Tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thuỷ: ... Ebook Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thuỷ
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Bất kể một sản phẩm nào được sản xuất ra thì mục tiêu cuối cùng luôn là để tiêu dùng - đây là điều chắc chắn không một ai có thể phủ nhận. Do đó, chuỗi liên hoàn và khép kín của nền kinh tế luôn luôn là sản xuất - tiêu dùng. Sản xuất ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng - tiêu dùng quay lại kích thích tăng trưởng sản xuất, cứ thế sản xuất - tiêu dùng hỗ trợ, kích thích nhau và luôn là hai phần không thể tách rời của một quá trình thống nhất. BDo đó, với một nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển thì nhu cầu về vốn sẽ ngày càng cao, không chỉ cần vốn cho sản xuất kinh doanh mà vốn phục vụ mục đích tiêu dùng cũng là một nhu cầu không thể thiếu.
Vậy mà lâu nay, các Ngân hàng thương mại của chúng ta chủ yếu chỉ thích cho vay phần đầu - phần sản xuất mà chưa cho vay phần sau - phần tiêu dùng của chu trình kinh tế, vì thế mà chúng đã tạo ra hiện tượng nghẽn giữa đường.
Thật vậy, khi Ngân hàng cho các nhà sản xuất vay vốn để sản xuất ra các sản phẩm mà khả năng chi tiêu hiện thời của người tiêu dùng không thể đáp ứng thì các sản phẩm đó sẽ bị chất đầy kho, khả năng trả nợ cho Ngân hàng của các nhà sản xuất bị giảm xuống, mong muốn được tiêu dùng của dân cư sẽ không được đáp ứng và tình trạng thiểu phát của nền kinh tế sẽ xảy ra.
Trước tình hình đó, để kích cầu nền kinh tế, đưa nền kinh tế thoát khỏi con đường hầm không lối thoát, Ngân hàng đã phát triển một loại hình cho vay mới, đó là cho vay tiêu dùng. Việc phát triển loại hình cho vay này không chỉ có tác dụng góp phần giải quyết bài toán về sản xuất và tiêu dùng cho nền kinh tế mà nó còn có tác dụng tích cực đối với chính bản thân Ngân hàng - một đơn vị kinh doanh luôn vì mục tiêu lợi nhuận
Đồng thời, một hướng đi mới của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là chia mảng kinh doanh của Ngân hàng ra làm hai bộ phận: Bộ phận kinh doanh Ngân hàng Bán buôn (với các chiến lược về khách hàng là công ty lớn) - Bộ phận kinh doanh Ngân hàng Bán lẻ( với các chiến lược về khách hàng là thể nhân). Việc chuyển hướng này nhằm mục tiêu cơ cấu lại nguồn vốn kinh doanh của các Ngân hàng, tăng doanh số kinh doanh với các khách hàng là cá nhân - xây dựng một Ngân hàng hiện đại. Chính vì thế nên việc phát triển cho vay tiêu dùng nằm trong chiến lược phát triển tổng thể mảng kinh doanh Ngân hàng bán lẻ đang là xu thế tất yếu của các Ngân hàng thương mại trong các giai đoạn hiện nay. Đây là một hướng đi mới, một lĩnh vực kinh doanh đầy triển vọng cho các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Với những kiến thức đã học tại trường kết hợp với thời gian được nghiên cứu, học hỏi thực tế tại Ngân hàng No & PTNT Cẩm thuỷ đã khuyến khích em viết đề tài “ Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT huyện Cẩm Thuỷ”.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT Cẩm thuỷ
Chương III: Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT Cẩm thuỷ
Mong rằng, một số lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động cho vay tiêu dùng trong bài viết có thể phần nào giúp cho các Ngân hàng thương mại mở rộng hơn nữa lĩnh vực cho vay tiêu dùng, đồng thời giúp cho người tiêu dùng có thể hình dung một cách tổng quát về nghiệp vụ mới này của Ngân hàng thương mại và có hướng sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ cho cuộc sống của mình.
Trong quá trình hoàn thiện đề tài, được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ cùng với sự chỉ bảo tận tình của phòng tín dụng tại Ngân hàng No & PTNT Cẩm thuỷ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.1Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại, ở các nước có nền tài chính tự do hoá thì Ngân hàng thương mại được quan niệm là một doanh nghiệp đặc biệt, tiến hành hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Còn ở một số nước khác lại cho rằng Ngân hàng thương mại là một tổ chức hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi dựa trên nguyên tắc hoàn trả, cho vay, chiết khấu. Tuy nhiên để có một quan niệm chính xác nhất về Ngân hàng thương mại thì nên dựa vào những loại hình dịch vụ mà các Ngân hàng thương mại cung cấp, từ đó người ta có quan niệm: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mục tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế ”.
Thật vậy, Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò là thủ quỹ của toàn xã hội. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại Ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần với chính phủ. Trong đó, đối với các doanh nghiệp, Ngân hàng thường cung cấp các khoản tín dụng phục vụ cho nhu cầu mua hàng hoá, dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị. Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hoá và dịch vụ họ thường sử dụng séc, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng và các tài khoản điện tử... Và khi họ cần thông tin hay lập kế hoạch tài chính họ thường đến Ngân hàng để nhận được lời tư vấn.
Như vậy, Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế.
- Hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm: nghiệp vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cung cấp tín dụng) và nghiệp vụ trung gian( dịch vụ thanh toán, dại lý, tư vấn...). Ba loại nghiệp vụ trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng thúc đẩy nhau cùng phát triển để từ đó tạo nên uy tín cho Ngân hàng.
- Từ hình thức đầu tiên là Ngân hàng thợ vàng ở thế kỷ 15, đến nay Ngân hàng thương mại đã trở thành Ngân hàng hiện đại với các chức năng và dịch vụ đa dạng, và được coi là bách hoá tài chính.
- Ngân hàng thương mại được tổ chức dưới các hình thức:
+ Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng thương mại liên doanh, Ngân hàng thương mại tư nhân.
+ Ngân hàng bán buôn và Ngân hàng bán lẻ, trong đó Ngân hàng bán buôn là Ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ cho các Ngân hàng, các công ty tài chính, Nhà nước, các doanh nghiệp lớn. Còn Ngân hàng bán lẻ là Ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho hộ gia đình, các cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ - với các khoản tín dụng nhỏ. Với xu thế phát triển hiện nay, rất ít Ngân hàng chỉ có bán buôn hoặc chỉ có bán lẻ mà chủ yếu là kết hợp cả hai.
1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối:
Đây là hoạt động đầu tiên mà Ngân hàng thực hiện với nội dung là Ngân hàng đứng ra mua hoặc bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và thu được lợi nhuận nhờ chênh lệch giá và phí dịch vụ. Ngày nay hoạt động này đã mở rộng ra với rất nhiều các hình thức dịch vụ phong phú: mua bán, trao đổi, gửi vay các loại ngoại tệ với các nghiệp vụ như giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai. Các Ngân hàng thương mại tham gia giao dịch ngoại hối với hai mục đích. Thứ nhất, Ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chủ yếu là mua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng riêng lẻ, và Ngân hàng thu một khoản phí. Mục đích thứ hai là Ngân hàng kinh doanh ngoại hối nhằm kiếm lời khi tỷ giá thay đổi.§ - Hoạt động huy động vốn:
Các Ngân hàng cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế để duy trì hoạt động và phát triền cần vốn. Nguồn vốn của Ngân hàng gồm có vốn tiền gửi, vốn tiền vay, vốn chủ sử hữu và vốn uỷ thác đầu tư. Để thực hiện hoạt động này Ngân hàng nhận tiền gửi, phát hành các giấy nợ hoặc cổ phiếu với cam kết sẽ hoàn trả khách hàng đúng hẹn kèm theo một khoản tiền gọi là tiền lãi. Việc huy động được càng nhiều vốn sẽ càng tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng kinh doanh do đó các Ngân hàng luôn tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí thấp và ổn định, đa dạng hoá các hình thức và lãi suất tiền gửi, giấy nợ nhằm thu hút được nhiều vốn trong nền kinh tế.
- Hoạt động sử dụng vốn:
Đây là hoạt động Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư hoặc cấp tín dụng. Hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Ngân hàng và là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Bên cạnh hoạt động tín dụng Ngân hàng cũng mở rộng danh mục tài sản bằng cách đầu tư vào các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty ... Các hoạt động đầu tư và tín dụng mang lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro nên các Ngân hàng thường rất thận trọng khi thực hiện hoạt động này.
- Các hoạt động khác:
Các hoạt động Ngân hàng khác có thể kể ra ở đây như là hoạt động bảo quản vật có giá, cung cấp các khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn, cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ đại lý ... Các hoạt động này mang lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng thông qua viêc thu phí và chứa đựng ít rủi ro. Do vậy các Ngân hàng hiện đại ngày nay đang mở rộng hoạt động dịch vụ này nhằm tăng nguồn thu giảm bớt rủi ro.C
1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm:
Cho vay là hoạt động mang tính truyền thống và là chức năng kinh tế hàng đầu của các Ngân hàng giúp Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Ngân hàng thương mại có thể cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản suất, kinh doanh, đời sống và cũng có thể cho các tổ chức, cá nhân vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản suất kinh doanh
Nhiều người vẫn đồng nghĩa hoạt động cho vay và hoạt động tín dụng của Ngân hàng là một nhưng thực ra không phải vậy. Tín dụng rộng hơn cho vay, nó bao gồm cho vay và các hoạt động khác như chiết khấu thương phiếu, cho thuê tài chính... Có thể hiểu rằng: Cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán.
Đối với hầu hết các Ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 1/3 thu nhập của Ngân hàng. Đồng thời, rủi ro trong các hoạt động Ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Vậy thực ra Ngân hàng đã thực hiện những khoản cho vay nào?
1.1.2.2. Phân loại hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để Ngân hàng phân loại cho vay như: theo thời gian, theo tài sản đảm bảo, theo đối tượng cho vay, theo phương thức cho vay, theo nguồn cho vay... Cụ thể như:
- Theo đối tượng tham gia vào quy trình cho vay:-
+ Cho vay trực tiếp: là loại hình cho vay mà Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ cho Ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay qua các tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian ở đây có thể là các tổ, hội, đội nhóm như nhóm sản suất, hội nông dân, hội phụ nữ.. hoặc các công ty bán lẻ. Đối với các công ty bán lẻ, Ngân hàng sẽ mua lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
- Theo mức độ tín nhiệm khách hàng:
+ Cho vay có bảo đảm: l à loại hình cấp tín dụng dựa trên các bảo đảm như thế chấp hay cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với Ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có đảm bảo. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm nguồn thu thứ hai, bổ xung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
+ Cho vay không có đảm bảo: là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp. cầm cố hoặc sự đảm bảo của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả thì Ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
- Theo mục đích sử dụng vốn:
+ Cho vay nhằm mục đích sản suất kinh doanh: Ngân hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp hay các công ty vay để kinh doanh dịch vụ hay thực hiện các dự án đầu tư, các phương án sản suất.
+ Cho vay tiêu dùng: Ngân hàng cho các cá nhân hay hộ gia đình vay để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, phương tiện vận chuyển...
Cho vay tiêu dùng là một trong những dịch vụ Ngân hàng mới phát triển gần đây nhưng đã tỏ rõ được ưu thế của nó so với các khoản cho vay khác của Ngân hàng. Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đã trở thành xu hướng tất yếu để các Ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính.
1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của cho vay tiêu dùng
1.2.1.1. Khái niệm
Hoạt dộng cho vay tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng (người cho vay) và các cá nhân, người tiêu dùng (người đi vay) nhằm tài trợ cho các phương án phục vụ đời sống, tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ khi người tiêu dùng chưa có khả năng thanh toán trên nguyên tắc người tiêu dùng sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Nếu như cho vay sản xuất kinh doanh là một hình thức tín dụng mà các Ngân hàng thương mại cấp cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh... thì cho vay tiêu dùng lại là một sản phẩm tín dụng rất hữu ích nhằm tài trợ cho những nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình hoặc để mua cổ phiếu hay trái phiếu. Như vậy, khác với các khoản cho vay sản xuất kinh doanh - các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế sử dụng vốn vay để tài trợ cho vốn lưu động, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị..., các khoản cho vay tiêu dùng giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ có thể hướng tới một cuộc sống cao hơn như mua xe, các dụng cụ dân dụng, chi phí nghỉ ngơi, du lịch...
Đối tượng của tín dụng tiêu dùng rất nhiều dạng, nhiều trường hợp nhưng có thể khái quát thông qua các trường hợp phổ biến sau:
Các đối tượng có thu nhập thấp: có nhu cầu tín dụng không cao, việc vay vốn nhằm tạo ra cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.
Các đối tượng có thu nhập trung bình: nhu cầu tín dụng có xu hướng tăng mạnh, đối tượng này muốn vay tiêu dùng hơn là dùng chính tiền tích luỹ, dự phòng của mình để tiêu pha.
- Các đối tượng có thu nhập cao: vay tiêu dùng nhằm tăng khả năng thanh toán và coi nó như một khoản linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền vốn tích luỹ của mình chưa cao hay lợi nhuận do đầu tư mang lại chưa thu được. Trường hợp này tương đối phổ biến và phát triển. Các đối tượng trên có thể đại diện cho các đối tượng khác như cán bộ công nhân viên thuộc khu vực Nhà nước, liên doanh, tiểu thương và các cán bộ Ngân hàng.-
1.2.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Nhìn chung, tín dụng tiêu dùng có những đặc điểm sau:
- Giá trị món vay thường nhỏ lẻ, phân tán nhưng số lượng các món vay thì lại rất lớn
Các khách hàng thường tìm đến Ngân hàng nhằm mục đích vay tiêu dùng thông thường có nhu cầu vay vốn không lớn, thậm chí còn khá nhỏ. Điều này là do giá của hàng hoá dịch vụ tiêu dùng không quá đắt đỏ, hoặc khách hàng vay vốn đã có được sự tích luỹ từ trước đối với các tài sản có trị lớn. Chính điều này đã dẫn đến giá trị món vay tiêu dùng thường rất nhỏ, phân tán nên chi phí quản lý cao. Tuy vậy, trên thực tế tổng quy mô vay tiêu dùng của Ngân hàng lại rất lớn, đó là vì tuy mỗi món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nhưng do đây là nhu cầu vay vốn khá phổ biến, đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên số lượng khách hàng tìm đến Ngân hàng vay vốn là rất đông, khiến cho tổng quy mô vay tiêu dùng lại trở nên khá lớn.
- Các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao
Loại hình cho vay tiêu dùng luôn chứa đựng những nguy cơ rủi ro khá lớn, cao hơn loại hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh dưới cả ba góc độ:
+ Thứ nhất: Luôn tồn tại nhóm khách hàng chây ì, lừa đảo.
+ Thứ hai: Các rủi ro khách quan như suy thoái kinh tế, mất mùa, thất nghiệp, bệnh tật, tâm lý tiêu dùng của dân cư, mức độ ổn định xã hội...
+ Thứ ba: Các rủi ro chủ quan như là tình trạng công việc hay sức khoẻ của khách hàng, diễn biến tâm lý của khách hàng... ảnh hưởng đến tài chính và khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình. Hoặc là do sự ảnh hưởng của các tổ chức trung gian (đơn vị, tổ chức có cán bộ công nhân viên vay vốn, các đơn vị chủ quản...), đặc biệt là hình thức cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm cũng mang lại rủi ro rất nhiều đối với loại hình cho vay này.
Tóm lại, khả năng trả nợ sẽ thay đổi nhanh chóng khi khách hàng thay đổi điều kiện làm việc hoặc sức khoẻ, đồng thời, khả năng bù đắp từ các nguồn khác trong trường hợp có rủi ro hầu như không có.
- Các khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất cao và cứng nhắc
Không như hầu hết các khoản cho vay kinh doanh hiện nay với lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường, lãi suất cho vay tiêu dùng thường được cố định ở một mức nhất định, và đặc biệt phổ biến trong cho vay tiêu dùng trả góp. Việc chia các khoản vay thành nhiều kỳ hạn trả nợ (đối với cho vay tiêu dùng trả góp) hoặc quá trình vay và trả nợ được thực hiện nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng (đối với cho vay tiêu dùng tuần hoàn như thẻ tín dụng, thấu chi) ngay từ khi bắt đầu thời kỳ tín dụng khiến lãi suất cho vay mang tính cố định, hầu như không thay đổi trong suốt quy trình tín dụng. Ngoài ra, do độ rủi ro cao của các khoản vay tiêu dùng nên lãi suất trong cho vay tiêu dùng thường được ấn định khá cao để bao gồm cả phần bù rủi ro. Và các khoản cho vay tiêu dùng càng nhiều rủi ro thì lãi suất càng cao.
- Cho vay tiêu dùng thường có tính nhạy cảm theo chu kỳ
Thật vậy, số lượng các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu tiêu dùng của dân cư và cầu có khả năng thanh toán của họ, do đó nó có tính nhạy cảm theo chu kỳ. Cho vay tiêu dùng sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển - khi mà người dân có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, tình hình kinh tế xã hội đầy lạc quan. Và ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình sẽ cảm thấy không mấy tin tưởng vào tương lai, nhất là khi họ thấy thu nhập của họ giảm xuống và xu hướng thất nghiệp ngày càng tăng thì việc vay mượn Ngân hàng sẽ được hạn chế, đặc biệt là việc vay mượn dành cho chi tiêu.
- Chi phí cho một khoản vay tiêu dùng là khá lớn
Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của Ngân hàng. Thực tế là quy mô mỗi món vay tiêu dùng thường rất nhỏ, thời gian vay không kéo dài lâu, trong khi đó số lượng các món vay tiêu dùng lại rất lớn. Hơn nữa, các thông tin về cá nhân thường không đầy đủ và chính xác hoàn toàn. Điều này khiến cho Ngân hàng rất vất vả trong quá trình cho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng đến khâu giải ngân thu nợ. Những điều kiện trên khiến cho việc thực hiện một khoản cho vay tiêu dùng của Ngân hàng là khá tốn kém, mất rất nhiều chi phí cho các khoản vay này.
- Lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay tiêu dùng là đáng kể
Tương ứng với mức rủi ro cao như vậy thì các khoản tín dụng tiêu dùng có được một mức lợi nhuận rất lớn trong các nguồn thu của Ngân hàng. Bên cạnh đó, số lượng các khoản vay tiêu dùng khá nhiều khiến cho tổng quy mô cho vay tiêu dùng rất lớn, và cùng với mức lợi nhuận trên mỗi khoản vay tiêu dùng sẽ khiến cho lợi nhuận thu về từ hoạt động cho vay là rất đáng kể trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng.
Chính vì triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi về đối tượng khách hàng trong lĩnh vực này mà đối với hầu hết các nước phát triển hiện nay, cho vay tiêu dùng đã trở thành một trong những nguồn thu chủ chốt của các Ngân hàng thương mại, đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ Ngân hàng cũng như quản lý Ngân hàng và vẫn còn tiếp tục hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc phát triển loại hình tín dụng này trong tương lai. Tại các nước đang phát triển, loại hình cho vay này cũng đang dần khẳng định được vai trò của mình, đem lại những lợi nhuận không nhỏ trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
1.2.2. Đối tượng của cho vay tiêu dùng
Do cho vay tiêu dùng là một hướng cho vay cụ thể của Ngân hàng bán lẻ nên cách phân loại khách hàng cá nhân cũng tương tự như cách phân loại khách hàng cá nhân theo nhóm thu nhập của Ngân hàng bán lẻ. Cụ thể là khách hàng cá nhân của cho vay tiêu dùng cũng được chia làm ba nhóm như sau:
Nhóm I: Những cá nhân có thu nhập cao.
Những người này thường cần đến tín dụng với tư cách là những khoản phụ trợ linh hoạt, trợ giúp thêm khả năng thanh toán, đặc biệt khi tiền của họ đã bị trói chặt vào những khoản đầu tư dài hạn. Mặc dù sự vay mượn nhằm mục đích tiêu dùng chỉ thể hiện một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản mà họ đang sở hữu, song họ lại thường xuyên cần chi tiêu trong mục đích tiêu dùng với những món tiền lớn. Và chính vì lý do này mà các Ngân hàng tỏ ra đặc biệt quan tâm đến nhóm khách hàng đi vay này.
Nhóm II: Những cá nhân có thu nhập trung bình.NNhu cầu về tín dụng của nhóm này có xu hướng tăng trưởng ngày càng mạnh. Việc mong muốn chi tiêu ngay lập tức các nguồn tài chính trong tương lai hoặc việc không thể điều tiết nhu cầu của mình mà chạy theo những chi tiêu có tính chất phô trương dẫn đến quá khả năng thu nhập là những nguyên nhân có thể làm nảy sinh các nhu cầu về tín dụng của nhóm khách hàng này.
Nhóm III: Nhóm cá nhân có thu nhập thấp.NNhu cầu về tín dụng của nhóm người này thường rất hạn chế do thu nhập của họ thường không đủ để thoả mãn những nhu cầu chi tiêu đa dạng của họ. Tuy nhiên, những người này cũng có các mong muốn chi tiêu không khác mấy so với những người có thu nhập cao hơn. Vì vậy, nếu có những chính sách và biện pháp phù hợp cũng có thể hình thành được các món tín dụng hợp lý đến nhóm khách hàng này.
Nói chung, nhu cầu về tiêu dùng của hai nhóm đầu là rất cao, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức cầu tiêu dùng của cá nhân. Vì lẽ đó, nhu cầu cho vay tiêu dùng chủ yếu đến từ những người có thu nhập trung bình và thu nhập cao, nhưng không vì thế mà các nhà quản trị Ngân hàng, các nhà kinh doanh lại bỏ ngỏ nhu cầu tín dụng tiêu dùng của nhóm khách hàng có thu nhập thấp mà phải có những chính sách và sản phẩm phù hợp để phục vụ mọi nhu cầu của mọi nhóm đối tượng khách hàng.
1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng
1.2.3.1. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với khách hàng.
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng. Do vậy, khách hàng của cho vay tiêu dùng cũng chính là người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình. Nhờ những khoản cho vay tiêu dùng, họ có thể mua sắm những hàng hoá cần thiết có giá trị cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện cuộc sống ngay cả khi khả năng tài chính hiện tại của họ chưa cho phép.
Trên thực tế, ta thấy rằng có nhiều nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống đối với các cá nhân và hộ gia đình. Những nhu cầu này không sớm thì muộn người tiêu dùng cũng phải thoả mãn. Ví dụ như nhu cầu về mua sắm, sửa chữa nhà cửa, mua các đồ dùng tiện nghi sinh hoạt, mua sắm các phương tiện như xe máy, ô tô, du lịch, học hành...
Tuy rằng những nhu cầu thiết yếu nhưng của cải thì được tích luỹ theo thời gian, do vậy khả năng tài chính thường bị giới hạn. Vì vậy, mà làm nảy sinh sự thật là người ta thường mua sắm nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt khi lớn tuổi. Khi lợi ích cảm thụ được từ sự hưởng thụ đều có xu hướng giảm xuống. Do đó, người tiêu dùng sẽ tìm cách để phối hợp khéo léo giữa việc thoả mãn các nhu cầu là yếu tố thời gian và khả năng thanh toán của hiện tại và tương lai. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng sẽ tìm cách để hưởng thụ trước số tiền sẽ có trong tương lai. Nếu phân tích theo khía cạnh tài chính, việc mượn tiền trước của Ngân hàng để tiêu dùng khiến chúng ta phải trả lãi thực chất cũng chỉ là cách quy đổi luồng tiền ta sẽ có tại một thời điểm nào đó trong tương lai về thời điểm hiện tại.
Chính những nguyên nhân trên, việc Ngân hàng thực hiện và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ đem đến cho người tiêu dùng những lợi ích tốt nhất. Ta có thể khẳng định rằng người tiêu dùng là những người được hưởng trực tiếp và đều nhất những lợi ích do hình thức cho vay tiêu dùng mang lại.
1.2.3.2. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với Ngân hàng
- T ạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro.
Vai trò của các Ngân hàng thương mại đối với xã hội ngày càng được khẳng định hơn qua sự phát triển ngày càng hoàn thiện của hệ thống Ngân hàng nói chung và của Ngân hàng thương mại nói riêng. Nhưng không vì thế mà các Ngân hàng có thể thoát khỏi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ khác. Ngày càng có nhiều tổ chức muốn cung cấp các dịch vụ mà Ngân hàng đã và đang cung cấp. Và ngay cả giữa các Ngân hàng thương mại với nhau sự cạnh tranh giành giật thị trường và khách hàng ngày càng khốc liệt hơn. Chính vì vậy, muốn tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải không ngừng đổi mới, tìm tòi và đưa ra những dịch vụ mới ngày càng có nhiều tiện ích cho khách hàng, từ đó nâng cao thu nhập cho Ngân hàng. Thực tế đã chứng minh, có những Ngân hàng thương mại lớn trên thế giới đã thu về những khoản lợi nhuận kếch xù từ việc cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, nếu xét riêng từng khoản tín dụng tiêu dùng thì ta thấy cho vay tiêu dùng có rủi ro lớn. Nhưng vì mỗi khoản tín dụng tiêu dùng có giá trị tương đối nhỏ, đặc biệt lại có nhiều sản phẩm tín dụng tiêu dùng nên xét trên toàn cục của các khoản cho vay tiêu dùng thì rủi ro cũng không còn là một vấn đề lớn. Trên thực tế, các khoản cho vay tiêu dùng thường có lợi nhuận cao do mức lãi suất tính trên các khoản cho vay tiêu dùng cao. Vì vậy, các Ngân hàng thương mại cũng có thể kỳ vọng tăng lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay tiêu dùng.
- Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho Ngân hàng.
Thị trường cho vay tiêu dùng là một lĩnh vực mới được phát hiện, chỉ đến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hoạt động cho vay tiêu dùng mới được phát triển và lớn mạnh.
Hoạt động này giúp Ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng ,từ đó giúp Ngân hàng có những thuận lợi trong hoạt động huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn từ dân cư. Hơn nữa tính lan truyền trong dân cư là rất cao nên các Ngân hàng có thể thông qua các khoản cho vay tiêu dùng mà quảng cáo về mình, từ đó thu hút các khách hàng đến với các dịch vụ khác của Ngân hàng. Trong khi đó các khoản tín dụng tiêu dùng tuy là những khoản tín dụng nhỏ nhưng nhu cầu về chúng lại rất lớn nên nếu khai thác được thị trường này thì các Ngân hàng thương mại có thể sử dụng được một số lượng vốn lớn. Hơn nữa, dân cư là khách hàng tiềm năng lớn của Ngân hàng, Ngân hàng muốn phát triển bền vững thì nên dựa vào đối tượng khách hàng này.
Trong khi cấp các khoản tín dụng tiêu dùng thì các Ngân hàng cũng góp phần đẩy mạnh tiêu dùng, từ đó tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và các ngân hàng có thêm những khoản cho vay mới phục vụ cho các nhà sản xuất. Sản xuất phát triển lại cung cấp ra thị trường những sản phẩm mới làm nảy nở nhu cầu tiêu dùng. Quá trình này được lặp đi lặp lại không ngừng làm cho thị trường tiêu dùng ngày càng phát triển.
1.2.3.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế
Cho vay tiêu dùng có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, nhu cầu là vô hạn song “nhu cầu có khả năng thanh toán” mới đáng quan tâm. Cho vay tiêu dùng giúp người tiêu dùng được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn, nó rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho gia đình và y tế. Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng là đòn bẩy hữu hiệu để tránh kích cầu tiêu dùng. Để thoả mãn được nhu cầu đó, các nhà sản xuất sẽ gia tăng sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều công ăn việc làm. Đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất, các nhà kinh doanh về sản phẩm, mẫu mã, chủng loại và các nhà sản xuất sẽ tìm cách để có thể đáp ứng mọi thị hiếu người tiêu dùng. Một mặt thúc đẩy sản xuất phát triển, một mặt người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, qua đó tạo sự năng động cho nền kinh tế. Các nhà sản xuất muốn tồn tại thì cũng phải không ngừng cải tiến, tự hoàn thiện mình, làm cho nền sản xuất ngày càng phát triển và phồn thịnh.
Phân loại các khoản cho vay tiêu dùng
Việc phân loại tín dụng tiêu dùng được lựa chọn trên nhiều tiêu thức khác nhau để có một cái nhìn toàn diện về cho vay tiêu dùng ở những góc độ khác nhau.
1.2.4.1. Căn cứ vào mục đích vay:
Căn cứ vào mục đích vay thì cho vay tiêu dùng bao gồm:
+ Cho vay tiêu dùng cư trú:
Đây là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm xây dựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình.
+ Cho vay tiêu dùng phi cư trú:
Cho vay tiêu dùng phi cư trú là khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí du lịch, chữa bệnh hay thanh toán tiền viện phí...
1.2.4.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
+ Cho vay tiêu dùng trả góp
Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ( gồm cả số tiền gốc lẫn lãi) cho Ngân hàng theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kì của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.§ Đối với loại cho vay tiêu dùng này, các Ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất: Loại tài sản được tài trợ.
Thông thường thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ tiền vay đáp ứng được nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài trong tương lai. Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, Ngân hàng thường chú ý đến điều này vì Ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn. Bởi vì có nh._.ư vậy thì người tiêu dùng mới được hưởng những tiện ích do tài sản đem lại trong một khoản thời gian dài.
- Thứ hai: Số tiền phải trả trước.
Nói chung thì các Ngân hàng thường yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm - số tiền này được gọi là số tiền trả trước. Phần còn lại, Ngân hàng sẽ cho vay. Số tiền trả trước cần phải đủ lớn để một mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng chính họ là chủ sở hữu tài sản, mặt khác lại có tác dụng hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Một khi không cảm nhận được rằng mình là chủ sở hữu của tài sản được hình thành từ tiền vay thì người đi vay sẽ có thái độ miễn cưỡng trong việc trả nợ. Ngoài ra, khi khách hàng không trả nợ, trong nhiều trường hợp, Ngân hàng đành phải tiếp nhận và phát mại tài sản để thu hồi nợ. Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều đã bị giảm giá trị, tức là giá thị trường nhỏ hơn giá trị hạch toán của tài sản, cho nên số tiền trả trước có vai trò rất quan trọng trong việc giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro. Số tiền trả trước thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Loại tài sản: Đối với các tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại, đối với các tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiền trả trước ít.
- Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng.
- Môi trường kinh tế
- Năng lực tài chính của những người đi vay
+ Thứ ba: Chi phí của khoản vay.
Chi phí của khoản vay là chi phí mà người đi vay phải trả cho Ngân hàng về việc sử dụng vốn. Chi phí này chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Chi phí khoản vay này phải trang trải được chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, rủi ro, đồng thời phải mang lại một phần lợi nhuận thoả đáng cho Ngân hàng.
- Thứ tư: Điều khoản thanh toán.
Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng, Ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề sau:
- Số tiền thanh toán mỗi kỳ hạn phải phù hợp với khả năng về thu nhập trong mối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng.
- Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền cho vay chưa được thu hồi.
- Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng
- Thời hạn cho vay không nên quá dài. Thời hạn cho vay bị giới hạn bởi thời gian hoạt động của tài sản tài trợ. Và nếu thời hạn cho vay qua dài dễ làm cho giá trị tài sản tài trợ bị giảm mạnh đồng thời rủi ro tín dụng cũng tăng lên. Hơn nữa, khi thời hạn cho vay quá dài thì thiện chí trả nợ của những người đi vay cũng như việc thu hồi nợ thường gặp nhiều rắc rối.
+ Thứ năm: Số tiền khách hàng thanh toán cho Ngân hàng mỗi kỳ trả nợ.
Để xác định số tiền khách hàng phải thanh toán cho Ngân hàng trong mỗi kỳ trả nợ, ta có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây:
- Phương pháp gộp (Add on Method): Đây là phương pháp thường được áp dụng trong cho vay tiêu dùng trả góp, do tính chất đơn giản và dễ hiểu của nó. Theo phương pháp này, trước hết lãi được tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi xuất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp vào vốn gốc rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để tìm số tiền phải thanh toán ở mỗi kỳ hạn trả nợ.
- Phương pháp lãi đơn (Simple Interest Method): Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải trả cho từng kỳ hạn trả nợ được tính đều nhau bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán. Còn lãi phải trả mỗi kỳ hạn được tính trên số tiền khách hàng thực sự còn thiếu Ngân hàng.
+ Thứ sáu: Vấn đề phân bổ lãi vay theo thời gian
Khi sử dụng phương pháp gộp để tính lãi, các Ngân hàng thường tiến hành phân bổ lại phần lãi cho vay đã được tính. Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kỳ gắn liền với các kỳ hạn thanh toán hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý hay theo năm tài chính.
Ngân hàng thường áp dụng một số phương pháp như:N
- Phương pháp đường thẳng, áp dụng cho các khoản vay ngắn.
- Phương pháp luỹ thoái, áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn.
+ Thứ bảy: Vấn đề trả nợ trước hạn
-Cho vay tiêu dùng phi trả góp.
Theo phương thức này thì tiền vay được khách hàng thanh toán cho Ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì tín dụng tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài.
-Cho vay tiêu dùng tuần hoàn
Đây là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó Ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này thì trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
1.2.4.3. Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ
+ Cho vay tiêu dùng gián tiếp.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó Ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu. Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. Theo nguyên tắc người mua hàng phải trả trước một phần giá trị của hàng hoá.
Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho Ngân hàng.
Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ
Người tiêu dùng thanh toán nợ vay cho Ngân hàng.
* Ưu điểm của cho vay tiêu dùng gián tiếp:*
+ Cho phép Ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng.
+ Cho phép Ngân hàng giảm được chi phí trong cho vay.
+ Là nguồn gốc để mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động khác của Ngân hàng.
+ Trong trường hợp Ngân hàng có mối quan hệ tốt với các công ty bán lẻ thì cho vay tiêu dùng sẽ có tính an toàn cao hơn, giúp Ngân hàng giảm bớt rủi ro.
* Nhược điểm của cho vay tiêu dùng gián tiếp:*
+ Ngân hàng không được tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, điều này dẫn đến Ngân hàng không thể kiểm soát được khách hàng mà công ty bán lẻ đã bán chịu, không biết được chất lượng tín dụng của họ ra sao.
+ Ngân hàng không thẩm định được khách hàng trước khi cho vay, dễ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.
+ Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao.
Do những nhược điểm trên nên rất nhiều Ngân hàng không mặn mà với cho vay tiêu dùng gián tiếp, và chỉ có những Ngân hàng nào có cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ mới tham gia vào hoạt động cho vay tiêu dùng này.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp được thực hiện thông qua các phương thức sau:
Tài trợ truy đòi toàn bộ: Theo phương thức này, khi bán cho Ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho Ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho Ngân hàng.
Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ của người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã thoả thuận giữa Ngân hàng với công ty bán lẻ.
Tài trợ miễn truy đòi: Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho Ngân hàng, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc liệu các khoản nợ đó có được trả hay không. Phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro nên chi phí của khoản vay này được Ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức trên và các khoản nợ được mua cũng được Ngân hàng lựa chọn rất kỹ. Ngoài ra, chỉ có những công ty bán lẻ rất có uy tín với Ngân hàng mới được áp dụng phương thức tài trợ này.
Tài trợ có mua lại: Theo phương thức này thì khi thực hiện cho vay tiêu dùng gián tiếp với hình thức miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả được nợ thì Ngân hàng buộc phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thoả thuận trước thì Ngân hàng có thể bán lại cho chính công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán, kèm với tài sản đã được người tiêu dùng sử dụng trong một thời gian nhất định.
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp
Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó Ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ họ. Cho vay tiêu dùng trực tiếp gồm các bước:
Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay
Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ
Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ
Công ty giao tài sản cho người tiêu dùng
Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho Ngân hàng.
So với cho vay tiêu dùng gián tiếp thì cho vay tiêu dùng trực tiếp có một số ưu điểm sau:
+ Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp Ngân hàng có thể tận dụng được sở trường và trình độ của các cán bộ tín dụng. Những người này thường được đào tạo có chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm nên các quyết định tín dụng trực tiếp từ Ngân hàng thường có chất lưọng cao hơn so với trường hợp chúng được quyết định bởi công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của công ty bán lẻ. Ngoài ra, trong hoạt động công việc của mình, các nhân viên tín dụng thường có xu hướng chú trọng tới việc tạo ra các khoản cho vay có chất lượng trong khi nhân viên của các công ty bán lẻ thường chú trọng tới việc tiêu thụ được nhiều hàng hoá. Bên cạnh đó, tại các điểm bán hàng, các quyết định tín dụng thường được đưa ra vội vàng, có thể có nhiều khoản tín dụng được cấp một cách không chính đáng. Hơn nữa, trong một số trường hợp, do quyết định nhanh, công ty bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng tốt của mình. Nếu như người cấp tín dụng là Ngân hàng thì những điều này có thể được hạn chế.
+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn so với cho vay tiêu dùng gián tiếp ở chỗ: cuối cùng quan hệ vay mượn chỉ diễn ra giữa Ngân hàng và người tiêu dùng, không liên quan tới công ty bán lẻ. Khách hàng không trả được nợ thì phần lớn là không liên quan tới công ty bán lẻ.
+ Khi khách hàng có quan hệ tín dụng trực tiếp từ Ngân hàng thì có rất nhiều lợi thế phát sinh như: Ngân hàng có thể mở rộng quan hệ với khách hàng, tạo ra hình ảnh tốt đẹp về Ngân hàng trong khách hàng. Còn đối với khách hàng có cơ hội tiếp cận được với nhiều dịch vụ Ngân hàng hơn.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp đó phải không ngừng mở rộng và cải thiện chất lượng các sản phẩm dịch vụ cuả mình nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đặt ra của nền kinh tế.
Khi nói đến mở rộng người ta nghĩ đến ngay việc làm thế nào để tăng quy mô, khối lượng, số lượng tức là nói đến sự tăng trưởng theo chiều ngang. Vì vậy, ta có thể hiểu mở rộng cho vay tiêu dùng là sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về quy mô cho vay tiêu dùng hay nói cách khác đó là việc làm tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tài sản có của các Ngân hàng thương mại.
Mở rộng cho vay tiêu dùng được thể hiện:
- Đối với khách hàng: tín dụng tiêu dùng phải thoả mãn được tối đa các nhu cầu hợp lý của các khách hàng về khối lượng tín dụng tiêu dùng, đa dạng hoá các hình thức và loại hình tín dụng tiêu dùng.
- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Cho vay tiêu dùng phải đáp ứng được các yêu cầu về vốn kinh tế, là kênh dẫn vốn gián tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch một khối lượng lớn các nguồn lực tài chính giúp Ngân sách Nhà nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Đối với Ngân hàng thương mại: Cho vay tiêu dùng phải chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Như vậy, ta có thể rút ra:
Mở rộng cho vay tiêu dùng phản ánh khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vốn cho nền kinh tế, theo một cơ cấu hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội trong từng thời kì, qua đó nó cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của cho vay tiêu dùng nói riêng và của Ngân hàng nói chung trong quá trình.
Mở rộng cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan như : khả năng quản lý, trình độ cán bộ, nguồn vốn Ngân hàng và các nhân tố khách quan như sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách của Nhà nước, tốc độ phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi cơ cấu đầu tư.
Mở rộng cho vay tiêu dùng được thực hiện trên cơ sở việc thực hiện đa dạng hoá khách hàng, các loại hình dịch vụ Ngân hàng. Việc xây dựng các mức lãi suất hợp lý cũng như xác định các kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng đi đôi với việc cung cấp các loại hình bảo lãnh thích hợp cũng góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng.
Mở rộng cho vay tiêu dùng là một khái niệm cụ thể, song để thực hiện được đòi hỏi chúng ta phải đánh giá một cách đầy đủ và chính xác về nó và đặt nó trong mối quan hệ tổng thể với các chỉ tiêu tài chính khác. Quá trình phân tích, đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng hiện đại sẽ tạo điều kiện tìm hiểu chính xác các nguyên nhân tồn tại, vướng mắc về mở rộng cho vay tiêu dùng từ đó giúp Ngân hàng lựa chọn được các giải pháp thích hợp để có thể thực hiện mở rộng cho vay tiêu dùng trong từng thời kỳ phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng thành hai nhóm, đó là các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.
1.2.5.1. Nhóm các nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố này thường bao gồm: tình trạng của nền kinh tế, hệ thống pháp lý và tình hình xã hội. Có thể nói nhóm nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu dùng nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng. Cụ thể là:
Nhân tố tình trạng của nền kinh tế:
Chúng ta đều đã biết rằng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn vào tình trạng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ở trong giai đoạn hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức sống của dân cư ngày một phát triển đi lên thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, bởi vì họ tin tưởng vào thu nhập của mình trong tương lai có thể chi trả được các khoản nợ để phục vụ mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy mà tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng thời kỳ này sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, thiểu phát, không ổn định thì nhu cầu chi tiêu sẽ giảm do lúc này dân cư có xu hướng tích luỹ hơn là tiêu dùng, bởi vậy tín dụng tiêu dùng thời kỳ này sẽ giảm xuống.
Nhân tố xã hội:NNhân tố xã hội bao gồm: quan niệm xã hội, phong tục tập quán, tình hình trật tự an ninh, trình độ dân trí, độ tin tưởng lẫn nhau.... Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới các tác nhân tham gia vào quan hệ tín dụng tiêu dùng nói riêng và các tín dụng khác của Ngân hàng nói chung. Bởi vì quan hệ tín dụng được hình thành dựa trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau nên nếu khách hàng nào có uy tín với Ngân hàng, có thu nhập ổn định, có trình độ cao thì sẽ được nhiều ưu đãi trong mối quan hệ này. Đồng thời, nếu một Ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tạo được lòng tin trong dân chúng thì sẽ có nhiều sự lựa chọn của khách hàng hơn.
Đồng thời, quan niệm xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí… cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu, thói quen mua sắm của người dân từ đó cũng tác động đến tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng.
- Nhân tố pháp lý:
Mỗi một chủ thể trong xã hội đều có quyền tự do làm theo ý thích của mình, việc họ muốn làm gì, muốn mua gì là phụ thuộc vào bản thân họ song phải trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép. Do đó trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng cũng vậy, mỗi người đều có quyền vay bất cứ lúc nào họ có nhu cầu nhưng phải tuân thủ theo mọi quy định của Ngân hàng nhà nước. Vì vậy, nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, không ổn định, không kịp thời và có nhiều“ kẽ hở” thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Ngân hàng thương mại trong mọi hoạt động tín dụng. Ngược lại, nếu những văn bản pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, kịp thời và ổn định thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng. Và đó cũng là cơ sở pháp lý để Ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có các tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng.
Ngoài ra, chính sách của Nhà nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tiêu dùng. Thứ nhất là các chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế, tăng GDP, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Thứ hai là các chính sách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Hai chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng tín dụng tiêu dùng.
1.2.5.2. Nhóm các nhân tố chủ quan
Việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng không chỉ chịu tác động bởi các nhân tố khách quan mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía người tiêu dùng và từ phía Ngân hàng như: Chính sách và thể lệ tín dụng, thông tin tín dụng, tình hình huy động vốn, chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất thiết bị của Ngân hàng và bản thân người tiêu dùng...
Thứ nhất: Nhân tố chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng bao gồm: các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với khách hàng, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, mức lệ phí, sự bảo đảm khả năng thanh toán, hướng giải quyết phần tín dụng thấu chi, các khoản vay có vấn đề... Nếu tất cả những yếu tố trên đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thì chắc chắn Ngân hàng sẽ thành công trong việc mở rộng hoạt động này. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng không đáp ứng được những yêu cầu trên thì Ngân hàng sẽ không mở rộng quy mô tín dụng tiêu dùng được.
Đặc biệt là trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì một chính sách tín dụng hợp lý, một chính sách đa dạng lãi suất hoá phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay sẽ thu hút được nhiều khách hàng và thực hiện thành công việc mở rộng tín dụng tiêu dùng.
Thứ hai: Quy trình cấp tín dụngQuy trình cÊp tÝn dông lµ tæng hîp c¸c nguyªn t¾c, c¸c quy ®Þnh cña Ng©n hµng trong viÖc cÊp tÝn dông, gåm c¸c bíc cô thÓ theo mét tr×nh tù nhÊt ®Þnh kÓ tõ khi chuÈn bÞ hå s¬ ®Ò nghÞ cÊp tÝn dông cho ®Õn khi chÊm døt quan hÖ tÝn dông
ViÖc x©y dùng mét quy tr×nh cÊp tÝn dông hoµn thiÖn vµ hiÖu qu¶ cã ý nghÜa rÊt lín trong c«ng t¸c ng¨n ngõa vµ h¹n chÕ rñi ro x¶y ra, ®ång thêi nã cßn g©y ®îc c¶m t×nh víi kh¸ch hµng vµ thu hót ®îc nhiÒu kh¸ch hµng h¬n.
- Thø ba: VÒ th«ng tin tÝn dông
Trong nÒn kinh tÕ thÞ trêng, ai n¾m b¾t ®îc nhiÒu th«ng tin chÝnh x¸c, kÞp thêi vÒ kh¸ch hµng ngêi ®ã sÏ chiÕn th¾ng trong c¹nh tranh. Vµ trong ho¹t ®éng tÝn dông, Ng©n hµng cÊp tÝn dông cho kh¸ch hµng dùa trªn nguyªn t¾c tin tëng vµ sù hoµn tr¶. Sù tin tëng ë ®©y phô thuéc vµo th«ng tin cã ®îc. Do vËy, ®Ó ho¹t ®éng tÝn dông tiªu dïng ngµy cµng ®îc më réng víi chÊt lîng cao, hiÖu qu¶ lín th× Ng©n hµng ph¶i n¾m b¾t ®îc th«ng tin mét c¸ch kÞp thêi, chÝnh x¸c vÒ kh¸ch hµng vay vèn nh:
+ C¸c th«ng tin phi tµi chÝnh, gåm cã: t c¸ch, uy tÝn, n¨ng lùc qu¶n lý, n¨ng lùc s¶n xuÊt kinh doanh, c¸c mèi quan hÖ x· héi.
+ C¸c th«ng tin gi¸n tiÕp bao gåm: t×nh h×nh kinh tÕ x· héi, th«ng tin vÒ xu híng ph¸t triÓn vµ kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña ngµnh nghÒ.
+ C¸c th«ng tin tµi chÝnh cña kh¸ch hµng: kh¶ n¨ng vÒ tµi chÝnh cña kh¸ch hµng, thu nhËp hiÖn t¹i, kh¶ n¨ng tr¶ nî vµ b¶o ®¶m tÝn dông.
- Thø t: T×nh h×nh huy ®éng vèn cña Ng©n hµng
Do Ng©n hµng lµ mét ngµnh kinh doanh ®Æc biÖt trong nÒn kinh tÕ ho¹t ®éng theo ph¬ng thøc“ nhËn tiÒn göi ®Ó cho vay”. Bëi vËy, nÕu nguån vèn cña Ng©n hµng huy ®éng ®îc ngµy cµng lín vµ ®a d¹ng th× cµng t¹o ®iÒu kiÖn cho ho¹t ®éng tÝn dông tiªu dïng ph¸t triÓn.
Thø n¨m: VÒ chÊt lîng nh©n sù vµ c¬ së vËt chÊt thiÕt bÞ t¹i Ng©n hµng
Ph¶i kh¼ng ®Þnh r»ng: viÖc më réng cho vay tiªu dïng cã thµnh c«ng hay kh«ng phô thuéc phÇn lín vµo tr×nh ®é c¸n bé c«ng nh©n viªn vµ c¬ së vÊt chÊt, trang thiÕt bÞ cña Ng©n hµng. Díi con m¾t cña kh¸ch hµng th× c¸n bé Ng©n hµng chÝnh lµ h×nh ¶nh cña Ng©n hµng. NÕu nh trong qu¸ tr×nh giao tiÕp víi c¸n bé Ng©n hµng mµ hä c¶m thÊy an t©m vÒ tr×nh ®é nghiÖp vô cña c¸c c¸n bé, an toµn khi quan hÖ víi Ng©n hµng th× ch¾c ch¾n kh¸ch hµng sÏ t×m ®Õn ®ã. §ång thêi, viÖc Ng©n hµng trang bÞ ®Çy ®ñ c¸c thiÕt bÞ tiªn tiÕn, phï hîp víi ph¹m vi vµ quy m« ho¹t ®éng, phôc vô kÞp thêi c¸c yªu cÇu cña kh¸ch hµng th× sÏ gióp Ng©n hµng cã kh¶ n¨ng c¹nh tranh vµ thùc hiÖn viÖc më réng tÝn dông tiªu dïng.
Thø s¸u: T×nh tr¹ng cña ngêi tiªu dïng
Mçi ngêi d©n lµ mét ngêi tiªu dïng vµ trong cuéc ®êi hä Ýt nhÊt ph¶i mét lÇn mua s¾m nh÷ng hµng ho¸ cã gi¸ trÞ lín nh: mua nhµ, mua xe... Vµ khi kh¶ n¨ng tµi chÝnh hiÖn t¹i cña hä kh«ng ®¸p øng ®îc c¸c dù ®Þnh tiªu dïng th× hä sÏ ®Õn Ng©n hµng ®Æt quan hÖ tÝn dông. Nhng kh«ng ph¶i ngêi tiªu dïng nµo còng ®îc Ng©n hµng chÊp nhËn cho vay mµ Ng©n hµng ph¶i xem xÐt tíi nh÷ng lÇn tr¶ nî tríc, t×nh h×nh thu nhËp cã æn ®Þnh kh«ng. NÕu nh÷ng ngêi ®Õn Ng©n hµng ®Òu kh«ng cã ®ñ n¨ng lùc tµi chÝnh th× c¬ héi më réng tÝn dông tiªu dïng chØ lµ môc tiªu chø kh«ng thùc hiÖn ®îc.
Sau khi t×m hiÓu vÒ ngêi tiªu dïng vµ vÒ tÝn dông tiªu dïng ta thÊy r»ng vÊn ®Ò ®¸p øng ®îc ®ñ vèn cho ngêi tiªu dïng trong x· héi lµ vÊn ®Ò mµ c¶ hÖ thèng Ng©n hµng vµ c¸c c¬ quan qu¶n lý nhµ níc cÇn ph¶i quan t©m bëi v× nÕu lÜnh vùc nµy ®îc ph¸t triÓn nã sÏ gãp phÇn thóc ®Èy m¹nh mÏ ®Õn sù phån thÞnh cña c¶ nÒn kinh tÕ.
Ch¬ng II
Thùc tr¹ng ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng N0 & ptnt huyÖn cÈm thuû
2.1. Kh¸i qu¸t vÒ Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm thuû
2.1.1. C¬ cÊu tæ chøc
Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû lµ NH cÊp III thuéc hÖ thèng NHNo ViÖt Nam, ®Þa bµn ho¹t ®éng t¬ng ®èi réng víi ®éi ngò c¸n bé nh©n viªn gåm 31 ngêi, trong ®ã 19 c¸n bé n÷ vµ 12 c¸n bé nam. Tr×nh ®é §¹i Häc 17 vµ trung cÊp 14 ngêi.
Ban l·nh ®¹o Chi nh¸nh Ng©n hµng No & PTNT huyÖn C©m Thuû gåm 01 G§ cã tr×nh ®é §¹i häc phô tr¸ch chung vµ c«ng t¸c ®èi ngo¹i; 02 phã G§: 01 phã G§ phô tr¸ch c«ng t¸c kinh doanh, 01 phã G§ phô tr¸ch kÕ to¸n vµ c«ng t¸c kiÓm tra.
- Gi¸m ®èc: lµ ngêi ®øng ®Çu Chi nh¸nh, ®¹i diÖn ph¸p nh©n vµ chÞu tr¸ch nhiÖm ph¸p lý, chØ ®¹o vµ ®iÒu hµnh mäi ho¹t ®éng cña Chi nh¸nh, trùc tiÕp phô tr¸ch c«ng t¸c kÕ to¸n tµi chÝnh vµ kho quü.
- 02 Phã G§ lµ nh÷ng ngêi ®îc G§ uû quyÒn, thay mÆt G§ khi ®i v¾ng, trùc tiÕp phô tr¸ch c«ng t¸c kÕ to¸n, c«ng t¸c tÝn dông vµ c«ng t¸c kiÓm tra.
Chi nh¸nh NHNo & PTNT huyÖn CÈm Thuû gåm 2 phßng nghiÖp vô:
+ Phßng tÝn dông: Lµ phßng cã chøc n¨ng thùc hiÖn vµ tham mu cho ban l·nh ®¹o trong c«ng t¸c huy ®éng vèn vµ cã chøc n¨ng thÈm ®Þnh c¸c dù ¸n ®Ó cho vay.
+ Phßng kÕ to¸n - Ng©n quü : Cã chøc n¨ng tham mu cho ban l·nh ®¹o Chi nh¸nh vµ thùc hiÖn nhiÖm vô giao dÞch víi kh¸ch hµng, më tµi kho¶n cho kh¸ch hµng ,thanh to¸n c¸c nghiÖp vô ph¸t sinh, thu chi tiÒn mÆt cho KH (Néi tÖ, ngo¹i tÖ...) thùc hiÖn c¸c nghiÖp vô thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt, lËp b¸o c¸o kÕ to¸n hµng th¸ng , hµng n¨m.
Trong ®ã, Phßng kÕ to¸n - ng©n quü bao gåm c¸c bé phËn sau :
- Bé phËn h¹ch to¸n kÕ to¸n
- Bé phËn ng©n quü
- Bé phËn hµnh chÝnh nh©n sù
- Bé phËn kiÓm tra, kiÓm so¸t néi bé
Bé phËn kiÓm tra, kiÓm so¸t néi bé ®éc lËp vÒ nghiÖp vô nhng biªn chÕ thuéc phßng KÕ to¸n-Ng©n quü vµ do ban l·nh ®¹o trùc tiÕp chØ ®¹o.
Bé m¸y ho¹t ®éng cña chi nh¸nh NHNo & PTNN CÈm Thuû:
S¬ ®å tæ chøc bé m¸y
ho¹t ®éng cña chi nh¸nh nhno& ptnt CÈm Thuû
GI¸M §èC
P.GI¸M §èC 2
P.GI¸M §èC 1
KÕ TO¸N -NG¢N QUü
p.TÝN DôNG
HT -KT
N.QUü
HCNS
KTKS NB
2.1.2. Mét sè ho¹t ®éng chÝnh cña Chi nh¸nh Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm thuû
2.1.2.1. Ho¹t ®éng huy ®éng vèn
N¨m 2005 lµ n¨m NHNo & PTNT huyÖn CÈm Thuû cã tèc ®é t¨ng trëng cao vµ æn ®Þnh ®Þnh. ChÊt lîng kinh doanh tèt h¬n c¸c n¨m tríc, quy m« phï hîp víi yªu cÇu míi vµ ®Æc biÖt lµ sù ®æi míi trong t duy kinh doanh cña c¸n bé c«ng nh©n viªn, biÕt chØ ®¹o, ®iÒu hµnh vµ khai th¸c søc m¹nh quÇn chóng.
BiÓu 1: KÕt qu¶ huy ®éng vèn cña Chi nh¸nh Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm Thuû.
§VT: TriÖu ®ång
ChØ tiªu
N¨m 2004
N¨m 2005
So s¸nh 05/ 04
Sè tiÒn
Tû träng (%)
Sè tiÒn
Tû träng (%)
T¨ng (+)
Gi¶m (-)
Tû lÖ (%)
(+,-)
Tæng nguån vèn huy ®éng
53630
100
63.929
100
+10.299
+19.2
I.Ph©n theo kú h¹n
1.TiÒn göi kh«ng kú h¹n
1.470
3,8
6.190
9.2
+4.720
+321,1
2.TiÒn göi díi 12 th¸ng
10.630
19,2
11.744
18,5
+1.114
+10,5
3.TG cã kú h¹n tõ 12 ®Õn 24 th¸ng
39.430
73,5
40.935
64,5
+1.505
+3,8
4.TiÒn göi cã kú h¹n trªn 24 th¸ng
2.100
3,5
5.060
7,8
+2.960
+140
II.Ph©n theo kh¸ch hµng
1.TiÒn göi d©n c
36.586
68,4
45.625
71,3
+9.039
+24,8
2.TiÒn göi tæ chøc kinh tÕ
17.044
31,6
48.304
28,7
+1.260
+7,3
III.Ph©n theo lo¹i tiÒn
1.TiÒn göi néi tÖ
51.630
96,2
60.429
94,4
+8.799
+17,0
2.TiÒn göi ngo¹i tÖ
2.000
3,8
3.500
5,6
+1.500
+75
(Nguån: B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh 2004 -2005 cña Chi nh¸nh )
Qua biÓu trªn cho thÊy nguån vèn huy ®éng cña Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû liªn tôc t¨ng qua c¸c n¨m. Tæng nguån vèn huy ®éng n¨m 2005 so víi n¨m 2004 t¨ng 10299 triÖu, ®¹t tû lÖ 19,2%. Trong ®ã, tiÒn göi kh«ng kú h¹n n¨m 2005 t¨ng 4720 triÖu so víi n¨m 2004, tõ 3,8% n¨m 2004 lªn 9,2% n¨m 2005. TiÒn göi cã kú h¹n tõ 12 ®Õn 24 th¸ng ®Æc biÖt chiÕm u thÕ trong tæng nguån vèn huy ®éng, n¨m 2004 lµ 39.430 triÖu vµ cho ®Õn th¸ng 12 n¨m 2005 ®¹t 40.935 triÖu.
Thêi gian gÇn ®©y, tiÒn göi tæ chøc kinh tÕ còng cã xu híng gia t¨ng. Tõ 68,4% n¨m 2004 lªn 71,3% n¨m 2005, t¨ng 24,8%.Nguån tiÒn nµy hÕt søc cÇn thiÕt v× nhê ®ã mµ Chi nh¸nh cã thÓ xö lý mét c¸ch linh ho¹t l·i xuÊt cho vay ë ®Þa bµn c¹nh tranh gay g¾t. TiÒn göi néi tÖ còng chiÕm u thÕ cao. N¨m 2005 t¨ng 8.799 triÖu so víi n¨m 2004, ®¹t tû lÖ 17%. Trong nh÷ng n¨m qua, ho¹t ®éng huy ®éng nguån vèn ®îc Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû rÊt quan t©m nh»m t¹o ®ñ nguån vèn ®Ó chñ ®éng trong c«ng t¸c ®Çu t tÝn dông. Lµ mét Ng©n hµng cÊp huyÖn duy nhÊt trong tØnh lo ®îc ®ñ nguån vèn, kh«ng ph¶i sö dông nguån vèn cña cÊp trªn vµ mÆc dï Ng©n hµng CÈm Thuû thuéc ®Þa bµn cã c¹nh tranh vÒ l·i xuÊt v× gÇn khu vùc ThÞ x· BØm S¬n cã 3 Ng©n hµng th¬ng m¹i thêng huy ®éng víi l·i xuÊt cao h¬n nhng tËp thÓ Chi nh¸nh CÈm Thuû ®· cã nhiÒu gi¶i ph¸p ®Ó tÝch cùc huy ®éng nguån vèn nhµn rçi trong c¸c tÇng líp d©n c, c¸c tæ chøc kinh tÕ trªn ®Þa bµn. Mét sè gi¶i ph¸p c¬ b¶n ®ã lµ :
- §a d¹ng ho¸ c¸c lo¹i h×nh huy ®éng tiÒn göi. §èi víi kh¸ch hµng cã sè tiÒn göi lín th× lËp tê tr×nh ®Ó xin Ng©n hµng No& PTNT Thanh Ho¸ l·i xuÊt ho¹t ®éng cao h¬n (B»ng víi khu vùc thÞ x·, thµnh phè ) Do vËy ®· thu hót ®îc nh÷ng mãn tiÒn göi lín.
- Th«ng qua ®éi ngò c¸n bé tÝn dông, th«ng qua hÖ thèng truyÒn thanh ®Ó tuyªn truyÒn réng r·i vÒ chÝnh s¸ch vµ thÓ thøc huy ®éng vèn hiÖn hµnh.
- Giao chØ tiªu huy ®éng nguån vèn ®Õn tõng c¸n bé, ®Æc biÖt lµ ®éi ngò c¸n bé tÝn dông, g¾n víi c«ng t¸c kho¸n tµi chÝnh vµ ph©n phèi thu nhËp.
- Thùc hiÖn tèt viÖc khuyÕn m¹i ®èi víi ngêi göi tiÒn theo tõng ®ît do Ng©n hµng cÊp tØnh quy ®Þnh.
- C¶i tiÕn lÒ lèi lµm viÖc ®èi víi c¸n bé giao dÞch: Hoµ nh·, vui vÎ víi kh¸ch hµng, kÞp thêi vµ chÝnh x¸c vÒ sè liÖu.
- Thêng xuyªn ph¸t ®éng c¸c phong trµo thi ®ua trong c«ng t¸c huy ®éng vèn ®Õn tõng bé phËn, tõng c¸n bé, khen thëng kÞp thêi g¬ng ®iÓn h×nh tiªn tiÕn.
2.1.2.2. Ho¹t ®éng cho vay:
1. T×nh h×nh vµ kÕt qu¶ cho vay taÞ chi nh¸nh Ng©n hµng No &PTNT CÈm Thuû :
BiÓu 2 : T×nh h×nh vµ kÕt qu¶ cho vay taÞ Chi nh¸nh Ng©n hµng CÈm Thuû :
§VT :TriÖu ®ång
ChØ tiªu ph©n tÝch
N¨m 2003
N¨m 2004
N¨m 2005
So s¸nh 05/ 04
Sè tiÒn
sè tiÒn
T.träng
(%)
Sè tiÒn
T.träng (%)
T¨ng(+)
Gi¶m(-)
Tû lÖ %
(t¨ng, gi¶m)
I. Tæng doanh sè cho vay
49.612
61.233
100
70.194
100
+3.161
+14,5
1. Doanh sè cho vay ng¾n h¹n
25.368
47.518
77,4
52.368
74,5
+4.850
+10,8
2. Doanh sè cho vay trung ,dµi h¹n
24.249
13.715
22,6
17.826
25,5
+4.111
+29,4
II. Tæng doanh sè thu nî
38.368
56585
68.750
+12.165
+21,3
1. Doanh sè thu nî ng¾n h¹n
17.894
38.021
67,3
36.574
53,2
-1.447
+10,6
2. Doanh sè thu nî trung, dµi han
20.474
18.564
32,7
32.176
46,8
+13.612
+43.0
III. Tæng d nî cho vay
41.400
53.420
63.870
+10.450
+19.6
A. Ph©n theo lo¹i tÝn dông
1.D nî ng¨n h¹n
14.136
21.920
41,5
31.570
49,8
+9.650
+44,0
2.D nî trung ,dµi han
27.270
31.500
58,5
32.300
50,2
+800
+2,5
B. Ph©n theo thµnh phÇn kinh tÕ
1. DN Nha níc
1.400
2.060
3,2
1.900
3,5
-160
-7,8
2. D nî DNNQD
1.330
5.700
10,5
9.450
14,2
+3.750
+65,8
3. D nî t nh©n
(hé g®, c¸ thÓ)
38.670
45.660
86,3
52.520
82,3
+6.860
+15,0
(Nguån: B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh Chi nh¸nh CÈm Thuû)
Cïng víi sù t¨ng trëng vÒ nguån th× ho¹t ®éng sö dông vèn còng cã nhiÒu chuyÓn biÕn ®¸ng kÓ.Tæng doanh sè cho vay t¨ng dÇn qua c¸c n¨m. N¨m 2003 ®¹t 49 612 triÖu, n¨m 2004 lµ 61.233 triÖu vµ cho ®Õn n¨m 2005 ®· ®¹t tíi 70.194 triÖu víi tû lÖ 14,5%.
Bªn c¹nh ®ã, d nî tÝn dông vÉn t¨ng trëng æn ®Þnh. So víi n¨m 2003, d nî tÝn dông t¨ng 10 450 triÖu, ®¹t tû lÖ 19,6% n¨m 2004. Trong ®ã møc t¨ng trëng thùc tÕ cña d nî tÝn dông ng¾n h¹n lµ 9.650 triÖu, t¨ng 44% so víi n¨m 2003.
§Ó cã ®îc møc t¨ng trëng d nî ng¾n h¹n n¨m 2003 tõ 41,5% lªn 49,8% n¨m 2004 vµ gi÷ æn ®Þnh møc t¨ng trëng d nî trung, dµi h¹n lµ do c¸n bé tÝn dông cña Chi nh¸nh ®· ®i s©u s¸t vµo kh¸ch hµng, kh«ng ®Ó t×nh tr¹ng kh¸ch hµng vay vèn vµ sö dông vèn sai môc ®Ých .
- C¸c gi¶i ph¸p c¬ b¶n trong c«ng t¸c cho vay:
Ngay tõ ®Çu n¨m kÕ ho¹ch tiÕn hµnh ®iÒu tra ph©n tÝch, ph©n lo¹i kh¸ch hµng theo tõng nhãm theo c¸c chØ tiªu nh: Tæng sè nî, sè hé ®· vay c¸c TCTD, sè hé cha vay, sè hé ®ñ ®iÒu kiÖn nhng cha cã nhu cÇu vay, sè hé dù kiÕn cã thÓ vay trong n¨m kÕ ho¹ch ...Trªn c¬ së ®ã c¸n bé x©y dùng vµ b¶o vÖ kÕ ho¹ch.
- §a d¹ng ho¸ c¸c lo¹i h×nh cho vay theo c¸c chØ tiªu nh : lo¹i h×nh cho vay, ph¬ng thøc cho vay, ®èi tîng ®Çu t ,®èi tîng kh¸ch hµng ...
- B¸m s¸t môc tiªu ph¸t triÓn kinh tÕ cña tõng ®Þa ph¬ng ®Ó võa ®Çu t ®óng híng, võa më réng thÞ trêng tÝn dông.
- Phèi hîp chÆt chÏ víi chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ng, c¸c tæ chøc ®oµn thÓ, chÝnh trÞ x· héi ®Ó më réng cho vay qua tæ nhãm.
- T¨ng cêng c«ng t¸c ®µo t¹._.cha ®¸p øng ®îc nhu cÇu ngµy cµng ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ còng nh ngêi tiªu dïng. ChÝnh v× vËy mµ sè lîng c¸ nh©n ngêi tiªu dïng cã quan hÖ tÝn dông víi Ng©n hµng cßn h¹n chÕ.
. ChÝnh s¸ch kh¸ch hµng cña Ng©n hµng kh«ng hÊp dÉn, chØ bã hÑp ë c¸c doanh nghiÖp Nhµ níc lµm ¨n cã hiÖu qu¶, cha cã chÝnh s¸ch kh¸ch hµng cô thÓ ®èi víi cho vay tiªu dïng.
Thø ba: VÒ phÝa kh¸ch hµng:
Rñi ro trong ho¹t ®éng tÝn dông tiªu dïng lµ rÊt lín. Nguån b¶o ®¶m chÝnh cña Ng©n hµng lµ thu nhËp trong t¬ng lai cña kh¸ch hµng nhng c¸c nguån thu nhËp nµy l¹i chÞu ¶nh hëng rÊt lín cña c¸c ®iÒu kiÖn kh¸ch quan vµ chñ quan tõ phÝa kh¸ch hµng nh èm ®au, bÖnh tËt, thÊt nghiÖp, ý chÝ tr¶ nî... ®iÒu nµy lµm cho rñi ro tõ lo¹i h×nh tÝn dông tiªu dïng cao h¬n c¸c lo¹i h×nh tÝn dông kh¸c cña Ng©n hµng rÊt nhiÒu. §ång thêi, mÆt b»ng thu nhËp cña d©n c níc ta cßn thÊp còng lµm h¹n chÕ ®i kh¶ n¨ng mua s¾m vµ tiªu dïng cña d©n c.
Nh vËy, nh÷ng víng m¾c trong quan hÖ tÝn dông tiªu dïng gi÷a Ng©n hµng No & PTNT CÈm thuû vµ c¸ nh©n ngêi tiªu dïng xuÊt ph¸t tõ nhiÒu nguyªn nh©n kh¸ch quan vµ chñ quan, tõ m«i trêng bªn trong vµ m«i trêng bªn ngoµi. V× vËy, nhiÖm vô lóc nµy lµ ph¶i t×m ra c¸c gi¶i ph¸p ®óng ®¾n vµ h÷u hiÖu nh»m th¸o gì nh÷ng khã kh¨n víng m¾c, ®a ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i Chi nh¸nh CÈm thuû ngµy cµng ®îc më réng, t¹o ®îc Ých lîi h¬n n÷a cho b¶n th©n Ng©n hµng, cho ngêi tiªu dïng, cho nÒn kinh tÕ vµ cho toµn x· héi.
Ch¬ng III: Gi¶i ph¸p vµ kiÕn nghÞ ®Ó më réng Cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng No &PTNT huyÖn CÈm thuû
3.1. Môc tiªu vµ ®Þnh híng më réng ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng No & PTNT CÈm thuû trong nh÷ng n¨m tíi .
Trªn c¬ së chØ tiªu nhiÖm vô, kÕ ho¹ch mµ Ng©n hµng No & PTNT ViÖt Nam giao cho c¸c Chi nh¸nh. XÐt ®iÒu kiÖn kinh doanh ®Æc thï trªn ®Þa bµn, nh÷ng khã kh¨n sÏ gÆp vµ nh÷ng thuËn lîi mµ Ng©n hµng cã ®îc, Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm thuû ®· ®a ra ®Þnh híng ho¹t ®éng kinh doanh nãi chung vµ ho¹t ®éng tÝn dông nãi riªng( bao gåm c¶ ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng) nh»m ph¸t huy tèt thµnh tùu ®¹t ®îc, kh¾c phôc h¹n chÕ, vît qua khã kh¨n, ®a ho¹t ®éng ng©n hµng t¨ng trëng v÷ng vµng trong n¨m 2006 vµ nh÷ng n¨m tíi.
3.1.1. Nh÷ng ®Þnh híng chung vÒ ho¹t ®éng kinh doanh cña Chi nh¸nh Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm Thuû trong nh÷ng n¨m tíi .
Môc tiªu ho¹t ®éng chñ ®¹o trong thêi gian tíi cña Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm thuû lµ híng tíi kh¸ch hµng. Qu¸ tr×nh thùc hiÖn môc tiªu nµy sÏ lµ qu¸ tr×nh tiÕp tôc c¶i tæ vµ t¨ng cêng c¬ cÊu qu¶n trÞ, kiÓm so¸t ®iÒu hµnh, ph¸t triÓn c«ng t¸c tiÕp thÞ mét c¸ch h÷u hiÖu trªn c¬ së t×m hiÓu nhu cÇu cña kh¸ch hµng vµ gi¶i quyÕt kÞp thêi nh÷ng víng m¾c trong quan hÖ gi÷a ng©n hµng vµ kh¸ch hµng, t¹o sù tin cËy cña kh¸ch hµng víi Ng©n hµng.
Víi sù nç lùc phÊn ®Êu, ®oµn kÕt nhÊt trÝ cña Ban l·nh ®¹o, cña tËp thÓ c¸n bé c«ng nh©n viªn Chi nh¸nh Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm thuû quyÕt t©m thùc hiÖn:
TiÕp tôc thùc hiÖn huy ®éng vèn, ®¶m b¶o nguån vèn huy ®éng lµ 770 tû, t¨ng trëng 60% so víi n¨m tríc. §Æc biÖt, quan t©m ®Õn viÖc huy ®éng vèn trung vµ dµi h¹n t¹o tiÒn ®Ò ®Ó më réng ®Çu t tÝn dông trung vµ dµi h¹n, chñ ®éng c©n ®èi nguån vèn t¹i Ng©n hµng - nhÊt lµ nguån vèn ngo¹i tÖ.
PhÊn ®Êu t¨ng møc d nî tÝn dông lµnh m¹nh hµng n¨m Ýt nhÊt lµ 40%, phÊn ®Êu n©ng d nî trung vµ dµi h¹n chiÕm 40% tæng d nî.
ChÊn chØnh vµ xö lý nh÷ng tån t¹i trong ho¹t ®éng tÝn dông, n©ng cao chÊt lîng thÈm ®Þnh vµ qu¶n lý cho vay, ®a ra nh÷ng gi¶i ph¸p h÷u hiÖu ®Ó thu håi nh÷ng kho¶n nî qu¸ h¹n vµ l·i treo.
Nî qu¸ h¹n lµ 0,001%
Quü thu nhËp: 10 tû
Thêng xuyªn ®µo t¹o, n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n cho ®éi ngò c¸n bé t¸c nghiÖp.
TiÕp tôc ph¸t triÓn, ®æi míi hiÖn ®¹i c«ng nghÖ th«ng tin Ng©n hµng.
3.1.2. §Þnh híng vÒ ph¸t triÓn cho vay tiªu dïng cña Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm Thuû trong nh÷ng n¨m tíi.
Trong nh÷ng n¨m võa qua, ho¹t ®éng tÝn dông tiªu dïng ®· ®em l¹i cho Ng©n hµng mét nguån thu lín. §Ó triÓn khai thùc hiÖn tèt vµ viÖc më réng ho¹t ®éng tÝn dông tiªu dïng cã hiÖu qu¶ trong nh÷ng n¨m tíi, Ng©n hµng No & PTNT CÈm thuû ®· ®a ra nh÷ng ®Þnh híng, ph¬ng híng hoµn thiÖn, cô thÓ:
- T¨ng cêng c«ng t¸c tuyªn truyÒn, qu¶ng c¸o híng dÉn thùc hiÖn nghiÖp vô tÝn dông tiªu dïng ®Õn tËn c¸c c¬ quan, ®¬n vÞ kinh tÕ trong ®Þa bµn: göi tê r¬i, th«ng b¸o cho ngêi d©n, tuyªn truyÒn trªn ®µi ph¸t thanh ®Ó cho ngêi d©n cã nhu cÇu hiÓu râ, t×m ®Õn víi Ng©n hµng vµ thùc hiÖn c¸c thñ tôc vay, tr¶ nî ®óng h¹n.
- Trong thêi gian tíi, Ng©n hµng sÏ nç lùc thùc hiÖn ho¹t ®éng cho vay theo h×nh thøc tæ nhãm, ®Õn tõng c¬ quan, ®¬n vÞ ®Ó vËn ®éng vµ phæ biÕn cho kh¸ch hµng thªm hiÓu râ h¬n vÒ ph¬ng thøc cho vay phôc vô ®êi sèng vµ tæ chøc cho vay theo tõng c¬ quan, ®¬n vÞ víi h×nh thøc gi¶i ng©n trùc tiÕp ®Õn tõng hé vay, thu nî tËp trung t¹i c¬ quan ®¬n vÞ.
- Thùc hiÖn më réng cho vay tiªu dïng kh«ng chØ tËp trung trong ®Þa bµn mµ cßn cho vay ®èi víi c¸c dù ¸n ë ®Þa bµn kh¸c.
Tãm l¹i, víi nh÷ng híng ho¹t ®éng kinh doanh nãi chung vµ cho vay tiªu dïng nãi riªng ®· thÓ hiÖn sù quyÕt t©m cña Ng©n hµng trong viÖc ®Èy m¹nh ph¸t triÓn vµ më réng ho¹t ®éng cña m×nh. Sù nç lùc quyÕt t©m ®ã høa hÑn mét t¬ng lai tèt ®Ñp cña Ng©n hµng.
3.2 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m më réng cho vay tiªu dïng cña Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm Thuû.
3.2.1. Ng©n hµng cÇn coi c¸n bé c«ng nh©n viªn lµ kh¸ch hµng môc tiªu cña m×nh.
Cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng cã ®Æc ®iÓm lµ quy m« nhá, nhng sè lîng kh¸ch hµng l¹i rÊt ®«ng vµ chñ yÕu lµ c¸c c¸n bé c«ng nh©n viªn thuéc c¸c c¬ quan, ®¬n vÞ. Hä cã l¬ng, cã nguån thu nhËp æn ®Þnh, thêng xuyªn, ®¶m b¶o kh¶ n¨ng tr¶ nî nhng ®iÒu kiÖn sèng cña hä cßn thÊp, rÊt Ýt ngêi cã ®ñ kh¶ n¨ng tù ®¸p øng nhu cÇu cña m×nh. §Ó ®¸p øng ®îc nhu cÇu ®ã nÕu nh kh«ng cã th× chØ cßn t×m c¸ch lµ tÝch luü. Vµ dï cã tÝch lòy ®i ch¨ng n÷a th× viÖc tháa m·n nhu cÇu còng kh«ng thÓ ®îc nh ban ®Çu hoÆc cã thÓ hä ®· tÝch lòy qua mét thêi gian dµi nhng do mét sù biÕn ®éng nµo ®ã hä còng cha thÓ thùc hiÖn ®îc nhu cÇu ®ã. Ng©n hµng thùc hiÖn tÝn dông tiªu dïng ®èi víi c¸n bé c«ng nh©n viªn trong nh÷ng n¨m qua ®· phï hîp víi chñ tr¬ng kÝch cÇu cña ChÝnh phñ. Bªn c¹nh ®ã, cho vay ®èi víi c¸n bé c«ng nh©n viªn rÊt an toµn bëi nguån tr¶ nî lµ b»ng l¬ng vµ trî cÊp, ngoµi ra cßn cã thÓ lµ nguån thu nhËp thªm cña gia ®×nh hä. H¬n n÷a, ®©y chÝnh lµ nh÷ng kh¸ch hµng cã tr×nh ®é cao, lu«n tù träng vµ coi träng danh dù. ChÝnh ®iÒu nµy còng ®ßi hái c¸c c¸n bé Ng©n hµng ph¶i cã tr×nh ®é nhÊt ®Þnh vµ v¨n minh lÞch sù trong giao tiÕp g©y thiÖn c¶m víi ngêi vay.
3.2.2. C¶i tiÕn c¸ch cho vay, hoµn thiÖn c«ng t¸c gi¶i ng©n, n©ng cao t¨ng trëng d nî.
Trong nh÷ng n¨m qua, do cha thùc sù chó träng ®Õn cho vay tiªu dïng nªn trong c¸ch gi¶i quyÕt cho vay còng nh c«ng t¸c gi¶i ng©n cßn thÓ hiÖn nhiÒu h¹n chÕ. C¸ch gi¶i quyÕt cho vay cßn nhá lÎ, manh món. Ng©n hµng cßn thô ®éng ngåi chê kh¸ch hµng nªn cã nh÷ng ngµy cho vay ®îc rÊt Ýt, cã khi chØ mét ®Õn hai mãn vay, cßn cã nh÷ng ngµy sè lîng cho vay l¹i rÊt nhiÒu. §iÒu ®ã ®· ¶nh hëng kh«ng nhá ®Õn c«ng t¸c gi¶i ng©n. ThiÕt nghÜ, Ng©n hµng cÇn c¶i tiÕn c¸ch cho vay b»ng c¸ch quy ®Þnh ngµy gi¶i ng©n nh quy ®Þnh cø 2 ngµy l¹i gi¶i ng©n mét lÇn. Trong thêi gian 2 ngµy ®ã, c¸n bé Ng©n hµng sÏ chñ ®éng t×m kiÕm kh¸ch hµng, tËp hîp c¸c bé hå s¬ vay vèn ®ñ ®iÒu kiÖn ®Ó tr×nh Gi¸m ®èc ký duyÖt vµ thùc hiÖn gi¶i ng©n, n©ng cao t¨ng trëng d nî.
3.2.3. Më réng ho¹t ®éng Marketing.
ViÖc lµm cho ngêi d©n hiÓu biÕt vÒ Ng©n hµng vµ nh÷ng lîi Ých mµ Ng©n hµng mang l¹i cho hä lµ ®iÒu rÊt cÇn thiÕt ®Ó më réng cho vay. NÕu nh c«ng t¸c tuyªn truyÒn ®îc thùc hiÖn tèt th× sÏ cã t¸c dông trong viÖc thay ®æi thãi quen tÝch lòy ®Ó tiªu dïng vµ t©m lý sî ®i vay cña ngêi d©n. Qua ®ã sÏ t¨ng sè lîng kh¸ch hµng, ®Æc biÖt lµ c¸n bé c«ng nh©n viªn ®Õn giao dÞch víi Ng©n hµng gãp phÇn thóc ®Èy cho vay tiªu dïng ph¸t triÓn. Muèn vËy Ng©n hµng cÇn më réng ho¹t ®éng Marketing Ng©n hµng vµ cÇn thùc hiÖn nh÷ng vÊn ®Ò sau:
- T¨ng cêng triÓn khai c«ng t¸c tuyªn truyÒn, qu¶ng c¸o trªn c¸c t¹p chÝ, b¸o chuyªn ngµnh nh T¹p chÝ Ng©n hµng, Thêi b¸o kinh tÕ, Thêi b¸o Ng©n hµng, T¹p chÝ ThÞ trêng - Tµi chÝnh - TiÒn tÖ... Ngoµi ra, cßn tuyªn truyÒn qu¶ng c¸o trªn c¸c b¸o, t¹p chÝ mµ mäi ngêi thêng quan t©m nh b¸o Nh©n d©n, TiÒn phong... vµ c¸c ph¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng nh truyÒn h×nh, ph¸t thanh...
- Tuyªn truyÒn, qu¶ng c¸o ngay t¹i Ng©n hµng b»ng c¸ch bè trÝ cho kh¸ch hµng quan s¸t, thÊy ®îc c¸c h×nh ¶nh cña Ng©n hµng, tiÕp xóc trùc tiÕp víi c¸c c«ng cô, trang thiÕt bÞ...
- C¸n bé Ng©n hµng lµ h×nh ¶nh thu nhá cña Ng©n hµng nªn c¸c c¸n bé Ng©n hµng cÇn ý thøc r»ng: "Mçi c¸n bé Ng©n hµng lµ mét tuyªn truyÒn viªn tÝch cùc vµ hiÖu qu¶ nhÊt vÒ chÝnh s¸ch cho vay nãi chung vµ cho vay tiªu dïng nãi riªng". Muèn vËy ph¶i cã chÕ ®é ®·i ngé thÝch hîp víi chÝnh c¸n bé trong ngµnh.
- Cö c¸n bé ®i s©u s¸t ®Õn tõng c¬ quan, ®¬n vÞ tuyªn truyÒn, phæ biÕn vÒ nghiÖp vô cho vay ®Ó ngêi d©n am hiÓu vÒ tiÖn Ých mµ nghiÖp vô nµy mang l¹i cho hä. §ång thêi, cÇn chiÕm ®îc sù ñng hé nhiÖt t×nh cña c¸c c¸n bé l·nh ®¹o ®Ó qua ®ã viÖc tiÕp cËn vµ tËp hîp nh÷ng nhu cÇu cña ngêi d©n còng nh viÖc tiÕn hµnh thùc hiÖn nghiÖp vô diÔn ra mét c¸ch su«n sÎ.
- Hµng n¨m, Ng©n hµng nªn tæ chøc héi nghÞ, héi th¶o kh¸ch hµng, qua ®ã t¹o ®îc mèi quan hÖ th©n thiÕt h¬n víi kh¸ch hµng. Bªn c¹nh ®ã, viÖc tæ chøc héi nghÞ kh¸ch hµng còng gióp cho Ng©n hµng cã ®îc c¸i nh×n chÝnh x¸c h¬n vÒ chÊt lîng phôc vô th«ng qua nh÷ng ý kiÕn cña kh¸ch hµng. §ång thêi còng gióp cho Ng©n hµng n©ng cao chÊt lîng phôc vô. Héi nghÞ kh¸ch hµng gióp cho Ng©n hµng hiÓu ®îc nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n cña kh¸ch hµng, tõ ®ã n¾m b¾t ®îc nhu cÇu cña hä. Nh vËy Ng©n hµng cã thÓ lµ ngêi t vÊn tµi chÝnh ®¸ng tin cËy cho kh¸ch hµng, n©ng cao hiÖu qu¶ ®Çu t vµ tiªu dïng.
3.2.4. HiÖn ®¹i hãa c¬ së vËt chÊt kü thuËt vµ c¸c trang thiÕt bÞ phôc vô ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng.
ViÖc ph¸t triÓn c«ng nghÖ Ng©n hµng vµ ®a Ng©n hµng trë thµnh Ng©n hµng hiÖn ®¹i cã ý nghÜa quyÕt ®Þnh trong viÖc ph¸t triÓn ho¹t ®éng cña Ng©n hµng. Thêi gian gÇn ®©y, Ng©n hµng No & PTNT CÈm thuû ®· tõng bíc ®a c«ng nghÖ vµo c¸c ho¹t ®éng cña m×nh nh viÖc nèi m¹ng néi bé, thùc hiÖn thanh to¸n chuyÓn tiÒn ®iÖn tö liªn ng©n hµng… gãp phÇn më réng vµ n©ng cao chÊt lîng dÞch vô vµ qu¶n lý th«ng tin kh¸ch hµng hiÖu qu¶ h¬n. C«ng nghÖ Ng©n hµng cµng ®îc øng dông réng r·i vµo c¸c ho¹t ®éng cña Ng©n hµng th× viÖc t¨ng c¸c tiÖn Ých khi phôc vô kh¸ch hµng cµng ®îc thùc hiÖn mét c¸ch dÔ dµng h¬n, nhÊt lµ trong ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng, viÖc qu¶n lý hå s¬ kh¸ch hµng sÏ trë nªn ®¬n gi¶n h¬n nhiÒu. V× vËy, trong thêi gian tíi Ng©n hµng No & PTNT CÈm thuû cÇn tiÕp tôc øng dông c«ng nghÖ Ng©n hµng vµo trong ho¹t ®éng cña m×nh nh nç lùc ®a tin häc vµo c«ng t¸c qu¶n lý th«ng tin vµ t×m kiÕm th«ng tin cña kh¸ch hµng, cïng c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i kh¸c triÓn khai ®a hÖ thèng m¸y rót tiÒn tù ®éng( ATM) vµo cuéc sèng.
3.2.5. §µo t¹o vµ ph¸t triÓn nguån nh©n lùc
Víi ®Æc ®iÓm vµ vÞ trÝ cña ho¹t ®éng tÝn dông, ®Ó cã thÓ më réng mét h×nh thøc cho vay nµo ®ã th× b¶n th©n c¸c kho¶n cho vay theo h×nh thøc ®ã ph¶i cã chÊt lîng tèt, an toµn vµ t¹o ra nguån thu cho Ng©n hµng. §ång thêi, ph¶i cã sù phèi kÕt hîp nhÞp nhµng gi÷a c¸c Phßng ban, c¸c bé phËn trong Ng©n hµng. §iÒu nµy chØ cã thÓ thùc hiÖn ®îc khi Ng©n hµng cã mét ®éi ngò c¸n bé cã n¨ng lùc, cã tr×nh ®é, sö dông thµnh th¹o c¸c øng dông cña c«ng nghÖ Ng©n hµng hiÖn ®¹i.
Thùc tÕ cho thÊy, chÊt lîng cña kho¶n vay cao hay thÊp phô thuéc kh¸ nhiÒu vµo c¸c c«ng viÖc - tõ viÖc chÊp hµnh c¸c c¬ chÕ chÝnh s¸ch ®Õn viÖc thÈm ®Þnh dù ¸n, xÐt duyÖt hå s¬, quyÕt ®Þnh cho vay, kiÓm tra sö dông vèn, thu nî. Nãi chung, mäi ®óng sai, thµnh c«ng hay thÊt b¹i cña c¸c dù ¸n tÝn dông, ngoµi nguyªn nh©n kh¸ch quan ®Òu cã nh©n tè chñ quan cña con ngêi víi t c¸ch lµ chñ thÓ cho vay g©y nªn. §¬ng nhiªn, trong ®ã cã yÕu tè chñ quan, cè ý v× môc ®Ých t lîi nhng còng cã nh÷ng yÕu tè do tr×nh ®é, do kh¶ n¨ng bÊt cËp cña c¸n bé Ng©n hµng mµ cha thÓ hoÆc kh«ng thÓ lµm ®îc.
Trong ®iÒu kiÖn chóng ta ®ang héi nhËp vµ ph¸t triÓn, h¬n lóc nµo hÕt ph¶i ch¨m lo ph¸t triÓn nguån nh©n lùc v× sù nghiÖp c«ng nghiÖp ho¸- hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt níc nãi chung, hiÖn ®¹i ho¸ ngµnh Ng©n hµng nãi riªng mµ trong ®ã môc tiªu më réng vµ n©ng cao chÊt lîng tÝn dông, ®¶m b¶o an toµn vèn lu«n ®îc ®Æt lªn hµng ®Çu.
§Ó cã ®îc mét ®éi ngò c¸n bé ®¹t tiªu chuÈn, Ng©n hµng cÇn thêng xuyªn híng dÉn, tæ chøc tËp huÊn bæ sung kiÕn thøc vµ chuyªn m«n, c¬ chÕ chÕ ®é, thÓ lÖ cña ngµnh, liªn ngµnh, ®êng lèi chñ tr¬ng cña §¶ng còng nh môc tiªu ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña Nhµ níc. Trong qu¸ tr×nh ®ã, g¾n lý luËn víi thùc tÕ, thêng xuyªn tæ chøc c¸c buæi to¹ ®µm, c¸c c¸n bé tù nªu nh÷ng t×nh huèng x¶y ra trong qu¸ tr×nh thÈm tra, qu¶n lý kho¶n vay ®Ó cïng th¶o luËn, ®a ra c¸c ph¬ng ¸n xö lý. Qua ®ã, ph¸t triÓn c¸c ph¬ng thøc thÝch hîp cã hiÖu qu¶ ®óc kÕt thµnh kinh nghiÖm chung. §ã thùc sù lµ nh÷ng kiÕn thøc quý gi¸ ®Ó kh«ng ngõng n©ng cao tr×nh ®é nghiÖp vô hoµn thiÖn c«ng nghÖ Ng©n hµng.
Båi dìng c¸n bé tÝn dông lµm c«ng t¸c cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng No & PTNT CÈm thuû lµ mét qu¸ tr×nh liªn tôc vµ l©u dµi kh«ng thÓ gi¶i quyÕt mét sím mét chiÒu v× ®©y lµ h×nh thøc cho vay kh¸ míi ë níc ta. Tuy nhiªn, Ng©n hµng cÇn cã qui ho¹ch vµ nh÷ng bø¬c ®i cô thÓ ®Ó ®µo t¹o vµ ®µo t¹o l¹i c¸n bé. Tríc m¾t, Ng©n hµng cÇn tiªu chuÈn ho¸ c¸n bé ®Ó cã chÝnh s¸ch tuyÓn chän, ®µo t¹o vµ bè trÝ s¾p xÕp, sö dông ®éi ngò c¸n bé hiÖn cã phï hîp víi yªu cÇu cña tõng c«ng viÖc nãi chung, cña ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng nãi riªng, ph©n râ tr¸ch nhiÖm ph¸p lý cña tõng vÞ trÝ c«ng t¸c, ®¶m b¶o quyÒn lîi g¾n víi tr¸ch nhiÖm, khen thëng kÞp thêi, kû luËt nghiªm.
Nh vËy, trong ho¹t ®éng tÝn dông sÏ h¹n chÕ bít ®îc nh÷ng rñi ro kh«ng ®¸ng cã do ý thøc chñ quan cña c¸n bé Ng©n hµng, t×nh h×nh nî qu¸ h¹n gi¶m thÊp, chÊt lîng tÝn dông ®îc n©ng cao, gãp phÇn më réng qui m« ho¹t ®éng cña Ng©n hµng.
3.3. Mét sè kiÕn nghÞ
Trong ho¹t ®éng cña m×nh, ngoµi sù nç lùc cè g¾ng kh¾c phôc nh÷ng h¹n chÕ cña b¶n th©n th× ®Ó thµnh c«ng trong kinh doanh, Ng©n hµng kh«ng thÓ kh«ng nh×n nhËn ¶nh hëng cña c¸c nh©n tè kh¸ch quan. T¸c ®éng tõ c¸c nh©n tè nµy tíi Ng©n hµng nÕu theo chiÒu híng tÝch cùc sÏ t¹o ra nh÷ng ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho ng©n hµng ho¹t ®éng vµ ngîc l¹i. ChÝnh v× vËy, ®Ó më réng ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng No & PTNT CÈm thuû cÇn cã sù quan t©m, hç trî cña c¸c c¬ quan chñ qu¶n, c¸c c¬ quan chøc n¨ng cã thÈm quyÒn.
3.3.1. KiÕn nghÞ ®èi víi ChÝnh phñ:
Trong thêi gian qua, ChÝnh phñ còng ®· cã nh÷ng quan t©m nhÊt ®Þnh ®èi víi ho¹t ®éng tÝn dông Ng©n hµng nãi chung vµ lo¹i h×nh cho vay tiªu dïng cña c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i nãi riªng. Tuy nhiªn, ®Ó ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng cña c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i cã thÓ ph¸t triÓn th× ChÝnh phñ ph¶i cã nh÷ng hµnh ®éng cô thÓ h¬n.
ViÖc duy tr× sù æn ®Þnh vÒ chÝnh trÞ lµ mét yÕu tè ®Æc biÖt quan träng, nã t¸c ®éng ®Õn mäi khÝa c¹nh cña cuéc sèng trong ®ã cã ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng cña Ng©n hµng th¬ng m¹i. Nh trong ch¬ng mét ®· ®Ò cËp, ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng cña Ng©n hµng th¬ng m¹i chÞu ¶nh hëng lín tõ c¸c yÕu tè vÜ m«, trong ®ã cã sù æn ®Þnh vÒ chÝnh trÞ. Sù æn ®Þnh vÒ chÝnh trÞ võa t¸c ®éng ®Õn nhu cÇu ®i vay phôc vô tiªu dïng cña ngêi d©n võa t¸c ®éng ®Õn kÕ ho¹ch cho cho vay cña Ng©n hµng. Bªn c¹nh ®ã, trong vÊn ®Ò qu¶n lý hµnh chÝnh, ChÝnh phñ còng cÇn cã c¬ cÊu l¹i bé m¸y qu¶n lý vµ cã nh÷ng quy ®Þnh cô thÓ ®Õn c¸c c¸n bé qu¶n lý, tr¸nh t×nh tr¹ng c¸n bé l¹m dông quyÒn h¹n g©y phiÒn hµ cho d©n hay l¹m dông quyÒn h¹n ®Ó t lîi.
Víi vai trß vÜ m« cña m×nh, ChÝnh phñ tiÕp tôc ®Èy m¹nh gi¸o dôc, n©ng cao mÆt b»ng d©n trÝ cho ngêi d©n nãi chung vµ n©ng cao hiÓu biÕt cña ngêi d©n vÒ c¸c dÞch vô Ng©n hµng nãi riªng. ChÝnh phñ cã thÓ ®a vµo c¸c ch¬ng tr×nh gi¸o dôc nh÷ng kiÕn thøc tèi thiÓu vÒ Ng©n hµng vµ c¸c ho¹t ®éng cña Ng©n hµng ®Ó dÇn xãa bá kho¶ng c¸ch ®ang cßn rÊt lín gi÷a ngêi d©n víi Ng©n hµng, lµm cho ngêi d©n cã thÓ tõ bá "mÆc c¶m" ®i vay Ng©n hµng ®Ó sèng. §iÒu nµy cã vai trß ®Æc biÖt quan träng v× khi ngêi d©n cã hiÓu biÕt th× ®êi sèng míi ®îc n©ng cao, ngêi d©n cã thÓ t×m ®Õn Ng©n hµng ®Ó nguån ®Çu t cho c¸c dù ¸n lµm giµu, ®Ó n©ng cao møc sèng cña m×nh tríc khi cã ®îc mét kho¶n thu nhËp ®ñ lín. Nh vËy cïng lóc ChÝnh phñ cã thÓ ®¹t ®îc nhiÒu môc ®Ých.
ChÝnh phñ còng nªn tiÕp tôc cã nh÷ng chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch s¶n xuÊt trong níc ph¸t triÓn, ®Æc biÖt lµ s¶n xuÊt hµng tiªu dïng. Thùc tÕ rÊt ®¸ng buån lµ ®· cã nhiÒu ngêi d©n ®i vay Ng©n hµng phôc vô cho môc ®Ých tiªu dïng song ®· kh«ng ®¹t ®îc mong muèn. Nh thêi gian võa qua, viÖc ngêi d©n ®i vay tiÒn ë Ng©n hµng vÒ mua xe m¸y Trung Quèc, thêng mua ph¶i xe cã chÊt lîng kh«ng tèt, nhanh háng sau mét thêi gian ng¾n ngêi d©n võa ph¶i tr¶ nî Ng©n hµng mµ l¹i kh«ng cã ®îc vËt dông phôc vô cho nhu cÇu cña m×nh. V× vËy, viÖc Nhµ níc khuyÕn khÝch vµ hç trî cho s¶n xuÊt hµng tiªu dïng trong níc lµ rÊt cÇn thiÕt, nã võa ph¸t triÓn kinh tÕ, t¹o ra hµng hãa võa t¹o c«ng ¨n viÖc lµm, gi¶m tû lÖ thÊt nghiÖp. §èi víi ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng th× nªn s¶n xuÊt trong níc ph¸t triÓn võa t¹o ra hµng hãa phôc vô nhu cÇu tiªu dïng cña kh¸ch hµng võa t¹o thªm thu nhu cÇu ®i vay tiªu dïng trong d©n c khi thu nhËp cña ngêi d©n t¨ng lªn, c«ng ¨n viÖc lµm æn ®Þnh.
Nhµ níc còng cÇn ban hµnh nh÷ng v¨n b¶n ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng tÝn dông tiªu dïng cña c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i. ë nh÷ng níc ph¸t triÓn, ngêi d©n ®· biÕt ®Õn vµ thùc hiÖn ho¹t ®éng tÝn dông tiªu dïng theo khu«n khæ ph¸p luËt nhÊt ®Þnh. Tuy hÖ thèng luËt ph¸p ViÖt Nam cßn nhiÒu ®iÓm cÇn hoµn thiÖn nhng viÖc nghiªn cøu vµ ®a nh÷ng ®iÒu luËt míi vµo cuéc sèng lµ rÊt cÇn thiÕt. Nhµ níc cÇn t¹o nªn mét m«i trêng ph¸p lý hoµn chØnh cho ho¹t ®éng cña Ng©n hµng nãi chung vµ ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng nãi riªng. Gi¶i quyÕt ®îc vÊn ®Ò nµy, Nhµ níc ®· gióp cho c¸c Ng©n hµng tr¸nh ®îc mét sè rñi ro nhÊt ®Þnh, n©ng cao tr¸ch nhiÖm cña c¸c c¸n bé ®ã trong c«ng viÖc ®ång thêi còng xem xÐt tr¸nh h×nh sù hãa c¸c nghiÖp vô Ng©n hµng.
ViÖc t¹o ra mét hÖ thèng th«ng tin cËp nhÊt vµ ®¸ng tin cËy lµ mét vÊn ®Ò hµng ®Çu khi muèn mét ®Êt níc cã thÓ ph¸t triÓn. HiÖn nay, viÖc qu¶n lý vµ cung cÊp th«ng tin cña ViÖt Nam cßn rÊt kÐm cã ¶nh hëng kh«ng nhá ®Õn ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng cña c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i. §Æc biÖt khi Nhµ níc cã thÓ ®øng ra thµnh lËp Trung t©m qu¶n lý vµ cung cÊp th«ng tin th× ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng cña Ng©n hµng sÏ cã nhiÒu thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn, v× ho¹t ®éng nµy lµ ho¹t ®éng trong quÇn chóng, cÇn cã th«ng tin liªn quan ®Õn nhiÒu lÜnh vùc. Cã hÖ thèng th«ng tin ®¸ng tin cËy cßn gióp Ng©n hµng cã thÓ qu¶n lý kh¸ch hµng cña m×nh dÔ dµng vµ bít tèn kÐm h¬n vµ mét hÖ thèng th«ng tin tèt còng cã thÓ gi¶m ®i ®¸ng kÓ nh÷ng rñi ro Ng©n hµng cã thÓ ph¶i khi thùc hiÖn cho vay tiªu dïng, t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó Ng©n hµng vµ kh¸ch hµng cã thÓ ®Õn víi nhau.
3.3.2. KiÕn nghÞ ®èi víi Ng©n hµng Nhµ Níc ViÖt Nam
Ng©n hµng Nhµ níc cÇn cã c¸c chñ tr¬ng, v¨n b¶n cô thÓ vÒ cho vay tiªu dïng vµ cã kÕ ho¹ch phæ biÕn ®Õn c¸c Ng©n hµng cÊp díi thùc hiÖn. Ng©n hµng Nhµ níc cã thÓ t¹o nªn mét hµnh lang ph¸p lý æn ®Þnh, th«ng tho¸ng cho ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng cña c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i b»ng viÖc ban hµnh c¸c v¨n b¶n híng dÉn mét c¸ch cô thÓ vÒ c¸c lo¹i h×nh s¶n phÈm - dÞch vô cña ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng, c¸c v¨n b¶n hç trî, khuyÕn khÝch ®èi víi ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng. §iÒu nµy ®Æc biÖt quan träng, nã t¹o nªn c¬ së v÷ng ch¾c cho viÖc thùc hiÖn vµ ph¸t triÓn ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng cña c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i.
Ng©n hµng Nhµ níc còng cÇn t¨ng cêng c«ng t¸c thanh tra kiÓm so¸t c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i vµ c¸c tæ chøc tÝn dông kh¸c nh»m sím ph¸t hiÖn vµ chÊn chØnh nh÷ng sai sãt, t¹o ra sù c¹nh tranh lµnh m¹nh, phßng ngõa nh÷ng tæn thÊt... §ång thêi Ng©n hµng Nhµ níc còng cã chÕ ®é thëng ph¹t râ rµng ®èi víi c¸c Ng©n hµng thùc hiÖn tèt còng nh ®èi víi nh÷ng Ng©n hµng vi ph¹m luËt.
Ngoµi ra, Ng©n hµng Nhµ níc cã vai trß rÊt quan träng trong viÖc ph¸t triÓn ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng cña c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i. Ng©n hµng Nhµ níc cã thÓ t¹o ra mét m«i trêng c¹nh tranh lµnh m¹nh gi÷a c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i khi cung cÊp dÞch vô cho vay tiªu dïng, cã thÓ t¹o ra mèi quan hÖ rµng buéc c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i cïng thóc ®Èy ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng ph¸t triÓn. Ng©n hµng Nhµ níc cÇn qu¶n lý th«ng tin vÒ m¹ng líi Ng©n hµng chÆt chÏ h¬n, lËp vµ yªu cÇu c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i tham gia vµo hÖ thèng th«ng tin nµy, nh»m n¾m b¾t ®îc t×nh h×nh ho¹t ®éng cña c¶ hÖ thèng nhanh chãng vµ sím cã nh÷ng chÝnh s¸ch chØ ®¹o kÞp thêi.
§ång thêi Ng©n hµng Nhµ níc cßn cã thÓ n©ng cao tr×nh ®é c¸n bé Ng©n hµng trong lÜnh vùc cho vay tiªu dïng b»ng c¸c ch¬ng tr×nh ®µo t¹o cô thÓ, nh÷ng buæi héi th¶o, trau dåi kinh nghiÖm vÒ lÜnh vùc nµy gi÷a c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i víi nhau hay cã thÓ b»ng nhiÒu h×nh thøc kh¸c nh cö ®i häc tËp nghiªn cøu ë c¸c níc cã ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng ph¸t triÓn.
KiÕn nghÞ ®èi víi Ng©n hµng No & PTNT ViÖt Nam
Ng©n hµng No & PTNT ViÖt nam cÇn cã c¸c v¨n b¶n híng dÉn cô thÓ h¬n n÷a vµ ®Þnh híng cho Chi nh¸nh Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû ph¸t triÓn m¹nh h×nh thøc cho vay tiªu dïng. Tríc m¾t, Ng©n hµng No & PTNT ViÖt nam nªn t¹o ®iÒu kiÖn hç trî ®Ó Ng©n hµng No CÈm Thuû tæ chøc ®µo t¹o, n©ng cao chÊt lîng c¸n bé tÝn dông, ®Æc biÖt lµ n©ng cao kiÕn thøc vÒ lý luËn vµ nghiÖp vô cho vay tiªu dïng. §ång thêi, Ng©n hµng No & PTNT ViÖt nam phèi hîp víi Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû tæ chøc thi tuyÓn c¸n bé, kiÓm tra tr×nh ®é vµ ph©n lo¹i c¸n bé tÝn dông nh»m t¹o ra ®éi ngò c¸n bé tÝn dông cã chÊt lîng cao, n¨ng ®éng s¸ng t¹o trong c¬ chÕ míi, ®îc ®èi xö c«ng b»ng víi tr×nh ®é vµ kiÕn thøc t¬ng øng. §iÒu nµy, sÏ t¸c ®éng ®Õn nhËn thøc vµ hiÖu qu¶ lµm viÖc cña c¸n bé tÝn dông, tõ ®ã t¸c ®éng ®Õn ho¹t ®éng tÝn dông nãi chung vµ quy m« cho vay tiªu dïng nãi riªng.
Ng©n hµng No & PTNT ViÖt Nam cÇn n©ng møc ph¸n quyÕt cho vay tiªu dïng cho Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû ®Ó Ng©n hµng cã thÕ chñ ®éng trong viÖc ®¸p øng nhu cÇu vay tiªu dïng cña d©n c, ®ång thêi còng t¹o ®iÒu kiÖn cho ng©n hµng më réng qui m« cho vay. Khi ®ù¬c n©ng møc ph¸n quyÕt, Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû cã thÓ tËn dông tèt h¬n c¸c c¬ héi trong kinh doanh, tõ ®ã ho¹t ®éng hiÖu qu¶ vµ cã søc c¹nh tranh lín h¬n so víi c¸c Ng©n hµng kh¸c, ®em l¹i nhiÒu lîi nhuËn cho Ng©n hµng.
Ng©n hµng No &PTNT ViÖt Nam nªn tËp trung vèn, t¨ng tÝnh chñ ®éng cho Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû - trong viÖc quyÕt ®Þnh t¨ng cêng n¨ng lùc c«ng nghÖ c¶ vÒ trang thiÕt bÞ vµ c¸c ch¬ng tr×nh tiÖn Ých, c¸c ch¬ng tr×nh phÇn mÒm øng dông, nhÊt lµ c¸c ch¬ng tr×nh cung cÊp th«ng tin phôc vô c«ng t¸c qu¶n trÞ ®iÒu hµnh, c«ng t¸c thÈm ®Þnh.
Ng©n hµng No &PTNT ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn cho phÐp nªn gióp ®ì Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû vÒ t liÖu, nh©n lùc trong viÖc thµnh lËp vµ ph¸t triÓn bé phËn chuyªn tr¸ch marketing trong ng©n hµng. §iÒu nµy cã mét ý nghÜa quan träng lµ t¸c nh©n thóc ®Èy lµm cho bé phËn nµy t¹i ng©n hµng ®îc h×nh thµnh sím h¬n.vµ ®a ra mét kÕ ho¹ch tæng thÓ vÒ m¹ng líi vµ ho¹t ®éng cña c¸c Ng©n hµng No cÊp díi sao cho trong nh÷ng n¨m tíi kh«ng cßn t×nh tr¹ng thµnh lËp c¸c Chi nh¸nh, c¸c bµn giao dÞch trong cïng ph¹m vi ho¹t ®éng, g©y khã kh¨n cho c¸c ®¬n vÞ vµ tr¸nh t×nh tr¹ng l·nh phÝ nguån lùc.
H¬n n÷a, Ng©n hµng No & PTNT ViÖt Nam cã thÓ t¨ng cêng viÖc n©ng cao chÊt lîng c¸n bé tÝn dông cña toµn hÖ thèng, liªn tôc më c¸c líp ®µo t¹o chuyªn s©u, khi cã nh÷ng chÝnh s¸ch míi cña Ng©n hµng Nhµ níc, cña ChÝnh phñ th× tæ chøc c¸c líp tËp huÊn lµm sao cho c¸c c¸n bé cña toµn hÖ thèng cã ®iÒu kiÖn n¾m b¾t ®îc c¸c chñ tr¬ng ho¹t ®éng ®Ó chñ ®éng trong c¸c ho¹t ®éng cña m×nh.
Ng©n hµng No & PTNT ViÖt Nam gióp ®ì vµ t¹o ®iÒu kiÖn cho Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû trong viÖc ®a c«ng nghÖ Ng©n hµng vµo thùc tiÔn ho¹t ®éng, cã thÓ th«ng qua viÖc tµi trî mua c¸c m¸y mãc thiÕt bÞ tiªn tiÕn hay th«ng qua viÖc t¹o ®iÒu kiÖn cho Ng©n hµng CÈm Thuû thùc hiÖn c¸c dù ¸n hîp t¸c, dù ¸n c¶i t¹o cña WB...
KÕt luËn
Nh vËy, mÆc dï ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng míi chØ ®îc ph¸t triÓn mét vµi n¨m gÇn ®©y ë ViÖt Nam nhng nã ®· mang l¹i nh÷ng hiÖu qu¶ kinh tÕ, x· héi thiÕt thùc kh«ng nh÷ng ®èi víi c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i mµ cßn ®èi víi nÒn kinh tÕ nãi chung. Cho vay tiªu dïng, mét mÆt trë thµnh mét biÖn ph¸p kÝch cÇu hiÖu qu¶, mÆt kh¸c nã kh¬i th«ng nguån vèn, më réng ®Çu ra cho nguån vèn t¹i c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i. NhËn thÊy ®îc vai trß quan träng cña cho vay tiªu dïng, Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû mÊy n¨m gÇn ®©y ®· triÓn khai lo¹i h×nh cho vay nµy vµ còng ®¹t ®îc nh÷ng kÕt qu¶ ®¸ng khÝch lÖ.
Song song víi nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®îc th× Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû vÉn cßn gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n, nh÷ng khã kh¨n ®ã do c¶ c¸c nguyªn nh©n kh¸ch quan lÉn chñ quan g©y ra. §iÒu nµy ®· ¶nh hëng rÊt lín ®Õn viÖc ph¸t triÓn ho¹t ®éng nµy t¹i Ng©n hµng. Nªn nÕu cã nh÷ng biÖn ph¸p kh¾c phôc ®îc nh÷ng víng m¾c ®ang tån t¹i th× ch¾c ch¾n Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm Thuû sÏ thµnh c«ng h¬n n÷a trong lÜnh vùc kinh doanh míi cña m×nh.
Qua nhiªn cøu lý luËn vµ thùc tr¹ng ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm Thuû, bµi viÕt nµy ®· nªu ra rÊt nhiÒu nh÷ng ph©n tÝch, nh÷ng ®¸nh gi¸ kÕt qu¶, nh÷ng h¹n chÕ vµ c¶ mét sè gi¶i ph¸p nh»m më réng ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng. Hy väng r»ng nh÷ng gi¶i ph¸p sÏ ®îc Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm Thuû tham kh¶o vµ vËn dông vµo ho¹t ®éng kinh doanh cña m×nh.
Mét lÇn n÷a em xin ch©n thµnh c¶m ¬n thÇy gi¸o PGS.TS Lª §øc L÷ cïng Ban l·nh ®¹o Chi nh¸nh Ng©n hµng No &PTNT huyÖn CÈm Thuû ®· gióp em hoµn thµnh bµi viÕt nµy.
Tµi liÖu tham kh¶o
Gi¸o tr×nh Ng©n hµng Th¬ng m¹i (Khoa Ng©n hµng Tµi chÝnh-§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n).
Gi¸o tr×nh, Qu¶n trÞ Ng©n hµng Th¬ng m¹i( Peter S.Rose).
Tµi liÖu: Kh¸i niÖm vÒ B¸n lÎ vµ chiÕn lîc dµnh cho tæ chøc vµ chÝnh phñ (Trêng §¹i häc Ngo¹i Th¬ng Hµ Néi).
T¹p chÝ nghiªn cøu Tµi chÝnh - kÕ to¸n( Häc viÖn Tµi chÝnh).
Tµi liÖu Héi nghÞ, ChiÕn lîc ph¸t triÓn dÞch vô Ng©n hµng B¸n lÎ t¹i c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i.
T¹p chÝ Ng©n hµng.
T¹p chÝ ThÞ trêng Tµi chÝnh - tiÒn tÖ.
B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh n¨m 2002, 2003, 2004 cña Ng©n hµng No & PTNT CÈm thuû.
Vµ nhiÒu tµi liÖu kh¸c vÒ thùc tr¹ng ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i c¸c Ng©n hµng th¬ng m¹i ViÖt Nam.
Môc lôc
Lêi më ®Çu
Ch¬ng I: C¬ së lý thuyÕt vÒ cho vay tiªu dïng cña Ng©n hµng th¬ng m¹i
1.1.Tæng quan vÒ ho¹t ®éng cho vay cña Ng©n hµng th¬ng m¹i
1.1.1C¸c ho¹t ®éng c¬ b¶n cña Ng©n hµng th¬ng m¹i
1.1.1.1. Kh¸i niÖm Ng©n hµng th¬ng m¹i
1.1.1.2. C¸c ho¹t ®éng c¬ b¶n cña ng©n hµng th¬ng m¹i.
1.1.2. Ho¹t ®éng cho vay cña Ng©n hµng th¬ng m¹i.
1.1.2.1. Kh¸i niÖm
1.1.2.2. Ph©n lo¹i ho¹t ®éng cho vay cña Ng©n hµng th¬ng m¹i
1.2. Ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng cña Ng©n hµng th¬ng m¹i
1.2.1. Kh¸i niÖm vµ ®Æc ®iÓm cña cho vay tiªu dïng
1.2.1.1. Kh¸i niÖm
1.2.1.2. §Æc ®iÓm cña cho vay tiªu dïng
1.2.2. §èi tîng cña cho vay tiªu dïng
1.2.3. Vai trß cña ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng
1.2.3.1. Vai trß cña cho vay tiªu dïng ®èi víi kh¸ch hµng
1.2.3.2. Vai trß cña cho vay tiªu dïng ®èi víi ng©n hµng
1.2.3.3. Vai trß cña cho vay tiªu dïng ®èi víi nÒn kinh tÕ
1.2.4. Ph©n lo¹i c¸c kho¶n cho vay tiªu dïng
1.2.4.1. C¨n cø vµo môc ®Ých vay
1.2.4.2. C¨n cø vµo ph¬ng thøc hoµn tr¶
1.2.4.3. C¨n cø vµo nguån gèc c¸c kho¶n nî
1.2.5. C¸c nh©n tè ¶nh hëng ®Õn kh¶ n¨ng më réng ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng.
1.2.5.1. Nhãm c¸c nh©n tè kh¸ch quan
1.2.5.2. Nhãm c¸c nh©n tè chñ quan
Ch¬ng II: Thùc tr¹ng ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng N0 & ptnt huyÖn cÈm thuû
2.1. Kh¸i qu¸t vÒ Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm thuû
2.1.1. C¬ cÊu tæ chøc
2.1.2. Mét sè ho¹t ®éng chÝnh cña Chi nh¸nh Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm thuû
2.1.2.1. Ho¹t ®éng huy ®éng vèn
2.1.2.2. Ho¹t ®éng cho vay
2.1.2.3. C¸c ho¹t ®éng kh¸c
2.2. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i Chi nh¸nh Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm Thuû
2.2.1. C¬ së ph¸p lý ®iÒu chØnh ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng cña Chi nh¸nh
2.2.2. §iÒu kiÖn cho vay
2.2.3. C¸c h×nh thøc cho vay tiªu dïng ®ang ¸p dông
2.2.3.1. Gi¶i ng©n tiÒn vay trùc tiÕp cho kh¸ch hµng
2.2.3.2. TiÒn vay ®îc chuyÓn vµo tµi kho¶n tiÒn göi cña kh¸ch hµng
2.2.3.3. ThÊu chi
2.2.3.4. ThÎ tÝn dông
2.2.4. Quy tr×nh cho vay tiªu dïng
2.2.4.1. Quy tr×nh cho vay tiªu dïng tr¶ gãp kh«ng cã b¶o ®¶m tµi s¶n ®èi víi c¸n bé c«ng nh©n viªn
2.2.4.2. Quy tr×nh cho vay tiªu dïng cã tµi s¶n b¶o ®¶m
2.2.5. KÕt qu¶ ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i Chi nh¸nh Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm thuû
2.2.5.1. Doanh sè cho vay
2.2.5.2. Doanh sè thu nî
2.2.5.3. T×nh h×nh d nî
2.3. §¸nh gi¸ kh¸i qu¸t thùc tr¹ng cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng No & PTNT CÈm thuû .
2.3.1. Thµnh tùu ®¹t ®îc
2.3.2. Nh÷ng h¹n chÕ trong cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thñy
Ch¬ng III: Gi¶i ph¸p vµ kiÕn nghÞ ®Ó më réng Cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng No &PTNT huyÖn CÈm Thuû
3.1. Môc tiªu vµ ®Þnh híng më réng ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng No & PTNT CÈm Thuû trong nh÷ng n¨m tíi
3.1.1. Nh÷ng ®Þnh híng chung vÒ ho¹t ®éng kinh doanh cña Chi nh¸nh Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm Thuû trong nh÷ng n¨m tíi
3.1.2. §Þnh híng vÒ ph¸t triÓn cho vay tiªu dïng cña Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm Thuû trong nh÷ng n¨m tíi
3.2 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m më réng cho vay tiªu dïng cña Ng©n hµng No & PTNT huyÖn CÈm Thuû
3.2.1. Ng©n hµng cÇn coi c¸n bé c«ng nh©n viªn lµ kh¸ch hµng môc tiªu cña m×nh
3.2.2. C¶i tiÕn c¸ch cho vay, hoµn thiÖn c«ng t¸c gi¶i ng©n, n©ng cao t¨ng trëng d nî
3.2.3. Më réng ho¹t ®éng Marketing
3.2.4. HiÖn ®¹i hãa c¬ së vËt chÊt kü thuËt vµ c¸c trang thiÕt bÞ phôc vô ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng
3.2.5. §µo t¹o vµ ph¸t triÓn nguån nh©n lùc
3.3. Mét sè kiÕn nghÞ
3.3.1. KiÕn nghÞ ®èi víi ChÝnh phñ
3.3.2. KiÕn nghÞ ®èi víi Ng©n hµng Nhµ Níc ViÖt Nam
3.3.3. KiÕn nghÞ ®èi víi Ng©n hµng No & PTNT ViÖt Nam
KÕt luËn
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5544.doc