Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng Công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nằm trong vùng có nhiều thuận lợi về khí hậu, địa lý, tiềm năng phát triển rau quả quy mô lớn, chủng loại phong phú, đa dạng. Phát triển sản xuất rau quả gắn liền với công nghiệp chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu đã trở thành một trong những mục tiêu của chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nước ta. Chính vì có những điều kiện thuận lợi đó nên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã có những t

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng Công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành tích đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, tỉ lệ tăng của những năm sau cao hơn nhiều so với những năm trước, cụ thể năm 2006 kim ngạch là 259 triệu USD, tăng 10% so với năm 2005, năm 2007 kim ngạch là 298 triệu USD, tăng 15% so với năm 2006. Đồng thời, chủng loại rau quả xuất khẩu cũng rất phong phú và ngày càng được đa dạng hoá để phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Mặc dù vậy, nhưng xuất khẩu rau quả lại gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức khi Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và thế giới.Tình trạng sản xuất manh mún, phân tán, thiếu ổn định; năng lực , trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu…Bên cạnh đó việc xuất khẩu còn nhiều hạn chế do chưa thực hiện tốt việc nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Và Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam cũng nằm trong số đó. Ý thức được điều đó em đã lựa chọn vấn đề: “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm chuyên đề tốt nghiệp. 2.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về xuất khẩu, thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả, đặc biệt là biện pháp mở rộng thị trường mà Tổng công ty đã thực hiện, những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp cũng như những kiến nghị để đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả 5. Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu, hoạt động mở rộng thị trường của Tổng công ty từ năm 2004 đến này. 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích so sánh nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. 7. Kết cấu đề tài: Gồm 3 phần: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Chương II: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Chương III: Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Khôi đã nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú phòng Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu 5 thuộc Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam đã cung cấp tài liệu cũng như cho chúng em những lời khuyên quý báu trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề. Trong thời gian thực hiên chuyên đề do hạn chế về thời gian cũng như do còn thiếu những kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ I) Lý luận về xuất khẩu rau quả 1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng, cả về không gian lẫn thời gian.. Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi một nước hay nhiều nước khác nhau và nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu như nông sản, rau quả, thuỷ hải sản, hàng may mặc…đến tư liệu sản xuất, máu móc thiết bị công nghệ cao và dịch vụ. Tất cả các hoạt động xuất khẩu đó đều nhằm mục đích mang lại lợi ích cho các nước tham gia, chính vì vậy các nước đều tích cực mở rộng hoạt động này. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu a. Đối với doanh nghiệp . Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường, khai thác được các nguồn lực dư thừa trong nước, phân tán được rủi ro do không phải kinh doanh trên một thị phần nhất định. Hoạt động xuất khẩu phát triển cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm quản lý, sản xuất cũng như các thành tựu công nghệ của các nước tiên tiến. Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu mang về ngoại tệ nên các doanh nghiệp có thể đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà còn về chiều sâu. b. Đối với nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện đó. Do vậy phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa có khả năng đáp ứng. Và xuất khẩu chính là điều kiện để các quốc gia có thể làm được điều đó. Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và phát triển sản xuất trong nước. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu góp phần chuyên dich cơ cấu kinh tế theo xu hướng từ nền nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới. Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc. Các nước sẽ sản xuất nhiều hơn và đi vào chuyên môn hoá những sản phẩm hàng hoá mà nước mình có lợi thế để thu được lợi nhuận cao, thu về ngoại tệ cho đất nước. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho nhân dân, đặc biệt là một số lượng lớn lao động ở nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. c. Đối với nền kinh tế thế giới Xuất khẩu giúp các quốc gia có thể khai thác được lợi thế so sánh của mình, thu được nhiều ngoại tệ. Do đó tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng được tăng, xét về tổng thể thì nền kinh tế thế giới có sự tăng trưởng. Xuất khẩu cũng giúp người tiêu dùng của nhiều nước có có cơ hội sử dụng các sản phẩm mà nước mình không sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả. Lấy Việt Nam là một ví dụ, nhờ có xuẩt nhập khẩu mà nước ta có thể sử dụng các sản phẩm công nghiệp của các nước phát triển, thậm chí của cả những nước có nền kt phát triển cao như Mỹ, Pháp… Chính vì vậy xét trên phương diện này xuất khẩu mang lại lợi ích rất lớn cho người tiêu dùng của tất cả các nước trên thế giới. 3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 3.1. Xuất khẩu trực tiếp Là hình thức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất, nhà xuất khẩu và các cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thoả thuận một cách tự nguyện. Nội dung thoả thuận không có sự ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết phải gắn với việc bán. Phương thức giao dịch này có ưu điểm là lợi nhuận thu được không phải chia sẻ do giảm được chi phí trung gian, chủ động trong việc xuất khẩu, tiêu thụ hàng hoá trong mọi điều kiện kinh tế thị trường, tiết kiệm được thời gian trong giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng. Tuy nhiên phương thức này cũng đòi hỏi người thự hiện phải có năng lực và nghiệp vụ ngoại thương sâu rộng, có kinh nghiệm làm việc nếu không sẽ rất dễ thất bại trên thị trường thế giới đầy phức tạp. 3.2. Xuất khẩu qua trung gian Là hình thức mà trong đó bên mua và bên bán thông qua người thứ ba đứng ra thiết lập mối quan hệ và quy định các điều kiện mua bán và người trung gian được hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thoả thuận. Hình thức này có lợi khi doanh nghiệp xuất khẩu mới tham gia vào thị trường mới, chưa có kinh nghiệm, bạn hàng, thông tin, thiếu năng lực và nghiệp vụ. Người trung gian thường có nhiều hiểu biết về thị trường, thủ tục pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm…, họ sẽ là cầu nối giữa người mua và người bán, giúp họ đàm phán và đi tới ký kết hợp đồng. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm là lợi nhuận bị chia sẻ, bị động trong kinh doanh, và trong nhiều trường hợp doanh nghiệp không thể chắc chắn tin cậy vào người trung gian. 3.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác Trong hình thức này, một bên nhận gia công nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên đặt gia công để chế biến ra thảnh phẩm, sau đó giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gọi là phí gia công. Như vậy là hoạt động xuất khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận, rủi ro ít, tận dụng được nguồn lao động ở các nước khác, việc thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Nhưng lợi nhuận không được cao, phụ thuộc vào bên đặt gia công 3.4. Xuất khẩu theo hình thức mua bán đối lưu Là phương thức giao dịch trong đó kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu và nhập khẩu.Người bán đồng thời là người mua và lượng hàng trao đổi phải có giá trị tương đương, nghĩa là hàng hoá hai bên phải được cân bằng cả về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị hàng giao và điều kiện cơ sở giao hàng. Trong những điều kiện nhất định, hình thức này phát huy được lợi thế khi có sự kiểm soát ngoại tệ ngặt nghèo của chính phủ, thiếu ngoại tệ để nhập khẩu. Đây cũng là hình thức để xâm nhập thị trường mới. Tuy nhiên, việc quy đổi giá trị và lựa chọn mặt hàng trao đổi gặp nhiều khó khăn do nhiều khi hai bên rất khó thống nhất với nhau về mặt hàng trao đổi. 3.5. Xuất khẩu theo hình thức tạm nhập, tái xuất Đây là hình thức xuất khẩu những hàng hóa đã nhập khẩu trước đây nhưng chưa qua chế biến nhằm mục đích thu lợi nhuận chứ không phải để phục vụ tiêu dùng trong nước. Để tiến hành được hoạt động này cần phải có ít nhất 3 chủ thể thuộc 3 quốc gia khác nhau: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Nước xuất khẩu Nước tái xuất Nước nhập khẩu Hàng hoá Hàng hoá Tiền Tiền Nước tái xuất thu được một khoảng chênh lệch giữa tiền bỏ ra nhập khẩu và số tiền thu được khi xuất khẩu. II) Lý luận về thị trường xuất khẩu 1. Khái niệm thị trường Theo quan điểm của Marketing quốc tế thì “Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó”. Theo giáo trình Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu thì “Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan biên giới”. Và thị trường xuất khẩu rau quả được định nghĩa là tập hợp những người mua và người bán có quốc tịch khác nhau trao đổi qua lại với nhau để xác định giá cả, số lượng rau quả, chất lượng rau quả và các điều kiện mua bán theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan biên giới. 2. Phân loại thị trường xuất khẩu Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau thị trường xuất khẩu có thể phân loại như sau: - Căn cứ vào vị trí địa lý: + Thị trường Châu lục: Như thị trường Châu Âu, Châu Á… + Thị trường Khu vực: Như thị trường EU, Đông Nam Á, Bắc Mỹ… + Thị trường quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản,… - Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương: + Thị trường truyền thống: là những thị trường có quan hệ lâu dài, tại đó sản phẩm đã có một vị trí nhất định. + Thị trường hiện có: là những thị trường mà sản phẩm của ta đang đợc tiêu thụ. + Thị trường mới: là những thị trường mới khai thác được. + Thị trường tiềm năng: Là những thị trường trong đó chúng ta chưa chiếm lĩnh được, và thị trường này có nhu cầu sử dụng sản phẩm mà ta đang có. - Căn cứ vào kim ngạch xuẩt nhập khẩu và cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu với nước nhập khẩu: + Thị trường nhập siêu: là thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn hơn kim ngạch xuất khẩu. + Thị trường xuất siêu: là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu. - Căn cứ vào mức độ mở cửa của thị trường, mức bảo hộ, tính chặt chẽ và khả năng thâm nhập thị trường: + Thị trường “khó tính” + hị trường “dễ tính” 3. Lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu 3.1. Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp theo nghĩa đơn giản là tổng hợp các biện pháp để tăng số lượng thị trường nước ngoài, nâng cao thị phần của doanh nghiệp trên những thị trường hiện có nhằm tăng số lượng hàng hoá tiêu thụ. Theo quan điểm của Marketing hiện đại: “Mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ là việc phát triển thêm thị trường nước ngoài mới mà còn phải tăng thị phần của sản phẩm trong các thị trường đã có sẵn”. Như vậy, cụ thể hơn, mở rộng thị trường xuất khẩu chính là việc thâm nhập sâu hơn, rộng hơn vào những thị trường sẵn có của doanh nghiệp, đồng thời tìm kiếm những thị trường mới mà doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh. 3.2. Các phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu -Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng: là việc mở rộng phạm vi địa lý của thị trường, tăng được số lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mở rộng thị trường theo chiều rộng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được phần thị trường lớn hơn, tăng số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ bán ra. Mở rộng thị trường theo chiều rộng cũng giúp các doanh nghiệp chủ động trong đầu ra của mình, không xảy ra tình trạng khủng hoảng thị trường khi có một hoặc một vài đoạn thị trường biến động + Xét về mặt địa lý: Mở rộng thị trường theo chiều rộng chính là tăng cường sự hiện diện của sản phẩm xuất khẩu tại các địa bàn chưa từng biết đến sản phẩm của nước xuất khẩu. Mở rộng thị trường theo chiều rộng là hoạt động đòi hỏi nước xuất khẩu phải tiến hành thật tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để chào bán những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và những yêu cầu của nước nhập khẩu. + Xét về mặt khách hàng: Đó là việc khuyến khích, thu hút các khách hàng hoàn toàn mới, có nhu cầu được thoả mãn bằng các sản phẩm tương tự như các sản phẩm của nước xuất khẩu. Giai đoạn đầu của việc mở rộng thị trường theo chiều rộng, lượng khách hàng thường ít và nhu cầu đặt hàng cũng khá nhỏ và mang tính thăm dò là chính. Việc các khách hàng mới nàu có tiếp tục tiêu dùng các sản phẩm của doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu hay không phụ thuộc rất lớn vào những lô hàng đầu. Cho nên sản phẩm cần phải tạo được những ấn tượng ban đầu thật tốt về chất lượng, hình thức, mẫu mã thì khối lượng hàng xuất khẩu mới có thể gia tăng. .- Mở rộng thị trường theo chiều sâu: Là việc thâm nhập sâu hơn của doanh nghiệp vào các thị trường hiện tại, tăng sản lượng tiêu thụ và tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm trên những thị trường đó. Mở rộng thị trường theo cách này sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào những thị trường hiện tại của mình thông qua việc phát triển các mặt hàng đã có. Như vậy doanh nghiệp sẽ tìm kiếm được những khách hàng trung thành, nâng cao uy tín và khẳng định được thương hiệu của mình. + Xét về mặt địa lý: Theo hướng mở rộng thị trường theo chiều sâu thì phạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu là không đổi. Thay vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần khai thác mọi cơ hội có được từ thị trường hiện tại thông qua các nỗ lực mạnh mẽ trong công tác Marketing để thu hút khách hàng chưa sử dụng sản phẩm xuất khẩu và các khách hàng đang tiêu dùng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sang tiêu dùng những sản phẩm của mình. + Xét về mặt khách hàng: Đối tượng của hoạt động mở rộng thị trường theo chiều sâu bao gồm các khách hàng hiện tại, khách hàng của đối thủ cạnh tranh và những người chưa tiêu dùng sản phẩm của mình. Để tăng lượng bán trên thị trường hiện tại trước hết doanh nghiệp xuất khẩu phải giữ được những khách hàng đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bằng các chính sách đãi ngộ, bằng việc luôn cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượn, giữ vững uy tín của doanh nghiệp. Còn đối với khách hàng của các đối thủ cạnh tranh cần phải cho họ thấy được sự khác biệt và những ưu thế của sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Và để thuyết phục những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần có chính sách xúc tiến tập trung vào gợi mở nhu cầu của họ. Tóm lại để mở rộng thị trường xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường theo chiều rộng hoặc mở rộng thị trường theo chiều sâu hoặc kết hợp cả mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu. Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng thông thường là bước đầu tiên để sản phẩm của doanh nghiệp hay quốc gia xuất khẩu thâm nhập vào thị trường thế giới. Còn sau đó để tạo thế vững chắc cho sản phẩm xuất khẩu doanh nghiệp cần phải phát triển thị trường theo chiều sâu, tìm cách tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường đã thâm nhập được. Nếu không quan tâm tới phát triển thị trường theo chiều sâu thì sự hiện diện của sản phẩm xuất khẩu chỉ mang tính tạm thời, không ổn định, không vững chắc. Chính vì vầy mở rộng thị trường theo chiều rộng cần phải kết hợp chặt chẽ với mở rộng thị trường theo chiều sâu để sản phẩm xuất khẩu ngày càng có được vị trí vững chắc trên thị trường thế giới. 4. Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu - Xúc tiến xuất khẩu Đây là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp. Xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động: + Tham gia hội chợ, triển lãm hàng hoá trên thị trường nước ngoài. Thông qua đó doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng đồng thời nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của thị trường thế giới, quan sát học hỏi những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. + Tiến hành các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại. Đây là những công cụ Marketing cơ bản nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sản phẩm, về lợi ích của sản phẩm tới khách hàng quốc tế. + Thiết lập các văn phòng đại diện, chi nhánh thương mại ở thị trường xuất khẩu . Đây chính là cầu nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu và thị trường quốc tế, qua đó các doanh nghiệp xuất khẩu có thể trự tiếp giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng, nắm bắt được nhu cầu thị trường , thị hiếu của khách hàng của thị trường xuất khẩu một cách chính xác và từ đó đề ra hướng kinh doanh có hiệu quả nhất. - Nghiên cứu thị trường quốc tế Nghiên cứu thị trường cũng là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Có rất nhiều thị trường mà doanh nghiệp có thể hướng tới, mà mỗi thị trường lại có những đặc điểm riêng biệt. Do vậy các doanh nghiệp cần phải có những biện pháp để nắm bắt và tận dụng được những đặc điểm này để thu được những kết quả tốt nhất trong hoạt động linh doanh. Khi nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp thường tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: + Nghiên cứu nhu cầu thị trường: bao gồm nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, mức biến động giá cả, tình hình cung cầu sản phẩm trên thị trường đó…Những yếu tố này sẽ quyết định số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang thị trường đang nghiên cứu. + Nghiên cứu sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng: Mỗi thị trường khác nhau thì thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng cũng khác nhau và chịu ảnh hưởng lớn bởi văn hoá, tập quán của từng quốc gia. Doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin này để đưa ra những sản phẩm, chiến lược tiếp thị phù hợp với người tiêu dùng, tránh được những thất bại và tổn thất không đáng có. + Nghiên cứu cách thức tổ chức thị trường: bao gồm các kênh phân phối sản phẩm, quy trình nhập khẩu hàng hoá… Nắm rõ được những thông tin này, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn được kênh phân phối phù hợp để thâm nhập thị trường một cách có hiệu quả nhất. + Nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp cần tìm hiểu các thông tin về đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh để đánh giá khả năng của họ, từ đó có thể học hỏi kinh nghiệm và đưa ra những chiến lược cạnh tranh phù hợp. - Các lựa chọn đối với việc xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp + Lựa chọn thị trường xuất khẩu: Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào khả năng của mình cũng như những khó khăn thuận lợi của từng thị trường để đưa ra quyết định sẽ thâm nhập vào thị trường nào. Thông thường đó phải là một thị trường có sức hấp dẫn cao, nhu cầu lớn và doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường đó. + Lựa chọn hình thức xuất khẩu: Sau khi lựa chọn được thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn hình thức xuất khẩu. Có hai hình thức xuất khẩu là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Tuỳ điều kiện của từng thị trường cũng như của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức xuất khẩu phù hợp. + Lựa chọn đối tác xuất khẩu: Đó phải là những đối tác đáng tin cậy, có khả năng thanh toán, có cùng quan điểm kinh doanh với doanh nghiệp…để đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu. - Đàm phán, ký kết hợp đồng + Đàm phán: Trong kinh doanh quốc tế có 3 phương thức đàm phán thường được sử dụng là đàm phán trực tiếp, đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại hoặc qua fax. Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm, của đối tác, thời gian và năng lực của người đàm phán để lựa chọn phương thức thích hợp. Một điều cần lưu ý là đàm phán trong kinh doanh quốc tế phức tạp hơn đàm phán trong nước bởi một số vấn đề như bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt về văn hoá…nên nếu có những sai sót trong lời nói hay hành động có thể làm cho cuộc đàm phán thất bại. Do vậy, các bên tham gia đàm phán cần phải có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng. + Ký kết hợp đồng: Sau khi đàm phán thành công, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu. Trước khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ các nội dung, điều khoản trong hợp đồng để tránh sai sót dẫn đến tranh chấp về sau. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 5.1. Các nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu 5.1.1. Hàng hoá xuất khẩu 5.1.1.1. Chất lượng sản phẩm Đây là yếu tố vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp càn lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là những thị trường các nước phát triển. Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời cũng phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu như: vệ sinh an toàn thực phẩm, các chỉ số về kỹ thuật…, đặc biệt là những sản phẩm nông sản hay rau quả là những sản phẩm liên quan trực tiếp tới sức khoẻ của người tiêu dùng nên những yêu cầu đối với các sản phẩm này càng khắt khe hơn. Và mỗi thị trường có những yêu cầu riêng và những yêu cầu này thực ra là để bảo hộ nền sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu. Do vậy doanh nghiệp cần nắm vững những yêu cầu cụ thể của mỗi thị trường để có những chiến lược phù hợp. Hơn nữa, chất lượng sản phẩm tốt còn là yếu tố giúp sản phẩm của doanh nghiệp chiếm được lòng tin của các đối tác nước ngoài từ đó thiết lập được quan hệ làm ăn lâu dài với họ, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm đó. 5.1.1.2. Giá cả Ngày nay tuy giá cả không còn là nhân tố quyết định việc có tiêu dùng hàng hoá đó hay không nhưng người tiêu dùng vẫn luôn nhạy cảm với giá. Chất lượng sản phẩm như nhau nhưng sản phẩm của doanh nghiệp nào có giá cả hợp lý, hấp dẫn hơn vẫn sẽ thu hút được người tiêu dùng hơn. Chính vì vậy muốn đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường các doanh nghiệp cần phải lưu ý tới yếu tố giá cả để có những chiến lược phù hợp. 5.1.1.3. Kiểu dáng, mẫu mã Kiểu dáng, mẫu mã cũng có vai trò quan trọng đối với hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phức tạp. Họ không chỉ yêu cầu những sản phẩm tốt về mặt chất lượng, giá cả hợp lý mà còn đòi hỏi những sản phẩm đẹp về hình thức và tiện lợi trong sử dụng. Đối với các sản phẩm rau quả không những phải đảm bảo về mặt chất lượng, màu sắc, hương vị mà còn cần đảm bảo về mẫu mã, độ đồng đều của sản phẩm. Tuy nhiên cần lưu ý là kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm phải phù hợp với tâm lý, sở thích của khách hàng ở nước nhập khẩu, và phải phù hợp với từng thị trường, phù hợp với tâm lý tập quán tiêu dùng ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia và không làm phương hại đến tập quán , truyền thống văn hoá dân tộc của nước nhập khẩu. 5.1.1.4. Thương hiệu sản phẩm Ngày nay, uy tín và thương hiệu sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Một sản phẩm có thương hiệu bền vững, uy tín được mọi người biết đến như một sản phẩm toàn cầu thì khả năng mở rộng thị trường đó ở bất kỳ quốc gia nào cũng trở nên dễ dàng hơn. 5.1.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 5.1.2.1. Nguồn nhân lực Con người là nguồn lực sản xuất rất quan trọng đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu.Nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có, có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh xuẩt nhập khẩu, có kinh nghiệm trong quản lý và buôn bán quốc tế,có khả năng ứng phó linh hoạt trước những biến động của thị trường có trình độ ngoại ngữ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả. Và ngược lại nếu nguồn nhân lực có trình độ kém, không đáp ứng được yêu cầu công việc xuất khẩu thì sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp vì hoạt động xuất khẩu là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi các nghiệp vụ được thực hiện một cách nhanh nhất, các giao dịch phải được phối hợp nhịp nhàng nhằm đảm bảo thời gian giao hàng đúng hẹn và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp là rất quan trọng. 5.1.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiểu trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó tạo ra khả năng tài chính cho doanh nghiệp để thực hiện hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau quả, nó quyết định đến quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn cũng là cơ sở kinh tế để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị, áp dụng KHCN tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công việc, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi tài chính của doanh nghiệp mạnh thì doanh nghiệp có khả năng thực hiện các hoạt động bao tiêu sản phẩm, tiến hành tổ chức liên kết với người nông dân để sản xuất ra mặt hàng có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường. 5.1.2.3. Uy tín của công ty Trong kinh doanh xuất khẩu uy tín có vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi công ty kinh doanh xuất khẩu vì trên thị trường thế giới có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, giành giật nhau từng thị trường. Công ty nào có uy tín cao sẽ được khách hàng tin cậy và lựa chọn.. 5.1.3. Các nhân tố thuộc Nhà nước 5.1.3.1. Chính trị và pháp luật Chính trị và pháp luật bao gồm các quan điểm, chính sách, đường lối của các quốc gia, hệ thống pháp luật hiện hành, những diễn biến chính trị trong nước, khu vực và toàn thế giới sẽ tác động tới hoạt động xuất khẩu rau quả theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại thậm chí là rủi ro cho hoạt động xuất khẩu rau quả. Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán và minh bạch trong chính sách và quy định pháp luật của nước xuất khẩu và nhập khẩu rau quả là cơ sở cho hoạt động xuất khẩu được tiến hành thuận lợi, lâu dài và ngược lại. 5.1.3.2. Cơ chế, chính sách và các quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước Cơ chế, chính sách của Nhà nước tác động tới hoạt động xuất khẩu rau quả theo hai hướng thúc đẩy nếu phù hợp và kìm chế nếu không phù hợp. Nếu Nhà nước tạo mội trường kinh doanh thông thoáng, có nhiều ưu đãi thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu, có cơ hội để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Xuất khẩu là hoạt động buôn bán ra nước ngoài vì vậy mà quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia là một điều kiện thúc đẩy hạot động xuất khẩu. Nếu quan hệ kinh tế đối ngoại được đẩy mạnh thì doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu thị trường , hiểu rõ các quy định pháp luật, các chính sách của nước bạn, từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 5.1.3.3. Nhân tố văn hoá – xã hội Nhân tố văn hoá – xã hội bao gồm tập quán, lối sống, thói quen tiêu dùng, cơ cấu dân số, tốc độ tăng dân số.. Nhân tố này tạo ra cơ sở nguồn lực lao động cung cấp cho hoạt động và xuất khẩu rau quả. Ngành rau quả thuộc về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nên cần nhiều lao động đặc biệt với thực trạng sản xuất của Việt Nam khi mà cơ giới hoá vẫn chưa được thực hiện tốt. 5.2. Các nhân tố thuộc nước nhập khẩu 5.2.1. Hệ thống các rào cản thương mại Hệ thống rào cản thương mại gồm có các rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm bảo hộ nên kinh tế trong nước của một quốc gia. Mỗi quốc gia có một hệ thống thuế quan riêng trong đó bao gồm nhiều loại thuế, nhiều mức thuế áp dụng cho từng loại sản phẩm. Tuỳ từng quốc gia và tuỳ từng loại sản phẩm mà mức thuế áp dụng là cao hay thấp. Những sản phẩm thuộc nhóm hàng được ưu tiên, khuyến khích nhập khẩu thì được hưởng thuế suất ưu đãi và thường là thấp hơn nhiều so với mức thuế bình thường.Vì có sự chênh lệch về thuế quan như vậy giữa các quốc gia nên các doanh nghiệp luôn tìm cách đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu vào các thị trường có mức thuế nhập khẩu thấp để tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm. Bên cạnh các rào cản thuế quan, hiện nay các quốc gia ngày càng chú ý tới việc sử dụng các rào cản phi thuế quan để hạn chế sự nhập khẩu hàng hoá từ nwocs ngoài, bảo hộ nền sản xuất trong nước. Nh._.ững rào cản này thường được thể hiện dưới dạng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, các thông số ký thuật…Để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường thì các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đến các rào cản phi thương mại để đáp ứng đúng yêu cầu của nước nhập khẩu. 5.2.2. Thị trường sản phẩm tại quốc gia nhập khẩu Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường xuất khẩu. Nó bao gồm các nhân tố như: dung lượng thị trường, xu hướng biến động của thị trường , mức độ cạnh tranh. Nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là thị trường phải có nhu cầu về sản phẩm thì doanh nghiệp mới có khả năng để tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Do đặc điểm về văn hoá, tập quán, thói quen tiêu dùng ở mỗi nước là khác nhau, có thể ở thị trường này nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp là lớn nhưng ở thị trường khác nhu cầu rất ít có khi bằng không nên doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ yếu tố này để xác định được đâu là thị trường chiến lược của mình. Thứ hai là mức độ cạnh tranh về sản phẩm trên thị trường. Một thị trường có nhu cầu lớn về sản phẩm không có nghĩa là bất cứ doanh nghiệp nào cũng dễ dàng thâm nhập vào thị trường đó mà cần phải xem xét đến số lượng đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh để biết những đối thủ đó có nhiều lợi thế hơn mình hay không. Nếu thị trường đó có quá nhiều đối thủ cạnh tranh và những đối thủ đó đều có lợi thế hơn ta về chất lượng, mẫu mã, giá cả…thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc xem có nên thâm nhập vào thị trường đó hay không hay chuyển hướng sang thị trường khác. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục muốn đưa sản phẩm của mình vào thị trường này thì doanh nghiệp cần phải cố gắng, nỗ lực để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu để sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu thị trường, giá cả hợp lý, mẫu mã, bao bì đệp, các hoạt động dịch vụ bán hàng và sau bán hàng phải chu đáo, quan hệ với khách hàng phải chu đáo, và luôn đảm bảo uy tín. Thứ ba, xu hướng biến động của thị trường và tình hình cung cầu trên thị trường cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường.Trong điều kiện nền kinh tế biến động và thay đổi nhanh chóng như hiện nay thì thị trường phát triển của nền kinh tế sẽ dẫn theo sự thay đổi về thị trường tiêu dùng thậm chí cả văn hoá, tập quán tiêu dùng. Ví dụ như một quốc gia trước đây là một nước kém phát triển, thu nhập của người dân thấp thì nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm cao cấp là rất ít, nhưng khi kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì sẽ làm nảy sinh nhu cầu về những sản phẩm cao cấp. Do vậy các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ những biến động này để nhanh chân thâm nhập vào thị trường đó nhằm chiếm ưu thế của người đến trước. 5.2.3. Nhân tố kinh tế, văn hoá, chính trị Tất cả các nhân tố này như thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thị hiều, thói quen của người tiêu dùng, sự ổn định về tình hình chính trị, xã hội… cũng là những nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu nên các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ để đưa ra những quyết định hợp lý. 6. Đặc điểm của sản phẩm rau quả - Rau quả là sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết thường xuyên cho cơ thể sống của con người, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Nó là nguồn cung cấp nhiều loại Vitamin, khoáng chất, đường, đạm dưới dạng dễ tiêu hoá và an toàn. - Rau quả là một trong những mặt hàng dễ hỏng, có thời gian sử dụng ngắn, giá trị kinh tế tương đối thấp. Do đặc điểm sinh học của rau quả là lượng nước trong rau quả lớn, chiếm gần 95%, là điều kiện tốt cho vi khuẩn hoạt động.Hơn nữa, sau khi thu hoạch, rau quả vẫn tiếp tục hoạt động sống của mình, các biến đổi về hoá học trong nội tại như các quá trình oxi hoá khử và các quá trình sinh lý, sinh hoá do men gây ra…Tất cả những nguyên nhân đó làm cho rau quả dễ bị hỏng, giảm chất lượng trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Do vậy cần phải có một quy trình xử lý sản phẩm và công nghệ bảo quản sau thu hoạch phù hợp với yêu cầu riêng của mỗi loại, đồng thời phải có những phương tiện vận chuyển chuyên dụng, hệ thống đông lạnh,hệ thống kho bảo quản chuyên dụng và đồng bộ. - Rau quả là sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp nên chất lượng rau quả phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Các yếu tố như thổ nhưỡng, nước, thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và năng suất của rau quả. Từng loại rau quả lại thích hợp với các điều kiện tự nhiên khác nhau tạo nên sự khác biệt về sản phẩm rau quả ở từng vùng. Chính vì vậy trong kinh doanh mặt hàng rau quả đòi hỏi người làm công tác xuất khẩu phải gắn bó chặt chẽ với người sản xuất trong việc đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho xuất khẩu. - Quá trình sản xuất rau quả gắn liền với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây theo quy luật tự nhiên. Phần lớn rau quả được thu hoạch theo mùa, tập trung vào một thời gian nhất định trong năm, trong khi rau quả đòi hỏi phải được tiêu dùng trong một thời gian ngắn nên rau quả có tính mùa vụ cao. Chính đặc điểm này là một trong những nguyên nhân làm cho giá của sản phẩm rau quả không ổn định. Chính những đặc điểm trên của rau quả đã làm cho rau quả có cung cầu khác biệt so với các sản phẩm khác: * Đặc điểm của cung rau quả Cung rau quả là khối lượng hàng rau quả mà người sản xuất kinh doanh bán ra thị trường ở một thời điểm nhất định. Ngoài những đặc điểm chung như cung của các hàng hoá thông thường khác như chịu ảnh hưởng bởi giá cả hàng hoá, giá của các sản phẩm có liên quan, chi phí sản xuất, kỳ vọng của nhà sản xuất… cung rau quả còn có những đặc điểm riêng như sau: - Cung rau quả mang tính thời vụ Biểu hiện của đặc điểm này có thể thấy rõ trên thị trường khi khối lượng của một loại mặt hàng rau quả nào đó được đưa bán ra nhiều trong một thời gian nhất định. Nó không được bán rải rác trong cả năm mà theo một mùa nhất định trong năm. Vào mùa hè ở miền Bắc, chúng ta có thể mua và ăn thoải mái các loại rau quả như sấu, mận, nhãn, vải, rau muống, rau đay, rau mùng tơi… nhưng mùa đông rất khó hoặc có khi không có hàng để mua ngoài su hào, cải bắp… vì không đúng mùa. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ, sản xuất ngoài trời trên quy mô rộng, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên như đất đai, thời tiết khí hậu. Mỗi loại cây trồng có sự thích ứng với những điều kiện nhất định dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Hơn nữa, các loại cây trồng có quy luật sinh trưởng, phát triển khác nhau nên cung rau quả sẽ phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch của từng loại rau quả. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng rau quả lại trải đều quanh năm nên đã xảy ra tình trạng khối lượng rau quả cung ứng trên thị trường không cân bằng với khối lượng tiêu dùng và khối lượng xuất khẩu. Chính đặc điểm này của cung rau quả làm quá trình thu hoạch và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn và đôi khi lại tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Rau quả là một mặt hàng tươi sống mà khi mùa vụ tới, sản phẩm được thu hoạch đồng loạt, người sản xuất phải bán ra với bất cứ giá nào. Lúc này trên thị trường cung đã vượt quá cầu làm giá giảm, có khi giảm xuống thấp hơn cả chi phí sản xuất nhưng người sản xuất vẫn phải bán vì nếu không bán sản phẩm sẽ bị hỏng và mặt khác là không có vốn để quay vòng sản xuất. Cung mang tính thời vụ cũng làm cho các nhà máy chế biến bị ảnh hưởng khi mà dây truyền sản xuất chỉ hoạt động trong mùa vụ có nguyên liệu nên hiệu suất sử dụng của các dây truyền này không cao. Nhưng mặt khác, cũng do tính thời vụ này mà trong những thời điểm trái vụ, khối lượng rau quả rất ít, trong khi đó nhu cầu về sản phẩm này luôn cao làm cho giá tăng. Nếu người sản xuất và kinh doanh bíêt tận dụng điểm này thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Ngày nay, với tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sinh học đã khắc phục được phần nào tính mùa vụ của cung rau quả. Bằng cách can thiệp vào quá trình sinh trưởng của cây, tạo môi trường sống giả, trồng trong nhà kính, rút ngắn thời gian sinh trưởng, sử dụng chất bảo quản nhằm duy trì độ tươi… đã tạo ra những sản phẩm trái mùa quanh năm để phục vụ nhu cầu thường xuyên của con người. - Cung rau quả mang tính vùng rõ rệt Ở Việt Nam, nhắc đến bưởi thì mọi người đều nghĩ tới bưởi Năm Roi – Vĩnh Long, nhắc tới nhãn thì mọi người lại nghĩ ngay tới nhãn lồng Hưng Yên, hay nói tới vải thiều thì mọi người lại nghĩ ngay tới vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang… Mỗi sản phẩm rau quả đều gắn liền với vùng đất nơi trồng ra loại quả đó, và đó cũng được coi là đặc sản của vùng đất ấy. Chính đặc điểm về thời tiết, khí hậu, đặc tính thổ nhưỡng của từng vùng đất đã tạo ra những sản phẩm khác nhau về chất lượng, hương vị, vỏ ngoài…, và ngay cả năng suất cũng khác nhau. Tuy nhiên sự khác biệt trong chất lượng rau quả không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch của người dân. Và chính những đặc điểm riêng biệt đó của sản phẩm đã tạo ra lợi thế tuyệt đối trong sản xuất nông nghiệp và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cả ở thị trường trong nước và thế giới, thúc đẩy trao đổi buôn bán giữa các vùng trong một nước, giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. - Cung rau quả có độ co giãn theo giá thấp hơn các sản phẩm khác Điều này thể hiện là trên thị trường khi giá rau quả thấp hay cao thì lượng cung rau quả gần như không thay đổi trong ngắn hạn. Lúc chính vụ, tất cả các nhà sản xuất cùng đưa rau quả bán ra thị trường làm cho cung vượt quá cầu của xã hội, do đó giá giảm, nhưng nhà sản xuất không thể tích trữ vì rau quả có tính tươi sống, không để được lâu, vì vậy họ phải bán hết số lượng rau quả đó với bất kỳ giá nào. Ngược lại, vào lúc giáp hạt, người sản xuất có ít hàng để bán, cung nhỏ hơn cầu dẫn đến giá rau quả tăng cao trên thị trường nhưng không vì thế mà người sản xuất có thể tăng cung ngay để thu lợi nhiều. Đó là do độ “trễ” sinh học của cây trồng và giới hạn về yếu tố đất đai, thời tiết. Trong dài hạn, người sản xuất có thể điều chỉnh số lượng rau quả bằng cách khai hoang, đầu tư cho đất đai, ứng dụng khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất, tuy nhiên khả năng cung ứng rau quả vẫn bị hạn chế vì quỹ đất có hạn. * Đặc điểm của cầu rau quả Cầu về rau quả mang tính thường xuyên do đó là những sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, đảm bảo một cơ thể sống khoẻ mạnh. Trong khi đó cung rau quả lại mang tính thời vụ làm mất cân bằng cung cầu gây ra giá cả biến động không ổn định. Đây chính là cơ sở để thúc đẩy hoạt động buôn bán trao đổi mặt hàng rau quả giữa các vùng, các quốc gia khác nhau. Cầu rau quả ngoài những đặc điểm chung như chịu sự tác động của dân số, thu nhập giá…thì cũng có một số đặc điểm riêng sau: - Cầu rau quả chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen, tập quán, văn hoá ăn uống, việc tiêu dùng rau quả phụ thuộc phần lớn vào khẩu vị của người tiêu dùng Chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm này dựa vào sự khác nhau về cơ cấu, số lượng và chủng loại rau quả được xuất khẩu sang các thị trường. Người phương Đông có thói qủn tiêu dùng các loại rau có lá trong khi người phương Tây lại thích ăn củ, quả. Do vậy các doanh nghiệp cần phải lưu ý đặc điểm này từ đó nghiên cứu, xác định nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả. - Chất lượng vệ sinh dịch tễ có tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng rau quả Rau quả là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày của con người, có tác động trực tiếp tới sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà công tác kiểm tra, kiểm dịch các lô hàng xuất khẩu rau quả được đặc biệt chú ý, nhất là ở các nước phát triển. Ở Nhật Bản, rau quả tươi nhập vào phải trải qua các quy trình kiểm tra để kiểm tra về độ phân giải thuốc trừ sâu trong hoa quả, phụ gia thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu, hun khói để diệt côn trùng và sâu bệnh ở bến cảng. Hay sản phẩm rau quả Việt Nam muốn xuất khẩu được sang thị trường EU thì phải chứng minh được rằng các sản phẩm đó “sạch, an toàn cho người tiêu dùng”. Ở châu Âu hiện có tiêu chuẩn EUREPGAP do Hiệp hội các Cty bán lẻ châu Âu sáng lập năm 1997 nhằm công nhận thống nhất chất lượng, độ an toàn của thực phẩm, rau quả muốn xuất khẩu sang thị trường này cần phải sản xuất theo tiêu chuẩn EUREPGAP. Như vậy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu là công tác mà bất cứ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu rau quả nào cũng phải chú ý, vì nó không chỉ đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp mà còn đẩy mạnh hạot động xuất khẩu, giúp doanh nghiệp và sản phẩm cảu doanh nghiệp xâm nhập được nhiều thị trường trên thế giới, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. - Cầu rau quả có độ co giãn theo giá thấp Khi giá rau quả giảm, nhu cầu về rau quả cũng không tăng đáng kể vì khả năng tiêu thụ của cơ thể con người là có hạn, hơn nữa rau quả lại là sản phẩm không thể tích trữ do tính chất tươi sống, dễ hỏng. Khi giá tăng, vì là sản phẩm thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của con người nên số lượng rau quả mà người tiêu dùng mua sẽ không giảm nhiều, nhưng họ có thể chuyển sang tiêu dùng rau quả của các doanh nghiệp khác. Đây là đặc điểm mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm của mình. 7. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 7.1. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Ngày nay hội nhập đã trở thành một trong những xu hướng lớn của thời đại, có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng tới tất cả các quốc gia trên thế giới. Đứng trước xu thế này, bất kỳ quốc gia nào cũng phải nỗ lực để bắt kịp xu thế hội nhập. Và việc mở rộng thị trường có vai trò rất quan trọng, là vô cùng cần thiết trong hoạt động xuất khẩu . Mở rộng thị trường xuất khẩu làm cho sản phẩm trở nên có tính cạnh tranh hơn. Khi mở rộng thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh một sản phẩm. Do đó, để đứng vững trên thị trường đó thì doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình bằng cách cải tiến mẫu mã chất lượng, giá cả và các dịch vụ kèm theo. Đồng thời, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nhiều cơ hội, mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện tại, tiếp cận với các nguồn lực nước ngoài đặc biệt là các nguồn lực mà trong nước không có sắn hoặc đắt đỏ hơn. Mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Có một bài học mà các nhà kinh tế đã đưa ra là “Không nên để trứng vào cùng một giỏ”. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro khi có một thị trường bị biến động, và cũng làm gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp công ty khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới Khi thâm nhập vào một thị trường mới, yếu tố uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty càng hiệu quả thì càng khẳng định uy tín của công ty trên thị trường quốc tế, khuyếch trường được thương hiệu sản phẩm và giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng, nhiều thị trường mới. 7.2 Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và nhiều triển vọng mở rộng và phát triển thị trường cho các sản phẩm rau quả Việt Nam nói riêng. Sự ưu đãi về thuế quan, giảm hàng rào phi thuế quan, xuất xứ hàng hoá và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng hơn khi xảy ra tranh chấp thương mại sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm rau quả Việt Nam có sức cạnh tranh cao hơn để thâm nhập thị trường thế giới. Tuy nhiên chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi hội nhập đó là ngành rau quả Việt Nam gia nhập WTO trong điều kiện thiếu môi trường kinh doanh ổn định, chưa có một hành lang pháp lý thuận lợi. Thêm vào đó là những biến động và cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường; chúng ta phải chấp nhận những quy định quốc tế khắt khe khi hội nhập, chấp nhận những rào cản kỹ thuật, cùng với những khó khăn về nguyên liệu, thời tiết khí hậu, giá vật tư, lao động. Do vậy việc mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả là hết sức cần thiết. Ngoài những vai trò trên thì sự cần thiết của việc mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả còn thể hiện: Mở rộng thị trường xuất khẩu để khai thác lợi thế về sản xuất rau quả của Việt Nam Việt Nam có tiềm năng to lớn về đất đai, điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nhân lực dồi dào, rất thuân lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và cho xuất khẩu rau quả nói riêng. Cụ thể: +Về đất đai Việt Nam có diện tích 330.363 km 2 trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 11 triệu ha, trong đó diện tích trồng rau quả ngày càng tăng lên, đến nay là khoảng 1,4 tiệu ha. Chất lượng đất của Việt Nam cũng rất thuận lợi cho sản xuất rau quả do có tầng đáy nên kết cầu đất tơi xốp, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng khá cao nhất là đất phù sa, đất xám. Hơn nữa chủng loại đất cũng rất phong phú với 64 loại thuộc 14 nhóm khác nhau. Những điều kiện này kết hợp với nguồn nhiệt đới ẩm, dồi dào là cơ sở cho việc phát triển nhiều loại cây trồng nếu có chiến lược khai thác khoa học, hợp lý. Đến nay Việt Nam đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh tập trung có chất lượng cao và xây dựng được một số vùng đặc sản có lợi thế cạnh tranh như vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên, xoài Tiền Giang, Đồng Tháp, bưởi Năm Roi – Vĩnh Long, mận Tam Hoa - Bắc Hà – Lào Cai +Về khí hậu: Với vị trí trải dài trên 5 vĩ độ từ vĩ tuyến 8 0 – 23 0 , Việt Nam là một nướckhí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh ở phía Bắc, nhất là các tỉnh miền núi, khí hậu miền Nam lại được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Việt Nam có độ ẩm trung bình hàng năm tương đối lớn khoảng 80%, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1800 – 2000mm /năm, đảm bảo nguồn nước ngọt rất phong phú cho sản xuất, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào (cường độ, ánh sáng, nhiệt độ trung bình là 230C…) là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đa dạng hoá các loại rau quả, thậm chí cả những loại cây trái vụ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. +Về nguồn nhân lực Với dân số trên 85 tiệu người, cơ cấu dân cư trẻ và có khoảng 70% số dân sống bằng nghề nông, như vậy nguồn lao động cho nông nghiệp là rất dồi dào. Bên cạnh đó, người nông dân Việt Nam có đặc điểm là cần cù, chăm chỉ, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Đây là thuận lợi lớn cho Việt Nam để có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Không chỉ có những lợi thế trong sản xuất mà trong xuất khẩu Việt Nam cũng có những lợi thế như: àVề vận chuyển: Với địa hình trải dài trên 2000 km bờ biển và nhiều đọ cao khác nhau, Việt Nam có rất nhiều cảng biển được trải tương đối đều cho các miền và một hệ thống cửa khẩu đồng bộ(đường sắt, đường bộ, đường không) thông thương với cá nước láng giềng, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. àVề thị trường: Chủng loại rau quả nhiệt đới có thị trường rộng lớn ở các nước phía Bắc còn rau quả ôn đới ở các nước phía Nam Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Ngày nay nhu cầu của thị trường thế giới đối với các sản phẩm rau quả là rất lớn và cũng rất đa dạng phong phú. Do vậy mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả sẽ góp phần tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhâp, cải thiện đời sống cho người nông dân. Tóm lại, rau quả là một ngành quan trọng của nền nông nghiệp nước ta, gắn với đời sống của hàng triệu hộ gia đình nông dân. Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả khai thác được tiềm năng, thế mạnh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thị trường thế giới. Chính vì vậy mà vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả cần được quan tâm chú trọng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM I- Giới thiệu sơ lược về Tổng công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Tổng công ty rau quả nông sản được thành lập trên cơ sở sát nhập Tổng công ty xuất nhập khẩu Nông sản và thực phẩm chế biến và Tổng công ty Rau quả Việt Nam theo quyết định số 66/QĐ/BNN – TCCB ngày 11/06/2003 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tổng công ty rau quả nông sản có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Vegetables, Fruit and Agriculture Products Corporation. Tên viết tắt: VEGETEXCO VIETNAM Tên đầy đủ: Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Trụ sở chính: Số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội Tổng công ty rau quả nông sản là Doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại Ngân hàng. Tổng công ty có mối quan hệ bạn hàng với hơn 100 nước trên thế giới, trong đó các thị trường chính là Nga, EU, Mỹ, Trung Quốc… * Quá trình hình thành Tổng công ty rau quả nông sản được hình thành và phát triển qua 2 thời kỳ: Giai đoạn 1:Từ 1988-2002 : Tổng công ty rau quả Việt Nam cũ Từ 1988-1990 là thời kỳ Tổng công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản xuấ kinh doanh thời kỳ này đang nằm trong quỹ đạo của sự hợp tác rau quả Việt Xô (1986-1990) mà Tổng công ty được Chính phủ giao cho làm đầu mối. Vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nhiệp đều do Liên Xô cung cấp. Sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến của Tổng công ty được xuất sang Liên Xô là chủ yếu (chiếm đến 97,7% kim ngạch xuất khẩu). Từ 1991-1995 là thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển mạnh từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Hàng loạt chính sách mới của Nhà nước ra đời và tiếp tục đựơc hoàn thiện. Các chính sách về khuyến khích sản xuất công nông nghiệp, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư phát triển ra đời tạo thêm môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tuy nhiên Tổng công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn. Nếu như trước 1990, Tổng công ty được Nhà nước giao cho nhiệm vụ là đầu mối tổ chức nghiên cứu sản xuất và chế biến rau quả thì đến thời kỳ này ưu thế đó không còn. Do cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã tích cực đầu tư vào sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu rau quả, bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo thế cạnh tranh mạnh mẽ với Tổng công ty. Mặt khác thời kỳ này không còn chương trình hợp tác rau quả Việt Xô do sự kiện Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Tổng công ty. Và việc chuyển đổi cơ chế hoạt động từ bao cấp sang cơ chế thị trường bước đầu cúng gây cho Tổng công ty nhiều bỡ ngỡ, lúng túng. Trong bối cảnh đó, Tổng công ty đã phải dồn toàn tâm toàn sức để tìm ra những giải pháp, những bước đi thích hợp để trụ lại, ổn định và từng bước phát triển. Từ 1996-2002 là thời kỳ Tổng công ty hoạt động theo mô hình “Tổng công ty 90” Bước vào thời kỳ này Tổng công ty có những thuận lợi cơ bản sau: + Những bài học khởi đầu của 5 năm chập chững bước vào kinh tế thị trường, từ những thành công và cả những thất bại trong sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đã tìm cho mình những bước đi vững chắc hơn. + Hoạt động theo mô hình mới, lại được Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt định hướng phát triển Tổng công ty giai đoạn 1998-2000 và 2000-2010, Chính phủ phê duyệt đề án phát triên rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010, đã tạo cho Tổng công ty cơ hội phát triển mới về chất. Tuy vậy thời kỳ này Tổng công ty cũng gặp không ít khó khăn: + Khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực, sự giảm giá liên tục của mặt hàng nông sản trên thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. + Hết năm 1999, Chính phủ chấm dứt giao kế hoạch trả nợ Nga cho Tổng công ty, sự bao cấp cuối cùng về thị trường không còn nữa. + Sự không cân đối trong đầu tư cùng với thời tiết thất thường và thiên tai liên tục, lại bị sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn của các đơn vị ngoài Tổng công ty, làm cho giá nguyên liệu bị đẩy lên cao, giá thành chế biến tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Giai đoạn 2: Từ 2003 đến nay Năm 2003 là năm đầu tiên Tổng công ty rau quả, nông sản được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2003, trên cơ sở sát nhập Tổng công ty rau quả Việt Nam và Tổng công ty nông sản và thực phẩm chế biến. Trong giai đoạn này Tổng công ty có những thuận lợi cơ bản sau: + Tình hình phát triển chung của thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có nhiều thuận lợi. Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết về hợp tác kinh tế quốc tế tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để chuẩn bị và thực hiện hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. + Giá một số sản phẩm nông sản chế biến có xu hướng tăng (nước dứa cô đặc, nước dứa đông lạnh…) và đồng thời nhu cầu của thị trường thế giới cũng không ngừng tăng lên. Những khó khăn trong giai đoạn này: + Hầu hết các nhà máy thiếu nguyên liệu để chế biến, nhiều đơn vị thiếu vốn lưu động để triển khai sản xuất. Tỷ giá đồng ngoại tệ đặc biệt là USD và EUR tăng. + Giá nhiều loại vật tư tăng lên: điện, xăng dầu, hộp sắt…Đơn giá tiền lương tăng. + Một số đơn vị phía Nam thiếu lao động. + Thời tiết khí hậu diễn ra phức tạp, rét, khô hạn kéo dài làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng. 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty bao gồm: - Hội đồng quản trị: Thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của Nhà nước giao cho, có toàn quyền nhân dnah Tổng công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước cấp trên. - Ban giám đốc: gồm Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, là người có quyền điều hành cao nhất và phải chịu mọi trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Các phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc, điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động theo sự phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc. - Ban kiểm soát: Do Hội đồng quản trị thành lập, có nhiệm vụ giúp Hội đồng quản trị kiểm tra giám sát tính hợp pháp, hợp lệ và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước,điều lệ của Tổng công ty, Nghị quyết và Quyết định của Hội đồng quản trị. Hiện nay Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 3 công ty con là: + Công ty Vegetexco + Công ty điều Bình Phước + Công ty giống rau quả - Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: có chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc. + Phòng tổ chức cán bộ: Có chức năng giúp việc tham mưu cho Tổng giám đốc thực hiện công tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật, quản lý chế độ tiền lương, an toàn lao động. + Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, mặt khác còn quản lý các nguồn vốn, thực hiện tính giá thành sản phẩm. + Phòng kế hoạch tổng hợp: là phòng tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. + Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm kinh doanh các mặt hàng được Bộ cho phép, xây dựng các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu trình lên cấp trên phê duyệt, theo dõi các thông tin kinh tế trong và ngoài nước, quan hệ tốt với khách hàng, đảm bảo uy tín cho Tổng công ty. - Các văn phòng đại diện: Thay mặt cho Tổng công ty ở nước ngoài tiến hành các công việc như nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng, ký kết hợp đồng xuất khẩu và các hoạt động xúc tiến thương mại khác để hỗ trợ cho công tác xuất khẩu của Tổng công ty. Các văn phòng đại diện: VP đại diện Tổng công ty ở phía nam, Vp đại diện Tổng công ty tại Matxcova (Liên bang Nga), VP đại diện Tổng công ty tại Mỹ. - Các đơn vị liên doanh: Thực hiện liên doanh liên kết với các đơn vị tổ chức khác để tiến hành các công việc sản xuất kinh doanh nhất định. Lợi nhuận được tính vào tổng lợi nhuận của Tổng công ty. - Các chi nhánh: Các chi nhánh trực thuộc cơ quan văn phòng Tổng công ty: Chi nhánh Lạng Sơn và XN điều Bình Phước. - Các đơn vị thành viên: Thực hiện liên doanh liên kết với các đơn vị tổ chức khác để tiến hành các công việc sản xuất kinh doanh nhất định. Lợi nhuận được tính vào lợi nhuận của Tổng công ty. Tính đến nay Tổng công ty đã có 34 đơn vị thành viên. 2.2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty rau quả nông sản 2.2.1. Chức năng - Hoạch định chiến lược phát triển chung, tập trung các nguồn lực (vốn, kỹ thuật, nhân sự…) để giải quyết các vấn đề then chốt như: đổi mới giống cây trồng, công nghệ, quy hoạch và đầu tư phát triển nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất rau quả. - Tổ chức quản lý kinh doanh: + Tổ chức bộ máy kinh doanh phù hợp, đổi mới trang thiết bị, đặt văn phòng chi nhánh đại diện cho Tổng công ty ở trong và ngoài nước. + Mở rộng kinh doanh, lựa chọn thị trường, thống nhất thị trường giữa các đơn vị thành viên được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước. + Quy định khung giá chung xây dựng và áp dụng các định mức lao động mới và các đối tác nước ngoài. + Tổ chức công tác tiếp thị, hoạch định chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng, giá cả nhắm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. - Quản._.đủ. Nga, Nhật Bản, Đông Bắc Á, Đài Loan 2. Rau quả đóng hộp - Dứa: Dứa miếng, dứa khoanh, nước dứa tự nhiên, dứa cô đặc - Nấm hộp, chôm chôm hộp, vải hộp - Dưa chuột lọ dầm dấm, cà chua quả đóng lọ - Dứa rẻ quạt, dứa trụ, dứa lọ - Cốc tai nước đường - Ớt quả dầm dấm, hỗn hợp dưa cà chua bao tử - Mận nước đường, nước quả hộp, bưởi hộp, nước yến, măng hộp… - Thanh long purre, vải purre, gấc purre Nga, Mỹ, Nhật Bản, Tây Bắc Âu, Hàn Quốc và một số nước khác… 3. Rau quả đông lanh - Dứa đông lạnh - Bắp non đông lạnh - Vải đông lạnh - Bắp non, bí đỏ, ớt, rau poxoi đông lạnh - Dưa hấu, khoai môn, khoai mỡ đông lạnh Hà Lan, Mỹ, Bỉ, Đức, Ba Lan, Nhật 4. Rau quả sấy muối - Chuối sấy, cơm dừa sấy - Dưa chuột, nấm muôi - Đu đủ sấy, bí đỏ sấy khô - Ớt muối, măng muối - Lạc rang muối… Nga, Mỹ, Nhật, Đài Loan, EU và một số nước khác III) Các giải pháp chủ yếu để mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam 1. Nâng cao chất lượng của sản phẩm rau quả - Phát triển vùng sản xuất rau quả Để đảm bảo khối lượng, chất lượng rau quả xuất khẩu, thực hiện tốt các hợp đồng đã ký, Tổng công ty phải cùng các địa phương thực hiện quy hoạch các vùng chuyên canh rau quả theo hướng sản xuất hàng hoá, với kỹ thuật tiến bộ, được thu hoạch, xử lý bảo quản chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế. Tổng công ty đóng vai trò là người nắm bắt nhu cầu của thị trường thế giới, từ đó định hướng cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao trong sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời người sản xuất cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trong việc lai tạo giống; áp dụng công nghệ sinh học vào việc lai tạo để có thêm nhiều giống mới trái sai, kích thước lớn, đồng đều mà vẫn đảm bảo được hương vị của trái cây thuần chủng; phát triển các mô hình sản xuất rau quả kỹ thuật cao như rau sạch, rau an toàn; không sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lượng và các chất kích thích tăng trưởng độc hại trong quá trình sản xuất. - Đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch (bảo quản và chế biến) Về chế biến: Tổng công ty phải đảm bảo công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được quốc tế công nhận như ISO, HACCP… đồng thời phải thường xuyên tìm hiểu, cập nhật các thông tin về các tiêu chuẩn, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường, đặc biệt là những thị trường lơn như Mỹ, EU, Nhật để có quy trình chế biến, bảo quản phù hợp. Tổng công ty cũng nên học hỏi các doanh nghiệp nước ngoài về các kỹ thuật bảo quản và nhập những dây chuyền máy móc tiên tiến hiện đại thay cho những thiết bị cũ, lạc hậu. Tổng công ty cũng nên mời các chuyên gia bạn sang chuyển giao công nghệ, hướng dẫn vận hàng dây chuyền chế biến, bảo quản rau quả. Về bảo quản, đóng gói: Tổng công ty cần ứng dụng các công nghệ bảo quản rau quả tiên tiến có thể bảo quản rau quả được lâu ngày như: phát triển nhà xử lý, bảo quản bằng kho lạnh, bảo quản bằng nước ozon…Các loại rau quả tuyệt đối không được sử dụng các hoá chất độc hại để bảo quản hoặc để giữ được mùi vị, màu sắc của sản phẩm. Bao bì đóng gói cũng có giá trị không nhỏ trong việc thu hút người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong điều kiện sản phẩm tràn ngập thị trường, nhất là chất lượng, giá cả nhiều khi không chênh lệch, tất nhiên người mua sẽ lựa chọn những sản phẩm có hình thức đẹp hơn, đặc biệt đối với người tiêu dùng ở các thị trường cao cấp như EU, Mỹ thì vấn đề này càng không được xem nhẹ. Do vậy, cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói là rất quan trọng, không những đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn phải tiên dụng, đẹp mắt Tổng công ty cần đảm bảo chất lượng ổn định đồng đều của các lô hàng xuất khẩu, tuyệt đối không vì lợi nhuận trước mắt mà xuất cả những lô hàng kém chất lượng, vì những lô hàng kém chất lượng có nguy cơ bị trả lại là rất cao. Hơn nữa, việc xuất những lô hàng kém chất lượng sẽ làm cho các nhà nhập khẩu cũng như người tiêu dùng nước ngoài có ấn tượng xấu về sản phẩm của Tổng công ty. Sản phẩm sẽ rất khó khăn trong việc tăng khối lượng bán trên thị trường quốc tế, thậm chí sẽ phải chịu sự tẩy chay của người tiêu dùng. Do vậy để có vị trí vững chắc trên thị trường xuất khẩu và thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài với nhà nhập khẩu thì cách tốt nhất là Tổng công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng của các mặt hàng rau quả xuất khẩu. 2. Các giải pháp về thị trường 2.1. Tiến hành công tác nghiên cứu thị trường Thị hiếu tiêu dùng của người dân ở các khu vực, các nước và các vùng trong một nước là khác nhau. Do vậy một sản phẩm có thể bán ở một thị trường này với giá cao nhưng sang thị trường khác co thể lại không tiêu thụ được. Chính vì vậy, nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng là vô cùng cần thiết. Nó quyết định việc có hay không duy trì được hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về các thị trường Tổng công ty nên đưa ra chiến lược cụ thể đối với từng thị trường - Đối với các thị trường truyền thống Tổng công ty nên tăng cường củng cố các mối quan hệ thương mại tốt đẹp, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá xuất khẩu để tạo lòng tin tuyêt đối cho người tiêu dùng của nước nhập khẩu, tạo cho họ thói quen tiêu dùng rau quả của Việt Nam và tuyệt đối không để bất cứ sai sót nào xảy ra trong khâu chế biến cũng như khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Đối với các thị trường cấp thấp Cần liên kết với các tổ chức thương mại của các nước để thực hiện các chương trình hội chợ, trưng bày và bán các sản phẩm rau quả của Việt Nam. Cũng cần lưu ý thông qua Việt kiều, những người Châu Á và các tổ chức của họ ở thị trường này để dần đưa các sản phẩm rau quả vào thị trường. - Đối với các thị trường cao cấp Để xuất khẩu vào thị trường này Tổng công ty cần phải giảiquyết rất nhiều vấn đề nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo và giữ vững uy tín của Tổng công ty. 2.2. Thông tin thị trường Trong điều kiện hội nhập, thông tin có vai trò vô cùng quan trọng giúp cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp cũng như là người tiêu dùng đưa ra được những quyết định tối ưu nhất. Đặc biệt trong công tác nghiên cứu mở rộng thị trường thì thông tin càng trở nên quan trọng, khả năng thu thập thông tin một cách chính xác và xử lý thông tin tạo nên một chỗ đứng vững chắc cho Tổng công ty trên thị trường. Tổng công ty cần có thông tin về các tình hình: - Thị trường có nhiều triển vọng nhất đối với hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty . - Tình hình cạnh tranh giữa các đối thủ trong hiện tại và tương lai. - Tình hình sản xuất, đầu tư, áp dụng công nghệ mới cũng như trình độ tổ chức, quản lý,chiến lược kinh doanh của bạn hàng. - Các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước vì điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự vận động của thị trường, tới cung cầu sản phẩm. - Các chính sách về hải quan, thuế xuất nhập khẩu, các quy định của các nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, về các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường. Những thông tin này giúp cho Tổng công ty có thể xác lập được kế hoạch sản xuất, chiến lược marketing, lựa chọn được đối tác và thị trường thích hợp cho hoạt động xuất khẩu của mình. Tuy nhiên để có thể thu thập được thông tin thì Tổng công ty cân lưu ý một số điểm sau: + Phải có đội ngũ cán bộ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có trình độ ngoại ngữ tốt, có kinh nghiệm trong nghiên cứu tình hình thị trường , có khả năng chọn lọc, phân tích thông tin +Xây dựng hệ thống thông tin một cách có hiệu quả từ nhiều kênh khác nhau như: thu thập tại đại bàn, từ Internet, từ các thương vụ cử đại diện ra nước ngoài…Làm tốt công tác dự báo về cung, cầu, giá cả. + Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế của đội ngũ cán bộ làm công tác thương mại và của các doanh nghiệp để hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động đối phó với những tranh chấp, rào cản thương mại của các thị trường. + Cần khai thác tối đa sự trợ giúp của các cơ quan việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan của họ ở Việt Nam, vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. + Tổng công ty cần tích cực tham gia nhiều hơn vào các hội chợ triển lãm quốc tế, các hội nghị chuyên đề do nước ngoài tổ chức, chuyển hẳn từ tiếp thị thụ động sang tiếp thị chủ động 3. Xây dựng thương hiệu Thương hiệu Vegetexco đã có nhưng chưa thực sự tạo ấn tượng cho người tiêu dùng. Do vậy cần có những biện pháp để phát triển thương hiệu. Bởi vì đối với khách hàng, một thương hiệu có uy tín luôn mang lại niềm tin và là sự lựa chọn của khách hàng. Rõ ràng là những sản phẩm mang một thương hiệu nổi tiếng, kể cả những sản phẩm mới tung ra thị trường sẽ dễ thuyết phục khách hàng lựa chọn hơn là những sản phẩm cùng loại nhưng không có thương hiệu hoặc thương hiệu kém nổi tiếng hơn. Như vậy thương hiệu chính là tấm giấy thông hành để sản phẩm của Tổng công ty có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế. Vì vậy trong thời gian tới Tổng công ty cần chú ý các vấn đề sau: - Việc xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ việc bảo đảm được sự ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng rau quả xuất khẩu. Nếu chỉ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm rồi sau đó lại không quan tâm đến việc phát triển sản phẩm thì không những không khai thác được giá trị của thương hiệu mà còn làm cho khách hàng mất lòng tin vào sản phẩm của doanh nghiệp bởi thương hiệu không đơn thuần là nhãn hiệu hàng hoá mà nó còn là tổng thể của các yếu tố vô hình và hữu hình như chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp.Thương hiệu chỉ thực sự là thương hiệu đúng nghĩa khi được thị trường quốc tế biết đến và công nhận. Do vậy doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo dựng ấn tượng tốt về sản phẩm trong nhận thức của khách hàng quốc tế. - Xây dựng thương hiệu cần đi đôi với quảng bá thương hiệu. Muốn vậy Tổng công ty cần tích cực tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế về nông sản và rau quả, in ấn các Cactalo giới thiệu sản phẩm với khách hàng quốc tế. Đặc biệt hiện nay ở Việt Nam ngành du lịch đang phát triển. Trong một năm ở khắp mọi miền đất nước liên tục diễn ra các lễ hội du lịch thu hút sự quan tâm và tham gia của động đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Do vậy, Tổng công ty cần chủ động đăng ký các gian hàng tại các lệ hội để giới thiệu, bày bán sản phẩm của mình với khách du lịch quốc tế. Một điều nữa cần lưu ý là tạo dựng được thương hiệu đã khó nhưng bảo vệ, giữ gìn và phát triển thương hiệu đó một cách lâu dài còn khó hơn. Tổng công ty cần chú ý đến việc giáo dục lề lối tác phong văn hoá, lễ nghi cho các cán bộ trong giao tiếp, đàm phán với phương châm lấy chữ tín làm đầu. 4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh đặc biệt là với hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. Để thực hiện tốt các nội dung của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu như nghiên cứu thị trường, phân tích, dự báo, đàm phán, ký kết hợp đồng… đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải có trình độ cao cả về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và nhạy bén trước sự thay đổi của thị trường. Do vậy, Tổng công ty có thể sử dụng một số giải pháp sau: - Thường xuyên cử cán bộ, nhân viên đi nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham gia các khoá học tập huấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên trẻ, thiếu kinh nghiệm đi học các lớp tập huấn hay học hỏi kinh nghiệm từ những nhân viên lớn tuổi, giàu kinh nghiệm hơn. - Có kế hoạch tuyển thêm các nhân viên mới trong lĩnh vực marketing quốc tế có trình độ cao. - Có chế độ khên chê, thưởng phạt công minh tạo điều kiện cho các nhân viên có động lực để phấn đấu và hăng hái làm việc. Cán bộ công nhân viên được nâng cao về chất lượng, trình độ sẽ giúp Tổng công ty giải quyết nhanh, chính xác và hiệu quả mọi công việc, ký kết được nhiều hợp đồng, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu. III) Kiến nghị với Nhà nước và Bộ NN&PTNT 1.Hoàn thiện quy hoạch vùng nguyên liệu, mạng lưới chế biến, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu rau quả Muốn mở rộng thị trường xuất khẩu thì nguồn hàng xuất khẩu phải đủ khả năng cung ứng cho thị trường với số lượng lớn và chất lượng ổn định, chủng loại sản phẩm phải phong phú và giá cả phải ngang bằng với mức chung trên thị trường thế giới. Hơn nữa đối với các mặt hàng rau quả tươi thì khâu vận chuyển, bảo quản từâpsex tạo ra những thuận lợi cũng như những khó khăn cho hoạt động xâm nhập thị trường. Trong thời gian qua, hoạt động mở rộng thị trường của Tổng công ty chưa mấy thành công một phần là do khối lượng hàng hoá chưa đủ cung ứng cho thị trường quốc tế, việc vận chuyển và bảo quản rau quả còn yếu. Song nguyên nhân sâu xa là do công tác quy hoạch vùng sản xuất, mạng lưới chế biến và cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Do đó trong thời gian tới Nhà nước cần chú trọng các công việc sau: - Quy hoạch hợp lý nguồn nguyên liệu và mạnh lưới chế biến rau quả, tạo ra sự gắn kết giữa vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ. Nhà nước cần quy hoạch, đầu tư phát triển vùng chuyên canh rau quả trên cơ sở nghiên cứu kỹ đặc điểm canh tác, trồng trọt, điều kiện sinh sống của nhân dân từng vùng, từng địa phương. Nhà nước phải đảm bảo việc phát triển vùng nguyên liệu sẽ phát huy được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, tạo thêm việc làm và ổn định đời sống cho nhân dân trong vùng. Các nhà máy chế biến rau quả phải được xây dựng gắn với vùng nguyên liệu với quy mô phù hợp. Đối với vùng nguyên liệu phân tán nên phát triển hệ thống chế biến vừa và nhỏ, vừa đảm bảo việc bảo quản và chế biến tại chỗ, vừa làm vệ tinh cung cấp bán thành phẩm cho các cơ sở chế biến công nghiệp công suất lớn, tạo nên hệ thống nhiều tầng công nghệ, nhiều quy mô với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đồng thời, khi quy hoạch vùng nguyên liệu, mạng lưới chế biến phải tính đếnviệc phát triển hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm bởi hệ thống này đóng vai trò lớn trong nội tiêu và xuất khẩu nhằm đảm bảo việc cung cấp nguồn hàng xuất khẩu được nhanh chóng, thuận lợi. Do vậy, song song với việc phát triển vùng chuyên canh rau quả, Nhà nước cần triển khai xây dựng các chợ đầu mối rau quả được trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra, đo lường sản phẩm, các khu sơ chế, bảo quản rau quả tại các vùng chuyên canh và đô thị lớn. - Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả. Hiện nay, mạng lưới thuỷ lợi ở nông thôn về cơ bản đã được xây dựng xong nhưng các hồ chứa nước, trạm bơm không được cải tạo nâng cấp thường xuyên nên vẫn xảy ra tình trạng không có đủ nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống đường giao thông vẫn chưa được nâng cấp gây nhiều khó khăn cho công tác vận chuyển rau quả vốn là những mặt hàng dễ bị dập, nát. Do vậy, Nhà nước cần nhanh chóng đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, chế biến rau quả; củng cố, phát triển hệ thống đê điều, hồ chứa nước, kênh mương, trạm bơm, trạm điện để hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của thời tiết như mưa rét, bão lụt hoặc hạn hán kéo dài…tới quá trình sản xuất; nâng cao chất lượng đường giao thông để đáp ứng nhu cầu vận chuyển rau quả, tránh tình trạng đường làm xong lại sửa, làm đi làm lại, kéo dài vừa gây lãng phí tiền bạc, công sức, vừa cản trở lưu thông hàng hoá. Đặc biệt cần xây dựng hệ thống kho vận tải tại các khu vực cửa khẩu, bến cảng là địa điểm tập kết hàng hoá trước khi xuất khẩu. Cần có những kho lạnh để bảo quản hàng rau quả với khối lượng lớn trong trường hợp cần thiết. Để thực hiện nhanh, hiệu quả các công việc trên, Nhà nước cần khuyến khích, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào quá trình phát triển vùng nguyên liệu, mạng lưới chế biến, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến, xuất khẩu thông qua các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp. 2. Tạo môi trường pháp lý ổn định và thống nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Giống như tất cả các sản phẩm khác, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quy định pháp luật có liên quan như: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nguyên liệu, thủ tục xuất khẩu… Nếu những quy định này thông thoáng hơn, có nhiều ưu đãi hơn thì các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động xuất khẩu, cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài về chi phí sản xuất, giá xuất khẩu… Ngược lại, nếu các thủ tục xuất khẩu phức tạp, thuế xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu cao sẽ gây trở ngại lớn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Chính vì vậy để đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả thì Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý ổn định và thống nhất cho các doanh nghiệp như đơn giản các thủ tục hành chính, thủ tục xuẩt nhập khẩu để đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiên đúng thời gian giao hàng mà không mất quá nhiều thời gian và công sức, từ đó nâng cao uy tín của các doanh nghiệp, tạo lòng tin đối với khách hàng. 3. Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ đối với doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Với hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu thì thông tin về thị trường rau quả quốc tế và xúc tiến thương mại là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp có nắm chắc được thông tin về thị trường trong nước và quốc tế thì mới vạch ra được các chiến lược kinh doanh cụ thể, chính xác, lên kế hoạch chủ động tìm kiếm bạn hàng phù hợp. Bên cạnh đó việc thường xuyên tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại với đối tác nước ngoài sẽ khiến các doanh nghiệp và khách hàng nước ngoài có cơ hội tìm hiểu về nhau và về sản phẩm mà họ quan tâm. Ở Việt Nam các hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Về phía Nhà nước và các Bộ có liên quan cũng chưa có sự quan tâm đúng mức. Vì vậy trong thời gian tới Nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại hiệu quả hơn, từ đó đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp. - Về hỗ trợ cung cấp các thông tịn liên quan đến thị trường xuất khẩu rau quả + Nhà nước cần giao cho các cơ quan chức năng như các Bộ, trung tâm thông tin, các tổ chức xúc tiến thương mại, các cơ quan nghiên cứu kinh tế - thương mại …đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu rau quả thế giới để cung cấp thông tin thường xuyên cho các doanh nghiệp. Thông tin phải mang tính cập nhật, chính xác cao bởi rau quả là mặt hàng mang tính chất thời vụ, thời hạn sử dụng ngắn hơn nhiều so với các mặt hàng khác. Đồng thời thông tin phải bao gồm nhưng nội dung cơ bản như: nhu cầu thị trường, giá cả các loại rau quả trên thị trường xuất khẩu, danh sách các nước nhập khẩu chủ yếu, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như hệ thống kiểm dịch rau quả của các nước nhập khẩu, thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả, các xu hướng vận động, biến đổi của thị trường rau quả thế giới… + Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Thương Mại và Bộ NN & PTNT trong hoạt động đàm phán, ký kết các thảo thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp phát triển thị trường. Bộ Thưong mại có hệ thống các Vụ chính sách thị trường ngoài nước, có hệ thống thương vụ, đại diện thương mại của nước ta đặt tại các nước. Đây là những đầu mối quan trọng tổ chức thu thập thông tin thường xuyên, cung cấp thông tin một cách nhanh nhất cho doanh nghiệp và người sản xuất. Do vậy hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần bổ sung chức năng, nhiệm vụ, đổi mới phương thức hoạt động để các cơ quan này thực sự là tổ chức xúc tiến thương mại, hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phát triển kinh doanh theo sát nhu cầu thị trường. Kinh nghiệm của một số nước kinh doanh thành đạt trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả cho thấy cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước. Tổ chức này có nhiệm vụ: Thu thập thông tin về cung, cầu, giá cả, thị hiếu tiêu thụ, dung lượng, khả năng cạnh tranh đối với từng nhóm hàng, mặt hàng. Xử lý thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về các mặt: số lượng, chất lượng, giá cả, thị hiếu. Cung cấp thông tin đã xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo, làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể... tới người sản xuất, giúp họ định hướng sản xuất lâu dài, ổn định, có căn cứ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Cung cấp thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế. Giúp họ hiểu rõ về sản phẩm Việt Nam nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ. - Về hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với sản phẩm rau quả xuất khẩu Trong thời gian tới Nhà nước cần phải thành lập một số trung tâm giới thiệu sản phẩm rau quả xuất khẩu tại một số thị trường quan trọng trên thế giới như Mỹ, Nhật Trung Quốc, EU… Đây là cách tốt nhất tạo ra sự hiện diện thường xuyên của các mặt hàng rau quả mà ta cần bán, đồng thời tạo cơ hội để khách hàng có thể trực tiếp tìm hiểu các sản phẩm mà họ cần. Các trung tâm này sẽ giới thiệu cho khách hàng, các nhà nhập khẩu nước ngoài về các chủng loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam, danh mục các nhà xuất khẩu rau quả, tư vấn cho khách hàng. Đồng thời đây cũng là nơi cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong nước về các yêu cầu của khách hàng nước ngoài, đóng vai trò trung gian giữa bên xuất khẩu và nhập khẩu. Mặt khác, các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài như các đại sứ quán cần tăng cường tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ dành riêng cho mặt hàng rau quả có sự tham gia đông đảo các doanh nghiệp trong nước và mời các nhà nhập khẩu, các khách nướ ngoài tới tham dự, đồng thời cho ý kiến nhận xét, đánh giá về sản phẩm Hàng năm Nhà nước trợ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả trong hoạt động xúc tiến thương mại qua việc miễn giảm chi phí mà các doanh nghiệp phải trả cho việc thuê các gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm tổ chức trong nước và quốc tế, hỗ trợ chi phí cho việc trưng bày sản phẩm, quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên việc quản lý quỹ dành cho xúc tiến xuất khẩu phải chặt ché, tránh tình trạng tham ô, sử dụng lãng phí, không hiệu quả hoặc phân bổ không đồng đều. - Về hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Ngoài Tổng công ty rau quả nông sản có quy mô tương đối lớn nhưng cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đều gặp phải tình trạng thiếu vốn nên hoạt động xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế. Vì vây, Nhà nước cần hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả. Việc hỗ trợ phải đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng giữa các thành phần kinh tế, đơn giản hoá thủ tục vốn vay và áp dụng lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước cũng cầnốap dụng chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả có vốn Nhà nước chiếm cỏ phần chi phối, đặc biệt là Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của thế giới để đảm nhiệm vai trò tiên phong và hướng dẫn về thị trường và công nghệ trong chế biến xuất khẩu. 4. Nhà nước nghiên cứu và phổ biến các quy định vê vệ sinh an toàn thực phẩm tới người sản xuất Hiện nay các rào cản qui định về chất lượng an toàn thực phẩm mặt hàng rau quả ở các nước nhập khẩu là rất cao, nhưng vấn đề này ở Việt Nam người sản xuất chưa quan tâm đúng mức, việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong canh tác còn tuỳ tiện vừa ảnh hưởng đến chất lượng của rau quả vừa không đạt được những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu. Trong khi đó chưa có cơ quan quản lý chất lượng và vệ sinh rau quả chuyên làm chức năng vừa xây dựng những tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa phối hợp với các nước nhập khẩu giám sát chất lượng rau quả tạo điều kiện cho việc xuất khẩu rau quả tươi. Vì vậy trong thời gian tới các ngành, các cơ quan có chức năng cần nghiên cứu và phổ biến các quy định, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nước được coi là thị trường tiềm năng của mặt hàng rau quả Việt Nam như tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization), HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point), GAP (Good Agriculture Practice)… Đồng thời cũng có những biện pháp xử phạt đích đáng đối với những doanh nghiệp không thực hiện đúng những yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới uy tín của các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Việt Nam cũng cần khẩn trương ký kết Hiệp định kiểm dịch thực vật với các nước đang xúc tiến và mở rộng ra các nước có nhu cầu nhập rau quả Việt Nam, bao gồm các quy trình giám sát, kiểm tra và xử lý để đảm bảo rau, quả xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, trước mắt tập trung vào một số hàng hoá và nước nhập khẩu quan trọng. Các cơ quan chức năng, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý thị trường và Tổng cục Hải quan phải phối hợp chặt chẽ việc nhập khẩu và quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như công tác kiểm tra dư lượng hoá chất đối với rau quả tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Trong công tác tìm hiểu và cung cấp thông tin về thị trường cho doanh nghiệp, cần chú ý đến các thông tin cụ thể và chi tiết về danh mục thuốc trừ sâu được phép sử dụng, mức dư lượng cho phép, thiết bị và công nghệ được dùng để kiểm tra các tiêu chuẩn SPS (Sanitary and Phytosanitary measureS) ...vì quy định của mỗi nước cũng như mối quan tâm của mỗi nước nhập khẩu đối với các chỉ tiêu này có thể rất khác biệt. 5. Nhà nước cần có chính sách phát triển hiệp hội ngành hàng Mở rộng thị trường xuất khẩu có nghĩa là phải xâm nhập ngày càng sâu vào môi trường kinh doanh quốc tế vô cùng rộng lớn, trong khi đó đại đa số các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nếu các doanh nghiệp này tiến hành hoạt động này một cách đơn lẻ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập và khai thác thị trường xuất khẩu. Hiện nay, mối liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong hoạt động mở rộng thị trường còn lỏng lẻo. Các doanh nghiệp vẫn tự tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng, quản cáo sản phẩm, xây dựng thương hiệu mà chưa có sự phối hợp với nhau nên kết quả thu được hầu như không đáng kể. Trong thời gian tới, Chính phủ cần tạo điều kiện để phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội trái cây, Hiệp hội rau quả Việt Nam. Các tổ chức này là đầu mối giao lưu với các tổ chức quốc tế, thống nhất điều hành kinh doanh sản xuất và xuất khẩu rau quả. Hiệp hội được thành lập còn nhằm mục đích xúc tiến sự liên kết giữa khu vực Nhà nước và tư nhân. Các hiệp hội này có nhiệm vụ: - Tư vấn giúp Chính phủ trong việc xác định các chính sách có liên quan tới sản xuất, thị trường, vấn đề chế biến, xuẩt nhập khẩu, vận chuyển và một số lĩnh vực khác có liên quan tới sự phát triển của ngành rau quả. - Thu thập, phân tích, thống kê một cách có hệ thống, phổ biến những thông tin có liên quan tới ngành rau quả. - Phổ biến các tiến bộ kỹ thuật về cây ăn quả… - Tổ chức, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xâm nhập, tìm kiếm thị trường mới, tham gia hội chợ, triển ãm quốc tế… Thông qua Hiệp hội, các thành viên sẽ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin về thị trường xuất khẩu, liên kết tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bad thương hiệu, phối hợp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lớn. Các hội viên có thể cùng nhau xây dựng kế hoạch, chiến lược chung trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu và kế hoạch riêng cho từng nhóm doanh nghiệp có cùng đặc điểm về quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động… KẾT LUẬN Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rau quả và nông sản của Việt Nam. Trong những năm vừa qua Tổng công ty đã đạt được rất nhiều thành tựu trong hoạt động xuất khẩu rau quả. Mặt hàng rau quả của Tổng công ty đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng Hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá thì việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Và đây cũng là một trong năm tư tưởng chỉ đạo trong chiến lược xuẩt nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2010 mà Nhà nước ta đã đề ra “Ra sức mở rộng thị trường và đa dạng hoá thị trường, củng cố chỗ đứng trên các thị trường mới, tích cực tìm kiếm bạn hàng theo phương châm người bán tìm người mua, chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới để tiêu thụ hàng hoá”. Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động mở rộng thị trường của Tổng công ty rau quả nông sản trong thời gian qua, em nhân thấy hoạt động mở rộng thị trường của Tổng công ty trong thời gian gần đây đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ song vẫn còn những tồn tại, những khó khăn cần tháo gỡ. Từ đó em cũng đề xuất một số giải pháp thiết thực để đưa rau quả thực sự trở thành một mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Tổng công ty, khẳng định được vị trí trên thị trường thế giới với thị trường ngày càng được mở rộng về chiều rộng và chiều sâu, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Phạm Văn Khôi cùng sự chỉ bảo tận tình của các bác, cô, chú trong phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu 5 – Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam đã giúp em hoàn thành đề tài này. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế nông nghiệp – PGS. TS. Vũ Đình Thắng – NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp – PGS. TS. Trần Quốc Khánh – NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam qua các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. Thị trưòng xuẩt nhập khẩu rau quả - PGS. TS. Nguyễn Văn Nam. Giáo trình kinh tế thương mại – GS. TS. Đặng Đình Đào – Hoàng Đức Thân Xuất khẩu hang hoá Việt Nam 20 năm đổi mới. Website: www.rauhoaquavietnam.vn www.vneconomy.vn www.mof.gov.vn www.agro.gov.vn www.kinhtenongthon.com.vn www.viettrade.gov.vn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34963.doc
Tài liệu liên quan