Mở đầu
Thực tế có nhiều nền kinh tế chuyển biến chậm, có nền kinh tế chuyển biến xấu. Dĩ nhiên không ai chờ đợi kết quả xấu xảy ra với quốc gia tỉnh mình, ngay kể cả những người đề xướng thị trường phải tự do điều tiết hoàn toàn. Do vậy, người ta phải nghiên cứu những tác động nhất định vào quá trình phát triển nền kinh tế. Nhà nước là người đại diện cho ý chí của xã hội đã không ngừng can thiệp vào quá trình này.
Hiển nhiên là những nền kinh tế càng gần với tính chất tự nhiên thì càng ít đổ
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư của tỉnh Hải Dương dự báo tới năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mới và là nền kinh tế lạc hậu. Ta có thể thấy được sự trì trệ đó của hàng ngàn năm trước, còn các nền kinh tế đổi mới và đi lên con đường phát triển, luôn đi đôi với sự phát triển về trí tuệ và khoa học và sự tác động có ý thức của con người. Để có sự tăng trưởng nhanh hơn phải luôn có ý thức đổi mới cơ chế kinh tế. Điều đó diễn ra bằng cả sự biến đổi thực tế do cơ chế thị trường tác động và bằng cả sự nhận thức khoa học và hành động và ý thức của con người.
Sự hiểu biết nhiều hơn về quy luật phát triển kinh tế xã hội đã giúp ngăn ngừa những trở ngaị và phát huy những nhân tố thuận lợi cho quá trình phát triển. Sự bắt trước có lựa chọn những kinh nghiệm, những mô hình đã được ứng dụng có hiệu quả, sự nghiên cứu và tự đổi mới trong thể chế cho phù hợp với thực tế nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế, giúp đất nước thoát khỏi nghèo đói và nhằm mục tiêu xã hội.
Quá trình phát triển kinh tế và đặc biệt là nguồn vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng nhất cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu em đã chọn đề tài: "Giải pháp huy động vốn đầu tư của tỉnh Hải Dương dự báo tới năm 2010”.
Bài viết ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần:
Phần I : Kế hoạch huy động vốn đầu tư và vai trò của nó
trong hệ thống kế hoạch hoá phát Triển.
Phần II: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn đầu tư thời kỳ 1999-2004.
Phần III: kế hoạch huy động vốn thời kỳ 2005-2010 và giải pháp
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo T. S: Nguyễn Tiến Dũng và cán bộ hướng dẫn Th. S: Trương Văn Hơn đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Do vốn kiến thức có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp giúp đõ của Thầy, Cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Phần I
Kế hoạch huy động vốn đầu tư và vai trò của nó
trong hệ thống kế hoạch hoá phát Triển.
I. Khái niệm và nhiệm vụ kế hoạch huy động vốn đầu tư.
1, Đầu tư:
Xuất pháp từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu t chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu t (còn gọi là hoạt động đầu t)
Đầu t theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho ngời đầu t các kết quả nhất định trong tơng lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt đợc các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguuyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.hoặc duy trì sự hoạt động cuả các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu t pháp triển.
Từ đây ta có định nghĩa về đầu t nh sau: Đầu t pháp triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thờng xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì các tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
2, Khái niệm nguồn vốn đầu tw.
Vốn đầu t của đất nớc nói chung đợc hình thành từ hai nguồn cơ bản. Đó là huy động trong nớc và vốn huy động từ nớc ngoài.
- Vốn đầu t trong nớc đợc hình thành từ các nguồn vốn sau đây:
+ Vốn tích luỹ từ ngân sách
+ Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp
+ Vốn tiết kiệm của dân cư
- Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư dán tiếp.
Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra(FDI)
Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phảp triển chính thức của các nước công nghiệp pháp triển (ODA)
3, Nhiệm vụ của kế hoạch huy động vốn đầu tư.
3.1 Xác định cơ cấu nhu cầu vốn đầu tư theo ngành theo vùng cơ cấu. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong thời gian tới.
- Cơ cấu tăng trưởng nhanh trên cơ sở hướng ngoại trước đây của một số nước Đông á và Đông Nam á còn hạn chế.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập như hiện nay, mô hình hướng về xuất khẩu không có ý nghĩa, bởi lẽ nền kinh tế hội nhập không phân biệt thị trường trong nước và nước ngoài. Nền kinh tế mở cửa mỗi nước cũng phải cạnh tranh như sản xuất để xuất khẩu, luôn luôn phải cạnh tranh hàng hóa dịch vụ ngay trên mỗi tỉnh, lãnh thổ quốc gia.
- Trong thực tiễn đổi mới vừa qua của tỉnh Hải Dương và kinh nghiệm quốc gia cho thấy, một tỉnh không chỉ theo đuổi một mục tiêu được thể hiện ở một loại cơ cấu kinh tế nào đó, bởi lẽ từng loại hình cơ cấu chỉ đáp ứng từng mặt trong từng giai đoạn, không đáp ứng được mục tiêu phát triển tổng thể toàn diện.
- Từ những vấn đề trên tỉnh Hải Dương phải lựa chọn cho mình một cơ cấu phù hợp. Để có cơ cấu phù hợp cho quá trình CNH-HĐH của tỉnh thì đòi hỏi phải phân tích đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội trong tỉnh, bối cảnh nền thị trường trong nước, tìm ra một cơ cấu phù hợp với tỉnh Hải Dương. Trong bước chuyển đổi cơ cấu từ nay đến năm 2010 cần thiết phải có những chính sách thỏa đáng để tạo ra được các ngành mũi nhọn, các vùng động lực cho phát triển. Để đạt được điều trên thì cần thiết phải có vốn đầu tư. Vốn giúp cho quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu một cách nhanh, có hiệu quả và bền vững. Nhưng bên cạnh đó cũng phải có một kế hoạch để thu hút vốn đầu tư thực hiện công việc này.
Vậy để đảm bảo cho cơ cấu ngành trên được thực hiện đúng thì cần phải có chính sách vốn hợp lý, đảm bảo vốn đáp ứng hợp lý.
3.2. Xác định nguồn đảm bảo vốn đầu tư có thể trong kỳ kế hoạch.
a. Đối với nguồn vốn trong nước.
- Trong những năm tới vốn của khu vực kinh tế Nhà nước không lớn, trong khi nguồn vốn tiềm năng trong các tầng lớp nhân dân chưa thể xác định được, nhưng nếu có chính sách đúng thì sẽ huy động được và sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng vốn đầu tư.
- Đồng thời với huy động các tiềm năng vốn trong nhân dân, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của khu vực Nhà nước. Vốn Ngân sách dù không trong thời gian tới, nhưng riêng việc nâng cao sử dụng vốn hiện có của các đơn vị kinh tế thì ý nghĩa của nguồn vốn này trở nên đáng kể và đóng vai trò quyết định trong tổng vốn đầu tư, những khả năng thực tế có thể khai thác.
+ Nâng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị có từ mức 30% hiện nay lên 45-50%(tăng 1,5 lần).
+ Động viên các xí nghiệp quốc doanh tự đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Kinh doanh bất động sản bao gồm bán nhà ở, cho thuê đất đai...
+ Bán các cơ sở kinh tế quốc doanh xét ra không nên duy trì hoặc bị thua lỗ không thể cứu vãn được.
- Để có lượng hóa được nguồn vốn trong tỉnh, cần điều tra thống kê, sau đó xây dựng các chính sách và phương thức huy động và sử dụng vốn đó.
+ Vốn nhà nước đạt : 698,6 tỷ đồng
+ Trong đó vốn xây dựng cơ bản : 456,7 tỷ đồng
+ Vốn ngân sách chiếm : 49,2%
+ Vốn vay chiếm : 45,2%
+ Vốn tự có của DNNN chiếm : 5,6%
Theo cách tính này, chưa kể vốn của hàng vạn lao động ở nước ngoài gửi về và các tài sản cất giữ trong dân thì nguồn vốn trong dân thì nguồn vốn tư nhânđã lên tới 800 tỷ đồng. Nếu động viên được ⅓ số vốn trong dân vào mục đích đầu tư thì đã có thêm một lượng vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước. Hiệu quả một đồng vốn của khu vực tư nhân sinh lợi gấp 2-3 lần khu vực kinh tế Nhà nước nên ý nghĩa vốn tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế càng lớn.
b. Đối với nước ngoài.
-Vốn ODA: Vốn ODA trong những năm tới phụ thuộc lớn vào quan hệ giữa nước ta với các nước khác.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 225 triệu $
II.Nội dung kế hoạch vốn đầu tư.
Xây dựng nội dung nhu cầu khối lượng vốn đầu tư xã hội.
a. Tổng nhu cầu khối lượng vốn đầu tư.
Trong quá trình phát triển kinh tế của một tỉnh, vốn đầu tư là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhu cầu vốn đầu tư với quá trình tăng trưởng kinh tế có thể tính toán theo mô hình Harrod-Domar, phản ánh quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư và hệ số ICOR của nền kinh tế.
trong đó:
g: Là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
s: tỷ lệ tiết kiệm trong GDP
I: Tỷ lệ đầu tư trong GDP.
k: Hệ số gia tăng vốn.
Trong mô hình, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư trong nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR. Hệ số gia tăng vốn đầu ra biểu hiện mức độ gia tăng đầu tư so với mức độ gia tăng sản lượng của nền kinh tế, hay một đồng vốn gia tăng sẽ tạo thêm bao nhiêu đồng sản lượng.
Hệ số ICOR:
Trong đó
Y: Sản lượng hay đầu ra của nền kinh tế.
K: Đầu vào vốn.
L: Đầu vào lao động
Y/K: Năng suất vốn
Y/L: Năng suất lao động
K/L: Mức trang bị vốn trên một lao động.
Như vậy, hệ số ICOR sẽ phụ thuộc vào năng suất vốn, phụ thuộc vào tốc độ trang bị vốn trên lao động và sự gia tăng năng suất lao động trong nền kinh tế. Nếu năng suất lao động tăng nhanh hơn so với tốc độ trang bị vốn thì hệ số ICOR sẽ không tăng mà giữ ở mức độ thấp.
Trong quá trình đầu tư, việc gia tăng vốn đầu tư nước ngoài và gia tăng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các ngành có hàm lượng vốn cao, hệ thống ICOR có ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Thực hiện CNH-HĐH, việc tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội, đầu tư các ngành công nghiệp non trẻ, các ngành công nghiệp có tính chất sống còn đối với nền kinh tế tất yếu.
Dựa vào mô hình Harro-Domar và mục tiêu tăng trường của nền kinh tế từ 6,7-7,2%, lạm phát duy trì ở mức 4-5%.Sở tài chính Hải Dương ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho toàn tỉnh trong giai đoạn này vào khoảng 60%, vốn nước ngoài 40%.
b, Xác định con số tiết kiệm của kỳ kế hoạch.
Mục tiêu tăng trưởng kỳ k, k+1
Yk+1=Yk +DYKH
Ykh = Yk + (Ik - s.kk)
ị Ik = k(Ykh – Yk) + s.Kk
gkh = - s. kk
ị sk = k(gkh + s.k)
Từ sự sự phân tích trên ta xác định con số tiết kiệm nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế g=6,7-7,2%.
Từ tích lũy đã sử dụng vào trong quá trình đầu tư, giúp mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng quy mô vốn...
Tổng GDP của tỉnh Hải Dương được tạo ra trong 5 năm tới vào khoảng 45-50 ngàn tỷ đồng, tức là vào khoảng hơn 3 tỷ USD, tổng quỹ tiêu dùng dự báo khoảng 6,0%/năm, tỷ lệ tích lũy nội địa sẽ có khả năng nâng lên 28-30%GDP, trong đó tích lũy khu vực ngân sách khoảng 6%GDP, khả năng huy động đưa vào đầu tư khoảng 80% tích lũy nội địa trong năm đó là chưa tính đến nguồn vốn để giành từ các thời kỳ trước.
c.Phân chia tổng nhu cầu vốn đầu tư theo nhu cầu vốn đầu tư theo ngành và địa phương.
Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội được tập trung cho nông nghiệp và nông thôn khoảng 11,4%so tổng nguồn vốn tăng 26,5%/năm, cho ngành công nghiệp khoảng 43,7%, tăng 14,5%/năm, trong đó đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp, cho hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc khoảng 16,7% tăng 12,2%/năm cho lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế văn hóa khoảng 6,2% tăng 12%.
Riêng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước 5 năm ước tính thực hiện khoảng 1,4 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn khoảng 22,5%, cho giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 35,3%, cho khoa học và công nghệ giáo dục, đào tạo, y tế văn hóa, thể dục thể thao 36,7%. Đến năm 2005 đạt được mục tiêu 100% số huyện và xã của tỉnh có điện. Tỷ lệ số dân được cung cấp nước sạch đạt 60%so với mục tiêu 80%, trên 95% số xã đã có đã có vườn ô tô vào đến trung tâm.
Định hướng trong 5 năm tới dành khoảng 15 % vốn ODA vào các ngành nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, khoảng 25% cho ngành năng lượng và công nghiệp và khoảng 28% cho ngành giao thông, bưu điện cấp thoát nước đô thị. Coi trọng sử dụng vốn ODA trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ môi trường.
Đối với ngành công nghiệp, các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên đáng kể trong giá trị sản xuất của toàn ngành.
Đối với ngành nông nghiệp tỉnh đến nay có hơn 35 dự án FDI đang hoạt động với tổng đăng ký gần 700 triệu USD, góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao nhiều giống cây, con với sản phẩm chất lượng cao, năng suất cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới .
2.Cân đối nhu cầu với các nguồn bảo đảm vốn đầu tư xã hội.
a. Cân đối vốn đầu tư trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Mục tiêu của Hải Dương giai đoạn 2005-2010 là đảm bảo tăng trưởng kinh tế từ 6,6-7,2%, lạm phát duy trì ở mức 4-5%, Sở tài chính ước tính nhu cầu đầu tư của toàn tỉnh trong giai đoạn này khoảng 1-2 tỷ USD. Trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 64-70% tổng vốn đầu tư trong và toàn tỉnh. Vốn nước ngoài bao gồm nguồn ODA, FDI và vốn vay thương mại sẽ chiếm phần còn lại khoảng 30-36%. Như vậy, ước tính tỷ lệ đầu tư trong GDP của nền kinh tế trong giai đoạn 2005-2010 sẽ đạt mức trung bình khoảng 28-29% so với GDP và hệ số ICOR của nền kinh tế phải được duy trì vào khoảng 4,2. Điều này đặt ra cho nền kinh tế những mục tiêu trong nâng cao hiệu quả đầu tư định hướng cơ cấu đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược CNH-HĐH nền kinh tế, nhằm đảm bảo cho khả năng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của các quốc gia duy trì được hệ số ICOR thấp và tốc độ tăng trưởng cao là nhờ cào việc tập trung đầu tư vào những ngành có lợi thế mạnh, cạnh tranh tốt, hướng ra xuất khẩu, trong đó có vai trò tích cực của khu vực tư nhân. Theo Sở tài chính, trong thời gian tới tỉnh Hải Dương có thể định hướng cơ cấu đầu tư như sau: Phân bổ khoảng 15% vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh tranh. Để đạt được yêu cầu này, cần phải có sự định hướng của Nhà nước thông qua vốn Ngân sách thông qua chính sách ưu đãi đầu tư các ngành, các khu vực đầu tư có hiệu quả cao trong hiện tại cũng như lâu dài đối với nền kinh tế. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội cũng được quan tâm trong khu vực khả năng khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 28%, ngân sách Nhà nước khoảng 21%; khu vực doanh nghiệp Nhà nước khoảng 16,5-17,5%, ngoài ra đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, trên một nửa của số vốn này có nguồn gốc từ ODA để cho vay lại, để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế trong giai đoạn này đạt 1-2 tỷ USD.
b.Cân đối vốn đầu tư trong nước.
Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội thực hiện trong 5 năm qua khoảng hơn 7 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 8,6%/năm. Trong đó vốn đầu tư thuộc Ngân sách Nhà nước chiếm 22,7%; vốn tín dụng đầu tư chiếm 14,2%, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17,8%, vốn đầu tư của tư nhân và dân cư chiếm 21,3%. Nguồn vốn trong nước đã được khai thác khá hơn, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư, tạo điều kiện tốt hơn để tập trung vào những mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ đặc biệt là kết cấu hạ tầng. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội được tập trung cho nông nghiệp khoảng 11,4% so tổng nguồn, các ngành công nghiệp 43,7%, trong đó đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông khoảng 15,7%; lĩnh vực khoa học công nghệ giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa khoảng 6,7%, các ngành khác(công cộng, cấp thoát nước, quản lý Nhà nước, thương mại, du lịch, xây dựng...)khoảng 22,5%.
Riêng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, thực hiện trong 5 năm (1999-2004)khoảng 1,9 nghàn tỷ đồng, đã tập trung hơn so với lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế –xã hội. Trong đó đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp khoảng 22,5%; cho công nghiệp 9,5%; cho giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 29,8%; cho khoa học công nghệ; giáo dục, y tế...18,7%, các ngành khác 19,5%.
c.Cân đối vốn đầu tư nước ngoài.
Trong 5 năm qua 1999-2004, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa vào thực hiện đạt khoảng 0,2 tỷ USD gấp 1,5 lần so với 5 năm trước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới bổ sung đạt 0,5 tỷ USD, tăng so với thời kỳ trước 34%. Cơ cấu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, tỷ lệ vốn FDI thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế tăng từ 62% lên 85%.
Ngoài ra, các DNNN có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp trên 12% GDP của toàn tỉnh. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 60 ngàn lao động trực tiếp và hàng chục lao động gián tiếp làm việc trong các ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ liên quan, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường.
III, Vai trò của vốn trong phát triển kinh tế xã hội
1. Biện pháp cân đối vĩ mô
Keynes đã có kết luận: Muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm tăng cầu tiêu dùng.Trước hết ông đề nghị sử dụng ngân sách của Nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của Nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp. Ông đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế khoá, công tác Nhà nước, qua đó để bổ xung cho Ngân sách. Ông đề nghị giảm lãi xuất ngân hàng để khuyến khích đầu tư và đánh thuế thu nhập theo luỹ tiến làm cho phân phối trở nên công bằng hơn, do đó sẽ làm tăng tổng thu nhập mà nhân dân dùng cho tiêu dùng. Ông tán thành đầu tư của Chính phủ vào công trình công cộng và các biện pháp như trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm sút .
Mặt khác, trong vài năm nay nguồn vốn Ngân sách đã góp phần quan trọng có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư vào những lĩnh vực, những vùng, những công trình mà các thành phần kinh tế khác không muốn làm hoặc không làm được và có tác dụng như một nguồn vốn để thu hút các nguồn vốn khác.
Hơn thế nữa, đây cũng là một nguồn vốn Nhà nước có thể trực tiếp điều hành theo kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Do vậy, Chính phủ có thể sử dụng vốn để đầu tư nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế chính trị.
2. Vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế
Dựa vào mô hình Harrod-Domar.
Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó.
Nếu gọi đầu ra là Y, tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra là g.
Nếu gọi s là tỷ lệ tích luỹ trong GDP và mức tích luỹ S
s =
Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (St=It).
s =
Đầu tư chính là cơ sở tạo ra vốn sản xuất do đó It=DKt+n
Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn- đầu ra ta sẽ có:
k =
hay
k =
vì
ị
g =
ở đây k được gọi là hệ số ICOR ( hệ số gia tăng vốn đầu tư). Hệ số này nói lên: Vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số này cũng phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của vốn đầu tư.
Mô hình Harrod-Domar chỉ ra sự tăng trưởng là do tiết kiệm với đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế. Theo Harrod-Domar chính đầu tư phát sinh lợi nhuận và gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế.
3. Vốn đầu tư với chuyển dịch cơ cấu.
Dựa vào lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế của W.ROSTOW.
a. Xã hội truyền thống.
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là : sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế, năng xuất lao động thấp do sản xuất chủ yếu bằng công cụ thủ công, khoa học kỹ thuật chưa phát triển mạnh. Hoạt động chung của xã hội kém linh hoạt, sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cung cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Nhìn chung nền kinh tế không có những biến đổi mạnh.
b. Giai đoạn chuẩn bị cất cánh.
Đây là thời kỳ quá độ xã hội truyền thống và cất cánh. Trong giai đoạn này những điều kiện cần thiết để cất cánh đã bắt đầu xuất hiện. Đó là những hiểu biết về khoa học kỹ thuật đã bắt đầu được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, giáo dục được mở rộng và có những cải tiến để phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển.
Nhu cầu đầu tư tăng lên đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vốn. Tiếp đó giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước phát triển đã thúc đẩy sự hoạt động của ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
c. Giai đoạn cất cánh.
Đây là giai đoạn trung tâm của sự phân tích các giai đoạn phát triển. Cất cánh là giai đoạn mà lực cản của xã hội truyền thống và các thế lực chống đối với sự phát triển đã bị đẩy lùi. Các lực lượng tạo ra sự tiến bộ về kinh tế đang lớn mạnh và trở thành lực lượng thống trị xã hội.
Những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh là : huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư tăng từ 5% lên đến 10% và cao hơn nữa trong thu nhập quốc dân thuần tuý. Ngoài vốn đầu tư huy động trong nước, vốn đầu tư huy động từ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng; khoa học kỹ thuật tác động mạnh vào công nghiệp và nông nghiệp, công nghiệp giữ vai trò đầu đàn, có tốc độ tăng trưởng cao, đem lại lợi nhuận lớn, lợi nhuận được tái đầu tư phát triển sản xuất.
d. Giai đoạn trưởng thành
Đặc trưng của giai đoạn này là: Tỷ lệ đầu tư đã tăng đủ 10% đến 20% thu nhập quốc dân thuần tuý, khoa học kỹ thuật được ứng dụng trên toàn bộ mọi hoạt động kinh tế.
Nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại, phát triển nông nghiệp được cơ giới hoá, đạt năng suất lao động cao, sự phát triển kinh tế trong nước hoà dòng vào thị trường quốc tế.
e. Giai đoạn mức tiêu dùng cao.
Trong giai đoạn này có 2 xu hướng cơ bản:
Về kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và cơ cấu lao động theo chiều hướng tăng tỷ lệ dân cư đô thị và tăng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Về mặt xã hội: Các chính sách kinh tế hướng vào phúc lợi xã hội.
4. Vốn đầu tư với kế hoạch hoá phát triển xã hội.
Nguồn lực đầu tư phát triển trong toàn bộ nền kinh tế sẽ định hướng đầu tư vào các ngành và các lĩnh vực kinh tế xã hội.
-Phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
-Phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu.
-Xây dựng hạ tầng giao thông, điện, thông tin liên lạc, hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế, văn hoá môi trường, khoa học công nghệ.
Đối với đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước, Nhà nước sẽ thông báo về quy hoạch , kế hoạch hướng dẫn các chính sách đòn bẩy để định hướng ưu tiên vào các ngành và lĩnh vực đầu tư như một số cơ sở hạ tầng giao thông… Đặc biệt khuyến khích mạnh việc đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Trên cơ sở thực hiện Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, dự kiến thu hút khoảng 80% nguồn vốn FDI tập trung cho các ngành sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp.
Trong quy chế quản lý và sử dụng vốn ODA được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 87/CP quy định nguồn vốn ODA không hoàn lại sẽ được ưu tiên đầu tư cho các vấn đề xã hội:
+Y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình.
+ Giáo dục, đào tạo.
+ Xoá đói, giảm nghèo, cấp nước sinh hoạt, phát triển nông thôn miền núi.
+ Phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường.
+ Hỗ trợ Ngân sách, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước.
Vốn ODA vay ưu đãi sẽ được ưu tiên dành cho các dự án, chương trình thuộc các lĩnh vực: năng lượng, giao thông, cơ sở hạ tầng công nghiệp…
PHần II
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn đầu tư thời kỳ 1999-2004.
I.Nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 1999-2004.
1. Căn cứ vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 1999-2004.
a, Ngành công nghiệp.
Giá trị sản xuất bình quân 20%/năm, một số ngành công nghiệp tiếp tục tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, lựa chọn các sản phẩm ưu tiên và có lợi thế, có nhu cầu của thị trường để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đạt chất lượng cao.
Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ chốt tăng khá, năm 2004 so với năm 1999 công suất điện gấp 1,54 lần, xi măng gấp 2,1 lần, phân bón gấp trên 3 lần.
Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp(kể cả tiểu, thủ công nghiệp) tăng nhanh, năm 2004 ước tính đạt 9,6 tỷ đồng gấp hơn 3 lần so với năm 1999.
Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ cao hiện đại. Đến năm 2004, công nghiệp khai thác chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, công nghiệp chế tái chiếm khoảng70%, công nghiệp điện, gas, nước, chiếm khoảng 10%.
b, Ngành nông nghiệp .
Gía trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 5% so với mục tiêu đề ra 4,5- 5%.
Cơ cấu mùa vụ đã chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu có năng suất cao, ổn định. Các loại giống lúa mới đã được sử dụng trên 87% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm trên 20 ngàn tấn, lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 370 kg năm 1999 lên 435 kg năm 2004. Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến bước đầu đước hình thành, sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn. So với năm 1994, diện tích một số cây công nghiệp tăng khá: Ngô 5,578 ha, năng suất 44,25tạ/ha, sản lượng 24,731 tấn, cây có củ chất bột 43771 ha, rau các loại 29979 ha cây công nghiệp tốt sâu bệnh ít, năng suất đều cao hơn những năm trước. Năng suất khoai tây 127,24tạ/ha, năng suất lạc 16,62 tạ/ha
Chăn nuôi tiếp tục phát triển, sản lượng thịt hơi các loại năm 2004 ước tính lên 820070triệu con, so với cùng kỳ của những năm trước tăng 4,2%, tổng số đàn bò đạt 44740 con, tăng 3,87%. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 71158 tấn, tăng 3668 tấn bằng 105,4%, thịt gia cầm 14562 tấn.
Nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản phát triển khá. Diện tích nuôi cá đạt trên 8400 ha, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 24000 tấn. Phong trào nuôi thả cá đi theo hướng thâm canhvà phát triển các giống loài mới có giá trị kinh tế cao như cá Rô Phi đơn tính cá chép lai 3 màu tôm càng xanh
Công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng có tiến bộ. Tăng độ che phủ tăng từ 28,2% năm 1999 lên 33% năm 2004.
C, Ngành dịch vụ.
Gía trị các ngành dịch vụ tăng 12,5%/ năm.
Thương mại phát triển khá,bảo đảm lưu chuyển, cung ứng vật tư hàng hoá trong cả tỉnh và các tỉnh khác. Thương mại quốc doanh được sắp xếp lại theo hướng bán buôn, tham gia kinh doanh bán lẻ đối với một số mặt hàng thiết yếu, mạng lưới trao đổi hàng hoá với nông thôn, miền núi bước đầu được cải tổ trở lại. Tổng mức hàng hoá bán lẻ tăng bình quân 12.5% năm.
Du lịch phát triển đa dạng, phong phú, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Tổng doanh thu du lịch tăng trên 4,5%.
Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứngđược nhu cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân. Tốc độ tăng lưu chuyển hàng hoá khoảng 17%/ năm, và lưu chuyển hành khách 5,7%/năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông có bứoc phát triển và hiện đại hoá nhanh. Gía trị dịch vụ vận tải , bưu chính viễn thông tăng bình quân hàng năm 9,8%.
Các dịch vụ tài chính, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm được mở rộng. Thị trường dịch vụ bảo hiểm đã được hình thành với sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, dịch vụ tài chính ngân hàng đã có nhiều đổi mới quan trọng, tăng bình quân hàng năm 7,8%.
Các loại dịch vụ khác như tư vấn pháp luật, khoa học và công nghệ... bắt đầu phát triển
2. Nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 1999-2004.
Tổng nhu cầu: 0,7-0,8 tỷ đồng (đơn vị tỷ đồng)
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số vốn
1240
1514
1521
16235
19400
Vốn Nhà nước
562
730
830
10000
12000
Vốn ngoại quốc doanh
330
318
321
334
459
Vốn đầu tư trực tiếp
360
480
380
300
325
(Báo cáo lượng vốn đầu tư của tỉnh Hải Dương - 2004)
Như vậy, tổng số vốn đầu tư đã tăng qua các năm, từ năm 1998 đã chậm lại, năm 2000 bắt đầu tăng khá. Điều đó chứng tỏ ngoài yếu tố chính sách quản lý thì sự tăng lên của vốn đầu tư là yếu tố quyêts định tốc độ tăng trưởng kinh tế đến lượt nó lại có ý nghĩa gia tăng vốn đầu tư xét trên cả 2 mặt : tăng trưởng cao- tiền đề để gia tăng đầu tư và tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ có sức thu hút vốn đầu tư.
b, Cơ cấu theo nguồn lao động. (tỷ lệ: %)
2000
2001
2002
2003
2004
Cơ cấu lao động
100
100
100
100
100
Vốn Nhà nước
45,2
48,1
54
61,6
59,8
Vốn ngoài quốc doanh
26,2
20,6
21,5
20,2
23,4
Vốn đầu tư trực tiếp
28,6
31,3
24,9
18,2
16,8
(Báo cáo nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương -2004)
Về vốn đầu tư Nhà nước:
Đóng góp lớn nhất vào tổng đầu tư xã hội cũng như sự tăng lên của tổng vốn là nguồn vốn Nhà nước. Đây là nguồn vốn đã chiếm trên dưới 60% trong vài năm nay, đã góp phần quan trọng vào việc hình thành nên các công trình trọng điểm của tỉnh Hải Dương, có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư vào những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn làm hoặc không làm được và có tác dụng như một nguồn vốn mới để thu hút các nguồn vốn khác. Hơn thế nữa, đây cũng là nguồn vốn mà Nhà nước có thể trực tiếp điều hành theo kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tăng 14,2% và chiếm 23,8% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội cao nhất trong các nguồn vốn. Nguồn vốn tín dụng năm nay có 2 sự chuyển đổi quan trọng, một mặt về cơ chế đã chuyển đổi từ chỗ chỉ định theo kế hoạch sang cơ chế tín dụng, mặt khác là triển khai chậm trong những tháng đầu năm nhưng cuối tháng cũng khá hơn, nên cả năm vẫn tăng trưởng khoảng 11,6% và chiếm 17% tổng vốn đầu tư phát triển xã hội.
*Về nguồn vốn ở khu vực tư nhân.
Hiện nay Việt nam có khoảng hơn 200000 hộ gia đình với thu nhập bình quân 1500-2000USD/hộ/năm. Nhiều hộ gia đình là những đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Chúng ta có trên dưới 100 doanh nghiệp ngoài Nhà nước và khoảng 2000 hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp. Vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường nhỏ, từ 10.000USD ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3047.doc