10. Nguyễn Thị Cành (2001), Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn Tp.HCM, Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 11. Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận (2010), Báo cáo điều tra dân số và nhà ở Ninh Thuận 1/04/2009. 12. Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận (2009), Kết quả Khảo sát mức sống hộ gia đình tỉnh Ninh Thuận năm 2008. 13. Đảng bộ Huyện ủy Ninh Phước (2010), Văn kiện trình đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ninh Phước lần thứ X, nhiệm kỳ 2011-2015. 14. Đỗ Thiên Kính (2003), Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam. 15. Nguyễn Kim Hồng (1999), Dân số học đại cương, Nhà xuất bản GD, Hà Nội. 16. Phạm Xuân Hậu (1996), Địa lý Kinh tế xã hội Việt Nam, phần 2, Đại học Sư phạm Tp.HCM. 17. Đặng Văn Phan, Trần Văn Thông (1995), Địa lý kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội. 18. Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2000), Tổ chức lãnh thổ kinh tế-xã hội Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên quan điểm địa lý học đổi mới và phát triển, Kỉ yếu “Địa lý kinh tế-xã hội – lý luận và thực tiễn”, Tp.HCM. 19. Đặng Văn Phan (2009), Địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, Tp.HCM. 20. Phát triển con người Việt Nam 1999-2004, Những thay đổi và xu hướng chủ yếu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2006. 21. Phòng Kế hoạch và Đầu tư (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Ninh Phước đến năm 2015. 22. Phòng LĐ-TB-XH huyện Ninh Phước (2000), Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực huyện Ninh Phước 2000-2010. 23. Phòng LĐ-TB-XH huyện Ninh Phước (2009), Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 và kế hoạch phương hướng giai đoạn 2011-2015. 24. Phòng Thống kê huyện Ninh Phước, Niên giám Thống kê từ năm 2000 đến năm 2009. 25. Phòng Thống kê huyện Ninh Phước, Kết quả khảo sát Mức sống hộ gia đình năm 2009. 26. Đức Quyết (2002), Một số chính sách quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo, Nhà xuất bản Lao động. 27. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận (12/2006), Nghiên cứu định lượng vị thế của phụ nữ và xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn tỉnh Ninh Thuận. 28. Sở y tế Ninh Thuận (2009), Báo cáo nhân lực và tổ chức ngành y tế năm 2009. 29. Sở y tế tỉnh Ninh Thuận (2010), Tổng kết tình hình phát triển y tế quân sự tỉnh Ninh Thuận năm 2009. 30. Tài liệu tập huấn bổ sung và cập nhật kiến thức cho giảng viên cao đẳng sư phạm ngành Địa lí, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án đào tạo giảng viên trung học cơ sở, Hà Nội tháng 6/2007. 31. Hoàng Bá Thịnh (2002), Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội. 32. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2001), Địa lý Kinh tế-Xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. 33. Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra mức sống dân cư Việt Nam lần 3 năm 2003/2004 và lần 4 năm 2007/2008, Hà Nội. 34. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê từ năm 2006 đến năm 2009, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 35. Tổng cục Thống kê (2010), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/09/2009, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 36. Tổng cục Thống kê (2007), Kết quả tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, tập 1, tập 2, tập 3, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 37. Trung tâm Phát triển Nông thôn (2004), Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Ninh Thuận, Nhà xuất bản Lao động-xã hội, Hà Nội. 38. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2009), Địa lý nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận. 39. Viện dinh dưỡng (2009), Sổ tay dinh dưỡng thường thức trong gia đình, Nhà xuất bản phụ nữ. 40. Trang web: 1TU 1TU 1TU 41. Hordijk, L..., 2001, Environmental systems analysis Lecture notes, Wageningen University, the Netherlands. PHỤ LỤC Phụ lục 1: SỐ HỘ CHIA THEO SỐ NGƯỜI TRONG HỘ VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Đơn vị tính: Hộ Stt Đơn vị hành chính Tổng số hộ Số người trong hộ 1 người 2 người 3 người 4 người 5 người 6 người 7 người 8 người 9 người + (A) (B) (1) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Huyện Ninh Phước 41,227 2,038 3,989 7,096 10,537 7,747 5,050 2,344 1,294 1,132 1 Thị trấn Phước Dân 5,988 329 669 1,144 1,786 1,088 597 217 98 60 2 Xã Phước Sơn 3,176 210 430 741 950 495 205 89 36 20 3 Xã Phước Thái 2,137 83 175 313 514 461 282 151 79 79 4 Xã Phước Hậu 3,317 117 244 506 825 706 526 202 100 91 5 Xã Phước Thuận 3,577 219 391 661 1,039 650 341 152 76 48 6 Xã Phước Hà 597 25 35 88 119 97 90 56 35 52 7 Xã An Hải 3,039 141 314 511 802 566 374 164 92 75 8 Xã Phước Hữu 3,282 116 201 461 778 680 484 270 140 152 9 Xã Phước Hải 2,527 129 202 341 510 471 404 192 158 120 10 Xã Phước Nam 3,089 91 199 400 659 603 478 303 184 172 11 Xã Nhị Hà 982 97 144 203 233 182 78 31 10 4 12 Xã Phước Dinh 2,209 155 283 445 471 368 273 125 56 33 13 Xã Phước Minh 889 36 122 198 236 137 97 27 22 14 14 Xã Phước Diêm 4,286 175 299 684 1,094 830 609 263 159 173 15 Xã Phước Vinh 2,132 115 281 400 521 413 212 102 49 39 Nguồn: Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/04/2009 – Phòng Thống kê huyện Ninh Phước Phụ lục 2: DÂN SỐ CHIA THEO GIỚI TÍNH VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Đơn vị tính: Người Stt Đơn vị hành chính Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Huyện Ninh Phước 180,338 90,453 89,885 24,144 11,832 12,312 156,194 78,621 77,573 1 Thị trấn Phước Dân 24,144 11,832 12,312 24,144 11,832 12,312 - - - 2 Xã Phước Sơn 11,909 6,050 5,859 - - - 11,909 6,050 5,859 3 Xã Phước Thái 9,880 4,976 4,904 - - - 9,880 4,976 4,904 4 Xã Phước Hậu 15,211 7,595 7,616 - - - 15,211 7,595 7,616 5 Xã Phước Thuận 14,582 7,265 7,317 - - - 14,582 7,265 7,317 6 Xã Phước Hà 3,040 1,509 1,531 - - - 3,040 1,509 1,531 7 Xã An Hải 13,209 6,678 6,531 - - - 13,209 6,678 6,531 8 Xã Phước Hữu 15,814 7,865 7,949 - - - 15,814 7,865 7,949 9 Xã Phước Hải 12,128 6,037 6,091 - - - 12,128 6,037 6,091 10 Xã Phước Nam 15,480 7,748 7,732 - - - 15,480 7,748 7,732 11 Xã Nhị Hà 3,639 1,876 1,763 - - - 3,639 1,876 1,763 12 Xã Phước Dinh 9,057 4,581 4,476 - - - 9,057 4,581 4,476 13 Xã Phước Minh 3,584 1,874 1,710 - - - 3,584 1,874 1,710 14 Xã Phước Diêm 19,862 10,043 9,819 - - - 19,862 10,043 9,819 15 Xã Phước Vinh 8,799 4,524 4,275 - - - 8,799 4,524 4,275 Nguồn: Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/04/2009 – Phòng Thống kê huyện Ninh Phước Phụ lục 3: DÂN SỐ CHIA THEO DÂN TỘC, GIỚI TÍNH VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Đơn vị tính: Người Stt Đơn vị hành chính và dân tộc Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số 180,338 90,453 89,885 24,144 11,832 12,312 156,194 78,621 77,573 1 Kinh 123,184 62,129 61,055 16,058 7,945 8,113 107,126 54,184 52,942 2 Tày 7 5 2 1 1 - 6 4 2 3 Thái 7 4 3 3 2 1 4 2 2 4 Mường 24 15 9 1 - 1 23 15 8 5 Khơ Me 4 3 1 - - - 4 3 1 6 Hoa (Hán) 369 183 186 286 138 148 83 45 38 7 Nùng 3 2 1 - - - 3 2 1 8 Hmông 2 - 2 - - - 2 - 2 9 Gia Rai 6 5 1 1 1 - 5 4 1 10 Ê Đê 20 10 10 10 4 6 10 6 4 11 Ba Na 1 1 - - - - 1 1 - 12 Sán Chay 15 10 5 3 1 2 12 9 3 13 Chăm 51,527 25,559 25,968 7,776 3,738 4,038 43,751 21,821 21,930 14 Cơ Ho 8 5 3 1 - 1 7 5 2 15 Xơ Đăng 12 7 5 1 - 1 11 7 4 16 Hrê 2 1 1 - - - 2 1 1 17 Ra Glai 5,126 2,500 2,626 3 2 1 5,123 2,498 2,625 18 Mnông 1 1 - - - - 1 1 - 19 Bru Vân Kiều 2 1 1 - - - 2 1 1 20 Gié Triêng 10 6 4 - - - 10 6 4 21 Chơ Ro 3 2 1 - - - 3 2 1 22 Chứt 1 1 - - - - 1 1 - 23 Ơ Đu 1 1 - - - - 1 1 - 24 Người nước ngoài 3 2 1 - - - 3 2 1 Nguồn: Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/04/2009 – Phòng Thống kê huyện Ninh Phước Phụ lục 4: DÂN SỐ CHIA THEO TÔN GIÁO, GIỚI TÍNH VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Đơn vị tính: Người Stt Đơn vị hành chính và tôn giáo Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ (A) (B) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Tổng số 180,338 90,453 89,885 24,144 11,832 12,312 156,194 78,621 77,573 1 Phật giáo 12,965 6,393 6,572 1,277 617 660 11,688 5,776 5,912 2 Công giáo 12,768 6,455 6,313 612 304 308 12,156 6,151 6,005 3 Phật giáo Hoà Hảo 1 1 - - - - 1 1 - 4 Hồi Giáo 15,069 7,521 7,548 116 66 50 14,953 7,455 7,498 5 Cao Đài 396 194 202 18 6 12 378 188 190 6 Minh Sư Đạo 5 3 2 5 3 2 - - - 7 Tin Lành 531 254 277 13 7 6 518 247 271 8 Ba Ha'i 11 8 3 3 2 1 8 6 2 9 Bà La Môn 35,863 17,695 18,168 7,630 3,652 3,978 28,233 14,043 14,190 10 Không tôn giáo 102,724 51,926 50,798 14,468 7,175 7,293 88,256 44,751 43,505 11 Không xác định 5 3 2 2 - 2 3 3 - Nguồn: Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/04/2009 – Phòng Thống kê huyện Ninh Phước Phụ lục 5: SỐ HỘ CHIA THEO TÌNH TRẠNG CÓ NHÀ Ở, LOẠI NHÀ ĐANG Ở, SỐ NGƯỜI TRONG HỘ VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Đơn vị tính: Hộ Stt Số người trong hộ Tổng số hộ Tình trạng nhà ở Có nhà ở chia theo loại nhà đang ở Không có nhà ở KXĐ Tổng số Nhà chung cư Nhà riêng lẻ KXĐ (A) (B) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Tổng số 41010 41006 98 40883 25 3 1 1 người 1964 1962 15 1946 1 2 - 2 người 3978 3978 7 3965 6 - - 3 người 7087 7087 21 7060 6 - - 4 người 10417 10416 29 10381 6 - 1 5 người 7746 7746 11 7731 4 - - 6 người 5049 5049 5 5042 2 - - 7 người+ 4769 4768 10 4758 - 1 - Nguồn: Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/04/2009 – Phòng Thống kê huyện Ninh Phước Phụ lục 6: NHÀ Ở CHIA THEO DÂN TỘC CỦA CHỦ HỘ, NĂM XÂY DỰNG VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Đơn vị tính: Nhà Stt Năm xây dựng Tổng số nhà ở Dân tộc của chủ hộ Kinh Dân tộc khác KXĐ (A) (B) (1) (2) (3) (4) Tổng số 37,898 27,872 10,026 - Trước 1975 2,493 1,640 853 - Từ 1975 đến 1999 14,928 11,004 3,924 - Từ 2000 đến 2005 12,675 9,575 3,100 - 2006 2,606 1,736 870 - 2007 2,271 1,666 605 - 2008 2,262 1,719 543 - 2009 546 443 103 - Không xác định 117 89 28 - Nguồn: Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/04/2009 – Phòng Thống kê huyện Ninh Phước MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA DÂN CƯ HUYỆN NINH PHƯỚC Ảnh 1: Nông dân thị trấn Phước Dân - huyện Ninh Phước đẩy mạnh cơ giới hóa để phát triển nông nghiệp Ảnh 2: Một góc biển Cà Ná - nguồn thu về du lịch biển và khai thác thủy sản của dân cư Ninh Phước Ảnh 3: Cồn cát Nam Cương thuộc xã Phước Hải - huyện Ninh Phước - một điểm du lịch mới Ảnh 4: Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và gốm Bàu Trúc - một nguồn thu về kinh tế và du lịch của huyện Ninh Phước Ảnh 5: Chế biến nước mắm bằng công nghệ sạch của người dân xã Phước Dinh - một phương thức ủ cá bằng những thùng inox sáng loáng để bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng Ảnh 6: Kỹ sư Trần Văn Hưởng và gian hàng nước mắm siêu sạch Ảnh 7 : Nuôi tôm sạch của công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Minh Phú tại thôn Hòa Thuận, xã An Hải-một mô hình sản xuất giống thủy sản nhằm tạo nguồn nguyên liệu bền vững Ảnh 8: Sản xuất muối công nghiệp ở Quán Thẻ - xã Phước Diêm - một nghề tăng thu nhập cho diêm dân ven biển Ảnh 9: Trang trại nuôi cừu ở xã Phước Hữu - huyện Ninh Phước - một mô hình chăn nuôi hiệu quả trên vùng bán khô hạn Ảnh 10: Nhiều vùng nông thôn ở Ninh Phước đã có nước sạch sinh hoạt 0TẢnh 11: Nhiều nhà văn hóa thôn được Nhà nước đầu tư hơn 890 triệu đồng xây dựng, để phục vục0T 0Tcho sinh hoạt của nhân dân địa phương 0TẢnh 12: Làng nghề dệt thổ cẩm Chung Mỹ được đầu tư0T 0Ttrên 7,6 tỷ đồng xây dựng đường giao thông và cổng làng0T 0Tđể đưa vào sử dụng trong việc đi lại dễ dàng. 0TẢnh 13: Ngành Giáo dục huy động học sinh các lớp đến trường 0TẢnh 14: Giai đoạn 2011-2015, ngành Y tế tiếp tục kiện toàn và củng cố mạng lưới0T 0Ty tế cơ sở. Đảm bảo thực hiện tốt công tác khám và điều trị cho nhân dân0T. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5609.pdf
Tài liệu liên quan