Giải pháp mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Tỉnh Thanh Hoá

Tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Tỉnh Thanh Hoá: ... Ebook Giải pháp mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Tỉnh Thanh Hoá

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA NGÂN HÀNG_TÀI CHÍNH  _ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHỊÊP_ ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VƠÍ KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HOÁ LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế của đất nước có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường kinh doanh buôn bán được mở rộng, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài tăng mạnh, thương mại phát triển đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng _tài chính. Góp phần tích cực vào sự phát triển đó phải kể đến thành phần kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay đang rất phát triển trên nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau, và đang được nhận được sự quan tâm rất nhiều của Đảng và Nhà Nước. Sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tạo ra một thi trường lớn đầy tiềm năng cho các Ngân Hàng Thương Mại trên địa bàn nói chung và cho Ngân Hàng Công Thương nói riêng. Tuy nhiên hiện nay các ngân hàng chưa thực sự coi kinh tế tư nhân là những khách hàng quan trọng của mình, tỷ trọng cho vay đối với loại hình kinh tế tư nhân của ngân hàng công thương còn rất thấp, mà chủ yếu tập trung, chú trọng cho vay đối với thành phần kinh tế nhànước là chủ yếu. Trong xu hướng phát triển như hiện nay thì số lượng kinh tế tư nhân ngày càng nhiều và ngược lại thành phần kinh tế nhà nước ngày càng bị thu hẹp do kết quả của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đó là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Do đó ngân hàng công thương cần sớm thích ứng và nắm bắt cơ hội, tích cực mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn, mở rộng thị trường, đa dạng hoá loại hình kinh doanh, giảm thiểu rủi ro. Xuất phát từ lý do trên em đã chọn đề tài:”Giải pháp mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thanh Hoá” làm chuyên đề tốt nghiệp. Đề tài gồm 3 phần: Chương 1: Những nguyên lý chung về cho vay đối với kinh tế tư nhân tại Ngân Hàng Thương Mại. Chương 2 : Thực trạng mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thanh Hoá từ năm 2006 đến nay. Chương 3 : Các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên với thời gian và trình độ, kinh nghiệm có hạn nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: PGS_TS Phan Thu Hà đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Chương 1: NHỮNG NGHUYÊN LÝ CHUNG VỀ CHO VAY ĐỐI VƠÍ KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 - KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng .Trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với các hộ gia đình và đơn vị sản xuất kinh doanh…để mua sắm đồ dùng, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác , tiện lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân khi họ cần thanh toán các khoản các khoản mua hàng hóa dịch vụ. Mặt khác khi cần thông tin hoặc tư vấn tài chính các doanh nghiệp, cá nhân thường tìm đến ngân hàng để nhận được lời tư vấn. Có thể định nghĩa ngân hàng thương mại thông qua chức năng của chúng như sau: Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục dịch vụ tài chính đa dạng đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Hiện nay có rất nhiều các tổ chức tài chính bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chưng khoán tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. 1.1.2- CÁC HỌAT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1- Huy động vốn: - Nhận tiền gửi: Tiền gửi là một nguồn quan trọng trong tổng nguồn tại các ngân hàng thương mại. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và dành được các khoản tiền gửi từ khách hàng các ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn như rút thăm trúng thưởng,tăng lãi suất tiền gửi...... Để thu hút tối đa nguồn tiền đảm bảo nhu cầu vay vốn của mọi khách hàng. Hiện nay giữa các ngân hàng đang xảy ra tình trạng cạnh tranh rất khốc liệt, đăc biệt lĩnh vực huy động tiền gửi. Bên cạnh việc cạnh tranh bằng trụ sở sang trọng, lịch sự, còn phải cạnh tranh qua lãi suất, chính sách khuyến mại và đặc biệt là thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng. Các giao dịch viên do một ngày phải phục vụ nhiều khách hàng do áp dụng cơ chế giao dịch một cửa, nên khi khách hàng gọi điện thoại đến hỏi thông tin thường không được đáp ứng thoả đáng do vậy thường xuyên tạo ra sự bực bội cho khách hàng và không ít người đã tìm đến những ngân hàng khác có phong cách phục vụ tốt hơn. Chính vì vậy các ngân hàng cần thường xuyên chú trọng công tác chăm sóc khách hàng. Ngoài ra ngân hàng còn có thể huy động vốn dưới các hình thức sau: - Huy động vốn thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. - Ngân hàng vay mượn ngân hàng nhà nước hoặc các ngân hàng khác để bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời hoặc bảo đảm khả năng thanh toán. - Huy động vốn bằng cách tiếp nhận ủy thác hoặc đầu tư tài chính từ các ngân hàng hay tổ chức tài chính khác... 2- Cho vay: Cho vay là một trong các hoạt động quan trọng nhất tại các ngân hàng thương mại, lợi nhuận mà ngân hàng thu được chủ yếu là phần chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay là nguồn chính để bù đắp mọi chi phí trong ngân hàng như chi phí quản lý, chi phí trả lương, thuế, chi phí bảo quản.... Với sự phát triển của kinh tế thị trường như hiện nay thì các ngân hàng thương mại không ngừng tăng quy mô cho vay cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết các ngân hàng thương mại cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ lớn trong tổng danh mục cho vay, tuy nhiên với xu hướng hiện nay các ngân hàng đang tận dụng một cách tối đa, tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng nguồn.bởi lẽ các khoản cho vay trung và dài hạn sẽ có lãi suất cao hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn, tất nhiên sẽ có sự đánh đổi giữa rủi ro và lọi nhuận, nên ngân hàng cần thẩm định và kiểm tra thật kỹ trước khi ra quyết định cho vay. 3- Một số hoạt động khác: Bảo quản tài sản hộ: Là nghiệp vụ mà Ngân hàng giữ hộ những tài sản tài chính, giấy tờ cầm cố, hoặc những giấy tờ quan trọng khác của khách hàng với nguyên tắc an toàn, bí mật, thuận tiện. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Ngân hàng cung cấp các tài khoản giao dịch cho khách hàng và thực hiện thanh toán qua tài khoản giao dịch của khách hàng, thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, cao hơn là thanh toán bằng điện... Quản lý ngân qũy: Ngân quỹ trong ngân hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với Ngân hàng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất, được thiết lập nhằm duy trì khả năng chi trả và các yêu cầu khác của ngân hàng thương mại. Ngân quỹ vừa đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng nhà nước vừa bảo đảm nhu cầu chi trả của ngân hàng. Mỗi Ngân hàng cần duy trì ngân quỹ với tỷ lệ phù hợp với nhu cầu vốn của khách hàng theo từng thời điểm khác nhau sao cho hợp lý, bảo đảm khả năng chi trả. Bảo lãnh : Là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng này không thực hiện đúng như cam kết với bên được hưởng bảo lãnh. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn: Theo thỏa thuận với khách hàng Ngân hàng mua tài sản và cho khách hàng mua lại. Trong thời gian thuê hàng tháng, hàng quý khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản tiền gọi là tiền thuê tài sản. Khi hết thời hạn thuê đã thỏa thuận trong hợp đồng thì khách hàng có thể mua hoặc không mua lại tài sản đó. Cho thuê tài sản trung và dài hạn (Leasing) được ghi vào khoản mục tài sản theo giá trị tài sản cho thuê trừ đi phần tiền thuê ngân hàng đã thu được. Mua bán ngoại tệ: Các ngân hàng đều có xu hướng đa dạng hoá hình thức kinh doanh của mình nhằm tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Một trong những danh mục mà các ngân hàng đã lựa chọn đó là mua bán ngoại tệ, một hình thức kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ nghiệp vụ mua bán ngoại tệ là phần chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra. Tài trợ các hoạt động của chính phủ: Chính Phủ thường có những khoản chi tiêu lớn,và bất thường nên khả năng vốn nhiều khi không thể đáp ứng được khi đó không còn sự lựa chọn tối ưu nào khác là phải có sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng. Có nhiều phương thức tài trợ khác nhau như mua trái phiếu chính phủ hoặc cho vay ưu đãi. Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ đại lý. 1.1.3-NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1.3.1 -Khái niệm về cho vay: Cho vay là một nghiệp vụ rất quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của Ngân Hàng , nguồn thu chủ yếu của Ngân Hàng lấy từ hoạt động cho vay, theo thống kê thì nguồn thu lấy từ hoạt động cho vay chiếm 60%-65% tổng nguồn thu. Theo Quyết Định số 28/2001/QĐ- NHNN ngày 15/8/2001 của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước định nghĩa: cho vay là một hình thức của cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.3.2 -phân loại cho vay: Ta có thể phân loại cho vay theo các tiêu chí sau: *Căn cứ vào thời hạn cho vay: + Cho vay ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn dưới 12 tháng, mục đích chính của khoản cho vay này là các doanh nghiệp bù đắp vốn lưu động hoặc dùng đầu tư vào tài sản lưu động có vòng quay thu hồi vốn nhanh, hoặc tiêu dùng cá nhân tạm thời. + Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Sử dụng mua sắm tài sản cố định, cải tiến trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng hoặc đầu tư vào các dự án có quy mô vừa và nhỏ có khả năng thu hồi vốn nhanh đảm bảo có thể hoàn trả vốn cho ngân hàng theo hợp đồng tín dụng. + Vay dài hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm. Nguồn vốn này các doanh nghiệp dùng để đầu tư tài sản cố định như mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại, xây dựng nhà xưởng có quy mô lớn, sử dụng lâu dài hoặc đầu tư vào các dự án lớn. Việc phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ mang tính chất tương đối vì nhiều khoản cho vay không xác định trước được chính xác thời hạn. Nhìn chung tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn: Các ngân hàng chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của khách hàng, mặt khác tín dụng trung và dài hạn thường có tỷ trọng thấp hơn do rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này như kỳ hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lý thanh khoản của ngân hàng, khả năng dự báo và đề phòng rủi ro trong tín dụng trung và dài hạn… *Căn cứ vào phương thức cho vay: + Cho vay từng lần: Là hình thức cho vay mà mỗi món vay được tách biệt thành các khế ước nhận nợ khác nhau. Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với những khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên. Đây là khoản cho vay bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời khi có nhu cầu thời vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt. Với nghiệp vụ cho vay từng lần ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ từng món vay. + Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng, hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ, đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Ngân hàng ước lượng hạn mức tín dụng và lập kế hoạch cho vay. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh, khi đến vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng vốn vay, nộp các giấy tờ chứng từ cần thiết, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng. Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ , khi khách hàng có thu nhập ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ, do đó tạo chủ động trong quản lý ngân qũy, tuy nhiên các kỳ vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay. + Thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân. Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và quy mô, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán nhanh, chủ động và kịp thời. Hình thức này nhìn chung chỉ áp dụng đối với những khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn. + Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán được hàng. Đầu năm hoặc đầu quý khách hàng phải làm đơn xin vay luân chuyển, ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá vàkhả năng tiêu thụ. Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới. Cho vay luân chuyển thường áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng. + Cho vay theo dự án đầu tư: Là hình thức cho vay vốn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội phục vụ đời sống. Khoản cho vay thực hiện dự án đầu tư thường khá lớn nên khi vay vốn người đi vay phải trình bày kế hoạch dự án đầu tư, tính khả thi của dự án…sau đó ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra và thẩm định dự án rồi quyết định cho vay hay không cho vay. + Cho vay hợp vốn: Là phương thức cho vay mà ngân hàng cùng với một số tổ chức tín dụng khác hợp tác cùng cho vay một dự án nào đó hoặc một doanh nghiệp, cá nhân khác có nhu cầu vay vốn. *Căn cứ vào phương thức giải ngân: + Cho vay giải ngân một lần: Là hình thức ngân hàng sẽ giải ngân một lần duy nhất cho khách hàng. Hình thức này thường áp dụng với những khoản vay nhỏ, có thời hạn vay ngắn hoặc trung hạn. + Cho vay giải ngân nhiều lần: Là hình thức ngân hàng sẽ giải ngân thành nhiều lần trong thời hạn giải ngân ghi trong hợp đồng ký kết. Hình thức này chủ yếu áp dụng với những khoản vay dùng đầu tư vào những dự án có quy mô lớn, thời hạn dài chia thành nhiều giai đoạn thực hiện. *Căc cứ vào độ tin cậy của bên vay vốn + Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba: Là hình thức cho vay trong đó người đi vay phải bảo đảm bằng tài sản của mình hoặc được bên thứ ba bảo lãnh. Để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào ngân hàng đòi hỏi người đi vay phải có sự đảm bảo, trong trường hợp khách hàng mất khả năng chi trả thì ngân hàng còn có cơ sở để thu hồi lại vốn của mình. + Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba: Là hình thức cho vay dựa trên uy tín của khách hàng mà không cần đến tài sản cầm cố, hế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Loại hình cho vay này chủ yếu áp dụng với những khách hàng truyền thống của ngân hàng, và đối với những khoản vay không lớn. *Căn cứ vào phương thức trả nợ: + Cho vay trả góp: Là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với những khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền, số tiền trả nợ mỗi lần phải tính toán phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định, cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp, khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay, chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng. + Cho vay phi trả góp: Là hình thức cho vay mà người đi vay phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng khi khoản vay đáo hạn. *Căn cứ vào xuất sứ khoản vay: + Cho vay trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà ngân hàng cho vay trực tiếp đối với người đi vay vốn. + Cho vay gián tiếp: Bên cạnh hình thức cho vay trực tiếp ngân hàng cũng phát triển thêm các hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian tổ, đội, hội nhóm như nhóm sản xuất, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ…Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau. Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng. Trong trường hợp như vậy cho vay qua trung gian có thể tiết kiệm chi phí giảm rủi ro khi cho vay. 1.1.3.3 -Các quy định trong cho vay a. Điều kiện cho vay: Ngân hàng chỉ quyết định cho vay đối với những khách hàng có đầy đủ những điều kiện sau: Thứ nhất là: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay. Thứ hai là: Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Ngân hàng chỉ cấp vốn cho khách hàng sản xuất kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ được pháp luật cho phép theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy phép hành nghề ( nếu có). Thứ ba là: Có nguồn thu và phương án vay-trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi và phí trong thời gian cam kết vay. Thứ tư là: Có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đem lại hiệu quả khi đưa vào thực hiện và không trái với quy định của pháp luật. Thứ năm là: Phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của pháp luật. b. Đối tượng cho vay: Những đối tượng được Ngân Hàng xem xét cho vay: - Các khách hàng Việt Nam: Bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức khác có đủ điều kiện tại Điều 94 của Bộ luật dân sự, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. - Các pháp nhân nước ngoài: Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Vệt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. Việc cho vay các đối tượng này được thực hiện riêng theo quy định của NHCT VN. c. Những nhu cầu vốn không được cho vay: - Thứ nhất là: Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. - Thứ hai là: Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. - Thứ ba là: Để nộp thuế trực tiếp cho ngân sách nhà nước trừ số tiền xuất khẩu, nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất nhập khẩu. - Thứ tư là: Để trả nợ gốc, lãi vốn vay cho NHCT VN hoặc TCTD khác, trừ trường hợp cho vay số tiền lãi vay trả cho NHCT VN trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi tiền vay được tính vào giá trị tài sản cố định đó. - Thứ năm là: Để đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. d. Quy trình cho vay: Để đảm bảo tính an toàn trong cho vay các ngân hàng muốn cho vay cần thực hiện theo các bước sau: Bước một là: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. + Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu cần phải hướng dẫn một cách chi tiết và cung cấp những thông tin cho khách hàng, tư vấn và thiết lập hồ sơ theo quy định của ngân hàng nhà nước + Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thì cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu ,kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ. Bước hai là: Thẩm định các điều kiện vay vốn. Để thực hiện tốt bước này cần phải làm tốt những yếu tố sau: - Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích sử dung vốn. + Kiểm tra hồ sơ khách hàng: cần kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng. + Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay: Cần kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ. Đối với Doanh Nghiệp các báo cáo tài chính dự tính trong ba năm tới và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả, nguồn trả, việc kiểm tra và phân tích phải đảm bảo đúng quy trình. Ngoài ra cần kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, xu hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai. + Kiểm tra mục đích vay vốn: Cần kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay hay không, đồng thời kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn. Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ cần kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về các đối tượng vay vốn ngoại tệ. - Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh: Nguồn thông tin phải lấy được từ nhiều chiều, nhiều cách khác nhau như lấy thông tin từ hồ sơ vay vốn, từ việc đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh, qua phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, mạng máy tính…từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, qua bạn hàng… - Xác minh và kiểm tra thông tin - Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư: Ngân hàng tiến hành phân tích thẩm định nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay, kết quả phân tích thẩm định tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và là cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, các điều kiện cho vay… tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân Hàng. Bước ba là: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm: Ngân Hàng kiểm tra lại toàn bộ các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng các nội dung và điều kiện đã được duyệt, và đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của các hợp đồng này tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật. Bước bốn là: Giải ngân và kiểm tra giám sát khoản vay. Sau khi ký kết hợp đồng thì ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân một lần hoặc nhiều lần cho khách hàng theo đúng hợp đồng thoả thuận giữa hai bên, đi đôi với việc cấp tín dụng ngân hàng tiến hành kiểm soát tín dụng như kiểm tra xem việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có gặp phải bất lợi hay không, có dấu hiệu gì của việc lừa đảo hay không… Ngân Hàng có quyền ngừng giải ngân và thu hồi vốn trước hạn đối với những trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng. Bước năm là: Thu hồi gốc và lãi khi khoản tín dụng đến hạn trả: Ngân Hàng tiến hành thu cả gốc và lãi của khách hàng khi khoản vay đáo hạn. Trường hợp khi đến hạn khách hàng không có khả năng trả nợ Ngân Hàng sẽ ra thêm hạn nợ (nếu khách hàng yêu cầu), nếu hết thời hạn mà khách hàng vẫn chưa có khả năng trả nợ thì Ngân Hàng sẽ thanh lý tài sản bảo đảm thu hồi lại vốn và tiếp tục quay vòng tín dụng. 1.2- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 1.2.1- KINH TẾ TƯ NHÂN LÀ GÌ? - Khái niệm : kinh tế tư nhân là toàn bộ các cá nhân, đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Về cơ bản bất kỳ ngành nghề kinh tế nào không thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu tập thể đều thuộc kinh tế tư nhân. Nhìn chung kinh tế tư nhân có nội dung rất rộng cả về ngành nghề lẫn loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Kinh tế tư nhân hoạt đông trên nhiều lĩnh vực: từ công nghiệp,nông nghiệp đến dịch vụ...dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau có thể là doanh nghiệp hoặc hộ gia đình. Chúng ta đang chứng kiến một thời đại các rào cản đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ dần bị dỡ bỏ, nền kinh tế thị trường mở đang tạo điều kiện dễ dàng cho kinh tế tư nhân lớn mạnh không ngừng. Trong quá trình phát triển, kinh tế tư nhân đã tồn tại dưới nhiều dạng như kinh tế cá thể, Công ty và ngày nay là những Công ty đa quốc gia. Sự lớn mạnh của các Công ty đa quốc gia trong những năm cuối của thế kỷ XX cho thấy kinh tế tư nhân đã có sự phát triển vượt bậc với những thay đổi về chất. Các Công ty đa quốc gia chính là biểu hiện của kinh tế tư nhân được quốc tế hóa, nó trở thành lực lượng hùng mạnh nhất của kinh tế tư nhân. Trong nền kinh tế thị trường mở, quốc gia nào có nền kinh tế tư nhân tham gia nhiều nhất, đầy đủ nhất và sâu sắc nhất vào nền kinh tế toàn cầu thì quốc gia đó sẽ càng có ưu thế trong cạnh tranh. Dựa trên bối cảnh và xu thế phát triển này, mỗi quốc gia cần phải có chính sách phát triển kinh tế tư nhân thích hợp của mình, trong đó, phải đặc biệt chú ý đến sự hợp tác của kinh tế tư nhân trong nước với các công ty đa quốc gia cũng như trực tiếp tham gia vào các công ty đa quốc gia. kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế tự nhiên của quá trình phát triển xã hội, tồn tại và phát triển ngoài ý muốn chủ quan của những nhà chính trị, cho dù họ đại diện cho bất kỳ lực lượng xã hội nào, hoặc nhân danh ai, hoặc với mục đích nhân đạo hay cao cả đến đâu chăng nữa. Chừng nào con người còn cần đến kinh tế tư nhân như là một phương tiện hữu hiệu để xây dựng và kiến tạo cuộc sống của mình và đồng loại, thì kinh tế tư nhân còn tồn tại như một hành trang của con người trong tiến trình đi tới tương lai. 1.2.2- CÁC LOẠI HÌNH KINH TẾ TƯ NHÂN. Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Hộ gia đình: Mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó. Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó. Đại diện của hộ gia đình là người được các thành viên trong hộ gia đình đủ 18 tuổi trở lên uỷ quyền để ký và thực hiện các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và các giấy tờ có liên quan khác với ngân hàng cho vay và cam kết cùng chủ hộ thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Cá nhân: Là một cá thể có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. 1.2.3-NGUỒN VỐN VÀ CÁC KÊNH HUY ĐỘNG VỐN CHỦ YẾU CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN Khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, đã đánh dấu vai trò to lớn của khu vực kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân nói chung và những doanh nghiệp tư nhân nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn khi muốn phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong đó khó khăn nhất là về vốn. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, đã đóng góp tới 60% giá trị của GDP và tạo ra hàng triệu việc làm chỉ trong vài năm. Các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ sẽ có vai trò chủ đạo cho nền kinh tế trong tương lai của Việt Nam. Nhưng việc thiếu vốn trong dài hạn đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp này. Sau đây ta nghiên cứu các kênh huy động vốn chủ yếu của kinh tế tư nhân: Vốn chủ sở hữu (vốn tự có): Theo định nghĩa thì : Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của Doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản trừ(-) Nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán gồm vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản Như ta đã biết thì vốn chủ sở hữu bao gồm vốn tự có ban đầu và vốn bổ xung thêm trong quá trình hoạt động, kinh doanh. Vốn tự có ban đầu của kinh tế tư nhân được hình thành từ phần vốn góp của các chủ sở hữu và các nhà đầu tư tham gia góp vốn. Trong quá trình hoạt động, kinh doanh các đơn vị kinh tế tư nhân muốn tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu thì họ giữ lại một phần lợi nhuận không chia hoặc trích từ các qũy bổ sung vào ngồn vốn chủ của mình, việc tự bổ sung vốn chủ sở hữu bằng nguồn vốn nội bộ của mình là một cách thức rất an toàn và giảm đáng kể chi phí, đồng thời chủ động được vốn không phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Ngoài ra các đơn vị kinh tế tư nhân còn có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu (nếu được phép) thông qua thị trường chứng khoán, kêu gọi sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vốn đi vay (vốn nợ): Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, để có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh tế tư nhân còn huy động vốn bằng cách vay của Nhà nước thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển hay nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam, vay NHTM Nhà nước, vay các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, kể cả vay hoặc chiếm dụng vốn của các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động; huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu qua thị trường chứng khoán (TTCK), thuê tài chính… Về phía Nhà nước cũng đã thành lập “Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa” vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên các đơn vị kinh tế tư nhân ở việt nam hiện nay chưa phát triển, phần lớn các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ khả năng tiếp cận vốn từ phía ngân hàng gặp nhiều khó khăn do không đủ tài sản thế chấp._., sổ sách, báo cáo tài chính chưa rõ ràng, minh bạch; năng lực quản lý, xây dựng chiến lược và lập phương án kinh doanh có tính khả thi còn thấp; uy tín thương hiệu chưa cao; chưa quan tâm sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp luật vay vốn hoặc dịch vụ thuê tài chính mà chủ yếu tự làm nên việc nắm bắt quy trình và thực hiện các thủ tục còn thiếu, không chính xác và chưa đầy đủ; một bộ phận doanh nghiệp tư nhân lừa đảo làm mất niềm tin của ngân hàng. Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường nên hệ thống chính sách, pháp luật có nhiều thay đổi, chưa ổn định và đầy đủ… cũng khiến cho các đơn vị kinh tế tư nhân khó khăn trong việc huy động vốn.   Theo Bộ Tài chính, mức độ tiếp cận thành công các nguồn vốn Nhà nước của các DNTN là không cao. Chỉ có 48,6% có khả năng, 30,43% khó, và 20% số DNTN không tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng Nhà nước. Trong cơ cấu các khoản vay tín dụng của DNTN, khoản vay ngắn hạn chiếm đa số, những khoản vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh lớn có thời gian dài thì DNTN hầu như chưa tiếp cận được. Huy động vốn qua kênh TTCK chưa được là bao vì rất ít DNTN đáp ứng đủ các điều kiện khắt khe của luật chứng khoán nhà nước. Theo tin mới nhất thì sau năm 2010 thì kinh tế tư nhân sẽ có thêm nguồn vốn mới đó là nguồn vốn ODA từ nước ngoài: Đây là một nội dung quan trọng của Đề án "định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010", vừa được ban hành kèm theo Quyết định số 290/2006 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ dự báo, tổng vốn ODA được ký kết thời kỳ 2006 - 2010 sẽ đạt khoảng từ 20,35 - 23,75 tỷ USD. Chính phủ xác định đây là giai đoạn cần triển khai công tác nghiên cứu việc sử dụng các khoản vay mới có điều kiện kém ưu đãi hơn như: điều chỉnh hướng sử dụng vốn ODA, tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực ưu tiên có khả năng thu hồi vốn nhanh và bảo đảm trả nợ vốn vay một cách bền vững. Đặc biệt, sẽ mở rộng các đối tượng thụ hưởng ODA, kể cả các thành phần kinh tế tư nhân. 1.3 -MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1- NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TAỊ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. Tốc độ tăng dư nợ: Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá tình hình hoạt động của một ngân hàng thương mại. Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu dư nợ và khả năng quản lý dư nợ của ngân hàng. Tốc độ dư nợ tăng hàng năm cũng có nghĩa là ngân hàng đã và đang mở rộng cho vay trên thị trường. Trong đó không thể không kể tới kinh tế tư nhân, loại hình này ngày càng được các ngân hàng để ý và hướng tới, dư nợ kinh tế tư nhân kỳ này so với kỳ trước tăng cho biết tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với kinh tế tư nhân theo thời gian. Với tốc độ phát triển như hiên nay thì loại hình kinh tế tư nhân sẽ trở thành những nguồn cho vay chủ đạo của các ngân hàng thương mại. Dư nợ cho vay kinh tế tư nhân/tổng dư nơ: Đây là một chỉ tiêu phản ánh một cách chi tiết tình hình cho vay đối với loại hình kinh tế tư nhân trong tổng doanh số cho vay đối với nền kinh tế. Dư nợ cho vay kinh tế tư nhân / tổng dư nợ tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng đang mở rộng cho vay, hay đang tăng tỷ trọng cho vay đối với kinh tế tư nhân. Nợ quá hạn cho vay kinh tế tư nhân/tổng dư nợ kinh tế tư nhân: Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đối với việc cho vay loại hình kinh tế tư nhân, việc mở rộng cho vay kinh tế tư nhân tại các ngân hàng đang là vấn đề cần bàn bởi lẽ loại hình kinh tế tư nhân ở việt nam hiện nay chưa thực sự phát triển, việc cho vay còn gặp rất nhiều khó khăn như: việc bảo đảm khoản vay, khả năng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế…Vấn đề giảm nợ quá hạn một cách triệt để thì ngân hàng mới có cơ sở, và niềm tin để mở rộng cho vay đối với loại hình này. Số lượng khách hàng vay: Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh quy mô của việc mở rộng cho vay. Mở rộng cho vay không chỉ phản ánh ở tiêu chí tăng dư nợ cho vay mà còn phản ánh ở mức độ lượng khách hàng đến vay qua các thời kỳ. Doanh số cho vay kinh tế tư nhân/số lượt vay: Đây là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tín dụng mà ngân hàng quyết định cho vay trên mỗi lượt vay hay là doanh số cho vay trung bình qua các lần vay. Nếu tỷ lên này càng lớn cũng có nghĩa là doanh số cho vay trung bình tăng, đồng nghĩa với việc ngân hàng đang mở rộng quy mô cho vay đối với loại hình kinh tế tư nhân. 1.3.2-NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG CHO VAY ĐÔÍ VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nhân tố thuộc về phía ngân hàng thương mại: Quy trình cho vay: Với các ngân hàng thương mại quy trình cho vay là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo tính an toàn tín dụng trong quá trình cho vay. Quy trình tín dụng bao gồm các bước do ngân hàng đặt ra buộc các chi nhánh của mình phải thực hiện nhằm hạn chế rủi ro.Một ngân hàng có quy trình cho vay đơn giản, gọn nhẹ sẽ thu hút được nhiều khách hàng, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng cho vay đối với nền kinh tế nói chung và đối với kinh tế tư nhân nói riêng. Chính sách tín dụng: Đây là một yếu tố rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc cho vay, đến khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng. Chính sách tín dụng bao gồm các điều kiện về cho vay như: tài sản bảo đảm, lãi suất, phương thức cho vay, thời hạn tín dụng… Đây là yếu tố nhạy cảm, một ngân hàng có chính sách tín dụng hợp lý, lãi suất linh hoạt, các gói dịch vụ đa dạng chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng của mọi thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân. Chính sách khách hàng: Hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng về phía mình thể hiện rất rõ trong các cuộc chạy đua lãi suất, các chính sách tín dụng, các chương trình khuyến mại…một ngân hàng muốn thành công ngoài việc cung cấp dịch vụ đa dạng, hợp lý còn phải có chính sách khách hàng thực sự tốt, một chính sách khách hàng công bằng không phân biệt loại hình kinh tế nhà nước hay tư nhân sẽ tạo điều kiện tích cực cho việc thu hút và đa dạng hoá khách hàng, mở rộng cho vay đối với tất cả các loại hình kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân. Tình hình huy động vốn của ngân hàng: Khối lượng vốn trong ngân hàng càng nhiều thì ngân hàng càng có thể chủ động đa dạng hoá hình thức kinh doanh của mình, giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng nhiều vốn cũng có nghĩa là việc mở rộng cho vay trong nền kinh tế nói chung và đối với kinh tế tư nhân nói riêng trở nên đơn giản hơn. Nhân tố thuộc về phía kinh tế tư nhân: Tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay: Mọi khách hàng doanh nghiệp hay cá nhân muốn vay vốn đều phải trình ngân hàng phương án sử dụng vốn của mình, nếu phương án sử dụng vốn thực sự hiệu quả thì việc tiếp cận vốn của ngân hàng trở nên rất đơn giản Độ uy tín của khách hàng đối với ngân hàng: Mọi ngân hàng đều tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, trong đó khách hàng truyền thống của ngân hàng có phần ưu ái hơn rất nhiều. Một khách hàng đã có uy tín với ngân hàng thì việc vay vốn trở nên đơn giản.Tuy nhiên hiện nay còn tồn tại một bộ phận khách hàng hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân lợi dụng việc vay vốn ngân hàng sử dụng sai mục đích, làm ăn phi pháp, trây ì trả nợ làm mất lòng tin từ ngân hàng nên việc mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân gặp nhiều khó khăn. Một số nhân tố khác: - Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước: Mọi hoạt động của ngân hàng đều phải tuân theo luật ngân hàng thông qua chủ trương chính sách của nhà nước. Một cơ chế, chính sách thông thoáng sẽ tạo điều kiện rất lớn trong hoạt động của ngân hàng. Nếu chính phủ có những chính sách khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân thì việc mở rộng cho vay kinh tế tư nhân của các ngân hàng thương mại trở nên dễ dàng hơn. - Môi trường kinh tế-chính trị: Một nước mà có nền kinh tế phát triển, môi trường chính trị ổn định, các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đa dạng hoá loại hình kinh doanh, khi đó nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng, sẽ trở thành những khách hàng lớn của ngân hàng. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả khuyến khích ngân hàng mở rộng cho vay, tăng nguồn thu cho ngân hàng, tạo đà cho ngân hàng ngày càng phát triển. Chương 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TAỊ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY. 2.1-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HOÁ 2.1.1-LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HÓA Sự hình thành: Thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ 3 của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa VI và nghị định số 53 HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN, hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp. Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng và các chức năng ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Đây là mốc son lịch sử của hệ thống ngân hàng được tách bạch rõ rang giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh. Đánh dấu sự ra đời của các NHTM với sự vươn lên và phát triển mạnh mẽ góp phần xứng đáng vào quá trình hội nhập và công cuộc đổi mới đất nước. Trong xu thế thời đại đó ngày 1/7/1988 Ngân Hàng Công Thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động. Hai tháng sau ngày 1/9/1988 chi nhánh NHCT Tỉnh Thanh Hóa cũng được thành lập trên cơ sở NHNN thị xã Thanh Hóa cùng các phòng tín dụng công nghiệp, tín dụng thương nghiệp của NHNN tỉnh để hợp thành chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hóa, đơn vị thành viên của NHCT VN. Cùng thời gian đó các chi nhánh NHNN thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn chuyển thành chi nhánh NHCT cấp II thuộc chi nhánh NHCT Thanh Hóa. Cùng với quá trình đổi mới đất nước và toàn ngành, từ ngày thành lập đến nay NHCT TH luôn khẳng định được vai trò vị trí của một đơn vị đi tiên phong trong công cuộc đổi mới, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà. Những giai đoạn phát triển: Quá trình hình thành và tổ chức bộ máy hoạt động NHCT VN nói chung và chi nhánh NHCT Thanh Hóa nói riêng có thể chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ ngày thành lập đến hết năm 1990. Hệ thống NHCT VN có 32 chi nhánh tỉnh thành phố với 63 đơn vị trực thuộc được tổ chức theo cơ chế NHCT TW chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý chỉ đạo như một liên hiệp xí nghiệp đặc biệt các chi nhánh thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập. Giai đoạn này chi nhánh NHCT TH có 2 chi nhánh trực thuộc là chi nhánh NHCT Bỉm Sơn và Sầm Sơn, chi nhánh tỉnh có 6 phòng ban, chưa có phòng giao dịch. Nguồn vốn huy động khi mới thành lập (1988) là 13.400 triệu đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế là 10.326 triệu đồng, chưa có cho vay ngoại tệ và huy động tiết kiệm ngoại tệ, các sản phẩm dịch vụ còn đơn giản, tin học chưa được áp dụng, tổng số cán bộ công nhân viên có 325 người. Giai đoạn 2: Từ tháng 1 năm 1991 đến năm 1995. Là giai đoạn hệ thống NHCT VN được thành lập theo Quyết Định 420-CT ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng, từ đây hệ thống NH chuyên doanh đã thực sự trở thành NHTM hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực từ tháng 10/1990. NHCT VN là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Đây cũng là giai đoạn bung ra nền kinh tế nhiều thành phần, là giai đoạn mà hệ thống NHCT mở rộng cho vay đối mặt trực tiếp với nền kinh tế thị trường nên chứa đựng mất an toàn và khủng hoảng. Chi nhánh NHCT TH cũng bắt đầu mở rộng hàng loạt các phòng giao dịch được thành lập mới như NHCT Bỉm Sơn phát triển thêm 3 phòng giao dịch, hội sở NHCT tỉnh, 7 phòng giao dịch, 3 chi nhánh NHCT Sầm Sơn, 1 phòng giao dịch. Đến hết năm 1995 chi nhánh NHCT TH có nguồn vốn huy động đạt 190.42 triệu đồng trong đó ngoại tệ quy ra VNĐ đạt 18.030 triệu đồng, đầu tư tín dụng đạt 262.976 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước đạt 127.592 triệu đồng, dư nợ cho vay ngoài quốc doanh đạt 135.384 triệu đồng. Kết quả kinh doanh có lãi 10.053 triệu đồng, là năm đỉnh cao của chi nhánh NHCT Thanh Hóa. Song thời điểm này cũng đã bắt đầu bộc lộ những tồn tại, yếu kém như: Hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch thấp, đội ngũ cán bộ công nhân viên không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng tín dụng bộc lộ nhiều tồn tại, nợ quá hạn bắt đầu tăng cao. Giai đoạn 3: Từ năm 1996 đến nay. Theo ủy quyền của thủ tướng chính phủ, Thống đốc NHNN VN đã ký quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 thành lập NHCT VN theo mô hình tổng công ty nhà nước. Quy định tại quyết định số 90/TTG ngày 7/3/1994 của thủ tướng chính phủ, theo mô hình này NHCT VN được quản lý bởi HĐQT, điều hành bởi tổng giám đốc có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc ( các chi nhánh cấp I, cấp II) có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Đối với chi nhánh NHCT TH hai năm đàu của thời kì này là giai đoạn bộc lộ rõ nét nhất những khó khăn và tồn tại: - Nguồn vốn có tăng nhưng rất thấp, đến cuối năm 1997 là 296.403 triệu đồng - Dư nợ giảm dần cuối năm 1997 chỉ còn 182.428 triệu đồng - Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm đến 24% (Chưa kể các khoản nợ đã được khoanh, các khoản nợ trong hạn biết sẽ quá hạn nhưng vì cho vay trung và dài hạn nên chưa đến hạn trả) - Kết quả kinh doanh năm 1997 chuyển sang lỗ là 539 triệu - Trong những năm 1996-1997 cũng là giai đoạn chuyển giao cán bộ lãnh đạo ở chi nhánh tỉnh và cả các chi nhánh cấp II. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có mặt từ ngày đầu thành lập nay phần đông đã đến tuổi nghỉ chế độ, tuy đã có sự chuẩn bị trước cho đội ngũ cán bộ của thời kỳ sau đó, nhưng vẫn bị hụt hẫng do lớp cán bộ lãnh đạo có uy tín, giàu kinh nghiệm là những trụ cột của toàn chi nhánh lần lượt nghỉ hưu giữa lúc chi nhánh đang rơi vào thời kì khó khăn nhất. Từ những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua ấy, trách nhiệm, bản lĩnh của đội ngũ lãnh đạo mới và tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh lại được thể hiện, tạo ra toàn chi nhánh một sức sống mới và nhanh chóng vượt qua khó khăn. Tù năm 1998, với các biện pháp chấn chỉnh lại hoạt động trong toàn chi nhánh một cách mạnh mẽ, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động của toàn chi nhánh đã từng bước lấy lại vị thế. Đầu tư tín dụng đã bắt đầu tăng trưởng trở lại và đến cuối năm 2002 tổng dư nợ đạt 846.185 triệu đồng. Huy động vốn đến ngày 31/12/2002 đạt 841 tỷ đồng. Nợ quá hạn ở mức 2 % lợi nhuận đạt 11.508 triệu đồng là năm có kết quả kinh doanh cao nhất từ trước đến nay. Năm 2003 kỷ niệm 15 năm thành lập, chi nhánh NHCT TH chắc chắn sẽ đứng vào câu lạc bộ 1000 tỷ đồng cả dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động. 2.1.2-NHỮNG HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CUẢ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HOÁ TRONG NĂM 2007. 2.1.2.1- Tình hình chung: Tình hình kinh tế: Năm 2007 là năm thứ 2 thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ XI và sau một năm thực hiện các cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO .Nền kinh té việt nam vận hành với một tốc độ mới.Chỉ số GDP tăng trưởng 8,48% cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.Sự tin tưởng và kỳ vọng của các nhhà đầu tư nước ngoài vào kinh tế việt nam ngày càng lớn biểu hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nguồn vốn đầu tư,riêng FDI đăng ký đạt 20,3 tỷ USD,các nguồn ngoại tệ đổ vào trong nước năm 2007 trên 15 tỷ USD. Nhiều dự án lớn công nghệ cao đã được ký kết là cơ hội cho quá trình tăng tốc công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước trong những năm tiếp theo. Bên cạnh những kết quả đã đạt được năm 2007 cũng bộc lộ nhiều khó khăn như thiên tai lũ lụt lớn ở nhiều nơi làm giảm 0,7% tốc độ tăng trưởng GDP,nhập siêu tăng mạnh bằng 25% kim ngạch xuất khẩu,lạm phát lên đến 12,63%. Những khó khăn trên đã tác động sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.Tuy thế nhưng năm 2007 tiếp tục là năm có nhiều thành công trong điều hành kinh tế đất nước.Tốc độ GDP đạt 8,44% cao nhất trong 11 năm qua. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam tăng mạnh. Các dòng ngoại tệ đổ vào việt nam năm 2007 đều tăng như kiều hối trên 5 tỷ USD, du lịch 4,6 tỷ USD, giải ngân FDI 2,2 tỷ USD, vốn vay ODA 1,8 tỷ USD,cổ phiếu và trái phiếu 2,5 tỷ USD đây cũng là nguyên nhân chính gây ra lạm phát trong thời gian qua. Trong năm 2007, Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng,linh hoạt nhằm ổn định tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hai động thái: Giữ nguyên mức lãi suất chủ đạo đã công bố từ tháng 12/2006 là lãi suất cơ bản 8,25% /năm, lãi suất tái cấp vốn 6,6%/năm,lãi suất chiết khấu 4,5%/năm, mặt khác ngân hàng nhà nước tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đối với tiền gửi(nội tệ và ngoại tệ) của hầu hết các ngân hàng thương mại, thu hút tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở, nới lỏng biên độ mua bán ngoại tệ cho các NHTM. Tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Về mạng lưới: 1 chi nhánh ngân hàng nhà nước. 7 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước với 89 chi nhánh cấp huyện và liên xã,phòng giao dịch,điểm giao dịch. 4 NHTNCP với 3 phòng giao dịch 1 NHCSXH vói 26 phòng giao dịch 1 Ngân hàng phát triển 1 Chi nhánh quỹ tín dụng nhân dân trung ương và 43 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1 Chi nhánh của công ty kiều hối Đông á Về tình hình hoạt động năm 2007: Đến 31/12/2007 nguồn vốn huy động tại chỗ đạt: 8.550 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2006, trong đó tiền gửi TCKT chiếm 20,8%, tiền gửi dân cư chiếm 79,2%. Tiền gửi VND chiếm 84%,tiền gửi ngoại tệ chiếm 14% (Trong đó NHCT Thanh hoá 1.054 tỷ đồng chiếm thị phần 12,4%) Đến ngày 31/12/2007 tổng dư nợ trên toàn địa bàn: 11.850 tỷ đồng tăng 2.703 tỷ đồng, tốc độ tăng 29,6%. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn 48%, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm 5,15%, nợ xấu chiếm 1,24%. Trên địa bàn có 23 máy rút tiền tự động , tăng 12 máy so với năm 2006, với 46000 thẻ tăng 29000 thẻ. NHCT Thanh hoá có trên 15000 thẻ chiếm 1/3 thị phần thẻ trên địa bàn. Chi trả kiều hối đạt 56 triệu USD (năm 2006 chỉ đạt 38 triệu USD) trong đó NHCT Thanh hoá là 7 triệu USD. 2.1.2.2-Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thanh Hóa trong năm 2007 vừa qua. Hoạt động huy động vốn: - Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế (đối với tư nhân chỉ cần chứng minh thư nhân dân) - Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ - Phát hành kỳ phiếu có mục đích - Dịch vụ tiết kiệm điện tử Tổng nguồn vốn của chi nhánh đến ngày 31/12/2007 là 1.054.204 triệu đồng, đạt 83,7% so với kế hoạch năm,nguồn vốn cuối kỳ chỉ tăng trưởng 1%so cuối kỳ năm 2006.Số dư bình quân năm 2007 đạt 1.050.368 triệu đồng,tốc độ ăng trưởng nguồn vốn bình quân trong năm tăng 14,8% so với bình quân năm 2006.Quý 4 năm 2007 nguồn vốn tiền gửi dân cư giảm mạnh,nhất là tiền gửi ngoại tệ do tỷ giá ngoại tệ giảm so với đầu năm,giá cả tiêu dùng lại tăng nhanh, nhất là giá vàng tăng đến 30%so với đầu năm nên những người có tiền tiết kiệm có xu hướng chuyển sang dự chữ vàng thay vì gửi tiền vào tiết kiệm. Trong năm 2007 có hai đơn vị giảm nguồn vốn so với đầu năm là phòng khách hàng cá nhân (KHCN) và phòng khách hàng doanh nghiệp (KHDN) còn lại tất cả các đơn vị khác được giao kế hoạch huy động vốn đến cuối kỳ đều tăng từ 21% đến 39% so với đầu kỳ. Các đơn vị có nguồn vốn giảm chủ yếu đều do thiếu biện pháp tích cực trong khai thác nguồn vốn, chỉ trrông chờ vào sự tăng trưởng tự nhiên. Cơ cấu nguồn vốn: Phân theo loại tiền tệ: - Tiền gửi VND đạt 721.329 triệu đồng,so với đầu năm tăng 49.619 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 7,4%, chiếm 68,4% trong tổng nguồn vốn. - Tiền gửi ngoại tệ quy VND dật 332.875 triệu đồng, so với đầu năm giảm 39.784 triệu đồng, tỷ lệ giảm 10,7% chiếm 31,6% trong tổng nguồn vốn. Phân theo hình thức huy động. - Tiền gửi doanh nghiệp đạt 258.638 triệu đồng:tăng 16388 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 6,8%:chiếm tỷ trọng 24,5% trong tổng nguồn vốn. - Tiền gửi tiết kiệm: đạt 706.010 triệu đồng: tăng 64.671 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 10,1%:chiếm tỷ trọng 67% trong tổng nguồn vốn. - Phát hành công cụ nợ: 89.555 triệu đồng giảm 71.255 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ giảm 44,3% chiếm tỷ trọng 8,5% trong tổng nguồn vốn. Phân loại theo kỳ hạn: - Tiền gửi không kỳ hạn: 122.569 triệu đồng:chiếm tỷ lệ 11,6% trong tổng nguồn. - Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 405.143 triệu đồng:chiếm tỷ lệ 38,4% trong tổng nguồn. - Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 506.647 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 48,1% trong tổng nguồn. - Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên: 19.845 triệu đồng:chiếm tỷ lệ 1,9% trong tổng nguồn. Trong năm 2007 chi nhánh đã thực hiện hai đợt phát hành kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi dài hạn, kết quả đều vượt so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng nguồn vốn VND, đồng thời giảm tương ứng với nguồn ngoại tệ. Cơ cấu nguồn vốn phân theo hình thức huy động thay đổi tăng nguồn tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm. Nhưng đặc biệt giảm nguồn công cụ nợ, mặc dù trong năm chúng ta đã thực hiện hai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, huy động kỳ phiếu, nhưng do thanh toán kỳ phiếu đến hạn nên đã làm giảm nguồn này cả số tuyệt đối và tương đối. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn từ trước tới nay nguồn vốn đều cao hơn so với sử dụng vốn, nhưng đến cuối năm 2007 đã đảo ngược nguồn vốn thấp hơn sử dụng vốn. Nguyên nhân là trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay. Mặc dù chi nhánh đã có rất nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn như: Việc chỉ đạo, điều hành luôn đặt công tác nguồn vốn lên hàng đầu, liên tục điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với các ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn, tăng lãi suất huy động tiền gửi tổ chức kinh tế, tăng cường khuyến mại, tiếp thị, tặng quà cho khách hàng nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Kết quả huy động vốn tại ngân hàng trong thời gian qua thống kê ở bảng sau: Bảng 1: Kết quả huy động vốn đến 31/12/2007 của các phòng như sau: Đơn vị :Triệu đồng Đơn vị KH năm 2007 Số dư 31/12/ 2006 Số dư 31/12/ 2007 số dư BQ 2007 %so với thực hiện KH +- so với đầu năm CK BQ CK Bq số tiền tỷ lệ% Toàn chi nhánh 1205000 1048600 1044369 1054204 1050368 87,6 100,2 9835 0,94 Phòng KHCN 790000 730000 680553 641207 679838 81,2 93,1 -393 46 -5,8 Phòng KHDN 185000 120000 172398 162416 120638 87,8 100,5 -998 2 -5,8 Phòng kế toán 76000 65000 59689 83309 98096 109,6 150,9 23620 39,6 Phòng GD số 1 41000 35000 34828 45041 40544 109,9 115,8 10213 29,0 Phòng GD số 2 40000 34600 33899 41027 40204 102,6 116,2 7128 21,0 Phòng GD số 3 50000 44000 43517 54942 47595 109,9 108,2 11425 26,3 Phòng GD số 6 23000 20000 19485 26262 23438 114,2 117,2 6777 34,8 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) Hoạt động Tín dụng và bảo lãnh: Hoạt động cho vay: Với nhiều hình thức linh hoạt, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng. - Cho vay vốn ngắn hạn,trung và dài hạn để các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống - Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn. - Thực hiện chương trình cho vay vốn ưu đãi theo chỉ định của chính phủ và NHCT Việt nam. Dư nơ cho vay nền kinh tế toàn chi nhánh đến ngày 31/12/2007 đạt 1.149.743 triệu đồng: tăng 294.796 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng 34,5%(tốc độ tăng trưởng của toàn hệ thống là 28%). So với kế hoạch NHCT Việt nam giao đạt 109,5%. Số dư bình quân cả năm là 904235 triệu đồng, tăng trưởng so với năm 2006 là 17,4%. Tốc độ của tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế khá cao nhưng không đều đặn trong năm, dư nợ giảm ngay từ những tháng đầu năm và chi tăng mạnh trong khoảng hai tháng cuối năm, do đó dẫn đến dư nợ bình quân có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cuối kỳ. Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế: Phân theo loại tiền tệ: + Cho vay bằng VND đạt 1000.183 triệu đồng, so với đầu năm tăng 265.835 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 36,2% chiếm tỷ trọng 87% tổng dư nợ. + Cho vay ngoại tệ quy VND đạt 149.560 triệu đồng, so với đầu năm tăng 28.961 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13% tổng dư nợ. Phân theo thời hạn vay: + Cho vay ngắn hạn đạt 752.797 triệu đồng, tăng 88484 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 13,3% chiếm tỷ trọng 65,5% trong tổng dư nợ. + Cho vay trung và dài hạn đạt 317.425 triệu đồng: tăng 162.503 triệu đồng so với đầu năm tỷ lệ tăng là 104,9%; chiếm tỷ trọng 27,6% trong tổng dư nợ. + Cho vay tài trợ uỷ thác và cho vay khác đạt 79.521 triệu đồng. tăng 43.809 triệu đồng so với đầu năm. Tỷ lệ tăng 122,7%, chiếm tỷ trọng 6,9% trong tổng dư nợ - Tỷ lệ cho vay không có TSBĐ:7,0% ( KH NHCT_VN giao 8,0%) - Tỷ lệ cho vay DNNN: 0,4% (KH NHCT_VN giao 1%) Bảng 2:Tình hình cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng CôngTthương Thanh Hóa: Đơn vị KH năm 2007 Số dư 31/12/ 06 Số dư 31/12/ 07 số dư BQ 12 tháng %so với thựchiện KH +- so với đầu năm CK BQ CK Bq số tiền tỷ lệ% Toàn chi nhánh 1200600 993000 854947 1149743 904235 95,8 91,1 294796 34,5 Phòng KHDN 819500 655000 514375 734576 547976 89,6 83,7 220202 42,8 Phòng KHCN 66000 62000 54238 72368 57643 109,6 93 18129 33,4 Phòng GD số 1 77000 66000 67592 80340 69212 104,3 104,9 12748 18,9 Phòng GD số 2 74800 68000 65608 82156 70816 109,8 104,1 16548 25,2 Phòng GD số 3 94800 82000 84675 99183 83549 104,6 101,9 14508 17,1 Phòng GD số 6 68500 60000 68576 81121 75039 118,4 125,1 12545 18,3 Đơn vị :Triệu đồng ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) Hoạt động bảo lãnh: Bảo lãnh trong và ngoài nước: Bảo lãnh mua hàng trả chậm, tham gia đấu thầu,thực hiện hợp đồng, vay vốn, bảo lãnh tiền ứng trước.... Trong năm 2007, toàn chi nhánh thực hiện được 131 món bảo lãnh, số tiền là 35.830 triệu đồng, tăng so với năm trước 51 món, số tiền 26.664 triệu đồng. Hoạt động bảo lãnh trong năm 2007 đã có sự tăng trưởng so với năm 2006, tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng phát triển, vẫn còn phụ thuộc vào khách quan chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Tình hình nợ quá hạn và phân loại nợ: Bảng 3: Nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa: Đơn vị :Triệu đồng Đơn vị Số dư 31/12/06 Số dư 31/12/06 tỷ lệ so với TDN(%) +-so với đầu năm +- so với đầu năm (%) Nợ quá hạn bq năm Tỷ lệ so với dư nợ BQ (%) TOÀN CHI NHÁNH 4589 7943 0,69 +3354 +73,1 40903 4,18 phòng KHDN 464 3091 0,42 2627 -566,2 23463 3,77 phòng KHCN 1046 725 1,00 -321 -30,7 2566 4,45 phòng GD số 1 712 1206 1,50 494 69,4 2117 3,05 phòng GD số 2 1321 990 1,21 -331 -25,1 3022 4,3 phòng GD số 3 884 552 0,56 -332 -37,6 3263 3,93 phòng GD số 6 162 1379 1,70 1217 751,2 6471 8,5 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) * Tình hình phân loại nợ của toàn chi nhánh theo QĐ 493 của NHNN và CV 234 của NHNN như sau: - Nợ nhóm 1: 1.128.882 trđ: tỷ lệ 98,19%/tổng dư nợ - Nợ nhóm 2: 14.419 trđ: tỷ lệ 1,25%/tổng dư nợ, giảm 781 trđ so với KH - Nơ xấu: 6.442 trđ: tỷ lệ 0,56%/tổng dư nợ, tăng 3699 trđ so với kế hoạch Trong đó: 337 trđ: tỷ lệ 0,03%/ tổng dư nợ N4: 921 trd:tỷ lệ 0,08%/ tổng dư nợ N5: 5184 trđ: tỷ lệ 0,45%/ tổng dư nợ Bảng 4: Kết quả phân loại nợ của các đơn vị: Đơn vị: Nghìn đồng ĐƠN VỊ NỢ NHÓM 1 NỢ NHÓM 2 NỢ XẤU Số tiền % TDN Số tiền % TDN Số tiền %TDN Toàn chi nhánh 1128812 98,18 14419 1,25 6442 0,57 Phòng KHDN 718812 97,85 11972 1,63 3792 0,52 phòng KHCN 71643,5 99 68 0,09 655,5 0,91 phòng GD số 1 78853 98,49 503 0,63 704 0,88 phòng GD số 2 80950 98,50 586 0,71 650 0,79 phòng GD số 3 98881,5 99,45 90 0.09 461,5 0,46 phòng GD số 6 79742 98,30 1200 1,48 179 0,22 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH ) Chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh trong nănm 2007 có xu hướng giảm đi nợ quá hạn tăng so với đầu năm. Đánh giá chất lượng theo phân loại nợ thì nợ nhóm 2 là 14419 trđ chiếm tỷ lệ 1,25% trong tổng dư nợ (toàn hệ thống 1,2%) so với đầu năm giảm 1,25%.Nợ xấu nhóm 3,4,5 chiếm 0,56% tổng dư nợ. So với đầu năm tăng 0,26% và thấp hơn so với toàn hệ thống là 0,46% Chất lượng tín dụng của chi nhánh tuy vẫn nằm trong sự kiêm soát của chi nhánh và sự quản lý của các phòng nhưng nợ xấu vẫn có chiều hướng gia tăng do một số doanh nghiệp được cơ cấu lại thời hạn trả nợ không thực hiện đúng theo kế hoạch trả nợ nên phải đưa lên nhóm nợ cao hơn. Kết quả thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro, nợ được chính phủ xử lý. Kết quả thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro bằng nguồn vốn NHCT đạt 188,7% so với kế hoạch NHCT VN giao. Thu nợ ngoại bằng nguồn vốn chính phủ là 55,8 trđ đạt 29,5% so với kế hoạch. Bảng 5: Kết quả thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro,nợ được chính phủ xử lý. Đơnvị:Nghìn đồng ĐƠN VỊ Kế hoạch năm Thực hiện 2007 % thực hiện KH Thu nợ XLRR Thu nợ C.Phủ Thu nợ XLRR Thu nợ C.Phủ Thu nợ XLRR Thu nợ C.Phủ Toàn chi nhánh 6200000 1000000 2877000 55800 40 5,4 phòng KHDN 3500000 1000000 2174000 50000 48,3 5,0 phòng KHCN 800000 88000 11 phòng GD số 1 800000 303000 37,9 phòng GD số 2 350000 136000 38,9 phòng GD số 3 350000 22000 5800 7,4 phòng GD số 6 400000 155000 38,8 Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH Dịch vụ ngân hàng quốc tế: Thanh toán quốc tế - Thư tín dụng (L/C): phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận, thông báo, chiết khấu, thanh toán L/C - Nhờ thu (collection): Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A) - Chuyển tiền bằng điện (TTR) Trong năm 2007 NHCT Thanh hoá thực hiện thanh toán nhập khẩu 72 món trị giá 3.372 ngàn USD,trong đó bằng phương thức L/C 48 món trị giá 2954 nghìn USD, nhờ thu 24 món trị giá 418 nghìn USD đồng thời thực hiện thanh toán xuất khẩu 192 món trị giá 2.422 nghìn USD, trong đó bằng phương thức L/C 5 món trị giá 95 nghìn USD, nhờ thu 187 món trị giá 2.327 nghìn USD. Lãi kinh doanh ngoại tệ và chênh lệch tiền gửi đạt 675 triệu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33254.doc
Tài liệu liên quan