Mục lục
Trang
Lời mở đầu
Trong những năm qua ,thế giới đã chứng kiến sự phục hồi của những nước bị khủng hoảng tài chính giai đoạn 1997-1998.Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ .Tuy nhiên,tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu vẫn còn tràn lan tạo ra sức ép mạnh mẽ về lao động và việc làm ,do đó di cư lao động quốc tế tiếp tục trở thành nhân tố quan trong trong thời gian tới .Nắm bắt được đặc điểm vận động của thị trường lao động quốc tế ,trong thời gian qua Việt Nam đã đưa ra
37 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động phổ thông của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những chính sách,giải pháp cụ thể để mở rộng thị trường lao động mới.Đặc biệt XKLĐ phổ thông và chuyên gia được Đảng và Nhà nước ta xác định là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng,một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm cho người lao động trong nước ,xoá đói giảm nghèo và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước (xấp xỉ 1,4 tỷ USD/năm) và gần nửa triệu lao động hiện đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới .Tuy nhiên ,yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động ,ky năng tay nghề,về kỷ luật lao động và ngoại ngữ ,nhất là đối với công việc trong công xưởng và nhà máy.Hiện một phần lao động có nghề của lao động phổ thông của chúng ta ra nước ngoài cơ bản đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước sở tại tuy nhiên trình độ tay nghề còn hạn chế ,gây khó khăn khi thâm nhập thị trường lao động của các nước có kinh tế phát triển.Vởy chúng ta cần làm gì để cho lao động Việt Nam nói chung và lao động phổ thông nói riêng ngày càng đứng vững và khẳng định được thương hiệu trên thị trường lao động quốc tế .Để giải quyết vấn đề đó quả thật không dễ dàng chút nào. Chúng ta đòi hỏi sự nhập cuộc của những nhà quản lý ,các doanh nghiệp cũng như bản thân người lao độngđang quan tâm tới XKLĐ..trên cơ sở đó tôi xây dựng đề tài:
“Giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động phổ thông của Việt Nam”.
Với kết cấu của đề tài như sau:
Phần 1-Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động.
Phần 2-XKLĐ phổ thông của Việt Nam những năm qua.
Phần 3-Giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động phổ thông của Việt Nam.
Phần 1
Một số vấn đề lý luận về
xuất khẩu lao động
1.1 Khái niệm XKLĐ
1.1.1.Khái niệm XKLĐ
Trong thời đại toàn cầu hoá kinh tế và kinh tế thị trường mở rộng, các dòng di chuyển lao động qua biên giới phức tạp và ngày càng mang đậm chất toàn cầu hoá.Theo đánh giá của tổ chức di dân quốc tế(IOM) có khoảng 185 triệu người ,tức gần 3% dân số thế giới đang ở ngoài lãnh thổ quốc gia mình,trong đó có 85 triệu người di chuyển với mục đích làm việc(Theo tạp chí lao động và xã hội số 319).Xẻt về nguồn gốc của xuất khẩu lao động,XKLĐ bắt nguồn từ hình thức di cư lao động quốc tế.
Di cư lao động quốc tế là di chuyển lao động từ nước này sang nước khác với mục đích tìm việc làm ,tiền lương cao và cuộc sống tốt hơn.
Di cư lao động quốc tế thường được thực hiện dưới 2 hình thức chủ yếu:chính thức và phi chính thức .
Hình thức lao động chính thức (di cư lao động theo hợp đồng )là việc xuất khẩu lao động thông qua các chính phủ ,các tổ chức kinh tế hoặc các pháp nhân,cá nhân dưới sự đồng ý của chính phủ các nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu lao động .hình thức di cư này là hợp pháp ,do đó ngày càng tăng về số lượng và chủng loại.
Hình thức di cư lao động phi chính thức (hay là di cư lao động không theo hợp đồng )là người lao động tự tìm cách ra nước ngoài để kiếm việc làm .Việc dicư này thường được thực hiện bởi các tổ chức buôn lậu người hoặc qua con đường du lịch ,thăm thân nhân ,du học …Sau đó ở lại nước sủ dụng lao động.Do đó hình thức di cư này bất hợp pháp .Di cư lao động bằng con đường này không phải qua các thủ tục hải quan phức tạp của việc xuất cảnh ,nhập cảnh và đáp ứng yêu cầu thời gian của thị trường việc làm nên có số lượng lớn .
Ngày nay ,cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới ,xuất phát từ nứơc xuất khẩu cũng như nước nhập khẩu,thì hình thức di cư lao động chính thức ngày càng phát triển,mà biểu hiện rõ nhất là hoạt động XKLĐ của các nước .Trong tình hình mới.XKLĐ cũng được hiểu theo cách đầy đủ của nó:Xuất khẩu lao động của các chính phủ ,tổ chức kinh tế xã hội,các tổ chức pháp nhân nhằm đưa những người lao động nước mình đến tham gia làm việc tại những nước có nhu cầu về lao động nước ngoài (gọi là nước XKLĐ và nước NKLĐ),nhằm đạt được những mục đích kinh tế ,chính trị ,xã hội nhất định ,dưới sự hợp tác,đồng ý của chính phủ cả hai nước XKLĐ và NKLĐ.
1.1.2. Phân loại XKLĐ
Xét theo trình độ ,năng lực của nguồn lao động được đửa đi xuất khẩu có 2 loại đó là XKLĐ phổ thông và xuất khẩu lao động chuyên gia.
XKLĐ phổ thông hay còn gọi là lao động chưa qua đào tạo ,đa số xuất thân từ nông thôn không có nghề ,không ngoại ngữ,không tác phong công nghiệp,mà chúng ta vẫn thường gọi là “3 không”.Chính vì thế mà loại lao động này bao giờ cũng khó được tuyển chọn và thu nhập thấp .Lao động phổ thông có 2 loại :lao động có nghề và lao động chưa có nghề(trình độ thấp kém).
Về lao động có nghề :là lao động đã từng tham gia vào các công việc và có kinh nghiệm trong công việc mà các nước nhập khẩu lao động có nhu cầu.Ví dụ như công nhân xây dựng,cơ khí,thuyền viên đánh cá.,láp ráp.Họ còn được đào tạo tại các trung tâm dạy nghề ngắn hạn (3 tháng,6 tháng,12 tháng).Những lao động sau khi qua đảo tạo sẽ được hưởng mức thu nhập cao hơn.
Còn lao động không có nghề thường là lao động chưa tham gia vào các công việc mà đòi hỏi về trình độ kỹ thuật cũng như ngoại ngữ.Hầu như họ chỉ làm những công việc đơn giản hơn như giúp việc gia đình(ôsin),làm nông nghiệp,hái quả..với mức lương thấp và điều kiện làm việc không được đảm bảo.
XKLĐ chuyên gia là lao động mà đã được đào tạo,trình độ tay nghề cao, khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ mới nhanh nhạy chính vì thế loại lao động này dễ được tuyển chọn và mức thu nhập cũng cao hơn nhiều so với XKLĐ phổ thông.Lao động chuyên gia hầu như được đào tạo qua các trường đai học,cao đẳng và các trường dạy nghề.
1.2. Sự cần thiết phải xuất khẩu lao động phổ thông ở Việt Nam
Nguyên nhân tạo ra hoạt động XKLĐ có rất nhiều ,nguyên nhân đó xuất phát từ vấn đề lịch sử, vấn đề văn hóa ,chính trị xã hội ..Nhưng nguyên nhân quan trọng tác động mạnh mẽ đến hoạt động XKLĐ đó là xuất phát từ nguyên nhân kinh tế của cả nước XKLĐ và nước nhập khẩu lao động.
Trước hết ,xúât phát từ lợi ích thu được của nước XKLĐ nói chung và XKLĐ phổ thông nói riênng như: XKLĐ giúp giải quyết việc làm ,giảm tỉ lệ thất nghiệp ,tăng thu nhập và cải thiện đời sống về cả vật chất lẫn tinh thần của người tham gia XKLĐ.Đây là một bộ phận có đóng góp quan trọng ,chiếm tỷ lệ lớn trong việc thu hút nguồn ngoại tệ ,đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia.Bên cạnh đó ,XKLĐ còn giúp các nước tham gia tăng cường quan hệ ngoại giao của mình với các nước khác,trên cơ sở đó phát triển mối quan hệ hoà bình ,hợp tác ,hữu nghị ,đôi bên cùng có lợi.
Với lao động xuất khẩu lao động là lao động phổ thông thì lợi ích từ XKLĐ càng quan trọng.Bởi vì đại đa số họ xúât phát từ nông nghiệp,mức lương thấp .Với họ việc XKLĐ là đổi đời ,là kỳ vọng về một tương lai tôt hơn cho gia đình cũng như con cái của họ.Hơn nữa do quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong nước nen đất canh tác cũng bị thu hẹp thêm vào đó là các công ty lớn nhỏ đua nhau mở các cơ sở sản xuất kinh doanh nên người dân cũng đua nhay bán đất để ra thành phố lập nghiệp chứ không chịu cảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” .Còn những người ở thành thị cũng cảm thấy tương lai không được triển vọng hơn bao nhiêu vì :đời sống thì giả cả ngày càng leo thang vùn vụt ,đắt đỏ tốn kém đủ bề mà đi làm cho các công ty trong nước thì tiền công quá rẻ .Do đó ,lối thoát tốt hơn là tìm cách để được xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài .Chúng ta sẽ xem xét một cách khách quan về vấn đề đã được nêu ở trên đó là “xuất khẩu lao động” và đi cụ thể vào xuất khẩu lao động phổ thông để xem xét đâu là những điểm tích cực và đâu là những điểm tiêu cực.
Những điểm tích cực
Thứ nhất , XKLĐ góp phần giải quyết việc làm .
Sau ngày 30/4/1975, cả nước thống nhất .Từ 1976-1980,VN bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 trong điều kiện kinh tế-xã hội hết sức khó khăn .Sức ép về vấn đề lao động việc làm rất lớn:ở miền Nam sau khi giải phóng với 1 triệu người trong quân đội ,40 vạn viên chức của chính quyền chế độ cũ ,50 vạn người làm trong các nghành dịch vụ,2 vạn dân tị nạn tập trung ở các thành phố …cùng với khoảng 1 triệu người thất nghiệp từ trước ngày giải phóng .Như vậy con số lao động cần giải quyết việc làm ở miền Nam sau ngày giải phóng tới khoảng 3 triệu người .Sức ép về lao động việc làm càng trở nên nặng nề hơn vào những năm sau :1975,1976…do cuộc khủng hoảng kinh tế ở VN (1975-1980)vì xác định sai đường lối kinh tế .Với hoàn cảnh như vậy Đảng và Nhà nước ta đã ký nhiều hiệp định đưa lao động sang làm việc ở nước ngoài ,với mục tiêu trước mắt là giải quyết việc làm ,giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước ..Trong giai đoạn đầu chủ yếu giải quýêt việc làm cho người lao động thành thị như:Bộ đội xuất ngũ ,chuyên viên trong các nhà máy ,công nhân trong các xí nghiệp đã giải thể ….thì đến nay XKLĐ đã giải quyết một phần lớn lượng lao động ở nông thôn, đặc biệt là lực lượng thanh niên ở nông thôn.Nước ta với đặc thù là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số làm nông nghiệp ,mà hàng năm lực lượng lao động vẫn gia tăng,mặc dù nhà nước đã có kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ tăng dân số nhưng tỷ lệ thanh niên nông thôn không có việc làm vẫn chiếm tỷ lệ lớn .Tỷ lệ cao còn do nghề nôngvớiđặc trưng theo mùa vụ và quỹ đất nông nghiệp không tăng mấy ,nên lượng lao động này đổ ra thành phố tìm việc làm ,càng gây khó khăn cho tình hình việc làm ở thành thị của Việt Nam .Vì vậy nhà nước ta tìm ra hướng mới để giải quyết việc làm cho lượng lao động dư thừa là đưa đi XKLĐ.XKLĐ ngày càng phát huy tốt vai trò của mình ,đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong vòng 10 năm trở lại đây.
Thứ hai ,tăng thu nhập cải thiện đời sống
Thu nhập của lao động VN ở nước ngoài thường cao hơn những lao động bình thường trong nước. Tác động trực tiếp của việc tăng thu nhập là cải thiên đời sống nhân dân.Hàng năm với số tiền từ nước ngoài gửi về thì những gia đình có người đi XKLĐ đã có thêm nguồn thu nhập ,đóng góp vào thu nhập gia đình.Có gia đình dùng nguồn thu này để đầu tư vào sản xuất như cải tạo ruộng đất,giống lúa ,điều kiện chăm sóc làm tăng năng suất nông nghiệp…đầu tư đổi mới mô hình kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế mới đã góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt kinh tế ở nông thôn VN.Đời sống nhân dân được cải thiện về cả vật chất lẫn tinh thần .Về vật chất:Nâng cao điều kiện sinh hoạt ăn ,mặc ,ở ,con cái được học hành đầy đủ,xây dựng nhà cửa…Về tinh thần :dần dần hoà nhập vào văn hoá hiện đại,tiếp cận phương tiện thông tin mới qua tivi ,báo ,đài …Với sự that đổi đáng kể này của kinh tế VN ,đặc biệt là tình hình kinh tế nông thôn thì sẽ ngày càng rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế của VN với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ ba,tạo nguồn thu ngoại tệ
Tại hội nghị toàn quốc về XKLĐ & CG do thủ tướng chính phủ chủ trì ,tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2000, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã nếu rõ và khẳng định trong bài phát biểu của thủ tướng Phan Văn Khải “Xuất khẩu lao động và chuyên gia đối với chúng ta là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trong vì:
Góp phần giải quyết việc làm
Tăng nguồn thu cho đất nước
Phải coi XKLĐ và CG là vấn đề quan trọng và lâu dài
Thực hiện theo đúng chủ trương ,chính sách của Đảng và Nhà nước ,hoạt động XKLĐ vừa qua đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của quốc gia.XKLĐ góp phần cải thiện đáng kể kinh tế đất nước .Từ những nguồn thu ngoại tệ này ,nhà nước ta có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn,có thêm nguồn vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng,điều kiện vật chất để cải thiện,phát triển kinh tế ,nhằm xoá đói giảm nghèo ,nâng cao cải thiện đời sống nhân dân,phát triển kinh tế đất nước ,tiến kịp với trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới .
Thứ tư,, Phát triển nguồn nhân lực
Hàng năm với dòng luân chuyển của XKLĐ,hàng năm nước ta đã đưa một lượng lớn lao động đi làm việc .Hầu hết những lao động này đều làm việc có thời hạn từ 4 đến 5 năm .Vậy với dòng chu chuyển này thì hằng năm số người lao động trở lại thị trường lao động VN là một con số không nhỏ.Hầu hết các loại lao động hết thời hạn là quay về nước ,chỉ một số bộ phận thì được gia hạn thêm.Vậy số lượng lao động này khi quay lại thị trường trong nước ,họ đã được trang bị vốn kinh nghiệm nên có đủ tự tin khi làm việc ở trong nước .Đây cũng là một đặc trưng của XKLĐ,XKLĐ chính là điều kiện cũng như nguyên nhân phát triển nguồn nhân lực nước ta.Chính vì thế chất lượng nguồn lao động nước ta qua các đợt tham gia vào XKLĐ được tăng lên đáng kể.Do yêu cầu về lao động của nước bạn như: Lao động phải có tác phong công nghiệp,làm việc đúng giờ,đúng nguyên tắc,nắm vững tay nghề,trình độ kỹ thuật,ứng dụng,tiếp thu nhanh vào dây chuyền sản xuất.Thừa hưởng được điều này từ những năm tháng làm việc bên nước bạn ,bên cạnh tích luỹ dần những kinh nghiệm,học hỏi nước bạn ,lao động VN ngày càng tự nâng cao tay nghề của mình theo chiều sâu hơn nữa.Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay ,xu hướng của nền kinh tế là toàn cầu hoá,nên vấn đề chuyển giao khoa học công nghệ ngày càng phổ biến ở khắp các nước trên thế giới ,trong đó có Việt Nam.Hơn nữa Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO thì vần đề sử dụng thay đổi những dây chuyền sản xuất cũ kỹ,lạc hậu bằng các dây chuyền ,kỹ thuật mới là điều cấp thiết.Vì vậy việc trang bị tay nghề ,trình độ cho lực lượng lao động nước nhà là tiền đề cần thiết cũng như là động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển .Bên cạnh hướng đào tạo nghề trong các trường cao đẳng ,kỹ thuật ,một biện pháp đang được nhà nước đặc biệt chú trọng là hướng đi XKLĐ ,hình thức này vùă tiết kiệm được thời gian cũng như kinh phí đào tạo ,ngoài ra còn tăng thu nhập ,tăng nguồn thu ngoại tệ đóng góp vào nâng cao cải thiện đời sống.
Thứ năm,Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước
Thông qua những hợp đồng XKLĐ mà tình hữu nghị của VN và các nước ngày càng được nâng cao,là điều kiện để thúc đẩy tìm kiếm thị trường.Ngoài những thị trường truyền thống như:Hàn Quốc ,Đài Loan,Malaysia,Nhật Bản…thì bước đầu chúng ta đã ký được một số hợp đồng XKLĐ với các thị trường khó tính như: Mỹ,EU …Bên cạnh mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong việc đẩy mạnh ,mở rộng quan hệ ,hợp tác ngoại giao với các nước khác.Chính nó cũng tạo tiền đề quan trọng trong việc đẩy mạnh tiến trình quốc tế hoá của Việt Nam trong những năm gần đây,để rút ngắn và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của VN trên trường quốc tế.
Tuy nhiên ,nếu việc tổ chức và khuyến khích phong trào “xuất khẩu lao động”chỉ hoàn toàn nhắm tới mục đích duy nhất là muốn tẩy “của nợ”thất nghiệp và thu nhập số ngoại tệ khổng lồ cụ thể trước mắt do những người Việt Nam đi lao động hàng tháng hay hang năm gửi về trong nước thì chúng ta sẽ vấp phải những sai lầm nghiêm trọng .Bởi hoạt động XKLĐ ngay từ đầu đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nhân lực của nước ta ,nó gây những biến động lớn với xu hướng là sự di chuyển nguồn “chất xám”ra các thị trường lớn ,gây tổn thất cho thị trường lao động trong nước .Nguyên nhân của hiện tượng này chúng ta phải kể đến một số vấn đề như sau:thứ nhất là do hiệu quả kinh tế mang lại.Những người tham gia XKLĐ luôn có một nguồn thu nhập tốt ,ổn định thể hiện ở sự cải thiện đời sống của bản thân và gia đình ,chính những điều này đã thu hút nhiều lao động sang nước ngoài làm việc,đặc biệt là những lao động có tay nghề ,có trình độ kỹ thuật thì được ưu đãi ngày càng cao.Thứ hai là những dòng lao động sang đó có một môi trường kỹ thuật cao, có điều kiện phát huy năng lực bản thân.Thứ ba phải kể đến chính sách đãi ngộ của nước bạn ,họ đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ cao cả về về cả vật chất lẫn tinh thần ,đã thu hút nhiều lao động có tay nghề cao của VN,để lại trong nước một nguồn chất xám nghèo nàn ,vì vậy không tạo động lực để tiến hành phát triển kinh tế.
XKLĐ với tính phức tạp của nó về nhiều mặt ,đặc biệt về quản lý nguồn lao động xuất khẩu này ,hàng năm nước ta đều có một lượng lớn lao động dang sinh sống và làm việc trên khắp các quốc gia trên thế giới .Vì vậy ,việc quản lý những lao động này rất khó khăn.Nên lao động VN dễ dàng bị du nhập những văn hoá xấu trong đời sống sinh hoạt ,cũng như trong nếp sống,suy nghĩ ,ảnh hưởng lớn đến luồng tư tưởng trong nước .
Phần II:
Xuất khẩu lao động phổ thông
ở Việt Nam những năm qua.
2.1 Thực trạng XKLĐ phổ thông của Việt Nam
Đối với một nước dân số vào khoảng 84 triệu dân ,trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động,nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20% thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa .Trong đó XKLĐ phổ thông được Đảng và nhà nước quan tâm và chú trọng.Bởi vì,XKLĐ phổ thông không những đem lại nguồn thu nhập cho đất nước mà biểu hiện là đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt,mặt khác lao động phổ thông là lao động chưa qua đào tạo nên khi đi XKLĐ về thì người lao động học hỏi được những kinh nghiệm làm việc trong nền công nghiệp ,nâng cao tay nghề và tác phong làm việc …Những người này sẽ trở thành nguồn lao động co tay nghề phục vụ cho đất nước ,đầu tư xây dựng nhà cửa ,mở các cơ sở kinh doanh sản xuất vừa và nhỏ ,góp phần xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.Bên cạnh những mặt tốt thì XKLĐ nói chung và XKLĐ phổ thông nói riêng cũng mang lại những mặt tiêu cực : nạn chảy máu chất xám ,ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của VN.bị xâm nhập bởi văn hoá xấu, không lành mạnh…
Để thấy rõ thực trạng XKLĐ phổ thông ở Việt Nam trong những năm gần đây chúng ta cùng điểm lại tình hình XKLĐ nói chung và XKLĐ phổ thông nói riêng trong những năm sơ khai.Trong vòng 10 năm 1980-1990 nước ta đã đưa được 277.183 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ,bình quân mỗi năm có trên 2,7 vạn người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài.ở giai đoạn này có những đăc trưng nhất định trong cơ cấu thị trường ,nghành nghề…Về thị trường,trong giai đoạn này nước ta chủ yếu đưa lao động sang Liên Xô và các nước Đông Âu.
Bảng 1: Cơ cấu thị trường XKLĐ trong giai đoạn 1980 - 1990
Nước
Liên Xô
CHDC Đức
Bungari
Tiệp Khắc
Tổng số
Người
112.338
72.786
35.099
37.659
257.880
Nguồn:Một số điều cần biết về XKLĐ -NXB Thanh niên 2003
Lao động VN thường được bố trí làm những công việc mà lao động nước bạn không thích làm (những công việc không đòi hỏi chuyên môn,có lương thấp )hoặc được phân công đến những vùng xa xôi, hẻo lánh .Nên chủ yếu trong giai đoạn này lao động đưa đi xuất khẩu là lao động phổ thông.Về cơ cấu thì lao động VN được phân bổ vào các ngành :Hơn 40% vào công nghiệp nhẹ với 117.432 người mà chủ yếu là các nghề dệt ,da,may mặc;25,3% vào cơ khí với 71.077 người .Phân bố vào nghành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng 22,9% là 64.247 người ;vào các ngành công nghiệp khác chiếm 4,2% phân bố chủ yếu trong 2 ngành :ngành hoá chất 8329 người ,ngành công nghiệp thực phẩm 3.542 người .Ngành nông nghiệp ,lâm nghiệp 6.160 người,chiếm 2,19% các ngành khác gồm 10.119 người ,chiếm 3,58%.
Bảng 2: Cơ cấu ngành nghề và khu vực của LĐXK những năm 1980 - 1990
Lao động phân chia theo khu vực và ngành nghề
Cơ cấu
Số lượng người
%
Tổng số
288.106
Bao gồm
Chuyên gia
7.200
2,5%
Lao động phổ thông
280.906
97,5%
Chia theo ngành nghề
280.906
Cơ khí
71.077
25,3
Hoá chất
8.329
2,97
Công nghiệp nhẹ
117.432
41,8
Công nghiệp thực phẩm
3.542
1,26
Xây dựng và SXVL xây dựng
64.247
22,9
Nông nghiệp, lâm nghiệp
6.160
2,19
Các ngành khác
10.119
3,58
Nguồn :Một số điều cần biết về XKLĐ –NXB Thanh niên 2003
Mức thu nhập bình quân của lao động Việt Nam ở các nước như sau:
Liên Xô :160-180 rúp/tháng
Đức :800-900 DM/tháng
Tiệp Khắc:1800-2000 cuaron/tháng
Bungari: 160-180 leva/tháng
Trừ các khoản phải đóng góp và chi phí cho sinh hoạt hằng ngày,trung bình sau một hợp đồng lao động(4-5 năm) mỗi lao động còn tiết kiệm được từ 3000-5000 rúp, chưa kể các khoản thu ngoài lương.Lao động ở các khu vực II (lao động chuyên gia)sau một hợp đồng lao động 2 năm ,mỗi người còn tiết kiệm được bình quân từ 1500-2000 USD.Riêng trong ngành xây dựngmột lao động có tay nghề bậc 3,sau 2 năm làm việc ở LiBi về được 5000 USD.lao động phổ thông cũng dành dụm được 3500 USD.
Nhìn chung XKLĐ của nứơc ta trong giai đoạn 1980-1990,do những điều kiện kinh tế ,xã hội ,do hạn chế của danh sách đối ngoại,do những ảnh hưởng của thị trường quốc tế ,nên XKLĐ có những nét đặc trưng nhất định.Thị trường chủ yếu là các nước phe xã hội chủ nghĩa ,tỷ trọng lao động không nghề lớn, phần lớn lao động trước khi đi không qua đào tạo,khi đến nước tiếp nhận,lao động được phân phối về các đơn vị sản xuất ,được kèm cặp tại chỗ ,được trang bị tay nghề phù hợp với các xí nghiệp,nhà máy bạn yêu cầu.
XKLĐ phổ thông từ năm 1990 đến nay, không chỉ dơn thuần là giải quyết việc làm và học hỏi kinh nghiệm ,nâng cao trình độ chuyên môn nữa mà chúng ta coi XKLĐ:” hướng giải quyết việc làm , tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế-văn hoá ,khoa hoc kỹ thuật giữa VN với các nước sử dụng lao động theo nguyên tắc bình đẳng ,hai bên cùng có lợi,tôn trọng pháp luật và truyền thống dân tộc của nhau”.
Trong giai đoạn này nước ta đã đưa đi gần 600.000 người đi làm việc ở nước ngoài,trung bình mỗi năm đưa đi 40.000 người trong các năm 1992-2007.Lao độngViệt Nam đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với tổng thu nhập hàng năm khoảng 1,5 tỷ USD.
2.1.1 Cơ cấu nghề nghiệp
Trong suốt quá trình từ khi bắt đầu thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (năm 1980)đến nay thì cơ cấu nghề nghiệp trong XKLĐ phổ thông đã có nhiếu sự thay đổi đáng kể.Sự thay đổi này tăng lên cả về chất và lượng.Xét về mặt chất ,cơ cấu nghề nghiệp đã có sự đa dạng và mở rộng ra nhiều ngành nghề mới.Nếu như giai đoạn 1980-1990 lao động phổ thông VN chủ yếu làm việc trong các ngành nghề như:cơ khí,công nghiệp nhẹ ,hoá chất …thì đến nay lao động VN vẫn phát huy ưu thế trong các nghành trên và còn tham gia vào các nghành mới khác ,đặc biệt là các nghành về dịch vụ xã hội khác như:Chăm sóc người già ,làm việc nội trợ,làm nông nghiệp…Trong số 526.342 người làm việc ở nước ngoài tính từ 1998-2007 ,có nghề chiếm khoảng 25%;trong đó năm 1998 là 12.240 người (lao động không có nghề 7.356 người);năm 2003 là 78.489 người (trong đó lao động không nghề 66.356 người),riêng 2 năm 2006,2007 ước tính tỷ lệ lao động phổ thông đi xuất khẩu chiếm 80%.Chủ yếu làm việc tại các nước trong khu vực như Đài Loan ,Malaysia, Hàn Quốc,Nhật Bản.Năm 2007 đưa trên 85.000 lao động(cả chuyên gia và lao động phổ thông) làm việc trong khoảng 30 nhóm nghành nghề khác nhau như:cơ khí ,chế tạo,xây dựng,lắp ráp điện tử,dệt may,thuyền viên đánh cá và tàu vận tải ,du lịch xã hội.
Bảng 3: Cơ cấu nghề nghiệp
Năm
Tổng
Lao động có nghề
Lao động không có nghề
Số lượng
Số lượng
%
Số lượng
%
1998
12240
4884
39,9
7356
60,1
2003
78489
12133
16,17
66356
83,83
2004
67440
13488
20%
53952
80%
2005
70594
14119
20%
56475
80%
2006
78855
21685
27,5
57170
72,5
Nguồn: Số liệu của cục quản lý lao động nước ngoài Bộ lao động thương binh xã hội
Như vậy không chỉ tăng lên về mặt chất tức là đa dạng hoá ngành nghề thị trường lao động mà XKLĐ phổ thông còn tăng lên cả mặt lượng.Những thị trường như Mỹ ,Ca na đa ,Ô xtray li a,Xin ga po được coi là thị trường cao nhất về thu nhập và điều kiện nhập cảnh .Trình độ kiến thức không chỉ là căn cứ vào bằng cấp,chứng chỉ của các cơ sở đào tạo mà phải được xác định thông qua tuyển lựa,kiểm tra ,đánh giá từ phía đối tác nước ngoài,quan trọng hơn nó phải được thể hiện trong năng lực làm việc thực sự của người lao động có đáp ứng được những đòi hỏi của công nghệ sản xuất,độ phức tạp của công việc mà họ đảm nhiệm ở nước ngoài.Đã có nhiều lao động VN được coi là có nghề xây trát và họ cũng đã làm việc trên công trường .Nhưng khi người nước ngoài tuyển chọn thì không đạt yêu cầu vì họ chưa thực hiện được những thao tác cơ bản của nghề,họ không được đào tạo cơ bản.Chính vì sự đòi hỏi cao của các thị trường trên nên với trình độ của lao động phổ thông thì rất khó có thể thâm nhập vào được.Chính vì thế đối với những thị trường khó tính này chúng ta chỉ tâp trung vào những lao động có kỹ thuật cao,chuyên sâu.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy sự mât cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu ngành nghề lao động VN đang đi làm việc tại các thị trường nước ngoài.Cụ thể như lĩnh vực công nghiệp thường chiếm % lớn nhất ,sau đó những ngành như nông nghiệp,chế biền thực phẩm và xây dựng…Và một điều dễ nhận thấy đó là chúng ta đã đa dạng hoá ngành nghề xuất khẩu những cân phải cân đối giũă chúng ,điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động định hướng một cách rõ ràng và cụ thể ngay từ khâu xúc tiến tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động mới theo nghành nghề.
Về thu nhập của người lao động xuất khẩu ,sau đó những ngành như nông nghiệp,chế biền thực phẩm và xây dựng…Và một điều dễ nhận thấy đó là chúng ta đã đa dạng hoá ngành nghề xuất khẩu những cân phải cân đối giũă chúng ,điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động định hướng một cách rõ ràng và cụ thể ngay từ khâu xúc tiến tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động mới theo nghành nghề.
2.1.2 Thu nhập của người lao động xuất khẩu : của Việt Nam tại các nước :Thấp nhất là tại Malaysia lương bình quân khoảng 150-200 USD /tháng ,một số nghề thu nhập tầm 350 USD/tháng .Lương của lao động VN tại Đài Loan(kể cả lao động giúp việc trong gia đình và làm việc trong doanh nghiệp)bình quân không dưới 300 USD/tháng (chưa kể đến tiền thưởng và làm thêm giờ) .Thời gian lao động VN làm việc tại Hàn Quốc là 44h/tuần (ngày 8 tiếng),mức lương tối thiểu 641 USD/tháng,chưa kể làm thêm giờ ,làm việc liên tục trong 1 năm sec được nhận thêm mỗi tháng lương khi ký hợp đồng lao động.Nếu làm thêm giờ lao động sẽ có thể nhận được tới 1200-1500 USD/tháng.Trung Đông :LiBi, ả Rập ,Irắc…mức lương trung bình của mỗi người lao động nước ngoài khoảng 800 USD/tháng.
Bảng 4: Mức lương bình quân ở một số thị trường
Đơn vị: triệu đồng
Thị trường
Malaysia
Hàn Quốc
Australia
Mỹ
Đài Loan
Nhật
Quarta
Thái Lan
Mức lương
2.18-4.20
1.28-5.80
3.26-6.87
4.20-9.60
1.60-3.50
3.68-7.20
1.20-4.80
1.80-3.70
Nguồn (Niên giám thống kê Bộ lao động – Thương binh và xã hội)
Như vậy ta thấy thu nhập của lao động VN tại nước ngoài cũng đã được cải thiện đáng kể.Với mức thu nhập này hàng năm thì đã góp phần nâng cao được đời sống của người tham gia XKLĐ nói chung và XKLĐ phổ thông nói riêng ,bởi những lao động phổ thông đa số xuất phát từ nông dân,đời sống nghèo khó nên việc tăng thu nhập đối với họ rất có ý nghĩa.Bên cạnh đó đóng góp một phần quan trọng trong tổng GNP hàng năm của nước ta.Mức thu nhập này có xu hướng tăng theo trình độ tay nghề của người lao động.
Và một con số cũng đánh dấu mốc sự kiện gia nhập tổ chức thế giới (WTO) đó là năm 2007 cả nước đã đưa 85.020 lao động đi xuất khẩu ,vượt 6,3% so với chỉ tiêu là 80.000 .Tổng số ngoại tệ người lao động ngoài nước tích luỹ chuyển về được hơn 1,7 tỉ đô la Mỹ.Theo tài liệu Báo cáo cập nhật tình hình phát triển và cải cách kinh tế Việt Nam do WB ấn hành tháng 12/2006,nguồn kiều hối đã góp phần giúp cho tài khoản vãng lai của VN thặng dư trong 2 năm 2005 ,2006.Sự cải thiện cán cân vãng lai,cùng với các chỉ số kinh tế tài chính khác,như tỷ lệ nợ trên kim ngạch xuất khẩu ,dự trữ ngoại tệ ,các nguồn vốn đầu tư và phát triển ,đã giúp nâng cao độ tin cậy tài chính của VN trên thị trường tài chính quốc tế.Không chỉ có vậy nguồn ngoại tệ này còn góp phần tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm cho người lao động trong nước ,thông qua đó đã đạt được những thành tựu nhất định trong xoá đói ,giảm nghèo.Theo đó chúng ta càng tiết kiệm được nguồn ngân sách Nhà nước đồng thời vẫn đạt được những mục tiêu đề ta như giải quyết việc làm ,xoá đói giảm nghèo.
2.1.3 Cơ cấu thị trường .Nếu như trước 1990 nước ta chủ yêu đưa lao động phổ thông sang các nước phe XHCN,các nước Châu Phi như :Irắc..thì đến nay thị trường XKLĐ phổ thông của nước ta đã mở rộng thêm tới các thị trường như :Khu vực Đông Bắc á,Đông Nam A,Trung Đông ,Nam Thái Bình Dương.Các thị trường khó tính như Mỹ,úc,khối EU… thì lao động phổ thông rất khó vào nhưng chúng ta cũng đang nổ lực đào tạo để đáp ứng được nhu cầu của những thị trường khó tính này.Năm 1991 ,nước ta chỉ tham gia XKLĐ ở 12 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 2007 đã có gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động VN ,số lượng này phân bố nhiều ở các nước như :Hàn Quốc ,Đài Loan,Nhật Bản,Malaysia…
Những năm 1991,1992 XKLĐ bắt đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới ,vì còn thiếu kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường và các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh XKLĐ nên số lao động đưa di xuất khẩu còn hạn chế và không ổn định ,những năm 1992 chỉ có 816 lao động đưa đị xuất khẩu.Nhưng đến năm 1993 đã là 3.968 lao động và tăng lên 9.228 lao động vào năm 1994.Những năm 1992-1996 lao động VN đưa sang thị trươngg Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn ,như vào năm 1993,1994,1995,1996 số lao động đưa sang Hàn Quốc là 1.352,4.378,5.674,6.275 lao động.
Bảng 3: Cơ cấu thị trường XKLĐ giai đoạn 1991 - 2008
Năm
Tổng số
Hàn Quốc
Đài Loan
Nhật Bản
Mailaysia
Các nước khác
1992
816
56
0
210
0
550
1993
3.968
1.352
0
298
53
2.274
1994
9.228
4.378
37
257
15
4.541
1995
9.569
5.674
87
723
2
3.083
1996
12.668
6.275
122
1.343
2
4.916
1997
18.447
4.880
191
2.250
0
11.126
1998
12.184
1.322
197
1.926
7
8.732
1999
19.970
4.518
558
1.856
1
13.037
2000
31.500
7.316
8.099
1.497
239
14.349
2001
36.168
3.910
7.728
3.249
23
21.204
2002
46.122
1.190
13.191
2.202
19.965
9.574
2003
78.489
4.326
29.974
2.384
40.552
1.253
2004
67.440
4.770
37.140
2.750
14.560
8.220
2005
70.594
12.102
22.874
2.953
24.605
8.150
2006
78.855
10.577
14.127
5.360
37.941
10.850
2007
85.020
12.187
23.640
5.500
26.704
16.989
Quí I/2008
22.932
2.656
8.501
1.201
4.898
5.676
Nguồn :Số liệu của cục quản lý lao động nước ngoài Bộ LĐ-TB và Xã hội
Năm 2006,cả nước đưa được hơn 78.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài ,vượt chỉ tiêu đề ra.Trong đó lớn nhất là Malaysia với 37.950 lao động,tiếp theo là Đài Loan(Trung Quốc)với 14.120 lao động.Năm ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6077.doc