Lời nói đầu
H
oạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chỉ có thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta mới tạo được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại, phát huy tiềm năng của đất nước đồng thời tận dụng được vốn, công nghệ kĩ thuật, kinh nghiệm
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện & phát triển hoạt động thanh toán quốc tế thông qua phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý của nước ngoài. Từ đó, góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế và đưa nền kinh tế đất nước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới
Như một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế(TTQT) bằng tín dụng chứng từ(TDCT) của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được coi là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia.
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ đã được NHĐT&PT Hà Nội thực hiện từ những năm 95 trở lại đây, bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định. Song bên cạnh đó, hoạt động TTQT bằng TDCT có quy mô nhỏ bé, mới mẻ và chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng. Một mặt do bản thân Ngân hàng gặp khó khăn trong quá trình tác nghiệp của mình. Mặt khác, về phía khách hàng cũng chưa thực sự am hiểu hoạt động ngoại thương, nhất là trong khâu thanh toán bằng TDCT. Trên bình diện vĩ mô còn có khá nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách...
Tìm kiếm một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTQT thông qua phương thức TDCT hiện nay là một đòi hỏi cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, em chọn đề tài “ Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế thông qua phương thức tín dụng chứng từ tại NHĐT&PT Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
chương 1
tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ
1.1. Khái niệm chung về phương thức tín dụng chứng từ (TDCT)
Điều 2, khoản mục a của bản “Các Qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”(Bản sửa đổi 1993, số xuất bản 500 của phòng thương mại quốc tế) gọi tắt là UCP 500 qui định:
“Tín dụng chứng từ và thư tín dụng dự phòng(dưới đây gọi là Tín dụng) có nghĩa là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được gọi hoặc mô tả như thế nào, mà theo đó một Ngân hàng(Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng(người yêu cầu phát hành thư tín dụng) hoặc nhân danh chính mình
i)phải tiến hành việc trả tiền theo lệnh của một người thứ ba(Người hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận và trả tiền các hối phiếu do người hưởng lợi kí phát
ii)hoặc uỷ quyền cho một Ngân hàng khác tiến hành thanh toán như thế hoặc chấp nhận và trả tiền các hối phiếu như thế
iii)hoặc uỷ quyền cho một Ngân hàng khác chiết khấu khii các chứng từ qui định được xuất trình với điều kiện Tín dụng được thực hiện đúng”
Theo định nghĩa trên thì Những nội dung chính của định nghĩa được hiểu như sau:
1.1.1. Hình thức của L/C
L/C là một chứng thư tồn tại dưới dạng thư, điện và điện thư hỗn hợp:
+Phát hành L/C bằng thư(By Mail): Khi công nghệ thông tin chưa phát triển, việc truyền thông tin trong phương thức tín dụng chứng từ giữa các Ngân hàng trên thế giới chủ yếu được thực hiện bằng Thư (theo mẫu của Ngân hàng) gửi bảo đảm qua Bưu điện và có xác thực bằng mẫu chữ ký và chữ ký uỷ quyền. Trong hình thức L/C bằng thư này, các bức Telex/Fax chỉ có giá trị tham khảo để cho Người hưởng lợi biết trước
+L/C phát hành bằng điện(By Telex, SWIFT): Sự phát triển của kĩ thuật viễn thông đã được các Ngân hàng áp dụng trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Phần lớn các L/C này được gửi đi dưới dạng điện thông thường(clair) hoặc Telex có mã khoá xác thực Testkey, còn L/C bằng thư chỉ sử dụng khi nội dung L/C quá dài hoặc có các kí tự lạ không thể chuyển tải bằng Telex và các loại điện khác.
Sau khi Hiệp hội viễn thông Tài chính liên Ngân hàng toàn Cầu(Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication- SWIFT) được thành lập tháng 5/1973, các Ngân hàng thành viên được sử dụng một chương trình riêng trên mạng SWIFT theo đó L/C được phát hành dưới dạng mẫu điện MT700 hoặc MT701 và được mã hóa tự động và xác thực bằng Swiftkey. Việc sử dụng mạng SWIFT trong thanh toán tín dụng chứng từ có ưu điểm hơn hẳn so với các hình thức khác về mức độ an toàn, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí.
+L/C phát hành hỗn hợp( cả điện và thư): L/C chính được gửi tới Ngân hàng thông báo bằng điện, còn các văn bản phụ lục đi kèm - là một bộ phận cấu thành của L/C – sẽ được gửi bằng thư cho ngân hàng thông báo để tiết kiệm chi phí.
1.1.2. Ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của các đối tượng
Các đối tượng yêu cầu mở L/C có thể là:
1.1.2.1. Khách hàng(Người yêu cầu phát hành L/C- Applicant)
+Người yêu cầu mở L/C là Người mua(Buyer)/Người Nhập khẩu hàng hoá(Importer)
Theo Nghị định của Chính phủ số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối; Luật thương mại 1997, Nghị định 57-1998 về vấn đề xuất nhập khẩu trong thời kỳ mới của nước ta, người yêu cầu mở L/C được qui định là: “Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có giấy phép kinh doanh, nhập khẩu hàng hoá phải phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu hàng năm của Nhà nước liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài
+Người yêu cầu mở L/C có thể uỷ quyền mở L/C cho một người khác, người đó là Ngân hàng thương mại ở nước người nhập khẩu nhận uỷ thác của người nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài phát hành L/C Quá cảnh(Transit L/C).Cụ thể: Trong trường hợp người xuất khẩu không tin vào khả năng thanh toán của Ngân hàng phát hành L/C ở nước người nhập khẩu( Vì có chiến tranh, bạo động, đình công...) hoặc trong trường hợp nước người nhập khẩu bị cấm vận( như CuBa, Iraq, Bắc Triều Tiên,...) nên người xuất khẩu có thể uỷ quyền mở L/C ở nước ngoài.
+ở Việt Nam, người yêu cầu mở L/C có thể uỷ quyền mở L/C cho các doanh nghiệp được phép nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng trong đăng ký kinh doanh phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu hàng năm của Nhà nước.
1.1.2.2. Ngân hàng phát hành nhân danh chính mình mở L/C:
Ngân hàng phát hành nhân danh chính mình yêu cầu Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi L/C và cam kết sẽ hoàn trả số tiền đó cho Ngân hàng này. Mục đích của L/C này là nhằm chuyển tiền từ nơi khách hàng yêu cầu đến nơi người đó sử dụng. Dạng phổ biến của loại L/C này là L/C du lịch(Traveller’s L/C), L/C tiền mặt(Cash L/C), L/C không kèm chứng từ(Clean L/C)
Nếu L/C được Ngân hàng phát hành nhân danh chính mình với mục đích đơn thuần để chuyển tiền thì được gọi là Thư tín dụng ngân hàng(Bank’s L/C)
1.1.3. Tổ chức được quyền phát hành L/C
+Theo UCP
Chỉ có các tổ chức Ngân hàng mới được phép phát hành L/C, còn các tổ chức phi Ngân hàng như Công ty tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Bảo hiểm...nếu phát hành L/C thì trái với UCP 500 và những L/C đó không có giá trị hiệu lực.
+Theo luật Việt Nam
Chỉ có các tổ chức tín dụng là Ngân hàng mới được quyền phát hành L/C do
Theo Luật các tổ chức tín dụng – 1997 qui định:
“ Tổ chức tín dụng là Ngân hàng được thực hiện...dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép...”(Điều 66)
“Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng bao gồm Công ty tài chính , Công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng khác...không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán.”(Điều 20)
1.1.4. Người hưởng lợi L/C(Beneficiary)
+Theo UCP
Người hưởng lợi là người Bán(Seller)/Người Xuất khẩu(Exporter) được hưởng số tiền L/C nếu chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C. Người hưởng lợi có quyền chuyển nhượng quyền thực hiện L/C cho một người/hoặc nhiều người khác gọi là người hưởng lợi thứ hai(trong trường hợp L/C chuyển nhượng). Hay nói cách khác người hưởng lợi có thể là một người hoặc có thể là nhiều người.
+Theo luật pháp Việt Nam
Người hưởng lợi là những doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất khẩu, uỷ thác người khác xuất khẩu hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu cho người khác những mặt hàng trong đăng ký kinh doanh phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước.
1.1.5. L/C là một chứng thư cam kết có điều kiện
+Mở L/C có điều kiện tức là người Bán phải thực hiện một số điều kiện nào đó được qui định trong hợp đồng thì người Mua mới đồng ý mở L/C qua Ngân hàng Phát hành, vì người Mua không tin chắc hoàn toàn vào khả năng thực hiện hợp đồng của người Bán.
Có 2 điều kiện có thể được sử dụng
Điều kiện về tài chính : Nghĩa là người Bán phải đặt cọc( thông thường là 5% - 10% giá trị hợp đồng) đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại một Ngân hàng được chỉ định( Số tiền đó không được sử dụng tín dụng ngân hàng)
Điều kiện về tín dụng : Tức là theo yêu cầu của người Bán, Ngân hàng của người Bán sẽ phát hành thư Bảo đảm(Letter of Guarantee – L/G) hoặc thư tín dụng dự phòng ( Stand-by L/C) cho người Mua hưởng (khoảng 5% giá trị L/C).
Do đó mở L/C không điều kiện đồng nghĩa với việc Ngân hàng Phát hành mở L/C theo yêu cầu của người Mua mà không cần bất kỳ điều kiện nào từ phía người Bán ngoài việc xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo cho Ngân hàng.
1.1.6. Ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi
Điều đó được thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, L/C là một chứng thư cam kết có điều kiện, trong đó cam kết trả tiền các hối phiếu của người hưởng lợi ký phát đòi tiền Ngân hàng( hoặc Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng trả tiền tuỳ thuộc vào qui định trong L/C) kèm theo bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với những điều kiện và điều khoản trong L/C.
Thứ hai, Hối phiếu do người hưởng lợi ký phát, muốn đòi được tiền Hối phiếu thì phải ký hậu chuyển nhượng.
Ngân hàng Phát hành mở L/C hay Ngân hàng Trả tiền(được qui định trong L/C) cam kết trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu hối phiếu trả ngay/có kỳ hạn nếu người hưởng lợi xuất trình “bộ chứng từ sạch”cho Ngân hàng. Nếu cần lấy tiền ngay người hưởng lợi có thể “bán” lại tờ hối phiếu đó cho Ngân hàng Chiết khấu(NHCK). Ngân hàng này sẽ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu( Nghĩa là khách hàng sẽ chuyển giao quyền sở hữu hối phiếu chưa đáo hạn cho NHCK bằng cách ký hậu hối phiếu(Endorsement), để nhận được một số tiền có giá trị bằng mệnh giá hối phiếu trừ đi lợi tức chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Do vậy, khi Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, Ngân hàng sẽ khấu trừ tiền lãi ngay và chỉ chuyển cho khách hàng số tiền còn lại.
Giá trị chiết khấu có thể tính theo công thức:
Tck = M x (1 - t x Lck/360) - P
Trong đó : * Tck - Giá trị chiết khấu
*M - Mệnh giá hối phiếu
*Lck - Lãi suất chiết khấu(tính theo năm)
*t - Thời hạn chiết khấu(tính theo ngày)
*P - Lệ phí chiết khấu
1.1.7 Những bên tham gia chủ yếu vào phương thức tín dụng chứng từ
+Người yêu cầu mở L/C(Applicant) là người yêu cầu phát hành hoặc thiết lập/ tu chỉnh L/C. Thông thường đây là người Mua, người Nhập khẩu
+Người hưởng lợi L/C(Beneficiary) có thể là một hoặc nhiều người hưởng lợi số tiền L/C nếu chứng từ xuất trình phù hợp với những điều kiện và điều khoản trong L/C. Thông thường người hưởng lợi là người Bán, người Xuất khẩu.
+Ngân hàng Mở/ Phát hành L/C(Opening/Issuing Bank) : là Ngân hàng được yêu cầu mở/phát hành/ thiết lập L/C và cam kết trả tiền cho người hưởng lợi L/C.
+ Ngân hàng Thông báo( Advising Bank): thường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng Phát hành ở nước người hưởng lợi. Ngân hàng này xác minh tính chân thực bề ngoài của L/C và sau đó thực hiện thông báo cho người hưởng lợi rằng L/C đã được thiết lập. Trong trường hợp Ngân hàng Phát hành không có quan hệ đại lý với Ngân hàng Thông báo( theo chỉ định của người yêu cầu mở L/C) thì phải thông qua Ngân hàng thứ ba(Correspondent Bank) có quan hệ đại lý với mình tại nước người hưởng lợi để chuyển tiếp tới Ngân hàng Thông báo thông báo cho người hưởng biết L/C đã được mở.
1.2) Qui trình nghiệp vụ thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ(TDCT)
(1a)
Người
Hưởng lợi
Người yêu cầu mở L/C
Ngân hàng
Thông báo
Ngân hàng Phát hành
(3)
(4)
(7)
(8)
(9)
(5)
(2)
(6)
(1b)
(1a) Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương trong hợp đồng qui định thanh toán bằng TDCT.
(1b) Người nhập khẩu lập thủ tục đề nghị NH phục vụ mình phát hành tín dụng theo những điều kiện và điều khoản trong hợp đồng ngoại thương.
(2) NH sau khi xem xét đề nghị mở L/C, nếu chấp thuận sẽ phát hành L/C cho NH phục vụ người nhập khẩu (NHTB).
(3) NHTB thông báo L/C cho người xuất khẩu
(4) Người xuất khẩu sau khi xem xét ràng buộc trong L/C phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, sẽ tiến hành giao hàng nếu không sẽ đề nghị NHTB thực hiện việc tu chỉnh.
(5) Người xuất khẩu tập hợp chứng từ theo yêu cầu trong L/C, xuất trình chứng từ với NH phục vụ mình.
(6) NHTB chuyển chứng từ đòi tiền NHPH
(7) NHPH trả ngay hoặc ký chấp nhận (nếu trả sau) cho người hưởng lợi qua NHTB.
(8) NHPH chuyển chứng từ cho người mua (nếu người mua chấp nhận thanh toán)
(9) Người mua kiểm tra chứng từ nếu phù hợp thì trả tiền ngay hoặc ký chấp nhận trả tiền để lấy bộ chứng từ đi lấy hàng.
1.3. Phương thức TDCT dưới tác động của thông lệ quốc tế và luật pháp
quốc gia
Khi tiến hành các giao dịch quốc tế bằng L/C, các bên đều phải tôn trọng luật pháp, thông lệ và tập quán quốc gia của mình và của đối tác. Song điều đó nhiều khi lại gây trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế, bởi vì mỗi quốc gia có một thể chế chính trị khác nhau, hệ thống luật pháp, thông lệ và tập quán khác nhau. Do đó vấn đề đặt ra phải có những qui định mang tính thống nhất cho tất cả các quốc gia tham gia vào thanh toán TDCT . Bản “Qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” của Phòng thương mại quốc tế(The Uniform Customer and Practice for documentary credits, ICC 1993) ra đời là một tất yếu khách quan của sự phát triển hoạt động thương mại quốc tế thanh toán bằng L/C. UCP là tập quán quốc tế thống nhất điều chỉnh về TDCT.
1.3.1. Quá trình ra đời và phát triển của UCP
UCP lần đầu tiên ra đời vào năm 1933 tại Đại hội 7 của Phòng thương mại quốc tế ( ở Vienna, Austria), ICC ban hành UCP nhằm đáp ứng nhu cầu của giới Tài chính, Ngân hàng cũng như các nhà xuất nhập khẩu về một văn bản qui định đầy đủ, dễ áp dụng và mọi người đều chấp nhận cho quá trình mở và xử lý một thư tín dụng. Cơ quan soạn thảo UCP của ICC là Uỷ ban Ngân hàng( Banking Commission) tập hợp những nhà chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng khắp thế giới.
Kể từ đó đến nay, UCP đã qua 5 lần sửa đổi vào các năm 1951( do UCP 1933 đã bị lạc hậu), năm 1960( do sự phát triển của công nghệ vận tải), năm 1974( do sự phát triển của công nghệ thông tin, sao chép...), năm 1983( do sự phát triển toàn diện của công nghệ Ngân hàng, vận tải, bảo hiểm...) và năm 1993( do sự sắp xếp lại các điều khoản cho dễ tra cứu và chính xác hoá thêm nhiều vấn đề) với mục đích theo kịp sự phát triển chung của nền thương mại, nền công nghiệp vận tải và truyền thông trên thế giới. Bản qui tắc sau là bản sửa đổi của bản trước,tuy vậy không làm mất đi tính hiệu lực của các bản qui tắc đã ban hành. Vì vậy, các bên tham gia trong giao dịch bằng TDCT có quyền lựa chọn áp dụng một trong các Bản qui tắc ấy tuỳ thuộc theo trình độ phát triển của mình. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết các nước đều sử dụng UCP ấn bản số 500- xuất bản năm 1993 của ICC ( gọi tắt là UCP 500)
1.3.2.Tính chất pháp lý của UCP 500
Phòng Thương mại Quốc tế(ICC) là một tổ chức mang tính xã hội chứ không phải một tổ chức liên chính phủ. Chính vì vậy mà các văn bản pháp lý của ICC không được coi là Luật.
UCP chỉ là tập quán quốc tế, không mang tính bắt buộc phải áp dụng, nên nội dung mang tính chất khuyến nghị, hướng dẫn hơn là bắt buộc thi hành.
Nếu các bên muốn áp dụng thì phải ghi rõ vào L/C(...subject to UCP 500) nếu không dùng thì không ghi và L/C sẽ áp dụng theo tập quán của mỗi nước. Nếu chỉ ghi tham chiếu UCP 500 vào hợp đồng, mà không ghi vào L/C thì cũng không có giá trị thi hành.
Phạm vi áp dụng UCP mang tính chất toàn cầu( trên 174 nước)
Mặc dù thương mại quốc tế đã phát triển và có nhiều thay đổi, TDCT vẫn là một phương thức được sử dụng rộng rãi và UCP vẫn được coi là công cụ quan trọng của các Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp trên khắp thế giới.
1.3.3.áp dụng UCP vào Việt Nam.
Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường và hoà nhập vào nền mậu dịch thế giới từ cuối thập niên 80. Hoạt động thương mại và Ngân hàng ngày càng sôi động và phát triển, nhất là khi có sự hiện diện ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, và các chi nhánh Ngân hàng lớn của thế giới.
Bởi vậy, cho đến nay UCP 500 được tất cả các Ngân hàng ở Việt Nam áp dụng thực hiện trong hoạt động thanh toán quốc tế nhằm hoà nhập vào mạng lưới xuất nhập khẩu toàn cầu.
Căn cứ vào UCP 500 các Ngân hàng Việt Nam thiết lập các qui trình thanh toán bằng TDCT của riêng mình, nhưng không đi ngược lại tinh thần của UCP 500.
1.3.4. Mối quan hệ giữa UCP 500 và hệ thống luật quốc gia
UCP là tập quán quốc tế được áp dụng trên toàn cầu, còn luật pháp quốc gia chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong biên giới của nước đó.
Thông thường, luật quốc gia rất ít có xung đột với thông lệ và tập quán quốc tế. Bởi vì, ít nhiều luật quốc gia cũng được hình thành và phát triển trên cơ sở thông lệ quốc tế. Tuy nhiên đối với UCP500 luật pháp của các quốc gia có những mâu thuẫn nhất định. Mức độ khác biệt giữa hai hệ thống pháp lý này phụ thuộc phần lớn vào đặc thù của từng nước, vào trình độ phát triển, vào quá trình mở cửa và hội nhập với nền thương mại thế giới của đất nước đó. Song quan điểm mà UCP500 luôn nêu ra một cách rõ ràng là khi có những khác biệt hoặc thậm chí đối lập vơí UCP thì luật quốc gia sẽ được tôn trọng và tuân thủ.
Ngoại trừ Mỹ và Colombia là hai nước duy nhất chấp nhận UCP là một bộ phận của hệ thống pháp luật của họ, các nước còn lại trên thế giới đều nhìn nhận Incoterm và UCP là hai văn bản nằm trong hệ thống thông lệ và tập quán quốc tế mà khách hàng các nước muốn trao đổi mậu dịch với nhau đều tuân thủ. Tuy nhiên, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước trên thế giới là khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển, hệ thống pháp luật, thông lệ và tập quán của từng quốc gia. Chẳng hạn, Theo Bộ luật dân sự(Civil Code) của Liên Bang Nga có hiệu lực từ 01-03-1996, qui định một số vấn đề về giao dịch tín dụng chứng từ liên quan đến UCP 500. Luật này điều chỉnh khá nhiều các điều khoản của UCP 500 thậm chí có một số điều khoản còn trái ngược với thông lệ quốc tế. Thí dụ Điều 873, chương 46 quy định nếu NH không nói rõ tín dụng thư không được huỷ ngang, thì nó được coi là huỷ ngang, trái ngược với điều 5 của UCP 500, trong trường hợp đó nó được xem là L/C không thể huỷ ngang.
Đối với nước ta việc áp dụng UCP500 trong các tổ chức tín dụng NH được phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế gần như tuyệt đối mà không bị bất cứ một sự điều chỉnh nào, chỉ khi nào có vụ việc phát sinh thì mới có sự can thiệp của toà án. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có văn bản nào quy định, hướng dẫn việc áp dụng UCP và các thông lệ khác trong giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C để các NH thương mại áp dụng vào thực tế các văn bản như vậy rất cần thiết không chỉ đối với NH mà còn là cơ sở để toà án, trọng tài kinh tế áp dụng, xét xử các tranh chấp nếu có.
1.4. Thư tín dụng thương mại(Letter of credit - L/C)
1.4.1. Khái niệm
L/C là một văn bản được NH lập ra theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C / người nhập khẩu) nhằm cam kết trả tiền cho người bán (người hưởng lợi / người xuất khẩu) một số tiền nhất định, trong một thời hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản quy định trong thư tín dụng.
Thuật ngữ "tín dụng" bắt nguồn từ Creditum( gốc Latin) hay Credit không được hiểu duy nhất với nghĩa tín dụng, mà được sử dụng và hiểu theo nghĩa rộng là sự tín nhiệm. Trong trường hợp người nhập khẩu kí quĩ 100% số tiền của thư tín dụng thì thực chất NH không cấp 1 khoản tín dụng nào cả mà là cho người nhập khẩu "vay" sự tín nhiệm của mình. Tức là lời hứa trả tiền của NH thay cho lời hứa trả tiền của nhà nhập khẩu, vì người ta tin tưởng NH hơn là tin tưởng nhà nhập khẩu ít ra về phương diện tài chính. Vì lẽ đó, đối với NH phương thức tín dụng chứng từ còn có thể gọi là hình thức "tín dụng bằng chữ ký"
1.4.2. Chức năng của L/C
- L/C là công cụ quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. Bởi vì nếu L/C được lập ra thì phương thức này cũng không còn tồn tại.
- L/C là một văn bản pháp lý thể hiện cam kết trả tiền của NH đối với người hưởng lợi nếu người đó xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với những điều kiện và điều khoản trong L/C.
- L/C là phương tiện cấp tín dụng cho người mở L/C, nhà nhập khẩu.
Bởi vì khi NH phát hành ra L/C thì NH đã chịu cấp cho nhà nhập khẩu "khoản tín nhiệm" của mình. Nghĩa là trong bất cứ trường hợp nào người hưởng lợi tuân thủ chặt chẽ quy định của L/C thì NH đều phải trả tiền cho họ (trách nhiệm trả tiền chuyển từ người nhập khẩu sang NH).
1.4.3. Đặc điểm & tính chất của L/C
L/C hình thành trên cơ sở HĐMBNT nhưng sau khi ra đời lại hoàn độc lập với HĐMB này.
L/C được hình thành trên cơ sở HĐMBNT
- Việc đồng ý áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C do cả hai bên người mua người bán thống nhất và được quyết định trong HĐNT. Khi HĐ quyết định sử dụng L/C thì người mua mới có trách nhiệm yêu cầu NH phục vụ mình mở L/C cho người bán hưởng. Sau khi L/C đã được mở và được người bán chấp nhận thì người bán sẽ tiến hành giao hàng.
- Xét về mặt bản chất, L/C là một chứng thư cam kết của NH phục vụ người mua đối với người bán về nghĩa vụ thanh toán tiền hàng được quyết định trong hợp đồng mua bán (số lượng, giá cả). Vì vậy L/C phải phản ánh được thực tế giá trị của hợp đồng mua bán này.
- Trong trường hợp nếu hợp đồng mua bán được điều chỉnh (chẳng hạn giá bán hàng hoá biến động làm tăng giá hàng hoá lên... ) thì việc sửa đổi L/C sẽ được tiến hành sao cho phù hợp với vốn những quyết định trong hợp đồng mua bán sửa đổi trên.
Sau khi ra đời thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán
Theo qui định của UCP: “ Thư tín dụng và hợp đồng mua bán mà nó có thể căn cứ xác lập, là các giao dịch độc lập với nhau cho dù trong thư tín dụng có đề cập đến hợp đồng, nhưng NH không có trách nhiệm và liên quan đến hợp đồng đó, do vâỵ không bị nó ràng buộc”
Thật vậy:
- Trường hợp phát hành L/C chỉ căn cứ trên cơ sở đơn xin mở L/C, số tiền trên tài khoản và hợp đồng mua bán của người mua để mở L/C cho người bán hưởng. Tuy nhiên quan trọng là NH sẽ mở L/C cho người mua hưởng theo đơn xin mở L/C, còn HĐMB hàng hoá chỉ là bằng chứng kiểm tra tính chân thực của khách hàng mà thôi.
- Trong một số L/C thường không phản ánh tất cả được các nội dung của hợp đồng ( chủng loại, phẩm chất, quy cách...) nhưng nó sẽ được dẫn chiếu tới điều khoản phẩm chất trong hợp đồng ngoại thương. Trong mọi trường hợp NH chỉ căn cứ vào nội dung của L/C mà không quan tâm đến nội dung hợp đồng.
- Khi người Bán xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với điều kiện và điều khoản qui định trong L/C thì NH sẽ tiến hành trả tiền cho người hưởng lợi mà không biết là hợp đồng có được thực hiện hay không. Nói cách khác NH chỉ quan tâm đến bề mặt của các chứng từ để thanh toán cho người xuất khẩu chứ không quan tâm đến việc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng( Đó là quan hệ thương mại giữa người Mua và người Bán), kể cả trong trường hợp chứng từ bị giả mạo.
- Sửa đổi hợp đồng mà không sửa đổi L/C thì NH chỉ căn cứ vào L/C để thực hiện nghĩa vụ của mình chứ không quan tâm đến hợp đồng nói trên.
Ngược lại thông qua NH sửa đổi L/C nhưng không sửa đổi hợp đồng thì đến khi xuất trình chứng từ tuy phù hợp với những điều khoản hợp đồng song lại không phù hợp với L/C. NHPH có quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ đó.
- Hợp đồng có thể bị huỷ bỏ, đó là quan hệ thương mại giữa người nhập khẩu và người nhập khẩu song L/C đã được mở ra tức là quan hệ kinh tế giữa NH và người xuất khẩu được thiết lập, bởi vậy điều đó không có nghĩa huỷ bỏ trách nhiệm của NH đối với L/C.
Khi người mua và người bán huỷ hợp đồng thì đây là lý do chính đáng để yêu cầu NH huỷ bỏ L/C. Song người hưởng lợi là người đề nghị huỷ L/C và có sự đồng ý của người mở L/C.
1.4.4. Nội dung chủ yếu của L/C
a) Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C.
b) Tên, địa chỉ những người có liên quan.
c) Số tiền của L/C
d) Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng.
e) Những nội dung về hàng hoá như: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, ký mã hiệu,...
g) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá như điều kiện giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng.
h) Sự cam kết trả tiền của NH mở L/C, ràng buộc trách nhiệm của NH mở L/C.
i) Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.
Đây là nội dung then chốt của L/C. Bởi vì, bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong L/C. Do vậy, NH mở L/C phải dựa vào đó để tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong L/C.
Thông thường một bộ chứng từ bao gồm:
*Hoá đơn thương mạ
*Chứng từ vận tải
* Các chứng từ bảo hiểm
* Các chứng từ hải quan
- Giấy chứng nhận kiểm định và giấy chứng nhận vệ sinh
- Giấy chứng nhận kiểm định động vật (veterinary certificate)
- Giấy chứng nhận kiểm định thực vật (phytosanitary certificate)
- Giấy chứng nhận vệ sinh (sanitary certificate)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin) (C/O)
1.5. Các loại thư tín dụng và trường hợp vận dụng
Trong thanh toán quốc tế bằng L/C việc lựa chọn hình thức của phù hợp với tính chất của HĐMBHH, phù hợp với điều kiện tình hình cụ thể của các bên đối tá sẽ có tác dụng giảm thiểu rủi ro cho người Mua, người Bán thậm chí kể cả Ngân hàng. Vì vậy, trong thanh toán quốc tế người ta thường chia ra một số loại L/C và áp dụng nó trong một số trường hợp sau:
1.5.1. L/C có thể huỷ ngang(Revocable L/C)
Là loại L/C mà người Mua có quyền tự ý yêu cầu NHPH sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ L/C mà không cần sự chấp thuận của người Bán. Như vậy, loại L/C này rất bất lợi đối với người Bán. Họ hoàn toàn bị động, ngược lại người Mua sẽ chủ động trong hoạt động thanh toán của mình.
1.5.2. L/C không thể huỷ ngang(Irrevocable L/C)
Đây là loại L/C mà sau khi được mở ra, tất cả các hành vi liên quan đến L/C như sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ L/C. NHPH chỉ được phép tiến hành trên cơ sở sự thoả thuận và đồng ý của các bên liên quan. Nên quyền lợi của người Bán sẽ được đảm bảo.
Theo UCP 500: Nếu không có ghi chú gì đặc biệt thì L/C sẽ được hiểu là L/C không thể huỷ ngang.
1.5.3. L/C không thể huỷ ngang có xác nhận( Confirmed irrevocable L/C)
Đây là loại L/C không thể huỷ ngang, được một NH có uy tín hơn đứng ra đảm bảo thanh toán tiền cho người hưởng lợi khi NH mở L/C gặp rủi ro không có khả năng chi trả.
1.5.4 . L/C không thể huỷ ngang miễn truy đòi( Irrevocable without Recouse L/C)
Đây là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó qui định rằng sau khi đã thanh toán cho người hưởng lợi, NH mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền đó trong bất kỳ tình huống nào. Khi phát hành hối phiếu theo L/C này, người hưởng lợi phải ghi trên hối phiếu, không được truy đòi người ký phát( Without recouse to drawers)
Trường hợp vận dụng: Loại L/C sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế đặc biệt là đối với các Hợp đồng mua chịu hàng hoá.
1.5.5. L/C tuần hoàn(Revolving L/C)
Là loại L/C mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã kết thúc thời hạn hiệu lực của mình. Ngay lập tức, L/C (sẽ tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng.
L/C tuần hoàn có hai loại:
L/C tuần hoàn tích lũy
L/C tuần hoàn không tích luỹ
Trường hợp vận dụng:
Thông thường L/C loại này được sử dụng khi hai bên người Mua và người Bán giao dịch với nhau những mặt hàng có giá trị lớn, có quan hệ cung cấp hàng hoá, dịch vụ thường xuyên, giao hàng nhiều lần trong năm với sốlượng đều đặn.
L/C loại này có tính chất ưu đãi đối với nhà nhập khẩu vì nó cho phép nhà nhập khẩu không bị đọng vốn, không tính phí mở nhiều lần L/C.
1.5.6. L/C có thể chuyển nhượng( Transferable L/C)
Thường là L/C không thể huỷ ngang cho phép chuyển từ người hưởng lợi ban đầu sang một hay nhiều bên khác( người hưởng lợi thứ hai) theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ nhất. Một thư tín dụng chuyển nhượng chỉ có thể chuyển nhượng một lần mà thôi. Những phần tiền chuyển nhượng( mà tổng cộng không vượt qúa số tiền của thư tín dụng) có thể được chuyển riêng rẽ và toàn bộ những lần chuyển đó được xem như là 1 lần chuyển nhượng tín dụng.
Trường hợp vận dụng: L/C này hay áp dụng trong giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế qua trung gian. Nhà môi giới này không đủ tiền để mua hàng hoá từ người cung cấp nên anh ta có thể yêu cầu người nhập khẩu mở L/C cho nhà môi giới hưởng. Sau đó nhà môi giới sẽ mở L/C chuyển nhượng cho người hưởng lợi là nhà cung cấp với giá trị L/C chuyển nhượng nhỏ hơn L/C gốc. Chênh lệch giá trị của hai L/C là phần thu nhập của trung gian.
1.5.7. L/C giáp lưng( Back-to-back L/C)
Là L/C thứ hai được mở trên cơ sở L/C thứ nhất đã được mở có nghĩa là nhà xuất khẩu căn cứ vào một L/C mà bên nhập khẩu đã mở cho mình( gọi là L/C gốc) sẽ yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C thứ hai cho người khác hưởng(L/C sau gọi là L/C giáp lưng).
Trường hợp vận dụng: L/C giáp lưng được sử dụng nhiều trong các giao dịch mua bán qua trung gian, chủ yếu là buôn bán chuyển khẩu.
1.5.8. L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C) hay còn gọi là tín dụng ứng trước.
L/C có điều khoản đỏ, về bản chất là một sự uỷ quyền của NH mở đối với NHCK, ứng trước một khoản tiền cho người hưởng lợi để giúp họ có thêm nguồn vốn chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Ta cần phân biệt hai loại L/C có điều khoản đỏ và L/C có điều khoản xanh.
+L/C có điều khoản đỏ không có bảo đảm: nghĩa là khoản tiền ứng trước không được bảo đảm đối với NH mở L/C hoặc người yêu cầu mở L/C, cho nên khi nhà xuất khẩu xuất trình hoá đơn cho NH, NHCK sẽ thực hiện trả trước một khoản tiền cho người xuất khẩu.
+ L/C có điều khoản đỏ có bảo đảm: Bên cạnh những giấy tờ nêu trên, người hưởng lợi phải xuất trình thêm chứng từ có giá trị như thư bảo lãnh của NH phục vụ nhà xuất khẩu.( loại L/C này giống như L/C có điều khoản xanh, trên thực tế hiện nay nó không còn tồn tại)
1.5.9. L/C dự phòng(Stand-by L/C)
Việc NHPH đứng ra thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu là thuộc khái niệm tr._.ước đây về TDCT. Nhưng trong thời đại ngày nay không loại trừ khả năng người xuất khẩu nhận được L/C rồi nhưng không có khả năng giao hàn. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho nhà nhập khẩu, NH của người Bán sẽ phát hành một L/C.Trong đó, cam kết với người Mua sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của họ. L/C như vậy gọi là L/C dự phòng.
Điểm khác biệt quan trọng giữa L/C thông thường và L/C dự phòng là khi hai bên người Mua và người Bán thực hiện tốt và đầy đủ các qui định trong L/C và trong hợp đồng thì L/C thông thường được thực hiện. Nhưng khi các qui định không được thực hiện đúng đắn và đầy đủ thì lúc này L/C dự phòng sẽ có hiệu lực đảm bảo quyền lợi của các bên.
1.5.10. L/C đối ứng(Reciprocal L/C)
Là loại L/C không thể huỷ ngang chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C đối ứng với nó được mở
Trường hợp vận dụng: Trong quan hệ giao dịch ngoại thương bằng L/C đối ứng vai trò của người Bán cũng đồng thời là người Mua. Bởi vậy có thích hợp cho các hoạt động thương mại quốc tế bằng phương thức mua bán đối lưu( hàng đổi hàng) hoặc gia công, tái xuất. Nó đảm bảo quyền lợi cho bên gia công vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng qui định nên hầu như chỉ có người đặt hàng tiêu thụ.
1.5.11. L/C trả chậm(Deffered payment L/C)
Là L/C không thể huỷ ngang trong đó NHPH mở L/C, hoặc NH xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán (hoặc dần dần) toàn bộ số tiền của L/C tại một(hoặc những) thời điểm xác định trong tương lai. Thời điểm đó được xác định cụ thể trong L/C.
1.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan chủ yếu trong
phương thức Tín dụng chứng từ
Khi áp dụng phương thức TDCT có rất nhiều bên tham gia và giữa các bên tham gia có rất nhiều mối quan hệ chặt chẽ va phụ thuộc lẫn nhau. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mạ, thì việc xác định trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan là hết sức cần thiết. Xuất phát từ bản chất và nội dung của Phương thức TDCT quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia như sau:
6.1. Đối với Nhà nhập khẩu [người xin mở L/C ( Applicant)]
Căn cứ vào Hợp đồng ngoại thương làm đơn xin mở L/C
Yêu cầu Tu chỉnh và chấp hành tu chỉnh(nếu có)
Kí quĩ mở L/C(nếu phải thực hiện kí quĩ theo yêu cầu NH) và trả thủ tục phí
Hoàn trả lại tiền cho NHPH, nếu chứng từ xuất trình phù hợp với L/C
Có quyền uỷ quyền cho người khác mở L/C (Transit L/C)
6.2. Đối với Nhà xuất khẩu[ Người hưởng lợi( Beneficiary)]
Chấp nhận hoặc từ chối L/C do NHPH đã mở ra
Thực hiện L/C ( giao hàng, lập và xuất trình chứng từ)
Tu chỉnh và chấp nhận tu chỉnh L/C (nếu có)
Đòi tiền NHPH L/C
Có quyền chuyển nhượng L/C cho người khác
Trả các thủ tục phí thông báo L/C, tu chỉnh L/C (nếu có), thanh toán L/C, xác nhận, hoàn tiền...(nếu được qui định trong L/C)
6.3. Đối với Ngân hàng
6.3.1. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Phát hành(Issuing Bank)
Mở, phát hành hoặc thiết lập L/C
Trả tiền hối phiếu, nếu là trả tiền ngay, chấp nhận hối phiếu nếu là trả chậm. Với điều kiện là các chứng từ được xuất trình phù hợp với L/C
Kiểm tra chứng từ xuất trình trong vòng 7 ngày làm việc của Ngân hàng, qúa thời hạn đó, NHPH mất quyền từ chối thanh toán
Được hưởng thủ tục phí mở L/C
Được yêu cầu khách hàng kí quĩ mở L/C
Phải bồi thường thiệt hại cho người Nhập khẩu, nếu gây thiệt hại cho họ do thực thi nghĩa vụ qui định trong UCP và L/C không đúng.
6.3.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Thông báo L/C (Advising Bank)
Kiểm tra tính xác thực của L/C
Thông báo L/C và tu chỉnh L/C (nếu có)
Chuyển dịch thông tin và chứng từ( không chịu trách nhiệm về sơ suất trong dịch thuật sang tiếng địa phương)
Chuyển nhượng L/C (nếu được yêu cầu)
Tóm lại: Trên thực tế thanh toán TDCT không nhất thiết phải có đầy đủ các bên tham gia nói trên. Tuỳ từng trường hợp cụ thể có hoặc không có một số bên tham gia nào đó. Có thể có hai, ba, nhiều NH thực hiện trong giao dịch thanh toán bằng TDCT, nhưng cũng có thể chỉ một NH thực hiện tất cả các nghiệp vụ khác nhau( vừa là NH thông báo, vừa là NH xác nhận / NHCK ...)
Tuy nhiên ở Việt Nam do trình độ phát triển kinh tế nói chung và trình độ phát triển hoạt động thanh toán bằng TDCT nói riêng chưa phát triển nên hầu như chỉ có NHPH và NHTB là được nói tới nhiều nhất mà thôi. Song thực tế khách quan sẽ đòi hỏi hệ thống NH của Việt Nam làm quen với những khái niệm mới trong tương lai.
Chương 2
thực trạng thanh toán bằng Tín dụng chứng từ
tại NHđt & pt hà nội
2.1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHĐT&PT Hà Nội
Đầu những năm 1990, hai pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh ra làm hai phần riêng biệt. Đó là dấu ấn lịch sử cho sự thay đổi về chất hoạt động của các Ngân hàng nói chung và NHĐT&PT Hà Nội nói riêng
Thời kỳ từ năm 1990-1995, hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội chưa phát triển, nghiệp vụ chủ yếu là thực hiện giải ngân nguồn vốn ODA từ các dự án của Nhà nước.
Cho đến những năm 1995 trở lại đây, hoạt động của NHĐT&PT Hà Nội chuyển sang kinh doanh đa năng, tổng hợp phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội. Trong guồng máy đó, hoạt động thanh toán quốc tế của NH mới thực sự phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, rất nhiều các phương thức thanh toán quốc tế được xác lập như phương thức chuyển tiền, tín dụng chứng từ, thanh toán nhờ thu, bảo lãnh, thanh toán thẻ, séc du lịch, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với Ngân hàng nước ngoài...và gần đây áp dụng nghiệp vụ giao dịch quyền chọn(option) trong các giao dịch ngoại hối nhằm giảm thiểu tổn thất cho khách hàng trong khâu thanh toán trong trường hợp tỉ giá hối đoái thay đổi.
Bảng 1: Doanh số thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội giai đoạn 1998-2002
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh số L/C xuất
0.18
0.21
0.31
1.68
5.38
Doanh số L/C nhập
17.53
27.45
56.68
85.03
102.5
Chuyển tiền điện
3.2
5.11
8.22
12.48
16.5
Thanh toán nhờ thu
1.2
1.5
2
4.5
5.5
Doanh số thanh toán quốc tế
22.11
34.17
67.21
103.7
129.9
Phí dịch vụ ( USD)
36713
52332
116240
216920
255323
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)
Theo số liệu bảng trên Tổng doanh số thanh toán quốc tế tăng bình quân thời kỳ 1998-2002 là 51,9%. Xu hướng chung của tất cả các thành phần trong Tổng doanh số thanh toán quốc tế đều tăng trưởng với tỷ lệ khá cao.
Phí dịch vụ thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng tăng. Năm 2002 đạt doanh số 255.323 USD nhiều nhất từ trước tới nay, tốc độ tăng trung bình khoảng 52,7% mỗi năm. Chứng tỏ số lượng và chất lượng của các dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là mở L/C xuất và nhập khẩu tăng( do biểu phí thanh toán quốc tế được niêm yết công khai và áp dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, đồng thời khống chế mức phí tối đa, mở một L/C nhập khẩu phí thu tối đa là 200USD).
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, NHĐT&PT Hà Nội đã thực hiện kết nối vào mạng thanh toán quốc tế, tham gia SWIFT, giúp cho Ngân hàng tăng tốc độ xử lý công việc, truyền tin, xử lý điện báo chính xác, giảm thiểu rủi ro, tiết kiêm thời gian và tiền bạc. Quan trọng hơn là gia nhập với hiệp hội Ngân hàng thế giới qua cổng SWIFT quốc tế. Do vậy, phương thức chuyển tiền có doanh số cao thứ hai sau doanh số thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 50% trong giai đoạn 1998-2002. Tuy nhiên mức tăng tuyệt đối của phương thức này rất nhỏ bé so với phương thức tín dụng chứng từ, chỉ đạt khoảng 4 triệu USD mỗi năm.
Sau nhiều lần tham khảo và điều chỉnh biểu phí cho các nghiệp vụ thanh toán quốc tế dựa trên các văn bản hướng dẫn của NH Nhà nước Việt Nam và theo quyết định số 527/NHĐT-TTQT có hiệu lực từ ngày 04/04/1998, NHĐT&PT Hà Nội đã thống nhất đưa ra biểu phí phù hợp với những qui định của cơ quan cấp trên và phù hợp với đặc thù của Ngân hàng mình để sao cho vừa bảo đảm nguồn thu đồng thời mang tính cạnh tranh cao hơn trong việc thu hút khách hàng trên địa bàn thủ đô.
Ngày 01/09/2001 Qui trình thanh toán quốc tế có MS: QT-TQ-02 có hiệu lực thi hành và được ban hành thống nhất trong toàn hệ thống. Đó là những bước đi đầy hiệu quả của NHĐT&PT Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền thương mại, tài chính - ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện qui trình một cách khoa học và sáng tạo NHĐT&PT đã tạo được cho mình một phong cách làm việc khoa học, hiệu quả. Các phòng ban trong Ngân hàng có sự độc lập và phối hợp với nhau nhịp nhàng trong công việc. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm nên sự tăng trưởng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội. Doanh số của phương thức thanh toán nhờ thu tuy có giá trị thấp song mức tăng hàng năm khá cao trung bình từ 20% đến 30%. Duy chỉ có năm 2001 tăng 2,5 triệu USD(tăng 125% so với năm 2000).
2.2. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại NH
Trong thời gian 5 năm trở lại đây, thanh toán quốc tế bằng TDCT( kể cả xuất khẩu và nhập khẩu, thường xuyên chiếm tỉ trọng lớn( khoảng 80%) trên tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế. Mặc dù trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều các NH lớn trong và ngoài nước, NHTM quốc doanh, NHCP, NH nước ngoài...Nhưng NHĐT&PT Hà Nội vẫn là một trong những Ngân hàng đi đầu trong các hoạt động như tín dụng, bảo lãnh...Nằm trong thành công đó, hoạt động thanh toán quốc tế bằng TDCT ở NHĐT&PT Hà Nội không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng các dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế thông qua TDCT.
2.2.1. Thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C.
Bảng 2: Tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu so với tổng doanh thu TTQT
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh số L/C xuất(%)
0.81
0.61
0.46
1.62
4.14
Doanh số L/C nhập(%)
79.29
80.10
84.33
82.00
78.92
Chuyển tiền điện(%)
14.47
14.91
12.23
12.04
12.70
Thanh toán nhờ thu(%)
5.43
4.38
2.98
4.34
4.23
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)
Quan sát Bảng 2 về tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu trong tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế. Giai đoạn 1998 - 2002 vừa qua hoạt động thanh toán quốc tế bằng TDCT, mở L/C nhập khẩu chiếm tỉ lệ rất cao chiếm khoảng trên 80% trong tổng doanh số đạt được từ hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội. Trong năm 2000 tỉ lệ mở L/C nhập khẩu đạt 84,33%, năm 2001 đạt 82%, năm 2002 ở mức 78,96 %.
Bảng 3: Biến động của doanh số L/C nhập khẩu theo thời gian(1998-2002)
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Thanh toán L/C nhập khẩu
17.53
27.45
56.68
85.03
102.5
Lượng tăng giảm tuyệt đối so với năm trước(triệu USD)
-
+9.92
+29.23
+28.35
+17.47
Lượng tăng giảm tương đối so với năm trước(%)
-
+56.59
+106.48
+50.02
+20.55
Tăng giảm so với kỳ gốc năm 1998(lần)
-
1.57
3.23
4.85
5.85
Tỷ trọng L/C nhập khẩu trong tổng doanh thu từ thanh toán quốc tế(%)
79.29
80.10
84.33
82.00
78.92
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)
Quan sát bảng và đồ thị trên ta thấy: Kim nghạch L/C nhập khẩu liên tục tăng từ năm 1998 đến 2002. Năm 2000 trị giá L/C nhập khẩu tăng về mặt doanh số tương đối nhiều nhất đạt 29,23 triệu USD( tăng 106,48%) so với năm 1999, doanh số L/C nhập khẩu của năm 2001 nhiều hơn doanh số từ L/C nhập khẩu năm 2000 là 28,35 triệu USD (tăng 50,2%), doanh số của năm 2002 lớn hơn doanh số năm 2001 khoảng 17,47 triệu USD( tăng 20,55%) và gấp 5,85 so với năm1998.
Số liệu trên chứng tỏ:
Tính ưu việt mà phương thức tín dụng chứng từ đem lại cho các bên trong giao dịch thương mại quốc tế qua NHĐT&PT Hà Nội.
Thể hiện đặc điểm nhập siêu của cán cân thương mại nước ta. Đây là một tất yếu khách quan trong quá trình tiến lên của các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Thời kỳ 1998 - 2002 cán cân thương mại nước ta thường thâm hụt khoảng 2 đến 3 tỷ USD mỗi năm. Theo số liệu của Thời báo kinh tế Việt Nam( TBKTVN) số 1/2003 cho biết : Trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của nước ta ước đạt 16.530 triệu USD, Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 19.300 triệu USD, nhập siêu khoảng 2.770 triệu USD. Tỉ lệ nhập siêu chiếm khoảng 16,8% khá cao so với thời kỳ 1998-2002
Khối lượng thanh toán L/C nhập khẩu qua NHĐT&PT Hà Nội rất lớn phản ánh phần nào uy tín của Ngân hàng đối Người nhập khẩu, Ngân hàng nước ngoài và các bên khác có liên quan. Hoạt động thanh toán quốc tế, hiện nay, tồn tại 3 phương thức thanh toán phổ biến là phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Cả ba phương thức đều có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau đối với từng bên tham gia vào các giao dịch. Thật vậy, Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi theo từng phương thức thanh toán nhưng thanh toán bằng L/C là đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu nhất. Cho nên nhiều nhà nhập khẩu Việt Nam đã tin tưởng chọn NHĐT&PT Hà Nội là nơi phát hành L/C của họ.
Theo tổng kết của NHĐT&PT Hà Nội (Bảng2), tuy trong năm 2002 tỉ lệ L/C nhập khẩu trong tổng nguồn thu từ thanh toán quốc tế có giảm đi chút ít, song lại được đánh giá là một năm thành công với doanh số thu được lớn nhất từ khi có hoạt động thanh toán quốc tế tới nay, khoảng 102,5 triệu USD. Trong năm 2002 NHĐT&PT Hà Nội được NHĐT&PT Việt Nam đánh giá là Ngân hàng hàng đầu trong hoạt động thanh toán bằng chứng từ trong hệ thống Ngân hàng đầu tư.
2.2.2. Thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C
Ngược lại với thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán L/C xuất khẩu quá nhỏ bé. Kim ngạch L/C xuất khẩu năm 2000 đạt 0,31 triệu USD, đến năm 2002 chỉ đạt 5,38 triệu USD( bằng 4,14% so với tổng doanh số thanh toán quốc tế)
Quan sát bảng ta thấy, Năm 1998 và 1999 giá trị L/C xuất khẩu rất bé thậm chí năm 1999 doanh số còn giảm đi, luận giải về vấn đề này sẽ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau song về phương diện nào tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu năm 1997 có tác động tới Việt Nam. Đồng tiền các nước Châu á mất giá đồng nghĩa với việc đồng Việt Nam lên giá, vì vậy khi đồng tiền lên giá nó sẽ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hơn là xuất khẩu.
Bảng 4: Biến động của doanh số L/C xuất khẩu giai đoạn 1998-2002
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh số L/C xuất khẩu(triệu USD)
0.18
0.21
0.31
1.68
5.38
Lượng tăng giảm tuyệt đối so với năm trước (triệu USD)
-
0.03
0.2
1.37
3.7
Lượng tăng giảm tương đối so với năm trước(%)
-
17.01
181.82
441.94
220.24
Lượng tăng giảm so với kỳ gốc năm 1998( lần)
-
1.17
1.72
9.33
29.89
Tỷ trọng L/C xuất khẩu trong tổng doanh thu từ thanh toán quốc tế(%)
0.81
0.61
0.46
1.62
4.14
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)
Tuy nhiên khi ta quan sát biểu đồ thì xu hướng chủ đạo là gia tăng. Đặc biệt trong năm 2002 thanh toán L/C xuất khẩu đạt mức kỉ lục 5,38 triệu USD tăng 220% so với năm 2001, lượng tăng tuyệt đối là 3,7 triệu USD, tăng khoảng 29,8 lần so với năm 1998 . Tuy năm 2001 có mức tăng trưởng 441,9% song lượng gia tăng tuyệt đối chỉ là 1,37 triệu USD kém xa so với lượng tăng của năm 2002.(Do năm 2000 doanh số thu được thấp)
Có được sự tăng trưởng thần kỳ đó do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn do sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, mua bán ngoại tệ, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng vào hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, quy trình nghiệp vụ gọn nhẹ, một cửa.... Tuy nhiên, ta có thể xem xét một nguyên nhân quan trọng đó là:
Do sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua từ 2000 - 2002.
Bảng 5: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kỳ từ 2000-2002
Năm
2000
2001
2002
Dầu thô(nghìn tấn)
15.423,5
16731,6
16853
Dệt may(triệu USD)
1891,9
1975,4
2710
Thuỷ hải sản(triệu USD)
1478,5
1777,6
2024,1
Gạo ( nghìn tấn)
3476,7
3729,5
3241
Cà phê(nghìn tấn)
733,9
931,2
711
Chè(nghìn tấn)
55,6
68,2
75
Nguồn: Thời Báo kinh tế Việt Nam số 1 năm 2003
Các mặt hàng như gạo, cà phê tuy sản lượng có giảm nhưng bù lại giá cả của các mặt hàng này tăng lên rất mạnh trong năm 2002. Cũng theo đánh giá của TBKTVN số 1 năm 2003, giá gạo trên thị trường thế tăng 9% tới 16% sau 5 năm liên tục giảm. Giá gạo Việt Nam bán ở mức 187 USD/tấn( giá FOB, 5% tấm) và 167 USD/tấn( FOB, 25% tấm) tăng 18% đến 20% so với năm 2001. Đối với mặt hàng cà phê, chỉ trong 4 tháng cuối năm 2002 giá cà phê tăng mức kỉ lục đạt 780USD/tấn, tính chung cho cả năm giá cà phê Robusta đạt 560 USD tăng 9% so với năm 2001(đây là loại cà phê Việt Nam xuất khẩu). Thêm vào đó các mặt hàng như dệt may tăng trưởng liên tục năm 2002 đạt hơn 2,7 tỷ USD, tăng hơn 800 triệu USD so với năm 2001, thuỷ sản đạt mức hơn 2 tỷ USD( Khi Việt Nam ký hiệp định thương mại Việt- Mỹ, riêng thị trường Mỹ kim ngạch dệt may đạt tới hơn 975 triệu USD). Các mặt hàng dầu thô tăng giá do tâm trạng lo ngại chiến tranh vùng Vịnh, các nước OPEC quyết định hạn chế sản xuất dầu...
Trong bối cảnh đó các khách hàng xuất khẩu quen thuộc của NHĐT&PT Hà Nội như Tổng công ty lương thực miền Bắc, tổng công ty chè, một số công ty xuất nhập khẩu dầu mỏ...đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình khi thị trường thế giới đầy thuận lợi. Tuy nhiên giá trị của các mặt hàng thường là nông sản phẩm chưa qua chế biến nên giá trị của hàng hoá thấp. Bởi vậy, giá trị thanh toán L/C cũng ở mức thấp mà thôi.
2.3. Những thành tích chủ yếu và hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội.
2.3.1. Những thành tích
a - Hoạt động thanh toán quốc tế đã được NHĐT&PT Hà Nội quan tâm đầu tư đúng mức, được NHĐT&PT Việt Nam thống nhất quá trình tổ chức phối hợp công tác giữa các phòng ban và qui trình thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống. Trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn ISO9001 NHĐTPT Việt Nam. NHĐTHà Nội đã có bước kế thừa phát triển hơn nữa quy trình trên. Thông qua việc sắp xếp, tổ chức, kiện toàn lại cơ cấu một cách hợp lý, từ đó phát huy đủ khả năng của từng người, từng phần tử trong hệ thống. Với việc đạt được mục tiêu “sử dụng đúng người, giao đúng việc”, NHĐT&PT Hà Nội đã và đang tạo nên tính "trồi " mạnh mẽ của mình, tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng đối với các NHTM lớn khác trên địa bàn thủ đô.
Bảng 6 : Doanh số thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội giai đoạn 1998-2002
Đơn vị : triệu USD
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh số thanh toán L/C
17.11
27.56
56.99
86.71
108.88
Chuyển tiền điện
3.2
5.11
8.22
12.48
16.5
Thanh toán nhờ thu
1.2
1.5
2
4.5
5.5
Doanh số thanh toán quốc tế
22.11
34.17
67.21
103.7
129.9
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)
Minh chứng cho điều đó, kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội có được trong giai đoạn 1998-2002 là khả quan và hết sức tự hào. Doanh số thanh toán quốc tế không ngừng tăng trưởng với quy mô và tốc độ ngày càng tăng. Doanh thu tăng bình quân 26,94 triệu USD với tốc độ bình quân rất cao là 51,9%. Tỉ lệ tăng trưởng cao hơn so với chỉ tiêu của toàn hệ thống khoảng 25%.
b - Tạo được cơ sở lòng tin đối với khách hàng trong và ngoài nước
Có thể nói NHĐTPTHà Nội là một trong những NHTM quốc doanh lớn và có uy tín của hệ thống NHĐT&PT Việt Nam so với các NHTM quốc doanh của các hệ thống khác, cũng như của một chi nhánh NHĐT khác trên địa bàn thủ đô.
Bảng 7: Biến động phí dịch vụ giai đoạn 1998-2002
Đơn vị : USD
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Phí dịch vụ
36713
52332
116240
216920
255323
Lượng tăng giảm tuyệt đối so với năm trước
0
+15619
+63908
+100680
+38403
Lượng tăng giảm tương đối so với năm trước(%)
100
+42.54
+122.12
+86.61
+17.70
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)
Theo như đánh giá mới nhất năm 2002 của NHĐTPTVN, NHĐT&PT Hà Nội đứng thứ 2 trong toàn hệ thống xét trên phương diện tăng trưởng doanh số kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Phí dịch vụ mà NHĐT&PTHà Nội thu được ngày càng tăng. Năm 2000 tăng 63.980 USD với tốc độ 122,2 % so với năm 1999. Năm 2001 tăng 100.680 USD nhưng tốc độ tăng chỉ đạt 86,61%. Năm 2002 tăng 38.403 USD tuy nhiên tốc độ tăng chỉ là 17,7%. Giải thích cho điều này thì có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Song quy tụ lại, uy tín của NHĐT&PT Hà Nội trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế thông qua phương thức tín dụng chứng từ nói riêng đang ngày một được khẳng định. Chắc chắn trong tương lai không xa, khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới. Tên tuổi của NHĐT&PT Hà Nội sẽ là một thương hiệu “ Made in Vietnam” có uy tín đối với bạn bè trong nước và quốc tế.
c, Đội ngũ cán bộ Thanh toán viên tại HSC NHĐT&PT Hà Nội.
Đội ngũ cán bộ ở đây có những con người đã gắn bó lâu năm với hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội, từ những buổi sơ khai ban đầu. Họ là những người có trình độ, năng lực về chuyên môn, nhiệt tình cao trong công việc nhất là có rất nhiều kinh nghiệm. Trong 3 năm trở lại đây, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế đã có những sự bổ sung về nhân sự hết sức kịp thời. Tuy, lớp cán bộ mới của NHĐT&PT Hà Nội còn trẻ, kinh nghiệm công tác chưa dài, song họ đã chứng tỏ được khả năng của mình đối với lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo trên NHĐT&PT Việt Nam. Thể hiện qua sự tin tưởng của Kiểm soát viên Trung ương vào độ chính xác, đầy đủ của các bức điện mà Phòng Kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội đảm nhiệm. Đến 98% các bức điện mở L/C, thông báo L/C,...sau khi được soạn trong mạng nội bộ IBS nó sẽ chuyển sang T5 và được đẩy trực tiếp qua cổng SWIFT quốc tế( Trừ những mẫu điện MT750 hoặc MT999, thông báo L/C có bất đồng thì NHĐT&PT Việt Nam sẽ giữ lại để kiểm tra một lần nữa, sau đó đẩy đi cổng SWIFT quốc tế.
2.3.2. Những hạn chế và tồn tại
a- Số lượng khách hàng và đối tượng khách hàng chưa phong phú
Hiện nay, khách hàng mở L/C hoặc thanh toán L/C xuất khẩu thường là các khách hàng quen thuộc của NHĐT&PT Hà Nội. Các khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhà nước, các tổng công ty 90, 91 như tổng công ty chè, tổng công ty lương thực miền Bắc,...
Do đó, có thể thấy thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C ở NHĐT&PT Hà Nội phụ thuộc khá chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này. Trong trường hợp xấu khi hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của họ gặp khó khăn, chắc chắn nó sẽ gây ra những thiệt hại cho thu nhập của Ngân hàng.
b - Chưa mở rộng và phát triển nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
Đây là một trong những loại hình dịch vụ khá phổ biến của các NH trên thế giới. Tuy nhiên loại dịch vụ này lại chưa được mở rộng ở Việt Nam do nó còn chứa đựng khá nhiều rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ này.
Theo quyết định số 34/1998/TTQT của NHĐT&PT Việt Nam về Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất cho ta thấy một số nét chính:
+Loại hình chiết khấu là chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất có truy đòi
+Bộ chứng từ chiết khấu được hiểu là bộ chứng từ hàng xuất khẩu do nhà xuất khẩu lập, đầy đủ và hoàn toàn phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C tương ứng
+Số tiền chiết khấu không được vượt quá 95% giá trị hoá đơn ( đối với L/C trả ngay) và 85% giá trị hoá đơn( đối với L/C trả chậm)
...
Qui định này của NHĐT&PT Việt Nam là khá chặt chẽ và phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam( là một quốc gia đang phát triển do vậy năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín, khả năng tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn chưa cao) nên việc chưa áp dụng phổ biến hình thức nghiệp vụ này là chính xác. Song một điều mà chúng ta cần nhìn nhận là có phải nghiệp vụ này quá phức tạp và đầy rủi ro hay không?. Chắc chắn là nó đã và đang được thực hiện song ở phạm vi hạn chế( đối với những khách hàng quen thuộc). Bất cập hiện nay ở chỗ ngoài việc khách hàng cam kết thực hiện chiết khấu bộ chứng từ có truy đòi, phải trả phí chiết khấu, Ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải có tài khoản đảm bảo nợ vay cho số tiền chiết khấu đó. Về phương diện nào đó, việc yêu cầu khách hàng có tài khoản đảm bảo nợ vay sẽ giảm uy tín của Ngân hàng trong giao dịch thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. Bởi lẽ, đối với Ngân hàng, họ chỉ đóng vai trò trung gian trong quan hệ giữa người Mua và người Bán mà thôi. Ngân hàng sẽ nhân danh khách hàng của mình thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người Bán. Để nhận được tiền từ NHPH người Bán sẽ phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những kinh doanh và điều khoản của L/C, và Ngân hàng chỉ quan tâm đến bề mặt của chúng mà thôi. Do vậy, nếu xác định là bộ chứng từ hoàn hảo, sau khi thực hiện chiết khấu NHCK có thể xuất trình với NHPH, chắc chắn Ngân hàng nước ngoài sẽ phải hoàn trả tiền cho Ngân hàng Việt Nam. Nếu bị từ chối thì đó là do lỗi nghiệp vụ của Ngân hàng là chính. Vậy nên xu hướng mở rộng nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất cần phải được NHĐT&PT Hà Nội quan tâm, và đầu tư thực hiện để ngày càng nâng cao uy tín, tạo điều kiện thực hiện cho nhà xuất khẩu, góp phần tăng trưởng doanh thu cho hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C của Ngân hàng.
c- Mức kí quĩ chưa thật hợp lý
Mức ký quĩ mà NHĐT&PT Hà Nội áp dụng khá linh hoạt song kí quĩ bằng vốn vay ở đây cũng khá phổ biến. Theo quyết định số 30/1998/TTQT về Quy chế nghiệp vụ thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Việt Nam trong đó qui định tỉ lệ kí quĩ:
Vốn tự có 100%: Tuỳ theo độ tín nhiệm, khả năng thanh toán của từng khách hàng giám đốc chi nhánh quyết định tỉ lệ kí quĩ tối thiểu bằng 20% trị giá L/C
Mở L/C bằng vốn vay NHĐT: Mức kí quĩ tối thiểu 5%, trường hợp mở L/C bằng vốn vay Ngân hàng thường xuyên, khách hàng có độ tín nhiệm cao có thể được miễn, giảm kí quĩ theo qui định của giám đốc chi nhánh.
Trường hợp mở L/C bằng vốn vay trung, dài hạn theo kế hoạch Nhà nước có giá trị trên 1 triệu USD( hoặc tương ứng bằng ngoại tệ khác) thì mức kí quĩ thấp hơn theo quyết định của giám đốc chi nhánh
Trường hợp khác mở L/C bằng vốn Ngân sách, mức kí quĩ tối thiểu 5%
Mở L/C bằng nguồn vốn khác đã được bảo đảm( Như bảo lãnh của Ngân hàng quốc doanh, hợp đồng tín dụng với các Ngân hàng có tín nhiệm) mức tối thiểu 5%
Mở L/C bằng vốn hỗn hợp( vốn vay và vốn tự có) mức kí quĩ tối thiểu bằng vốn tự có
Mở L/C bằng vốn ODA mức kí quĩ là 0%
Vấn đề đưa ra một tỉ lệ kí quĩ cho từng hình thức mở L/C, cho từng đối tượng khách hàng của NHĐT&PT là khá chặt chẽ. Nó phản ánh đúng với tình hình thực tế hiện nay, với một số tiền kí quĩ nhất định, khách hàng sẽ phải quan tâm đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình hơn tức là nâng cao tinh thần trách nhiệm cho khách hàng. Đồng thời giúp cho Ngân hàng giảm bớt rủi ro, tổn thất trong hoạt động nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên, mức kí quĩ bằng vốn vay của Ngân hàng thấp hơn mức ký quỹ mở L/C bằng vốn tự có. Đó là điểm chưa phù hợp, bởi vì : Ngân hàng cho phép các doanh nghiệp mở L/C bằng vốn vay, đồng thời Ngân hàng lại cũng yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ bằng chính khoản vốn vay đó. Cho nên, chưa hoàn toàn nâng cao được trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác thanh toán, do thực chất, doanh nghiệp chưa hề bỏ một đồng vốn của họ ra để đảm bảo cho hoạt động thanh toán diễn ra “xuôi chèo mát mái” mà đó đều là tiền vay từ Ngân hàng.
2.4. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TTQT bằng L/C
tại NHĐT&PT Hà Nội
2.4.1 Nhóm nguyên nhân khách quan
a- Hành lang pháp lí cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nói riêng còn thiếu và chưa đồng bộ.
Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998, song vấn đề ban hành các Nghị định văn bản pháp quy để thi hành luật còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh. Riêng hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam chưa có một văn bản riêng nào điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia, chưa có riêng một quy chế, hệ thống các văn bản pháp lý hướng dẫn thựchiện giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.
Còn nhiều trường hợp khác cũng do thiếu hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng mà nhiều khi NH cũng gặp những rủi ro không nhỏ do thiếu căn cứ mang tính luật pháp để giải thích cho hoạt động của mình như:
Trường hợp một doanh nghiệp ký quỹ 100% trị giá L/C, nhưng trong lúc chờ nhận hàng thì người mở bị phá sản và bị bắt giam, vậy số tiền ký quỹ có bị phong toả để phân chia cho các chủ nợ theo luật phá sản không? Nếu số tiền bị thu giữ mà NH vẫn phải thanh toán cho người hưởng lợi vì bộ chứng từ xuất trình phù hợp với L/C (theo quy định của UCP 500) thì NH có được quyền sở hữu hàng hoá để bù đắp số tiền đã thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ không?
Trong trường hợp người mua bị mất khả năng thanh toán, thậm chí còn có thể bị phá sản, mà khi mở L/C là bằng nguồn vốn vay NHPH là chủ yếu và một tỷ lệ ký quỹ nào đó, thì NHPH vẫn buộc phải thanh toán cho người bán trong khi không thể thu hồi vốn từ người mua được. Mặc dù NHPH có quyền sở hữu B/L theo lệnh để đi nhận hàng nhưng lại bị các cơ quan chức năng từ chối với lý do "NH chỉ là người bão lãnh chứ không phải người mua nên không nhận được hàng". Để nhận được hàng hoặc để bán lại cho bên thứ ba NHPH Việt Nam vẫn chưa có điều kiện cơ sở pháp lý nào làm đảm bảo do chưa có luật nào quy định về phát mại tài sản trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ.
Sự phối kết hợp giữa các bộ ngành liên quan chưa chặt chẽ, chức năng của từng bộ, ngành, đặc biệt là chức năng của NH trong việc quản lý xuất nhập khẩu chưa được làm rõ cũng là một trở ngại cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.
b- Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong qúa trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh
+Chính sách thương mại chưa ổn định đã gây khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng. Trước năm 1997 việc định hướng những mặt hàng được phép nhập khẩu bằng L/C trả chậm chưa được quan tâm đúng mức nên xảy ra tình trạng mở L/C trả chậm tràn lan. Có những mặt hàng, năm nay cho phép xuất, nhập nhưng năm sau lại không cho phép xuất, nhập nữa làm cho các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất nhập khẩu với nước ngoài rơi vào tình trạng khó khăn. nhiều doanh nghiệp trong qúa trình kinh doanh đã không theo kịp những quy định thay đổi nên bị động, dự báo nhu cầu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0231.doc