Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng ở Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội

Lời mở đầu Năm 1986 là một cột mốc lớn trong tiến trình lịch sử của đất nước ta: từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường, điều này đã tạo ra những vận hội và thời cơ lớn cho các doanh nghiệp hoạt động, tuy nhiên nó cũng đặt ra cho mỗi tổ chức những khó khăn và thách thức đòi hỏi phải vượt qua để tồn tại và phát triển. Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, việc đảm bảo công tác trả lương trả thưởng cho cán bộ công nhân viên trong côn

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng ở Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty là yếu tố đóng vai trò quan trọng tới tốc độ phát triển doanh nghiệp. Tiền lương, tiền thưởng có vai trò quyết định đến khả năng tái sản xuất sức lao động, tạo ưu thế về sức lao động cho doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh thị trường khốc liệt. Do đó, quy chế trả lương, trả thưởng một cách khoa học là điều rất cần thiết vì nó đảm bảo cho mức tiền lương, thưởng hợp lý với cán bộ công nhân viên, đồng thời tránh lãng phí quỹ lương doanh nghiệp. Hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của tiền lương, tiền thưởng nên trong thời gian thực tập tại xí nghiệp Đầu máy Hà Nội, em đã chọn đề tài cho bài chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “GiảI pháp hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng ở xí nghiệp đầu máy hà nội” Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần: Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển XN đầu máy Hà Nội Phần 2: Thực trạng tiền lương, tiền thưởng tại XN đầu máy Hà Nội Phần 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện tiền lương, tiền thưởng tại XN đầu máy Hà Nội. Do trình độ bản thân và thời gian thực tập có hạn nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để em có thể nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cá bác, các cô chú tại phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán tài vụ của XN đầu máy Hà Nội và sự hướng dẫn tận tình của PGS – TS Nguyễn Ngọc Huyền đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Phần I Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp đầu máy Hà nội 1. Sự ra đời và phát triển Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội là 1 xí nghiệp thành viên trực thuộc Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I - Liên hiệp Đường sắt Việt Nam và đến 2003 chuyển đổi thành Công ty vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội là một đơn vị quản lý sức kéo lớn nhất của ngành đường sắt Việt Nam. Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội được thành lập từ bao giờ thì không ai rõ vì không có tài liệu nào để lại, chỉ biết khái quát rằng: Sau khi thực dân Pháp ổn định bộ máy cai trị ở Việt Nam là chúng tiến hành khai thác thuộc địa, để khai thác được triệt để họ phải xây dựng đường sắt để vận chuyển hàng hoá về chính quốc. Tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng là một trong những tuyến đường được xây dựng đầu tiên (Trên cầu Long Biên còn biển in năm xây dựng và khánh thành (1890-1893). Các - Đề - Po hoả xa được thành lập để khám chữa đầu máy toa xe. Năm 1955 hoà bình lặp lại chúng ta tiếp quản Các - Đờ - Po và đổi tên là đoàn công vụ, sau lại đổi là Đoạn đầu máy. Sau này khi chuyển đổi cơ cấu quản lý của Nhà nước lấy tên là Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội và lấy ngày 22/10/1955 làm ngày thành lập Xí nghiệp. - Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua mọi thử thách trong chiến tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc đội ngũ cán bộ công nhân viên của xí nghiệp đã không ngừng lớn mạnh và đổi mới góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung và cũng như việc xây dựng và phát triển của xí nghiệp nói riêng. Xí nghiệp đã được cấp trên, Đảng và Nhà nước đánh giá cao trong lĩnh vực sản xuất và phát triển. Trong sự nghiệp của ngành Giao thông vận tải góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước phát triển đất nước. Xí nghiệp đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Nhiều năm liền được công nhận là đơn vị lao động XHCN có 2 công nhân được phong tặng Anh hùng Lao động đó là Anh hùng lao động Nguyễn Minh Đức và Trịnh Hanh v.v.. Ngày 25/2/1996 xí nghiệp được vinh dự đón Tổng bí thư Đỗ Mười về thăm. Năm 1997 XN được Nhà nước phong tặng "Huân chương Lao động hạng 3". 1.1. Quá trình xây dựng và trưởng thành của XN - Giai đoạn 1(1955 - 1965): + Sau 10 năm hoà bình, ngành đường sắt tiến hành khôi phục và xây dựng lại các tuyến đường sắt trên miền bắc. Đây là giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất, bộ máy quản lý lực lượng lao động của XN. + XN đã tiếp quản hơn 80 đầu máy hơi nước của Pháp để lại. Thiết bị máy móc giai đoạn này được gia tăng đáng kể Thiết bị của Pháp vừa ít, vừa lạc hậu chỉ có 5 máy tiện vài máy bào, phay. XNđã được trang bị nhiều máy móc mới và các máy chuyên dùng, trong đó có bộ ky 120 tấn của Trung Quốc các bộ phận phụ trợ như cơ điện nước được tăng cường bổ sung về cơ sở vật chất. + XN được đầu tư kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, sửa chữa được nhiều máy ra kéo được các đoàn tàu hàng, khách phục vụ đáng kể cho việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước. + Khối lượng vận tải được tăng từ 182 triệu tấn km năm 1955 lên 1165 triệu tấn km năm 1965. + Số lượng cán bộ công nhân viên cũng được tăng từ 550 người năm 1955 lên tới 1360 người năm 1965. - Giai đoạn 2(1966 - 1975): + Ngành đường sắt và XN bước vào thời kỳ mới, là đảm bảo giao thông quyết tâm đánh thăng giặc Mỹ xâm lược. XN được đầu tư thêm sức kéo đó là 46 đầu máy hơi nước tự lực do Trung Quốc sản xuất theo thiết kế của Việt Nam. 16 đầu máy hơi nước khổ đường (1435). 20 đầu máy Điezen Đông Phương Hồng 3 của Trung Quốc chế tạo và đầu máy TY5E do Liên Xô (cũ) sản xuất. + Trong giai đoạn này, sản lượng vận tải tăng đáng kể từ 1182 trên tấn km năm 1966 lên 1611 trên tấn km năm 1975 (tăng 1,37 lần). Khối lượng máy sửa chữa theo cấp hoàn thành tương ứng đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chất lượng tốt đưa ra kéo tàu đáp ứng nhu cầu của vận tải. - Giai đoạn 3 (1976-1985) : + Đất nước hoàn toàn giải phóng nhu cầu vận tải ngày càng tăng nhất là vận tải hành khách. Để đảm bảo vận tải phục vụ cho việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Sản lượng vận tải bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 1140 triệu tấn km. Sản lượng sửa các cấp trên đầu máy tăng từ 11 đến 14%. Hàng chục máy móc thiết bị sơ tán trong chiến tranh được chuyển về lắp đặt ổn định sản xuất. Hàng ngàn m2 mặt bằng sản xuất, nhà xưởng được cải tạo nâng cấp nhằm đáp ứng số lượng sửa chữa đầu máy ngày càng tăng. Đặc biệt là cấp sửa chữa đại tu đầu máy. Trong giai đoạn này, xí nghiệp có thêm nhiệm vụ sửa chữa cấp Ky đầu máy GP6 khổ đường 1435, đó là nhiệm vụ nặng nề mới mẻ nhưng CBCNV toàn xí nghiệp đã vượt qua khó khăn gian khổ để hoàn thành suất sắc nhiệm vụ. - Giai đoạn 4 (1986 đến nay ) : + Đất nước chuyển mình, chuyển đổi sang cơ chế thị trường xoá bỏ dần chế độ quan liêu bao cấp, XN được đầu tư phát triển xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới sức kéo nâng cấp năng lực vận tải và sửa chữa đầu máy các cấp, đáp ứng sự nghiệp đổi mới của ngành. + Trong giai đoạn này XN đạt được nhiều thành tích đáng kể, sản lượng vận tải đạt bình quân 1107 triệu tấn km/năm. Chất lượng vận tải được nâng cao rõ rệt. Tàu đi đến đúng giờ trên 90% với nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được đưa vào sản xuất như cải tạo nâng cấp tốc độ chạy của đầu máy TY7E từ 40 km/h lên 70 km/h. Đời sống của CBCNV ngành được nâng lên rõ rệt. + Hành trình tàu thống nhất Bắc Nam cũng được rút ngắn từ 72 giờ xuống còn 30 giờ. 2. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh - Xí nghiệp đầu máy Hà Nội là XN trực thuộc Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, nên sản phẩm của XN chỉ là những đoạn sản phẩm trong tổng sản phẩm của các đơn vị thành viên trong Công ty, Tổng công ty đó là km hành khách và tấn km hàng hoá. Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, với đặc thù của mình ngành đường sắt giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của đất nước. Để thực hiện vai trò vận tải của ngành đường sắt thì sự đóng góp của XN đầu máy Hà Nội là rất to lớn. Để tăng lượng vận tải hàng hoá, hành khách, yếu tố quyết định vẫn là sức kéo. - XN đầu máy Hà Nội quản lý và sử dụng số lượng, chất lượng sức kéo lớn nhất của ngành Đường sắt Việt Nam, nhiệm vụ là phải cung cấp sức kéo (kể cả công nhân lái máy) trên các tuyến đường sắt như sau: Hà Nội - Hải Phòng - Hà Nội : 102km Hà Nội - Quán Triều - Hà Nội : 75km Hà Nội - Đồng Đăng - Hà Nội : 162km Hà Nội - Vinh - Hà Nội : 300km Hà Nội - Đà Nẵng - Hà Nội : 791km Hà Nội - Lào Cai - Hà Nội : 293km Yên Viên - Hạ Long - Yên Viên : 174km Ngoài ra XN còn đưa đầu máy phục vụ các cơ sở công nghiệp như Nhiệt điện Phả Lại, mỏ than Mạo Khê, Xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn. Nhiệm vụ của XN Đầu máy Hà Nội gồm 2 nhiệm vụ chính sau đây: + Vận dụng đầu máy để kéo tàu theo đúng yêu cầu của công tác điều độ chạy tầu. + Sữa chữa thường xuyên các loại đầu máy theo cấp sửa chữa (theo cây số máy chạy) để khắc phục những hư hỏng do quá trình vận dụng gây nên. 2.1. Về vận dụng đầu máy Đầu máy là tài sản do XN quản lý và khai thác xong việc sử dụng để kéo tầu lại do bộ phận vận chuyển quyết định. Khi máy chạy trên đường lại do điều độ chạy tầu chỉ huy do vậy quyền chủ động của XN bị giảm đi nhiều, với đặc thù của ngành nên XN không thể quyết định được năng suất, sản lượng của mình. Sản lượng của XN được tính bằng số đầu máy vận dụng trong ngày (ví dụ: sản lượng bình quân của tháng là 30 máy vận dụng/ngày). Khối lượng hàng hoá hành khách vận chuyển thì ngành cũng như XN không chủ động được, vì khối lượng luôn thay đổi nên việc lập kế hoạch không được chính xác, nhất là kế hoạch dài hạn. Kế hoạch sản xuất chỉ có thể tính tối đa là quý, năm chứ không thể chính xác nếu dài hạn hơn. Đặc điểm của khối lượng hàng hoá, hành khách còn mang tính chất mùa vụ như “Chiến dịch hè” phục vụ hành khách đi nghỉ mát tham quan với số lượng gấp nhiều lần trong các tháng không vào kỳ nghỉ hè. - Lực lượng lao động của bộ phận vận dụng bao gồm: Phó giám đốc phụ trách vận tải, các tổ nội cần, các đội trưởng đội lái máy và công nhân lái máy. - Các loại sức kéo của XN hiện nay Gồm 20 đầu máy "Đổi mới" sản xuất tại Trung quốc với công suất là 1800 mã lực, chủ yếu là sử dụng để kéo tàu thống nhất với đẳng cấp cao nhất Việt Nam hiện nay là tầu SE3,4; SE5,6. XN đầu máy Hà Nội phụ trách kéo tầu từ Hà Nội - Đà Nẵng và ngược lại. Ngoài ra số đầu máy “Đổi mới” còn kéo tầu hàng với những đoàn tàu có tấn số lớn, siêu trường, siêu trọng. Số máy này được chia thành 3 đội lái máy, + 22 đầu máy Tiệp với sức kéo là 1200 mã lực, nhiệm vụ chủ yếu là kéo các mác tàu nhanh địa phương như LC1,2; LC3,4; SP1,2 và các mác tầu hàng tuỳ theo yêu cầu vận tải,và thoi ở các hầm mỏ, các khu công nghiệp, dồn dịch tại ga Hà Nội: số này được chia thành 3 đội lái máy. + Đầu máy TY7E của Liên xô cũ với sức kéo là 400 mã lực, nên các đầu máy này chỉ kéo các mác tầu ít khách, như Hà Nội -- Đồng Đăng... với sức kéo 250 đến 300 tầu tương ứng với 5 đến 6 toa xe khách và để phục vụ thoi dồn Thịnh Châu, Ninh Bình Số máy TY7E này được chia làm 3 đội lái máy. - Sức kéo của phân đoạn Yên viên: + 5 đầu máy Đổi mới khổ đường 1435 mua mới của Trung Quốc năm 2003. + 3 Đầu máy Đông phong của Trung quốc (1435) + 3 Đầu máy TGM8 của Liên xô cũ (1435). Ngoài ra còn một số đầu máy khổ đường 1m được chuyển từ khu vực Hà Nội đến đó là các máy TY7E. Ngoài ra còn các trạm đầu máy với nhiệm vụ đón tiễn, bảo dưỡng điều hành đầu máy theo lệnh của điều độ chạy tầu. Các trạm này bao gồm trạm Đồng Đăng, trạm Mạo Khê, Ninh Bình, Hải Phòng, Giáp Bát.... 2.2. Khu vực sửa chữa và các bộ phận phụ trợ - Phân xưởng sửa chữa đầu máy: Mỗi loại đầu máy đều có phân xưởng sửa chữa đầu máy riêng. Đó là phân xưởng Đổi mới, phân xưởng sửa chữa đầu máy Tiệp, phân xưởng sửa chữa đầu máy TY7E. Các phân xưởng đều có các tổ phụ trách chuyên môn nhiệm vụ như tổ Động cơ, tổ điện, tổ gầm v.v.... - Ngoài ra còn có các phân xưởng phụ trợ: + Phân xưởng cơ khí phụ tùng: gia công chế tạo sửa chữa các thiết bị phụ tùng phục vụ cho sửa chữa đầu máy. + Phân xưởng cơ điện nước: có nhiệm vụ sửa chữa các thiết bị cấp điện nước cho toàn XN và vận hành cấp thoát nước ở các trạm dọc đường, các thiết bị nâng hạ trong toàn XN. + Phân xưởng nhiên liệu: đảm bảo mua sắm, tổ chức cấp phát các loại nhiên liệu: dầu mỡ, than củi, nước ngọt, cát kỹ thuật. + Đội kiến trúc: Duy tu và sửa chữa các nhà xưởng, cống rãnh v.v... 3. Một số chỉ tiêu kinh tế của đơn vị - Một số chỉ tiêu sau đây được tính từ năm 2002 đến 2005. Sản lượng của XN đầu máy Hà Nội là tấn km, hàng hoá, hành khách KM , số đầu máy vận dụng trong ngày và chất lượng vận tải đó. Một số đặc điểm tình hình của thời kỳ: - Hiện nay số đầu máy chi phối của XN rất nhiều chủng loại (có những loại chỉ có 1-2 máy) nên rất khó khăn cho quản lý và sửa chữa. - XN vẫn phải vận dụng trên 1 nửa loại đầu máy lạc hậu công suất nhỏ, không kinh tế. - Kết cấu vận tải mà ngành và Công ty giao cho XN không được thuận lợi như các XN đầu máy khác tỷ lệ thoi dồn phụ trợ rất cao nên tấn/km tổng trọng không tương xứng với số đầu máy vận dụng. - Máy công cụ cắt gọt mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn còn rất hạn chế. - 1 số đầu máy lạc hậu, qua sử dụng nhiều năm đã hết khấu hao, mặc dù đã được công ty quan tâm, cấp tiền và XN đã có nhiều cố gắng trong sửa chữa nhưng do phụ tùng chủ yếu sản xuất trong nước, chất lượng thấp nên chất lượng đầu máy không được như mong muốn. - Tổ chức mới của ngành (cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đó là công ty) đã hoạt động và tiếp tục ổn định. Ngành và công ty có những chủ trương, biện pháp và cơ chế đúng có tác động tích cực đến mọi hoạt động sản xuất của XN, XN luôn được quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ động viên đúng mức của tổng công ty và công ty. - Sau đây là kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từ 2003đến 2005. - Công tác xây dựng cơ bản năm 2002 gần 2 tỷ đồng tổng kinh phí được thực hiện để xây dựng, sửa chữa nâng cấp nhà xưởng 3.1. Về vận tải Biểu số 1 Chỉ tiêu Năm 2003 thực hiện Năm 2004 thực hiện Năm 2005 thực hiện Đơn vị Tấnkm tổng trọng 1.772.989 1.945.946 2.278.000 T. Km Mác vận dụng 53,75 55,6 57,3 ĐM/ngày Máy kéo tầu 29,91 31,66 31,91 ĐM/ngày Riêng 2005: 2.378.000Tkm tổng trọng, sử dụng các loại sức kéo TU : 10 máy Tiệp : 22 máy ĐF : 02 máy Đổi Mới : 20 máy D14E : 03 máy D8E : 02 máy Tổng : 59 máy Mặc dù máy vận dụng tăng bình quân năm là 3,3%/năm, máy kéo tầu tăng 3,3%/năm nhưng tấn/km tổng trọng tăng bình quân 16%/năm, nguyên nhân là do ngành có chủ trương tăng cường sử dụng đầu máy có công suất lớn, giảm đầu máy có công suất nhỏ, bên cạnh đó là sự nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên trong toàn XN. - Về an toàn chạy tầu: Năm 2003 có 48 vụ mất an toàn tầu xe Năm 2004 có 47 vụ Năm 2005 có 58 vụ Km bình quân/vụ: Năm 2003 là 127.026 km/vụ. Năm 2004 là 134.081 km/vụ. Năm 2005 là 110.000 km/vụ. Qua số liệu trên chứng tỏ an toàn chạy tầu của XN chưa vững chắc nên cần phải nỗ lực hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu. Trong 3 năm qua toàn XN có 185 cá nhân được phong kiện tướng lái tầu an toàn, trong đó có 5 tài xế đạt trên 10 vạn km an toàn. - Về an toàn khác toàn XN không có 1 vụ tai nạn lao động nào, đảm bảo cháy nổ an toàn tuyệt đối. Về tiết kiệm nhiên liệu: Chỉ tiêu sử dụng nhiên liệu hàng năm được giảm dần là do XN có nhiều biện pháp quản lý và chế độ khuyến khích hợp lý có lợi cho người công nhân. Năm 2003 sử dụng 49,86 kg/vạn tấn. Năm 2004 sử dụng 47,86 kg/vạn tấn Năm 2005 sử dụng 46 kg/vạn tấn. Nên tổng số nhiên liệu tiết kiệm được của cả XN đạt so với kế hoạch từng năm. 3.2. Về sửa chữa Sau đây là bảng kê chi tiết số lượng đầu máy được sửa chữa theo các cấp: Biểu số 2 N Năm Đầu máy Tiệp Đầu máy TY Đầu máy Đổi mới Đại tu Rs R2 Đại tu Ky R2 Đại tu Rs Rv 22003 0 13 13 5 43 48 0 0 1 22004 1 13 11 0 40 44 0 3 9 22005 2 6 12 5 36 37 0 10 7 Bên cạnh đó khối sửa chữa luôn đảm bảo sửa chữa các đầu máy cấp bảo dưỡng (Ro) theo yêu cầu của máy vận dụng và cây số chạy. - Ngoài nhiệm vụ sửa chữa theo cấp để đáp ứng yêu cầu vận tải của ngành và công ty ngày càng tăng. XN đã thực hiện các biện pháp để “Nâng cao chất lượng, rút ngắn giờ dừng sửa chữa” để đáp ứng mọi yêu cầu về sức kéo, đảm bảo kéo tầu với chất lượng tốt nhất. + Phân xưởng sửa chữa đầu máy Tiệp đã góp phần quan trọng vào việc đưa số đầu máy ra chiến dịch hè. Nhiều ngày XN đã huy động 100% số đầu máy Tiệp ra vận dụng. + Phân xưởng TY: Triệt để áp dụng các biện pháp để sửa chữa tổng thành giảm giờ dừng cấp Rk từ 20 xuống còn 15 ngày để kịp thời cung cấp máy cho vận dụng. + Phân xưởng Đổi mới: Do đầu máy mới nhập có nhiều khiếm khuyết do chế tạo, phân xưởng Đổi mới đã nỗ lực khắc phục để đưa máy ra vận dụng, khai thác triệt để đầu máy vận dụng với hiệu quả cao nhất. 3.3. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản Trong 3 năm qua XN đã triển khai được công trình hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo nước thải ra không gây ô nhiễm cho môi trường, xây dựng các nhà lưu trú, nhà ở cho công nhân ở các trạm Đồng đăng, Lạng sơn, Hà Nội hệ thống cấp nhiên liệu ở trạm Đồng mỏ, giàn cần trục 20 tấn và nhà xưởng ở Yên viên. Đặc biệt là việc xây dựng nhà xưởng cho máy Đổi mới với giá trị hơn 4 tỷ đồng. Hoàn thiện bổ xung 1 số cơ sở vật chất, nhà xưởng phục vụ cho sản xuất trên toàn XN với tổng giá trị 11 tỷ đồng, góp phần cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên toàn XN. 3.4. Công tác khoa học kỹ thuật Do tính chất của đơn vị là sửa chữa, nên yêu cầu cải tiến khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất, tiết kiệm vật tư, phụ tùng và các sản phẩm thay thế nên được lãnh đạo XN rất quan tâm và động viên khuyến khích, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. - Năm 2003 toàn XN có 102 sáng kiến có 5 đề tài khoa học đã mang lại giá trị cho XN là 470.000.000đ và được xét thưởng là: 14.000.000đ. - Năm 2004 toàn XN có 104 sáng kiến cải tiến kỹ thuật và có 6 đề tài làm lợi cho XN 500.000.000đ và xét thưởng cho các cá nhân là 15 triệu đồng. - Năm 2005 có 108 sáng kiến cải tiến kỹ thuật và có 6 đề tài làm lợi cho XN 650.000.000đ, xét thưởng cho các cá nhân là 20.000.000đ. 3.5. Kinh phí, doanh thu sản xuất chính, và sản xuất ngoài vận tải Với mục tiêu đủ việc làm, tăng thu nhập cải tiến đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Từ năm 2001 đến nay nguồn thu chính của XN năm sau đều tăng hơn năm trước từ 5 đến 7 %. Doanh thu sản xuất chính: Sản lượng kéo tàu (tấn/km) x đơn giá Năm 2003: 1772989 x 52.000 = 92.195.428.000 đ Năm 2004: 1945946 x 52.000 = 101.189.192.000 đ Năm 2005: 2278000 x 52.000 = 118.456.000.000 đ Doanh thu từ sản xuất phụ( bao gồm: cho thuê, các loại dịch vụ của XN như thuê Kiốt, quầy ăn uống, quầy bán xăng): Năm 2003: 520.000.000 đ Năm 2004: 631.000.000 đ Năm 2005: 802.500.000 đ Kinh phí sản xuất Được tính theo từng năm dựa vào sản phẩm máy kéo và đơn giá các năm trước. Sau đây là số liệu về tổng kinh phí năm 2005 Biểu số 3 Cụ thể Kinh phí Lương 28.074.000.000 Lương sản phẩm 25.034.000.000 Bảo dưỡng máy 80.000.000 Thưởng đúng giờ 960.000.000 Bổ sung quỹ lương 2.000.000.000 Bảo hiểm 3.058.000.000 BHXH 2.203.000.000 Phí công đoàn 561.000.000 Vật liệu 24.340.000.000 Vật liệu theo sản phẩm 15.980.000.000 Vật liệu phần B 1.360.000.000 Duy tu tập trung 338.000.000 Dự phòng phát sinh 7.000.000.000 Nhiên liệu 57.268.000.000 Dịch vụ mua ngoài 2.188.500.000 Điện 1.300.500.000 BHLĐ 320.000.000 Điện thoại 60.000.000 Nước sản xuất 200.000.000 Thuê trông máy 8.000.000 Dự phòng phát sinh 300.000.000 4. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp 4.1. Bộ máy quản lý của XN đầu máy Hà Nội Bộ máy quản lý của XN theo mô hình trực tuyến - chức năng với cơ cấu này các phòng ban chức năng tham mưu cho giám đốc, các cấp trưởng trực tuyến hay cấp trưởng chức năng. Với cơ cấu này các phòng ban chức năng tham mưu cho giám đốc, các cấp trưởng trực tuyến hay cấp trưởng chức năng đều có quyền ra lệnh ở phạm vi mình phụ trách. - Nhà lãnh đạo cấp cao : đó là Giám đốc, Phó giám đốc. - Nhà lãnh đạo cấp trung: đó là các trưởng phòng, các quản đốc phân xưởng. - Nhà lãnh đạo cơ sở: đó là các tổ trưởng. Biểu 4: Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý XN đầu máy Hà Nội Giám đốc PĐ Yên VIên PĐ Hà Nội P. Tổ chức P. Tài vụ P. KH P. HC Nội cần P.Đoạn Các tổ SX PPX Cơ điện PPX Cơ khí PPX TY 1PX đỏi mới PPX Tiệp Phó giám đốc SC Phó giám đốc VD Phó giám đốc TH - Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong XN, và chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệm với cấp trên. Giám đốc tổ chức xây dựng các kế hoạch các phương án sản xuất, các biện pháp quản lý, thực hiện hướng dẫn theo dõi, kiểm tra và ra những quyết định để quản lý, thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao. Thực hiện việc hướng dẫn, theo dõi kiểm tra nhiệm vụ và đề ra những biện pháp chỉ đạo những sai lệch trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng các nguyên tắc chung của XN, sự phối hợp công tác giữa các bộ phận, tổ chức xây dựng quy chế, hệ thống quản lý, sử lý các thông tin về quản lý, sản xuất kinh doanh. Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, điều chỉnh cơ cấu quản lý, phương pháp sản xuất kinh doanh, kiểm tra toàn bộ hoạt động của đơn vị mình để có quyết định quản lý kịp thời. -- Các phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc theo từng chức năng của mình, Phó Giám đốc vận tải: phụ trách khối vận tải, bao gồm các cán bộ chỉ đạo lái máy, công nhân lái máy và các bộ phận liên quan. + Phó Giám đốc kỹ thuật: phụ trách toàn bộ khối sửa chữa bao gốm các phân xưởng sửa chữa đầu máy như: phân xưởng Tiệp, phân xưởng TY, phân xưởng Đổi Mới... và các phân xưởng phụ trợ như cơ khí, cơ điện nước... + Phó Giám đốc tổng hợp: phụ trách các vấn đề nội chính, phòng ban trong XN . + Các trưởng phòng ban: làm việc theo các chức năng của mình như phòng kế hoạch, phòng tổ chức, phòng tài vụ... + Các quản đốc phân xưởng: xây dựng kế hoạch sản xuất của đơn vị mình phụ trách. + Các tổ sản xuất: thực hiện nhiệm vụ do phân xưởng giao theo kế hoạch của cấp trên... 4.2. Cơ cấu sản xuất - Ban Giám đốc chịu trách nhiệm chung, điều hành, quản lý, ra các quyết định quản trị theo các chức năng của mình. 4.2.1. Khối vận tải + Giám sát an toàn: thanh tra, kiểm tra toàn bộ máy móc thiết bị vận tải (đầu máy) và công nhân lái máy khi vi phạm quy trình vi phạm. + Vận dụng Hà Nội: có nhiệm vụ điều hành, quản lý công nhân lái máy, đầu máy sửa chữa xong trả cho vận dụng và lập các kế hoạch sửa chữa máy theo cây số máy chạy, lập ban kế hoạch lái tàu. + Các đội lái máy: trung bình mỗi đội lái máy có từ 40 -50 công nhân lái máy, các đội lái máy phân theo chủng loại máy ví dụ: đội lái máy Tiệp, đội lái máy Đổi Mới, đội lái máy TY... Số công nhân lái máy được phân theo các mác tàu ví dụ: mác tàu Thống Nhất thì phân 6 công nhân/ chuyến. Còn mác tàu hàng 2 hoặc 4 công nhân/ chuyến, tuỳ thuộc vào chặng đường dài hay ngắn. + Các trạm đầu máy: có nhiệm vụ đón nhận máy khi máy vào trạm, sửa chữa, bảo dưỡng cac hư hỏng nhỏ... như trạm Đồng Đăng, trạm Mạo Khê, trạm Ninh Bình... + Phân xưởng vận dụng Yên Viên: bao gồm cả bộ phận sửa chữa và bộ phận vận dụng máy. + Phân xưởng nhiên liệu: có nhiệm vụ cung ứng nhiên liệu, dầu bôi trơn, mỡ, than, củi... cho sản xuất bao gồm ban quản đốc phân xưởng, các tổ cấp dầu, cấp than, cấp cát... 4.2.2. Khối phòng ban + Phòng kế hoạch: xây dựng toàn bộ kế hoạch sản xuất của XN: kế hoạch sửa chữa đầu máy, kế hoạch xây dựng cơ bản, các kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất dài hạn, ngắn hạn. + Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ cân đối lao động giữa các bộ phận, xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động, đào tạo tay nghề cho công nhân lao động, lên các kế hoạch bố trí nhân lực cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đề bạt, cân nhắc cán bộ quản lý từng cấp trung trở xuống, phân phối theo lao động, theo nguyên tắc nhất định. Cán bộ công nhân viên gián tiếp thì hưởng lương thời gian, công nhân trực tiếp sản xuất thì hưởng lương sản phẩm. Còn công nhân lái máy thì hưởng lương theo các chuyến tàu. + Phòng tài vụ: thực hiện nhiệm vụ của mình theo chức năng. + Phòng hành chính tổng hợp: phụ trách toàn bộ đời sống của cán bộ công nhân viên toàn XN và đội bảo vệ nhà máy. + Phòng vật tư điều độ: có nhiệm vụ cung ứng vật tư phục vụ sản xuất xây dựng cơ bản, điều hành máy mọc thiết bị, yêu cầu phụ vụ cho sản xuất. 4.2.3. Khối sửa chữa + Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về toàn bộ máy móc, thiết bị, đầu máy trong toàn XN, chỉ đạo sửa chữa cung cấp số liệu cho các bộ phận ở dưới phối hợp với phân xưởng khắc phục các yếu tố kỹ thuật xảy ra, xây dựng quy trình các cấp sửa chữa đầu máy. + Phòng hoá nghiệm KCS: phụ trách công việc hoá nghiệm dầu mỡ, nước làm mát động cơ... và nhận những thiết bị máy móc đủ điều kiện kỹ thuật ra vận hành. + Đội kiến trúc: có nhiệm vụ sửa chữa xây dựng các công trình nhỏ trong toàn XN. + Các phân xưởng phù trợ: phân xưởng cơ điện nước, phân xưởng sơ khí phụ tùng. Hỗ trợ cho các phân xưởng bộ phận trong toàn lĩnh vực của mình. + Các phân xưởng sửa chữa đầu máy gồm có 3 phân xưởng sau: phân xưởng Đổi mới, phân xưởng Tiệp, và phân xưởng TY. Mỗi phân xưởng đều được chia ra các tổ sản xuất theo tính năng của đầu máy như tổ điện, tổ động cơ, tổ gầm, tổ hãm, tổ lâm tu... Các tổ sản xuất này sẽ cùng phân xưởng thực hiện các quy trình sửa chữa các cấp đầu máy để trả vận dụng. 5. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác trả lương, trả thưởng ở XN 5.1. Tình hình lao động của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội Với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp sức kéo cho ngành nên Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội có những đặc thù riêng. Lực lượng lao động bao gồm công nhân lái máy, công nhân sửa chữa, và các bộ phận phụ trợ, với số lượng lớn. Tổng số công nhân viên chức tính đến ngày 1-1-2005 là 1605 người, trong đó lao động nữ có 167 người lao động nam là 1438 lao động. Số lao động nam chiếm số lượng lớn ằ 89,6% trong tổng số lao động của xí nghiệp. Họ tập chung chủ yếu ở lái máy và sửa chữa, đó là những công việc đòi hỏi sức khoẻ, tinh thần lao động. Cụ thể, công nhân lái máy 602 người, công nhân sửa chữa 301 người, các cán bộ kỹ thuật kinh tế 70 người. + Trình độ Đại học : 198 người (chiếm tới 12% tổng số lao động trong XN) + Trình độ Cao học: 8 người + Còn lại là các đối tượng đang tham gia học tại các trường đại học là 76 người, các lao động đã tốt nghiệp cấp II, 420 người cấp III và trung học chuyên nghiệp và công nhân lành nghề (do Trường Đưòng Sắt đạo tạo). Với đôi ngũ kỹ sư đông đảo như vậy sẽ là nguồn lực to lớn cho sự phát triển của XN. - Lực lượng lao động của xí nghiệp là tương đối trẻ, độ tuổi từ 20-40 là 751 người chiếm 46%, độ tuổi từ 40-50 chiếm 36%, còn độ tuổi trên 50 chiếm 18%. Cho nên với độ tuổi như vậy xí nghiệp vừa có điểm mạnh về sức khoẻ, trẻ hóa vừa có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất. - Lực lượng lao động trực tiếp là 1412 người chiếm 88% bộ phận gián tiếp chiếm 12%. Biểu số 5 Số lượng Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng Lao động nam 1438 89,6% Lao động nữ 167 10,4% Lao động trực tiếp 1412 88% Lao động gián tiếp 193 12% Tuổi dưới 50 1316 82% Tuổi trên 50 289 18% Trình độ chuyên môn (kỹ sư) 193 12% Tổng số lao động 1605 100% 5.2. Phương pháp phân phối quỹ tiền lương - Căn cứ công văn số 4320/LĐTBXD/TL ngày 29-12-1998 của Bộ Lao động thương binh xã hội về việc hướng dẫn xây dựng qui chế trả lương trong doanh nghiệp nhà nước. - Căn cứ hướng dẫn của Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) và Xí nghiệp liên hợp 1 (nay là Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội) giám đốc xí nghiệp Hà Nội ban hành quy chế trả lương cho cán bộ công nhân viên theo nguyên tắc sau: + Phân phối theo lao động, tiền lương gắn với năng suất, do đó tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận không phân phối bình quân những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất công tác thì được trả lương cao. Ngược lại những người hoặc nhóm người bộ phận do chủ quan làm ảnh hưởng, giảm năng suất, chất lượng sản phẩm, lãng phí vật tư thì bị giảm lương, và còn có thể bị khấu trừ vào thu nhập của mình để bù vào thiệt hại mà họ gây ra. + Tiền lương được phân phối tăng hoặc giảm theo tổng quỹ lương thực hiện của xí nghiệp. + Để thực hiện được phân phối hết quỹ lương, xí nghiệp lập quỹ lương dự phòng 10% quỹ lương kế hoạch, quỹ này được phân phối lại vào cuối quý, cuối năm và dùng trả công khuyến khích sản xuất nếu còn. + Trong điều kiện hiện tại xí nghiệp áp dụng chế độ phân phối lương dựa vào hệ thống thang bảng lương quy định tại nghị định 26/CP với mức lương tối thiểu hiện hành, vừa dựa vào chỉ số năng suất chất lượng và các yếu tố khác để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. + Tiền lương và thu nhập phân phối trực tiếp cho từng cán bộ công nhân viên và được ghi vào sổ lương theo quy định của nhà nước. PHầN II THựC TRạNG Về TIềN LƯƠNG, TIềN THƯởng của xí nghiệp đầu máy hà nội 1. Các nguồn hình thành quỹ tiền lương, tiền thưởng của Xí nghiệp đầu máy Hà Nội 1.1. Các nguồn hình thành quỹ lương Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, công tác vận tải, tổng quỹ lương xí nghiệp phân phối cho cán bộ công nhân viên được hình thành từ các nguồn. - Quỹ lương sản xuất chính theo đơn giá sản phẩm công đoạn do Công ty Vận tải Hành Khách đường sắt Hà Nội giao bao gồm: + Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao chính. + Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của nhà nước. + Quỹ tiền lương trả cho lao động đặc thù. - Quỹ tiền lương sản xuất ngoài vận doanh bao gồm: khôi phục, chế tạo phụ tùng, đại tu đầu máy... - Quỹ tiền lương từ các hoạt động khác: cho thuê đầu máy, cấp nhiên liệu, dịch vụ vận tải, các dịch vụ khác. - Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. Đối với những tháng có hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, tiền lương cho người lao động bắt buộc theo yêu cầu chủ quản lý chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ thì sử dụng chủ yếu ở quỹ lương dự phòng đã được xác lập từ tháng trước và có sự thỏa thuận giữa giám đốc và người lao động. 1.2 Các nguồn hình thành quỹ tiền thưởng Khoản này chủ yếu được trích từ quỹ lương dự phòng. Mức thưởng căn cứ vào ngày công làm việc thực tế của mỗi cá nhân và hệ số lương cơ bản để chia ra thành các khung bậc khác nhau. VD: - Năm 2003 xí nghiệp xét thưởng năm cho CBCNV như sau: Hệ số lương từ 1,52 - 2,04: 3.000đ/1 ngày công thực tế Hệ số lương từ 2,1 - 3,05: 3.500đ/1 ngày công thực tế Hệ số lương từ 3,06 - 3,73: 4.000đ/1 ngày công thực tế Hệ số lương từ 3,73 trở lên: 4.500đ/1 ngày công thực._. tế - Quy chế chia thưởng trên còn áp dụng cho cả quý 6 tháng đầu năm, cuối năm… Các ngày lễ trong năm thì căn cứ vào tổng quỹ lương dự phòng để xét thưởng, phân phối lại cho cán bộ CNV toàn xí nghiệp. BảngI: Hệ thống chế độ phụ cấp của nhà nước đang áp dụng tại XN Loại phụ cấp Mức PC Căn cứ tính PC Phụ cấp chức vụ - Giám đốc xí nghiệp 0,5 Theo lương tối thiếu - Phó giám đốc 0,4 - - Trưởng phòng, QĐ (& tương đương) 0,3 - - Phó phòng, PQĐ (& tương đương) 0,2 - Phụ cấp trách nhiệm - Tổ trưởng sản xuất 0,1 Theo lương tối thiếu - Tổ trưởng công tác phòng khám sức khoẻ khu vực 0,1 - Trách nhiệm kế toán - Thủ quỹ 0,1 - - Tổ trưởng trực ban Hà Nội 0,1 - Phụ cấp làm ca đêm - Ca 3: từ 22h-6h 40% LCB x 40% x giờ ca 3giờ chế độ Phụ cấp khu vực - Đồng Đăng 50% Theo lương tối thiểu - Đồng mỏ 30% - - Mạo Khê 10% - - Ninh Bình 10% - Phụ cấp độc hại - Cho công nhân có chức danh chưa xếp theo bảng lương độc hại 10% Theo lương tối thiếu Ghi chú: 1- Phụ cấp trách nhiệm tính theo công thực tế sản xuất công tác 2- Phụ cấp chức vụ áp dụng đối với Đội trưởng đội Kiến trúc, đội trưởng đội lái máy bằng phó phòng, phó quản đốc. 2. Các hình thức trả lương hiện nay của Xí nghiệp Do đặc thù của ngành và riêng Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội nên việc trả lương cho người lao động có nhiều hình thức chủ yếu là các hình thức sau: + Trả lương thời gian + Trả lương khoán sản phẩm + Phân phối lại quỹ lương (Thưởng quý, năm ) áp dụng việc trả lương cho CB-CNV trong toàn xí nghiệp theo 3 hình thức: * Đối với quỹ lương sản xuất chính thì trả cho CBCNV hàng tháng. * Đối với quỹ lương do cấp trên bổ sung và trích từ quỹ lương XN để phân phối những ngày lễ tết, kỷ niệm v.v... Được phân phối theo quy chế chung của XN trong từng thời điểm cụ thể, do giám đốc XN quy định. * Đối với quỹ lương sản xuất ngoài vận tải: quỹ lương này được xác định theo đơn giá tiền lương sản xuất ngoài vận tải do Tổng Công ty duyệt và doanh thu thu được. Xí nghiệp có quy chế phân phối cụ thể tùy theo mức độ đóng góp các bộ phận và tỉ lệ đưa vào quỹ dự phòng của XN. Với số được nhận hàng tháng (hoặc hàng quý), các bộ sẽ phân phối cho CBCNV theo quy chế của bộ phận, tuân thủ theo những quy định của xí nghiệp. 2.1. Lương thời gian 2.1.1. Đối tượng áp dụng Cán bộ lãnh đạo xí nghiệp và các bộ phận (kể cả chuyên trách đảng, đoàn thể); viên chức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất mà công việc không áp dụng được hình thức khoán sản phẩm. Công nhân lái máy, những ngày trong tháng không lái tàu, không bảo dưỡng mà làm việc khác thì hưởng lương thời gian theo qui định riêng cho công nhân lái máy: Lương thời gian bảo dưỡng: Làm kho Làm chất lượng Bảo dưỡng đầu máy điezen TG, Đông Phong vào sửa chữa các cấp ở phân xưởng Yên Viên. Lượng dự phòng: Dự phòng hàng ngày. Chờ trạm ngoài từ ngày thứ hai. Theo tàu. Làm việc khác chờ đợi trong thời gian chưa có quyết định chính thức 2.1.2. Cách tính lương Theo công thức tính: Ttg = Trong đó: . Ttg = Tiền lương làm việc tính theo thời gian . Ntg = Giờ công thực tế sản xuất, công tác. . Tp = Lương phép, lễ, học, việc riêng có lương. . Tpc = Lương phụ cấp, bao gồm: phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, khu vực, làm đêm. . Tkc = Các khoản cộng . Ttr = Các khoản trừ (tiền nhà, điện, nước, BHXH...) . Kđc = Hệ số điều chỉnh tiền lương theo khu vực công việc trong XN . K1 = Hệ số tính chất công việc (bao gồm K tính chất công việc + K khu vực tác động trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng của Xí nghiệp). . Kbđ = Hệ số biến đổi: hệ số này làm tăng hoặc giảm lượng K1 khi sản lượng hoàn thành hàng tháng của xí nghiệp tăng hoặc giảm. Lấy kết quả tháng trước tính cho tháng sau. . Kcl = Hệ số chất lượng công việc. Ngoài ra còn có 1 số công thức trả lưởng riêng cho từng đối tượng: * Công nhân làm máy: - Lương thời gian bảo dưỡng Ttgbd = Trong đó: - Ttgbd = Tiền lương thời gian bảo dưỡng - Kđc = Hệ số điều chỉnh lương (cùng khu vực I làm lương thời gian của xí nghiệp) - Kbd = Hệ số biến động lương chung của xí nghiệp - Kcl = Hệ số chất lượng công việc - Nsx = Giờ sản xuất thực tế của công nhân - Tkc = Các khoản cộng - Ttr = Các khoản trừ - Kcl = Hệ số chất lượng phân thành 3 hạng: A=1,0; B=0,8; C=0,5 -Lương dự phòng Tdp = Trong đó: - Tdp = Tiền lương thời gian dự phòng cho 4 đối tượng kể trên - HSLcv = Hệ số lương công việc Qui định : Tài xế = 3,07 Phụ TX = 2,73 - Ndp = Giờ công thực tế trả lương cho 4 đối tượng kể trên. * Lmin = Lương tối thiểu - Hiện tại khi xây dựng công thức 240.000đ * Thời gian LĐ: . Tính theo công = 22 công/tháng . Tính theo giờ = 176 h/tháng + Các công việc trả lương áp dụng chung trong toàn xí nghiệp * Lương nghỉ: + Nghỉ phép năm, lễ, tết. + Nghỉ việc riêng có lương (theo luật LĐ). + Học tại chức, tập trung dài hạn trên 3 tháng liên tục Công thức tính: TP = Trong đó: . TP = Tiền lương nghỉ phép, lễ, tết, việc riêng, học. . NP = Công thực tế phép, lễ, tết, học ... . HSL cấp bậc cá nhân có cả phụ cấp chức vụ, khu vực... Ghi chú: Trong HSL không có hệ số phụ cấp trách nhiệm. * Lương hội họp: - Hội họp, học nghiệp vụ, công tác Đảng, CĐ, TN, công tác khác của xí nghiệp giao (đối với CN trực tiếp sản xuất). Công thức tính: Ttgh = Trong đó: . Ttgh = Tiền lương thời gian hội họp, học nghiệp vụ... . Kđc = Hệ số điều chỉnh lương của Công ty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội. . Ntgh = Giờ công thực tế hưởng lương thời gian hội họp. Ghi chú: - Không áp dụng các hệ số K1. - Không có hệ số phụ cấp trách nhiệm. * Lương nghỉ ốm: ốm, đẻ, thai sản: Thanh toán theo tỉ lệ và thủ tục của BHXH hiện hành. * Lương chờ việc: Chờ việc, chờ giải quyết chế độ: Tch = Trong đó: - T ch : Tiền lương chờ việc - Nch : Ngày công thực tế chờ việc - áp dụng chờ việc do sự cố điện, nước, thiên tai và những lý do khác không thuộc trách nhiệm người lao động. - Chờ giải quyết chế độ - Khi bị tạm giam, đình chỉ công việc... giải quyết theo qui định hiện hành của nhà nước. 2.1.3. Xác định các hệ số Tiêu chuẩn phân hạng Kcl Hạng A: Giờ công tác, sản xuất có năng suất chất lượng tốt chiếm trên 2/3 trong tháng. Không vi phạm kỉ luật lao động, nội qui xí nghiệp, qui trình qui tắc Chấp hành tốt các qui định về an toàn và vệ sinh lao động. Hạng C: Không hoàn thành khối lượng công việc giao. Vi phạm kỉ luật lao động, nội qui xí nghiệp, QTQT để xẩy ra TNLĐ Làm hư hỏng, mất mát thiết bị, dụng cụ làm việc. Hạng B: Trên hạng C và dưới hạng A. Lưu ý: nếu làm việc theo chế độ ban kíp thì tính thời gian thanh toán lương theo chế độ ban kíp. Qui định xét phân loại Kcl : phân đoạn trưởng, phân đoạn phó, quản đốc, phó quản đốc phân xưởng vận dụng Yên Viên phân loại hàng tháng cho công nhân viên dưới quyền theo qui định. Hệ số điều chỉnh tiền lương Kđc - Kđc : tăng hoặc giảm tùy thuộc mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất và tổng quỹ lương xí nghiệp thực hiện được. - Kđc : khác nhau giữa các khu vực công việc trong xí nghiệp. - Quy định: Kđc điều chỉnh theo từng quý; lấy kết quả quý trước tính cho quý sau; và thông báo các bộ phận biết: Bảng II: Hệ số đIều chỉnh theo khu vực STT Khu vực Hệ số Khu vực 1 Khu vực I 1 Lãnh đạo XN, cơ quan đảng, đoàn thể, các phòng ban nghiệp vụ, các phân đoạn PX và trạm đầu máy; các PX không làm khoán; gián tiếp và các chức danh không làm khoán trong các PX làm khoán. 2 Khu vực II 0.6 Nhà trẻ, nhà khách xí nghiệp, dịch vụ khu vực Hà Nội và Yên Viên, học chuyển hóa nghề trên 1 tháng dưới 3 tháng. 3 Khu vực III 0 Trông coi nhà cửa, máy móc thiết bị ở các tuyến đường Khu vực I: k =1; khu vực II: k = 0,6; khu vực III: k=0. Bảng hệ số tính chất công việc K1 Hệ số K1 bao gồm: * Hệ số tính chất công việc: hệ số này phụ thuộc theo tính chất, khối lượng công việc đảm nhận của từng người và tiêu chuẩn công chức viên nhà nước, cấp bậc kỹ thuật công nhân. - Hệ số gia tăng cho những vị trí công việc tác động trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng của xí nghiệp. K1 bao gồm bảng III và bảng IV dưới đây: Bảng III: Hệ số điều chỉnh theo tính chất công việc STT Hệ số Chức danh và tính chất công việc 1 1,8 Giám đốc xí nghiệp 2 1,4 Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch CĐXN, phó giám đốc XN 3 1,2 Trưởng phòng, quản đốc phân xưởng, phân đoạn trưởng, bí thư đoàn TNCS xí nghiệp 4 0,9 Phó quản đốc, phân đoạn phó, phó phòng, trạm trưởng trạm đầu máy, trưởng ban của Đảng, phó chủ tịch công đoàn xí nghiệp 5 0,7 Chuyên viên chính, kỹ sư chính, đội trưởng kiến trúc 6 0,6 Chuyên viên, kỹ sư, thợ bậc 7/7 trên 10 năm công tác, đội trưởng lái máy 7 0,4 Chuyên viên, kỹ sư từ 5 đến 10 năm công tác, thợ bậc 7, 6; trực ban đầu máy Hà Nội + Yên Viên, trạm trưởng nhiên liệu; trưởng ban CĐ xí nghiệp. 8 0,3 Chuyên viên, kỹ sư dưới 5 năm công tác, cán sự, thợ bậc 5, 4; trực ban ĐM các trạm; phụ trực ban; quản lý nhiên liệu, lái xe ô tô các loại; cắt ban 9 0,25 Nhân viên, thợ bậc 3, 2, lao động phổ thông, quản gia, công nhân vệ sinh công nghiệp, các chức danh khác tương đương. Các hệ số ghi trong bảng 1 được xác định 1 lần Cán bộ - CNV làm công việc theo chức danh nào thì hưởng hệ số bảng lương theo chức danh đó. Khi chuyển vị trí công việc, cấp bậc thì sửa đổi hệ số tương ứng. Phòng TCLĐ tham mưu cho Giám đốc và các bộ phận lập danh sách này. Bảng IV: Hệ số điều chỉnh theo chức danh Hệ số Vị trí, khu vực tác động trực tiếp sản phẩm cuối cùng 0,8 Giám đốc xí nghiệp 0,5 Phó giám đốc sửa chữa, phó giám đốc vận tải 0,4 Các phó giám đốc khác, phân đoạn trưởng, quản đốc phân xưởng 0,2 Phân đoạn phó, phó quản đốc, trạm trưởng đầu máy, chỉ đạo tài xế, kỹ thuật vận dụng, giám sát, nhiệt lực, trực ban đầu máy, phụ trực ban, cắt ban, đội trưởng kiến trúc, quản lý nhiên liệu, kỹ thuật và điều độ tài xế, thống kê phân đoạn Các phòng ban: kế hoạch, vật tư, kỹ thuật, tài vụ, TCLĐ, KCS, tổ điều độ, hóa nghiệm, CB kỹ thuật khác. 0,1 Bộ phận dân đảng, phòng Y tế, bộ phận Hành chính, Bảo vệ, thi đua thuộc phòng HCTH; bảo vệ Yên Viên, bảo vệ các trạm 2.2. Trả lương khoán 2.2.1. Trả lương khoán cho công nhân lái máy Công nhân lái máy được trả lương dưới các hình thức sau đây: - Khoán chuyến tàu - Khoán bảo dưỡng đầu máy - Lương thời gian đối với công nhân lái máy Công thức trả lương tổng quát: Tlm = Tcl + Tbd = Ttgbd + Tdp + Tp + Tpc + Tkc - Ttr Trong đó: - T1m = Tiền lương công nhân lái máy nhận trong tháng - Tct = Lương khoán chuyến tàu - Tbd = Lương khoán bảo dưỡng - Ttgbd = Lương thời gian bảo dưỡng - Tdp = Lương dự phòng, theo tàu, thường trực, việc khác - Tpp = Lương lễ, phép, học, việc riêng có lương - Tkc = Lương các khoản cộng - Ttr = Các khoản trừ (lỗ nhiên liệu, tiền BHXH...) - Tpc = Phụ cấp các loại (trách nhiệm, làm đêm...) 2.2.1.1. Khoán chuyến tàu Đối tượng áp dụng: Là công nhân lái máy kéo các chuyến tàu: khách, hành, thoi, cồn, đẩy, chạy đơn, ghép đôi, ghép nguội, với các loại đầu máy mà xí nghiệp đưa ra vận dụng. * Chỉ tiêu khoán và cách tính lương: Gồm có: - Định mức chuyến tàu - Đơn giá khoán - Số lượng chuyến tàu - Chất lượng chuyến tàu Cụ thể: Định mức tính theo công thức: Mức = Đội (chuyến) x (1- HS bất bình hành) Đầu máy x Ban x 22 Khi thực hiện đạt định mức chuyến tàu/tháng người công nhân sẽ đạt được mức lương bình quân của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội. Định mức chuyến tàu thay đổi khi các yếu tố cấu thành đã thay đổi. (Kèm theo qui chế này bảng định mức chuyến tàu thực hiện tại thời điểm qui chế được áp dụng). a. Cách tính: Tct = ồn (Đcm x G cm x K 1x K 2 xK 3+Đ tnxGtn +Đch xGch ) x Kcl Trong đó: Tct = Lương chuyến tàu (đồng) K1 = Hệ số phức tạp chuyến tàu K2 = Hệ số phức tạp tuyến đường K3 = Hệ số chủng loại đầu máy Đcm = Đơn giá 1 giờ chạy máy kéo tàu Đtn = Đơn giá 1 giờ tác nghiệp Đch = Đơn giá 1 giờ chờ đợi (trên tàu, dọc đường) Gcm = Số giờ chạy máy kéo tàu của 1 chuyến tàu Gtn = Số giờ tác nghiệp của một chuyến tàu (bao gồm: tác nghiệp lên xuống ban, nối đoàn tàu, cắt máy về kho). Gch = Số giờ chờ đợi của một chuyến tàu Kcl = Hệ số chất lượng chuyến tàu Đơn giá công việc: * Công thức tổng quát: Đcv = Trong đó: - Đcv = Đơn giá của một loại công việc - HSLcv = Hệ số lương công việc - Gcd = Giờ công chế độ qui định cho từng loại công việc - Kcv = Hệ số công việc Cụ thể: + Đơn giá 1 giờ Chờ đợi trên tàu, dọc đường: Đch = x0,7 = 3130,9 đ/h + Đơn giá 1 giờ tác nghiệp lên xuống ban, nối đoàn tàu, về kho: Đtn = + Đơn giá 1 giờ chạy máy kéo dài: Đcm = Bảng V: hệ số phức tạp chuyến tàu K1 TT Loại chuyến tàu Hệ số 1 Khách thống nhất đặc biệt 2,80 2 Khách thống nhất thường 2,70 3 Khách nhanh: Hải Phòng, Hải Dương, Th. Hóa, Vinh 2,60 4 Khách nhanh Đồng Đăng 2,50 5 Khách thường địa phương 2,20 6 Hàng 2,50 7 Thoi 2,40 8 Dồn 1,50 9 Đẩy, chạy đơn 1,20 10 Ghép nguội 1,10 Bảng VI:Hệ số phức tạp tuyến đường K2 TT Tuyến đường Hệ số 1 Hà Nội - Đà Nẵng 1,10 2 Hà Nội - Đồng Đăng 1,10 3 Đồng Mỏ - Na Dương; Đồng Mỏ - Đồng Đăng 1,20 4 Đồng Mỏ -Mạo Khê 1,10 5 Giáp Bát (Yên Viên) - Lao Cai 1,10 Bảng VII: Hệ số chủng loại đầu máy K3 TT Loại đầu máy Hệ số 1 Đầu máy TY 1,00 2 Tiệp, TGM8 1,10 3 Đông Phong, TYR 1,20 4 Đổi mới 1,25 Ghi chú: Tàu hỗn hợp: Xếp chuyến tàu K1 là tàu hàng. Tàu thoi Đồng Mỏ - Đồng Đăng ; Đồng Mỏ - Na Dương xếp chuyến tàu K1 là tàu hàng. b. Chỉ tiêu số lượng chuyến tàu Khoán chuyến tàu là phương pháp khoán sản phẩm cá nhân trực tiếp, không hạn chế. Toàn bộ số chuyến tàu công nhân thực hiện được trong tháng đều phải thanh toán đủ. Lao động lái tàu là lao động đặc biệt nặng nhọc độc hại, nên không khuyến khích vượt định mức chuyến tàu. Trong điều kiện sản xuất bình thường, nếu số lượng chuyến tàu cao hơn định mức quá nhiều thì các bộ phận chức năng phải kiểm tra và điều chỉnh công tác phân công công việc và định mức. c. Chỉ tiêu chất lượng chuyến tàu Chất lượng chuyến tàu được kiểm đếm qua 2 chỉ tiêu: - An toàn - Đúng giờ +. An toàn: - Loại A: Không vi phạm tai nạn, trở ngại chạy tàu, hoặc gây chậm tàu ở mức: Không quá 5 phút do chủ quan. Quá 20 phút do khách quan gây ra nhưng ban máy sửa chữa được để đoàn tàu đến nơi. - Loại B: Vi phạm tai nạn và trở ngại chạy tàu do chủ quan ban máy gây ra để chậm tàu từ 5-15 phút. - Loại C: Vi phạm tai nạn và trở ngại chạy tàu do chủ quan ban máy gây ra để chậm tàu quá 15 phút. Vi phạm QTQT. + Đúng giờ: bao gồm: Tác nghiệp ra kho đúng giờ Chạy tàu đúng giờ theo biểu đồ chuyến tàu Tiêu chuẩn qui định để phân loại đúng giờ: - Tác nghiệp xong đưa máy ra kho 45 phút trước giờ tàu chạy (tính từ lúc ban máy nhận máy). - Chạy đúng giờ kỹ thuật qui định cho khu gian chạy tàu - Đối với máy dồn: được xác định hoàn thành kế hoạch dồn. Cách phân loại đúng giờ: Loại Giờ ra kho Đúng giờ khu gian Đối với máy dồn, đẩy (1) (2) (3) (4) A +10 +5 Hoàn thành kế hoạch B +10 á 15 ph +5 á 10ph Chậm tiến độ C + Trên 15 ph + Trên 10 ph Không hoàn thành kế hoạch - Loại A: (2) = A + (3) = A - Loại B: (3) = B - Loại C: (2) = C + (3) = C ; hoặc (3) = C Xem xét để phân loại đối với các trường hợp đặc biệt: - Báo cáo vận chuyển trưởng tàu không ghi ngờ hoặc chỉ ghi giờ đi và đến, thì xếp chỉ tiêu đúng giờ khu gian loại B. - Báo cáo vận chuyển máy dồn không có xác nhận thực hiện kế hoạch dồn của nhà ga, xếp chỉ tiêu đúng giờ chạy tàu loại B. - Báo cáo vận chuyển không ghi giờ ra kho, xếp chỉ tiêu giờ ra kho loại C. Ghi chú: Đối với những chuyến tàu hàng, tàu thoi không có thời trình, thì áp dụng tính thời gian chạy trong khu gian bằng công thức: TGkg = Trong đó: TGkg : thời gian chạy khu gian QĐ: Quãng đường chạy Vdcl : tốc độ đường cho phép công lệnh tốc độ. 5. Xếp hạng chuyến tàu và thanh toán * Tổng hợp 2 chỉ tiêu an toàn và đúng giờ: Chuyến tàu loại A: an toàn = A; Đúng giờ = A Chuyến tàu loại B: có một trong hai chỉ tiêu đạt loại B. Chuyến tàu loại C: có một chỉ tiêu đạt loại C * Chất lượng chuyến tàu được thanh toán: Loại A = 100% đơn giá Loại B = 60% đơn giá Loại C = 40% đơn giá * Trong một chuyến tàu: Tài xế hưởng 100% đơn giá Phụ tài xế hơi nước, hưởng 75% đơn giá. Phụ tài xế TY, TG, D12E Đông phong, TYR hưởng 60% đơn giá/ 2.2.1.2. Khoán bảo dưỡng Khoán bảo dưỡng đầu Diezen: Đối tượng: - Công nhân lái máy làm phần việc qui định cho ban máy khi đầu máy vào xưởng sửa chữa định kì và bất thường trong tháng. - Đơn vị khoán là đội lái máy. Đơn giá khoán: ĐG = Trong đó: - GĐ: Đơn giá giờ bảo dưỡng - LCLcv : Lương cấp bậc công việc - Lmin : Lương tối thiểu - Gcd : Giờ công chế độ - K=cv : Hệ số công việc Cụ thể: ĐG (h) = Giờ khoán và lương khoán các cấp Thời gian gia tăng khi nối thêm xe theo QĐ 432/ĐSVN 3-5-1997 qui định thời gian nối thêm xe, cắt xe, nối thêm máy trong các khúc đoạn của tàu Thống Nhất. Cụ thể: nối thêm xe 10 phút đ cắt xe 7 phút. Thời gian nối máy đẩy 5 phút, cắt đẩy 2 phút chạy thêm các chặng: Hà Nội - Vinh số chẵn 5 phút, số lẻ 4 phút Vinh - Đồng Hới 6 phút; Đồng Hới - Huế 5+5 phút. Huế - Hà Nội 6+5 (chẵn + số lẻ). Bảng VIII: Định mức thời gian các cấp bảo dưỡng Đầu máy TY Đầu máy D12 Đổi mới Cấp s/c Giờkhoán(h) Cấp s/c Giờkhoá(h) Cấp s/c Giờkhoán (h) R0 16 R0 16 R0 16 Rt 16 RM 16 RM 16 R1 32 RMX 32 RMX 32 R2 120 Rv 120 RV 120 RK + đại tu 160 RS + đại tu 160 RK + đại tu 160 Lâm tu 48/máyVD Lâm tu 48/máyVD Lâm tu 48/máyVD Cách chia lương bảo dưỡng: Theo công thức: Lbdj = Trong đó: - Lbdj = Lương bảo dưỡng của CN thứ được nhận - ĐGmc = Đơn giá bảo dưỡng máy cấp - MC = Máy bảo dưỡng các cấp - Gbdmc = giờ bảo dưỡng cả tháng của đội L. máy - Nbdj = Giờ bảo dưỡng của CN thứ được - Kbd = Hệ số công việc bảo dưỡng, trong đó + Tài xế trưởng = 1,4 + Tài xế = 1,0 + Phụ tài xế = 0,8 Một số qui chế về bảo bảo dưỡng đầu máy điezen - Máy vào cấp ra xưởng (hoặc lâm tu), nếu đi chuyến đầu tiên gây trở ngại tầu mà nguyên nhân do không làm bảo dưỡng tốt hoặc quá trình theo dõi nhận máy không tốt gây nên, thì tiên lương bảo dưỡng của máy cấp đó bị giảm 50%. - Máy vào cấp không có công nhân lái máy theo dõi làm bảo dưỡng thì những ngày đó không được tính lương bảo dưỡng của máy (đơn giá máy cấp bị khấu trừ). - Làm chất lượng cho máy E1, S1, M1, Vinh nhanh, được tính thanh toán bảo dưỡng R0. - Máy bảo dưỡng đạt 50 điểm được thanh toán bảo dưỡng R0. II. Khoán rửa đầu máy hơi nước Hiện nay chúng loại máy này không sử dụng nhưng đầu máy vẫn ở chế độ trực. a. Đối tượng: là ban máy tham gia rửa kiểm đầu máy hơi nước b. Đơn giá: Tính cho 01 máy rửa kiểm Chia lương trực tiếp theo giờ tham gia bảo dưỡng của công nhân. áp dụng đơn giá khác nhau đối với máy rửa các trạm đầu máy ĐGr = x 1,15 = 4814 đ/h + Khoán máy rửa kiểm tra trạm Giáp Bát = 96h. 4814 x 96 = 462.144 đ/máy + Khoán máy rửa kiểm tra trạm Ninh Bình, Hải Phòng = 144h. 4814 x 144 = 693.216 đ/máy Máy rửa kéo dài quá thời gian khoán, thì ban máy rửa kiểm được để lại một người theo dõi và hưởng lương "thời gian bảo dưỡng" của công nhân lái máy bằng 8 giờ 1 ngày cho đến khi máy ra xưởng. c. Chỉ tiêu khoán + Có 10 chỉ tiêu khoán đối với 01 máy rửa kiểm: 1. Làm đủ thủ tục đưa máy rửa về. Nộp sổ khai máy Ra lửa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, ra hết cát bi, cào sạch xỉ. Làm vệ sinh máy Làm đúng các thủ tục qui định khi giao máy cho xưởng. 2. Kiểm tra và làm len bấc, điều chỉnh xi phông, thông các lỗ đầu biên, lỗ dầu phụ, lỗ dầu buột. Làm vệ sinh các bình dầu. Hút hết nước trong các hộp dầu, điều chỉnh hệ thông dầu cơ giới, dầu buột tăng đe. 3. Theo dõi việc giải thể lắp ráp theo chế độ luân kiểm và theo sổ khai máy, bảo đảm chất lượng sửa chữa. 4. Thay guốc hãm điều chỉnh đúng cự li. 5. Kiểm tra điều chỉnh toàn bộ dầu buột, kiểm tra căn biên. 6. Trông lửa, đảm bảo hơi nước cho thợ sửa chữa bơm gió, bơm nước, chạy thử máy. 7. Kiểm tra và sửa chữa dụng cụ. 8. Chạy thử, kiểm tra lại toàn bộ chất lượng sửa chữa, TX trưởng ký nhận bàn giao máy ra vận dụng. 9. Làm lại vệ sinh máy. 10. Nếu ban máy đảm nhận việc đốt lò được hưởng thêm đơn giá đốt lò. + Cách chia đơn giá theo 10 chỉ tiêu. Bảng IX: Bảng phân khai đơn giá các công việc của máy rửa Nội dung công việc Tỷ lệ % Thành tiền Ghi chú Nội dung 1 25% 115.536 Đạt thì hưởng đủ Nội dung 2 13% 60.079 - Nội dung 3 5% 23.107 - Nội dung 4 17% 78.564 - Nội dung 5 3% 13.864 - Nội dung 6 11% 50.835 - Nội dung 7 11% 50.835 - Nội dung 8 5% 23.107 - Nội dung 9 5% 23.107 - Nội dung 10 5% 23.107 Ban máy đốt lò thì hưởng d. Nội dung bảo hành: + Máy rửa ra xưởng: đối với trạm xa, chạy chuyến đầu tiên về trạm, đối với trạm Giáp Bát, dồn ngày đầu tiên. Nếu xảy ra sự cố gây hư hỏng chậm tàu hoặc bãi bỏ kế hoạch dồn, mà nguyên nhân do theo dõi bảo dưỡng của ban máy, thì phạt trừ 50% tiền lương khoán rửa. + Tụt đinh chì trong xưởng do trách nhiệm ban máy thì phạt trừ 100% tiền khoán rửa. + Bốn nội dung sau đây, nếu ban máy thực hiện không tốt thì trừ với tỉ lệ như sau: Nội dung 1 trừ 5% tổng tiền khoán rửa Nội dung 2 trừ 2% tổng tiền khoán rửa Nội dung 3 trừ 50% tổng tiền khoán rửa Nội dung 4 trừ 20% tổng tiền khoán rửa e. Tỉ lệ chia lương khoán: Tài xế = 1,2 Phụ tài xế = 1,00 2.2.2. Trả lương khoán cho khối sửa chữa - Đối tượng áp dụng: Toàn bộ công nhân lao động trực tiếp tại các phân xưởng sửa chữa hưởng lương khoán: phân xưởng sửa chữa đầu TY, D12E, D19E, phân xưởng cơ khí... (cụ thể là các tổ ,nhóm, trực tiếp sản xuất và hưởng lương khoán) -Sửa chữa ,bảo dưỡng đầu máy Điêden ở các cấp sửa chữa theo tu trình và những phần việc phát sinh ngoài tu trình. - sửa chữa gia công khôi phục,chế tạo phụ tùng máy móc,thiết bị nhà xưởng công trình của xí nghiệp giao cho các tổ sản xuất,các phân xưởng. Quỹ lương sản phẩm hàng tháng của các tổ trong phân xưởng sửa chữa, được xác định dựa trên sốlượng sản phẩm đã hoàn thành các cấp sửa chữa của đầu máy mà phân xưởng đó sửa chữa đạt tiêu chuẩn chất lượng. - Quỹ lương sản phẩm của phân xưởng được xác định theo công thức sau: QLK = (....) Trong đó: QLK: Quỹ lương sản phẩm của phân xưởng bộ phận. + SP =Tổng số sản phẩm thực hiện được trong tháng- hoặc số giờ công. + DG = Đơn giá sản phẩm, đơn giá công + = lương làm công việc phát sinh ngoài tru trình hoặc giờ công phát sinh ngoài mức giao khoán = SP.ĐG hoặc = Công . ĐG công Pbh = tiền phạt bảo hành * Ghi chú: Quỹ lương khoán của tổ sản xuất còn đươc cộng thêm khoản tiền lương thời gian của tổ trưởng theo quy định với đơn giá: Mức giờ tổ trưởng 1 tháng Lmin 2,74 ( Hệ số lương 2,74 là mức TCT ĐSVN quy định về chi phí tiền lương các sản phẩm sửa chữa đầu máy toa xe theo QĐ 62/ QĐ-ĐS –TCCB- ngày 16/06/2002. Gồm : + Hệ số cấp bậc công việc = 2,65 + Hệ số phụ cấp lương bình quân = 0,09 ) - Cách chia lương cho cá nhân trong tổ, nhóm : Công thức chia lương cho từng cá nhân trong tổ, nhóm : ( 9 ) Trong đó: Ti : Lương của người thứ i được nhận QLK : Quỹ lương khoán của tổ nhóm Npp : Tổng xuất phân phối của cả tổ ni : Suất phân phối của người thứ i Cách tính ni : ni = n1i + n2i Trong đó : (11) (12) + nk : Số giờ chế độ tham gia làm khoán + nth : Số giờ làm thêm ngoài giờ chế độ + Đns : Điểm năng suất chất lượng + LCB : Lương cấp bậc cá nhân ( HSL . Lmin) + LCBbq : Lương cấp bậc bình quân của tổ. - Quy định cách chấm công chấm điểm năng suất của tổ, nhóm làm lương khoán : Hàng ngày, khi hết ngày làm việc, tổ trưởng SX tiến hành chấm công cho mỗi thành viên trong tổ bằng phiếu chấm công theo mẫu quy định. Nội dung chấm công bao gồm : + giờ làm khoán theo chế độ + giờ làm khoán được trừ + Giờ làm thêm vào ngày nghỉ, giờ nghỉ + Điểm năng suất chất lượng Vào đầu giờ làm việc hôm sau, kết quả chấm công ngày hôm trước được tuyên bố cho các thành viên toàn tổ biết. 1/ Giờ làm khoán ( nk ): Là giờ mà người công nhân trực tiếp tác động vào sản phẩm để mang lại hiệu quả cho SX. trong đ/k bình thường, với năng suất chất lượng công tác bình thường, người công nhân hoàn thành các công việc được giao theo cấp bậc thợ của mình, thì khi hết ngày làm việc được tính đủ 8 giờ làm khoán. a/ Giờ làm khoán được cộng thêm : Trong ngày làm việc, khi đã hoàn thành phần việc được giao sớm hơn số giờ giao khoán, thời gian còn lại, nếu nhận thêm việc khác để đẩy nhanh tiến độ thi số giờ làm thêm được cộng thêm vào giờ làm khoán trong ngày. b/ Giờ làm khoán bị trừ : + Đến nơi làm việc muộn giờ từ 15 phút trở lên, muộn bao nhiêu giờ trừ đi bấy nhiêu giờ. + Làm sản phẩm không đạt yêu cầu thì làm lại, thời gian làm lại không được tính giờ làm khoán; Trườnghợp nếu người khác khắc phục hậu quả, thì người gây nên bị trừ đúng số giờ mà người khác phải khắc phục. 2/ Giờ làm thêm ( nth ) : Được giao thêm công việc và phải đi làm vào những giờ nghỉ, ngày nghỉ thì thời gian đó được tính là giờ làm thêm. Giờ làm thêm được tính như sau : + Làm thêm vào giờ nhỉ trong ngày : cứ làm thêm 1 giờ được tính = 1,5 giờ. + Làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần ( thứ 7, chủ nhật): cứ làm thêm 1 giờ được tính = 2 giờ. + Làm thêm vào ngày nghỉ Lễ, Tết : cứ làm thêm 1 giờ tính = 3 giờ. Ghi chú : Nếu công việc định mức giao trong ngày mà không hoàn hành được, phải làm thêm giờ trong ngày hoặc them giờ vào ngày nghỉ để hoàn thành công việc đã giao ,thì giờ làm thêm đó không được tính. 3/ Điểm năng suất chất lượng ( Đns ) : Bình điểm năng suất chất lượng (NSCL) cho cá nhân được tiến hành sau mỗi ngày làm việc. a/ Điểm chuẩn: Hoàn thành công việc được giao với năng suất lao động và chất lượng công tác ở mức trung bình (hoàn thành định mức với cấp bậc công việc của tổ): Đạt 8 điểm. b/ Điểm cộng : Nếu làm thêm giờ (kể cả nhận thêm việc khi đã hoàn thành mức khoán và làm thêm ngoài giờ theo yêu cầu cấp trên ) thì cứ làm thêm một giờ được cộng thêm 2 điểm (trường hợp kéo dài giờ làm việc để hoàn thành định mức trong ngày thì không được coi là giờ làm thêm ). c/ Điểm trừ : + Không hoàn thành định mức trong ngày, cứ hụt một giờ trừ 2 điểm. + Phản công sản phẩm bị trừ từ 2 điểm đến 8 điểm. + không chấp hành mệnh lệnh sản xuất gây chậm tiến độ, vi phạm nội quy lao động như : uống rượu, say rượu trong giờ làm việc, không sử dụng đúng trang bị phòng hộ bị trừ từ 2 điểm đến 8 điểm. + Để xảy ra sự cố uy hiếp đến an toàn lao động trừ 2 điểm. Ghi chú : Những giờ không trực tiếp tác động vào sản phẩm thì không chấm điểm năng suất lao động. 2.2.3. Lương sản phẩm lẻ trực tiếp Lương sản phẩm lẻ trực tiếp là cách trả lương mà tiền lương được tính cho từng sản phẩm đơn chiếc và được cộng lại trong tháng để trả trực tiếp cho từng người lao động . Đối tượng áp dụng : áp dụng đối với công nhân gia công cơ khí và cắt gọt kim loại ,bao gồm : công nhân tiện , phay , bào , khoan , rèn , đúc , nhiệt luyện kim loại . Cách tính lương : HSL . Lmin .Hdc Ti = ------------------------ . Tổng ( SP . Đm . [ 1 + Kcb ] ) Ncd Trong đó : Ti : Lương trong tháng của người thứ i SP : Số sản phẩm lẻ Đm : Định mức sản phẩm lẻ Kcb :Hệ số điều chỉnh theo cấp bậc công việc Hdc :Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu theo quỹ lương xí nghiệp VD: phân xưởng có 3 tổ sản xuất hưởng lương khoán sản phẩm thì mỗi tổ có nhiệm vụ khác nhau với cường độ làm việc khác nhau nên đơn giá của mỗi tổ khác nhau (% của Qj) đơn giá này do phòng tổ chức và phân xưởng cân đối xây dựng lên. Tháng 12/2005 phân xưởng đổi mới có mức sản lượng và quỹ lương như sau: Bảng X: Sản lượng tháng 12 năm 2005 TT Tên sản phẩm (Cấp sửa chữa) Đơn vị Đơn giá Số lượng Thành tiền 1 R0 ĐM 110.000 16 1.760.000 2 Chỉnh bị E1, S1 ĐM 166.000 75 12.450.000 3 RM ĐM 752.000 7 5.264.000 4 RMX ĐM 1.512.000 6 9.072.000 5 RV ĐM 11.872.000 1 11.872.000 6 RS ĐM 19.000.000 0,5 9.500.000 7 % sửa chữa ngoài phạm vi theo cấp giờ 2.780 500 1.390.000 Tổng 51.308.000 (% ngoài phạm vi được qui định theo máy ở các cấp sửa chữa). Trong đó phân phối cho các tổ là: Tổ gầm có đơn giá là 40% sản lượng = 51.308.000 x 0,4 = 20.523.000đ Tổ điện có đơn giá là 30% sản lượng = 51.308.000 x 0,3 = 15.392.400đ Tổ động cơ đơn giá là 30% sản lượng = 51.308.000 x 0,3 = 15.392.400đ - Quỹ lương của các tổ được tính theo phương pháp sau: Chấm công bình điểm và phân phối tiền lương Theo quy chế trả lương kèm theo QĐ số: 18 QC/ĐM ngày 06/10/2003 Quy chế trả lương của xí nghiệp dầu máy Hà Nội một mặt trả lương theo cấp bậc lương trong hệ thống quy thang bảng lương theo NĐ 26/CP ngày 23/5/2003 của Chính phủ, mặt khác theo trình độ kỹ thuật chuyên môn, tay nghề và hiệu quả công tác của từng người. Chấm công khoán và bình điểm NSCL là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nó không những đánh giá trình độ, khả năng hoàn thành công việc của người lao động mà còn xác nhận giá trị kết quả lao động của người lao động trong một quá trình làm việc. Nếu bình điểm NSCL chính xác thì bảo đảm phân phối tiền lương đúng theo kết quả lao động, khuyến khích người lao động hăng say làm việc, từ đó tạo điều kiện hoàn thành tốt kế hoạch. Vì vậy việc chấm công, bình điểm NSLĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối tiền lương khoán, lương sản phẩm. Quy định về ngày công. Việc chấm công để thanh toán lương vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành. Đối với các đơn vị thực hiện trả lương theo chế độ tiền lương thời gian thì tổng ngày công không quá số ngày công chế độ (số ngày trong tháng trừ đi các ngày nghỉ tuần), ngày lễ nếu trùng vào ngày nghỉ tuần thì được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Phần tổng hợp bảng công phải phân biệt: công làm khoán theo chế độ, giờ làm thêm, điểm năng suất chất lượng và các công nghỉ khác liên quan đến việc thanh toán lương. 2. Chấm công làm khoán và bình điểm năng suất chất lượng (NSCL) ở tổ làm khoán. Tổ trưởng căn cứ bảng phân công để chấm công, tính giờ khoán, giờ làm thêm, dự kiến điểm NSCL cho từng người (có sự tham gia của các nhóm trưởng) và đưa ra tổ để anh em tham gia vào giờ đầu ngày hôm sau. Sau khi đã thống nhất thì tổ trưởng kết luận, công bố giờ khoán, giờ làm thêm, điểm NSCL của từng người ngày hôm trước trước khi phân công tác và ghi vào sổ chấm công. Nội dung chấm công, b._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0064.doc
Tài liệu liên quan