Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh tại Công ty Bảo Việt Hà Nội - Chi nhánh Bảo Việt Cầu Giấy

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh tại Công ty Bảo Việt Hà Nội - Chi nhánh Bảo Việt Cầu Giấy: ... Ebook Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh tại Công ty Bảo Việt Hà Nội - Chi nhánh Bảo Việt Cầu Giấy

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh tại Công ty Bảo Việt Hà Nội - Chi nhánh Bảo Việt Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Chăm lo cho thế hệ học sinh là công việc có ý nghĩa quan trọng, không chỉ ở hiện tại mà còn có tác dụng to lớn để xây dựng xã hội tốt đẹp trong tương lai. Vì vậy, việc bảo đảm cho thế hệ trẻ được phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần chính là chăm lo cho xã hội phát triển cả về thế và lực. Với quan điểm chăm lo cho thế hệ trẻ là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan thực hiện chủ chương đó nhằm mục đích chăm sóc và bảo vệ cho thế hệ trẻ. Để cùng gánh vác với xã hội trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em, các công ty bảo hiểm đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh. Mục đích nhằm giúp gia đình, nhà trường và bản thân các em biết cách đề phòng và hạn chế rủi ro, và quan trọng hơn là bảo hiểm sẽ giúp những học sinh gặp tai nạn rủi ro và gia đình có thể ổn định được tài chính, khắc phục những khó khăn khi rủi ro xảy ra. Trong lĩnh vực bảo hiểm toàn diện học sinh, Bảo Việt là công ty đầu tiên triển khai kinh doanh trên thị trường.Vốn là một trong những nghiệp vụ truyền thống, Bảo Việt đã cung cấp dịch vụ này tới hầu hết các em,và chiếm hơn 60% thì phần trên thị trường. Hiện nay, Bảo Việt Hà Nội cũng đang tích cực triển khai nhằm ngày một hoàn thiện mình, qua đó cung cấp tới các em một dịch vụ tốt nhất. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Bảo Việt Hà Nội-Chi nhánh Bảo Việt Cầu Giấy, em đã chọn nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh làm luận văn của mình với tên luận văn “Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh tại Công ty Bảo Việt Hà Nội- Chi nhánh Bảo Việt Cầu Giấy” Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 Chương sau: Chương I: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm học sinh và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ. Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh tại Bảo Việt Hà Nội - Chi nhánh bảo Việt Cầu Giấy giai đoạn 2001 - 2005 Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thịên nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh tại chi nhánh Bảo Việt Cầu Gíấy Là một sinh viên chuyên ngành bảo hiểm, lần đầu tiên được tiếp xúc với thực tế, Nhưng do còn hạn chế về thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô, cũng như các anh chị cán bộ tại chi nhánh Bảo Việt Cầu Giấy về bài luận văn này. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cố giáo trong bộ môn đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về bảo hiểm và đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo- Thạc sỹ Bùi Quỳnh Anh đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên tại Văn phòng Bảo Việt Cầu Giấy đã tạo điều kiện cho em được tham gia tiếp xúc với thực tế tại phòng và đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOẠNH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH 1. Sự cần thiết khách quan phải triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước, là hạt nhân của một xã hội phồn vinh, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình… một đất nước muốn phát triển bền vững thì không chỉ quan tâm đến các nguồn lực trước mắt, mà phải quan tâm đến các nguồn lực trong tương lai, trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất. Mọi quốc gia đều rất chú trọng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ em và giành nhiều điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện. Xuất phát từ những đặc điểm của lứa tuổi học sinh rất hiếu động, ham hiểu biết nhưng cũng rất dễ bị tổn thương bởi các em chưa ý thức đầy đủ về hành động của mình, hay bị quấn hút vào những trò nguy hiểm. Vì vậy mà những nguy cơ rủi ro luôn rình rập. Từ khi sinh ra và lớn lên các em đều được sống trong vòng tay yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội. Họ luôn tạo những điều kiện tốt nhất để các em được tự do phát triển về thể lực, chí lực, tuy vậy các em cũng không thể tránh khỏi những nguy cơ ốm đau, bệnh tật. Mặt khác nhận thức của các em ở lứa này còn chưa hoàn thiện, thiếu sự hiểu biết về pháp luật, chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình nên thường hành động thiếu suy nghĩ, chưa ý thức được cái tốt cái xấu, dễ bị lôi kéo vào những trò chơi nguy hiểm mà không lường trước được hậu quả của nó. Vì vậy, ở lứa tuổi học sinh nguy cơ xảy ra rủi ro cao hơn so với các lứa tuổi khác. Khi không may xảy ra rủi ro, trẻ em rất cần được sự chăm sóc, chữa trị để hồi phục sức khoẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Trong khi đó chi phí chăm sóc này đôi khi là rất lớn mà không phải gia đình nào cũng có được, điều này là một thiệt thòi rất lớn cho các em. Vì vậy, vấn đề đặt ra mà bất khì xã hội nào cũng quan tâm là làm thế nào để khắc phục được những hậu quả khi xảy ra rủi ro để đảm bảo cuộc sống cho các em? Để trả lời cho câu hỏi đó mỗi quốc gia, mỗi xã hội đều giành sự quan tâm đặc biệt đến vẫn đề này. Rất nhiều biện pháp đã được đặt ra như cứu trợ xã hội, sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân. Trong đó, có một biện pháp hiệu quả cao rất phổ biến trên thế giới đó là bảo hiểm toàn diện học sinh. Theo công ước “quyền trẻ em”của liên hợp quốc đã ghi rõ “các quốc gia thành viên đều thừa nhận mọi trẻ em đều được hưởng an toàn xã hội bao gồm cả bảo hiểm xã hôị, và phải thi hành những biện pháp cần thiết để thực hiện các quền đó phù hợp với pháp luật của quốc gia mình”. Ở Việt Nam, theo thống kê số lượng học sinh ở nước ta chiểm khoảng 20% dân số cả nước. Đây chính là nguồn nhân lực, nguồn hy vọng của đất nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các em là nghĩa vụ quan trọng mà Đảng ta đã xác định “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Vì thế Việt Nam đã tham gia phê chuẩn công ước về quyền trẻ em của liên hợp quốc và được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991 đã khẳng định ” Trẻ em có quyền tài sản, quyền thừa kế, quyền hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật”. Quán triệt tinh thần đó Đảng ta đã giành nhiều biện pháp kinh tế xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ em… tuy nhiên, thực tế cho thấy vì điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn nên đã ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Cụ thể: hiện có rất ít các khu vui chơi giải trí giành riêng cho các em. Ở thành phố hay có hiện tượng các em rủ nhau đi tắm sông, hồ hay đá bóng vỉa hè vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông. Ở nông thôn học sinh thường hay rủ nhau chơi những trò rất nguy hiểm như tắm sông, trèo cây…những việc đó đe doạ nghiêm trọng đến tình mạng và sức khoẻ của các em, và thực tế đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Hơn nữa, vì điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, việc quan tâm chăm sóc của gia đình và nhà trường đối với các em cũng còn hạn chế, thực trạng này đã làm tăng khả năng xảy ra rủi ro với các em học sinh. Đặc biệt, trong những năm gần đây theo số liệu thống kê cho thấy số vụ tai nạn của học sinh ngày càng có xu hướng tăng lên. Khi tai nạn xảy ra, hậu quả người phải gánh chịu trước hết là bản thân các em, tiếp đến là gia đình, người thân và cả xã hội. Mà để khắc phục nó thì cần phải có nguồn lực lớn mà không phải gia đình nào cũng có được, trong thực tế nhiều trường hợp vì không đủ tiền cứu chữa đã để lại di chứng xuốt đời, huỷ hoại tương lai của các em - Điều này là một thiệt thòi rất lớn đối với các em. Để khắc phục những hậu quả trên, nhà nước và xã hội đã tiến hành nhiều biện pháp để giúp đỡ, như trợ cấp một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho những hoàn cảnh đặc biệt, kêu gọi sự giúp đỡ của các cá nhân, đoàn thể… Nhiều tổ chức xã hội được thành lập như hội chữ thập đỏ. Sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức xã hội là rất cần thiết nhưng nó chỉ mang tính tức thời và không thể đáp ứng hết những nhu cầu của các em. Hơn nữa, để nhận được sự hỗ trợ này đôi khi cần nhiều thời gian nên không đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong trường hợp xảy ra rủi ro với các em mà cần được điều trị ngay. Để khắc phục được những nhược điểm của các biện pháp trên, bảo hiểm toàn diện học sinh đã ra đời. Với một số tiền nhỏ khi tham gia bảo hiểm nếu xảy ra tai nạn thì học sinh đó sẽ được trợ cấp một phần hoặc toàn bộ chi phí chăm sóc sức khoẻ từ phía các công ty bảo hiểm. Như vậy, sẽ đảm bảo được hưởng những quền lợi chính đáng trong việc chăm sóc hồi phục sức khoẻ khi không may xảy ra tai nạn. Đây là biện pháp rất tích cực và đạt hiệu quả cao, nó vừa mang tích chủ động, lại có phạm vị rộng lớn vì không bị giới hạn với bất cứ học sinh nào, hơn nữa việc giải quyết hậu quả khi sảy ra tại nạn lại được tiến hành nhanh chóng. Như vậy, sự ra đời của bảo hiểm học sinh là một tất yếu khách quan để bảo đảm cho moi học sinh đều nhận được sự chăm sóc cần thiết khi không may gặp rủi ro. Bảo hiểm học sinh là phương thức thiết thực nhất đảm bảo sức khoẻ, tính mạng cho các em. Là người bạn, người bảo vệ đắc lực cho an toàn của các em. 2. Tác dụng của bảo hiểm toàn diện học sinh a. Đối với học sinh, sinh viên Như đã nói ở trên, bảo hiểm toàn diện học sinh là là sự đảm bảo về quyền lợi cho các em theo công ước quốc tế và luật chăm sóc giáo dục trẻ em. Vì vậy, trước hết bảo hiểm toàn diện học sinh là để phục vụ cho lợi ích của chính các em thể hiện: + Việc tham gia bảo hiểm giúp các em và gia đình có nguồn tài chính phục vụ chăm sóc phục hồi sức khoẻ sau khi bị tai nạn, ốm đau bệnh tật để nhanh chóng trở lại học tâp. Chỉ một số tiền đóng phí bảo hiểm nhỏ nhưng khi có rủi ro xảy ra các em sẽ được công ty bảo hiểm trả tiền gấp nhiều lần để trang trải các chi phí y tế và từ đó các em sẽ có điều kiện được chăm sóc tốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn như học sinh ở nông thôn, miền núi, cao nguyên…khi mà chỉ duy trì cho các em đi học cũng rất vất vả, thì sẽ không có điều kiện chi trả chăm sóc khi gặp tai nạn. Do đó, bảo hiểm toàn diện học sinh thực sự là người bạn tin cậy đảm bảo cho các em có điều kiện được học tập liên tục. + Mặt khác, việc tham gia bảo hiểm còn giúp các em nâng cao ý thức cộng đồng, giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, khi tham gia bảo hiểm công ty bảo hiểm sẽ phối hợp với nhà trường và gia đình thường xuyên nhắc nhở các em ý thức tự bảo vệ mình. Điều này có ý nghĩa quan trọng, góp phần hạn chế tai nạn xảy ra cho các em, đảm bảo cho các em phát triển khoẻ mạnh, không ngừng trao đổi rèn luyện về mặt thể chất, tư chất đạo đức, khoa học để phấn đấu thành người có ích cho đất nước. Đây là tác dụng lớn của bảo hiểm học sinh. b. Đối với gia đình các học sinh tham gia bảo hiểm. Trước hết, bảo hiểm học sinh là công cụ hữu ích giúp các gia đình ổn định về mặt tài chính. Bảo hiểm học sinh là một nghiệp vụ trọng tâm trong bảo hiểm con người bằng cách huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh để tạo lên quỹ bảo hiểm tập trung. Quỹ này dùng chủ yếu để chi trả kịp thời những thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ cho các em khi rủi ro xảy ra. Khi tai nạn xảy ra, người bị thiệt hại đầu tiên chính là bản các em học sinh, sau đó là những người thân trong gia đình các em. Vì phải trang trải những chi phí phát sinh như chi phí thuốc men, chi phí nằm viện, phẫu thuật, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho các em trong khi thu nhập của gia đình không đổi, thậm trí là giảm sút vì phải nghỉ việc để chăm sóc cho con cái. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của gia đình, nhất là với các gia đình khó khăn. Trong khi đó, nếu tham gia bảo hiểm thì sẽ được các công ty bảo hiểm chi trả phần lớn họăc toàn bộ các chi phí này. Như vậy, các gia đình sẽ ổn định về mặt tài chính yên tâm chăm sóc con cái và yên tâm làm việc. Ngoài ra, thông qua bảo hiểm học sinh các bậc phụ huynh sẽ có điều kiện để chăm sóc con cái tốt hơn vì được công ty bảo hiểm phổ biến kiến thức về phòng tránh tai nạn cho các em học sinh. c. Đối với nhà trường. Bảo hiểm giúp học sinh có điều kiện nhanh chóng ổn định sức khoẻ để trở lại hoạt động làm cho việc học tập của các em ít bị gián đoạn và công tác giảng dạy của nhà trường được đảm bảo đúng kế hoạch. Qua bảo hiểm học sinh nhà trường được trang bị thêm các kiến thức về phong tránh giảm thiểu rủi ro cho học sinh, đồng thời nhà trường có thể phối hợp cùng với các bậc phụ huynh và công ty bảo hiểm mở thêm các lớp ngoại khoá để giáo dục các em ý thức tự bảo vệ mình, nhờ đó mà chương trình giảng dạy của nhà trường sẽ được phong phú hơn. Giúp nhà trường tạo được sự tin cậy và nâng cao uy tín của mình với các bặc phụ huynh. Sau khi thu phí bảo hiểm công ty bảo hiểm sẽ trích một phần phí bảo hiểm để lại trường được sử dụng vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất như mua sắm các trang thiết bị y tế, sách báo, thuốc men… giúp nhà trường giảm bớt được những chi phí này. d. Đối với các công ty bảo hiểm Mục tiêu của các công ty bảo hiểm khi tiến hành kinh doanh là thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, do bảo hiểm học sinh là một nghiệp vụ bảo hiểm có liên quan đến các định hướng, chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước, đồng thời thể hiện sự quan tâm của các xã hội đến các thế hệ tương lai vì vậy các công ty bảo hiểm không chỉ coi trọng mục tiêu hiệu quả kinh doanh mà còn hết sức chú ý đến hiệu quả xã hội của nghiệp vụ này. Là một nghiệp vụ bảo hiểm ra đời từ rất sớm, bảo hiểm toàn diện học sinh chiếm một phần khá lớn trong tổng thu của công ty bảo hiểm, vừa góp phần làm tăng doanh thu đồng thời thông qua công tác tuyên truyền quảng bá đã đưa được hình ảnh của công ty tới đông đảo công chúng. Thực hiện tốt nghiệp vụ này sẽ góp phần năng cao uy tín của công ty tới công chúng đây là tác dụng rất lớn đối với công ty. Giúp công ty có thể dễ dàng bán các loại hình bảo hiểm khác. Đồng thời, việc học sinh tham gia bảo hiểm ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp các em hiểu rõ về bảo hiểm, đây sẽ là một thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng trong tương lai. e. Đối với xã hội Bảo hiểm toàn diện học sinh góp phần quan trọng vào công tác xã hội hoá giáo dục với mục tiêu chuẩn bị cho thế hệ tương lại một lền tảng vững chắc về sức khoẻ, thể chất, và chi thức khoa học. Thực hiện bảo hiểm toàn diện học sinh là biện pháp thiết thực trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người của Đảng và nhà nước ta. Bảo hiểm toàn diện học sinh tạo lên quỹ tiền tệ phi tập trung lớn, ngoài phần bồi đắp chi trả bồi thường còn góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít. Do đó khi triển khai bảo hiểm toàn diện học sinh, công ty bảo hiểm sẽ thu một khoản phí bảo hiểm (thường là rất nhỏ) của từng em để tạo lên một quỹ tiền tệ lớn. Quỹ này mặc dù mục đích chính là chi trả bồi thường cho các em học sinh khi không may gặp phải rủi ro. Tuy nhiên, số tiền đó không phải là bồi thường toàn bộ một lúc. Vì vậy, luôn luôn có những khoản tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến. Khoản tiền nhàn rỗi này sẽ được đem đị đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau để phát triển kinh tế. II . SỰ RA ĐỜi VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH Ở VIỆT NAM. Tiền thân của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh là nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn học sinh được tổng công ty bảo hiểm Việt Nam triển khai đầu tiên vào năm học 1985-1986. Trong thời gian này, bảo hiểm toàn diện học sinh chỉ tiến hành bảo hiểm cho các em khi đang học tại trường với mức phí bảo hiểm là 1000-2000đồng/ một học sinh tương ứng với số tiền bảo hiểm tối đa khoảng 1.000.000 đồng/ vụ. Sau một năm triển khai nghiệp vụ, người ta nhận ra rằng việc chỉ bảo hiểm cho các em khi đang học tại trường thì phạm vi bảo hiểm là qua hẹp bởi tai nạn xảy ra với các em chủ yếu lại ở ngoài giờ học khi không có sự quản lý của nhà trường. Nguyên nhân là vì ngoài giờ học các em thường hay rủ nhau đi chơi như đi bơi hay đá bóng ở vỉa hè mà không có ai giám sát. Đăc biệt là sau khi tan học, học sinh thường ùa ra đi cả ở dưới lòng đường hoặc băng qua đường trong tình trạng giao thông đông đúc thì những hành động đó của các em rất dễ gây ra tai nạn giao thông nhưng nếu xảy ra lại không được bồi thường.Vì điều đó đến năm học 1998-1999 bảo hiểm tai nạn học sinh đã mở rộng phạm vi bảo hiểm là bảo hiểm tai nạn học sinh 24/24giờ. Phí bảo hiểm được năng cao lên thành từ 1000-3000đồng/ một học sinh. số tiền bảo hiểm là 1.000.000 - 2.000.000 đồng/vụ. Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng sôi động, sau nghị định 100/CP của chính phủ, hàng loạt các công ty bảo hiểm được thành lập cạnh tranh với nhau. Các doanh nghiệp tìm mọi cách để hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm của mình để tăng tính cạnh tranh. Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh cũng không ngừng đổi mới để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong quá trình đó người ta nhận thấy rằng bên cạnh những rủi ro do tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, những rủi ro ốm đau, bệnh tật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các em. Hơn nữa, những rủi ro ốm đau, bệnh tật lại khá nhiều. Điều này dẫn đến đòi hỏi tù phía các em học sinh, cũng như các bặc cha mẹ muốn các công ty bảo hiểm tiếp tục mở rộng phạm vi bảo hiểm, không chỉ giới hạn bởi những rủi ro xảy ra trong và ngoài giờ học mà còn bảo hiểm cho cả những rủi ro ốm đau, bệnh tật. Chính vì vậy, năm học 1995-1996 bảo hiểm tai nạn học sinh được triển khai thành bảo hiểm toàn điện học sinh với ba điều kiện bảo hiểm: Điều kiện A: chết do mọi nguyên nhân. Điều kiện B: Thương tật do tan nạn. Điều kiện C: Bảo hiểm cho những rủi ro ốm đau, bệnh tật phải nằm viện phẫu thuật. Người tham gia bảo hiểm được phép lựa chọn hình thức tham gia bảo hiểm có thể tham gia một điều kiện hoặc tham gia kết hợp hai hoặc ba trong ba điều kiện trên, với mỗi hình thức tham gia sẽ tương ứng với một mức phí khác nhau. Với sự phân chia các điều kiên bảo hiểm A,B,C đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm, từ đó bảo hiểm học sinh đã nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng, chiếm tỷ trọng doanh thu cao trong cơ cấu doanh thu của các công ty bảo hiểm, thể hiện được vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm. Để tiếp tục hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh công ty bảo hiểm tiếp tục đổi mới mở rộng phạm vi bảo hiểm. Hiện nay, bảo hiểm học sinh có bốn điều kiện bảo hiểm: Điều kiện A: Bảo hiểm trong trường hợp tử vong. Điều kiện B: Chết hoặc thương tật do tai nạn. Điều kiện C: Ốm đau bệnh tật phải nằm viện phẫu thuật. Điều kiện D: Nằm viên do ốm đau bệnh tật, thương tật thân thể do tai nạn. Sau hai mươi năm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh, hiện thu hút khoảng 70% số lượng học sinh tham giao bảo hiểm hàng năm. Đây là nỗ lực rất lớn của các công ty bảo hiểm. Tuy vậy, thị trường bảo hiểm học sinh vẫn còn rất nhiều cơ hội để các công ty tiếp tục hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh của mình nhằm tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm của các em. III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH Văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm Căn cứ theo: Điều khoản bảo hiểm toàn diện học sinh( ban hành kém theo quyết định số:744/2002/QĐ/TGD) ngày 27/3/2002 của tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Văn bản hưỡng dẫn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên năm học 2005-2006 trên địa bàn thành phố Hà Nội quy định như sau: 1. Đối tượng bảo hiểm. Là các học sinh sinh viên đang theo học tại các trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học sinh học nghề. Trong đó: Người được bảo hiểm: là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm và được hưởng quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm: là người có yêu cầu bảo hiểm và trực tiếp hoặc thông qua nhà trường giao kết hợp đồng bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Người thụ hưởng: là người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, hoặc là người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không có chỉ định. 2. Phạm vi bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn hai hay nhiều điều kiện bảo hiểm được quy đinh dưới đây: A. Điều kiện bảo hiểm A. + Rủi ro được bảo hiểm: bảo hiểm do trường hợp chết do ốm đau bệnh tật. +Hiệu lực bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm. Những hợp đồng tái tục mặc nhiên có hiệu lực ngay sau khi người tham gia bảo hiểm đóng phí cho kì tiếp theo. B. Điều kiện bảo hiểm B. + Rủi ro được bảo hiểm: Bảo hiểm cho trường hợp chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn. + Hiệu lực bảo hiểm: Có hiệu lực ngay khi người tham gia bảo hiểm hoàn thành thủ tục đóng phí theo quy định. C. Điều kiện bảo hiểm C. + Rủi ro được bảo hiểm: Bảo hiểm cho những trường hợp ốm đau bệnh tật. + Hiệu lực bảo hiểm: Có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm D. + Rủi ro được bảo hiểm: Nằm viện do ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể do tai nạn. + Hiệu lực bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo quy định. Hợp đồng tái tụng mặc nhiên có hiệu lực kể từ khi đóng phí cho kì tiếp theo. Những trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm · Đối tượng không nhận bảo hiểm gồm: những người bị mắc bệnh thần kinh, tâm thần, phong. Những người bị tàn phế hoặc bị thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên. Những người đang trong giai đoạn điều trị bệnh tật hoặc thương tật. · Những loại trừ áp dụng chung cho các điều kiện: - Hành vi cố ý của người được bảo hiểm hoặc người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. - Người được bảo hiểm là học sinh trung học phổ thông trở lên vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nội quy, quy định của chính quyền địa phương hoặc các tổ chức xã hội, vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông. - Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự khác, bị nhiễm HIV, AIDS. - Người được bảo hiểm tham gia đánh nhau trừ mục đích tự vệ. - Những rủi ro mang tính chất thảm họa như động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, đình công. Những loại trừ áp dụng riêng cho điều kiện C và D. - Nằm viện để kiểm tra sức khoẻ, khám giám định y khoa mà không liên quan đến việc điều trị bệnh tật, thương tật. - Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh tật bẩm sinh, những thương tật và chỉ định phẫu thuật có từ trước ngày bắt đầu được bảo hiểm. - Điều trị hoặc phẫu thuật theo yêu cầu của người được bảo hiểm mà không liên quan đến việc điều trị hoặc phẫu thuật bình thường do ngành y tế quy định . - Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, hồi phục chức năng, làm giả cho các bộ phận của cơ thể. 3. Quyền lợi bảo hiểm A. Điều kiện bảo hiểm A: Trường hợp người được bảo hiểm chết thuộc phạm vị bảo hiểm thì sẽ được chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. B. Điều kiện bảo hiểm B: + Trường hợp người được bảo hiểm chết thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. + Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật thân thể do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm ban hành kèm theo quyết định số 05/ TCBH ngày 2/1/1993. + Trường hợp người được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vị trách nhiệm bảo hiểm đã được trả tiền bảo hiểm, trong vòng 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn người được bảo hiểm chết do chính hậu quả của tai nạn đó, công ty sẽ trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm với số tiền đã trả cho tai nạn trước đó. Hoặc trong vòng 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn mức độ thương tật trầm trọng hơn thì công ty bảo hiểm sẽ trả phần chênh lệch giữa số tiền ứng theo tỷ lệ thương tật với số tiền đã trả cho tai nạn trước đó. C. Điều kiện bảo hiểm C. Trong trường hợp người được bảo hiểm phải phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật công ty bảo hiểm sẽ trả tiền theo bảng tỷ lệ phẫu thuật do công ty ban hành. D. Điều kiện bảo hiểm D. Trường hợp người được bảo hiểm ốm đau, bệnh tật, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm phải nằm viện, Bảo Việt sẽ trợ cấp mỗi ngày 0,3% số tiền bảo hiểm, nhưng không quá 60 ngày trong năm. *Mở rộng quyền lợi bảo hiểm. Học sinh tham gia điều kiện D được hưởng trợ cấp nằm viện trong cả trường hợpbị tai nạn. Số ngày nằm viện không quá 60 ngày/ năm. Học sinh tham gia bảo hiểm kết hợp cả B+C+D khi ốm đau, bệnh tật phải nằm điều trị, phẫu thuật tại bệnh viện nhưng không qua khỏi dẫn đến tử vong, được trợ cấp mai táng phí 1.000.000 đ/ ng. Học sinh bị tai nạn, nhưng không nằm viện được cấp 0.2% số tiền bảo hiểm trên ngày, không quá 07 ngày/ vụ. 4. Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 4.1. Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là hạn mức trách nhiệm của các công ty bảo hiểm. Đây là cơ sở quan trọng để xác định số tiền bồi thường. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm học sinh hiện nay số tiền bảo hiểm giao động trong khoảng từ 1.000.000 đến 10.000.000 đồng/vụ. Trong thực tế hạn mức trách nhiệm mà học sinh tham gia phổ biến hiện nay khoảng từ 4.000.000 đến 6.000.000. đồng/vụ. 4.2. Phí bảo hiểm Khi tham gia bảo hiểm, để được hưởng dịch vụ bảo hiểm người tham gia bảo hiểm phải đóng một lượng tiền nhất định cho công ty bảo hiểm. Số tiền này gọi là phí bảo hiểm hay giá cả của bảo hiểm. Việc xác định mức phí bảo hiểm hợp lý là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của công ty bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm phải được xác định để có thể vừa đảm bảo đủ để chi trả bồi thường, lại vừa đem lại một phần lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm. Nếu để mức phí quá thấp thì có thể dẫn đến hiện tượng thu không đủ bù chi, làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Ngược lại, nếu để mức phí quá cao lại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty bảo hiểm trên thị trường đồng thời khó thu hút khách hàng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm: Sác xuất rủi ro, tỷ lệ bồi thường, chi quản lý, chi hoa hồng.. do đó khi tính phí bảo hiểm, cần phải tính đầy đủ các yếu tố trên. Để tính toán hợp lý phí bảo hiểm người ta sử dụng các cách sau: 1. Phí bảo hiểm được xác định bởi hai nhân tố là phụ phí và phí thuần: p= d+f Trong đó: p: phí bảo hiểm; d: phụ phí; f: phí thuần. Phí thuần f được xác định theo công thức sau: f = Trong đó: Ci: số tiền trả cho những người bị tai nạn và sau đó bị chết năm thứ i Ti: Số tiền trả cho những người bị thương tật năm thứ i Li: Số người tham gia bảo hiểm học sinh Phụ phí d bao gồm: - Chi cho hoạt động quản lý của công ty bảo hiểm, thông thường từ 5%15%. - Chi trích lập quỹ dự trữ bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất. - Khoản thuế mà công ty phải nộp theo quy định của nhà nước. - Các khoản khác.. 2. Phí bảo hiểm được xác định dựa trên số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm= tỷ lệ phí* số tiền bảo hiểm Trong thực tế triển khai bảo hiểm toàn diện học sinh, hầu hết các công ty bảo hiểm, trong đó có Bảo Việt thường áp dụng cách tính phí theo tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm. 5. Thu phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm nộp 01 kì vào đầu năm học. khi nộp phí bảo hiểm trường cần nộp đầy đủ danh sách học sinh tham gia bảo hiểm. Trường hợp nộp phí không có danh sách thì những sự cố tai nạn sẽ không có căn cứ giải quyết. 6. Hoa hồng đại lý Hoa hồng đại lý trả đến mức tối đa theo quy định tại thông tư số 76/TC/TCNN và thông tư 71/2001/TT-BTC ngày 23/7/2004 của bộ tài chính là 12%. Được áp dụng như sau: Tỷ lệ hoa hồng được áp dụng dưới đây sẽ được khấu trừ tính trên số hoa hồng đại lý được hưởng để trả thuế theo quy định tại thông tư 81/2004/TT-TBC ngày 13/8/2004 của bộ tài chính và nghị định 147/2004NĐ-Cp ngày 23/7/2004 của Chính phủ. Đối với Bảo Việt áp dụng hoa hồng từ phí bảo hiểm học sinh: trả 12% trong đó: + Đối với các trường trung học phổ thông, các trường trực thuộc sở Giáo dục_Đào tạo quản lý thì: 10% trả cho đại lý tại các trường. 1,7% trả cho đại lý tại sở GD-ĐT. 0,3% trả cho đại lý hội cha mẹ học sinh thành phố. + Đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học mẫu giáo - mầm non thuộc phòng giáo dục đào tạo thuộc quận, huyện quản lý thì 10% trả cho đại lý ở các trường. 2% trả cho đại lý tại các phòng GD-ĐT. 7. Hợp đồng bảo hiểm Khi có yêu cầu bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể trực tiếp hoặc thông qua nhà trường đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. công ty bảo hiểm trên cơ sở danh sách học sinh đã đóng phí bảo hiểm sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho mỗi học sinh. Huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm: trường hợp một trong hai bên đề nghị huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, bên yêu cầu huỷ bỏ phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước 30 ngày kể từ ngày định huỷ bỏ. Nếu hợp đồng được hai bên thoả thuận huỷ bỏ, Bảo Việt sẽ hoàn trả 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại với điều kiện đến thời điểm đó hợp đồng bảo hiểm này chưa có lần nào được Bảo Việt chấp nhận trả tiền bảo hiểm. 8. Thời hạn bảo hiểm Thời hạn bảo hiểm là một năm, trừ trường hợp có thoả thuận khác với công ty bảo hiểm. 9. Trách nhiệm của các bên khi tham gia bảo hiểm A.Trách nhiệm của công ty bảo hiểm Phối hợp cùng với nhà trường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quyền lợi của người được bảo hiểm. Giải quyết tốt việc bồi thường cho học sinh khi không may rủi ro tại nạn xảy ra. Phối hợp cùng với nhà trường làm tốt công tác đề phòng hạn chế rủi ro tai nạn. Thanh quyết toán các chi chí liên quan. B. Trách nhiệm của bên tham gia bảo hiểm khi có yêu cầu bảo hiểm người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Có thể là nộp trực tiếp hoặc thông qua nhà trường để đóng. Khi xảy ra rủi ro người được bảo hiểm hoặc thân nhân của người được bảo hiểm phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết và có thể thực hiện để cứu chữa nạn nhân. Phải trung thực khai báo và cung cấp các chứng từ chính xác về rủi ro được bảo hiểm. C.Trách nhiệm của nhà trường Nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ các đại lý viên thu phí bảo hiểm và lập danh sách tham gia bảo hiểm đúng kế hoạch hướng dẫn. Giúp học sinh về thủ tục lập hồ sơ yêu cầu bảo hiểm Giải quyết bồi thường những vụ tai nạn nhỏ. Mở sổ theo dõi chi tiết việc thực hiện những khoản chi 15% tổng số phí để lại trường theo đúng chế độ hướng dẫn và quyết toán với công ty bảo hiểm sau khi kết thúc năm học. 10. Trả tiền bảo hiểm Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm Khi yêu cầu công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người được thụ hưởng phải gửi cho công ty bảo hiểm các giấy tờ sau trong vòng một năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm: + giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm có xác nhận của nhà trường, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn (trường hợp bị tai nạn) +Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bản sao danh sách người th._.am gia bảo hiểm. +Các chứng từ y tế: Giấy ra viện, phiếu điều trị, phiếu mổ (nếu phải mổ). +Giấy chứng tử trong trường hợp người được bảo hiểm chết. Chi trả tiền bảo hiểm + Công ty bảo hiểm có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thanh toán tiền bảo hiểm trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. + Số tiền bảo hiểm đuợc trả cho người được bảo hiểm hoặc người được thụ hưởng, hoặc người được uỷ quyền hợp pháp. + Trường hợp người được bảo hiểm hoặc người uỷ quyền hoặc người thụ hưởng không trung thực trong việc thực hiện các quy định trong hợp đồng này, công ty bảo hiểm có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm tuỳ theo mức độ vị phạm. Công ty Bảo Việt Hà Nội có quy định tới tất cả các phòng trực thuộc trên địa bàn Hà Nội về việc chi trả tiền bảo hiểm như sau: Đối với chi bồi thường các vụ tai nạn, tổn thất nhỏ: Bảo Việt Hà Nội để lại 15% tổng số phí bảo hiểm học sinh để lập tủ thuốc sơ cứu ban đầu, chăm lo sức khoẻ cho học sinh và giải quyết các vụ tai nạn rủi ro nhỏ (dưới 50.000đ/ vụ). Đồng thời quy định tất cả các phòng trực thuộc, trong đó có phòng bảo hiểm Cầu Giấy tính toán số tiền bảo hiểm như sau: + Nếu người được bảo hiểm bị chết mà nguyên nhân xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm: Số tiền bồi thường = số tiền bảo hiểm Nếu nguyên nhân chết là do ốm đau mà chỉ tham gia bảo hiểm theo điều kiện B+C thì được hỗ trợ tiền mai táng, không kể có điều trị tại bệnh viện hay không. + Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật mà nguyên nhân gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm: Số tiền bồi thường = Tỉ lệ thương tật * Số tiền bảo hiểm Tỷ lệ thương tật được ghi rõ trong bảng “tỷ lệ chi trả tiền bảo hiểm thương tật” do bộ tài chính ban hành ngày 02/07/1991. + Trường hợp người tham gia bảo hiểm phải nằm viện do ốm đau bệnh tật: Số tiền bồi thường = Tỷ lệ trở cấp nằm viện*STBH*Số ngày nằm viện Tỷ lệ trợ cấp nằm viện thường được quy định theo năm, tuy nhiên theo quy định chung số ngày nằm viện không quá 60 ngày/ 1 người/ 1 năm. + Trường hợp người được bảo hiểm phải phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật thì trả tiền theo bảng tỷlệ trả tiền phẫu thuật. Số tiền bồi thường = tỷ lệ phẫu thuật* Số tiền bảo hiểm Trong trường hợp sau khi bị tai nạn hoặc phẫu thuật đã nhận được tiền bồi thường, nhưng sau một thời gian điều trị (tối đa là một năm) lại bị tử vong do chính nguyên nhân cũ gây ra thì sẽ được công ty trả tiền bảo hiểm trong trường hợp chết: Số tiền trả thêm = STBH - Số tiền bồi thường đã nhận trước đó 11. Thời hạn khiếu nạn và giải quyết tranh chấp. Thời hạn khiếu nại: thời hạn khiếu nại về việc giải quyết trả tiền bảo hiểm là 6 tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết của công ty. Quá thời hạn trên mọi khiếu nại đều không có giá trị. Giải quyết tranh chấp: Mọi tranh chấp có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm này, nếu các bên không giải quyết được bằng thương lượng thì một trong hai bên có quyền đưa ra giải quyết tại toà án theo pháp luật hiện hành. 12. Giám định tổn thất 1. Giám định Giám định tổn thất là một trong những công việc cơ bản của công ty bảo hiểm. Thông qua giám định người ta nắm được mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra, từ đó làm cơ sở để xác định số tiền bồi thường, đồng thời thông qua giám định công ty bảo hiểm còn phát hiện được hành vi gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm để có biện pháp sử lý. Các bước tiến hành: Khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trong vòng một tháng phải gửi tới công ty bảo hiểm hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm. Hồ sơ bao gồm: - Giấy xác nhận tham gia bảo hiểm. - Biên bản tai nạn có xác nhận của nhà trường và của chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn . - Các chứng từ y tế: giấy ra viện, vào viện, phiếu điều trị, phiếu mổ nếu có. Trong trường hợp tử vong phải có giấy chứng tử và quyền thừa kế hợp pháp. Công ty bảo hiểm sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm sẽ cử ngay cán bộ xuống giám định bồi thường. Khi được cử xuống giám định, cán bộ giám định sẽ phải xác định những vấn đề sau: - Rủi ro xảy ra có thuộc phạm vi bảo hiểm không? - Kiểm tra tính chính xác của các chứng từ y tế và các chứng từ khác có liên quan. - Biên bản xác minh tai nạn có chính xác không? Trên cơ sở kết quả giám định của cán bộ bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ phải căn cứ vào đó để xác định xem sẽ bồi thường hay từ chối. Với bảo hiểm toàn diện học sinh, mỗi cán bộ khai thác phải chịu trách nhiệm về một số trường hợp xác định. Khi có tai nạn xảy ra, người tham gia hoặc người được bảo hiểm thông bảo cho cán bộ phụ trách bộ phận trường mình để các bộ phụ trách hối hợp xác minh tổn thất. Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm thông báo trực tiếp cho phòng bảo hiểm thì công tác xác minh cũng thuộc phạm vi của cán bộ phụ trách. Việc làm tốt công tác giám định giúp doanh nghiệp bảo hiểm dễ dàng thực hiện các bước tiếp theo là bồi thường tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Vì mặc dù trong bảo hiểm học sinh việc giám định tổn thất không khó khăn như: bảo hiểm thân tàu, xây dựng lắp đặt hoặc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, nhưng cũng không thể xem nhẹ, bỏ qua, bởi trong thực tế những trường hợp gian lận để trục lợi bảo hiểm vẫn xảy ra. Các bước tiến hành giám định: - Sau khi nhận được hồ sơ, cán bộ bảo hiểm sẽ đối chiếu với giấy chứng nhận bảo hiểm và danh sách tham gia bảo hiểm từ đó xác định mức độ và loại hình bảo hiểm. - Kiểm tra biên bản tai nạn trong trường hợp xảy ra tai nạn xem xét các chứng từ y tế để xác định rõ tình trạng xảy ra tai nạn: có nằm viện hay hoặc phẫu thuật không? thời gian nằm viện… trong trường hợp có nghi vấn phải đi xác minh lại tại bệnh viện. Lập xác minh theo mẫu của công ty, sau khi lập song cán bộ xác minh phải kí rõ họ tên, nội dung chủ yếu của biên bản xác minh bao gồm: Họ tên người bị tai nạn, địa chỉ số tiền bảo hiểm, số hợp đồng, số danh sách, điều kiện bảo hiểm, thời gian xảy ra tai nạn. Công việc này nếu thực hiện nghiêm túc sẽ giúp được công ty bảo hiểm tránh được sai lầm trong khâu bồi thường, phát hiện được các trường hợp trục lợi bảo hiểm. 13. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Do đặc thù riêng của ngành bảo hiểm, công tác đề phòng hạn chế tổn thất có vai trò rất quan trọng, càng làm tốt công tác này thì chí phí lớn nhất của ngành bảo hiểm là chi bồi thường sẽ càng ít do đó lợi nhận, hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao. Mặc dù chỉ bảo hiểm cho những rủi ro mang tích bất ngờ, ngẫu nhiên, nhưng chúng ta cũng có thể tác động làm giảm khả năng xảy ra của những rủi ro đó. Đối với bảo hiểm toàn diện học sinh thì biện pháp đề phòng giáo dục tốt nhất là làm sao để các em tự nhận thức được các mối nguy hiểm, ý thức được hành động của mình. Để làm được điều đó, công ty bảo hiểm cần phối hợp hoạt động tốt với gia đình và nhà trường, thường xuyên nhắc nhở các em phải chú ý chăm sóc sức khoẻ của mình, từ đó hạn chế được nguy cơ xảy ra rủi ro. III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH 1. Kết quả kinh doanh 1.1. Khái niệm Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm nói chung cũng như nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh nói riêng được thể hiện chủ yếu ở hai chỉ tiêu là: Doanh thu và lợi nhuận trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Nó là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu khác có liên quan phục vụ phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu này gồm các bộ phận cấu thành: Doanh thu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm, thu nhập từ đầu tư và các khoản thu nhập khác. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bảo hiểm chi ra trong kì phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doang trong vòng một năm. Dựa vào kết quả thu, chi sẽ tính được lợi nhuận mà doanh nghiệp bảo hiểm trong một năm. Có hai chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Tthuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 1.2. Phân tích kết quả kinh doanh nghiệp vụ Khi phân tích kết quả kinh doanh nghiệp vụ của doanh nghiệp có thể phân tích theo các hướng sau: + Phân tích theo cơ cấu doanh thu chi phí . + Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận. + Phân tích sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo thời gian . + Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. 2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.1. Khái niệm Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là thước đo sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm đó và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Với tư cách là thước đo sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm, hiệu quả kinh doanh thể hiện ở các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế, xã hội khác nhau. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm luôn gắn với các mục tiêu kinh tế - xã hội. Trước hết là những mục tiêu của doanh nghiệp, sau đó là của ngành bảo hiểm và toàn bộ nền kinh tế- xã hội. Bởi vì kinh doanh bảo hiểm mà đặc biệt là bảo hiểm toàn diện học sinh không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tích xã hội. Cho nên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ xét trên góc độ kinh tế mà còn phải xét trên góc độ phục vụ xã hội. 2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Xét trên phương diện thống kê, để biểu hiện và đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm không thể dùng một chỉ tiêu, mà phải có hệ thống các chỉ tiêu. Bởi vì nội dung của phạm trù hiệu quả kinh doanh rất rộng và rất phức tạp nên phải dùng hệ thống các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt, một quá trình kinh tế nào đó. Nếu kí hiệu một chỉ tiêu chi phí nào đó là C và một chỉ tiêu kết quả kinh doanh nào đó là K, thì chỉ tiêu hiệu quả được tính theo hai chỉ tiêu trên là : H= K/C hoặc H=C/K Do đó về nguyên tắc cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so sánh với một chỉ tiêu chi phí nào đó sẽ tạo thành một chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh tính theo chiều thuận hoặc chiều nghịch. Nếu có n chỉ tiêu kết quả và m chỉ tiêu chi phí thì số lượng chỉ tiêu hiệu quả sẽ là 2*m*n. A. Nếu đứng trên góc độ kinh tế: hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chỉ ra trong kì: Hd=D/C. He=L/C. Trong đó: D: doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm C: chi phí bỏ ra kinh doanh Hd, He : hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm theo chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận B. Nếu xét trên góc độ xã hội: Hiệu quả kinh tế của doanh nghịêp bảo hiểm thể hiện ở hai chỉ tiêu sau: HX1 = kTG/ CBh. HX2= KBT/ CBH. Trong đó: HX: Hiệu quả xã hội của công ty bảo hiểm. CBH: Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong kì. KTG: Số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kì. KTB Số khách hàng đuợc bồi thường trong kì 2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các khâu công việc đối với bảo hiểm toàn diện học sinh Cũng như các nghiệp vụ khác quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh bao gồm các khâu công việc: khâu khai thác, khâu giám định và bồi thường tổn thất, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất ... Để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của từng khâu. Điều đó có nghĩa là phải xác định hiệu quả từng khâu. Sau đó đánh giá xem xét xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Hiệu quat hoạt động khai thác Kết quả khai thác trong kỳ Hiệu quả khai thác bảo hiểm = Chi phí khai thác trong kỳ Kết quả khai thác trong kì có thể là doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ toàn diện học sinh hoặc cũng có thể là số học sinh tham gia bảo hiểm trong kì… còn chi phí khai thác có thể là tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc có thể là tổng số đại lý khai thác trong kì. Hiệu quả hoạt động giám định Kết quả giám định trong kỳ Hiệu quả giám định bảo hiểm = Chi phí giám định trong kỳ Tử số của chỉ tiêu này có thể là số vụ tai nạn rủi ro đã được giám định hoặc là số học sinh đã được bồi thường trong kì. mẫu số là tổng chi phí giám định. Hiệu quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Hiệu quả công tác hạn chế đề phòng tổn thất = Lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất trong kỳ Hiệu quả của công tác đề phòng tổn thất phản ánh cứ một đồng chi phí đề phòng hạn chế tổn thất bỏ ra trong kì thì sẽ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhận cho nghiệp vụ này. Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn khi đưa ra phân tích một số nghiệp vụ bảo hiểm như bảo hiểm toàn diện học sinh, bảo hiểm vật chất xe cơ giới… CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI – CHI NHÁNH BẢO VIỆT CẦU GIẤY I. Một vài nét khái quát chung về chi nhánh Bảo Việt Cầu Giấy B¶o hiÓm lµ mét ngµnh dÞch vô tµi chÝnh cã ph¹m vi ho¹t ®éng réng liªn quan ®Õn mäi lÜnh vùc trong cuéc sống hàng ngày còng như trong c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt, kinh doanh kh¸c. Đặc ®iÓm t¹o nªn sù kh¸c biÖt cña ngµnh b¶o hiÓm so víi c¸c ngµnh kh¸c lµ b¶o hiÓm cung cÊp mét c¬ chÕ tµi chÝnh tèt nhÊt cho c¸ nh©n vµ c¸c tæ chøc- mét nhu cÇu kh«ng thÓ thiÕu trong cuéc sèng hiÖn ®¹i. Thùc tÕ trªn thÞ trêng thÕ giíi, b¶o hiÓm ®· ®îc ra ®êi tõ rÊt l©u nhng do diÒu kiÖn kinh tÕ níc ta cßn l¹c hËu l¹i bÞ chiÕn tranh tµn ph¸ nªn th× trêng b¶o hiÓm ®îc h×nh thµnh kh¸ muén. Ngµy 17/12 1964 ChÝnh phñ míi quyÕt ®Þnh thµnh lËp c«ng ty B¶o HiÓm ViÖt Nam vµ ngµy 15/1/1965 B¶o ViÖt chÝnh thøc ®i vµo ho¹t ®éng trªn c¶ hai lÜnh vùc nh©n thä vµ phi nh©n thä. Theo QuyÕt ®Þnh sè 1926/Q§/BTC ngµy 22/6/2004 cña Bé trëng Bé tµi chÝnh, thùc hiÖn h¹ch to¸n ®éc lËp tõ ngµy 01/7/2004. B¶o ViÖt cã 64 ®¬n vÞ trùc thuéc t¹i tÊt c¶ c¸c tØnh, thµnh phè trong c¶ níc, sè lîng nh©n viªn lµ 5191 ngêi vµ sè ®¬n vÞ thµnh viªn lµ 126, cã v¨n phßng ®¹i diÖn t¹i Anh. Tr¶i qua h¬n 40 n¨m x©y dùng vµ ph¸t triÓn Tæng c«ng ty b¶o hiÓm ViÖt Nam( gäi t¾t lµ B¶o ViÖt) ®· ®¹t ®îc nh÷ng thµnh tùu ®¸ng kÓ. HiÖn nay tæng tµi s¶n lªn tíi 10.000 tû ®ång. B¶o ViÖt lµ doanh nghiÖp b¶o hiÓm duy nhÊt được ho¹t ®éng trong c¶ ba lÜnh vùc lµ b¶o hiểm nh©n thä, phi nh©n thä vµ ®Çu tµi chÝnh. Để thùc hiÖn chiÕn lựơc ph¸t triÓn thị trêng b¶o hiÓm ViÖt Nam ®Õn n¨m 2010 ®îc Thñ tướng ChÝnh phñ phª duyÖt, B¶o ViÖt ®· x¸c ®Þnh môc tiªu phÊn ®Êu ph¸t triÓn thµnh mét tËp ®oµn tµi chÝnh ®a ngµnh, ®øng ®Çu trong lÜnh vùc b¶o hiÓm còng như ®Çu tư tµi chÝnh t¹i ViÖt Nam trong c¸c lÜnh vùc nh©n thä, phi nh©n thä, ®Çu tư tµi chÝnh, kinh doanh chøng kho¸n vµ c¸c dÞch vô tµi chÝnh kh¸c cã tr×nh ®é khu vùc vµ søc c¹nh tranh quèc tÕ. C«ng ty B¶o HiÓm Hµ Néi (B¶o VÞªt Hµ Néi) được thµnh lËp theo quyÕt ®Þnh sè 1125/Q§-BTC ngµy 17/11/1980 cña Bé Tµi ChÝnh. Tªn ban ®Çu cña c«ng ty lµ ”Chi nh¸nh B¶o HiÓm Hµ Néi”, trùc thuéc Tæng c«ng ty b¶o hiÓm ViÖt Nam, víi nhiÖm vô tæ chøc ho¹t ®éng kinh doanh b¶o hiÓm th¬ng m¹i trªn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi, trô së ®Æt t¹i sè 7 lý Thêng KiÖt- Hµ Néi. Tríc Đ¹i héi жng lÇn thø VI n¨m 1986 nÒn kinh tÕ níc ta vÉn theo c¬ chÕ tËp trung quan liªu bao cÊp, do vËy mµ b¶o hiÓm kh«ng thÓ thÓ hiÖn ®ưîc hÕt vai trß cña m×nh víi sù ph¸t triÓn kinh tÕ x· h«Þ, vµ thÞ trưêng b¶o hiÓm còng kh«ng ph¸t triÓn s«i ®éng. Tõ n¨m 1986 chóng ta chuyÓn sang c¬ chÕ thÞ trưêng, ®Êt nưíc ®· cã nhiÒu ®æi thay, h×nh thµnh nhiÒu thµnh phÇn kinh tÕ, më réng quan hÖ hîp t¸c h÷u nghÞ víi nhiÒu b¹n bÌ, ®Çu tư nước ngoµi ®ưîc khuyÕn khÝch ph¸t triÓn. ThÞ trêng hµng ho¸ vµ thÞ thêng vèn trong níc s«i ®éng ®Æt ngµnh b¶o hiÓm trưíc nh÷ng yªu cÇu míi. §Æc biÖt lµ cã sù tham gia cña nhiÒu c«ng ty b¶o hiÓm trªn thị trường ViÖt Nam, ®iÒu ®ã ®· ®Æt B¶o ViÖt trong môi trưêng c¹nh tranh víi c¬ héi vµ th¸ch thøc míi. §øng tríc t×nh h×nh ®ã, ngµy 17/2/1989 Bé Tµi ChÝnh ®· ra quyÕt ®Þnh 27/ TCQ§- TCTB chuyÓn chi nh¸nh Bảo Việt Hµ Néi thµnh c«ng ty B¶o Việt Hµ Néi gäi t¾t lµ B¶o ViÖt Hµ Néi. Ngµy 4/3/1989, B¶o ViÖt ra quyÕt ®Þnh 230/TCTB-BHTG phª chuÈn ®iÒu lÖ tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña B¶o ViÖt Hµ Néi, trô së chÝnh t¹i 15c TrÇn Kh¸nh Dư, Hµ Néi. N¨m 1996, c¨n cø quyÕt ®Þnh sè 145/TCTD/ Q§/ TCTB ngµy 1/3/1996 cña Bé trëng Bé Tµi chÝnh vÒ viÖc thµnh lËp l¹i Tæng C«ng ty B¶o HiÓm ViÖt Nam, Bé trëng ®· phª duyÖt QuyÕt ®Þnh sè 461/TCTD/Q§/TCCB ngµy 11/15/1996 vÒ ®iÒu lÖ tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña B¶o ViÖt. Ngµy 24/9/1996 cã ban hanh kÌm theo quyÕt ®Þnh sè 32/Q§- H§ chñ tÞch héi ®ång qu¶n trÞ cña B¶o ViÖt ®· phª chuÈn ®iÒu lÖ tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña B¶o ViÖt Hµ Néi cã nhiÖm vô kinh doanh c¸c nghiÖp vô b¶o hiÓm, ®Çu tư vèn vµ c¸c dÞch vô liªn quan ®Õn b¶o hiÓm theo quy ®Þnh cña ph¸t luËt vµ ph©n cÊp cña c«ng ty. Tr¶i qua 25 x©y dùng vµ ph¸t triÓn, B¶o ViÖt Hµ Néi kh«ng ngõng lín m¹nh c¶ vÒ chiÒu rộng ®Õn chiÒu s©u. Lúc thµnh lËp, chi nh¸nh chØ cã 10 ngưêi víi mét phßng nhá lµm trô së lµm viÖc ®Õn nay B¶o ViÖt Hµ Néi ®· cã trô së khanh trang víi 13 phßng t¹i c«ng ty, gÇn 200 c¸n bé b¶o hiÓm, cã 14 chi nh¸nh t¹i tÊt c¶ c¸c quËn huyÖn, cïng víi m¹ng líi ®¹i lý, céng t¸c viªn phñ kh¾p ®Þa bµn trªn thµnh phè. Doanh thu tõ chç ®¹t 30 triÖu ®ång hµng n¨m ®Õn nay ®· ®¹t h¬n 100 tû ®ång, theo sè liÖu 2005 lµ 135 tû ®ång. Trë thµnh mét ®¬n vÞ chñ lùc cña tæng c«ng ty b¶o hiÓm ViÖt Nam. Lµ c«ng ty thµnh viªn hµng ®Çu cña B¶o ViÖt ViÖt Nam, víi môc tiªu ph¸t triÓn chung cña B¶o ViÖt lµ trở thµnh tËp đoµn kinh doanh b¶o hiÓm hµng ®Çu ViÖt Nam, B¶o ViÖt Hµ Néi lu«n ®Æt ra c¸c yªu cÇu kh¾t khe cho viÖc nâng cao tr×nh ®é qu¶n lý, chÊt lưîng phô vô kh¸ch hµng. Víi phư¬ng ch©m “ phôc vô tèt nhÊt kh¸ch hµng ®Ó ph¸t triÓn, B¶o ViÖt Hµ Néi lu«n qu¸n triệt nguyªn t¾c chØ ®¹o cña toµn hÖ thèng B¶o viÖt: coi kh¸ch hµng lµ trung t©m cña mäi ho¹t ®éng. Phô vô tËn t©m, trung thùc hîp t¸c. жm b¶o sù tèi ưu quyền lîi vµ thuËn tiÖn. Liªn tôc ®æi míi s¶n phÈm cung cÊp c¸c dÞch vô gi¸ trÞ cao ®¸p øng c¸c yªu cÇu ®«ng ®¶o kh¸ch hµng. Chi nh¸nh B¶o ViÖt CÇu GiÊy - Chi nh¸nh sè 5 thuéc c«ng ty B¶o HiÓm Hµ Néi ®ược thµnh lËp ngay tõ n¨m 1989 khi cã quyÕt ®Þnh chuyển chi nh¸nh b¶o hiÓm Hµ Néi thµnh c«ng ty B¶o HiÓm Hµ Néi. Tr¶i qua 25 n¨m ph¸t triÓn Bảo ViÖt CÇu GiÊy ®· ®¹t nh÷ng kÕt qu¶ quan träng gãp phÇn vµo thµnh c«ng cña c«ng ty. Doanh thu tõ phÝ b¶o hiÓm liªn tôc t¨ng qua c¸c n¨m, t¨ng trëng hµng n¨m trªn 10%, doanh thu tõ phÝ b¶o hiÓm cña n¨m 2005 lµ 6,8 tû ®ång vµ môc tiªu lµ t¨ng trưëng 15% vµo n¨m 2006. VÒ mÆt d©n sù hiÖn phßng cã 6 c¸n bé b¶o hiÓm gåm: mét trëng phßng, 3 c¸n bé khai th¸c, 1 kÕ to¸n, mét thñ quü, ngoµi ra phßng cßn cã c¸c céng sù, ®éi ngò ®¹i lý hîp t¸c lµm viÖc cïng phßng. HiÖn B¶o ViÖt CÇu GiÊy vÉn ®ang ho¹t ®éng theo phương ch©m chung cña c«ng ty: phôc vô tèt nhÊt kh¸ch hµng ®Ó ph¸t triÓn, thÓ hiÖn søc sèng m·nh liÖt cña m×nh gãp phÇn h¬n n÷a vµo thµnh c«ng cña c«ng ty. II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI – CHI NHÁNH BẢO VIỆT CẦU GIẤY Năm 2005, nền kinh tế cả nước đang trên đà phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng và hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực theo chiều hướng tích cực. Thị trường bảo hiểm mở rộng và ngày càng lớn mạnh. Xu hướng cạnh tranh giành dật thị trường của các công ty ngày càng mạnh mẽ và sôi động hơn bảo giờ hết. Nằm trong không khí sôi động đó việc kinh doanh của phòng bảo hiểm Cầu Giấy nói chung cũng như là nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh nói riêng cũng diễn ra rất sôi động. 1. Công tác khai thác Cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, trong bảo hiểm toàn diện học sinh công tác khai thác là công tác quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Một nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm là hoạt động theo nguyên tắc số đông, phí bảo hiểm từ rất nhiều người tham gia bảo hiểm sẽ được tập hợp lại tạo lên quỹ tiền tệ tập trung, từ quỹ này mới đem bồi thường cho một số ít những người không may gặp rủi ro. Công tác khai thác quết định số khách hàng tham gia bảo hiểm, càng thực hiện tốt công tác này thì số lượng khách hàng tham gia càng lớn từ đó sẽ tạo nên quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để đảm bảo vừa chi trả bồi thường, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý… lại vừa bảm bảo cho doanh nghiệp có khoản lợi nhuận hợp lý. Bởi vậy, trong công tác khai thác doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có các giải pháp hợp lý để từ đó thu hút được số lượng đông đảo học sịnh, sinh viên tham gia bảo hiểm. Thông thường công tác khai thác được tiến hành theo các bước: + Lập kế hoạch khai thác trong kì. Vì bất cứ công việc nào muốn có được kết quả tốt thì cần có kế khoạch từ trước, kế hoạch khai thác đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu trong kì, đồng thời nó còn là cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện của công sau này. + Xây dựng các biện pháp khai thác. Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra thì cần phải có biện pháp thích hợp, muốn vậy công ty cần nghiên cứu đưa ra các biện pháp từ trước. + Thực hiện các biện pháp khai thác: Là quá trình đưa các biện pháp ở trên và thực tế triển khai. + Đánh giá kết quả đạt được: Dựa và kết quả khai thác, công ty bảo hiểm sẽ đối chiếu với kế hoạch từ đầu kì từ đó thấy được những mặt tích cực, cũng như những tồn tại làm cơ sở hoạch định kế hoạch khai thác kì sau. Bảo hiểm toàn diện học sinh thường được tiến hành vào đầu năm học, do vậy cứ vào thời điểm này thì hầu hết các công ty đều dốc hết nguồn lực của mình tập chung vào khâu khai thác để đạt được kết quả cao. Cũng giống như các nghiệp vụ khác, để công tác khai thác của bảo hiểm toàn diện học sinh đạt kết quả tốt, các công ty bảo hiểm đều phải xây dựng cho mình một quy trình khai thác riêng. Bảo Việt Hà Nội hưỡng dẫn các phòng trực thuộc thực hiện theo quy trình khai thác sau: Nhận thông tin từ phía khách hàng Đánh giá rủi ro Xem xét hợp đồng Đàm phán chào phí Chấp nhận bảo hiểm Cấp đơn thu phí bảo hiểm Theo dõi thu phí tiếp nhận giải quyết mới Để đánh giá thực trạng khai thác trong thời gian qua của phòng bảo hiểm Cầu Giấy ta xem xét bảng số liệu: Bảng 1. Tình hình khai thác bảo hiểm toàn diện học sinh tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy- Hà Nội (Giai đoạn 2001-2005) Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1. Tổng số học sinh: - Mầm non - Tiểu học - THCS - PTTH. - ĐH, CĐ, THCN người - - - - - 64367 3214 5349 4897 4365 46542 63884 3263 5456 4987 4536 45642 66087 3536 5804 5051 4666 47030 65650 3353 5657 4967 4616 47057 69904 3237 5612 5013 4446 54833 2.Số học sinh tham gia bảo hiểm. - Mầm non - Tiểu học - THCS - THPT - ĐH,CĐ,THCN người - - - - - 35579 1687 2904 2525 2540 25923 36468 1802 3050 2857 2880 25879 42013 2209 3895 3291 3547 29069 42673 2098 4243 3458 3700 29071 46860 2010 4079 3514 3173 33765 3.Tỷ lệ tham gia bảo hiểm .(2/1) - Mầm non - Tiểu học - THCS - THPT - ĐH,CĐ,THCN % - - - - - 55,3 52,5 54.3 51,5 58,2 55,7 57,1 55,7 55,9 57,3 63,5 56,7 62 62,49 67,11 65,16 76,03 61,81 65 62,58 75,01 69,63 80,16 61,78 67 62,1 73,02 70,1 78,13 64,2 4.Cơ cấu khai thác. - Mầm non - Tiểu học - THCS - THPT - ĐH,CĐ,THCN % - - - 100 4,7 8,5 8,1 7,1 71,6 100 4,9 8,4 7,8 7,9 71 100 5,2 9,2 7,8 8,4 66,2 100 4,9 9,9 8,1 8,6 68,5 100 4,2 8,7 7,5 6,8 72,8 Nguồn: phòng bảo hiểm cầu giấy Bảng 2. Bảng doanh thu phí bảo hiểm toàn diện học sinh giai đoạn 2001-2005 Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1.Doanh thu phí triệu 646,593 730,650 840,25 1.161,8 1.405,1 2.Tỷ lệ tăng trưởng % - 13 15 38 21 3.Tỷ trọng so với tổng doanh thu phí của phòng % 12,7 14,6 15,5 18,5 20,4 Nguồn: phòng bảo hiểm cầy giấy Ở các bảng trên, chỉ tiêu 2 được xác định như sau: t = Trong đó t: tỷ lệ tăng trưởng năm n Dn: doanh thu phí năm n Dn-1: doanh thu phí năm n-1 Nhìn vào hai bảng số liệu ta thấy tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở các khối là rất cao và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2001 mới chỉ có 35579 học sinh tham gia bảo hiểm đạt 53,9% thì đếm năm 2003 có 42013 học sinh tham gia bảo hiểm đạt 62%. Năm 2004 có 65650 học sinh tham gia bảo hiểm chiếm 65% trong tổng số học sinh, so với 2003 thì số học sinh tham gia bảo hiểm tăng lên 660 trường hợp. Năm 2005 có 46860 học sinh tham gia bảo hiểm chiếm 67% trong tổng số học sinh trên địa bàn quận, tăng 187 học sinh so với năm 2004, 847 học sinh so với năm 2003 Doanh thu phí bảo hiểm tương đối cao và tăng trưởng qua các năm. Năm 2001 đạt 646,59 triệu đồng, năm 2002 đạt 730,65 triệu đồng( tăng 1) so vời năm 2001, 2003 tổng doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ này đạt 840,25 triệu đồng (tăng 15%) so với 2002, năm 2004 là 1.161.668.000 đồng tăng 38% so với 2003. Năm 2005 là 1.405.811.500 tăng 21% so với năm 2004. Nguồn phí thu từ nghiệp vụ bảo hiểm học sinh chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu phí của phòng. Năm 2001 tỷ trọng doanh thu từ bảo hiểm học sinh so với tổng doanh thu đạt 12,7%, đến năm 2002 đạt 14,6%. Năm 2003, Bảo Việt Cầu Giấy triển khai 20 nghiệp vụ bảo hiểm với tổng doanh thu đạt 5.416.335.860 đồng thì riêng bảo hiểm học sinh chiếm 15,5%; năm 2004 phòng triển khai được 19 nghiệp vụ bảo hiểm, doanh thu phí từ tất cả các nghiệp vụ là 6.264.507.274 đồng, thì nghiệp vụ này chiếm 18.5%. Con số lên tới 22 nghiệp vụ vào năm 2005 với tổng doanh thu là 6.874.287.138 đồng, còn phí thu bảo hiểm học sinh chiếm khoảng 22% trong tổng doanh thu. Những con số đó đã thể hiện vai trò của bảo hiểm học sinh đối với phòng, đây là nghiệp vụ mũi nhọn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu từ tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm. Nhìn vào cơ cấu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm học sinh của phòng ta thấy trong cả năm năm thì khối Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiêp chiếm phần lớn trong tổng số học sinh, sinh viên. Cả năm năm tỷ trọng khối này đều đạt trên 60% trong tổng các khối, đặc biệt là năm 2005 tỷ trọng khối Đại học, cao đẳng đạt tỷ trọng cao nhất 72,8%, năm 2001 và 2002 cũng đạt hơn 70%. Nguyên nhân là do: như đã nói ở trên địa bàn Cầu Giấy tuy không phải là địa bàn rộng của thành phố nhưng nơi đây lại tập trung rất nhiều các trường đại học, cao đẳng của cả nước gồm: một số trường đại học lớn như Đại học Sư Phạm, Đại học Thương Mại, Đại học Ngoại ngữ, các trường cao đẳng phải kể đến Cao đẳng điện lực, Cao đẳng sư phạm mẫu giáo TW1. Hàng năm các trường này thu hút một lượng lớn sinh viên về đây học tập (chiếm đến khoảng 71 đến 75 % tổng số học sinh trên địa bàn Cầu Giấy). Vì vậy, các công ty bảo hiểm đều cố gắng khai thác ở thị trường này. Mặt khác, Bảo Việt Cầu Giấy đã có sẵn mối quan hệ với các trường đó nên rất thuận lợi cho phòng khi triển khai nghiệp vụ này. Cũng nhìn vảo bảng 1, mặc dù tổng số học sinh trên địa bàn quận tham gia bảo hiểm tại phòng tăng lên qua các năm. Nhưng không phải là bất kì khối nào cũng tăng đều như nhau, hay nói cách khác sự biến động lượng học sinh tham gia bảo hiểm của phòng giữa các khối là không giống nhau. Nếu từ năm 2001 đến 2003 lượng học sinh đều tăng ở hầu hết các khối, thì từ 2003 đến 2004 tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở các khối đều tăng nhưng khối sinh viên tăng lại không đáng kể do tổng số học sinh tham gia bảo hiểm chỉ tăng 660 người. Sang đến năm 2005 sự cạnh tranh mạnh mẽ của công ty bảo hiểm như Bảo Minh, Pjico…một số thị phần của trường đã bị mất đi ở các khối PTTH, THCS, mầm non làm cho tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở khối này giảm đi, mặc dù phòng cũng đã có thêm một số trường mới tham gia như PTDL Đông Đô, Nguyễn Siêu (những năm trước tham gia với Bảo Minh). Song bên cạnh đó, do làm tốt công tác vận động tuyên truyền dựa trên mối quan hệ sẵn có với các trường đặc biệt là khối đại học, cao đẳng phòng mà lượng học sinh tham gia bảo hiểm ở các trường thuộc khối đại học, cao đẳng đều tăng ở tất cả các trường. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm khối đại học, cao đẳng tăng 4,3% so với 2004 điều này đã làm cho tổng học sinh tham gia bảo hiểm tăng lên. Để đạt được kết quả như trên, không chỉ dựa vào nỗ lực của cán bộ phòng bảo hiểm, mà còn có nhiều nguyên nhân khác, cụ thể: + Phòng bảo hiểm Cầu Giấy là phòng kinh doanh thuộc công ty Bảo Việt Hà Nội, trực thuộc tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Đây vốn là doanh nghiệp hoạt động mạnh trên thị trường bảo hiểm. Thương hiệu bảo Việt đã khẳng định được vị thế của mình. do đó công ty đã tạo được ấn tượng tốt trong đối với khách hàng. Trong lĩnh vực bảo hiểm toàn điện học sinh Bảo Việt Hà Nội luôn tạo được ấn tượng tốt đối với các bậc phụ huynh, cũng như đối với bản thân các em. + Địa bàn Cầu Giấy có một lượng học sinh, sinh viên đông đảo, đặc biệt là số sinh viên. Nguyên nhân là ngoài hệ thống các trường mầm non, tiểu học, các trường phổ thông trung học thì ở Cầu Giấy còn là nơi tập trung rất nhiều các trường đại học trong cả nước: Đại học giao thông, Đại học sư phạm, Đại học ngoại ngữ, Đại học thương mại, Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng điện lực, Cao đẳng mẫu giáo TW1 ..mặt khác phòng đã có sẵn mối quan hệ với các trường trên địa bàn vì đã triển khai nghiệp vụ này từ nhiều năm, do đó đây là điều kiện rất thuận lợi cho phòng khi khai thác tại khi vực này. + Từ năm 2001 đến 2005 ta thấy bên cạnh việc số học sinh tham gia bảo hiểm ngày càng tăng làm cho doanh thu phí ngày càng tăng lên. Một nguyên nhân khác làm tăng phí bảo hiểm phải kể đến là các học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ngày càng cao. Khi kinh tế cành phát triển thì khả năng tài chính này càng tăng, các bậc cha mẹ cũng như các em học sinh có thể tham gia bảo hiểm với mức phí ngày càng cao. Cũng do đời sống vất chất tăng do đó các yêu cầu chăm sóc sức khỏe khi xảy ra rủi ro ngày tăng lên thì việc mọi người tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tăng là điều hoàn toàn tự nhiên. Điều này mở ra cho các công ty bảo hiểm nói chung cung như Bảo Việt Cầu Giấy nói riêng thêm một cách mới nhằm tăng doanh thu phí là không chỉ chú trọng đến việc thu hút thêm học sinh tham gia từ các trường mà còn có thể hướng dẫn họ tham gia bảo hiểm với hạn mức trách nhiệm ngày càng cao. + Bảo Việt Cầu giấy có đội ngũ cộng tác viên làm việc nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. Để bảo bảo cho công tác khai thác và theo dõi quản lý dễ dàng, phòng bảo hiểm Cầu Giấy đã có văn bản quy định về trách nhiệm của các cộng tác viên đó là: tuyên truyền công tác Bảo hiể._.việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm, lên kế hoạch kinh doanh cho phòng (xác định các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận vào đầu năm), đồng thời giải đáp kịp thời các khiếu nại, thắc mắc. Hoặc trong quá trình triển khai kinh doanh nếu phát sinh những khó khăn không giải quyết được thì phòng có thể xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc công ty và luôn được sự giúp đỡ kịp thời về phía công ty. Vì đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm khá lâu (ngay từ đầu những ngày phòng mới được thành lập năm 1989) phòng đã tạo đuợc mối quan hệ tốt với các trường trong khu vực đặc biệt là các trường lớn, vì vậy rất thuận lợi cho phòng khi khai thác ở những trường này. Về nhân sự, phòng có đội ngũ cán bộ, đại lý có khả năng trong khai thác và quản lý khách hàng. Trải qua 17 năm hoạt động đội ngũ cán bộ, đại lý của phòng đã tiếp thu được khá nhiều kinh nghiệm thực tế, đồng thời họ lại chịu khó học hỏi trau rồi kiến thức để tự hoàn thiện mình từ đó làm việc có hiệu quả tốt hơn. 2. Khó khăn Bên cạnh những mặt thuận lợi ở trên, trong những năm gần đây Cầu Giấy là địa bàn có nhiều tiềm năng về bảo hiểm, cộng thêm địa hình Cầu giấy lại là của ngõ thủ đô rất thuận lợi cho sự xâm nhập của các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước. Do vậy, trong quá trình cạnh tranh không tránh khỏi một số thị phần bị san sẻ cho nhiều công ty khác như Bảo Long, Pjico, Bảo Minh… Tiềm năng của thị trường rất lớn, nhưng với lượng cán bộ đại lý còn mỏng do đó Bảo Việt Cầu Giấy không thể khai thác và tận dụng hết thị trường. Trong khi đó, vì là phòng kinh doanh nên khối lượng công việc phát sinh khá lớn, một hai năm gần đây cơ cấu của phòng chưa thực sự ổn định. Hiện phòng mới chỉ có 6 cán bộ khai thác nên chưa đáp ứng hết yêu cầu của tiến độ công việc. Trình độ của cán bộ đại lý còn nhiều hạn chế, ý thức làm việc chưa cao, và chưa có kế hoạch xắp xếp công việc sao cho phù hợp làm cho công tác khai thác chưa thực sự có hiệu quả. Công tác phục vụ khách hàng còn yếu, có nhiều hợp đồng bảo hiểm đã không tái tụng được. Công tác giám định bồi thường còn nhiều bất cập đồng thời không có kế hoạch sắp sếp công việc nên hồ sơ bồi thường vẫn còn tồn đọng. Bên cạnh đó, tinh thần làm việc và ý thức tổ chức của cán bộ đại lý chưa cao gây ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của phòng. Luôn có hai mặt tồn tại trong một vấn đề, đối với cạnh tranh cũng vậy. Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt một mặt tao cơ hội để phòng bảo hiểm Cầu Giấy tìm ra những phương án kinh doanh có hiệu quả hơn. Mặt khác sự cạnh tranh lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của phòng. Các doanh nghiệp như Bảo Minh, Pjico.. đã dùng nhiều biện pháp cạnh tranh như giảm phí để lôi kéo khách hàng, hoặc tăng hoa hồng đại lý và sử dụng nhiều chính sách đãi ngộ khác để lôi khéo những cán bộ, đại lý giỏi làm việc cho họ. Từ đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của phòng. Sự quan tâm chỉ đạo cũng như sự phối hợp giữa các phòng chức năng từ phía công ty đôi khí còn có những hạn chế nhất định, như là chưa cập nhật và phổ biến kịp thời về ấnchỉ mới. Việc quan tâm và đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công việc còn hạn chế gây khó khăn cho công việc khai thác cũng như quản lý hồ sơ khách hàng (Hệ thống máy tính của phòng đã rất cũ lại hay hỏng hóc vì vậy mà khó khăn cho công tác tin học hoá trong quản lý hồ sơ khách hàng). II. Định hướng mục tiêu của phòng trong năm 2006 1. Đặc điểm tình hình Quận Cầu Giấy đang trên đã phát triểm mạnh mẽ cả về kinh tế xã hội. Nhiều dự án xây dựng, nhiều công trình nâng cấp cải tạo đang từng bước làm thay đổi bộ mặt của quận Cầu Giấy. Bước sang năm 2006 việc kinh doanh của phòng đứng trước những thách thức và vận hội mới. Trong năm 2005, tình hình cạnh tranh của nhiều công ty bảo hiểm khác như Pjico, Bảo Minh, công ty bảo hiểm dầu khí PVIC và cả tập đoàn bảo hiểm Viễn Đông với những chính sách cạnh tranh khác nhau trong đó phổ biến nhất là chính sách giảm phí, tăng tỷ lệ hoa hồng…đã gây không ít khó khăn cho phòng bảo hiểm Cầu Giấy trong công tác kinh doanh. Sang năm 2006, phòng xác định nhiệm vụ kinh doanh còn rất nặng nề cần sớm có những định hướng và mục tiêu sao cho phù hợp với tình hình thực tế và tìm ra những giải pháp hiệu quả để có thể hoàn thành được nhiệm vụ công ty giao. 2. Phương hướng kinh doanh. Phương hướng chung đối với công ty Bảo Việt Hà Nội: Trong thị trường cạnh tranh như hiện nay để phát huy những kết quả đạt được trong hoạnh động kinh doanh trong thới gian qua Công ty Bảo Việt Hà Nội trong thời gian tới dự kiến: Tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức đào tạo năng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao của đông đảo khách hàng. Tăng cường hơn nữa mạng lưới đại lý chuyên nghiệp đã được đào tạo và có kế hoạch tuyển dụng bổ sung để mở rộng và đẩy mạnh khai thác bảo hiểm. Tiếp tục hoàn thiện các quy tắc, điều khoản, biểu phí cho phù phợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phát huy tinh năng động sáng tạo của cán bộ nhân viên trong toàn công ty. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra: đó là bảo toàn và tăng trưởng nguồn vốn, kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Tập trung nghiên cứu thị trường, từ đó mở rộng mạng lưới khách hàng, cũng như chiếm lĩnh thị phần, chú trọng khai thác các dịch vụ truyền thống vốn là thế mạnh của công ty trong thời gian trước. Tiếp tục phát huy những ưu thế và khả năng của mình, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển mạnh mẽ các các nghiệp vụ để đáp ứng như cầu đông đảo của khách hàng. Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2006, tập chung bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý cho cán bộ công nhân viên, chú trọng công tác đào tạo tại chỗ từ đó tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc của mỗi cán bộ. Đối với phòng bảo hiểm Cầu Giấy Phòng xác định công việc trọng tâm vẫn là tấp chung đẩy mạnh khai thác vào các nghiệp vụ truyền thống mũi nhọn như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm toàn diện học sinh…Tuy nhiên, những biến động về kinh tế xã hội cũng như những thay đổi trong chính sách đã ít nhiều ảnh hưởng đến công tác kinh doanh của phòng Cầu Giấy. Do đó trên cơ sở kết quả kinh doanh của năm 2005 và căn cứ vào việc phân tích tình hình thực tế cũng những đánh giá về tiềm năng của địa bàn sang năm 2006 lãng đạo phòng xác định chỉ tiêu kinh doanh với mức tăng trưởng 12%. Đồng thời cũng định hướng mục tiêu kinh doạnh cho năm 2006 là ngoài các nghiệp vụ trọng tâm cho doanh thu cao phòng vẫn phải cố gắng giữ ổn định được thị phần và phải đảm bảo có sự tăng trưởng, giảm bớt tỷ lệ chi bồi thường, đồng thời đi sâu vào việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mang tính kỹ thuật như bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm hàng hoá xuất, nhập khẩu … Riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh mục tiêu để ra của phòng là: tiếp tục duy trì mối quan hệ với các trường đã tham gia với Bảo Việt những năm qua để dữ vững thị trường của mình. Tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở tất cả các trường này, đồng thời với quá trình đó cần tiếp tục chủ động xâm nhập thì trường nối kéo thêm một số trường mới trước đây tham gia với các công ty khác. Phấn đấu tăng thu phí bảo hiểm toàn điện học sinh, làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất, giảm tỷ lệ chi bồi thường. Nâng cao chất lượng phụ vụ khách hàng để đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cao. Phòng cũng đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm là 16% dựa trên phí thực thu năm 2005 tức phấn đấu đạt chỉ tiêu là doanh thu là 1.596.000.000 đồng III. Những kiến nghị và giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra cho năm 2006 đối với nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh 1. Giải pháp Để hoạt động kinh doanh của phòng năm 2006 đạt hiệu quả cao trên cơ sở phân tích những thuận lợi khó khăn, năng lực sở trường của từng cán bộ đại lý kết hợp với các cộng tác viên kết hợp với việc vân dụng chủ chương chính sách của công ty để vận dụng vào điều kiện thực tế phòng đã xác định được các giả pháp kinh doanh như sau: a. Đối với công tác khai thác Tiếp tục phát huy thế mạnh của từng cán bộ đại lý trong phòng để phân công và giao nhiệm vụ khai thác và quản lý khách quan sao cho phù hợp với năng lực và sở trường của từng người đó. Làm tốt được công việc này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của các cán bộ, vì thực tế mỗi người sẽ có một thế mạnh riêng ở những công việc nhất định, vì vậy nhiệm vụ của người lãnh đạo phòng là phải phân tích tìm hiểu sở trường của mỗi cán bộ trong phòng, tạo điều kiện để họ phát huy được khả năng của mình từ đó năng cao năng suất làm việc cũng như khả năng làm việc. Đây cũng là một hình thức phân công, chuyên môn hoá công việc tuỳ theo sở trường của mỗi người, hiện cách làm này đang được rất nhiều các công ty áp dụng. Đối với phòng bảo hiểm Cầu Giấy ở nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh khâu khai thác do hai cán bộ phụ trách: chú Nguyễn Văn Sơn chịu trách nhiệm phụ trách các khối mẫu giáo, nhà trẻ, khối tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đối với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề hiện do anh Nguyễn Tiến Đạt phụ trách. Song việc phân công công việc như ở trên thì phải có sự hợp tác, giúp đỡ và trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ đó để làm việc có hiệu quả hơn. Xây dựng chiến lược khai thác cho phù hợp. Việc xây dựng chiến lược khai thác là khâu đầu tiên của một hoạt động kinh doanh. Trước hết phòng bảo hiểm cần lám được số lượng các em học sinh, sinh viên đang theo học tại tất cả các trường mẫu giáo, nhà trẻ, phổ thông, tiểu học, đại học và cao đẳng muốn làm được như vậy thì cần phải tiến hành xuống tận các trường học trên địa bàn để lấy số liệu thực tế. Cần tổ chức và sử dụng tốt mạng lưới đai lý (các cá nhân hoặc tập thể), mạng lưới đại lý chuyên nghiệp, bán chuyên nghiêp, và đội ngũ các cộng tác viên nhằm phủ kín địa bàn. Đồng thời với quá trình đó phòng cần có các chương trình đào tạo nâng cao trình độ khai thác của đội ngũ đại lý, cộng tác viên và cần tạo điều kiện làm viêc tốt nhất cho họ có thể đưa ra các tiêu chuẩn thi đua đánh giá kết quả lao động trong quá trình khai thác. Hàng năm phòng bảo hiểm Cầu Giấy phải tiến hành điều tra khảo sát qua đó nắm được lượng học sinh, sinh viên trên địa bàn quận, sự biến động lượng học sinh: lượng học sinh mới vào trường là bao nhiêu? lượng học sinh hàng năm ra khỏi trường là bao nhiêu từ đó cung cấp những thông tin chính xác này cho các đại lý để họ có kế hoạch khai thác cho thích hợp, đồng thời phòng cũng phải tạo điều kiện để các đại lý viên thu phí bao hiểm và lập danh sách tham gia bảo hiểm đúng kế hoạch hướng dẫn ( 05/9/2006 - 31/10/2006). Sử dụng tốt các kích thích lợi ích vật chất (hoa hồng khai thác, khen thưởng…) để kích thích đại lý, công tác viên làm việc có tinh thần trách nhiệm và hiệu quả cao. Về hoa hồng đại lý duy trì tỷ lệ hoa hồng là 12% trên tổng số phí thực thu, cần thực hiện trả tiền hoa hồng nhanh chóng ngay sau khi tiến hành thu phí bảo hiểm thì phải trả hoa hồng cho đại lý tránh hiện tượng nợ nần kéo dài, làm mất lòng tin của đại lý cộng tác viên với phòng. Ngoài chế độ hoa hồng ra, công ty cần có chế độ đãi ngộ đặc biêt đối với các đại lý giỏi, làm việc hiệu quả như có chính sách khen thưởng, hay cho đi đào tạo nâng cao trình độ để nhận vào làm cán bộ trong phòng…đối với những đại lý khai thác giỏi như vậy phòng cần có sự đãi ngộ thích đáng vì đây là đối tượng mà cách công ty đối thủ cạnh tranh rất muốn lôi kéo về làm việc cho họ thông qua việc tăng hoa hồng đại lý hoặc có những ưu tiên đặc biệt nâng cao quyền lợi cho họ. Làm tốt công tác tuyên truyền quảng cáo, hình thức quảng cáo rất đa dạng có thể thông qua các phương tiên chuyền thông như: ti vi đài báo, hoặc làm các áp phích, cũng có thể tuyên truyền thông qua bạn bè người thân…họ là những người đã và đang sử dụng sản phẩm bảo hiểm này của phòng. Họ đánh giá chất lượng của dịch vụ này rất tốt từ đó mà giới thiệu cho bạn bè người thân của họ cũng tham gia mua bảo hiểm của phòng…nội dung của tuyên truyền quảng cáo đa dạng nhưng phải nổi bật được điểm cốt lõi là làm sao để các bậc cha mẹ, các em học sinh hiểu được tác dụng của bảo hiểm và quyền lợi họ sẽ được hưởng khi mua dịch vụ này. Đồng thời làm sao để họ biết rằng tham gia loại hình bảo hiểm này ở Bảo Việt là tốt nhất. Ngôn ngữ tuyên truyền quảng cáo phải cô đọng xúc tích, sử dụng những hình ảnh quen thuộc gần gũi với cuộc sống hành ngày để làm sao tạo ra được sự liên tưởng trong tâm trí khách hàng. Duy trì tốt mối quan hệ với các trường trên địa bàn đặc biệt là các trường có tỷ lệ tham gia bảo hiểm cao đã tham gia nhiều năm với trường. Có thể tuyển các cộng tác viên cho phòng là những người đang làm việc cho trường như cán bộ y tế của trường. Hàng năm vào các dịp khai giảng của trường phòng sẽ cử cán bộ đến tham dự tặng hoa chúc mừng trường nhân ngày khai giảng và có thể có những bài phát biểu ngắn… thể hiện sự quan tâm cũng như tình cảm của phòng đối với nhà trường và các em học sinh từ đó tạo được các ấn tượng tốt về công ty mình với nhà trường. Phí bảo hiểm cũng là một trong những công cụ để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, việc xác định một mức phí hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, Vì vậy, phòng bảo hiểm Cầu Giấy cấn tiếp tục phối hợp tốt với các phòng ban chức năng thuộc công ty tính toán hoàn thiện các quy tắc điều khoản biểu phí cho phù hợp, sao cho mức phí đưa ra vừa có sức cạnh tranh cao lại vừa đảm bảo đem lợi nhuận chính đánh cho công ty. Mặt khác, tùy theo điều kiện thực tế của phòng mà phòng nên có sự xem xét giảm phí cho những trường có tỷ lệ tham gia bảo hiểm cao hoặc giảm phí cho những học sinh tham gia bảo hiểm toàn khoá. Từ đó sẽ thu hút thêm nhiều học sinh tham gia bảo hiểm tại phòng. Để hoàn thành chỉ tiêu doanh thu đề ra, phòng phải tìm mọi cách để tăng tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm, cán bộ công nhân viên của phòng cần phải phát huy tối đa mọi mối quan hệ để khai thác tốt. Ngoài ra phòng còn có thể tăng doanh thu bằng cách hướng dẫn học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm với mức bảo hiểm cao hơn. Nếu làm được như vậy thì phí bảo hiểm thu sẽ cao hơn vì mức phí bảo hiểm hiện nay phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm họ tham và tỷ lệ phí bảo hiểm, nếu tỷ lệ phí không đổi thì số tiền bảo hiểm càng cao phí tham gia bảo hiểm sẽ càng cao. Trong thực tế mấy năm gần đây, số học sinh tham gia bảo hiểm có xu hướng chọn lựa những mức bảo hiểm ngày càng cao, điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi khi kinh tế khá hơn thì nhu cầu chăm sóc, khám chữa bệnh khi có rủi ro xảy ra cao lên sẽ kéo theo chi phí tăng. Vì vậy, mọi người có nhu cầu tham gia bảo hiểm với mức giới hạn trách nhiệm cao hơn. Do đó phòng nên xem xét kiến nghị với Công ty Bảo Việt Hà Nội để đưa ra một mức hạn mức trách nhiệu cao hơn (hiện nay đối với Bảo Việt Hà Nội hạn mức trách nhiệm cao nhất mới triển khai ở mức 10 triệu đồng). Tăng cường mối quan hệ với khách hàng: trong kinh doanh bảo hiểm cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến thành công hay thất bại của công việc kinh doanh. Để thiết lập được mối quan hệt tốt với khách hàng là điều hoàn toàn không đơn giản vì thế khi đã tạo được các mối quan hệ này rồi thì cần phải tiếp tục giữ vững các mối quan hệ này để tái tục hợp đồng bảo hiểm cho các năm sau. Muốn thực hiên tốt điều này để có thể giữ vững cũng như có thể mở rộng được thị phần một yếu tố quan trọng là nâng cao chất lượng phục vụ sau bán hàng. Muốn vậy cần làm tốt công tác hạn chế đề phòng tổn thất cũng như là giám định bồi thường vì đầy là cơ sở để khách hàng đánh giá chất lượng của dịch vụ bảo hiểm mà phòng hiểm Cầu Giấy nói chung cũng như Bảo Việt Hà Nội cung cấp cho các em học sinh trên thị trường bảo hiểm. Ngoài ra, phòng cũng nên tổ chức các buổi gặp gỡ với các bặc phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp mặt do nhà trường tổ chức. Thông qua cuộc gặp gỡ này, phòng cử những cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm tới dự nhằm tuyên truyền và hướnng dẫn về nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh. Qua đó vừa giới thiệu vừa giúp giải đáp những thắc mắc về nghiệp vụ bảo hiểm này. b. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Hoạt động này không trực tiếp mang lại doanh thu và lợi nhuận, kết quả của nó lại rất khó xác định, chỉ phát huy sau một thời gian dài triển khai nên nhiều công ty thường không coi trọng công tác này, tỷ lệ chí cho đề phòng giám định tổn thất cón rất hạn chế. Tuy nhiên, trong những năm đây, công ty Bảo Việt Hà Nội cũng như phòng bảo hiểm Cầu Giấy đã ngày càng chú trọng hơn vì làm tốt công tác này sẽ góp phần giảm đáng kể chi phí bồi thường- khoản chi lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm. Trong thời gian tới Bảo Việt Cầu Giấy cần thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất theo các hướng sau: Đầu tư tốt hơn về mặt tài chính cho hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất bởi vì bất kì công việc gì muốn làm tốt thì cũng phải có nguồn kinh phí để thực hiện. Hiện nay ở Bảo Việt Hà Nội, tỷ lệ chi cho công tác này chiếm từ 3% đến 5% phí bảo hiểm dùng cho các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, chi phí y tế, hội nghị khách hàng, khen thưởng. Số tiền này còn ít nên hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất còn hạn chế. Nếu tăng nguồn kinh phí này các hoạt động trên có thể được thực hiện đầy đủ hơn sẽ góp phần giảm đáng kể rủi ro tổn thất xảy ra. Phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện với phụ huynh học sinh để tuyên truyền về công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Phối phợp với cảnh sát giao thông thực hiện các chuơng trình tuyên truyền quảng cáo hoặc tổ chức các buổi nói chuyện với các em học sinh về luật an toàn giao thông. Có thể mời cảnh sát giao thông đến nói chuyện với các em, hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểm về luật an toàn giao thông, những bài thi đạt kết quả tốt sẽ được khen thưởng. Trong cơ cấu chi đề phòng và hạn chế tổn thất, cần nâng cao tỷ lệ chi cho khen thưởng: đơn vị nào thực hiện tốt giảm rủi ro, bồi thường sẽ được khen thưởng. Thực hiện biện pháp này sẽ có tác dụng khuyến khích các đơn vị làm việc có tinh thần trách nhiệm và hiệu quả cao. c. Về công tác giám định bồi thường. Mặc dù đối với đối với một số nghiệp vụ bảo hiểm con người nói chung hay bảo hiểm toàn diện học sinh nói riêng công tác giám định thường đơn giản hơn rất nhiều so với một số nghiệp vụ bảo hiểm kĩ thuật như: bảo hiển cháy, bảo hiểm thân tàu…nhưng để làm tốt công tác này không chỉ đòi hỏi phải có đội ngũ giỏi về chuyên môn mà còn phải tốt về đạo đức. Làm tốt công tác này là cơ sở cho khách hàng đánh giá chất lượng hoạt động của công ty và xem xét có tiếp tục tái tục vào kì sau hay không. Hiện nay trên thị trường bảo hiểm các công ty bảo hiểm thường vận dụng một số phương pháp để khai thác khách hàng như: + Sử dụng danh tiếng của công ty. + Áp dụng chính sách cạnh tranh thông qua giá cả. + Nâng cao uy tín thông qua chất lượng phục vụ. + Sử dụng quỹ của doanh nghiệp làm đòn bẩy. Nâng cao chất lượng phục vụ để tăng sức cạnh tranh là một vấn đề tưởng dễ nhưng lại rất khó với các công ty bảo hiểm thương mại. Ví dụ ở công ty Bảo Minh, năm học 1999-2000, Bảo Minh là công ty đầu tiên áp dụng cơ chế để lại 50% quỹ bồi thường cho nhà trường tự giải quyết các vụ rủi ro tai nạn theo quy định bồi thường của Bộ tài chính. Biện pháp này mới đầu đã thu hút được sự chú ý của nhiều trường do làm chủ được 50% số quỹ bảo hiểm, nhưng khi kết thúc năm học, các trường này đã buộc phải chia tay với Bảo Minh với lý do không có đủ khả năng quyết toán được 50% số tiền của quỹ bảo hiểm đã được sử dụng để bồi thường. Hiện nay để làm tốt công tác bồi thường, nâng cao chất lượng phục vụ các công ty bảo hiểm thường áp dụng một số cánh quen thuộc là: Rút ngắn được thời gian giải quyết bồi thường: Trung bình một hồ sơ bồi thường ở Pjico chỉ cho phép bồi thường trong khoảng thời gian từ hai đến ba ngày, giấy hẹn khách đến giải quyết bồi thường chỉ cấp ra duy nhất một lần. Nếu cán bộ giải quyết chậm sau thời gian hẹn phải tự tạm ứng tiền lương để giải quyết cho song với khách hàng. Đây là biện pháp Pjico đưa ra để chống sách nhiễu cửa quyền ở khâu bồi thường. Tạm ứng 50% số tiền chi trả ước tính tại chỗ cho các vụ tai nạn có tổn thất lớn. Biện pháp này được áp dụng để hạn chế được điểm yếu của bảo hiểm thương mại học sinh, đó là khả năng khắc phục khó khăn trực tiếp cho nạn nhân bảo hiểm trong lúc nguồn tài chính khó khăn mà bệnh thì cần được cứu chữa kịp thời. Trả 5.000 đồng/ một hồ sơ cho các trường nhận hồ sơ tai nạn. Từ những phân tích ở trên để làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong thời gian tới Bảo Việt Cầu Giấy cần phải triển khai hoạt động này theo hướng sau: Đơn giản hoá các thủ tục thanh toán trong trường hợp có thể, đặc biệt là đối với các các trường hợp ở xa để rút ngắn thời gian đi lại của người tham gia bảo hiểm. Giải quyết nhanh chóng kịp thời đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh của thị trường, hồ sơ học sinh cũng như con người không được để quá một tuần. Với những hồ sơ đơn giản sau khi kiểm tra có thể giải quyết luôn không để phụ huynh và nạn nhân phải đi lại nhiều lần. Khi khách hàng khai báo giám định nhân viên công ty cần hướng dẫn khách hàng chi tiết cụ thể rõ ràng về thủ tục thanh toán để trách khách hàng kêu ca. Với những hồ sơ học sinh đại lý nhà trường nhận và thông bảo cho cán bộ bảo hiểm cần xắp xếp thời gian xuống trường không để nhà trường gọi nhiều giảm uy tín và chất lượng phụ vụ của phòng. Tiến hành giải quyết tất cả các vụ bồi thường trong kì không để tình trạng nợ tiền bồi thường sang kì sau như những năm trước đó. Lựa chọn những cán bộ có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao làm công tác giám định. Phát hiện và xử lý kịp thời các vụ tại nạn giả, đồng thời phải thường xuyên rèn luyện đạo đức cho các cán bộ giám định để trách hiện tượng các cán bộ này lại cấu kết với khách hàng để trục lợi bảo hiểm. Với các cán bộ giải quyết bồi thường thái độ phải niềm nở, tôn trọng khách hàng không được phép coi thường hay tỏ ra khó chịu khi khách hàng đến yêu cầu giải quyết bảo hiểm, giải đáp mọi thắc mắc của họ khi được yêu cầu.. Quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ khách hàng, bởi sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ, khách hàng dất dễ bị ảnh hưởng bởi thái độ của người cung cấp dịch. Một thái độ phục vụ thiếu nhiệt tình của nhân viên hoặc sự chậm trễ trong các khâu giải quyết bồi thường sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hướng tới việc thu hút khách hàng vì vậy việc giám định giải quyết bồi thường cần được tiến hành theo phương châm “ phục vụ tốt nhất vì lợi ích của khách hàng”, các cán bộ phòng phải coi đó là kim chỉ nam cho hoạt động của mình. d. Công tác đào tạo và tuyển dụng cán bộ. Kể từ khi Nghị định 100CP của Chính phủ ngày 18/12/1993 được ban hành thì hàng loạt các công ty bảo hiểm ra đời như: Bảo Minh, PJICO, Bảo Long… từ đó thị trường bảo hiểm phát triển sôi động nhưng cũng làm cho hoạt động kinh doanh của Bảo Việt trở nên khó khăn hơn. Vì thế đòi hỏi các cán bộ phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng cũng như năng động sáng tạo nắm bắt thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng chính xác. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh của phòng được tốt hơn thì phòng cần phải thường xuyên đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên, các đại lý chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp. Pua đó cung cấp những kiến thức mới về chuyên môn để họ có thể bắt kịp những đòi hỏi của thị trường. Hình thức đào tạo rất phong phú như:cử các cán bộ đi đào tạo, tập huấn tại các lớp do tổng công ty, công ty tổ chức, sau đó cán bộ được cử đi sẽ về phổ biến lại cho các cán bộ hoặc nhân viên khác của phòng. Phòng cũng có thể chủ động mở các buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệp lẫn nhau để mọi người cùng học hỏi. Trong các buổi nói chuyện ấy, nếu có điều kiện nên mời những cán bộ giỏi ở công ty hay các phòng khác xuống để trao đổi kinh nghiệm. 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh Như chúng ta đã biết, hiện này trên thị trường đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty để lôi kéo khách hàng về phía mình. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, hiện trên thị trường chủ yếu là sự cạnh tranh giữa ba công ty là Bảo Việt, Bảo Minh và PJICO, trong đó Bảo Việt chiếm được ưu thế hơn cả (hiện chiếm phần lớn thị phần trên 60%), để tăng sức cạnh tranh của mình, họ đã áp dụng rất nhiều các biện pháp cạnh tranh trong đó phần lớn là giảm phí, tặng quà cho nhà trường, gia tăng quyền lợi cho đại lý…Bảo Việt Hà Nội muốn giữ vững được thị phần của mình và tiếp tục lôi kéo khách hàng thì không chỉ đơn thuần áp dụng các biện pháp trên mà còn phải nâng cao chất lượng dịch vụ mình cung cấp. Muốn làm được như vậy thì vấn đề đặt ra là phải làm sao để tạo ra được một sự kác biệt thực sự đối với các công ty khác. Trong quá trình thực tập, sau khi nghiên cứu và tìm hiều về phòng Bảo Việt Cầu Giấy, về công ty Bảo Việt Hà Nội, cũng như là thị trường bảo hiểm Toàn diện học sinh em xin được mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình về vấn đề này như sau: Đối với các trường hợp có rủi ro nghiêm trọng xảy ra gây ra tổn thất lớn liệu công ty có thể xem xét ngoài việc trả tiền bồi thường theo đúng nguyên tắc, có thể cho bản thân và gia đình nạn nhân đó vay một khoản tiền nhất định để gia đình nạn nhân có thể trang trải lúc khó khăn. Theo em, có những vụ tại nạn xảy ra nghiêm trọng thì nếu cộng cả viện phí, chi phí thuốc men lẫn chi phí chăm sóc hồi phục sức khoẻ sẽ rất tốn kém… trong khi đó hiện giá trị bảo hiểm cao nhất từ các hợp đồng bảo hiểm học sinh mới chỉ có khoảng 10 triệu đồng. Số tiền đó rõ ràng là chưa cao. Do đó mà gia đình các em sẽ rất khó khăn để có được một khoản tiền lớn như vật trong thời gian ngắn. Mặt khác, hiện nay Bảo Việt là một tập đoàn tài chính vững mạnh với tiềm lực về vốn vững chắc, vậy thì liệu công ty có thể xem xét ý kiến trên?. Nếu làm được như vậy, theo em sẽ có tác dụng rất lớn vừa thu hút được nhiều người tham gia, lại vừa thể thiện được tính nhân đạo (Bởi kinh doanh bảo hiểm học sinh không chỉ có mục đích kinh doanh mà còn có cả mục đích xã hội), uy tín của công ty sẽ được nâng cao. Tuy nhiên nếu áp dụng biện pháp trên thì công ty cũng lên đặt ra một số giới hạn nhất định, chẳng hạn là giới hạn về số tiền tối đa có thể cho vay, hay là gới hạn về thời gian vay (Ví dụ, thời gian vay tối đa là khoảng một tháng, trong tháng đó gia đình phải cố gắng hoàn trả công ty số tiền đã vay, bắt đầu từ tháng thứ hai, công ty có thể tính lãi xuất khoản vay đó). Thứ hai, Vì Bảo hiểm học sinh, sinh viên cũng như hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ nói chung có hình thức tự nguyện vì vậy để thu hút được đông đảo học sinh tham gia công ty phải thực hiện tốt công tác tuyên chuyền quảng cáo. Nhưng thực tế cho thấy Bảo Việt quảng cáo là không nhiều, hiện các hình thức quản cáo công ty đang áp dụng chủ yếu là qua báo trí, lập một số biển quảng cáo đặt trên các đường giao thông, quảng cáo qua catalog và qua sách mỏng, tờ giơi…đây là những hình thức quảng cáo đơn giản và hiệu quả không cao. Trong thời gian vừa qua Bảo Việt hầu như không quảng cáo trên chuyền hình. Do đó Bảo Việt nên đầu tư hơn nữa cho quảng cáo, nên áp dụng các biện pháp quảng cáo qua truyền hình, đài phát thanh bởi có rất nhiều người xem các chương trình chuyền hình, như vậy thì việc quảng cáo sẽ có tác dụng cao hơn. Ngoài ra Công ty có thể xem xét tài trợ các giải đấu thể thao, các sân chơi trên VTV3 hay đài chuyền hình Hà Nội, các chương trình từ thiện.. đây là những hình thức quảng cáo rất hiệu quả, Vừa quảng bá được hình ảnh công ty, Vừa tăng uy tín công ty trên thị trường. Riêng đối với bảo hiểm toàn diện học sinh Bảo Việt nên xem xét tặng các xuất học bổng cho các em có thành tích học tập xuất sắc hoặc học sinh nghèo vượt khó. Đối với phòng bảo hiểm Cầu Giấy. Vì là phòng kinh doanh, nên khối lượng công việc rất lớn trong khi đó hiện đội ngũ cán bộ của phòng lại quá ít, hiện chỉ có 6 cán bộ. Chính vì vậy niệu phòng có thể xem xét tuyển thêm cán bộ vào làm việc tại phòng. Ngoài ra phòng nên đặt các biển quảng cáo tại các trường trong khu vực Cầu Giấy, để hoạt động quảng cáo đạt hiệu quả cao hơn. KẾT LUẬN Việc triển khai bảo hiểm toàn diện học sinh không của các công ty bảo hiểm không chỉ nhằm mục đích kinh doanh mà còn nhằm mục đích xã hội bởi nó góp phần bảo vệ cho các em - thế hệ tương lai của đất nước, góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân, gia đình các em cũng như toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm toàn diện học sinh, Bảo việt Cầu Giấy đã nỗ lực hết mình vì mục tiêu xã hội cao cả. Phòng đã và đang tiếp tục cố gắng làm tố công tác bảo hiểm toàn diện học sinh đúng như mục tiêu chính trị mà Đảng, Nhà nước ta giao cho. Trong những năm qua, nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh đã từng bước trưởng thành và phát triển không ngừng. Mặc dù là bảo hiểm tự nguyện và do điều kiện khách quan lẫn chủ quan, nên trong quá trình triển khai phòng đã gặp phải những khó khăn nhất định. Nhưng bằng sự quyết tâm và cố gắng của toàn bộ tập thể cán bộ, phòng bảo hiểm Cầu Giấy đã mạnh dạn vừa triển khai, vừa củng cố, vừa làm vừa rút kinh nghiệp nên đã thu được những kết quả đáng kể, vượt mức kế hoạnh nhiều năm, góp phần lớn vào sự nghiệp chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ toàn thành phố. Các em học sinh luôn chiếm một tỷ lệ lớn so với toàn bộ dân cư và tiềm năng khai thác của nghiệp vụ này còn rất lớn. Phòng bào hiểm Cầu Giấy vẫn cần tiếp tục cố gắng để thu hút lượng khách hàng đông đảo hơn, đảm bảo cả hai mục tiêu kinh tế và xã hội trong kinh doanh bảo hiểm. Hy vọng rằng những kiến thức nhỏ bé trên có thể giúp ích được phần nào cho phòng để được triển khai nghiệp vụ này được tốt hơn, có khả năng đứng vững và phát triển mạnh mẽ trước những thử thách mới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình bảo hiểm. Nhà xuất bản Thống Kê. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm. Nhà xuất bản thống kê. Qyu tắc bảo hiểm tai nạn học sinh. Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành 4. Điều khoản bảo hiểm toàn diện học sinh. Ban hành kèm theo quuyết định số 744/2002/TGĐ. Quyết định số 744/200/QĐ/TGĐ về bảo hiểm toàn diện học sinh. Trang wep: www. BaoViet.Com.vn www. BaoHiem.Pro.vn www. BaoHiemvn.Com MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0054.doc
Tài liệu liên quan