Giải pháp hoàn thiện tiền lương - Tiền thưởng tại Công ty cổ phần thương mại Thái Hà

LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết Con người luôn giữ một vị trí hàng đầu trong mọi tổ chức, nó giúp cho tổ chức đó tồn tại và phát triển. Ngày nay tuy khoa học công nghệ đã phát triển tương đối cao song nó vẫn không thể thay thế được con người. Tuy nhiên để thu hút và phát huy được sức mạnh con người thì phải có một chế độ tiền lương, tiền công, và các chế độ đãi ngộ khác một cách phù hợp với năng lực của người lao động. Tiền lương, tiền thưởng là động lực thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu qu

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện tiền lương - Tiền thưởng tại Công ty cổ phần thương mại Thái Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả. Bên cạnh đó tại công ty cổ phần thương mại Thái Hà em đã nhận thấy mặc dù công ty là một công ty lớn, sản xuất nhiều mặt hàng với chất lượng cao cho các nước trên thế giới nhưng công tác tiền lương tiền thưởng của công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng được hệ thống tiền lương, thưởng hợp lý trong thời gian tới. Đứng trước vấn đề đó em đã lựa chon đề tài “Giải pháp hoàn thiện tiền lương - tiền thưởng tại công ty cổ phần thương mại Thái Hà“ làm đề tài cho bài viết của em. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác trả lương, trả thưởng tại công ty cổ phần thương mại Thái Hà. 3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như so sánh, tổng hợp, thống kê ... để nghiên cứu vấn đề. 4. Kết cấu chuyên đề Trong bài viết của em ngoài lời mở đầu và lời kết luận còn lại được chia làm 3 chương: Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần thương mại Thái Hà Chương II: Thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại công ty cổ phần thương mại Thái Hà Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng tại công ty cổ phần thương mại Thái Hà Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HÀ 1.1. THÔNG TIN CHUNG: Là doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12/6/1999.Với Tên công ty là: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HÀ Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HÀ Vốn điều lệ của công ty là 7 tỷ đồng. Mọi hoạt động của công ty phải tuân theo bản điều lệ công ty với 8 chương, 60 điều, được đại hội công ty thành lập thông qua và chấp thuận toàn bộ vào ngày 29/12/2000. 1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HÀ Trải qua 5 năm từ năm 1996 đến năm 2000 dưới sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc công ty nên có doanh thu và tiền lương cao, thu hút được lực lượng lao động lớn tăng từ 200 người lên 540 người, là một công ty có uy tín về sản xuất sản phẩm quần âu trên thị trường. Khi mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn ro nhà xưởng chưa hoàn thiện, máy móc thiết bị chưa đồng bộ. Thiết bị ban đầu chỉ là 500 máy may, tổng tài sản năm 2001 chỉ là 15,2 tỷ đồng, bên cạnh đội ngũ CBCNV chỉ có 540 người và còn thiếu kinh nghiệm do đó kết quả sản xuất năm 2001là: Doanh thu đạt: 24.469 triệu đồng Tổng sản lượng: 1.755 nghìn chiếc Lương bình quân: 1.050 nghìn đồng Lợi nhuận chưa phân phối: 1.912 triệu đồng . Cho tới nay thì số lượng công nhân viên của công ty là 1824 người với phần lớn đã được đào tạo và có tay nghề vững, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, với thu nhập bình quân của người lao động là 2.120 nghìn đồng tăng hơn 2 lần so với năm 2001. Doanh thu đạt: 100.900 triệu đồng Tổng sản lượng: 5.324.550 sp Lợi nhuận chưa phân phối: 10.567 triệu đồng Từ quan điểm đúng đắn của ban giám đốc, ban chấp hành công đoàn kết hợp với sự giúp đỡ của khách hàng của các đơn vị bạn, sự động viên của các thành viên trong suốt những năm qua mà kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thái Hà ngày một phát triển mạnh mẽ về mọi mặt . Thể hiện qua số liệu sau: Bảng 1: Một số kết quả thể hiện quá trình phát triển của công ty ĐV 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1 Lao động người 540 850 1.100 1.250 1.600 1824 2 Doanh thu tỷ 24,46 38,75 47,275 59,752 74,92 100,9 3 Tổng nguồn vốn KD. Trong đó: tỷ 15,20 30,398 37,484 43,794 56,51 70,81 vốn CSH tỷ 8,6 12,167 17,55 25,917 36,19 45,64 Nợ phải trả tỷ 6,6 18,231 19,936 17,777 20,32 25,17 4 Vốn điều lệ tỷ 7 7 8,75 11 11 11 5 Tổng tài sản. Trong đó: tỷ 15,2 30,398 37,487 43,694 56,51 70,81 Tài sản CĐ tỷ 8,402 16,298 23,364 20,608 20,27 21,58 Tài sản LĐ tỷ 6,085 14,099 14,122 23,086 36,23 49,23 6 Lợi nhuận tỷ 1,912 3,084 3,857 5,320 7,900 10,576 7 Thu nhập bq/người 1000đ 1.050 1.117 1.290 1.580 1.800 2.120 (số liệu từ phòng tài vụ) 1.3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÀ. Chức năng: chức năng chính của công ty là gia công các mặt hàng may mặc cho các công ty khác trên thế giới. Nhiệm vụ: Xây dựng, tổ chức sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các mặt hàng may mặc. Tổ chức và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và cải tiến điều kiện làm việc, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. 1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HÀ Sau khi đi vào cơ chế thị trường thì các doanh nghiệp phải thay đổi rất nhiều so với cơ chế kế hoạch hoá tập trung đặc biệt là trong cơ cấu tổ chức. Trong thời đại tự do cạnh tranh như hiện nay thì cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp phải gọn, linh hoạt ,nhanh nhạy nắm bắt được cơ hội, làm việc có hiệu quả cao…Là một công ty TNHH, bộ máy quản lý của công ty cổ phần thương mại Thái Hà được tổ chức theo quan hệ trực tuyến. Hội đồng quản trị và ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo, giúp đỡ các phòng ban. Sơ đồ 2: cơ cấu tổ chức quản lý của công ty P.KỸ THUẬT P. KCS P.TC-HC P.TÀI VỤ HĐQT T.GĐ PT.GĐ GĐ.KHU A GĐ. KHU B P. XNK PX. May PX. Thêu PX. Giặt PX. Giặt PX. Thêu PX. May Trong đó : ---- là quan hệ chức năng ___ là quan hệ trực tuyến 1.5. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY. Cũng giống như tấ cả các doanh nghiệp khác nguồn nhân lực luôn là một yếu tố hàng đầu, là yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất cứ một doanh nghiệp nào, và công ty cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy mà trong những năm qua công ty đã không ngừng phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. Ban đầu công ty chỉ có khoảng 540 cán bộ công nhân viên(CBCNV). Cho đến nay công ty đã có 1824 CBCNV trong đó: nữ công nhân viên chiếm khoảng 86%, nam nhân viên chiếm khoảng 14% và phần lớn là công nhân trẻ tuổi với tuổi đời trung bình là 28 tuổi , trong đó công nhân trẻ nhất là 18 tuổi. Để có được đội ngũ lao động như vậy trong những năm qua công ty đã luôn bổ sung các chế độ cho người lao động như: sinh nhật, lễ tết, thưởng…để động viên khuyến khích người lao động. Do đặc điểm của ngành may đòi hỏi phải có khối lượng lao động lớn, tay nghề cao do đó công ty đã không ngừng bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động.Cho đến nay công ty đã có một đội ngũ lao động lớn mạnh không chỉ về lượng mà còn cả về chất .Cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3:Cơ cấu lao động của công ty cổ phần thương mại Thái Hà Chức vụ Tổng số Lao động nữ Độ tuổi Trình độ học vấn <30 30-40 40-50 >50 ĐH CĐ TC PTTH THCS Cán bộ quản lý 24 9 10 9 5 11 8 5 Cán bộ chuyên môn 96 43 21 42 26 7 14 48 34 Tổng 120 52 21 52 35 12 25 56 39 % 43,3 17,5 43,3 29,16 10 20,83 46,67 32,5 Bậc1 Bậc2 Bậc3 Bậc4 Bậc5 Bậc6 Bậc7 Công nhân sản xuất 1704 1507 1458 189 57 329 442 187 455 185 61 45 % 88,43 85,56 11,09 3,34 19,3 25,9 10,97 26,7 10,85 3,58 2,64 Tổng 1824 1559 ( Số liệu từ phòng tổ chức năm 2009) Qua bảng thống kê này ta thấy: Lao động quản lý và các cán bộ chuyên môn là 120 người trong đó trình độ đại học là 25 người chiếm khoảng 20,83%, trình độ trung cấp là 56 người chiếm 46,67%, trình độ trung cấp là 39 người chiếm 32,5%. Về lao động sản xuất: tổng số lao động sản xuất trong công ty là 1704 chiếm trên 90% tổng cán bộ công nhân viên trong công ty.Trong đó công nhân nữ chiếm 88,4%, và phần lớn họ là những công nhân dưới 30 tuổi . Trong công ty thì lao động được bố chí theo các đơn vị như sau: Bảng 4 : Bảng phân công lao động theo các đơn vị TT Đơn vị Đv số lượng % 1 Công nhân Người 1515 83,06 2 Cơ điện “ 14 0,0076 3 Xưởng cắt “ 69 0,0378 4 Khối văn phòng “ 56 0,03 5 Phòng KCS “ 39 0,0214 6 Xưởng giặt “ 7 0,00383 7 Hoàn thiện “ 40 0,0219 8 Phòng kỹ thuật “ 45 0,02467 9 Kho “ 15 0,00822 10 Cán bộ quản lý “ 24 0,0131 (Số liệu từ phòng tổ chức ) Về phân công lao động trong công ty: Máy móc thiết bị trong công ty được bố chí sản xuất theo kiểu giây chuyền. Còn người lao động được chuyên môn hoá từng bộ phận. Mỗi người lao động thực hiện một số thao tác nhất định để hoàn thành một bộ phận hay một phần công việc nhất định sau đó được giao cho người phía trên làm tiếp và cuối của chuyền là sản phẩm hoàn thành . Do công ty có một số lượng lao động lớn do đó vấn đề quản trị nhân lực là một vấn đề hết sức quan trọng đối với công ty, đặc biệt là vấn đề thù lao cho người lao động .Thù lao lao động là tất cả các khoản người lao động nhận được thông qua mối quan hệ thuê mướn giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thù lao lao động nó quyết định tới ý thức làm viêc của người lao động, năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm… Nhận thức được tầm quan trọng của thù lao lao động nên ngay từ đầu công ty cổ phần thương mại Thái Hà đã có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ cho các phòng ban, các phân xưởng để từ đó mọi người lao động trong công ty nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình. Bên cạnh các khoản tiền lương tiền thưởng thì công ty còn rất quan tâm tới đời sống cán bộ công nhân viên như: mọi người đều được cho bữa ăn trưa trong công ty, hàng tháng công ty còn tổ chức sinh nhật cho CBCNV ngay trong công ty, hàng năm công ty còn tổ chức đi nghỉ mát, giải bóng đá, đêm thời trang cho công nhân viên toàn công ty, công ty còn khám sức khoẻ và phát thuốc miễn phí cho toàn công ty, người lao động nghỉ ốm, nghỉ phép đều được công ty thanh toán lương theo quy định của nhà nước. với những chính sách nhân lực như vậy thì trong những năm qua ban lãnh đạo công ty đã có sự tin tưởng và ủng hộ rất cao của người lao động, giúp cho công ty không ngừng phát triển trong những năm qua. Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HÀ 2.1.NGUỒN TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY Do đặc điểm của công ty như đã trình bày ở trên thì công ty cổ phần thương mại Thái Hà là công ty chuyên gia công mặt hàng may mặc cho nước ngoài và không phải mất chi phí về nguyên liệu do đó tiền lương tiền thưởng là khoản chi phí lớn nhất trong công ty và theo quy định của nhà nước và bằng kinh nghiệm qua các năm hoạt động thì tiền lương tiền thưởng của công ty được trích ra từ 52 % DTNK( doanh thu nhập kho) DTNK : là doanh thu tính theo sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho thành phẩm DTNK = Qi1*Zi1 +…+ Qin*Zin QL chung = 52%*DTNK Qi là số lượng sản phẩm loại i Zi đơn giá sản phẩm nhập kho loại i Trong đó công ty quy định sử dụng quỹ lương kế hoạch như sau: 64 % trả lương trực tiếp cho người lao động bao gồm: lương sản phẩm trực tiếp, lương theo thờ gian, bảo hiểm các loại cho người lao động… 31% quỹ lương dùng để khen thưởng cho người lao động 5% dự phòng cho các công việc khác như : dự phòng trợ cấp thất nghiệp… Bảng 5: Bảng quỹ lương của công ty trong một số năm(Trđ) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu 47.275 60.315 74.923 1000.900 Quỹ lương, thưởng 24.583 31.363 38.960 52.468 ( số liệu từ phòng TCHC) 2.2. CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HÀ. 2.2.1. Quy định trả lương tại công ty. Căn cứ tính lương cho người lao động Theo Bộ luật lao động do Nhà nước ban hành 23/6/1994 và được sửa đổi ngày 04/02/2002. Mức lương tối thiểu của công ty áp dụng là 450.000 đ và có thể thay đổi tuỳ theo quy định của nhà nước. Hệ số điều chỉnh đối với các trưởng phòng, tổ trưởng là 1,4. Hệ số điều chỉnh đối với các phó phòng, tổ phó là 1,3. Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Căn cứ vào kết quả sản xuất của cuối cùng của từng người từng bộ phận Căn cứ vào hệ số tiền lương mà công ty quy định Thang bảng lương của công ty. Bảng 6: Bảng lương của thành viên chuyên trách HĐQT và BGĐ công ty. STT CHỨC DANH HỆ SỐ, BẬC LƯƠNG 1 2 1 Chủ tịch HĐQT Hệ số Mức lương 6.31 2,839,500 6.64 2,988,000 2 Các thành viên HĐQT Hệ số Mức lương 5.32 2,394,000 5.65 2,542,500 3 Tổng giám đốc, giám đốc Hệ số Mức lương 5.98 2,691,000 6.31 2,839,000 4 Phó tổng giám đốc,phó giám đốc Hệ số Mức lương 5.32 2,394,000 5.65 2,542,500 ( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính) Bảng 7: Thang, bảng lương công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ TT CHỨC DANH CÔNG VIỆC MÃ SỐ HỆ SỐ, BẬC LƯƠNG 1 2 3 4 5 6 7 1 Công nhân cơ điện Hệ số Mức lương Thang lương A1 Ngành 6 Nhóm II 1.67 751,500 1.96 882,000 2.31 1,039,500 2.71 1,219,000 3.19 1,435,000 3.74 1,683,000 4.40 1,980,000 2 CN cắt, may Hệ số Mức lương Thang lương A2 Ngành 2 Nhóm II 1.67 751,500 2.01 904,500 2.42 1,089,000 2.90 1,305,000 3.49 1,570,000 4.2 1,890,000 3 Thủ kho, nhân viên kho Hệ số Mức lương Thang lương B11 Ngành 1 Nhóm III 1.75 787,500 2.21 994,500 2.78 1,251,000 3.30 1,485,000 3.85 1,732,000 4 Nhân viên bảo vệ Hệ số Mức lương Thang lương B11 Ngành 1 Nhóm IV 1.75 787,500 2.15 967,500 2.70 1,215,000 3.20 1,440,000 3.75 1,687,000 5 CN lái xe từ 20 đến 40 ghế Hệ số Mức lương Thang lương B12 Nhóm II 2.35 1,057,000 2.76 1,242,000 3.25 1,462,000 3.82 1,719,000 CN lái xe từ 40 đến 60 ghế Hệ số Mức lương Thang lương B12 Nhóm III 2.51 1,129,000 2.94 1,323,000 3.44 1,358,000 4.05 1,822,000 ( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính ) Bảng 8: Thang bảng lương CBQL, nhân viên văn phòng, thừa hành, phục vụ Đơn vị tính: 1000 VNĐ số TT CHỨC DANH CÔNG VIỆC HỆ SỐ, BẬC LƯƠNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Chuyên viên,ktế chính ( cho cán bộ quản lý) Hệ số: Mức lương: 4.00 1,800 4.33 1,948, 4.66 2,097 4.99 2,245.5 5.32 2,394 5.65 2,542,5 2 Kinh tế viên,kỹ sư (đại học,cao đẳng) Hệ số: Mức lương: 2.43 1,053 2.65 1,192.5 2.96 1,332 3.27 1,471 3.58 1,611 3.89 1,750.5 4.20 1,890 4.51 2,029.5 Cán sự, k thuật viên (Trung, sơ cấp) Hệ số: Mức lương: 1.80 810 1.99 8,95.5 2.18 981 2.37 1,066 2.56 1,152 2.75 1,237.5 2.94 1,323 3.13 1,408,5 3.32 1,494 3.51 1,579.5 3.70 1,665 3.89 1,750.5 NV thừa hành,phục vụ (Ko bằng cấp) Hệ số: Mức lương: 1.00 450 1.18 531 1.36 612 1.54 774 1.72 774 1.9 855 2.08 936 2.26 1,017 2.44 1,098 2.62 1,179 2.80 1,260 2.98 1,341 (Số liệu từ phòng tổ chức hành chính) Hệ số trong thang bản lương của công ty chỉ được áp dụng cho nhân viên gián tiếp. Còn đối với công nhân trực tiếp thì nó chỉ được dùng để nộp bảo hiểm cho người lao động và hưởng lương trong các ngày nghỉ không đi làm theo quy định của công ty 2.2.2. Phương pháp trả lương tại công ty cổ phần thương mại Thái Hà. 2.3.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Đối tượng áp dụng Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với lao động trực tiếp sản xuất như: công nhân may, cắt, là, đống gói. Hình thức này, tiền công của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm sản xuất ra và đơn giá trả cho một sản phẩm. Công thức : TL = ĐGi x Qi X HScv Trong đó: TL : tiền lương ĐGi : đơn giá một đơn vị sản phẩm i Qi : số lượng sản phẩm i thực tế HScv: hệ số chức vụ là 1.4 đối với tổ trưởng, 1.3 đối với tổ phó Cách xác định đơn giá tiền lương Các bước tiến hành xác định đơn giá tiền lương: Bước 1: Tính định mức lao động Bước 2: Xác định mức lương cấp bậc công việc. Trước tiên ta đi tính hệ số lương bình quân : HSLBQ = (HSL1 + HSL2 + … + HSLn)/n HSLi hệ số lương của lao động thứ i (được lấy từ thang bảng lương của công ty ) n là số lao đông trong công ty Bước 3: tính đơn giá ĐGi = MLCB / ĐMLĐ Trong đó: MLCB: là mức lương cấp bậc ĐMLĐ: là định mức lao động Ở công ty thì công tác định mức và xác định đơn giá còn được tính đến cho từng loại chi tiết sản phẩm mà mỗi nơi làm việc thực hịên. Ví dụ: Họ tên Chức vụ HSCB HSL Vũ Duy Thọ Bảo vệ 4/7 3.20 Trần Hồng Phong Lái xe 3.7 3.25 Nguyễn Thị Tuyết CN 2/7 2.01 Tô Thị La CN 4/7 2.71 HSLBQ = (3,20 + 3,25 + 2,01 + 2,71 )/ 4 = 2,795 MLCB = 450.000*2,795/26*8 = 6.046 (đ/h) ĐG = 6046 /6,667 = 0,907(đ/sp) Tiền lương của công nhân làm thêm giời được tính như sau: làm thêm vào ngày bình thường tính 1.5 tiền lương làm trong giời hành chính( hay số lượng sản phẩm làm thêm giờ tính = 1.5* số lượng sản phẩm làm ra thực tế), còn làm thêm vào ngày chủ nhật sản lượng sẽ được nhân với 2 lần, làm vào các ngày lễ sản lượng được nhân với 3. Ví dụ: ta tính lương của chị Nguyễn Thị Lợi với đơn giá 137đ/sp trong tháng chị Lợi làm 8,436 sp ngày thường và 314 sp thêm giờ ngày chủ nhật như vậy tiền lương của chị Lợi = 137*8,436 + 137*2*314 =1,241,000 đ Bảng 9: Bảng lương theo sản phẩm TT Họ Tên Đơn giá(đ) Số sản phẩm Thêm giờ(h) Thành tiền(đ) 1 Nguyễn Thị Luyến 203.2 6,471 0 1,315,000 2 Trần Quang Khải 300.5 5,141 0 1,545,000 3 Lê Thị Mười 245 5,836 0 1,430,000 4 Ngô thị khánh Chi 198.5 5,828 0 1,157,000 5 Nguyễn Đức Tố 215.4 5,794 0 1,248,000 6 Hoàng Thị Luyện 223.5 6,058 0 1,354,000 7 Bùi Huy Tùng 267 5,460 0 1,458,000 8 Lưu Thị Mười 203.2 6.664 0 1,354,000 ( Số liệu từ tổ may II phân xưởng may III) 2.3.2.2 Hình thức trả lương theo thời gian Đối với lao động gián tiếp do sản phẩm tạo thành không mang tính chất định lượng nên công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Với hình thức trả lương này công ty sẽ rất thuận lợi trong cách tính lương bởi tính theo cách này rất dễ hiểu ,dễ quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho cả người quản lý và công nhân khi tính tiền lương. Trong hình thức này thì tiền lương mà người lao động nhận được sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế của người lao động với điều kiện người lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng . Cách tính lương: TLi = MLTT * NCi * HSLi /26* HScv Trong đó : TLi: tiền lương người lao động i nhận được trong tháng MLTT: mức lương tối thiểu ( hiện là 450.000đ ) NCi : ngày công làm việc thực tế của lao động i HSLi : hệ số cấp bậc của lao động i HScv : hệ số chức vụ của nhân viên ( trưởng phòng, tổ trưởng là 1.4. Đối với phó phòng, tổ phó là 1.3) Hiện nay công nhân viên trong công ty làm việc 7 ngày 1 tuần được nghỉ chủ nhật. Nếu nhân viên làm thêm giờ ngày bình thường được tính 1.5 lần tiền công, làm thêm giời vào ngày chủ nhật được tính 2 lần công, nếu làm thêm vào ngày lễ được tính 3 lần tiền công Với công thức tính lương này được áp dụng cho những nhân viên gián tiếp như:Chuyên viên kinh tế kỹ sư, cán sự kỹ thuật viên, Nhân viên phục vụ, nhân viên nhà ăn, nhân viên vệ sinh, công nhân đẩy hàng, công nhân cắt chỉ, công nhân tẩy hàng, Nhân viên văn thư. Ví dụ: tính lương tháng 03/2009 của chị Nguyễn Thị Thơm là kế toán viên phòng tài vụ, chị đi làm 27 ngày trong đó có một ngày chủ nhật Hệ số lương của chị là 2.65 không có hệ số chức vụ. TL = 450,000*26*2.65/26 + 450,000*1*2*2.65/26 = 1,284,200 (đ) Bảng 10: Bảng lương tháng 11/2009 của một số nhân viên phòng TCHC TT Họ Tên HSL Ngày Công thường Thêm giờ Thành Tiền 1 Hoàng Thị Hiền 4.66 24 0 1,935,700 2 Đồng Thị Ngọc Ánh 4.33 26 0 1,948,500 3 Nguyễn Thị Lan 2.96 25 0 1,280,700 4 Lưu Thị Thu Trang 2.65 26 0 1,92,500 5 Trần Minh Hiếu 2.96 26 0 1,332,00 6 Đỗ Thành Vinh 2.65 25 0 1,146,600 7 Nguyên Minh Chi 3.27 25 0 1,414,900 8 Trần Quảng Đông 2.37 26 0 1,066,500 9 Đào Thị Lệ 2.56 26 0 1,152,000 10 Bùi Lệ Lan 2.34 25 0 1,012,500 ( số liệu từ phòng tổ chức hành chính) Còn đối với nhân viên quản lý, các chuyên viên kinh tế thì tiền lương được tính theo công thức: TLi = HSLi * NCi * 0,15 * DTt Trong đó : DTt : là doanh thu sản xuất tháng( tính theo USD ) Nhìn vao công thức trên ta thấy cách tính lương là dễ dàng, đơn giản chỉ cần xác định được chính xác số ngày công của người lao động là có thể tính được do đó giảm bớt sự thắc mắc của người lao động về tiền lương. Ví dụ tính lương tháng 10/2009 của một cán bộ quản lý là bà Lương Thị Hữu chủ tịch HĐQT . với doanh thu nhập kho tháng 10/2009 của công ty là 450,000USD, Bà đi làm 26 ngày trong tháng với hệ số lương 6.64 TL = 6.64* 26* 0.15* 450,000 = 11,653,000 (đ) Bảng 11: Bảng lương của cán bộ quản lý ( doanh thu trong tháng là 450.000 USD) TT Họ Tên Hệ Số Ngày Công Thành Tiền(đ) 1 Lương Thị Hữu 6.64 26 11,653,000 2 Đỗ Đình Định 5.65 25 9,534,000 3 Đặng Thị Dung 6.31 26 11,074,000 4 Phí Quang Đức 5.32 26 9,336,600 ( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính) 2.2.3. Công tác trả thưởng tại công ty cổ phần thương mại Thái Hà. Tiền thưởng là một trong những khuyến khích tài chính được chi chả một lần để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động nhằm tác động tới hành vi của người lao động. Ngày nay nó càng trở nên quan trọng khi các công ty ngày càng phát triển, sở hữu những công nghệ hiện đại do đó để cạnh tranh thì công ty phải có một chính sách tiền thưởng hợp lý để có thể cạnh tranh ngay cả khi công nghệ thấp hơn. Là một công ty chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu do đó vấn đề chất lượng và thời gian là hai vấn đề hết sức quan trọng với công ty do đó hàng tháng công ty đều trích ra một lượng tiền nhất định để thưởng cho lao động và tập thể toàn công ty. 2.3.3.1. Thưởng cá nhân tổ trưởng tổ phó sản xuất và công nhân thuộc các tổ may. Khi hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao từ 1% trở lên ( tính theo USD quy đổi ) thì các cá nhân trong tổ được xét thưởng vượt mức kế hoạch nếu đạt được hai chỉ tiêu sau: Tiêu chuẩn về tiền lương bình quân/ngày Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế hàng tháng công ty giao kế hoạch cho các phân xưởng tự cân đối giao kế hoạch về các tổ sản xuất.Cuối hàng tháng căn cứ vào mức giao cho từng tổ sản xuất, mức tiền lương bình quân/ ngày được tính dựa theo các tiêu chuẩn cụ thể sau: Bảng 12: Bảng tiêu chuẩn về tiền lương bình quân ngày Kế hoạch của công ty Giao theo từng tháng(USD) Mức tiền lương bình quân tối thiếu cá nhân phải đạt(đ/ngày) 10.000 25.000 10.500 26.300 11.000 27.500 11.500 28.700 12.000 30.000 12.500 31.300 13.000 32.500 ( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính) Tiêu chuẩn về ngày công Ngày công làm việc thực tế của từng cá nhân trong tháng làm việc bằng ngày công huy động của công ty( theo từng tháng) được hưởng nguyên 100% mức thưởng Đối với các trường hợp trong tháng có công nghỉ theo quy định dưới đây mà các ngày làm việc vẫn đạt mức tiền lương bình quân của công ty thì được hưởng 80% mức tiền thưởng vượt kế hoạch . Trường hợp độc thân: nghỉ 2 công ( tính cả phép và ốm ) Trường hợp có 1 con dưới 6 tuổi: nghỉ 3 công (tính cả phép và ốm ) T/H có 2 con dưới 6 tuổi: nghỉ 4 công (tính cả phép và ốm) Các trường hợp còn lại sẽ không được xét thưởng Quy định: Nếu tổ sản xuất vượt 1% kế hoạch phân xưởng giao mà cá nhân nào của tổ đạt cả 2 chỉ tiêu trên theo quy định của công ty thì được xét thưởng = 0.5% tiền lương sản phẩm . Mức thưởng cá nhân theo quy định không vượt quá 12,5% tiền lường sản phẩm của cá nhân đó. 2.3.3.2. Thưởng tập thể. Bên cạnh việc thưởng cho từng ca nhân người lao động thì công ty cũng thưởng cho cá tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để khích lệ người lao động cùng nhau làm việc tăng năng xuất lao động. Đối với tổ sản xuất hoàn thánh 100% kế hoạch: Thưởng 1.000.000đ Nếu vượt 1% kế hoạch trở lên được thưởng 50.000đ/1% nhưng không quá 3.000.000đ. Đối với các xưởng sản xuất hoàn thành kế hoạch 100% thưởng 2.000.000đ. Nếu vượt 1% thưởng 100.000đ/1% nhưng không quá 4.000.000đ Đối với các đơn vị phòng ban: Thưởng theo mức quy định của ban giám đốc và hội đồng thi đua của công ty. Bảng 13: Danh sách thưởng vượt kế hoạch tháng 10/2009 TT TỔ SẢN XUẤT KH GIAO THỰC HIỆN % VƯỢT KH MỨC THƯỞNG 1 ĐC NGUYỆT 15,200 16,819 111 1,550,000 2 ĐC THUÝ 17,500 19,007 109 1,450,000 3 ĐC LAN 12,600 12,616 100 1,000,000 4 ĐC HẠNH 14,700 16,185 110 1,500,000 5 ĐC KHẤM 11,500 12,343 107 1,350,000 6 ĐC HUYỀN 14,500 15,771 109 1,450,000 7 ĐC THANH 17,000 18,628 110 1,500,000 8 ĐC SIM 17,000 19,545 115 1,750,000 9 ĐC ÁNH 16,500 18,628 112 1,600,000 10 ĐC HÀ 15,100 16,445 109 1,450,000 11 ĐC THU 15,000 16,528 110 1,500,000 12 ĐC HIỀN 15,000 17,301 115 1,750,000 ( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính) Ngoài ra công ty còn thưởng cho các tố hoàn thành xuất sắc vượt mức kế hoạch: Thưởng cho 3 tổ sản xuất đạt mức doanh thu USD cao nhất tong tháng Tổ xếp thứ 1: 1.500.000đ Tổ xếp thứ 2: 1.200.000đ Tổ xếp thứ 3: 900.000đ Thưởng cho 3 tổ đạt mức tiền lương bình quân cao nhất trong tháng: Tổ xếp thứ 1: 1.500.000đ Tổ xếp thứ 2: 1.200.000đ Tổ xếp thứ 3: 900.000đ Bảng 18: Danh sách thưởng tổ xuất sắc thang 11/2009 DANH SÁCH THƯỞNG TỔ XUẤT SẮC THỰC THKH THÁNG 11 NĂM 2009 Tổ sản xuất có mức tiền việt bình quân cao nhất TT TỔ SẢN XUẤT MỨC THƯỞNG MỨC PHẠT THỰC LĨNH KÝ TÊN 1 ĐC DUNG 1,500,000 1,500,000 2 ĐC HẠNH 1,200,000 1,200,000 3 ĐC HIỀN 900,000 900,000 03 tôt sản xuất có mức doanh thu USD cao nhất TT TỔ SẢN XUẤT MỨC THƯỞNG MỨC PHẠT THỰC LĨNH KÝ TÊN 1 ĐC SIM 1,500,000 1,500,000 2 ĐC THANH 1,200,000 1,200,000 3 ĐC HÀ 900,000 900,000 ( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính) 2.3.3.3. Thưởng tháng. Hàng tháng công ty thưởng cho toàn bộ cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty ( trừ những trường hợp là lao động công nhật). Công ty chia làm 3 bậc thưởng là A, B, C Loại A: Thưởng 250.000đ Loại B: Thưởng 170.000đ Loại C: Thưởng 50.000đ Tiêu chuẩn để xét thưởng dựa trên 4 tiêu chí sau: Năng xuất Chất lượng Ngày công Ý thức Chỉ tiêu về chất lượng: Căn cứ vào việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng tháng các đơn vị xét chỉ tiêu chất lượng theo hai tiêu chí: đạt và không đạt Chỉ tiêu về ý thức: Căn cứ vào việc chấp hành đường lối chính sách của Nhà nước, việc thực hiện các nội quy, quy chế hàng tháng của CBCNV trong đơn vị để đánh giá, Theo hai tiêu chí: Đạt và không đạt Chỉ tiêu về ngày công Áp dụng theo bảng tính công nghỉ trong tháng như sau: Bảng 14: Bảng chỉ tiêu về ngày công Đối tượng Loại A Loại B Loại C K xếp thưởng Nam,nữ chưa có gia đình 0 công 1 công 2 công >2 công Nữ có con trên 3 tuổi 0,5 công 1,5 công 2,5 công >2,5 công Nữ có con dưới 3 tuổi 1 công 2 công 3 công >3 công (Số liệu từ phòng tổ chức) Quy định công: Những công được tính xét thưởng: chỉ tính công đi làm và công nghỉ phép Những công nghỉ được coi là công có lý do: Công nghỉ bù, nghỉ phép, công đi học, hội họp do công ty cử đi, công hiếu, hỷ, công nghỉ chờ việc, nghỉ đẻ đúng kế hoạch, xấy thai, nạo thai, đi điều dưỡng sức khoẻ, công tai nạn lao động theo quy định. Chỉ tiêu về năng xuất Năng xuất được chia làm 3 loại: Loại A: Đạt 100% mức khoán do tổ trưởng giao tính theo công bình quân hàng tháng Loại B: Đạt 85% mức khoán do tổ trưởng giao tính theo công bình quân hàng tháng Loại C: Đạt 70% Mức khoán do tổ trưởng giao tính theo công bình quân hàng tháng Cách xếp loại như sau: Loại A: = 4 chỉ tiêu loại A = 3 chỉ tiêu loại A + 1 chỉ tiêu đạt loại B hoặc loại C Loại B: = 3 chỉ tiêu loại A + 1 chỉ tiêu không đạt loại = 2 chiêu tiêu loại A + 2 chỉ tiêu đạt loại B hoặc C = 2 chỉ tiêu loại A + 1 chỉ tiêu loại B hoặc C Loại C: = 2 chỉ tiêu loại A + 2 chỉ tiêu không đạt loại = 1 chỉ tiêu loại A + 2 chỉ tiêu loại B hoặc Bảng 15: Bảng thưởng tháng cá nhân (đ ) TT Họ Tên Sếp loại Tiền Thưởng 1 Nguyễn Đình Lợi A 250.000 2 Ngô Thị Thanh Thuỷ A 250.000 3 Lê Thế Vinh B 170.000 4 Nguyễn Thị Sim C 50.000 5 Lê Thị Duẩn A 250.000 6 Cao Thị Lụa B 170.000 ( Số liệu từ phòng tổ chức hành chính) 2.2.4 Các tiền đề, điều kiện trả lương tại công ty cổ phần thương mại Thái Hà 2.3.4.1. Công tác định mức lao động Định mức lao động là lượng hao phí lớn nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó đúng tiêu chuẩn chất lượng trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế, xã hội nhất định. Việc xác định đơn giá chính xác hay không nó phụ thuộc lớn vào sự chính sác khoa học của công tác định mức. Có nhiều phương pháp định mức lao động tuy nhiên thì hiện nay công ty mới chỉ áp dụng phương pháp thống kê và dựa vào kinh nghiệm phương pháp này tuy có ưu điểm là chi phí thấp, đơn giản, dễ tính, song nó không khoa học, độ chính xác thấp, lạc hậu và mang tính chủ quan. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công tác định mức như: trình độ của nhân viên thực hiện công tác định mức, phương pháp định mức, công tác định mức có được tiến hành thường xuyên hay không… Các bước tiền hành công tác định mức lao động Bước 1: Bằng phương pháp thống kê để tính tổng số lượng sản phẩm mà người lao động làm ra trong một đơn vị thời gian cụ thể . Bước 2: xác định tổng thời gian mà người lao động làm ra số sản phẩm đó. Bước 3: Tính định mức lao động ĐMLĐ = Lsp/Tsp Trong đó: Lsp là tổng số lượng sản phẩm mà người lao động làm ra trong một đơn vị thời gian cụ thể Tsp là tổng thời gian mà người lao động trong chu kỳ thời gian đó để tạo ra số lượng sản phẩm đó Ở công ty cổ phần thương mại Thái Hà công việc định mức lao động do phòng kỹ thuật làm. Khi có đơn hàng mới phòng kỹ thuật tổ chức may mẫu với 5 công nhân có tay nghề trung bình và bấm thời gian cho tới khi hoàn thành 100 sản phẩm sau đó tính định mức cho sản phẩm đó Ví dụ: may mẫu 100 sản phẩm là Găng Tay với 5 công nhân có tay nghề trung bình 3 giờ ĐMLĐ = 100/3*5=6.6667(sp/h) Sau khi tính được định mức cho một giờ thì công ty sẽ tính định mức cho một ca : ĐMLĐ ca = ĐMLĐ giờ * 8 Với cách xây dựng định mức hiện nay thì người công nhân trong công ty rất khó có thể hoàn thành định mức và chỉ có công nhân có tay nghề cao mới có thể vượt định mức còn những người có tay nghề thấp, sức khoẻ không tốt thì không hoàn thành định mức. Rõ ràng là cách tính định mức cho một ca là thiếu thực tế bởi vì ngoài thời gian làm việc thực tế thì người lao động cũng cần có thời gian như: thời gian chuẩn kết, thời ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26053.doc