Tài liệu Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp: MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm kể từ ngày kể từ khi Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đề ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước – chuyển đổi nền kinh tế đất nước ta từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung,quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế đất nước đã từng bước dành được những thành tựu vô cùng to lớn trên tất cả các mặt như tốc độ tăng trưởng GDP, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Đất nước đang từng ngày đổi mới và phát tri... Ebook Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân cực giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt và có giá cả phù hợp. Nhưng bên cạnh đó thì khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là vấn đề vốn cho đầu tư cơ sở vật chất và cải tiên hệ thống quản lý của mình.
Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp bước vào thị trường xây dựng từ năm 1960. Từ những ngày đầu thành lập Công ty đã coi việc liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng các công trình thi công là tôn chỉ hàng đầu của mình.Với chủ trương “Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng là tấm giấy thông hành để sản phẩm và dịch vụ của công ty có thể cạnh tranh trên thị trường” một trong những chiến lược của công ty là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 vào hệ thống quản lý của công ty. Từ năm 2003 cho đến nay hệ thống đã vận hành tốt nhưng luôn luôn cần phải được cải tiến để nâng cao hiệu quả áp dụng..
Trong thời gian thực tập tại Công ty, qua khảo sát và tìm hiểu em đã có được nhiều nhận thức mới về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 trên thực tế đã được áp dụng tại công ty. Cùng với những kiến thức đã tích lũy ở nhà trường Đại học Kinh tế Quốc dân đồng thời dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS Đỗ Hải Hà cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú,anh chị trong công ty em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp” để viết chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
Chuyên đề này sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại công ty. Từ đó, đề suất một số giải pháp đối với công ty nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng vào thực tế. Chuyên đề sử dungj phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp so sánh thống kê, phân tích tổng hợp trên cơ sở các số liệu về tình hình thực hiện ISO 9001-2000 tại công ty giai đoạn 2003-2008. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề thực tập này được chia làm 3 phần chính:
Phần I: Cơ sở lý luận
Phần II: Thực trạng việc áp dụng hệt thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 tại Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp
Phần III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng ISO 9001-2000 tại công ty cổ phần công nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Hải Hà và các cô chú trong Công ty đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua và tạo điều kiện để em hoàn thành bài viết này.
Phần I: Cơ sở lý luận
Một số khái niệm cơ bản
Chất lượng
Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử dụng phổ biến và rất thông dụng hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo. Bất cứ ở đâu hay trong tài liệu nào, chúng ta đều thấy xuất hiện thuật ngữ chất lượng. Tuy nhiên, hiểu thế nào là chất lượng sản phẩm lại là vấn đề không đơn giản. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội.Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Đứng trên những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu nhất nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường.
Quan niệm siêu việt cho rằng chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm. Khi nói đến sản phẩm có chất lượng, ví dụ nói về ô tô người ta nghĩ đến ngay tới những hãng xe nổi tiếng như Roll Roice, Mecxedec…Quan niệm này mang tính triết học, trừu tượng, chất lượng không thể xác định một cách chinh xác nên nó chỉ có ý nghĩa đơn thuần trong nghiên cứu.
Quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Chẳng hạn, theo quan niệm của Liên Xô (cũ) thì: “Chất lượng là tập hợp những tính chất của sản phẩm chế định tính thích hợp của sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu xác định phụ hợp với công dụng của nó”. Quan niệm này đã đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao.
Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước. Định nghĩa này cụ thể, mang tính thực tế cao, đảm bảo nhằm mục đích sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu đã đề ra từ trước, tạo cơ sở thực tiễn cho các hoạt động điều chỉnh các chỉ tiêu chất lượng. Chẳng hạn, chất lượng được định nghĩa là tổng hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn những yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Trong nền kinh tế thị trường người ta đưa ra rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Những khái niệm chất lượng này gắn bó chặt chẽ với những yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh tranh, giá cả…Có thể gọi chúng dưới một nhóm chung là quan niệm “chất lượng hướng theo thị trường”.
Xuất phát từ người tiêu dùng, chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Chẳng han, theo Philip Crosby định nghĩa: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”. Theo ông đây là những yêu cầu của người dùng và người sản xuất.
Xuất phát từ mặt giá trị, chất lượng được hiểu là đại lượng được đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm và chi phí bỏ ra để được lợi ích đó.Theo quan niệm này, nhiều định nghĩa được đặt ra, chẳng hạn: “ Chất lượng là cung cấp những sản phẩm và dịch vụ ở giá mà khách hàng chấp nhận” ; hoặc “Chất lượng là cái mà khách hàng phải trả đúng bằng cái mà họ nhận được”; hoặc theo A.P. Viavilov, một chuyên gia quản lý chất lượng của Liên Xô (cũ) thì: “ Chất lượng là một tập hợp những tính chất của sản phẩm chứa đựng mức độ thích ứng của nó để thỏa mãn những nhu cầu nhất định theo công dụng của nó với những chi phí xã hội cần thiết”.
Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm thì chất lượng cung cấp những thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt rõ nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau bán hàng và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực.
Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa chất lượng như sau:
“Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”.
Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn. Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay. Định nghĩa chất lượng trong ISO 900 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng.
Quản lý chất lượng
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là hoạt động quản lý chất lượng.
Hiện nay đang tồn tại quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng
Theo GOST , quản lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sàn phẩm thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như những tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
A.G.Roberton, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng:
Quản lý chất lượng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đổng thời cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng.
A.V.Feigenbaum, nhà khoa học người Mỹ cho rằng:
Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức ( một đơn vị kinh tế) chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng.
Trong các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định: Quản lý chất lượng là hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hóa có chất lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
Giáo sư, Tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý chất lượng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa quản lý chất lượng có nghĩa là: Nghiên cứu triển khai, thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượn, kinh tế nhất, có ích cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa quản lý chất lượng: là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trộng tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động.
Như vậy tuy còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, song nhìn chung chúng có những đặc điểm giống nhau như:
Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, với chi phí tối ưu.
Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như: Hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách khác, quản lý chất lượng chính là chất lượng của quản lý.
Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội và tâm lý). Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo.
Quản lý chất lượng được thực hiện trong suốt thời kỳ sống của sản phẩm, từ thiết kế, chế tạo đến sử dụng sản phẩm.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, người ta quan niệm quản lý chất lượng là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đến giai đoạn tiếp theo vào những năm 50 của thế kỷ XX: Phạm vi nội dung chức năng quản lý chất lượng được mở rộng hơn nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào giai đoạn sản xuất. Ngày nay, quản lý chất lượng đã được mở rộng bao gồm cả lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và quản lý chất lượng ngày nay phải hướng vào phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, phải tập trung vào nâng cao chất lượng của quá trinh và của toàn bộ hệ thống. Đó chính là quản lý chất lượng toàn diện.
Theo TCVN 5914 – 1994: “Quản lý chất lượng toàn diện là cách quản lý một tổ chức tập chung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó, nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội”.
Tóm lại: (Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO 9000): Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách , mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
Vai trò của quản lý chất lượng:
Quản lý chất lượng không chỉ là một bộ phận hữu cơ của quản lý kinh tế mà quan trọng hơn nó là bộ phận hợp thành của quản trị kinh doanh. Khi nền kinh tế và sản xuất - kinh doanh phát triển thì quản trị chất lượng càng đóng vai trò quan trọng và trở thành nhiệm vụ cơ bản không thể thiếu được của doanh nghiệp và xã hội.
Tầm quan trọng của quản lý chất lượng được quyết định bởi:
Vị trí của công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Bởi vì theo quan điểm hiện đại thì quản lý chất lượng chính là quản lý có chất lượng, là quản lý toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.
Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với phát triển kinh tế, đời sống của người dân và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Với nền kinh tế quốc dân, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tiết kiệm được lao động xã hội do sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, sức lao động, công cụ lao động, tiền vốn…Nâng cao chất lượng có ý nghĩa tương tự như tăng sản lượng mà lại tiết kiệm được lao động. Trên ý nghĩa đó nâng cao chất lượng cũng có ý nghĩa là tăng năng suất.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là tư liệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng tới năng suất xã hội, thực hiện tiến bộ khoa học - công nghệ, tiết kiệm.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là tư liệu tiêu dùng có quan hệ trực tiếp tới đời sống và sự tín nhiệm, lòng tin của khách hàng. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu tác động mạnh mẽ tới hoàn thiện cơ cấu và tăng kim nghạch xuất khẩu, thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu.
+ Với người tiêu dùng, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thỏa mãn được các yêu cầu của người tiêu dùng, sẽ tiết kiệm cho người tiêu dùng và góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ tạo ra lòng tin và tạo ra sự ủng hộ của người tiêu dùng với người sản xuất do đó sẽ góp phần phát triển sản xuất – kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được quyết định do các yếu tố sau:
Cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp có phù hợp với yêu cầu của thị trường hay không?
Chất lượng sản phẩm dịch vụ như thế nào?
Giá cả của sản phẩm dịch vụ cao hay thấp?
Thời gian giao hàng nhanh hay chậm?
Khi đời sống của người dân được nâng cao lên và sức mua của họ được nâng cao, tiến bộ khoa học – công nghệ được tăng cường thì chất lượng snar phẩm là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh.
Sản phẩm có khả năng cạnh tranh mới bán được, doanh nghiệp mới có lợi nhuận và mới tiếp tục sản xuất - kinh doanh.
Do vậy, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nâng lên, do đó phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý chất lượng và đổi mới không ngừng công tác quản lý chất lượng. Nó là trách nhiệm của các cấp quản lý, trước hết là của doanh nghiệp, mà người chịu trách nhiệm chính là giám đốc doanh nghiệp.
Nội dung của quản lý chất lượng
Những nguyên tắc của quản lý chất lượng
*Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng
Trong cơ chế thị trường, khách hàng là người chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng đề ra các yêu cầu về sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm. Để tồn tại và phát triển thì sảm phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải tiêu thụ được và phải có lãi.
Do đó, quản lý chất lượng hướng vào khách hàng và nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng, xây dựng và thực hiện chính sách chất lượng, thiết kế sản phẩm, sản xuất, kiểm tra, dịch vụ sau khi bán hàng đều phải lấy việc phục vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng làm mục tiêu.
Chất lượng định hướng bởi khách hàng là một yếu tố chiến lược, dẫn tới khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, duy trì và thu hút khách hàng. Nó đòi hỏi phải luôn nhạy cảm đối với khách hàng mới, những yêu cầu thị trường và đánh giá những yếu tố dẫn tới sự thỏa mãn khách hàng. Nó cũng đòi hỏi ý thức phát triển công nghệ, khả năng đáp ứng mau lẹ và linh hoạt các yêu cầu của thị trường, giảm sai lỗi và những khuyết tật của khiếu nại của khách hàng.
*Nguyên tắc 2: Coi trọng con người trong quản lý chất lượng
Con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành, đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong công tác quản lý chất lượng cần áp dụng những biện pháp và phương pháp thích hợp để huy động hết nguồn lực, tài năng của con người ở mọi cấp, mọi nghành vào việc đảm bảo và nâng cao chất lượng.
Những người lãnh đạo phải xây dựng được chính sách chất lượng cho doanh nghiệp và phải thiết lập được sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, chính sách và môi trường nội boojtrong doanh nghiệp. Họ phải lôi cuốn, huy động sử dụng có hiệu quả mọi người vào việc đạt được mục tiêu vì chất lượng doanh nghiệp. Hoạt động chất lượng của doanh nghiệp sẽ không có kết quả và hiệu quả nếu không có sự liên kết triệt để của lãnh đạo với cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.
Những người quản lý trung gian là lực lượng quan trọng trong thực hiện mục tiêu, chính sách chất lượng của doanh nghiệp. Họ có quan hệ với thị trường, khách hàng và trực tiếp quan hệ với công nhân. Họ chỉ đạo đôn đốc người công nhân thực hiện nhiệm vụ đảm bảo và nâng cao chất lượng.
Công nhân là người trực tiếp thực hiện các yêu cầu về đảm bảo và nâng cao chất lượng. Họ được trao quyền, có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về đảm bảo, cải tiến chất lượng và chủ động sáng tạo đề xuất các kiến nghị về đảm bảo nâng cao chất lượng.
*Nguyên tắc 3: Thực hiện toàn diện và đồng bộ
Chất lượng sản phẩm là kết quả tổng hợp của các lĩnh vực kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, xã hội…liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách chất lượng, thiết kế, chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau khi bán hàng. Nó cũng là kết quả của những cố gắng, nỗ lực chung của các nghành, các cấp và các địa phương và từng con người. Do vậy, đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và sự đồng bộ trong các mặt hoạt động liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng. Nếu chỉ phiến diện trong giải quyết vấn đề sẽ không bao giờ đạt được kết quả mong muốn.
*Nguyên tắc 4: Thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng
Theo TCVN thì đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng, rằng thực tế sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và cải tiến chất lượng; là nhưng hoạt động được tiến hành trong toàn bộ tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng của tổ chức đó. Như vậy, cải tiến chất lượng có nghĩa là nỗ lực không ngừng nhằm không những duy trì mà còn nâng cao hơn nữa chất lượng.
Đảm bào và nâng cao chất lượng là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Đảm bảo chất lượng bao hàm việc duy trì và cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cải tiến chất lượng bao hàm việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất của chất lượng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Đảm bảo và cải tiến chất lượng là sự phát triển liên tục, không ngừng của công tác quản lý chất lượng. Muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng không ngừng.
*Nguyên tắc 5: Tiếp cận theo quá trình
Trên thực tế đang diễn ra 2 cách quản trị liên quan đến quản lý chất lượng
Một là, quản trị theo quá trình, theo cách này cần quản trị chất lượng ở mọi khâu kiên quan tới việc hình thành chất lượng đó là các khâu từ nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thiết kế sản xuất, dịch vụ sau bán hàng. Hai là, quản trị theo mục tiêu tài chính, theo cách này, doanh nghiệp chỉ chú ý tới lợi nhuận, coi nó là mục tiêu cuối cùng và trong quản trị chất lượng thì quá chú trọng đến khâu kiểm tra kết quả cuối cùng đó là kiểm tra chất lượng sản phẩm
Để phòng ngừa là chính, ngăn chặn kịp thời các nguyên nhân gây ra chất lượng kém, giảm đáng kể chi phí kiểm tra và sai sót trong khâu kiểm tra va phát huy nội lực, cần thực hiện quản lý chất lượng theo quá trình.
*Nguyên tắc 6: Nguyên tắc kiểm tra
Kiểm tra là một khâu rất quan trọng trong bất kỳ một hệ thống quản lý nào. Nếu làm việc mà không kiểm tra thì không biết công việc được tiến hành đến đâu, kết quả ra sao. Không có kiểm tra sẽ không có hoàn thiện, không có đi lên. Trong quản lý chất lượng cũng vậy, kiểm tra nhằm mục đích hạn chế và ngăn chặn những sai sót tìm những biện pháp khắc phục khâu yếu, phát huy cái mạnh, để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Các hoạt động chính của hệ thống quản lý chất lượng
Trong quá trình hình thành, phần lớn các yêu cầu của hệ thống được xây dựng từ quan điểm của khách hàng và liên quan đến yêu cầu của các nghành công nghệ cao.
Các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực hạt nhân hay quân sự đã đưa ra một khuôn mẫu cho mô hình được phát triển sau này. Các hoạt động chính của hệ thống quản lý chất lượng điển hình thường bao gồm:
Chương trình
Tổ chức
Kiểm soát thiết kế
Kiểm soát tài liệu tuyển dụng
Hướng dẫn, thủ tục và bản vẽ
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát nguyên liệu, thiết bị và dịch vụ mua vào
Nhận biết và kiểm soát nguyên liệu cấu kiện
Kiểm soát các quá trình đặc biẹt
Kiểm tra
Kiểm soát hoạt động thử nghiệm
Kiểm soát thiết bị kiểm tra, thử nghiệm
Xếp dỡ, lưu kho và chuyên giao
Trạng thái kiểm tra, thử nghiệm và vận hành
Đối tượng không phù hợp
Hành động khắc phục
Hồ sơ đảm bảo chất lượng
Đánh giá
Những yêu cầu này liên quan đến các hoạt động quản lý và không liên quan đến các yêu cầu kỹ thuật cụ thể của thiết kế và chế tạo. Các khía cạnh kỹ thuật sẽ được đề cập tương ứng trong các tiêu chuẩn hay quy định kỹ thuật có liên quan.
Một số hệ thống quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng toàn diện TQM
Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM được nảy sinh từ các nước phương Tây với tên tuổi của Deming, Crosby và Juran.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn dienj cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đề ra.
Các đặc điểm của TQM trong quá trình triển khai thực tế hiện nay tại các công tuy có thể được tóm tắt như sau:
Chất lượng định hướng bởi khách hàng
Vai trò lãnh đạo trong công ty
Cải tiến chất lượng liên tục
Tính nhất thể và tính hệ thống
Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, mọi nhân viên
Coi trọng con người
Sử dụng các phương pháp tư duy khoa học
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành năm 1987
Quản lý chất lượng ISO 9000 là coi trọng việc xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
ISO 9000 là một bộ phận hợp thành của TQM. ISO 9000 và TQM là hai hệ thống quản lý chất lượng về thực chất cùng áp dụng phương pháp quản lý chất lượng toàn diện. Một doanh nghiệp có thêt áp dụng hoặc ISO 9000 hoặc TQM hoặc cả hai hệ thống tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Một công ty nếu không có áp lực của sự sống còn là phải áp dụng ISO 9000 thì họ có thể không cần áp dụng. Nhưng TQM thì lại khác, đó là phương pháp quản trị hằng ngày để không ngừng cải tiến chất lượng mà bất cứ công ty nào cũng cần và có thể áp dụng. Nếu doanh nghiệp đã được chứng nhận ISO 9000 rồi thì lại càng thuận lợi cho áp dụng TQM.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000
Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 lần đầu tiên được ban hành vào năm 1987. Lần sửa đổi thứ nhất được diễn ra vào năm 1994 và phiên bản này sẽ có giá trị đến năm 2003 (tồn tại song song với phiên bản mới). Lần sửa đổi tháng 12/2000, với lần sửa đổi này ra đời phiên bản ISO 9000:2000. Phiên bản ISO 9000:2000 có nhiều thay đổi về cấu trúc và nội dung tiêu chuẩn so với phiên bản cũ, nhưng sự thay đổi này không trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Phiên bản ISO 9000:2000 có tác động tích cực hơn tới hoạt động quản lý chất lượng tại mỗi doanh nghiệp.
Thay vì tồn tại nhiều tiêu chuẩn, phiên bản mới (ISO 9000:2000) chỉ còn 3 tiêu chuẩn:
ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và thuật ngữ
ISO 9001, hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu
ISO 9004, hệ thống quản lý chất lượng – hướng dẫn cải tiến hiệu quả hoạt động.
Như vậy, sau tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được cơ cấu lại ISO 9001:2000. ISO 8402 về thuật ngữ và định nghĩa nay được đề cập cùng với các nguyên tắc cơ bản trong ISO 9000:2000. ISO 9004 cũng được điều chỉnh lại và trở thành cặp đồng nhất với ISO 9001 nhằm hướng dẫn tổ chức cải tiến để vượt qua những yêu cầu cơ bản của ISO 9001.
Về cấu trúc, từ 20 yêu cầu theo phiên bản cũ nay được tổ chức lại theo cách tiếp cận quá trình và phân nhóm theo các hoạt động của tổ chức thành 5 phần chính:
Các yêu cầu chung của hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) gồm các yêu cầu về hệ thống văn bản, tài liệu và hồ sơ.
Trách nhiệm lãnh đạo – trách nhiệm của lãnh đạo cao cấp đối với HTQLCL, gồm cam kết của lãnh đạo, định hướng vào khách hàng, hoạch định chất lượng và thông tin nội bộ.
Quản lý nguồn lực – gồm các yêu cầu về cung cấp nguồn lực cẩn thiết cho HTQLCL, trong đó có các yêu cầu về đào tạo.
Tạo sản phẩm – gồm các yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ trong đó có việc xem xét hợp đồng. mua hàng, thiết kế, sản xuất, đo lường và hiệu chuẩn.
Đo lường, phân tích và cải tiến – gồm các yêu cầu cho hoạt động đo lường, trong đó có việc đo lường sự thỏa mãn khách hàng, phân tích dữ liệu và cải tiến liên tục.
Nhìn chung, các yêu cầu theo tiêu chuẩn mới đi theo chiều hướng tích cực hơn cho các tổ chức/ doanh nghiệp. Thay vì phải xây dựng một hệ thống văn bản cho cả 20 yêu cầu của tiêu chuẩn cũ mà đôi khi trở nên quan liêu và phức tạp cho các hoạt động thì theo tiêu chuẩn mới, chỉ còn 6 quy trình cần được văn bản hóa ( Kiểm tra tài liệu; kiểm soát hồ sơ chất lượng; đánh giá chất lượng nội bộ; kiểm soát sản phẩm không phù hợp; hành động khắc phục; hành động phòng ngừa) và 21 hồ sơ chất lượng. Ngoài ra, tổ chức có thể xác định những văn bản khác cần thiết cho tổ chức hoạt động hiệu quả. Việc xác định này có thể dựa trên quy mô của tổ chức, lĩnh vực hoạt động, tính phức tạp của các quá trình cũng như mối tương quan giữa chúng và năng lực của nhân viên. Chính tính mềm dẻo, linh hoạt này mà các tổ chức cần phải hết sức thận trọng trong việc xác định tính cần thiết của việc xây dựng hệ thống văn bản vì đây cũng là một điểm mà bên đánh giá thứ 3 có thể hỏi bằng chứng trong việc kiểm soát có hiệu quả các quá trình và hệ thống, đặc biệt với những hoạt động mà thiếu vắng các quy trình bằng văn bản có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực kiểm soát của hệ thống.
Như vậy, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 :2000 có một số thay đổi chủ yếu so với ISO 9000 – 1994:
Tiêu chuẩn mới chú trọng hơn vào việc tăng cường hiệu quả của hệ thống quản lý nhằm đáp ứng và vượt quá sự mong đợi của khách hàng bằng việc không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì chỉ chú trọng vào việc đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn trước đây.
Coi trọng cải tiến liên tục. Đây là yêu cầu mang tính thực tế vì môi trường luôn luôn thay đổi, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu doanh nghiệp không cải tiến liên tục sẽ không có chỗ đứng trên thị trường.
Đề cao sự thỏa mãn khách hàng: Khách hàng là người quyết định, khách hàng ngày nay có sự lựa chọn rộng rãi hơn, có yêu cầu ngày càng cao hơn, vì thế đề cao “sự thỏa mãn khách hàng” phải là một trong những tiêu chí quan trọng.
Tiếp tục đề cao vai trò của lãnh đạo, đặc biệt qua các yêu cầu cải tiến liên tục trên các lĩnh vực, đề cao yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức. Xác định việc xây dựng và lượng hóa các mục tiêu chất lượng đối với các bộ phận trong quản lý.
2. Tình hình triển khai ISO 9000 trên thế giới và ở Việt Nam.
Ngay sau khi ra đời, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được các quốc gia hưởng ứng mạnh mẽ. Hiếm có tiêu chuẩn nào của ISO lại được áp dụng rộng rãi và thống nhất về nhiều phương diện như bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Ngày nay, ISO 9000 đã được chấp nhận như là tiêu chuẩn quốc gia của hàng trăm nước trên thế giới và đã được công nhận là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì khă năng cạnh tranh của mỗi nước. Vì thế, số lượng công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trên thế giới ngày càng nhiều.
Các cuộc điều tra cho thấy, trong năm 2005, số chứng nhận ISO 9000 tăng mạnh so với các năm trước. Đến nay, số lượng chứng nhận ISO 9000 trên thế giới là gần 1 triệu; số lượng quốc gia có tổ chức/ công ty được chứng nhận ISO 9000 tăng lên 160 nước.
So sánh về khu vực thì Châu Âu dẫn đầu về số lượng chứng nhận ISO 9000. Năm 2005 có hơn 30.000 chứng chỉ mới cho các nước Châu Âu, trong đó có 3 quốc gia Italia, Tây Ban Nha, CH Sec đã chiếm tới 20.000. Tổng cộng đến năm 2005 Châu Âu đã có 310.212 chứng nhận, chiếm tỷ trọng 53,87% tổng số chứng nhận toàn cầu. Tuy nhiên, so với tỷ trọng 83,07% mà Châu Âu chiếm lĩnh được trong mấy năm trước đó thì thấy rằng khoảng cách giữa Châu Âu và các nước khu vực ngày càng thu hẹp. Điển hình là khu vực Viễn Đông, hiện nay đang đứng vị trí thứ 2 với tỷ trọng 50,05% ( Năm 2002 chỉ là 10,46%) và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những quốc gia đóng góp nhiều nhất trong số lượng chứng chỉ này.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đến Việt Nam từ năm 1990, tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như nền kinh tế đang chuyển đổi, công nghệ còn thấp, trình độ còn hạn chế…, nên việc xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại các doanh nghiệp chỉ thực sự trở thành một phong trào mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1996 sau hội nghị chất lượng Việt Nam năm 1995 và những thách thức, đòi hỏi của sự hội nhập thực sự với khu vực và thế giới.
Nước ta chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn ISO 9000 thành tiêu chuẩn Việt Nam. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã biên soạn và phổ biến các tài liệu về ISO 9000, hướng dẫn, giáo trình các phiên bản phần mềm ứng dụng, các quy định về chứng nhận sự phù hợp, chương trình chứng nhận.
Theo các đánh giá của chuyên gia Tổng cục Tiêu chuẩn Đo Lường – Chất lượng thì phần lớn các doanh ng._.hiệp đã ý thức hiệu quả từ việc áp dụng hệ thống ISO cũng như các hệ thống khác như TQM, SA 8000, HACCP…, nhưng lại tập chung vào các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh và hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Cho tới nay, con số 718 doanh nghiệp được nhận chứng chỉ ISO 9000 và 32 doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 14000 vẫn còn quá ít so với khoảng 100.000 doanh nghiệp cả nước. Việc áp dụng ISO 9000 hay các hệ thống quản lý khác của các doanh nghiệp Việt Nam còn mang tính thụ động. Hầu hết các doanh nghiệp áp dụng ISO và các hệ thống quản lý khác đều là các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc này nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, sau khi doanh nghiệp đã tiếp cận hoặc muốn mở rộng thị trường. Chẳng hạn, sau khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, các doanh nghiệp dệt may mới cuống cuồng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 về trách nhiệm xã hội trong khi lẽ ra việc đó phải được chuẩn bị ngay trong quá trình đàm phán Hiệp định và hoàn tất ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Theo nhận định của các chuyên gia, chừng nào doanh nghiệp còn dựa vào hàng rào thuế quan để cạnh tranh thì họ chưa ý thức được tính cấp bách của việc nâng cao chất lượng hàng hóa, hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, nếu như thời điểm hội nhập hoàn toàn vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) hay tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt tay xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý thì quá muộn và sẽ mất đi cơ hội mà hội nhập mang lại. So với yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập mang lại. So với yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập thì việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng chuyên nghành khác ở nước ta còn quá chậm.
Ví dụ - Nghành Dược đặt kế hoạch tới năm 2005 tất cả các doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn GMP (Hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực thực phẩm và y tế) trong khi cánh cửa AFTA đã chuẩn bị mở.
Bảng 8: Tình hình áp dụng ISO 9000 các nước trên thế giới.
STT
Năm
Số chứng chỉ
Quốc Gia
1
2000
408631
158
2
2001
510616
161
3
2002
561747
159
4
2003
612880
186
5
2004
685121
157
6
2005
736252
189
(Nguồn: Tạp chí đo lường chất lượng)
Bảng 9: Tình hình áp dụng ISO 9000 tại Việt Nam
TT
Năm
Số chứng chỉ
TT
Năm
Số chứng chỉ
1
2000
315
4
2003
1108
2
2001
600
5
2004
1500
3
2002
979
6
2005
1.680
(Nguồn: Tạp chí đo lường chất lượng)
Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ kết quả do áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO mang lại, nhưng do nhiều lý do khác nhau làm cản trở sự ra nhập của chúng ta vào trào lưu thế giới. Đó có thể là nhận thức, quan điểm của nhà lãnh đạo các doanh nghiệp, khó khăn trong thay đổi tập quán quản trị, quá trình hiểu và xây dựng ISO 9000…Cái đó chúng ta không bàn bạc ở đây mà chúng ta phải nhận thấy rằng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là rất quan trọng tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp hay của quốc gia trong quá trình hội nhập thế giới. Chúng ta phải nhìn thấy tương lai và khắc phục những hạn chế của chính mình.
Chương II: Thực trạng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp
1.1. Giới thiệu về công ty
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp
Đơn vị quản lý: Sở xây dựng Hà Nội
Tổng số cán bộ công nhân viên: 450 người
Trụ sở chính: 166 phố Hồng Mai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: : 8634656- 8634657
Lĩnh vực kinh doanh:
Víi giÊy phÐp kinh doanh sè 108083 ngµy 17 th¸ng 4 n¨m 1993 cña träng tµi kinh tÕ Thµnh phè Hµ néi vµ chøng chØ hµnh nghÒ x©y dùng sè 277BXD/CSXD ngµy 12 th¸ng 07 n¨m 1997 do Bé x©y dùng cÊp, lÜnh vùc kinh doanh cña Công ty bao gồm:
X©y dùng c¸c c«ng tr×nh ®Æc biÖt nh chèng phãng x¹, chèng ¨n mßn, si l«, bunke, vá máng, èng khãi, lß h¬i, bÓ ngÇm, th¸p níc…
NhËn x©y dùng c¸c c¬ së kü thuËt h¹ tÇng trong c¸c khu chÕ xuÊt, d©n c, thµnh phè, c¸c c«ng tr×nh l©m nghiÖp, thuû lîi, giao th«ng, th¬ng nghiÖp, thÓ dôc thÓ thao vµ vui ch¬i gi¶i trÝ trªn ®Þa bµn trong níc vµ ngoµi níc, ®¸p øng tèi ®a yªu cÇu cña kh¸ch hµng.
NhËn s¶n xuÊt vµ gia c«ng c¸c lo¹i kÕt cÊu thÐp, bª t«ng cèt thÐp, cöa gç vµ vËt liÖu hoµn thiÖn.
NhËn cung øng c¸c lo¹i vËt liÖu x©y dùng, trang trÝ néi thÊt.
Cho thuª c¸c lo¹i m¸y mãc, thiÕt bÞ c¬ giíi vµ c¸c ph¬ng tiÖn vËn t¶i.
NhËn liªn doanh, liªn kÕt víi c¸c tæ chøc kinh tÕ trong vµ ngoµi níc ®Ó ®Çu t vµ x©y dùng c«ng tr×nh, lµm tæng thÇu vµ gi¶i quyÕt mäi thñ tôc x©y dùng c¬ b¶n tõ A ®Õn Z.
C«ng ty thùc hiÖn tr¸ch nhiÖm b¶o hµnh c«ng tr×nh theo chÕ ®é hiÖn hµnh.
C«ng ty x©y dùng c«ng nghiÖp ®· thùc hiÖn rÊt tèt c¸c ho¹t ®éng cña m×nh trong ph¹m vi ®îc phÐp theo giÊy ®¨ng ký kinh doanh. Vµ còng chÝnh v× vËy mµ cho ®Õn ngµy 04/06/2001 C«ng ty x©y dùng c«ng nghiÖp l¹i ®îc Uû ban nh©n d©n Thµnh phè Hµ néi quyÕt ®Þnh vÒ viÖc bæ sung nhiÖm vô cho C«ng ty theo quyÕt ®Þnh sè 3147/Q§ - UB cho phÐp kinh doanh thªm mét sè lÜnh vùc sau :
- X©y dùng, l¾p ®Æt c¸c c«ng tr×nh : Giao th«ng, l©m nghiÖp, thuû lîi, th¬ng nghiÖp, thÓ dôc thÓ thao vµ vui ch¬i gi¶i trÝ.
- Kinh doanh nhËp khÈu m¸y mãc, thiÕt bÞ vµ vËt t ®Ó phôc vô chuyªn ngµnh x©y dùng, thÓ dôc thÓ thao vµ vui ch¬i gi¶i trÝ.
- T vÊn cho c¸c chñ ®Çu t trong vµ ngoµi níc vÒ lÜnh vùc : LËp dù ¸n, qu¶n lý vµ tæ chøc thùc hiÖn dù ¸n.
- Kinh doanh kho b·i ( Trong ph¹m vi ®Êt cña C«ng ty ®ang qu¶n lý ), ®¹i lý kinh doanh vËt liÖu x©y dùng.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
C«ng ty cæ phÇn x©y dùng c«ng nghiÖp ®· khëi ®Çu tõ c«ng trêng 105 trùc thuéc Côc x©y dùng Hµ néi theo quyÕt ®Þnh ngµy 15 th¸ng 01 n¨m 1960 víi sè CBCNV chØ cã 300 ngêi. Nhng víi sù quyÕt t©m vît bËc cña toµn thÓ CBCNV trong ®¬n vÞ, c«ng trêng ®· tõng bíc ®i lªn cïng n¨m th¸ng oanh liÖt nhng còng ®Çy tù hµo cña ®Êt níc ViÖt nam nãi chung vµ cña thñ ®« Hµ néi nãi riªng.
§îc sù quan t©m cña c¸c ®ång chÝ l·nh ®¹o Côc x©y dùng Hµ néi vµ víi sù phÊn ®Êu hÕt m×nh cña toµn thÓ anh chÞ Ðm trong ®¬n vÞ, c«ng trêng 105 ®· thµnh lËp c«ng ty x©y dùng sè 2 vµo n¨m 1970, vµ sau ®ã lµ c«ng ty x©y dùng sè 5 theo quyÕt ®Þnh sè 25UB/XDCN vµo ngµy 06 th¸ng 02 n¨m 1970 cña Uû ban hµnh chÝnh Hµ néi. Vµ ®Õn n¨m 1972 ®· s¸t nhËp cïng víi c«ng trêng 108 vµ 1 bé phËn cña c«ng trêng 5 thuéc c«ng ty 104 thµnh lËp lªn c«ng ty x©y l¾p c«ng nghiÖp theo quyÕt ®Þnh sè 127/TCCQ ngµy 21 th¸ng 01 n¨m 1972 cña Uû ban hµnh chÝnh Thµnh phè Hµ néi. Vµ ®Ó lµm tèt c«ng t¸c chuyªn m«n trong ngµnh x©y dùng, vµo th¸ng 10 n¨m 1972 C«ng ty x©y l¾p c«ng ngiÖp ®· ®îc t¸ch bé phËn l¾p m¸y vµ ®iÖn níc cña c«ng ty ®Ó thµnh lËp c«ng ty ®iÖn níc l¾p m¸y vµ chÝnh thøc ®æi tªn lµ C«ng ty x©y dùng c«ng nghiÖp theo quyÕt ®Þnh sè 1016/Q§-TCCQ vµo ngµy 28 th¸ng 10 n¨m 1972 cña uû ban hµnh chÝnh Hµ néi.
C¨n cø quyÕt ®Þnh sè 617/Q§UB ngµy 13 th¸ng 02 n¨m 1993 cña UBND Thµnh phè Hµ néi cho phÐp ®îc thµnh lËp C«ng ty x©y dùng c«ng nghiÖp thùc thuéc Së x©y dùng Hµ néi. Vµ nã ®îc gi÷ nguyªn tªn gäi cho ®Õn ngµy 1/8/2007. Trô së c«ng ty ®ãng t¹i sè 166 Phè Hång Mai – QuËn Hai Bµ Trng – Hµ néi.
Ngµy 02/8/2007, UBND Thµnh phè Hµ Néi ®· cã quyÕt ®Þnh sè 3081/Q§-UBND vÒ viÖc chuyÓn doanh nghiÖp Nhµ níc C«ng ty X©y dùng C«ng nghiÖp thµnh C«ng ty Cæ phÇn X©y dùng C«ng nghiÖp.
GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh C«ng ty cæ phÇn sè 0103018906 do Së KÕ ho¹ch §Çu t thµnh phè Hµ Néi cÊp ngµy 08/08/2007.
M· sè thuÕ : 0100105599
Vèn ®iÒu lÖ : 38 tû ®ång VN
S¬ ®å tæ chøc c«ng ty cæ phÇn x©y dùng c«ng nghiÖp
XN
XD1
Ban gi¸m ®èc
Phòng
KHKT
Phòng dự án
Dù ¸n
Phòng TCKT
Phòng
TCQTHC
BQL toà nhà 71 NCT
71 NCT
XN
XD2
XN XD3
XN XD4
XN XD5
XN XD6
XN
XD7
Đội TCCG
& XD
Đội điên
Nước
§¹i héi ®ång
cæ ®«ng
Héi ®ång
qu¶n trÞ
Ban kiÓm so¸t
2. Quá trình triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty
Lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng Công nghiệp đã quyết tâm theo đuổi đến cùng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 là mô hình phù hợp với đơn vị thi công xây lắp vì xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhất trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gia tăng là để tất cả các thành viên trong Công ty đều nhận thức được rằng ở bất kỳ công trình xây dựng nào cũng làm theo các quy trình, hướng dẫn theo một chuẩn mực bắt buộc.
Đối với Công ty thì việc đánh giá chất lượng chủ yếu dựa vào các hồ sơ lưu trữ trong quá trình thi công như các biên bản nghiệm thu, công tác đất, công tác cốp pha, bê tông, xây trát… dựa vào các chứng chỉ văn bản mẫu thí nghiệm các tính chất cơ lý của vật liệu. Khi kiểm soát quá trình thi công để nghiệm thu thường dùng các chỉ tiêu kỹ thuật trong các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật mà khách hàng đòi hỏi như trong hợp đồng đã ký kết để so sánh sai số giữa thực tế với thiết kế cũng như yêu cầu của chủ đầu tư.
Quá trình áp dụng ISO 9001:2000 là quá trình phức tạp phải trải qua nhiều giai đoạn đòi hỏi sự quyết tâm nỗ lực của toàn thể nhân viên. Quá trình áp dụng ISO 9001: 2000 ở Công ty cổ phần và đầu tư xây dựng số 4 được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị tiến hành áp dụng
Cam kết của lãnh đạo: Ban lãnh đạo Công ty sớm nhận thấy được ý nghĩa to lớn của việc áp dụng ISO 9001: 2000 vào hoạt động quản lý chất lượng của Công ty nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng các công trình thi công, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trong việc duy trì phát triển Công ty. Sau khi xem xét Bộ tiêu chuẩn, lãnh đạo Công ty xác định phạm vi áp dụng là cho toàn bộ Công ty, và ban lãnh đạo đã cùng nhau công bố chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và trình bày cam kết của mình trước toàn thể các cán bộ công nhân viên trong toàn thể Công ty.
Chuyên gia tư vấn: Công ty sau khi đã xem xét các tổ chức có khả năng tư vấn cho việc áp dụng thành công ISO 9001: 2000, Công ty đã lựa chọn và ký hợp đồng với trung tâm Năng suất Việt Nam làm nhà tư vấn. Các chuyên gia của trung tâm sẽ hướng dẫn, đào tạo và trợ giúp áp dụng ISO 9001: 2000 đúng như mong muốn của ban lãnh đạo của Công ty. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo đã giải thích cho tư vấn về phạm vi, mục đích kinh doanh khách hàng và cán bộ công nhân viên trong Công ty tiến hành áp dụng các văn bản dưới sự hướng dẫn của ban tư vấn. Khâu này đòi hỏi ban lãnh đạo phải có sự lựa chọn kỹ càng nhằm đạt được kết quả mong muốn đồng thời giảm được một số chi phí phát sinh không cần thiết.
Bước 2: Bắt đầu chương trình nhận thức ISO trong Công ty.
Thực hiện chương trình nhận thức ISO để truyền đạt cho nhân viên mục tiêu hệ thống chất lượng ISO 9001: 2000, những lợi ích mà nó mang lại cho nhân viên, khách hàng của Công ty, nó hoạt động như thế nào trong lĩnh vực xây dựng, vai trò và trách nhiệm của các chương trình trong hệ thống đối với các phòng ban. Bên cạnh đó các nhà cung cấp vật liệu cũng tham gia vào chương trình này. Công ty có thể thuê chuyên gia tư vấn hay là do lực lượng nhân viên để nói chuyện với các nhân viên ở các cấp điều hành.
Bước 3: Đào tạo
Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên chương trình đào tạo phải được cấu trúc theo từng loại đối tượng nhân viên. Ban lãnh đạo của Công ty phải chú ý đào tạo bao quát được các khái niệm cơ bản của hệ thống chất lượng và ảnh hưởng chung của chúng đến mục đích chiến lược của tổ chức, các quá trình được thay đổi, và có thể có các quan hệ văn hoá trong công việc của hệ thống.
Ban đầu việc tiếp cận những kiến thức về quản lý chất lượng của các cán bộ công nhân viên trong Công ty còn khó khăn nên các chuyên gia tư vấn hay ban lãnh đạo cũng phải đào tạo cho họ cách viết sổ tay chât lượng, thủ tục và chỉ dẫn công việc, nguyên tắc đánh giá, kỹ thuật quản lý thi công, thủ tục thử nghiệm để việc đào tạo có kết quả cao.
Bước 4: Tổ chức áp dụng văn bản của hệ thống quản lý chất lượng
Ban lãnh đạo Công ty cùng với tổ chức tư vấn hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện các quy trình thủ tục đã viết ra. Phân rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc sử dụng, bảo quản tài liệu và thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà mình đã mô tả. Tổ chức theo dõi kiểm tra việc thực hiện hệ thống để đảm bảo sổ tay chất lượng, các quy trình , hướng dẫn công việc được tuân thủ. Tuy nhiên,Công ty có thành lập phòng ISO nên bước đầu các hệ thống văn bản hệ thống quản lý chất lượng được giao cho các bộ phận, phòng ban khác phụ trách quản lý.
Bước 5: Đánh giá hệ thống
* Đào tạo chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ
Sau khi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 tiến hành được một thời gian ngắn ( trong vòng khoảng 1 tháng), thì Công ty tiến hành đánh giá nội bộ để xem xét sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Trung tâm tư vấn sẽ giúp Công ty tiến hành đào tạo về đánh giá chất lượng nội bộ, đảm bảo cho cán bộ chủ chốt của Công ty có đủ năng lực và số lượng để tự đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo đối với hệ thống chất lượng.
Thông qua khoá học, các chuyên gia được học cách đánh giá chất lượng, sự cần thiết và mục đích của đánh giá chất lượng nội bộ, các kỹ thuật đánh giá, cách thức tìm kiếm điểm không phù hợp và phân loại chúng, cách điều hành quá trình đánh giá… Nhờ vậy mà Công ty có được đội ngũ có thể độc lập tiến hành đánh giá về hệ thống chất lượng của mình.
* Tiến hành đánh giá
Đánh giá chất lượng nộ bộ để xem hệ thống quản lý chất lượng có được tuân thủ và thực hiện có hiệu quả hay không, khi thực hiện, hệ thống có mang tính đảm bảo không từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa và cải tiến cần thiết để nâng cao hiệu quả của hệ thống chất lượng, đem lại lợi ích cho Công ty. Công cuộc đánh giá sẽ bắt đầu bằng việc lập kế hoạch đánh giá, bao gồm xác định mục tiêu, phạm vi, các tài liệu, thời gian, địa điểm, nhân lực và sự cần thiết tham gia hợp tác của cán bộ công nhân viên từ các bộ phận, cá nhân liên quan tới kế hoạch đánh giá và xác nhận sự nhất trí của các bộ phận, cá nhân này.
Sau khi lập kế hoạch, các cán bộ đánh giá sẽ nghiên cứu tài liệu, sổ tay chất lượng, quy trình và thủ tục chất lượng để hiểu sâu sắc về hệ thống chất lượng của Công ty. Đồng thời xem xét các thủ tục, quy trình của hệ thống chất lượng liên quan tới bộ phận được đánh giá.
Mỗi một cuộc đánh giá chất lượng nội bộ của Chi nhánh được thực hiện bắt đầu với họp khai mạc trong đó có sự tham gia của nhóm đánh giá, đại diện các bộ phận được đánh giá. Trưởng nhóm đánh giá trình bày kế hoạch đánh giá và giải thích cách thức tiến hành đánh giá, các tài liệu với các thành viên của đoàn đánh giá, đại diện các bộ phận được đánh giá và người liên quan.
Khi tiến hành đánh giá, các bộ phận đánh giá so sánh hệ thống chất lượng đang tồn tại với các yêu cầu của ISO 9001: 2000 để thấy được thực hiện có đúng đắn hay không và có hiệu quả thế nào.
Sơ đồ : Thủ tục đánh giá chất lượng nội bộ của Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp
Lập kế hoạch đánh giá
Thành lập đoàn đánh giá
Phê duyệt
lập chương trình đánh giá
Thông báo cho các đơn vị
không
có
Đại diện lãnh đạo
Đại diện lãnh đạo
Giám đốc
Đoàn đánh giá
Trưởng đoàn đánh giá
Đại diện lãnh đạo
Lập báo cáo đánh giá
Theo dõi các hoạt động tiếp theo
Lưu hồ sơ
Đơn vị được đánh giá
đại diện lãnh đạo
Trưởng đoàn đánh giá
lập các dạnh mục kiểm tra
tiến hành đánh giá
Cán bộ đánh giá
Đoàn đánh giá
3.Tình hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty
3.1. Bộ máy tổ chức quản lý chất lượng tại Công ty
Để tiện cho công tác quản lý chất lượng, Công ty đã thành lập một phòng ISO. Các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 được giao cho phòng ban này phụ trách.
Sơ đồ 3: Bộ máy quản lý chất lượng của Công ty
Giám đốc Công ty
Đại diện lãnh đạo
Phòng kỹ thuật, phụ trách thi công
Phòng kế toán tổng hợp, phụ trách cung ứng
Phòng thi công, phụ trách về hoạt động thi công
Các phân xưởng sản xuất
Các chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý chất lượng như sau :
Giám đốc Công ty có quyền hạn như sau :
Phải xem xét chính sách chất lượng của Công ty theo định kỳ đồng thời hỗ trợ trong việc thiết lập hệ thống chất lượng nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho hệ thống, từ đó thoã mãn nhu cầu của khách hàng và yêu cầu công việc của mình. Phải lưu giữ hồ sơ và ngày giờ xem xét cùng các hoạt động và mục đích thực hiện. Đồng thời, giám đốc phê duyệt các kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa các loại công cụ, máy móc thiết bị được sử dụng trong Công ty theo định kỳ. Ngoài ra, giám đốc có trách nhiệm phê duyệt và chấp nhận nguồn cung ứng nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Xem xét và quyết định ngừng quá trình sản xuất theo đề nghị của quản đốc phân xưởng khi có sự không phù hợp lớn xảy ra gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình hoặc chất lượng của các công trình thi công.
* Trưởng phòng thi công có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Điều hành và phân công công việc chuyên môn trong phòng, duy trì kỷ luật nội quy của phòng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng.
- Kiểm tra, đánh giá, và kết luận việc thi công về các lĩnh vực: chất lượng, tiến độ, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động, quy phạm xây dựng đối với các công trình thi công do các đội trực thuộc Công ty trực tiếp thi công.
- Xây dựng kế hoạch phát triển kỹ thuật.
- Tham gia việc thảo các điều kiện chỉ dẫn và hướng dẫn kỹ thuật, lập các dự thảo tiêu chuẩn nhà nước về quy phạm kỹ thuật xây dựng.
*Trưởng phòng kỹ thuật có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
Lập kế hoạch sản xuất hàng tháng và trình giám đốc Công ty phê duyệt
Giám sát thực hiện bảo dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị sử dụng trong Công ty mình.
Giám sát và theo dõi quá trình sản xuất
Phân công lao động phù họp để đáp ứng nhu cầu sản xuất từ đó đưa ra các chỉ tiêu tay nghề. Xác định nhu cầu, lập kế hoạch và trực tiếp đào tạo tay nghề cho công nhân.
Giám sát việc thực hiện đúng các nội quy sản xuất, nội quy an toàn, p hòng cháy chữa cháy.
Phối hợp với các nhân viên phòng kỹ thuật để đề ra và thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất
Phân công, đôn đốc các tổ viên tổ kỹ thuật thực hiện tốt phần việc được giao.
Giám sát về mặt kỹ thuật trong các công đoạn sản xuất.
Giám sát thực hiện đúng quy trình công nghệ, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu đã quy định.
Hệ thống văn bản tài liệu chất lượng
3.2.1. Cấu trúc của hệ thống tài liệu theo ISO 9000 : 2000
Hệ thống tài liệu rất quan trọng đối với Công ty, chúng giúp người quản lý hiểu được những gì đang xảy ra và chất lượng thực hiện của chúng, qua đó có thể đo lường, theo dõi được hiệu năng của quá trình hiện tại, những gì cần có cải tiến và kết quả của những cải tiến đã đạt được. Đồng thời duy trì những cải tiến nhận được nhờ các quy tắc điều hành được tiêu chuẩn hoá dưới dạng tài liệu.
ISO 9001:2000 bắt buộc Công ty phải có một hệ thống được lập thành văn bản. Tuy nhiên, số lượng các văn bản bắt buộc phải xây dựng đã được cắt giảm đáng kể so với yêu cầu trong phiên bản 1994. Các tài liệu bắt buộc phải tồn tại không phụ thuộc vào loại hình và quy mô tổ chức cũng như đặc thù của sản phẩm, dịch vụ, bao gồm:
Sổ tay chất lượng
Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng
Các thủ tục bằng văn bản quy định cách thức:
+ Kiểm soát tài liệu
+ Kiểm soát hồ sơ
+ Đánh giá nội bộ
+ Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
+ Hành động khắc phục
+ Hành động phòng ngừa
Việc tồn tại các tài liệu khác trong hệ thống là hoàn toàn do tổ chức quyết định căn cứ vào nhu cầu hoạch định, vận hành và kiểm soát một cách hiệu lực các quá trình. Các văn bản của hệ thống quản lý chất lượng phụ thuộc vào:
Quy mô của tổ chức và loại hình hoạt động
Sự phức tạp và tương tác giữa các quá trình
Năng lực của cán bộ thực hiện
Các đặc điểm đặc thù khác của tổ chức
Tiêu chuẩn cũng cho phép tổ chức linh hoạt lựa chọn cho việc quản lý chất lượng của mình, các bước tuần tự được kiểm soát bằng máy tính, danh mục kiểm tra, biểu đồ, hình ảnh hay đoạn phim…
3.2.2. Hệ thống văn bản tài liệu của Công ty
Công ty nêu rõ quá trình của hệ thống quản lý chất lượng, xác định mối tương tác giữa chúng, xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo việc áp dụng chúng có hiệu quả, chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện, đo lường giám sát và phân tích các quá trình này, kịp thời đề ra các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến để đạt được các kết quả dự kiến, không ngừng nâng cao hiệu quả quá trình và hệ thống.
Biện pháp thực hiện:
+ Xác định các quá trình của hệ thống chất lượng, trình tự và mối tương tác trong việc áp dụng kiểm soát và hoàn thiện chúng
+ Tiến trình xây dựng các công trình và cung ứng sản phẩm ra thị trường
Trình tự mối tương tác giữa các quá trình, nguồn lực để thực hiện, phương pháp, chuẩn mực để đo lường kiểm soát, thông tin cần thu thập, phân tích được thể hiện rõ trong các tài liệu, bằng sư viện dẫn hoặc tham chiếu giữa các văn bản của hệ thống chất lượng trong quá trình tương ứng.
Công ty áp dụng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000, của luật pháp và của Công ty có hiệu lực va hiệu quả nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cho mọi sản phẩm của công ty. Hệ thống chất lượng được mô tả chi tiết bằng văn bản có sự kiểm soát chặt chẽ và hiệu chỉnh kịp thời để thực hiện.
Hệ thống tài liệu của Công ty bắt đầu là chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng. Một số doanh nghiệp khác, đây là một loại tài liệu độc lập, không nằm trong các loại tài liệu khác. Đối với Công ty chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng đưa vào trong sổ tay chất lượng.
Sổ tay chất lượng bao trùm toàn bộ hệ thống phân cấp tài liệu, nhằm tóm tắt hay đưa ra một cách nhìn tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng trong Công ty. Sổ tay chất lượng nêu định hướng chung và các công việc được thực hiện tương ứng với từng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Dưới sổ tay chất lượng là các tài liệu thủ tục, quy trình chung, bản hướng dẫn công việc. Công ty vẫn đảm bảo 6 quy trình bắt buộc là: quy trình kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, kiểm soát sản phẩm không phù hợp, hành động khắc phục, đánh giá chất lượng nội bộ. Ngoài ra Công ty còn có các quy trình khác như quy trình đánh giá người cung ứng, mua hàng, tổ chức đào tạo, kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị, xác định nguồn gốc các sản phẩm.
Các quy trình bắt buộc hay tự nguyện áp dụng được thực hiện tại Công ty nhìn chung là đúng yêu cầu. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như quy trình mua nguyên vật liệu, phương pháp kiểm tra nguyên vật liệu sử dụng phương pháp cảm quan là chủ yếu nên độ chính xác chưa cao. Việc kiểm soát tài liệu chưa được thông suốt do hệ thống ISO chưa được giao cho nhiều bộ phận khác nhau phụ trách.
Một loại tài liệu đặc biệt là hồ sơ chất lượng, hồ sơ chất lượng là kết quả của các hoạt động được ghi lại, ví dụ như các mẫu biểu hay phiếu hạng mục kiểm tra đã được điền đầy đủ thông tin, các báo cáo, biển bản họp. Hồ sơ chất lượng cung cấp các bằng chứng khách quan về hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.
Các tài liệu của ISO 9001: 2000 nêu trên được giao cho Trưởng các phòng ban quản lý trong phạm vi bộ phận mình, đảm bảo mọi tài liệu cần thiết đều sẵn có tại mọi thời điểm và chỉ những tài liệu được phê duyệt mới được sử dụng. Các tài liệu sao chụp đều được đóng dấu “ tài liệu được kiểm soát” lên trang bìa. Công ty cũng thực hiện tốt khâu kiểm soát. Hồ sơ chất lượng được lưu giữ dưới hai hình thức là các bản viết tay và theo dạng điện tử. Hồ sơ phải được sắp xếp theo bảng chữ cái để người sử dụng dễ tìm kiếm. Khi không dùng hồ sơ được lưu giữ trong các tủ hồ sơ.
Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng như sau:
Mục tiêu chất lượng: Cung cấp từng phần hoặc toàn bộ các công việc về thi công xây lắp một công trình xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian được thoã thuận như trong hợp đồng đã ký kết, đảm bảo nét đẹp kiến trúc và mang lại niềm vui cho khách hàng. Công ty cổ phần và đầu tư xây dựng số 4 xin cam kết:
- Áp dụng duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo các yêu cầu của ISO 9001: 2000 thông qua việc tham gia của tất cả các cán bộ công nhân có liên quan.
- Đào tạo và cung cấp các nguồn lực cho mọi nhân viên để họ có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Liên tục cải tiến chất lượng thi công, thường xuyên tìm hiểu nguyện vọng và ý kiến của khách hàng dể thoã mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Chính sách chất lượng
- Áp dụng, duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lương theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
- Phải cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo phiên bản 2000.
- Không có khiếu nại của khách hàng cho đến hết thời gian bảo hành.
- Không có hạng mục công trình nào phải phá đi làm lại do làm sai thiết kế không đảm bảo chất lượng.
3.3.Quản lý chất lượng trong thi công các công trình.
Trong cơ chế thị trường khách hàng là người chấp nhận và tiêu dùng sản phẩm. Khách hàng đề ra các yêu cầu về sản phẩm, chất lượng, giá cả sản phẩm. Do đó quản lý chất lượng phải hướng tới khách hàng và nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Trong hoạt động thi công thì con người giữ một vị trí quan trọng trong quá trình hình thành, đảm bảo chất lượng các công trình. Do đó, Công ty cần có các biện pháp và phương pháp thích hợp để huy động nguồn lực, tài năng của cán bộ công nhân viên ở các cấp, mọi ngành vào việc đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng các công trình thi công.
Những người quản lý chung gian phải thực hiện tốt mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng của Công ty, và họ phải có trách nhiệm hướng dẫn công nhân thực hiện công tác thi công đúng với yêu cầu đã đặt ra.
3.3.1. Công tác thiết kế sản phẩm mới.
Việc đầu tiên mà Công ty cần làm trước khi bắt tay vào thi công các công trình mới là thiết kế sản phẩm đáp ứng yêu cầu sơ bộ của khách hàng. Ngoài ra còn tư vấn cho khách hàng các kiểu dáng phù hợp nhưng đảm bảo tính thẩm mỹ và tính hiện đại. Công tác này cũng là một khâu quan trọng vì nó giúp cho Công ty thể hiện năng lực và tính sáng tạo của mình, tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực. Trưởng phòng thiết kế ngoài việc phổ biến cho các nhân viên trong Công ty hiểu và làm đúng theo qui trình của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 để tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Có như vậy mới đúng tiến độ thi công và thoã mãn yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, phòng thiết kế có nhiệm vụ phải liên tục tìm tòi và khám phá ra những kiểu dáng mới phù hợp với xu hướng của thời đại và phù hợp với công nghệ thi công mà công ty đang áp dụng. Trưởng phòng có thể hướng dẫn các nhân viên của mình dựng một trang Web hay la cataloge với mục đích giới thiệu với khách hàng các kiểu dáng đã thi công và đạt giải để quảng bá thương hiệu của Công ty.
3.3.2. Bảo đảm nguyên vật liệu đầu vào
Trước khi áp dụng ISO 9001: 2000, Công ty chưa coi trọng việc theo dõi năng lực cung cấp của các nhà cung ứng qua các thời kỳ. Từ lúc áp dụng ISO 9001: 2000 hoạt động đánh giá, lựa chọn người cung ứng và hoạt động kiểm tra nguyên vật liệu mua vào được thực hiện tốt. Việc đánh giá đúng năng lực người cung ứng đã tạo cho Công ty có được nhiều nguồn nguyên vật liệu có chất lượng đảm bảo với giá thành rẻ, phục vụ tốt cho quá trình thi công các công trình. Nguyên vật liệu nhập vào được Công ty kiểm tra một cách chặt chẽ, nếu đạt yêu cầu mới được nhập kho. Việc kiểm tra nguyên vật liệu gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Phụ trách người cung ứng xem xét tài liệu chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu nhập kho, đồng thời báo cáo cho tổ kỹ thuật để kiểm tra ngoại quan.
Giai đoạn 2: Nếu giai đoạn 1 không đạt yêu cầu, thông số kỹ thuật phải được tiến hành kiểm tra bằng phương pháp thử nghiệm.
3.3.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát.
Trong quá trình thi công các công trình, Cán bộ phòng kỹ thuật thi công cùng với quản đốc phân xưởng xuống các phân xưởng sản xuất để theo dõi, kiểm tra chất lượng ở các công đoạn của quá trình thi công, phát hiện ra những trục trặc kỹ thuật nhằm hạn chế những sai phạm về kỹ thuật một cách tối đa nhằm nâng cao chất lượng các công trình thi công. Các cán bộ này sẽ t heo dõi, kiểm tra các hoạt động phối trộn nguyên liệu cũng như tỷ lệ nguyên vật liệu đầu vào, sự vận hành máy móc thiết bị kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật và các thao tác của công nhân ở các công trường. Công trình thi công xong sẽ được bàn giao lại cho chủ đầu tư xét duyệt kỹ để sản phẩm đến tay khách hàng có chất lượng tốt thoã mãn tối đa nhu cầu của họ.
3.3.4. Quản lý hoạt động thi công
Hoạt động thi công các công trình là một trong những khâu quan trọng cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những sai phạm về mặt kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình. Vì thời gian thi công các công trình thường dài chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan do đó phòng kỹ thuật thi công phải zkết hợp với các phòng ban chức năng kiểm tra từng công đoạn thi công các công trình nhằm tránh những sai sót về mặt kỹ thuật. Vì công nhân kỹ thuật thực hiện quá trình này phần lớn đều là lao động tự do nên cần có sự kiểm soát chặt chẽ và hướng dẫn họ làm theo các quy trình đã quy định, giúp họ ý thức được trách nhiệm về công việc mình phải làm.
Thành tựu Công ty đạt được sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
4.1. Tình hình chất lượng công trình.
Để đảm bảo chất lượng các công trình thi công thì việc đề ra và thực hiện đúng các tiêu chuẩn là điều kiện hết sức quan trọng. Do đó, Công ty đã tiến hành tiêu chuẩn hoá các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công trình thi công trên cơ sở quy định chung của Ngành. Mặt khác, thông qua việc áp dụng ISO 9001: 2000, các tiêu chuẩn này được ghi chép và lưu giữ một cách cẩn thận tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và nâng cao chất lượng thi công. Như vậy chất lượng công trình thi công ngày càng được nâng cao, giảm tỷ lệ sai hỏng do không làm đúng ngay từ đầu.
Nhiều công trình có giá trị và quy mô lớn, Công ty đã xác định được tầm quan trọng nên đã chủ động kiểm tra, kiểm soát ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào. Nếu như trước khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Công ty còn làm vướn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12461.doc