Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần XNK Hà Nội

Tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần XNK Hà Nội: ... Ebook Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần XNK Hà Nội

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần XNK Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Sau khi thực hiện luật doanh nghiệp ,nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến to lớn ,sức sản xuất được giải phóng ,nhiều tiềm năng được khơi dậy hoạt động sản xuất kinh doanh trên đà phát triển mạnh . Số lượng các doanh nghiệp tăng lên trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng .Các doanh nghiệp này giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế ,trong tương lai nó sẽ là đối tượng cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng . Nhu cầu giữ vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng để phục vụ cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như đổi mới thiết bị công nghệ ,tăng năng lực cạnh tranh trong điều kiện đất nước đang tiến hành hội nhập .Một trong những nguồn vốn có vai trò quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp XNK là nguồn vốn tín dụng ngân hàng .Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có quy mô lớn, ổn định thích hợp với việc tài trợ dài hạn ,thường xuêyn cho các doanh nghiệp .Ngân hàng với tư cách là một tổ chức tài chính trung gian ,chính là cầu nối giữa những người có vốn nhàn rỗi với các doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh . Nhận thức được sự phát triển và tiềm năng của các doanh nghiệp XNK , Eximbank Hà Nội (EIB HN) đã có chủ trương mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp XNK với mục đích mở rộng thị phần ,tăng trưởng tín dụng và cung cấp dịch vụ để thu phí .Tuy nhiên,hiện nay việc mở rộng cho vay các doanh nghiệp XNK còn gặp nhiều khó khăn do nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan . Trong quá trình thực tập tại EIB HN với mong muốn tìm hiểu về nguyên nhân các khó khăn và đưa ra giải pháp giúp cho chi nhánh mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này ,em đã chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Hà Nội “để làm đề tài cho báo cáo chuyên đề thực tập của mình . Báo cáo chuyên đề thực tập gồm những nội dung chủ yếu : Chương 1 : Tổng quan về cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Chương 2 : Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp xuất nhập tại EIB HN Chương 3 : Giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp XNK tại Eximbank Hà Nội . Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của toàn bộ cán bộ nhân viên của EIB Hà Nội đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này . Chương 1 : Tổng quan về cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp XNK 1.1 Khái quát về doanh nghiệp xuất nhập khẩu : 1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp XNK Theo điều 3 Luật doanh nghiệp : Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định , được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh . Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp có vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể ,tư nhân một người hoặc một nhóm người ;hoặc thuộc sở hữu Nhà Nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu là các doanh nghiệp mà một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của mình có tham gia vào quá trình mua bán, chuyển giao, trao đổi… với một đối tác nước ngoài .Hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến đồng ngoại tệ,quy trình mua bán được ràng buộc bởi các đạo luật quốc tế mà các thành viên phải tuân theo khi tham gia vào môi trường hội nhập kinh tế thế giới . 1.1.2 Những lợi tế của doanh nghiệp XNK Việt Nam a) Năng động ,linh hoạt ,sáng tạo trong kinh doanh . Nhờ vào quy mô vừa, mô hình tổ chức quản lý đơn giản nên những doanh nghiệp này rất năng động ,linh hoạt ,dễ chuyển hướng sản xuất kinh doanh , đị vào những ngành nghề khác khi thấy lĩnh vực ấy có lợi hơn . Doanh nghiệp XNK khi chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh ko gặp khó khăn như những doanh nghiệp quốc doanh . Trong khi đó các doanh nghiệp XNK lại có thể nắm bắt được cả những yêu cầu nhỏ lẻ mang tính khu vực và địa phương . Điều này càng làm doanh nghiệp khai thác hết năng lực của mình , đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất . b) Có thể nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ ,thích ứng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại . Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ là những tác động mạnh mẽ của nó đối với nền kinh tế ,trong từng phương pháp hoạt động sản xuất kinh doanh ,trong việc thay đổi trang thiết bị máy móc ,tăng năng suất lao động ,rút ngắn thời gian tồn tại của một mặt hàng . Công nghệ cao hơn sản xuất ra những mặt hàng có ưu điểm hơn vì vậy máy móc luôn yêu cầu công nghệ mới .Như vậy với đặc điểm nguồn vốn đầu tư ban đầu ko lớn các doanh nghiệp có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp lớn . Tổ chức quản lý gọn nhẹ ,tiết kiệm chi phí . Với số lượng lao động ko nhiều ,việc tổ chức sản xuất cũng nhu bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp XNK tương đối nhỏ gọn ,ko có quá nhiều các khâu trung gian . Điều này làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ,các quyết định chế độ ,chỉ tiêu… đến với người lao động một cách nhanh chóng . 1.1.3 Những hạn chế và khó khăn của doanh nghiệp XNK Việt Nam Từ những đặc điểm của doanh nghiệp XNK ,và trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế toàn cầu ,những doanh nghiệp nước ta muốn tiến vào sân chơi lớn phải trải qua nhiều thách thức và khó khăn .Những khó khăn đó có nguyên nhân nội tại từ khả năng yếu kém về tài chính và cách thức quản lý của doanh nghiệp thêm vào đó là hành lang pháp lý ,các đạo luật của Việt Nam chưa hoàn thiện nên còn nhiều sơ hở khi doanh nghiệp nước ta ký kết các hợp đồng ,các giao kèo với các doanh nghiệp nước ngoài . Những khó khăn đó bao gồm : a. Các doanh nghiệp XNK Việt Nam là những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn nhân lực rất hạn chế . Khả năng tài chính chưa đủ mạnh là nguyên nhân nội tại ,khiến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XNK còn thấp,năng lực quản lý còn yếu kém,chưa đủ khả năng có thể kinh doanh một cách có hiệu quả nhất trong bối cảnh gia nhập thương trường thế giới . Thách thức đối với doanh nghiệp ko phải nhỏ vì quy mô ko của hầu hết các doanh nghiệp (chiếm 80%) ko lớn nếu ko nói là nhỏ trong bối cảnh hội nhập . Hàng hoá vẫn còn yếu về chất lượng ,nghiên cứu thiết kế mẫu mã ,giá cả chưa cạnh tranh sâu với các “đại gia” của thế giới ,nên cạnh tranh sẽ khốc liệt khi doanh nghiệp chơi cùng sân WTO . Hoạt động trên lĩnh vực trên phân phối đã nhiều năm và đang quản lý chuỗi 15 siêu thị trên cả nước ,dẫn đầu nghành bán lẻ Việt Nam _ Tổng giám đốc công ty Sài Gòn Co-Op, ông Nguyễn Ngọc Hoà vẫn chưa yên tâm khi cánh cửa WTO mở ra và các đại gia có tên tuổi của thế giới như : Carrefour, WalMart,Cash & Carry,BigC … chơi cùng sân với Sài Gòn Co-op và các thành viên bé nhỏ thuộc Tổng công ty thương mại Sài Gòn .Theo nhận định của ông Hoà tương quan lực lượng trong cuộc cạnh tranh này thế yếu đang ở các doanh nghiệp Việt Nam .Trong những năm qua ,khi Việt Nam chưa ra nhập WTO ,một số nhà phân phối thế giới cũng đã vào Việt Nam và chứng tỏ ưu thế vượt trội của họ về vốn, quản lý và tầm nhìn khi tham gia thị trường . Với những thế mạnh này ,các siêu thị của những tập đoàn này đang trấn giữ ở những địa thế tốt nhất ,có tầm cỡ về diện tích mặt bằng và khối lượng hàng hoá và chất lượng phục vụ .Một trong những điều ông Hoà tỏ ra lo lắng nhất là “ hệ thống pháp lý hỗ trợ của nhà nứơc giành cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa hoàn chỉnh và ko hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước . Đó là nhà nước vẫn chưa có một chiến lược phát triển cả gói,thiếu quy hoạch tổng thể hệ thống các trung tâm thương mại ,hội trợ triển lãm .Các doanh nghiệp vẫn bị khống chế tỷ lệ quảng cáo khuyến mại 10% .Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài nhờ lợi thế của công ty mẹ ,họ hoàn toàn có thể tăng chi phí khuến mại ,quảng cáo lên trên 10% .Thậm chí,họ có thể xác định chiến lược kinh doanh dài hạn, trong đó có vài năm đầu chấp nhận lỗ .Nếu một doanh nghiệp lỗ vài năm như vậy thì giám đốc” mất chức rồi”. b. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có trình độ khoa học kỹ thuật sản xuất lạc hậu. Hạn chế này thường bắt nguồn từ việc thiếu vốn để đầu tư mua sắm máy móc hiện đại ,nâng cao công nghệ .Thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp XNK Việt Nam còn lạc hậu so với nhiều nước khác , ở các nước phát triển ,công nghệ và trang thiết bị của các doanh nghiệp thường rất hiện đại ko thua kém các doanh nghiệp lớn nhiều mặc dù chúng có quy mô vốn đầu tư và số lao động nhỏ hơn . Một nguyên nhân khác là do các doanh nghiệp XNK Việt Nam trong thời gian trước đây chưa được tiếp cận với thị trường công nghệ ,máy móc kĩ thuật tiên tiến trên thế giới .Với một nghành mới phát triển như điện tử và tin học (mặc dù có tốc độ phát triển nhanh khoảng 20%/năm ) có điều kiện tiếp cận công nghệ mới nhưng trình độ công nghệ còn thấp .Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã cố gắng đầu tư đổi mới trang thiết bị cũng như nhận chuyển giao được công nghệ mới nhưng ở từng phần ,từng công đoạn chứ chưa đồng bộ . d. Trình độ tay nghề của công nhân thấp . Đây là một trong những hạn chế rất lớn đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam . Do vẫn còn ảnh hưởng từ cơ chế cũ hoặc do sự cạnh tranh về mức lương và ko đủ khả năng tài chính để tổ chức đào tạo dạy nghề cho công nhân được đầy đủ .Phần lớn tại các doanh nghiệp đều là vừa đào tạo thông qua sự truyền thụ kinh nghiệm từ những kinh nghiệm của những người đi trước . e. Các doanh nghiệp XNK Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận và xử lý các thông tin thị trường . Các doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn thường chiếm thi phần lớn và tận dụng mọi cơ hội để mở rộng thị trường của mình .Chính vì vậy mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam luôn gặp áp lực để duy trì việc tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp tục sản xuất kinh doanh . Trong khi đó các doanh nghiệp XNK Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến việc nắm bắt cơ hội ,khai thác thông tin về thị trường vốn ,thị trường lao động ,thị trường nguyên vật liệu ,thị trường tiêu thụ ,thị trường sản phẩm ,thị trường xuất khẩu …Với năng lực còn hạn chế của mình các doanh nghiệp cũng khó có thể đưa ra những phân tích ,dự báo chính xác về xu hướng thị trường để bắt kịp với sự biến động ko ngừng trong nhu cầu của người tiêu dùng . f. Một số rào cản thương mại : - Nhận thức về rào cản và tác động của rào cản trong thương mại quốc tế còn chưa đầy đủ ,chưa đúng mức và kịp thời ,cá biệt còn thiếu chính xác . Chẳng hạn, trước và sau khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO thì chúng ta đã có nhiều nghiên cứu và thông tin về vấn đề này nhưng thông tin về việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bắt buộc phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá thì chỉ khi các doanh nghiệp bị cản hàng hoá tại biên giới mới biết . Muốn vượt được rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu thì các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước phải thu thập được thông tin toàn diện ,chính xác và kịp thời về các loại rào cản và mức độ tác động của chúng và phân tích để có cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp áp dụng hiệu quả . - Việt Nam được công nhận là nước đang phát triển ở trình độ thấp nên chúng ta được phép vận dụng các nguyên tắc ưu đãi với các nước đang phát triển.Tuy nhiên theo hợp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong khuôn khổ WTO thì nhiều biện pháp hỗ trợ của Việt Nam là không được phép như: cấp vốn và cho vay ưu đãi với các doanh nghiệp nhà nước hoặc cho phát triển sản phẩm mới, các khoản miễn thuế hay xoá nợ cho một đối tượng nào đó mà không phải là cơ chế chung, trợ cấp hoặc ưu đãi tín dụng để mua gom hàng xuất khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu theo giá kim nghạch… là những biện pháp hỗ trợ được coi là những khoản trợ cấp, và nếu tiếp tục thực hiện thì sẽ bị các biện pháp đối kháng, điều đó sẽ hạn chế khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu lựa chọn và sử dụng các biện pháp hỗ trợ với điều kiện của Việt Nam, thông lệ quốc tế, thông lệ WTO là cần thiết . - Hàng rào về tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật, về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, về bệnh dịch động thực vật và về an sinh xã hội của các nước nhập khẩu không chỉ đòi hỏi cao về mức độ đáp ứng mà còn hết sức phức tạp về thủ tục hành chính. Để có được giấy phép xuất khẩu các mặt hàng nông sản, bắt buộc hàng hoá phải qua giám định và nếu đáp ứng thì mới được cấp chứng chỉ giám định. Trong điều kiện chúng ta chưa có các phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn, cơ quan giám định còn yếu nhiều mặt và hầu như chưa ký kết các hiệp định công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và kiểm tra nên buộc phải đưa hàng hoá ra nước ngoài giám định rất tốn kếm chi phí . Hơn nữa, một số nước , đặc biệt là Hoa Kỳ và EU lại đưa ra các yêu cầu kiểm tra toàn bộ quy trình từ trồng trọt,chăn nuôi đến chế biến , đóng gói ,xuất khẩu với nội dung kiểm tra phức tạp . Điều đó đang và sẽ là vấn đề lớn đối với xuất khẩu hàng nông sản và thuỷ sản Việt Nam rất cần thiết phải tìm các biện pháp hữu hiệu để vượt qua -Các quy định về kê khai và làm thủ tục hải quan ,rất chi tiết về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, ký mã hiệu, nhãn mác ,bao bì, cách ghi trên bao bì và hoá đơn thương mại đã đạt ra yêu cầu cần phải có những hướng dẫn cụ thể ,trực tiếp và nhiều tài liệu chuyên khảo hướng dẫn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp , ví dụ :như cẩm nang về xuất khẩu hàng hoá và một thị trường xác định . - Phần lớn các hiệp hội hành nghề ,hiệp hội doanh nghiệp của Việt Nam cồn yếu kém cả về tổ chức ,quyền lực tài chính và năng lực chuyên môn . Tính liên kết trong hiệp hội rất lỏng lẻo ,có chỗ bị “quốc doanh hoá” và chủ yếu chăm lo bảo vệ quyền lợi trong nước dưới hình thức kiến nghị hoặc đề nghị chính phủ, các bộ, nghành giải quyết khó khăn trong hoạt động kinh doanh như đề nghị tăng thuế bảo hộ ,miễn thuế hoặc giảm các khoản phụ thu ,tăng trợ cấp…còn ít hiệp hộ có khả năng tập hợp được các doanh nghiệp để chủ động bàn bạc đối phó với các rào cản ở nước ngoài .Vì vậy, xây dựng,củng cố và nâng cao vai trò của các hiệp hội cũng là một trong những vấn đề quan trọng đề ra cần giải quyết . 1.2 Cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh (credo) có nghĩa là tin tưởng,tín nhiệm. Tín dụng là quan hệ vay mượn,gồm cả đi vay và cho vay. Tuy nhiên ,khi gắn Tín dụng với chủ thể nhất định như ngân hàng thì tín dụng ngân hàng có nghĩa là ngân hàng cho vay. Tín dụng là một quan hệ về tài sản (tiền hoặc tài sản) giữa bên cho vay (Ngân hàng) và bên đi vay (cá nhân,doanh nghiệp và các chủ thể khác) ,trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận ,bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng ,bởi vậy hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời .Các nguyên tắc đó bao gồm: Thứ nhất,khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn(gốc) và lãi với thời gian xác định :Các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết .Do vậy ,Ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển. Thứ hai: khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoản thuận với ngân hàng,ko trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàngcấp trên. Luật pháp quy định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng ko tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật và việc tài trợ phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng. Thứ ba: Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả. Phương án hoạt động có hiệu quả của người đi vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng. Các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay. Thường ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay. 1.2.2 Các phương thức cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp XNK: Theo quyết định số 28/2001/QĐ- NHNN ngày 15/08/2001 của thống đốc ngân hàng nhà nước định nghĩa :”Cho vay là một hình thức của cấp tín dụng ,theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” Cho vay là một hoạt động đa dạng ,vì vậy ứng với mỗi tiêu chí khác nhau sẽ có các cách thức cho vay khác nhau: Căn cứ vào thời hạn cho vay ,người ta chia thành: Cho vay ngắn hạn :Là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng , được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân . Cho vay trung hạn :Là các khoản cho vaycó thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm .Cho vay trung hạn chủ yếu để tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định ,cải tiến trang thiết bị công nghệ ,mở rộng sản xuất kinh doanh ,xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh để có thể hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Trong nông nghiệp ,cho vay trung hạn thường đầu tư vào các đối tượng như: máy cày ,máy bơm nước ,xây dựng các vườn cây công nghiệp. Cho vay dài hạn :Là các khoản cho vay có thời hạn từ trên 5 năm trỏ lên,chủ yếu tài trợ cho các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, mua sắm trang thiết bị ,phương tiện vận tải quy mô lớn ,xây dựng các xí nghiệp có thời hạn sử dụng lâu dài… Căn cứ theo mức độ đảm bảo: cho vay có các phương thức bao gồm: Cho vay có bảo đảm : đây là hình thức cho vay trong đó khách hàng đi vay phải có tài sản bảo đảm ,tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của người thứ ba . Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đối với bên có quyền .Ngân hàng ko được quyền nhượng bán ,cho thuê tài sản đã thế chấp ,khách hàng vẫn được sử dụng và sinh lời từ tài sản đó. Cầm cố là hình thức theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết ,ngân hàng sẽ quản lý tài sản cầm cố ở một kho riêng ,khách hàng ko được sử dụng tài sản này trong thời gian đi vay. Bảo lãnh là hình thức cho vay có liên quan đến hợp đồng với bên thứ ba, để đảm bảo các khoản vay của doanh nghiệp .Bảo lãnh của bên thứ ba nhằm đảm bảo cho khả năng được thanh toán khoản vay của doanh nghiệp cho ngân hàng. Cho vay không có bảo đảm: Có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín ,thường là khách hàng thường xuyên làm ăn có lãi ,tình hình tài chính vững mạnh , ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa,hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay .Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính Phủ mà chính phủ yêu cầu ko cần tài sản đảm bảo. Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn,các công ty lớn ,hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng …cũng có thể ko cần tài sản bảo đảm . Căn cứ theo đối tượng khách hàng vay: Cho vay đối với khách hàng cá nhân,hộ gia đình :là các khoản vay cung cấp cho cá nhân ,hộ gia đình mục đích sử dụng tiền vay là vay để tiêu dùng hoặc kinh doanh .Khách hàng có thể vay tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt ,chi tiêu,ko nhằm mục đích lợi nhuận .Nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập cá nhân,giá trị của các khoản vay này thường là rất nhỏ, độ rủi ro cao nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường có xu hướng cao hơn lãi suất cho vay cho vay kinh doanh. Cho vay đối với doanh nghiệp :là các khoản vốn ngân hàng cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp ,mục đích vay vốn là để sản xuất kinh doanh. Nguồn trả nợ vốn vay là từ phần lợi nhuận thu dược từ các chủ thẻ này .Do đó ,hiệu quả sản xuất kinh doanh là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp .Doanh số cho vay đối với đối tượng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng ,là nguồn thu lớn cho ngân hàng . 1.2.3 Vai trò của vốn vay ngân hàng đối với doanh nghiệp XNK Việc tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ từ phía ngân hàng góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh ngày càng khóc liệt . Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường ,doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược kinh doanh hoàn hảo ,bao gồm : kế hoạch xây dựng nhà xưởng ,mua sắm máy móc ,cải tiến thiết bị , đổi mới công nghệ để nâng cao chát lượng sản phẩm ,tăng năng suất lao động ,quảng bá sản phẩm, tăng lợi nhuận ,tạo vị thế trên thương trường .Muốn đạt được điều đó ,vấn đề quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn . Doanh nghiệp có thể có khả năng tiếp cận với nhiều hình thức huy động vốn kinh doanh khác nhau, tuỳ thuộc vào năng lực của bản thân doanh nghiệp mình . Tuy nhiên , so với các hình thức huy động vốn như :vay từ người thân ,vay trên thị trường chứng khoán ,(phát hành trái phiếu doanh nghiệp ,các loại giấy nợ, thương phiếu ,phát hành cổ phiếu …),thì hình thức vay ngân hàng vẫn là phương án được phần nhiều các doanh nghiệp lựa chọn, phát hành cổ phiếu ,trái phiếu trên thị trường chứng khoán là biện pháp hỗ trợ vốn tích cực cho doanh nghiệp ,Nhưng hình thức này chỉ phát huy hiệu quả ở những nước có thị trường vốn và thị trường chứng khoán phát triển ,và dễ áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn và có uy tín trên thương trường .Vay vốn từ ngân hàng có thể có được những lợi thế nhất định như : - Với các khoản vay từ ngân hàng ,doanh nghiệp có thể giảm bớt được chi phí và thời gian huy động so với việc vay vốn trên thị trường chứng khóan như : thời gian lên phương án và xin phép từ Uỷ ban chứng khoán quốc gia ,các loại chi phí có liên quan đến đợi phát hành như: chi phí xây dựng đề án vay vốn ,chi phí in ấn chứng khoán ,chi phí bảo lãnh phát hành … - Kỳ hạn của các khoản vay từ ngân hàng dễ điều chỉnh hơn so với việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu . Do vậy ,khi doanh nghiệp có khó khăn trong việc thanh toán vốn vay đến hạn thì vẫn có cơ hội đựơc thương lượng với ngân hàng sao cho thuận lợi nhất cho cả doanh nghiệp và ngân hàng . Doanh nghiệp sẽ có thể được hưởng khoản thời gian ân hạn .Trong thời gian đó ,doanh nghiệp chưa phải trả nợ gốc ngay mà chỉ phải trả lãi .Những sự thuận lợi này ko có ở trái phiếu hay cổ phiếu - Đối với doanh nghiệp XNK ,vốn vay từ ngân hàng đóng vai trò quan trọng để tài trợ cho nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp. - Việc ngân hàng cho vay đối với các thành phần kinh tế góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước cũng như nâng cao việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn . Nền kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ ,dù là quốc gia đang phát triển hay phát triển ,nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển đều hết sức cần thiết .Nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư này có thể được khai thác từ nhiều kênh ,trong đó kênh tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng .Ngân hàng luôn phải giám sát việc sử dụng vốn vay để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời trước các vấn đề nảy sinh. 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay của ngân hang đối với doanh nghiệp XNK 1.2.4.1 Tác động từ phía ngân hàng : Để đánh giá hoạt động cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp XNK ,NH xem xét trên gốc độ tổng thể ,tức là đánh giá chung về toàn bộ hoạt động cho vay đó . Các tiêu thức đánh giá bao gồm : Chính sách tín dụng : là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã được hoạch định trước của NHTM ,nhằm hạn chế rủi ro , đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng ngân hang .Trước hết ,muốn nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp XNK ,ngân hang cần có chính sách tín dụng hướng về phía họ ,tức là có sự chú trọng ưu tiên nhất định đối với đối tượng khách hang này . Điều này ,thể hiện rõ nét trong các điều kiện về thời hạn vay,phương thức vay,kỳ hạn trả nợ ,lãi suất…Một chính sách tín dụng hợp lý ,kết hợp hài hoà giữa lợi ích của ngân hang ,khách hang và nền kinh tế nói chung sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả cho vay. Nói cách khác ,chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đảm bảo cho khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng và ngày càng thu hút được đông đảo khách hang . Năng lực của ngân hang: + Năng lực quản trị điều hành trong các ngân hàng : Năng lực quản trị điều hành kém là nguyên nhân cực kỳ quan trọng đối với rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Năng lực lãnh đạo kém sẽ không xây dựng được định hướng, chiến lược kinh doanh, không thể nắm bắt được cơ hội kinh doanh, không đưa ra được ý tưởng và chương trình quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. + Trình độ tác nghiệp của cán bộ nhân viên trong ngân hàng yếu. Sự yếu kém về chuyên môn, khả năng nắm bắt và xử lý thông tin, luật pháp, ngoại ngữ , tin học, kiến thức về xã hộivà kinh tế khác là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro, không mở rộng được hoạt động tín dụng trong các ngân hàng. + Quy định cho vay nội bộ trong từng ngân hàng không đầy đủ, không chặt chẽ, không phù hợp với thực tế hoạt động ngân hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nghiệp vụ tín dụng. 1.2.4.2 Tác động từ phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu Không phải lúc nào ngân hàng mở rộng cho vay với DNXNK cũng đạt kết quả như mong muốn. Nếu ngân hàng có chính sách mở rộng cho vay với doanh nghiệp XNK nhưng các doanh nghiệp nay không đáp ứng đủ điều kiện để quan hệ tín dụng với ngân hàng thì liệu NH có thể đạt được mục tiêu của minh hay không ? Câu trả lời là không. Vì vậy ngoài những nhân tố từ phía ngân hàng thì các nhân tố từ phía doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng cho vay. Năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp: Khi người lãnh đạo doanh nghiệp có khả năng quản lý và điều hành doanh nghiệp tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tốt. Làm ăn có lãi, khi đó doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và phương án kinh doanh có tính khả thi và hiệu quả. Uy tín ( thương hiệu) của doanh nghiệp: Ngân hàng muốn mở rộng cho vay đối những doanh nghiệp đã làm ăn lâu dài với ngân hàng, hoặc với những doanh nghiệp chưa bao giờ quan hệ với ngân hàng nhưng có uy tín lớn trên thị trường. Như vậy sẽ giúp ngân hàng yên tâm hơn khi tiến hành cho vay đối với các doanh nghiêp này vì uy tín đó hạn chế độ rủi ro cao có thể xảy ra. Bên cạnh đó còn có rất nhiều yếu tố khác liên quan đến doanh nghiệp như : Việc sử dụng tiền vay của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, về tài sản thế chấp…cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp XNK. Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiêp XNK nhưng việc mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này có thực hiện được hay không và có hiệu quả như ngân hàng mong muốn hay không là phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố đó. 1.2.4.3. Các nhân tố khác Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế luôn ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp, vì vậy cũng ảnh hưởng gián tiêp đến hoạt động của ngân hàng. Môi trường kinh tế có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế hưng thịnh, môi trường đầu tư thuận lợi, các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh trao đổi mua bán với doanh nghiệp ngoài nước, khi đó nhu cầu về vốn gia tăng. Khi doanh nghiệp mở rộng và nâng cao chất lượng đầu tư sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Đây chính là thời kỳ việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp XNK diễn ra một cách thuật lợi. Và ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế biến động không thuận lợi, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, nhu cầu đầu tư cũng giảm dần do đó nhu cầu về vốn cũng giảm nhanh chóng,ngân hàng không thể mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vì như vậy sẽ không hiệu quả và không an toàn. Môi trường xã hội ổn định cũng tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cho vay đối với DN XNK .Hệ thống pháp luật đồng bộ ,trật tự an ninh được đảm bảo,an toàn xã hội cao,sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy nô hoạt động của mình. Như vậy nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên và ngân hàng sẽ cơ hội mở rộng cho vay các doanh nghiệp . Và ngược lại ,nếu trật tự an ninh ko được đảm bảo ,các doanh nghiệp ko dám mạo hiểm đầu tư ,nhu cầu vốn cũng hạn chế , ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của ngân hàng . Chính sách của nhà nước : Chính phủ ko nhất quán trong chủ trương , đường lối phát triển kinh tế ,ko duy trì tính ổn định trong các chính sách như đầu tư ,tiền tệ ,tín dụng dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp bị động trong kế hoạch kinh doanh ,ko thay đổi kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh đã định ,làm cho doanh nghiệp thua lỗ hoặc phá sản . Sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế : Giữa các doanh nghiệp ,các doanh nghiệp ngân hàng tồn tại quan hệ cạnh tranh gay gắt ,thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro ,hạn chế việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng . Chương 2 : THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI EXIMBANK HÀ NỘI 2.1 Khái quát về hoạt động của Eximbank Hà Nội : 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Eximbank Hà Nội : Chi nhánh Eximbank Hà Nội là một trong những chi nhánh đầu tiên được thành lập theo giấy chấp thuận số 0002 ngày 22/09/1992 của NHNN và theo giấy phép đặt tại văn phòng chi nhánh số 00503/GP-UB của UBND thành phố Hà Nội.Tháng 11/1992 Eximbank Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động tại địa điểm tạm thời 66B Trần Hưng Đạo,nay có trụ sở chính đặt tại 19 phố Trần Hưng Đạo,Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội.Ngoài trụ sở chính hiện nay , Eximbank Hà Nội còn có các chi nhánh cấp II là Chi nhánh Láng Hạ tại 54 K1 Thành Công ,Quận Ba Đình ,Hà Nội.Chi Nhánh Hai Bà Trưng tại 384 Bạch Mai ,Quận Hai Bà Trưng ,Hà Nội.Chi nhán Long Biên Tại 562 Nguyễn Văn Cừ,Quận Long Biên,Hà Nội. Eximbank chi nhánhHà Nội có : Trụ sở :Số 19,phố Trần Hưng Đạo,Quận Hoàn Kiếm ,Hà Nội. Fax: (84.4)826 7798 Telex: 411308 EIBHN VT SWIFT:EBVIVN2X Wesbite:http:// eximbank.com.vn Cũng như Ngân hàng chính , Eximbank Hà Nội là đơn vị chuyên doanh về tiền tệ , tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu , đồng thời trong xu hướng xây dựng Eximbank trở thành một ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ , đa năng ,hiện đại kết hợp tài trợ xuất nhập khẩu, Eximbank Hà Nội đã thực hiện tốt công tác phục vụ khách hàng khu vực phía Bắc ,hỗ trợ hoạt động của Eximbank tại hội sở chính và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả làm tăng vốn cho hệ thống. Điểm một số thành tựu của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời gian qua : -Tháng 3/2005, kết nối thành công hai hệ thống thanh toán thẻ nội địa Vietcombank - Eximbank. -Tháng 6/2005, là ngân hàng duy nhất được chọn làm đại diện ._.cho khối ngân hàng TMCP vinh dự được Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng bằng khen và phần thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu thầu trái phiếu chính phủ tại NHNN. - Tháng 9/2005, nhận cúp vàng top ten sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm hỗ trợ du học trọn gói do Cục sở hữu trí tuệ và Hội sở hữu trí tuệ công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin & tư vấn quản lý QVN cùng báo điện tử Saigon News hợp tác tổ chức. - Tháng 11/2005, Eximbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ thanh toán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit. - Tháng 01/2006, đã vinh dự được nhận bằng khen do ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng) -Tháng 01/2006, đã vinh dự nhận giải cúp vàng thương hiệu Việt trong cuộc bình chọn CÚP VÀNG TOPTEN THƯƠNG HIỆU VIỆT (lần thứ 2) do Mạng Thương Hiệu Việt kết hợp cùng Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam hợp tác tổ chức. - Tháng 04/2006, Eximbank đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt nam bình chọn. Quy trình đánh giá và lựa chọn được Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng eximbank Hà Nội : Các phòng ban của chi nhánh Eximbank Hà Nội : P. Ngân Quỹ P. Giao Dịch P. Kế Toán P. Tín Dụng & Đầu Tư P. Hành Chính Ban Giám Đốc P. Kiểm tra nội bộ P. Giao Dịch Bạch Mai P. Thanh Toán Quốc Tế & Kinh Doanh Ngoại Tệ Ban Giám Đốc Ban giám đốc Eximbank Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn điều hành mọi hoạt động của chi nhánh ,quản lý tài sản và nhân sự của chi nhánh theo các quy đinh của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Eximbank Việt Nam,chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ban giám đốc chịu trách nhiệm về việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể sau: - Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. - Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). - Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ. - Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. - Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...) - Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ - Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking. - Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách. Trong chiến lược phát triển của mình, thì chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn được lãnh đạo Ngân hàng Eximbank coi trọng và có kế hoạch bước đi thích hợp để có đội ngũ cán bộ, nhân viên đáp ứng với mục tiêu kế hoạch mà chiến lược phát triển Eximbank đã vạch ra. Ngoài việc cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn ở các Viện, Trường đại học chuyên ngành trong nước và nước ngoài, Eximbank còn tự tổ chức đào tạo và đào tạo lại cả nghiệp vụ lẫn chuyên môn và kỹ năng quản trị ngân hàng. Năm 2005 vừa qua, Eximbank đã tự tổ chức đào tạo tại chỗ 3 lớp nghiệp vụ ngân hàng cho nhân viên tác nghiệp ở các phòng ban, chi nhánh, 1 lớp quản trị ngân hàng cấp trung, 1 lớp tiếng anh đàm thoại và tổ chức được nhiều lớp tập huấn cho từng nghiệp vụ riêng lẻ. Các lớp đào tạo bồi dưỡng đã đáp ứng trang bị cho nhân viên tinh thông nghiệp vụ rèn luyện kỹ năng tác nghiệp thực hành để thực thi công việc theo đúng quy trình quy chế đạt yêu cầu chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác và hiệu quả kinh doanh phục vụ. Bảng 2 .1: Cơ cấu nhân sự của Eximbank Hà Nội . TT PHÒNG ,BAN NHÂN SỰ TỔNG SỐ NHÂN SỰ Phân loại nhân sự GIỚI TÍNH CHỨC VỤ Nam Nữ GĐ PGĐ TP PP KSV KTV TT NV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Ban giám đốc 3 1 2 1 2 2 Phòng Tín Dụng 25 13 12 1 1 2 21 3 Phòng dịch vụ khách hàng 34 4 30 1 2 3 28 4 Phòng thanh toán quốc tế 8 8 1 1 1 5 5 Phòng ngân quỹ 18 4 14 1 1 1 15 6 Phòng kinh doanh tổng hợp 6 6 1 5 7 Phòng hành chính nhân sự 18 11 7 1 1 16 8 Phòng PCCN-thẩm định giá 6 4 2 1 5 9 Tổ KTNB 5 2 3 1 4 10 Tổ xử lý thông tin 4 3 1 1 3 11 Phòng Giao dịch Hàng Than 7 1 6 1 1 5 12 Phòng Giao dịch Bạch Mai 5 5 1 1 3 Cộng (1) 139 43 96 1 2 7 10 9 110 Nhân viên Eximbank có trình độ đại học chính quy và trên đại học chiếm khá cao,khoảng 75%,đại học tại chức chiếm 8,6% ,cao đẳng chiếm 3,5%,phổ thông trung học là chiếm 12,2%.Nhân viên chủ yếu là trẻ,chủ yếu từ 18-35 tuổi. 2.1.3 Tình hình hoạt động của ngân hàng Eximbank Hà Nội : 2.1.3.1 Về hoạt động huy động vốn : Bảng số liệu về tình hình huy động vốn của ngân hàng cuối năm 2006 : §¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång : ChØ tiªu 31/12/2006 % t¨ng/gi¶m so víi th¸ng tr­íc % t¨ng/gi¶m so víi 31/12/2005 Gi¸ trÞ % Gi¸ trÞ % Tæng nguån vèn 1.730.286,59 -22.227,99 -1,27% 229.024,24 15,26% TiÒn göi thanh to¸n 346.329,82 52.011,05 17,67% 55.731,39 19,18% TiÒn göi tiÕt kiÖm 719.586,90 19.067,53 2,72% 147.638,65 25,81% TiÒn göi cña c¸c TCTD 597.090,14 -103.900,61 -14,82% -54.632,13 -8,38% Vay TCTD kh¸c Vèn ®iÒu chuyÓn 18.473,23 18.473,23 100,00% 18.473,23 100,00% Vèn kh¸c 48.806,50 -7.879,20 13,90% 61.813,11 587,53% Tæng nguån vèn ®Õn ngµy 31/12/2006 ®¹t 1.731.093,14 triÖu ®ång, t¨ng 229.024,24 triÖu ®ång (+15,26%) so víi n¨m 2005. C¸c kho¶n tiÒn cña c¸c doanh nghiÖp XNK göi vµo chiÕm mét tû träng b»ng 20% trong tæng sè tiÒn göi t¹i ng©n hµng vµo cuèi n¨m 2006 . §©y kh«ng ph¶i lµ mét tû lÖ lín ,®iÒu ®ã cho ta thÊy r»ng nguån vèn mµ Eximbank huy ®éng ®­îc chñ yÕu vÉn lµ tõ d©n c­ vµ c¸c hé gia ®×nh (chiÕm 41,58 % ) . Râ h¬n lµ : + Vèn huy ®éng tõ c¸c tæ chøc kinh tÕ vµ d©n c­ ®¹t 1.065.916,72 triÖu ®ång, t¨ng 203.370,04 triÖu ®ång (+44,99%): TiÒn göi c¸c tæ chøc kinh tÕ ®¹t 346.329,82 triÖu ®ång, t¨ng 55.731,39 triÖu ®ång (+19,18%). TiÒn göi cña c¸c tæ chøc kinh tÕ t¨ng do vµo nh÷ng ngµy cuèi n¨m mét sè doanh nghiÖp chuyÓn tiÒn vÒ tµi kho¶n ®Ó chê thanh to¸n. TiÒn göi tiÕt kiÖm ®¹t 719.586,90 triÖu ®ång, t¨ng 147.638,65 triÖu ®ång (+25,81%). Trong ®ã tiÕt kiÖm vµng ®¹t 107.555,87 chØ vµ t­¬ng ®­¬ng 131.218,16 triÖu ®ång. + TiÒn göi cña c¸c TCTD ®¹t 597.090,14 triÖu ®ång, gi¶m 54.632,13 triÖu ®ång (-8,38%). Tæng nguån vèn n¨m 2006 t¨ng lµ do: Më réng m¹ng l­íi huy ®éng vèn (c¸c phßng giao dÞch). ¸p dông l·i suÊt huy ®éng linh ho¹t, hÊp dÉn ®Ó thu hót kh¸ch hµng. T×m kiÕm ®­îc mét sè kh¸ch hµng lín göi tiÒn: Tæng c«ng ty L©m nghiÖp, c«ng ty CP XNK kho¸ng s¶n, c«ng ty ViÖt §øc, tæng c«ng ty B¶o hiÓm . . . TriÓn khai tèt c¸c ®ît huy ®éng tiÕt kiÖm cã th­ëng, ph¸t hµnh kú phiÕu, huy ®éng tiÕt kiÖm b»ng vµng. Cã quan hÖ tèt víi kh¸ch hµng vµ c¸c Ng©n hµng trªn ®Þa bµn nªn hä tin t­ëng göi tiÒn. 2.1.3.2 Về tình hình hoạt động tín dụng : §¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång ChØ tiªu 31/12/2006 % t¨ng/gi¶m so víi th¸ng tr­íc % t¨ng/gi¶m so víi ®Çu n¨m Gi¸ trÞ % Gi¸ trÞ % Tæng tµi s¶n cã 1.730.286,59 -22.228,00 -1,27 229.024,25 15,26 Tån quü 97.140,94 -17.575,70 -15,32 90.385,19 1.337,90 TiÒn göi NHNN & TCTD 837.884,24 9.558,88 1,15 247.786,09 41,99 D­ nî cho vay 763.539,40 12.210,97 1,63 42.655,79 5,92 - Trong h¹n 752.478,22 16.503,99 2,24 44.533,03 6,29 - Qu¸ h¹n 11.061,18 -4.293,01 -27,96 -1.877,23 -14,51 Trong ®ã d­ nî cÇm cè 29.494,50 16.440,30 125,94 26.218,19 800,24 §iÒu chuyÓn vèn Tµi s¶n cè ®Þnh 16.112,35 -62,72 -0,39% 638,50 4,13% Sö dông kh¸c 15.609,67 -214,83 -1,36% -1.474,20 -8,63% Tæng sö dông vèn ®¹t 1.730.286,59 triÖu ®ång, t¨ng 229.024,25 triÖu ®ång (+15,26%) so víi n¨m 2005: + TiÒn göi t¹i c¸c TCTD ®¹t 837.884,24 triÖu ®ång, t¨ng 247.786,09 triÖu ®ång (+41,99%). + D­ nî cho vay ®¹t 763.539,40 triÖu ®ång t¨ng 42.655,79 triÖu ®ång (+5,92%). Trong ®ã: Nî trong h¹n: 752.478,22 triÖu ®ång Nî qu¸ h¹n: 11.061,18 triÖu ®ång chiÕm 1,45% tæng d­ nî cho vay. N¨m 2006 chi nh¸nh tËp trung cho vay c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá, c¸c c«ng ty cæ phÇn, c¸c kh¸ch hµng cã uy tÝn, cã quan hÖ tèt víi Ng©n hµng, cã tµi s¶n ®¶m b¶o, vay tr¶ ®óng h¹n. Chi nh¸nh tËp trung vµo cñng cè, n¨ng cao chÊt luîng tÝn dông, rµ so¸t l¹i c¸c hå s¬ vay vèn ®Æc biÖt lµ c¸c hå s¬ cßn nî qu¸ h¹n, nî khã ®ßi. Theo dâi s¸t c¸c kho¶n nî ®Ó ®«n ®èc kh¸ch hµng tr¶ nî gèc, l·i ®óng h¹n, h¹n chÕ nî qu¸ h¹n ph¸t sinh. N¨m 2006 chi nh¸nh ®· thu ®­îc 1.784,00 triÖu ®ång nî tån ®äng ®· xö lý DPRR, nî qu¸ h¹n cßn l¹i 11.061,18 triÖu ®ång (chñ yÕu lµ nî qu¸ h¹n cña c¸c n¨m tr­íc tån l¹i). Thùc hiÖn nghiªm tóc, ®Çy ®ñ quy chÕ cho vay nh»m h¹n chÕ rñi ro. Quan t©m ®Õn viÖc n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n cho ®éi ngò c¸n bé tÝn dông ®Ó hä cã thÓ kiÓm so¸t ®­îc ®ång vèn cho vay. 2.1.3.3 Về các dịch vụ tài chính khác : -Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế toán giao dịch trực tiếp với khách hàng theo đúng các quy định. -Thực hiện việc đóng ,mở tài khoản cho khách hàng ,thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Eximbank Hà Nội. -Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu ,bảo lãnh thực hiện hợp đồng ,bảo lãnh phát hành có ký quỹ đủ 100%. -Thực hiện nghiệp vụ rút vốn ,lãi các sổ tiết kiệm của Eximbank Hà Nội ,hạch toán nghiệp vụ cầm cố sổ tiết kiệm theo yêu cầu của các phòng có liên quan -Thực hiện các nghiệp vụ chi lương bằng chuyển khoản của các khách hàng là doanh nghiệp. -Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ kiều hối ,bán ngoại tệ đi công tác nước ngoài cho các doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng Eximbank,bán ngoại tệ phục vụ cho du học sinh . -Trao đổi ,phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan để phối hợp công tác nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán giao dịch của chi nhánh. Từ cuối năm 2002, khi các giao dịch ngoại tệ mặt và hoạt động chuyển đổi sổ tiết kiệm diễn ra ngày một sôi nổi, bản tin tư vấn đầu tiên của Eximbank đã ra đời cùng với dịch vụ “ Tư vấn đầu tư Tài chính- Tiền Tệ”. Dịch vụ tư vấn tài chính của Eximbank chủ yếu hướng tới phục vụ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; các nhà kinh doanh cá thể; những cá nhân có nhu cầu mua bán ngoại tệ, thanh toán tiền mua hàng nước ngoài, đi du lịch, du học- giúp họ nắm bắt thông tin và phòng tránh rủi ro tỷ giá, đảm bảo lợi nhuận thông qua các công cụ phòng tránh rủi ro mà Eximbank có thể cung cấp như swap, option, forward. Ngoài ra, thông tin tư vấn giờ đây cũng trở thành một nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậy của một số đơn vị thông tin đại chúng khi nghiên cứu về biến động tỷ giá ngoại tệ và vàng. Ban lãnh đạo Ngân hàng vẫn luôn coi trọng việc duy trì bản tin, cũng như không ngừng mở rộng dịch vụ tư vấn tài chính; nhờ đó bản tin tư vẫn cũng không ngừng được cải thiện cả về nội dung và hình thức với mục đích không gì khác là hướng tới phục vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Dịch vụ tư vấn đã góp phần đưa số khách hàng giao dịch với Eximbank không ngừng tăng lên, đồng thời giúp duy trì thế mạnh của Eximbank trong họat động kinh doanh ngoại tệ nói riêng và thanh toán nói chung. * Tài khoản thanh toán : Eximbank không yêu cầu ký quỹ khi mở tài khoản nên đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản và hoạt động thanh toán tại Eximbank. Tổng số khách hàng mở tài khỏan tại Eximbank Hội Sở là 50.855 khách hàng. Việc áp dụng công nghệ tin học hiện đại với sự ra đời của hàng loạt những sản phẩm mới như Phone- Banking, Home-Banking, SMS- Banking, hệ thống ATM kết nối với VCB- đã cung cấp nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Nhờ tham gia hệ thống thanh toán điện tử nên lệnh thanh toán EIB được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Việc xây dựng một hệ thống trực tuyến và tập trung đã làm nên nền tảng kết nối toàn bộ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, kết nối thông tin giữa các chi nhánh và hội sở. Vì vậy, tổng phương tiện thanh toán đi trong nước năm 2005 là 9.799 tỷ đồng, so với năm 2004 ( 7.760 tỷ đồng) tăng 26%. * Hoạt động thẻ: Năm 2005 đánh dấu một bước phát triển bùng nổ của hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam. Mức tăng trưởng bình quân rất cao, đạt 300%/ năm, có ngân hàng đạt mức tăng trưởng 400% trong năm 2005. Sự phát triển mạnh mẽ của thẻ ATM chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự tăng trưởng mạnh của thị trường. Hiện đã có 17 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, 6 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế với tổng số 1.200 máy ATM, 12000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Số lượng thẻ phát hành là 2,1 triệu thẻ, trong đó 1.6 triệu thẻ nội địa và khoảng 0.5 triệu thẻ quốc tế. Trong tổng dân số 83 triệu người của Việt Nam mới có khoảng 6 triệu người sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thẻ đang thực sự tạo tiềm năng và hiệu quả trong tương lai. Hòa chung nhịp độ tăng trưởng của Eximbank, hoạt động kinh doanh thẻ cũng từng bước ổn định và phát triển vững mạnh, các chỉ tiêu kinh doanh năm 2005 đều tăng mạnh so với năm 2004. Doanh số thanh toán thẻ tại Eximbank trong năm 2005 khoảng 26.5 triệu USD tăng gần 40% so với năm 2004. Đặc biệt, trong năm 2005, Eximbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ Visa Debit và đã góp phần gia tăng sức mạnh thương hiệu thông qua sản phẩm mới này. Việc đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, quảng cáo, các chính sách và phí dịch vụ thẻ phù hợp và đặc biệt là kết nối thành công hệ thống thẻ của VCB đã góp phần gia tăng thị phần hoạt động thẻ ngân hàng của Eximbank. Phát huy những thành quả đạt được trong năm 2005. Eximbank sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh thẻ toàn diện và hiệu quả, đa dạng hóa sản phẩm thẻ, gia tăng các sản phẩm dịch vụ đi kèm. Đặc biệt, với những lợi thế về công nghệ, mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ và nguồn nhân lực, Eximbank phấn đấu là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai công nghệ thẻ chip. Ngoài ra trong năm 2006, Eximbank sẽ trang bị thêm máy ATM, tăng cường hoạt động quản lý rủi ro và thu hồi nợ để đảm bảo họat động kinh doanh thẻ an toàn và hiệu quả. Thông qua các sản phẩm và dịch vụ thẻ sẽ góp phần nâng cao thương hiệu và gia tăng thị phần kinh doanh thẻ của Eximbank trên thương trường. * Kiều hối: Bên cạnh nguồn thu xuất khẩu, kiều hối trở thành nguồn thu quan trọng trong cán cân vãng lai. Ngoại tệ kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam chủ yếu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Australia, Pháp, Nhật, Singapore, Hongkong, Hàn Quốc. Không chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng những khoản tiền do thân nhân người Việt ở nước ngoài gửi về cho mục đích tiêu dùng, hiện nay kiều hối còn trở thành nguồn vốn đầu tư, kinh doanh sản xuất trong nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài việc áp dụng mức phí cạnh tranh, Eximbank còn có thuận lợi là có mạng lưới các ngân hàng đại lý ở tất cả các quốc gia có người Việt đang sinh sống và làm việc, cùng với quan hệ hợp tác với hệ thống các công ty kiều hối lớn, uy tín trên các thị trường khác nhau, giúp cho các giao dịch chuyển tiền kiều hối được nhanh chóng và mức phí thấp. Với lợi thế kinh doanh ngoại tệ, Eximbank có thể đáp ứng nhu cầu ngoại tệ mặt đa dạng của khách hàng nên doanh số chi trả kiều hối của Eximbank ngày càng tăng. Doanh số kiều hối của Eximbank năm 2005 đạt 347,78 triệu USD, so với năm 2004 ( 284,83 triệu USD) tăng 22%. 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Eximbnk Hà Nội : 2.2.1 Tốc độ tăng trưởng về doanh số cho vay đối với khách hàng là các doanh nghiệp XNK tại eximbank Hà Nội : Do nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngày càng nhiều ,hoạt động cho vay của ngân hàng (phòng tín dụng _đầu tư ) được mở rộng ,doanh số cho vay các DN chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn ,tham gia quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá ,cũng tăng lên từng năm .Số liệu cụ thể của từng năm : Đơn vị : Triệu đồng Năm Doanh số cho vay 2004 1.005.500,00 2005 1.463.000,00 2006 2.140.000,00 Trong đó : Năm 2005 2006 1. Vay ngắn hạn EUR: -Cá thể -C.ty TNHH -DNNN 74.848,27 115.710,00 98.291,35 42.591,17 150.532,00 102.561,00 JPY : -DNNN 1.020.000,00 7.565.000,00 USD : -Cá thể -C.ty TNHH -DNNN - DN tư nhân 3.085.461,73 12.163.871,04 8.141.034,27 169.770,00 742.365,33 18.308.577,83 1.805.445,35 0 VNĐ : - Cá thể -TNHH - DNNN - Tư nhân 105.909.561.181,00 162.916.757.290,00 6.170.717.920,00 5.043.000.000,00 68.580.699.410,00 251.427.901.707,00 26.085.000.000,00 10.022.000.000,00 2. Vay trung hạn USD : -Cá thể - TNHH - DNNN 13.811,07 29.557,45 452.441,79 2.930,02 46.849,84 VNĐ : - Cá thể - TNHH - DNNN 3.229.893.533,00 20.026.385.416,00 368.159.081,00 9.038.608.000,00 34.469.880.295,00 3. Vay dài hạn VNĐ : -TNHH - DNNN - Cá thể 9.000.000.000,00 19.792.000.000,00 6.500.000.000,00 14.688.000.000,00 5.246.978.632,00 Tỷ giá : EUR/VNĐ : 18.830 Đ JPY/VNĐ : 135,02 Đ (Năm 2005) USD/VNĐ : 15.915 Đ Tỷ giá : USD/VNĐ :16.051 Đ ( Năm 2006 ) EUR/VNĐ :21.072 Đ JPY/VNĐ : 134,56 Đ Nhìn vào bảng 1 ,doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng một cách đáng kể từ 1005 tỷ năm 2004 , đến 1463 tỷ năm 2005 và đạt 2140 tỷ năm 2006 ,tăng 46,27% so với năm 2005. Chỉ tiêu đó phản ánh khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm gần đây (thông qua việc tăng nhu cầu vốn cho phát triển) và phản ánh một cách đầy đủ những nỗ lực của ngân hàng trong việc mở rộng cho vay nhằm giành thị trường . Mặt khác, dựa vào kỳ hạn cho vay ở bảng 2 ta nhận thấy tỷ trọng cho vay( năm 2006) của ngân hàng cho các doanh nghiệp XNK trong dài hạn chỉ gồm 6,5 tỷ (VNĐ) ,còn cho vay trung hạn 35,23 tỷ (VNĐ) ,trong khi đó thì với kỳ hạn ngắn thì số tiền cho vay đó là 548,397 tỷ (VNĐ) .Số liệu đã cho thấy ngân hàng vẫn chưa có được các khoản cho vay dài hạn ,mà vẫn tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn ,giải thích cho nguyên nhân này chủ yếu là các khoản cho vay dài hạn mang tính rủi ro cao, tính thanh khoản kém, nguồn huy động số vốn dài hạn là khó hơn so với nguồn ngắn hạn . Tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp XNK của EIB HN trong ngắn hạn (năm2006) là 412,18 tỷ đồng chiếm 52,3% trong tổng số tiền cho vay của ngân hàng, còn trong dài hạn tỷ lệ đó là 24%, tỷ lệ đó nói lên một điều rằng khách hàng tiềm năng của ngân hàng đang có sự chuyển đổi từ các DNNN sang DN ngoài quốc doanh , điều đó hợp với xu thế phát triển của thời đại . Ngân hàng đã và đa dạng hoá số ngoại tệ cho vay đối với khách hàng như những ngoại tệ mạnh như : USD, EUR,JPY...với phương châm “sự thành công của doanh nghiệp là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”, EIB HN đang nỗ lực nhằm thoả mãn nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian nhanh nhất và bằng loại ngoại tệ mà khách hàng cần .Nhằm tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và mở rộng cho vay đối với các khách hàng tiềm năng đồng thời tăng lợi nhuận ngân hàng là những mục tiêu lâu dài của EIB HN . Qua bảng 2, “Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp XNK /Tổng số tiền mà doanh nghiệp XNK vay” trong ngắn hạn bằng VNĐ chiếm một tỷ trọng lớn lần lượt 45,378 %( năm 2005) và 45,88 %( năm 2006) .Bằng đồng USD tỷ lệ năm 2005 và 2006 lần lượt là 54,06 % và 53,56 %. Điều đó phản ánh một hiển nhiên,các khoản vay mượn của doanh nghiệp XNK chủ yếu là thanh toán tiền hàng , hoặc thanh lý các hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài mà ngoại tệ được quy định trong hợp đồng chủ yếu là bằng đồng ngoại tệ mạnh . Còn trong dài hạn thì tỷ lệ đó năm 2005 là 32,15% và năm 2006 thì bằng 23,96%,điểm lưu ý nhất là trong dài hạn thì các doanh nghiệp chỉ vay ngân hàng bằng đồng bản tệ .Sự sụt giảm trong dài hạn tỷ lệ vay của các doanh nghiệp XNK được giải thích bằng việc các thành phần kinh tế khác đã bắt đầu có những món vay mang tính dài hạn, như sự xuất hiện của thành phần kinh tế “cá thể”trong bảng vay dài hạn của ngân hàng…Tỷ lệ đó trong trung hạn VNĐ là 97,7%( năm 2005 ) và 97.84% (năm 2006) . Nguyên nhân của những số liệu đó là việc mở rộng số lượng cho vay đối với các doanh nghiệp XNK từ chính sách của ngân hàng,thêm vào đó chính sách tín dụng của EIB HN đối với thành phần kinh tế này cũng có nhiều ưu đãi hơn về thủ tục ,về tài sản bảo đảm…Mặt khác ,do phải cạnh tranh với thị trường lãi suất cho vay đối với thành phần kinh tế này có giảm ,doanh số cho vay tăng lên .Ngân hàng đã chú trọng hơn vào công tác cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ,mà trong đó lấy doanh nghiệp XNK làm trung tâm. 2.2.2 Tốc độ tăng trưởng các dư nợ đối với các DNXNK Tình hình doanh số thu nợ và dư nợ qua các năm của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau : Đơn vị : triệu đồng Năm 2005 2006 Doanh số thu nợ 1.400.000.000,00 2.100.000.000,00 Dư nợ 720.883,61 763.539,40 ( Bảng 2.2 ) Sö dông vèn §¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång ChØ tiªu 31/12/2006 % t¨ng/gi¶m so víi th¸ng tr­íc % t¨ng/gi¶m so víi ®Çu n¨m Gi¸ trÞ % Gi¸ trÞ % Tæng tµi s¶n cã 1.730.286,59 -22.228,00 -1,27% 229.024,25 15,26% Tån quü 97.140,94 -17.575,70 -15,32% 90.385,19 1.337,90% TiÒn göi NHNN & TCTD 837.884,24 9.558,88 1,15% 247.786,09 41,99% D­ nî cho vay 763.539,40 12.210,97 1,63% 42.655,79 5,92% - Trong h¹n 752.478,22 16.503,99 2,24% 44.533,03 6,29% - Qu¸ h¹n 11.061,18 -4.293,01 -27,96% -1.877,23 -14,51% Trong ®ã d­ nî cÇm cè 29.494,50 16.440,30 125,94% 26.218,19 800,24% §iÒu chuyÓn vèn Tµi s¶n cè ®Þnh 16.112,35 -62,72 -0,39% 638,50 4,13% Sö dông kh¸c 15.609,67 -214,83 -1,36% -1.474,20 -8,63% + D­ nî cho vay ®¹t 763.539,40 triÖu ®ång t¨ng 42.655,79 triÖu ®ång (+5,92%). Trong ®ã: Nî trong h¹n: 752.478,22 triÖu ®ång Nî qu¸ h¹n: 11.061,18 triÖu ®ång chiÕm 1,45% tæng d­ nî cho vay. N¨m 2006 chi nh¸nh tËp trung cho vay c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá, c¸c c«ng ty cæ phÇn, c¸c kh¸ch hµng cã uy tÝn, cã quan hÖ tèt víi Ng©n hµng, cã tµi s¶n ®¶m b¶o, vay tr¶ ®óng h¹n. Trong tæng sè d­ nî 763.539,40 triÖu ®ång, d­ nî cña c¸c doanh nghiÖp, c«ng ty cæ phÇn lµ 667.812,90 triÖu ®ång, chiÕm 87,46% tæng d­ nî cho vay. D­ nî cho vay c¸ nh©n lµ 95.726,50 triÖu ®ång, chiÕm 12,54% tæng d­ nî cho vay. Chi nh¸nh tËp trung vµo cñng cè, n¨ng cao chÊt luîng tÝn dông, rµ so¸t l¹i c¸c hå s¬ vay vèn ®Æc biÖt lµ c¸c hå s¬ cßn nî qu¸ h¹n, nî khã ®ßi. Theo dâi s¸t c¸c kho¶n nî ®Ó ®«n ®èc kh¸ch hµng tr¶ nî gèc, l·i ®óng h¹n, h¹n chÕ nî qu¸ h¹n ph¸t sinh. N¨m 2006 chi nh¸nh ®· thu ®­îc 1.784,00 triÖu ®ång nî tån ®äng ®· xö lý DPRR, nî qu¸ h¹n cßn l¹i 11.061,18 triÖu ®ång (chñ yÕu lµ nî qu¸ h¹n cña c¸c n¨m tr­íc tån l¹i). Phân tích chỉ tiêu nợ quá hạn cho thấy ngân hàng trong những năm qua đã làm ăn có hiệu quả ,kết quả này còn phản ánh khả năng an toàn về vốn đối với khách hàng, tạo được lòng tin nơi khách hàng . Có thể thấy rằng dư nợ đối với các doanh nghiệp XNK tăng liên tục trong những năm qua .Năm 2004 dư nợ là 500.000 triệu ,thì đến năm 2005 con số đó đã lên bằng 720.883.61 triệu .Như vậy ,năm 2005 dư nợ cho vay các doanh nghiệp tăng 47.8% so với năm 2004, chủ yếu là do nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh tăng. Cũng trong năm 2005, Eximbank đã tập trung đẩy mạnh công tác tín dụng đốivới một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường công tác tiếp thị thu hút thêm khách hàng, chủ động giảm dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế nhà nước và các đối tượng cho vay tín chấp cũng như một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có độ rủi ro cao. Năm 2006 dư nợ cho vay đối với các DNXNK tăng 5.92 % so với năm 2005,nguyên nhân là do ngân hàng đã cố gắng tìm mọi biện pháp để mở rộng cho vay đối với DNXNK . Thực tế cho thấy ,các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã gần như trở thành những khách hàng truyền thống thay thế các doanh nghiệp quốc doanh ,trở thành những đối tác quan trọng của ngân hàng , điều này được thể hiện qua số lượng cho vay đối với khách hàng này chiếm tỷ trọng lớn (29% năm 2005 lên tới 34% năm 2006) ,chất lượng tín dụng cao. Sơ đồ dư nợ của ngân hàng qua các năm : ( Nguồn: Theo số liệu thống kê ngày 31/12/2006- Eximbank Hà nội) ( Theo nguồn: Số liệu báo cáo tài chính năm 2006) Trong tỷ trọng 41% của DN ngoài quốc doanh ,thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu chiếm 1 tỷ trọng lớn tại ngân hàng Eximbank Hà Nội chiếm 70% ).Sự thay thế đó là hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường ,khi mà có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh doanh tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ tăng, tạo nhiều cơ hội cho các thị trường tài chính phát triển, điển hình là thị trường chứng khoán,thị trường vốn…từ đó cũng thúc đẩy các ngân hàng ngày càng phải hoàn thiện mình trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính,các khoản vay có chi phí thấp . 2.2.3. Tình hình thu nợ đối với các doanh nghiệp XNK Nhìn chung ,công tác thu nợ của eximbank HN luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra . Tình hình thu nợ của NH trong các năm vừa qua được thể hiện qua bảng sau C¸c nghiÖp vô kh¸c ChØ tiªu TrÞ gi¸ Th¸ng 12/2006 TÝch lòy tõ ®Çu n¨m 1. Thanh to¸n quèc tÕ a. Thanh to¸n xuÊt khÈu 58.894,98 - L/C + Sè mãn 19.00 278.00 + Gi¸ trÞ (ngµn USD) 2,496.93 44,940.00 - Nhê thu + Sè mãn 2.00 83.00 + Gi¸ trÞ (ngµn USD) 9.56 1,753.94 - TTR + Sè mãn 102.00 840.00 + Gi¸ trÞ (ngµn USD) 2,150.44 12,200.93 b. Thanh to¸n nhËp khÈu 91.276,57 - L/C + Sè mãn 60.00 812.00 + Gi¸ trÞ (ngµn USD) 4,982.35 71,929.63 - Nhê thu + Sè mãn 18.00 110.00 + Gi¸ trÞ (ngµn USD) 149.29 1,169.59 - TTR + Sè mãn 63.00 738.00 + Gi¸ trÞ (ngµn USD) 1,873.40 18,177.35 c. Thanh to¸n phi mËu dÞch (ngµn USD) TiÒn ®i (gi¸ trÞ) 11.60 TiÒn vÒ (gi¸ trÞ) 160.03 6,767.70 2. Tæng D/sè M- B ngo¹i tÖ (TriÖu USD) 34.22 406.86 - Doanh sè M-B b»ng VN§ (triÖu USD) 30.73 360.67 + Mua 15.63 185.75 + B¸n 15.10 174.92 - Doanh sè chuyÓn ®æi (triÖu USD) 3.49 46.20 3. DÞch vô thÎ Quèc tÕ: a. Thanh to¸n thÎ Quèc tÕ (ngµn USD) 114.93 1,390.83 b. Sè thÎ ph¸t hµnh 229.00 2,392.00 - ThÎ Quèc TÕ 50.00 671.00 . ThÎ Visa 2.00 71.00 . ThÎ Master 3.00 68.00 . ThÎ Visa – Debit 45.00 532.00 - ThÎ néi ®Þa 179.00 1,721.00 4. Doanh sè giao dÞch qua m¸y ATM (triÖu ®ång) 15.347,00 103.797,00 5. Doanh sè chi tr¶ kiÒu hèi (ngµn USD) 2,929.16 17,506.04 6. Doanh sè cho vay (TriÖu ®ång) 236.281,44 2.147.295,15 Doanh sè thu nî (TriÖu ®ång) 223.156,19 2.104.610,72 7. Doanh sè mua vµng (L­îng) 909.14 25,855.22 Doanh sè b¸n vµng (L­îng) 1,083.90 25,848.88 8. Du häc: Doanh sè chuyÓn tiÒn (TT+Bankdraft) (triÖu ®ång) 318.06 3,735.99 Sè mãn chuyÓn tiÒn 4.00 42.00 9. §Þa èc Doanh thu Chi qu¶ng c¸o vµ dÞch vô Sè bÊt ®éng s¶n thanh to¸n qua NH ThÈm ®Þnh tµi s¶n 10. Sè kh¸ch hµng cã quan hÖ giao dÞch - Tæ chøc 1,770.00 - C¸ nh©n 16,394.00 11. Sè kh¸ch hµng cã quan hÖ tÝn dông - Tæ chøc 100.00 - C¸ nh©n 402.00 (bảng 2.3 ) Từ mục 6 ta thấy ,doanh số thu hồi được nợ của ngân hàng trong tháng 12 năm 2006 là 223.156,19 triệu đồng, tỷ lệ phần trăm vốn có khả năng thu hồi so với doanh số cho vay vào tháng 12 năm 2006 là 94.45% . Còn số tiền thu được tích luỹ từ đầu năm đến cuối năm 2006 là 2.014.610,72 tỷ đồng,còn tỷ lệ đó trong năm 2006 là 98.02 % . Đối với doanh nghiệp XNK thì khả năng thu hồi nợ trong tổng doanh số cho vay mặc dù tăng hơn so với năm 2005 nhưng vẫn đạt ở mức ko ổn định cho toàn bộ hệ thống EIB Việt Nam .Năm 2005 là 952413/1024100=0.93(93 %),còn năm 2006 thì ở mức 95.75%. Tỷ lệ nợ quá hạn của Eximbank Hà Nội có xu hướng giảm ,từ 2,35% năm 2005 xuống còn 1,45% năm2006 , đây là một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn tiền gửi .Chỉ tiêu đó có được nhờ chất lượng thẩm định tín dụng của các cán bộ ngân hàng được nâng cao ,việc lựa chọn khách hàng được tiến hành trên cơ sở phân tích,nghiên cứu thị trường,ngành nghề kinh doanh cụ thể. .Công tác kiểm tra , kiểm soát trước trong và sau khi cho vay chặt chẽ , được tiến hành thường xuyên .Quy trình tín dụng được phân định rõ ràng xuống từng bộ phận trong toàn hệ thống .Phân lớn các khoản nợ quá hạn phát sinh là những khoản nợ còn tồn tại năm trước ,tập trung chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng cơ bản và công nghiệp .Nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư ko thanh toán được khối lượng công trình đã nghiệm thu ,hay bên mua hàng gặp khó khăn trong thanh toán . Tỷ lệ thu hồi nợ và tỷ lệ nợ quá hạn có mối quan hệ với nhau,mối quan hệ đó là mối quan hệ nghịch đảo .Cả hai chỉ tiêu đều phản ánh khả năng hoạt động có hiệu quả hay ko của ngân hàng .Nhìn chung ,doanh số thu nợ tăng lên qua các năm .Có nhiều nguyên nhân, song tập chung vào hai nguyên nhân chủ yếu đó là : Thứ nhất ,hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên .Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội hoàn trả các món vay và tạo uy tín và mối quan hệ tốt với ngân hàng .Thứ hai, công tác thu nợ của ngân hàng được thực hiện tốt ,công tác thẩm định tài chính của doanh nghiệp trước khi cho vay được thực hiện một cách hết sức thận trọng và có hiệu quả , do đó đảm bảo chất lượng tín dụng cao . Trong doanh số thu nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ,thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất ,thu nợ trung và dà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32128.doc
Tài liệu liên quan