Tài liệu GIẢI PHÁP KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG: PHẦN MỞ ĐẦU
Trong phát triển du lịch, để đáp ứng được yêu cầu của du khách là muốn tham quan nhiều nơi, đòi hỏi các đơn vị kinh doanh trong ngành du lịch phải xây dựng được các chương trình du lịch qua nhiều địa phương, kết nối các điểm thu hút của các địa phương để xây dựng nên các tuyến du lịch chủ đề khác nhau, không còn rào cản của địa phương này với địa phương khác, giữa vùng này với vùng khác.
Với mong muốn thúc đẩy du lịch Việt Nam nói chung, du lịch miền Trung nói riêng phát triển hơn ... Ebook GIẢI PHÁP KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG
60 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu GIẢI PHÁP KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nữa, trên cơ sở tiềm năng thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của mình, được sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch và nhiều địa phương, tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" được hình thành với Quảng Nam & Đà Nẵng là hai trong nhiều tâm điểm chính của tuyến.
Quảng Nam & Đà Nẵng là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch. Tại đây hội tụ của nhiều bãi biển đẹp, khu nghỉ mát nổi tiếng, đặc biệt, là nơi duy nhất tại Việt Nam có đến 2 di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận vào năm 1999. Đây là một tiềm năng vô cùng to lớn và quý giá để du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng phát triển.
Tuy du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng trong thời gian qua có những bước phát triển nhất định, song kết quả kinh doanh chưa xứng với tiềm năng vốn có, còn đang thiếu sự đầu tư cho các khu, điểm du lịch, thiếu sự liên kết để cùng nhau có thể thu lợi lợi ích lớn hơn.
Để góp phần vào sự phát triển du lịch của Quảng Nam & Đà Nẵng, tôi thực hiện đề tài:
"Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Quảng Nam & Đà Nẵng"
Đề tài dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm ra các giải pháp hợp lý cho việc khai thác, phát triển tuyến tại Quảng Nam & Đà Nẵng, nhằm tạo ra những kết quả kinh doanh cao hơn cho mỗi địa phương.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận chung về tuyến du lịch chủ đề.
Phần 2: Thực trạng khai thác tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" & tiềm năng phát triển du lịch tại Quảng Nam & Đà Nẵng.
Phần 3: Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" nhằm phục vụ phát triển du lịch tại Quảng Nam & Đà Nẵng.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo - Tiến sĩ Trương Sĩ Quý đã giúp đỡ phát triển đề tài một cách tốt nhất cùng quý cơ quan Đại diện văn phòng Tổng cục du lịch tại miền Trung đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc xâm nhập thực tế để hoàn thành tốt đề tài này.
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN PHỤC VỤ CHO ĐỀ TÀI:
1.1.1. Tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở phát triển của ngành du lịch.
Theo Pháp lệnh du lịch: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng phục vụ cho nhu cầu gián tiếp và trực tiếp của việc sản xuất dịch vụ du lịch.”
Tài nguyên du lịch có hai dạng là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch có đặc điểm:
w Khối lượng các nguồn tài nguyên là cơ sở xây dựng tiềm năng du lịch.
w Việc khai thác tài nguyên du lịch mang tính thời vụ, đặc biệt là tài nguyên du lịch ở dạng tự nhiên.
w Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác nơi được phân bố.
w Nếu biết tôn tạo, bảo vệ, trùng tu thì các tài nguyên du lịch có khả năng được sử dụng lâu dài và bền vững.
1.1.2. Điểm du lịch :
Điểm du lịch là một nơi, một khu vực, một vùng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân cư ngoài địa phương và gây ra những thay đổi nhất định trong đời sống kinh tế của vùng đó do hoạt động kinh doanh du lịch tạo ra.
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị phân vùng du lịch, có quy mô nhỏ, diện tích, không gian riêng biệt. Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa lịch sử, kinh tế xã hội …) hay một loại công trình nhân tạo hoặc là sự kết hợp cả hai yếu tố trên phục vụ du lịch.
Ví dụ: Điểm du lịch Ngũ Hành Sơn, phố cổ Hội An…
Điểm du lịch tồn tại dưới hai dạng là điểm du lịch tài nguyên và điểm du lịch chức năng.
Thời gian lưu lại của du khách tại điểm du lịch là tương đối ngắn (1-2 ngày) bởi do hạn chế về đối tượng du lịch chỉ trừ một số trường hợp là điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ…
Một điểm du lịch tốt cần có môi trường tự nhiên và văn hóa lành mạnh, có các điều kiện đảm bảo dịch vụ tối thiểu cho khách du lịch như khách sạn, thông tin liên lạc, cửa hàng ăn uống, dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm…
Về mặt không gian, các điểm du lịch được kết nối với nhau bằng tuyến du lịch và được tổ chức thuận tiện, khoa học và mang tính kinh tế cao.
1.1.3. Tuyến du lịch:
Tuyến du lịch là sự tập hợp các điểm thu hút, hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ trên một tuyến hành trình tạo nên các chương trình du lịch phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.
Các tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt dựa vào các điểm hút; các cửa khẩu kinh tế quan trọng; hệ thống đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ; hệ thống đô thị; các cơ sở lưu trú cũng như giá trị đặc biệt của các điểm du lịch để hình thành nên các chương trình du lịch theo tuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong vùng, trong nước và quốc tế. Do vậy, có thể xem tuyến du lịch là đơn vị tổ chức không gian du lịch được tạo bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch khác nhau trên một lãnh thổ.
Cơ sở tiền đề cho tuyến du lịch là điểm du lịch và hệ thống giao thông bao gồm tuyến đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không.
Về mặt lãnh thổ, trong một quốc gia, tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng hoặc tuyến liên vùng.Trong một tỉnh có tuyến du lịch nội tỉnh và tuyến du lịch ngoại tỉnh.
1.1.4. Tuyến du lịch chủ đề:
Tuyến du lịch chủ đề là tập hợp các điểm thu hút, hệ thống các cơ sở dịch vụ trên tuyến hành trình khai thác trên cơ sở một loại hình hay một nét đặc trưng thu hút nào đó.
Trong một vùng du lịch, nơi có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có khả năng phát triển nhiều điểm du lịch thường xuất hiện các cụm du lịch. Các cụm du lịch là sự kết hợp về mặt lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại với một trung tâm liên kết du lịch có điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đảm bảo thời gian lưu trú của khách từ 2-3 ngày.
Ví dụ: Tuyến du lịch “Con đường rượu Vang”- Pháp đã đi qua nhiều vùng trồng nho dùng nấu rượu đặc sắc của Pháp.
Tuyến du lịch “Con đường lịch sử KanSai”- Nhật đã đi qua nhiều di tích lịch sử nổi tiếng của Nhật.
1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU KHI XÂY DỰNG TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ:
1.2.1. Giá trị của các loại tài nguyên du lịch phục vụ cho tuyến du lịch theo chủ đề:
Giá trị của các tài nguyên du lịch trên tuyến du lịch chủ đề chính là cơ sở tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo đặc thù riêng cho tuyến, có ý nghĩa đặc biệt về mặt thu hút khách du lịch.
Tính thống nhất theo chủ đề và sự đa dạng của tài nguyên du lịch để bổ sung cho chủ đề thể hiện qua:
w Tính độc đáo của di sản thể hiện trong phong cách kiến trúc, loại hình kiến trúc, chức năng công trình cũng như tính riêng có, duy nhất của công trình.
w Các loại hình hoạt động văn hóa và nội dung của nó như lễ hội, âm nhạc, nghề thủ công, lối sống, cách sinh hoạt của cộng đồng.
w Điều kiện cảnh quan tự nhiên trên tuyến du lịch chủ đề.
Tài nguyên du lịch được kiểm kê bao gồm cả hai dạng là tài nguyên du lịch thiên nhiên (khí hậu, hệ động thực vật, địa hình, nguồn nước…) và tài nguyên du lịch nhân văn (di tích lịch sử, di tích văn hóa, lễ hội, làng nghề…)
1.2.2. Thị trường khách du lịch quan tâm đến sản phẩm của tuyến du lịch chủ đề:
Khi xây dựng tuyến du lịch chủ đề cần xác định rõ đối tượng khách muốn hướng đến (những khách hàng đó là ai?; thuộc loại khách hàng nào?; họ có đặc điểm gì?…).Từ những phân tích về khách hàng, căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, người ta xây dựng những sản phẩm du lịch cho phù hợp. Thường thì các đối tượng khác nhau có nhu cầu khác nhau về từng loại sản phẩm du lịch. Những sản phẩm du lịch chuyên đề về lịch sử, về văn hoá, về sinh thái… được tạo ra cho phù hợp với từng loại thị trường khách du lịch. Những thị trường khách du lịch là những người có sự hiểu biết cao và có thu nhập cao thường quan tâm đến sản phẩm du lịch của tuyến du lịch chủ đề hơn.
1.2.3. Cơ sở hạ tầng & điều kiện sẵn sàng đón tiếp trên tuyến du lịch chủ đề:
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành phải đảm bảo như giao thông thuận tiện, cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, vận chuyển đủ độ an toàn…Đồng thời phải đạt được những yêu cầu sau:
w Phù hợp đặc điểm khách hàng nghĩa là các cơ sở kinh doanh du lịch phải đáp ứng được yêu cầu của khách, phù hợp với đặc điểm tâm lí cũng như khả năng chi trả của khách.
w Phù hợp với quy mô đoàn khách tức là phải có khả năng đón tiếp, chất lượng phục vụ đảm bảo tốt cho nhiều đoàn khách trong cùng một thời điểm.
w Cơ sở hạ tầng tại điểm lưu trú và dừng chân phải có khả năng phục vụ tốt cho mọi mục đích du lịch của du khách như tình trạng hoạt động tốt của hệ thống giao thông, đường xá, thông tin liên lạc, nhất là các trung tâm giải trí, vui chơi.
wViệc nối liền các điểm thu hút với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được lựa chọn một cách khéo léo sẽ tạo nên sự cân đối và hợp lý về không gian cũng như thời gian cho cả tuyến du lịch chủ đề.
1.2.4. Đội ngũ nhân viên phục vụ & hướng dẫn viên trên tuyến du lịch chủ đề:
Đội ngũ nhân viên phục vụ và hướng dẫn viên phải đảm bảo về số lượng và giỏi về nghiệp vụ. Bởi vì những nhân viên phục vụ ở khu vực tiền sảnh, khu nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch được xem là người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khách du lịch, là những người quyết định phần lớn chất lượng của các dịch vụ, các chương trình du lịch trên tuyến cũng như việc trở lại với tuyến trong các lần đi du lịch sau. Do đó, đây là đội ngũ nhân viên cần chú trọng trong việc đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
1.3. NHỮNG NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG & KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ:
1.3.1. Kiểm kê và đánh giá tài nguyên du lịch trên tuyến du lịch chủ đề:
Kiểm kê tài nguyên du lịch phục vụ cho một tuyến du lịch chủ đề người ta chú ý nhiều đến loại hình du lịch khai thác, các bộ phận cấu thành các tài nguyên, tập hợp các điểm thu hút xung quanh chủ đề thể hiện được những giá trị nhất định và khả năng phù hợp với khách hàng.
Để kiểm kê một cách đầy đủ và có hệ thống, hiểu rõ bản chất sức lôi cuốn của các tài nguyên du lịch cần phải phân loại và sắp xếp chúng theo từng loại, thứ, kiểu theo bảng sau:
Bảng 1.3.1: Kiểm kê & đánh giá tài nguyên du lịch trên tuyến du lịch chủ đề
Loại hình thu hút
Thứ thu hút
Kiểu thu hút
Điểm thu hút
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Thắng cảnh & các bộ phận hợp thành
Địa chất
Khí hậu
Thuỷ văn
Địa hình
Hệ động thực vật
Tài nguyên du lịch nhân văn
Những điểm thu hút của quá khứ
Thời kỳ hiện đại
Lịch sử
Nghệ thuật
Truyền thống
Khoa học kỹ thuật
Nghệ thuật ẩm thực
Nhân vật nổi tiếng
Du lịch giải trí
Những thiết bị giải trí
Trình diễn văn hoá
Trình diễn thương mại
Những thu hút mô phỏng
Những công viên giải trí
Đánh giá tài nguyên du lịch đang được khai thác trước hết cần đánh giá khả năng hấp dẫn, lôi cuốn thông qua giá trị của các tài nguyên, tính thời sự, những lợi ích mà nó đem lại cho du khách. Bên cạnh đó, đánh giá khả năng khai thác kinh doanh của một điểm thu hút thông qua số lượng du khách muốn và có thể thực hiện việc tham quan điểm thu hút cùng với khả năng chi trả của du khách tại điểm thu hút đó.
Đối với tài nguyên du lịch tiềm năng, ngoài việc đánh giá dung lượng thị trường cần đánh giá thêm về nhu cầu vốn; độ dài thời gian cần thiết để cải tạo, xây dựng, nâng cấp; các tác động đến đời sống văn hóa của cư dân địa phương.
1.3.2. Kiểm kê và đánh giá cơ sở hạ tầng trên tuyến du lịch chủ đề:
Khi khai thác và phát triển tuyến du lịch chủ đề, ngành du lịch đã sử dụng rất nhiều các phương tiện của cơ sở hạ tầng chung của xã hội.
Thực hiện một chuyến du lịch luôn gắn liền với việc đi lại. Hệ thống giao thông bao gồm các công trình đầu mối như phi trường, bến cảng, nhà ga, bến xe… và mạng lưới đường sá (đường bộ, đường thuỷ, đường không). Gắn liền với các tuyến đường, phục vụ đắc lực cho tuyến du lịch chủ đề là các bảng chỉ đường, chỉ hướng, khoảng cách đến các điểm thu hút, cũng như thông tin về các khách sạn, nhà hàng…, các bảng yết bản đồ các tỉnh thành mà tuyến đi qua.
Ngoài hệ thống giao thông, không kém phần quan trọng trong việc phục vụ khai thác tuyến là các trạm xăng, trạm sửa chữa xe, nhà vệ sinh, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cung cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại, mạng lưới y tế…
Khả năng phục vụ của hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông cho việc khai thác tuyến được đánh giá thông qua: khả năng sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau phù hợp với từng phân đoạn thị trường; sức tải tối đa của các công trình vào mùa đông khách du lịch; khả năng đảm bảo số lượng và chất lượng các công trình…
1.3.3. Kiểm kê và đánh giá điều kiện đón tiếp trên tuyến du lịch chủ đề:
¯ Cơ sở lưu trú: Để kiểm kê và đánh giá hệ thống cơ sở lưu trú tại một điểm du lịch, trước hết cần phân loại chúng.
w Căn cứ vào chức năng sử dụng, khách sạn được chia thành khách sạn nghỉ mát, khách sạn thành phố và khách sạn quá cảnh.
w Căn cứ vào quy mô khách sạn, có 3 loại: khách sạn quy mô lớn (>300 phòng), trung bình (150-250 phòng), nhỏ (<75 phòng).
w Căn cứ vào vị trí cảnh quan, vẻ đẹp kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên… khách sạn được chia theo các cấp hạng từ 1 đến 5 sao.
Việc đánh giá và kiểm kê cơ sở lưu trú dựa vào quy mô của hệ thống cơ sở lưu trú, khả năng lưu trú thông qua số lượng buồng giường. Ngoài ra, còn có một số chỉ tiêu khác như diện tích sử dụng, trang thiết bị …
¯ Cơ sở phục vụ ăn uống: Cũng như cơ sở lưu trú, phân bố mạng lưới nhà hàng rất quan trọng trong quá trình kiểm kê và đánh giá hệ thống nhà hàng.
¯ Cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung khác: Việc kiểm kê và đánh giá thông qua chỉ tiêu quy mô bao gồm số chỗ, diện tích, mức luân chuyển hàng hoá…
¯ Lực lượng lao động trên tuyến du lịch chủ đề: Việc đánh giá và kiểm kê lực lượng lao động trên tuyến du lịch chủ đề là vô cùng khó khăn. Tùy vào mỗi công việc cần có những tiêu chuẩn tuyển chọn và đánh giá khác nhau. Chẳng hạn như việc đánh giá và tuyển chọn nhân viên tiếp xúc trực tiếp không chỉ căn cứ vào giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hóa… mà còn chú ý đến tuổi tác, hình thức bên ngoài, tình trạng gia đình, sẵn sàng phục vụ, tính kiềm chế và lòng trung thực...
1.3.4. Phát triển tuyến du lịch chủ đề:
Trong phát triển du lịch, để đáp ứng được yêu cầu của du khách là muốn thăm thú nhiều nơi, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải xây dựng cho được các tuyến du lịch qua nhiều địa phương, không có rào cản của địa phương này đối với địa phương khác, giữa vùng này với vùng khác, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho du lịch phát triển, đưa du khách đến các điểm thu hút trong vùng. Vì vậy, việc phát triển tuyến du lịch chủ đề là xu thế tất yếu của thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa, của xu thế nền kinh tế toàn cầu hóa, khu vực hóa.
Phát triển tuyến du lịch chủ đề cách tốt nhất là đặt tuyến trong mối quan hệ tổng thể với các tuyến điểm trong cả nước, mở rộng quan hệ với các tuyến du lịch quốc tế, kết nối các điểm du lịch trong khu vực nhằm mục tiêu tăng trưởng du lịch của các địa phương, quốc gia, khu vực có tuyến đi qua với tốc độ nhanh và bền vững.
Phát triển tuyến du lịch chủ đề đòi hỏi hình thành rõ chức năng phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh thành; thành lập hiệp hội phối hợp du lịch của vùng nhằm khắc phục sự chia cắt, sự riêng lẻ trong hoạt động du lịch của các địa phương. Bên cạnh đó, phát triển du lịch chủ đề còn dựa vào sự phát triển đồng bộ của kết cấu hạ tầng của các địa phương, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, phát triển bền vững và khai thác hiệu quả nguồn nhân lực của từng địa phương.
Phát triển tuyến du lịch chủ đề đặt trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành chuyên môn hoá khác nhau trong du lịch. Thành phần trong mối quan hệ cơ bản và chủ yếu này là các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú, các tổ chức vận chuyển, các điểm ăn uống, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại… mối quan hệ giữa các doanh nghiệp này được thắt chặt trên cơ sở thiết lập các hợp đồng gởi khách và cung ứng dịch vụ, kết hợp nhau trong công tác nghiên cứu thị trường để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch trên tuyến đem lại lợi nhuận tối đa cho mỗi ngành. Không chỉ vậy, phát triển tuyến du lịch chủ đề còn là cơ hội cho việc liên kết các doanh nghiệp trong cùng một ngành chuyên môn với nhau để có đủ thế và lực trong cạnh tranh, tạo một sự đồng bộ, ăn khớp trong việc nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo lợi ích tối đa của từng doanh nghiệp.
Phát triển tuyến du lịch chủ đề còn là sự kết nối giữa ngành du lịch với các ngành khác để tận dựng tối đa được lợi thế so sánh của từng ngành tạo sự phát triển bền vững.
1.3.5. Tổ chức bán các chương trình du lịch khai thác từ tuyến du lịch chủ đề:
1.3.5.1. Xác định nguồn khách:
Khi xây dựng các chương trình du lịch từ tuyến du lịch chủ đề, người xây dựng thường đã xác định các thị trường mục tiêu chủ yếu cho sản phẩm của mình.
Theo đánh giá và kết quả nghiên cứu sơ bộ thì các nguồn khách quan trọng của thị trường du lịch Việt Nam được sắp xếp như sau:
¯ Khách quốc tế:
Các công ty lữ hành gửi khách quốc tế và trong nước.
Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Các công ty, xí nghiệp liên doanh hoặc có quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Các mối quan hệ cá nhân.
Các đối tượng khách đi lẻ, khách tự đến.
¯ Khách nội địa:
Các công ty lữ hành trong nước.
Các công ty, xí nghiệp, trường học…
Các tổ chức xã hội, đoàn thể.
Các đối tượng khách trực tiếp
Các mối quan hệ khác.
1.3.5.2. Quan hệ giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với nhau & với khách du lịch:
Đối với tuyến du lịch chủ đề kéo dài qua nhiều địa phương vấn đề không chỉ là giữa doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm mà còn ở chỗ:
w Giữa tất cả các loại hình doanh nghiệp du lịch trong nỗ lực quảng bá chung cho tuyến, cho việc đảm bảo chất lượng phục vụ của từng doanh nghiệp nhằm đảm bảo uy tín chung cho cả tuyến.
w Giữa các doanh nghiệp cùng loại hình trên các địa phương khác nhau của tuyến:
* Khách sạn ở Đà Nẵng với Hội An trong gởi nhận khách lẫn nhau.
* Thậm chí giữa các doanh nghiệp thuê xe: thuê xe gắn máy ở Hội An ra Đà Nẵng rồi trả xe tại Đà nẵng và ngược lại …
Đối với khách du lịch, khi các doanh nghiệp du lịch tổ chức thu hút khách trực tiếp cho các chương trình du lịch được xây dựng sẵn theo tuyến du lịch chủ đề hoặc khách du lịch tự đến với các chương trình du lịch của tuyến thì hoạt động bán các chương trình đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Các doanh nghiệp sẽ tận dụng được hầu hết các kênh phân phối sản phẩm trong du lịch và giữa du khách với doanh nghiệp sẽ được kết nối với nhau thông qua một bản hợp đồng thoả thuận về việc thực hiện chương trình.
1.3.6. Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trên tuyến du lịch chủ đề:
Quá trình thực hiện các chương trình du lịch bao gồm hai mảng lớn:
w Mảng thứ nhất là toàn bộ những công việc từ chuẩn bị, bố trí, điều phối theo dõi, kiểm tra…của các phòng ban chức năng. Bộ phận điều hành có vai trò chủ đạo trong mảng công việc này.
w Mảng thứ hai gồm các công việc của các hướng dẫn viên du lịch từ khi đón khách cho đến khi tiễn khách và kết thúc chương trình du lịch.
Việc thực hiện các chương trình theo tuyến du lịch chủ đề phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như số lượng khách, thời gian thực hiện chương trình, nguồn gốc phát sinh của chương trình…
1.3.7. Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm của chương trình du lịch trên tuyến du lịch chủ đề:
Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm thông qua việc kiểm tra, đánh giá chất lượng thiết kế sản phẩm và chất lượng thực hiện thông qua các tiêu thức như:
w Tính hấp dẫn và độc đáo của các tài nguyên du lịch có trong chương trình
w Uy tín và chất lượng của các sản phẩm từ các nhà cung cấp
w Mức giá hợp lý của các dịch vụ du lịch.
w Điều kiện môi trường tự nhiên xã hội
w Chất lượng hướng dẫn viên
w Sự hài lòng của khách du lịch …
Chất lượng sản phẩm thể hiện phần lớn qua phương thức, thái độ phục vụ của các đội ngũ nhân viên đối với khách du lịch, vì vậy chất lượng phục vụ đóng vai trò quan trọng tới chất lượng sản phẩm. Quá trình xây dựng và quản lý chất lượng phục vụ được chia thành năm nhóm công việc cơ bản là:
w Tìm hiểu khách hàng mục tiêu - tiền đề của chất lượng phục vụ
w Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng phục vụ
w Xây dựng đội ngũ nhân viên nhằm thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ
w Hệ thống kiểm tra thường xuyên: hệ thống đo lường dịch vụ, hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin từ phía khách hàng, hệ thống tiếp nhận báo cáo và ý kiến của nhân viên.
w Tạo dựng bầu không khí tích cực, dân chủ trong khi làm việc cho toàn thể nhân viên.
1.3.8. Tổ chức các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền cho tuyến du lịch chủ đề:
Tất cả các hoạt động quảng cáo đều nhằm khơi dậy nhu cầu của du khách đối với các điểm thu hút, các sản phẩm du lịch thuộc tuyến du lịch chủ đề. Các sản phẩm quảng cáo phải tạo ra được sự phù hợp giữa các chương trình du lịch trên tuyến với nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của khách du lịch.
Khi quảng cáo cho các điểm du lịch, các sản phẩm của tuyến thường áp dụng các hình thức quảng cáo:
w Quảng cáo bằng các sản phẩm tập gấp, tập sách mỏng, áp-phích…
w Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, tivi, tạp chí, website…
w Qua các hoạt động khuyếch trương như tổ chức các buổi tối quảng cáo, tham gia các hội chợ du lịch…
Trong các hình thức trên, các tập gấp và tập sách mỏng có vai trò đặc trưng:
w Khả năng chứa đựng và cung cấp thông tin về các điểm du lịch, các tiện nghi, phương tiện du lịch của tuyến tốt.
w Dễ phân phát và dễ chấp nhận
w Giá thành rẻ
w Đã tồn tại từ lâu và trở nên quen thuộc.
Ngoài tác động hấp dẫn, thu hút khách du lịch, các ấn phẩm quảng cáo (đặc biệt là tập gấp và tập sách mỏng) còn có vai trò như những căn cứ pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch trên tuyến, nó như một “bản tự cam kết” của những người xây dựng tuyến với khách du lịch.
Tổ chức các chiến dịch quảng cáo cho các hoạt động nhằm khai thác thác tuyến du lịch chủ đề ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và tốn kém hơn. Để thu hút nhiều khách du lịch, tạo uy tín hoặc tiếng vang lớn cho toàn tuyến, người xây dựng không ngần ngại tổ chức miễn phí cho các nhà báo, phóng viên cũng như một số khách du lịch. Bởi lẽ, quảng cáo truyền miệng là một hình thức có tác động rất lớn đến hành vi của du khách trong tương lai.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI"& TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN TẠI
QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG:
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trong thời gian qua:
2.1.2.1. Thành phố Đà Nẵng:
Bảng 2.1.2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Đà Nẵng 2000-2003
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Số lượng
Tđt
( % )
Số lượng
Tđt
( % )
Số lượng
Tđt
( % )
1
2
3
4
5
6
7
8
Tổng doanh thu
255.626
297.800
16,5
338.838
13,78
338.000
-0,25
- Khách sạn
130.230
160.900
23,55
188.700
17,28
181.033
-4,06
- Lữ hành
80.572
84.400
4,75
89.600
9,72
98.223
6,07
- Vận chuyển
30.820
32.400
5,13
35.388
9,07
37.586
6,36
- Ăn uống
9.336
13.400
42,95
16.800
10,89
14.095
-4,76
- Khác
4.668
6.754
23,30
7.100
5,12
6.963
-1,93
Tổng chi phí
215.237
249.258
23,30
282.539
13,35
283.920
4,89
Lợi nhuận
19.939
24.542
23,30
29.140
18,74
27.343
-0,30
Nộp ngân sách
20.450
24.000
17,36
27.159
13,16
26.737
-1,55
Nguồn: Đại diện văn phòng TCDL tại miền Trung
Hoạt động du lịch của Đà Nẵng thời gian qua có bước tăng trưởng khá. Tốc độ tăng bình quân về doanh thu đạt 10,01% / năm. Các chỉ tiêu về lợi nhuận và nghĩa vụ đối với Nhà nước tăng khá, trong đó tổng chi phí cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn.
Kết quả khích lệ trên là nhờ việc đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, giao thông, chỉnh trang đô thị có nhiều thay đổi tích cực. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch mới cũng như chất lượng phục vụ được chú trọng. Thành phố cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động an ninh, an toàn cho du khách. Hiện tượng bu bám, chèo kéo khách du lịch, các hành động gây ô nhiễm môi trường du lịch… đều giảm. Việc nâng cấp dịch vụ lưu trú và mở thêm dịch vụ bổ sung trong khách sạn được chú ý. Các công ty lữ hành nổ lực quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương và các tỉnh lân cận. Các doanh nghiệp vận chuyển chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách bằng cách kiện toàn đội ngũ lái xe vừa chuyên nghiệp vừa có tác phong nghiệp vụ du lịch cao và trang bị thêm nhiều xe du lịch mới đưa vào phục vụ. Đặc biệt, khu du lịch Furama Resort hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, các chương trình du lịch của tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” với các sự kiện văn hoá - du lịch như: Nghỉ biển Đà Nẵng, hay chương trình liên hoan du lịch “Gặp gỡ Bà Nà”… đã thu hút được một số lượng khách khá lớn. Ngành du lịch cũng đã phối hợp với hãng hàng không mở các đường bay mới đi Bangkok, Hongkong…và năm 2001, Đà Nẵng đón được 56 tàu du lịch với lượng khách lớn làm tăng tổng doanh thu toàn ngành. Đội xích lô du lịch đã được thành lập và đưa vào hoạt động.
Tuy nhiên, mức chi tiêu bình quân của khách tại Đà Nẵng còn thấp, thời gian lưu trú lại chưa cao do chất lượng dịch vụ chưa hoàn hảo, sản phẩm du lịch còn hạn chế chưa kích thích được nhu cầu chi tiêu của khách. Bên cạnh đó, năm 2003, đại dịch SARS hoành hành gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến việc kinh doanh du lịch tại Đà Nẵng, làm tổng doanh thu của ngành giảm nhẹ.
2.1.2.2. Tỉnh Quảng Nam:
Bảng 2.1.2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Quảng Nam 2000-2003
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Số lượng
Tđt
( %)
Số lượng
Tđt
( % )
Số lượng
Tđt
( % )
1
2
3
4
5
6
7
8
Tổng doanh thu
43.515
78.782
81,05
121.108
53,73
120.000
-0,91
- Khách sạn
27.048
47.053
73,95
75.960
61,43
73.840
-2,79
- Lữ hành
767
1.485
93,61
2.330
56,90
2.220
-4,72
- Vận chuyển
936
1.383
47,76
1.711
23,72
1.624
-5,08
- Ăn uống
6.589
15.265
131,67
24.830
62,66
22.516
-9,32
Bảng 2.1.2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Quảng Nam 2000-2003
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Số lượng
Tđt
( %)
Số lượng
Tđt
( % )
Số lượng
Tđt
( % )
1
2
3
4
5
6
7
8
- Khác
8.175
13.596
66,31
16.277
19,72
19.800
21,64
Tổng chi phí
36.890
74.931
86,63
111.727
54,84
109.200
-2,26
Lợi nhuận
1.874
1.506
24,44
2.702
44,18
3.175
17,5
Nộp ngân sách
4.751
3.345
42,03
6.679
40,58
7.625
14,16
Nguồn: Đại diện văn phòng TCDL tại miền Trung
Du lịch Quảng Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng bình quân về doanh thu là 44,62% / năm. Đây là mức tăng kỷ lục và khá cao so với Đà Nẵng.
Qua số liệu thống kê trên, ta nhận thấy rằng: Doanh thu lữ hành chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, khoảng 1,85% trên tổng doanh thu của toàn ngành, song tốc độ tăng trưởng khá cao xấp xỉ bằng 48,60% / năm và năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận từ kinh doanh du lịch không ngừng tăng qua các năm, nhưng so với tốc độ tăng doanh thu thì còn thấp, tỷ lệ so với doanh thu còn khiêm tốn, khoảng 2,68%. Chi phí quảng bá lớn dẫn đến tổng chi phí tăng cao làm tổng lợi nhuận tăng chậm lại. Do doanh thu tăng nhanh nên đóng góp vào Ngân sách Nhà nước tăng đáng kể, tốc độ tăng bình quân 32,26% / năm.
Kết quả được như trên là nhờ các doanh nghiệp du lịch đã chú trọng hơn trong việc đầu tư xây dựng, nâng cấp trang thiết bị, mở thêm nhiều dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách tốt hơn. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, mở rộng thị trường cho chương trình du lịch của tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” cùng hai di sản văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn được quan tâm hơn nên đã thu hút được lượng khách lớn đến tham quan. Đặc biệt, Sở Du Lịch Quảng Nam kết hợp với các Sở Du lịch các tỉnh, thành lân cận, các doanh nghiệp liên quan đến du lịch tổ chức thành công nhiều liên hoan, lễ hội du lịch như “Gặp gỡ đêm rằm phố cổ Hội An”, “Hành trình con đường di sản thế giới”, “Ấn tượng Mỹ Sơn” … thu hút được khá đông khách du lịch quốc tế cũng như trong nước góp phần vào sự tăng lên của doanh thu du lịch Quảng Nam.
Tuy nhiên, sự phát triển du lịch chỉ tập trung ở Hội An còn các khu vực khác phía Nam và phía Tây như Thánh địa Mỹ Sơn, hồ Phú Ninh… thì vẫn chưa được phát triển bao nhiêu.
2.1.2. Tình hình phát triển các ngành chuyên môn hóa trong du lịch:
2.1.2.1. Tình hình phát triển ngành kinh doanh lữ hành:
2.1.2.1.a. Thành phố Đà Nẵng:
So với trước đây đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào việc kinh doanh lữ hành nói chung cũng như lữ hành quốc tế nói riêng. Hiện nay, tại Đà Nẵng có 43 đơn vị kinh doanh lữ hành, 10 văn phòng đại diện và 33 chi nhánh của các công ty du lịch, các trung tâm lữ hành trên cả nước đóng tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chưa tự mình thu hút được khách mà chỉ làm chức năng vận chuyển khách là chủ yếu và cũng chưa nghĩ đến chuyện liên kết lại với nhau để có tiềm lực lớn hơn trong việc cạnh tranh trên trường quốc tế.
2.1.2.1.b. Tỉnh Quảng Nam:
Kinh doanh lữ hành tại Quảng Nam trong thời gian qua có nhiều khởi sắc song chưa có sự phát triển mạnh như ở Đà Nẵng và sự tập trung các doanh nghiệp lữ hành, các trung tâm du lịch còn khá hạn chế. Tính đến nay, tổng số các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh là 14 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 3 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 9 đơn vị khinh doanh lữ hành nội địa, và có 2 chi nhánh lữ hành quốc tế. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, cũng như ở Đà Nẵng các doanh nghiệp chỉ hoạt động vận chuyển khách là chính, các chương trình chủ yếu phục vụ khách lẻ và còn quá đơn giản, chưa tạo những ấn tượng đặc sắc cho du khách. Hiện tượng cạnh tranh mãnh liệt về giá và giành ._.giật khách còn diễn ra khá phổ biến giữa các doanh nghiệp.
2.1.2.2. Tình hình phát triển ngành kinh doanh khách sạn:
2.1.2.2.a. Thành phố Đà Nẵng:
Bảng 2.1.2.2.a: Tình hình phát triển khách sạn tại Đà Nẵng 1996 - 2003
Chỉ tiêu
1996
2000
2003
Cs
lt (cái)
Phòng (cái)
Cslt
Phòng
Cslt
Phòng
SL (cái)
Tđpt (%)
SL (cái)
Tđpt (%)
SL (cái)
Tđpt (%)
SL (cái)
Tđpt (%)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
TSố
33
1.480
66
200,0
2.318
156,62
71
107,6
2.394
161,76
3-5 sao
2
130
8
400,0
630
484,62
8
100,0
630
484,62
1-2 sao
13
610
22
169,2
850
139,34
25
113,6
890
145,90
Đạt TC
18
740
36
200,0
838
113,24
38
105,6
874
118,11
Nguồn: Đại diện văn phòng TCDL tại miền Trung
Số lượng cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng 1996 - 2003 tăng đáng kể.
Giai đoạn 1996-2000, số cơ sở lưu trú tăng gấp 2 lần đạt mức tăng trưởng 100%, trong đó số phòng tăng 59,3%. Sự tăng nhanh về số lượng cơ sở lưu trú và số lượng phòng trong giai đoạn này là do du lịch thành phố đang có nhiều khởi sắc, đồng thời thành phố tham gia vào việc thực hiện Nghị định 45/CP của Chính Phủ và Nghị quyết 317/TTG của Thủ tướng Chính Phủ về việc chuyển nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh khách sạn du lịch. Mặt khác, đây là thời kỳ các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ kéo theo sự ra đời của hàng loạt các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ. Giai đoạn 2000-2003, số lượng cơ sở lưu trú tiếp tục tăng nhưng không đáng kể, quy mô bình quân của khách sạn năm 2003 đạt xấp xỉ 33 phòng.
Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng phòng ngủ ngày càng được nâng lên theo từng thời kỳ. Tỷ trọng buồng ngủ có chất lượng cao ngày càng nhiều, cụ thể như sau:
w Tỷ trọng phòng ngủ đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao năm 1996 là 8,78%, năm 2000 là 27,17% và năm 2003 là 26,32%.
w Tỷ trọng phòng ngủ đạt tiêu chuẩn từ 1-2 sao năm 1996 là 41,22%, năm 2000 là 36,67% và năm 2003 là 37,18%.
Tuy nhiên vẫn chưa có một tổ chức nào để liên kết, xâu chuỗi các khách sạn này lại. Vấn đề cạnh tranh về giá diễn ra khá gây gắt.
2.1.2.2.b. Tỉnh Quảng Nam:
Bảng 2.1.2.2: Tình hình phát triển khách sạn tại Quảng Nam 1996 - 2003
Chỉ tiêu
1996
2000
2003
Cs
lt (cái)
Phòng (cái)
Cslt
Phòng
Cslt
Phòng
SL (cái)
Tđpt (%)
SL (cái)
Tđpt (%)
SL (cái)
Tđpt (%)
SL (cái)
Tđpt (%)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
TSố
18
583
20
111,1
711
122,0
78
390,0
2.168
304,9
3-5 sao
0
0
1
0,0
135
0,0
4
400,0
221
163,7
1-2 sao
1
279
3
300,0
132
100,0
14
466,7
580
439,4
Đạt TC
17
304
16
94,1
444
139,3
60
375,0
1.367
307,9
Nguồn: Đại diện văn phòng TCDL tại miền Trung
Ngành kinh doanh khách sạn của Quảng Nam giai đoạn 1996-2003 có một bước đột phá khá mạnh mẽ, với tốc độ tăng bình quân là 79,33%. Giai đoạn 1996-2000, tình hình kinh doanh khách sạn của tỉnh còn thấp, số lượng cơ sở lưu trú tăng lên không đáng kể (chỉ tăng 2 khách sạn trong 5 năm). Nguyên nhân là do: Trong thời gian này, Quảng Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu của việc đưa du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, các hoạt động xúc tiến, tổ chức khai thác khách còn hạn chế.
Sang giai đoạn 2000-2003, số lượng cơ sở lưu trú của toàn tỉnh tăng nhanh, tăng gấp 3,9 lần. Kết quả khả quan như vậy bởi đây là giai đoạn Quảng Nam liên tiếp đón nhận 2 di sản văn hoá thế giới do UNESCO công nhận là: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, và sự ra đời của tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” với Quảng Nam là một trong những tâm điểm chính làm cho số lượng khách đến với Quảng Nam tăng đột biến.
Chất lượng của các phòng ngủ cũng được nâng lên đáng kể cùng với sự phát triển của số lượng cơ sở lưu trú. Từ chỗ không có loại phòng nào đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao trong giai đoạn 1996 - 2000, đến năm 2003 phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao chiếm tỷ trọng 10,19% với mức phát triển là 400% so với năm 1996. Và cũng như Đà Nẵng, các đơn vị kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh vẫn còn cạnh tranh khốc liệt về giá và tranh giành khách, chưa có sự liên kết với nhau.
2.1.2.3. Tình hình phát triển ngành kinh doanh ăn uống:
2.1.2.3.a. Thành phố Đà Nẵng:
Hệ thống nhà hàng tại Đà Nẵng tương đối phong phú và đa dạng, đáp ứng khá tốt cho việc phục vụ khách du lịch và khách địa phương. Các nhà hàng phân bố chủ yếu ở trung tâm thành phố và khu vực ven biển. Trong đó, số nhà hàng có trong khách sạn là 37, số nhà hàng thuộc các đơn vị, cá nhân nằm ngoài khách sạn là 100. Trong quá trình kinh doanh, các nhà hàng vẫn ở tình trạng hoạt động riêng lẻ, độc lập, chưa có mối quan hệ cụ thể nào.
2.1.2.3.b. Tỉnh Quảng Nam:
Mạng lưới các nhà hàng rãi khắp tỉnh, nhưng có sự tập trung cao ở Hội An. Theo thống kê, từ năm 1997, Hội An đã có 214 hộ kinh doanh ăn uống, trong đó có 128 nhà hàng. Nhà hàng đặc sản ở Hội An ngày càng nhiều và thu hút đông đảo du khách bởi những món ăn đặc sản. Mặc dù chính quyền địa phương cùng với ngành du lịch đã quan tâm đến công tác quy hoạch du lịch nhưng tình hình hiện nay rất dễ xảy ra nguy cơ quá tải nhà hàng tại Hội An.
2.1.2.4. Tình hình phát triển ngành kinh doanh vận chuyển:
2.1.2.4.a. Thành phố Đà Nẵng:
Phát huy ưu thế là cửa ngõ trung chuyển khách, Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư, nâng cấp các phương tiện vận chuyển để tạo điều kiện tốt nhất cho việc đưa đón khách.
Toàn thành phố, hiện nay, có 310 xe các loại với trên 4000 chỗ ngồi làm nhiệm vụ vận chuyển khách du lịch. Hầu hết, các loại xe đều có chất lượng khá trở lên, trong đó xe 4-9 chỗ ngồi là 104 chiếc, 12-15 chỗ ngồi là 98 chiếc, 24-26 chỗ ngồi là 34 chiếc và trên 30 chỗ ngồi là 21 chiếc. Loại hình phương tiện taxi cũng tăng, hiện nay cả thành phố có 4 hãng taxi với hơn 300 chiếc. Hoạt động du lịch trên sông có 3 du thuyền, riêng tàu du lịch Sông Hàn có 200 chỗ ngồi và có cả nhà hàng phục vụ trên tàu. Các phương tiện như tàu, thuyền, canô, các trang thiết bị phục vụ cho loại hình du lịch thể thao trên biển còn nghèo nàn. Đội xe xích-lô du lịch được thành lập và đã đi vào hoạt động khá hiệu quả. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh vận chuyển còn ở trong quan hệ cho thuê xe lẫn nhau trong mùa du lịch, đặc biệt trong việc đón khách tàu biển tình trạng thiếu xe trở nên trầm trọng.
2.1.2.4.b. Tỉnh Quảng Nam:
Nhìn chung, số lượng xe vận chuyển dùng cho du lịch tại Quảng Nam còn quá ít, chất lượng chưa cao, chưa đủ đáp ứng nhu cầu du lịch. Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có hơn 34 xe sử dụng vận chuyển khách du lịch với tổng số chỗ ngồi trên 334. Số thuyền du lịch là 12 (104 ghế ), và một đội xích-lô hơn 100 phục vụ khách đi dạo phố cổ. Tất cả hầu như tập trung tại Hội An.
2.1.2.5. Tình hình phát triển các dịch vụ du lịch, mua sắm:
2.1.2.5.a. Thành phố Đà Nẵng:
Các cửa hàng lưu niệm tại Đà Nẵng có xu hướng hình thành theo khu vực hoặc đặt ngay trong các khách sạn để tiện cho việc mời chào du khách cũng như đáp ứng thị hiếu của du khách. Một số khu vực được biết đến như những tụ điểm mua sắm như siêu thị Bài Thơ, chợ Hàn, trung tâm công thương nghiệp, các cửa hàng trên đường Hùng Vương…, một số đã được đưa vào các chương trình du lịch. Tuy nhiên, quy mô các điểm bán hàng chưa lớn, chưa hình thành những “phố mua sắm” để tạo thuận tiện cho sự tập trung của khách, mặt hàng còn nghèo nàn về mẫu mã, hình thức chào mời và quảng bá còn hạn chế.
2.1.2.5. Tỉnh Quảng Nam:
Số lượng các quầy bán hàng lưu niệm tại Quảng Nam tăng nhanh chóng và tập trung chủ yếu chỉ ở Hội An. Từ chỗ chỉ có 33 điểm (1997) đến nay đã có hơn 50. Đây được coi là “ thiên đường mua sắm”. Quảng Nam vẫn chưa có sự sắp xếp về mặt không gian và hình thành một tổ chức chung để tránh cạnh tranh không lành mạnh về giá gây thiệt hại lẫn nhau.
2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH CHỦ DỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG:
2.2.1. Tình hình khai thác khách tại các di sản thế giới:
2.2.1.1. Tình hình khai thác khách tại phố cổ Hội An: (Số liệu ở bảng 2.2.1.1 phần phụ lục)
Với việc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và là một trong những tâm điểm chính của tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới”, Hội An đã có những bước tiến vượt bậc trong việc thu hút và khai thác khách.
Theo số liệu thống kê, số lượt khách đến với Hội An ngày càng tăng trong các năm 2000, 2001, 2002 và đã có giảm nhẹ vào năm 2003 (- 4,21%) do ảnh hưởng của đại dịch SARS. Trong đó, lượt khách quốc tế giảm mạnh 20,72% nhưng đây lại là cơ hội cho khách nội địa được tăng lên 13,58% bởi trong thời gian này hầu hết các đơn vị kinh doanh du lịch đều có xu hướng giảm giá thành tất cả các dịch vụ, các sản phẩm du lịch để có thể duy trì được tình hình kinh doanh của mình. Tuy vậy, tốc độ tăng bình quân của tổng lượng khách đến Hội An vẫn đạt ở mức khá 15,085% trong giai đoạn 1999 - 2003.
Khách du lịch quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượt khách đến với Hội An và có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng giai đoạn 1999 - 2003 là 14,67%. Phố cổ Hội An cũng đã tạo được sự hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước, số lượt khách ngày càng tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối.
Quy mô nguồn khách đến với Hội An tăng nhanh so với nguồn khách của cả tỉnh và của khu vực Bắc Trung Bộ. So với khu vực Bắc Trung Bộ, khách đến Hội An chiếm tỷ trọng 17,90% năm 1999 và đã tăng lên 18,03% năm 2003, nhưng so với cả tỉnh thì tỷ trọng khách du lịch tại Hội An có giảm nhẹ từ 82,35%-1999 xuống 71,02%-2003.
Do có mức tăng trưởng chậm hơn so với khách nội địa nên thị phần khách quốc tế có xu hướng giảm, tuy nhiên xét về số lượng tuyệt đối thì lượng khách này có xu hướng tăng mạnh
2.2.1.2. Tình hình khai thác khách tại thánh địa Mỹ Sơn: (Số liệu ở bảng 2.2.1.2 phần phụ lục)
Được sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp cùng với sự nhiệt tình cộng tác của các chuyên gia nước bạn và các cán bộ Việt Nam, thánh địa Mỹ Sơn đang từng bước được khôi phục và trở thành một khu bảo tàng kiến trúc văn hoá Chăm ngoài trời duy nhất ở Việt Nam. Đặc biệt, từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, Mỹ Sơn ngày càng trở thành điểm du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Năm 1999, Mỹ Sơn chỉ mới đón được 26.551 lượt khách, năm 2003 số lượt khách đến đây đã tăng lên 82.593lượt khách (gấp hơn 3 lần). Nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 1999-2003 là 36,17% / năm. Lượt khách đến Mỹ Sơn tăng mạnh, năm sau đều cao hơn năm trước, duy chỉ có năm 2003, do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nên tổng lượt khách đến với Mỹ Sơn giảm 3,81%.
Khách quốc tế chiếm thị phần chính trong tổng lượt khách du lịch đến Mỹ Sơn và có tốc độ tăng trưởng khá đều. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1999 - 2003 đạt 29.075% / năm. Năm cao điểm nhất là năm 2002, Mỹ Sơn đón được gần 63.095 lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng chậm hơn khách du lịch nội địa nên thị phần khách quốc tế đã giảm từ 84,42% năm 1999 xuống còn 69,83% năm 2003.
Khách nội địa có tốc độ tăng trưởng cao, với mức bình quân là 72,80% cho cả giai đoạn 1999 - 2003. Đặc biệt, năm 2002, Mỹ Sơn đã đón 24.917 lượt khách nội địa, tăng hơn 6 lần so với năm 1999. Nếu như năm 1999, khách nội địa chiếm 15,58% thị phần thì trong năm 2003 thị phần khách nội địa đã chiếm 30,17% thị phần.
Quy mô nguồn khách du lịch kể cả quốc tế và nội địa đều tăng nhanh so với nguồn khách đến với Quảng Nam và đến với vùng du lịch trọng điểm Bắc Trung Bộ (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam). So với Quảng Nam, tổng lượt khách đến với Mỹ Sơn chiếm tỷ trọng 19,39% năm 1999 và đã tăng lên 21,58% năm 2002. Do tăng chậm hơn so với nhịp độ tăng trưởng của khách nội địa, thị phần khách quốc tế có xu hướng giảm. Song xét về số lượng tuyệt đối thì cả khách quốc tế và khách nội địa có xu hướng tăng mạnh.
2.2.2. Thực trạng khai thác tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” tại Quảng Nam và Đà Nẵng:
Tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” ra đời đã tạo cơ hội lớn cho du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng phát triển ngày càng lớn mạnh. Song, trong thời gian qua , việc khai thác và phát triển tuyến tại hai địa phương này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao bởi do:
¯ Khai thác tài nguyên du lịch:
Đà Nẵng, bên cạnh tài nguyên biển độc đáo, còn có nguồn tài nguyên văn hóa đặc sắc. Thế nhưng rất nhiều di tích có giá trị, nhiều tài nguyên biển như bảo tàng Đà Nẵng, nghĩa địa Y Pha Nho, Bán đảo Sơn Trà, bãi biển Tiên Sa, suối nước nóng Phước Nhơn, công viên nước Đà Nẵng… vẫn chưa được khai thác khai thác tương xứng với tiềm năng hoặc chưa được kết hợp với quần thể tài nguyên văn hóa ở các vùng lân cận. Công tác trùng tu, tôn tạo các giá trị văn hóa phục vụ kinh doanh du lịch cũng chỉ ở mức độ tiến hành ở một số điểm trên địa bàn, chưa có sự phối kết hợp với các địa phương khác để tạo tính thống nhất.
Công tác bảo vệ môi trường từng bước được khắc phục nhưng nguy cơ ô nhiễm môi trường bờ biển vẫn chưa có giải pháp triệt để. Bên cạnh đó, yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên du lịch là công tác quản lý tài nguyên, đặc biệt là các di sản văn hóa, chưa có sự quản lý thống nhất, còn tranh chấp về quyền quản lý. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tôn tạo và bảo vệ di sản đó dẫn đến gây khó khăn cho việc khai thác.
Quảng Nam là địa phương duy nhất, ở nước ta, có đến hai di sản văn hóa thế giới. Đây là một lợi thế rất lớn của địa phương. Tuy nhiên, thực tế, chỉ Hội An mới phát triển về du lịch. Tài nguyên du lịch được sử dụng thường xuyên là phố cổ Hội An và vùng phụ cận (Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, hồ Phú Ninh). Các tài nguyên khác như đồi Bồ Bồ, Hòn Kẽm Đá Dừng, tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bằng An… chưa được khai thác đúng với tiềm năng. Mặc dù Ban điều hành “Con đường di sản thế giới” cùng địa phương đã nổ lực tổ chức một số hoạt động lễ hội nhằm thu hút khách nhưng chúng còn mang tính chất đơn lẻ, rời rạc.
¯ Cơ sở hạ tầng phục vụ tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới”:
Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, hệ thống giao thông của Quảng Nam và Đà Nẵng còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã được nâng cấp, tu dưỡng, đặc biệt, tại Đà Nẵng đã liên tiếp mở các tuyến đường song việc thực hiện còn quá chậm gây cản trở kinh doanh cho một số cơ sở lưu trú, trung tâm lữ hành, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị tạo ấn tượng không tốt đối với không ít du khách. Tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" tại Quảng Nam và Đà Nẵng chưa khai thác được các phương tiện giao thông công cộng mà chỉ mới sử dụng các phương tiện chuyên chở riêng của mình trong các chương trình du lịch.
Hệ thống thông tin liên lạc vẫn ở mức chi trả cao, mạng lưới y tế còn quá nghèo nàn về phương tiện kỹ thuật chưa đảm bảo cho việc chăm sóc sức khoẻ cho du khách khi cần thiết. Các trung tâm thương mại chất lượng chưa cao, chưa có sự đầu tư lớn để sẵn sàng đón tiếp khách , đặc biệt là khách quốc tế.
¯ Điều kiện sẵn sàng đón tiếp:
Từ khi tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” ra đời và đưa vào hoạt động đã làm cho hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, các trung tâm lữ hành “mọc lên như nấm” tại Quảng Nam và Đà Nẵng.
w Đà Nẵng
Cơ sở lưu trú: Từ 33 khách sạn năm 1996 tăng lên 71 khách sạn năm 2003.
Cơ sở ăn uống: 37 nhà hàng trong khách sạn và hơn 100 nhà hàng nằm ngoài khách sạn.
Trung tâm lữ hành: có 43 đơn vị kinh doanh lữ hành .
w Quảng Nam:
Cơ sở lưu trú: Từ 18 khách sạn năm 1996 tăng lên 78 khách sạn năm 2003.
Cơ sở ăn uống: Tại Hội An hiện nay có 124 đơn vị kinh doanh ăn uống, một số khác nằm tại Tam kỳ
Trung tâm lữ hành: 3 trung tâm lữ hành quốc tế, 9 trung tâm lữ hành nội địa, 2 chi nhánh lữ hành quốc tế.
Tuy nhiên, chất lượng của các đơn vị kinh doanh du lịch này chưa cao. Hệ thống các khách sạn có cấp hạng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng hệ thống dịch vụ chưa hoàn hảo và đồng bộ. Cơ cấu loại hình lưu trú chưa đa dạng, chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng khách, quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, phân tán nên hiệu quả đầu tư thấp.
Việc khai thác và quảng bá các chương trình du lịch trên tuyến du lịch này tại các trung tâm lữ hành còn quá hạn chế. Các hãng lữ hành chưa tự vượt xa hơn trong việc kí kết hợp đồng với các công ty lữ hành nước ngoài, chưa phát huy được tính hiệu quả của việc quảng cáo, chưa đưa đến cho khách hàng một cách rõ nét tính hấp dẫn của Quảng Nam và Đà Nẵng trên tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới".
Có thể nói rằng, giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành chuyên môn hóa khác nhau chủ yếu chỉ là quan hệ do các trung tâm lữ hành thiết lập với các nhà hàng, khách sạn, xí nghiệp vận chuyển… trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch thuộc tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới". Còn giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành chuyên môn hóa như khách sạn với khách sạn, lữ hành với lữ hành, vận chuyển với vận chuyển… chưa có mối liên kết sâu sắc, bền vững.
Đối với từng điểm thu hút trên tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" tại Quảng Nam và Đà Nẵng vẫn chưa có một sự đầu tư thỏa đáng nào, đồng bộ trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Có nhiều điểm thu hút tập trung quá nhiều các nhà hàng, khách sạn, các trung tâm lữ hành…gây hiện tượng quá tải, ngược lại, còn một số điểm thu hút việc đầu tư còn nhỏ lẻ, chưa được chú trọng đúng mức với tiềm năng của nó làm cho khả năng lôi kéo và lưu giữ khách còn nhiều hạn chế.
2.2.3. Các chương trình du lịch đã khai thác trên tuyến du lịch “Con đường di sản thế giới” tại Đà Nẵng và Quảng Nam:
2.2.3.1. Chương trình du lịch được khai thác riêng lẻ ở mỗi địa phương:
¯ Thành phố Đà Nẵng:
w Ngũ Hành Sơn - Viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm - Bà Nà (3 ngày / 2 đêm)
w Khám phá Bà Nà (2 ngày / 1 đêm)
¯ Tỉnh Quảng Nam:
w Hội An - Mỹ Sơn - Hội An ( 01 ngày )
w Hội An - Làng gốm Thanh Hà -Làng mộc Kim Bồng ( 01 buổi )
w Mỹ Sơn - Suối nước nóng Tây Viên - Đèo Le (2 ngày /1 đêm )
w Hội An – Cù Lao Chàm (2 ngày /1 đêm)
w Hội An - Mỹ Sơn - Hồ Phú Ninh (2 ngày /1 đêm)
2.2.3.2. Chương trình du lịch được khai thác nối liền hai địa phương:
w Đà Nẵng - Hội An - Cù Lao Chàm - Đà Nẵng (4 ngày / 3đ êm)
w Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn - Bà Nà. (3 ngày / 2 đêm)
2.2.3.3. Chương trình du lịch được khai thác liên vùng:
w Đà Nẵng - Hội An - Huế (3 ngày / 2 đêm )
w Đà Nẵng - Hội An - Bà Nà - Huế (4 ngày / 3 đêm )
w Đà Nẵng - Hội An - Cù Lao Chàm - Huế (4 ngày / 3 đêm )
w Đà Nẵng - Hội An - Bạch Mã - Huế (4 ngày / 3 đêm )
w Đà Nẵng - Mỹ Sơn - Hội An - Huế (4 ngày / 3 đêm )
w Đà Nẵng - Mỹ Sơn - Hội An -Bà Nà - Huế (5 ngày / 4 đêm )
w Đà Nẵng - Hội An - Huế - Phong Nha (5 ngày / 4 đêm )
w Đà Nẵng - Mỹ Sơn - Hội An - Huế - Phong Nha (6 ngày / 5 đêm)
Thống kê các chương trình du lịch trên tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" mà các công ty lữ hành ở Quảng nam và Đà Nẵng đang chào bán, ta thấy: Bảo tàng Chàm có mặt nhiều nhất, tỷ lệ xuất hiện trong các chương trình là 89%, kế đến là Hội An 84%, Huế 71%, Mỹ Sơn 48%, Ngũ Hành Sơn 42%. Và trong các chương trình trên, chương trình 4 ngày 3 đêm Đà Nẵng-Hội An- Mỹ Sơn- Huế là thu hút nhiều đối tượng khách nhất.
2.2.4. Mức đóng góp của tuyến du lịch “Con đường di sản thế giới” cho du lịch của Đà Nẵng và Quảng Nam: (Số liệu ở bảng 3 phần phụ lục )
Việc hình thành tuyến du lịch “Con đường di sản thế giới” sau sự kiện Mỹ Sơn và Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới đã đưa du lịch cả Đà Nẵng và Quảng Nam phát triển lên một tầm cao mới.
Mức đóng góp của “Con đường di sản thế giới” cho du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam là khá lớn. Quy mô nguồn khách du lịch kể cả khách quốc tế lẫn khách nội địa đều tăng nhanh so với nguồn khách đến với cả 2 địa phương.
Năm 2003, tuy ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nhưng số lượng khách đến với Đà Nẵng và Quảng Nam theo tuyến du lịch nay vẫn chiếm số lượng lớn, chiếm tỷ trọng 11,00% trong tổng số lượng khách đến 2 địa phương, số lượng khách tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng bình quân số lượng khách là 28,62% giai đoạn 2000-2003.
Cùng với sự gia tăng của số lượng khách, doanh thu do tuyến du lịch “Con đường di sản thế giới” đem lại cho Đà Nẵng và Quảng Nam cũng từng bước được cải thiện. Doanh thu từ tuyến du lịch đạt 8.409 triệu đồng vào năm 2000 và con số tương ứng cho năm 2003 là 18.320 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trong doanh thu du lịch của 2 địa phương từ 2,81% năm 2000 lên đến 4,00% năm 2003. Và con số này còn sẽ tăng cao trong những tới này.
Sự đóng góp này thể hiện ở sự nổ lực rất lớn trong việc lôi kéo và lưu giữ khách cho tuyến du lịch này của các nhà làm du lịch tại Đà Nẵng và Quảng Nam . Điển hình là sự tổ chức thành công các lễ hội, liên hoan như : Đêm rằm phố cổ vào các tối 14, 15 (Âm lịch) tại Hội An, chương trình “Ấn tượng Mỹ Sơn”, liên hoan “Gặp gỡ Bà Nà”… Bên cạnh đó, các nhà kinh doanh du lịch của hai địa phương, đặc biệt là các thành viên của chi hội “Con đường di sản thế giới” đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, chính sách khuyến mãi cho khách đi trọn tuyến hoặc đi với số lượng khách lớn chẳng hạn như việc vận chuyển khách miễn phí cho khách đi vào tham quan Hội An và Mỹ Sơn hoặc các điểm du lịch tại Đà Nẵng của khu nghỉ mát Furama; giảm giá vé tham quan cho khách đi theo đoàn có số lượng người lớn tại các điểm tham quan …. Ngoài ra, trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, quảng bá cho tuyến du lịch này của Ban điều hành tuyến, của các đơn vị thành viên cũng rất sôi động góp phần làm tăng thêm lượng khách đến với tuyến.
2.2.5. Tình hình xây dựng hình ảnh, thương hiệu “Con đường di sản thế giới” tại các Sở du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn:
“Chúng ta hãy cùng nhau đan tấm lưới lớn, thả xuống đại dương bắt cá về chia nhau”. Đó là nguyên câu nói rất hình tượng của ông Huỳnh Tấn Vịnh – Phó giám đốc công ty liên doanh Furama khi nói với các nhà quản lý du lịch các tỉnh miền Trung về việc cùng liên kết thực hiện “Con đường di sản thế giới” tại miền Trung.
Dù mới khởi xướng được không lâu, nhưng việc ra đời chương trình liên kết du lịch này đã tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp, các tổ chức du lịch, và các địa phương về tiềm năng phát triển, cơ hội kinh doanh. Vì vậy, ngay sau khi Ban điều hành “Con đường di sản thế giới” đã thành lập và đi vào hoạt động ổn định, ngoài rất nhiều cuộc họp đã được tiến hành để triển khai hoạt động, cũng trong thời gian này, 3 đoàn nhà báo quốc tế với hơn 40 phóng viên, nhà báo đã đến nghe và giới thiệu, đưa bài và hình ảnh “Con đường di sản thế giới”. Ban điều hành cũng đã hình thành website:www.worldheritageroad.com để quảng bá và giới thiệu “Con đường di sản thế giới” ra thế giới. Trang web này được chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 6 năm 2002. Tính đến thời điểm hiện nay, số người biết và truy cập trang web này vào khoảng 115.128 lượt người.
Nhìn chung, trang web được xây dựng tương đối quy cũ, trang trí đẹp, màu sắc, hình ảnh mang đậm văn hóa Chăm. Các thông tin giới thiệu về các điểm thu hút được phân theo khu vực lãnh thổ địa lý mà tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" đi qua giúp người truy cập dễ dàng tìm thấy được những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, người truy cập có thể tìm thấy những địa chỉ liên lạc của các đơn vị thành viên của tuyến. Tuy nhiên, trang web vẫn còn có một số hạn chế nhất định. Trở ngại lớn nhất cho người truy cập là trang web chỉ được thiết kế với một ngôn ngữ duy nhất là tiếng Anh. Điều này sẽ khiến trang web không thể được quảng bá rộng rãi cho tất cả các đối tượng khách, đặc biệt là những khách sử dụng hiếm khi sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp. Ngoài ra, trang web chưa đưa ra các chương trình du lịch trên từng địa phương để tiện cho khách trong việc tìm kiếm, lựa chọn chương trình du lịch thích hợp đồng thời có thể tạo ra những giao dịch giữa khách hàng với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thành viên. Việc đưa phần tư vấn du lịch cho ngay trong trang web sẽ giúp người truy cập biết và hiểu sâu hơn về tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới", từ đó có thể mang lại sụ thu hút và lôi kéo khách du lịch đến với tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" ngày càng nhiều hơn.
Hiện nay, các thành viên của “Con đường di sản thế giới” được sử dụng chung trang web này trên Internet để quảng bá sản phẩm của mình, được quảng bá bằng các phương tiện in ấn như poster, tờ rơi, trên các phương tiện đại chúng … Mỗi thành viên đều được sử dụng logo của “Con đường di sản thế giới” trên các ấn phẩm và đặt trước cơ sở kinh doanh của mình như một “dấu ấn chất lượng” được công nhận bởi Ủy ban đánh giá chất lượng dịch vụ các thành viên “Con đường di sản thế giới”.
Đồng thời, các doanh nghiệp là thành viên “Con đường di sản thế giới” cũng đã bắt đầu sử dụng logo “Con đường di sản thế giới” trên các ấn phẩm, các sản phẩm du lịch của công ty mình, đưa “Con đường di sản thế giới” thành thương hiệu chính của mình trong việc kinh doanh, quảng bá, tuyên truyền về sản phẩm du lịch của mình.
2.2.6. Công tác tổ chức liên kết giữa các Sở du lịch với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn:
Ngày 06/04/2002, đại diện các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý du lịch của ba địa phương (Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam) đã tiến hành Hội nghị thành lập “Con đường di sản thế giới” tại Đà Nẵng, với sự tham dự của đại diện Văn phòng Tổng cục Du lịch Việt Nam. Tại hội nghị, các thành viên sáng lập đã thông qua điều lệ, chương trình hoạt động và thành phần Ban điều hành, Ban thư kí do ông Hồ Việt, đại diện Tổng cục du lịch tại miền Trung, làm trưởng Ban điều hành, các giám đốc Sở du lịch của ba tỉnh, thành trên làm Phó trưởng ban. Trụ sở Ban điều hành “Con đường di sản thế giới” đặt tại Văn phòng đại diện Tổng cục Du lịch tại miền Trung, 58 Phan Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng. Từ đó, cứ hai tuần một lần Ban điều hành và Ban thư ký “Con đường di sản thế giới” lại họp để thảo luận công việc hoạt động cụ thể cho chương trình liên kết du lịch “Con đường di sản thế giới”.
Tính đến cuối tháng 5/2002 “Con đường di sản thế giới” đã có 17 thành viên chính thức là các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành, ban quản lý các điểm tham quan trên địa bàn 3 tỉnh, và tính cho đến thời điểm hiện nay số thành viên chính thức đã tăng lên con số là 100 thành viên. Chương trình “Con đường di sản thế giới” cũng nhận được sự hỗ trợ của Vietnam Airlines, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và Saigon Times Group,công ty Mai Linh, bia Foster, Coca-Cola…. Để “Con đường di sản thế giới” có điều kiện hoạt động tốt khi chưa thu phí của các thành viên, Vietnam Airlines đã tài trợ 5.000 đô-la Mỹ, khách sạn Furama Resort tài trợ 10.000 đô-la Mỹ, ACB đưa thẻ tín dụng ACB và Visa Card vào thanh toán trong hệ thống các dịch vụ của “Con đường di sản thế giới”, Saigon Times Group hỗ trợ việc quảng bá trên các tờ báo bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp.
Mối liên kết cũng đã được nối giữa “Con đường di sản thế giới” với “Con đường Romantic” (Đức) và “Con đường lịch sử KanSai” (Nhật Bản). Thông qua đó, Ban điều hành cũng đã nhận được nhiều thông tin bổ ích, nhiều kinh nghiệm quý báu cho hoạt động. Riêng Hội cứu hộ Hoàng gia Úc đã tổ chức một khoá huấn luyện cho nhân viên cứu hộ nằm trong chương trình liên kết này.
Các thành viên của “Con đường di sản thế giới” được hỗ trợ trong việc đào tạo cán bộ và nhân viên, được tư vấn về nghiệp vụ kinh doanh. Ngoài ra, với tư cách là thành viên của “Con đường di sản thế giới”, các doanh nghiệp được ngân hàng tin cậy hơn trong việc vay vốn phát triển kinh doanh, được các tổ chức quốc tế mà “Con đường di sản thế giới” có quan hệ hỗ trợ trong việc trùng tu, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.
2.3. CÁC ĐIỂM NHẤN TRÊN TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG:
2.3.1. Thánh địa Mỹ Sơn:
Thánh địa Mỹ Sơn là một trong hai di sản văn hoá thế giới thuộc huyện Duy Xuyên - tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam. Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một lung thũng kín đáo được bao bọc bởi núi non hiểm trở, được lựa chọn để xây thánh đô của vương quốc ChămPa từ thế kỉ thứ IV. Xưa kia, Mỹ Sơn có hơn 70 đền tháp nhưng ngày nay chỉ còn 20 công trình. Những tác phẩm điêu khắc và kiến trúc tại đây có phong cách độc đáo tiêu biểu cho nghệ thuật Chăm từ thế kỉ VII đến thế kỉ VIII, được sắp xếp thành một quần thể di tích thâm nghiêm, gây ấn tượng và xúc cảm thẩm mỹ cho bất kì ai bước chân đến khu di tích này.
2.3.2. Phố cổ Hội An:
Hội An là di sản văn hoá thế giới thứ hai của tỉnh Quảng Nam, nằm cách Đà Nẵng khoảng chừng 25km. Nơi đây được bảo tồn khá hoàn hảo về cảng thị Châu Á truyền thống và là nơi lưu giữ nhiều công trình kiến trúc thể hiện quá trình phát triển, giao lưu văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Ban Nha… từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX.
Ngoài hình ảnh chiếc cầu Nhật Bản được coi là biểu tượng của Hội An, một minh chứng cho mối quan hệ Việt - Nhật vào thế kỉ XVII còn duy nhất tại Việt Nam, Hội An còn chứa đựng trong đó một kho di sản văn hoá, lịch sử vô giá với 160 ngôi nhà cổ, 5 hợp quán, 20 giếng cổ cùng một số lượng lớn các chùa, cầu, miếu, đình,… liên quan đến tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của người Hoa, người Nhật.
Đây là khu đô thị có giá trị lớn, có sức thu hút khách du lịch cao, đại bộ phận khách du lịch đến Quảng Nam đều viếng thăm đô thị cổ Hội An.
2.3.3. Viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm:
Viện Cổ Chàm nằm tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, được xây dựng trong vòng 20 năm (1915-1935) theo mô-típ Chăm-Pa dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn đông bác cổ Pháp. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc tại bảo tàng có nguồn gốc từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Komtum. Đây là những tác phẩm nguyên bản thể hiện trên chất liệu sa thạch, đất nung và có niên đại từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ thứ XV, thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau và có tính nối tiếp theo đại như phong cách Mỹ Sơn E1, Đồng Dương, Chánh Lộ, Tháp Mẫn.
Loại hình điêu khắc gồm có: tượng, đài thờ, vật trang trí. Các tượng liên quan đến các thần Ấn Độ giáo thời kì Vê Đa như thần Sấn Sét Indra, thần Siva, thần Brama, thần Skanda, thần Ganesa, Laksmi,Sarasvati, Uma, tượng vũ nữ Apsara, thần hộ pháp…Tất cả thể hiện sức sống mãnh liệt của nền văn hoá Chăm - Pa một thời phát triển rực rỡ ở miền Trung trong nhiều thế kỉ qua.
2.3.4. Thắng cả._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16096.doc