Giải pháp mở rộng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Hà Nội

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Ngân hàng Nông Nghiệp Hà Nội là một chi nhánh lớn của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Nó lớn cả về quy mô nguồn vốn, chất lượng tín dụng và dịch vụ đối với khách hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng này được tạo nên do đóng góp rất lớn của huy động từ tiền gửi tiết kiệm. Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội nói riêng và các Ngân hàng thương mại nói chung. Đề tài “Giải pháp mở rộng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệ

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2679 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p và Phát triển nông thôn Hà Nội” đã thể hiện những biến động phức tạp của quy mô tiền gửi tiết kiệm trước tình hình kinh tế - xã hội nói chung và nhu cầu riêng của Ngân hàng; những biện pháp mà Ngân hàng sử dụng để chống đỡ những ảnh hưởng có tác nhân từ bên ngoài. Em xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Thùy Dương đã có những hướng dẫn quý báu cho em hoàn thành chuyên đề này. Sinh viên Đào Thị Nguyệt Hằng NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại. 1.1.1.. Khái niệm Ngân hàng thương mại. Trong bất cứ một nền kinh tế của một quốc gia nào đó, đều có sự góp mặt của Ngân hàng. Nó đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa người tạm thời dư vốn và người thiếu hụt vốn. Ngân hàng là tổ chức tín dụng thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Nó là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuôc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Khách hàng của Ngân hàng là hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng và thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước (thành phố, tỉnh …). Đối với các doanh nghiệp ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hóa dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho chính phủ (thông qua mua các chứng khoán của Chính phủ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế là không nhỏ và Ngân hàng được coi là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Nó thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế. 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại. 1.1.2.1. Trung gian tài chính. Ngân hàng được sinh ra với nhiệm vụ là cầu nối cho những đối tượng tạm thời dư thừa vốn và đối tượng thiếu hụt vốn cần vốn để hoạt động kinh doanh. Do đó Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với 2 loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và các tổ chức, cá nhân thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhấp hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. 2 loại cá nhân và tổ chức trên tồn tại hoàn toàn độc lập với Ngân hàng. Và điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thặng dư sang nhóm thâm hụt nếu cả 2 đều có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động tạo ra mối quan hệ tài chính giữa 2 nhóm. Lúc đầu hình thành quan hệ trực tiếp – tức là người có thặng dư chi tiêu trực tiếp cho người thâm hụt chi tiêu vay. Mặc dù vậy quan hệ trực tiếp đã gặp nhiều giới hạn do sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian… Nó cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và tạo điều kiện nảy sinh trung gian tài chính. Những trung gian tài chính này đã tập hợp những người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp. 1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán. Trong hệ thống tiền tệ, tiền – vàng có chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán nhưng các Ngân hàng không tạo được tiền kim loại. Vì vậy, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất giữ; nó trở thành tiền giấy mà chúng ta đang sử dụng phổ biến hiện nay. Càng ngày việc thanh toán qua ngân hàng càng phát triển, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hóa và các dịch vụ theo yêu cầu. Nếu một khách hàng vay một món tiền của Ngân hàng thì số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, đi đôi với điều đó là khách hàng có thể dùng nó để mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán. Không chỉ bằng cách cho vay, Ngân hàng tự nó cũng có thể tạo phương tiện thanh toán. Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới. trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền tăng gấp bội thông qua hoạt động cho vay. 1.1.2.3. Trung gian thanh toán. Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiệ và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông quan ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiêu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã lam tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nên kinh tế toàn cầu. 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. Đầu tiên, các Ngân hàng thương mại muốn đi vào hoạt động được thì điều đáng chú ý hơn cả là hoạt động huy động vốn. Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Ngoài ra, Ngân hàng thương mại còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam; vay vốn của Ngân hàng Nhà nước… 1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn. Các Ngân hàng huy động vốn nhằm mục đích kinh doanh tiền, đó được coi là hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng. Theo quy định của pháp luật, Ngân hàng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như bao thanh toán, tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng…Trong đó, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sau đây là một số đặc điểm của một số hình thức sử dụng vốn cảu Ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay có hai loại là cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn. Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhi cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Cho vay trung và dài hạn lại mhawmf mục tiêu thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Nghiệp vụ bảo lãnh: Các Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh . Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một Ngân hàng thương mại không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Chiết khấu: Các Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức tín dụng khác. Nghiệp vụ cho thuê tài chính: Theo quy định, Ngân hàng được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Bao thanh toán: Có nhiều loại bao thanh toán mà một Ngân hàng thương mại có thể cung cấp cho khách hàng như bao thanh toán truy đòi, bao thanh toán miễn truy đòi, bao thanh toán ứng trước hay bao thanh toán chiết khấu, bao thanh toán khi đáo hạn trong phạm vi buôn bán nội địa lẫn quốc tế. 1.1.3.3 Hoạt động khác. Ngoài những hoạt động sử dụng vốn kể trên, Ngân hàng thương mại còn có một số những hoạt động khác như hoạt động thanh toán và Ngân quỹ bao gồm cung cấp các phương tiện thanh toán; thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ; thực hiện dịch vu thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà Nước cho phép; thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng; tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán kiên Ngân hàng và tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Không chỉ có vậy, Ngân hàng còn tham gia những hoạt động khác như: Góp vốn và mua cổ phần (được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phiếu của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật); tham gia thị trường tiền tệ; kinh doanh ngoại hối; ủy tahcs và nhận ủy thác; cung ứng dịch vụ bảo hiểm; tư vấn tài chính và bảo quản vật quý giá. 1.2. Tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại. Tiền gửi tiết kiệm là một thuật ngữ chuyên ngành của ngành Tài chính – Ngân hàng và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Ngân hàng. Nó là một trong những khoản mục nguồn vốn của Ngân hàng,đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng này. Nếu quy mô tiền gửi tiết kiệm nhỏ sẽ hạn chế tín dụng, còn quy mô tiền gửi tiết kiệm lớn không những mở rộng tín dụng mà còn đẩy mạnh sự phát triển của các nghiệp vụ khác. Nghiệp vụ đầu tiên mà các Ngân hàng thực hiện khi vừa mới đi vào hoạt động đó là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng. Đó là cách thức để Ngân hàng huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Trong quy chế về tiền gửi tiết kiệm (ban hành kèm theo quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. 1.2.1. Vai trò nguồn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại. 1.2.2. Phân loại. Tiền gửi tiết kiệm được chia thành hai loại chính. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân gửi vào Ngân hàng thương mại nhằm mục đích nhờ Ngân hàng thanh toán hộ cho những hàng hóa và dịch vụ mà khách hành đã mua. Khoản tiền này có lãi suất rất thấp nhưng bù vào đó khách hàng được hưởng những dịch vụ của Ngân hàng với mức phí thấp. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm cảu cá nhân, tổ chức gửi vào Ngân hàng thương mại nhằm mụ đích an toàn và sinh lợi. Khoản tiết kiệm này có lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tùy theo độ dài của kỳ hạn. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng nguồn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại. Thứ nhất, chính sách tiền tệ của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng nguồn tiền gửi tiết kiệm của các Ngân hàng thương mại. Thực tế cho thấy, nếu Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì buộc các Ngân hàng phải tìm mọi cách thu hút tiền gửi tiết kiệm, làm cho các khoản tiền gửi tiết kiệm tăng lên nhanh chóng. Thứ hai, đó là nhu cầu vốn của các Ngân hàng thương mại. Tùy từng thời kỳ phát triển của Ngân hàng mà có những lúc Ngân hàng cần nhiều vốn. Điều này đòi hỏi nó phải tích cực thu hút vốn bằng nhiều hình thức. Trong đó có việc thu hút thêm tiền gửi tiết kiệm bằng cách tăng lãi suất, khuyến mại, tặng quà… Mặt khác, có những lúc các Ngân hàng dư thừa vốn. Vì vậy, Ngân hàng hạ lãi suất xuống để giảm lượng tiền gửi vào. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIẾN NÔNG THÔN HÀ NỘI. 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) Chi nhánh Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn động. Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt, những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của Liên hiệp các Công ty Lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầu tiền mặt chỉ lương cho các doanh nghiệp Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thôn ngoại thành Hà Nội, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các Thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nông Nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chi sau hơn hai năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi Ngân hàng NHNo Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng. Thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 499A của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà nội đã phối hợp với Hội Nông đân, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố đã đẩy mạnh cho vay phát triển các sản phẩm Nông Nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò sữa, gia súc, gia cầm, phát triển vùng chuyên canh rau, hoa cây cảnh...nhờ vậy thu nhập và đời sống nông dân ngoại thành đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ khá và gia tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể. Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúc và Hà Tây. Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo&PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, từ tháng 11 năm 2004 đến nay tiếp tục bàn giao các chi nhánh Chương Dương và Tây hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, lúc này NHNo&PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành nghiệp kinh tế không mang dáng dấp cả sản xuất nông nghiệp giữa nội đô Thành phố Hà Nội Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng màng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phân kinh tế trên địa bàn nội thành Những khó khăn tương chừng đã với dần đi, những cơ chế thị trường đã làm nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp Nhà nước làm ăm thua lỗ mất vốn, có vay mà không có trả, nhiều doanh nghiệp được khoanh, giãn nợ từ các năm 1995 đến nay không có khả năng trả nợ dồn lại, khó khăn trong những năm sau này còn nặng nề, phức tạp gấp nhiều lần khi thiếu vốn, thiếu tiền mặt của thời kỳ mới thành lập song được NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam, Thành Uỷ, UBND thành phố Hà Nội và các ban ngành từ Trung ương đến địa phương giúp sức cùng với sự kiên trì, năng động, sáng tạo của Đảng Uỷ, Ban Giám Đốc, của Đảng bộ với 156 Đảng viên cùng với tập thể viên chức đã lao động cần cù miệt mài đã từng bước vượt qua những trở ngại thách thức Sau 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển đa dạng hoá dịch vụ đặc biệt chi trả lương ngân sách qua thẻ ATM và các hoạt động khác Bên cạnh việc tích cực tìm mọi giải phát để huy động vốn nhất là tiền gửi từ dân cư và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từ năm 1995, NHNo&PTNT Hà Nội triển khai nghiệp vu thanh toán quốc, chỉ sau 10 năm đã có thể giao dịch với gần 800 Ngân hàng và đại lý các tổ chức tín dụng Quốc Tế với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm từ 150 đến 250 triệu USD, đồng thời hàng năm đã khai thác được hàng trăm triệu USD, JPY, EURO, DM và nhiều loại ngoại tệ khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hoạt động thanh toán quốc tế đã nhanh chóng tạo được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài, đến nay NHNo&PTNT Hà Nội đã mở rộng thanh toán biên mậu với các nước láng giếng, nhất là Trung Quốc, thực hiện các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hổi.... Tự chỗ luôn thiếu tiền mặt để chi cho các nhu cầu lĩnh tiền mặt, đến nay luôn bội thu tiền mặt, tất cả các nhu cầu nộp lĩnh tiền mặt của các đơn vị và cá nhận có quan hệ tiền mặt với NHNo&PTNT Hà Nội đều được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác góp phần tích cực vào sự ổn định tiền tệ và giá cả trên địa bàn Hà Nội. Ngoài những nhiệm vụ chính NHNo&PTNT Hà Nội đã quan tâm mở rộng các loại hình dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bào lãnh thực hiện hợp đồng, mở LC nhập khẩu, Phonebanking, thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ, tự vấn trong thanh toán Quốc tế, thu tiền tại nhà....mở mang nhiều tiện lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng, bình quân thu dịch vụ chiếm 12-15% trên tổng thu. Mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại, song NHNo&PTNT Hà Nội kiên quyết thực hiện đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, từ chỗ quen với cơ chế bao cấp, ỷ lại và câp trên, không chú trọng đến chất lượng kinh doanh, đến nay trọng tâm hàng đầu mà mọi thành viên của NHNo&PTNT Hà Nội đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối cùng, đặc biệt là chất lượng tín dụng Để chuẩn bị cho hội nhập trong khu vực và quốc tế NHNo&PTNT Hà Nội đã từng bước hiện đại hóa hoạt động Ngân hàng mà trọng tâm là công tác thanh toán, chuyển tiền điện tử cho khách hàng, đến nay mọi nhu cầu chuyển tiền cho khách hàng trong và ngoài hệ thống được thực hiện ngay trong ngày làm việc, thậm chí chỉ trong thời gian rất ngắn với độ an toàn và chính xác cao. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành. NHNo&PTNT Hà Nội luôn luôn lấy đoàn kết nội bộ làm trọng tâm, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng như Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Ban nữ công...vừa mở rộng hoạt động kinh doanh, cán bộ viên chức NHNo&PTNT Hà Nội đã tích cực hưởng ứng các công tác xã hội nhu ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, ủng hộ người nghèo, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tổ chức thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ với trên 300 triệu, nuôi dưỡng 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ xây nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách với 152 triệu đồng.... Với những công hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triên kinh tế Thủ đô cũng như với sự phát triển của ngành Ngân hàng, từ ngày thành lập đến nay Đảng Bộ NHNo&PTNT Hà Nội luôn đạt danh hiệu Đảng Bộ trong sạch vững mạnh, được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phụ, 37 Bằng khen của Thống đôc s NHNN Việt Nam, 33 bằng khen của Chủ tích UBND thành phố Hà Nội, 39 Chiến sỹ thi đua, 1266 lượt lao động giỏi cấp cơ sở. Phát huy truyền thống 20 năm xây dựng và trưởng thành, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm bước đầu trong quản lý điều hành kinh doanh đồng thời được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực, đoàn kết phấn đấu của tập thể cán bộ, viên chức NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phát triển bền vững và giành được nhiều thành tích to lớn hơn nữa. 2.1.2. Cơ cấu bộ máy, tổ chức. Như các chi nhánh khác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng có một bộ máy hoàn chỉnh và thống nhất. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÓ GIÁM ĐỐC 3 PHÓGIÁM ĐỐC 4 P.KTKSNB P.KDNH P.KHTH P.Giao dịch P.DV&MKT P.Điện toán P.Tín dụng P.HCSN(HC) P.KTNQ P.HCNS(TCCB) Sơ đồ tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội Đứng đầu chi nhánh là giám đốc mới được bổ nhiệm vào tháng 1/2009, đó là bà Phạm Thị Hằng và tiếp theo đó là bốn phó giám đốc phụ trách những mảng riêng biệt. Tiếp theo là các phòng ban với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Phòng kế hoạch – tổng hợp có nhiệm vụ: Trực tiếp quản lý, cân đối các nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ soosan toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn. Là đầu mối, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp. Đầu mối quản lý thông tin ( thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suât, tỷ giá, kỳ hạn) Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 (nếu có). Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. Phòng tín dụng có nhiệm vụ Đầu mối, tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gứn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, ngoài nước. Trực tiếp làm nhiệm vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng. Phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định quy trình tín dụng, dịch vụ của Ngân hàng. Quản lý ( hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác…) hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo quy trình tín dụng, tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. Phòng Kế toán- Ngân quỹ có nhiệm vụ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp Ngân sách theo luật định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định củ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. Phòng điện toán có nhiệm vụ. Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Làm dịch vụ tin học. Thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc chi nhánh giao. Phòng Hành chính và Nhân sự có nhiệm vụ. Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban và nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp. Tư vấn pháp chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính có liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp ở địa phương. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văm bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp. Phân tích đánh giá văn bản Pháp luật liên quan hoạt động tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý khu nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ công nhân viên. Dự thảo quy định lề lối làm việc trong dơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn và chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể. Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp. Trực tiếp quản lý hồ sơ, cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh. Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ. Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22183.doc
Tài liệu liên quan