Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn xây dựng điện 1

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn xây dựng điện 1: ... Ebook Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn xây dựng điện 1

doc129 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn xây dựng điện 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n NguyÔn Hång Anh gi¶i ph¸p hoµn thiÖn c«ng t¸c ®Þnh gi¸ doanh nghiÖp t¹i C«ng ty T­ vÊn x©y dùng ®iÖn 1 Chuyªn ngµnh: Ng©n hµng - Tµi chÝnh luËn v¨n th¹c sü kinh tÕ ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS. lª ®øc l÷ Hµ Néi, N¨m 2008 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu khoa học Thạc sỹ kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1”. Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS-TS Lê Đức Lữ, người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Ngân hàng – Tài chính, khoa Sau đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện cho toi hoàn thành luận văn này. Mặc dù vậy, do trình độ và thời gian còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiết sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để hoàn chỉnh thêm luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội 2008 Học viên: Nguyễn Hồng Anh. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn I Mục lục II Danh mục các chữ cái viết tắt IV Danh mục bảng biểu, sơ đồ V LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DN 5 1.1. Giá trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5 1.1.1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5 1.1.2. Giá trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 9 1.2. Định giá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 11 1.2.1. Khái niệm về định giá doanh nghiệp và công tác định giá DN 11 1.2.2. Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp 12 1.2.3. Yêu cầu của định giá doanh nghiệp 15 1.2.4. Nội dung công tác định giá doanh nghiệp 16 1.2.5. Quy trình định giá doanh nghiệp 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TẠI PECC 1 45 2.1. Giới thiệu chung về PECC 1 45 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 45 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh 45 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và lao động 47 2.2. Thực trạng công tác định giá doanh nghiệp tại PECC1 50 2.2.1. Cơ sở pháp lý về định giá doanh nghiệp hiện nay 50 2.2.2. Quy trình định giá doanh nghiệp tại PECC 1 51 2.3. Nhận xét công tác định giá doanh nghiệp tại PECC 1 68 2.3.1. Kết quả đạt được 68 2.3.2. Hạn chế 69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI PECC 1 78 3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác định giá DN tại PECC1 78 3.1.1. Lành mạnh hóa tài chính và xử lý tồn đọng trước khi định giá doanh nghiệp 79 3.1.2. Đưa giá trị thương hiệu vào để xác định giá trị doanh nghiệp 81 3.1.3. Hoàn thiện phương pháp xác định lợi thế kinh doanh 84 3.2. Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm hoàn thiện công tác định giá DN hiện nay 86 KẾT LUẬN 99 Danh mục tài liệu tham khảo DANH MỤC NHỮNG TỪ CÁI VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải nội dung 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BCN Bộ Công nghiệp 3 CPH Cổ phần hoá 4 DCF Phương pháp Chiết khấu dòng tiền 5 DDM Phương pháp Chiết khấu dòng cổ tức 6 DN Doanh nghiệp 7 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 8 EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam 9 GTDN Giá trị doanh nghiệp 10 KTTT Kinh tế thị trường 11 LNST Lợi nhuận sau thuế 12 PECC 1 Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 13 SXKD Sản xuất kinh doanh 14 SSI Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài gòn 15 TSCĐ Tài sản cố định 16 TSVH Tài sản vô hình 17 LTKD Lợi thế kinh doanh 18 TTCK Thị trường chứng khoán DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ STT Bảng Nội dung Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2001-2005 Bảng 2.2 Kế hoạch kinh doanh 2006-2009 Bảng 2.3 Chi phí năm 2003 - 2005 Bảng 2.4 Chi phí dự kiến 2006 – 2009 Bảng 2.5 Kế hoạch tiền lương 2006 – 2009 Bảng 2.6 Kế hoạch nợ lương CBCNV 2007 – 2009 Bảng 2.7 Kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 2006 – 2009 Bảng 2.8 Ước tính VCSH và tỷ suất lợi nhuận/VCSH 2006 - 2009 Bảng 2.9 Chỉ số tăng trường g năm 2006 – 2009 Bảng 2.10 Chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất Bảng 2.11 Xác định giá trị doanh nghiệp Bảng 2.12 Tính lãi phải trả nợ lương CBCNV Bảng 2.13 Tính lợi thế kinh doanh Bảng 2.14 Tính lại lợi thế kinh doanh Bảng 3.1 Cơ sở dữ liệu về phần bù rủi ro quốc gia Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý PECC1 Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n NguyÔn Hång Anh gi¶i ph¸p hoµn thiÖn c«ng t¸c ®Þnh gi¸ doanh nghiÖp t¹i C«ng ty T­ vÊn x©y dùng ®iÖn 1 Chuyªn ngµnh: Ng©n hµng - Tµi chÝnh tãm t¾t luËn v¨n th¹c sü Hµ Néi, N¨m 2008 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Chuyển đổi hình thức sở hữu được coi là nhiệm vụ chiến lược trong công cuộc đổi mới của đất nước ta, là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh và là kênh huy động vốn rất hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Một trong những khâu quan trọng của quá trình này là xác định giá trị doanh nghiệp, nó là cơ sở có sức chi phối rất lớn đến các quyết định và hành động của chính phủ, nhà đầu tư, nhà quản lý và các bên liên quan. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc định giá trị doanh nghiệp hiện nay vẫn còn mang tính chủ quan, hành chính, thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn chuyên môn. Bên cạnh đó việc xử lý tài chính cũng gây không ít khó khăn cho việc định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 là một doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn triển khai cổ phần hóa. Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp đã gặp phải một số khó khăn như lựa chọn phương pháp xác định, cách xác định giá trị của tài sản vô hình …điều này cho kết quả xác định giá trị doanh không đúng hoàn toàn với giá trị thực của nó. Nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mà Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 đã áp dụng từ đó đưa ra các đề xuất nhằm khắc phục những sai sót, hạn chế.. cho các lần định giá sau là rất cần thiết. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1” làm luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu trước đây. Bắt đầu từ năm 1990 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến cổ phần hóa, phương pháp định giá doanh nghiệp, thẩm định giá trị doanh nghiệp ...; Như luận án của tác giả Nguyễn Minh Hoàng năm 2001, chỉ nghiên cứu về “hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp”. Ngoài ra còn nhiều bài viết liên quan đến phương pháp định giá doanh nghiệp, CPH, định giá TSVH ... Có thể thấy phạm vi của các nghiên cứu và các bài viết này chỉ đề cập một phần đến định giá doanh nghiệp hoặc một số khía cạnh của phương pháp định giá doanh nghiệp mà thôi. Đặc biệt, năm 2005 tác giả Nguyễn Vũ Thùy Hương với luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu “hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam”. Tuy nhiên, luận văn này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đến năm 2004, đối tượng khảo sát hẹp, chủ yếu là các doanh nghiệp định giá doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về định giá doanh nghiệp, công tác định giá doanh nghiệp. Phân tích công tác định giá doanh nghiệp tại PECC 1 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp PECC1 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tập chung vào trình tự, công tác tổ chức, thực hiện định giá doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Công tác định giá trị doanh nghiệp tại PECC1. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu các nội dung của đề tài tác giả đã sử dụng phép biện chứng và quan điểm lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Ngoài ra tác giả còn dùng phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp và đối chiếu so sánh để nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải pháp cho hiện tại và tương lai. 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá những lý luận cơ bàn về công tác định giá doanh nghiệp. - Phân tích công tác định giá doanh nghiệp tại PECC 1. - Đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 và đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 3 chương. Chương 1: Lý luận cơ bản về công tác định giá doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác định giá doanh nghiệp tại PECC 1 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại PECC1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 1.1. GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp: 1.1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1.2. Giá trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Giá trị doanh nghiệp trong nền KTTT là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong quá trình SXKD. Để định giá doanh nghiệp, xét về mặt nguyên lý, chỉ có thể tồn tại hai cách tiếp cận, đó là: (1) Trực tiếp đánh giá giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp và đánh giá giá trị của yếu tố tổ chức.(2) Bằng một phương pháp nào đó để lượng hoá các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư một cách đáng tin cậy. Kết quả định giá doanh nghiệp không phải là giá cả của doanh nghiệp vì cũng giống như các loại hàng hoá khác, giá trị thị trường của doanh nghiệp chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu … nên kết quả định giá doanh nghiệp chỉ là một căn cứ, một cơ sở tin cậy để các bên xem xét thương lượng và thống nhất. Giá cả là giá được chấp nhận giữa các bên ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KTTT. 1.2.1. Khái niệm về định giá doanh nghiệp và công tác định giá doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình đổi mới doanh nghiệp. Quá trình định giá nhằm mục tiêu tính toán, xác định giá trị của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Hoạt động của doanh nghiệp là liên tục và biến đổi không ngừng nên khi lập báo cáo tài chính người ta không quan tâm đến giá trị thực tế của các loại tài sản mà chỉ phản ánh tài sản của doanh nghiệp theo “Nguyên tắc giá gốc”,trên “cơ sở dồn tính” và tính “Liên tục hoạt động”.Theo đó, giá trị thực tế của doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động sẽ không còn phù hợp với giá trị sổ sách kế toán. Do vậy, có thể đưa ra khái niệm định giá doanh nghiệp như sau: “Định giá doanh nghiệp là xác định giá trị ước tính của doanh nghiệp theo giá cả thị trường” và “Công tác Định giá doanh nghiệp là trình tự, cách thức và phương pháp định giá được áp dụng để tiến hành định giá doanh nghiệp”. 1.2.2. Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được coi như là một loại hàng hoá để được mua bán, được trao đổi. Vì vậy, nhu cầu định giá hay xác định giá trị đối với loại hàng hoá này là một đòi hỏi khách quan. Trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng như trong hoạt động quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp luôn cần thiết các thông tin về giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là bao nhiêu, cao hay thấp luôn là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân kinh tế có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến các doanh nghiệp được đánh giá. 1.2.3. Yêu cầu của định giá doanh nghiệp 1.2.3.1. Đảm bảo tính chính xác. 1.2.3.2. Đảm bảo tính nhanh chóng và đúng thời điểm. 1.2.3.3. Đảm bảo tính khách quan và trung thực 1.2.3.4. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phải phù hợp. 1.2.4. Nội dung công tác định giá doanh nghiệp 1.2.4.1. Thu thập thông tin Để giá trị doanh nghiệp được định giá phù hợp và dễ dàng được chấp thuận trên thị trường thì việc thu thập thông tin là yếu tố rất quan trọng, các thông tin thu thập trong công tác định giá bao gồm: Thông tin liên quan đến các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Thông tin liên quan đến các yếu tố nội tại doanh nghiệp 1.2.4.2. Phương pháp định giá doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp khác với giá bán doanh nghiệp trên thị trường. Giá trị danh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể đem lại cho nhà đầu tư. Giá bán thực tế của doanh nghiệp là mức giá được hình thành trên thị trường và chịu tác động của các yếu tố về cung cầu “hàng hoá-doanh nghiệp”, cung cầu về chứng khoán và cung cầu về tiền tệ trên thị trường. Mặt khác, giá trị doanh nghiệp luôn tồn tại ngay cả khi không có việc mua bán và chuyển nhượng. Trong thực tế, khi xây dựng các trình tự, cách thức và phương pháp định giá doanh nghiệp, các nhà kinh tế trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đã đứng trên nhiều góc độ khác nhau để đánh giá về lợi ích của doanh nghiệp. Chính sự khác nhau trong việc nhìn nhận này đã quyết định đến sự khác nhau về cách thức và phương pháp định giá doanh nghiệp. Phương pháp định giá doanh thường gồm 2 nhóm chủ yếu sau: 1.2.4.2.1. Nhóm phương pháp dựa trên cơ sở kết quả hoạt động Trên quan điểm cho rằng giá trị doanh nghiệp không đơn thuần là tổng số học giá trị các tài sản hiện có của doanh nghiệp mà nó là tổng hợp các giá trị kinh tế được đo bằng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Do đó, điều mà các nhà đầu tư mong đợi là khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Nhóm phương pháp này gồm 5 phương pháp chủ yếu: Phương pháp chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flow – DCF) Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức Phương pháp Hệ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) Phương pháp Hiện tại hoá lợi nhuận thuần (PV) Phương pháp Dòng tiền vốn chủ (FCFE) 1.2.4.2.2. Nhóm phương pháp dựa trên cơ sở thị trường Khi định giá doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả định giá của các doanh nghiệp tương tự để phân tích, so sánh và tính toán. Đây là cơ sở để hình thành nên các phương pháp định giá dựa trên cơ sở thị trường. Nhóm phương pháp này gồm 4 phương pháp chủ yếu: Phương pháp tài sản Phương pháp so sánh (Peer Valuation) Phương pháp chi phí Phương pháp lợi thế kinh doanh (Goodwill) 1.2.4.3. Quy trình định giá doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp không phải là một công việc đơn giản. Người ta có thể tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp theo nhiều cách thức khác nhau với những trật tự khác biệt. Định giá doanh nghiệp có thể được thực hiện theo một quy trình như sau: Gồm 5 bước: Bước 1: Lựa chọn tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp Bước 2: Lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Bước 3: Tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp Bước 4: Lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp Bước 5: Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỤNG ĐIỆN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Ngành nghề kinh doanh. Tư vấn dịch vụ và xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện và các công trình công nghiệp, dân dụng khác. Là Công ty đầu ngành trong lĩnh vực của mình. Công ty hiện đang đảm nhận tư vấn xây dựng những công trình quan trọng nhất của ngành điện như đường dây 500 KV Bắc Nam, Thuỷ điện Sơn La, Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Uông Bí, Nhiệt điện Quảng Ninh và nhiều công trình quan trọng khác cấp quốc gia. 2.1.3.Cơ cấu tổ chức và lao động. 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 2.1.3.2. Cơ cấu lao động THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1. 2.2.1. Cơ sở pháp lý về định giá doanh nghiệp hiện nay. Thời điểm Công ty Tư vấn Xây dưng Điện 1 lập phương án cổ phần hoá, số liệu kế toán được xác định làm mốc để xác định giá trị doanh nghiệp là ngày 30/06/3006. Vì vậy Công ty thực hiện theo các văn bản pháp lý sau: - Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần; - Căn cứ Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần; - Căn cứ Công văn số 1175/CV-TCKT ngày 10/3/2005 của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn quy trình, mẫu phương án cổ phần, hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa; - Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-BCN ngày 23/02/2006 của Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hóa Công ty Tư vấn Xây dựng điện 1, đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam; - Căn cứ Quyết định số 1730/QĐ-BCN ngày 05/07/2006 của Bộ Công nghiệp v/v chỉ định Cty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) thực hiện xác định giá trị Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam để cổ phần hóa năm 2006; - Căn cứ Hợp đồng kinh tế số 86/2006/HĐ-TV-SSIHN về việc xác định giá trị Công ty Tư vấn Xây dựng điện 1 thuộc Tổng Cty Điện lực Việt nam để cổ phần hóa; - Căn cứ Quyết định số 62/2006/QĐ –UBND ngày 21/06/2006 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Căn cứ Quyết định số 166/2005/QĐ- UB ngày 31/12/2005 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Gia lai về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Pleiku – Tỉnh Gia Lai; - Căn cứ báo cáo tài chính năm 2001-2005 có kiểm toán của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 (riêng báo cáo tài chính 2005 chưa có quyết toán thuế). - Căn cứ Báo cáo Quyết toán Tài chính 6 tháng năm 2006 kết thúc ngày 30/06/2006 của Công ty Tư vấn Xây dựng điện 1 - Căn cứ kế hoạch kinh doanh 2006-2009 của PECC1 - Căn cứ thông tin của lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 15 năm loại TP4A3105 tại thời điểm gần nhất với thời điểm định giá (phát hành ngày 21/12/2005) được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/12/2005 (địa chỉ trang web: - Các tài liệu tham khảo: Qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét triển vọng đến 2025 của Viện Năng lượng – Tổng Công ty Điện lực Việt Nam – Tháng 6/2006. Kế hoạch kinh doanh 2006 – 2009 của PECC1 Căn cứ những thông tin phân tích về ngành khảo sát, tư vấn thiết kế, những thông tin khác có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng để phân tích, đánh giá. 2.2.2. Quy trình định giá doanh nghiệp tại PECC 1. 2.2.2.1. Lựa chọn tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp Công ty đã lựa chọn hình thức đi thuê Công ty cổ phần chứng khoán Sài gòn xác định giá trị doanh nghiệp theo Hợp đồng kinh tế số 86/2006/HĐ-TV-SSIHN. Lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 là doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng điện. Căn cứ vào báo cáo kiểm toán năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân trong 5 năm trước thời điểm cổ phần hoá cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ (quy đổi từ lãi suất trả sau) loại TP4A3105 phát hành ngày 21/12/2005 thời hạn 15 năm; căn cứ vào Nghị định số 187/2004/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điểm 2, phần B, mục III của Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính, việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 được áp dụng theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF). 2.2.2.3. Tiến hành định giá doanh nghiệp tại PECC1 Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp: BCTC của doanh nghiệp trong 5 năm (2001-2005) đã có kiểm toán; Kế hoạch doanh thu – chi phí của doanh nghiệp cổ phần hóa từ 4 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần (2006 – 2009); Lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 15 năm tại thời điểm gần nhất (phát hành ngày 21/12/2005) được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/12/2005; Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là thời điểm kết thúc năm gần nhất với thời điểm cổ phần hóa: 31/12/2005; Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2001 -2005 Đơn vị: nghìn đồng CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 -Tổng doanh thu 130.853.252 216.362.659 335.140.621 406.294.237 380.270.246 2 - LN thực hiện trước thuế 7.336.825 12.208.362 23.618.768 27.700.487 30.967.407 3 - Thuế TNDN phải nộp 2.253.855 3.903.284 7.558.006 7.766.638 8.670.874 (TƯ % so với LN trước thuế) 0,31 0,32 0,32 0,28 0,28 4 – LN thực hiện sau thuế 5.082.970 8.305.077 16.060.761 19.933.849 22.296.533 5 - Vốn Nhà nước (VNN) 37.934.671 45.383.550 57.707.882 78.886.219 88.943.828 6 - Lợi nhuận TT trên Doanh thu 5,61% 5,64% 7,05% 6,82% 8,14% 7 - Lợi nhuận sau thuế /VNN 13,4% 18,3% 27,8% 25,3% 25,1% (Nguồn trích từ Bản Cáo Bạch – PECC1) Căn cứ xác định doanh thu – chi phí giai đoạn 2006-2009 Doanh thu:dựa vào Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia. Chi phí : dựa vào chi phí giai đoạn 2003-2005 Chi phí giai đoạn 2006-2009 được dự tính như sau: Bảng 2.2: Kế hoạch kinh doanh 2006 -2009 Đơn vị: nghìn đồng STT Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I Tổng Doanh thu 302.856.998 300.718.393 300.310.282 300.837.380 1 Công trình Thuỷ điện 223.448.824 176.996.794 166.061.445 160.746.024 2 Công trình Nhiệt điện 38.030.925 32.237.691 26.000.000 25.750.000 3 Công trình lưới điện 41.377.249 41.483.908 41.248.837 41.341.356 4 Công trình bổ sung khác  50.000.000 67.000.000 73.000.000 II Tổng Chi phí 282.712.015 280.264.585 279.433.767 279.472.967 1 Chi phí nguyên vật liệu 33.314.270 33.079.023 33.034.131 33.092.112 2 Chi phí nhân công 151.480.963 138.467.260 132.562.728 131.221.120 3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 38.159.982 35.785.489 35.500.011 32.319.890 4 Chi phí khấu hao TSCĐ 12.705.642 17.712.839 17.712.839 17.712.839 5 Chi phí sửa chữa lớn 1.070.121 1.063.986 1.334.909 1.338.705 6 Thuế đất 40.782 200.000 200.000 200.000 7 Chi phí lãi vay 3.937.141 11.226.037 10.884.955 10.814.326 8 Chi phí khác 42.003.115 42.729.951 48.204.194 52.773.975 III Lợi nhuận trước thuế 20.144.983 20.453.808 20.876.515 21.364.413 (Nguồn trích từ Bản Cáo Bạch – PECC1) Bảng 2.3: Chi phí dự kiến 2006 -2009 Đơn vị: nghìn đồng Khoản mục 2 006 % DT 2 007 % DT 2 008 % DT 2 009 % DT Doanh thu 302 856 998 300 718 393 300 310 282 300 837 380 Chi phí 282 712 015 280 264 585 279 433 767 279 472 967 1 Chi phí NVL 33 314 270 11.0% 33 079 023 11.0% 33 034 131 11.0% 33 092 112 11.0% 2 CP Nhân công 151 480 963 50.0% 138 467 260 46.0% 132 562 728 44.1% 131 221 120 43.6% 3 CP mua ngoài 38 159 982 12.6% 35 785 489 11.9% 35 500 011 11.8% 32 319 890 10.7% 4 CP KH TSCĐ 12 705 642 4.2% 17 712 839 5.9% 17 712 839 5.9% 17 712 839 5.9% 5 CP SCL 1 070 121 0.4% 1 063 986 0.4% 1 334 909 0.4% 1 338 705 0.4% 6 Thuế đất 40 782 0.01% 200 000 0.07% 200 000 0.07% 200 000 0.07% 7 Chi phí lãi vay 3 937 141 1.3% 11 226 037 3.7% 10 884 955 3.6% 10 814 326 3.6% 8 Chi phí khác 42 003 115 13.9% 42 729 951 14.2% 48 204 194 16.1% 52 773 975 17.5% (Nguồn được cung cấp bởi Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1) Bảng 2.4: Kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 2006 -2009 Đơn vị: nghìn đồng STT Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I Tổng Doanh thu 302,856,998 300,718,393 300,310,282 300,837,380 II Tổng Chi phí 282,712,015 280,264,585 279,433,767 279,472,967 III Lợi nhuận trước thuế 20,144,983 20,453,808 20,876,515 21,364,413 IV Thuế TNDN phải nộp 0 0 2,922,712 2,991,018 V Lợi nhuận sau thuế 20,144,983 20,453,808 17,953,803 18,373,395 VI Lợi nhuận sau thuế trả cổ tức 11,482,641 11,658,671 11,335,948 11,600,876 VII Tỷ lệ % cổ tức 11.0% 11.2% 11% 11.2% VIII LNST phân bổ các quỹ 8,662,343 8,795,137 6,617,855 6,772,519 1 DP Tài chính (5% LNST) 1,007,249 1,022,690 897,690 918,670 2 KT PLợi (10% LNST) 2,014,498 2,045,381 1,795,380 1,837,339 3 Đầu tư PT (tỷ lệ trên LNST) 5,640,595 5,727,066 3,924,785 4,016,510 (Nguồn được cung cấp bởi Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1) Bảng 2.5: Ước tính VCSH và tỷ suất lợi nhuận/VCSH 2006 -2009 Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1 Lợi nhuận sau thuế 20.144.983 20.453.808 17.953.803 18.373.395 2 Vốn chủ sở hữu 88.371.784 94.098.850 98.023.635 102.040.145 3 Tỷ suất LNST/VCSH 22,8% 21,74% 18,23% 18,01% 3 Tỷ suất LNST/VCSH bình quân (2006 - 2009) 20,2% (Nguồn được cung cấp bởi Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1) Xác định tỷ lệ chiết khấu K = Rf + Rp Tỷ lệ chiết khấu K được tính dựa trên tỷ suất lợi nhuận không rủi ro (Rf) và tỷ lệ phụ phí rủi ro (Rp): K = 8,47% + 7,1% = 15,57% Bảng 2.6: Chỉ số tăng trưởng g 2006 -2009 Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1 Lợi nhuận sau thuế 20.144.983 20.453.808 17.953.803 18.373.395 2 Lợi nhuận sau thuế vốn 5.640.595 5.727.066 3.924.785 4.016.510 3 Chỉ số b hàng năm 28,0% 28,0% 21,86% 21,86% 4 Chỉ số b trung bình 24,93% 5 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn NN bq (R ) 20,21% 6 Chỉ số g 5,04% (Nguồn được cung cấp bởi Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1) Bảng 2.7: Chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất Đơn vị: nghìn đồng TT Tên BĐS Giá trị lô đất Giá trị lô đất theo sổ sách Chênh lệch 1 Đất 502 Núi Thành Đà Nẵng – XN3 6.058.800.000 356.784.942 5.702.015.058 2 Đất nhà làm việc 8/2 PĐP – XN2 163.100.000 43.134.669 119.965.331 2 Đất kho lán trại cầu sắt – XN2 - 67.518.000 (67.518.000) Tổng cộng 6.221.900.000 467.437.611 5.754.462.389 (Nguồn được cung cấp bởi Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1) Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp Dựa trên các dữ liệu đầu vào đã được trình bày ở trên, áp dụng các công thức tính toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 126/2004/TT-BTC, kết quả xác định giá trị phần vốn chủ sở hữu và giá trị doanh nghiệp Công ty Tư vấn Xây dựng điện 1 tại ngày 31/12/2005 được thể hiện như sau: Xác định giá trị phần vốn chủ sở hữu năm 2009 (Pn): (nghìn đồng) Xác định giá trị hiện tại vốn chủ sở hữu năm 2008, theo công thức: Pn : là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n (1+ K)n nghìn đồng Giá trị vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị (31/12/2005), theo công thức: Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước = + ± Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao = 103.129.729 nghìn đồng Nợ phải trả Theo số liệu nợ phải trả của doanh nghiệp trong báo cáo tài chính năm 2005 đã kiểm toán và phê duyệt của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, tổng dư nợ phải trả là 362.245.151 nghìn đồng. Giá trị tài sản doanh nghiệp Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế phần vốn nhà nước + Nợ thực tế phải trả + Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghịêp Giá trị thực tế doanh nghiệp = 103.129.729 + 362.245.151 + 13.870.542 + 100.000 = 479.345.493 nghìn đồng Sau quá trình thực hiện định giá, Tổng giá trị thực tế của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 để cổ phần hóa tại thời điểm ngày 31/12/2005 là 479.345.493.000 đồng, trong đó, giá trị phần vốn Nhà nước là 103.129.729.000 đồng. Biểu 2.8: Xác định gí trị doanh nghiệp Đơn vị: nghìn đồng TT Các chỉ tiêu tính toán 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ chiết khấu K 15,57% 15,57% 15,57% 15,57% 2 Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức g (bxR) 5,04% + b (tỷ lệ bổ sung vốn từ LNST) 24,93% + R (tỷ suất LNST bình quân trên VSCH) 20,21% 3 Phân phối lợi nhuận sau thuế dự kiến + Chia cổ tức 11.482.640 11.658.670 11.335.948 11.600.876 + Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i 9.935.658 8.728.886 7.343.828 4 Tính toán giá trị vốn chủ sở hữu + Giá trị vốn chủ sở hữu năm thứ n (Pn) 110.162.197 + Giá trị hiện tại phần vốn CSH năm thứ n 71.366.968 + CL về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao 5.754.389 + Giá trị vốn nhà nước thời điểm 31/12/2005 103.129.729 2.2.3. Nhận xét công tác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. 2.2.3.1. Kết quả đạt được Công ty đã hoàn thành việc định giá doanh nghiệp và đang xúc tiến việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1.Thông qua việc xác định giá trị doanh nghiệp lần này, thêm một lần nữa nhìn nhận lại tình hình tài chính của Công ty. Một lần nữa đánh giá lại, rà soát lại tất cả tài sản của Công ty trước khi chuyển thành Công ty Cổ phần. 2.2.3.2. Một số hạn chế a. Hạn chế về xử lý tài chính trước khi định giá doanh nghiệp. Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng còn nhiều khó khăn.Công tác theo dõi công nợ còn yếu kém. Quy định xử lý nợ còn phức tạp, yêu cầu phải có đủ tài liệu chứng minh b. Hạn chế trong việc lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Hiện nay, khi các DN CPH thường chỉ chọn một trong hai phương pháp là phương pháp tái sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Và yêu cầu kết quả khi sử dụng phương pháp DCF không được nhỏ hơn khi sử dụng phương pháp tài sản. Vì vậy, DN nào cũng phải thực hiện phương pháp tài sản rồi lấy kết quả để đưa vào tính DCF. Coi như làm một bài toán ngươc. c. Hạn chế trong việc lựa chọn tổ chức định giá doanh nghiệp. Thiếu đội ngũ chuyên gia lành nghề có chuyên môn sâu tham gia công tác định giá doanh nghiệp; Không có quy định rõ rang về tiêu chuẩn, điều kiện của tổ chức được lựa chọn để thực hiện công tác định giá. c. Hạn chế do không xét đến giá trị thương hiệu Định giá doanh nghiệp ít quan tâm đến khâu xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Chưa có một quy định cụ thể nào để xác định giá trj thương hiệu của doanh nghiệp. d. Hạn chế trong cách xác định giá trị lợi thế kinh doanh: Có nhiều điểm bất hợp lý trong công thức xác định lợi thế kinh doanh theo thông tư 126. VD: Khi xác định tỷ suất lợi nhuận của 3 năm liền kề với thời điểm CPH là dựa trên vốn Nhà nước hiện hành. Nhưng khi xác định lợi thế thì lại dựa trên số vốn Nhà nước đã được đánh giá lại. Sự không đồng nhất này làm thiệt hại cho người mua cổ phần nếu như vốn Nhà nước theo đánh giá lại tăng lên; làm thiệt hại cho Nhà nước nếu vốn Nhà nước theo đánh giá lại giảm đi.... CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1 3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1 3.1.1. Lành mạnh hóa tài chính và xử lý tồn đọng trước khi định giá doanh nghiệp. Cần phải xử lý các khoản nợ phải thu quá hạn và các khoản nợ không có khă năng thu hồi. Tổ chức lại bộ phận công nợ để công tác thu nợ có hiệu quả, làm cải thiện khả năng thanh toán của Công ty. 3.1.2. Đưa giá trị thương hiệu vào để xác định giá trị doanh nghiệp. Chưa có một quy định hay hướng dẫn cụ thể nào của Nhà nước về việc định giá thương hiệu. Theo tác giả có ba phương pháp tiếp cận cốt yếu khi câ._.n nhắc việc định giá một thương hiệu: Phương pháp tiếp cận chi phí Phương pháp tiếp cận thu nhập Phương pháp tiếp cận thị trường 3.1.3. Hoàn thiện phương xác định lợi thế kinh doanh Tránh việc thay đổi lợi nhuận bất thường của doanh nghiệp trong những năm gần CPH ảnh hưởng đến giá trị lợi thế, kiến nghị Bộ Tài chính nên có những xem xét tăng thời gian tính tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nuớc bình quân 3 năm trước khi CPH lên 5 năm hoặc cho phép loại trừ những yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng giảm lợi nhuận hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp có được trong thời gian tính toán trên. 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP HIỆN NAY. 3.2.1. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tham chiếu phục vụ cho công tác định giá doanh nghiệp. Thành lập trung tâm hoặc đầu mối lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp trên phạm vi quốc gia. 3.2.2. Lành mạnh hoá tài chính và xử lý tồn đọng trước khi định giá doanh nghiệp. Trước khi định giá doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải xử lý dứt điểm những vướng mắc tài chính còn tồn đọng, trách nhiệm xử lý những tài sản này và công nợ tồn đọng, tăng cường sử dụng phương thức mua bán nợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty mua bán nợ tham gia vào giải quyết những vấn đề nợ còn tồn đọng. 3.2.3. Hoàn thiện việc lựa chọn tổ chức định giá doanh nghiệp. Cần có cơ chế quy định cụ thể tiêu chuẩn một tổ chức được chọn để thực hiện việc định giá doanh nghiệp với đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn nhất định, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Việc lựa chọn được tổ chức đấu thầu công khai, khách quan, minh bạch và đơn vị được lựa chọn thực sự có đủ năng lực định giá doanh nghiệp. 3.2.4. Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp bằng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Hướng dẫn để các DN xây dựng được kế hoạch kinh doanh từ 3-5 năm sau CPH đảm bảo tính xác thực. Ngoài cách ước tính tỷ lệ chiết khấu theo Thông tư 126. Có thể tính theo cách: K = Rf + Rp 3.2.5. Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm Tổ chức định mức tín nhiệm (Credit Rating Agency – CRA) giúp các nhà đầu tư có công cụ để thẩm định, dự bào tình hình phát triển của doanh nghiệp, chấm điểm doanh nghiệp, định giá cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư. 3.2.6. Xây dựng các chuẩn mực hành nghề và chuẩn mực đạo đức cho việc thực hiện công tác định giá doanh nghiệp. Cần phải thường xuyên đào tạo đội ngũ các chuyên gia định giá chuyên nghiệp, đặc biệt là chú trọng về đào tạo đạo đức nghề nghiệp trước khi đào tạo chuyên môn. 3.2.7. Thành lập Hiệp hội Định giá doanh nghiệp Việt Nam và sửa đổi quy định về mức phí trả cho tổ chức định giá. KẾT LUẬN Công tác định giá doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nhằm thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. Trong gần 15 năm, lộ trình cổ phần hoá đã được triển khai từng bước vững chắc và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, cổ phần hoá DNNN còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa đạt kế hoạch đề ra. Khó khăn trong công tác định giá doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm chậm quá trình chuyển đổi này. Đề tài nghiên cứu đưa ra một số các giải pháp cho quá trình định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện nói riêng và đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng cho quá trình định giá tại các doanh nghiệp nói chung và thúc đẩy nhanh quá trình CPH. Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n NguyÔn Hång Anh gi¶i ph¸p hoµn thiÖn c«ng t¸c ®Þnh gi¸ doanh nghiÖp t¹i C«ng ty T­ vÊn x©y dùng ®iÖn 1 Chuyªn ngµnh: Ng©n hµng - Tµi chÝnh luËn v¨n th¹c sü kinh tÕ ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS. lª ®øc l÷ Hµ Néi, N¨m 2008 LỜI MỞ ĐẦU Chuyển đổi hình thức sở hữu được coi là nhiệm vụ chiến lược trong công cuộc đổi mới của đất nước ta, là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh và là kênh huy động vốn rất hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Một trong những khâu quan trọng của quá trình này là xác định giá trị doanh nghiệp, nó là cơ sở có sức chi phối rất lớn đến các quyết định và hành động của chính phủ, nhà đầu tư, nhà quản lý và các bên liên quan. Tất cả đều thừa nhận, giá trị doanh nghiệp được xác định hợp lý sẽ đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc định giá trị doanh nghiệp hiện nay vẫn còn mang tính chủ quan, hành chính, thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn chuyên môn. Bên cạnh đó việc xử lý tài chính cũng gây không ít khó khăn cho việc định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng về tài sản đầu tư, lao động, ngành nghề kinh doanh nên việc xác định giá trị doanh nghiệp ở những thời điểm nhất định là một việc rất phức tạp. Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 là một doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn triển khai cổ phần hóa. Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp đã gặp phải một số khó khăn như lựa chọn phương pháp xác định, cách xác định giá trị của tài sản vô hình …điều này cho kết quả xác định giá trị doanh không đúng hoàn toàn với giá trị thực của nó. Nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mà Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 đã áp dụng từ đó đưa ra các đề xuất nhằm khắc phục những sai sót, hạn chế.. cho các lần định giá sau là rất cần thiết. Đồng thời phần nào có thể giải thích cho nguyên nhân sự chậm trể cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nói chung. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1” làm luận văn thạc sỹ. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Bắt đầu từ năm 1990 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến cổ phần hóa, phương pháp định giá doanh nghiệp, thẩm định giá trị doanh nghiệp ...; Như luận án của tác giả Nguyễn Minh Hoàng năm 2001, chỉ nghiên cứu về “hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp”. Tác giá Trịnh Thị Kim Ngân năm 1999 nghiên cứu với luận văn thạc sỹ về “Giải pháp về tài chính tín dụng nhằm thúc đẩy quá trình CPH của DNNN trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dụng”. Tác giả Nguyễn Thị Hương Nga năm 2002 cũng chỉ nghiên cứu “hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”. Ngoài ra còn nhiều bài viết liên quan đến phương pháp định giá doanh nghiệp, CPH, định giá TSVH ... Có thể thấy phạm vi của các nghiên cứu và các bài viết này chỉ đề cập một phần đến định giá doanh nghiệp hoặc một số khía cạnh của phương pháp định giá doanh nghiệp mà thôi. Đặc biệt, năm 2005 tác giả Nguyễn Vũ Thùy Hương với luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu “hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam”. Tuy nhiên, luận văn này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đến năm 2004, đối tượng khảo sát hẹp, chủ yếu là các doanh nghiệp định giá doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về định giá doanh nghiệp, công tác định giá doanh nghiệp. Phân tích công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: tập chung vào trình tự, công tác tổ chức , thực hiện định giá doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu các nội dung của đề tài tác giả đã sử dụng phép biện chứng và quan điểm lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Ngoài ra tác giả còn dùng phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp và đối chiếu so sánh để nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải pháp cho hiện tại và tương lai. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Hệ thống hoá những lý luận cơ bàn về công tác định giá doanh nghiệp. - Phân tích công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. - Đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 và đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 3 chương. Chương 1: Lý luận cơ bản về công tác định giá doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 1.1. GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Kinh doanh là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của Doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng nhưng nhìn chung các Doanh nghiệp có những nét đặc trưng chủ yếu sau: Doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một Doanh nghiệp là quá trình kết hợp và biến đổi các yếu tố đầu vào tạo thành các yếu tố đầu ra là sản phẩm dịch vụ đem lại giá trị mới. Chính sự tạo ra giá trị mới này đưa đến sự tăng trưởng kinh tế, phồn vinh xã hội và củng cố địa vị của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một đơn vị phân phối Trong quá trình hoạt động, khi tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, Doanh nghiệp có một khoản thu nhập trên cơ sở đó thực hiện việc phân phối cho các tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình như: trả lương cho người lao động, thanh toán cho người cung ứng, trả lãi vay, nộp thuế, chia cổ tức …Như vậy Doanh nghiệp là khâu đầu tiên của việc phân phối lần đầu và các chính sách phân phối của Doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến rất nhiều đối tượng. Doanh nghiệp là một tổ chức sống Quá trình hoạt động của Doanh nghiệp là quá trình vận động không ngừng để thực hiện các mục tiêu của nó. Điều đó đòi hỏi khi nhìn nhận đánh giá một Doanh nghiệp phải đặt nó trong trạng thái vận động. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi Doanh nghiệp đều hoạt động nhằm mục tiêu khác nhau: mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu cung ứng, mục tiêu phát triển. Qua các đặc trưng của Doanh nghiệp cho thấy: Doanh nghiệp như một cơ thể sống bao gồm nhiều bộ phẩn cấu tthành vận động không ngừng nhằm đạt lợi nhuận ngày càng nhiều cho nhà đầu tư. 1.1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Doanh nghiệp Nhà nước: Khái niệm: Theo nhận thức thông thường, thuật ngữ “Doanh nghiệp Nhà nước” (DNNN) dùng để chỉ Doanh nghiệp (DN) do Nhà nước đầu tư vốn và quyết định các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Về mặt pháp lý, luật DNNN quy định: DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do DN quản lý. Vốn Nhà nước giao cho các DN quản lý và sử dụng là vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn do DNNN tự tích luỹ. Đặc điểm của DNNN - DNNN sản xuất những hàng hoá đặc biệt, dịch vụ công cộng cần thiết cho xã hội mà khu vực kinh tế tư nhân hoặc không muốn đầu tư do hiệu quả kinh tế thấp, hoặc không có khả năng để đầu tư. - DNNN hoạt động trong các ngành kinh tế chiến lược, nhằm đảm bảo duy trì lợi thế cạnh tranh của đất nước. - DNNN thúc đẩy sự phát triển cân đối và giải quyết việc làm ở các nghành, lĩnh vực, khu vực kinh tế đòi hỏi đầu tư lớn và độ mạo hiểm cao mà tư nhân không đủ sức và không muốn đầu tư. - DNNN kiểm soát những khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia như công nghiệp quốc phòng, khai thác mỏ nguyên liệu phòng xạ. - DNNN thực hiện phan phối lại thu nhập, chống khuynh hướng dẫn tới độc quyền tự nhiên tại khu vực tư nhân. Công ty Cổ phần Khái niệm Công ty Cổ phần là Doanh nghiệp được thành lập mà trong đó các cổ đông cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro, cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác trong phạm vi số vốn mình góp. Trước dây CTCP ở nước ta hoạt động theo Luật Công Ty, và kể từ ngày 01.01.2000 hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp. Đặc điểm của CTCP trong nền kinh tế quốc dân. - CP có hình thức tổ chức kinh doanh huy động được số vốn lớn một cách nhanh chóng và hiệu quả sửa dụng vốn cao. - CTCP tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Vốn được tập trung từ nhiều người với số lượng lớn. Sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, khai thác được các tiềm năng lao động của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. - CTCP tạo ra một cơ chế phân tán rủi ro, nhằm hạn chế tác động tiêu cực về mặt kinh tế xã hội khi Doanh nghiệp lâm vào tình trạng khốn đốn, phá sản. Cơ chế phân tán rủi ro này sẽ tạo điều kiện cho những người có vốn mạnh dạn hùn vốn sau khi đã tính toán, cân nhắc để đầu tư vào công ty mà họ tín nhiệm, làm cho nền kinh tế phát triển và ổn định. - CTCP có thời gian hoạt động vô hạn (trừ trường hợp phá sản), không phụ thuộc vào sự tồn tại của các cổ đông nắm giữ cổ phiếu vì cổ phiếu có thể được tự do chuyển nhượng trên thị trường và được quyền thừa kế. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của Doanh nghiệp. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Doanh nghiệp được thành lập do một tổ chức làm chủ sở hữu (Chủ sở hữu công ty), tự chịu trách nhiệm và các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của Doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, các nhân khác. 1.1.2. Giá trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Khái niệm về giá trị doanh nghiệp cần được xem xét trên các góc độ về đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp. - Thứ nhất: Là một tổ chức, một đơn vị kinh doanh. Nhưng đồng thời cũng là một hàng hoá đặc biệt. Theo đó, doanh nghiệp cũng có thể trao đổi, mua bán như những hàng hoá thông thường khác. Khái niệm “doanh nghiệp” cũng như khái niệm về “giá trị doanh nghiệp” là những khái niệm thuộc phạm trù của kinh tế thị trường. Quan niệm về giá trị, cũng như tiêu chuẩn để nhận biết giá trị như đã nêu ở phần trên được sử dụng để định giá doanh nghiệp. - Thứ hai: Là một tổ chức, một đơn vị kinh tế, không giống như những tài sản thông thường. Doanh nghiệp là một thực thể kinh tế luôn vận động. Thông qua sự vận động để nhận ra doanh nghiệp.Doanh nghiệp không phải là một tập hợp các loại tài sản với nhau. Khi phá sản, doanh nghiệp không còn tồn tại với tư cách của một tổ chức kinh doanh nữa và chỉ là một sự hỗn hợp các loại tài sản đơn lẻ, rời rạc để thanh lý, phát mãi như những hàng hoá thông thường. Nó không còn đầy đủ ý nghĩa của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, giá trị doanh nghiệp là một khái niệm chỉ dùng cho những doanh nghiệp đang trong quá trình liên tục hoạt động. - Thứ ba: Là một tổ chức, một đơn vị, một hệ thống và đồng thời cũng là một phần tử trong hệ thống lớn - nền kinh tế. Do đó, sự tồn tại của doanh nghiệp là ở mối quan hệ của nó với các phần tử khác của hệ thống, tức là mối quan hệ với các cơ quan, các thể nhân và pháp nhân kinh tế khác. Sự tồn tại của doanh nghiệp không chỉ được quyết định bởi các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp mà còn bởi mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài, như: môi trường kinh doanh, nguồn lực, nhà cung cấp …. Sự phát triển của doanh nghiệp ở mức độ nào là tuỳ thuộc vào mức đô bền chặt của các mối quan hệ đó với môi trường xung quanh. Doanh nghiệp có đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình hay không sẽ phụ thuộc có tính quyết định ở các mối quan hệ đó. Chính vì vậy, công tác định giá doanh nghiệp đòi hỏi phải xem xét tất cả các mối quan hệ nói trên không chỉ đơn thuần bao gồm nội dung đánh giá về những tài sản trong doanh nghiệp, mà điều quan trọng hơn là phải đánh giá nó về mặt tổ chức, nguồn nhân lực, danh tiếng, những triển vọng … - Thứ tư: Các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp không nhằm vào việc sở hữu các tài sản cố định, tài sản lưu động hay sở hữu một bộ máy kinh doanh năng động mà nhằm vào mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động - lợi ích doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư là ở các khoản thu nhập từ hoạt động SXKD. Vì vậy, tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, giá trị doanh nghiệp được xác định căn cứ vào các khoản thu nhập trong quá trình SXKD. Nói tóm lại, giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong quá trình SXKD. Để định giá doanh nghiệp, xét về mặt nguyên lý, chỉ có thể tồn tại hai cách tiếp cận, đó là: Trực tiếp đánh giá giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp và đánh giá giá trị của yếu tố tổ chức. Bằng một phương pháp nào đó để lượng hoá các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư một cách đáng tin cậy. Do đó, trong công tác định giá doanh nghiệp, một phương pháp định giá doanh nghiệp, được gọi là cơ bản và khoa học, trước hết, phải thuộc vào một trong hai cách tiếp cận nói trên. Đồng thời, kết quả định giá doanh nghiệp không phải là giá cả của doanh nghiệp vì cũng giống như các loại hàng hoá khác, giá trị thị trường của doanh nghiệp chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu … nên kết quả định giá doanh nghiệp chỉ là một căn cứ, một cơ sở tin cậy để các bên xem xét thương lượng và thống nhất. Giá cả là giá được chấp nhận giữa các bên ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KTTT. 1.2.1. Khái niệm về định giá doanh nghiệp và công tác định giá doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình đổi mới doanh nghiệp, cấu trúc lại nền kinh tế và cũng thường được áp dụng khi các doanh nghiệp tổ chức sắp xếp, cơ cấu lại dây chuyền sản xuất hoặc các bộ phận sản xuất kinh doanh. Quá trình định giá nhằm mục tiêu tính toán, xác định giá trị của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Thông thường, đây là quá trình ước tính khoản tiền mà người mua có thể trả để có được doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng: Định giá doanh nghiệp là quá trình mang nhiều tính nghệ thuật hơn là tính chính xác, vì quá trình định giá doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất kinh doanh dự tính trong tương lai chứ không chỉ đơn thuần dựa trên các hoạt động quá khứ. Điều này đòi hỏi các chuyên gia không những chỉ nắm vững kỹ thuật định giá mà còn phải có khả năng phán đoán nghiệp vụ tốt. Hoạt động của doanh nghiệp là liên tục và biến đổi không ngừng nên khi lập báo cáo tài chính người ta không quan tâm đến giá trị thực tế của các loại tài sản mà chỉ phản ánh tài sản của doanh nghiệp theo “Nguyên tắc giá gốc”,trên “cơ sở dồn tính” và tính “Liên tục hoạt động”.Theo đó, giá trị thực tế của doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động sẽ không còn phù hợp với giá trị sổ sách kế toán. Do vậy, có thể đưa ra khái niệm định giá doanh nghiệp như sau: “Định giá doanh nghiệp là xác định giá trị ước tính của doanh nghiệp theo giá cả thị trường” và “Công tác Định giá doanh nghiệp là trình tự, cách thức và phương pháp định giá được áp dụng để tiến hành định giá doanh nghiệp”. “Giá trị ước tính” của doanh nghiệp gồm hai bộ phận: ”Giá trị thực” của doanh nghiệp chính là giá trị còn lại của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán được tính theo giá thị trường vào thời điểm định giá và “Giá trị kỳ vọng” chính là thu nhập kỳ vọng mà doanh nghiệp có thể mang lại cho chủ sở hữu trong tương lai. 1.2.2. Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được coi như là một loại hàng hoá để được mua bán, được trao đổi. Vì vậy, nhu cầu định giá hay xác định giá trị đối với loại hàng hoá này là một đòi hỏi khách quan. Trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng như trong hoạt động quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp luôn cần thiết các thông tin về giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là bao nhiêu, cao hay thấp luôn là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân kinh tế có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến các doanh nghiệp được đánh giá, cụ thể: - Thứ nhất: Đối với các giao dịch hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biển trong cơ chế thị trường. Nó phản ánh các nhu cầu về đầu tư trực tiếp vào SXKD, phản ánh nhu cầu đi tìm nguồn tài trợ cho sự tăng trưởng và phát triển bằng các yếu tố từ bên ngoài, làm gia tăng một cách nhanh chóng tiềm lực tài chính, nhằm tăng cường giao dịch đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá các yếu tố tác động tới doanh nghiệp; trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để quyết định mức giá trong các giao dịch. - Thứ hai: Giá trị doanh nghiệp thực chất là sự phản ánh năng lực tổng hợp của một doanh nghiệp, phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, căn cứ vào đó, các nhà quản trị kinh doanh có thể thấy được khả năng cạnh tranh không chỉ của doanh nghiệp mình mà còn cả khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong ngành và trong nền kinh tế. Vì vậy, giá trị doanh nghiệp là một căn cứ thích hợp, là cơ sở để đưa ra các quyết định về kinh doanh, về tài chính …. một cách đứng đắn. Ngoài ra, khi phát hành chứng khoán nhằm thu hút vốn trên thị trường cũng cần định giá doanh nghiệp làm cơ sở để tính toán được số lượng cần thiết cho mỗi đợt phát hành chứng khoán. - Thứ ba: Dưới giác độ của các nhà đầu tư, của người cung cấp thì thông tin về giá trị doanh nghiệp cho thấy một sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, về khả năng tài chính, về vị thế tín dụng để từ đó có cơ sở đưa ra các quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc có tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp nữa hay không. - Thứ tư: Giá cả của các loại chứng khoán trong điều kiện bình thường (cung cầu về chứng khoán tương đối cân bằng) được quyết định bởi giá trị thực của doanh nghiệp có chứng khoán được trao đổi, mua bán trên thị trường. Vì vậy, trên phương diện quản lý kinh tế vĩ mô, thông tin về giá trị doanh nghiệp được coi là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, các hiệp hội kinh doanh chứng khoán kịp thời nhận ra sự biến động không bình thường của giá cả chứng khoán, nhận ra dấu hiệu của hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường, đầu cơ thâu tóm quyền kiểm soát doanh nghiệp …; Để từ đó sớm có biện pháp cần thiết ngăn chặn mối nguy cơ xẩy ra khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ hiện tượng của một nền “kinh tế ảo”. - Thứ năm: Nội dung cốt lõi của quản trị tài chính doanh nghiệp, xét cho đến cùng là phải tăng được giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, việc định giá doanh nghiệp định kỳ sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp. - Thứ sáu: Việc xác định và thực hiện tốt các trình tự, cách thức và phương pháp định giá áp dụng trong quá trình định giá doanh nghiệp sẽ là yêu cầu căn bản để công tác định giá doanh nghiệp được hiệu quả và đem lại giá trị phù hợp để các bên có liên quan dễ dàng chấp thuận. Trên đây là những lý do cơ bản đòi hỏi phải tiến hành công tác định giá doanh nghiệp. Đó vừa là những yêu cầu đời sống kinh tế nói chung, cũng vừa là đòi hỏi có tính chất thường nhật trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói riêng. Đó cũng là những đòi hỏi, là mối quan tâm của 3 loại chủ thể khác nhau: Nhà nước, Nhà đầu tư và Nhà quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc định giá doanh nghiệp là một vấn đề không đơn giản, xét cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn của Việt nam cũng như trên thế giới. 1.2.3. Yêu cầu của định giá doanh nghiệp 1.2.3.1. Đảm bảo tính chính xác. Có thể nói, đây là mục tiêu quan trọng nhất, là yêu cầu cần thiết nhất của công tác định giá doanh nghiệp. Tất nhiên, những đối tượng quan tâm đến kết quả định giá sẽ mong muốn thu được một kết quả chính xác nhất để phục vụ tốt nhất cho những kế hoạch và dự định của mình. Đảm bảo tính chính xác là mong muốn của tất cả mọi người. Chính bởi mục tiêu này là quan trọng nhất nên cũng rất nhiều khó khăn để có thể đạt được nó. Chúng ta phải cần rất nhiều yêu cầu và điều kiện khác nữa thì mới có thể đảm bảo được mục tiêu này. 1.2.3.2. Đảm bảo tính nhanh chóng và đúng thời điểm. Định giá doanh ngiệp rất cần phải nhanh chóng, nhưng đương nhiên vẫn cần phải đảm bảo tính chính xác. Bởi lẽ, khi một người bắt đầu có nhu cầu muốn biết giá trị của doanh ngiệp, tức là một kế hoạhc cần sử dụng kết quả này đã được sắp đặt trước. Do vây, định giá phải nhanh chóng để đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện kịp thời, đúng lúc. Như vậy, tính nhanh chóng đảm bảo cho việc sư dụng kết quả định giá được đúng thời điểm. Mà tính đúng thời điểm đạt được khi mà việc định giá được tiến hành nhanh chóng. Hai yên cầu này thống nhất, ràng buộc và quyết định lẫn nhau. 1.2.3.3. Đảm bảo tính khách quan và trung thực Như đã phân tích, mục tiêu quan trọng nhất của định giá doanh nghiệp là tính chính xác. Nhưng đặc tính này chỉ có được khi mà công tác định giá được tiến hành một cách khách quan và trung thực. Đây là điều kiện cần để đảm bảo cho kết quả định giá được chính xác. 1.2.3.4. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phải phù hợp. Yêu cầu này cũng rất quan trọng. Khi tiến hành định giá doanh nghiệp, tổ chức định giá luôn luôn mong muốn phương pháp định giá mà họ lựa chọn là một phương pháp phù hợp. Có như vậy kết quả xác định giá trị doanh nghiệp mới được đảm bảo chính xác. Lựa chọn đúng phương pháp hay không sẽ quyết định thành công hay thất bại của công tác định giá doanh nghiệp. Như vậy, định giá doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều mục tiêu, yêu cầu. Trong quá trình định giá doanh nghiệp, chúng ta mong muốn sẽ đạt được tất cả các mục tiêu yêu cầu đó. Nhưng đây là một vấn đề rất khó khăn bởi nó mang tính rất toàn diện. Cho đên nay, người ta vẫn không ngừng nghiên cứu tìm tòi giải pháp để khắc phục các khó khăn nhằm đạt được càng nhiều càng tốt các mục tiêu này. 1.2.4. Nội dung công tác định giá doanh nghiệp 1.2.4.1. Thu thập thông tin Có thể nói, công tác định giá doanh nghiệp là quá trình mang tính nghệ thuật. Để giá trị doanh nghiệp được định giá phù hợp và dễ dàng được chấp thuận trên thị trường thì việc thu thập thông tin là yếu tố rất quan trọng, các thông tin thu thập trong công tác định giá bao gồm: Thông tin liên quan đến các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:Bao gồm các yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanh tổng quát và môi trường đặc thù của doanh nghiệp. Các yếu tố về môi trường kinh doanh tổng quát: Bao gồm môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hoá-xã hội, môi trường tự nhiên, kỹ thuật … Các yếu tố về môi trường kinh doanh đặc thù: So với môi trường tổng quát, môi trường đặc thù bao gồm các yếu tố tác đọng đến SXKD của doanh nghiệp mang tính chất trực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa, đối với các yếu tố này, doanh nghiệp còn có thể kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định. Môi trường đặc thù gồm các yếu tố về khách hàng, nhà cung cấp, các hãng cạnh tranh và cơ quan Nhà nước. Thông tin liên quan đến các yếu tố nội tại doanh nghiệp:Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp; vị trí kinh doanh; giá trị quyền sử dụng đất; uy tính danh tiếng, thương hiệu kinh doanh; nguồn nhân lực (năng lực quản trị kinh doanh và trình độ kỹ thuật và tay nghề người lao động) …. Hệ thống thông tin tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động định giá doanh nghiệp bao gồm cả những thông tin được cung cấp bởi doanh nghiệp được định giá cũng như hệ thống thông tin thị trường. Kết quả, chất lượng định giá phụ thuộc rất lớn vào việc cung cấp thông tin từ các doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các DNNN khi cổ phần hoá hầu hết được hình thành từ thời bao cấp, việc lưu trữ thông tin, sổ sách không có hệ thống và nguồn nhân lực mang tính thụ động cao nên việc định giá gặp khá nhiều khó khăn. Ngoài ra, các thông tin và thị trường, về ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng mà những người làm công tác định giá phải xem xét, phân tích vì hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm nội bộ của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường. 1.2.4.2. Phương pháp định giá doanh nghiệp Để có một quan niện đầy đủ và chính thức về giá trị doanh nghiệp trong công tác định giá doanh ngiệp cần phải xem xét trên các giác độ cơ bản sau đây: - Thứ nhất: Giá trị doanh nghệp khác với giá bán doanh nghiệp trên thị trường. Giá trị danh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể đem lại cho nhà đầu tư. Giá bán thực tế của doanh nghiệp là mức giá được hình thành trên thị trường, có thể có sự khác biệt tương đối lớn so với đánh giá của các chuyên giá kinh tế và các nhà đầu tư. Giá mua bán doanh nghiệp còn chịu tác động của các yếu tố về cung cầu “hàng hoá-doanh nghiệp”, cung cầu về chứng khoán và cung cầu về tiền tệ trên thị trường - Thứ hai: Giá trị doanh nghiệp luôn tồn tại ngay cả khi không có việc mua bán và chuyển nhượng. Giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản là một khái niệm được các nhà đầu tư, các chuyên gia sử dụng trong việc đánh giá tổng thể các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể đưa lại. Để định giá doanh nghiệp thường đòi hỏi phải có các chuyên gia có kinh nghiệm và hiểu biết không những về chuyên môn và còn phải có vốn hiểu biết tương đối rộng về kinh tế, chính trị và xã hội. Đồng thời cũng đòi hỏi về mặt đạo đức nghề nghiệp cần thiết để đảm bảo tính trung thực, bí mật, khách quan, hạn chế sự chi phối của các yếu tố mang tính gian lận làm bóp méo giá trị thực của doanh nghiệp. - Thứ ba: Công tác đinh giá doanh nghiệp không chỉ để cổ phần hoá, mua, bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp mà còn nhằm phục vụ cho nhiều hoạt đ._.oản nợ phải thu lớn cũng do một phần công tác tổ chức của bộ phân thu nợ của Công ty chưa được chú trọng và rất yếu kém. Đưa ra kết luận như vậy vì tính đến thời điểm CPH có 132 khách hàng đang nợ Công ty, với 320 công trình lớn nhỏ, nhưng bộ phận công nợ chỉ có 3 người. Vì vậy Công ty cần phải có biện pháp khắc phục sau: - Thứ nhất, phải tăng thêm nhân lực cho bộ phận thu nợ và đối chiếu công nợ. Phân chia nhỏ mỗi người phụ trách một số công trình cụ thể, đi liền với nó là các khách hàng tương ứng. Cán bộ thu nợ thường xuyên liên lạc, đối chiếu công nợ với các khách hàng, thúc dục việc trả nợ, nếu cần thiết phải đến tận công ty khách hàng nhiều lần để khách hàng luôn ưu tiên trả nợ công ty một cách nhanh nhất. - Thứ hai, phải tổ chức tốt công tác kế toán để tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể xác định được chính xác thông tin về các khoản phải thu. Đặc biệt chú ý không được cấn trừ giữa số tiền ứng trước của khách hàng – một khoản phải trả - với số nợ phải thu dẫn đến làm biến mất số thực tế phải thu của Công ty. - Thứ ba, đối với cán bộ thu nợ phải có một phần mềm bên cạnh phần mềm kế toán để theo dõi chi tiết các hợp đồng, các khách hàng, các hạng mục cụ thể. Điều này rất cần thiết với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty gồm rất nhiều các công trình khác nhau, cùng chung một khách hàng là các Ban QLDA, gồm nhiều hợp đồng và nhiều giai đoạn : giai đoạn tiền khả thi, giai đoạn lập BCNCKT, lập BC chuyên ngành, khảo sát, thiết kế, địa hình, địa chất, thí nghiệm, ĐZ, trạm … - Thứ tư, khi bắt buộc phải chấp nhận phát sinh nợ phải thu, cần đặc biệt quan tâm đến các chứng từ pháp lý cần thiết để sử dụng khi cần thiết như Biên bản nghiệm thu thanh toán, Biên bản thanh lý hợp đồng, Biên bản đối chiếu công nợ, giấy chuyển tiền của ngân hàng … - Thứ năm, Nhà nước cần nhanh chóng ban hàng và đưa thương phiếu vào sử dụng. Khi mua hàng trả chậm, người mua phải phát hành cho người bán một thương phiếu, trong đó ghi rõ số tiền nợ và thời hạn trả. Đó được coi là bằng chứng pháp lý để thực hiện việc thu nợ. 3.1.2. Đưa giá trị thương hiệu vào để xác định giá trị doanh nghiệp. Theo cơ chế của Bộ Tài chính, việc định giá được tập trung cho máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phí thuê đất mà ít chú ý đến như thương hiệu và vị trí lợi thế của doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm nhận xét: “định giá doanh nghiệp ở Việt Nam thường nghiêng về tính giá trị trên sổ sách; việc tính giá trị tiềm năng như thương hiệu, sức phát triển tương lai chỉ được áng chứng rồi cộng vào chứ không có cơ sở xác thực”. Do vậy đã dẫn đến giá trị tài sản vô hình rất lớn nhưng chỉ bao gồm một phần nhỏ trong giá trị doanh nghiệp làm thất thoát nhiều tài sản của Nhà nước khi định giá doanh nghiệp. Để định giá thương hiệu của PECC1 là một việc khó, nhưng nếu không đưa giá trị thương hiệu để tính kết quả định giá doanh nghiệp sẽ làm thất thoát vốn Nhà nước và làm giảm giá trị thực tế của doanh nghiệp. Chưa có một quy định hay hướng dẫn cụ thể nào của Nhà nước về việc định giá thương hiệu. Theo tác giả có ba phương pháp tiếp cận cốt yếu khi cân nhắc việc định giá một thương hiệu: Phương pháp tiếp cận chi phí Phương pháp tiếp cận thu nhập Phương pháp tiếp cận thị trường (1) Phương pháp chi phí được dựa trên việc tích hợp các loại chi phí bỏ ra để xây dựng nên thương hiệu tính từ khi khai sinh ra nó, chẳng hạn như chí phí quảng cáo tiếp thị, các chiến dịch truyền thông PR, chiến dịch sáng tạo, phí đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu…v.v. Tuy vậy phương pháp này được áp dụng ít nhất trong đánh giá thương hiệu vì trên thực tế thì các chi phí xây dựng nêu thương hiệu này thường không có mối liên hệ mấy đế tiềm năng sinh thu nhập cho thương hiệu. Nói gì thì nói, các nhà đầu tư chủ yếu chỉ muốn nhìn vào khả năng sinh lời trong tương lai bằng những con số cụ thể của thương hiệu mà thôi. Trên thực tế chi phí Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 bỏ ra để quảng cáo tiếp thị là rất ít, nếu không muốn nói là không có. Công ty chỉ bằng chất lượng sản phẩm của mình mà được thị trường công nhận, chủ yếu tập trung vào chi phí đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên để thực hiện tốt các hợp đồng. Công ty chưa có một kế hoạch nào cho việc quảng cáo tiếp thị thương hiệu của mình. Đó chính là một mặt yếu kém của công ty. Chỉ dựa vào chất lượng thôi chưa đủ, phải có một kế hoạch cụ thể cho việc quảng bá thượng hiệu của Công ty ra công chúng. Điều này sẽ làm nâng cao giá trị thương hiệu của Công ty. (2) Phương pháp thu nhập thì dựa trên giá trị hiện tại ròng (NPV), người ta tìm cách đo lường các lợi ích kinh tế do thương hiệu tạo ra trong chuỗi thu nhập tương lai hoặc dòng tiền. Một khả năng áp dụng của phương pháp này đó là “phương pháp thu nhập tăng dần” dựa trên kỳ vọng rằng những hàng hóa có thương hiệu sẽ có giá bán cao hơn nhưng loại không có thương hiệu. Những hàng hóa có thương hiệu cũng có khả năng tận dụng được lợi thế kinh tế quy mô cơ hơn trong sản xuất do dung lượng bán cao hơn vì nhu cầu thị trường lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá thương hiệu sẽ trừ các chi phí quảng cáo chi ra để duy trì sự nhận biết về thương hiệu so với những sản phẩm không có thương hiệu. Những dự đoán và dự phóng (forcast and projection) được tính trên dòng thu nhập được tạo ra từ việc tăng doanh số bán hàng cũng như tiết giảm được chi phí trừ đi chi phí quảng cáo và chiêu thị cho thương hiệu đó. Giá trị hiện tại ròng của thương hiệu sẽ được tính bằng dòng tiền chiết khấu cho các chuỗi thu nhập tương lai. Hệ số chiết khấu chính là khả năng hoàn vốn mà nhà đâu tư kỳ vọng khi đầu tư vào thương hiệu dựa trên mức độ rủi ro cũng như tính chất của nó. Mức độ rủi ro cảm nhận càng cao thì yêu cầu về khả năng thu hồi vốn càng cao. Một phương pháp thay thế khác có thể sử dụng trong cách tiếp cận thu nhập đó là dự phóng (projection) về dòng thu nhập hoặc dòng tiền mặt cho cả doanh nghiệp sau đó trừ các chi phí phân bổ riêng cho thương hiệu, trừ phần thu nhập do các tài sản khác của doanh nghiệp tạo ra (vốn lưu động, tài sản cố định, tài sản vô hình khác) sau đó chiết khấu về giá trị hiện tại ròng với hệ số chiết khấu như trình bày ở trên. (3) Phương pháp tiếp cận thị trường thì ước lượng giá trị thương hiệu bằng cách đối chiếu với các giao dịch trên thị trường của các thương hiệu tương tự khác. Cách hay được dùng nhất đó là relief-from-royalty (tạm dịch là xuất phát từ phí bản quyền). Cách này giả định là người sử dụng thương hiệu phải được người chủ sở hữu thương hiệu cấp phép quyền sử dụng nó (nếu người sử dụng không phải là chủ sở hữu). Nói cách khác, nếu một công ty sở hữu thương hiệu, nó sẽ tránh được việc phải thanh toán phí royalty cho việc sử dụng thương hiệu đó. Mức phí royalty thường là mức giá thị trường lấy từ phân tích các hợp đồng mua bán quyền sử dụng các tài sản tương tự (được gọi là nhóm thương hiệu tham chiếu). Giá trị thương hiệu sẽ được điều chỉnh phù hợp để phản ánh sự chênh lệch giữa tiền sử rủi ro, đặc thù ngành, sự nhận biết và sức mạnh của thương hiệu, mức độ bao phủ địa lý và các tính chất rủi ro của thương hiệu đang nghiên cứu so với nhóm thương hiệu tham chiếu trên thị trường. Sau đó tỉ lệ phí royalty ước tính này sẽ được áp vào dòng thu nhập ròng dự tính mà thương hiệu có thể mang lại trong tương lai với hệ số chiết khấu bằng kỳ vọng tỉ lệ thu hồi vốn như nói ở trên.  Cái khó khăn cơ bản của phương pháp thị trường này chính là làm thế nào để tìm được các giao dịch tương đương đã thực hiện trên thị trường để làm so sánh nhằm tính ra mức phí royalty cũng như các mức độ điều chỉnh để phản ánh sự khác nhau giữa các thương hiệu đang được đặt trên bàn so sánh. Nói tóm lại, việc đánh giá thương hiệu thực chất là một nghệ thuật hơn là một môn khoa học, tuy nhiên các phương  pháp nêu trên ít nhất có thể giúp các nhà quản trị xác định đâu là các tác nhân mang lại giá trị cho thương hiệu (value driver). 3.1.3. Hoàn thiện phương xác định lợi thế kinh doanh Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp là các giá trị tài sản vô hình nhưng có ý nghĩa rất quan trong trong việc làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp như: bằng phát minh sáng chế, uy tín doanh nghiệp, của thương hiệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, trình độ quản lý doanh nghiệp của đội ngũ lãnh đạo, trình độ tay nghề của người lao đông .v.v. Hầu hết các doanh nghiệp không thể hiện giá trị lợi thế trong sổ sách kế toán của mình do việc xác định giá lợi thế là một việc khó khăn không chỉ đối với Việt nam mà còn đối với các nước trên thế giới. Với Việt Nam, do môi trường định giá doanh nghiệp chưa thuận lợi, thị trường biến động thường xuyên, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi nên việc xác định giá trị lợi thế là một cau hỏi lớn chưa có lời giải. Theo Thông tư 126 lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định: Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp = Giá trị phần vốn Nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá x Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp - Lãi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm XĐGTDN Có nhiều điểm bất hợp lý trong công thức trên. VD: Khi xác định tỷ suất lợi nhuận của 3 năm liền kề với thời điểm CPH là dựa trên vốn Nhà nước hiện hành. Nhưng khi xác định lợi thế thì lại dựa trên số vốn Nhà nước đã được đánh giá lại. Sự không đồng nhất này làm thiệt hại cho người mua cổ phần nếu như vốn Nhà nước theo đánh giá lại tăng lên; làm thiệt hại cho Nhà nước nếu vốn Nhà nước theo đánh giá lại giảm đi.... Mặc dù vẫn còn nhiều bất hợp lý trong công thức trên, tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc định giá trực tiếp giá trị lợi thế của doanh nghiệp tương đối khó khăn vì công thức trên vẫn nên được sủ dụng để tính toán tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch mà từng doanh nghiệp có được trong thời gian trước CPH trong tương quan với các doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên để tránh cho việc thay đổi lợi nhuận bất thường của doanh nghiệp trong những năm gần CPH ảnh hưởng đến giá trị lợi thế, kiến nghị Bộ Tài chính nên có những xem xét tăng thời gian tính tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nuớc bình quân 3 năm trước khi CPH lên 5 năm hoặc cho phép loại trừ những yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng giảm lợi nhuận hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp có được trong thời gian tính toán trên. 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP HIỆN NAY. Công tác định giá doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nhằm thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. Trong gần 15 năm, lộ trình cổ phần hoá DNNN còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, cổ phần hoá DNNN còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa đạt kế hoạch đề ra. Khó khăn trong công tác định giá doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm chậm quá trình chuyển đổi này. Việc hoàn thiện không chỉ ở phương pháp định giá phù hợp, các động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi mà còn cần hoàn thiện cả ở những vấn đề cơ chế tài chính, các quy định pháp lý … cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt nam hiện nay. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hoá hiện nay còn rất cần hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước, kết hợp hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người lao động và doanh nghiệp. Để đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2006/NĐ-CP về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần thay thế cho Nghị định 187/2004/NĐ-CP. So với Nghị định 187 thì Nghị định 109 có nhiều ưu điểm sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn với tình hình thực tế hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên, công tác định giá doanh nghiệp thông qua tiến trình CPH DNNN vẫn còn một số hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Trong Luận văn này tác giả đưa gia một số giải pháp sau: 3.2.1. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tham chiếu phục vụ cho công tác định giá doanh nghiệp. Các phương pháp định giá doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có một khối lượng thông tin đầy đủ và chính xác được cung cấp. Do tính chất phức tạp của vấn đề, nên các phương pháp đưa ra cho thấy thông tin được cung cấp phải đạt được độ tin cậy ở mức độ cần thiết và cần có cơ sở tin cậy để tham chiếu và xử lý thông tin. Thông tin đến tay các chuyên gia có thể từ nhiều nguồn khác nhau. Quan trọng và cần thiết hiện nay là thông tin về hệ số định mức tín nhiệm, các chỉ số tài chính trung bình ngành và các chỉ số chứng khoán thì ở Việt nam chưa đáp ứng được.Loại thông tin này được công bố và có cơ sở để tham chiếu sẽ giúp các chuyên gia định giá có hướng và cơ sở để ước tính được các tỷ lệ rủi ro và giá trị doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Nó góp phần làm giảm đi tính chủ quan cũng như sự hạn chế về trình độ của người đánh gia. Theo đó, để có cơ sở cho việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tham chiếu phục vụ cho công tác định giá doanh nghiệp. - Thứ nhất: Chính phủ cần cho thành lập trung tâm hoặc đầu mối lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp trên phạm vi quốc gia. - Thứ hai, Chính phủ cần cho phép và thúc đẩy, hỗ trợ thành lập các công ty chuyên xếp hạng và đánh giá hệ số tín nhiệm đối với các doanh nghiệp. Hoặc cho phép loại công ty này của nước ngoài được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt nam. - Thứ ba: Cần phải gấp rút xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về số liệu thống kê của Nhà nước cho các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành bằng cách dựa trên các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo kiểm toán. Đồng thời hệ thống cơ sở dữ liệu này cần được công khai minh bạch và công bố trên internet để các chuyên gia định giá có thể tham khảo bất cứ lúc nào. - Thứ tư: Thúc đẩy nhanh sự phát triển của thi trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán phát triển sẽ chỉ ra giá thị trường của doanh nghiệp hàng ngày trên các bảng điện tử tại sở giao dịch chứng khoán hoặc các trung tâm giao dịch chứng khoán. Đó là một thông tin quan trọng để đối chiếu với sự đánh giá của các chuyên gia về giá trị doanh nghiệp được niêm yết. Ngoài ra, giá cả chứng khoán cũng là một cơ sở quan trọng để người ta đánh giá các doanh nghiệp có những điều kiện tương tự nhưng chưa có chứng khoán được niêm yết. 3.2.2. Lành mạnh hoá tài chính và xử lý tồn đọng trước khi định giá doanh nghiệp. Để thực hiện công tác định giá doanh nghiệp để CPH DNNN đạt kết quả cao, trước khi định giá doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải xử lý dứt điểm những vướng mắc tài chính còn tồn đọng, đặc biệt là những khoản nợ không có khả năng thu hồi và những vật tư, tài sản, hàng hoá ứ đọng mất phẩm chất của doanh nghiệp. Cần xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để có biện pháp xử lý theo quy định. Nếu vẫn còn các khoản nợ không có khả năng thu hồi cần bàn giao cho Công ty mua bán nợ hoặc kiến nghị với Bộ Tài chính và Chính phủ để xử lý tài chính trước khi tiến hành định giá doanh nghiệp. Đối với những khoản nợ đọng ngân sách như nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, các khoản nợ ngân hàng thương mại, Chính phủ cần quy định chi tiết những trường hợp cụ thể được xử lý và thời gian tối đa để các cơ quan thuế, các ngân hàng thương mại có quyết định xử lý đối với các khoản nợ này vì trên thực tế, có rất nhiều khoản nợ thuộc đối tượng được xử lý nhưng cơ quan thuế và các ngân hàng thương mại không chấp nhận xoá hoặc treo cho DNNN hoặc nếu có thì thời gian quyết định rất lâu, có trường hợp đến 1 năm kể từ khi nhận được đầy đủ Hồ sơ xin xử lý nợ làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ của công tác định goía doanh nghiệp. Với tư cách là cơ quan chủ sở hữu vốn các tập đoàn, tổng công ty (công ty mẹ), Chính phủ cần bổ sung thêm trách nhiệm trong việc xử lý các tồn tại tài chính, cụ thể: Theo quy định hiện hành của NĐ 109 thì tài sản không cần dùng, nợ phải thu khó đòi loại ra khỏi giá trị doanh nghiệpCPH để bàn giao về Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng; Tuy nhiên, trách nhiệm xử lý những tài sản này và công nợ tồn đọng cần được xem xét là thuộc về Tổng công ty, tập đoàn. Cần tăng cường sử dụng phương thức mua bán nợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty mua bán nợ tham gia vào giải quyết những vấn đề nợ tồn đọng. Cần khuyến khích sử dụng cả 2 dạng công ty mua bán nợ hiện nay là: Công ty mua bán nợ và Tài sản tồn đọng thuộc Bộ Tài chính (thường có tính chính sách) và Công ty mua bán nợ thuộc các ngân hàng, tổ chức tài chính (thường mang tính thương mại) trong hoạt động mua bán nợ. 3.2.3. Hoàn thiện việc lựa chọn tổ chức định giá doanh nghiệp. Nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của việc định giá doanh nghiệp trong quá trình CPH DNNN, Nhà nước đã xoá bỏ cơ chế định giá doanh nghiệp theo cơ chế hội đồng. Điều này là hoàn toàn đúng bởi vì trong nền KTTT, định giá là một nghề. Tính chuyên nghiệp đòi hỏi tổ chức định giá phải có năng lực chuyên môn về nghiệp vụ, về đạo đức, việc hành nghề phải dựa trên những nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp thống nhất. Đồng thời, tổ chức định giá doanh nghiệp phải có đội ngũ những người có trình độ chuyên môn nhất định và có kinh nghiệm về nghề nghiệp. Trên thực tế vấn đề này còn rất mới mẻ cả về lý thuyết lẫn thực hành bởi vì nền kinh tế nước ta vẫn đã và đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Theo đó, việc chọn và chỉ định các tổ chức định giá chủ yếu vẫn dựa vào định tính, chưa dựa trên nhưng tiêu chuẩn định lượng cụ thể để lựa chọn. Nhiều tổ chức tuy có chức năng định giá trong giấy đăng ký kinh doanh nhưng lại thiếu năng lực định giá. Hơn 3.000 DNNN đã được định giá để CPH thuốc nhiều loại ngành nghề khác nhau, có hệ số đánh giá chất lượng kỹ thuật máy móc thiết bị phức tạp như: thuỷ đinệ , nhiệt điện, tuabin khí, truyền tải phân phối điện, khai thác mỏ lộ thiên, hầm lò, các ngành cơ khí, luyện kim, thuỷ sản, điện tử, giao thông, y tế …; Để đảm bảo tính tin cậy của công tác định giá doanh nghiệp đòi hỏi các tổ chức tư vấn và định giá được lựa chọn phải có các chuyên gia hoặc các kỹ sư giỏi chuyên về từng ngành để đánh giá chính xác chất lượng kỹ thuật còn lại của máy móc thiết bị chuyên ngành, nếu không rất dễ dẫn đến việc thẩm định theo cảm tính, hình thức, dễ dàng thống nhất với doanh nghiệp được định giá để trình cấp trên duyệt. Do đó, lựa chọn các tổ chức tư vấn định giá có năng lực thực sự để đảm bảo tính tin cậy của kết quả định giá doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp. Muốn vậy cần phải có các quy định cụ thể tiêu chuẩn của một tổ chức được chọn để thực hiện định giá doanh nghiệp. Tổ chức đó trước hết phải có đỗi ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn nhất định, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Những tổ chức định giá phải đáp ứng những tiêu chuẩn đó thì việc thực hiện định giá doanh nghiệp mới cỏ đủ chất lượng và độ tin cậy. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn và máy móc thiết bọ có hệ số phức tạp cần tổ chức đấu thầu công khai để đảm bảo việc lựa chọn tổ chức tư vấn định giá có đủ năng lực định giá doanh nghiệp được khách quan và minh bạch. Đồng thời, cần công khai danh sách các tổ chức định giá đủ điều kiện hành nghề qua các phương tiện truyền thông, báo chí …. 3.2.4. Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp bằng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp. Hầu hết các tổ chức và các công ty định giá lớn trên thế giới đều đưa ra các mô hình và các phương pháp định giá riêng theo từng nhóm, từng loại hình công ty hay ngành SXKD. Tại Việt Nam, theo quy định hiện hành ngoài hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu, đã cho phép doanh nghiệp áp dụng phương pháp khác nhau khi thoả thuận với Bộ Tài chính. Phương pháp chiết khấu dòng tiền cho phép xác định chính xác hơn giá trị của các doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và có khả năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, bảo hiểm, ngân hàng. Để áp dụng phương pháp này thì các doanh nghiệp cần phải xác định các thông tin chủ yếu như: Tỷ suất lợi nhuận 3-5 năm liền kế và dự kiến 5-10 năm trong tương lai, trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp, hệ số rủi ro của doanh nghiệp. Ngoài ra còn phải xác định các thông tin khác như: Tỷ lệ tăng trưởng của ngành, vùng kinh tế, thị phần …; Đây là những thông tin không thể thiếu khi sử dụng phương pháp luồng tiền chiết khấu. Như vậy, phương pháp này đòi hỏi rất nhiều dự báo trên kinh nghiệm và trình độ cán bộ định giá. Các dự báo này rất khó kiểm chứng độ tin cậy, chính xác và trung thực trong điều kiện của Việt nam hiện nay khi hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu tham chiếu và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ định giá còn nhiều hạn chế. Việc ước tính chính xác lãi suất chiết khấu trong phương pháp định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu trong điều kiện Việt Nam hiện nay là tương đối khó khăn. Tuy nhiên, ta có thể ước tính lãi suất chiết khấu một cách tương đối qua các phương pháp sau: Phương án 1: Theo quy định tại thông tư 109/2007/NĐ-CP thì tỷ lệ chiết khấu được xác định theo công thức: K = Rf + Rp Trong đó: Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Có thể ước tính lãi suất chiết khấu dựa trên các yếu tố dễ xác định như: Nếu thị trường đã có giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp tương tự thì có thể dùng lãi suất chiết khấu của doanh nghiệp này để làm lãi suất chiết khấu cho doanh nghiệp cần định giá. Do tỷ lệ Rp phụ phí rủi ro không xác định được chính xác bằng hệ số β nên ta tạm phân loại theo các nhóm sau: + Nhóm công ty có mức độ rủi ro trung bình: β = rủi ro chung của thị trường = 1. + Nhóm công ty có mức độ rủi ro thấp: β <1 + Nhóm công ty có mức độ rủi ro cao: β >1 Trên cơ sở từng mức độ rủi ro cụ thể ta có thể ước lượng hệ số β một cách cụ thể hơn. Phương án 2: Ta có thể ước tính lãi suất chiếu khấu K theo cách: K = Rs + Rn Trong đó: Rs Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đầu tư vào một doanh nghiệp cùng ngành nghề với doanh nghiệp được định giá ở nước A. Rn Tỷ lệ phụ phí rủi ro quốc gia khi đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp ở Việt Nam so với việc đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp ở nước A. Ví d ụ: Để xác định tỷ lệ chiết khấu K của một doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất điện của Việt Nam, ta có thể xác định Rs Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đầu tư vào một doanh nghiệp sản xuất điện của Trung qu ốc Rn Tỷ lệ phụ phí rủi ro quốc gia khi đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp ở Việt Nam so với việc đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp ở nước Trung quốc. Theo số liệu thống kê của Hãng kiểm toán PWC và Morgan Stanley về các nhà sản xuất điện vừa và nhỏ tại Trung quốc, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vào khoảng 12,8% như vậy Rs có thể lấy giá trị 12,8% (1) Rn có thể xác định được theo cách như sau: Dựa trên số liệu phần bù rủi ro quốc gia giữa các nước được thu thập trên cơ sở dữ liệu của Hãng tư vấn đầu tư chứng khoán toàn cầu Goldman Sachs - Mỹ. Chi tiết một số quốc gia được tổng hợp theo bảng dưới đấy: Quốc gia Phân loại dài hạn Lãi suất tiêu biểu Phần bù rủi ro quốc gia Mỹ Aaa 6,2% 0,00% Việt Nam B1 11,6% 4,8% Trung quốc A3 8,05% 0,98% Malayxia Baa3 7,85% 1,5% Thái Lan Ba1 9,6% 2.6% (Nguồn: Báo cáo đánh giá rủi ro – 2005, Goldman Sachs - Mỹ) Như vậy, Rn = Phần bù rủi ro quốc gia của Trung quốc - Phần bù rủi ro quốc gia của Việt nam = 4,8% - 0,98% = 3,82% (2) Từ (1), (2) ta có K = 12,8 + 3,82 = 16,62%. 3.2.5. Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm Tổ chức định mức tín nhiệm (Credit Rating Agency – CRA) là một tổ chức trung gian hoạt động độc lập chuyên về đánh giá rủi ro của các ngành kinh tế cũng như các chương trình đầu tư của chính phủ. Đối tượng đánh giá của CRA là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các định chế tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có niêm yết trên thị trường chứng khoán, các tập đoàn - tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước lớn. Việc đánh giá, xếp hạng tín dụng cũng như xếp hạng rủi ro của CRA giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi thẩm định các dự án cho vay, giảm thiểu rủi ro vốn. Đối với các nhà đầu tư, dựa trên các kết quả CRA mang lại, các nhà đầu tư có công cụ để thẩm định, dự báo tình hình phát triển của doanh nghiệp, chấm điểm doanh nghiệp, định giá cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư. Hiện nay, tất cả các nước trong khu vực (trừ Lào, Campuchia) đều đã thiết lập CRA trên dưới 15 năm. Khối ASEAN cũng đã thành lập Diễn đàn các doanh nghiệp CRA như một tổ chức doanh nghiệp ngành nghề của các nước Đông Nam Á. Còn ở Việt Nam, CRA mới đang ở giai đoạn đề cương. Việc thành lập các công ty định mức tín nhiệm là cần thiết. Tuy nhiên, vì còn thiếu kinh nghiệm trong việc phát triển hệ thống dịch vụ tài chính, cho nên, trước mắt, Việt nam nên thành lập công ty định mức tín nhiệm dưới hình thức liên doanh với một công ty định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới, hoặc xây dựng theo mô hình công ty cổ phần, huy động được đa số cổ đông, đảm bảo được yêu cầu khách quan, trung thực của một CRA. Đặc biệt, với mô hình công ty cổ phần, công ty vẫn có thể huy động được nguồn nhân lực nước ngoài thông qua các cổ đông chiến lược là các CRA có tiếng trên thế giới, từ đó tận dụng được kinh nghiệm và trình độ của họ. Nhưng trước hết, để thành lập CRA đòi hỏi Nhà nước phải có những quyết định mang tính tạo lập thị trường như yêu cầu DNNN quy mô lớn buộc phải được đánh giá xếp hạng, ưu đãi cho những doanh nghiệp có mức xếp hạng cao. 3.2.6. Xây dựng các chuẩn mực hành nghề và chuẩn mực đạo đức cho việc thực hiện công tác định giá doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, định giá doanh nghiệp là một nghề, do vậy việc xây dựng tiêu chuẩn định giá vẫn là vấn đề cấp thiết. Bởi vì: Tăng cường các khuôn khổ pháp lý và quy định cho việc định giá doanh nghiệp ở Việt Nam. Phục vụ cho việc tiêu chuẩn hoá thị trường định giá doanh nghiệp nói riêng và định giá giá trị tài sản nói chung. Thúc đẩy việc nghiên cứu lý thuyết về định giá doanh nghiệp, công tác đào tạo chuyên gia định giá hiện đại, cũng như hiện đại hoá nghề định giá ở Việt Nam. Cơ sở cần thiết cho việc quốc tế hoá khuôn khổ hoạt động nghề định giá của Việt Nam. 3.2.7. Thành lập Hiệp hội Định giá doanh nghiệp Việt Nam và sửa đổi quy định về mức phí trả cho tổ chức định giá. Theo thông lệ tại các nước phát triển trên thế giới, hoạt động định giá doanh nghiệp được thực hiện bởi các tổ chức định giá và nhân viên chuyên nghiệp. Do vậy, những tổ chức và cá nhân đó thường là thành viên của các hiệp hội hành nghề. Các hiệp hội này là cầu nối trung gian để bảo vệ quyền lợi của hội viên, đào tạo cập nhật, giám sát chất lượng hoạt động nghề nghiệp của hội viên và đề xuất với cơ quan chức năng để hoàn thiện hoặc bổ sung các quy định có liên quan tạo điều kiện cho nghề định giá doanh nghiệp phát triển. Do vậy, việc thành lập hiệp hội Định giá doanh nghiệp ở Việtnam là rất cần thiết, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới. Theo quy định hiện hành thì mức phí trả cho các tổ chức định giá thường bó cứng, không phù hợp với yêu cầu thực tế đặc biệt là đối với các doanh nghiệp được định giá là các Tập đoàn, Tổng công ty. Mức phí cho công tác định giá doanh nghiệp để CPH DNNN theo quy định là khá thấp so với mức phí của thị trường mà các tổ chức định giá thường làm khi định giá cho các DNNQD nên đã hạn chế đến phạm vi công tác định giá cũng như chất lượng công tác định giá trong thời gian qua. Do vậy Nhà nước cần sửa đổi quy định về mức phí định giá mang tính rộng mở hơn, phù hợp với loại doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong các yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng công tác định giá doanh nghiệp qua tiến trình CPH trong thời gian tới. KẾT LUẬN Công tác định giá doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nhằm thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. Trong gần 15 năm, lộ trình cổ phần hoá đã được triển khai từng bước vững chắc và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, cổ phần hoá DNNN còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa đạt kế hoạch đề ra. Khó khăn trong công tác định giá doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm chậm quá trình chuyển đổi này. Đề tài nghiên cứu đưa ra một số các giải pháp cho quá trình định giá doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện nói riêng và đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng cho quá trình định giá tại các doanh nghiệp nói chung và thúc đẩy nhanh quá trình CPH. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO BỘ TÀI CHÍNH, Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2004, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ/-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. CHÍNH PHỦ, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1, Báo cáo tài chính năm 2001-2005 đã kiểm toán. CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1, Kế hoạch kinh doanh năm 2006 -2009. CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1, Bản cáo bạch. NGUYỄN VĂN HUY, CPH giải pháp quan trọng trong cải cách DNNN,NXB Chính trị Quốc gia –HN năm 2004. NGUYỄN VŨ THÙY HƯƠNG (2005), Hoàng thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGA (2002), Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA, Giai đoạn 2006 – 2015 có xét triển vọng đến 2005,Viện Năng Lương, Tháng 6 – 2006. QUỐC HỘI, Luật Doanh nghiệp, Số 60/2005/QH ngày 29 tháng 11 năm 2005. TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HCM, Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 15 năm loại TP4A3105,phát hành ngày 21/12/2005. NGUYỄN ĐỨC TẶNG , Nợ tồn đọng cản trở quá trình CPH,Tạp chí tài chính số 6 năm 2006. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCH-0953.doc
Tài liệu liên quan