Giải pháp mở rộng thị trường trang thiết bị y tế của Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội - TOCONTAP Hanoi

Tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường trang thiết bị y tế của Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội - TOCONTAP Hanoi: ... Ebook Giải pháp mở rộng thị trường trang thiết bị y tế của Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội - TOCONTAP Hanoi

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường trang thiết bị y tế của Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội - TOCONTAP Hanoi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trước sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, dưới sự tác động của tự do hoá thương mại, quá trình hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế quốc tế. Sự thay đổi từng ngày của kỹ thuầt công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ sịnh học. Kinh tế Việt Nam không ngừng từng bước thay đổi mình tích cực thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đưa máy móc công nghệ hiện đại thâm nhập vào từng ngành, từng nghề, từng lĩnh vực, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, hiện đại hoá trang thiết bị máy móc, cùng với sự khuyến khích của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước, liên doanh tư nhân, cổ phần tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Là một nước nông nghiệp nghèo đang phát triển, đang tích cực thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nứơc. Chính phủ thường xuyên đề ra những chính sách giúp doanh nghiệp thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá doanh nghiệp ưu tiên vào hiện đại hoá máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất , phục vụ cho phúc lợi xã hội. Khi kinh tế càng phát triển thì xã hội càng có nhu cầu nâng cao điều kiện sống, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không ngừng được gia tăng không chỉ ở những thành phố lớn mà nhu cầu đó, đòi hỏi đó càng một gia tăng cả ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Mặc dù những nhu cầu đó không giống nhau nhưng đều phản ánh sự thay đổi trong mức sống của dân cư một nước. Trong những năm qua thực hiện đường lối của Đảng, đất nước đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Cùng với bước phát triển chung của đất nước, lĩnh vực văn hoá xã hội ( trong đó có y tế ) đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn những vấn đề bức súc cần phải tiếp tục giải quyết. Đảng ta đã quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân thể hiện qua các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và VII, đặc biệt hội nghị lần thứ IV ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã ra nghị quyết về: " Những vấn đề cấp bách trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ". Quốc hội đã thông qua luật bảo vệ sức khoẻ nhân làm cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chỉ thị, quyết định quan trọng để thể chế hoá các quan điểm chỉ đạo của Đảng. Chính vì thế, ưu tiên vào việc nhập khẩu thiết bị y tế trong chính sách của đảng và nhà nước đang là bước chuyển hướng mới trong xu thế hội nhập. Các doanh nghịêp cũng nhận thấy được sư thuận lợi này và từ nhu cầu ngày càng một gia tăng và đa dạng. Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường phát triển sẽ tạo sự phân tầng xã hội và tạo ra mức thu nhập không đồng đều giữa các vùng trong đó có người nghèo, người sống ở các vùng khó khăn cần được quan tâm nhiều hơn. Đồng thời đến năm 2020, dân số tiếp tục tăng lên (khoảng 105 triệu người ) trong đó cơ cấu người già sẽ tăng cũng đặt ra Thuận lợi từ phía chính phủ: Mở rộng hệ thống TTB trong các bệnh viện tạo điều kiện phát triển mạng lưới trung tâm y tế nhà nước, tư nhân ở các thành phố lớn, mở rộng ra cả khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo…. Thuận lợi từ phía nhu cầu ngày một tăng của dân cư, nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ bằng máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất đảm bảo chính xác, Không nằm ngoài xu hướng vận động này, công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội, tên giao dịch là TOCONTAP Hanoi là một doanh nghiệp nhà nước đang chuyển bị cổ phần hoá, với tuổi thọ 50 năm TOCONTAP Hanoi luôn tích cực thực hiện chính sách của nhà nước giao cho các doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước không ngừng mở rộng các lĩnh kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, của công ty. Sự lớn mạnh của TOCONTAP Hanoi đánh dấu sự định hướng đúng đắn, phù hợp của công ty trong xu hướng phát triển trong, ngoài nước. Từ sự thuận lợi từ các phía TOCONTAP Hanoi đã chuyển hướng tập trung mũi nhọn kinh doanh sang trang thiết bị y tế giá trị lớn. Nếu như trước đây, trong giới kinh doanh chỉ biết đến máy móc thiết bị lớn là TECHNO, MACHINO,…thì ngày nay tên tuổi của TOCONTAP Hanoi đã được nhiều người biết đến tronh lĩnh vực máy móc thiết bị, trang thiết bị y tế . Mặt khác, với thế mạnh của mình: có tuổi thọ cao trên thương trường trong và ngoài nước, lại là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế khoán trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh TOCONTAP Hanoi giành được rất nhiều thuận lợi nhất định, có khả năng cạnh tranh cao, có uy tín với các đối tác làm ăn. TOCONTAP Hanoi đang thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà đánh giá, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư trong và ngoài nước . Thật sự là một điều rất may mắn khi tác giả thực tập tại TOCONTAP Hanoi, được giám đốc, ban lãnh đạo công ty, phòng kinh doanh nghiệp vụ XNK 4 cùng các cô chú, anh chị trong công ty hết lòng giúp đỡ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập góp một phần rất lớn vào thành công của báo cáo nghiên cứu của mình. Thị trường trang thiết bị y tế đang là hướng đi mới của công ty trong thời gian gần đây, nhiều thuận lợi cùng muôn vạn khó khăn đặt ra trước mắt mà TOCONTAP Hanoi phải đối mặt trong thời gian tới là điều thôi thúc em lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: Giải pháp mở rộng thị trường trang thiết bị y tế của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà nội _TOCONTAP Hanoi . Kết cấu của bài viết gồm 3 chương: Chưong I: Những vấn đề lý luận chung về trang thiết bị y tế và thị trưòng trang thiết bị y tế. Chương II: Thực trạng thị trưòng trang thiết bị y tế của công ty xnk tạp phẩm Hà Nội - TOCONTAP Hanoi. Chương III: Giải pháp để mở rộng thị trường trang thiết bị y tế của TOCONTAP Hanoi. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ I.1. Khái niệm trang thiết bị y tế. Trang thiết bị y tế bao gồm tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật, phương rtiện vận chuyển, vật tư chuyên dùng và thông dụng phục vụ cho các hoạt động phòng bệnh, khám chữa bệnh cho ngành y tế. Trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành y tế đến năm 2020 đã xác định rõ ngành y tế mang tính liên ngành rõ rệt, bao gồm nhiều lĩnh vực như y tế dự phòng, y học lâm sàng, y học cổ truyền, dược học và trang thiết bị y tế. Vấn đề quan trọng đặt ra cho việc xây dựng chiến lược là chọn hướng ưu tiên nào, kỹ thuật công nghệ nào, mục tiêu phát triển cùng các giải pháp chủ yếu và chương trình hành động để đạt được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của ngành, đồng thời hoà nhập được với chiến lược phát triển khoa học công nghệ chung của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá hiệ đại hoá đất nước. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng KH-CNTT trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ 20 với những thành tựu kỳ diệu đã tác động mạnh mẽ vào tiến trình phát triển của mọi ngành mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực trang thiết bị y tế. Nhiều thiết bị y tế kỹ thuật cao, hiện đại đã được nghiên cứu chế tạo, ứng dụng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Một thực tế hiện nay là các bệnh viện hiện đại đang dần trở thành các trung tâm công nghệ kỹ thuật cao với việc ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, chính xác và mức độ tự động hoá cao như: thiết bị cộng hưởng tứ hạt nhân, X- quang cắt lớp điện toán, siêu âm Doppler màu, dao mổ Grammar, máy gia tốc điều trị ung thư..v.v. Trang thiết bị y tế nói chung được dùng trong công tác chuẩn đoán và điều trị bệnh rất phức tạp và đa dạng, là tổ hợp của nhiều ngành kỹ thuật và công nghệ như điện, điện tử, cơ khí, quang học, hạt nhân, tin học và điều khiển học… Với vai trò là nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành y tế, trang thiết bị y tế đã và đang hỗ trợ tích cực cho các nhà y dược học không ngừng thu đựơc nhừng kỳ tích lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, trong thức tế hoạt động của ngành y tế từ các bệnh viện lớn, hiện đại trực thuộc TW tói các cơ sở địa phương, không phải nơi nào cũng xác định được vai trò, chức năng quan trọng của trang thiết bị y tế, hoặc do thiếu kiến thức hiểu biết về trang thiết bị y tế nên đã không có sự quản lý thích đáng, không phân công cán bộ thường xuyên chăm sóc bảo trì, kiểm tra nên đã để cho trang thiết bị y tế đã thiếu lại hay bị hư hỏng không đáng có, hoặc để cho thiết bị làm việc triền miên, quá tải cho đến lúc hư hỏng mới lo sửa chữa, xin mua mới. Cũng do thiếu sự quan tâm nên ở khá nhiều cơ sở bệnh viện hiện nay chưa chú ý củng cố, xây dựng phòng quản lý vật tư- thiết bị y tế, không có cán bộ thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện trong việc xây dựng kế hoạch nâng cấp, mua sắm trang thiết bị hàng năm đã dẫn tới hiện tượng mua lấm trang thiết bị không phù hợp với yêu cầu chuyên môn, gây nên những lãng phí cho cơ sở giảm hiệu quả đầu tư của Nhà nước. Trang thiết bị y tế là loại máy móc, thiết bị giá trị cao, ngoài những đặc điểm chung của một hàng hoá thiết bị, còn mang những đặc điểm riêng có của mình. Nguồn cung cấp máy móc trang thiết bị còn nhiều hạn chế chưa thể đáp ứng được nhu cầu, tiêu chuẩn quốc tế đặt ra. Nên nhà nước ta từ lâu đã rất ưu tiên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài về thực hiện sư nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Chịu sự kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng của các tổ chức quốc tế: tiêu chuẩn ISO 9002, ISO13488…nên hàng hoá này có tính kỹ thuật cao, hàm lượng chất xám lớn đảm bảo không xảy ra sai sót, những lỗi kỹ thuật đáng tiếc xảy ra trong thời gian hoạt động, vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của con người. Chẳng hạn yêu cầu tính chính xác của máy siêu âm nội soi để có thể có những chuẩn đoán tên bệnh ,tuổi thọ của bệnh, thời gian tồn tại của bệnh, kích thước, trọng lượng…của những bộ phận mắc bệnh trong cơ thể con người. Hay độ an toàn của các thiết bị nội soi bên trong cơ thể khi các thiết bị này đựơc đưa vào các cơ quan nội tạng. Do vậy mà cũng phải đòi hỏi đội ngũ y bác sỹ phải được đào tạo chuyên sâu, tính kỷ luật cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ, an toàn lao động, an toàn tính mạng con người ngày một tăng lên. Nếu như chỉ dựa vào các trung tâm y tế, các bệnh viện của nhà nước mở ra thì không thể đảm bảo hết được nhu cầu của con người. Đó là nguyên nhân dẫn đến ngày càng nhiều các trung tâm y tế, phòng khám tư nhân mọc ra với mục tiêu phục vụ nhanh nhất, tiện ích nhất, đảm bảo nhất cho người bệnh, không tốn nhiều thời gian làm thủ tục rườm rà, phải chờ đợi lâu. Trên các địa bàn khu vực thành phố trung tâm, đến cả các thành phố trục thuộc tỉnh, các huyện lỵ, các tỉnh miền núi, đồng bằng mà ở đó nhà nước chưa có chính sách đầu tư. Các sản phẩm trang thiết bị y tế là sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành khoa học, công nghệ tiên tiến như: Điện, điện tử viên thông, cơ khí chính xác, quang học, tin học, vật lý học, sinh học, hoá học, vật liệu học. Sự tiên tiến của trình độ công nghệ đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại của hệ thống trang thiết bị y tế, thể hiện trình độ phát triển của của nền kinh tế một nước, trình độ cập nhật thông tin của dân cư. Ở những nước kém phát triển thì hệ thống này không đựơc đảm bảo chất lưọng, đảm bảo kỹ thuật. Hệ thống máy móc còn lạc hậu cũ kỹ. Chỉ có một con số rất ít ở các bệnh viện trung ương quốc gia mới có được hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các cơ sở y tế vẫn đang phải sử dụng chủng loại trang thiết bị y tế từ những năm 70, 80 đã thật sự lạc hậu lại thiếu tính đồng bộ. Do vậy nhu cầu cấp thiết đặt ra là phải hiện đại hoá máy móc trang thiết bị, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của dân cư. Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới ( Đứng thứ 8, sau Băngladet), nhưng lại thuộc tốp những Quốc gia nghèo nhất thế giới. Nên nhu cầu đặt ra là từng bước đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, đồng thời là một nước có chỉ số chăm sóc sức khoẻ nhân dân cao trên thế giới. Số trang thiết bị công nghệ sản xuất trước năm 1990 hiện chiếm khoảng 80%, còn lại một phần rất nhỏ 20% là trang thiết bị y tế được sản xuất sau năm 90. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực trang thiết bị y tế nhập khẩu thâm nhập vào thị trường nội địa. Hiện nay, đã có một số xí nghiệp sản xuất được các trang thiết bị y tế trong nước, đã được đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng cả vốn và đổi mới công nghệ. Nhưng hầu hết là thiết bị thông thường, thiết bị nội thất bệnh viện, phục vụ cho nhu cầu chăm sóc, khám chữa bệnh, chăm sóc diều dưỡng đảm bảo cho nhu cầu trong nước và đã có một phần xuất khẩu sang các nước châu Phi, Trung đông, và các nước láng giềng. Sự non yếu về trình độ sản xuất đặc biệt là các thiết bị máy móc công nghệ cao, là điều kiện để hàng hoá nhập khẩu vào thị trường mà không phải chịu sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước, đẩy giá cả lên cao mà vẫn tiêu thụ mạnh. I.2. Thị trường trang thiết bị y tế ở Việt Nam. I.2.1. Đặc trưng cơ bản của thị trường trang thiết bị y tế. +Đặc điểm trang thiết bị y tế: Trong vòng hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhiều loại trang thiết bị hiện đại- con đẻ của sự ứng dụng công nghệ khoa học đã giúp cho việc chuẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng chính xác, an toàn hiệu quả cao và do đó ít gây biến chứng cho người bệnh. Sự hịên diện thâm nhập nhanh của khoa học công nghệ trong các trang thiết bị y tế ngoài những vai trò đã nêu trên thì xét về phương diện tinh thần còn giúp cho người thầy thuốc ( bác sỹ ) vững tin và yên tâm trong việc khám và điều trị bệnh, đồng thời còn giúp cho người bệnh lác quan hơn, hy vọng nhiều hơn với việc đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm đang phải chữa trị. Trong khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vai trò của trang thiết bị y tế đã được khẳng định.Đây thực tế đã là một lĩnh vực kỹ thuật chuyên môn của ngành y tế, là một trong 3 nội dung cấu thành của ngành y tế đó là Y, dược, và thiết bị y tế. + Giá trị Kinh tế: Nếu xét về mặt kỹ thuật chuyên môn, trang thiết bị y tế giữ một vi trò hết sức quan trọng, là then chốt trong sự nghiệp CNH-HĐH ngành y tế, thì về mặt giá trị kinh tế, trang thiết bị y tế cũng chiếm một phần hết sức to lớn. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã báo động cho cộng đồng thế giới biết rằng khối lượng tài sản trang thiết bị y tế trên toàn thế giới là khổng lồ, chi phí hằng năm để duy trì hoạt động và bổ sung trang thiết bị y tế gấp 1.5 lần chi phí cho thuốc chữa bệnh cho toàn nhân loại, hiện tượng lãng phí tiền của trong lĩnh vực này cũng khá lớn. Để minh hoạ điều này, thông qua đợt khảo sát điều tra năm 1994, WHO đã công bố ở một nước đang phát triển ở một Nam Mỹ như sau: Tổng giá trị trang thiết bị y tế trong cả nước 5 tỷ USD Số lượng trang thiết bị y tế bị hỏng không sử dụng được 2 tỷ USD ( chiếm 40% tổng giá trị trang thiết bị y tế) Chi phí hằng nămc cho bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định trang thiết bị là 650 triệu USD ( chiêm 13% tổng số kinh phí của trang thiết bị ). Chi phí hằng năm cho thuốc chữa bệnh : 400 triệu USD. Đối với tình hình hiện nay của Việt Nam, trang thiết bị y tế đựoc trang bị trong nhiều năm qua từ nhiêud nguồn: Ngân sách nhà nước, nguồn viện trợ, nguồn từ các địa phương, các cơ sở tư nhân….cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Một số liệu về tổng kinh phí cho việc nâng cấp trang thiết bị y tế trong các năm từ từ 2000-2005 trong cả nước cũng lên đến 5 nghìn tỷ đồng ( thiết bị nhập khẩu ). Trong đó các loại thiêt bị có mức độ kỹ thuất cao, hiện đại có giá trị kinh tế lớn hiện có trên phạm vi cả nước như sau: Máy cộng hưởng từ : 05 chiếc CT – Scanners: 43 chiếc Thiết bị chụp mạch: 5 chiếc X- quang tăng sáng truyền hình: 66 chiếc Máy siêu âm màu: 45 chiếc Máy Cobalt điều trị : 10 chiếc Máy gia tốc tuyến tính : 04 chiếc Để minh hoạ cho phần trang bị mua sắm trang thiết bị y tế hàng năm, chúng ta có thể xem qua sơ đồ dưới đây: Biểu đồ: Cơ cấu các trang thiết bị mua sắm hàng năm +Trên thị trường khu vực và thế giới Thị trường máy móc, thiết bị y tế không giống như thị trường hàng hoá khác, không hoàn toàn tuân theo quy luật cung cầu, không chịu tác động bởi giá cả hàng hoá mà lại phụ thuộc vào những yếu tố rất khách quan như: trình độ phát triển kinh tế của đất nướcđó. Một nước phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ càng cao, nhu cầu thẩm mỹ chỉnh hình càng nhiều, ngay cả thực tế là chi phí cho mỗi lần cao gấp rất nhiều lần so với nhu cầu chăm sóc khác. Mà việc chăm sóc này không phải một chiều mà mang tính định kỳ, thường xuyên. Mặt khác là một loại sản phẩm của nhiều nghành khoa học hiện đại , hàm lượng chất xám cao, cho nên giá trị chứa trong sản phẩm là lớn hơn rất nhiều so với hàng hoá máy móc thiết bị cộng nghệ khác như: máy siêu âm, máy chụp X – quang, máy siêu âm 4 chiều, 3 chiều, máy nội soi, máy chụp cắt lớp … Ở những nước phát triển, thị hệ thống trang thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, đồng bộ, mang tính kỹ thuật cao. Bởi ở những quốc gia này, ngành công nghiệp chế tạo, hoá chất, điện tử viên thông phát triển, là khởi nguồn cho ngành trang thiết bị y tế phát triển theo, kết quả tất yếu là những quốc gia này thì tốc độ phát triển ngành y tế đứng hàng đầu thế giới. Thu nhập bình quân đầu người vào khoảng trên dưới 10.000 USD/ người /năm, do vậy nhu cầu được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cũng cao hơn ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Những khu vực dân cư nghèo này, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, chính phủ cũng chỉ đủ lo đến đời sống của người dân hàng ngày cũng đã phải trông cậy đến sự viện trợ của các nước khác, các tổ chức từ thiện thì vấn đề đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ rất hạn chế. Ở chính bản thân của người dân cũng chỉ hạn chế dừng lại ở khả năng chăm lo đến cuộc sống hàng ngày, nhu cầu ăn no mặc ấm là đủ lắm rồi chứ chưa nói đến những nhu cầu khác . Ngành công nghiệp kém phát triển, công nghệ không được hiện đại hoá, các trang thiết bị y tế phải nhập khẩu từ những nước công nghiệp phát triển với giá cao, không thể tự trang bị được đầy đủ, đồng bộ. Đó là những bất cập, những hạn chế đang tồn tại không dễ gì có thể khắc phục trong thời gian ngắn. Do vậy hầu hết các nước đang phát triển và kém phát triển phải nhập những trang thiết bị y tế từ các nước công nghiệp. Sự ưu thế về nền kinh tế, sức mạnh đồng tiền quốc gia cũng giúp những quốc gia công nghiệp dành được nhiều thuận lợi trong các hợp đồng kinh tế. Mặt khác, hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều là thành viên của các tổ chức kinh tế, quân sự, chính trị. Tất yếu sẽ nhận được những thuận lợi trong hoạt động trao đổi buôn bán giữa các nước thành viên trong khối như những ưu đãi về thuế quan, thủ tục hải quan, hạn ngạch hơn hẳn các nước nằm ngoài khối, mà đa phần các nước năm ngoài khối lại là các nước đang phát triển, các nước nghèo, kém phát triển. Hiện nay, thị trường Châu á Thái Bình Dương đang là trung tâm thu hut sự chú ý của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà tư bản công nghiệp. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đang là những thị trường có sức hút trong xu hướng hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới: độ nhậy cảm với thị trường, độ mở cửa của thị trường cũng hơn hẳn các khu vực khác, đặt biệt là Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới ( trên 1,3 tỷ người ) với tốc độ phát triển dẫn đầu thế giới hiện nay, và tất yếu sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực Đông Nam Á. Đây là điều kiện để các nước trong khu vực mở cửa tìm kiếm cơ hội trong giai đoan này. +Thị trường trang thiết bị y tế trong nước: ) i, Vuh\guos\hát trirong giai Sơ lược hệ thống bệnh viện trong nước Hệ thống khám chữa bệnh nói chung của nước ta được tổ chức theo hệ thống hành chính với 4 cấp độ khác nhau. Tuyến cơ sở có trạm y tế xã phường, trạm y tế các công nông trường, nhà máy, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; tuyến quận huyện có các phòng khám đa khoa khu vực liên xã và trung tâm y tế bệnh viện huyện, bệnh viện thuộc các bộ, ngành. Đây là tuyến tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản, tuyến tỉnh thành phố có các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân vuợt khả năng của các bệnh viện tuyến huyện, có khả năng đáp ứng hầu hết các nhu cầu bệnh tật ở mức độ chuyên khoa. Tuyến cuối là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc bộ y tế và một số bệnh viện thuộc các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng… là tuyến cuối cùng trong nấc thang điều trị với các can thiệp mang tính chuyên khoa sâu, với những kỹ thuật phức tạp hiện đại. Trong hệ thống y tế nói chung và hệ thống khám chữa bệnh nói riêng, các bệnh viện đóng vai trò quan trọng, cả về cung ứng các dịch vụ y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học về mặt tài chính. Chi tiêu cho các bệnh viện luôn chiếm tỷ trọng lớn (lên đến 60-70% ) trong tổng chi ngân sách y tế của nhiều nước. Việc tìm hiểu chính xác nhu cầu mua sắm trang thiết bị y tế của các bệnh viện là cơ sở để các công ty kinh doanh thiết bị y tế xây dựng cho mình được chiến lược phát triển thị trường hiệu phù hợp nhất. Hiện nay cả nước đã chế tạo được một số sản phẩm trang thiết bị y tế , nhưng có tới khoảng hơn 80% trang thiết bị y tế còn phải nhập khẩu. Chính sách quốc gia trong giai đoạn 2002-2010 có nêu giải pháp để thực hiện mục tiêu đến năm 2006 là: trang thiết bị y tế sản xuất trong nước đáp ứng được 40% nhu cầu. Cả nước hiện có gần 1.047 bệnh viện lớn nhỏ. Nhu cầu trang thiết bị y tế là rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao. Thế nay Việt Nam mới có vài chục cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế với 250 loại sản phẩm đước bộ y tế cấp giấy phép lưu hành đáp ứng được 20% nhu cầu. Các sản phẩm sản xuất trong nước được công nhận đạt tiêu chuẩn Việt còn quá ít, phần lớn các sản phẩm chỉ dừng lại ở mức đơn giản như dụng cụ y tế cầm tay, thiết bị nội thất, các sản phẩm nhựa và cao su y tế ..Hiện đại hơn một chút là các sản phẩm thiết bị điện, dụng cụ mổ điện, Máy phá sỏi ngoài cơ thể, siêu âm chuẩn đoán hình ảnh, máy kiểm tra tim thai ….Tình hình bệnh tật ở Việt Nam hiên nay đang thay đổi: các bệnh không nhiễm trùng nguy hiểm như: tim mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường..) đang ngày càng gia tăng. Những năm gần đây chúng ta đã phải bỏ ra hàng tỉ đồng để nhập khẩu các loại máy móc thiết bị y tế đắt tiền: như máy thở cao tần…loại hiện đại nhất thế giới hiện nay phải nhập khẩu từ Nhật bản. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đà nẵng. Trong các cơ sở y tế chuyên sâu đã có các máy móc thiết bị y tế tiên tiến hiện đại như chụp cắt lớp nhiều đầu dò, chụp mạch máu, siêu âm tăng ánh sáng truyền hình, thiết bị mổ nội soi, máy cộng hưởng từ chạy thận nhân tạo, cô-ban xạ trị phải nói rằng trang thiết bị y tế hiện đại đã góp phần không nhỏ vào công tác chuẩn đoán, khấm chữa bệnh. Nhiều căn bệnh hiểm nghèo trước đây người bệnh phải điều trị ở nước ngoài thì nay đã có thể điều trị ở trong nước. Nhưng do ngành sản xuất trang thiết bị y tế của Việt Nam còn yếu, lại nhiều năm dùng hàng nhập khẩu cho nên đã ăn sâu vào tâm lý của người Việt Nam "sính đồ ngoại " trong nhiều cán bộ, nhân viên ngành y . Có một tình trạng cần nói tới, hoặc do cơ chế hoặc do vì các bên cùng có lợi mà mấy năm gần đây nhiều cơ cở y tế nhập khẩu các loại máy móc nhiều tỷ đồng nhưng không sử dụng được phải đắp chiếu. Hay mua thiết bị đắt tiền về mà không tìm cách đưa vào sử dụng cứ mặc dãi dầu mưa nắng bởi nó là tiền chùa của nhà nước. Thậm chí có những máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất trong nước rẻ hơn 5, 7 lần, tính năng và độ bền không thua kém hàng ngoại, nhưng người ta vẫn thích hàng nhập khẩu hơn. Tại một hội nghị gần đây, phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm phê phán gay gắt tình trạng này và nhắc nhở phải tăng cường năng lực sản xuất trong nước, đồng thời quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu trang thiết bị y tế trong thời gian tới. +++ Xu hướng biến động của thị trường trang thiết bị y tế thế giới tác động đến xu hướng biến động của thị trường trang thiết bị y tế trong nước Sự biến động của thị trường trang thiết bị y tế thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường trong nước. Trong quá trình mở của thị trường, tự do hoá thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá càng trở nên dễ dàng hơn. Khi công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển máy móc thiết bị trở nên hiện đại, tinh vi hơn thì yêu cầu cho máy móc thiết bị này cũng đắt đỏ hơn. Càng có nhiều may móc thiết bị mới ra đời thì yêu cầu đổi mới, hiên đại hoá sản phẩm càng tăng lên. Khó khăn của Việt Nam là thị trường chưa đủ nhạy bén để có thể bắt kịp được với tốc độ thay đổi của thị trường thế giới và không đủ vốn để cung cấp đồng bộ được trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế. Nhưng xu hướng luôn biến động này một mặt lại tạo ra những cơ hội thị trường cho các nhà nhập khẩu của Việt Nam. Sự đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá nhà cung cấp từ những nước công nghiệp phát triển chuyển sang các nước NIC, châu Á Thái Bình Dương, châu Âu. Số lượng các nhà cung cấp tăng lên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam chọn đối tác kinh doanh, giảm bớt tình trạng độc quyền cung cấp. Như vậy thị trang thiết bị y tế trong nước được đa dạng hoá, nhiều mẫu mã, chủng loại đến từ nhiều quốc gia khác nhau và sưl lựa chọn của doanh nghiệp Việt Nam là những đối tác phù hợp với tình hình nghiệp vụ của doanh nghiệp, giá cả phải chăng, điều kiện thanh toán phù hợp có lợi nhất cho ta. Là một hàng hoá giá trị cao, nên sự lựa chọn các sản phẩm hàng hoá phải cân nhắc có cơ sở khoa học, mang tầm nhìn chiến lược lâu dài… I.2.2. Quy luật và cơ chế vận động của thị trường trang thiết bị y tế. trang thiết bị y tế cũng mang những đặc trưng của thị trường hàng hoá thông thường, nên cũng chịu ảnh hưởng, tác động của quy luật thị trường. Tính chuyên việt độc quyền cao của thiết bị được quy định bởi hàm lượng chất xám có trong sản phẩm. Do vậy độ co dãn của cầu thị trường không làm ảnh hưởng đến mức cung hàng hoá trên thị trường thế giới. Sự vận động của thị trường trang thiết bị y tế ảnh hưởng trực tiếp bởi hành vi mua hàng của các chủ thể là các bệnh viện có nhu cầu đổi mới, sửa chữa, mua sắm mới trang thiết bị. Ở những khu vực thị trường khác nhau thì cơ chế vận động của hàng hoá cũng khác nhau theo nấc thang nhu cầu ngày càng tăng lên ở những nước phát triển. Mức độ tự động hoá, hiện đại hoá ngày một cao, thời gian thay mới sửa chữa định kỳ cũng rút ngắn lại. Yếu tố giá cả hàng hoá: Giá cả của thiết bị không chịu ảnh hưởng bởi nguồn nguyên liệu đầu vào. Nhắc lại thuyết PARETO ANALISIST 80 : 20 cho sản phẩm là trang thiết bị mang tính chuyên ngành như sau: Một thiết bị điện tử như các trang thiết bị chúng ta nghiên cứu tạo nên bởi 80% là nguyên vật liệu, nhưng chỉ quyết định 20% giá trị sản phẩm khi đem vào ứng dụng vận hành, còn 80% giá trị sản phẩm lại được quyết định bởi 20% vấn đề là khâu nghiên cứu thử nghiệm của các nhà khoa học. Do vậy ta có thể dễ dàng hiểu được rằng nguyên vật liệu của sản phẩm chỉ tạo ra hình khối của sản phẩm, còn giá trị của sản phẩm lại được quyết định bởi hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ kết tinh trong sản phẩm. Đồng thời các yếu tố vật lý học, quang học, lý học, hoá học, công nghệ điện tử, bản quyền sản phẩm làm cho giá sản phẩm cao hơn rất nhiều so với các hàng hoá thông thường khác. Sản phẩm càng tiên tiến hiện đại, sản phẩm mang tính độc quyền thì được định giá cang cao. Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống sản phẩm. Mặt khác, là thị trường hàng hoá có đến 80% phải nhập khẩu từ nước ngoài, cho nên có sự chênh lệch giá giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Hàng nội địa giá rẻ nhưng không đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường hoặc do trong nước chưa thể sản xuất được những máy móc hiện đại mang tính kỹ thuật cao. Hoặc do tâm lý người Việt vẫn chưa tin tưởng rằng Việt Nam có thể chế tạo được các sản phẩm này vậy tiêu thụ hàng nhập khẩu là rất hiển nhiên. Từ đặc thù sản phẩm chịu sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội của từng quốc gia, từng vùng, từng khu vực. Khi đời sống nhân dân cao, thu nhập bình quân đầu người cao, sự hiểu biết về vệ sinh an toàn sức khoẻ được cập nhật thì số người mắc bệnh càng giảm đi, thời gian phát hiện bệnh sớm do được thường xuyên khám sức khỏe hơn, làm giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài tuổi thọ. Những quốc gia phát triển thì nhu cầu của người dân cho việc bảo vệ sức khoẻ cao hơn hẳn. Đời sống ổn định, dư thừa về vật chất dân cư sẽ nghĩ đến việc dành thời gian, tiền của của mình cho làm đẹp, chỉnh hình, thể dục thẩm mỹ nâng cao tuổi thọ. Cho nên trên thị trường có sự chuyển biến giữa máy móc thiết bị điều trị thì giảm đi, trong khi máy móc thiết bị thăm khám, phẫu thuật thẩm mỹ thì lại một tăng lên. Con ở những quốc gia kém phát triển, thu nhập thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều kho khăn, thì nhu cầu khám chữa bệnh định kỳ, thẩm mỹ, chỉnh hình, thấp, thậm chí là không có, khám chữa bệnh ở khu vực này phát sinh khi bệnh tật có liên quan đến tính mạng con người, hoặc bệnh trưyền nhiễm, mà đặt biệt ở những khu vực này, kinh tế chưa phát triển, ngành công nghiệp kém phát triển, máy móc thiết bị lạc hậu, ý thức của dân cư về môi trường, và bảo vệ môi trường sống, môi trường làm việc còn thấp, cho nên nhiều bệnh tật liên quan đến hô hấp, ung thư cao hơn hẳn. Và thị trường trang thiết bị y tế cho công tác chữa, điều trị là chủ yếu. Sự vân động của thị trường trang thiết bị y tế theo khu vực địa lý cũng theo quy luật, cơ chế nhất định : Những khu vực ôn đới khí hậu trong lành, mát mẻ, thì nguy cơ bệnh tật cũng thấp, nhu cầu trang thiết bị y tế cũng thấp hơn vùng khí hậu nhiệt đới và hàn đới khô nóng và mưa nhiều là điều kiện thuật lợi cho bệnh tật phát triển. Ở một khía cạnh khác là những khu vực công nghiệp phát triển, công nghiệp hoá chất công nghiệp gang thép, công nghiệp than …tỷ lệ mắc bệnh tật cũng cao hơn hẳn vùng dân cư nông thôn, miền núi.Do đó mà tỷ lệ các bệnh viện, trung tâm y tế,cơ sở y tế ở những vùng này thấp là điều dễ nhận thấy. I.2.3. Các chủ thể của thị trường: Như đã phân tích, thị trường trang thiết bị y tế mang những đặc điểm rất riêng biệt của chuyên ngành, không phải là hàng hoá thông thường thị trường hàng hoá bị giới hạn bởi nhân tố chủ thể thị trường là ai?, Trung ương hay địa phương, Nhà nước hay tư nhân, liên doanh, cổ phần… Từ đặc thù sản phẩm, phục vụ cho sự nghiệp y tế của toàn nhân loại chủ thể tham gia chi phối thị trường là các bệnh viện công lập, tư nhân, các phòng khám đa khoa, các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện với quy mô lớn nhỏ khác nhau đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ y tế, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn của WHO… Trong bối cảnh hiện nay, thì các trung tâm y tế tư nhân, liên doanh, cổ phần xuất hiện ngày càng nhiều ỏ các thành phố, khu vực đông dân._. cư. Nay đang có xu hướng lan rộng sang các vùng chậm phát triển, thị xã, thị trấn. Một phần do đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện bởi cơ chế chính sách cuả nhà nước trong gian đoạn này tạo nhiều điều kiện cho người lao động phát huy được khả năng của mỗi người. Cũng chính bởi nhân tố đô thị hoá nhanh chóng này gây nên ô nhiễm môi trường, không khí nguồn nước, thức phẩm, các sản phẩm hoá học ngày càng nhiều là mầm mống của bệnh tật phát sinh trước mắt và tiềm ẩn lâu dài. +++ Đối tượng thị trường là nhà cung cấp: Đó là các hãng sản xuất máy móc thiết bị từ các quốc gia: Nhật Mỹ, Singapore, canada, Đức …chủ yếu là các nước TBCN, những quốc gia công nghiệp phát triển có dây truyền công nghệ hiện đại. Các hãng sản xuất cuả chính phủ, tư nhân, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn tên tuổi cũng như không tên tuổi..cũng thuộc đối tượng nhập khẩu của công ty. +++ Đối tượng thị trường là hệ thống các bênh viện,trung tâm y tế, cơ sở y tế ( cầu hàng hoá) Theo số liệu cập nhật đến tháng 2 năm 2005 từ các tỉnh, thành phố, các bộ ngành tổng số các loại hình bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng cả công và tư hiện có 1047 cơ sở ( không kể các cơ sở thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng và các cơ sở điều dương thương bệnh binh nặng do Bộ Lao động và thương binh xã hội quản lý ), với tổng số là 127562 giưòng bệnh ( bảng 2).Trong đó các cơ sở công lập là 994 chiếm khoảng 94.9% với 124.786 giường bệnh chiếm khoảng 97.8%. Số bệnh viện ngoài công lập bao gồm bệnh viện tư , bệnh viện bán công và bệnh viện có 100% vốn đầu tư của nước ngoài là 53 cơ sở chiếm khoảng 5,1% với 2776 giưòng bệnh chiếm khoảng2,2%. Bảng 2: Tổng số các loại hình bệnh viện: Cơ sở Giường bệnh ( GB) % cơ sở % giường bệnh (GB) Công 994 124786 94,9 97,8 Tư 53 2.776 5,1 2,2 Tổng 1047 127562 (Số liệu báo cáo hiện trạng của các tỉnh , thành phố, các bộ ngành 2- 2005, vụ điều trị ) - Các bệnh viện công lập từ trung ương đến địa phương,chịu sự phân bổ của chính phủ nguồn vốn cấp cho phòng vật tư, thiết bị trong tổng số vốn đầu tư cho bệnh viện là bao nhiêu, sự phân bổ hàng năm như thế nào. Không phải dễ dàng cớ thể Marketing được các đối tượng này mưa sản phẩm ở bất kỳ thời điểm nào hay bất kỳ hãng cung cấp nào trên thị trường. Bao gốm các loại hình và tính chất chuyên khoa có: bệnh viện đa khoa tuyên TW và tỉnh, thành phố: 116 bệnh viện đa khoa quận huyện thành phố thuộc tỉnh thị xã: 579 bệnh viện đa khoa các bộ ngành: 46 bệnh viện chuyên khoa các loại: 218 Các viện, nhà trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng các ngành: 35 Số bệnh viện đa khoa các loại ( kể cả thuộc Bộ y tế, thuộc tỉnh, huyện ngành ) chiếm khoảng74,6%, 25.4% còn lại là các cơ sở chuyên khoa các loại, bao gồm: Y học cổ truyền, lao, tâm thần, phong, da liễu, các bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới, sản phụ khoa, nhi khoa, mắt-tai-mũi-họng, răng hàm mặt , Da liễu, ung thư nội tiết, phục hồi chức năng và một số chuyên khoa sâu như phẫu thuật, chấn thương chỉnh hình, tim mạch. Bảng 3 : Tổng số các loại hình bệnh viện Cơ sở GB % cơ sở % GB Đa khoa ( Bộ y tế ) 9 6230 0.9 5.0 Chuyên khoa (Bộ y tế) 21 6510 2.1 5.2 Đa khoa tỉnh, TP 107 39184 10.8 31.4 Chuyên khoa tỉnh, TP 197 24614 19.8 19.7 huyện 542 40333 54.5 32.3 TP/thị xã 37 2540 3.7 2.0 BV ngành 46 3310 4.6 2.7 Điều dưỡng ngành 35 2065 3.5 1.7 994 124786 (Báo cáo hiện trạng các tỉnh thành phố, các bộ ngành 2-2005, vụ điều trị ) Trong số này có : Bộ y tế quản lý 30 cơ sở, chiếm khoảng 3% tổng số bệnh viện. Địa phương quản lý 883 cơ sở chiếm khoảng 89% tổng số bệnh viện. Các bộ ngành khác quản lý 81 cơ sở chiếm 8% tổng số bệnh viện. -Các bệnh viện, trung tâm y tế ,cơ sở y tế tư nhân, liên doanh có định hướng những đối tác làm ăn lại là những doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thương trường về sản phẩm, giá cả, mức đảm bảo về chất lượng tuổi thọ, nơi sản xuất của sản phẩm, bảo hành, thời gian bảo hành và mức độ bảo hành…. Chủ thể ở đây là các bác sỹ, cán bộ trong ngành y có tên tuổi trong đơn vị công tác ra mở phòng khám tư nhân, và sự ảnh hưởng của các đơn vị cung cấp trang thiết bị y tế trong bệnh viện nhà nước sẽ tác động rất lớn đến các trung tâm tư nhân đó. Sự ưu tiên của nhà nước giành cho các đơn vị tuyến trung ương cũng hơn hẳn các đơn vị địa phương, cơ sở, chính sách khuyến khích của nhà nước giành cho các thành phần kinh tế, các chủ sở hữu trong và ngoài nước có điều kiện về vốn có thể tham gia đầu tư mở các phòng khám đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế. I.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến thị trường trang thiết bị y tế Qua đặc điểm đã phân tích ở trên, nên thị trường này bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố chung của thị trường hàng hoá và nhân tố riêng của chuyên nghành y tế. Nhân tố văn hoá xã hội, kinh tế, yếu tố dân cư, địa lý, các nhân tố đầu vào của sản phẩm, chính sách của nhà nước, thị trường tiền tệ, tỷ giá hối đoái… Yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến thị trường trang thiết bị y tế là hệ thống bệnh viện của quốc gia: Trong năm năm qua, hệ thống bệnh viện đã được củng cố, nâng cấp và đầu tư phát triển tương đối đồng đều cả tuyến huyện và tuyến TW cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật. Nhiều bệnh viện đã được cải tạo và xây dựng mới. Trong vòng 5 năm trử lại đây đã có 479 bệnh viện được đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới với tổng diện tích là 3,14 triệu mét vuông. Tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản cho các bệnh viện đã được thanh quyết toán ( bao gồm cả xây lắp và mua sắm trang thiết bị ) trong năm 1998 là195.2 tỷ đồng, năm 1999 là 331,2 tỷ đồng và năm 2000 là 275 tỷ đồng độ khan hiếm của nguyên vật liệu trên thị trường, giá cả của nguyên vật liệu. Những yếu tố này thay đổi thì giá sản phẩm cũng thay đổi. Tình trạng hiện nay là độ khan hiếm của nguyên vật liệu do sự khai thác quá tải của con người làm cho nguồn cung cấp giảm đi nghiêm trọng đe doạ đến các ngành sản xuất công nghiệp liên quan: chế tạo và sản xuất sản phẩm maý móc, vật liệu xây dựng trong đó có trang thiết bị y tế . Mức độ tiên tiến hiện đại,chứa đựng nhiều nhân tố kỹ năng, kỹ sảo cao thì giá sản phẩm càng cao. Thứ hai là nhân tố sự phát triển của nền kinh tế: Kinh tế đất nước kém phát triển thị trường hàng hoá nghèo nàn, kinh nghiệm về quản lý, điều tiết thị trường còn non yếu. Ngược lại khi nền kinh tế phát triển, kéo theo sự vận động của hàng hoá cũng nhanh hơn, đang dạng hơn: chủng loại, mẫu mã hàng hoá, nguồn gốc xuất xứ…Xuất hiện hàng hoá chất lượng cao đến hàng nhái, hàng giả thi nhau tràn ngập thị trường. Mặt khác, khi kinh tế phát triển sẽ kích thích nhu cấu sản xuất máy móc thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp trong nước, giảm thiểu lượng hàng nhập khẩu mà đa số hàng nhập khẩu lại là hàng hoá giá trị cao. Do vậy mà chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo sản xuẩt ra các sản phẩm này thay thế hàng nhập khẩu trong thời gian tới chuyển dịnh cơ cấu XNK. Đây là cơ hội thuận lợi để các nhà đầu tư chuyển hướng sang lĩnh vực mới, tích cực trong công tác tìm tòi nghiên cứu ..Hàng nhập khẩu sễ phải chịu sức cạnh tranh của hàng nội địa với giá rẻ hơn do chi phí trong nước về nhân công, nguyên vật liệu, phương tiịện cũng tốn kém it chi phí hơn, không phải chịu thuế hàng hoá nhập khẩu. Nhân tố ảnh hưởng bởi yếu tố văn hoá xã hội, các tập tục tự lâu đời của dân cư sinh sống, yếu tố ảnh hưởng của thị trường tỷ giá hối đoái, sức mạnh của đồng tiền quốc gia… Ngoài ra, chính sách của chính phủ cho ngành y tế của quốc gia đó như thế nào. Thông qua việc đánh thuế XNK, cấp giấy phép hàng hoá nào được xuất khẩu, hàng hoá nào được nhập khẩu, và nhập khẩu được phép là bao nhiêu. Nhằm hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường trong nước, giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong nước: lao động, việc làm trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Còn có rất nhiều nhân tố khác có ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường trang thiết bị y tế trong nước cũng như ngoài nước. I.2.5. Cơ cấu sản phẩm trang thiết bị y tế +Phân loại trang thiết bị y tế theo nhóm kỹ thuật: Dựa vào các nội dung chuyên môn của y học, ngày nay người ta có thể phân loại trang thiết bị y tế thành 10 nhóm thiết bị chính như sau: 1. Nhóm thiết bị chuẩn đoán hình ảnh: bao gồm các thiết bị đặc trưng: Máy X- quang các loại Máy cộng hưởng từ (MRI) Máy chụp cắt lớp điện toán ( CT- Scanner ), chụp mạch hiện số. Các thiết bị cắt lớp Positron ( PET ), thiết bị ảnh nhiệt, thiết bị nội soi, thiết bị siêu âm, Gammar – camera, gia tốc tuyến tính… 2. Thiết bị chuẩn đoán điện tử sinh lý: gồm các máy điện tâm đồ (ECG), địên não đồ (EEG), điện cơ đồ (EMC), Máy đo lưu huyết não (Reograph), Từ tâm đồ (MCG)… 3. Thiết bị labo xét nghiệm, mà điển hình là các loại sắc ký khí, quang phổ kế, máy đếm tế bào, máy li tâm… 4. Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ: như máy thở, máy gây mê, máy cảnh giới các loại , dao mổ điện, máy tạo nhịp tim, máy xốc tim, thiết bị tạo oxy… 5. Thiết bị vật lý trị liệu, điện phân, điện giao thoa, điều trị sóng ngắn, laser trị liệu… 6. thiết bị quang điện tử y tế như laser CO2, laser YAG, Nd, Er, Ho, laser hơi kim loại, phân tích máu bằng laser… 7. Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như: Máy đo công năng phổi, đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bị cường nhiệt, thận nhân tạo… 8. Các thiết bị điện tử y tế phương đông như: dò huyệt, massage, châm cứu, điều trị từ phổ… 9.Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thường dùng ở gia đình như: huyết áp kế điện tử, nhiết kế điện tử, điện tim… 10. Nhóm các thiết bị y tế thông dụng phục vụ cho hoạt động của bệnh viện như thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin bệnh viện ( hệ thống máy tính ), xe ô tô cứu thương, ló đổ giác thải y tế, xử lý nước thải, thang máy… Ngoài sự phân loại có tính chất tương đối trên đây, để đảm bảo sự thống nhất trong toàn ngành, bộ trưởng bộ y tế đã ban hành danh mục bao gồm 123 họ thiết bị y tế cụ thể được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Sự phân loại các thiết bị y tế tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên biệt, để tránh tình trạng phân bổ lãng phí nguồn hàng hoá được coi là khan hiếm trên thị trường. Bảng dưới đây là danh mục trang thiết bị y tế 123 họ trang thiết bị được Bộ y tế ban hành ngày 26/4/1991 theo quyết định số 490/BYT- QĐ. Mục Tên máy + thiết bị Mã số A THIẾT BỊ CHUẨN ĐOÁN VÀ XÉT NGHIỆM 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 C 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 NHÓM 1: Máy X- quang chẩn đoán NHÓM 2: nhiệt kế điện tử Huyết áp kế điện tử Máy điên tim Máy điện não Máy điện cơ phế dung kế/ ký máy siêu âm chuẩn đoán Thiết bị nội soi Máy đo bão hoà oxy Máy đo cung lượng tim ( prethygraph ) Lưư huyết đồ (reograph ) NHÓM 3 Máy giám sát chức năng (monitor) Máy theo dõi tim thai NHÓM 4 Máy đo pH Quang kế huyết sắc tố kế (Hb meter ) Máy phân tích khí trong máu Máy phân tích canxi Máy phân tích đường Máy phân tích mật ( Bilirubinmeter ) Máy đo độ phân cực Máy đo độ nhớt Máy đo độ dẫn Máy chuẩn độ điện thế Máy chuẩn độ Clo Máy đo độ đông máu Máy đếm hồng, bạch cầu Máy phân tích phổ (Scanner ) Máy điện di Máy sắc ký Thẩm thấu kế Khúc xạ kế Kính hiển vi Cân Máy ly tâm Máy nhỏ giọt Máy khuấy Máy trộn Máy lắc Máy điều nhiệt/ nồi cách thuỷ Máy pha loãng Máy cắt vi thể Máy đúc bệnh phẩm Máy nhuộn tiêu bản Máy đo vòng vô khuẩn Máy đo mật độ ( Densitometer ) Buồng tiệt trùng di động (Box laminair ) Máy cất quay chân không (Vacuum Evapoier ) Máy cất dung môi tinh khiết Bộ xét nghiệm hàng loạt NHÓM 5 thiết bị soi đáy mắt Máy đo khúc xạ ( mắt kính giác mạc ) Nhãn sắc kế ( Tôomometer ) Máy đo thị lực Nhãn áp kế Máy đo thị trường Đèn khe Máy khám và điều trị lác ( Synoptophor) NHÓM 6 Đèn khám tai, mũi họng Ghế khám và điều trị tai mũi họng Thích lực kế NHÓM 7 Máy đếm phóng xạ Máy kiểm tra chức năng thận (đồng vị phóng xạ ) Máy quét ( Scanner ) đồng vị phóng xạ THIẾT BỊ ĐIỀU TRỊ NHÓM 1: Máy X- quang điều trị NHÓM 2: Bàn mổ Đèn mổ Máy gây mê Dao điện Máy thở thiết bị định lượng và lám ẩm oxy Máy hút Bơm truyền dịch Máy chống rung tim Máy tạo nhịp tim Máy gây choáng điện Máy hut thai Máy ( siêu ) khí rung Lồng ấp NHÓM 3 Đèn hồng ngoại Đèn tử ngoại Máy tạo tần số thấp Máy tạo sóng ngắn Máy tạo sóng cức ngắn Máy tạo xung kích thích Máy châm cứu Máy Laser điều trị Máy siêu âm điều trị Xe đạp gắng sức Máy vỗ rung phục hồi chức năng hô hấp NHÓM 4 Ghế chữa răng Máy chữa răng NHÓM 5 Máy thận nhân tạo Máy tán sỏi thận NHÓM 6 Máy phát tia xạ NHÓM 7 Thiết bị điều trị bằng từ trường MỘT SỐ LOẠI THIẾT BỊ KHÁC Tủ ấm tủ sấy lò nung Máy đông lạnh Máy đông khô Nồi ( hấp ) tiệt trùng Máy cất nước Xe cứu thương Máy sản xuất thuốc viên Máy vi tính Máy/ hệ thống sử lý nước Máy lọc nước vô trùng ( micro filter ) Máy / cụm máy nén khí Máy / chạm bơm nước Máy / trạm phát điện dự phòng Máy / trung tâm ổn áp Máy hút ẩm Máy điều hoà không khí Tủ / buồng lạnh Xe ô tô vận chuyển Máy sao chụp ( photocopy machine ) Hệ thống VIDEO ( camera and monitor ) Khuấy mỡ Máy / hệ thống máy giặt là Máy chiếu Nồi luộc dụng cụ 001 002 003 004 005 006 007 008 009 010 011 012 013 014 015 016 017 018 019 021 021 022 023 024 025 026 027 028 029 030 031 032 033 034 035 036 037 038 039 040 041 042 043 044 045 046 047 048 049 050 051 052 053 054 055 056 057 058 059 060 061 062 063 064 065 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324 325 326 Sự phân loại chi tiết này một mặt tác động đến việc phân bổ ngân sách trang thiết bị cho từng thời kỳ, theo tỷ lệ khấu hao của từng loại thiết bị, máy móc nhất định trong các bệnh viện, ưu tiên cho các thiết bị nào….các thiết bị giá trị lớn thường có thời gian khấu hao dài hơn các thiết bị giá trị nhỏ cho nên chu kỳ thay đổi của thiết bị cũng không giống nhau, tỷ lệ đầu tư cũng không giống nhau. Do vậy mà mức độ tập trung các sản phẩm đem ra thị trường cũng không giống nhau. Ví dụ như mục A,B là các thiết bị máy móc trực tiếp phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người, nên tỷ lệ đầu tư vào những danh mục này là thường xuyên hơn các máy móc thuộc nhóm C. Từ cơ cấu sản phẩm để có căn cứ xác định được cơ cầu thị trường, phân loại thị trường và phân tích thị trường. I.2.6. Cơ cấu thị trường trang thiết bị y tế Thị trường trang thiết bị y tế được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: Phân theo khu vực: thành thị - nông thôn, phân theo vùng: vùng đồng bằng - miền núi, vùng công nghiệp …. Theo khu vực thành thị: đây là khu vực đồng bằng đông dân cư sinh sống, các trung tâm công nghiệp tập trung nhiều: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố HCM….thị trường ở đây luôn sôi động và nhiều biến động, sức cạnh tranh lớn: mức độ cạnh tranh của các thương hiệu trong và ngoài nước đang tràn ngập thị trường. Theo khu vực nông thôn – miền núi: Do thu nhập của người dân còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài các bệnh viện tỉnh huyện được nhà nước mở ra từ lâu thì có rất ít các trung tâm y tế tư nhân hoặc chưa tạo dựng được niềm tin của người dân để có thể mở rộng được hệ thống trang thiết bị, có các khoa, các phòng còn không có bệnh nhân... Để cải thiện được tình trạng này thì nhà nước sẽ phải có chính sách ưu tiên đầu tư trang thiết bị cho khu vực này. Giúp giảm bớt lượng bệnh nhân tập trung về các bệnh viện lớn đang quá tải. Tiêu thức phân loại thị trường theo loại hình bệnh viện công lập hay tư nhân là tiêu thức phân loại cũng khá phổ biến nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động mua bán hàng hoá như bệnh viện công thì mua bán hàng hoá theo định kỳ, còn bệnh viện tư nhân thì hoạt động mua sắm trang thiết bị theo khả năng tài chính hiện có của chủ đầu tư. Do vậy mà cơ cấu thị trường vẫn tập trung ở các khu công nghiệp, khu đô thị hoá, các thành phố lớn. ở đó ngoài nhứng bệnh viện nhà nước mở ra còn có các cơ sở tư nhân, liên doanh với nước ngoài, các phòng khám của ngành công nghiệp mở ra để phục vụ cho cán bộ công nhân viên của mình. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CỦA TOCONTAP HANOI II.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của TOCONTAP Hanoi. Công ty XNK tạm phẩm Hà nội là công ty đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập. Được thành lập ngày 5/3/1956, trong nửa thế kỷ xây dựng và phát triển của mình, từ đói hỏi thực tế khách quan mà công ty có nhiều sự thay đổi từ cơ cấu tổ chức, cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty có nhiều thay đổi và ngày càng lớn mạnh, xu hướng tách ra để thành lập công ty riêng, chi nhánh độc lập. Toàn bộ mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tách ra để thành lập công ty ARTEXPORT (1964) Bộ phận XNK hàng dệt may tách thành công ty TEXTINMEX (1977) Mặt hàng dụng cụ kim khí và cầm tay tách thành công ty XNK MECANIMEX (1985) Bộ phận da, giả da, giày dép được tách ra để thành lập công ty XNK da giày LEAPRODEMXIM. Cán bộ công nhân viên của công ty đã trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm vào miền Nam để thành lập công ty chi nhánh ở miền nam TOCONTAP HCM. Trong 50 năm qua, tổng kim ngạch của công ty đạt 2956,75 triệu Rup/USD. Trong đó: Xuất khẩu đạt 1.013,8 triệu RUP/USD. Nhập khẩu đạt2.956,75 triệu RUP/USD. Trong bất kỳ gian đoạn nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chiến tranh hay hoà bình, thời bao cấp hay mở cửa hội nhập, hoạt động sản xuất của TOCONTAP Hanoi luôn đặt được những khởi sắc. Trong gian đoạn đất nước còn chiến tranh, kim ngạch XNK của công ty luôn chiếm khoảng 1/3 kim ngạch của cả nước. Chuyển sang nền kinh tế thị truờng theo định hướng XHCN, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty đã kịp thời tim ra với các bạn hàng trong, ngoài nước. Hiện nay công ty có quan hệ với trên 30 nước bạn hàng, là cầu nối tin cậy giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối hàng hoá. TOCONTAP Hanoi đã trở thành cái tên tin cậyđúng hướng đi cho mình, liên tục từ năm 2000 đến nay, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, bảo toàn vốn và kinh doanh có lãi. Các chỉ tiêu kim ngạch XNK , doanh thu, nộp lãi, nộp ngân sách nhà nước cuả 5 năm trở lại đây đều tăng mạnh, đạt trên dưới 200% so với những năm trứớc. Những kết quả của TOCONTAP Hanoi đạt được là điều kiện tốt để các mặt hàng kinh doanh của công ty thâm nhập vào thị trường, tạo dựng niềm tin cho các bạn hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là các mặt hàng giá trị lớn như máy móc thiết bị, sắt thép, Đây không phải là mặt hàng trưyền thống của công ty, nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan luôn là những mặt hàng có kim ngạch dẫn đầu công ty trong thời gian gần đây. Trong đó có mặt hàng trang thiết bị y tế , tuy không phải là một công ty chuyên kinh doanh trang thiết bị y tế của nhà nước nhưng TOCONTAP Hanoi lại đạt những thành công mà không phải một công ty nhà nước nào cũng có thể đạt được. II.2. Hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế của TOCONTAP Hanoi. II.2.1. Dung lượng thị trường trang thiết bị y tế của TOCONTAP Hanoi: Trước sự thay đổi mạnh mẽ từ bên ngoài, nền kinh tế giới liên tục thay đổi, sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học: điện tử viễn thông, tin học , hoá học, sinh học…TOCONTAP Hanoi liên tục đổi mới, chủ động tim kiếm thị trường trong nước, ngoài nước, thận trọng trong từng bước đi. Những năm gần đây sự chuyển hướng kinh doanh sang các lĩnh vực máy móc thiết bị giá trị lớn đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn, dễ dàng thấy nhất là năm 2005. Giá trị sản lượng trang thiết bị y tế nhập khẩu từ năm 2003 đến năm 2005 Tªn n­íc Giá trị sản lượng nhập khẩu 2003 (5,5%) 2004 (1,3%) TT(%) 2004/2003 2005 (6,1%) TT(%) 2005/2004 1.Trung Quèc 77.050 2.¸o 15.409 3.§øc 143.300 344.282 240.25% 232.289 67.3% 4.§µi Loan 75.126 5.Malaysia 24.520 6.NhËt 53.200 - - 169.670 7.Italia 189.349 8.Thæ NhÜ Kú 33.507 9.Singapore 459.000 28.245 6.15% 1.199.130 424.55% 10.Mü 167.898 11.Anh 7.500 12.Ph¸p 5.529 13.Th¸i Lan 355.287 Tæng 1.010.787 391.435 38.73% 2.183.948 557.93% N¨m 2005 lµ n¨m thÞ tr­êng ®­îc më réng nhÊt c¶ nguån cung cÊp vµ tiªu thô. Qua b¶ng trªn ta cã thÓ thÊy sù thay ®æi rÊt lín trong hiÖu qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y. Sè l­îng thÞ tr­êng cung cÊp t¨ng lªn, n¨m 2003 míi chØ cã 4 thÞ tr­êng cung cÊp trang thiÕt bÞ y tÕ cho TOCONTAP Hanoi, sang n¨m 2004 con sè nµy ®· kh«ng thay ®æi nh­ng gi¸ trÞ thùc hiÖn l¹i gi¶m sót m¹nh chØ b»ng 38,73% so víi n¨m 2003, ph¶n ¸nh mét thùc tr¹ng yÕu kÐm trong ho¹t ®éng t×m kiÕm nguån hµng cung cÊp vµ t×m kiÕm ®Çu ra cho s¶n phÈm trong n­íc còng nh­ thÞ tr­êng ngoµi n­íc. Ph¶i nãi r»ng n¨m 2004 lµ n¨m cã nhiÒu biÕn ®éng vÒ kinh tÕ, chÝnh trÞ trªn thÕ giíi: khñng bè ë c¸c khu vùc cã ¶nh h­ëng ®Õn thÞ tr­êng hµng ho¸, thÞ tr­êng tiÒn tÖ, lµm gi¶m c¸c ho¹t ®éng ®Çu t­ vµo c¸c khu vùc nh¹y c¶m nh­: khu vùc Ch©u ¸, ®Æc biÖt lµ khu vùc §«ng Nam ¸, chÞu ¶nh h­ëng lín bëi l¹m ph¸t, khñng bè, xung ®ét s¾c téc: In®«nªxia, Th¸i Lan, Malayxia. Nh­ng sang ®Õn n¨m 2005 thÞ tr­êng ®· ®­îc më réng c¶ vÒ sè l­îng vµ gi¸ trÞ thu ®­îc, thÞ tr­êng nguån cung cÊp t¨ng lªn từ 4 hiểm thì nay đã nối được mối quan hệ làm ăn và giá trị thực hiện cũng rất khả quan như: Italia, Đài loan, Mỹ hứa hẹn tiềm năng cung cấp rất lớn. Các nguồn cung cấp đã có từ trước đã rất tin tưởng vào kinh nghiệm buôn bán ngoại thương của cán bộ công nhân viên công ty trong những năm qua và `hông ngừng tăng giá trị sản lượng như: các nhà cung cấp của Đức, Singapore. Năm 2004 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm thị trường mới, nhưng định hướng tiếp tục duy trì mối quan hệ lâu dài với các nguồn cung cấp đã có từ trước đem lại rất nhiều thuận lợi cho TOCONTAP Hanoi trong các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước. Thị trường Đức tăng lên: 240% năm 2004, và tăng 162% năm 2005. Thị trường Singapore, mặc dù năm 2004 chỉ thực hiện được 6.28% so với năm 2003 nhưng sang năm 2005 thì TOCONTAP Hanoi đã khai thác triệt để nguồn cung cấp này và đạt giá trị sản lượng tăng 424.55% so với năm 2004 và tăng 261.25% so với năm 2003. Đây là con số đáng để các mặt hàng khác của TOCONTAP Hanoi phải học tập kinh nghiệm. Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc cao nhất trong tổng danh mực hàng hoá có mức doanh thu cao nhất hiện nay. Mặc dù kim ngạch chung của toàn công ty trong năm 2005 vẫn thấp hơn năm 2004, thể hiện sự mạnh dạn chuyển hướng kinh doanh tập chung của công ty trong điều kiện các ngành nghề kinh doanh đang ngày càng gia tăng. Năm 2005 giá trị nhập khẩu tăng 116% so với năm 2003, tăng 458% so vói năm 2004, con số này còn tiếp tục gia tăng trong 4 tháng đầu năm 2006. Dung lượng thị trường tiêu thụ Sự hình thành các bệnh viện gắn liền với quá trình phát triển của nền y tế nước nhà.Vào thời điểm năm 1955 sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, có 57 bệnh viện các loại, 17 bệnh xá, 3 trại phong, 4 cơ sở điều dưỡng với tổng số 14.302 giường bệnh. Trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1975 hệ thống bệnh viện liên tục phát triển cả về số lượng và quy mô giường bệnh phục vụ công cuộc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau khi thống nhất đất nước và đặc biệt là sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII, không còn bệnh xá do giải thể hoặc chuyển thành phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa, nhiều cơ sơ được xây mới bao gồm các bệnh viện đa khoa tỉnh huyện đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa ( kể cả bệnh viện y học cổ truyền ), nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong giai đoạn mới. Bảng số liệu số bệnh viện, giường bệnh theo các năm: Năm BV công lập BV tư nhân Tổng cộng BV BX TP Đ D Tổng GB BV tư GB tư BV GB 1955 57 17 3 4 81 14302 81 14302 1960 68 180 6 6 260 21264 260 21264 1965 255 350 5 16 626 29587 626 29587 1970 447 595 16 90 1148 48929 1148 48929 1975 511 895 17 86 1509 - 1509 - 1976 547 895 22 22 1557 98360 1557 98360 1980 685 19 19 802 131565 802 131565 1985 742 20 20 861 143770 861 143770 1990 786 18 18 916 148070 916 148070 1995 847 20 20 1008 160673 1 50 1009 160723 2000 783 18 18 883 116126 12 749 895 116920 2005 (*) 904 17 17 994 124786 53 2776 1047 127562 ( Nguồn niên giám thống kê y tế 1994- 2002, Bộ y tế ) ( * cập nhật theo báo cáo quy hoạch của địa phương và các bộ ngành ) Ghi chú: BV : bệnh viện GB: giường bệnh BX: bệnh xá TP: trại phong Đ D : điều dưỡng Biểu đồ: Thể hiện sự biến động của các loại hình bệnh viện trên phạm vi cả nước trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 2005 Bên cạnh hệ thống y tế địa phương và các cơ sở do Bộ y tế quản lý, một số bộ ngành có tổ chức các cơ sở khám chữa bệnh riêng bao gồm các trạm y tế nhà máy xí nghiệm công nông lâm trường và một số bệnh viện đa khoa và các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, điều trị bệnh nghề nghiệp. Trong vòng 10 năm trở lại đây, với những thay đổi của nền kinh tế xã hội và chuyển đổi cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh, hệ thống ngành y tế nói chung và các bệnh viện ngành nói riêng có nhiều biến động. Nhiều bộ ngành đã hợp nhất lại, đồng thời cũng hình thành những tổng công ty mạnh có tiềm năng lớn. Cơ chế y tế tài chính cũng có sự thay đổi thông qua chính sách viện phí và bảo hiểm y tế. Về nguyên tắc, toàn bộ cán bộ công nhân viên thuộc đối tượng bảo hiểm y tế bắt buộc và 2/3 số tiền đóng BHYT là từ ngân sách của các bộ, ngành, nhà máy xí nghiệp hỗ trợ để thực hiện khám chữa bệnh thông qua bảo hiểm y tế không phân biệt đối xử đối tượng. Vì nhứng lý do trên nhiều bộ ngành đã xem xét , sắp xếp lại các bệnh viện của ngành và có xu hướng chuyển giao các bệnh viện ngành để hoà nhập với hệ thống y tế nói chung, vừa tạo điều kiện cho các bệnh viện phát triển, phát huy hiệu quả để tập trung sẳn xuất kinh doanh. Nhứng bệnh viện không còn cần thiết hay không đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, hoạt động không hiệu quả, đã giải thể hoặc chuyển thành phòng khám đa khoa. Những bệnh viện khác được chuyển giao cho y tế địa phương quản lý, nhằm thống nhất trên địa bàn dân cư. Trong những năm qua đã có 20 bệnh viện ngành được chuyển giao cho địa phương quản lý hay chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ. Kể từ năm 1989, và đặc biệt là sau pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân được ban hành năm 1993, khu vực tư nhân đã hình thành và ngày càng phát triển. Số lượng cơ sở y tư nhân tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê của Bộ y tế, đến cuối năm 1999, cả nước có khoảng 41.667 cơ sở hành nghề dược tư nhân đang hoạt động , trong đó có 19.836 cơ sở là hành nghề y, chiếm khoảng 47,6% . Năm 2001 có khoảng 27.400 cơ sở, và đến năm 2002 có khoảng 30.000 cơ sở, tuy nhiên trong số này chủ yếu là phòng khám đa khoa và chuyên khoa tư nhân, các bệnh viện tư còn rất ít và nhỏ bé về quy mô. Các bệnh viện tư ( gồm các bệnh viện bán công và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài ) cũng còn rất ít và nhỏ bé về quy mô. Năm 1995 chỉ có 1 bệnh viện tư với 50 giường bệnh; đến cuối năm 2000 có 12 bệnh viện với tổng số 749 giường bệnh và hiện tại có 53 bệnh viện ( bệnh viện tư, bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài và bệnh viện bán công ) với tổng số giường bệnh là 2.776. Quy mô giường bệnh của các bệnh viện tư nhân rất khác nhau từ 21 đến 500 giường bệnh. Bình quân đầu tư về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho một giưòng bệnh của các bệnh viện tư là 593,6 triệu đồng, cao nhất là 13,42 triệu đồng, cao nhất là 6.906 triệu đồng. Nguồn cung cấp không ngừng tăng lên trong thời gian qua cũng xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Mạng lưới bệnh viện được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu đẩy lượng tiêu thụ trang thiết bị tăng lên, các bệnh viện được nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới đều có nhu cầu thây thế lắp đặt các thiết bị hiện đại theo kịp với tốc độ tăng trưởng nhanh đời sống dân cư, và đặc biệt là chiến lược phát triển các bệnh viện đặt tiêu chuẩn về hoạt động điều trị và các hoạt động dịch vụ khách sạn ( Mô hình bệnh viện khách sạn ) II.2.2. Hiện trạng khách hàng của TOCONTAP Hanoi trong lĩnh vực trang thiết bị y tế : Bệnh viện Bạch Mai Viện trung ương quân đội 108 Học viện Quân y 103 Bệnh viện hữu nghị Việt Đức Viện Nhi Trung ương Ban quản lý dự án trung tâm truyền máu khu vực Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp Hải Phòng Së YtÕ Th¸i Nguyªn Së YtÕ H¶i Phßng Trung t©m YtÕ ThÞ x· Hoµ B×nh Trung t©m YtÕ H¶i D­¬ng … C«ng ty TNHH C«ng nghÖ CPS C«ng ty TNHH ThiÕt bÞ khoa häc vµ kü thuËt C«ng ty Tin häc - Th­¬ng m¹i - C«ng nghÖ ICT C«ng ty TNHH s¶n xÊt vµ th­¬ng m¹i Quang Minh C«ng ty ThiÕt bÞ khoa häc ®o l­êng ®iÒu khiÓn … Nắm bắt được xu hướng vận động,biến đổi không ngừng của thị trường. TOCONTAP Hanoi thâm nhập vào thị trường trang thiết bị y tế , lĩnh vực được xem là rất khó khăn để mở rộng vùng hoạt động bởi những đặc điểm rất riêng biệt của thị trường: điểm riêng của thị trường cung cấp và điểm riềng của thị trường tiêu thụ Thị trường cung cấp giàu về chủng loại, mẫu mã hàng hoá, xuất xứ hàng hoá từ các quốc gia khác nhau như: Mỹ, Nhật, Canada, Singapore….chỉ có thị trường cung cấp trong nước đang bị thiếu hụt về chủng loại máy móc thiết bị giá trị công nghệ cao. Qua nghiên cứu cho thấy: dung lượng thị trường trong nước đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới, không bị giới hạn bởi khu vực vùng địa lý, không phân biệt thành thị, nông thôn, đồng bằng hay miền núi. Chính sách mở rộng các trung tâm y tế xuống các huyện, vùng cao, vùng sâu, hải đảo. Làm mở rộng thị._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36346.doc
Tài liệu liên quan