Mục lục
Phần I: Lời mở đầu
Phần II : Nội dung
Chương I: Tổng quan về lạm phát
Lạm phát
Khái niệm
Phân loại lạm phát
Nguyên nhân gây ra lạm phát
Cung ứng tiền và lạm phát
Chỉ tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát
Lạm phát cầu kéo
Lạm phát chi phí đẩy
Lạm phát do thâm hụt ngân sách
Lạm phát do thâm hụt ngân sách
1.3 Tác động của lạm phát
1.3.1 Lạm phát và lãi suất
1.3.2 Lạm phát và thu nhập thực tế
1.3.3 Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng
1.3.4 Lạm phát và nợ quốc
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia
Chương II: Thực trạng kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
2.1 Giai đoạn 1986-1993
2.1.1 Tình hình kinh tế và nguyên nhân gây ra lạm phát
2.1.2 Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này
2.1.2.1 Chính sách tiền tệ
2.1.2.2 Chính sách tài chính
2.2 Giai đoạn 1994-1998
2.2.1 Tình hình kinh tế và nguyên nhân gây ra lạm phát
2.2.2 Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này
2.3 Giai đoạn 1999 đến nay
2.3.1 Giai đoạn 1999-2001
2.3.1.1 Tình hình kinh tế và nguyên nhân gây ra lạm phát
2.3.1.2 Những biện pháp nhằm nâng cao sức mua của các tầng lớp dân cư(tăng cầu)
2.3.1.3 Những biện pháp tăng cường đầu tư, dẩy mạnh sản xuất kinh doanh(tăng mức cung hàng hóa và dịch vụ )
2.3.2 Giai đoạn 2002 đến nay
2.4 Đánh giá tình hình kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
2.4.1 Những thành công
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Chương III: Giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam
3.1 Phương hướng và biện pháp khắc phục , kiểm soát lạm phát
3.2 Một số giải pháp góp phần kiềm chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
phần III: Kết luận
phần iv: Tài liệu tham khảo
lạm phát và những giải pháp kiểm soát lạm phất đối với nền kinh tế việt nam
Phần i: Lời mở đầu
Trong các thông tin về kinh tế mà bạn thu nhận được hàng ngày, thường có thông tin giá cả hàng hóa và dịch vụ trong tháng này tăng lên là bao nhiêu,và đến cuối mỗi năm bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế như tỉ lệ tăng trưởng GDP,bạn còn nghe thấy người ta thông báo tỉ lệ lạm phát trong năm là bao nhiêu , đồng thới trong cácc mục tiêu kinh tế đề ra cho năm tới bao giờ cũng có mục tiêu về tỉ lệ lạm phát . Như vây, lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô, đã trở thànhmối quan tâm lớn của mọi người từ các quan chức cao cấp đến những người dân thường. Việc kiểm soát lạm phát như thế nào là vấn đề hàng đầu trong các cuộc tranh luận về chính sách kinh tế .
Dân chúng khi thấy giá cả các hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng lên, họ gọi đó là lạm phát , nhờ có tín hiệu này mà dân chúng điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình.
Vậy lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát ? tại sao mọi người lại quan tâm nhiều đến lạm phát ? Trong đề án này tôi xin trình bày những hiểu biết của minh về vấn đề này.
Với những tầm quan trọng như vậy thì ở Việt Nam vấn đề lạm phát được quan tâm như thế nào? Thực trạng lạm phát nước ta trong những năm vừa qua ra sao? Chính phủ đã thức hiện các chính sách gì để kiểm soát lạm phát ?đây cũng là vấn đề tôi trình bày trong đề án.
Để trả lời những câu hỏi trên , tôi nghiên cứu theo mô hình lý thuyết, thông qua những kiến thức đã được học về môn Lý thuyết tài chính -tiền tệ , tham khảo tài liệu của các tác giả viết đề tài có liên quan đến vấn đề này.Tứ những lý thuyết cơ bản đó,tôi ứng dụng vào thực tế Việt Nam để phân tích , tìm hiểu vấn đề lạm phát ở Việt Nam .
Vì giới hạn của một đề án môn học nên trong đề án này tôi chỉ nghiên cứu một cách chung nhất về lạm phát và vấn đề lạm phát ở Việt Nam , không có điều kiện đi sâu vào phân tích một số cuộc lạm phát điển hình trên thế giới như lạm phát ở Đức năm 1922. Và cũng không có điều kiện để đi sâu hơn về các vấn đề khác liên quan đến lạm phát vì lạm phát là một vấn đề kinh tế vĩ mô nên tác động của nó là rất rộng, trong dề án này tôi chỉ nghiên cứu những tác động chính.
Để giả quyết vấn đề , tôi chia đề án thành bốn phần :
Phần I : Lời mở đầu
Phần II: Nội dung
Đây là phần chính của dề án, kết cấu của phần này gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về lạm phát
Trong chương này , tôi trình bày những vấn đề mang tính chất lý thuyết về lạm phát để trả lời những câu hỏi đã đặt ra là lạm phát là gì ? Do đâu mà có lạm phát ? tại sao người ta quan tâm nhiều đến lạm phát ?
Chương II: Thực trạng kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
Trong chương này, tôi trình bày thực trạng kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Để tiện nghiên cứu tôi chia nhỏ giai đoạn này thành các thời kỳ nhỏ hơn: từ 1986 đến 1993, từ 1994 đến 1998, từ 1999 đến nay. Trong từng thời kỳ tôi đều phân tích tình hình kinh tế , tình hình lạm phát , nguyên nhân gây ra lạm phát và các chính sách của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát ứng với từng thời kỳ .Đồng thời cuối chương tôi còn đánh giá những thành công và những hạn chế trong vấn đề kiểm soát lạm phát ở Việt Nam .
Chương III : Một số biện pháp nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
Trong chương này , tôi trình bày một số giải pháp chung để góp phần kiểm soát và khắc phục lạm phát , sau đó là một vài ý kiến đối với biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam .
Phần III: Kết luận
Phần IV: Danh mục tài liệu tham khảo
Cuối cùng, tôi xin cám ơn cô giáo Phan Thị Hạnh đã giúp đỡ tôi viết đề án này.
Phần ii: nội dung
Chương i : tổng quan về lạm phát
Lạm phát
Khái niệm
Lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế .Tuy nhiên .mỗi nhà kinh tế có một quan điểm khác nhau về lạm phát .
Theo quan điểm của Các Mác trong Bộ Tư bản: lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt, llàm mất giá trị của đồng tiền , sự phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.Ông cho rằng lạm phát là bạn đường của Chủ nghĩa Tư bản, ngoài việc bóc lột người lao động bằng giá trị thặng dư, Chủ nghĩa Tư bản còn gây ra lạm phát để bóc lột người lao động một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống.
Theo quan điểm của nhà kinh tế học Samuelson; lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả chung. ông cho rằng “lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng - giá bánh mì, dầu xăng, xe ô tô tăng ;tiền lương ,giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”. ông cũng phân biệt hai trường hợp có sự tăng giá nhưng không phải là lạm phát . Thứ nhất, giá cả tăng do một sự tác động từ bên ngoài và khi tác động không còn nữa thì giá cả giảm xuống- đây không phải là lạm phát .Thứ hai, giá cả tăng do mất cân đối trong cục bộ nền kinh tế nhưng sau khi sự mất cân đối đó được giải quyết thì giá cả lại ổn định_ đây cũng không phải là lạm phát .
Còn nhà kinh tế học Friedman lại cho rằng: “lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”Ông quan niệm “ lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”. ý kiến của ông đã được các nhà kinh tế học thuộc trường phái tiền tệ và trưòng phái Keynes tán thành.
Ngoài ra,còn có nhiều khái niệm nữa về lạm phát . Ví dụ như : “ lạm phát là tình trạng giá cả của mọi mặt hàng tăng lên so với một thời điểm bất kỳ trước đó” hoặc “ lạm phát là sự giảm giá trị hay sức trao đổi thành hàng hóa khác của tiền” .
Cách xác định lạm phát
Lạm phát là sự tăng giá của tất cả các mặt hàng. Tuy nhiên có ba điều kiện cơ bản để để có thể xác định nó một cách chính xác:
Thứ nhất, để biết được tình trạng tăng giá , người ta phải so sánh giá cả hàng hóa giữa thời điểm này và thời điểm khác làm mốc.Trong khoảng thời gian giữa hai điểm nếu giá tăng , đó là lạm phát . Nếu gọi Pt1 là giá cả hàng hóa ở thời điểm t1 và Pt0 là giá cả hàng hóa ở thời điểm to thì phần tăng giá sẽ bằng Pt1 - Pt0 .
Thứ hai, trong một nền kinh tế thì có nhiều hàng hóa khác nhau nằm trong khoảng giữa t1 và to , mỗi loại hàng hóa có những mức tăng giá khác nhau.Cho nên, để tính được tỉ lệ lạm phát chung cho tất cả hàng hóa trong nền kinh tế , người ta lấy chỉ số giá cả bình quân của cả nước làm chuẩn.Có ba loại chỉ số giá cả bình quân thường sử dụng :
Chỉ số giá cả được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số giá cả hàng tiêu dùng CPI. CPI tính chi phí của một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ trên thị trưòng , các nhóm chính đó là hàng lương thực , thực phẩm, quần áo , nhà cửa , đất đai,chất đốt, vật tư y tế.
Để tính CPI , người ta phải dựa vào tỷ trọng của phần chi cho từng mặt hàng trong tổng chi tiêu cho tiêu dùng của thời kỳ có lạm phát .
2)Chỉ số giá cả hàng sản xuất PPI , đây là chỉ số giá bán buôn. PPI được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên do người sản xuất ấn định. Chỉ số này có ích vì nó được tính chi tiết sát với những thay đổi của thực tế .
3)Chỉ số giá bán lẻ RPI
Thứ ba, lạm phát thường được tính bằng tỉ lệ %.Cách tính như sau:
Pt1- Pto
In%=----------- x 100%
Pt0
Ngoài ra, chỉ số giảm phát GNP của được sử dụng ,chỉ số giảm phát GNP là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP, nó được xác định như sau:
Chỉ số giảm phát GNP=GDP danh nghĩa / GDP thực tế .
Phân loại lạm phát
Tùy theo quan điểm và dựa trên những tiêu thức khác nhau sẽ có các cách phân loại lạm phát khác nhau.
Xét về mật định lượng:
Dựa trên độ lớn nhỏ về tỉ lệ % lạm phát tính theo năm, người ta chia lạm phát thành:
_Lạm phát một con số mỗi năm : còn gọi là lạm phát vừa phải.Lạm phát này xảy ra khi giá cả tăng chậm và tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm .Đây là mức lạm phát chấp nhận được , với mức lạm phát này , những tác động kém hiệu quả là không đáng kể.Đây là tỉ lệ lạm phát mà nhiều nước mong muốn ,tuy nhiên , các nước khác nhau sẽ có những tỉ lệ lạm phát phù hợp khác nhau.Nhiều trường hợp tỉ lệ lạm phát phù hợp lại là tỉ lệ lạm phát hai chữ số.
_Lạm phát hai con số : ở mức lạm phát hai con số thấp (11 ,12 ,13%) thì tác động tiêu cực của lạm phát cũng là không đáng kể, nền kinh tế vẫm chấp nhận được . Nhưng khi tỉ lệ giá cả tăng ở mức hai con số cao , lạm phát sễ trở thành kẻ thù của sản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó là không nhỏ.Lạm phát hai chcon số trở thành mối đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế
_ Siêu lạm phát : ngoài các loại lạm phát trên đây còn có thể có một vài loại khác như lạm phát ba con số , lạm phát phi mã... tùy theo quan niệm của mỗi nhà kinh tế .Nhiều người coi các loại lạm phát này là siêu lạm phát vì nó có tỉ lệ lạm phát rất cao và tốc độ tăng rất nhanh.Với siêu lạm phát ,những tác động của nó đến đời sống và đến nền kinh tế trở nên nghiêm trọng: kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng vì sản xuất không chịu hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừngvì khi họ càng sản xuất thì càng thua lỗ do giá cả vật tư tăng nhanh, thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.Tiền sẽ trở nên khó được chấp nhận trong trường hợp này, người ta sẽ quay về trao đổi hiện vật thời cổ.
Về mặt định tính
Lạm phát được chia thành các loại sau :
_ Lạm phát thuần túy : là trường hợp đặc biệt khi giá cả hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa sản xuất đều tăng lên gần như cùng tỉ lệ 5 trong một đơn vị thời gian. Đây là trường hợp mà nhu cầu tiền thực tế tăng cùng chiều và khá tương đương với cung tiền thực tế .
_ Lạm phát cân bằng và không cân bằng:
Lạm phát cân bằng: khi nó tăng tương ứng với thu nhập , do vậy lạm phát không ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.
Lạm phátt không cân bằng : tỉ lệ lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập .Trên thực tế ,lạm phát không cân bằng thường xảy ra nhất.
_Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường:
Lạm phát dự đoán trước : xảy ra trong một thời gian đủ dài với một tỉ lệ lạm phát hàng năm khá đều đặn và ổn định khiến cho dân chúng có tâm lý và sự chờ đợi trở thành quán tính, người ta đã sống quen đần với lạm phát .Do vậy người ta có thể dự đoán được tỉ lệ lạm phát của những năm tiếp theo và đã có những chuẩn bị để thích nghi với tình trạng lạm phát này.
Lạm phát bất thường :lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đó chưa hề xuất hiện. Do vậy, về tâm lý, cuộc sống và thói quen của người dân đều chưa thích nghi được .Lạm phát bất thường xảy ra thường tạo nên những cú sốc về kinh tế và sự mát tin tưởng của người dân vào chính quyền đương đại .
tỉ lệ tăng bình quân năm của giá cả hàng hóa lớn hơn mức tăng thu nhập trong cùng thời gian. Ngược lại,lạm phát dcj gọi là thấp khi tỉ lệ tăng giá cả hàng hóa từ nhỏ đến rất nhỏ so với mức tăng thu nhập trong cùng một thời gian.
Nguên nhân gây ra lạm phát
1.2.1 Cung ứng tiền và lạm phát
“ Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ” ,đây là một câu nói nổi tiếng của Friedman , qua đó ông đã nêu được bản chất sâu xa, cái nguyên nhân sâu thẳm của lạm phát . những nhà kinh tế học đầu tiên quan tâm đến nguyên nhân của giá cả tăng đều cố gắng giải thích hiện tượng đố bằng tiền tệ .Đó là trường hợp của John Bodin ở thế kỷ thứ XVI , ông cho rằng “mọi cái mắt đỏ” là do vàng, bạc ở châu Mỹ dồn về ,mặc dùu ông cũng không giới hạn sự phân tích của mình về vai trò của bản thân tiền tệ.
Vào thế kỷ XVII và XVIII, William Petty, john Locke ,David Hume ,rồi David Ricacdo vào đầu thế kỷ thứ XIX ,hệ thống hóa cách giải thích : Mọi biến động của mặt bằng giá cả danh nghĩa bằng biiến động của khối lượng tiền tệ. Thật vậy, trong “câu chuyện hoang tưởng” của mình ,Hume đã chỉ ra rằng : Nếu do một “phép lạ” lượng tiền tăng lên gấp đôi trong một đêm thì sáng hôm sau toàn bộ giá cả cũng tăng lên gấp đôi. Và theo Ricacdo, tổng giá trị hàng hóa trao đổi được xác định bằng khối lượng dự trữ đang có. Ông cho giá cả tăng chỉ do khối lượng dự trữ đó tăng hoặc tăng các phương tiện dự trữ mà mỗi phương tiện đại diện cho một khối lượng nhỏ vàng hoặc bảcTong trường hợp thứ nhất, giá cả hàng hóa tăng làm giảm sức mau của đồng tiền quá nhiều , còn trong trường hợp thứ hai ,sự mất giá của đồng tiền xác nhận rằng nó đại diện cho một đương lượng vàng rất thấp.
Đến đây chúng ta có thể phân tích cung ứng tiền gây ra lạm phát như thế nào ?
Các nhà kinh tế theo thuyết tiền tệ cho rằng khi cung tiền tệ tăng lên và kéo dài sẽ làm cho giá cả tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát họ đã sử dụng công thức của Irving Fisher : MV= PY để giả thích hiện tượng như sau :
Với M : khối lượng tiền tệ lưu thông
P.Y : tổng chi tiêu danh nghĩa để mua hàng hóa và dịch vụ
P : giá cả
Y : tống sản phẩm thực tế = tổng thu nhập thực tế
V : tốc độ lưu thông tiền tệ ( có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ có thể qua nhiều chu trình chi trả trong một thời gian nhất định )
Và theo họ : “ tốc độ lưu thông tiền tệ thay đổi theo thời gian một cách có thể đoán trước được và không liên quan đến những thay đổi trong cung tiền tệ”. Như vậy V thường ít biến đổi theo thời gian.
Với điều này thì ứng với mỗi mức cung tiền tệ ta sẽ có một tổng chi tiêu danh nghĩa để mua hàng hóa và dịch vụ P.Y là không đổi .Bởi vậy với mỗi mức giá , ta sẽ có một mức tổng sản phẩm thực tế . Giá càng tăng thì sản phẩm thực tế càng giảm và để thể hiện mối quan hệ này họ xây dựng đường tổng cầu trong nền kinh tế . Và theo thuyết tiền tệ thì để thay đổi đường tổng cầu này chỉ do một nguyên nhân duy nhất đó là cung ứng tiền thay đổi và như vậy lạm phát xảy ra khi cung ứng tiền tăng .
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta xét một ví dụ sau :
P1
P2
P3
P
3
2’
2
1
1’
Yn
Yt
AD1
AD2
AD3
y
Tổng sản lượng
AS1
AS2
AS3
Tổng mức giá
Giả sử ban đầu nền kinh tế đang ở điểm cân bằng cung cầu (Điểm 1) khi cung ứng tiền tăng làm cho tổng chi tiêu danh nghĩa để mua hàng hóa và dịch vụ P.Y tăng làm đường tổng cầu tăng dịch chuyển sang phải từ AD1 tới AD2 . Tại đây điểm cân bằng của nền kinh tế là 1’ với mức sản lượng lớn hơn mức sản lượng tự nhiên và mức giá P2 cao hơn mức giá P1 . Do nền kinh tế đạt mức sản lượng lớn hơn mức sản lượng tự nhiên nên tỉ lệ thất nghiệp nhỏ hơn tỉ lệ thấ nghiệp tự nhiên làm cho chi phí tăng dẫn tới đượng cung dịch phải vào trong từ AS1 tới AS2 với điểm cân bằng mới (Điểm3) .Mức sản lượng đạt mức sản lượng tự nhiên như cũ nhưng giá cả tăng từ P2 lên P3 .Nếu như cung ứng tiền tiếp tục tăng một quy trịnh như vậy lại diễn ra và làm cho giá cả tăng lên liên tục và gây ra lạm phát .
Nhưng một vấn đề đặt ra là trường phái của Keynes lại cho rằng không chỉ có cung tiền tăng mới làm dịch chuyển đường cầu mà theo họ còn có rất nhiều các yếu tố khác cũng làm dịch chuyển nó , ví dụ như chính sách tài chính ,xuất khẩu ròng , lạc quan tiêu dùng , lạc quan kinh doanh...
Song những vấn đề của chính sách tài chính lại có những giới hạn của nó , chính phủ không thể chi tiêu quá 100% GNP cũng như không thể cắt giảm thuế dưới 0% . và như vậy việc tăng lên của tỉ lệ lạm phát trong trường hợp này chỉ là tạm thời .
Hay trong một lập luận khác của Keynes về các cú sốc cung bất lợi làm dịch trái đường tổng cung làm giá cả tăng lên , sản lượng giảm. Nhưng nếu cung tiền không tăng tức là AD không dịch phải thì theo thời gian dường AS sẽ lại dịch chuyển về vị trí ban đầu bởi một lẽ do sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng ( tự nhiên) và làm cho chi phí sẽ rẻ trở lại .Và đây cũng là hiện tượng lạm phát tạm thời .
Với những phân tích như vậy , quan điểm của Keynes cũng thống nhất với phái tiền tệ là lạm phát cao có thể xảy ra chỉ với một tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ cao.
1.2.2 Chỉ tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát
Một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng mà hầu hết các chính phủ theo đuổi là chỉ tiêu công ăn việc làm cao nhưng đây cũng chính là một nguyên nhân gây nên lạm phát .Có hai loại lạm phát là kết quả của chính sách ổn định năng động nhằm thúc đẩy một mức công ăn việc làm cao : lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy . Lạm phát cầu kéo xảy ra khi những nhà hoạch định chính sách theo đuổi các chính sách làm đường tổng cầu dịch chuyển sang phải , còn lạm phát chi phí dẩy xảy ra khi có những cú sốc cung tiêu cực hoặc do công nhân đòi tăng lương cao hơn gây nên . Bây giờ chúng ta có thể sử dụng cách phân tích tổng cung và tổng cầu để xem xét một chỉ tiêu công ăn việc làm có thể đưa đến lạm phát chi phí đẩy và lạm phát cầu kéo như thế nào ?
1.2.2.1 Lạm phát cầu kéo
Giả sử ban đầu nền kinh tế đang đạt được mức sản lượng tiềm năng , tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức thất nghiệp tự nhiên , nền kinh tế đạt mức cân bằng tại điểm 1. Nếu các nhà hoạch định chính sách sẽ hoạch định và theo đuổi một tỉ lệ thất nghiệp dưới mức tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên .
Để đạt được mục tiêu này , các nhà hoạch định chính sách sẽ phải đưa ra các biện pháp nhằm đạt được chỉ tiêu sản lượng lớn hơn mức sản lượng tiềm năng , mức chỉ tiêu sản lượng cần đạt được đó là Yt (Yt>Yn). Các biện pháp mà họ đưa ra sẽ tác động lên tổng cầu và làm tăng tổng cầu , đường tổng cầu sẽ dịch chuyển ra AD2, nền kinh tế chuyển đến điểm 1’ ( giao điểm giữa đường tổng cầu AD2 và đường tổng cung AS1). Sản lượng bây giờ đã đã đạt được tới mức Yt lớn hơn sản lượng tiềm năng và mục tiêu tỉ lệ thất nghiệp nhỏ hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên đã đạt được .
P1
P2
P3
P
3
2’
2
1
1’
Yn
Yt
AD1
AD2
AD3
y
Tổng sản lượng
AS1
AS2
AS3
Tổng mức giá
Vì hiện nay tỉ lệ thất nghiệp thực tế trong nền kinh tế là thấp hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên nên tiền lương tăng lên và đường tổng cung sẽ dịch chuyển đến AS2, đưa nền kinh tế từ điểm 1’ đến điểm 2’. Nền kinh tế quay về mmức sản lượng tiềm năng và tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên nhưng ở một mức giá cả P2 cao hơn P1.
Đến lúc này tỉ lệ lại cao hơn tỉ lệ mà các nhà hoạch định chính sách đã đề ra . Do đó, họ lại tiếp tục thực hiện các chính sách làm tăng tổng cầu. Quá trình này cứ tiếp diễn liên tục đảy giá cả trong nền kinh tế lên cao hơn.
Như đã phân tích trên đây, do giới hạn của những chính sách tài chính nên việc tăng lên liên tục của tổng cầu chỉ có thể là kết quả của một quá trình tăng cung ứng tiền liên tục. Do đó lạm phát cầu kéo là một hiện tượng tiền tệ .
1.2.2.2. Lạm phát chi phí đảy
P1
P2
P3
P
3
2’
2
1
1’
Yt
Yn
AD1
AD2
AD3
y
Tổng sản lượng
AS1
AS2
AS3
Tổng mức giá
Giả sử lúc đầu nền kinh tế tại điểm 1, là giao điểm của đường tổng cầu AD1 và đường tổng Cung AS1, vói mức sản lượng tự nhiên và tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do mong muốn có một mức ssóng cao hơn hoặc do cho rằng tỉ lệ lạm phát dự tính trong nền kinh tế sẽ tăng cao, những người công nhân đấu tranh đòi tăng lương. Vì tỉ lệ thất nghiệp đang ở mmức thất nghiệp tự nhiên nên những đòi hỏi tăng lương của công nhân dễ được giới chủ chấp nhận. ảnh của việc tăng lương ( cũng như anhhr hưởng của những cú sốc cung tiêu cực) làm đường tổng cung AS1 dịch chuyển vào đến AS2.
Nền kinh tế sẽ chuyển từ điểm 1 đến điểm 1’- giao điểm của đường tổng cung mới AS2 với đường tổng cầu AD1. Sản lượng đã giảm xuống dưới mức sản lượng tự nhiên Y’(Y’<Yn) và tỉ lệ thất nghiệp cao hơn tỉ lệ thất nhgiệp tự nhiên, đồng thưòi mmức giá cả tăng lên đến P1’. Vì mụcc đích muốn duy trì một mức công ăn việc làm cao hơn hiện tại, chính phủ sẽ thực hiện các chính sách điều chỉnh năng động nhằm tác động lên tổng cầu, làm tăng tổng cầu, lúc này đường tổng cầu A1 dịch chuyển ra AD2, nền kinh tế quay trở lại mmức sản lượng tự nhiên tại điểm cân bằng mới- điểm 2, mức giá cả tăng lên P2.
Các công nhân đã được nhượng bbộ và được tăng lương vẫn có thể tiếp tục đòi tăng lương lên cao hơn. Đồng thời, những sự nhượng bộ đó đã tạo ra sụ chênh lệch về mức lương trong tầng lớp công nhân, tình trạng đòi tăng lương lại tiếp diễn, kết quả là đường tổng cung lại chuyển vào đếnn AS3, thất nghiệp lại tăng lên mức cao hơn mức tỉ lệ tự nhiên và chính phủ lại tiếp tục phải thực hiện các chính sách điều chỉnh năng động làm dịch chuyển đường tổng cầu ra AD3 để đưa nền kinh tế trở lại mức sản lượng tự nhiên và tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, mức giá cả cũng tăng lên đến P3. Nếu quá trình này cứ tiếp diễn thì kết quả sẽ là việc tăng lên liên tục của giá cả , dây chính là tình trạng lạm phát chi phí đảy.
Theo cách phân tích của Keynes, những chính sách tài chính luôn có những giới hạn của nó, nên mặc dù những chính sách này cũng gây ra những tác động làm tăng tổng cầu nhưng đó chỉ là từng đợt không thể sử dụng trong thời gian dài. Như vậy, nó không thể được sử dụng để dịch chuyển liên tục đường tổng cầu. Việc dịch chuyển liên tục đường tổng cầu chỉ có thể là việc tăng cung ứng tiền liên tục, do đó lạm phát chi phí đẩy cũng là một hiện tượng tiền tệ .
Lạm phát do thâm hụt ngân sách
Trong những phân tích trước đây , chúng ta thấy rằng lạm phát chỉ có thể mở rộng khi lượng tiền tăng lên liên tục. Một thâm hụt ngân sách được trang trải bằng việc in thêm tiền có thể tạo ra lạm phát không ? câu trả lời là có nếu thâm hụt đó xảy ra trong một thời gian khá dài.
Chính phủ có thể khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước bănngf niện pháp phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường để vay vốn trong dân chúng, bù đắp cho phần bị thiếu hụt. Biện pháp này không nhả hưởng đến cơ số tiền tệ và do đó, không tăng cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát . Một biện pháp khác chính phủ có thể sử dụng bù đắp cho thâm hụt ngân sách nhà nước đó là phát hành tiền. Biện pháp này trực tiếp làm tăng thêm cơ số tiền tệ, do đó tăng cung ứng tiền tệ ,đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng tỉ lệ lạm phát . Tuy nhiên,ở các nước đang phát triển, do thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm bù đắp cho thiếu hụt nngân sách nhà nước là rất khó thực hiện . Đối với các quốc gia này, con dường duy nhất đối với họ đó là “in thêm tiền”. Vì thế, khi tỉ lệ thâm hụt nhân sách nhà nước của các quốc gia đó tăng cao thì tiền tệ cũng sẽ tăng nhanh và lạm phát tăng . ở các nước kinh tế phát triển, thị trường vốn phát triển, vì vậy một khối lượng lớn trái phiếu Chính phủ có thể bán ra và nhu cầu trang trải cho thâm hụt ngân sách nhà nước thực hiện từ nguồn vốn vay của Chính phủ. Tuy nhiên nếu Chính phủ cứ tiếp tục phát hành trái phiếu ra thị trường, cầu về vốn vay sẽ tăng và do đó , lãi suất sẽ tăng cao. Để hạn chế việc tăng lãi suất trên thị trường , ngân hàng Trung ương sẽ phải mua vào các prái phiếu đó, điều này lại cho cung tiền tệ tăng .
Do vậy, trong mọi trường hợp, tình trạng thâm hụt ngân sáchnhà nước cao, kéo dài sẽ là nguồn gốc tăng cung ứng tiền gây ra lạm phát .
Lạm phát theo tỉ giá hối đoái
Tỉ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài tăng cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát .
Khi tỉ giá tăng, đồng nội tệ mất giá, trước hết nó tác động lên tâm lý của người sản xuất trong nước , muốn kéo giá cả lên cao theo mức tăng của tỉ giá hối đoái.
Thứ hai khi tỉ giá hối đoái tăng, giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu cũng tăng cao, đẩy chi phí nguyên liệu tăng lên, lại quay trở về lạm phát chi phí đẩy như đã phân tích trên đây. Việc tăng giá cả của nguyên liệu và hàng hóa nhập khẩu thường gây ra phản ứng dây chuyền, làm tăng giá cả ở rất nhiều hàng hóa khác, đặc biệt là các hàng hóa của những ngành có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và những ngành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Tác động của lạm phát
Lạm phát và lãi suất
Tác động đầu tiên của lạm phát lên dời sống kinh tế đó là nó làm thay đổi lãi suất . Và vì lãi suất ngày nay tác động nhiều mặt đến thu nhập , tiêu dùng và đầu tư, cho nên thông qua lãi suất , lạm phát tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế vĩ mô và vi mô.
Để giữ cho tài sản nợ và có hiệu quả không đổi, hệ thống ngân hàng sẽ luôn cố gắng giữ cho lãi suất thực tế ổn định. Nhưng vì lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa - tỉ lệ lạm phát .
Nên muốn cho lãi suất thực tế không đổi, lãi suất danh nghĩa phải tăng cùng với tỉ lệ lạm phát . Nhưng, khi các ngân hàng và hệ thống tài chính tăng lãi suất danh nghĩa theo lạm phát , hậu quả mà nền kinh tế phải gannhs lấy là suy thoái và thất nghiệp gia tăng. Về mặt lâu dài, sự cân bằng trên thị trưòng hàng hóa và tiền tệ sẽ kéo cả lạm phát và lãi suất xuống khi không có sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương. Nhưng cái giá phải trả là tiềm năng sản xuất bị lãng phí. Số việc làm giảm và đời sống nhân dân khó khăn.
Lạm phát và thu nhập thực tế
Chúng ta đã biết là lạm phát làm mất đi tài sản. Làm giảm các loại giá trị một cách vô hình. Nếu nnhư năm nay bạn có thể mua một quyển sách với giá 10.000 VNĐthì giả sử tỉ lệ lạm phát của Việt Nam là 50% thì vào đúng một năm sau, 10.000VNĐ chỉ còn mua được 2/3 quyển sách và vô hình đã mất đi 1/3 quyển sách.
Tron trường hợp thu nhập danh nghĩa không đổi, lạm phát xảy ra sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người lao động. Với mức lương như cũ khi lạm phát xảy ra người lao động sẽ không có đủ khả năg mua được những hàng hóa như trước đó nữa.
Lãi suất không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi(tức là tiền mặt) mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực tế từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Điều đố xảy ra là do Chính sách thuế của nhà nước được tính dựa trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỉ lệ lạm phát tăng cao, điều đó làm cho số tiền thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao (mặc dù thuế suất vẫn không tăng ). Kết quả cuối cùng là thu nhập ròng (thu nhập sau thuế), thực(sau khi đã loại trừ các tác động của lạm phát ) mà người cho vay nhận được giảm đi .
Suy thoái kinh tế , thất nghiệp gia tăng , đời sống người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ và những hậu quả về chính trị, xã hội có thể xảy ra.
Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng
Lạm phát cao gây ra sự bất bình đẳng giữa công nhân với chủ doanh nghiệp và giữa người giàu với người nghèo. Ta biết rằng tiền lương của người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, do đó, rất khó có thể thay đổi được , vì vậy khi có lạm phát cao xảy ra sẽ làm cho đời sống của họ gặp khó khăn.
Trong quan hệ kinh tế giữa người vho vay và người đi vay, khi lạm phát tăng cao, người hco vay sẽ là người chịu thiệt và người đi vay sẽ là người được lợi. Đièu này đã tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay. Hơn thế nữa, nó còn thúc đẩy những người kinh doanh tăng cường thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng htêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế , đẩy lãi suất lên cao.
Lạm phát tăng cao còn khiến cho những người có tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét hàng hóa , tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trưòng , giá cả hàng hóa cũng lên cơn sốt cao hơn. Cuối cùng những người nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó những kẻ đầu cơ đã vơ vét hết hàng hóa và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có htể gây rãn rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về thu nhập , mức sống giữa người giàu với người người nghèo.
Lạm phát và nợ quốc gia
ở phần lạm phát và thu nhập thực tế ,chúng ta được biết Chính phủ được lợi từ các khoản thu thuế thu nhập đánh vào nhân dân. Chính phần th thực tế mà nhân dân đã mất đi đã chạy vào ngân sách của Chính phủ ,thì ngược lại trong quan hệ kinh tế đối ngoại những khoản nợ quốc gia của Chính phủ đối với các nước sẽ trở nên trầm trọng hơn trước. Chính phủ được lợi trong nước nhưng bị thiệt với nợ nước ngoài.
Trong khi Chính phủ được lợi từ cac khoản thuế đánh trong nước do lạm phát , Chính phủ nợ thâm nặng hơn đối với nước ngoài cũng do lạm phát . Nguyên nhân là vì lạm phát làm tỉ giá tăng cavà đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với tiền tệ nước ngoài tính trên các khoản nợ .
Ngoài những hậu quả trên đây, cái giá phải trả cho lạm phát vẫn còn nhiều. Lạm phát cao và kéo dài thường làm cho nhân dân không dám giữ tiền lâu. Họ tranh nhau mua hàng hóa , chi phí, thì giờ và tâm trí vào việc sử dụng tiền nhanh và mmua sắm cái gì đó làm hao tổn rất nhiều sinh lực của nền kinh tế . Nhưng điều quan trọng hơn nữa là lạm phát cao kéo dài sẽ làm cho thuế trở thành gánh nặng, lãi suất cao hơn, cung ứng tiền thực tế rút hẹp hơn,...Kết quả là dẫn đến tình trạng suy thoái trong tổng sản lượng quốc gia.
Chương ii : Thực trạng kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
2.1 Giai đoạn 1986- 1993
2.1.1 Tình hình kinh tế và nguyên nhân gây ra lạm phát
Kinh tế Việt Nam từ những năm 1986 đến nay đã trải qua sự biến đổi sâu sắc : từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trưòng theo định hướng Xã hội chủ nghĩa; từ tăng trưởng thấp những năm 80 sang tăng trưởng cao những năm 90; khủng hoảng rối loạn sang ổn định và phát triển.
Năm 1985, Gorbacher đã nên nắm chính quyền tại Liên xô, cùng với sự sụp đổ của các nước Đông Âu cũ, Việt Nam bị cắt giảm nguồn viện trợ từ nước ngoài và đến năm 1991 thì bị cắt hẳn.Do đó, gic nguyên vật liệu đầu vào như sắt thép, dầu hỏa, máy móc thiết bị....Việt Nam hoàn toàn phải mua với giá cao làm cho chi phí sản xuất tăng nhanh. Lạm phát chi phí đẩy xảy ra.
Kh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35403.doc