Lời mở đầu
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ tạo ra thu nhập cho xã hội mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Hơn nữa, nó cũng đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tác dụng to lớn đến quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam. Những năm qua ở nước ta việc phát triển các doanh nghiệp
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài quốc doanh là rất quan trọng và cần thiết. Đa số trong nền kinh tế đất nước, với xu thế ngày càng gia tăng số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì ngày càng khẳng định hơn nữa vai trò của các doanh nghiệp này.
Với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẻ, quy mô không lớn, vốn không nhiều, trang thiết bị thô sơ, trình độ quản lý không cao thì nó rất phù hợp với nền kinh tế nước ta hiện nay. Nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó giải quyết đáng kể nguồn lao động nhàn rỗi, tạo thu nhập đáng kể cho họ, huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ dân để phục vụ cho quá trình đầu tư phát triển các doanh nghiệp ở khu vực này.
Song song với những thuận lợi trên, thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp không ít những khó khăn như: trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, khả năng cạnh tranh thị trường trong nước và ngoài nước yếu kém, trình độ quản lý chưa cao, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong đó thiếu vốn là yếu tố then chốt nhất.
Do đó, vấn đề đặt ra làm sao để tạo được vốn và huy động nguồn vốn đầu tư phát triển như thế nào? Vậy em đã chọn đề tài: “ Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam”, nội dung đề án gồm 2 phần chính sau:
Phần 1: Một số vấn đề chung về vốn và huy động vốn cho đầu tư phát triển
Phần 2 : Thực trạng huy động vốn cho việc đầu tư phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Để thực hiện đề án môn học của mình, em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo, Ths. Trần Quang Huy.
Phần 1: một số vấn đề chung về vốn và huy động vốn cho đầu tư phát triển
1. Các khái niệm chung
1.1. Khái niệm về đầu tư phát triển
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, dưới góc độ của các nhà nghiên cứu lập dự án thì đầu tư được hiểu: “ Đầu tư là việc hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu hút về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai, lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó”.
Nguồn lực tham gia đầu tư có thể là: Tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ của cong người. Một trong những hoạt động quan trọng nhất của đầu tư đó là đầu tư phát triển như việc nhà đầu tư bỏ vốn ra để tiến hành các hoạt động tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.
Thông qua khái niệm về đầu tư, chúng ta cũng phác hoạ lên được đầu tư dùng để làm gì? Thứ nhất như : tăng cơ sở hạ tầng, tăng tiềm lực cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể mở rộng được qui mô sản xuất kinh doanh của mình như: mua thêm máy móc thiết bị, công nghệ, xây thêm cơ sở hạ tầng: nhà cửa, phân xưởng, đường xá… Đây chính là những cơ sở rất quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi và có hiệu quả hơn. Thứ hai, đầu tư cũng là một quá trình lâu dài. Ví dụ như : Đầu tư vào xây dựng nhà cửa, phân xưởng, đầu tư mua công nghệ, máy móc thiết bị hay đổi mới. Thứ ba, kết quả của việc đầu tư là quá trình rất dài và xuyên suốt nhiều năm mới thu hồi lại được vốn đầu tư, ví dụ xây dựng một cây cầu thì qua rất nhiều năm chủ đầu tư mới thu hồi được vốn ban đầu. Thứ tư, lượng vốn dùng cho đầu tư thường rất lớn. Do đó nhiều khi nó sẽ là một vấn đề rất khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn.
1.2. Khái niệm về doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò tạo ra của cải cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra sự ổn định kinh tế, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Vì thế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò rất lớn. Vậy doanh nghiệp là gì?
Trước hết chúng ta tìm hiểu về khái niệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Vậy doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các doanh nghiệp có vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân một người hoặc một nhóm người.ở nước ta loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ lệ rất lớn bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Trong xu thế nền kinh tế hiện nay thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng gia tăng về số lượng, theo điều tra của tổng cục thống kê tại thời điểm 31/12/2003 phân theo quy mô lao động thì có khoảng 64.526 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Như vậy so với các năm trước đó số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động rất đa dạng về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu của các doanh nghiệp này cũng rất phức tạp chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ, vì thế việc định nghĩa về khu vực doanh nghiệp này cũng rất khái quát như trên, nó không cụ thể được. Do đó ở trên chỉ là sơ lược chung về doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà em tìm hiểu được.
1.3. Khái niệm về vốn cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân, và được huy động từ các nguồn khác để đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
Như vậy, thông qua tìm hiểu vốn đầu tư ta đã biết cơ bản của nguồn vốn là dùng cho việc đầu tư phát triển, mở rộng hơn nữa các tiềm lực. Do vậy vốn cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là quá trình huy động từ nhiều nguồn khác nhau để tăng thêm quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra được nguồn lực ngày càng mạnh cho cácdoanh nghiệp này, để tạo ra lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu và cho toàn xã hội.
Không chỉ có là đầu tư, mà phải đầu tư hơn nữa cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta. Mặt khác, việc đầu tư cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng không phải là điều dễ dàng. Đối với các doanh nghiệp lớn như công ty cổ phần, công ty TNHH thì không sao, vì họ có thể huy động được nguồn vốn lớn cho đầu tư mở rộng sản xuất. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là một vấn đề rất cấp bách và khó giải quyết, tại vì các doanh nghiệp này quy mô hoạt động nhỏ lẻ, vốn kinh doanh không lớn, do vậy để đầu tư thì cần lượng vốn tương đối lớn, mà việc huy động vốn của các doanh nghiệp này thì không dễ dàng chút nào do: Trình độ kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém chưa tạo được nhiều niềm tin cho các nhà đầu tư, còn rủi ro nhiều trong kinh doanh. Do vậy các doanh nghiệp này cần phải có những chính sách tốt hơn để thu hút nguồn vốn lớn cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
2. Vai trò nguồn vốn trong việc đầu tư phát triển ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.1. Vai trò của vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới doanh nghiệp
2.1.1. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
Bất cứ một doanh nghiệp nào để tiến hành sản xuất kinh doanh và làm sao kinh doanh đạt hiệu quả cao? Muốn làm được điều đó, ngoài những yếu tố cần thiết như: Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lao động… và kinh nghiệm trong quản lý của nhà doanh nghiệp. Còn một yếu tố đóng vai trò quyết định đó là doanh nghiệp phải có vốn, vì vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời vốn giữ vai trò quan trọng đối với quá trình kinh doanh.Căn cứ vào tính chất sử dụng và hình thái của vốn, vốn của doanh nghiệp gồm vốn đầu tư ban đầu và vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi chủ doanh nghiệp xác định được vai trò của vốn như vậy thì họ cần có nhận thức đúng đắn trong hành động quản lý nguồn vốn sao cho vốn được sử dụng đúng mục đích và sử dụng có hiệu quả nhất.
Theo thống kê mới nhất của Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối tháng 6 năm 2005, cả nước đã có trên 125.000 doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 243.387 tỷ đồng trong tổng số 189.000 ngàn doanh nghiệp với 398.000 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trên cả nước. Và cho thấy đa số doanh được thành lập là ở khu vực ngoài quốc doanh. Tính đến tháng 9 năm 2005, cả nước đã có khoảng 175.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, so với năm 2002 tăng thêm 75.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Như vậy là rất cần thiết vốn cho việc đầu tư phát triển và ngày càng gia tăng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Giữa các doanh nghiệp này và nguồn vốn có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, hay là quan hệ thuận với nhau. Vốn nhiều thì đầu tư nhiều, vốn ít thì đầu tư ít, và sự gia tăng phát triển của doanh nghiệp bị chậm lại. Ta có sơ đồ mối quan hệ sau
Biểu đồ 1: mối quan hệ giữa số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký
Nguồn: Thời báo Kinh tế
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn cho đầu tư phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trong quá trình huy động vốn cho đầu tư phát triển thì các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng đang còn gặp rất nhiều khó khăn hay tác động của các nhân tố trong việc huy động vốn. Sau đây là một số nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thứ nhất, tâm lý của các nhà đầu tư: Cụ thể là các nhà đầu tư lớn, nhất là các ngân hàng thương mại họ chỉ thích đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước mà không thích đầu tư cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Bởi vì: Bất cứ một nhà đầu tư nào khi muốn bỏ tiền ra đầu tư, bên cạnh việc thu lợi nhuận thì việc đảm bảo an toàn số tiền họ bỏ ra cũng rất quan trọng, nhất là các ngân hàng thương mại. Mặt khác, khu vực kinh tế nhà nước thì độ an toàn là cao hơn ( trình độ công nghệ hiện đại, quy mô hoạt động của khu vực này là lớn) còn với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì độ rủi ro là cao hơn ( công nghệ lạc hậu, quản lý yếu kém, quy mô nhỏ lẻ).
Thứ hai, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung là còn kém. Do đó việc đầu tư vốn còn nhiều vướng mắc và suy tính kỹ của nhà đầu tư.
Thứ ba, khả năng điều hành quản lý doanh nghiệp của các nhà quản trị còn nhiều yếu kém và hạn chế về chuyên môn. Bởi vì với khu vực này thì các doanh nghiệp chủ yếu là hoạt động nhỏ lẻ, quy mô sản xuất không lớn, thị trường kinh doanh hạn hẹp, do đó hạn chế trong sự nắm bắt của nhà quản trị và khó điều hành trong quá trình sản xuất.
Thứ tư, tay nghề của người lao động còn yếu kém và chưa cao, đây cũng là một lý do rất quan trọng, khó khăn trong việc huy động vốn, nó làm cho các chủ đầu tư không muốn bỏ vốn của mình vào một doanh nghiệp mà công nghệ lạc hậu, tay nghề của người lao động chưa cao. Mặt khác, nó cũng là hạn chế cho chủ doanh nghiệp khi họ muốn đổi mới máy móc thiết bị, thì liệu những người công nhân này có vận hành tốt máy móc thiết bị đó hay không? tại vì máy móc thiết bị là do con người vận hành và sử dụng nó để tạo ra hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. Do dó, con người và máy móc luôn phải tương xứng.
Ngoài ra hệ thống văn bản hành chính còn nặng nề và phức tạp không tạo ra sự thông thoáng cho người đầu tư. Do đó nó hạn chế các chủ đầu tư khi muốn đầu tư. Hoặc khi các chủ doanh nghiệp muốn vay tiền ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần phải chấn chỉnh hơn nữa để hạn chế những ảnh hưởng xấu trong quá trình huy động vốn cho đầu tư phát triển cho doanh nghiệp mình.
2.2. Sự cần thiết cho việc đầu tư phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Thông qua việc nhìn nhận nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng như ở trên, thì nguồn vốn cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại càng quan trọng hơn. Bởi vì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không những tạo ra thu nhập cho xã hội, mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Theo đánh giá của Tổng cục thuế, số thu ngân sách 8 tháng đầu năm 2005 đạt 133.610 tỷ đồng, bằng 72,7% dự toán năm. Theo phân tích của Tổng cục thuế thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tốc độ phát triển nhanh nhất và năng động nhất trong nền kinh tế, nhất là khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Số thu ngân sách từ khu vực này có mức tăng trưởng nhanh, năm 2003 đạt 115% dự toán pháp luật, tăng 32% so với năm 2002; năm 2004 đạt 112% dự toán và tăng 26% so với năm 2003; 8 tháng năm 2005 đạt 69% và tăng 24% so với cùng kỳ năm trước ( nguồn: báo Hà Nội mới, thứ 4 ngày 28 tháng 9 năm 2005).
Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạo lập sự phát triển cân đối và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. Mặt khác, nó còn góp phần quan trọng thu hút vốn đầu tư nhàn rỗi của xã hội, và sử dụng tối ưu các nguồn lực khác. Do bản chất của các doanh nghiệp này khi thành lập không đòi hỏi phải quá nhiều vốn, từ đó tạo cơ hội đông đảo cho mọi tầng lớp tham gia đầu tư. Được coi là phương án có hiệu quả trong việc huy động tối đa tiềm lực của đất đai, lao động và kinh nghiệm.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cung cấp khối lượng sản phẩm truyền thống quan trọng phục vụ cho xuất khẩu nhằm tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Các doanh nghiệp này còn tạo ra động lực cạnh tranh để phát triển khu vực kinh tế khác, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước. Nó còn là nơi rèn luyện các nhà kinh doanh thành các chủ doanh nghiệp lớn.
Từ những tác dụng to lớn và vị trí vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc phát triển nền kinh tế nước nhà. Do vậy cần phải đầu tư mở rộng và phát triển hơn nữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ các nguồn vốn huy động.
2.3. Các nguồn vốn cơ bản cho đầu tư phát triển và phương thức huy động vốn ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể của mỗi doanh nghiệp thì có thể chọn các phương thức huy động vốn có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các phương thức huy động vốn rất đa dạng nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Ta tìm hiểu một số nguồn vốn chủ yếu sau:
2.3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
Mỗi giai đoạn phát triển kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi một cách tiếp cận nguồn tài chính khác nhau sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình, với điều kiện xã hội cụ thể. Do vậy, bằng một cách nào đó doanh nghiệp cần thiết tạo một lượng vốn để bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn góp ban đầu; lợi nhuận không chia; tăng vốn từ phát hành cổ phiếu.
Vốn góp ban đầu: Đây được coi là giai đoạn hình thành, là giai đoạn cần để đầu tư ban đầu cho việc thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị… nó cũng là một giai đoạn rất hấp dẫn và chứa đựng nhiều rủi ro bất chắc nhất mà chủ doanh nghiệp phải xem xét thật kỹ càng và cân nhắc, phân tích và tạo cho mình một niềm tin tưởng lạc quan lớn. Một trong những phương thức có hiệu quả và mang tính tích cực đó là nguồn vốn từ cá nhân. Khi vốn góp của người sáng lập không đủ cho hoạt động khởi sự kinh doanh thì vốn được huy động thêm từ các nguồn khác. Một nguyên tắc chung chỉ ra rằng khi muốn khởi sự tạo lập ra một doanh nghiệp thì người sáng lập phải có ít nhất 50% vốn đầu tư ban đầu. Doanh nghiệp cũng phải có số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông, chủ sở hữu góp vốn. Cụ thể đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Công ty TNHH, công ty cổ phần… theo luật nhà nước thì nhà doanh nghiệp này cần phải có một số vốn để xin đăng ký kinh doanh.
Công ty cổ phần huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, chủ sở hữu là những cổ đông. Hình thức huy động từ việc góp mua một phần giá trị doanh nghiệp để cùng sở hữu và điều hành cũng đang trở nên rất phổ biến và chiếm ưu thế, đó là sự lựa chọn đúng đắn để làm tăng thêm tiền trong túi của bạn. Tất nhiên với việc cùng điều hành quản trị thì vấn đề phân chia lợi nhuận và chịu trách nhiệm cũng hết sức quan trọng, điều này thông qua về giá trị góp vốn của các thành viên.
Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: Điều kiện để huy động nguồn vốn này là các doanh nghiệp này phải làm ăn có lãi. Từ đó mới thu được lợi nhuận để tăng quy mô nguồn vốn ban đầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển mạnh hơn. Huy động nguồn vốn từ lợi nhuận không chia bằng cách để lại một phần lợi nhuận sử dụng vào mục đích tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là phương thức huy động vốn có hiệu quả và tối ưu nhất đối với mọi nhà kinh doanh. Đặc biệt đối với các công ty cổ phần trong việc thu hút cổ đông.
Tăng nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu: Một trong những phương thức huy động nguồn tài chính để hình thành vốn ban đầu tăng lên là nhờ phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng khoán có, là giấy chứng nhận quyền sở hữu vốn đã góp của cổ đông vào công ty cổ phần, các cổ đông được hưởng mọi quyền của doanh nghiệp.
2.3.2. Nguồn vốn vay
Để bổ xung nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể sử dụng huy động vốn từ các nguồn: Tín dụng ngân hàn, vay qua phát hành trái phiếu, vay nước ngoài và các tổ chức tín dụng khác, vay từ bạn bè người thân của chủ doanh nghiệp…Phần lớn các chủ doanh nghiệp mới ( nhất là doanh nghiêp vừa và nhỏ) sẽ cần nhiều tiền hơn mà số tiền bản thân họ có. Vì vậy, họ phải tìm nguồn tài chính từ những người anh em, họ hàng có thể là động viên để bạn bè anh em cho vay, hoặc thực hiện hợp đồng với những mức lãi của những số tiền đó. Hình thức này dựa trên mối quan hệ tình cảm, do vậy khi giải quyết vấn đề về vốn có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên khi huy động vốn từ nguồn này chúng ta cũng khó có thể tách bạch được mối quan hệ giađình và xã hội trong công việc kinh doanh. Có một số nó ảnh hưởng xấu đến truyện làm ăn của bạn. Mặc dù vậy, việc huy động vốn từ nguồn này thực tế cho thấy là rất lớn, lượng vốn tương đối nhiều, độ an toàn của vốn là cao. Do đó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải xem xét đến các vấn đề sau: Thứ nhất, hãy xem khoản vay này càng giống khoản vay ngân hàng càng tốt, thậm chí còn có cả tài sản thế chấp để hai bên cùng an tâm. Thứ hai, mọi chi tiết vay sẽ nên ghi thành văn bản, hợp đồng vay tiền rõ ràng. Thứ ba, tình cảm, lòng tin tưởng và sự trung thành là vô giá, khi chúng ta vay tiền từ bạn bè người thân, do đó cần phải biết quý trọng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh không những tạo ra cho chủ doanh nghiệp sự quyết đoán, chín chắn mà còn phải biết sáng tạo tìm ra những nguồn vốn vay khác.
Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ mà đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tín dụng ngân hàng là quá trình các doanh nghiệp vay từ ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng thương mại với nhiệm vụ cung cấp về vốn cho các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, thì việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn là điều tất yếu. Các ngân hàng thương mại luôn đảm bảo một mức lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo đúng nguyên tắc hoạt động. Ngân hàng thường không là đối tác kinh doanh hay là cổ đông của công ty mà họ cho vay vốn lưu động bằng tiền khi công ty có tình hình tài chính tốt nhất, các ngân hàng hoạt động cho vay thì đòi hỏi có vật đảm bảo đối với các doanh nghiệp đi vay như thế chấp, bảo lãnh…
Theo nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 hướng dẫn tìm tài trợ có kỳ hạn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gồm các ngân hàng sau:
Ngân hàng thương mại quốc doanh.
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
Ngân hàng công thương Việt Nam (ICBV).
Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn Việt Nam (VBARD).
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ( Việt Com bank)
Ngân hàng liên doanh:
Undovina Ltd (IVB)
Vi nasivimbank (VSB)
Ngân hàng thương mại cổ phần:
Ngân hàng thương mại á châu (ACB)
Ngân hàng thương mại Đông á (EAB)
Các dự án phát triển kinh tế có mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Quỹ phát triển nông thôn RDF
Công ty tài chính quốc tế SFI
Như vậy các ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.3.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)
Để tạo ra máy móc thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ thì chúng ta cũng rất cần nhiều từ nguồn vốn FDI. Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy quan hệ giao lưu hợp tác giữa các vùng, các khu vực trên toàn thế giới.
Trong quá trình đầu tư, các nhà đối tác rất thận trọng khi bỏ tiền kinh doanh vào các đối tác khác nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. Trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước, vốn đầu tư FDI đóng góp một vai trò hết sức quan trọng, nó là một bộ phận cấu thành của hoạt động đầu tư. Tuy rằng nguồn vốn FDI không thể thay thế được các nguồn vốn khác, nhưng trong điều kiện kinh tế hiện nay nó là một trong những nguồn chủ yếu để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước. Nguồn vốn FDI đóng góp đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng, tăng nguồn thu ngân sách, giảm thất nghiệp. Như vậy, nguồn vốn FDI bổ xung cho sự thiếu hụt về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nước, cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Phần 2: thực trạng huy động vốn cho việc đầu tư phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
1. Thực trạng của việc huy động vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1. Xu hướng gia tăng số lượng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Với một nước đang trong giai đoạn phát triển, tốc độ phát triển còn chậm, do đó hệ thống các doanh nghiệp cũng đa dạng và phức tạp và mang những đặc điểm phù hợp với đặc điểm chung của cả nước. Và trong những năm gần đây, sự phát triển ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng gia tăng, với sự phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Trong những năm 1990 nhà nước ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân có hiệu lực năm 1991, cũng vào năm 1991 theo thống kê thì cả nước có 494 doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH; công ty cổ phần. Năm 1995 có 15.276 doanh nghiệp, năm 1999 số doanh nghiệp được thành lập là 30.500 doanh nghiệp tăng 74 lần so với năm 1991. Như vậy bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1991 đến 1999 tăng thêm 3.388 doanh nghiệp. Khi luật doanh nghiệp mới được áp dụng ( ngay 01/01/2000) thì tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động là 14.443 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư là 24.000 tỷ đồng, chiếm 16% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội ( nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam). Từ khi có luật doanh nghiệp năm 2002 thì lượng doanh nghiệp đã tăng nhanh chóng, theo điều tra số lượng doanh nghiệp đăng ký năm 2003 nhiều gấp 2 lần số lượng doanh nghiệp trong năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam lên con số 128.000 doanh nghiệp. Theo thống kê mới nhất của Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối tháng 6 năm 2005, cả nước đã có 125.000 doanh nghiệp thành lập mới theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 243.387 tỷ đồng trong tổng số 189.000 doanh nghiệp với 398.000 tỷ đồng vốn đăng ký khoảng 25,2 tỷ USD trên cả nước.
Từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phát triển rất nhanh, nhất là ở các đô thị, các thành phố lớn. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, nếu như năm 2001 mới có 2.818 doanh nghiệp thì đến tháng 5 năm 2005 đã có 25.479 doanh nghiệp. Như vậy sau hơn ba năm đã có hơn 22.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời. Bình quân mỗi năm có trên 7.000 doanh nghiệp được thành lập. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế của đất nước và đang trở thành lực lượng kinh tế quan trọng. ở Hà Nội, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng, năm 2001 số thu từ khu vực ngoài quốc doanh có tỷ trọng là 2,6%, tổng số thu 5 tháng đầu năm 2005 là 8,17%. Trong khu vực ngoài quốc doanh số thu các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2001 là 36,6%, năm 2004 là 63,8%. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực công- thương nghiệp và dịch vụ phát triển góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hà Nội đến nay có hơn 25.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bình quân mỗi doanh nghiệp giải quyết công ăn việc làm cho 30 lao động. Như vậy đã giải quyết công ăn việc làm cho 750.000 lao động (Nguồn: Tổng cục thống kê ngày 23/09/2005).
Ngoài ra, theo đánh giá của Tổng cục thuế thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng mang lại những khoản ngân sách lớn cho nhà nước. Cụ thể như 8 tháng đầu năm 2005 ngân sách đạt là 133.610 tỷ đồng bằng 72,7% dự toán năm. Trong đó có sự đóng góp đáng kể từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Theo phân tích của Tổng cục thuế thì khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh có tốc độ phát triển nhanh nhất và năng động nhất trong nền kinh tế, có đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Số thu ngân sách từ khu vực này tăng trưởng nhanh: năm 2003 đạt 115% dự toán pháp luật, tăng 32% so với năm 2002; năm 2004 đạt 112% dự toán và tăng 26% so với năm 2003; 8 tháng năm 2005 đạt 69% và tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến tháng 9 năm 2005 cả nước đã có 175.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, so với năm 2002 tăng 75.000 doanh nghiệp ( Nguồn: báo Hà Nội mới, thứ 4, ngày 28 tháng 9 năm 2005).
Qua tình trạng chung cho ta thấy được doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng gia tăng về chất lượng và số lượng, đóng góp ngày càng nhiều ngân sách cho nhà nước, và tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Do việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng gia tăng về số lượng như vậy cho nên việc đòi hỏi vốn là rất quan trọng và cần thiết.
Ngoài ra theo điều tra ta có được doanh thu của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp sau:
Bảng 1: Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: tỷ đồng
Loại hình doanh nghiệp
Năm
2000
2001
2002
2003
DN nhà nước
444.673
460.029
611.209
666.022
DN ngoài quốc doanh
203.156
260.565
362.615
482.181
DN có vốn đầu tư nước ngoài
161.957
177.262
221.078
287.948
Tổng số
809.786
897.856
1.194.902
1.436.151
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004
Bảng 2: Cơ cấu % doanh thu
Đơn vị: %
Loại hình doanh nghiệp
Năm
2000
2001
2002
2003
DN nhà nước
54,91
51,24
51,14
46,37
DN ngoài quốc doanh
25,09
29,02
30,35
33,58
DN có vốn đầu tư nước ngoài
20,00
19,74
18,51
20,05
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004
Thông qua hai bảng số liệu trên ta thấy được doanh thu thuần của khu vực nhà nước luôn ở mức cao, nhưng tốc độ tăng trưởng của nó thì rất chậm chạp và có xu hướng dang giảm dần như năm 2002 là 51,14% thì đến năm 2003 chỉ còn 46,37% và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì doanh thu chiếm tỉ lệ không cao và không ổn định. Trong khi đó khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm một tỉ lệ doanh thu tương đối và với xu hướng tốc độ tăng trưởng doanh thu ngày càng gia tăng như năm 2002 là 30,35% thì năm 2003 tăng lên 33,58%. Như vậy thông qua số liệu trên thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn ngày càng có lãi, và tăng cao lượng doanh thu của doanh nghiệp.
Mặt khác, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Nhưng đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp đóng góp đáng kể vào thu nhập cho xã hội và cho ngân sách nhà nước. Theo điều tra mới nhất về đóng góp của khu vực ngoài quốc doanh đến giá trị sản xuất công nghiệp ( giá so sánh 1994) tính chung 9 tháng năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp ước tính đạt 308,6 tỷ đồng tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 9,6%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 29,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2%. Tháng 8 năm 2005, giá trị công nghiệp ước tính tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2004, doanh nghiệp nhà nước tăng 9,6%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 23,5%. Tháng 7 năm 2005, giá trị công nghiệp ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp nhà nước tăng 10%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 23,4%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,9%. Tháng 6 năm 2005, giá trị công nghiệp ước tính đạt 39,11 nghìn tỷ đồng tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 9,6%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cao 24,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,4%. Tháng 5 năm 2005 giá trị công nghiệp ước tính đạt 38,41 nghìn tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp nhà nước tăng 10,2%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 25%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,6%. Tháng 4 năm 2005 ước tính đạt 37,35 nghìn tỷ đồng tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp nhà nước tăng 12,5%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 23,3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,7%. Tháng 3 năm 2005 ước tính đạt 36,77 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 2 năm 2005 ước tính đạt 29,26 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 80,9% tháng trước và tăng 2,1 % so với tháng 2 năm 2002. Nguyên nhân tăng chậm đi là do yếu tố mùa vụ, giá trị sản xuất của tất cả các khu vực kinh tế đều chậm và đạt ở mức trên dưới 80% giá trị sản xuất tháng một; so với tháng 2 năm trước doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 95,9%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 9,1%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,8%. Tháng 1 năm 2005, ước tính đạt 35,2 nghìn tỷ đồng, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 25,9%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 44,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,8%. Năm 2004 sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng với mức cao hơn kế hoạch đề ra và tăng cao so với năm 2003. Giá trị công nghiệp năm 2004 (tính theo giá cố định năm 1994) ước tính đạt 354 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp nhà nước tăng 136,1 nghìn tỷ đồng tăng 11,8%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 96,2 nghìn tỷ đồng tăng 22,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 126,3 nghìn tỷ đồng tăng 15,7%. Sáu tháng đầu năm 2004 ước tính tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp nhà nước tăng 11,9%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 21,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,7% ( nguồn: Sự kiện bình luận của trang web: WWW.Smenet.com.vn ngày 28 tháng 10 n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28133.doc