Tài liệu Giải pháp hoàn thiện nội dung Kế toán nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên: ... Ebook Giải pháp hoàn thiện nội dung Kế toán nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện nội dung Kế toán nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC. 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6
1.1.1. Khái niệm về cho vay của ngân hàng thương mại 6
1.1.2. Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 8
1.1.2.1. Đối với sự nghiệp phát triển kinh tế 8
1.1.2.2. Đối với bản thân ngân hàng 9
1.1.3. Các phương thức cho vay của ngân hàng thương mại 10
1.1.3.1. phương thức cho vay từng lần 13
1.1.3.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng 17
1.2. Tổng quan về kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại 21
1.2.1. Khái niệm về kế toán nghiệp vụ cho vay 21
1.2.2. Vai trò của kế toán nghiệp vụ cho vay 22
1.2.3. Chứng từ và tài khoản phản ánh kế toán nghiệp vụ cho vay 24
1.2.3.1. Chứng từ kế toán nghiệp vụ cho vay 24
1.2.3.2. Tài khoản phản ánh kế toán nghiệp vụ cho vay 25
1.2.4. Nội dung kế toán nghiệp vụ cho vay 31
1.2.4.1. Nội dung kế toán nghiệp vụ cho vay từng lần 31
1.2.4.2. Nội dung kế toán nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng 35
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NỘI DUNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HƯNG YÊN 38
2.1. Khái niệm về tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương hưng yên 38
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 41
2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương hưng yên 42
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 44
2.1.3.2. Hoạt động cho vay 49
2.1.3.3. Đánh giá tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hưng yên 54
2.2. Thực trạng nội dung nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hưng yên 56
2.2.1. Các thủ tục hồ sơ 56
2.2.2. Nội dung các nghiệp vụ trong kế toán nghiệp vụ cho vay 59
2.2.2.1. Nghiệp vụ kế toán giai đoạn phát tiền vay 59
2.2.2.2. Kế toán nghiệp vụ thu nợ, thu lãi 60
2.2.2.3. Kế toán nghiệp vụ gia hạn, chuyển nợ quá hạn 62
2.2.2.4. Vấn đề về trả nợ gốc trước hạn 63
2.2.2.5. Một số vấn đề cần quan tâm khác 64
2.3. Những đánh giá về nội dung nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hưng yên 65
2.3.1. Những kết quả đạt được 65
2.3.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân 67
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN H ÀNG NGOẠI THUƠNG HƯNG YÊN 69
3.1. Phương hướng và nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng ngoại thương hưng yên 69
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung kế toán nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hưng yên 69
3.2.1. Giải pháp về chứng từ 69
3.2.2. Giải pháp về khoản lãi chưa thu, hạch toán các khoản thu lãi 70
3.2.2.1. Lãi chưa thu 70
3.2.2.2. Thu lãi 71
2.3.2. Giải pháp về phương thức cho vay và thu hồi vốn 71
3.2.3.1. Vấn đề về nợ trước hạn 71
3.2.3.2. Thực hiện đôn đốc thu nợ và lãi 71
3.2.3.3. Thực hiện kế toán dự thu, dự trả 72
3.2.4. Giải pháp về chuyển, xử lý nợ quá hạn, lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 72
3.2.4.1. Xử lý nợ quá hạn 72
3.2.4.2. Chuyển nợ quá hạn kịp thời 73
3.2.4.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro 73
3.2.5. Giải pháp về hệ thống thông tin và nguồn nhân lực 73
3.3. Một số kiến nghị 74
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng ngoại thương Việt Nam 74
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Trung Ương 74
3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước 74
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Lời mở đầu
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Công nghiệp hoá hiện đại hoá tạo điêù kiện cho nước ta phát triển về mọi mặt. Từ đó nền kinh tế mới có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, hoà nhập với các xu thế quốc tế, là cơ sở tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế. Để đạt được thành công trong quá trình công nghiệp hoá cần phảI có vốn bước đầu, và khả năng lưu chuyển vốn giữa các ngành trong nền kinh tế. NHTM là doanh nghiệp có khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế và khả năng lưu chuyển vốn giữa các ngành. Hơn nữa, trong nền kinh tế luôn có các đối tượng có những khoản vốn nhàn rỗi mà chưa sử dụng đến. Nếu không có vai trò làm trung gian tín dụng giữa người thiếu vốn và người thừa vốn thì nền kinh tế sẽ phát triển kém hiệu quả và gây lãng phí nguồn vốn. Vì vậy trong bất kì giai đoạn nào của nền kinh tế cũng không thể thiếu vắng vai trò của Ngân hàng thương mại.
Nhận biết được vai trò quan trọng đó, trong thời gian đi thực tập, tôi đã chọn chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên là nơi thực tập. Sau hơn bốn tháng ở chi nhánh, kết hợp giữa lí thuyết đã học và thực tế làm việc, tôi đã rút ra được đề án thực tập sau: “Giải pháp hòan thiện nội dung kế tóan nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên”.
Kết cấu của đề tài này gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại.
Chương 2. Thực trạng nội dung kế tóan nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hòan thiện nội dung kế tóan nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.
Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của Ths Nguyễn Thị Thùy Dương và các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài chính. Tất nhiên do trình độ hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài sẽ có rất nhiều sai sót, tôi rất mong sự đóng góp í kiến của thày cô và các bạn.
Cảm ơn Ths Nguyễn Thị Thùy Dương đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Chương 1. Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại.
Tổng quan về họat động cho vay của ngân hàng thương mại
Khái niệm về cho vay.
Khái niệm về cho vay là một khái niệm rộng, nó có thể được định nghĩa trên nhiều góc độ khác nhau. Xét định nghĩa cho vay một cách thô sơ nhất, thuần túy nhất: Giao dịch cho vay (vay nợ) là giao dịch trong đó bên cho vay cung ứng một lượng tiền (hàng hóa) duy nhất có giá trị nào đó cho bên đi vay để đổi lấy nhiều lần trả nợ nhỏ từ phía bên đi vay cho bên cho vay theo thời gian, thường là theo một lịch trình cố định. Tổng số các khoản hoàn trả nhỏ theo chu kỳ này thường là lớn hơn giá trị của khoản cho vay ban đầu. Số chênh lệch trong các khoản thanh toán đó gọi là lãi.
Trong hoạt động của ngân hàng, người ta không dùng từ “cho vay” mà dùng một thuật ngữ khác bao trùm hơn, rộng hơn và mang đậm bản chất của ngành ngân hàng, đó là thuật ngữ “tín dụng”, thuật ngữ “tín dụng” về bản chất giống “cho vay” nhưng cái mà bên cho vay cung ứng không chỉ đơn thuần là tiền (hàng hóa) mà nó là “tài sản”, tài sản mang tính chất bao trùm hơn, rộng hơn. Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Trong hoạt động tín dụng thì phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác với các doanh nghiệp và các nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời gian nhất định người đi vay phải thanh tóan vốn gốc và lãi. Như vậy vô hình chung thì hai thuật ngữ “cho vay” và “tín dụng” hầu như hoàn tòan không có sự khác biệt, do đó trong nhiều tình huống chúng được sử dụng thay cho nhau mà người đọc vẫn thấy thông suốt về í nghĩa. Xin nhắc lại là khái niệm về tín dụng là khái niệm chuyên ngành ngân hàng. Theo các tài liệu chuyên ngành của ngân hàng thì: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh tóan.
Trong bài này, tôi sẽ phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng dưới góc độ tín dụng. Qua các khái niệm trên, ta nhận thấy rằng bản chất của cho vay (tín dụng) ngân hàng chính là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và mang một số đặc trưng sau:
Tài sản giao dịch tồn tại dưới hai hình thức: cho vay (tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). Trong thực tế thì hình thức tồn tại chủ yếu là cho vay (tiền).
Xuất phát từ nhuyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, trên thực tế, một số nhân viên khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà lại chú trọng đến các bảo đảm, chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nghiệp vụ.
Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị cho vay, nói cách khác thì người đi vay ngòai nghĩa vụ hòan trả phần gốc thì họ còn fải chi trả thêm một khoản nữa gọi là lãi. Lãi là một khái niệm được sử dụng nhiều, có thể hiểu nôm na là phần mà ngân hàng thu về thêm sau khi cho vay một khoản tiền nhất định. Nhưng xét dưới góc độ tài chính, lãi bao gồm rất nhiều thành tố. Thông thường nếu lãi suất cho vay cố định là r thì: r = r1 + r2 + r3
r1: là tỉ lệ lạm phát, r1 biểu thị cho giá trị của tiền bị “mất đi” trong suốt thời gian cho vay, điều này có nghĩa là mặc dù đến khi hết hạn, gốc được hoàn trả đúng như số cho vay ban đầu, nhưng giá trị thực tế của khỏan cho vay đó đã giảm đi so với thời điểm cho vay.
r2: là chi phí sử dụng nguồn, nó bao gồm chi phí quản lý vốn phát sinh khi nguồn vốn được sử dụng bởi cá nhân, tổ chức khác dưới hình thức cho vay. Vì nguồn lực là có hạn, do đó việc sử dụng nó cần phải có sự xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng, đồng thời khi sử dụng nó phát sinh ra chi fí sử dụng và quản lý.
r3: đây là lãi suất thực của ngân hàng, ngân hàng cũng là một tổ chức kinh tế, hoạt động trên nguyên tắc là tìm kiếm lợi nhuận, do đó bất cứ hoạt động nào của nó cũng tuân theo nguyên tắc lợi nhuận làm cơ cở.
Thông thường thì trong 3 thành tố cấu thành nên lãi suất cho vay thì tỷ lệ lạm phát chiếm phầm chủ yếu. Đối với Việt Nam, nó dao động trong khoảng 7% - 8% hoặc có thể cao hơn tùy từng thời kì phát triển kinh tế. Phần chi phí sử dụng, quản lý vốn thường là có 1 tỷ lệ cố định, do đó các ngân hàng cạnh tranh nhau ở r3 là chủ yếu, r3 cao hoặc thấp tùy từng hoàn cảnh cụ thể, tuy vậy, yếu tố thời gian cũng làm ảnh hưởng đáng kể tới nó. Ví dụ là nếu khoản vay là dài hạn thì lãi suất sẽ được nâng lên, do phải đối mặt với rủi ro lớn hơn. Tóm lại, lãi suất của ngân hàng chính là chi phí cơ hội cho việc sử dụng một khoản vốn vay, do đó cá nhân, tổ chức trước khi tiến hành hoạt động cho vay cần trù bị trước lãi suất hoàn vốn của công trình mà họ sắp thực hiện, thông thường thì nguyên tắc bất di bất dịch đó là lãi suất hoàn vốn thì luôn lớn hơn hoặc bằng chi phí cơ hội, như vây làm ăn mới có lãi được.
Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
Đối với sự phát triển kinh tế.
Như đã nói ở trên, ngân hàng, đóng vai trò là “bà mối” cho các khoản tiền trong xã hội. Nếu bạn muốn cho FPT hay CMS vay tiền, bạn sẽ không bao giờ đến gặp chủ tịch hội đồng quản trị của các công ty đó để cho vay. Hầu thết chúng ta cho những công ty đó vay qua nhưng người đứng giữa, đó là các trung gian tài chính, mà chủ yếu ở đây chính là các ngân hàng. Chính họ đã vay vốn của những người đã tiết kiệm được tiền, rồi ngược lại, họ cho những người khác vay, nói một cách khác, thông qua hoạt động cho vay của mình thì ngân hàng đóng vai trò là trung gian điều hòa giữa cùng và cầu về vốn cho nền kinh tế, điều tiết các tài sản từ nơi dư thừa, có nhu cầu tiết kiệm sang những nơi cần vay để đầu tư phát triển.
Trong hoạt động của thị trường tài chính, thì hoạt động cho vay của ngân hàng có tác động trực tiếp đến của cải vật chất của mỗi cá nhân, đến hình thái diễn biến của hoạt động kinh doanh và đến tính chất hiệu quả của nề kinh tế chúng ta. Chính hoạt động cho vay của ngân hàng đã góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế. Nó thu hút vốn đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn. Nếu bạn là Trương Gia Bình, bạn sẽ chọn cách nào để thu hút vốn đầu tư vào phát triển hệ thống công ty công nghệ cao của FPT: phát hành trái khoán công ty hay thực hiện một cam kết cho vay kết với một ngân hàng nào đó. Rõ ràng là đây là một ngành có tính chất rủi ro cao, nếu huy động bằng con đường phát hành trái khoán thì sẽ tốn thời gian hơn và chi phí bỏ ra cũng cao hơn nhiều so với việc đi vay ngân hàng. Điều này không chỉ đúng trong các ngành công nghệ cao, mà nó cũng đúng trong các ngành kinh tế mũi nhọn mà ở đó, việc đầu tư luôn cần một lượng vốn cực lớn mà việc phát hành trái khoán luôn mất rất nhiều thời gian.
Nếu như chính phủ Việt Nam đưa ra một chính sách tiền tệ thắt chặt thì đi đầu sẽ là hệ thống các các ngân hàng, thông qua việc huy động vốn và cho vay, sẽ giúp chính phủ điều tiết lượng tiền trong lưu thông và góp phần vào chống lạm phát. Như vậy, ngòai vai trò là “nhà cung cấp vốn” cho các cá nhân, tổ chức – vô hình chung đã đóng vai trò là đòn bẩy kinh tế, thúc đẩy sự phát triển, đồng thời nó gián tiếp tạo ra công ăn việc làm, giúp ổn định xã hội. Đây chính là một công cụ quan trọng của chính phủ trong điều tiết và quản lý xã hội.
Đối với bản thân ngân hàng.
Ngân hàng là một doanh nghiệp, mà hoạt động của doanh nghiệp nào đi nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Hoạt động chính của một ngân hàng gồm 2 mảng chính. Một là tập hợp nguồn vốn, thứ hai đó là hoạt động cho vay. Hoạt động tập hợp vốn (nhận tiền gửi hoặc huy động vốn từ các nguồn khác) cùng với việc quản lý vốn làm phát sinh chi phí. Do đó thì hoạt động cho vay chính là hoạt động chính tạo ra thu nhập của ngân hàng. Đối với một doanh nghiệp thì đầu ra là quyết định, trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, chúng ta chỉ quan tâm đến sản xuất cái gì, chứ không quan tâm đến sản xuất cho ai, ai sẽ mua và mua bao nhiêu, nhưng giờ đây quan niệm đã thay đổi cùng với thời gian, do đó xuất hiện rất nhiều ngân hàng với mục đích cho vay khác nhau: cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất…
Do đó, đối với chính bản thân ngân hàng thì nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu, quyết định tới lợi nhuận, khả năng cạnh tranh cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai của ngân hàng.
Nói tóm lại, nghiệp vụ cho vay có vai trò đặc biệt quan trọng, đối với bản thân ngân hàng nói riêng và với tòan bộ nền kinh tế cũng như xã hội nói chung.
Các phương thức cho vay của ngân hàng thương mại.
Có rất nhiều cách để phân loại các hình thức cho vay, tùy vào mỗi cách thức cụ thể mà ta có thể chia làm nhiều loại khác nhau. Có thể đơn cử một vài ví dụ sau:
Căn cứ vào mục đích:
Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai…
Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…
Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, ngày nay nân hàng còn thực hiện các khỏan cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
Thuê mua và các loại khác.
Căn cứ vào thời hạn cho vay:
Cho vay ngắn hạn: có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiều ngắn hạn của cá nhân. Đối với ngân hàng thương mại thì cho vay ngắn hạn chiếm tỉe trọng là cao nhất.
Cho vay trung hạn: theo quy định hiện thời của ngân hàng nhà nước Việt Nam thì cho vay trung hạn có thời gian từ 1 năm đến 3 năm, còn đối với các nước trên thế giới thì có thể lên đến 7 năm. Mục đích chủ yếu của bên đi vay là để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới trang thiết bị kĩ thuật, công nghệ và mở rộng sản xuất kinh doanh
Cho vay dài hạn Việt Nam là 3 năm trở lên (nước ngòai là 7 năm). Mục đích cho vay dài hạn là để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
Cho vay không đảm bảo là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
Cho vay đản bảo là loại cho vay được ngân hàng cung ứng, phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba.
Căn cứ vào hình thái giá trị:
Cho vay bằng tiền là loại cho vay mà hình thái giá trị của khoản cho vay là bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và việc thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như: tín dụng ứng trước, thấu chi, dễ dãi ngân quỹ, tín dùng thời vụ….
Cho vay bằng tài sản là hình thức cho vay mà hình thái giá trị của khoản cho vay là tài sản.
Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàng trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng cho vay bất động sản nhà ở, cho vay tiêu dùng và cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ.
Cho vay phi trả góp là loại cho vay được thanh tóan một lần theo từng kỳ hạn đã thỏa thuận.
Căn cứ vào xuất xứ tín dụng:
Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh tóan.
Trên thực tế thì các hình thức cho vay rất đa dạng phong phú – là sự kết hợp của bất kì các thành tố nào trong các phương pháp phân loại đã nêu ở trên, có thể chỉ dẫn ra một số hình thức cho vay phổ biển nhất trên thực tế mà pháp luật quy định: căn cứ theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN; Quyết định số 738/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN; Quyết định số 966/2003/QĐ-NHNN ngày 22/8/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú; các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.:
Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay:
1- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
2- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất đình.
3- Cho vay theo dự án đầu tư Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
4- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
5- Cho vay trả góp; Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
6- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
7- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
8- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
9- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay.
Trong các phương thức trên được pháp luật quy định thì hai phương thức đầu tiên là phổ biến nhất, do đó trong bài viết này tôi sẽ tập trung phân tích hai phương pháp: Cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng.
Phương thức cho vay từng lần.
Phương thức cho vay từng lần là phương thức cho vay mà ngân hàng căn cứ vào từng kế hoạc, phương án kinh doanh, từng khâu hoặc từng loại vật tư cụ thể để cho vay.
Đối tượng áp dụng trong phương thức cho vay này có thể là:
Các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, liên tục, như vậy mỗi lần đi vay thì khách hàng sẽ làm một thủ tục hồ sơ mới để xin vay vốn.
Các khách hàng có số vòng vay vốn lưu động trong kinh doanh ít, nhu cầu vốn lưu động trong mỗi vòng vay vốn là không cao.
Các khách hàng mà hệ số tín nhiệm với ngân hàng thấp, không đủ tin tưởng để cho vay thường xuyên và cho vay các khỏan lớn. Ngân hàng cảm thấy cần fải giám sát các khoản cho vay thông qua cho vay từng lần.
Thủ tục để làm hồ sơ cũng khá rắc rối. Bên đi vay khi nhận thấy có nhu cầu vay vốn thì họ fải gửi đến ngân hàng cho vay bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau: Đơn xin vay, các tài liệu thuyết minh cho đơn xin vay: hồ sơ pháp lý, phương án sản xuất kinh doanh, tài liệu thế chấp, cầm cố tài sản.
Ngân hàng sau khi thu được các tài liệu trên, cán bộ làm công tác cho vay cần tiến hàn đánh giá, thẩm định, thu thập và phân tích thông tin trên những mặt quan trọng sau:
Tư cách và điều kiện của người vay vốn.
Tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ xin vay vốn.
Tiềm lực tài chính của khách hàng.
Mục đích vay vốn và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ Ngân hàng khi đến hạn thanh tóan.
Tài sản thế chấp, cầm cố của bên đi vay.
Nếu dùng từ ngữ chuyên ngành thì đây chính là khâu thẩm định dự án tài chính. Nó xem xét dự án trên 2 khía cạnh: tính khả thi của dự án và khả năng thanh tóan của khách hàng. Khi thấy tính khả thi của hồ sơ cho vay thì giám đốc ngân hàng (hoặc giám đốc chi nhánh) sẽ quyết định phê duyệt hay không để phản hồi lại cho khách hàng là món vay của họ được chấp nhận hay không.
Tiếp đó thì hồ sơ xin vay đã được thủ trưởng của cơ quan ký (giám đốc ngân hàng hoặc chi nhánh) sẽ được chuyển trực tiếp cho cán bộ có thẩm quyền phụ trách các món vay (thông thường là cán bộ tín dụng) để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hợp đồng (tín dụng). Sau đó đơn xin vay và hợp đồng vay tiền được cán bộ tín dùng chuyển tiếp cho bộ phận kế tóan để họ thực hiện nghiệp vụ kế tóan vào sổ sách và xuất tiền vay cho khách hàng. Cũng tùy vào nhu cầu sử dụng tiền vay mà có thể khỏan vay được xuất ra dưới dạng tiền mặt hoặc được chuyển thẳng vào tài khỏan giao dịch của khách hàng, qua đó khách hàng có thể thực hiện giao dịch qua tài khoản liên ngân hàng hoăc sử dụng các công cụ khác như séc bảo chi, thư tín dụng…
Thông thường thì thời hạn cho vay được hai bên: khách hàng và ngân hàng thỏa thuận khi thiết lập hợp đồng vay. Sự thỏa thuận này căn cứ vào nhiều thành tố khác nhau, có thể dẫn ra một vài thành tố cơ bản chi phối đến quyết định về thời hạn như sau:
Thời hạn sử dụng vốn của bên đi vay, có thể ngắn, dài tùy vào dự án của họ và mục đích sử dụng vốn.
Lượng và tính chất vốn cho vay, nếu lượng vốn cho vay là ít thì có thể cho vay trong thời gian dài, còn lượng vốn cho vay lớn hơn thì hai bên fải thỏa thuận.
Lãi suất cho vay, điều này quyết định đến lợi ích của cả hai bên, đây là một yếu tố khá nhạy cảm, thông thường thì ngân hàng đưa ra lãi suất cho vay theo một khung có sẵn, tuy vậy hai bên cũng có thể thỏa thuận với nhau.
Độ rủi ro mà ngân hàng fải đối mặt, thường thì xuất phát chủ yếu từ bên đi vay, còn lại một phần là do yếu tố thị trường (yếu tố này chiếm phần ít hơn).
Khi thời hạn cho vay đã được hai bên đồng í thì cán bộ phụ trách nghiệp vụ tín dụng sẽ ghi thời hạn vào hợp đồng vay tiền. Trên thực tế thì phần lớn các khoản vay đều được ngân hàng phân kỳ hạn nợ và quyết định mức trả nợ một lần. Tuy vậy đối với các món vay mà khách hàng không có nguồn thu nhập thường xuyên hoặc thời hạn vay quá ngắn thì ngân hàng không phân kỳ hạn nợ mà ghi trên hợp đồng là thời hạn trả nợ cuối cùng. Cũng phải nói thêm: phân kì hạn nợ là hoạt động chia nhỏ khoản nợ ra các khoản nhỏ rồi quy định thời hạn trả cho từng khoản đó, như vậy sẽ dễ dàng cho khách hàng có nhu cầu vay khỏan lớn, có thể dễ dàng trả các khoản nhỏ mà không cần tập trung một lượng tiền lớn để trả ngân hàng. Trong quá trình cho vay vốn, ngân hàng luôn fải kiểm tra thường xuyên về khoản cho vay của mình: khách hàng có sử dụng đúng mục đích không. Thông thường thì trước ngày đến hạn, cán bộ cho vay sẽ phải lập thông báo và gửi nó đến cho khách hàng, báo với họ về khoản nợ sắp đến hạn và nhắc nhở họ chuẩn bị trả tiền. Trong trường hợp khách hàng trả trước hạn thì luôn có một lãi suất thấp hơn lãi suất áp dụng cho khoản vay, đó là do khoản chiết khấu mà khách hàng được hưởng từ việc trả nợ trước hạn, điều này cũng thúc đẩy, khuyến khích người đi vay tăng thêm trách nhiệm của họ đối với khỏan cho vay. Khi thanh tóan với ngân hàng, hình thức chủ yếu có thể là uỷ nhiệm chi hoặc thanh tóan bằng tiền mặt. Trong trường hợp khách hàng đến hạn không trả nợ thì tùy vào trường hợp cụ thể mà ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc chuyển nợ quá hạn. Trong trường hợp do lý do khách quan thì khách hàng cần fải làm đơn xin gia hạn nợ và gửi trực tiếp đến ngân hàng trước thời gian đến hạn của món vay.
Như vậy phương thức cho vay từng lần luôn phân định rõ thời gian cho vay và thời gian trả nợ, trên thực tế mặc dù được sử dụng rất nhiều nhưng nó bộc lộ khá nhiều ưu và nhược điểm:
Ưu điểm:
Đây là phương thức cho vay được đánh giá là linh họat trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng, giúp cho ngân hàng mở rộng được kinh doanh, phục vụ các đối tượng của nó mà vẫn đảm bảo được tính an tòan do kiểm soát tốt được tình hình dự án mà bên đi vay đang chuẩn bị thực hiện, qua đó nắm thế chủ động, giúp cho ngân hàng tạo được uy tín do hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Với các thời điểm cho vay và trả nợ được xác định trước, ngân hàng luôn chủ động trong việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn, thay vào đó vốn luôn trong trạng thái luân chuyển, nói một cách khác, phương thức cho vay từng lần giúp quá trình quản lý vốn của ngân hàng trở nên hiệu quả lên rất nhiều.
Cuối cùng, nhờ có việc quản lý tốt nguồn vốn mà công việc hạch tóan, kế tóan cho vay, lãi lỗ được thực hiện nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện.
Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất mà khách hàng hay đề cập đến ở phương thức cho vay này đó chính là ở khâu thủ tục: rườm rà. Để có một khoản vay nhỏ, khách hàng cũng phải thực hiện đúng các bước, từ nộp hồ sơ, đợi xét duyệt cho đến thỏa thuận hợp đồng, như vậy, đối với những khoản vay vớn, có tính chất cấp bách thì vô hình chung phương pháp cho vay này đã làm tăng thêm chi phí cơ hội của bên đi vay.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên theo dõi, quản lý nguồn vốn gây ra một chi phí phụ cho việc quản lý vốn của ngân hàng, nó làm tăng chi phí đầu vào, làm giảm doanh thu dự kiến của ngân hàng: đầu tư quản lý nhiều cho một khoản cho vay nhỏ thu lãi thấp; mặt khác, việc quản lý, giám sát thường xuyên sẽ gây tâm lý không tốt cho khách hàng, họ có cảm giác bị trói buộc nhiều, làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh bên đi vay.
Nếu có rủi ro trong lúc trả nợ của khách hàng thì ngân hàng sẽ là người bị ảnh hưởng rất lớn bởi kế hoạch của họ đã lên từ trước, nếu khách hàng không trả các khỏan nợ đúng hạn nhiều khi dẫn đến hiện tượng vốn lưu động của ngân hàng bị khách hàng chiếm dụng một cách vô lý. Nguyên nhân của hiện tượng này là do phần lớn thời gian hoàn trả nợ là mang tính chủ quan của cả hai bên: ngân hàng và người đi vay vốn.
Như vậy phương pháp cho vay từng lần đã được nêu ở trên tuy được sử dụng khá phổ biến, nhưng còn rất nhiều bất cập, nhất là trong khâu thủ tục và việc định thời gian hoàn trả vốn và lãi, ta hãy cùng xem xét phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng, đây cũng là một phương thức cho vay phổ biến thứ hai trên thực tế hiện nay tại nước ta.
1.1.3.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
Phương thức thứ hai này được áp dụng cho việc cho vay và thu nợ căn cứ vào quá trình nhập và xuất vật tư hàng hóa, nó làm giảm tính chủ quan của phương pháp đầu tiên. Bên cho vay sẽ xuất vốn cho bên đi vay khi bên đi vay có nhu cầu vốn phát sinh để nhập nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, kinh doanh: nhập vật tư hàng hóa, đồng thời thì việc thu nợ sẽ căn cứ vào việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp khi họ bắt đầu thu được lợi nhuận từ hoạt động này. Theo đó thì khách hàng sẽ được ngân hàng cấp cho một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một vòng quay kinh doanh của khách hàng).
Căn cứ vào định nghĩa trên, chúng ta có thể đưa ra được một kết luận đơn giản: đối tượng của phương thức cho vay từng lần là cá nhân, tập thể, doanh nghiệp… có nhu cầu sử dụng vốn vay thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực vậy, trong thực tế khảo sát thì đối tượng của phương pháp này thường là:
Các doanh nghiệp mà trong quá trình hoạt động kinh doanh thường xuyên có nhu cầu vay vốn.
Khách hàng có quan hệ lâu dài và thường xuyên với ngân hàng (có độ tin cậy cao, tình hình tài chính tốt…).
Khách hàng có số vòng quay lớn trong một chu kì kinh doanh.
Thủ tục và hồ sơ được phải tuân theo quy trình sau: đầu tiên khách hàng cần làm một đơn xin vay vốn gửi đến đơn vị cho vay (có đi kèm theo với kế hoạch vay vốn của họ nhưng kế hoạch fải được xuất phát từ thực tiễn đ._.ó là chu kì kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó là kế hoạch tài chính). Tất cả những tài liệu này gửi trực tiếp tới bộ phận phân tích của ngân hàng để xem xét và tính tóan về kế hoạch của khách hàng. Trong quá trình lập hồ sơ xin vay vốn, bên đi vay cần lưu í đưa ra số liệu về nhu cầu vay vốn của họ trong quý, công thức dưới đây được đưa ra để tham khảo (nó được sử dụng phổ biến trên thực tế):
Nhu cầu vay vốn
Nhu cầu sản xuất kinh doanh
Vốn lưu động
=
-
Quý, kế hoạch
Tự có và tự huy động
Giải thích các kí hiệu:
Vốn sản xuất kinh doanh quý kế hoạc là nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ cho họat động sản xuất kinh doanh trong một quý, nó bao gồm các thành tố đầu vào như vật tư hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu cho tới các yếu tố đầu ra như chi phí tiêu thụ sản phẩm…
Vốn lưu động tự có và tự huy động là nguồn vốn mà cá nhân, doanh nghiệp có thể tự xoay sở được mà không cần tới sự giúp đỡ của ngân hàng, có rất nhiều nguồn: vốn tự có, vốn góp, vốn do ngân sách cấp, vốn liên doanh, các khỏan tạm thời sử dụng, lãi chưa phân phối….
Khi tài liệu về vốn vay đến tay cán bộ của ngân hàng thì họ sẽ tiến hành thẩm định lại để xác định lại, đây là bước thẩm định hồ sơ vay vốn, đồng thời kèm theo sự điều chỉnh về nhu cầu vốn vay sao cho hợp lý và thật sự chính xác. Đi kèm với khâu thẩm đinh là tự cân đối nguồn vốn tự có của mình để dự trù việc phân bổ nguồn vốn cho bên đi vay thông qua hoạt động cho vay. Bước thỏa thuận về hạn mức tín dùng thì do ngân hàng và khách hàng cùng thỏa thuận, bàn bạc với nhau để đưa ra con số cuối cùng. Khi đã xác định được hạn mức thì cả hai bên cùng bàn bạn để xác định thời hạn cho vay theo kế hoạch. Thời hạn cho vay theo hạn mức trung và dài hạn là số ngày của một vòng luân chuyển vốn vay, xác định bởi công thức:
TCV =
90
Số vòng quay vốn vay
Theo đó: TCV là thời hạn cho vay
Số vòng quay vốn vay
Ttd KH =
Doanh số trả nợ kế hoạch
Dư nợ bình quân kế hoạch, quý
Sau khi xác định được hạn mức tín dụng và thời hạn cho vay thì hai bên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng tín dụng cho quý, kế hoạch. Ngân hàng sẽ mở tài khỏan cho vay theo hạn mức tín dụng mà doanh nghiệp đi vay đứng tên chủ tài khoản. Khi có phát sinh các khoản chi như mua thêm nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa… mà tài khoản không đủ tiền thanh toán thì doanh nghiệp có thể yêu cầu ngân hàng chi trả hộ (khoản nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng) với nhưng hồ sơ sau:
Bảng kê khai các giấy tờ thanh tóan mà doanh nghiệp xin ngân hàng cho vay (séc, ủy nhiệm chi…) và kèm theo đó là các hóa đơn, chứng từ chưng minh các khoản fát sinh đó là có cơ sở.
Hợp đồng mua bán vật tư, nguyên nhiên vật liệu.
Ngân hàng sau khi xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ, tài liệu trên đồng thời đối chiếu vói mục đích, đối tượng của việc xin vay để đưa ra quyết định cuối cùng là có chi trả hộ hay không (phát tiền vay). Tuy vậy nó vẫn fải tuân theo nguyên tắc là số tiền ngân hàng cho vay từng lần nằm trong hạn mức tín dụng còn lại.
Số tiền hạn mức còn lại
Mức cho vay còn lại
Hạn mức tín
Dư nợ thực tế trước
=
-
dụng Quý
khi cho vay
Khi đến hạn thu nợ thì phương thức này yêu cầu khi nào doanh nghiệp có thu nhập thì toàn bộ tiền thu bán hàng và các khỏan thu có nguồn gốc khác phải đưa vào tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng để trả nợ.
Cũng giống như phương thức cho vay từng lần, phương thức này cũng có nhưng ưu và nhược điểm riêng:
Ưu điểm:
Đối với khách hàng: đây là phương thức cho vay rất linh hoạt, thủ tục cũng không rườm rà đồng thời có thể vay gộp chung cho nhiều đối tượng. Khách hàng chỉ cần làm thủ tục xin cho vay vốn một lần duy nhất, còn các lần sau chỉ cần guiử các chứng từ hóa đơn phù hợp mà thôi. Do đó khách hàng có thể hoàn tòan chủ động trong việc vay và thanh tóan nợ. Bên cạnh đó phương thức này giúp cho khách hàng giảm bớt một khoản chi phí về vốn khi mua nguyên nhiên vật liệu: khi mua chỉ cần chi trả trên tài khỏan hạn mức tín dụng, vừa không fải trả lãi tiền vay, vừa không bị đong vốn như phương pháp đầu tiên.
Đối với ngân hàng: do việc thường xuyên mua bán trao đổi thông qua tài khoản hạn mức tín dụng của khách hàng ở ngân hàng, vô hình chung nó đã đem lại cho ngân hàng một khỏan thu thường xuyên, đồng thời giúp ngân hàng kiểm soát hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của bên đi vay. Ngòai ra một điểm rất hay của phương thức này đó là mặc dù việc cho vay và trả nợ đan xem vào nhau nhưng vẫn có thể phạt nợ quá hạn đối với đơn vị đi vay vì họ không đạt được vòng quay vốn như đã đề ra trong hồ sơ vay vốn đã cam kết.
Nhược điểm:
Đối với khách hàng: điều dễ nhận thấy nhất là tài khoản giao dịch của họ bị kiểm qua, quản lý và giám sát thường xuyên, do đó tạo ra tâm lý không thỏai mái của đơn vị xin vay vốn. Trong trường hợp muốn trích một phần thu nhập vào một mục đích nào đó mang tính chất tam thời thì thủ tục rất rườm rà.
Với ngân hàng: do luôn fải duy trì một lượng vốn nhất định để đáp ứng trường hợp khách hàng yêu cầu lượng vốn đạt tới hạn mức đã thỏa thuận, do đó vốn của ngân hàng sẽ bị ứ đọng nếu khách hàng không sử dụng hết hạn mức, tuy nhiên ngân hàng vẫn fải duy trì vốn dự phòng đó để đảm bảo tín nhiệm của mình trong thanh tóan và cho vay, nó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngòai ra việc thu nợ và cho vay đan xen nhau và có tính chất thời gian của tiền tệ, do đó việc quy định lãi suất và các giấy tờ liên quan rất phức tạp.
1.2. Tổng quan về kế tóan nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại.
1.2.1. Khái niệm kế toán nghiệp vụ cho vay.
Kế tóan nghiệp vụ ngân hàng là công việc thực hiện các ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách thật tòan diện và đầy đủ, chính xác các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động tài chính ở mỗi hệ thống, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm thực hiện chức năng phản ánh, giám sát các hoạt động kinh tế.
Trong tình hình phát triển sản xuất mạnh mẽ của các tổ chức kinh tế như hiện nay thì kết tóan nghiệp vụ đóng vai trò kiểm soát, quản lý một lượng lớn tài sản, đặc biệt với ngành ngân hàng nó càng đóng vai trò quan trọng hơn bởi số lượng nghiệp vụ diễn tra trong ngày là vô cùng lớn. Do vậy có thể nói kế tóan ngân hàng vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật ghi chép, phân lọai, tổng hợp và giải thích các nghiệp vụ tác động đén tình hình tài chính của các ngân hàng, nó là cơ sở để đưa ra quyết định kinh tế liên quan đến mục tiêu quản lý kinh doanh, đánh giá, thẩm định tình hình hoạt động của ngân hàng.
Như vây, kế toán nghiệp vụ cho vay là một bộ phận của kế tóan ngân hàng, đó là công việc ghi chép, tính toán một cách đầy đủ, chính xác các khoản thu nợ, thu lãi và theo dõi dư nợ tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở đó bảo vệ an tòan vốn vay cho ngân hàng và cung cấp các thông tin cần thiết để cho việc quản lý và điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Hoạt động kế tóan nghiệp vụ cho vay và hoạt động cho vay của bản thân ngân hàng có mối quan hệ hữu cơ: hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển, là một trong những hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, do đó để cho hoạt động này thực hiện thực sự tốt thì việc phối hợp nhịp nhàng với các hoạt động khác là vô cùng cần thiết, đặc biệt là nghiệp vụ kế tóan. Đây là công việc có tính chất hai mặt: một mặt là trực tiếp ghi chép các nghiệp vụ diễn ra, bên cạnh đó là công việc quản lý tình hình tài sản và nguồn vốn gián tiếp. Như vậy hoạt động kế tóan nghiệp vụ ngân hàng không chỉ đơn thuần là hoạt động nghiệp vụ kế tóan thuần túy, nó cùng với hoạt động cho vay của ngân hàng bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Trong quá trình hoạt động thì nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ cho vay thể hiện rõ ở các mặt sau:
Kế tóan nghiệp vụ cho vay thực hiện vai trò của nghiệp vụ kế tóan, đó là ghi chép, xác lập các chứng từ một cách hợp pháp; tiến hành công việc bảo quản, kiểm soát chặt chẽ các hồ sơ chứng từ đó.
Kế tóan nghiệp vụ cho vay phản ánh đầy đủ, kịp thời và chính xác các con số để đảm bảo vốn của các đơn vị, tổ chức kinh tế; bên cạnh đó là công việc giám sát, quản lý chặt chẽ các hạn kỳ của các khoản nợ để đảm bảo không làm hao hụt vốn ngân hàng, nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng.
Kế tóan nghiệp vụ cho vay giúp cho việc quản lý tài khoản của khách hàng, giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận với tình hình tài chính của khách hàng hơn.
Kế tóan nghiệp vụ cho vay cùng với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng giúp cho việc thẩm định, đôn đốc các khản cho vay, đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao…
1.2.2. Vai trò của kế tóan nghiệp vụ cho vay.
Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động kế tóan nghiệp vụ cho vay là chiếm một phần rất quan trọng, không chỉ vì nó kiểm soát một lượng vốn lớn của ngân hàng, mà đây chính là nghiệp vụ gián tiếp giúp ngân hàng tạo ra lợi nhuận kinh doanh. Xét trong tổng thể thì vai trò của kế tóan nghiệp vụ cho vay thể hiện ở các mặt sau:
Kế tóan nghiệp vụ cho vay giữ một vị trí quan trọng trong tòan bộ nghiệp vụ kế toán của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ không hề đơn giản chút nào, liên quan đến nhiều con số và cả đến số liệu tổng hợp trong bảng cân đối kế tóan (chiếm phần lớn trong phần tổng tài sản “Có” của ngân hàng).
Kế tóan nghiệp vụ cho vay cung cấp cho ngân hàng và các đơn vị kinh tế khác các thông tin cần thiết liên quan tới quá trình sử dụng vốn, cho vay, thu lãi, đáo hạn. Qua đó tạo cơ sở vững chắc giúp cấp quản lý ra các quyết định chính xác như: ra hạn mức tín dụng, gia hạn nợ… phần nào giúp nâng cao hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng.
Kế tóan nghiệp vụ cho vay là công cụ hữu hiệu “bảo quản” tốt nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, nó không chỉ thực hiện nhiệm vụ ghi chép kế tóan thuần túy mà giúp quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay cũng như khả năng không thu hồi được vốn vay, vô hình chung giúp nguồn thu nhập của ngân hàng trở nên ổn định hơn.
Kế tóan nghiệp vụ cho vay một cách gián tiếp giúp các cơ quan có thẩm quyền đánh giá được tình hình đầu tư, phát triển thực tế của các ngành kinh tế: phạm vi, khối lượng vốn đầu tư, lợi nhuận kì vọng của các ngành… tất nhiên đây là một việc không đơn giản chút nào, cần phải có một phương pháp tổng hợp các số liệu kế tóan thuần túy trên các trường dữ liệu được sắp xếp từ ban đầu.
Cuối cùng, đây chính là công cụ đắc lực của Đảng, nhà nước về các vân đề lớn liên quan trực tiếp đến tiền tệ như các chính sách tín dùng, chính sách tiền tệ, chính sách tài chính mà trong đó ngân hàng là đơn vị cần áp dụng các khung lãi suất mà chính phủ quy định (do ngân hàng Trung Ương ban hành chỉ thị cụ thể), góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, kiểm soát lạm phát, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Trên thực tế, với tốc độ phát triển nhanh của các ngân hàng nói riêng và với tình hình gia nhập tổ chức thương mại quốc tế nói riêng thì việc áp dụng khung lãi suất đã được thay bằng áp dụng lãi suất “sàn” và “trần” mà ngân hàng Trung Ương quy định, tạo thế chủ động tìm kiếm khách hàng và lợi nhuận cho các ngân hàng, tuy vậy không vì thế mà vị trí, vai trò của nghiệp vụ kế tóan ngân hàng thương mại lại giảm xuống. Nó luôn giữ vị trí ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của các ngân hàng.
1.2.3. Chứng từ và tài khoản phản ánh kế tóan nghiệp vụ cho vay.
1.2.3.1. Chứng từ kế toán nghiệp vụ cho vay.
Chứng từ kế toán nghiệp vụ cho vay là nhưng giấy tờ có giá trị về mặt pháp lý để xác định số tiền ngân hàng cho người đi vay vay và người đi vay nhận nợ với ngân hàng. Do tính chất như vậy nên từ khâu lập chứng từ đến khâu bảo quản, quản lý, giám sát phải nhất quán và thực hiện đúng khung luật pháp. Mặc dù trong thực tế các phần mềm kế tóan đã thực hiện phần lớn công việc kế tóan, nhưng các chứng từ thực tế vẫn cần được bảo quản để làm cơ sở pháp lý khi có khiếu nại, tranh chấp xảy ra.
Người ta chia làm hai loại chứng từ kế tóan nghiệp vụ cho vay:
Chứng từ gốc là những loại chứng từ được lập ra khi có nghiệp vụ phát sinh, đây là chứng từ hợp pháp có thể mang ra sử dụng khi có khiếu nại, tranh chấp, kiện cáo, nó bao gồm các loại tài liệu, chứng từ sau:
Giấy đề nghị cung cấp vốn vay: giấy tờ này do bên đi vay lập ra để xin ngân hàng cấp vốn vay, đây là bước đầu tiên trong việc lập hồ sơ xin vay vốn, nó ghi rõ mục đích sử dụng vốn, tổng số vốn xin được cấp dưới hình thức cho vay.
Hợp đồng xin vay vốn (hợp đồng tín dụng): là hợp đồng được lập ra sau khi bên đi vay và ngân hàng đồng í về việc cho vay. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng nhất ràng buộc trách nhiệm của người đi vay với ngân hàng.
Ngòai ra còn một số chứng từ khác như biên bản phản ánh tài sản thế chấp, cầm cố, phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh…
Chứng từ ghi sổ: là loại chứng từ lập ra với mục đích kiểm soát tốt hơn hoạt động kế tóan, nó có ý nghĩa lớn đối với ngân hàng, bởi vì đây là con số tổng hợp riêng theo những phương pháp mà ngân hàng quy định, mang ý nghĩa nội bộ nhiều hơn, bao gồm:
Giấy xin lĩnh tiền mặt (nếu nghiệp vụ cho vay bằng tiền mặt).
Chứng từ thanh tóan không dùng tiền mặt như ủy nhiệm chi, thẻ thanh tóan (hình thức chuyển khoản).
Trường hợp tài khoản tiền gửi của người đi vay được ngân hàng chủ động trích lập ra để thu nợ, lãi… thì có phiếu chuyển khoản và bản kê lãi hàng tháng.
Các chứng từ không chỉ quan trọng bởi tính chất pháp lý mà nó giúp cho việc quản lý hoạt động của ngân hàng được tốt hơn, vào cuối mỗi tuần, tháng, quý, năm thì các chứng từ đó được tập hợp lại để giúp cho việc thành lập các báo cáo tổng họp.
1.2.3.2. Tài khoản phản ánh kế toán nghiệp vụ cho vay.
Theo quyết định số 435/1998/QĐ – NHNN và văn bản 155/CV – NHNN thì các tài khoản được sử dụng trong kế tóan nghiệp vụ cho vay được chia làm hai loại: tài khoản nội bảng – phản ánh các khoản nợ trong hạn, quá hạn và tài khoản ngoại bảng – phản ánh lãi dự thu, tuy vậy mục đích chính của nó vẫn là để phản ánh tình hình về tài sản của khách hàng – chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản của ngân hàng (phần tổng tài sản “có”).
Ngòai ra thì người ta cũng sử dụng các tài khoản khác có liên quan trong hệ thống tài khoản kế tóan như: TK tiền lãi cộng dồn dự thu, TK dự phòng phải thu khó đòi...
1.2.3.2.1. Tài khoản nội bảng.
Tài khoản nội bảng chia làm 4 loại:
Tài khoản cho vay phản ánh nợ trong hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
Tài khoản nợ quá hạn – 2112, 2113, 2118
Tài khoản “lãi cộng dồn dự thu” - 217
Tài khoản dự phòng fải thu khó đòi - 219
* Tài khoản cho vay phản ánh nợ trong hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
Trong quá trình vay vốn ngân hàng, ngân hàng luôn yêu cầu cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thành lập một tài khoản tại chính ngân hàng đó để tiện lợi trong việc chuyển khoản, cho vay. Để hạch tóan thì cần các tài khỏan liên quan sau: TK 2111, 2121, 2131, 2141…
Kết cấu các tài khoản cho vay:
TK X
Nợ
Có
Số tiền ngân hàng cho các tổ chức
cá nhân trong nước vay
Số tiền tổ chức, cá nhân trong nước nợ
Số tiền chuyển sang tài khoản nợ thích hợp
Dư nợ: số tiền mà tổ chức, cá nhân trong nước đang nợ trong hạn và được gia hạn nợ
* Tài khoản nợ quá hạn: để theo dõi tình hình nợ quá hạn của khách hàng, theo dõi các mức độ nợ quá hạn, nó được chia làm các loại sau:
TK 2112: nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi.
TK 2113: nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày, có khả năng thu hồi.
TK 2118: nợ khó đòi.
Kết cấu tài khoản nợ quá hạn:
TK X
Nợ
Có
Số tiền chuyển nợ quá hạn
Số tiền thu nợ quá hạn (hoặc số tiền chuyển sang nợ quá hạn ở mức cao hơn).
Dư nợ: Phản ánh số tiền nợ quá hạn của người vay
* Tài khoản “lãi cộng dồn dự thu”.
Theo nghị định 166/1999/NĐ – CP của chính phủ và thông tư 92/2000/ TT – BTC của bộ tài chính về chế độ tài chính với các tổ chức tín dùng thì các ngân hàng chuyển từ chế độ kế tóan thực thu thực chi như trước kia (khi nào khách hàng đến trả lãi vay thì kế tóan viên sẽ thực hiện phản ánh nghiệp vụ vào tài khản “thu lãi cho vay”) sang tài khoản 217 “lãi cộng dồn dự thu”, đây là tài khoản mang tính tương lai, nó không liên quan đến việc tiền lãi trên thực tế đã nhận hay chưa, giúp cho quá trình lên kế hoạch tài chính trong trường hợp có và không có rủi ro không thu hồi được vốn cho vay.
Tài khoản sử dụng 217 có kết cấu như sau:
TK 217
Nợ
Có
Số tiền lãi tính cộng dồn dự thu
Số tiền khách hàng đi vay tiền đã trả
Số tiền lãi kỳ hạn mà không nhận được (trong một thời hạn theo quy định) chuyển sang TK “lãi chưa thu được”
Dư nợ: Phản ánh số tiền lãi mà ngân hàng chưa được thanh tóan
* Tài khỏan dự phòng phải thu khó đòi 219
Để ngăn ngừa khả năng bị khủng hoảng vốn do không thu hồi được vốn vay thì trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn trích lập các quỹ dự phòng từ chi phí để đề phòng các khoản cho vay mà khách hàng không có khả năng trả nợ (khoản phải thu khó đòi).
Tài khoản được sử dụng là TK 219 dùng để phản ánh việc trích lập quỹ dự phòng và sử dụng phòng xử lý các khoản cho vay mà không đòi được vào cuối các kỳ. Nó có kết cấu như sau:
TK 219
Nợ
Có
Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí
Các khoản nợ phải thu khó đòi không thu được phải xử lý xóa nợ.
Kết chuyển số chênh lệch về dự phòng fải thu khó đòi đã lập không sử dụng còn lại đến cuối niên độ kế toán lớn hơn số trích lập dự phòng cho niên độ sau.
Dư có: phản ánh số dụ phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ.
1.2.3.2.2. Tài khoản ngoại bảng.
Tài khoản ngoại bảng bao gồm 5 loại tài khoản sau:
Tài khoản 94: lãi cho vay chưa thu được.
Tài khoản 97: nợ khó đòi chờ xử lý.
Tài khoản 994: tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng.
Tài khoản 995: tài sản chờ xử lý.
Tài khoản 996: các giấy tờ có giá của khách hàng đưa cầm cố.
Các tài khoản khác: 951, 951, 921, 925…
* Tài khoản 94: “lãi cho vay chưa thu được” dùng để phản ánh số lãi cho vay đựơc tính toán nhưng người vay không có khả năng thanh toán, gồm 2 tài khoản con:
Tài khoản 941: lãi cho vay chưa thu được bằng VNĐ.
Tài khoản 942: lãi cho vay chưa thu được bằng ngoại tệ.
Kết cấu như sau:
TK 94x
Nhập
Xuất
Số tiền lãi chưa thu được
Số tiền lãi đã thu được
Số còn lại: phản ánh số tiền lãi cho vay mà ngân hàng
chưa thu đựợc
* Tài khoản 97: “nợ khó đòi chờ xử lý” dùng để hạch tóan các khoản nợ bị tổn thất và đã đáp dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp và trong thời gian theo dõi để tiếp tục thu hồi dần. Thời gian theo dõi tren tài khoản này theo quy định của ngân hàng Nhà Nước. Nếu không thu được thì tài khoản này sẽ bị hủy bỏ.
Kết cấu tài khoản 971: nợ tổn thất đang trong thời gian theo dõi:
TK 971
Nhập
Xuất
Phản ánh nợ tổn thất đã được xử lý bù đắp
Nợ tổn thất đã thu hồi được
Nợ tổn thất đã thu hồi được
Số còn lại: nợ tổn thất đã đựợc bù đắp nhưng vẫn tiếp tục theo dõi (lưu í là mở riêng từng tài khoản cho từng khách hàng).
* Tài khoản 994: “tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng” dùng để phản ánh các tài khoản thế chấp, cầm có cả các tổ chức, cá nhân vay vốn tín dụng theo chế độ cho vay quy định. Kết cấu như sau:
TK 994
Nhập
Xuất
Giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố giao cho ngân hàng quản lý để đảm bảo nợ vay
Giá trị tài sản thế chấp cầm cố được đem phát mại để trả nợ vay
Số còn lại: phản ánh giá trị tài sản thế chấp cầm cố được ngân hàng quản lý.
* Tài khoản 995: “giá trị tài sản chờ xử lý”.
TK 995
Nhập
Xuất
Giá trị tài sản ngân hàng tạm giữ chờ xử lý
Giá trị tài sản tổ chức tạm giữ chờ xử lý.
Số còn lại: phản ánh giá trị tài sản của tổ chức, cá nhân vay vốn đang được ngân hàng tạm giữ chờ xử lý do thiếu đảm bảo nợ vay ngân hàng.
* Tài khoản 996: các giấy tờ của khách hàng đưa cầm cố. Về cơ bản giống hệt tài khoản 994.
TK 996
Nhập
Xuất
Giá trị của giấy tờ có giá của khách hàng giao cho ngân hàng quản lý để đảm bảo nợ vay
Giá trị giấy tờ có giá của khách hàng được đem phát mại để trả nợ vay
Số còn lại: phản ánh giá trị giấy tờ có giá của khách hàng được ngân hàng quản lý.
* Ngòai ra còn một số tài khoản khách như: TK 951, 952: tài sản dùng cho thuê tài chính; TK 921: cam kết bảo lãnh cho khách hàng; TK 925: cam kết tài trợ cho khách hàng.
Tất cả các tài khoản này cần lưu ý là được mở riêng cho từng khách hàng theo từng loại hình cho vay ngắn, trung và dài hạn để tiện quản lý, giám sát.
1.2.4. Nội dung kế tóan nghiệp vụ cho vay.
1.2.4.1. Nội dung kế toán nghiệp vụ cho vay từng lần.
* Nội dung kế toán nghiệp vụ giai đoạn cho vay.
Giai đoạn cho vay là giai đoạn đầu tiên của mọi phương thức cho vay, đây cũng được đánh gái là giai đoạn có vị trí quan trọng hàng đầu vì nó quyết định đến tính rủi ro của các khoản cho vay của ngân hàng nói riêng và tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
Thủ tục của giai đoạn này đã được miêu tả rất kĩ ở phần trên: đầu tiên là người có nhu cầu vay vốn làm một giấy đề nghị xin được vay vốn rồi gửi tới ngân hàng. Ngân hàng sẽ tiến hành một số thủ tục thẩm định để đưa ra quyết định. Trong trường hợp đủ điều kiện và được phép vay thì hợp đồng vay vốn sẽ được hai bên bàn bạc về điều kiện và lập ra. Nhiệm vụ của kế tóan viên sau đó là căm cú và hợp đồng và í kiến chỉ đạo của lãnh đạo để hướng dẫn khách hàng lập các chứng từ tài liệu cần thiết. Sau đó bộ phận này sẽ tiến hành kiểm tra tính pháp lý của thủ tục lần cuối, tính hợp lệ so với quy định của ngân hàng, của cấp trên. Tiếp đó khi mọi thứ đã hoàn tất, cán bộ tiến hành giải ngân và trả lại cho khách hàng mỗi giấy tờ một bản, đồng thời tiến hàng đóng dấu cho khách hàng. Các giấy tờ còn lại có liên quan được lưu trữ an tòan trong hồ sơ khách hàng.
Quy trình hạch tóan thủ tục phát tiền vay:
Nợ: TK tiền vay của khách hàng.
Có: TK liên quan như TK tiền mặt, tiền gửi của người thụ hưởng.
Trường hợp khách hàng vay thế chấp, để đảm bảo cho khỏan vay, kế tóan sẽ tiến hàng kiểm định phần giá trị của tài sản, giấy tờ thế chấp sau đó tiến hành hạch tóan:
Quy trình hạch tóan thủ tục ghi nhập tài sản thế chấp::
Ghi nhập: TK ngoại bảng 994 “Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng”: giá trị tài sản.
Đi cùng với giai đoạn này là việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan về cầm cố, thế chấp…. vào cuối mỗi kì, kế tóan tiến hành sao kê số dư các hợp đồng cho vay để đối chiếu với số dư các tài khoản cho vay, nếu phát hiện chênh lệch thì cần fải có phương pháp xử lý.
* Giai đoạn thu lãi.
Giai đoạn này chia thành 2 trường hợp:
Nếu khách hàng trả gốc và lãi khi đến hạn thì hàng tháng, kế tóan viên sẽ tiến hành lập bảng kê tính lãi dự thu:
Nợ: TK lãi cộng dồn dự thu
Có: TK thu lãi tiền vay.
Nếu khách hàng trả lãi từng tháng thì lãi thu được hàng tháng theo số dư nợ của tài khoản cho vay sẽ được tính theo phương pháp tích số:
Nợ: TK tiền mặt tại quỹ (TK tiền gửi KHàng).
Có: TK thu lãi tiền vay
* Giai đoạn thu nợ.
Đến hạn đã giao hẹn trên hợp đồng cho vay thì khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả lại khoản vay. Lưu ý rằng việc quy định kì hạn là do cả 2 bên: khách hàng và ngân hàng cùng thỏa thuận khi lập hợp đồng cho vay vốn. Có hai phương pháp hoàn trả: trả nợ trước hạn để thanh tóan hợp đồng hoặc là trả từng lần theo định kì cho đến hết nợ khi hết hạn. Trong trường hợp hết hạn mà khách hàng vẫn chưa trả hết thì ngân hàng sẽ tự động tiến hành chuyển khoản từ TK của khách hàng để thu nợ; hoặc nếu do lý do khách quan khách hàng chưa hòan trả được thì họ có thể làm thủ tục xin gia hạn nợ (thời gian thường là từ 60 ngày đến 90 ngày).
- Như vậy, trong trường hợp trả cả gốc và lãi khi đến kì hạn thì thủ tục rất đơn giản như sau:
Nợ: TK thích hợp (TK tiền mặt, tiền gửi KH): GỐC + LÃI
Có: TK cho vay khách hàng: GỐC
Có: TK lãi cộng dồn dự thu: LÃI
- Trường hợp thu lãi theo từng tháng (đến hạn khách hàng thanh tóan được):
Nợ: TK thích hợp (TK tiền mặt, tiền gửi của khách hàng)
Số tiền cho vay
Có: TK cho vay
* Giai đoạn chuyển nợ quá hạn.
Như đã nói ở trên, nếu đến hạn mà khách hàng không hoàn thành được nghĩa vụ của mình với ngân hàng thì cán bộ kế tóan có nghịa vụ chủ động trích từ tài khoản tiền gửi để thu lãi (nếu tài khoản khách hàng tại ngân hàng còn tiền), khi tiến hàng xong thì báo cho khách hàng biết. Trường hợp không thanh tóan được thì kế tóan viên sẽ tiến hành thóai thu đối với lãi cộng dồn đồng thời chuyển nợ gốc sang nợ quá hạn.
Bút tóan 1: chuyển nợ gốc sang nợ quá hạn.
Nợ: TK 2112 (TK nợ quá hạn)
Số tiền cho vay
Có: TK cho vay khách hàng
Bút tóan 2: thóai thu lãi
Nợ: TK thu lãi cho vay
Số lãi đã cộng dồn
Có: TK tiền lãi cộng dồn dự thu
Bên cạnh đó, kế tóan viên phải ghi Nhập vào TK 941 : “lãi cho vay chưa thu hồi được” và tiến hành đôn đốc khách hàng nộp trả tiền.
Quá 180 ngày mà khách hàng vẫn không hoàn trả được thì nợ quá hạn sẽ được chuyển lên mức cao hơn: TK 2113, 2118.
Cần lưu í là các khoản nợ trên hợp đồng hợp giấy nhận nhận sẽ được xóa khi thực hiện thu nợ. Tài khoản thế chấp chỉ được hoàn trả khi khách hàng hoàn trả hết cả gốc và lãi khoản nợ.
Khi đó kế toán viên sẽ tiến hành ghi Xuất TK 994: “tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng”. Hạch tóan
* Kế tóan nghiệp vụ cho vay giai đoạn lập quỹ dự phòng rủi ro.
Vào từng thời điểm nhất đinh, kế tóan viên sẽ tiến hành tính tóan số dự phòng cần trích trên cơ sở đánh giá hoạt động cho vay. Tùy vào mức độ của các khoản vay mà tỷ lệ trích lập sẽ khác nhau (từ 0% đến 100%).
Hạch tóan trích lập dự phòng rủi ro:
Nợ: TK 872 - chi phí dự phòng rủi ro nợ khó đòi
Số tiền phải trích
Có: TK 219 - tiền lãi cộng dồn dự thu
* Giai đoạn xử lý các tài sản cầm cố, thế chấp (trong trường hợp khách hàng không thanh tóan được nợ và quá thời gian quy định của ngân hàng).
Giai đoạn này là giai đoạn “vớt vát” phần nào khỏan cho vay không đòi được, ngân hàng sẽ tiến hành phát mại tài sản thế chấp đó, có 2 trường họp:
- Giá trị của tài sản đó lớn hơn giá trị phần gốc và lãi mà khách hàng có nghĩa vụ trả thì kế tóan viên sẽ thực hiện nghiệp vụ bù trừ cho khách hàng sau đó hoàn trả phần giá trị còn lại.
- Giá trị tài sản đó nhỏ hơn phần nghĩa vụ khách hàng với ngân hàng thì ngân hàng sẽ làm tờ trình xin trích quỹ dự phòng fải thu khó đòi để xóa khoản nợ.
* Hạch tóan giai đoạn xóa nợ:
Để tiến hành xóa nợ thì việc trước tiên là phát mại tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng:
- Hạch tóan phát mại tài sản thế chấp:
Ghi Xuất: TK 994
- Hạch tóan số tiền thu được:
Nợ: TK tiền mặt, tiền gửi của người thụ hưởng
Số tiền thu được
Có: TK 4691 - thu về phát mại tài sản và khai thác tài sản đảm bảo
- Hạch tóan xóa nợ:
Nợ: TK 4691 – Thu về phát mại tài sản
Nợ: TK 219 – Dự phòng phải thu khó đòi
Nợ: TK Quỹ dự phòng tài chính
Nợ: TK Chi phí bất thường
Có: TK 218 – Nợ khó đòi
Sau đó kế tóan viên thực hiện ghi Nhập TK 971: “Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi”.
Trường hợp sau khi xoa nợ mà lại thu được nợ thì sẽ hạch tóan và TK Thu khách và Xuất 971. Hết thời hạn thì Xuất 971.
1.2.4.2. Nội dung kế toán nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng.
Các bước tiến hành cũng tương tự như kế tóan cho vay từng lần:
* Kế tóan giai đoạn cho vay:
Khi cả hai bên: ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận được hạn mức tín dụng trong mỗi kỳ kinh doanh thì đó sẽ là căn cứ để kế toán viên dựa vào mỗi lần mà khách hàng đến rút tiền. Do vậy, trách nhiệm của kế toán viên không chỉ là việc ghi chép nghiệp vụ một cách thuần túy, mà họ còn fải kiểm soát sao cho số tiền mà khách hàng vay không vượt quá hạn mức tín dụng đã được đồng í từ trước. Khi khách hàng đến vay tiền, bộ phận cho vay tiến hành thẩm định tín hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ xin vay vốn và đối chiếu với hạn mức tín dụng cũng như số vốn còn lại trong hạn mức mà bên đi vay còn được phép vay. Nếu khách hàng đủ tiêu chuẩn thì nghiệp vụ sau sẽ được thực hiện:
Nợ: TK cho vay theo hạn mức
Số tiền cho vay
Có: TK thích hợp
Nếu cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng thì tương tự như phương pháp trên, đầu tiên kế tóan viên Nhập TK 994: “tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng”: giá trị tài sản thế chấp, cầm cố.
* Giai đoạn thu nợ:
Việc thu nợ trong cho vay theo phương pháp hạn mức tín dụng có thể do khách hàng tự trả hoặc ngân hàng gián tiếp thực hiện thông qua việc thu bằng tiền khi khách hàng bắt đầu có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Lúc đó kế tóan viên sẽ thực hiện:
Nợ: TK tài khoản thích hợp của khách hàng cho vay
Số tiền
Có: TK cho vay khách hàng
Theo đó ngân hàng sẽ thu nợ trong phạm vi tiền mà khách hàng đã vay, như vậy, tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh tóan khi tài khoản cho vay không có dư nợ (trường hợp khách hàng có cả 2 tài khoản tiền gửi và thanh tóan). Trường hợp khách hàng vay chỉ có tài khỏan cho vay thì ngân hàng sẽ trả lãi suất tiền gửi thích hợp do lúc này vốn lưu động của khách hàng được ngân hàng nắm giữ.
* Kế tóan thu lãi:
Việc tính lãi được tính theo phương pháp tích số do không có kì hạn nợ. Vào một ngày nhất định trong tháng thì viêc tính và thu lãi sẽ được tính tóan theo nguyên tắc:
Số tiền lãi trong tháng = ( åDi *Ni * r )/ 30
Trong đó:
Di là dư nợ lần thứ i
R là lãi suất cho vay tháng
Ni là số ngày dư nợ Di
Khi hạch toán thu lãi, kế tóan thực hiện:
Nợ: TK tài khoản thích hợp của khách hàng cho vay
Số tiền lãi cho vay
Có: TK thu lãi cho vay
Nếu đến ngày ngân hàng thu lãi mà khách hàng chưa nộp đủ hạn mức tín dụng thì hạch tóan:
Nợ: TK tài khoản cho vay theo hạn mức
Số tiền
Có: TK thu lãi cho vay khách hàng
Trường hợp đến ngày trả lãi mà khách hàng chưa nộp đủ và hết hạn tín dụng thì kế tóan hạch tóan và tài khoản “lãi chưa thu” để theo dõi.
* Kế tóan chuyển nợ quá hạn:
Hết kì hạn mà khách hàng vẫn chưa trả nợ cho ngân hàng và không đựơc cho chuyển sang thu nợ ở kì tiếp theo thì số nợ đó sẽ được chuyển sang tài khoản nợ quá hạn đến 180 ngày:
Nợ: TK tài khoản nợ quá hạn đến 180 ngày
Số tiền chuyển nợ quá hạn
Có: TK cho vay khách hàng
Khi đó thì cả hai bên cùng bàn bạc để làm sao có được tiền trả nợ ngân hàng. Trường hợp sau 180 ngày mà vẫn khong có dấu hiệu thu hồi được nợ từ khách hàng thì khoản nợ đó sẽ được chuyển lên mức cao hơn:
Nợ: TK tài khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
Số tiền chuyển nợ quá hạn
Có: TK nợ quá hạn đến 180 ngày
Theo đó sẽ có 2 tình huống:
Nếu chuyển nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày khi có quyết định của lãnh đạo cơ quan thì chuyển sang nợ khó đòi:
Nợ: TK tài khoản nợ khó đòi
Số tiền chuyển nợ quá hạn
Có: TK nợ quá hạn đến 180 ngày
Trường hợp chưa chuyển sang nợ quá hạn thì không phải chuyển qua tài khoản nợ quá hạn mà chuyển luôn vào nợ khó đòi:
Nợ: TK tài khoản nợ khó đòi
Số tiền chuyển nợ quá._. tiền gửi người vay (gốc)
Có: tài khoản cho vay của khách hàng (gốc).
Phòng dịch vụ khách hàng (phòng kế tóan) sẽ tiến hành thu ợ trước hạn trong các trường hợp: khách hàng đè nghị trả nợ trược hạn theo thỏa thuận có trong hợp đồng tín dụng hoặc theo văn bản chấp thuận của lãnh đạo.
Các trường hợp thu nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo, hoặc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro.. phòng kế toán thực hiẹn theo văn bản quyết định của lãnh đạo có thẩm quyền. Khu thu đựợc nợ, phòng dịch vụ khách hàng (phòng kế tóan) ghi giảm dư nợ trên tài khoản vay.
ii. Giai đoạn thu lãi.
Việc xác định lãi một cách đầy đủ, chính xác là một khâu rất quan trọng bởi lẽ, lãi chính là thu nhập của ngân hàng từ các khỏan cho vay. Tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên thì việc thu lãi đựoc tiến hành theo khung lãi suất với các hạn kì khách nhau (tháng, quý, năm...). Trong quá trình thực tập, tôi đã ghi nhận được 2 phương thức tính lãi được áp dụng tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.
- Thu lãi theo món: Thu lãi theo món là số tiền lãi được thu cùng với gốc khi đến kì hạn nợ.
Số tiền lãi bằng tiền gốc nhân với một lãi suất cho vay nhất định quy chiếu trên khung lãi suất và nhân với thời gian của khoản vay.
L = G * r * t
Khi tính đựơc tiền lãi thì cán bộ tiến hành hạch tóan:
Nợ: tài khoản tiền nhu nhập – thu lãi cho vay
Có: tài khoản tiền lãi cộng dồn dự thu.
Cùng với đó là hách ngoại bảng TK “lãi cho vay chưa thu được”.
Sau khi hạch toán xong thì giục người đi vay trả lãi ngân hàng:
Nợ: tài khoản tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt) hoặc nợ TK tiền gửi
Có: tài khoản cho vay của khách hàng.
Hạch tóan TK “lãi cho vay chưa thu được”.
Thu lãi theo tích số: là thu lãi hàng tháng dựa trên số dư bình quân hàng ngày trong tháng của khoản vay:
Lãi = tổng tích số * lãi suất quy chiếu trong khung lãi suất (lãi suất tháng /30 ngày).
Khi đã tiến hành tính tóan lãi suất thì kế tóan viên lập phiếu thu tiền hoặc lập phiếu chuyển khỏan:
Nợ: tài khoản tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt) hoặc nợ TK tiền gửi
Có: tài khoản thu lãi của ngân hàng.
Lúc này, giấy tờ sẽ lập thành 2 liên: 1 liên làm chứng từ hạch toán và 1 liên làm giấy biên nhận chuyển trả cho người vay khi thu lãi xong khi đã trả hết nợ gốc và lãi kế tóan cho vay phỉa kiểm tra lại số tiền trên hợp đồng tín dụng đảm bảo tổng số tiền lãi phải thu bằng số tiền lãi thực. Trong trường hợp tài khỏan của khách hàng tại ngân hàng còn đủ tìên để chi trả thì ngân hàng tự động tiến hành chuyển khoản – khấu trừ, còn nếu không thì cán bộ ngân hàng sẽ đưa nó vào khỏan chưa thu được. Xuất phát từ thực tế là có nhiều biến không dự đoán được, thường thì việc thu lãi gặp khó khăn do các phát sinh từ ngoại cảnh tác động đến chu kì kinh doanh của khách hàng, do đó việc thu lãi thường bị muộn. Căn cứ vào thực tế đó ngân hàng tiến hành thu nợ và lãi như sau: nếu khách hàng có nợ trên tài khỏan ngọai bảng “lãi chưa thu” và không có đủ tiền mặt hay số dư để chi trả gốc và lãi thì tập trung lãi trước, xử lý lãi trước rồi xử lý gốc sau, tiếp đó nếu trường hợp không xử lý được nữa thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn.
Thực tế tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên cho thấy, ngân hàng luôn có các biện pháp kinh tế riêng để ràng buộc và nâng cao trách nhiêm chi trả của khách hàng đối với các khỏan vay. Dù sao đây cũng là một trong những biện pháp giảm rủi ro của ngân hàng.
2.2.2.3. Kế tóan nghiệp vụ gia hạn, chuyển nợ quá hạn.
Khi khách hàng đến hạn nhưng vẫn không thanh toán được nợ cả gốc và lãi thì đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng nhưng vì các lý do khách quan như chu kì kinh doanh, thiên tai, đình công, dịch bệnh, chiến tranh….thì khách hàng có quyền viết văn bản đề nghị phía ngân hàng xem xét việc điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ. Trình tự như sau: khách hàng gửi giấy xin gia hạn nợ đến ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ xem xét, sau đó trình lên trưởng phòng tín dụng ký cuối cùng trinh lên giám đốc. Giám đốc duyệt chuyển xuống bộ phận kế tóan cho vay xử lý: đầu tiên là đóng dấu, sau đó điều chỉnh thời gian, số tiền nợ và cuối cùng là thông báo cho kế tóan cho vay trước ngày đến hạn nợ tối thiểu 1 ngày. Thời hạn cho vay trung và dài hạn tối đa là ½ thời hạn cho vay đã thỏa thuận.
Nếu đến hạn mà khách hàng không trả được nợ thì kế tóan sẽ lập chứng từ để chuyển sang tài khoản nợ quá hạn thích hợp, đồng thời lập thông báo chuyển nợ quá hạn cho cán bộ liên quan, ghi rõ lý do và cách thức trong hợp đồng đã lập ở phần phụ lục:
Nợ: tài khoản nợ quá hạn tương ứng
Có: tài khoản cho vay trong hạn của khách hàng
Dẫu sao đây cũng chỉ là lý thuyết, bởi thực tế thì tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên chưa phát sinh trường hợp nợ quá hạn nào mà không thể thu hồi lại được. Trong khi đó, tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn AgriBank Hưng Yên thì tỉ lệ là 1.9% năm 2005 và 2.3% năm 2006 (nguồn từ báo cáo của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – lưu hành nội bộ). Điều này cũng dễ hiểu bởi khách hàng của hai ngân hàng là hòan tòan khác nhau, một bên là các hộ kinh doanh gia đình, một bên chủ yếu là các tổ chức làm ăn xuất nhập khẩu.
2.2.2.4. Vấn đề về trả nợ gốc trước hạn.
Trong họat động của mình, ngân hàng thường hay gặp trường hợp trả nợ quá hạn, tuy nhiên trên thực tế cũng gặp fải trường hợp ngược lại: trả nợ trước hạn, đây là vấn đề tưởng chừng tốt đẹp nhưng trên thực tế gây khó khăn cho ngân hàng. Bởi lẽ khi thực hiện cho vay một khoản tiền nào đó, ngân hàng luôn dự trù các kế hoạch và thời gian, cân đối khỏan vốn của mình, chủ yếu là phòng trường hợp trả nợ quá hạn và không thu hồi được vốn. Tuy vậy khi gặp trường hợp trả nợ gốc trước hạn, ngân hàng sẽ đối mặt với những khó khăn sau:
Do trả nợ trước hạn, nên việc huy động, điều chuyển vốn của ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Nguồn vốn đang trong trạng thái luân chuyển có kế hoạch bỗng nhiên bị mất cân đối, cần fải điều chỉnh lại các nguồn huy động cũng như cho vay.
Việc trả nợ trước hạn làm phát sinh chi phí quản lý vốn, do ngân hàng lấy lại đựơc vốn trước thời hạn dự tính.
Cuối cùng, là trên thực tế ta thấy rằng khi có vốn nhàn rỗi, khách hàng trả lại nợ gốc và lãi cho ngân hàng, vô hình chung đã “cướp đi” khỏan thu kỳ vọng của ngân hàng đã hạch tóan từ trước trong kế hoạch, hơn nữa thường thì việc trả nợ trước hạn luôn có một lãi suất “tốt” hơn lãi suất dự kiến.
Rõ ràng là hoạt động ngân hàng luôn cần sự ổn định, tính chính xác, bởi một thành tố xuất hiện là ảnh hưởng đến tòan bộ hệ thống đang làm việc trơn tru.
2.2.2.4. Một số vấn đề cần quan tâm khác.
Khi thực tập tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên, tôi thấy rằng có một số vấn đề cũng đáng quan tâm khi thực hiện kế tóan nghiệp vụ cho vay, có thể kể đến là:
Lưu trữ hồ sơ: cán bộ tín dụng sau khi phê duyệt xong khỏan vay thì bàn giao hồ sơ cho cán bộ quản lý giải ngân lưu trữ hồ sơ tín dụng. Các bộ cho vay lưu trữ các tài liệu làm việc có liên quan đến họat động quản lý hàng ngày đối với khoản vay.
Trong thực tế thì ngòai việc lưu trữ hồ sơ, giấy, cán bộ tín dụng có thể quản lý, lưu trữ hồ sơ điện tử trên máy tính cá nhân. Mỗi cán bộ fải có thư mục cá nhân từ thư mục gốc.
Sắp xếp và bảo quản hồ sơ tín dụng: cán bộ quản lý giải ngân lập mục lục, thực hiện đánh số và sắp xếp hồ sơ tín dụng theo thứ tự danh mục. Mục lục được cập nhật khi có sự bổ sung hoặc loại bớt tài liệu. Mục lục này đựoc đính ở trang đầu mỗi hồ sơ. Mỗi khỏan tín dụng được phê duyệt phải lưu vào 2 bộ hồ sơ: bộ thứ nhất là hồ sơ pháp lý và tài sản đảm bảo: trong đó lưu trữ tất cả các tài liệu liên quan đến thành lập doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý và tài sản đảm bảo. Bộ thứ hai là hồ sơ về khỏan tín dụng trong đó lưu trữ tất cả các tài liệu khác như thư từ giao dịch, bản sao các bút tóan kế hoạch.
Việc quản lý hồ sơ tín dụng: cán bộ quản lý luôn quản lý hồ sơ tín dụng và thường xuyên kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ tín dụng, bổ sung kịp thời các thông tài liêu, văn bản…
Luân chuyển hồ sơ: chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên tổ chức hệ thống kho theo quy định, thời gian lưu tại kho và thời điểm, phưưogn thức hủy hồ sơ: thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, ngân hàng Nhà Nước và Quyết Định số 3148/QĐ – PCCĐ ngày 15/11/2001 của ngân hàng ngoại thương Việt Nam
VietComBank.
Cuối cùng đó chính là hệ thống tin học trong quản lý và thực hiện nghiệp vụ kế tóan cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên: hiện nay mặc dù các tài liệu hồ sơ sẽ được tính tóan, kiểm tra và giám sát một cách đầy đủ và chính xác dưới bàn tay của các kế tóan viên, tuy vậy việc áp dụng hệ thống tin học vào trong công tác quản lý và thực thi nghiệp vụ là vô cùng hữu ích, nó không chỉ làm giảm số lượng sổ sách cần lưu trữ mà còn giúp ích rất nhiều cho quá trình tìm kiếm dữ liệu một cách nhanh chóng mà không lâu như trước kia với hệ thống sổ sách, chứng từ khổng lồ. Không chỉ có vậy, hệ thống thông tin còn giúp cho liên lạc với hệ thống ngân hàng dễ dàng, và giúp cán bộ có thể quản lý được số liệu theo cách vô cùng đơn giản, tạo ra phong cách làm việc rất hiện đại và lịch sự, nâng vị thế và lòng tin của khách hàng về bản thân chi nhánh nói riêng và hệ thống ngân hàng VCB nói chung.
2.3. Những đánh giá về nội dung nghiệp vụ kế tóan cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
Trong những năm đã qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do mới được thành lập và sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đó là mặc dù nằm trong địa bàn ở xa thủ đô, nhưng chi nhánh đã biết tìm tòi và ra các chiến lược đúng, đó chính là tận dụng lợi thế nằm ở gần các khu công nghiệp lớn, chi nhánh đã xúc tíến quan hệ với các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Để kịp với thời cuộc, giám đốc công ty đã quyết định thành lập Phòng PR (phòng quan hệ khách hàng) đề nhằm thúc đẩy quan hệ, gìn giữ cũng như mở rộng thị phần của mình trước bối cảnh trong khu vực đó có rất nhiều các ngân hàng lớn cũng đang cạnh tranh với họ: ngân hàng ACB, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng TechcomBank, ngân hàng Công thương….
Với phương châm là tận dụng và nâng cao đội ngũ cán bộ, chi nhánh đã có cái nhìn tích cực và nhìn thật xa trong tương lai, họ thường xuyên cử cán bộ đi tập huấn nghiệp vụ, kĩ thuật để nâng cao nhận thức. Là một ngân hàng có truyền thống từ lâu đời, cán bộ và giám đốc chi nhánh luôn luôn thực hiện công việc với phương châm: không để mất thị phần, quan hệ tốt với khách hàng và giữ gìn và phát huy thế mạnh riêng của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, đó chính là thế mạnh về các giao dịch quốc tế, buôn bán ngoại tệ, bảo lãnh tín dụng…. Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy của chi nhánh rất gọn nhẹ đơn giản nhưng khoa học, đầy đủ các phòng ban cần thiết và cán bộ lãnh đạo luôn khuyến khích nhân viên tự chịu trách nhiệm và phát huy hết khả năng và năng lực của mình, điều này là một điều tuyệt vời trong quản lí nhân sự của chi nhánh, nó giúp tạo ra được phong cách làm việc khoa học, tự chủ nhưng lại rất đoàn kết trong nội bộ. Rõ ràng ban điều hành luôn muôn chi nhánh tự đi lên bằng chính thực lực của mình, và họ muốn phát huy điều đó một cách tốt nhất. Do đó, trong những năm qua, mặc dù còn ít kinh nghiệm và phải quản lí một lượng vốn lớn ( hơn 400 tỷ) nhưng cán bộ của chi nhánh luôn thực hiện đầy đủ và chính xác nghiệp vụ, không để ra sai sót, nhầm lẫn đáng tiếc, đảm bảo an tòan cho tài sản. Ngòai việc cố gắng hết sức để nâng cao lợi nhuận và phòng tránh tối đa rủi ro có thể gặp phải, cán bộ chi nhánh còn chủ động học hỏi kinh nghiệm từ những đơn vị bạn, tiếp cận với các công ty quốc tế và tiếp thu những sảm phẩm mới.
Mặc dù nằm ở xa trung tâm thủ đô Hà Nội và xa thành phố cảng Hải Phòng, nhưng không vì thế mà chi nhánh lạc hậu. Đó là bởi vì họ hiểu bên cạnh mộ giám đốc giỏi và một đội ngũ cán bộ tuyệt vời, thì điều cần thiết trong thời đại mới, thời đại thông tin khoa học kỹ thuật tiên tiến như hiện nay đó chính là hệ thống thông tin hoa học và hiện đại. Với mục tiêu: “ không chỉ đưa các hệ thống công nghệ mới vào ứng dụng mà còn kết hợp hoàn thiện quy trình nghiệp vụ và tác nghiệp ”, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Hưng Yên đang tiếp tục triển khai giai đoạn II của tiểu dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán nhằm tiếp tục hoàn thiện các gói sản phẩm: quản lý vốn, xếp hạng tín dụng, quản lý rủi ro và quản lý danh mục đầu tư …. Đây là nền tảng công nghệ quan trọng để chi nhánh phát triển các ứng dụng khác và tạo điều kiện để triển khai các dịch vụ thương mại điện tử sau này. Đây chính là lợi thế của họ, đó là sở hữu một hệ thống thông tin thông suốt và tiên tiến, giúp đảy nhanh qua trình tác nghiệp giữa các chi nhánh ngân hàng Ngoại thương nói riêng và với hệ thống liên ngân hàng nói chung, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi thanh tóan điện tử sẽ là xu hướng tất yếu trong lương lai gần, và đặc biệt khi mà các Ngân hàng nước ngòai vào cạnh tranh khi ta đã gia nhập WTO, lúc đó một nền tảng vững và và căn bản sẽ có thể đứng vững trước những sóng gió của cạnh tranh.
Ngòai những yếu tố thuận lợi trên, ta không thể không kể đến truỳên thống và uy tín lâu đời của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã giúp chi nhánh Hưng Yên rất nhiều trong họat động kinh doanh. Nhắc tới ngân hàng Ngoại thương, người ta luôn có 2 chữ đó là “ an tòan”, khách hàng có tâm lí rất thỏai mãi khi chọn chi nhánh ngân hàng là nơi thực hiện các giao dịch cũng như khi có nhu cầu về vốn vay. Đặc biệt trong những nghiệp vụ thanh tóan quốc tế, bảo lãnh tín dụng hay kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh luôn là “địa chỉ vàng” ở trong khu vực bởi kinh nghiệm và uy tín lâu năm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Bởi vậy, chi nhánh Hưng Yên luôn là chi nhánh đứng đầu về giao dịch ngoại tệ trong khu vực.
Ngoài việc hoàn thành nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, bình ổn tỷ giá góp phần giữ vững sự phát triển của nền kinh tế khi có biến động mạnh trên thị trường quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên đã góp phần không nhỏ trong các hoạt động xã hội, qua đó đã giúp cho mối quan hệ giữa Ngân hàng Ngoại thương với các địa phương ngày thêm gắn bó chặt chẽ đồng thời nó cũng phục vụ có hiệu quả cho chính sách Đền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước, điều đó đã tạo đựợc niềm tin tưởng tuyệt đối của khách hàng về đạo đức và trách nhiệm của ngân hàng.
2.3.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.
Bên cạnh những mặt đạt được, ngân hàng vẫn còn một số tồn tại và khó khăn sau:
Hệ thống chứng từ còn rườm rà, rắc rối, gây bất tiện và khó khăn cho khác hàng.
Khách hàng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp, đây là chiến lược của chi nhánh, tuy vậy nó vô tình đã làm mất đi thị phần về cho vay tiêu dung của dân cư. Bên cạnh đó, còn ít giao dịch với các công ty lớn.
Chất lượng của mạng máy tính chưa cao, mặc dù đã có đầu tư về công nghệ, tuy vậy, tình trạng nghẽn mạng hoặc không vào được cơ sở dữ liệu của tòan hệ thống vẫn còn xảy ra nhiều.
Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều các ngân hàng khác cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là họ cũng bắt đầu hạ lãi suất để thu hút khách hàng truyền thống của chi nhánh.
Hiện tại vẫn đang còn thiếu bộ phận quản lí rủi ro chuyên biệt, đây là một điều rất nguy hiểm, bởi vì khả năng xảy ra rủi ro trong thời điểm cạnh tranh gay gắt là rất cao.
Về cơ cấu vốn, thì vốn cho vay là rất cao, điều này đồng nghĩa với rủi ro xảy xa khi vợ nỡ hoặc có sự cố là rất lớn.
Hiện tại, chi nhánh vẫn phải thuê địa điểm của trường cao đẳng Bách Khoa Hưng Yên, còn chưa có điều kiện sắm trang thiết bị, do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến bộ mặt của chi nhánh.
Việc trả nợ gốc trước hạn gây ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả họat động kinh doanh.
Cán bộ mặc dù rất nhiệt tình nhưng nếu xét về mặt bằng của các chi nhánh lớn trong thành phố thì còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế. Hơn nữa, do ở tỉnh ngòai, không phải thuộc thành phố nên các sản phẩm cũng chưa đa dạng.
Tóm lại với tình trạng thực tế như trên thì còn rất nhiều tồn tại và khó khăn mà chi nhánh ngân hàng cần phải tự mình vượt qua, có như vậy mới tạo được lợi thế cạnh tranh trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hòan thiện nội dung kế tóan nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.
3.1. Phương hướng và nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.
Đối mặt với những khó khăn trên, đòi hỏi chi nhánh cần phải có những nỗ lực hơn nữa. Chính vì thế, cán bộ và giám đốc chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên đã đề ra những nhiệm vụ trước mắt như sau:
Về mặt nghiệp vụ: Mặc dù là không nằm ở trung tâm nhưng trong những năm tới, đẩy mạnh nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ để thu lợi nhuận, đồng thời nhằm phát huy thế mạnh truyền thống của ngân hàng Ngoại thương. Cố gắng hoàn thiện và phổ cập thương mại điện tử trong các giao dịch để nhằm giảm chi phí. Nâng cao hiệu năng sử dụng vốn, tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng, cố gắng đơn giản công tác kế tóan, nhất là kế tóan nghiệp vụ cho vay.
Về mặt hành chính: đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tránh tình trạng gây khó chịu cho khách hàng dẫn đến giảm uy tín của chi nhánh.
Vể quan hệ: đối với các ngân hàng khác, một mặt nâng cao lợi thế truyền thống, không để mất thị trường, dồng thời dần dần nâng cao thị phần của mình trong các mặt hàng chiến lược của họ, thúc đẩy cho vay tiêu dùng, ngòai ra cần phải hoàn thiện hệ thống thanh tóan liên ngân hàng.
Về công nghệ: thực hiện tố các chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo kế hoạch và chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
3.2. Các giải pháp nhằm hòan thiện nội dung kế tóan nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.
3.2.1. Giải pháp về chứng từ.
Bên cạnh hệ thống thông tin giúp ích rất nhiều cho công tác kế tóan cho vay thì hệ thống sổ sách và chứng từ được sử dụng trong ngân hàng cần được đơn giản hóa, giảm tải về số lượng. Theo tôi thì trong một số hòan cảnh cụ thế tao có thể tiến hành giảm tải, đơn giản hóa nghiệp vụ và hồ sơ như sau:
Áp dụng chung một form cho đơn xin vay vốn và phương án trả nợ (với khách hàng là doanh nghiệp) hoặc đơn xin vay kiêm hợp đồng tín dụng (đối với khách hàng là cá nhân).
Với tà sản thế chấp thì cần có chữ kí của các bên liên quan như với vợ và chồng, hoặc nếu khách hàng chưa lập gia đình thì là bố và mẹ để dễ dàng cho việc xiết nợ nếu rủi ro vỡ nợ xảy ra.
Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp có truyền thống làm việc với chi nhánh ngân hàng, có tình hình tài chính ổn định và có tương lai thì việc ngân hàng yêu cầu đưa nhiều giấy tờ là không cần thiết, cần tế nhị đưa ra yêu cầu một vài loại giấy tờ nào đó, mặt khác đôn đốc cán bộ ngân hàng theo dõi sát sao tình hình tài khỏan của khách hàng. Đây là phương pháp quản lý giám sát gián tiếp mà không gây khó chịu từ phía bên đi vay vốn.
3.2.2. Giải pháp về khoản lãi chưa thu, hạch toán các khỏan thu lãi.
3.2.2.1. Lãi chưa thu.
Đây là tình trạng mà rất nhiều ngân hàng đang phải đối mặt hiện này, đặc biệt là tại các ngân hàng quốc doanh, nơi mà tỉ lệ lãi chưa thu hồi được chiếm tỷ lệ rất cao. Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu nợ, lãi, phí và hạn chế tình trạng thất thoát về vốn của các ngân hàng, qua tham khảo một số ý kiến của các cán bộ trong ngành, tôi nhận thấy rằng ý tưởng về phạt trả chậm là rất tốt, bởi nó khuyến khích khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn. Theo đó thì lãi chưa thu được sẽ tính tiếp theo khỏan phạt lãi trả chậm với lãi suất phạt được quy định trong khung lãi suất phạt. Hạch tóan quy trình như sau:
Xuất tài khỏan “lãi chưa thu”
Hạch tóan:
Nợ: tài khoản tiền mặt: lãi + tiền phạt (hoặc TK tiền gửi khách hàng)
Có: Tài khoản thu nhập của ngân hàng (lãi + tiền phạt).
Tiểu khoản: thu lãi do vay – số lãi thu được.
Tiểu khỏan: thu khách – số tiền phạt thu được.
Đây là một phương pháp khá hay, tuy nhiên trên thực tế các ngân hàng không muốn áp dụng với lý do là không muốn tác động mạnh tới quan hệ khách hàng – ngân hàng trong cuộc cạnh tranh giành khách hàng.
3.2.2.2.Thu lãi.
Đây là họat động ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó để đảm bảo tính linh hoạt trong thu lãi, phù hợp với luật định và tạo điều kiện cho khách hàng, thì một số ý kiến sau theo tôi là rất đáng qua tâm:
Các đơn vị có vòng vay vốn chậm, số chu kỳ kinh doanh thấp thì không áp dụng thi lãi hàng tháng mà thu vào hạn kì khi khách hàng trả nợ gốc.
Các đơn vị có vòng quay vốn nhanh, thu nhập ổn định thì nên tiến hanh thu lãi thường xuyên để tiện cho cả hai bên trong hạch tóan và lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Với các khỏan vay nhỏ, khỏan thu về hàng tháng là thấp thì nên tiến hành thu một lần cùng với trả nợ gốc để giảm chi phí quản lý vốn.
3.2.3. Giải pháp về phương thức cho vay và thu hồi vốn.
3.2.3.1. Vấn đề nợ trước hạn.
Là một trong những vấn đề gây đau đầu cho cơ quan qủan ly, nhưng không vì vậy mà không có phương pháp xử lý, khắc phục. Theo đó thì việc cho vay này nên áp dụng thêm 1 điều khoản là trả nợ trước hạn (điều này hơi trái ngược với tâm lý trên thực tế). Cách thức tính phí trả nợ trước hạn như sau:
Tiền phí trả nợ trước hạn
=
Tiền trả nợ trước hạn
x
Lãi suất trả nợ trước hạn
x
Thời gian trả nợ trước hạn
Việc trả nợ trước hạn sẽ giúp cho cả hai bên: ngân hàng và khách hàng trong việc tính tóan điều chuyển lượng vốn của mình: khách hàng sẽ có tâm lý tính tóan kỹ lưỡng hơn khỏan đi vay của mình về thời hạn để tránh lãi suất phạt, còn ngân hàng thì giảm tình trạng mất cân đối vốn. Tuy vậy cần fải xem xét khung lãi suất phạt một cách hợp lý bởi vì khách hàng sẽ tránh lãi suất nợ bằng cách “găm” vốn cho chu kì kinh doanh sau, nó gây tình trạng nợ quá hạn. Trong cả hai trường hợp thì ngân hàng đều chịu thiệt thòi, do đó thà nhận được tiền trước ít hơn kì vọng thực tế còn hơn là chịu một khỏan nợ mà quá hạn, khó đòi.
3.2.3.2. Thực hiện đôn đốc thu nợ và lãi.
Tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hưng Yên thì việc phân loại chất lượng các khoản vay được tíên hành rất tỉ mỉ và kĩ lưỡng bởi nó chịu ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, biến đổi khó lường được trước. Việc phân loại tiến hành như sau:
Các tài khỏan có dấu hiệu rủi ro khó có khả năng thu hồi lại vốn do các yếu tố khách quan có thể tác động thì cần fải dự trù các biện pháp giảm nợ, gia hạn hợp đồng nhằm đảm bảo an tòan vốn làm ăn, kinh doanh của chi nhánh.
Các tài khỏan có chất lượng tốt, ổn định và có tính lâu dài thì cần nhớ thúc giục bên đi vay trả lãi khi đến hạn.
Trường hợp phải gia hạn hợp đồng thì cán bộ ngân hàng có thể tham khảo các biện pháp sau:
Gia tăng vốn cho vay cho các khỏan vay, tuy vậy thực tế các ngân hàng không muốn thực hiện biện pháp này, nó chỉ được áp dụng khi ngân hàng có “niểm tin mãnh liệt” là khách hàng có đầy đủ khả năng trả nợ trong tương lai.
Kết cấu lại khỏan nợ: cán bộ tư vấn cho khách hàng trong việc kéo dài thời hạn vay, rút bớt khỏan fải trả hàng tháng, giới thiệu và chia sẽ khỏan cho vay với một bên thứ 3 để giảm rủi ro.
Với khách hàng có vi phạm hợp đồng nghiêm trọng, mất uy tín với ngân hàng thì ngân hàng nên chủ động tìm cách thu hồi trước hạn.
3.2.3.3. Thực hiện kế tóan dự thu, dự trả.
Do công việc cho vay của ngân hàng là một công việc bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, lại có liên quan mật thiết tới nguồn vốn của ngân hàng cũng như quyết định phần lớn tới lợi nhuận của đơn vị. Do đó nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, mỗi sự ảnh hưởng, thay đổi trong kế tóan hoạt động cho vay ảnh hưởng tới tất cả các thành tố từ lớn đến nhỏ nhất trong hệ thống, vì thế việc lập kế hoach, dự tóan trước là vô cùng cần thiết giúp cho đơn vị phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. Việc kế tóan dự thu dự trả không chỉ lập đơn thuần cho năm, quý, tháng mà có khi tùy theo mức độ cần cao hơn như mức tuần và ngày. Để từ đó vào cuối mỗi ngày, lãnh đạo đơn vị có thể biết được hiệu quả hoạt động của đơn vị mình trong ngày, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có cơ sở, giảm thiểu rủi ro.
3.2.4. Giải pháp về chuyển, xử lý nợ quá hạn, lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
3.2.4.1. Xử lý nợ quá hạn.
Để tiện cho việc theo dõi và quản lý nợ quá hạn, tiết kiệm chi phí sổ sách, chứng từ, quản lý… thì việc nợ quá hạn chia thành nhiều cấp là không nên. Theo tôi, ta nên chia làm 2 loại: nợ quá hạn dưới 1 năm (360 ngày) và cao hơn 1 năm. Đây là biện pháp cần thiết để quản lý đơn giản hơn. Mặc dù việc sử dụng tiêu chí nợ quá hạn cũ này là đúng, tuy vậy nếu tài khỏan phân chia thời gian quá nhỏ sẽ gây bất tiện cho công tác kế tóan cũng như việc lập báo cao tiền vay như trong thời gian ngắn, cứ 6 tháng kế tóan lại phải thực hiện chuyển nợ. Một sự thay đổi nhỏ lại làm thay đổi cả hệ thống, rõ ràng là việc phân chia kiểu mới này gọn nhẹ hơn rất nhiều, giúp ích cho các kế tóan viên.
3.2.4.2. Chuyển nợ quá hạn kịp thời.
Để thuận tiện cho công việc hạch tóan và dự báo thì khi có xuất hiện dấu hiệu nợ quá hạn cán bộ lãnh đạo cần kiên quyết chỉ đạo chuyển sang các tài khỏan nợ quá hạn tương ứng. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản ngân hàng nhưng theo tôi đây là hành động cần tiến hành dứt khóat, bởi nó có thể ảnh hưởng tới tính ổn định của nguồn vốn cũng như lãi dự thu.
3.2.4.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro.
Theo quyết định 488/2000/ QĐ – NHNN ngày 27/11/2000 thì chỉ được lập quỹ dự phòng trên cơ sở báo cáo tuổi của khỏan cho vay. Căn cứ này giúp ngân hàng chủ động trong việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng không làm giảm thu nhập kỳ vọng hay vốn tự có của ngân hàng.
3.2.5. Giải pháp về hệ thống thông tin và nguồn nhân lực.
Về hệ thống thông tin, theo tôi có 2 giải pháp chủ đạo sau: nhanh chóng hòan thiện và nâng cấp hệ thống máy tính, máy chủ, máy trạm, tăng băng thông bộ nhớ cho hệ thống, tránh tình trạng quá tải băng thông; bên cạnh đó cần áp dụng các phần mềm quản lý, phần mềm kế tóan chủân và mới, thường xuyên cập nhật, vá lỗi để tránh sự cố rỏ rỉ thông tin, bởi lẽ, với ngân hàng thì thông tin về khách hàng là tối mật.
Với con người, điều quan trọng nhất là nâng cao trình độ, thường xuyên tổ chức các lớp bổ túc, huấn luyện nghiệp vụ, tạo tác phong làm việc lịch sự với khách hàng. Với cán bộ kế tóan, cần trau dồi khả năng sử dụng phần mềm thay thế cho phương pháp hạch tóan trên giấy tờ cũ.
3.3. Một số kiến nghị:
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là ngân hàng “mẹ” điều hành hoạt động của các chi nhánh thông qua các công cụ hành chính như văn bản, quyết định. Vì vậy để cho các chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn thì ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam cần xem xét để đảm bảo các quyết định chính sách đó đưa ra là kịp thời, hợp lý và không mâu thuẫn với các văn bản khách. Bên cạnh đó cần nâng cao vị thế thông qua hoạt động Marketting, quảng cáo.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Trung Ương.
Ngân hàng Trung Ương là đơn vị thi hành các định hướng nhà Nước, quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại ở tầm vĩ mô, do đó mỗi quyết định của nó ảnh hưởng tới cả hệ thống ngân hàng từ lớn đến nhỏ, tôi có một số kiến nghị sau:
Ngân hàng Trưng Ương cần quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của khách hàng để hoạt động kế tóan được đơn giản hóa, tránh tình trạng xuất hiện nợ quá hạn làm gia tăng số nghiệp vụ mà kế tóan viên fải thực hiện.
Hoàn thiện các văn bản pháp lý hiện hành, đặc biệt là các tài khoản chứng từ kế tóan.
3.3.3. Kiến nghị với nhà nước.
Nhà nước với vai trò to lớn của mình chỉ đạo và định hướng cho nền kinh tế, do đó, trách nhiệm của Nhà Nước và ảnh hưởng của nó xuyên suốt quốc gia, tới từng thành phần kinh tế. Để thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng một cách lành mạnh và góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội giải quyết công ăn việc làm, theo tôi, nhà nước cần:
Cần tạo ra sân chơi lành mạnh giữa các ngân hàng.
Cần có hệ thống thông tin và dự báo về kinh tế.
Cần làm lành mạnh hóa chế độ kế tóan.
Kết luận
Tóm lại là trước mắt chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên còn rất nhiều việc phải làm và đối với một chi nhánh mới có 2 năm kinh nghiệm như vậy thì đỉều đó không phải là đơn giản. Nhưng tôi tin rằng, với nòng cốt là đội ngũ cán bộ nhiệt huyết và có trình độ, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên sẽ thực hiện được những mục tiêu đó trong một tương lai không xa.
Một lần nữa tôi xin được gửi lời cám ơn tới các anh chị trong phòng tín dụng, phong kế tóan chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên đã giúp đỡ tôi tận tình trong công tác thực tập và xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới cô giáo - Ths Nguyễn Thị Thùy Dương và các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài chính đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này
Hà Nội ngày 15 tháng 4 năm 2007
Sinh viên thực hiện:
Lương Bình Minh
Danh mục tài liệu tham khảo.
Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính Dr. Frederic S.Mishinkin – nhà xuất bản và kỹ thuật Hà Nội – 1994.
Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại – PGS. TS. Lê Văn Tế (chủ biên) - Nhà xuất bản thống kê – 2004.
Sổ tay tín dụng ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (lưu hành nội bộ) – 2004.
Hạch tóan kế tóan trong các doanh nghiệp – PGS. TS. Nguyễn Thị Đông (chủ biên) – nhà xuất bản thống kê – 2004.
Website ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Trung Ương Việt Nam
Website bộ tài chính
Báo cáo tổng hợp Chi Nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên năm 2004 2005 2006.
Hệ thống văn bản pháp luật:
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
Quyết định số 738/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN.
Quyết định số 966/2003/QĐ-NHNN ngày 22/8/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú; các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Quyết định số 435/1998/QĐ – NHNN và văn bản 155/CV – NHNN
Các văn bản, tài liệu môn học khác.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0313.doc