Lời cảm ơn
Đề tài nghiên cứu là một đề tài lớn. Nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế và trình độ hiểu biết thực tiễn chưa sâu nên trong bài viết không tránh khỏi những sai sót em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các cô chú cán bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các cô chú cán bộ tại Ngân hàng đã giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn. PGS.TS Phạm Quang Trung đã giúp đỡ em rất nh
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều để có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục viết tắt
NHTM : Ngân hàng Thương mại
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHĐT&PTCNTL : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long
NHTW : Ngân hàng trung ương
DAĐT : Dự án đầu tư
XDCB : Xây dựng cơ bản
Lời nói đầu
Rủi ro là một yếu tố khó tránh khỏi đối với tất cả các loại hình kinh doanh. Nhưng mức độ cao hay thấp còn phụ thuộc vào đặc thù của loại hình kinh doanh. Có thể nói cho vay theo dự án là hình thức tín dụng có độ rủi ro cao nhưng được coi là ưu tiên trong chiến lược cho vay của ngân hàng. Hoàn thiện chất lượng tín dụng hạn chế rủi là một yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt nam nói chung và ngân hàng NHĐT & PT Thăng Long nói riêng vì khi có rủi ro không chỉ ảnh hưởng tới Ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung. Chất lượng công tác thẩm định ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và kết quả của công tác thẩm định để quyết định có cho vay hay không. NHĐT & PT Thăng Long đã và đang quan tâm hơn nữa đến việc hoàn thiện thẩm định DAĐT để đảm bảo tăng trưởng tín dụng, an toàn cho ngân hàng đồng thời hỗ trợ cho khách hàng thực sự đầu tư được vào các dự án có hiệu quả.
Sau một thời gian thực tập tại NHĐT & PT Thăng Long em nhận thấy tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề vì vậy quyết định chọn đề tài :
“Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHĐT & PT Thăng Long.”
Đề tài gồm 3 chương :
Chương I: Những vấn đề chung về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Chương II: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng NHĐT & PT Thăng Long
Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHĐT & PT Thăng Long.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn và tập trung chủ yếu vào công tác thẩm định tài chính của dự án đầu tư gắn với hoạt động cho vay của Ngân hàng NHĐT & PT Thăng long .
Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư.
1.1 Dự án đầu tư
Khái niệm
Dù được xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì dự án đầu tư cũng bao gồm các thành phần chính như sau:
- Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện các dự án. Cụ thể là khi thực hiên, dự án sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho bản thân chủ đầu tư nói riêng. Những mục tiêu này cận được biểu hiện bằng kết quả cụ thể như tạo nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư...
- Các hoạt động của dự án. Dự án phải nêu rõ những hành động cụ thể phải thực hiện, đĩa điểm diễn ra các hoạt động của dự án, thời gian cần thiết để hoàn thành, và các bộ phận có trách nhiệm thực hiện những hành động đó. Cần lưu ý rằng các hoạt động đó có mối quan hệ với nhau vì tất cả đều hướng tới sự thành công của dự án và các hoạt động đó diễn ra trong một môi trường không chắc chắn. Môi trường dự án không phải là môi trường hiện tại mà là môi trường tương lai.
- Các nguồn lực: Hoạt đông của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính, con người... vì vậy, phải nêu rõ các nguồn lực cần thiết cho dự án. Tổng hợp các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. Mỗi dự án bao giờ cũng được xây dựng và thực hiện trong sự giới hạn về nguồn lực.
Tóm lại, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án, song quan niệm về dự án đầu tư dưới giác độ của nhà đầu tư sẽ được sử dụng nhằm đáp ứng cho mục đích chủ yếu là tiến hành thẩm định các sự án đầu tư. Theo quan niệm này, dự án đầu tư được hiểu là tập hợp kết quả nghiên cứu các nội dung có liên quan, ảnh hưởng đến sự vận hành và tính sinh lời của công cuộc đầu tư.
Các yếu tố cấu thành nên dự án đầu tư
Các mục tiêu của dự án: đó là những kết quả và lợi ích mà dự án đem lại cho các nhà đầu tư và cho xã hội
Các hợp đồng (giải pháp về tổ chức, kinh tế xã hội..) để thực hiện mục tiêu dự án.
Đầu vào của dự án đầu tư: Đó là những kết quả cụ thể, mang tính chuẩn mực được tao ra từ những hoạt động khác của dự án.
Thời hạn: Là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nghiên cứu cơ hội đầu tư đến khi chấm dứt hợp đồng. Thông thường, thời hạn hợp đồng của dự án được xác địnhtrong luận chứng kinh tế kĩ thuật.
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
Các nguồn đầu tư để hình thành nên vốn đầu tư của dự án
Các chủ thể; bao gồm các bên liên quan phối hợp với nhau để thực hiện và thụ hưỏng những lợi ích mà dự án đầu tư mang lại.
1.1.3 Các giai đoạn hình thành và phát triển của dự án đầu tư
Một công cuộc đầu tư được xem như bắt đầu từ ý tưởng về dự án đầu tư . Bất kỳ một dự án đầu tư nào cũng được hình thành từ một ý tưởng ban đầu của nhà đầu tư. Tuy ý tưởng chỉ là một sự "hình dung" mong muốn của nhà đầu tư, nhưng cũng phải dự án đầu rựa trên những căn cứ cụ thể, vì nếu không ý tưởng đó sẽ trở thành viễn tưởng.
Từ ý tưởng của dự án đến việc xây dựng, thực hiện và kết thúc dự án là cả một quá trình. Quá trình này thường được chia làm 3 giai đoạn và trong mỗi giai đoạn lại gồm rất nhiều công việc diễn ra vừa tuần tự vừa đan xen lẫn nhau. Sau đây là các giai đoạn với các bứơc và công việc chính của một chu trinh dự án:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn này gồm các bước chính sau:
- Nghiên cứu cơ hội đầu tư.
- Nghiên cứu tiền khả thi.
- Nghiên cứu tiền khả thi.
- Thẩm định để ra quyết định đầu tư.
Nghiên cứu cơ hội đầu tư là nghiên cứu những khả năng, những đIều kiện để chủ đầu tư có thể tiến hành đầu tư. Mục đích của nó là tìm ra cơ hội đầu tư phù hợp nhất đối với chủ đầu tư. Việc nghiên cứu cơ hội đầu tư có tác dụng xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư trên cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm người có khả năng đầu tư cân nhắc, xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay không.
Nghiên cứu tiền khả thi là sự lựa chọn sơ bộ cơ hội đầu tư. Mặc dù mới chỉ là sự lựa chọn sơ bộ cơ hội đầu tư, nhưng không vì thế mà chủ đầu tư coi nhẹ, giảm bớt nội dung nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu tiền khả thi là tất cả những vấn đề có liên quan ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư như thị trường, tài chính, kính tế – kỹ thuật… Tuy nhiên, vì là sự lựa chọn sơ bộ cho nên chủ đầu tư chưa nghiên cứu những vấn đề đó một cách chi tiết tỉ mỉ. Việc nghiên cứu những vấn đề đó ở mức độ trung bình và trong trạng thái tĩnh. Tức là, chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố bất định và các kết quả tính toán chỉ là những ước tính sơ bộ.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các dự án có xây dựng, lắp đặt cần đề cập đến các vấn đề sau:
- Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện dự án.
- Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.
- Lựa chọn địa điểm xây dựng, và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và những ảnh hưởng về môI trường, xã hội.
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kĩ thuật.
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn trả nợ.
- Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kính tế- xã hội của dự án.
Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác các dự án thành phần hoặc tiểu dự án ( nếu có ).
Nghiên cứu khả thi là sự lựa chọn cuối cùng cơ hội đầu tư nên chủ đầu tư phảI tiến hành nghiên cứu hết sức chi tiết, tỉ mỉ, toàn diện, triệt để những nội dung về thị trường, tài chính, kinh tế, kĩ thuật… có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư. Điều đáng chú ý là nghiên cứu khả thi diễn ra trong trạng thái động tức là, có tính đến những yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung cụ thể.
Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi cần đề cập đến các vấn đề chủ yếu sau:
- Những căn cứ để xác định sự cần thiết phảI đầu tư.
- Lựa chọn hình thức đầu tư.
- Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng.
- Các phương pháp địa điểm cụ thể.
- Phương pháp giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư ( nếu có )
- Phân tích lựa chọn phương án kĩ thuật, công nghệ.
- Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.
- Xác định rõ nguồn vốn, khả năng tàI chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư.
- Phương án quản lý, khai thác dự án và sử dụng lao động.
- Phân tích hiệu quả đầu tư.
- Xác định các mốc thời gian dự án đầu tư.
- Xác định mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.
Thẩm định để ra quyết định đầu tư. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khả thi sẽ tổ chức thẩm định để đi đến quyết định có thực hiện đầu tư hay không.
Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư.
Đây là giai đoạn tiến hành các hoạt động nhằm tạo nên cơ sở vật chất- kĩ thuật, tiền đề cho dự án đi vào giai đoạn sau cùng. Giai đoạn này gồm những bước chính như:
Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất)
Xin phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên)
Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng.
Đàm phán ký kết các hợp đồng.
Thiết kế và lập dự toán thi công công trình.
Thi công xây lắp công trình.
Vận hành chạy thử nghiệm thu công trình.
Trong giai đoạn này vốn đầu tư được chi ra rất lớn và chưa sinh lời. Thời gian càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn và có thể xảy ra các tổn thất đối với thiết bị chưa hoặc đang được thi công lắp đặt, các công trình đang được xây dựng dở dang. Thế nhưng, không thể tùy tiện rút ngắn thời gian thực hiện đầu tư vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng- lắp đặt công trình, gây ảnh hưởng xấu đến giai đoạn vận hành, khai thác. Như vậy là vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng- lắp đặt công trình và thời gian thi công là quan trọng hơn cả trong giai đoạn thực hiện đầu tư.
Giai đoạn 3: Vận hành kết quả đầu tư
Đây là giai đoạn cuối cùng của dự án đầu tư. Thực chất của giai đoạn này là đưa công trình đã được xây dựng, lắp đặt xong vào vận hành, khai thác. Tức là, thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu dự án đề ra, trong đó mục tiêu chủ yếu là thu hồi vốn và có lợi nhuận.
Những năm đầu, khi dự án mới đi vào hoạt động, do tình hình chưa ổn định nên công suất đạt được khôn cao. Vì vậy, ở năm thứ nhất, công suất thực tế chỉ nên tính khoảng 50% công suất thiết kế, năm thứ hai ở mức cao hơn, khoảng 75%. Công suất thiết kế thực tế đạt được ở mức cao nhất thường là năm thứ ba trở đi và khi đó cũng chỉ tính ở mức xấp xỉ 90% công suất thiết kế.
Tóm lại, chu trình dự án là các giai đoạn và các bước mà một dự án đầu tư cần trải qua bắt đầu từ thời điểm có ý tưởng đầu tư cho đến thời điểm kết thúc dự án.
1.2 Thẩm định dự án đầu tư của NHTM
1.2.1 Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư.
1.2.1.1 Khái niệm thẩm định dự án
Dự án đầu tư là do chủ đầu tư chịu trách nhiệm soạn thảo trong bước nghiên cứu khả thi. Mặc dù trong dự án đã đề cập tất cả các khía cạnh liên quan đến hoạt động đầu tư một cách khá đầy đủ và chi tiết nhưng dự án vẫn chưa thể đưa ra triển khai được vì đứng trên góc độ quản lý nhà nước về đầu tư và quy hoạch đầu tư cần có sự đánh giá một cách tổng thể, khách quan về tác động của dự án đó đối với quốc gia trên mọi phương diện. Điều này đòi hỏi dự án đầu tư nhất thiết phải trải qua một quá trình thẩm định kỹ càng. Trên phương điện tài trợ vốn cho dự án, các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính- tín dụng cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, qua thẩm định dự án sẽ khẳng định được tính hiệu quả và tính an toàn của công cuộc đầu tư. Nhờ đó mà các tổ chức tài chính- tín dụng có được cơ sở vững chắc trong quá trình ra quyết định tài trợ vốn.
Thẩm định dự án đầu tư là việc tiến hành nghiên cứu phân tích một cách khách quan, khoa học và toàn diện tất cả các nội dung kinh tế- kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội để cho phép đầu tư và quyết định tài trợ vốn.
Hoạt động thẩm định dự án đầu tư được sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau.Tuy nhiên, tùy vào cơ quan tiến hành thẩm định và chủ thể thamgia thẩm định mà mục tiêu cũng như thời điểm thẩm định diễn ra khác nhau:
Đối với các dự án có quy mô lớn, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính và cơ quan chủ quản đầu tư (Bộ quản lý, ngành) tham gia thẩm định từ giai đoạn chủ đầu tư nghiên cứu tiền khả thi để ra quyết định đầu tư và cho phép gọi vốn đầu tư.
Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Đối với các dự án thuộc cấp tỉnh quản lý, Sở kế hoạch và Đầu tư cùng chính quyền địa phương thẩm định dự án khả thi để ra quyết định đầu tư.
Đối với tổ chức tài chính- tín dụng thẩm định dự án khả thi để xem xét tính hiệu quả, tính khả thi, phương án trả nợ và quyết định tài trợ vốn đầu tư.
1.2.1.2 Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của NHTM
Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp các chủ đầu tư và các cơ quan tham gia hoạt động đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế xã hội mà họ mong muốn qua việc đầu tư dự án.
Đối với chủ đầu tư, việc thẩm định thực hiện độc lập với quá trình soạn thảo dự án sẽ cho phép chủ đầu tự nhìn nhận lại dự án của mình một cách khách quan hơn, từ đó thấy được những thiếu sót trong quá trình soạn thảo để bổ sung kịp thời.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, mục đích thẩm định là nhằm đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương và của cả nước trên các mặt: mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả.
Đồng thời việc thẩm định xác định tính lợi hại và sự tác động của dự án khi đi vào hoạt động trên các khía cạnh như: ứng dụng công nghệ mới, trình độ sử dụng vốn, ôi nhiễm môi trường cũng như các lợi ích kính tế- xã hội khác mà dự án đem lại.
Đối với ngân hàng, công tác thẩm định dự án đầu tư nhằm các mục đích sau đây:
Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay.
Thông qua những thông tin và kinh nghiệm đã đúc kết được trong quá trình thẩm định nhiều dự án khác nhau, ngân hàng thương mại chủ động góp ý cho chủ đầu tư nhằm bổ sung, điều chỉnh những nội dung còn thiếu sót trong dự án, góp phần nâng cao tính khả thi của dự án.
L àm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, đảm bảo vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, vừa có khả năng thu hồi vốn đã cho vay đúng hạn.
1.2.1.3 Yêu cầu đối với cán bộ làm công tác thẩm định
- Cũng như tất cả các công tác khác, nhân tố con người là hết sức quan trọng và có tính quyết định tới kết quả công việc. Đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của các kết luận thẩm định, người các bộ làm công tác thẩm định dự án dù bất kỳ ở cơ quan nào hoặc cấp thẩm định nào đều phải trang bị cho mình những kiến thức tông quát và chuyên sâu trên các phương diện như: kinh tế, kĩ thuật, luật pháp, quản lý cũng như những thông tin liên quan đến dự án cần thẩm định. Cụ thể, người thẩm định cần đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
- Nắm vững chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, ngành, địa phương và các quy chế quản lý kinh tế, tài chinhs; quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước.
Nắm chắc và thường xuyên bổ sung thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, của ngành, địa phương cũng như của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nghiên cứu và kiểm tra một cách khách quan, khoa học và toàn diện về nội dung dự án, tình hình đơn vị vay vốn, phối hợp các cơ quan chuyên môn và chuyên gia để đưa ra các nhận xét, kết luận, kiến nghị chính xác.
Có tinh thần trách nhiệm cao và trung thực trong công việc. Bởi vì nếu kết luận thiếu tính chính xác và không trung thực trong quá trình thẩm định dự án có thể gây ra những thiệt hại lâu dài không những cho chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng tới địa phương, tới ngành và toàn bộ nền kinh tế.
1.2.1.4 Thu thập và xử lý thông tin trong thẩm định dự án đầu tư
Bản chất của thẩm định là quá trình phân tích, so sánh và đánh giá giữa các chỉ tiêu kinh tế- kĩ thuật trong dự án với các thông tin, tài liệu, số liệu cơ sở mà người thẩm định đã thu thập được. Các thông tin này phải đảm bảo tính chính xác, chân thực, có độ tin cậy cao và phải có nguồn gốc cụ thể rõ ràng. Thông tin càng chính xác, cụ thể thì càng thuận lợi cho quá trình triển khai công việc và kết luận thẩm định càng đáng tin cậy. Như vậy có thể nói thông tin thẩm định giữ vai trò quyết định đến chất lượng thẩm định dự án.
Thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin thẩm định phục vụ cho công tác nghiệp vụ là việc làm thường xuyên và rất cần thiết đối với cán bộ thẩm định. Song song với việc thu thập thông tin, việc ghi chép, đúc rút kinh nghiệm từ những bài học được và chưa được qua các dự án đã thẩm định cũng hết sức cần thiết và hữu ích.
Dự án đầu tư là tài liệu đề cập đến nhiều nội dung khác nhau, do đó thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định cũng rất đa dạng và phong phú. Cán bộ thẩm định của ngân hàng thương mại có thể khai thác thông tin thẩm định từ các nguồn sau đây:
- Một là, các thông tin thực tế từ dự án và doanh nghiệp xin vay vốn:
Thông tin về doanh nghiệp: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng, Biên bản bầu hội đồng quản trị, báo cáo tài chính 3- 5 năm gần nhất, bảng tổng kết tài sản, báo cáo lỗ lãi... Thông tin về doanh nghiệp từ CIC (Trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN Việt Nam) hoặc từ các bạn hàng của doanh nghiệp mà ngân hàng thương mại có quan hệ.
Tài liệu đầy đủ về dự án: Luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt, Hồ sơ thế chấp dự án, Hợp đồng nhập khẩu thiết bị; Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, thiết bị; các quyết định về cấp quyền sử dụng đất, thuế đất, giấy phép xây dựng.v.v.
Bên cạnh các tài liệu nói trên, trong quá trình thẩm định, cần tiến hành việc tham quan, khảo sát hiện trạng hoạt động của nhà máy hiện có (nếu đầu tư mở rộng hoặc đổi mới dây chuyền công nghệ) địa điểm để xây dựng lắp đặt nhà máy mới, nghiên cứu các máy móc thiết bị mà dự án sẽ đầu tư.v.v
- Hai là, thông tin từ các văn bản pháp lý, các quy định, các tiêu chuẩn... do nhà nước ban hành bao gồm:
+ Các văn bản pháp luật như Luật Đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật đất đai, các luật thuế.v.v
+ Các văn bản dưới luật như quy chế quản lý đầu tư xây dựng, các quy định về quản lý kính tế- tài chính do nhà nước ban hành. Các định mức kinh tế kỹ thuật, quy hoạch xây dựng vùng và lãnh thổ..., văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể của các nghành. Các số liệu thống kê về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giá trị sản lượng của từng ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành của địa phương và nền kinh tế, số liệu thu nhập bình quân đầu người, chỉ số giá cả, lạm pháp...
- Ba là, thông tin từ các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia và các phương tiện thông tin đại chúng.
Các số liệu thống kê và phân tích thị trường trong và ngoài nước từ các trung tâm, các Viện nghiên cứu về thị trường trong và ngoài nước. Ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và rộng rãi với các chuyê gia về thị trường, về kỹ thuật, về phân tích kinh tế... Với các quan hệ này, ngân hàng sẽ tham khaỏ được những ý kiến rất quý giá và hữu ích của các chuyên gia về từng lĩnh vực của dự án mà ngân hàng đang quan tâm. Cơ chế chuyên gia cộng tác với ngân hàng đã được ngân hàng thương mại ở các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng từ lâu và tỏ ra rất có hiệu quả trong công tác thẩm định dự án đặc biệt là đối với những nội dung mà ngân hàng không có điều kiện chuyên sâu như phân tích xu hướng thị trường, phân tích kỹ thuật.v.v.
Bên cạnh việc tham khảo ý kiến chuyên gia, những thông tin trên các sách báo quảng cáo và tạp chí chuyên ngành, tạp chí thương mại cũng đáng quan tâm thu thập, làm phong phú thêm cho hệ thống thông tin thẩm định.
- Bốn là, thông tin tổng hợp qua mạng INTERNET
Hiện nay những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ thông tin đã cho phép các cán bộ thẩm định có được những công cụ mạnh trong công tác của mình. Với sự ra đời và quy mô hoạt động ngày càng mở rộng của mạng Internet, hầu hết các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn của các nước trên thế giới đều thiết lập các Wed site của doanh nghiệp mình trên Internet nhằm mục đích giới thiệu về doanh nghiệp, quảng cáo sản phẩm và tổ chức hoạt động thương mại điện tử... Chính điều này cho phép các cán bộ thẩm định trong việc tham khảo các thông tin cập nhập phục vụ cho công tác của mình. Các thông tin này rất đa dạng và phong phú, từ các thông tin chuyên sâu kỹ thuật đến các thông tin về thị trường, về tài chính, về giá cả sản phẩm.v.v. Tuy nhiên, để sử dụng tốt công cụ này, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có một trình độ nhất định về tin học và ngoại ngữ mới có thể ứng dụng có hiệu quả được.
Sau khi thu thập đầy đủ những thông tin về thẩm định một dự án cụ thể, cần có sự phân loại và sắp xếp và lưu trữ các thông tin đó theo những chủ đề nhất định nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác sử dụng khi cần thiết. Đối với các thông tin cần phải qua khâu xử lý mới sử dụng được (như các số liệu thống kê về thị trường, biến động về sức mua, giá cả, thông tin dự báo v.v...) cần xử lý ngay để kịp tiến độ đưa vào thẩm định dự án.
Trình tự và nội dung thẩm định dự án đầu tư
Quy trình thẩm định một dự án đầu tư áp dụng tại NHĐT & PTVN và các chi nhánh.
Phòng tín dụng
Cán bộ thẩm định
Trưởng phòng thẩm định
Đưa yêu cầu - giao hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Chưa đủ điều kiện vay vốn
Kiểm tra hồ sơ
Nhận hồ sơ để thẩm định
Chưa đạt yêu cầu
Bổ sung - giải trình
(nếu chưa rõ)
Thẩm định
Lập Báo cáo thẩm định
Kiểm tra , kiểm soát
Đạt
Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
Lưu hồ sơ / tài liệu
Thẩm định tài chính dự án đầu tư
Tổng vốn đầu tư
Các nguồn tài trợ
Bảng tài chính, phân tích tài chính
Đánh giá tài chính
Cân đối khả năng trả nợ
Đánh giá tài chính
Khả năng sinh lợi
Khả năng hoàn vốn
Mức độ rủi ro
- Giá trị hiện tại thuần
- Chỉ số doanh lợi
- Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ
- Tỉ lệ vốn tự có/VĐT
- Thời gian hoàn vốn
- Thời gian hoàn trả vốn vay
- Khả năng trả nợ
- Tỉ lệ lợi ích / CF
- Tỉ lệ lợi nhuận / VĐT
- Điểm hoà vốn
- Đánh giá độ nhạy
Thẩm định dự án đầu tư
Các DAĐT mang đến ngân hàng xin vay vốn rất đa dạng: có thể là DAĐT mới hoặc DADT mở rộng sản xuất kinh doanh... thuộc một trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn (chủ đầu tư ) có thể là DNNN, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty liên doanh, khách hàng lần đầu đến vay hoặc khách hàng đã vay nhiều lần...
Tùy theo từng loại dự án, đối tượng vay vốn và điều kiện thực tế, ngân hàng sẽ có phương pháp thẩm định phù hợp nhưng phải thẩm định đồng thời cả năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính... của chủ đầu tư và hiệu quả của DAĐT. Bởi vì:
Một chủ đầu tư có năng lực tài chính, có khả năng kinh doanh nhưng nếu dự án đầu tư không khả thi, không có hiệu quả, không có khả năng trả nợ vốn vay... thì ngân hàng không thể cho vay. Ngược lại, DAĐT thích hợp, có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra có lãi nhưng chủ đầu tư không có năng lực tài chính, khả năng kinh doanh, khả năng quản lý, điều hành dự án không có... thì ngân hàng sẽ phải từ chối cho vay.
Nội dung thẩm định DAĐT của các NHTM hiện nay bao gồm hai phần chính:
*Thẩm định khách hàng vay vốn
*Thẩm định dự án đầu tư
Nội dung thẩm định dự án đầu tư của NHTM
1.2.2.3.1.Thẩm định khách hàng vay vốn
Chủ đầu tự là người trực tiếp tổ chức, thực hiện, quản lý và điều hành DAĐT, ngân là người tài trợ cho dự án. Để DAĐT khi đi vào hoạt động có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, vay vốn được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng thu hồi được vốn và lãi đúng hạn... đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định kỹ lưỡg chủ đầu tư.
Thông qua quá trình thẩm định, ngân hàng có thể đánh giá được: chủ đầu tự có năng lực sản xuất kinh doanh hay không? Có khả năng tổ chức, thực hiện dự án có hiệu quả không? đánh giá được rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó?... trước khi ra quyết định cho vay. Nội dung thẩm định khách hàng cho vay vốn bao gồm:
Thẩm định năng lực pháp lý, tổ chức, quản lý khách hàng
Thẩm định tình hình tài chính
Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh
• Thẩm định năng lực pháp lý, tổ chức, quản lý của khách hàng
Đây là yêu cầu mang tính bắt buộc. Thông qua kiểm tra tư cách pháp nhân, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, đơn vị chủ quản (nếu có )... ngân hàng đánh giá khách hàng có đủ năng lực pháp lý theo quy định để vay vốn hay không?
Tìm hiểu quy mô, số lượng nhân viên, loại hình doanh nghiệp... để biết được trình độ tổ chức, quản lý của khách hàng như thế nào? chất lượng nhân sự ra sao (nhất là các cán bộ chủ chốt ) vì chất lượng nhân sự quyết định đến khả năng điều hành và quản lý dự án có hiệu quả?...
• Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng
Qua việc phân tích các chỉ tiêu như: doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách qua các năm, tình hình công nợ hiện tại, các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu... sẽ cho thấy thực trạng của khách hàng, theo xu hướng tích cực hay tiêu cực. Với hầu hết các dự án thông thường, việc thẩm định, phân tích tài chính với chủ đầu tư có một ý nghĩa lớn để nhận biết khả năng vay và trả nợ của chủ đầu tư, khả năng quản lý tài chính, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của khách hàng... từ đó có những đề xuất cho phương án cho vay thích hợp.
Thẩm định tình hình tài chính chính xác và khách quan sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
• Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng
Những khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, sản phẩm làm ra được thị trường ưa chuộng, làm ăn có lãi sẽ đáng tin cậy hơn những khách hàng làm ăn thua lỗ, khả năng sản xuất kinh doanh yếu kém, sản phẩm tồn kho nhiều...
Xuất phát từ yêu cầu đó, đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định tình hình SXKD để đánh giá được năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng ra sao? Khách hàng có khả năng sử dụng vốn có hiệu quả không?... Điều này rất quan trọng, nếu khách hàng đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra thì khả năng trả nợ, đảm bảo an toàn cho các khoản vay của ngân hàng sẽ cao hơn.
1.2.2.3.2.Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định DAĐT là khâu chính trong nghiệp vụ thẩm định của NHTM. Ngân hàng cần phải thẩm định DAĐT để thấy được DAĐT hiệu quả, có khả thi hay không? có đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu tín dụng của ngân hàng ( hiệu quả tài chính vững chắc, độ an toàn cao, sử dụng vốn vay đúng mục đích, ngân hàng thu hồi vốn và lãi vay đúng hạn?) ... đồng thời thẩm định DAĐT giúp ngân hàng trả lời các câu hỏi không thể thiếu khi cho vay: Có cho vay hay không? nếu có thì khối lượng cho vay bao nhiêu? phương thức cho vay thế nào? lãi suất và thời gian hoàn trả ra sao?.... đối với từng dự án cụ thể.
Cán bộ thẩm định có thể thẩm định nội dung nào trước cũng được, nhưng để cho việc phân tích, đánh giá được thuận tiện, khoa học cũng như giúp cho kết quả thẩm định có chất lượng, nội dung thẩm định DAĐT gồm những nội dung cụ thể sau:
Thẩm định tính pháp lý bộ hồ sơ xin vay vốn
Thẩm định dự án về mặt kỹ thuật
Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh
Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án
Thẩm định các điều kiện đảm bảo tiền vay
Kết luận
Thẩm định tính pháp lý bộ hồ sơ xin vay vốn
Để kiểm tra tính pháp lý, đồng bộ và đầy đủ hồ sơ dự án, đồng thời xem xét dự án có phù hợp với kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng, ngành, quốc gia, định hướng kinh doanh của ngân hàng hay không?... ngân hàng phải thẩm định tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay vốn, qua đó những dự án không phù hợp với quy định của pháp luật sẽ bị loại bỏ, những dự án thiếu hoặc không có hồ sơ pháp lý liên quan sẽ phải được yêu cầu bổ sung...
Thẩm định dự án về mặt kỹ thuật
Sau khi thẩm định tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay, các bộ tín dụng sẽ thẩm định dự án về mặt kỹ thuật. Việc thẩm định kỹ thuật sẽ giúp các bộ tín dụng biết được dự án có khả thi về mặt kỹ thuật, công nghệ hay không và nếu có thì mức độ phù hợp so với mục tiêu dự án như thế nào (VD: tính đồng bộ của dây chuyền, công nghệ hiện đại hay lạc hậu, vốn xây lắp, vốn thiết bị là bao nhiêu, nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ đâu, có ổn định hay không...)
Thẩm định kỹ thuật phải chặt chẽ, khoa học, tránh suy luận chủ quan thì kết quả thẩm định mới có chất lượng. Kết quả thẩm định kỹ thuật là cơ sở để cán bộ tín dụng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án.
Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh
Khi đánh giá một DAĐT bao giờ ngân hàng cũng phải kiểm tra, tính toán doanh thu đạt được, chi phí sản xuất dự kiến... để đánh giá dự án đó có hiệu quả hay không? Nguồn trả nợ hiệu quả và an toàn nhất là nguồn tiền thu về từ khấu hao và lợi nhuận của dự án vay vốn. Vì thế cần phải thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án để biết được giá bán sản phẩm, xác định khối lượng sản phẩm tiêu thu trong năm, các loại biến phí, định phí, doanh thu theo công suất dự kiến, chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả nợ của dự án... Đây còn là cơ sở để xây dựng đồng tiền qua các năm, lập kế hoạch trả nợ của dự án.
Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án
Đây là nội dung được ngân hàng quan tâm nhất khi tiến hành thẩm định DAĐT. Để thẩm định chính xác nội dung này đòi hỏi sự tổng hợp của tất cả các biến số tài chính, kỹ thuật, kế hoạch sản xuất kinh doanh... đã được lượng hóa cụ thể trong các nội dung thẩm định trước.
Thông qua việc xem xét khả năng trả nợ, phân tích điểm hòa vốn, tính các chỉ tiêu tài chính chủ yếu ( NPV, IRR,PL...) phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra đối với dự án...cán bộ tín dụng có thể đánh giá được dự án có hiệu quả về mặt tài chính không? độ vững chắc và tính khả thi của dự án ra sao? Xác định lợi ích chi phí trên cơ sở đ._.ảm bảo giá trị thời gian của tiền, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án thay đổi như thế nào? ...
Khi thẩm định cần phải đặt các giả thiết có biến động xảy ra (khả năng cung cấp đầu vào, thị trường tiêu thụ, các chính sách kinh tế của nhà nước thay đổi ví dụ như giá bán, sản lượng, biến phí, thuế...) thì khả năng trả nợ của dự án có được đảm bảo không? các chỉ tiêu tài chính chủ yếu như VPV, IRR thay đổi như thế nào?...
Thẩm định tài chính còn giúp ngân hàng trả lời câu hỏi không thể thiếu: Có cho vay hay không? số tiền cho vay là bao nhiêu? thời hạn, lãi suất, kế hoạch giải ngân thế nào? quản lý, thu nợ ra sao? Doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện gì không?... khi cho vay đối tượng từng dự án cụ thể. Thẩm định tài chính dự án có ý nghĩa quyết định đến chất lượng thẩm định DAĐT.
Thẩm định các điều kiện đảm bảo tiền vay
Nếu trong trường hợp xấu nhất, dự án hoạt động không có hiệu quả, nguồn thu ít, chủ đầu tư cũng không có khả năng trả nợ được ngân hàng, thì ngân hàng có thể không thu hồi đủ vốn và lãi vay. Vậy để phòng ngừa rủi ro và đảm bảo cho ngân hàng không bị lâm vào cảnh phá sản, một trong những nguyên tắc cho vay là người vay vốn phải thực hiện nghĩa vụ đảm bảo tiền vay.
Khi đánh giá tài sản đảm bảo vốn vay ( nếu có ) ngân hàng cần phải làm rõ các vấn đề cơ bản có liên quan: tài sản phải có giá trị thực tế, người xin vay có quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đó không? tài sản đưa ra làm đảm bảo có được chấp nhận không, khả năng hư hỏng, xuống gía của tài sản như thế nào...
Kết luận
Cuối cùng, khi kết thúc công việc thẩm định DAĐT, cán bộ tín dụng cần phải đưa ra kết luận về dự án. Trong đó, nêu các mặt thuận lợi và khó khăn chủ yếu nếu đầu tư dự án. Nêu rõ ý kiến đề xuát đồng ý hayừ chối cho vay và cần nêu cụ thể số tiền cho vay, phương thức vay, lãi suất và các khoản phí (nếu có) ...Kết luận của cán bộ tín dụng sẽ là cơ sở để người quyết định cho vay (GĐ, GĐ) ra quyết định cho vay.
Sự cần thiết của công tác thẩm định dự án đầu tư.
1.2.2.4.1. Khái niệm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một khái niệm trừu tượng và rất khó lượng hóa, nó tùy thuộc vào quan điểm,mục tiêu đánh giá và lợi ích khác nhau của chủ thể tham gia thẩm định.
Trên quan điểm của NHTM với tư cách là nhà tài trợ cho dự án hoạt động thẩm định cho dự án được cho là có chất lượng khi: thông qua quá trình xem xét, đánh giá tính khả thi, các số liệu thông tin, tính toán của dự án... ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối, phát hiện những hạn chế của dự án mà chủ đầu tư không lường hết hoặc cố tình che dấu. Từ đó có giải pháp cần thiết đề xuất với chủ đầu tư, hỗ trợ họ để ngân hàng có thể tài trợ hiệu quả và thu hồi được cả vốn và lãi đúng hạn.
Như vậy, chất lượng thẩm định dự án trước hết phản ánh tính chính xác, khách quạn, toàn diện và sâu sắc của công việc thẩm định, hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Chất lượng thẩm định dự án còn thể hiện ở việc dự báo chính xác các nhân tố có thể ảnh hưởng đến dự án, dự kiến các tình huống có thể xảy ra... giup NHTM đảm bảo an toàn vốn vay, tránh được những rủi ro dẫn đến tình trạng không thu hồi được vốn, gây thất thoát vốn. Các yếu tố phụ như sự thuận tiện trong quá trình thẩm định, thu tục nhanh chóng...cũng được coi là các yếu tố đánh giá chất lượng thẩm định dự án.
Chất lượng thẩm định dự án được thể hiện thông qua một số các chỉ tiêu có thể định lượng như tình hình tăng trưởng cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, tình hình gia hạn nợ, nợ khó đòi... Thẩm định dự án được coi là chất lượng khi dự án đi vào hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích phù hợp với lợi ích chung cho cả nhà đầu tư, ngân hàng, và cơ quan quản lý.
Ngoài ra, chất lượng thẩm định dự án còn được kiểm chứng thực tế khi dự án đã đi vào hoạt động. Đó là sự phù hợp giữa các dự báo, kết quả thẩm định trong quá trình thẩm định so với các điều kiện thực tế phát sinh.
1.2.2.4.2. Sự cần thiết của công tác thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định DADT đã trở thành hoạt động cơ bản, không thể thiếu và mang tính bắt buộc đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay theo dư án nói riêng. Thông qua quá trình thu thập thông tin, phân tích, đánh giá một cách toàn diện, khoa học và khách quan các khía cạnh, tính khả thi của một dự án đầu tư, ngân hàng có được tài trợ đúng đắn vào những dự án có tính khả thi, hiệu quả tài chính vững chắc, độ an toàn cao, đảm bảo khả năng thu hồi tiên vay đúng hạn cả gốc và lãi. Đồng thời, thông qua quá trình thẩm định, các dự án không hiệu quả, không có tính khả thi, không phù hợp với mục tiêu tín dụng cảu ngân hàng... sẽ bị từ chối cho vay.
Thẩm định dự án còn là cơ sở để ngân hàng thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay trong thời gian cho vay: có đúng mục đích, đối tượng vay hay không? Giúp ngân hàng trả lời câu hỏi không thể thiếu khi cho vay: có cho vay hay không? Nếu có thì khối lượng cho vay là bao nhiêu, phương thức cho vay như thế nào, lãi xuất và thời gian hoàn trả ra sao... cho từng dự án cụ thể.
Mặt khác, chúng ta cũng cần phải thấy kết quả, mục đích, ý nghĩa và vai trò của hoạt động thẩm định mà chúng ta mong đợi sẽ không có được và không có hiệu quả nếu hoạt động thẩm định không có chất lượng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu công tác thẩm định không có chất lượng. Thay vì đánh giá được một cách chính xác, khách quan, và toàn diện mọi vấn đề cơ bản liên quan đến dự án sẽ là sự đánh giá thiếu chính xác, không hợp lý, không đầy đủ...từ đó dẫn đến những kết luận sai và quyết định cho vay đối với những dự án mà chủ đầu tư không có năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành quản lý dự án không có...Sự sai lầm này sẽ dẫn đến những rủi ro mà không ngân hàng nào muốn sảy ra.
Chất lượng thẩm định không tốt còn thể hiện ở sự không phù hợp với thực tế của những dự báo, kết qủa thẩm định khi dự án đi vào hoạt động, không lường trước và không hết được những rủi ro, những nhân tố biến động tác động tiêu cực đến quá trình thực hiện dự án... khả năng trả nợ, tính khả thi của dự án dẫn đến ngân hàng không thể thu hồi vốn vay và lãi đúng hạn.
Cuối cùng, nếu quy trình, nội dung thẩm định còn hạn chế, chậm đổi mới so với thực tế khách quan, các tiêu chí sử dụng để đánh giá chưa chuẩn mực... cũng dẫn đến kết luận, kiến nghị đưa ra không hoặc ít có giá trị thực tiễn...
Vì vậy, có thể thấy rằng nâng cao chất lượng thẩm định là vấn đề mang tính cấp thiết, có ý nghĩa quyết định đối với hoạt đông cho vay theo dự án của các NHTM. Có như vậy mới đảm bảo yếu tố tăng trưởng tín dụng, an toàn và bền vững.
Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM.
+ Phương pháp thẩm định và chỉ tiêu thẩm định : Thu thập các tài liệu cần thiết cho việc phân tích đánh giá dự án, tiến hành sắp xếp thông tin và sử dụng các biện pháp sử lý một cách có hệ thống theo các nội dung thẩm định.Trong điều kiện hiện nay, nếu Ngân hàng sử dụng các phương pháp thẩm định cũ với các chỉ tiêu cũ thì kết quả thẩm định tài chính sẽ không chính xác, chất lượng thấp. Những phương pháp thẩm định tài chính hiện đại sẽ giúp cho việc phân tích đánh giá dự án đầu tư được toàn diện, chính xác và có hiệu quả cao.
+ Thông tin: Trong hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư, mục tiêu quan trọng đối với Ngân hàng là khả năng trả nợ và sự đảm bảo an toàn vốn vay. Như vậy, Ngân hàng rất cần những thông tin đầy đủ, chính xác , kịp thời có chất lượng cao về dự án cũng như khách hàng xin vay vốn, bảo lãnh, tài trợ. Chất lượng, tính chính xác, kịp thời và đẩy đủ của các thông tin này phụ thuộc một phần vào việc lập thẩm định tài chính dự án đầu tư của chủ đầu tư và thông tin của chủ thể có liên quan. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư . Bên cạnh đó, phương pháp thu thập xử lý, phân tích và sử dụng thông tin của Ngân hàng cũng rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và khả năng đảm bảo thông tin cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
+ Con người : Con người là nhân tố quyết định chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư . Con người với trình độ , kỹ năng , tri thức , kinh nghiệm của mình là nhân tố trung tâm liên kết phối hợp các nhân tố, các vấn đề trong công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng.
Kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư là kết quả xem xét đánh giá chủ quan của con người theo cơ sở khoa học và các tiêu chuẩn thẩm định khác nhau. Nhân tố con người ở đây đòi hỏi phải hội tụ đủ các yêu cầu như : trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức .
+ Tổ chức quản lý điều hành: Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp của rất nhiều các hoạt động có mối quan hệ liên quan gắn bó hữu cơ với các hoạt động khác . Kết quả của công tác này phụ thuộc phần lớn vào công tác tổ chức quản lý và điều hành , sự phối hợp nhịp nhàng của các bên.
+ Các nhân tố khác: Có thể coi đây là các nhân tố tác động từ bên ngoài tới chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư . Đó là sự yếu kém không đồng bộ, thiếu ổn định trong cơ chế , chính sách của nhà nước gây khó khăn cho các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng.
Tuổi đời của dự án : đây cũng là một trong những nguyên nhân gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định này đối với các dự án cho vay dài hạn, có nghĩa là tuổi đời là khá dài nên khi tiến hành thẩm định , Ngân hàng thương mại không thể dự đoán trước được tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thẩm định dự án .
Chương II: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHĐT & PT Thăng Long
2.1 Giới thiệu chung về NHĐT & PT Thăng Long
2.1.1 Một vài nét sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHĐT & PT Thăng Long
2.11.1. Lịch sử hình thành:
Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thăng Long ra đời là một Phòng chuyên quản, trực thuộc Ngân hàng Kiến Thiết Trung ương (tiền thân của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ngày nay) theo quyết định số 103TC-QĐ-TCCB ngày 03/04/1974, với nhiệm vụ cấp phát, kiểm tra thanh toán vốn XDCB cho công trình xây dựng cầu Thăng Long. Phòng được đặt tại Hà Nội. Đến năm 1981, theo quyết định số 75 NH- QĐ, ngày 17/07/1981, Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Duy Gia đã ký quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng ĐT – CD cầu Thăng Long. Nhiệm vụ của Chi nhánh được giao lúc bấy giờ là: thu hút và quản lý tất cả các nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB, thực hiện hạch toán và tiến hành cho vay , cấp phát thanh toán , quản lý tiền mặt, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương trong lĩnh vực XDCB ; thực hiện phục vụ theo đúng chính sách , thể lệ , chế độ và kế hoạch của Nhà nước .
Về mặt tổ chức lúc bấy giờ, Chi nhánh chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Còn về việc thực hiện công tác nghiệp vụ thì Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng ĐT-XD Việt Nam .
Để công tác chỉ đạo của NH ĐT-PT Việt Nam được toàn diện - thống nhất, ngày 02/04/1991, Thống đốc NHNN VN Cao Sỹ Kiêm đã ký quyết định số 38 NH/QĐ thành lập Ngân hàng ĐT&PT CN Thăng Long HN; Chi nhánh sẽ trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Ngày 01/01/1995, theo quyết định số 293/QĐ-NH9 được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sỹ Kiêm duyệt ngày 18/11/1994 , chức năng và nhiệm vụ của NH ĐT&PT VN được điều chỉnh thành: ngoài chức năng huy động vốn trung - dài hạn trong và ngoài nước để cho vay các dự án phát triển kinh tế - khoa học kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển; được phép thực hiện các hoạt động của Ngân hàng Thương Mại quy định tại pháp lệnh Ngân hàng - Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính theo điều lệ mới được Thống đốc NHNN phê duyệt.
Trải qua một quá trình phấn đấu không ngừng, trong suốt 30 năm qua, đến nay Ngân hàng ĐT&PT CN Thăng Long đã thực sự trở thành một tổ chức Ngân hàng phát triển mạnh mẽ và độc lập trong nền kinh tế Việt Nam.
21.1.2. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình phát triển của Ngân hàng ĐT&PT CN Thăng Long
Trụ sở Ngân hàng ĐT&PT CN Thăng Long được đặt tại huyện Từ Liêm, nằm trên đường cao tốc Thăng Long, ở xa khu dân cư, xa trung tâm thương mại của Hà Nội; hơn nữa, ngay tại địa bàn trụ sở có 4 Ngân hàng và 2 quỹ Tín dụng đang hoạt động cạnh tranh rất gay gắt, nên ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh - phát triển của Chi nhánh. Khắc phục những khó khăn trên, Ngân hàng hướng sự quan tâm đầu tư tới các khách hàng là các DN thi công các CTXDCB có khối lượng lớn, truyền thống, phạm vi hoạt động trải dài trên toàn quốc. Khách hàng lớn truyền thống của Chi nhánh tính đến nay là Tổng Công ty xây dựng Thăng Long và các Chi nhánh của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long như Công ty cầu 7 Thăng Long, Công ty XDCT 763 … Tuy có nhu cầu rải ngân cho các công trình xây dựng là rất lớn, nhưng nhờ có khách hàng là các DN lớn, có uy tín, có khả năng quản lý việc sử dụng vốn rất tốt, nên vòng quay vốn của Ngân hàng được đảm bảo, cân đối thu chi ổn định . Hơn nữa, với một đội ngũ các cán bộ kinh doanh có chuyên môn cao, năng động, Chi nhánh đang tiến từng bước tham gia vào các thị trường mới như khối doanh nghiệp tư nhân và các liên doanh. Nhờ đó mà trong những năm gần đây, tăng trưởng của Chi nhánh là rất đều đặn.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay của NHĐT & PT Thăng Long
- Điều hành hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT CN Thăng Long là giám đốc Chi nhánh.
- Giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh có hai Phó giám đốc , hoạt động theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc
* Bộ máy của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT CN Thăng Long hiện nay bao gồm :
+ Tại Trụ sở Chi nhánh gồm : Phòng Tín dụng , Phòng dịch vụ khách hàng , Phòng tiền tệ kho quỹ , Phòng thẩm định - quản lý tín dụng , Phòng kế hoạch - nguồn vốn , Phòng tài chính - kế toán , Tổ điện toán , Phòng tổ chức - hành chính , Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ
+ Khối đơn vị trực thuộc: Phòng giao dịch 1 - Nguyễn Chí Thanh , Phòng giao dịch số 2 - Làng QT Thăng Long , Phòng giao dịch số 3 - Cầu Diễn ,
- Và các bàn tiết kiệm, trực thuộc Chi nhánh chính : Bàn tiết kiệm số 3 - Kim Mã , Bàn tiết kiệm số 5 - Thái Hà , Bàn tiết kiệm số 6 - Lạc Long Quân , Bàn tiết kiệm số 7 – Khâm Thiên .
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHĐT & PT Thăng Long thời gian qua
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long đã luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành ngân hàng nắm bắt kịp thời những thông tin của thị trường kết hợp với hoàn cảnh thực tế để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngân hàng đã thực hiện mục tiêu tăng trưởng vốn huy động cả bằng VND và ngoại tệ tạo điều kiện thay đổi cơ cấu vốn huy động nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng. Chính sách khách hàng cũng là một trong những biện pháp quan trọng làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng luôn phục vụ khách hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng, có chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý, tích cực tìm kiếm khách hàng đến vay vốn cả trong địa bàn và những vùng lân cận. Đồng thời Ngân hàng cũng luôn có những biện pháp đầu tư mua sắm thiết bị, cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, phát triển các dịch vụ ngày càng hiện đại , thuận tiện và chính xác. Chính vì vậy NHĐT&PT CN Thăng Long đã mở rộng được thị trường cho vay và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng .
Từ khi chuyển sang cơ chế hoạt động mới, Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long đã nhanh chóng vượt qua khó khăn, thử thách, đứng vững trên thị trường và đạt được kết quả đáng tự hào: Đến cuối năm 2003, số khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh đạt gần 6000 lượt người tăng so với năm 2003 trên 1000 khách hàng và tổng số tài khoản hoạt động là 9.900 tài khoản. Số khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh là 800 bao gồm 154 DNNN, 50 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 596 hộ tư nhân cá thể, trong đó có 80 khách hàng có dư nợ từ 1-7 tỷ VND, 35 khách hàng có dư nợ từ 7-12 tỷ VND và 40 khách hàng có số dư nợ trên 15 tỷ VND.
Năm 2004 là năm thứ 4 Ngân hàng ĐT & PT Thăng Long Việt Nam thực hiện tái đề án cơ cấu lại Ngân hàng, đồng thời cũng là nnawm đầu thực hiện dự án hiện đại hoá giai đoạn I. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có nhiều chuyển biến, về công nghệ thông tin, về cơ cấu khách hàng, cơ cấu tài sản nợ có. Do tác động của nền kinh tế thị truwongf, giá cả từ đầu năm tăng nhẹ đến cuối năm tăng mạnh ở mức 8 đến 9%, sức mua của đồng tiền giảm xuống nên tình hình lãi suất huy động vốn cũng biến động theo. Lãi suất huy động vốn VND tăng so với đầu năm 0.03%.Ngân hàng nhà nước đã thực hiện khống chế mức lãi suất trần, không thả nổi như những năm trước song do tình hình biến động giá cả nên một số các Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng liên doanva vẫn nâng lãi suất để huy động nguồn vốn vào những tháng cuối năm. Mặt khác giá vàng và giá Đola Mỹ cũng tăng nên nhân dân có nhiều hướng tích trữ vàng và ngoại tệ dẫn đến tình trạng huy động vốn khó khăn. Nguồn vốn vào những tháng cuối năm giảm mạnh nên Ngân hàng đầu tư trung Ương đã phát hành tiết kiệm dự thưởng để thu hút nguồn vốn trong dân cư, song cho đến nay huy động tiết kiệm dự thưởng tại chi nhánh cũng tăng không đáng kể.
Tình hình vốn đầu tư cho các dự án cũng gặp không ít khó khăn do cơ chế còn bó hẹp, Ngân hàng trung ương khống chế chặt chẽ giới hạn tín dụng nên công tác tín dụng vào những tháng cuối năm gặp nhiều khó khăn trong việc giải ngân hàngn, mà tập trung thu nợ. Việc chuyển đổi cơ cấu vốn ngắn, trung, dài hạn đã được cải thiện song do dư nợ cũ tồn tại của các Doanh nghiệp xây lắp, hàng loạt các công trình chậm thanh toán, một số đơn vị xây lắp làm ăn thua lỗ, việc trả nợ chậm trễ. Các dự án mới xét duyệt chậm nên công tác tín dụng dậm chân tại chỗ kéo theo việc mở rộng khách hàng không được phát triển.
Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạnh công tác kinh doanh nhất là công tác huy động vốn, cơ cấu khách hàng được cải thiện hơn. Việc đánh giá, phân loại dư nợ tín dụng được thực hiện nghiêm túc theo quy định của Ngân hàng Trung ương. Thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo, mở rộng khách hàng sang hàng trung ương. Thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo, mở rộng khách hàng sang các lĩnh vực thuwong mại dịch vụ , lĩnh vực sản xuất, tập trung sử lý nợ tồn đọng dứt điểm.
Do quy mô hoạt động của chi nhánh còn hạn hẹp, mặt khách hàng truyền thống của chi nhánh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ còn chậm nhưng cũng đã đạt được các chỉ tiêu đề ra như: Huy động vốn cuối kì đạt 1500 tỷ đồng; huy động vốn bình quân đạt 1250 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt 1550 tỷ đồng; nợ quá hạn <2%; và lợi trước thuế đạt 19 tỷ đồng; Trích DPRR là 14 tỷ đồng. Lao động B/q 95 người. Và lợi nhuận sau thuế B/q Đầu người là 0.145.
Và đánh giá hoạt động của ngân hàng chủ yếu thông qua nguồn vốn và sử dụng vốn.
+ Nguồn vốn
Để nâng cao nguồn vốn, Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long một mặt vẫn tiếp tục thực hiện các giải pháp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh, mặt khác đã áp dụng dịch vụ khách hàng trọn gói (nhận tiền gửi , bán ngoại tệ, cấp thẻ tín dụng) đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng nhằm tạo ra các giải pháp huy động vốn có hiệu quả. Vào thời điểm cuối năm 2002 , tổng nguồn vốn đạt 945 tỷ - tăng 9,375 % so với năm trước , trong đó nguồn ngoại tệ đạt 90 tỷ (với 4.230.128 USD) chiếm 9,6%, nguồn nội tệ đạt 855 tỷ chiếm 90,4 % . Sang năm 2003 , tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động mãnh liệt , ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh Mỹ - Iraq , hoạt động kinh doanh tiền tệ trên toàn thế giới và ở Việt Nam trải qua nhiều sóng gió do sự biến động của hai đồng tiền mạnh là USD và EUR . Và tất yếu , hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT VN nói chung và của Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long nói riêng cũng chịu nhiều tác động . Tuy nhiên , nhờ có chính sách kinh doanh năng động , sát thực với diễn biến kinh tế trong nước , khu vực và thế giới , Chi nhánh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định , an toàn . Cuối năm 2003, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt được 1,145 tỷ VND tăng 21,16 % so với cùng kỳ năm trước , nguồn ngoại tệ quy đổi đạt 97,3 tỷ VND (với 4.501.089 USD) chiếm 8,49% , nguồn nội tệ đạt 1.047,7 tỷ VND chiếm 91.51 % . Có thể nói điều này đã khẳng định uy tín của Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long đối với khách hàng , khẳng định chiến lược kinh doanh đúng hướng của Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long trong thời kỳ kinh tế đất nước gặp khó khăn . Sang đến năm 2004 do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như việc tăng giá xăng dầu cũng ảnh hưởng một phần đến nền kinh tế nên ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng . Với tổng nguồn vốn đạt 1514 tỷ VND tăng 32,22% so với cùng kì năm trước, nguồn ngoại tệ quy đổi đạt 105,3 tỷ VND (với 5.920.127 USD) chiếm 9,125%, nguồn nội tệ đạt 1408,7 chiếm 93,05%. Có thể nói việc huy động vốn tương đối ổn định là do năm 2004 Chi nhánh đã có một nền khách hàng tương đối ổn định, chủ lực là nguồn vốn của các TCKT và TCTC, HUY Đẫng vốn trong dân cư cũng được giữ ổn định, cân bằng, chi nhánh đã chủ động hoàn toàn về khả năng thanh toán và cân đối nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Nền khách hàng đã mở rộng đa dạng hơn, đó cũng chính là tiền đề của kế hoạch năm 2005 mà chi nhánh đã đăng kí với Trung Ương.
Bảng số 1: Bảng cơ cấu nguồn vốn
(Đơn vị : Tỷ VND)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Biến động 03/02 (%)
Năm 2004
Biến động 04/03 (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tổng nguồn vốn
I . Vốn tự có
II. Vốn huy động
1- Thị trường 1
- Các tổ chức KT
- Tiết kiệm vàKD
2- Thị trường 2
- TCTD
III. Vốn khác
945
45
780
640,5
352
288.5
139,5
120
100
4,76
82,5
82,1
54,9
45,1
17,9
12,74
1.145
60
942
777
476
301
165
143
100
5,24
82,2
82,5
61,3
38,7
17,5
12,56
9,375
12,5
8,78
10,6
2,6
22,2
1,08
12,15
1514
90
1192
987
672
315
205
232
100
5,94
78,7
82,8
68,09
34,14
17,2
19,46
32.22
33.33
37,15
27,03
41,18
4,65
24,24
62,22
Trong số các nguồn vốn huy động của Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long, nguồn tiền gửi của các TCKT luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng đột biến trong những năm gần đây, năm 2003 đạt 476 tỷ VND - tăng 35,2% so với năm 2002 , và năm 2003 đạt 476 tỷ VND - tăng 35,2 % so với năm 2002 . Điều này là do khách hàng giao dịch chủ yếu của Chi nhánh là các Tổng công ty xây dựng lớn , giao dịch thường xuyên qua Ngân hàng , với số lượng thanh toán lớn . Đặc biệt trong năm 2003 , hoạt động XD trở nên sôi động hơn bình thường , do bởi sự kiện thể thao lớn nhất trong khu vực - sea games - được tổ chức tại Việt Nam . Để hoạt động thể thao - văn hóa này được thành công tốt đẹp, mang lại hình ảnh một Việt Nam hiếu khách và phát triển trong con mắt bạn bè quốc tế, Đảng và Nhà nước chỉ đạo các Bộ - Ban ngành liên quan phải tập trung hết nguồn lực chuẩn bị chu đáo các phương tiện phục vụ công tác ăn nghỉ và thi đấu của các đoàn đến tham dự sea games, đặc biệt là hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động thi đấu của các vận động viên. Đây là động lực và cơ hội cho rất nhiều Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng , trong đó có các khách hàng lớn của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thăng Long . Mật độ và thời gian xây dựng đã khiến cho hoạt động của các Công ty này trở nên tấp nập hơn, giao dịch nhiều hơn, số lượng lớn hơn các dòng tiền đi về tài khoản tiền gửi của đơn vị tại Chi nhánh . Đây là nguyên nhân chính làm tăng đột biến lượng tiền gửi của các TCKT - nguồn vốn với số lượng lớn, chi phí sử dụng thấp - tại Chi nhánh trong năm 2003. Sang năm 2004 tiền gửi của các TCKT đã tăng đột biến với mức 762 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 68,09% và tăng so với cùng kì năm trước là 41.18%.
Tiền gửi tiết kiệm cũng là một nguồn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động . Trong năm 2003 , do biến động tỷ giá và sự tăng giá đột biến của đồng EUR, sự tăng giảm thất thường của đồng USD, khiến cho lượng tiền gửi tiết kiệm bằng USD giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến nguồn tiền huy động này của Chi nhánh. Hơn nữa, do nhu cầu chi tiêu của dân chúng trong năm tăng đột biến theo sự kiện sea games, nên lượng tiền gửi TK VND cũng giảm theo . Tuy nhiên , nhờ có những điều chỉnh kịp thời về lãI suất khuyến khích của Ban lãnh đạo Ngân hàng, nên Chi nhánh vẫn giữ được tốc độ tăng của nguồn này, tuy không cao. Năm 2003, Chi nhánh huy động được 301 tỷ VND TGTK, tăng 4,3 % so với cùng kỳ năm trước. Nhưng sang đến năm 2004 thì chi nhánh huy động được 315 tỷ VND tăng 4.65% so với cùng kì năm trước. Chi nhánh hiện vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định.
+ Sử dụng vốn
Nhờ nguồn vốn huy động dồi dào, Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long đã tiến hành đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng, chiếm khoảng 90% tổng số vốn được sử dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động nghiệp vụ quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, vì thế, Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long luôn đặt ra mục tiêu mở rộng tín dụng, đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng đều qua các năm
Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long có nhiều tiến bộ, tăng trưởng đều qua các năm. Bước ngoặt chính quan trọng nhất, đánh dấu cho sự phát triển đó chính là năm 1998, nhờ có sự cải tổ trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước khiến cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt là đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống. Ngân hàng ĐT&PT VIệt Nam là Ngân hàng Thương mại Nhà nước duy nhất được phép và được sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước tham gia góp vốn trong giai đoạn này. Với tiền thân là đơn vị chủ yếu quản lý hoạt động tàI chính liên quan đến việc xây dựng cầu Thăng Long trước đây, đồng thời với những khách hàng chủ yếu là các Tổng Công ty xây dựng lớn tham gia vào giai đoạn chuyển đổi quan trọng này của đất nước , đã khiến cho tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh trong năm 1999 tăng 52,55% so với năm 1998, và tiếp tục tăng đều trung bình khoảng 39% trong các năm 1999, 2000 và Sang năm 2001, do ảnh hưởng của hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực mà bắt đầu từ Thái Lan, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt nền kinh tế để kiểm soát lạm phát, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng vì thế mà bị thu hẹp lại . Tốc độ tăng trưởng đầu tư của Chi nhánh NH ĐT&PT Thăng Long vì thế cũng bị giảm đi; tuy nhiên, vẫn duy trì được tốc độ tăng dư nợ bình quân vào khoảng 15,655 % trong các năm 2002, 2003, 2004.
Bảng số 2: Cơ cấu nợ của NH ĐT&PT CN Thăng Long (Đơn vị : Trđ)
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
So sánh tăng giảm tỷ trọng các năm
Biến động 03/02
Biến động 04/03
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
I. Ngắn hạn
- Doanh số cho vay
1,608,427
2,062,084
2,835,065
453,657
28.21
722,981
37,49
- Doanh số thu nợ
1,617,168
1,990,151
2,586,509
372,983
23.06
686,358
29,97
- Dư nợ
628,223
740,295
890,367
112,072
17.84
150,072
20,27
- Nợ quá hạn
57,731
16,645
12,145
-41,086
71.17
-4,5
37
- Tỷ lệ nợ QH (%)
9.19
2.25
1,5
II. Trung – dài hạn
- Doanh số cho vay
60,637
85,610
135,722
24,973
41.18
50,112
58,54
- Doanh số thu nợ
46,910
71,005
122,118
24,095
51.36
51,113
71,99
- Dư nợ
263,277
284,839
302,122
21,562
8.19
17,273
6,06
- Nợ quá hạn
6,623
2,515
1,011
-4,108
62.03
-1,504
59,8
- Tỷ lệ nợ QH (%)
2.52
0.88
0,335
III. Tổng cộng
- Doanh số cho vay
1,669,064
2,147,694
2,970,787
478,630
28.68
823,093
38,32
- Doanh số thu nợ
1,664,078
2,061,156
2,708,627
397,078
23.86
647,471
31,413
- Dư nợ
891,500
1,025,134
1,192,479
133,634
14.99
267,345
16,32
- Nợ quá hạn
64,354
19,160
13,156
-45,194
70.23
-6,004
31,34
- Tỷ lệ nợ QH (%)
7.22
1.87
1,14
Bảng trên cho thấy Chi nhánh đang duy trì được một cơ cấu nợ an toàn và hợp lý . Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh tính đến thời đIểm 31/12/2004 đạt 302,12 (Trđ), chiếm 32,15% tổng nợ. So với năm 2002, dư nợ trung và dài hạn tăng 14,75 % và 6,06 % so với năm 2003 . Nguyên nhân chính của mức tăng không cao dư nợ trung và dài hạn này là do có sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh trong năm 2004. Hơn nữa, do chủ trương cơ cấu lại nợ, đặc biệt là trung và dài hạn của tất cả các Chi nhánh trong toàn hệ thống trong năm 2003 để chuẩn bị cho dự án Hiện đại hóa toàn bộ hệ thống do Ngân hàng Thế giới - WB - tài trợ sẽ diễn ra vào năm 2004, nên hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng ĐT&PT CN Thăng Long trong năm 2003 có phần chững lại nhưng sang đến năm 2004 thì đã thực hiện thành công dự án hiện đại hoá Ngân hàng .Và hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh vẫn tăng đều . Năm 2004 , dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh đạt 890,367 (Trđ), chiếm 80.21% tổng nợ, tăng 41,728 % so với năm 2002 và 20,27 % sơ với năm 2003.
Về chất lượng tín dụng, thời gian qua Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long đã có nhiều cố gắng trong quản lý, điều hành, cải tiến quy trình thẩm định tài chính và xét duyệt cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm tra giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn, nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, kịp thời tháo gỡ khó khăn … Do vậy đã làm giảm được tỷ lệ nợ quá hạn, hạn chế không phát sinh nợ quá hạn mới.
Tính đến 31/12/2004 , số nợ quá hạn của Chi nhánh còn 13,156 (Trđ) , giảm 31,34% so với cùng kỳ năm trước ; trong đó , nợ quá hạn ngắn hạn còn 12,145 (Trđ) , giảm 37% và nợ quá hạn trung và dài hạn còn 1,011 (Trđ) , giảm 59,8 % so với năm 2003 . Nhìn một cách bao quát qua 3 năm 2002 , 2003 , 2004 ta thấy được chất lượng tín dụng đã có nhiều cải tiến có hiệu quả.
2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của NHĐT & PT Thăng Long.
2.2.1 Tổ chức hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHĐT & PT Thăng Long.
Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long do Phòng tín dụng phối hợp với Phòng thẩm định đầu tư và thị trường thực hiện . Cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định dự án đối với các đơn vị khách hàng vay vốn mà mình được phân công phụ trách.
Sau khi thu nhận ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28863.doc