Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Đan Phượng

Lời mở đầu Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, nó cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính: gửi tiết kiệm, tín dụng, thanh toán …. Trong đó, tín dụng là môt dịch vụ cơ bản của ngân hàng, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần cho Chính phủ. Đối với doanh nghiệp, ngân hàng cho vay để mua hàng hoá dự trữ, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị. Đối với cá nhân, hộ gia đình ngân hàng cho vay để phục vụ đời sống, sản xuất. Đối với Chín

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Đan Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phủ ngân hàng cung cấp vốn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội. Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ tạo nguồn thu lớn cho ngân hàng. Ngân hàng cung cấp tín dụng tức là ngân hàng đưa cho khách hàng một khoản tiền, sau một thời gian nhất định khách hàng phải trả lại ngân hàng cả gốc và lãi. Do đây là nguồn thu cho ngân hàng nên hoạt động tín dụng không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa, mỗi khoản tín dụng lại chứa đựng nhiều rủi ro cả khách quan lẫn chủ quan. Hoạt động tín dụng của ngân hàng dựa trên nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Mà vốn huy động là tài sản nợ của ngân hàng. Khi khoản tín dụng không trả đúng hạn hay không trả được sẽ dẫn đến việc ngân hàng khó có thể đáp ứng nhu cầu rút vốn của người gửi tiền. Nhiều khoản tín dụng không có khả năng thanh toán hay một vài khoản tín dụng lớn không thanh toán đúng hạn sẽ làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và có thể bị phá sản. Vì thế, khi cho vay ngân hàng phải tuân theo một qui trình tín dụng chặt chẽ, luôn có những biện pháp hạn chế những rủi ro. Nghiên cứu về tín dụng có nhiều vấn đề, một số vấn đề nan giải ở các ngân hàng là nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa, mở rộng hoạt động tín dụng ……..Là một sinh viên thực tập, qua tìm hiểu về ngân hàng – nơi mình thực tập, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng”. Do ngân hàng mô hình hoạt động không lớn, hoạt động tín dụng lại cơ bản nên tôi có điều kiện tìm hiểu được toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hiểu được càng nhiều vấn đề càng tốt với một sinh viên thực tập. Nó bổ sung kiến thức thực tế, hiểu sâu hơn vấn đề mình nghiên cứu. Qua tìm hiểu đề tài về tín dụng khơi cho tôi nhiều cái tò mò cần nghiên cứu. Bố cục của bài gồm 3 chương: Chương I : Một số vấn đề cơ bản về tín dụng của NHTM Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo huyện Đan Phượng Chương III : Giải pháp mở rộng tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng. Chương I : Một số vấn đề cơ bản về tín dụng của ngân hàng thương mại I. Khái niệm về tín dụng và tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM ) Tín dụng là một danh từ dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như: bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc. Trong mỗi hành vi tín dụng trên ta thấy có sự cam kết với nhau giữa hai bên: - Một bên trao ngay một số tài hoá hay tiền bạc - Bên kia cam kết hoàn trả lại những tài khoá đối ứng trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nào đó. Theo nhà kinh tế Pháp thì tín dụng như là “một sự trao đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai”. Như vậy, ở đây ta thấy có yếu tố thời gian đã xen lẫn vào, cho nên trong khoảng thời gian đó có thể có bất trắc, rủi ro xảy ra. Ví như sau khoảng thời gian đã cam kết bên kia không hoàn trả hay do sự lo sợ điều đó xảy ra nên bên cho vay không thực hiện cho vay. Vì thế cần có sự tín nhiệm của hai bên đương sự đối với nhau. Hai bên dựa vào tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên mới có danh từ tín dụng. Những hành vi tín dụng có thể được thực hiện ở bất cứ ai, chẳng hạn hai người cho nhau vay tiền. Trong cuộc sống, chuyện thiếu tiền là xảy ra thường xuyên. Để bù đắp sư thiểu hụt đó họ đi vay, vay của anh em, bạn bè, người thân….Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển của nền sản xuất hàng hoá thì những khoản tiền thiếu ngày càng lớn. Họ không thể vay nhỏ lẻ như vậy được, do đó đã xuất hiện ngành mới là ngành ngân hàng và khi nhắc đến tín dụng, người ta nghĩ ngay tới ngân hàng vì tại đây chuyên làm về: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, ký thác và phát hành giấy bạc. Như vậy, khi thiếu tiền người ta có thể vay mượn lẫn nhau hoặc đến ngân hàng vay. Nhưng do thu nhập của người lao động tương đương nhau, hệ thống ngân hàng lại phát triển mạnh thì mọi người chỉ có thể vay mượn tại ngân hàng, hầu như không vay mượn lẫn nhau nữa. Đó là lý do người ta đồng nhất tín dụng với cho vay của ngân hàng. Các nghiệp vụ tín dụng về cơ bản có thể thể chia làm 3 loại: - Cho vay ứng trước (cho vay tiền) - Cho vay dựa trên chuyển nhượng trái quyền - Cho vay qua chữ ký (cho vay bằng việc cam kết bởi chữ ký Trong 3 loại trên thì cho vay tiền là loại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về cho vay. Theo mục 2 - điều 3 – quyết định số 1627/QĐ-NHNN thì: “Cho vay là một hình thức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp đi vay nhưng lại là một tài sản đối với ngân hàng. Cho vay thường được định lượng theo 2 tiêu chí: doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ. Dư nợ cuối kỳ là số tiền mà ngân hàng đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. II. Quá trình hình thành và phát triển nghiệp vụ tín dụng tại NHTM Hoạt động tín dụng của ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành ngân hàng. Đầu tiên, những người giàu có họ cho vay nặng lãi, họ có két giữ tiền rất an toàn nên họ thực hiện luôn việc cất giữ tiền rồi đến việc thanh toán hộ khách hàng. Họ trở thành những nhà buôn tiền. Nhà buôn tiền đã dùng vốn tự có của mình để cho vay, nhưng điều dó không kéo dài. Từ thực tiễn họ thấy, tiền gửi vào và rút ra là thường xuyên. Những người gửi tiền không rút ra cùng một lúc. Như vậy có một số dư tiền trong két. Tiền lại có tính chất vô danh. Vì thế nhà buôn tiền đã tạm thời sử dụng số tiền nhàn rỗi này để cho vay. Như vậy hoạt động cho vay đã dựa trên tiền gửi của khách hàng, và tạo ra một khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Lúc đầu, ngân hàng chỉ cho vay với cá nhân, chủ yếu là những người giàu có: quan lại, địa chủ với mục đích để tiêu dùng. Và hình thức cho vay chủ yếu là cho vay thấu chi- tức cho phép khách hàng chi nhiều hơn số tiền gửi tại ngân hàng, hình thức này chứa nhiều rủi ro. Sau đó, ngân hàng của những kẻ cho vay vặng lãi sụp đổ, và NHTM ra đời với hình thức cho vay chủ yếu là chiết khấu thương phiếu. Cùng với sự phát triển của kinh tế, công nghệ hoạt động của ngân hàng có những bước tiến rất nhanh. Nhiều loại hình ngân hàng được thành lập: ngân hàng cổ phần, ngân hàng tư nhân, ngân hàng nhà nước. Hoạt động của ngân hàng cũng có sự quản lý chặt chẽ hơn. Lúc đầu ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu, nay đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, cho vay để đầu tư vào bất động sản. Doanh số cho vay tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên vô cùng đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tại một số nước phát triển hiện nay, khi một ngân hàng được hình thành và đi vào hoạt động mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là sẽ cho ai vay, và sẽ đầu tư vào đâu? ở những nước này, đối tượng đầu tư là điều làm bận tâm nhiều hơn, nếu không nói là vấn đề quan trọng. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, tình hình thì ngược lại. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng không phải vấn đề đầu tư vào đâu hay cho ai vay mà là lợi tức có cao không và an toàn không. Những lo ngại đại loại như vậy, đã không còn ở những nước phát triển vì thân chủ hay khách hàng của họ là những người chắc chắn và vấn đề àn toàn vốn được đảm bảo bằng pháp luật. Điều họ quan tâm là sao huy động ngày càng nhiều vốn cho những khoản đầu tư sẵn có. III. Vai trò của tín dụng 1. Đổi với nền kinh tế Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu để hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục và mở rộng. Với tốc độ phát triển như ngày nay thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó chỉ có ngân hàng mới có đủ khả năng. Vì ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực tiện tệ, hoạt động cơ bản là ‘đi vay để cho vay’- ngân hàng huy động toàn bộ lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng như của các tổ chức. Ngân hàng luôn sẵn sàng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế nói chung cho các doanh nghiệp, dân cư nói riêng. Tín dụng còn là một kênh chuyển tải tác động của nhà nước đến môi trường vĩ mô. Tức là nhà nước muốn thực hiện các chính sách vĩ mô của mình, nhà nước sẽ tác động lên hoạt động tín dụng của ngân hàng để nhằm đạt được mục tiêu đó. Vì tính chất đặc biệt của ngành của ngân hàng nên hoạt động của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô như: ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. Một doanh nghiệp đi vay vốn để sản xuất kinh doanh, chi phí khoản vay đó là một trong những chi phi mà doanh nghiệp tính vào giá thành sản phẩm. Nếu chi phí vay vốn cao thì giá cả của sản phẩm sản xuất ra cũng cao và ngược lại. Hay chi phí vốn cao sẽ hạn chế doanh nghiệp mở rộng sản xuất, sản phẩm khan hiếm sẽ đẩy giá thành lên cao. Như vậy muốn ổn định giá cả thì một trong những biện pháp là giảm chi phí vốn vay bằng cách giảm lãi suất cho vay. Chi phí vốn vay giảm sẽ thúc đẩy đầu tư, hàng hoá sản xuất ra nhiều hơn, giá cả sẽ giảm. Việc các doanh nghiệp mở rộng sản xuất sẽ tạo việc làm cho lao động. Hay NHNN giảm lãi suất chiết khấu dẫn đến làm tăng cung tiền, tăng khả năng cho vay của ngân hàng từ đó tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho lao động. Tín dụng giúp chính phủ thực hiện một số chính sách của mình. Như để thực hiện xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa, chính phủ có thể cấp vốn cho những hộ nghèo đó để họ có điều kiện sản xuất, chăn nuôi bằng cách cho những hộ đó vay ưu đãi. Và hình thức cấp vốn đó được giao cho một ngân hàng đảm nhiệm. Hay muốn chuyển đổi cơ cấu của vùng, phát triển một làng nghề….. rất cần đến vốn hỗ trợ của nhà nước. Nguồn hỗ trợ không hoàn lại thì ít, ngân sách nhà nước hạn hẹp nhưng chính sách xã hội lại lớn. Để đảm bảo các chính sách đó được thực hiện thì rất cần đến vốn tín dụng của ngân hàng. Trong những năm qua nhờ có vốn tín dụng mà nền kinh tế có những bước phát triển, sản xuất được mở rộng, đời sống người dân nâng cao, nhiều vùng thoát được cảnh nghèo, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch nhằm đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Đối với khách hàng Vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Người ta có thể vay lẫn nhau hay vay ngân hàng. Nhưng với lượng vốn lớn thì chỉ có ngân hàng mới đáp ứng được. Ngiệp vụ cho vay của ngân hàng là xuất phát từ nhu cầu vốn của khách hàng cho sản xuất kinh doanh. Một cá nhân hay tổ chức muốn thực hiện hoạt động kinh doanh phải cần một số vốn nhất định. Thường thì họ không có đủ vốn để thực hiện công việc kinh doanh đó vì thế họ phải đi vay và nơi mà họ có thể dễ dàng vay được nhất là ngân hàng. Như vậy, tín dụng tạo điều kiện để bắt đầu một hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp đó nó giúp các doanh nghiệp duy trì và mở rộng việc sản xuất của mình. Vì trong hoạt động của doanh nghiệp vốn thường xuyên luân chuyển, các khoản đầu tư của doanh nghiệp cần lượng vốn lớn nên doanh nghiệp khó có thể có ngay số vốn đó, cách tốt nhất là vay ngân hàng. Đồng thời nó giúp cho doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội làm ăn tốt. Đối với khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất thì tín dụng giúp họ phát triển triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Với những cá nhân, người lao động với đồng lương của mình, để có được một ngôi nhà, phương tiện đi lại…..là rất khó, đặc biệt với những người trẻ tuổi, nhưng đó lại là nhu cầu cần thiết cho cuộc sống. Và để có được họ có thể đến ngân hàng vay vốn với hình thức vay trả góp mua nhà, mua xe. Hay họ cũng có thể vay tiêu dùng cho cuộc sống khi mà ngay tại thời điểm cần tiền họ chưa có đủ, ngân hàng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn đó cho khách hàng. Nhờ đó con người được hưởng cuộc sống đầy đủ hơn, chất lượng hơn, tiếp cận được những tiến bộ của khoa học. Ngoài ra với khách hàng là học sinh, sinh viên- đối tượng trước đây rất khó vay vốn ngân hàng thì giờ đây có thể vay ngân hàng tiền để trang trải việc học tập cũng như có điều kiện phát huy được khả năng của mình. Có thể nói hoạt động tín dụng của ngân hàng đã đem lại những điều kiện quan trọng để biến kế hoạch, dự định, ước mơ của con người thành hiện thực, đáp ứng được mọi nhu cầu của con người. 3. Đối với ngân hàng Tín dụng là nghiệp vụ cơ bản và đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Trong các dịch vụ của ngân hàng có nhiều dịch vụ cũng đem lại thu nhập như: mua, bán ngoại tê, thanh toán hộ, chuyển tiên….nhưng các dịch vụ đó khoản thu nhỏ. Vì thế ngân hàng luôn tìm cách để mở rộng hoạt động tín dụng. Khi mà các khoản tín dụng có vấn đề nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Mà mỗi khoản tín dụng đều chứa đựng nhiều rủi ro. Quá trình phát triển ngành ngân hàng đã chứng kiến những bước thăng trầm của ngành. Rất nhiều ngân hàng đã bị phá sản và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những hoạt động tín dụng: những khoản vay lớn không trả được, ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản. Như vậy, tín dụng vừa đem lại thu nhập cho ngân hàng vừa tiềm ẩn những rủi ro lớn. Khi ngân hàng quyết định cho vay là ngân hàng phải đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. IV. Phân loại tín dụng 1. Theo hình thức cấp tín dụng + Chiết khấu thương phiếu + Cho vay + Cho thuê tài sản + Bảo lãnh và tái bảo lãnh a. Chiết khấu thương phiếu Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa khách hàng với nhau. Người bán (người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (người phải trả) hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn. Đây còn gọi là cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền- dựa trên cơ sở mua bán các công cụ tài chín, tạo ra nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu của ngân hàng, tức là mua nợ tính trên khoảng thời gian còn lại cho đến lúc đáo hạn của thương phiếu. Chiết khấu thương phiếu đã có lịch sử hàng trăm năm nay nó là một kỹ thuật cổ điển nhất về huy động các khoản cho vay thương mại và hiện nay nó vẫn giữ vị trí then chốt trong các nghiệp vụ ngân hàng. Đó là một nghiệp vụ tín dụng, qua đó ngân hàng giao cho khách hàng một số tiền ghi trong thương phiếu mà không đợi đến hạn thanh toán nó. Việc gao nộp thương phiếu thông thường phải đem lại sự hoàn trả cho ngân hàng – người chiết khấu, khoản tiền mà họ đã ứng trước người cung cấp hàng hoá hay làm dịch vụ lập ra các thương phiếu thể hiện số hàng đã cung cấp hoặc dịch vụ đã làm và nhượng lại cho ngân hàng để được thanh toán trước hạn và ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thu tiền ở người mua khi đến hạn. Đây là một công cụ tín dụng và thanh toán mà giới kinh doanh thường hay sử dụng, chiết khấu thương mại là loại tín dụng đầu tiên mà doanh nghiệp có thể xin cấp. Theo nghĩa rộng, chiết khấu là một kỹ thuật tài trợ dẫn đên việc cấp tín dụng nhằm tái tài trợ và với mục đích này nó được thực hiện dựa trên các thương phiếu ký chuyển nhượng của người đi vay giao cho ngân hàng – người cho vay. Kỹ thuật này cũng được sử dụng để tài trợ ngắn hạn – kể cả tín dụng để cân đối ngân quỹ – cũng như cho các tài trợ trung và dài hạn. Như vậy, chiết khấu thương mại bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động – trừ cam kết băng chữ ký và đáp ứng các nhu cầu và những thực tế rất khác nhau. Trong thực tiễn ngân hàng, chiết khấu là nghiệp vu mà qua đó ngân hàng sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn hoặc một trái quyền có kỳ hạn và giao ngay số tiền tương ứng cho khách hàng trừ đi phần thù lao của ngân hàng. Sơ đồ luân chuyển thương phiếu: Người bán Người mua Ngân hàng (1) (2) (5) (4) (3) 1. Người bán chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ cho người mua; 2. Thương phiếu được lập, người mua ký, cam kết trả tiền ch người thụ hưởng khi thương phiếu đên hạn và giao thương phiếu cho người bán đồng thời là người hưởng thụ; 3. Trong thời hạn có hiệu lực của thương phiếu, người bán có thể mang thương phiếu đến ngân hàng để xin chiết khấu; 4. Sau khi kiểm tra độ an toàn của thương phiếu, ngân hàng có thể phát tiền cho người bán và nắm giữ thương phiếu (ngân hàng có thể yêu cầu người bán ký hậu vào thương phiếu, cam kết trả tiền cho ngân hàng nếu người mua không trả tiền – quyền truy đòi đối với thương phiếu); 5. Đến hạn, ngân hàng chuyển thương phiếu đến người mua đòi tiền (nếu người mua không trả, ngân hàng có quyền đòi tiền của các bên ký tên trên thương phiếu). Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng và những người ký tên trên thương phiếu. Để thuận tiện cho khách hàng, ngân hàng thường ký với khách hàng hợp đồng chiết khấu . Khi cần chiết khấu, khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu lên ngân hàng xin chiết khấu. Ngân hàng sẽ kiểm tra chất lượng của thương phiếu và thực hiện chiết khấu. Do tối thiểu có hai người cam kể trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao. Hơn nữa, ngân hàng thương mại có thể tái chiết khấu những thương phiếu đó tại ngân hàng trung ương để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp. Vì thế thương phiếu được coi là tài sản có khả năng chuyển nhượng – có tính thanh khoản cao. b. Cho vay Cho vay là nghiệp vụ tín dụng, trong đó người cho vay cam kết giao cho người đi vay một khoản tiền và người đi vay cam kết sẽ hoàn trả sau thời gian nhất định. Giá trị hoàn lại sẽ lớn hơn giá trị khoản vay, phần chênh lệch đó gọi là tiền lãi cho vay. Lượng tiền vay càng lớn thì lãi vay càng lớn và thời gian vay càng dài thì tiền lãi cũng càng lớn. Vì lãi cho vay tỷ lệ thuận với số lượng tiền và thời gian vay. Một khoản vay phải xác định được: - Hình thức cho vay: có rất nhiều hình thức cho vay phù hợp với nhiều nhu cầu, mục đích vay vốn khác nhau của mọi đối tượng khách hàng: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay thấu chi….. - Đối tượng vay vốn: đa dạng bao gồm cả cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ….Tuỳ thuộc mỗi loại hình cho vay mà có những yêu cầu khác nhau đối với khách hàng. Ví dụ như một số yêu cầu về: tư cách pháp nhân của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh, giấy phép kinh doanh còn hiệu lực, tài sản bảo đảm…. - Lãi suất cho vay: lãi suất rất linh hoạt, có nhiều mức khác nhau phù hợp với từng thời kỳ, từng phương thức và loại cho vay mà ngân hàng áp dụng với khách hàng. - Mức cho vay: căn cư vào nhu cầu vay vốn của khách hàng và giá trị tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng mà ngân hàng quyết đinh mức cho vay đối với một khoản vay. Nhưng mức tối đa không được vượt quá giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng. Đồng thời cũng phải căn cứ vào tình hình nguồn vốn của ngân hàng để quyết định. - Loại tiền cho vay: thông thường là VNĐ, USD và một số loại ngoại tệ khác. Cho vay được thực hiện thông qua sự thoả thuận giữa người đi vay với người cho vay dựa trên các phương án sản xuất kinh doanh của người đi vay trình cho người cho vay, và khoản vay đó còn được đảm bảo bằng tài sản của người đi vay. Vì mỗi khoản vay chứa đựng nhiều rủi ro, nếu không có sự đảm bảo thì tiền vay có thể bị sử dụng sại mục đích đã thoả thuận trước hay khách hàng chây ỳ không trả nợ- đó là rủi ro đạo đức. Cho vay tiền phải dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì phần lớn vốn cho vay của ngân hàng là nguồn huy động của khách hàng. Đó là tài sản của ngân hàng mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng cũng có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu rút vốn của khách hàng khi có yêu cầu. Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Để thực hiện nguyên tắc này, mỗi lần cho vay ngân hàng phải định kỳ trả nợ phù hợp. Khi đến hạn thanh toán, người đi vay phải lập giấy trả nợ cho ngân hàng, nếu không ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản tiền gửi của người đi vay để thu nợ. Nếu số dư tài khoản không đủ ngân hàng chuyển nợ quá hạn. Sau một thời gian khách hàng vẫn không hoàn trả ngân hàng sẽ phát mại tài sản đảm bảo. Nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro về thanh khoản cho ngân hàng. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế để đạt được những mục tiêu và yêu cầu phát triển của xã hội trong từng thời kỳ. Đối với mỗi khoản vay, khi ngân hàng quyết định cho vay, ngân hàng phải thẩm đinh phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Phương án khả thi và có khả năng trả nợ thì ngân hàng mới cho vay. Tín dụng đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của tín dụng. Hiệu quả của nó trước hết là thúc đẩy nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, đồng thời tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nếu phát hiện thấy khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thoả thuận trước ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn, nếu khách hàng không hoàn trả thi ngân hàng chuyển nợ quá hạn khoản vay đó. Vay vốn phải có tài sản đảm bảo Mỗi khoản tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro, một trong những rủi ro là sự không hoàn trả của khách hàng, điều đó có ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Để hạn chế bớt rủi ro, phòng khi khách hàng không trả nợ thì mỗi khoản vay phải co tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo có thể tồn tại dưới nhiều dạng: + Tài sản đảm bảo là tài sản của người đi vay + Tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay ngân hàng + Tài sản đảm bảo còn có thể là tín chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba c. Cho thuê tài sản Hoạt động chủ yếu của NHTM là cho vay để khách hàng mua tài sản. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khách hàng không đủ hoặc chưa đủ điều kiện để vay. Để mở rộng tín dụng, NHTM đã mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê. Vì tài sản cho thuê thuộc sở hữu của ngân hàng nên ngân hàng có thể thu hồi để bán hoặc cho người khác thuê khi người thuê không hoàn trả nợ được. Điều này góp phần giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị của máy móc thiêt bị hay nhà cửa lớn, thời gian sử dụng dài. Nhiều người mua không đủ tiền mua hoặc chỉ có nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn hơn thời gian chiết khấu tài sản …đã làm nảy sinh nhu cầu thuê. Mặt khác các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp co nhu cầu tiêu thụ để tăng doanh thu và giảm hao mòn cuả tài sản. Từ đó nảy sinh nhu cầu cho thuê - đi thuê. Cho thuê có 2 hình thức chủ yếu là cho thuê nghiệp vụ và cho thuê tài chính. Cho thuê nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thuê trong thời gian ngắn, người đi thuê không có dự định “mua” tài sản đó để sử dụng lâu dài, ví dụ thuê văn phòng, thuê phương tiện đi lại ngắn ngày……Cho thuê tài chính đáp ứng nhu cầu thuê trong thời gian dài và người đi thuê có quyền mua lại tài sản khi hết hợp đồng thuê. Hoạt động cho thuê của NHTM chủ yếu là cho thuê tài chính. Quy trình nghiệp vụ cho thuê * Ngân hàng mua tài sản để cho thuê Ngân hàng (người cho thuê) Nhà cung cấp trang thiết bị Khách hàng (người thuê) (1) (2) (3) (4) khách hàng làm đơn gửi ngân hàng nêu yêu cầu về tài sản cần thuê. Sau khi phân tích dự án và tình hình tài chính của khách hàng, ngân hàng ký hợp đồng thuê - mua với khách hàng ngân hàng tìm kiếm nhà cung cấp để ký hợp đồng mua (hoặc người thuê chỉ định nhà cung cấp); khách hàng có thể gặp nhà cung cấp để nêu yêu cầu về quy cách, chất lượng tài sản thuê, nhận tài sản thuê, nhà cung cấp có thể phải cam kết bảo hành cho người thuê; ngân hàng kiểm soát tình hình sử dụng tài sản thuê, thu tiền thuê, hoặc thu hồi tài sản nếu thấy người thuê vi phạm. * Ngân hàng mua tài sản của người đi thuê để cho thuê lại Trong trường hợp khách hàng có tài sản cố định song lại có nhu cầu mua nguyên nhiên vật liệu. Khách hàng có thể bán tài sản cho ngân hàng (lấy tiền) với cam kết thuê lại tài sản đó. Trong trường hợp này, ngân hàng phải thẩm định kỹ giá trị của tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản, thời gian thuê lại…. * Ngân hàng thuê tài sản để cho thuê, hoặc mua trả góp tài sản để cho thuê. Tuỳ theo những yêu cầu cụ thể của người đi thuê với ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với người cung cấp mà ngân hàng có thể đi thuê tài sản hoặc mua trả góp để cho thuê. Nếu khách hàng yêu cầu thuê trong thời gian ngắn hơn thời gian khấu hao của tài sản, tài sản đó ngân hàng lại khó cho thuê lại, ngân hàng có thể chọn hình thức đi thuê để cho thuê. Nếu ngân hàng khó khăn về nguồn vốn để mua tài sản cho thuê, ngân hàng có thể sử dụng hình thức mua trả góp để cho thuê. Trong nghiệp vụ cho thuê, ngân hàng phải xuất tiền theo yêu cầu của khách hàng và sau một thời gian nhất định phải thu hồi đủ gốc và lãi. Tài sản cho thuê là tài sản cố định. Vì vậy cho thuê được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. Khách hàng trả tiền thuê theo kỳ. Thời han cho thuê có thể gồm hai phần: thời hạn cơ bản và thời hạn gia hạn thêm. Thời hạn cơ bản là thời hạn người đi thuê không được hép huỷ hợp đồng; thời hạn gia hạn thêm là thời hạn ngân hàng có thể cho người đi thuê tiếp tục thuê, hoặc người đi thuê mua lại, trả lại tài sản. Đối với tài sản khó bán hoặc khó cho thuê lại, thời hạn cơ bản phải đảm gảo cho ngân hàng thu được gốc và lãi. Ngân hàng không cam kêt cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tài sản, không chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với tài sản cho thuê. Ngân hàng có quyền thu hồi tài sản thuê nếu thấy người thuê không thực hiệnđúng hợp đồng, song ngân hàng phải có trách nhiệm cung cấp đúng loại tài sản cần cho khách hàng và phải bảo đảm về chất lượng của tài sản đó. d. Bảo lãnh Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Bảo lãnh thường có 3 bên: bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh. Các loại bảo lãnh theo mục đích gồm: Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh ứng tiền trước Bảo lãnh tiền giữ lại Bảo lãnh chất lượng công trình Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh vay vốn nước ngoài Boả lãnh vay vốn trong nước Bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho khách hàng, nhờ đó khách hàng tìm được nguồn tài trợ mới, mua được hàng hoá hay thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức tài trợ thông qua uy tín. Khi khách hàng không thực hiện cam kết thì ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện thay khách hàng. Như vây bảo lãnh cũng chứa đựng các rủi ro như một khoản vay. Quy trình bảo lãnh của ngân hàng Ngân hàng (bên bảo lãnh) Khách hàng của ngân hàng (bên được bảo lãnh) Người thứ ba (bên hưởng bảo lãnh) (2) (1) (a) (3) (4) (a) khi khách hàng ký các hợp đồng với bên thứ ba về thanh toán, về xây dựng, hay vay vốn…Bên thứ ba yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng ; khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi ngân hàng. ngân hàng sẽ thực hiện phân tích khách hàng để tìm hiểu về yêu cầu của bảo lãnh cũng như mức độ rủi ro. Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh; ngân hàng hoặc khách hàng thông báo về thư bảo lãnh cho bên thứ ba; theo như đã thoả thuận với khách hàng và bên thứ ba, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên thứ ba nếu nghĩa vụ đó xảy ra; theo như hợp đông bảo lãnh đã ký với khách hàng, ngân hàng yêu cầu khách hàng phỉ thực hiện các nghĩa vụ tài chính với ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí) Bảo lãnh như cầu nối giữa các bên trong quan hệ hợp đồng do đó thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất kinh doanh. Nó còn góp phần đáp ứng nhu cầu vốn và duy trì để mở rộng sản xuất thúc đẩy phát triển kinh tế ( khi tín dụng thương mại vượt khỏi phạm vi quốc gia, bên cho vay không tin tưởng vào khả năng thanh toán của bên vay nên bên cho vay yêu cầu bên vay phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Bảo lãnh còn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng: ngân hàng hưởng phí bảo lãnh, có được một khoản ký quỹ của khách hàng. 2. Theo hình thức cho vay cho vay trực tiếp từng lần cho vay theo hạn mức tín dụng cho vay thấu chi cho vay luân chuyển cho vay trả góp a. Cho vay trực tiếp từng lần Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay nhièu lần tách biệt nhau đối với khách hàng không có nhu cầu thường xuyên và chỉ vay trong trường hợp cần thiết để vốn ngân hàng tham gia một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Quy mô cho vay Thời gian cho vay Cách thức vay: khkhách hàng làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ khác nhau. Số lượng = nhu cầu vốn cho _ vốn chủ sở hữu _ các nguồn vốn khác Cho vay sản xuất kinh doanh tham gia tham gia Trong đó: Nhu cầu vốn cho = nhu cầu vốn đầu tư _ giá trị tài sản và chi phí Sản xuất kinh doanh cho TSLĐ và TSCĐ không thuộc đối tượng cho vay của ngân hàng Nếu cho vay dựa trên giá trị tài sản bảo đảm: Số lượng = Giá trị tài sản * tỷ lệ cho vay trên giá trị cho vay đảm bảo tài sản đảm bảo Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu cả gốc và lãi, lãi suất này có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi. Ưu điểm: đơn giản, áp dụng với nhiều cá nhân, doanh nghiệp và rất phổ biến trong thực tế. Ngân hàng luôn kiểm soát được mục đích và hiệu quả sử dụng tiền vay. Nếu có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Nhược điểm: nếu có tài sản bảo đảm thì giá trị món vay phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo. Nếu không có tài sản bảo đảm thì món vay bị hạn chế quy mô, thời hạn, lãi suất rất nhiều. b. Cho vay theo hạn mức tín dụng Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Trong cho vay hạn mức tín dụng có: cho vay trong hạn mức và cho vay ngoài hạn mức. Cho vay trong hạn mức: số dư <= hạn mức. Khách hàng có thể vay trả nhiều lần thường xuyên nhưng dư nợ không vượt quá hạn mức. Dư nợ Thời gian Cho vay ngoài hạn mức: số dư > hạn mức. Ngân hàng quy định hạn mức tín dụng cuối kỳ. Dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức nhưng đến cuối kỳ khách hàng phải trả để giảm dư nợ cho dư nợ cuối kỳ không vượt quá hạn mức. Cách thức cho ._.vay: khi khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động thường xuyên khách hàng sẽ vay ngân hàng. Mỗi lần vay khách hàng cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay tiền. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cách 1: Bước 1 Dự trữ hợp lý Dự trữ Hàng kém phẩm chất chậm luân chuyển cao nhất = thực tế - hàng không thuộc đối tượng cho vay kỳ trước cao nhất của ngân hàng Bước 2 Dự trữ hợp lý dự trữ hợp tăng (giảm) tăng (giảm) dự trữ cao nhất = cao nhất + dự trữ do giá + do tăng (giảm) kỳ này kỳ trước hàng hoá tăng sản lượng tiêu thụ Bước 3 Hạn mức tín dụng dự trữ vốn chủ sở hữu các nguồn khác cao nhất = hợp lý cao - tham gia - tham gia trong kỳ nhất kỳ này dự trữ dự trữ Cách 2: Bước 1 Chênh lệch dự trữ kỳ trước = dự trữ cao nhất – dự trữ bình quân Bước 2 Nhu cầu dự trữ = doanh số bán tính theo giá vốn kỳ này/ Bình quân kỳ này vòng quay hàng hoá dự trữ kỳ này Vòng quay được tính dựa trên doanh số bán của kỳ trước Vòng quay hàng hoá = doanh số bán ra tính theo giá vốn kỳ trước/ Dự trữ kỳ này dự trữ hàng hoá bình quân kỳ trước Bước 3 Nhu cầu tín dụng ngắn hạn = nhu cầu dự trữ bình quân trong kỳ để dự trữ hàng hoá + chênh lệch giữa dự trữ bình quân và dự trữ cao nhất - hàng hoá kém phẩm chất, không thuộc đối tượng vay - vốn chủ sơ hữu và các nguồn khác tài trợ cho nhu cầu dự trữ hàng hoá Đối với tín dụng trung và dài hạn tín dụng = nhu cầu - các nguồn khác ngân hàng đầu tư tham gia tài trợ Nếu doanh nghiệp chưa vay ngân hàng, ngân hàng có thể cho vay bằng với nhu cầu vừa tính. Nếu doanh nghiệp hiện đang vay ngân hàng thì số tiền có thể cho vay thêm là: Số tiền có thể = nhu cầu vay ngắn hạn - dư nợ đến thời Cho vay thêm ngân hàng trong kỳ điểm xin vay Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng mình đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng. Ưu điểm: thuận tiện cho khách hàng vay mượn thường xuyên vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ. Khi khách hàng có tiền từ thu nhập ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng. Nhược điểm: rủi ro do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay đó. Ngân hàng chỉ phát hiện khi khách hàng nộp báo cáo tài chính hoặc dư nợ lau không giảm sút. Đó là điều bất lợi cho khách ngân hàng. c. Cho vay thấu chi Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định này gọi là hạn mức thấu chi. Đối tượng: khách hàng có độ tin cậy cao thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn. Khi khách hàng gặp các trường hợp đặc biệt khó khăn hoặc đặc biệt thuận lợi. Cách thức vay: để được thấu chi khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi. Trong quá trình hoạt động khách hàng có thể ký séc lập uỷ nhiệm chi…. vượt quá số tiền gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi). khi khách hàng có tiền nhập vào tài khoản tiền gửi ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Số lãi khách hàng phải trả = lãi suất thấu chi * thời gian thấu chi * số tiền thấu chi. Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này. Ưu điểm: tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán: chủ động, nhanh, kịp thời. Là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo. Nhược điểm: rủi ro cao vì khi doanh nghiệp đặc biệt khó khăn các khoản vay thấu chi nếu không có hiệu quả sẽ không trả nợ cho ngân hàng. d. Cho vay luân chuyển Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể htiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Cách thức: đầu năm hoặc quý khách hàng phải làm đơn xin vay luân chuyển, ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức cho vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Thời hạn: hạn mức tín dụng có thể thoả thuận trong vòng một năm hoặc vài năm. Tuy nhiên đây không phải là thời hạn hoàn trả khoản vay mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định có cho vay nữa hay không. Yêu cầu: khi vay khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiền cần vay. Ngân hàng cho vay tiền và trả tiền chi người bán. Đối tượng vay: giá trị hàng hoá mua vào có hoá đơn hợp pháp, hợp lệ, đúng đối tượng đều là đối tượng được ngân hàng cho vay. Thu nhập bán hàng đều là nguồn chi trả cho ngân hàng. Vật đảm bảo: các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho đều có thể trở thành vật đảm bảo cho khoản vay. Đối tượng được vay: các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thu snả phẩm ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với khách hàng. Ưu điểm: rất thuận tiện, thủ tục vay chỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay, tạo lợi thế cho cả hai bên. Nhược điểm: tạo mối quan hệ cộng hưởng giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ thì ngân hàng sẽ khó khăn trong thu hồi vốn. e. Cho vay trả góp Là hình thức cho tín dụng theo đó ngân hàng và khách hàng thoả thuận chia tổng gốc và lãi làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng. Đối tượng áp dụng: cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng hoá lâu bền. Cách thức: số tiền trả mỗi lần thường được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ. Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán về số hàng hoá mà khách hàng đã mua trả góp. Các cửa hàng bán lẻ nhận ngay tiền sau khi bán hàng từ phía ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng hoặc khách hàng trả trực tiếp cho ngân hàng. Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho người mua nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá. Hình thức này có mức độ rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp chình bằng hàng hoá mua trả góp. Do đó lãi suất cho vay trả góp thường cao trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng. Ưu điểm: đáp ứng kịp thời nhu cầu cho khách hàng. Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho người mua nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá. Nhược điểm: khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. 3. Theo thời hạn cho vay Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Có thể chia làm các loại sau: Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn Có thể lập bảng so sánh giữa các hình thức cho vay trên: Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Thời gian Dưới 12 tháng Trên 1 năm đến 5 năm Trên 5 năm Mục đích vay Bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp Tài trợ cho các tài sản cố định như: sửa nhà, mua trang thiết bị, hàng hoá, vật liệu… Tài trợ cho các công trình như: nhà, cầu đường, máy móc….phát triển sản xuất… Lãi suất Thấp Cao Cao nhất Tính thanh khoản của món vay Cao Thấp Thấp nhất Độ rủi ro Thấp Cao Cao nhất 4. Theo tài sản bảo đảm Cho vay có tài sản bảo đảm Cho vay không có tài sản bảo đảm a. Cho vay có tài sản bảo đảm Cho vay có tài sản bảo đảm là viec cho vay vốn của tổ chức tín dụng theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thư ba. - Cho vay thế chấp: là hình thức cho vay mà người nhân tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc sử dụng các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. - Cho vay cầm cố: là hình thức cho vay mà người nhận tài trợ cảu ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản bảo đảm sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết. b. Cho vay không có tài sản bảo đảm Các căn cứ để ngân hàng có thể cho khách hàng vay theo hình thức này là: ý thức của khách hàng, tình hình tài chính, lịch sử của khách hàng, lợi tức có thể có trong tương lai củ dự án xin vay vốn…. - Cho vay tín chấp: là hình thức cho vay của ngân hàng căn cứ vào uy tín, sự tin tưởng đối với khách hàng. - Bảo lãnh: là hình thức cho vay căn cứ vào sự bảo lãnh băng uy tín của người thư ba. Người thứ ba khi đứng ra làm người bảo lãnh sẽ cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính với ngân hàng thay cho người đi vay khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Đối với những người bảo lãnh có uy tín như Nhà nước, các tổ chức tài chính lớn, các công ty… thì ngân hàng chấp nhận bảo lãnh không cần có tài sản đảm bảo nhưng đối với những người bảo lãnh chưa có uy tín, ngân hàng vẫn đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm. Vì vậy uy tín của người bảo lãnh là hết sức quan trọng. Phát triển tín chấp rất có lợi bởi vì có những khách hàng có dự án tốt khả năng sinh lời cao nhưng không có tài sản thế chấp nên không được vay vốn. Ngoài ra tín chấp còn tạo điều kiện cho mọi đối tượng đặc biệt là học sinh, sinh viên tiếp cận với các nguồn vốn phục vụ nhu cầu học tập trong nước hoặc du học hoặc giúp họ có vốn ban đầu để khởi nghiệp kinh doanh. 5. Theo mức độ tín dụng Cho vay trực tiếp Cho vay gián tiếp a. Cho vay trực tiếp Là hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng: ngân hàng trực tiếp cho khách hàng vay vốn thông qua hồ sơ vay vốn mà khách hàng nộp cho ngân hàng. khách hàng làm việc trực tiếp với cán bộ ngân hàng để noọp đơn xin vay vốn, thoả thuận các vấn đề liên quan…. b. Cho vay gián tiếp Là hình thức cho vay thông qua tổ chức trung gian. Đó là các tổ, đội, nhóm, hội như: nhóm sản xuất, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... Mục đích được các tổ chức này cùng quan tâm đến là vấn đề phát triển kinh tế, làm giàu, xoá đói giảm nghèo dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Đối tượng đị vay là các hộ nông dân, người bán buôn nhỏ, các hộ nghèo, học sinh, sinh viên…. Hình thức cho vay có 2 loại: * Cho vay gián tiếp thông qua tổ chưc trung gian Là các tổ, hội, đội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh… Các tổ chức trung gian này sẽ đứng ra bảo lãnh cho các thành viên trong hội vay vốn của ngân hàng nhằm mục đích phát triển kinh tế cho các thành viên trong hội, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người nông dân. Thể thức cho vay được thể hiện qua sơ đồ sau: Ngân tổ chức trung gian khách hàng hàng (tổ, đội, hội, nhóm) (nông dân, bán buôn nhỏ…) ngân hàng phân tích tín dụng trước khi cho vay ngân hàng phát tiền vay trực tiếp cho khách hàng các tổ chức trung gian thu nợ hộ ngân hàng Ưu điểm: thu hút được lượng khách hàng không có hoặc không đủ tài sản thế chấp. * Cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất. Việc cho vay này sẽ hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích. Sơ đồ cho vay : Ngân hàng (3) người bán lẻ (1) (2) Người vay ngân hàng ký kêt hợp đồng tín dụng với người vay ( khách hàng ) người vay mua hàng người bán tập trung các hoá đơn bán hàng gửi lên ngân hàng đề nghị thanh toán. Sau đó ngân hàng thu nợ của khách hàng. Cho vay gián tiếp thông quan các tổ chức trung gian thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán cách xa ngân hàng. Thông qua hình thức cho vay này sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí cho vay, giảm bớt rủi ro. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những khiếm khuyết: nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình để tăng lãi suất cho vay hoặc láy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình, còn các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng hoặc bán với giá đắt cho người vay vốn. So sánh giữa hai hình thức cho vay trên - Cho vay trực tiếp là sự tiếp xúc trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng không qua một tổ chức nào. Còn cho vay gián tiếp ngân hàng và khách hàng giao dịch thông qua một tổ chức hoặc một người khác làm trung gian. - Cho vay trực tiếp khách hàng cần phải có tài sản đảm bảo. Còn cho vay gián tiếp không cần có tài sản đảm bảo mà chỉ cần co một tổ chức hoặc một người khác đứng ra bảo lãnh làm trung gian vay vốn. - Sự khác nhau giữa hai hình thức này giúp cho ngân hàng định vị được thị trường cho vay của mình để áp dụng đối với từng loại khách hàng có nhu cầu vay vốn. 6. Một số tiêu thức khác để phân loại tín dụng : Cho vay một ngân hàng tài trợ hoặc cho vay hơp vốn Cho vay theo mục đích sử dụng vốn: cho vay đảm bảo thanh khoản, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh… Cho vay theo đối tượng đi vay vốn: cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp, cho vay các tổ chức xã hội…. Cho vay theo lĩnh vực: cho vay trong nông nghiệp, công nghiệp….. V. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM 1. Các chính sách kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Đây là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, vì thế hoạt động ngân hàng chịu sự giám sát rất chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng. Các chính sách của nhà nước như: chính sách ưu đãi, phát triển hệ thống tài chính, tỷ giá, các quyết định về dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu……..đều có ảnh hưởng đên hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Trên cơ sơ các chính sách đó các ngân hàng xây dưng cho mình kế hoạch tín dụng riêng. Mỗi sự thay đổi các chính sách đó đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới ngân hàng cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tháng 7/2004 NHNN tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VNĐ từ 2% lên 5%; đối với ngoại tệ không kỳ hạn, kỳ hạn < 12 tháng tăng từ 4% lên 8%; tiền gửi ngoại tệ từ 12-24 tháng tăng từ 1% lên 2%. Sự thay đổi đó làm giảm nguồn cho vay của ngân hàng. Nhưng khi NHNN thực hiện cơ chế lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc thì lại làm cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn hiệu quả hơn. Khi nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt hoặc mở rộng cung ứng tiền tệ bằng công cụ tăng hoặc giảm lãi suất chiết khấu sẽ dẫn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng bị thu hẹp hoặc được mở rộng. Năm 2002 theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTG ngày 04/10/2002 ngân hàng chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 01/09/1995 của thống đốc NHNHVN. Ngoài các chính sách của nhà nước như trên thì các văn bản pháp quy như các văn bản vể tài sản bảo lãnh, thế chấp, cầm cố, chế độ xử lý nợ xấu, nợ quá hạn….đều ảnh hưởng tới chính sách tín dụng của ngân hàng. Ví dụ như các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo. Tuỳ từng loại tài sản đảm bảo và giá trị của nó mà ngân hàng có thể cho vay: với những tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đât khách hàng có thể được vay tối đa là 50% giá trị đất đó. Với quy đinh các khoản vay phải có tài sản đảm bảo thì đã làm hạn chế đối tượng cho vay của ngân hàng – với những khách hàng không có tài sản bảo đảm sẽ không được vay vốn tại ngân hàng dù khách hàng đó có phương án sản xuất kinh doanh tốt, có khả năng sinh lời cao. Hay khi khách hàng bị chuyển nợ quá hạn thì phải chịu mức lãi suất phạt tối đa là 150% lãi suất vay….Đối với những khoản cho vay bị trích lập dự phòng rủi ro thì làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Một trong những nhân tố liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng là quy trình cho vay. Các cán bộ tín dụng khi cho vay phải tuân theo quy trình cho vay đã được quy định cũng như là các điều kiện vay. Đối với mỗi loại khách hàng khác nhau, mỗi loại phương thức vay khác nhau sẽ có những điều kiện vay khác nhau. Điều kiện vay thông thoáng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, đặc biệt với khách hàng là nông dân thì họ rất ngại trong viêc lập một hồ sơ vay vốn quá nhiều giấy tờ và thủ tục. Bên cạnh các chính sách vĩ mô thì môi trường kinh tế: khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu của dân cư, nhu cầu về vốn và tiền gửi của dân cư cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi thu nhập của dân cư cao, ổn định thì khả năng thanh toán của họ cao. Họ sẽ có những khoản tiền nhàn rỗi, đó là cơ hội để ngân hàng huy động vốn và từ đó làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Hay trên địa bàn có nhu cầu vốn lớn sẽ là điểu kiên thuận lợi cho ngân hàng mở rông tín dụng. Không những môi trường kinh tế địa phương mà cả môi trường kinh tế đất nước và thế giới cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một nền kinh tế suy thoái tức là hoạt động sản xuất kinh doanh ngừng trệ thì ngân hàng không thể mở rộng tín dụng được. Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá rất nhanh, nhiều công nghệ hiện đại ra đời, hoạt động thương mai phát triển làm cho hoạt động tín dụng cũng trở nên đa dạng và phong phú. Các nhân tố khách quan: thiên tai, dịch bệnh, môi trường công nghệ, môi trường văn hoá, dân số, địa lý….cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Như dịch cúm gà vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Để khắc phục ngân hàng nông nghiệp đã có chính sách hỗ trợ nhứng người nuôi gia cầm.Với vùng nông thôn, vùng núi thì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay để phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Với vùng thành phố, đô thị thì hoạt động tín dụng thương mại, dịch vụ rất phát triển. Hay đối với địa phương có nhiều làng nghề phát triển thì việc mở rộng tín dụng phát triển làng nghề là rất cần thiết. Nói chung tuỳ thuộc kinh tế vung miền mà mỗi ngân hàng xác định định hướng kinh doanh cho mình, nên mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nào, theo chiều hướng nào, với đối tượng nào. 2. Các nhân tố từ phía khách hàng Các hoạt động của ngân hàng đều nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoạt động tín dụng là nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng. Khách hàng của ngân hàng là những cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp….Mỗi loại khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Có nhu cầu về vốn thì mới có hoạt động tín dụng. Vì thế nhu cầu tín dụng của khách hàng là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đối với khách hàng là cá nhân thì nhu cầu về vốn thường không lớn, thời gian vay không dài, họ thường vay theo phương thức từng lần. Đối với các doanh nghiệp thì nhu cầu vốn là lớn, họ vay bằng nhiều phương thức hơn: vay hạn mức, vay luân chuyển, vay thấu chi… Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập cho ngân hàng. Một trong những điều kiện để ngân hàng cho khách hàng vay vốn là khách hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ. Khách hàng làm ăn có lợi nhuận cao sẽ đảm bảo việc trả nợ đúng hạn, nhưng ngược lại nếu làm ăn thua lỗ sẽ không trả nợ được ngân hàng, làm cho ngân hàng không thu hồi được nợ dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đó là một trong những rủi ro của ngân hàng. Để khắc phục, ngân hàng phải thẩm định, kiểm tra khách hàng cả trước trong và sau khi cho vay. Bất kỳ một khoản tín dụng nào đều chứa đựng những rủi ro. Một trong những rủi ro xuất phát từ phía khách hàng là rủi ro đạo đức. Khách hàng có trình độ văn hoá cao, tiềm lực kinh tế vững mạnh, biết sử dụng vốn đúng cách sẽ giảm thiều được rủi ro trong tín dụng cho ngân hàng và cũng là điều kiện để ngân hàng có thể mở rông tín dụng. Tóm lại, các yếu tố thuộc về khách hàng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhu cầu của khách hàng về vốn sẽ giúp ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng của mình. Phương án sản xuất kinh doanh, năng lưc tài chính của khách hàng cũng như năng lực hành vi và tư cách pháp nhân của khách hàng là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định có cho vay hay không đối với khách hàng. Bên cạnh đó trình độ văn hoă, sản xuất kinh doanh của khách hàng quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng – từ đó đánh giá được khoản vay đo là tốt hay không tốt, đem lại thu nhâp cho ngân hàng ở mức độ nào. Ngoài ra đạo đức của khách hàng cũng rất quan trọng. Nhiều khách hàng có tính chây ỳ trong việc trả nợ ngân hàng, điều đó có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của khoản tín dụng đó cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường thì đối thủ cạnh tranh có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và trong lĩnh vưc ngân hàng cũng vậy. Các ngân hàng phải luôn nắm bắt được những đông thái của đối thủ cạnh tranh. Khi họ giảm lãi suất cho vay hay có ưu đãi trong cho vay điều đó nhằm thu hút khách hàng và nếu ngân hàng không có chính sách đối ứng thì hiển nhiên một phần khách hàng của ngân hàng sẽ bị mất và hoạt động tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng. 3. Các yếu tố từ phía ngân hàng Trước hết đó là các chính sách tín dụng của ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều phải xây dựng riêng cho mình một chính sách tín dụng. Trong chính sách đó bao gồm các vấn đề như: đối tượng cho vay, phương thức cho vay, điều kiện cho vay, cách xử lý các loại nợ…..chính sách tín dụng thông thoáng sẽ thu hút được khách hàng. Quy mô, nguồn vốn, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính cũng là những yếu tố tác động đến tín dụng của ngân hàng. Vì hoạt động của ngân hàng là huy động vốn để cho vay, nguồn vốn phải đủ lớn thì ngân hàng mới có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Vốn chủ sở hữu là yếu tố để quy định khoản vay tối đa mà ngân hàng cho một khách hàng vay. Đó là các yếu tố thu hút, hấp dẫn khách hàng và là điều kiện để ngân hàng thực hiện những khoản tín dụng lớn, mạo hiểm và hoạt động thông thoáng hơn. Ngoài ra, quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Năng lực và trình độ cán bộ tín dụng sẽ tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, xây dựng hình ảnh ngân hàng. Cán bộ tín dụng đồng thời là người tư vấn cho khách hàng. Ngày nay, kinh tế càng phát triển, nhu cầu về vốn vay càng lớn và đa dạng. Để đáp ứng được ngân hàng cân có một hệ thống công nghệ hiện đại, nó giúp cho việc cho vay với nhiều khách hàng, thực hiện nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng I. khái quát về nhno huyện Đan Phượng 1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động NHNo huyện Đan Phượng là một chi nhánh cấp 2 của NHNo. Quy mô hoạt động của ngân hàng nhỏ. Tổ chức bộ máy của NHNo huyện Đan Phượng Giám đốc Phó giám đốc phó giám đốc nhân sự và KSNBB Kế toán-ngân quỹ kinh doanh Ngân hàng cấp 3 NHNo huyện Đan Phượng cơ cấu tổ chức gồm: 1 giám đốc 2 phó giám đốc 3 phòng ban: phòng kế toán- ngân quỹ, phòng kinh doanh, phòng hành chính và kiểm soát nội bộ 2 chi nhánh cấp 3: NHNo xã Tân Hội và NHNo xã Thọ An * Ban giám đốc gồm: - 1 giám đốc - 2 phó giám đốc (1 phó giám đốc phụ trách tín dụng, 1 phó giám đốc phụ trách kế toán) * Phòng kế toán – ngân quỹ gồm: 8 cán bộ Phòng kế toán – ngân quỹ là nơi giao dịch với khách hàng, hạch toán những hoạt động phát sinh hàng ngày của ngân hàng và là nơi thu chi tiền mặt. Phòng được chia làm 6 quầy, mỗi quầy đảm nhiệm những phần công việc: - Hạch toán những khoản vay, trả nợ của doanh nghiệp và các xã, mở tài khoản cho khách hàng, chuyển tiền và chuyển tiền điện tử. - Hạch toán cho vay, trả nơi đối với hợp tác xã, kinh doanh ngoại tệ, chi tiêu nội bộ. - Hạch toán các khoản tiền gửi, rút tiết kiệm và cho vay cầm cố. - Thu chi các khoản tiết kiệm bằng VNĐ, thu các khoản tiền gửi vào tài khoản của khách hàng, thu chi các khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, thu chi ngoại tệ, chi tiền vay; séc cho khách hàng, thu các khoản trả lãi ngân hàng, thu phí dịch vụ. * Phòng kinh doanh (phòng tín dụng) gồm: 7 cán bộ (trong đó có 1 cán bộ thẩm định). Trong đó: 2 cán bộ tín dụng phụ trách thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp và kèm cho vay đối với 1 xã. Các cán bộ tín dụng còn lại, mỗi người đảm nhận cho vay đối với một số xã còn lại. NHNo huyện Đan Phượng thực hiện cho vay đối với 5 xã và 51 doanh nghiệp. Phòng kinh doanh là nơi giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng. * Phòng nhân sự và kiểm soát nội bộ có 1 cán bộ vừa là trưởng phòng nhân sự vừa là tổ trưởng tổ kiểm soát nội bộ. * NHNo chi nhánh cấp 3 xã Tân Hội (gồm 7 cán bộ) - Ban giám đốc gồm : 1 giám đốc + 1 phó giám đốc - Phòng kế toán – ngân quỹ gồm: - 1 cán bộ kế toán + 1 cán bộ ngân quỹ - Phòng tín dụng gồm: - 3 cán bộ (phó giám đốc kiêm tổ trưởng tổ tín dụng) * NHNo chinh nhánh cấp 3 Thọ An (gồm 9 cán bộ) - Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc + 1phó giám đốc - Phòng kế toán – ngân quỹ gồm: 3 cán bộ - Phòng tín dụng gồm: 4 cán bộ (phó giám đốc kiêm tổ trưởng tổ tín dụng) 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo huyện Đan Phượng Huy động vốn Tín dụng Các dịch vụ Hoạt động tài chính 2.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng, nó đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Trong hoạt động huy động vốn gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các ngân hàng khác. Tại NHNo huyện Đan Phượng thì hoạt động huy động vốn gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của dân cư. * Tiền gửi thanh toán là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung lãi suất của khoản tiền này rất thấp hoặc bằng không, thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khoản. Thủ tục mở rất đơn giản. Yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư. Tại NHNo huyện Đan Phượng thì khách hàng muốn mở tài khoản và để tài khoản hoạt động thì trong tài khoản của khách hàng là cá nhân có ít nhất 100 nghìn đồng, đối với khách hàng là doanh nghiệp thì ít nhất là 1 triệu đồng. Khách hàng mở tài khoản chủ yếu là các doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân mở tài khoản nhằm mục đích nhận tiền từ nước ngoài chuyển về hay để thuận tiện cho việc nhận và chuyển tiền đi trong nước. * Tiền gửi của dân cư: các tầng lớp dân cư có các khoản thu nhập tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng. Trong điều kiện ngày nay việc tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng là rất thuận lợi. Vì thế họ tìm đến ngân hàng nhằm mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm và nhu cầu bảo toàn được chú trọng hơn. Nguồn tiền của dân cư là khá lớn vì thế mà ngân hàng cố gắng thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm này. Để thực hiện được các ngân hàng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Tại NHNo huyện Đan Phượng có các loại tiết kiệm như: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn (với các loại kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng…), tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang (có kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng, đây là loại tiết kiệm rất có lợi cho khách hàng, mức lãi suất được tính dựa theo thời gian gửi của khoản tiền đó: ví dụ khoản tiền đó gửi được từ 3 tháng đến dưới 6 tháng thì toàn bộ số thời gian gửi đó được tính lãi suất của 3 tháng…), tiền gửi tiết kiệm dự thưởng của tỉnh Hà Tây (khách hàng gửi tiền cư 5 triệu được 1 phiếu dự thưởng và cứ 30 triệu được thưởng 50 nghìn đồng). Trong đợt mở thưởng trước khách hàng của NHNo huyện Đan Phượng đã trúng nhiều giải trị giá 200 nghìn đồng và 2 khách hàng trúng giải thưởng trị giá 3 triệu đồng. Đó là những khuyến khích, hấp dẫn khách hàng gửi tiền tiết kiệm theo hình thức này. Trong 3 năm gần đây tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng như sau: Đơn vị: Tỷ đồng 2003 2004 2005 TGTK không kỳ hạn 26,354 30,929 31,897 TGTK kỳ hạn < 12 tháng 29,692 22,080 20,268 TGTK kỳ hạn > 12 tháng 45,227 69,968 111,511 TGTK ngoại tệ đã quy đổi 33,310 47,180 59,272 Cộng 134,584 170,157 222,948 (Số liêu từ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005) Nguồn huy các năm 2004, 2005 đều tăng so với năm trước. Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động là 170,157 tỷ đồng, tăng 35,573 tỷ đồng so với năm 2003, tốc độ tăng trưởng là 26,4%, bình quân một cán bộ có số dư nguồn vốn là 4,862 tỷ đồng. Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động là 222,948 tỷ đồng, tăng 52.791 triệu đồng (trong đó tiền gửi dân cư tăng 51,4 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng 31%, bình quân mỗi cán bộ có số dư nguồn vốn là 6,370 tỷ đồng. Đạt 106% kế hoạch do NHNo tỉnh giao. Trong đó: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn năm 2005 tăng 0,968 tỷ đồng so với năm 2004. - Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn < 12 tháng năm 2005 giảm 1,812 tỷ đồng so với năm 2004. - Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn > 12 tháng năm 2005 tăng 41,543 tỷ đồng so với năm 2004. - Tiền gửi ngoại tệ đã quy đổi tăng 12,092 tỷ đồng so với năm 2004. Trong năm 2004 tỷ trọng của: - Tiết kiệm không kỳ hạn chiếm 18,2% tổng nguồn vốn - Tiết kiệm kỳ hạn < 12 tháng chiếm 13 % tổng nguồn vốn - Tiết kiệm kỳ hạn > 12 tháng chiếm 41,1% tổng nguồn vốn - Tiết kiệm ngoại tệ đã quy đổi chiếm 27,7% tổng nguồn vốn Trong năm 2005 tỷ trọng của: - Tiết kiệm không kỳ hạn chiếm 14,3% tổng nguồn vốn - Tiết kiệm kỳ hạn < 12 tháng chiếm 9,1 % tổng nguồn vốn - Tiết kiệm kỳ hạn > 12 tháng chiếm 50% tổng nguồn vốn - Tiết kiệm ngoại tệ đã quy đổi chiếm 26,6% tổng nguồn vốn Trong 2 năm 2004 và 2005 tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn > 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn ._.ách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt phạm vi doanh nghiệp nếu khoản vay có đủ điều kiện tín dụng quy định. NHNo huyện Đan Phượng là chi nhánh cấp 2 của NHNo Việt Nam. Với những quy định mới trong cho vay đối với khách hàng đã tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Một vài năm gần đây hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đan Phượng được ngân hàng trú trọng quan tâm mở rộng. Theo nghị quyết của chính phủ số 90/2001/NQ-CP ngày 23/11/2001 thì định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn dăngký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hang năm nhỏ hơn 300 người. Như vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đan Phượng hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ. Hiện nay có tất cả hơn 50 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong đó có: + 01 DNNN là Xí nghiệp thuốc thú y trung ương + 10 HTX + 02 CTCP: Thạch Bàn và Cồn giấy rượu + 25 CTTNHH + 13 DNTN Tính đến ngày 31/12/2005 thì: + Xí nghiệp thuốc thú y trung ương có dư nợ:hơn 9 tỷ đồng; + HTX CN dệt Tân Lập có dư nợ: 2,6 tỷ đồng (lớn nhất trong các HTX) + CTCP Thạch Bàn có dư nợ: gần 17 tỷ đồng (lớn nhất trong các CTCP+CTTHHH); CTTNHH Xuân Phương là:hơn 5 tỷ đồng (đứng thứ 2). + DNTN Hồng Giang có dư nợ:3,88 tỷ động (lớn nhất trong các DNTN). Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp của NHNo huyện Đan Phượng: Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng dư nợ cho vay 141,096 145,838 171,677 Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp 53,444 66,398 70,962 Dư nợ cho vay doanh nghiệp /tổng dư nợ 37,9% 45,5% 41,3% Dư nợ cho vay DNNN 11,987 9,705 9,262 Dư nợ cho vay HTX 2,661 2,700 4,410 Dư nợ cho vay công ty 32,078 45,838 48,362 Dư nợ cho vay DNTN 6,718 8,155 8,928 Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp năm 2004 và 2005 tăng so với năm trước đó. + Năm 2004 tăng 12,954 tỷ đồng (tốc độ tăng: 24,2%) + Năm 2005 tăng 4,564 tỷ đồng (tốc độ tăng: 6,9%) Trong đó, dư nợ cho vay của DNNN giảm còn lại các doanh nghiệp khác tăng. Ta thấy dư nợ năm 2004 tăng (giảm) đều lớn hơn nhiều so với số lượng dư nợ cho vay tăng (giảm) của năm 2005. Trong tổng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp thì dư nợ cho vay của các công ty chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 60% năm 2003, gần 70% năm 2004 và 2005). Vì có tới 27 công ty có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn/tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp năm 2003:57,5%, năm 2004:72,9%, năm 2005:75,8%. Vì do nhu cầu của các doanh nghiệp chủ yếu là ngắn hạn và một số doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện để được vay trung hạn. Hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp khá an toàn vì tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp thấp: năm 2003 và 2004 không có nợ quá hạn, năm 2005 chỉ có CTCP cồn giấy rượu nợ quá hạn 0,210 tỷ đồng. Như vậy, khả năng sử dụng vốn và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp là tốt. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp. III. Đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng 1. Thế mạnh của NHNo huyện Đan Phượng NHNo huyện Đan Phượng là tổ chức tín dụng lớn nhấ trên địa bàn huyện. Chỉ có ngân hàng mới có khả năng đáp ứng những nhu cầu vốn cho mọi đối tượng khách hàng trên địa bàn đặc biệt là những khách hàng là doanh nghiệp. Ngoài ra với các dịch vụ của mình ngân hàng đáp ứng nhu cầu về thanh toán và chuyển tiền của khách hàng. Trong một vài năm gần đây nền kinh tế huyện Đan Phượng đã có nhiều đổi mới, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm, thương mại-dịch vụ tăng, nhiều cụm, khu công nghiệp đã đang được xây dựng. Đó là những điều kiện thuận lợi cho ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế huyện hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ: doanh số cho vay, thu nợ, dư nơ 3 năm gần đây đều tăng, thu lãi từ hoạt động tín dụng cũng tăng. Với trình độ, kinh nghiệm và phong cách đổi mới trong giao dịch của các cán bộ tín dụng đã thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng cũng như gửi tiền tại ngân hàng. Có được những kết quả đó là do: +Ngân hàng đã luôn nghiên cứu, nắm bắt tình hình kinh tế xã hội của địa phương để có những dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của NHNN&PTNT tỉnh. Thực hiện đúng nguyên tắc tín dụng: an toàn, hiệu quả và quản lý được nợ. Các khoản tín dụng đều được kiểm tra chặt chẽ trước trong và sau khi cho vay. Thẩm định tín dụng đã được coi trọng hơn. Các nhân viên tín dụng luôn có sự nhắc nhở kịp thời những khách hàng vay sắp đến ngày trả nợ. Điều đó đôn đốc sự trả nợ của khách hàng. Việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Mở rộng tín dụng phải đi đôi với củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. +Trong cho vay, một số khách hàng thường chây ỳ trong việc trả nợ. Điều đó làm cho các khoản nợ rơi vào tình trạng nợ quá thời hạn, nợ xấu và dẫn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng bị giảm, hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng. Để giải quyết tình trạng đó, ngân hàng luôn quan tâm dến chất lượng tín dụng, có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn một cách triệt để. Luôn có sự nhắc nhở kịp thời các chủ nợ đến ngày trả nợ. Trong năm qua ngân hàng đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã trong huyện thành lập các tổ thu hồi xử lý nợ và đã thành lập được 12 xã/16 xã, thị trấn trong huyện. Nhờ đó 800 triệu đồng nợ quá hạn đã được thu hồi, giảm đảng kể tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay của ngân hàng. Giải quyết vấn đề nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, hạn chế được sự chây ỳ trong trả nợ của khách hàng, từ đó tạo cơ sở để ngân hàng mở rộng tín dụng trong thời gian tới. +Để vay được vốn tại ngân hàng, khách hàgn phải có một bộ hồ sơ tín dụng gồm một số giấy tờ: đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh, biên bản thẩm định…. Tuỳ từng hình thức vay mà có bộ hồ sơ riêng phù hợp. Để hoàn tất một bộ hồ sơ tín dụng thì nhân viên tín dụng phải làm việc nghiêm túc, chấp hành đúng nguyên tắc, điều luật trong cho vay. Việc đánh giá một tài sản đảm bảo, thế chấp hay một phương án sản xuất kinh doanh là một vấn đề hết sức khó khăn. Đó là những vật đảm bảo cho chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt là việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của các chủ nợ. Nhưng trong năm qua với sự nỗ lực của các nhân viên tín dụng những khó khăn đó đã dần được tháo gỡ. Những món vay chứa đựng ít rủi ro hơn. +Trong công tác tín dụng, để đánh giá được chất lượng của các khoản vay thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng nhân viên tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng. Có thể nói đó là một yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng tín dụng. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, ban lãnh đạo cũng đã thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp và kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ điều hành tác nghiệp trong công tác tín dụng. Ngân hàng đã tổ chức học tập các qui chế tín dụng và kiến thức của ngành cho các nhân viên để nâng cao ttrình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Những văn bản pháp luật mới, qui chế mới đều được cập nhật và phổ biến cho các cán bộ một cách nhanh chóng, kịp thời. Nhờ đó, trong hoạt động tín dụng đã hạn chế được những sai sót trong quá trình tác nghiệp. +Ngân hàng cũng đã thực hiện việc phân tích, phân loại nợ, phân loại khách hàng một cách nghiêm túc. Đối với những khoản vay kém hiệu quả, có khả năng mất vốn kiên quyết từ chối cho vay. Đẩy mạnh việc cho vay đối với những khách hàng có tiềm năng tài chính và có dự án khả thi. +Là một NHNo, đối tượng cho vay chính nhằm vào các hộ sản xuất trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Vì thế, ngân hàng đã thực hiện chủ trương mở rộng cho vay đối với các hôn sản xuất trong khu vực này vã chiếm lĩnh thị phần tín dụng tại khu vực nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn. Ngân hàng đã phối hợp với các đoàn thể như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ… để tuyên truyền về các chính sách tín dụng và hướng dẫn các tổ nhóm trong việc vay nốn. Hiện nay đã có hơn 100 tổ nhóm tham gia vay vốn với số vốn vay là trên 20 tỷ đồng, các tổ nhóm đều hoạt động tốt. +Ban lãnh đạo NHNo huyện Đan Phượng luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát. Thường xuyên kiểm tra và duy trì các biện pháp giám sát có bài bản, luôn xuống các phòng ban để kiểm tra, xem xét tình hình làm việc của các cán bộ. Từ đó kịp thời phát hiện những sai sót, uốn nắn và khắc phục những tồn tại. Thành lập đoàn kiểm tra chéo giữa các khu vực ngân hàng trung tâm và ngân hàng cấp 3. Với sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong năm 2005 đã thực hiện đối chiếu 16/16 xã có dư nợ tín dụng. Số hộ vay vốn trên toàn địa bàn là 4391 hộ với tổng số tiến là 76,402 tỷ đồng. Qua thực hiện đối chiếu đã kịp thời chấn chỉnh những sai sót quá trính sử dụng vốn vay của các hộ góp phần củng cố chất lượng tín dụng. Nhìn chung trong năm 2005 đã không xảy ra sai sót lớn. Trong năm 2005 thực tế đã kiểm tra được 4.101 hộ vay với số tiền là 68,136 tỷ đồng; và 72 tổ nhóm đã được kiểm tra và thực tế đã kiểm tra cụ thể 1.296 hộ, số tiền là 10,368 tỷ đồng bảo đảm an toàn vốn tín dụng. Trong đợt thanh tra của ngân hàng tỉnh năm 2005, NHNo huyện Đan Phượng cũng đã tích cực giúp đỡ đoàn thanh tra để cuộc thanh tra được thực hiện một cách nghiêm túc, có kết quả chính xác. Và kết quả sau thanh tra là hoạt động tín cụng của NHNo huyện Đan Phượng có chất lượng, an toàn, bền vững được phát huy tốt. Những kết quả đánh giá đó đã tạo điều kiện cho hoạt động tương lai của ngân hàng được bền vững. Trong bất cứ ngành nghế nào, lĩnh vực nào, công việc kiểm tra, kiểm soát là hết sức cần thiết và có một vai trò quan trọng. Vì thế, NHNo huyện Đan Phượng đã thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ công tác này. 2. Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng thì còn nhiều hạn chế và khó khăn: * Cho vay đối với hộ sản xuất: - Nhiều hộ sản xuất là tối tượng thường xuyên của ngân hàng, có tín nhiệm trong quan hệ vay vốn với ngân hàng. Nhưng mỗi lần vay phải làm hồ sơ vay vốn mới gây tốn kém và mất thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng. - Khó khăn trong việc thẩm định cho vay đối với khách hàng là hộ sản xuất đặc biệt là hộ nông dân. Tài sản của hộ là tài sản đồng sử dụng của nhiều người nên khi vay phải có chứng thực của những người đó. Hộ sản xuất trong lĩnh vực có nhiều rủi ro khách quan. Thu nhập của hộ từ nhiều nguồn nhưng nhở lẻ và không ổn định. - Hiện nay, nhu cầu vốn đối với các hộ cũng ngày càng tăng, quy mô hộ lớn hơn. Vì thế, cần nâng mức cho vay không cần tài sản thế chấp cho hộ hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và không có bị nợ quá hạn. * Cho vay đối với các doanh nghiệp: - Về điều kiện tài sản thế chấp. Theo quy định khi thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, tài sản phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải có đăng ký quyền sở hữu thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Với NHNo huyện Đan Phượng, chỉ cho thế chấp băng quyền sở hữu đất. Mà việc cấp chứng nhận quyền sở hữu đất tại Đan Phượng đang là vấn đề khó khăn, nhiều hộ chưa được cấp sổ đỏ. Chính vì thế mà gây khó khăn trong vay vốn của ngân hàng. - Doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng phải có 30% vốn tự có tham gia dự án. Trong khi vốn tự có thấp, phần lớn lại có nhu cầu vay ngân hàng tới 80% tổng vốn cho dự án. - Hơn nữa việc định giá tài sản thế chấp là theo khung giá của nhà nước, mức giá này thấp hơn nhiều so với giá thị trường + mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp. Vì thế mà doanh nghiệp chỉ có thể vay được số vốn nhỏ hơn nhiều so với giá trị thực tế của tài sản thế chấp. - Điều kiện về tài sản thế chấp không đảm bảo nhưng hình thức vay vốn bằng tín chấp lại không được áp dụng tại NHNo huyện Đan Phượng. - Ngân hàng không dám mạnh dạn cho vay, nhất là đối với khoản vay lớn không có tài sản bảo đảm mặc dù doanh nghiệp đó kinh doanh tốt, có dự án tốt có khả năng sinh lời cao. Chương III : Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng I. Định hướng phát triển của NHNo huyện Đan Phượng Nhằm phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2005, khắc phuc khó khăn, tồn tại ngân hàng đã đặt ra cho mình mục tiêu cụ thể trong năm 2006: - Nguồn vốn huy động: 280 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 26% - Dư nợ cho vay: 210 tỷ, tăng 38 tỷ so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 22% - Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức < 1%/ tổng dư nợ - Duy trì và phát triển phong trào thi đua, phấn đấu trở thành cơ sở văn hoá. Để đạt được các mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm ngân hàng đã giao kế hoạch năm 2006 cho các phòng, các ngân hàng cấp 3 và cho từng cá nhân. Chú trọng đến các chương trình chuyể dịch cơ cấu kinh tế, các dự án cụm, điểm công nghiệp của huyện. Mở rộng cho vay thông qua tổ nhóm, tạo thuận lợi tối đa cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Tiếp tục triển khai đề án phát triển dịch vụ ngân hàng, chuẩn bị triển khai lắp đặt hệ thống máy rút tiền tự động ATM và các thiết bị thanh toán thẻ. Hiện đại hoá hệ thống ngân hàng: đưa hệ thống world bank vào trong hoạt động của ngân hàng, tiến tới thực hiện “giao dịch một cửa”. Khách hàng mục tiêu là nông dân, hộ sản xuất. II. Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Đan Phượng. Trước thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo huyện Đan Phượng cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn và hạn chế. Để khắc phuc những tồn tại đó, đưa ngân hàng phát triển theo những định hướng đã vạch ra cần thực hiện các giải pháp sau: 1. Giải pháp chủ yếu Khi khách hàng đến quan hệ tín dụng với ngân hàng, điều mà khách hàng quan tâm là mức lãi suất cho vay và qui trình, điều kiện vay vốn như thế nào. Như vậy nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng là lãi suất và qui trình, điều kiện vay vốn. Một trong những giải pháp cho việc mở rộng tín dụng ngân hàng là giảm mức lãi suất cho vay và thông thoáng hơn, giảm bớt thủ tục vay vốn. 1.1. Giảm lãi suất cho vay Lãi suất cho vay có tác động trực tiếp tới khoản vay. Vì đây là một khoản chi phí vốn không nhỏ của người vay vốn nhưng nó lại là một khoản thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng phải cân băng trong việc đảm bảo thu nhập nhưng vẫn thu hút khách hàng tham gia vay vốn tại ngân hàng. Mức lãi suất cho vay phụ thuộc vào số tiền vay và thời hạn của khoản vay đó. Thời hạn vay càng dài thì lãi suất càng cao. Lãi suất khoản vay = số tiền vay * mức lãi suất Tất cả các khoản vay phải được định giá ở mức có thể bù đủ tất cả các chi phí liên quan: chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí thanh khoản, chi phí vốn chủ sở hữu. Lãi suất là một trong các công cụ để các ngân hàng cạnh tranh nhau. Huyện Đan Phượng có 1 NHNo, 1 NHCSXH và QTDND là 3 tổ chức tín dụng thực hiện cho vay. Trong đó NHCSXH chủ yếu cho vay những hộ nghèo còn QTDND nguồn cho vay lại không lớn. Vì thế chỉ có NHNo huyện Đan Phượng mới có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho mọi khách hàng trên địa bàn. Nhưng không vì thế mà ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay cao. Hiện nay, có các loại lãi suất cho vay : - Lãi suất cho vay trong hạn gồm 2 loại: + Lãi suất thả nổi: là loại lãi suất được ngân hàng điều chỉnh lại theo định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. + Lãi suất cố định: là lãi suất không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản vay. Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể thoả thuận với khách hàng vay vốn áp dụng cả 2 loại lãi suất trên. - Lãi suất cho vay quá hạn: thường cao hơn lãi suất cho vay trong hạn song tối đa không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn. NHNo huyện Đan Phượng chủ yếu là áp dụng lãi suất cố định. Nhưng hiện nay các ngân hàng đang dần chuyển sang thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận- ngân hàng và khách hàng cùng nhau thoả thuận về lãi suất cho vay. Với lãi suất thoả thuận sẽ phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, nó giúp cho ngân hàng tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Khi ngân hàng cấp 1 chưa thực hiện cơ chế lãi suất này thì nó muốn áp dụng tại một ngân hàng cấp 2 là khó khăn và phải là một ngân hàng cấp 2 có chất lượng hoạt động tốt, hiện đại và mạnh dạn trong đầu tư. Với NHNo huyện Đan Phượng là ngân hàng cấp 2, mô hình hoạt động nhỏ, nghiệp vụ ít nên càng khó có thể áp dụng được, đó là mục tiêu tiến tới trong tương lại của ngân hàng. Trong tương lại gần thì ngân hàng cũng nên thực hiện mức lãi suất ưu đãi cho một số đối tượng khách hàng vay vốn. Như với những khách hàng có quan hệ lâu dài với ngân hàng, có uy tín, sòng phẳng trong trả nợ, có kết quả kinh doanh tốt thì ngân hàng nên giảm lãi suât cho vay với những khách hàng đó và tạo điều kiện thông thoáng hơn trong thủ tục và điều kiện cho vay. Như thế không những giữ được quan hệ tốt với khách hàng truyền thống mà còn thu hút được khách hàng mới, khuyến khích những khách hàng khác hoàn thành tôt việc trả nợ ngân hàng để được trong nhóm khách hàng được vay với lãi suất ưu đãi. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đối tượng nữa mà ngân hàng nên giảm lãi suất cho vay là những tổ trưởng tổ vay vốn hoàn thành tôt nhiệm vụ. Vì khách hàng mục tiêu của ngân hàng vẫn là hộ sản xuất và hình thức cho vay qua tổ nhóm rất có hiệu quả. Việc quản lý tình hình hoạt động của các hộ là khó khăn vì số lượng hộ nhiều, nhiều hộ ở xa ngân hàng, lĩnh vưc sản xuất có nhiều rủi ro, trình độ hộ thấp…Chính vì vậy ngân hàng nên khuyến khích hình thức vay vốn này phát triển. Vay vốn qua tổ nhóm, tổ trưởng có trách nhiêm hướng dẫn tổ viên làm hồ sơ vay vốn, đôn đốc họ trong việc trả nợ ngân hàng, giám sát tình hình sản xuất của hộ…..đồng thời quan tổ trưởng tổ vay vốn các dịch vụ của ngân hàng đến được với người dân. Trong khi trách nhiệm thì nhiều mà quyền lợi chỉ được hưởng hoa hồng do ngân hàng trả. Vì thế nên có thêm ưu đãi cho tổ trưởng tổ vay vốn như giảm lãi suất cho vay khi họ đến vay vốn. 1.2. Điều chỉnh, giảm bớt thủ tục và điều kiện vay vốn Thủ tục và điều kiện vay vốn là những lý do mà khách hàng e ngại khi đến vay vốn ngân hàng đặc biệt đối với khách hàng là nông dân. Hồ sơ vay vốn nhiều giấy tờ, thủ tục, một số lại liên quan đến cả chính quyền xã, huyện. Để mở rộng được hoạt động tín dụng ngân hàng cần phải đơn giản hoá các thủ tục và điều kiện vay vốn. Với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì hồ sơ vay vốn có khác nhau: - Đối với khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất thì hồ sơ gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng . - Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì có thêm hồ sơ kinh tế. - Đối với khách hàng vay nhu cầu đời sống thì chỉ có: giấy đề nghị vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định. Trong bộ hồ sơ dùng cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác thực hiện vay vốn có đảm bảo bằng tài sản thì trong Giấy đề nghị vay vốn không cần phải có xác nhận của UBND xã. Như thế khách hàng chỉ cần lên ngân hàng 1 lần là có thể vay được vốn. Sự xác nhân của xã chỉ xác nhận là khách hàng đúng đang cư chú tại xã đó, nó không có ảnh hưởng gì đến quyết định có cho vay hay không của ngân hàng. Một trong những điều kiện vay vốn là khách hàng phải có tài sản đảm bảo Với NHNo huyện Đan Phượng thì tài sản đảm bảo là sổ đo (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Nhiều hộ lại không có sổ đỏ vì thế không vay được vốn. Ngân hàng nên mở rộng thêm tài sản đảm bảo như: chấp nhận hình thức tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay. 2. Giải pháp bổ trợ 2.1. Xây dựng, hoàn thiện và đổi mới chiến lược khách hàng Chiến lược khách hàng có vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và ngân hàng đồng thời tạo dựng hình ảnh của ngân hàng. Ngân hàng phải luôn coi trọng 5 yếu tố khi nghiên cứu về khách hàng: ai là khách hàng của ngân hàng?, họ muốn gì?, tại sao?, thời gian nao?, ở đâu?. Đây là 5 câu hỏi ngân hàng cần trả lời để xác định xem khách hàng của mình thuộc loại nào, có đặc điểm gì và nhu cầu gì để có chính sách, biện pháp đáp ứng kịp thời. Bên cạnh đó ngân hàng phải thường xuyên đánh giá, xếp loại khách hàng để có những chiến lược phù hợp với từng khách hàng. Việc xây dựng và phát triển chiến lược khách hàng thuộc trách nhiệm của ban lãnh đạo ngân hàng. Chiến lược khách hàng phải được xây dựng cùng với chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Để hoàn thiện và phát triển nó, ngân hàng cần tăng cơ sở vật nhằm phục vụ việc thực thi mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng có quan hệ tốt với ngân hàng nên có những chính sách ưu đãi: đơn giản thủ tục cho vay, giảm một phần lãi suất cho vay, có thể giao dịch ngoài giờ làm việc. 2.2. Tổ chức cung cấp “dịch vụ tín dụng tại nhà” đối với hộ sản xuất Có nhiều hộ ở xa ngân hàng, việc đi lại là khó khăn, tốn kém và mất thời gian. Thêm nữa là việc kiểm tra, quản lý của cán bộ tín dụng không được sâu, sát. Với “ dịch vụ tín dụng tại nhà” sẽ giải quyết được khó khăn trên, cán bộ tín dụng sẽ có thể nắm bắt được thực tế tình hình sản xuất cũng như đời sống của hộ. 2.3. Cung cấp thêm dịch vụ tư vấn bên cạnh dịch vụ tín dụng Cán bộ tín dụng không những là người thạo quy trình nghiệp vụ cho vay mà phải am hiểu mọi lĩnh vực thì mới đánh giá được phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng có khả thi hay không. Trong khi đó trình độ của người dân không cao, họ rất cần những tư vấn để việc sản xuất của họ có hiệu quả nhất. Dịch vụ tư vấn giúp khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả hơn, ngân hàng có thể thu nợ đúng hạn. Có rất nhiều người dân không biết thủ tục vay vốn, không biết cách làm một bộ hồ sơ vay vốn hay họ không nắm bắt được tình hình thị trường cũng như không biết sử lý như thế nào khi có rủi ro xảy ra. Với dịch vụ tư vấn trước hết giúp người dân làm một bộ hồ sơ vay vốn để họ có thể chủ động hơn trong việc vay vốn ngân hàng, nhanh chóng nhận được vốn vay và không bị lỡ mất kế hoạch chỉ vì mất thời gian làm hồ sơ vay vốn. Hơn nữa dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết cho viêc sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả. 2.4. Mở rộng cho vay qua tổ nhóm Theo trên phân tích ta đã thấy tầm quan trọng của cho vay qua tổ nhóm và hiệu quả của nó. Ngoài những cái đã đề xuất cho quyền lợi của tổ trưởng tổ vay vốn để khuyến khích họ hoàn thành tốt nhiệm vụ thì xin nêu ra 1 đề xuất nữa. Đối với tổ viên tổ vay vốn nên tăng mức cho vay không cần tài sản đảm bảo lên nhỏ hơn 20 triệu đồng. Vì hiện nay nhu cầu vay vốn của hộ đã tăng hơn trước và tình hình tài sản thế chấp tại địa phương còn nhiều khó khăn trong khi hoạt động tín dụng của tổ vay vốn lại có hiệu quả. 2.5. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng Doanh nghiệp muốn vay được vốn ngân hàng thủ tục chặt chẽ hơn, đặc biệt vấn đề về tài sản thế chấp, cầm cố. Vì thế cần giảm thiểu tối đa tình trạng hình sự hoá hoạt động tín dụng để ngân hàng tăng cường cho các doanh nghiệp vay vốn thế chấp hoặc tín chấp. Thúc đẩy nhanh việc triển khai hoạt động các quĩ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đổi mới tư duy cho vay (tư duy có tài sản đảm bảo thay bằng tư duy thẩm định) nghĩa là quyết định cho vay không qúa phụ thuộc vào tài sản thế chấp mà chỉ cần phương án kinh doanh tốt, năng lực tài chính tốt. Ngân hàng nên tham gia dự án như một nhà đầu tư. 2.6. Nâng cao chất lượng tín dụng Chất lượng tín dụng luôn là một vấn đề mà ngân hàng phải quan tâm. Đây là yếu tố ảnh hưởng đên hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trước hết là ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng, sau là đến hình ảnh của ngân hàng….. Không một ngân hàng hoạt động lại không gặp rủi ro, lại không có những khoản vay nợ quá hạn. Vì thế ngân hàng phải có biện pháp giảm thiếu những rủi ro đó. Trước hết mọi khoản phải thực hiện đúng theo chế độ, điều kiện quy định. Thực hiện phân loại nợ theo văn bản hiện hành, đặc biệt là nợ quá hạn để có biện pháp sử lý kịp thời. Củng cố mạng lưới tiếp cận khách hàng. 2.7. Nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng là người giúp khách hàng làm hồ sơ vay vốn, là người thẩm định phương án sản xuất kinh doanh sau đó trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại và trình giám đốc. Giám đốc căn cứ vào hồ sơ vay vốn để quyết định có cho vay hay không. Như vậy vai trò của cán bộ tín dụng không thể thiếu được trong quy trình cho vay của ngân hàng, đó là bước đầu để khách hàng có thể vay được vốn ngân hàng. Cán bộ tín dụng không những phải thạo nghiệp vụ mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế ngân hàng cần phải có những lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ tín dụng thường xuyên. Đặc biệt với sự phát triển nhanh của nền kinh tế cũng như sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì mọi thứ nhanh chóng trở nên lỗi thời, nhiều công nghệ mới ra đời, nhiều nhu cầu mới nảy sinh, nếu không thường xuyên nâng cao trình độ sẽ bị tụt hậu. Với những cán bộ trẻ ngân hàng nên khuyến khích, tạo điều kiện cho họ đi học. Hiện nay, nhiều cán bộ chuẩn bị về nghỉ chế độ vì thế ngân hàng cần tuyển thêm cán bộ để họ quen dần công việc. 2.8. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Tiếp tục đổi mới hệ thống thiết bị máy vi tính, nên trang bị thêm máy vi tính cho phòng kinh doanh. Tiến tới tiếp nhận và triển khai thực hiện mang WAN và áp dụng chương trình giao dịch một cửa. III. Một số kiến nghị 1. Kiến nghị với các cơ quan liên quan Đề nghị chính quyền địa phương nơi có trách nhiệm cấp sổ đỏ tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ chưa có sổ đỏ được cấp sổ đỏ. Theo thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN ngày 23/04/2001 thì thông tư chưa đề cập đến những biện pháp kiên quyết mang tính cưỡng chế trong việc giải toả tài sản bảo đảm, nếu khách hàng vay, bên bảo lãnh không giao tài sản cho ngân hàng. Thành lập Phòng đăng ký giao dịch trên địa bàn các huyện để tạo thuận tiện cho khách hàng nhanh chóng hoàn thành thủ tục vay vốn. Để ngân hàng có quyền tự chủ hơn trong việc xử lý các tài sản thế chấp. 2. Kiến nghị với NHNN Tại điều 19 quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN có quy định những trường hợp không được cho vay. Như thế những đối tượng đó dù có tài sản đảm bảo (sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi…) cũng không được phép vay vốn là không phù hợp, chưa phù hợp với quy định về gửi tiền tiết kiệm là khách hàng có thể cầm cố sổ tiết kiệm…chưa đến hạn để vay vốn. Đề nghị sửa lại là cho vay với đối tượng đó khi có tài sản đảm bảo. 3. Kiến nghị với NHNo tỉnh Hà Tây Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và pháp luật để nâng cao trình độ cho cán bộ. Sửa đổi chính sách tiền lương cho phù hợp hơn. Ví dụ tiền lương phụ thuộc vào tỷ lệ gia hạn nợ, nợ quá hạn …nếu được phân công quản lý khách hàng khó khăn, có nợ quá hạn …..thì cán bộ phụ trách thường xếp hạng thấp. Triển khai nhanh chóng hệ thống và chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với bảo mật hiệu quả. Viêc triển khai hệ thống hiện đại hoá tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin đối với khách hàng trong hệ thống nhanh chóng. Kết luận Tín dụng có một vai trò quan trọng không những đối vớ cá nhân, doanh nghiệp mà còn với cả nền kinh tế. Trước hết, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục và mở rộng. Sau là giúp cho Chính phủ có thể thực hiện được các chính sách xã hội của mình. Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng, hoạt động tín dụng cũng ngày càng phong phú và đa dạng: có nhiều phương thức cho vay, đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng. Nhưng hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Và những rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Vì thế đồng nghĩa với mở rộng tín dụng ngân hàng phải có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Với Việt Nam, hoạt động ngân hàng cũng có bước phát triển trong đó có hoạt động tín dụng. Đối tượng vay vốn ngân hàng ngày càng đa dạng, ở mọi ngành nghế, lĩnh vực, nhu cầu về vốn cũng lớn dần. Đồng nghĩa với nó là tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Do ngành ngân hàng đang trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới và hiện đại hoá nên không tránh khỏi những khó khăn và hạn chế. Trong hoạt động tín dụng cũng vậy: khung pháp lý còn một số điểm chưa hợp lý, thủ tục và điều kiện vay vốn còn nhiều gây khó khăn cho khách hàng đến vay như: điều kiện về tài sản thế chấp, hiệu quả sử dụng vốn của nhiều khách hàng không tốt….. Là một chi nhánh cấp 2 của NHNo Việt Nam, NHNo huyện Đan Phượng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả hết đáng khích lệ. Ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm dẫn đến nguồn huy động các năm của ngân hàng đều tăng. Dư nợ tăng cả ở đối tượng khách hàng là hộ sản xuất và doanh nghiệp. Bên cạnh đó trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng gặp nhiều hạn chế như: vấn đề về tài sản thế chấp- ngân hàng chủ yếu là cho thế chấp bằng quyền sử dụng đất nhưng nhiều hộ lại chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình độ dân trí trên địa bàn không cao nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Ngân hàng cho vay phần lớn là các hộ sản xuất mà việc thẩm định đối với hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn. Thêm nữa công nghệ ngân hàng lạc hậu, thiếu, đội ngũ cán bộ tuổi đời cao. Vì thế để mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng cần giải quyết những khó khăn trên: nên cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mở thêm dịch vụ tư vấn khách hàng, trang bị thêm máy vi tính, trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Đề hoàn thành tốt chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Hoàng Xuân Quế cùng với sự hướng dẫn của các cán bộ NHN0 &PTNT huyện Đan Phượng. Em mong được sự góp ý chân thành của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô trong Khoa để hạn chế thiếu sót trong chuyên đề này. Mục lục Trang Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Ngân hàng thương mại TS.Phan Thị Thu Hà - NXB Thống kê năm 2002 2. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - GS.TS. Lê Văn Tư - NXB Tài chính năm 2005. 3. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại -David Cox- NXB Chính trị quốc gia năm 1997 4. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - TS. Nguyễn Hữu Tài - NXB Thống kê năm 2002. 5. Tạp chí ngân hàng 6. Tạp chí Tài chính tiền tệ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36338.doc
Tài liệu liên quan