MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các thầy cô giáo khoa Kế hoạch và Phát triển đã cung cấp cho em một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo, TS.Nguyễn Ngọc Sơn, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới KS. Vũ Xuân Thuyên (Chuyên viên cao cấp, Cục Phát tr
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, định hướng đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) các anh chị trong Cục Phát triểnDoanh nghiệp và thư viện Bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế để hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước.
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài.
NHNN : Ngân hàng nhà nước.
NHTM : Ngân hàng thương mại.
VCCI : Phòng Công nghiệp và Thương Mại Việt Nam.
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Phân loại DNNVV thưo phân ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. 6
Bảng 2: Số lượng các doanh nghiệp thành lập mới theo từng năm 24
giai đoạn 2001 – 2007. 24
Bảng 3: Số lượng và tỷ lệ các DNNVV trong tổng số doanh nghiệp 26
Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006. 26
Bảng 4a: Số lượng các DNNVV xét theo quy mô lao động và hình thức sở hữu giai đoạn 2000 – 2006. 27
Bảng 4b: Tỷ lệ các DNNVV xét theo quy mô lao động và hình thức sở hữu giai đoạn 2000 – 2006. 28
Bảng 5a: Số lượng các doanh nghiệp phân theo quy mô lao động giai đoạn 2000 – 2006. 28
Bảng 5b: Tỷ lệ các doanh nghiệp phân theo quy mô lao động giai đoạn 2000-2006. 29
Bảng 6: Số lượng và tỷ lệ các DNNVV trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam xét theo quy mô vốn giai đoạn 2000 – 2006. 30
Bảng 7a: Số lượng DNNVV xét theo quy mô vốn và hình thức sở hữu 31
giai đoạn 2000 – 2006. 31
Bảng 7b: Tỷ lệ DNNVV xét theo quy mô vốn và hình thức sở hữu 31
giai đoạn 2000 – 2006. 31
Bảng 8a: Số lượng các DNNVV phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2000 – 2006. 32
Bảng 8b: Tỷ lệ các DNNVV phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 32
2000 – 2006 32
Bảng 9: Số lượng đăng ký của doanh nghiệp phân theo hình thức pháp lý giai đoạn 2001 – 2006. 34
Bảng 10a: Số lượng DNNVV phân theo ngành, nghề kinh doanh giai đoạn 2000 – 2006. 35
Bảng 10b: Tỷ lệ DNNVV phân theo ngành, nghề kinh doanh giai đoạn 2000 – 2006. 36
Bảng 11: Địa phương có trên 3.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giai đoạn 2000 – 2007. 39
Bảng 12: Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. 51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Phân bố các doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh theo các vùng kinh tế trong cả nước năm 2007. 38
Biểu đồ 2: Tổng dư nợ tín dụng ngân hàng giai đoạn 2005 – 2008 48
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với số lượng chiếm 96% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, các DNNVV đóng góp đáng kể vào Tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, các DNNVV đã tạo ra một đội ngũ doanh nhân và công nhân, với kiến thức và tay nghề dần được hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu mới trong thời kỳ hội nhập.
Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển các DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Trong thời gian qua, với việc ra đời hàng loạt các Luật, Nghị định, Văn bản hướng dẫn… đặc biệt là Luật Doanh nghiệp 2000, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 đã có tác động tích cực đến việc phát triển DNNVV ở Việt Nam, tạo môi trường thông thoáng, bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các DNNVV gặp phải không ít những khó khăn: thiếu vốn, trình độ công nghệ còn yếu, khó khăn trong việc gia nhập thị trường, phân biệt đối xử, cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)… Đặc biệt là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào Việt Nam khiến cho các DNNVV càng gặp nhiều bất lợi trong hoạt động sản xuất. Yêu cầu đặt ra là cần phải có một cơ chế chính sách cụ thể để hỗ trợ các DNNVV ở Việt Nam phát triển, vượt qua khủng hoảng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, em chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, định hướng đến năm 2015” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp sau khi hoàn thành thực tập tổng hợp. Thực hiện nghiên cứu chuyên đề này giúp em tìm hiểu thực trạng phát triển DNNVV ở Việt Nam hiện nay và các chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ để khu vực doanh nghiệp này nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc suy giảm kinh tế hiện nay, vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình hình thành và phát triển của DNNVV ở Việt Nam, kết hợp với kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV của các nước trên thế giới và khu vực, qua đó đề xuất một số giải pháp trợ giúp phát triển DNNVV trong giai đoạn tới. Nội dụng của nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất, tham khảo khái niệm về DNNVV của các quốc gia trên thế giới, qua đó tìm ra tiêu chí phân loại DNNVV đối với Việt Nam. Tìm hiểu vai trò của DNNVV trong nền kinh tế. Sự cần thiết phải hỗ trợ phát triển DNNVV. Phân tích kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV trên thế giới. Trên cơ sở đó định hình được các chính sách trợ giúp DNNVV ở nước ta.
- Thứ hai, phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ DNNVV của Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra được những điểm còn vướng mắc cân giải quyết trong thời gian tới.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp trợ giúp DNNVV ở Việt Nam để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ DNNVV đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu sử dụng đựơc vận dụng tổng hợp từ các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, suy luận logic.
- Nguồn thông tin dữ liệu được lấy từ nhiều ngồn như từ các cuộc khảo sát về DNNVV, các báo cáo hàng năm về DNNVV, bài viết của các nhà nghiên cứu, thông tin trên web, dữ liệu trên Tổng cục Thống kê và trên Cục Phát triển doanh nghiệp…
5. Kết cấu của chuyên đề:
Tên đề tài: Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, định hướng đến năm 2015.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu chuyên đề gồm có 3 chương như sau:
- Chương 1: Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chương 2: Thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thời gian qua.
- Chương 3: Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Tổng quan chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs- Small and Medium enterprises).
Việc đưa ra khái niệm về DNNVV có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định đối tượng được hỗ trợ. Bởi vậy, hầu hết các nước đều nghiên cứu và đưa ra các định nghĩa về DNNVV dựa theo các tiêu thức phân loại cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
- Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia trên thế giới.
Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng tiêu thức là số lao động để xác định doanh nghiệp nào là DNNVV. Tuy vậy, một số nước còn sử dụng các tiêu thức khác như số vốn, doanh thu, tổng giá trị tài sản... kết hợp với tiêu chí lao động để xác định DNNVV.
Các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu truyền thống có cách định nghĩa về DNNVV của riêng họ, ví dụ như ở Đức, DNNVV được định nghĩa là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người, trong khi đó ở Bỉ là 100 người. Nhưng cho đến nay Liên minh Châu Âu (EU) đã có khái niệm về DNNVV chuẩn hóa hơn. Những doanh nghiệp có dưới 50 lao động được gọi là doanh nghiệp nhỏ còn những doanh nghiệp có trên 250 lao động được gọi là những doanh nghiệp vừa. Ngược lại, ở Mỹ những doanh nghiệp có số lao động dưới 100 người được gọi là doanh nghiệp nhỏ, dưới 500 người là doanh nghiệp vừa.
Thực tế cho thấy, DNNVV chiếm đa số ở các nước trên thế giới. Ở EU, DNNVV chiếm khoảng 99% và thu hút số lao động lên đến 65 triệu người. Trong một số khu vực kinh tế, DNNVV giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc cải tạo và là động lực phát triển của nền kinh tế. Trên phạm vi thế giới, DNNVV chiếm trên 99% tổng số doanh nghiệp và đóng góp 40% - 50% Tổng thu nhập quốc dân (GDP).
Ở Mỹ, cách định nghĩa về DNNVV có ý nghĩa rộng hơn ý nghĩa nội tại của DNNVV. Và ở các quốc gia Châu Phi họ cũng có cách định nghĩa riêng và các định nghĩa này là khác nhau ở các quốc gia. EU thì dùng định nghĩa về DNNVV chuẩn như trên. Sự khác nhau về định nghĩa khiến cho việc nghiên cứu về DNNVV trở nên khó khăn hơn.
- Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Ở nước ta, tiêu chí xác định DNNVV được dựa trên điều kiện thực tiễn của Việt Nam (là một nước có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, năng lực quản lý còn hạn chế, thị trường chưa phát triển, chưa có chuẩn mực đo quy mô doanh nghiệp một cách chính thức) và khung khổ pháp luật hiện hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Theo đó, việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chủ yếu dựa vào hai tiêu chí là lao động bình quân và vốn đăng ký, vì các lý do sau đây:
- Tất cả các doanh nghiệp đều có số liệu về hai tiêu thức này.
- Có thể xác định tiêu thức này ở mọi cấp độ: toàn bộ nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp.
- Trong điều kiện thực trạng thống kê về các doanh nghiệp còn chưa đầy đủ của Việt Nam thì hai tiêu chí này ta có thể xác định chính xác trị số của chúng.
Trên cơ sở đó, ta có thể lượng hóa được tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với hai lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp và thương mại qua bảng dưới đây.
Bảng 1: Phân loại DNNVV thưo phân ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Công nghiệp
Thương mại, dịch vụ
DNNVV
Trong đó: DN nhỏ
DNNVV
Trong đó: DN nhỏ
Vốn đăng ký
Dưới 10 tỷ đồng
Dưới 5 tỷ đồng
Dưới 5 tỷ đồng
Dưới 3 tỷ đồng
Lao động thường xuyên
Dưới 300 người
Dưới 100 người
Dưới 200 người
Dưới 50 người
(Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp)
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, DNNVV có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhưng còn có nhiều hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại điều 3 của nghị định đã quy định cụ thể về DNNVV như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh lao động theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế- xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, Chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu chí nói trên.
DNNVV ở Việt Nam có những điểm khác so với DNNVV ở các nước. Ở các nước Châu Âu, doanh nghiệp có một vài ngàn công nhân và nhân viên, quy mô vài chục triệu đô la Mỹ (USD) cũng được coi là DNNVV, nhưng có khi không có nhiều công nhân vẫn được xem là doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nano, công nghệ cao không cần thiết phải có nhiều công nhân.
1.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy cách định nghĩa DNNVV ở mỗi quốc gia khác nhau nhưng nhìn chung các DNNVV ở các quốc gia đều có đặc điểm chung đó là:
- Quy mô về vốn nhỏ bé, gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức.
- Trình độ khoa học công nghệ, tay nghề lao động, trình độ quản lý nói chung là thấp so với các doanh nghiệp lớn.
- Thiếu thông tin, thị trường nhỏ bé, quan hệ kinh doanh hạn hẹp.
- Sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất ra là thấp, khó tiêu thụ, độ rủi ro cao.
- Hoạt động phân tán, rải rác khắp cả nước nên khó hỗ trợ.
Ở Việt Nam, DNNVV có những đặc điểm sau:
- Là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, đây thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Với quy mô nhỏ và vừa các doanh nghiệp này rất linh hoạt, ứng biến nhanh nhạy với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, thích hợp với điều kiện sử dụng trình độ kỹ thuật khác nhau như thủ công, nửa cơ khí, cơ khí để sản xuất ra những sản phẩm thích ứng với yêu cầu của nhiều tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau.
- Dễ khởi nghiệp, phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn, thông thường để thành lập một DNNVV cần vốn đầu tư ban đầu không lớn, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng vừa phải. Đặc điểm này làm cho DNNVV năng động, phát triển ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề; nó lấp vào khoảng trống, thiếu vắng của các doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc dân khai thác mọi tiềm năng, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn.
- Là trụ cột của kinh tế địa phương, nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương và là người góp phần quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
Khai thác và huy động các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của các địa phương và các nguồn tài chính của dân cư trong vùng. Việc thành lập các DNNVV không đòi hỏi quá nhiều vốn, nhất là đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia đầu tư, việc đẩy mạnh phát triển các loại hình DNNVV được coi là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động vốn sử dụng các khoản tiền đang phân tán, nằm im trong dân cư thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
- Khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp và trình độ tay nghề của người lao động thấp. Quản trị nội bộ của các DNNVV thường mang tính gia đình, người chủ sở hữu thường đồng thời là người quản lý, là người giám đốc, là người cán bộ kỹ thuật, … của doanh nghiệp. Nói cách khác người chủ sở hữu trong các DNNVV nước ta cùng một lúc thực hiện hàng loạt chức năng và vai trò khác nhau trong tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài quan hệ góp vốn kinh doanh, họ còn có quan hệ truyền thống, họ hàng, bạn bè hết sức thân thiết. Vì vậy, kỹ năng quản trị nội bộ rất yếu kém, thiếu cơ bản, chỉ dựa vào kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Lao động trong các DNNVV chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo cơ bản, thiếu kỹ năng, trình độ văn hóa thấp, đặc biệt với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
- Khả năng về công nghệ thấp do không đủ tài chính cho nghiên cứu triển khai, nhiều doanh nghiệp có những công nghệ tiên tiến nhưng không đủ tài chính cho việc nghiên cứu triển khai nên không thể hình thành công nghệ mới hoặc bị các doanh nghiệp lớn mua với gía rẻ. Tuy nhiên, các DNNVV rất linh hoạt trong việc thay đổi công nghệ sản xuất do giá trị dây truyền công nghệ thường thấp và họ thường có những sáng kiến đổi mới công nghệ phù hợp với quy mô của mình từ những công nghệ cũ và lạc hậu. Điều này tạo nên sự khác biệt về sản phẩm đủ để các doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị trường.
- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khẳ năng tài chính cho các hoạt động marketing là không có và họ cũng chưa có khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mô thị trường của các DNNVV thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thị trường khác là rất khó khăn.
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.
Trên thế giới, người ta đã thừa nhận khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước mà vai trò của DNNVV cũng được thể hiện khác nhau.
Đối với các nước công nghiệp phát triển cao như Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Mỹ mặc dầu có nhiều công ty cực lớn, nhưng các DNNVV luôn có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Đối với các nước ở Châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonexia DNNVV có vai trò cực lớn làm giảm các tiêu cực trong các cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ, góp phần đáng kể vào sự ổn định kinh tế - xã hội và từng bước khôi phục nền kinh tế.
Đối với các nước phát triển và chậm phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì ngoài vai trò là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế, DNNVV còn có vài trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa đất nước, xóa đói giảm nghèo, giải quyết những vấn đề xã hội.
Sở dĩ, DNNVV có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước vì nó có tính linh hoạt cao, thích ứng với sự biến động của thị trường, khả năng thay đổi mặt hàng, mẫu mã nhanh theo thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn đầu tư ít, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật – công nghệ nhanh nhạy hơn, đào tạo người lao động và người quản lý ít tốn kém hơn, yêu cầu về quản lý kinh doanh cũng không cần đòi hỏi cao.
1.2 Kinh nghiệm trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước.
1.2.1 Nhật Bản.
Trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất nước, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển khu vực DNNVV. Những thay đổi về chính sách nhằm đặt khu vực DNNVV vào vị trí phù hợp nhất và khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế. Xét một cách tổng quát, các chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau đây:
- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các DNNVV.
- Tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà doanh nghiệp và người lao động tại các DNNVV.
- Khắc phục tính bất lợi của DNNVV gặp phải.
- Hỗ trợ tính tự lực của DNNVV.
Một số nội dung chủ yếu của các chính sách:
Cải cách pháp lý:
Luật cơ bản về DNNVV được ban hành năm 1999 hỗ trợ cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNNVV với những thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu công ty. Các Luật tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp mới và Luật hỗ trợ DNNVV đổi mới trong kinh doanh, khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập doanh nghiệp mới, tăng nguồn cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ và đổi mới. Luật xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở DNNVV hỗ trợ cho việc tăng cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu vực bán hàng. Một hệ thống cứu tế hỗ trợ cũng đã được thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của các DNNVV…
Hỗ trợ về vốn:
- Hỗ trợ có thể dưới dạng các khoản cho vay thông thường với lãi xuất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách.
Hệ thống hỗ trợ tăng cường cơ sở quản lý các DNNVV ở từng khu vực, các khoản vay được thực hiện tùy theo điều kiện của khu vực thông qua một quỹ được đóng góp chung bởi chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương và được ký quỹ ở một thể chế tài chính tư nhân.
- Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của các doanh nghiệp nhỏ (kế hoạch cho vay Marukei) được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ không đòi hỏi phải có thế chấp bảo lãnh.
- Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các thể chế tài chính tư nhân. Còn hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt, đã hoạt động từ năm 1998, có chức năng như một mạng lưới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng nhằm góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV.
- Công ty TNHH tư vấn và đầu tư DNNVV (SBIC), thành lập năm 1963, đã thực hiện nhiều kế hoạch và chương trình đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp vốn cổ phần, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới thành lập, đầu tư cho các công ty R&D và các công ty đã trưởng thành.
- Hỗ trợ về công nghệ và đổi mới: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nhận được các chính sách hỗ trợ cho hoạt động R&D hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mới dựa trên công nghệ. Các khoản trợ cấp, bảo lãnh vốn vay và đầu tư trực tiếp cho DNNVV được tiến hành theo các quy định của Luật xúc tiến các hoạt động sáng tạo của DNNVV. Các DNNVV thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần và trái phiếu công ty được hỗ trợ bởi các quỹ rủi ro bởi các địa phương. Còn Hệ thống nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ ở Nhật Bản (SBI) cung cấp tài chính cho DNNVV có hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới trong các giai đoạn đầu thiết kế sản phẩm hoặc các quy trình sản xuất mới. Để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua áp dụng công nghệ thông tin, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền bá thông tin và ứng dụng các phần mềm tin học được hỗ trợ bởi chính quyền địa phương, bao gồm các dịch vụ tư vấn và dịch vụ phát triển doanh nghiệp kiểu mẫu.
Hỗ trợ về quản lý:
- Hoạt động tư vấn quản lý kinh doanh được thực hiện thông qua Hệ thống đánh giá DNNVV. Mỗi quận, huyện, chính quyền của 12 thành phố lớn đánh giá các điều kiện quản lý của DNNVV, đưa ra các khuyến nghị cụ thể và cung cấp hướng dẫn.
- Viện Quản lý kinh doanh nhỏ và Công nghệ thực hiện các chương trình đào tạo cho các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật của DNNVV và đội ngũ nhân sự của các quận huyện. Việc tăng cường tiếp cận DNNVV là một ưu tiên của Chính phủ. Sách trắng của DNNVV được xuất bản hàng năm chứa đựng nhiều thông tin về khu vực doanh nghiệp này dựa trên các cuộc điều tra về thực trạng trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.
Xúc tiến xuất khẩu:
- Chính phủ Nhật Bản cung cấp những hướng dẫn và dịch vụ thông tin cho các DNNVV nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Chương trình môi giới tư vấn và kinh doanh tạo cơ hội cho các DNNVV của Nhật Bản cũng như của nước ngoài có thể đăng ký trực tiếp vào cơ sở dữ liệu trên mạng Internet và quảng cáo các loại liên kết kinh doanh hoặc liên minh chiến lược mà doanh nghiệp tìm kiếm.
1.2.2 Hàn Quốc
Quá trình định hướng và hỗ trợ của Bộ DNNVV trải qua nhiều giai đoạn với chiến lược và giải pháp khác nhau. Có thể rút ra một số bài học bổ ích cho định hướng phát triển DNNVV của Việt Nam như sau:
- Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lược cho NNVV trong nước.
- Thực hiện chiến lược tăng cường hỗ trợ phù hợp với các đặc tính của từng giai đoạn tăng trưởng. Chính sách này tập trung vào 3 giai đoạn đầu đời của doanh nghiệp: Khởi nghiệp – Nuôi dưỡng thúc đẩy tăng trưởng – Tăng trưởng, toàn cầu hóa.
- Thực hiện nhóm chính sách cân bằng tăng trưởng cho DNNVV và các tập đoàn.
1.2.3 Cộng hòa Liên Bang Đức.
Thứ nhất, Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động. Do doanh nghiệp nhỏ ở CHLB Đức chủ yếu thuộc ngành tiểu thủ công nghiệp. Năm 1953 Quốc hội CHLB Đức đã thông qua quy chế tiểu thủ công nghiệp, quy định về mặt pháp lý từ khái niệm, nội dung hoạt động và các điều khoản liên quan đến ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Thứ hai, hoạt động tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động tư vấn gồm các nội dung chủ yếu về quản lý kinh doanh, về pháp lý, về thuế, về kỹ thuật, về tư vấn đối ngoại,..
Thứ ba, hỗ trợ về tài chính. Cấp đất với giá rẻ để lập doanh nghiệp có thể sản xuất với giá ưu đãi hơn giá thị trường tự do, nhưng không được chuyển nhượng kiếm lời. Nhà nước đưa ra các dự án phát triển kinh tế và cấp kinh phí cho dự án, ai tham gia sẽ được lợi, hỗ trợ kinh phí cho tư vấn và đào tạo, cấp tiền để thuê văn phòng đại diện trong vòng nửa năm đầu không phải trả tiền thuê phòng. Hoạt động quan trọng nhất về hỗ trợ tài chính là cấp tín dụng và bảo lãnh vay tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.2.4 Philippines, Indonexia và Thái Lan.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân, vì thế ở mỗi nước đều có chính sách hỗ trợ phát triển loại hình doanh nghiệp này. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Philippines, Indonexia, Thái Lan đều tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, tạo cơ sở pháp lý đối với các DNNVV.
Hai là, hỗ trợ về tài chính cho các DNNVV, mà chủ yếu là thông qua hệ thống ngân hàng.
Ba là, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa: Đối với DNNVV tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là một khó khăn lớn nhất, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa của DNNVV, vấn đề cơ bản là hỗ trợ về khoa học – công nghệ, nâng cao chất lượng – sản phẩm, coi trọng các sản phẩm mang tính truyền thống dân tộc độc đáo.
Bốn là, hỗ trợ về khoa học – công nghệ, đào tạo tư vấn, thông tin: Việc hỗ trợ khoa học – công nghệ cho DNNVV chủ yếu là chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao chất lượng tay nghề lao động và người quản lý, cung cấp thông tin cần thiết. Như vậy, vừa nâng cao năng suất và hiệu quả, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa của DNNVV.
Năm là, tạo mối quan hệ hợp tác giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn, đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong các DNNVV. Các nước đều coi trọng tạo mối quan hệ hợp tác DNNVV và các doanh nghiệp lớn, có quy định pháp lý bắt các doanh nghiệp lớn phải hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, cả vốn, kỹ thuật, công nghệ và hoạt động kinh doanh; còn DNNVV trở thành vệ tinh, tham gia chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho doanh nghiệp lớn. Ở Indonexia còn quy định mỗi doanh nghiệp lớn có trách nhiệm hỗ trợ một số doanh nghiệp vừa và một số doanh nghiệp vừa có trách nhiệm hỗ trợ một số doanh nghiệp nhỏ. Các nước rất coi trọng các hình thức tổ chức hợp tác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do yêu cầu của sản xuất kinh doanh, giúp nhau giải quyết đầu vào và đầu ra cho DNNVV, đặc biệt tạo thuận lợi cho vay vốn ngân hàng. Do tính cấp thiết của DNNVV về mặt hợp tác, ở Indonexia đã thành lập Bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ.
Sáu là, thành lập các cơ quan quản lý, đại diện hỗ trợ DNNVV. Các nước đều có cơ quan chuyên quản và hỗ trợ DNNVV.
1.3 Một số bài học kinh nghiệm của nước ngoài về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc phát triển DNNVV ở các nước không phải là mục đích tự thân vận động, mà là một chiến lược tăng trưởng hiệu quả trên cơ sở kết hợp hài hòa chiến lược tạo việc làm với chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, để giải quyết đồng thời hai vấn đề kinh tế là:
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nước, trong đó nguồn nhân lực là quan trọng nhất.
- Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ cho đổi mới thiết bị và công nghệ, tức là để hiện đại hóa nền kinh tế.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu giải quyết những vấn đề sau:
- Tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Sự yếu kém về trình độ quản lý, công nghệ.
- Máy móc thiết bị kém hiệu quả.
- Năng suất lao động thấp.
- Mức độ giá trị gia tăng thấp.
- Mức vốn trung bình cho mỗi lao động thấp.
Sau đây là một số nội dung cơ bản về chính sách hỗ trợ đối với các DNNVV đã được áp dụng với các nước trên trong thời gian qua:
Khung khổ pháp lý về doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Một số nước đã ban hành đạo luật riêng về DNNVV. Luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định khung khổ chung nhưng không mâu thuẫn với các Luật khác về kinh doanh và thương mại. Sở dĩ khung khổ luật pháp về DNNVV không mâu thuẫn với các đạo luật kinh doanh khác là vì luật DNNVV chỉ quy định những vấn đề riêng có liên quan trực tiếp đến DNNVV, như xác định quy mô nào là DNNVV, đường lối chính sách chủ yếu đối với DNNVV. Luật ở các nước không quy định quy trình thành lập và đăng ký DNNVV, cũng không quy định cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chính sách, thực thi chính sách, phối hợp các hoạt động về DNNVV giữa các tổ chức và cơ quan vì mục đích chung là phát triển DNNVV.
Chính sách khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Đơn giản tối đa các thủ tục đăng ký kinh doanh.
- Chính phủ thành lập quỹ “khởi sự” để các doanh nghiệp mới thành lập vay vốn kinh doanh.
- Xây dựng các khu công nghiệp tập trung dành cho DNNVV để khuyến khích các DNNVV phát triển sản xuất, tránh sự tập trung quá mức ở các đô thị và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hỗ trợ tập trung khác, cũng như để kiểm soát môi trường.
Chính sách thị trường và cạnh tranh:
- Ngăn chặn tình trạng cạnh tranh quá mức giữa các DNNVV với nhau cũng như giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn.
- Xác định loại sản phẩm dành riêng cho DNNVV sản xuất, các doanh nghiệp lớn dù có năng lực, thậm chí sản xuất với hiệu quả kinh tế có thể cao hơn nhưng không được sản xuất sản phẩm đó.
- Yêu cầu các doanh nghiệp lớn thầu phụ với DNNVV thích hợp: quy định hạng mục các sản phẩm mà các cơ sở công nghiệp lớn phải cho các DNNVV làm thầu phụ.
- Xác định danh sách các DNNVV tham gia làm thầu phụ.
- Thành lập Hội đồng khuyến khích thầu phụ gồm đại diện Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp lớn và đại diện của các DNNVV.
- Yêu cầu cơ quan nhà nước phải mua sản phẩm, dịch vụ của DNNVV.
- Khuyến khích các DNNVV liên kết trong việc cùng mua nguyên vật liệu, cùng bán sản phẩm ra thị trường cho Nhà nước.
Chính sách thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Miễn hoặc giảm thuế cho DNNVV với các loại sau: Thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế lợi tức công ty, thuế tài sản với mức tối đa đến 50%, thời hạn từ 2 đến 5 năm kể từ khi thành lập.
- Cho phép khấu trừ 15% doanh thu chịu thuế trước khu tính thuế để khuyến khích đầu tư mới.
- Cho phép áp dụng chế độ khấu hao chung là 50%, ở các ngành đặc biệt được áp dụng khấu hao 100%.
- Cho phép trừ thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu gấp đôi so với mức áp dụng cho một doanh nghiệp bình thường để khuyến khích xuất khẩu.
- Cho phép khấu trừ 1,5% thu nhập hay khoảng 20% doanh thu trước khi tính thuế để khuyến khích phát triển công nghệ.
Chính sách tài chính, tín dụng, đầu tư trong lĩnh vực này là:
- Hỗ trợ tài chính cho việc hiện đại hóa máy móc thiết bị.
- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập có áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và phân tích kinh tế.
- Hỗ trợ tài chính cho DNNVV mới thành lập ứng dụng công nghệ mới.
- Cho phép quỹ đầu tư bỏ vốn vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạng lưới thông tin tiếp thị.._.
- Ngoài các quỹ, Chính phủ còn lập các Ngân hàng để cung cấp tài chính cho các DNNVV.
Các quỹ của chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghiệp cho DNNVV.
- Quỹ hỗ trợ DNNVV mới thành lập
- Quỹ bảo lãnh tín dụng nói chung giúp các DNNVV sử dụng công nghệ mới và phát triển công nghệ.
- Cho phép các DNNVV liên kết với nhau để lập ra Quỹ tương trợ trên cơ sở cùng đóng góp thêm vào phần tài trợ ban đầu của Nhà nước để ngăn chăn tình trạng phá sản dây truyền do khách hàng bị phá sản và để cấp vốn cho các hoạt động cùng mua cùng bán.
Thông thường khi lập qũy, Nhà nước đóng góp toàn bộ hoặc phần lớn. Nếu hoạt động của Quỹ mang lại hiệu quả cho các bên (doanh nghiệp, hiệp hội, ngân hàng…) thì các bên này sẽ tự nguyện tham gia bằng cách góp thêm vốn vào các quỹ đó. Lúc này, Nhà nước có thể rút bớt vốn của mình khỏi các quỹ để làm công việc khác.
Thông tin, công nghệ:
- Hỗ trợ về thông tin thị trường, tiếp thị.
- Thành lập Viện công nghệ chuyên nghiên cứu hỗ trợ phát triển công nghệ cho DNNVV.
- Chính phủ lập kế hoạch phát triển công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc dành một số vốn ngân sách sản xuất sản phẩm mới; liên quan tới sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu mới; liên quan đến tự động hóa hay các máy móc thiết bị có năng suất cao; liên quan đến các phần mềm tin học…
Phát triển nguồn nhân lực:
- Chương trình đào tạo thường có nội dung nâng cao năng lực kinh doanh để chủ doanh nghiệp nhận biết thời co và chớp được thời cơ.
- Các tổ chức hỗ trợ DNNVV của Nhà nước tuyển chuyên gia về công nghệ, kỹ thuật và quản lý nước ngoài để hỗ trợ cho DNNVV.
- Lựa chọn và tổ chức đội ngũ chuyên gia trong nước để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho DNNVV.
- Chọn một số tổ chức nghiên cứu, các trường đại học làm “các đơn vị hướng dẫn chuyên ngành” và khuyến khích các cơ quan này tự tổ chức và cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
2.1 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Theo các tài liệu lịch sử, DNNVV ở Việt Nam đã được hình thành cùng với quá trình ra đời của nghề thủ công và làng nghề truyền thống trong nông thôn. Những nghề và làng nghề thủ công truyền thống quan trọng và nổi tiếng phần lớn ra đời từ rất lâu, vài trăm đến hàng nghìn năm ở đồng bằng sông Hồng rồi sau đó lan ra cả nước. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của nghề thủ công và làng nghề truyền thống trước đây chủ yếu là kinh tế hộ gia đình hoặc liên gia đình trong từng làng xã, vừa mang tính chất sản xuất hàng hóa vừa mang tính sáng tạo nghệ thuật.
Thời kỳ năm 1954 đến năm 1975, DNNVV ở hai miền có sự phát triển khác nhau. Ở miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng loạt xí nghiệp quốc doanh có quy mô lớn ra đời, đồng thời các xí nghiệp quốc doanh của cấp huyện được phát triển mạnh nên doanh nghiệp nhỏ và vừa của tư nhân tiến hành cải tạo, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc xóa bỏ. Còn ở miền Nam, một mặt các cơ sở công nghiệp lớn, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Đồng Nai, Cân Thơ, Đà Nẵng được phát triển, mặt khác các DNNVV thuộc sở hữu tư nhân, cũng được khuyến khích phát triển mạnh.
Sau ngày đất nước thống nhất, trong thời kỳ 1976 – 1985, các DNNVV ở miền Nam hoặc là được quốc hữu hóa, hoặc là được cải tạo, xóa bỏ. DNNVV ngoài quốc doanh không được khuyến khích phát triển, phải hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, tổ hợp, hợp tác xã, công tư hợp danh… Cho tới năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sở hữu khác nhau. Chủ trương này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình kinh doanh ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại ra đời và phát triển.
Từ năm 1988 đến năm 1995, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách đối với hộ gia đình, hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước. Đáng chú ý là Nghị quyết số 16 của Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam (1988), Nhị định 27, 28, 29 của Hội đồng Bộ trưởng (1988) về kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác và hộ gia đình, Nghị định 66/HĐBT về hộ kinh doanh cá thể và ban hành các luật như: Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật khuyến khích đầu tư trong nước… đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các DNNVV phát triển.
Trong thời kỳ đổi mới (1986 – 1995), số lượng doanh nghiệp của các thành phần kinh tế có sự biến động rất lớn. Trong khi số doanh nghiệp nhà nước giảm đi đáng kể, riêng ngành công nghiệp từ 3.141 đơn vị ( năm 1986) xuống còn 2.002 đơn vị (năm 1994), khu vực tư nhân trong công nghiệp (doanh nghiệp và công ty) tăng nhanh từ 567 doanh nghiệp (năm 1986) lên 959 doanh nghiệp (năm 1995). Ngoài ra, còn có khoảng 1,88 triệu hộ và nhóm kinh doanh, chủ yếu là doanh nghiệp rất nhỏ, có vốn dưới 1 tỷ đồng và số lao động dưới 50 người trong ngành thương mại dịch vụ.
Từ năm 2001 đến năm 2005, Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các DNNVV phát triển. Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2000) đã đi vào thực tiễn đã tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo bước đột phá về cải cách hành chính, nâng cao đáng kể tính nhất quán, tính thống nhất, minh bạch và bình đẳng của khuôn khổ pháp luật về kinh doanh ở nước ta. Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2001 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của nước ta quy định việc trợ giúp các DNNVV. Cuối năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để quản lý nhà nước và điều phối các hoạt động của Chính phủ liên quan tới xúc tiến phát triển DNNVV. Năm 2003, Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNNVV được thành lập theo Quyết định số 12/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tham vấn cho Thủ tướng về cơ chế chính sách khuyến khích sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam.
Giai đoạn này, DNNVV đóng góp khoảng 26% tổng sản phẩm xã hội (GDP), 31% gía trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nôn nghiệp ở nông thôn, khoảng 25 – 26% lực lượng lao động trong cả nước.
Từ năm 2005 trở lại đây, cơ chế chính sách đối với các DNNVV tiếp tục được hoàn thiện. Luật Doanh nghiệp năm 2005 (được Quốc hội thông qua vào ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006) đã kế thừa những thành công của Luật Doanh nghiệp 1999, đồng thời phát triển thêm nhiều mặt. Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo ra khung pháp lý chung, thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả DNNVV và doanh nghiệp không thuộc nhóm DNNVV, công ty trong và ngoài nước, công ty Nhà nước và tư nhân.
Ngoài ra, Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006 – 2010 (đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23-10-2006 của Thủ tướng Chính phủ) đã xác định mục tiêu quan trọng, định hướng cho các hoạt động phát triển DNNVV và tạo ra một cấu trúc thông qua đó phối hợp các hoạt động để đạt hiệu quả tối ưu, nhằm hỗ trợ cho việc hình thành một khu vực DNNVV lớn mạnh ở Việt Nam. Kế hoạch xác định mục tiêu tổng thể cho phát triển DNNVV là: “Đẩy nhanh tốc độ phát triẻn DNNVV, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế”
2.1.2 Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua.
Luật doanh nghiệp 1999 là văn bản pháp lý quan trọng mở ra sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Thời điểm trước khi Luật doanh nghiệp ra đời, cả nước có khoảng 12.000 DNNN thì hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam đã đa dạng hơn, với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Ngoài 3.700 DNNN, khoảng trên 4.200 doanh nghiệp có vốn ĐTNN, nước ta còn có một bộ phận lớn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bao gồm: hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần, với số lượng trên 123.000 doanh nghiệp.
Bảng 2: Số lượng các doanh nghiệp thành lập mới theo từng năm
giai đoạn 2001 – 2007.
Đơn vị: Doanh nghiệp
(Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp)
Với cơ chế mới thông thoáng hơn, các DNNVV đã phát triển nhanh chóng, hàng năm đều có một số lượng lớn các doanh nghiệp đăng ký mới, nếu như năm 2001 mới chỉ có 19.800 doanh nghiệp đăng ký mới thì chỉ sau 5 năm số lượng các doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng lên 51.000 doanh nghiệp đăng ký mới vào năm 2007.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007 đã có hơn 17.300 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký lên tới gần 140.000 tỷ đồng.
2.1.3 Cơ cấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
2.1.3.1Cơ cấu theo quy mô lao động.
Dựa theo tiêu chí quy đinh tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định 90), xét theo quy mô lao động (dưới 300 lao động) ta có được số lượng các DNNVV như ở trên Bảng 3. Điều dễ nhận thấy là các DNNVV chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu như năm 2000 cả nước ta có 38.987 DNNVV thì chỉ sau 5 năm (2006) số lượng các DNNVV đã gấp gần 4 lần với 127.600 doanh nghiệp, chiếm 97,12% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Đây là một bước tiến vượt bậc của DNNVV của Việt Nam về mặt số lượng (Xem bảng 3).
Bảng 3: Số lượng và tỷ lệ các DNNVV trong tổng số doanh nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006.
Đơn vị: Doanh nghiệp
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số doanh nghiệp
42.288
51.680
62.908
72.012
91.756
112.850
131.332
DNNVV
38.897
49.062
59.853
68.687
88.222
109.336
127.600
Tỷ lệ (%)
94,34
94,93
95,14
95,38
96,12
96,89
97,12
(Nguồn: Trung tâm thông tin doanh nghiệp – Cục Phát triển doanh nghiệp))
Phân chia số lượng các DNNVV theo hình thức sở hữu ta có thể thấy rằng, các DNNVV của Việt Nam không chỉ chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà một phần không nhỏ trong đó là các DNNN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Nhìn vào Bảng 3, ta thấy các DNNVV là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các DNNVV (từ 88% - 90%), hơn nữa tỷ lệ này ngày càng tăng, nếu như năm 2000 chiếm 88,67% thì đến năm 2006 đã là 95,51%. Bên cạnh sự tăng lên trong tỷ trọng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đó là sự giảm sút về tỷ trọng của các DNNN (năm 2000 chiếm 10,78% thì đến năm 2006 giảm xuống còn 1,93%). Các DNNVV là doanh nghiệp có vốn ĐTNN chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các DNNVV, số lượng các doanh nghiệp cũng ngày một tăng lên, đến năm 2006 đã có hơn 3.200 doanh nghiệp.
Bảng 4a: Số lượng các DNNVV xét theo quy mô lao động và hình thức sở hữu giai đoạn 2000 – 2006.
Đơn vị: Doanh nghiệp
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
DNNN là DNNVV
4.194
3.752
3.653
3.145
2.959
2.675
2.464
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là DNNVV
34.490
43.664
54.400
63.523
82.840
103.792
121.875
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN là DNNVV
1.213
1.646
1.800
2.019
2.423
2.869
3.216
Tổng số
38.897
49.062
59.853
68.687
88.222
109.336
127.600
Bảng 4b: Tỷ lệ các DNNVV xét theo quy mô lao động và hình thức sở hữu giai đoạn 2000 – 2006.
Đơn vi: %
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
DNNN là DNNVV
10,78
7,64
6,10
4,58
3,35
2,45
1,93
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là DNNVV
88,67
88,99
90,89
92,48
93,90
94,93
95,51
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN là DNNVV
0,55
3,37
3,01
2,94
2,75
2,62
2,16
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
(Nguồn: Trung tâm thông tin doanh nghiệp – Cục Phát triển doanh nghiệp)
Để có cái nhìn chi tiết hơn, ta phân chia các DNNVV theo tiêu chí về lao động như sau:
Bảng 5a: Số lượng các doanh nghiệp phân theo quy mô lao động giai đoạn 2000 – 2006.
Đơn vị: Doanh nghiệp
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Dưới 5 lao động
10.169
11.932
12.079
13.091
17.977
23.188
16.834
Từ 5 – 9 lao động
10.900
13.896
18.139
20.438
26.459
34.632
57.980
Từ 10 – 49 lao động
12.071
15.737
20.718
25.220
32.443
38.957
39.366
Từ 50 – 199 lao động
5.633
6.304
7.541
8.531
9.808
10.933
11.683
Từ 200 – 299 lao động
1.124
1.193
1.354
1.407
1.535
1.626
1.737
Tổng số
39.897
49.062
59.831
68.687
88.222
109.336
127.600
Bảng 5b: Tỷ lệ các doanh nghiệp phân theo quy mô lao động giai đoạn 2000-2006.
Đơn vị: %
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Dưới 5 lao động
25,49
24,32
20,19
19,06
20,37
21,21
13,19
Từ 5 – 9 lao động
27,32
28,31
30,31
29,75
29,99
31,67
45,44
Từ 10 – 49 lao động
30,26
32,06
34,63
36,72
36,77
35,63
30,85
Từ 50 – 199 lao động
14,12
12,85
12,60
12,42
11,12
9,99
9,16
Từ 200 – 299 lao động
2,81
2,46
2,27
2,05
1,75
1,50
1,36
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
(Nguồn: Trung tâm thông tin doanh nghiệp – Cục Phát triển doanh nghiệp)
Nhìn vào hai bảng trên ta thấy, số lượng các DNNVV Việt Nam phân chia theo quy mô lao động có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, quy mô lao động của DNNVV thường dưới 49 lao động (chiếm trên 80% trong tổng số DNNVV ở Việt Nam); số lượng các doanh nghiệp có quy mô từ 10 – 49 lao động là lớn nhất, chiếm từ 30% - 35%; tiếp theo là các doanh nghiệp có quy mô từ 5 – 9 lao động, chiếm từ 27% - 30%. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp có quy mô dưới 5 lao động và từ 200 – 299 lao động là tăng trong các năm qua nhưng có thể thấy xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong tổng số các DNNVV. Nếu như năm 2000 tỷ trọng của hai loại hình quy mô lao động này lần lượt là 25,49% và 2,81% thì đến năm 2006 tỷ lệ là 13,19% và 1,36%.
2.1.3.2 Cơ cấu theo quy mô vốn.
Căn cứ theo Nghị định 90, phân chia các DNNVV theo quy mô vốn (dưới 10 tỷ VND) ta có được bảng sau.
Bảng 6: Số lượng và tỷ lệ các DNNVV trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam xét theo quy mô vốn giai đoạn 2000 – 2006.
Đơn vị: Doanh nghiệp
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số doanh nghiệp
42.288
51.680
62.908
72.012
91.756
112.850
131.332
DNNVV
36.305
44.670
54.216
61.977
79.420
98.205
114.340
Tỷ lệ (%)
85,85
84,44
86,18
86,06
86,56
87,02
87,06
(Nguồn: Trung tâm thông tin doanh nghiệp – Cục Phát triển doanh nghiệp)
Cũng giống như tiêu chí về quy mô lao động, các DNNVV vẫn chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với tỷ lệ 85% - 87%. Số lượng các DNNVV xét theo tiêu chí này cũng liên tục tăng qua các năm, năm 2000 chỉ có 36.305 doanh nghiệp thì năm 2006 đã là 114.340 doanh nghiệp.
Bảng 7a: Số lượng DNNVV xét theo quy mô vốn và hình thức sở hữu
giai đoạn 2000 – 2006.
Đơn vị: Doanh nghiệp
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
DNNN là DNNVV
2.496
2.040
1.763
1.346
1.091
874
740
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là DNNVV
33.433
41.967
51.770
59.888
77.374
96.177
112.321
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN là DNNVV
376
663
683
743
955
1.181
1.279
Tổng số
36.305
44.670
54.216
61.977
79.420
98.205
114.340
Bảng 7b: Tỷ lệ DNNVV xét theo quy mô vốn và hình thức sở hữu
giai đoạn 2000 – 2006.
Đơn vị: %
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
DNNN là DNNVV
6,88
4,57
3,25
2,17
1,37
0,89
0,65
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là DNNVV
92,09
93,95
65,49
96,63
97,42
97,93
98,23
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN là DNNVV
1,03
1,48
1,26
1,2
1,21
1,18
1,12
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
(Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục phát triển doanh nghiệp)
Phân chia các DNNVV theo tiêu chí hình thức sở hữu ta cũng thu được kết quả gần giống với kết quả ở phần trên. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp. Năm 2006 chiếm tới 98,23 % trong tổng số các DNNVV. Qua đó, một lần nữa khẳng định sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bảng 8a: Số lượng các DNNVV phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2000 – 2006.
Đơn vị: Doanh nghiệp
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Dưới 0,5 tỷ
16.276
18.326
18.591
18.790
23.187
26.687
15.908
Từ 0,5 – 1tỷ
6.534
8.403
10.994
12.954
16.191
20.434
21.808
Từ 1 – 5 tỷ
10.759
14.556
20.141
24.737
32.739
41.856
63.954
Từ 5 – 10 tỷ
2.745
3.385
4.490
5.496
7.303
9.255
12.670
Tổng số
36.305
44.670
54.216
61.977
79.420
98.232
114.340
Bảng 8b: Tỷ lệ các DNNVV phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn
2000 – 2006
Đơn vị: %
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Dưới 0,5 tỷ
44,83
41,03
34,29
30,31
29,16
27,35
13,91
Từ 0,5 – 1tỷ
18,0
18,81
20,27
20,90
20,39
20,80
19,07
Từ 1 – 5 tỷ
29,64
32,58
37,15
39,91
41,22
42,60
55,93
Từ 5 – 10 tỷ
7,53
4,58
8,29
8,89
9,23
9,25
11,08
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
(Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp)
Một điều đáng chú ý đó là, các DNNVV ở Việt Nam mặc dù đông về số lượng nhưng quy mô về vốn lại rất nhỏ bé. Nhìn vào Bảng 8b có thể nhận thấy rằng đa phần các doanh nghiệp có số vốn từ 0,5 đến 5 tỷ đồng; trong khi số doanh nghiệp có nguồn vốn lớn từ 5 – 10 tỷ đồng lại rất ít, chỉ chiếm 11,08% (năm 2006). Bảng trên cũng thể hiện sự thay đổi trong quy mô vốn của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 0,5 tỷ đồng dần giảm xuống (13,91% của năm 2006 so với 44,83% năm 2000) trong khi các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hơn ngày một tăng về số lượng và tỷ lệ trong tổng số các DNNVV. Điều này thể hiện rằng khu vực DNNVV đang phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp hiện nay có nhiều vốn hơn trước nên dễ dàng hơn trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh.
2.1.3.3 Cơ cấu theo hình thức pháp lý của doanh nghiệp.
Hiện nay, ở Việt Nam các DNNVV thường tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH).
- Công ty cổ phần (CTCP).
- Công ty hợp danh (CTHD).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Cty TNHH 1Tv).
- Doanh nghiệp nước ngoài (DNNN).
Số lượng của các DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 9: Số lượng đăng ký của doanh nghiệp phân theo hình thức pháp lý giai đoạn 2001 – 2006.
2001
2002
% so với 2001
2003
% so với 2002
2004
% so với 2003
2005
% so với 2004
2006
% so với 2005
DNTN
7.100
6.532
92,00
7.813
119,61
10.405
133,18
9.295
89,33
10.246
110,23
Cty TNHH
11.121
12.627
113,54
15.781
124,98
20.190
127,94
22.341
110,65
25.777
115,38
CTCP
1.550
2.305
148,71
4.058
176,05
6.497
160,10
8.010
123,29
9.664
120,65
CTHD
2
0
0,00
1
7
700,00
13
185,71
4
30,77
Cty TNHH 1Tv
0
59
98
166,10
125
127,55
292
233,60
906
310,27
DNNN
27
12
44,44
20
166,67
6
30,00
8
133,33
9
112,50
Tổng số
19.800
31.535
67,81
27.771
216,30
37.230
16,33
39.959
2001,47
46.606
198,55
(Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp)
Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp có sự thay đổi. Doanh nghiệp tư nhân ngày càng ít được lựa chọn là loại hình để nhà đầu tư thành lập, trong khi đó, loại hình Cty TNHH, CTCP ngày càng được lựa chọn nhiều hơn như là một hình thức đầu tư để gia nhập thị trường. Nếu như trong năm 2000, loại hình DNTN chiếm tới 36%, Cty TNHH chiếm 56% và CTCP chiếm 8% trên tổng số doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh thì trong năm 2006, tỷ lệ này lần lượt là 22%, 55,3%, 20,7% và trong năm 2007 là 17,2%, 43,8%,25%.
2.1.3.4 Cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh.
Theo ngành nghề kinh doanh thì các DNNVV ở Việt Nam được chia thành các ngành sau: Nông nghiệp và lâm nghiệp; Thủy sản; Công nghiệp khai thác mỏ; Công nghiệp chế biến; Xây dựng; Thương mại; Khách sạn và nhà hàng; Giao thông vận tải; Các ngành khác.
Thống kê về các DNNVV phân theo ngành nghề kinh doanh được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 10a: Số lượng DNNVV phân theo ngành, nghề kinh doanh giai đoạn 2000 – 2006.
Đơn vị: Doanh nghiệp
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Nông nghiệp và lâm nghiệp
925
875
972
939
1.015
1.071
1.092
Thủy sản
2.453
2.563
2.407
1.468
1.354
1.358
1.307
Công nghiệp khai thác mỏ
427
634
879
1.029
1.193
1.277
1.369
Công nghiệp chế biến
10.399
12.353
14.794
16.916
20.531
24.017
26.863
Xây dựng
3.999
5.693
7.845
9.717
12.315
15.252
17.783
Thương mại
17.547
20.722
24.794
28.369
36.090
44.656
52.505
Khách sạn và nhà hàng
1.919
2.405
2.843
3.287
3.957
4.730
5.116
Giao thông vận tải
1.796
2.545
3.242
3.976
5.351
6.754
7.695
Các ngành khác
2.823
3.890
5.132
6.311
9.950
13.835
17.602
Bảng 10b: Tỷ lệ DNNVV phân theo ngành, nghề kinh doanh giai đoạn 2000 – 2006.
Đơn vị: %
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Nông nghiệp và lâm nghiệp
2,2
1,7
1,5
1,3
1,1
0,9
0,8
Thủy sản
5,8
5,0
3,8
2,0
1,5
1,2
1,0
Công nghiệp khai thác mỏ
1,0
1,2
1,4
1,4
1,3
1,1
1,0
Công nghiệp chế biến
24,6
23,9
23,5
23,5
22,4
21,3
20,5
Xây dựng
9,5
11,0
12,5
13,5
13,4
13,5
13,5
Thương mại
41,5
40,1
39,4
39,4
39,3
39,5
40,0
Khách sạn và nhà hàng
4,5
4,7
4,5
4,6
4,3
4,2
3,9
Giao thông vận tải
4,2
4,9
5,2
5,5
5,8
6,0
5,9
Các ngành khác
6,7
7,5
8,2
8,8
10,8
12,2
13,4
(Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp)
Nhìn vào bảng trên ta thấy được có khoảng 40% các DNNVV ở Việt Nam thuộc lĩnh vực thương mại, 20% trong lĩnh vực sản xuất, và 14% trong lĩnh vựa xây dựng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện rõ trong ngành nghề kinh doanh của các DNNVV. Tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp lâm nghiệp ( từ 2,2% năm 2000 xuống còn 0,8% năm 2006), và thủy sản (từ 5,8% năm 2000 xuống còn 1,0% năm 2006). Trong khi tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tăng đều qua các năm (từ 9,5% năm 2000 đến 13,5% năm 2006).
2.1.4 Phân bố của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam có 64 tỉnh thành phố được phân thành 6 vùng kinh tế lớn bao gồm:
- Trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh): Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.
- Vùng đồng bằng sông Hồng (15 tỉnh thành): Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Tây.
- Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (10 tỉnh): Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- Tây Nguyên (4 tỉnh): Đắk Lak, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai.
- Vùng Đông Nam Bộ và kinh tế trọng điểm phía Nam (8 tỉnh thành): Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh.
- Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh thành): An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đông Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Dựa theo số liệu của Trung tâm thông tin Doanh Nghiệp – Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoach và Đầu tư, ta có được biểu đồ phân bố các DNNVV ở các vùng trong cả nước như sau (Xem biểu đồ 1).
Biểu đồ 1: Phân bố các doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh theo các vùng kinh tế trong cả nước năm 2007.
(Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp)
Các DNNVV ở Việt Nam không phân bố một cách đồng đều, phần lớn các DNNVV tập trung ở vùng Đông Nam Bộ và khu kinh tế trọng điểm phía Nam, sau đến là vùng Đồng bằng sông Hồng. Tây Nguyên là khu vực có ít DNNVV nhất trong cả nước. Giữa các tỉnh thành với nhau cũng có sự khác biệt rất lớn. Ví dụ, Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhiều nhất, với 17.313 doanh nghiệp trong khi đó Bắc Kạn chỉ có 71 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, theo thống kê của Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp có tới gần 55% doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tập trung ở 3 thành phố lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội , Hải Phòng. Đây cũng là 3 địa phương dẫn đầu trong cả nước về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong giai đoạn 2000 – 2007.
Bảng 11: Địa phương có trên 3.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giai đoạn 2000 – 2007.
STT
Địa phương
Số lượng doanh nghiệp
1
Thành phố Hồ Chí Minh
82.591
2
Hà Nội
53.339
3
Hải Phòng
9.852
4
Đà Nẵng
6.625
5
Bình Dương
5.564
6
Đồng Nai
5.290
7
Khánh Hòa
3.962
8
Cần Thơ
3.720
9
Quảng Ninh
3.708
(Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp)
2.2 Đánh giá vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam.
2.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu.
Sự phát triển mạnh mẽ của các DNNVV trong thời gian qua đã khơi dậy một sức sản xuất rất lớn và giải quyết một số lượng lớn lao động xã hội, kể cả ở vùng xâu vùng xa. Tổng giá trị sản xuất hàng hóa của thành phần này tăng mạnh, đóng góp đáng kể vào GDP. Ở Việt Nam, các DNNVV đã tạo ra một khối lượng sản phẩm chiếm 45% GDP (Niên giám thống kê 2007).
Số lượng các DNNVV tăng lên kéo theo đó là các mặt hàng trở nên phong phú hơn, sức cạnh tranh cao hơn khiến chất lượng các hàng hóa dịch vụ tăng lên, thị trường sôi động hơn. DNNVV còn góp phần khai thác tiềm năng của đất nước để phát triển kinh tế như tài nguyên, lao động, vốn, thị trường, đặc biệt là tay nghề tinh xảo và truyền thống dân tộc. Nhờ phát huy lợi thế của DNNVV nên thời gian qua, tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của DNNVV đạt khá cao.
Trong lĩnh vực xuất khẩu, với chính sách mở rộng và khuyến khích thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. DNNVV đã năng động đầu tư vào các ngành nghề có nhiều lợi thế, chủ động tìm kiếm và khai thác thị trường quốc tế qua đó góp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ của đất nước, chủ yếu qua hình thức xuất khẩu gián tiếp nhất là các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủ công – mỹ nghệ, chế biến nông sản, thủy sản.
2.2.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Với một lực lượng doanh nghiệp hùng hậu hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị mà các DNNVV mang lại cho nền kinh tế là rất lớn, là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua các chính sách quản lý, điều hành chính sách thuế. Trong thời gian qua, các DNNVV đóng góp khoảng 17,46% tổng thu ngân sách Nhà nước.
2.2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các vấn đề xã hội.
Hàng năm, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu người gia nhập thị trường lao động; ngoài ra số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển xang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ. Chính sự xuất hiện ngày càng nhiều các DNNVV ở các thành phố, địa phương, vùng nông thôn, góp phần giải quyết bài toán việc làm cho số lao động trên. Theo thống kê, có tới 90% việc làm mới được tạo ra từ các DNNVV. Lao động trong các DNNVV cũng co thu nhập cao hơn rất nhiều so với thu nhập cảu lao động nông nghiệp. Do đó, việc thu hút các lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp của các DNNVV là một giải pháp xóa đói giảm nghèo cơ bản thiết thực và có hiệu quả.
Bên cạnh đó, DNNVV cũng tham gia tích cực trong việc xây dựng các công trình văn hóa, trường học, đường giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa và những đóng góp phúc lợi xã hội khác ở các địa phương trong cả nước. Một số doanh nghiệp còn trực tiếp xây dựng nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách, gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cung cấp học bổng cho sinh viên,v.v…
2.2.4 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong nhiều năm trở lại đây cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam (nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng) đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp, tăng giá trị sản lượng công nghiệp và dịch vụ. Có được kết quả trên là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của các DNNVV. Bởi vì, DNNVV phần lớn thuộc khu vực kinh tế tư nhân và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Do đó, sự phát triển của DNNVV thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2.5 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần khôi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.
Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều các làng nghề thủ công truyền thống, phân bố ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Sản phẩm của các làng nghề này đa dạng, phong phú về chủng loại với chất lượng, kỹ - mỹ thuật ngày càng cao, có khả năng cạnh tranh trên khu vực và thế giới.
Trước đây, các làng nghề thủ công gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc duy trì nghề truyền thống của mình vì không thể tìm được đầu ra cho sản phẩm sản xuất ra dẫn đến không có đủ thu nhập cho sinh hoạt và phải bở nghề. Các DNNVV với sự nhanh nhẹn trong kinh doanh đã nhận thấy tiềm năng xuất khẩu hàng thủ công – mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống ra thị trường nước ngoài. Chính các DNNVV đã góp phần quảng bá sản phẩm của các làng nghề thủ công ra thị trường thế giới, giải quyết đầu ra sản phẩm của các làng nghề, từ đó tạo công ăn việc làm cho những người thợ thủ công, qua đó góp phần duy trì các làng nghề truyền thống của Việt Nam tồn tại và phát triển.
2.2.6 Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp lớn.
Mối liên kết giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn, kể cả các tập đoàn xuyên quốc gia đã được hình thành và phát triển trong thời gian qua. Các DNNVV liên kết với các doanh nghiệp lớn trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lưới công nghiệp bổ trợ và đặc biệt tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm. Có thể nói, đây là mối quan hệ hai chiều, ràng buộc lẫn nhau, các doanh nghiệp lớn đảm bảo vững chắc cho các DNNVV về thị trường, tài chính công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Ngược lại, các DNNVV đảm bảo cho các doanh nghiệp lớn về công nghiệp bổ trợ, mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước.
Những kết quả và đóng góp tích cực của DNNVV đã nêu ở trên có nhiều nguyên nhân._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21798.doc