Giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Phan Đình Phùng Hà Nội

MỤC LỤC lời mở đầu:……………………………………….. chương I:Tổng quan về nợ quá hạn của Ngân hàng thương mại…… 1 1.1.Khái quát về Ngân hàng thương mại…………………………………. 1 1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển………………………………… 1 1.1.1.1.Lịch sử hình thành………………………………………… 1 1.1.1.2.Quá trình phát triển………………………………………… 2. 1.1.2.Khái niệm và phân loại Ngân hàng thương mại………………… 4 1.1.2.1.khái niệm…………………………………………………… 4 1.1.2.2.phân loại………………………………………………………5 1.1.3.chức năng của NHTM………………………………………… 7

doc107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Phan Đình Phùng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1.3.1.Trung gian tài chính…………………………………………. 7 1.1.3.2.Tạo phương tiện thanh toán………………………………….. 8 1.1.3.3.Trung gian thanh toán……………………………………….. 8 1.1.4.Hoạt động tín dụng Ngân hàng ……………………………………9 1.1.4.1.Khái niệm……………………………………………………..9 1.1.4.2.Phân loại………………………………………………………. 9 1.1.4.3.Nguyên tắc tín dụng ……………………………………… .11 1.1.4.4.Vai trò tín dụng ……………………………………………. 12 1.2.Nợ quá hạn của NHTM……………………………………………….. 14 1.2.1.Khái niệm…………………………………………………………14 1.2.2.Các dấu hiệu nhận biết nợ quá hạn …………………………… 15 1.2.3.Phân loại nợ quá hạn …………………………………………… 18 1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn……………………………… 21 1.2.5.Tác hại và sự cần thiết phải hạn chế nợ quá hạn ……………… 22 1.3.Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn………………………………26 1.3.1.Nguyên nhân chủ quan……………………………………………26 1.3.2.Nguyên nhân khách quan…………………………………………28 1.4.Nhân tố ảnh hưởng đến xử lý nợ quá hạn……………………… . 31 1.4.1.Nhân tố chủ quan………………………………………………… 31 1.4.2.Nhân tố khách quan…………………………………………….. 32 Chương II:Thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng……………………………………………. 34 2.1.Khái quát chung về chi nhánh ………………………………………. 34 2.2.Thực trạng nợ quá hạn ………………………………………………. 44 2.2.1.Tình hình hoạt động tín dụng …………………………………….44 2.2.2.Thực trạng nợ quá hạn ………………………………………….. 46 2.3.Một số biện pháp mà chi nhánh đã thực hiện để hạn chế nợ quá hạn …57 2.3.1.Công tác hạn chế nợ quá hạn tại chi nhánh …………………… 58 2.3.2Công tác xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh ……………………… 62 2.4. Đánh giá thực trạng hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh ………67 2.4.1.Những thành tựu đạt được……………………………………. .67 2.4.2.Những tồn tại của chi nhánh trong công tác xử lý nợ quá hạn…. 69 Chương III: Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng…… …………………… 73 3.1. Định hướng xử lý nợ quá hạn trong thời gian tới……………… 73 3.2.Một số giải pháp nhằm giảm nợ quá hạn …………………………… 74 3.2.1.Giải pháp hạn chế…………………………………………………83 3.2.2.Giải pháp xử lý ………………………………………………… 90 3.3.Kiến nghị…………………………………………………………….. 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ………………………………… 90 3.3.2.1.Nâng cao giải pháp thực thi của việc xử lý các tài sản đảm bảo 90 3.3.1.2.Cương quyết xử lý đứt điểm các khoản nợ xấu……………… 91 3.3.2. Đối với Chính Phủ……………………………………………. 92 3.3.2.1. Đẩy mạnh cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước với việc áp dụng các mô hình, kỹ năng quản trị công ty hiện đại……………… 92 3.3.2.2. Áp dụng mô hình xử lý tập chung………………………… 93 3.3.2.3.Thành lập tổ chức bảo hiểm rủi ro tín dụng ……………… 94 3.3.3.Một số kiến nghị khác khác………………………………… 95 Kết luận:……………………………………… LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trong thị trường tài chính tiền tệ là một lĩnh vực hoạt động hết sức nhạy cảm. Mọi biến động trong nền kinh tế đều có thể tác động đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng, đồng thời làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận của Ngân hàng.Có thể nói, rủi ro là bạn đường trong kinh doanh đặc biệt là ngành Ngân hàng.Chúng ta chỉ có thể hạn chế, phòng ngừa chứ không thể loại bỏ rủi ro ra khỏi hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Rủi ro tiêu biểu trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng có thể làm sụp đổ một Ngân hàng và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân, mà biểu hiện cao nhất của rủi ro tín dụng là nợ quá hạn. Đây là vấn đề làm đau đầu và nhức nhối nhất của các nhà quản lý Ngân hàng cũng như những người hoạch định chính sách phát triển kinh tế . Nợ quá hạn đã trở thành vấn đề trung tâm cho các nhà quản trị Ngân hàng; song lại không thể giải quyết vấn đề này trong ngày một ngày hai mà Ngân hàng phải tiến hành xây dựng một hệ thống chính sách đầy đủ, đồng nhất, hiệu quả để giải quyết triệt để vấn đề này. Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của nợ quá hạn đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng đã rất chú trọng đến công tác quản lý nợ quá hạn.Nhưng do tính chất phức tạp của hoạt động tín dụng cũng như nợ quá hạn nên còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu.Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề nan giải này tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề của mình với đề tài:” Giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng Hà Nội” Kết cấu bài viết gồm 3 phần: Chương I:Tổng quan về nợ quá hạn của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng . Chương III: Giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn Do vấn đề nghiên cứu rộng, phức tạp, thời gian nghiên cứu ngắn, năng lực của bản thân còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những khiếm khuyết.Vì vậy, em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bất kỳ ai quan tâm đến vấn đề này để bài viết đựoc hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của ban Giám đốc chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng đã tạo điều kiện cho được thực tập tại chi nhánh trong suốt thời gian qua, các cán bộ phòng tín dụng đã giúp em hiểu biết thêm thực tế và quy trình nghiệp vụ tín dụng. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính đặc biệt là thầy GS.PTS.Vũ Duy Hào đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp . CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển. 1.1.1.Lịch sử hình thành` Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng thưong mại gắn liền cới quá trình phát triển xuất nền sản xuất hàng hoá. nền sản xuất hàng hóa phát triển thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các ngân hàng thương mại và đồng thời sự phát triển của các ngân hàng thương mại lại là dồng lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Do việc lưu hành những dông tiền riêng của mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ kết hợp với thưong mại và giao lưu quốc tế đã làm xuất hiện nhu cầu đổi tiền.Trước tình hình đó các thương gia và các chủ tiện vàng nhận thấy họ có thể kiếm được những món lời lớn thông qua hoạt đọng đổi tiền. Họ thực hiện hoạt đồng kinh doanh bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Các thương gia và chủ hiệu vàng này là những kẻ cho này nặng lãi hay nhà buôn tiền Những nhà buôn tiền này thưòng là người giầu có họ có két tốt dể cất giữ đảm bảo an toàn. Do yêu cầu cất trữ tiền của các lãnh chúa các nhà buôn …nhiều người làm nghề dổi tiền thực hiện buôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ. như cầu cất trữ hộ làm tăng thu nhập, tăng khả năng đa dạng hoá các loại tiền, tăng quy mô tài sản của những người kinh doạnh tiền tệ. Do vậy, cất trữ hộ là điều kiện tốt để thực hiện quá trình thanh toán hô. Lúc đầu những nhà buôn tiền đã dùng vốn tự có để cho vay. Nhưng hoạt động này không kéo dài, thông qua thực tiễn họ nhận thấy thường xuyên có những người gửi tiền và có người lấy tiền ra, song tất cả người gửi tiền không rút tiền cùng một lúc đã tạo ra số dư thường xuyên trong két.Do tính vô danh của tiền, nhà buôn tiền có thể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi để cho vay .Hoạt động này làm thay đổi căn bản hoạt động của nhà buôn tiền - kẻ cho vay nặng lãi thành nhà buôn tiền - ngân hàng. Hoạt động cho vay dựa trên tiền gửi của khách, tạo nên lợi nhuận lớn nên các ngân hàng đều tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho khách hàng hay cung cấp các tiện ích khác nhau cho khách hàng. Như vậy,Trong xã hội luôn có một số người có thu nhập cao không tiêu dùng hết tạo ra tiền nhàn rỗi nên họ có nhu cầu đầu tư sinh lời, nhưng ngược lại họ không có vốn. Hai nhu cầu này gặp nhau đã tạo thành quan hệ tín dụng. Như vậy, hoạt động cho vay, thanh toán hộ và nhận tiền gửi đã xuất hiện từ rất lâu trong quá trình phát triển của xã hội và đến nay hoạt động này hầu như không thay đổi và được họi là “hoạt động ngân hàng”. 1.1.1.2.quá trình phát triển a. Ở trên thế giới. Các nghiệp vị đổi tiền, cho vay và các nghiệp vụ ngân hàng khác đã được thực hiện vào khoảng năm 2000 trước công nguyên tại thành cổ Babylone.Các hoạt động ấy được thực hiện ngay tại các đền thờ ;trung tâm khu vực thương mại của thành phố.Các hoạt động nói trên được tiếp tục qua nhiều thế kỷ tại các nước ven biển Địa trung Hải và tại các đô thị lớn rải rác trên con đường tở lụa, nối liền Trung Đông và Trung Hoa. Mãi đến đầu thế kỷ 15, mới có một cơ quan trên thế giới được xem như một Ngân hàng thực sự, theo quan niệm ngày nay, đó là Bancadi Barcelone vì cơ quan đó đã thực hiện phần lớn các nghiệp vụ của những Ngân hàng ngày nay: Thâu nhận, ký thác, cấp tín dụng (cho vay). Thâu và xuất Ngân cho khách hàng, giữ bảo vật cho khách hàng …. Từ thế kỷ 17 đên đầu thế kỷ 20: Hệ thống Ngân hàng phát triển mạnh ở các nứơc Châu Âu song song với cuộc cách mạng kỹ thuật, phát triển kinh tế và thưong mại. Các kỹ gia cần tìm nguồn vốn để lập các nhà máy lớn, các thưong gia cũng cần tìm vốn để lập những xí nghiệp thưong mại xuất nhập khẩu to lớn. Vì vậy, hệ thống Ngân hàng đã phát triển mạnh tại các quốc gia Châu Âu và tại các thuộc địa của họ. Từ thế kỷ 20 đến nay: Sau cuộc khủng hoảng 1929-1933, hầu hết các quốc gia hữu hoá cầu các Ngân hàng phát hành tiền hoặc quả lý phần lớn cổ phần của các Ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành trở thành NHTW giữ chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Hệ thống NHTM và các trung gian tài chính khác tập trung các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và chịu sự quản lý của NHTW b. Ở Việt Nam Khoảng giữa thế kỷ 19, khi nước ta trở thành thị trường độc chiếm của pháp, hoạt động kinh tế của người pháp phát triển rất rộng nên người pháp phải lập các Ngân hàng để hỗ trợ các hoạt động ấy. Lúc đầu có hai Ngân hàng pháp được thiết lập trụ sở chính tại chính quốc, chi nhánh đặt tại các đô thị lớn ở Việt Nam đó là Ngân hàng Đông Dương. Đây là cơ quan tài chính lớn nhất của chính quyền tài phiệt pháp.Ngoài độc quyền phát hành tiền tệ như một NHTW, Ngân hàng Đông Dương còn là một Ngân hàng kinh doanh thương mại lớn nhất. Ngân hàng thứ 2 của pháp là pháp Hoa Ngân hàng, được thành lập để hỗ trợ các việc giao dịch thương mại của Pháp, Đông Dương, Trung Quốc và một vài nước Á Đông . Đến 6/5/1951, Ngân hàng quốc gia Việt Nam mới chính thức được hình thành với nhiệm vụ chính: Quản lý việc phát hành giấy bạc và lưu thông tiền tệ, quản lý kho bạc nhà nước, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất lưu thông hàng hoá, quản lý hoạt động kinh doanh bằng biện pháp hành chính, quản lý ngoại hối và các giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã rút đi. Hệ thống Ngân hàng cả nước đã được hoà nhập và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đống vai trò là tổ chức duy nhất làm trung gian tài chính ngắn hạn trong tnước.Tinh độc quyền của hệ thống ngân hàng đã góp phần duy trì tình trạng tì trệ trong cá Ngân hàng, làm giảm vai trò trung gian tài chính hoạt động vì mục tiêu kinh tế. Năm 1988, Nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, hệ thống tài chính tiền tệ qua việc: Tách biệt chức năng quản lý hoạt động tiền tệ tín dụng với chức năng kinh doanh tiền tệ, đa dạng hoá các loại hình Ngân hàng, từng bước xoá bỏ độc quyền chuyển sang cạnh tranh có quản lý của nhà nước. Hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam được hoạt động theo mô hình hai cấp: NHTW và NHTM.NHTW thực hiện chức năng phát hành tiền và NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ . 1.1.2.khái niêm và phân loại ngân hàng thương mại. 1.1.2.1. khái niệm. NHTM là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế.Tổng tài sản luôn luôn có khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Có nhiều khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại: Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thưòng xưyên nhận của công chúng dưói hình thức ký thác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Hoa Kỳ:NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ :NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác dể cho vay hay tài trợ và đầu tư. Ở Thổ Nhĩ Kỳ: NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác. b. Ở Việt Nam. Theo pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ban hành T5/1990: đã ghi: ”NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để cho vay, thưc hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Như vậy, Tuy có những quan điểm khác nhau nhưng các NHTM đều có các đặc trưng sau: -Thứ nhất: NHTM là một tổ chức được nhận ký thác của công chúng với trách nhiệm hoàn trả . -Thứ hai: NHTM là một tổ chức đựợc phép dùng ký thác của công chúng để cho vay, chiết khấu thực hiện dịch vụ tài chính khác. 1.1.2.2.Phân loại. a.Chia theo hình thức sở hữu: *Ngân hàng sở hữu tư nhân : Là Ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn của cá nhân. Ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động trong từng địa phương. Chủ Ngân hàng thưòng rất am hiểu về người vay, vì vậy hạn chế đựợc sự lừa đảo của khách hàng. *Ngân hàng sở hữu của các cổ đông( ngân hàng cổ phần): Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hanh cổ phiếu. Các Ngân hàng này thường có phạm vi hoạt động rộng, hoạt động đa năng, có nhiều chi nhánh hoặc công ty con. *Ngân hàng sở hữu nhà nước : Đây là loại Ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước được cấp có thể là Nhà nước TW hoặc tỉnh, thành phố. Các Ngân hàng này đựơc thành lập nhằm thực hiên một số mục tiêu nhất định thường là do chinh sách của chính quyền TW hoặc địa phương. *Ngân hàng liên doanh: Ngân hàng này được hình thành dựa trên vốn góp của hai hoặc nhiều bên ,thường là giữa Ngân hàng trong nước với Ngân hàng nước ngoài để tận dụng ưu thế của nhau. b.Chia theo tinh chất hoạt động *Tính chất đơn năng : Loại Ngân hàng này chỉ tập trung cung cấp một số dịch vụ Ngân hàng. Ví dụ như chỉ cho vay đối với xây dựng cở bản, hoặc đối với Nhà nước. *Tính chất đa năng : Là Ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ Ngân hàng cho mọi đối tượng. Đây là xu hướng hoạt động chủ yếu hiện nay của các NHTM. Tính đa năng sẽ giúp Ngân hàng tăng thu nhập và hạn chế rủi ro. c.Chia theo cơ cấu tổ chức. *Ngân hàng công ty và ngân hàng không sở hữu công ty. +Ngân hàng công ty: Là Ngân hàng nắm giữ phần lớn vốn của công ty, cho phép Ngân hàng được quyền tham gia quyết định các hoạt động cơ bản của công ty. +Ngân hàng không sở hữu công ty: Có thể do vốn nhỏ hoặc quy định của luật không cho phép hoặc do bị cấm trong việc đưa ra các dịch vụ tài chính . *Ngân hàng đơn nhất và ngân hàng có chi nhánh: +Ngân hàng đơn nhất: Được hiểu là Ngân hàng không có chi nhánh, tức là các dịch vụ Ngân hàng chỉ do một hội sở Ngân hàng cung cấp. +Ngân hàng có chí nhánh : Thường là Nhà nước gân hàng có vốn tương đối lớn, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng thông qua nhiêù đơn vị Ngân hàng. 1.1.3.Chức năng của Ngân hàng thưong mại 1.1.3.1.Trung gian tài chính. Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển .Trung gian tài chính là hoạt động “cầu nối giữa cung và cầu trong xã hội, khơi nguồn vốn từ những người có thể vì lý do gì đó không dùng nó để sinh lợi sang những người có ý muốn dùng nó để sinh lợi. Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay. Mặt khác, trên cơ sở vốn đã huy động được, Ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng … của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, NHTM vừa là ngưòi đi vay vừa là người cho vay hay nói cách khác, nghiệp vụ tín dụng của NHTM là đi vay để cho vay. 1.1.3.2.Tạo phưong tiện thanh toán. Ban đầu, các Ngân hàng thợ vàng tạo phưong tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do Ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phưong tiện thanh toán mở rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Như vậy, các Ngân hàng thợ vàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại đang nắm giữ.Với ưu thế dần dần tiền giấy của Ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm hương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ, nó trở thành tiền giấy. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua Ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có đuợc số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán,họ có thể chi trả để có được hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu. Khi ngân hàng cho vay số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng hoá và dịch vụ.Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng ), các Ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo M1). 1.1.3.3.Trung gian thanh toán. Trong NHTM, chức năng trung gian thanh toán gắn bó chặt chẽ với chức năng trung gian tín dụng: Ngân hàng dùng số tiền gửi của người này để cho người khác vay. Xuất phát từ chức năng là ngưòi thủ quỹ của các doanh nghiệp, Ngân hàng có đủ điều kiện để thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự uỷ nhiệm của khách hàng. Khi các khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng, họ sẽ được bảo đảm an toàn trong việc cất giữ tiền và tổ chức thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiên lợi, nhất là đối với khoản thanh toán có giá trị lớn, ở địa phưong, mà khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém, khó khăn và không an toàn. Ngày nay, hoạt động thanh toán của Ngân hàng phát triển : Rất đa dạng nó không chỉ là trung gian thanh toán truyền thống như trước mà còn quản lý các phương tiện thanh toán ngày càng hiện đại và phong phú Như : thanh toán bằng séc, thanh toán bù trừ, thực hiện thanh toán liên ngân hang, UNC, UNT …Đã làm tăng hiệu quả của hoạt động Ngân hàng. 1.1.4.Hoạt động tín dụng ngân hàng. 1.1.4.1.khái niệm. Hoạt động tín dụng đã xuất hiện từ khi xã hội có sự phân công lao động, sản xuất và trao đổi hàng hoá. Trong quá trrình trao đổi hàng hoá đã hình thành những sự kiện nợ nần lẫn nhau, phát sinh quan hệ vay mượn để thanh toán . Hiểu theo nghĩa hẹp: Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị dôi ra ngày gọi là lợi tức tín dụng. Theo nghĩa hẹp: Quan hệ tín dụng gồm hai mặt huy động vốn và cho vay. Đối với một NHTM, tín dụng có nghĩa là sự cho vay hay ứng trước tiền cho người thực hiện. Bản thân Ngân hàng là ngưòi cho vay còn người đi vay là những loại khách hàng khác nhau của Ngân hàng. Giá Ngân hàng ấn định cho khách hàng khi đi vay là lợi tức hoặc tiền hoa hồng mà họ phải trả trong suốt thời gian tồn tại khoản ứng trước. 1.1.4.2.Phân loại tín dụng. a.Căn cứ vào thời hạn tín dụng. -Tín dụng ngắn hạn:Là các khoản vay không quá 12 t. -Tín dụng trung hạn :Có thời hạn từ 1 năm dến 5 năm . -Tín dụng dài hạn:có thời hạn 5 năm đến vài chục năm và dài hơn nữa. b.Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn. -Tín dụng trực tiếp: Thể hiện quan hệ chuyển nhưọng vốn trực tiếp từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn. Bằng cách đó người cho vay trực tiếp hưởng lợi nhuận cũng như chịu rủi ro từ khoản vốn đầu tư của mình. -Tín dụng gián tiếp: Là quan hệ chuyển nhưọng vốn gián tiếp từ người sở hữu vốn dến người sử dụng vốn thông qua các trung gian tài chính. các trung gian tài chính ở đây là tổ chức huy dộng vốn, tập trung các khoản vốn nhàn rỗi, lẻ tẻ của những ngưòi tiết kiệm để tiến hành đầu tư vào các chủ thể có nhu cầu về vốn. c.Căn cứ vào đối tượng tín dụng. -Tín dụng vốn lưu dộng :Là loại tín dụng được cung cấp hình thành vốn lưu dộng của Doanh nghiệp hay cho vay để bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. -Tín dụng vốn cố định:Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn cố định của Doanh nghiệp. d.Căn cứ vào tài sản đảm bảo. -Tín dụng có tài sản đảm bảo: Là hình thức tín dụng mà người nhận tín dụng cam kết về việc dùng tài sản đảm bảo để cam kết cho khoản tín dụng mà mình đang sử dụng hoặc khả năng trả nợ của ngửòi thứ 3 để trả nợ cho Ngân hàng. -Tín dụng không có tài sản đảm bảo: Thường áp dụng đối với những khách hàng có uy tín hoạt động tốt tốt và có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ Hoặc các khoản cho vay theo chỉ thị có sự bảo lãnh bằng uy tín của bên thứ ba như chính phủ hay các tổ chức đoàn thể chính trị,xã hội… e.Căn cứ theo rủi ro. Cách phân loại này giúp Ngân hàng thường xưyên đánh giá lại tính an toàn của các khoản tín dụng, để trích lập dự phòng tổn thất kịp thời.Bao gồm: *Tín dụng lành mạnh:Là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao. *Tín dụng có vấn đề: Là các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, khách hàng trì hoãn do thiên tai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính. *Nợ quá hạn có khả năng thu hồi cao: Là các khoản nợ quá hạn với thời hạn ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn. *Nợ quá hạn khó đòi: Là khoản nợ quá hạn quá lâu ,khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm gía, khách hàng chây ỳ không trả nợ. 1.1.4.3.Nguyên tắc tín dụng cơ bản. a.Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định: Ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển. b.Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích thoả thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của Ngân hàng cấp trên. c.Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả: Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ Ngân hàng. Các khoản tài trợ của Ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay. Trong trường hợp xét thây kém an toàn, Ngân hàng đòi hỏi ngưòi vay phải có tài sản đảm khi vay. 1.1.4.4.Vai trò của hoạt động tín dụng. a. Đối với người đi vay. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, nhu cầu vốn luôn là vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết của Doanh nghiệp. Do nguồn vốn tự có của Doanh nghiệp luôn nhỏ hơn nhu cầu sử dụng vốn.Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ kênh cung cấp vốn, nhưng tín dụng Ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho những người thiếu vốn, nhất là khi thị trường tài chính chưa phát triển như hiện nay ở nước ta.Trong tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp thì nguồn vốn huy động từ Ngân hàng chiêm một tỷ trọng rất lớn so với nguồn vốn tự có của Doanh nghiệp. Hoạt động tín dụng ngày càng phát triển và trở thành hoạt động không thể thiếu đối với quá trình ngày càng vận động nhanh chóng của nền kinh tế. Tín dụng Ngân hàng trở thành kênh cung cấp vốn cho những nhu cầu sử dụng vốn một cách nhanh nhất có thể; giảm chi phí, công sức và thời gian cho việc bản thân tự đi tìm kiếm nguồn vốn tự huy động. Ngày nay hoạt động Ngân hàng rất phát triển ,người đi vay có thể tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng ở mọi nơi, mọi lúc và các phương thức thanh toán cũng đa dạng phong phú, giúp họ có thể chớp được những cơ hội kinh doanh khi cần thiết. Hơn nữa, nguồn vốn của Ngân hàng luôn sẵn có, rất rẻ và rất linh hoạt, có thể đáp ứng nhu cầu vốn lớn và dài hạn cho khách hàng. Như vậy, hoạt động tín dụng Ngân hàng giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả hơn vì khi đi vay khách hàng không những phải thanh toán tiền gốc mà còn phải chịu sự kiểm tra giám sát của Ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. b. Đối với ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản nhất của NHTM. Đây là là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục nhất và đồng thời mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng. Nhưng đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Do đó, việc hạn chế và nâng cao chất lượng tín dụng là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động Ngân hàng. Tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối lại vốn đó đưới hình thức cho vay để bổ sung vốn cho các Doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức kinh tế nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Ngoài ra, vốn tín dụng còn là nguồn vốn quan trọng trong lĩnh vực vốn cố định. Thông qua hoạt động tín dụng Ngân hàng có thể mở rộng mối quan hệ với khách hàng lâu năm, tìm kiếm thêm khách hàng, mở rộng thêm các loại hình kinh doanh khác như: Chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh…Từ đó, có thể nâng cao vị thế, uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng với đối thủ cạnh tranh . Do đó, ngày nay Ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh và nâng cao vị thế của Ngân hàng mình. c. đối với nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng.Từ đó, đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các đơn vị kinh tế. Điều nay sẽ làm giảm đươc khối lượng giấy bạc trong lưu thông,làm giảm chi phí lưu thông giấy bạc Ngân hàng, đồng thời cho phép nhà nước điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế. Do đó, tín dụng còn được coi là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến lược hoạch định phát triển kinh tế. Thông qua việc thực hiện nghiệp vụ giữ tiền và thanh toán hộ trong nền kinh tế tín dụng còn có thể phản ánh và kiểm soat quá trình phân phối sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế. Như vậy: Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế . Tín dụng thực hiện điều hoà vốn từ nơi chưa có nhu cầu sử dụng sang nơi có nhu cầu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh; thúc đẩy sản xuất và lưu thông phát triển, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng. Tín dụng Ngân hàng còn là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy quá trình hình thành và mở rộng các quan hệ giao lưu kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư vốn ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. 1.2.Nợ qúa hạn của ngân hàng thương mại. 1.2.1.khái niệm. Tín dụng là hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho khách hàng, đây là hoạt động quan trọng nhất và có quy mô lớn nhất trong cơ cấu tài sản của NHTM, và đồng thời cũng là hoạt động sinh thời lớn nhất của NHTM. Nhưng rủi ro mà nó mang lại là lớn nhất. Khi xuất hiện rủi ro đồng nghĩa với việc Ngân hàng không thu đựoc nợ. Do đó, việc phát sinh nợ quá hạn là điều khó có thể tránh khỏi. Để có thể phải đưa gia các giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn trước hết phải nghiên cứu thế nào là nợ quá hạn? Theo quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định rõ: ”Nợ qúa hạn trong kinh doanh của Ngân hàng là hiện tượng khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn mà đã cam kết trả trong khế ước vay trước đây.Nếu không được điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ thì số nợ đến hạn phả trả chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền trả chậm “. Như vậy, thực chất nợ quá hạn là khoản vay của khách hàng khi đến hạn thanh toán thoả thuận trên hợp đồng tín dụng không có khả năng trả nợ một phần gốc hoặc cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng. 1.2.2.Các dấu hiệu của khoản vay dẫn đến nợ quá hạn. 1.2.2.1.Các dấu hiệu nhận biết khoản vay có vấn đề. Các khoản vay không bao giờ bị giảm giá trị bất thình lình mà không có những bất thưòng báo trước. Đối với hầu hết các trưòng hợp một khởan vay đang xấu dần đi đều có những dấu hiệu báo trước là rắc rối sắp xẩy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết các khoản tín dụng có vấn đề: -Doanh nghiệp không kể ra được chính xác và đây đủ thông tin tài chính đặc biệt là thông tin về những món nợ ghi trong danh mục. -Những ước tính khả quan về khả năng sinh lời và nguồn ngân quỹ của Doanh nghiệp không mấy khả quan. -Doanh nghiệp muốn mở rộng điều hành kinh doanh quá nhanh và quá tin vào luợng mua bán hàng hoá tăng sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề của Doanh nghiệp. -Doanh nghiệp luôn có những quyết định tức thì và luôn luôn vội vã trong hoạt động sản xuất kinh doanh . -Doanh nghiệp bị các chủ nợ khác xem như là “châm trả”. -Sự xuất hiện của các chủ nợ giấu mặt và hỏi dò nhiều các chủ nợ khác. -Quan tâm đến các công ty tài chính chỉ được miêu tả bằng những thuật ngữ mơ hồ ngoại trừ doanh nghiệp chính của ngân hàng. Những công ty này dường như là những công ty đầu cơ hay có thể liên quan đến đầu cơ . -Lưỡng lự khi cho phép cán bộ tín dụng đi thăm cơ sở sản xuất kinh doanh . -Tính khả thi của dự án thấp sản phẩm làm ra có dấu hiệu bão hoà. -Sử dụng vốn sai mục đích :kinh doanh không đúng đối tượng, cho vay khi chưa đến hạn trả nợ hoặc sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn. -Cố trì hoãn nộp báo cáo tài chính cho Ngân hàng, có biểu hiện thiếu thiện trí trong mối quan hệ hợp tác với Ngân hàng như: lẩn tránh, gây chậm trễ. -Hoạt động sản xuất kinh doanh có biểu hiện không lành mạnh, mất uy tín với bạn hàng, nhà tài trợ, nợ thuế, nợ tiền hàng tăng, giá cổ phiếu thay đổi bất lợi. 1.2.2.2.Các thông tin lừa đảo. Các báo cáo tài chính không được kiểm toán, bỏ qua các khoản muc nhất định hoặc chứa các thông tin sai không phải là điều bất thường Theo thường lệ, điều này có thể do một sự sơ xuất hoặc do sự thiếu hiểu biết của các Doanh nghiệp về các thủ tục đối với việc hoàn chỉnh một báo cáo tài chính .Trong một vài trưòng hợp, việc diễn tả sai có chủ ý nhằm đánh lừa cán bộ tín dụng để có được một quyết định cho vay đáng lẽ đáng lẽ không nên có. Đây có thể là một sự._. lừa đảo của Doanh nghiệp để giành lấy khoản vốn vào một nhu cầu cấp bách mặc dù Doanh nghiệp cũng có ý định hoàn trả vốn này. Nếu có ý định lừa đảo và khoản vốn đã được giải ngân thì dường như Ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất. 1.2.2.3.Con nợ không hợp tác. Mối quan hệ hợp tác sự thẳng thắn và lòng tin tưởng lẫn giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp làm tăng thêm chất lượng và khả năng hoạt động của khoản vay. Nếu mối quan hệ này xấu đi và Doanh nghiệp không chịu hợp tác sẽ gây nên những tổn hại đến chất lượng khoản vay và là dấu hiệu cho biết rằng khoản vay đang có vấn đề. Con nợ không chịu hợp tác rõ ràng có thể do không cung cấpđược những thông tin tài chính của Doanh nghiệp.Việc Doanh nghiệp không cung cấp được những báo cáo tài chính hay cung cấp những báo cáo chất lượng kém sẽ chứng tỏ Doanh nghiệp đang dấu diếm tình trạng tài chính của mình. Dù lý do gì đi chăng nữa, khi bên nợ lưỡng lự hay không cung cấp đầy đủ thông tin tài chính cho phia Ngân hàng khi cần thiết đều là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm. 1.2.2.4.Sự biến mất hay xuống giá của tài sản thế chấp. Nói chung, Ngân hàng thường coi những khoản cho vay có được đảm bảo có chất lượng cao hơn những khoản vay không đươc đảm bảo. Bởi vì, Ngân hàng giữ quyền bảo đảm vật thế chấp có thể đổi thành tiền mặt để bù đắp cho khoản vay. Tuy nhiên ,các khoản vay được bảo đảm cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Khi bắt đầu khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp thì khoản cho vay chỉ thực sự được bảo đảm nếu tài sản này được xác định đúng giá trị và đảm bảo bán có đủ tiền chi trả cho khoản vay. Nếu hàng hoá tồn kho biến mất, cho dù nó là những vật liệu thô hay là thành phẩm thì việc đó đều gây rắc rối cho Ngân hàng. Khi đó, không những tài sản cầm cố, thế chấp biến mất mà Doanh nghiệp còn mất cả nguồn để hoàn trả. Trường hợp này chắc chắn do Doanh nghiệp thiếu trung thực và phải xem là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. 1.2.2.5.Các yếu tố khác. Một vài yếu tố khác báo hiệu sự xuống cấp của các khoản vay. Hầu hết đó là những yếu tố Doanh nghiệp không thể kiểm soát được một phần: ”Những yếu tố này bao gồm các vấn đề về hôn nhân, tình cảm, bệnh tận và sự qua đời của chủ doanh nghiệp, các trường hợp bất khả kháng và gây tổn thương cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.” Sự qua đời hay bệnh tật kéo dài của chủ Doanh nghiệp có thể gây ra những vấn đề hệ trọng, đặc biệt trong những trường hợp sự quản lý của Doanh nghiệp yếu kém.Việc sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ ngừng sinh lời do thiếu sự quản lý, chí phí lao động sẽ tăng lên, và có khi phải thanh lý hoạt động kinh doanh buôn bán của Doanh nghiệp. Nhiều khoản cho vay là những khoản có vấn đề do các trường hợp bất khả kháng hay thiên tai như: Hoả hoạn, lũ lụt, mưa đá ,gió bão. Những yếu tố này gây mất thu nhập thường xuyên cho Doanh nghiệp và chắc chắn phải chi tiêu nhiều để tái tạo lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Những biến động về kinh tế chinh trị, xã hội sẽ dẫn đến môi trường xã hội, môi trưòng kinh tế bất ổn định, đây là bất lợi cho các chủ thể kinh doanh. Như vậy, cũng có nghĩa là tạo điều kiện nảy sinh rủi ro tín dụng dẫn đến nợ quá hạn. 1.2.3.Phân loại nợ quá hạn. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của quá trinh hoạt động tín dụng của các NHTM. Báo hiệu rủi ro mất mát đối vơi Ngân hàng và khách hàng. Nợ qúa hạn có nhiều cách phân loại khác nhau, mỗi loại phản ánh mức độ rủi ro tín dụng ở góc độ khác nhau. Việc phân loại nợ quá hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đề ra các biện pháp xử lý thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.Tuỳ theo mục đích có thể lừa chọn các tiêu thức phân loại tương ứng: 1.2.3.1.Căn cứ vào thời gian. Theo quyết định 493-NHNN mới sửa đổi năm 2005 thì nợ quá hạn được chia thành 5 nhóm sau: a.Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) là các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. b.Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. c.Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. d.Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. e.Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn lớn hơn 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý, Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. 1.2.3.2.Căn cứ vào khả năng thu hồi. a.Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Là các khoản nợ đến ngày đáo hạn mà người vay chưa trả được nợ cho Ngân hàng nhưng khả năng hoàn trả cao. Con nợ thường là những cá nhân, tổ chức làm ăn có hiệu quả, có khả năng tài chính và vị thế trên thị trường. Nhưng do những nguyên nhân ngoài dự tính làm chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra tại thời điểm thanh toán đã thoả thuận trong khế ước làm phát sinh nợ quá hạn. b.Nợ khó đòi: Là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ hạn gia nợ mà con nợ không có khả năng hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng,Trong trường hợp này con nợ thưòng làm ăn kém hiệu quả, khả năng sinh lời không cao hay cố tình trì hoãn trả nợ cho Ngân hàng. Khả năng thu hồi khoản nợ này là thấp và quá trình thu hồi thường khó khăn phức tạp. Để thu được nợ đòi hỏi Ngân hàng phải tốn nhiều công sức, chi phí và vận dụng nhiều biện pháp khác nhau. c.Nợ qúa hạn không có khả năng thu hồi: Là khoản nợ quá hạn đã sử dụng nhiều biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được toàn bộ hày một phần nợ gốc. Con nợ không có nguồn để trả nợ cho Ngân hàng ở hiện tại cũng như tưong lai. Những khoản cho vay này Ngân hàng có thể mất trắng. 1.2.3.3.Căn cứ vào nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. a.Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan. Là những khoản nợ quá hạn đến ngày đáo hạn mà người vay không có khả năng hoàn trả do các yếu tố bên ngoài tác động: Thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn… b.Nợ qúa hạn do khách hàng: Là các khoản nợ vay đến hạn không có khả năng hoàn trả vốn vay do làm ăn kém hiệu quả cố tình chầy ỳ hay lừa đảo khách hàng. c.Nợ quá hạn do ngân hàng: Là những khoản nợ đến ngày đáo hạn mà người vay không trả được nợ cho Ngân hàng do một số nguyên nhân về phía Ngân hàng :Năng lực cán bộ yếu kém, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng hay chính sách tín dụng không phù hợp. 1.2.3.4.Căn cứ vào tài sản đảm bảo : a.Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo b.Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo không còn đối tượng để thu hồi c.Nợ qúa hạn không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn tồn tại và đang hoạt động. 1.2.3.5.Căn cứ vào thành phần kinh tế. a.Nợ qúa hạn của cá nhân. b.Nợ quá hạn của các doanh nghiệp. c.Nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 1.2.3.6.Căn cứ vào bản tệ. -Nợ quá hạn bằng ngoại tệ. -Nợ quá hạn bằng nội tệ. 1.2.3.7.Căn cứ vào mục đích sử dụng. -Nợ quá hạn của món vay thương mại -Nợ quá hạn của món vay theo kế hoạch nhà nước. 1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn. 1.2.4.1.Tỷ lệ nợ có vấn đề . Nợ có vấn đề là khoản vay chưa đến hạn ,chưa được coi là nợ quá hạn ,xong trong quá trình theo dõi nhân viên Ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh và có nguy cơ trở thành nợ quá hạn . Tỷ lệ nợ có vấn đề phản ánh mức độ rủi ro của những khoản vay .Tỷ lệ này càng lớn thì các khoản vay có khả năng trở thành nợ quá hạn càng cao. Tỷ lệ có vấn đề =Nợ có vấn đề /Tổng dư nợ*100 1.2.4.2.Tỷ lệ nợ quá hạn. Nợ qúa hạn là các khoản nợ đã đến ngày đáo hạn nhưng con nợ không có khả năng thanh toán .Dư nợ quá hạn của Ngân hàng phản ánh toàn bộ các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn=Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ quá hạn*100 Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro các khoản tín dụng của Ngân hàng.Tỷ lệ này cho biết bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà Ngân hàng không thể thu hồi khi Ngân hàng bỏ ra 100 đvtt .Ngân hàng được xem có hoạt động tín dụng yếu kém, nếu tỷ lệ này >7% và nếu chỉ tiêu này lớn hơn 3% và nhỏ hơn < 5% thi hoạt động của Ngân hàng nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước, nếu tỷ lệ này < 3% thì ngân hàng được đánh giá là có nghiệp vụ tín dụng tốt ,chất lượng cho vay cao. 1.2.4.3.Tỷ lệ nợ khó đòi. Nợ khó đòi là các khoản nợ vay đã quá hạn và khả năng thu hồi là rất thấp .Tỷ lệ nợ khó đòi là dấu hiệu trực tiếp cho biết nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay. Tỷ lệ nợ khó đòi = Dư nợ qúa hạn trên 360 ngày / Tổng dư nợ quá hạn*100 Tỷ lệ này cho biết bao nhiêu đvtt khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi khi Ngân hàng bỏ ra 100 đvtt.Tỷ lệ này càng lớn thì nguy cơ mất khả năng thanh toán của Ngân hàng có thể xảy ra. 1.2.5.Tác hại và sự cần thiết phải hạn chế nợ quá hạn. 1.2.5.1.Tác hại của nợ quá hạn. a. Đối với khách hàng. *Kéo dài thời gian luân chuyển vốn: Trong nền kinh tế thị trường hầu hết các Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng là chủ yếu, nếu Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn quá cao sẽ làm giảm khả năng cung ứng vốn cho các Doanh nghiệp kinh doanh.Do Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ quá hạn và đồng thời làm cho mối quan hệ giữa người vay và Ngân hàng xấu đi, có thể dẫn đến tình trạng phá sản của Doanh nghiệp. *Khi khoản vay của khách hàng đến kỳ hạn nợ mà khách hàng chưa có khả năng thanh toán thì khoản vay này sẽ bị chuỷên sang nợ quá hạn và đồng thời khách hàng phải chịu thêm lãi suất quá hạn, lãi suất này được quyết định bằng 150% mức lãi suất cho vay. Như vậy, Nợ quá hạn sẽ làm tăng chi phí cho các khoản vay của khách hàng. *Việc phát sinh nợ qúa hạn làm giảm uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng : Trong quá trình sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp luôn muốn tạo hình ảnh tốt của mình trong mối quan hệ với Ngân hàng vì nguồn vốn tự có của mình không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, nguồn vốn huy động từ Ngân hàng thường rẻ hơn và hiệu quả cao hơn. Nợ quá hạn phát sinh là dấu hiệu hoạt đông kinh doanh kém hiệu quả của Doanh nghiệp, làm uy tín của Doanh nghiệp giảm sút. Đối tác kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ do dự khi thiết lập mối quan hệ kinh tế với Doanh nghiệp.Việc vay vốn tại các Ngân hàng cũng trở lên khó khăn hơn .Các chủ nợ Doanh nghiệp đổ xô tới đòi nợ, điều này có thể làm Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và đi đến phá sản. b. Đối với ngân hàng. *Nợ quá hạn làm giảm lời nhuận của Ngân hàng :phần lớn lợi nhuận của Ngân hàng có đươc do thực hiện các hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngân hàng thực hiện huy động vốn để cho vay với lãi suất cao hơn, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và cho vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.Do vậy, một khoản cho vay không thu hồi được nợ, sẽ làm tăng tài sản đóng băng trong Ngân hàng làm thu nhập của Ngân hàng giảm xuống và chí phí huy động vốn tăng thêm. Mặt khác, khi tổng dư nợ chuyển sang nợ quá hạn Ngân hàng còn phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn . *Nợ qúa hạn làm giảm khả năng thanh toán : Vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ chiếm khoảng 7% tổng nguồn vốn kinh doanh, còn lại hầu hết nguồn vốn có đựơc do huy động từ các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế và Ngân hàng phải mất chi phí cho những khoản huy động này.Hơn nữa, Ngân hàng còn có nghĩa vụ thanh toán cho các khoản tiền gửi của khách hàng, kể cả khi những khoản tiền gửi này chưa đến hạn thanh toán . Nếu tỷ lệ nợ quá hạn tăng quá cao có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng. Nếu người gửi tiền bắt được dấu hiệu này sẽ ồ ạt đến rút tiền có thể đẩy Ngân hàng đến bờ vực phá sản. *Nợ quá hạn làm giảm uy tín của Ngân hàng: Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu dựa trên nguồn vốn huy động, nên tỷ lệ nợ qúa hạn tăng cao sẽ làm giảm nguồn vốn huy động. Hay nói cách khác chất lượng tín dụng của Ngân hàng không tốt sẽ làm mất lòng tin của những người gửi tiền, khách hàng không còn tin tưởng vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín của Ngân hàng. *Nợ quá hạn làm tăng chi phí cho Ngân hàng: Khi nợ quá hạn phát sinh Ngân hàng sẽ phải thực hiện rà soát, kiểm tra lại khoản vay hoặc tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo…tất cả những điều này đều làm tăng chi phi cho Ngân hàng. Như vậy, nợ quá hạn gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, Ngân hàng có thể sẽ bị phá sản nếu khách hàng ồ ạt đến rút tiền. c. Đối với nền kinh tế. Hoạt động của Ngân hàng là hoạt động có tính xã hội hoá cao và mang tính nhạy cảm rất lớn.Chỉ cần một tổn thương nhỏ trong hoạt động Ngân hàng cũng có tác động đến quá trình điều hành nền kinh tế. *Nợ quá hạn ảnh hưởng đển quá trình tái sản xuất : Khi nợ quá hạn phát sinh làm cho vốn ùn tắc, thời gian luân chuyển vốn tăng lên dẫn đến tình trạng trì trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm tốc độ tăng truởng của nền kinh tế. *Nợ quá hạn gây sức ép nên lạm phát: Nợ quá hạn tăng cao làm tăng nguồn vốn bị đóng băng trong nền kinh tế, sẽ gây ra tình trạng nguồn vốn khan hiếm giả tạo. Khi đó, nhu cầu tăng cung tiền cho đầu tư phát triển sản xuất sẽ đẩy mạnh lạm phát trong nền kinh tế tăng cao. *Nợ quá hạn dẫn đến tình trạng khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ Ngân hàng, khủng hoảng nền kinh tế: Ngân hàng được coi như một cơ quan đầu não của nền kinh tế, bởi Ngân hàng là nguồn chủ yếu huy động, cung cấp vốn và khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế. Cho nên, hoạt động Ngân hàng có tính nan chuyền rất lớn, bất kỳ một sự thay đổi nhỏ nào trong hoạt động ngân hàng cũng tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nợ quá hạn tăng cao nếu Ngân hàng không kịp thời có những giải pháp xử lý và hạn chế sẽ gây thua lỗ cho Ngân hàng. Ngân hàng kinh doanh thua lỗ sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng và dẫn đến tình trạng rút tiền ồ ạt của khách hàng. Khi đó, nguy cơ phá sản của Ngân hàng là không thể tránh khỏi. Sự phá sản của một Ngân hàng có thể sẽ kéo theo sự đổ vỡ của toàn bộ hệ thống Ngân hàng làm khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ ngân hàn, khủng hoảng nền kinh tế. 1.2.5.2.Sự cần thiết phải hạn chế nợ quá hạn. Nợ quá hạn gây ảnh hưởng rất xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, cũng như Ngân hàng và đồng thời nó con cản trở tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống Ngân hàng thương mại ngày càng tăng cao vượt mức giới hạn cho phép của Ngân hàng nhà nước. Tỷ lệ này đã làm cho hoạt động tín dụng trở nên thiếu lành mạnh, gây rủi ro, giảm tốc độ tru chuỷên của nguồn vốn, đe doạ khủng hoảng tài chính. Tỷ lệ nợ qúa hạn giảm đồng nghĩa với chất lượng tín dụng tăng, giảm thiểu rủi ro, tăng uy tín của Ngân hàng cũng như tăng nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn đây cũng là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, Các Ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu đưa ra các biện pháp quản lý, hạn chế và xử lý nợ quá hạn là hết sức cần thiết. 1.3.Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn 1.3.1.Nguyên nhân chủ quan. 1.3.1.1.Chính sách của Ngân hàng chưa phù hợp với sự biến động của thị trường . Để có chất lượng tín dụng tốt thì trước tiên Ngân hàng phải đưa ra một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, đúng đắn. Đây là điều cơ bản tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng xác định đúng phương hướng thực hiện nhiêm vụ của mình; Nếu một chính sách không nhất quán, không đồng nhất là nguyên nhân định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng và dẫn đến tình trạng cấp tín dụng sai đối tượng, thiếu hiệu quả. Đây là kẽ hở cho người vay và các đối tượng có ý định lừa đảo lợi dụng. 1.3.1.2.Do chất lượng đào tạo cán bộ . Chất luợng cán bộ kém không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, không đủ năng lực đánh giá một cách đầy đủ khoa học về dự án đầu tư dẫn đến xác định sai hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của người vay…Là nguyên nhân chất lượng tín dụng kém của Ngân hàng.Việc cán bộ tín dụng thiếu hiểu biết về hệ thống luật pháp, dẫn đến những quyết định cho vay không đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng khi có những tranh chấp xảy ra. 1.3.1.3. Đội ngũ cán bộ thiếu phẩm chất đạo đức. Sống trong môi trường “tiền bạc” nhiều cán bộ tín dụng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền; lợi dụng vị trí công tác quyền lực để tham ô,thông tin trục lợi ,hoặc tiếp tay cho khách hàng rút ruột Ngân hàng, thậm chí làm trái nguyên tắc đẩy tình trạng nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng tăng cao. Như vậy, một cán bộ tín dụng được coi là có chất lượng phải hội tụ đầy đủ hai yếu tố trình độ đào tạo và đạo đức nghề nghiệp. 1.3.1.4.Ngân hàng thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ chính xác kịp thời. Ngân hàng không có đầy đủ thông tin về khách hàng, do khách hàng cố tình che dấu, lập hồ sơ giả để tăng hiệu quả của dự án. Hoặc do các kênh thông tin của Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, khách hàng dẽ dàng che dấu lừa gạt cán bộ Ngân hàng. Như vậy, nếu Ngân hàng không điều tra kỹ tình hình thực tế hiệu quả của dự án thì sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm khi cho vay. 1.3.1.5.Một số nguyên nhân khác. Nếu Ngân hàng quá chú ý đến thu nhập mang lại từ khoản cho vay mà quên đi chất lượng của khoản vay có khả năng thu hồi nhanh hay không. Trong tình hình thực tế hiện nay, hoạt dộng của Ngân hàng rất phát triển sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng ngày càng mạnh mẽ hơn, khiến các Ngân hàng hạ thấp điều kiện tín dụng, it quan tâm đến mức độ rủi ro của khoản cho vay để có thể thu hút khách hàng một cách tối đa. Chính vì vậy, các khoản nợ qúa hạn của Ngân hàng hiện nay ngày càng gia tăng. Đôi khi Ngân hàng qúa quan tâm đến những tài sản thế chấp mà quên đi những nhân tố khác không kém quan trọng : Uy tín khách hàng, hiệu quả thẩm định dự án, kỳ hạn trả nợ. Đến khi khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ gốc cho Ngân hàng thì những tài sản cầm cố thế chấp đã không còn giá trị như ban đầu hay con nợ đã tẩu tán từ lâu. Kết quả là, Ngân hàng chỉ thu được một phần gốc hoặc mất cả gốc lẫn lãi. Các Ngân hàng không duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, nơi lỏng việc quản lý giám sát xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích như đã thoả thuận trong hợp đồng hay không. Đến khi phát hiện thì con nợ đã phá sản, vỡ nợ, mất khả năng thanh toán từ lâu. Hơn nữa, Ngân hàng chưa có hệ thống đo lường, phân loại rủi ro theo những tiêu chí nhất định như: phân loại theo cơ cấu khách hàng, địa bàn, ngành nghề…công tác quản lý con yếu kém, tính hiệu quả chưa cao, dẫn đến việc đánh giá các khoản tín dụng chưa chính xác.Vì vậy, Ngân hàng đóng vai trò quyết định đối với các khoản cho vay. 1.3.2.Nguyên nhân khách quan. 1.3.2.1.Nguyên nhân thuộc về khách hàng. a.Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Khách hàng sử dụng không đúng theo khế ước trên hợp đồng, vốn vay được sử dụng vào các hoạt động đầu tư rủi ro lớn; để đạt được mục đích của mình họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn của mình ứng phó với Ngân hàng như: cung cấp thông tin sai, mua chuộc cán bộ tín dụng. Đến khi hoạt động đầu tư này thất bại người vay sẽ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, Kết quả là, nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên. b.Khách hàng cố tình lừa đảo. Khách hàng cố tình xây dựng một bộ hồ sơ hoàn hảo, có kỳ vọng sẽ mang lại lọi nhuận tối đa trong tương lai để lừa gạt Ngân hàng, nhưng hiệu quả thực tế lại khác xa, khách hàng sử dụng tài sản thế chấp để vay nhiều nơi với tổng số tiền vay lớn hơn rất nhiều so vơi tài sản thế chấp; sử dụng vốn không đúng với lời khai trên đơn vay mượn; khi hoạt động kinh doanh có lãi họ vẫn không trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn; họ cố tình chây ỳ với hi vọng có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt; cũng có trường hợp khách hàng vay hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho Ngân hàng, sau khi đã tạo được lòng tin của mình đối vơi Ngân hàng thì sử dụng vốn vay vào muc đích khác. Nếu Ngân hàng không quản lý, giám sát, kiểm tra để phát hiện kịp thời ý định lừa đảo của khách hàng thì nguy cơ không thu hồi được nợ chắc chắn sẽ xẩy ra. c.Trình độ quản lý kinh doanh của khách hàng còn hạn chế. Mặc dù dự án đưa ra được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng do năng lực quản lý kinh doanh còn thấp dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả: Sản phẩm làm ra không bán được, không cạnh tranh được với những mặt hàng cùng loại trên thị trường …làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ, Doanh nghiệp không có nguồn để trả nợ Ngân hàng. d.Tính thích nghi không cao. Trong nền kinh tế thị để tồn tại và phát triển, các Doanh nghiệp không ngừng tăng cao khả năng của Doanh nghiệp mình với Doanh nghiệp khác cùng hoạt động trên thị trường. Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với thua lỗ và phá sản. Khi Doanh nghiệp không có những chiến lược lâu dài, hiệu quả, không xác định đúng nhu cầu của thị trường, cũng như không tranh thủ được cơ hội và không phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình thì chắc chắn Doanh nghiệp đó đã bị loại ra khỏi thị trường. Lúc đó, Doanh nghiệp sẽ không thanh toán được nợ cho Ngân hàng khi đến hạn. 1.3.2.2.Nguyên nhân thuộc về mồi trường. Đây là những nguyên nhân bất khả kháng nằm ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng và khách hàng. a.Môi trường kinh tế không ổn định: Những biến động bất thường của hoạt động kinh tế trên thị trường như sự thay đổi về lãi suất thị trường, tỷ giá hối đoái ,khủng hoảng tài chính…hay việc suy giảm một số ngành nghề kinh doanh làm ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường lao động .Những biến động này có thể gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế: Làm giá cả tăng, hoạt động sản xuất suy giảm, thất nghiệp cũng gia tăng là điều kiện lạm phát gia tăng. Do đó, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với Ngân hàng. b.Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều bất cập: Chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, còn chồng chéo và một số quyết định có nhiều kẽ hở đã tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo thực hiện ý đồ của mình. Điều này không những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nợ qúa hạn của Ngân hàng. cMôi trường tự nhiên. Đó là những biến động bất thường của thiên nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của con người: Như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn, mất mùa….những tai hoạ này xẩy ra sẽ tác động trực tiếp đến người vay, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của người vay. Nhiều người vay, với bản lĩnh của minh có khả năng dự báo thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn .Trong những trường hợp khác người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn cả gốc và lãi.Tuy nhiên, khi có tác động của những nguyên nhân này thiệt hại đối với người vay là rất năng nề và khả năng không hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi cho Ngân hàng là rất lớn. d.Môi trường chính trị. Môi trường chính trị là môt nhân tố rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế nói chung cung như hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng. Một đất nước với tình hình chính trị bất ổn thì khó có thể tập chung xây dựng phát triển kinh tế .Vì khi đó hoạt động đầu tư giảm, tích luỹ tăng, hoạt động sản xuất trì trệ gây lên tình trạng khan hiếm hàng hoá trên thị trường và đẩy giá cả hàng hoá trên thị trường tăng, đây là nguyên nhân gây lên sức ép lạm phát. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới xử lý nợ quá hạn. 1.4.1.Các nhân tố chủ quan. Hầu hết các Ngân hàng đều không muốn công khai tỷ lệ nợ quá hạn thực tế của mình. Dó đó, nhiều khoản nợ đã quá hạn khó có khả năng thu hồi nhưng Ngân hàng vẫn không có những biện pháp để giải quyết triệt để tình trạng trên ,có trường hợp con nợ đã phá sản và tẩu tán hết tài sản từ lâu Ngân hàng mới phát hiện. 1.4.1.1.Sự chậm chễ về thông tin. Ngân hàng không có sự kiểm tra, giám sát con nợ một cách thường xuyên hoạt động kinh doanh của khách hàng, khi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp có vấn đề nếu Ngân hàng không phát hiện ngay thì Ngân hàng khó có thể đưa ra một biện pháp giải quýêt triệt để tình trạng nơ qúa hạn phát sinh. 1.4.1.2.Quản lý yêú kém của Ngân hàng. Các biện pháp cưỡng chế mà Ngân hàng đưa ra chưa cứng rắn và thực sự hiệu quả . Điều này đã tạo điều kiện cho con nợ chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian trả nợ mặc dù con nợ vẫn có khả năng trả nợ. Dẫn đến quá trình xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng không hiệu quả, các khoản nợ qúa hạn của Ngân hàng vẫn ngày càng tăng cao. 1.4.1.3.Chi phí xử lý nợ quá hạn: Trong nhiều trường hợp chí phí mà Ngân hàng bỏ ra để xử lý, thu hồi các khoản nợ quá hạn tương đương với số tiền cho vay, thâm chí nhiều khoản nợ qúa hạn muốn thu hôi được Ngân hàng còn phải bỏ ra số chi phí lớn hơn số tiền mà con nợ đã vay. Nên đã gây khó khăn cho Ngân hàng trong viêc đưa ra các giải pháp kịp thời, dẫn đến việc xử lý nợ quá hạn bị trì trệ kéo dài. 1.4.2.Nhân tố khách quan. 1.4.2.1.Nhân tố thuộc về người vay. Đó là sự thật thà, thái độ của người vay đối với những khoản nợ.Trong trường hợp người vay có khả năng trả nợ và uy tín của người vay đối với Ngân hàng rất tốt thì Ngân hàng có thể tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội trả nợ bằng cách: Gia hạn nợ, giúp đỡ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp như tìm đầu ra cho sản phẩm hay Ngân hàng có thể cho vay thêm để phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.Trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ, hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp không có khả năng phục hồi …thì Ngân hàng phải nhanh chóng có những giải pháp thích hợp để thu hồi khoản vay càng sớm càng tốt. Khi cần thiết Ngân hàng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Như vậy, sự thành thật của người vay, thái độ đối với khoản nợ và ý muốn chi trả là các yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến các biện pháp mà Ngân hàng sẽ áp dụng, liên quan đến những khoản vay có vấn đề. Nếu người vay không thật thà, có bằng chứng lừa đảo hay quan hệ mập mờ, hoặc người vay không có ý thức rằng buộc chi trả khoản vay con đường duy nhất mà Ngân hàng có thể theo đuổi là xúc tiến việc thu ngân,bằng bất cứ biện pháp nào, với rủi ro ít nhất . Nếu người vay mất chí trong việc khôi phục thì Ngân hàng buộc phải thu ngân . Nhiều Ngân hàng khẳng định nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xử lý những khoản cho vay có vấn đề đang dẫn đến thiệt hại là tạo thái độ sẵn sàng chi trả của người vay và tạo ra bầu không khí tin tưởng lẫn nhau giữa Ngân hàng và người vay. Chỉ khi đó, thì cách thức khai thác thoả đáng mới được thực hiện . 1.4.2.2.Một số nhân tố khác. Trong một số trường hợp, việc xử lý ngoài phạm vi của toà án, sự sắp xếp các việc phải làm cần được những người liên quan chấp nhận. Một người phản đối duy nhất có thể làm cho kế hoạch không được thực hiện.Vì vậy, phải thuyết phục với các con nợ này rằng họ sẽ đựoc lợi bằng cách hợp tác với kế hoạch đề nghị của Ngân hàng hơn là hoạt động đơn phương. Pháp luật cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý các khoản nợ quá hạn. Một cán bộ tín dụng phải là người nắm rõ các điều khoản luật quy định, phải biết cách nắm bắt tâm lý của khách hàng, khi cần có thể cương quyết hoặc nới lỏng…thì mới có khả năng thu hồi các khoản nợ quá hạn một cách nhanh nhất.Hệ thống pháp luật nước ta con nhiều kẽ hở, đã tạo điều kiện cho những con nợ luồn, nách luật gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHNN & PTNT PHAN ĐÌNH PHÙNG 2.1.Khái quát chung về chi nhánh 2.1.1.Lịch sử hình thành. Cùng với quá trình phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, các thành phần kinh tế cũng ngày càng được mở rộng phong phú, đa dạng về hình thức cũng như mạng lưới hoạt động.Trong đó mạng lưới của ngành Ngân hàng cũng được mở rộng địa bàn hoạt động để phục vụ khách hàng một cách thuận lợi nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng một cách tối ưu nhất. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã liên tục thành lập thếm các chi nhánh mới.Trong đó, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNN&PTNT) Phan Đình Phùng. được thành lập năm 2003 đặt trụ sở tại 174 Phan Đình Phùng -Quận Ba Đình –Hà Nội, là thành viên của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.Chi nhánh NHNN&PTNN Phan Đình Phùng là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vừa kinh doanh trực tiếp như các thành viên khác, vừa đảm nhận chức năng trung tâm thanh toán nội tệ toàn quốc. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức. Chi nhánh NHNN & PTNT Phan Đình Phùng là một bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng của NHNN & PTNT Việt Nam với bộ máy bao gồm: + Phòng kinh doanh +Phòng kế toán +Phòng ngân qũy +Phòng hành chính 2.1.2.1.Phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh là mũi nhọn trong hoạt động Ngân hàng, nó có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh khai thác và chiếm lĩnh thị trường huy động mọi nguồn vốn nhàn rõi có thể huy động được từ các tổ chức kinh tế, các Doanh nghiệp và cả nguồn vốn huy động được để cho vay đối với thành phần kinh tế có nhu cầu sử dụng vốn đầu tư nhằm mục đích kiếm lời. Ngoài ra, phòng lập kế hoạch cho công tác thu nợ, thông tin tính toán lãi suất đầu ra, đầu vào hợp lý để phù hợp với nhu cầu thị trường . Phòng kinh doanh còn là nơi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định các dự án cần vay vốn để trình lãnh đạo ký duyệt, lo tăng cường nguồn vốn luôn phải đảm bảo một nguồn vốn ổn định để cung cấp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời đưa ra các giải pháp chống rủi ro thất thoát vốn ,thẩm định các dự án cho vay ,thu nợ các dự án đầu tư theo kế hoạch của nhà nước,mở rộng tín dụng an toàn có hiệu quả. Lưu trữ số liệu hoạt động kinh doanh từng thời kỳ.Trên cơ sở đó tính toán đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả ở kỳ tiếp theo Thực hiện chiến lược Marketing phù hợp nâng cao thế mạnh của Ngân hàng đảm bảo thu hút khách hàng tiềm năng cũng như giữ được khách hàng truyền thống. Để có thể cạnh tranh được với đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. 2.1.2.2.Phòng kế toán và thanh toán quốc tế. a.Chức năng của phòng kế toán. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và các báo cáo theo quy định. Xây dựng kế hoạch tài chính theo quy định, quyết toán kế hoạch th._.c sản xuất kinh doanh, điều chỉnh tình huống kịp thời đảm bảo khả năng thu hồi được nợ, tránh phát sinh nợ quá hạn: +Ngân hàng có thể tư vấn cho Doanh nghiệp hướng sản xuất kinh doanh mới phù hợp với điều kiện thực tiễn hay mời chuyên gia cố vấn để tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho Doanh nghiệp phục hồi, thu được vốn và trả nợ được Ngân hàng . +Ngân hàng có thể kéo dài kỳ hạn nợ hay giảm bớt mức chi trả định kỳ trong một thời gian nhất định. +Ngân hàng có thể cho vay thêm nếu chắc chắn Ngân hàng có thể phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho người vay có khả năng hoàn trả nợ vay. -Đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng một cách nghiêm trọng: sử dụng vốn sai mục đích như đã thoả thuận, làm ăn thua lỗ, phá sản không có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh Ngân hàng phải có biện pháp thu hồi nợ ngay bằng mọi cách, ngay cả khi khoản vay chưa đến ngày đáo hạn. 3.2.1.7.Thực hiện đôn đốc thu hồi thích hợp cho từng khoản vay. Để có thể giám sát hoạt động của từng khách hàng, từng khoản vay, Ngân hàng nên tiến hành phân chia trách nhiệm giám sát, đôn đốc khách hàng cho từng cán bộ tín dụng với từng khoản vay. Như vậy, việc nắm bắt hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ hiệu quả, chính xác và kịp thời phát hiện Doanh nghiệp có những dấu hiệu làm ăn kém hiệu quả hay ý định lừa đảo, chốn chạy nợ. Việc thực hiện đôn đốc từng khoản vay giúp người vay ý thức hơn về hoạt động kinh doanh của minh, đồng thời trách nhiệm trả nợ cũng cao hơn.Tuỳ theo tình trạng mỗi khoản nợ quá hạn mà Ngân hàng có những phương hướng giải quyết thích hợp: -Đối với những khoản nợ quá hạn bình thường: Cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ,kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn,thực hiện kinh doanh và tài sản đảm bảo của con nợ…Trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn tồn tại, phục hồi sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ Ngân hàng . -Đối với các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng ,nợ khó đòi : Cần thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ qua nhiều bước: +Giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là khoản tiền gửi tại chi nhánh . +Tư vấn cho khách hàng có biện pháp thích hợp khôi phục thực trạng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Đây là biện pháp tương đối hiệu quả giúp khách hàng có khả năng hoàn trả nợ Ngân hàng . +Thông báo tình hình nợ quá hạn và cam kết khách hàng cho người bảo lãnh, cơ quan chủ quản để phối hợp xử lý . +Thực hiện việc thu nợ thích hợp với từng khoản vay: Có thể xem xét cho thu nợ gốc trước, lãi sau hoặc tạm hoãn việc trả lãi. +Nhờ sự tham gia của cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ thu hồi nợ. -Đối với những khách hàng chât ỳ, không chịu trả nợ, vi phạm cam kết đã thoả thuận ban đầu. Mặc dù, Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn không thu hồi được nợ. Khi đó, Ngân hàng nên chủ động nộp hồ sơ khởi kiện khách hàng để xử lý thu hồi nợ theo quy định của pháp luật. 3.2.1.8.hực hiện đầy đủ chặt chẽ quy định về bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay một mặt tạo ra nguồn thu nợ thứ hai cho Ngân hàng khi phương án sản xuât kinh doanh của khách hàng gắp rủi ro; mặt khác nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với những khoản vay.Như vậy, bảo đảm tiền vay vừa giúp tăng tính an toàn cho từng khoản vay vừa giúp nâng cao chất lượng các khoản vay của Ngân hàng, làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng lành mạnh hơn. Tuy vào từng loại cho vay, từng loại khách hàng và Ngân hàng sẽ lựa chọn tài sản phù hợp với điều kiện của mình để làm tài sản đảm bảo: +Thế chấp, cầm cố tài sản: áp dụng đối với cả khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đặc biệt đối với khách hàng ngoài quốc doanh, khách hàng chưa có sự tín nhiệm của Ngân hàng . +Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay: áp dụng đối với khoản cho vay trung và dài hạn, tài sản hình thành phải có đăng ký quyền sở hữu, có thế quản lý được. +Bảo lãnh của bên thứ ba: áp dụng khi người vay không đủ điều kiện thực hiện các hình thức bảo đảm khác. +Cho vay bằng tài sản đảm bảo: Ngoài những đối tượng cho vay ưu đãi theo chương trình, chính sách của chính phủ thì chỉ có những khách hàng có uy tín, có tài sản đảm bảo và dự án khả thi cao Ngân hàng mới áp dụng hình thức cho vay này. Ngân hàng phải đánh giá đúng giá trị thực của tài sản đảm bảo, tránh trường hợp, khi tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo bị mất giá, giá trị thanh lý chỉ bù đắp được một phần rất nhỏ khoản vốn cho vay. 3.2.2.Những giải pháp xử lý nợ quá hạn Nợ qúa hạn của Ngân hàng hiện đang là một vấn đề nổi cộm và nan giải, nợ quá hạn không được giải quyết thì hệi thống Ngân hàng sẽ ngày càng suy yếu, sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Nhưng để giải quyết nợ quá hạn không phải là vấn đề đơn giản, chúng ta phải có những giải pháp đúng, kịp thời để xử lý nợ quá hạn . Ngoài những giải pháp mà chi nhánh đã thực hiện có rút nhiều giải pháp khác được áp dụng vào nhiều tình huống khác nhau. 3.2.2.1.Xử lý bằng cách khai thác tài sản đảm bảo nợ vay. Nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng là không bao giờ được “giết chết “con nợ, tức là không đẩy con nợ đến chỗ phá sản, Cho nên, trong hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các biện pháp khai thác giúp đỡ khách hàng được coi là cách hay nhất để xử lý một khoản tín dụng đã trở thành nợ quá hạn, nợ khó đòi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi cân nhắc tất cả mọi yêu tố và nhận thấy rẳng khả năng cải thiện tình hình tài chính của người vay là xa vời, việc gia hạn hợp đồng cho vay hay cấp thêm vốn chỉ là mạo hiểm, nhân viên tín dụng sẽ đề nghị Giám đốc thanh lý tài sản đảm bảo. Biện pháp này thường chỉ được áp đụng sau khi đã thực hiện một số biện pháp như: khai thác, giúp đỡ nào đó nhưng không thấy thành công. Sự thanh lý đựơc nhanh chóng thực hiện trong những trưòng hợp tư tưởng người vay không sẳn lòng chi trả, hoặc đẫ có những hành động lừa đảo, không thật thà bộc lộ, tình tràng vỡ nợ đã hiện ra, tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp là vô vọng. Lúc đó, biện pháp thanh lý là tối ưu nhất. Đối với tài sản thế chấp sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn trả nợ (kể cả thời gian gia hạn nợ nếu có) mà khách hàng không trả đủ nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Ngân hàng sẽ thành lập hội đồng phất mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay. Hội đồng phát mại tài sản bao gồm: +Giám đốc và phó giám đốc Ngân hàng làm chủ tịch. +Các thành viên gồm tổ trưởng định giá ,nhân viên tín dụng, kiểm soát viên và đại diện chủ sở hữu tài sản thế chấp, thì Ngân hàng sẽ lập hồ sơ khởi kiện trước pháp luật. Tiền thu được do phát mại tài sản thế chấp thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau: Trả nợ gốc và lãi vay ,trả chi phí bảo quản, phát mại, tố tụng. Nếu còn thừa trả lại cho khách hàng, nếu vẫn không đủ yêu cầu bên vay tìm các nguồn khác để trả nợ. Đối với tài sản cầm cố, sau thời gian 30 ngày kể từ ngày hết hạn trả nợ (cả thời gian gia hạn nợ nếu có) mà khách hàng không trả đủ nợ gốc và lãi, Ngân hàng có quyền xử lý tài sản cầm cố như vàng, bạc, các loại chứng từ có giá để thu nợ. Đối với những tài sản phải lập hội đồng xử lý bán đấu giá. Ngân hàng được ưu tiên thu hồi nợ gốc và lãi từ số tiền xử lý tài sản cầm cố. Nếu số tiền bán tài sản cầm cố trả nợ cho Ngân hàng không đủ thì khách hàng phải trả bằng tài sản khác.Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ thì số nợ thiếu được xử lý theo quy định hiện hành. Xử lý tài sản bảo lãnh cũng được thực hiện như các quy định về xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. Việc xử lý những khoản vay có vấn đề cũng giống như việc chấp nhận tín dụng, là một nghệ thuật hơn là một khoa học và khó xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định của Ngân hàng đến mức nào trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn bằng biện pháp khai thác hay thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. 3.2.2.2.Thành lập công ty quản lý nợ ,khai thác tài sản thế cháp. Xuất phát từ tình hình nợ quá hạn của NHTM nước ta đang ở tình trạng cao ,nhằm lành mạnh hoá hệ thống Ngân hàng ,ngày 14/9/1999 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định 140/1999/QĐ-NHNN “quy chế mua bán nợ của tổ chức tín dụng “ quy chế này quyết dịnh những nội dung liên quan đến hoạt động mua bán nợ của các tổ chức tín dụng nhằm đa dạng hoá hoạt động tín dụng, mở rộng khả năng cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, hỗ trợ các tổ chức kinh tế khắc phục khó khăn trong kinh doanh, góp phần quản lý rủi ro tín dụng, chất lượng các khoản đầu tư và cải thiện khả năng hoàn vốn. Phạm vi mua bán nợ bao gồm: các khoản nợ do các tổ chức tín dụng cho các tổ chức kinh tế,tổ chức tài chính, cá nhân vay và các khoản nợ giữa các tổ chức tín dụng. Quy chế này không áp dụng đối với khoản nợ là tín phiếu, trái phiếu kho bạc Nhà nước, các giấy tờ có giá khác, các khoản nợ đã được xử lý theo chỉ đạo của chính phủ. Để thực hiện việc mua bán nợ ngày 15/9/2000 Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 305/2000/QĐ – NHNN “ quy định về việc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của NHTM. Theo quy định này các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần được thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp khi có đủ điều kiện. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp là công ty con, công ty trực thuộc NHTM, có tư cách pháp nhân, hạnh toán độc lập. Lĩnh vực hoạt động của công ty là quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp với nội dung sau: +Quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp theo sự uỷ thác của các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Tiếp nhận quản lý các khoản nợ của NHTM, tiệp nhận quảnlý tài sản thế chấp của NHTM, các tổ chức tín dụng để cải tạo nâng cấp cho thuê. +Thu hồi các khoản nợ quá hạn theo sự uỷ thác của NHTM . +Thực hiện việc mua bán nợ với các NHTM khác hợăc với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp. +Hoàn chỉnh hồ sơ các khoản nợ khoảnh, được xóa để giải quyết dứt điểm các khoản nợ này. +Hoàn thành hồ sơ tín dụng làm cơ sở để NHTM xin vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước . +Quản lý khai thác bán các khoản nợ và tài sản thế chấp theo sự uỷ thác của công ty mua bán nợ tồn đọng của Ngân hàng khác. Như vậy, sự ra đời và hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp cùng với cơ chế pháp lý tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, cho phép xử lý nhanh chóng và hiệu quả hơn các khoản nợ tồn đọng qua các tài sản thế chấp của Ngân hàng thương mại như hiện nay.Từ đó, việc hình thành công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là yêu cầu bức xúc, mang tính khách quan cần thiết nhằm giải toả các khoản nợ đóng băng vốn cho NHTM nước ta hiện nay. 3.2.2.3Thành lập và duy trì hoạt động của tổ chức thu nợ. Việc xử lý và thu hồi nợ là một việc hết sức khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp nhiều ngành. Do đó, việc thành lập các tổ chức thu nợ là rất cần thiết, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, tình hình nợ quá hạn của các Ngân hàng ngày càng có xu hướng gia tăng. +Thành phần và tổ chức của tổ thu nợ phải đảm bảo có đủ khả năng, thẩm quyền giải quyết. +Tổ thu nợ phải được giao trách nhiệm và quyền hàn rõ ràng, phải có kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể trong từng thời kỳ, phân công trách nhiệm rõ ràng. +Tổ thu nợ phải trực tiếp tham gia phân tích nợ quá hạn và trực tiếp thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn đã được đề ra một cách đều đặn, có hiệu quẩ: Đối với các khoản nợ quá hạn bình thường, tổ thu nợ đề ra biện pháp và chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện. Đối với các khoản nợ lớn, phức tạp, khó đòi tổ thu nợ phải trực tiếp tham gia xử lý. -Định kỳ tổ thu nợ phải tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm và kết quả báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất vấn đề cần thiết. Ngân hàng phải đánh giá kết quả của các tổ thu nợ, từ đó xem xét trách nhiệm quyền lợi vật chất của các thành viên, đồng thời nâng cao hiệu quả và trách nhiệm hiện tượng hình thức hoạt động không hiệu quả. 3.2.2.4.Xử lý bằng cách khai thác. Áp dụng phương pháp khai thác để xử lý những khoản cho vay có vấn để có thể được mô tả như một chương trình phục hồi hay khắc khổ để áp đặt lên người vay, với sự thoả thuận và cộng tác của họ. Vì tổ chức khai thác không phải là một công cụ pháp lý,nó có thể có một số hình thức khác nhau giữa những khoản cho vay.Ngân hàng thực hiện “băng tai” và áp dụng các chương trình phù hợp nhất với tình huống đặc biệt. Các biện pháp có thể bao gồm lời khuyên trên nhiều chủ đề nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu lợi tức của người vay, gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt quy mô hoàn trả, cấp phát thêm vốn nhằm tạo cho người vay có được vị thế tài chính mạnh hơn, Ngân hàng nắm bắt phần chủ động trong hoạt động kinh doanh hay thậm chí, Ngân hàng đảm nhận việc kinh doanh và điều hành nó, cho đến khi đảm bảo rằng khoản vay sẽ được hoàn trả. Đối với Doanh nghiệp có thể khuyên thực hiện lại chương trình mở rộng sản xuất, định giá phương thức bán, tăng thêm sản phẩm mới, việc mua bán Doanh nghiệp khác và thay đổi tất cả hoạch định để giảm bớt chi phí, tăng doanh số bán và lợi tức và như vậy gia tăng khả năng trả nợ của người vay . Đôi khi vì những sự kiện không thấy trứơc như bệnh tật và tai nạn, người vay không thể trả nợ hay thực hiện việc trả góp đối với tín dụng tiêu dùng. Trong điều kiện như vậy, tình huống có thể được xử lý tốt nhất bằng việc gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để các khoản trả góp tương quan chặt chẽ hơn với thu nhập của người vay. Đối khi người vay kinh doanh có thể không trả đựoc vì người mua hàng không trả ngay như họ đã từng làm. Nếu xảy ra những tình huống này thì tạm thời có thể được xử lý như khoản cho vay tiêu dùng bằng việc gia hạn hoặc điều chỉnh các họp đồng cho vay. Đối khi vì quản lý tồi, các Doanh nghiệp cỏ thể ở vào tình trạng yếu kém tài chính đến mức Ngân hàng phải nắm bắt phần chủ động trong quản lý kinh doanh. Ngân hàng có thể đặt một đại diện trong Doanh nghiệp để đảm bảo nhận đựơc việc hoàn trả nhằm giảm bớt nợ hay gia tăng khả năng trả nợ. Trong một số trưòng họp nhất định Ngân hàng có thể thay vai trò điều hành Doanh nghiệp và chính Ngân hàng phải trực tiếp điều hành Doanh nghiệp .Dĩ nhiên điều này được thực hiện khi giám đốc đương nhiệm không có khả năng ,có bằng chứng về tính gian dối và phương pháp này là giải pháp hợp lý cho một tình huống xấu.Việc Ngân hàng quản lý một Doanh nghiệp có thể bao gồm việc xử lý tất cả các chức năng tài chính ,kế toán như mua nguyên liệu và cung ứng ,bán hàng hóa,chi tiền theo hoá đơn và xử lý toàn bộ vốn. Có thể Ngân hàng muốn cấp thêm tín dụng cho những người vay kinh doanh có khó khăn tài chính, vì đó là cách duy nhất đảm bảo một khoản vay ban đầu có thể được hoàn trả. Trước khi cấp vốn cho một Doanh nghiệp có khó khăn tài chính phải nghiên cứu thị trường cho sản phẩm hay dịch vụ Doanh nghiệp và khối lượng thoả đáng các tài sản đảm bảo có thể thoả mãn thị trường đầy đủ. Như vậy, bằng cách tổ chức khai thác Ngân hàng đã thu hồi được khá nhiều những khoản nợ quá hạn của khách hàng ,tuy nhiên biện pháp này không thể áp dụng đối với những con nợ làm ăn kém hiệu quả không có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh, con nợ có ý định lừa đảo hay cố ý sử dụng vốn sai mục đích như đã thoả thuận ban đâù trên hợp đồng. 3.2.2.5.Yêu cầu phá sản Doanh nghiệp . Đây là biện pháp cuối cùng theo quyết định của chủ nợ, Ngân hàng hay bất cứ chủ nợ nào khác bao giờ cũng mong muốn nhận được phần đáng kể các khoản vay từ quá trình thanh lý. Biện pháp này được áp dụng khi các chủ nợ không thể đạt thoả thuận hợplý liên quan đến các biện pháp phải thực hiện để thu hồi vốn cho vay, hay khi người vay từ chối làm việc với các chủ nợ để cố gắng giải quyết khó khăn tài chính gay gắt. Luật phá sản Doanh nghiệp quy định 30 ngày kể từ ngày đến hạn mà Doanh nghiệp không trả được nợ, con nợ không có tài sản cầm cố, thế chấp hay sự bảo lãnh của người thứ ba và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến toà án nơi đặt trụ sở chính của Doanh nghiệp yêu cầu tuyên bố phá sản. Chủ nợ có tài sản đảm bảo không có quyền nộp đơn vi số nợ của họ đa được đảm bảo bằng tài sản của Doanh nghiệp. Đến hạn trả nợ mà Doanh nghiệp không trả đựoc nợ thì chủ nợ có thể bán tài sản đảm bảo để thu nợ. Thông thường, Ngân hàng tiến hành cho vay đều có tài sản đảm bảo nhưng trong một số trường hợp, tài sản đảm bảo có giá trị nhỏ hơn số tiền vay nên khi Ngân hàng tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo nhưng vẫn không đủ trả nợ thì Ngân hàng trở thành chủ nợ không có tài sản đảm bảo, lúc này Ngân hàng có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản. Giá trị còn lại của Doanh nghiệp sau khi đã thanh toán nợ cho các chủ nợ có đảm bảo được trả nợ theo thứ tự ưu tiên sau: +Chi phí giải quyết phá sản. +Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội cho người lao động. +Các khoản nợ Nhà nước . +Các khoản nợ cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ. Nếu giá trị tài sản còn lại không đủ để thanh lý hết các khoản nợ của các chủ nợ thì sẽ phân chia theo tỷ lệ tương ứng. 3.2.2.6.Khởi kiện . Ngân hàng chỉ tiến hành khởi kiện khi con nợ qúa chây ỳ không chịu trả nợ cho Ngân hàng mặc dù Ngân hàng đã áp dụng tất cả những biệt pháp có thể nhưng vẫn không thu hồi được nợ. Buộc Ngân hàng phải nhờ đến toà án, cơ quan pháp luật có thẩm quyền dùng biện pháp cưỡng chế buộc con nợ phải thanh toán cho Ngân hàng . Ngân hàng hiếm khi phải sử dụng đến biện pháp này vì biện pháp này thường rất tốn kém thời gian và tiền của mà chưa chắc Ngân hàng đã thu được kết quả như mong đợi 3.3.Kiến nghị 3.3.1. Đối với ngân hàng Nhà nước 3.3.1.1.Nâng cao hiệu quả và giải pháp thực thi của việc xử lý các loại tài sản đảm bảo. Thực tế để xử lý các tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của các NHTM gặp nhiều khó khăn nhất là nhữnglà tài sản đảm bảo không thực sự đầy đủ các loại giấy tờ. Nếu không được xử lý để thu hồi nợ nhanh chóng ,với mức lãi suất như hiện nay, chỉ sau khoảng 3 năm là giá trị hiện tại của tài sản đó có khi chỉ còn một nửa. Điều này gây thiệt hại rất lớn cho các NHTM. Chính vì vậy, Khi nhận tài sản thế chấp Ngân hàng cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định: +Đối với tài sản thế chấp trên thị trường không nhận làm tài sản thế chấp hoặc cầm cố. +Đối với tài sản hao mòn mất giá không nhận làm tài sản thế chấp +Trong quá trình thương lượng định giá tài sản và ký hợp đồng mua bán tài sản phải ghi rõ: Nếu đến hạn mà bên vay không trả được nợ hoặc lãi thì hợp đồng mua bán tài sản thế chấp sẽ có hiệu lực pháp lý. Bên vay mặc nhiên trở thành chủ sở hữu của tài sản. Nếu tín dụng đến hạn mà bên vay trả được nợ và lãi thì hợp đồng mua bán tài sản sẽ không có hiệu lực pháp lý. +Thành lập một công ty quảnlý nợ khai thác tài sản thế chấp . 3.3.1.2.Cương quyết xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu ,hạn chế và từng bước loại hẳn giải pháp nuôi nợ. Đây là một lựa chon rất khó khăn của Ngân hàng, hiện tại đang có hai quan điểm trái ngược nhau: Thứ nhất: Đề nghị Ngân hàng thà chịu đau một lần, cương quyết chấm dứt quan hệ tín dụng, xử lý ngay các Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ Ngân hàng . Thứ hai:Chủ trương ”sống chung với lũ” có nghĩa là Ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ tín dụng để duy trì hoạt động của Doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp từng bước thu hồi nợ. Sau khi thu hồi nợ xong sẽ chấm dứt quan hệ tín dụng với Doanh nghiệp này. Nếu thực hiện theo quan điểm thứ nhất, điều này gây ra ảnh hưởng tiêu cực nếu thực hiện đồng loạt và vấn đề lo sợ trách nhiệm của những người liên quan đến các khoản tín dụng, các Doanh nghiệp đưa vào diện xử lý là điều không thể tránh khỏi và đây có thể là những rào cản lớn nhát trong nỗ lực xử lý nợ của NHTM. Mặt khác, nếu thực hiện theo quan điểm hai, thì đây chỉ là vấn đề kéo dài thời gian tồn tài của các Doanh nghiệp yếu kém. Khi các khoản tín dụng mới phát sinh ra nếu Ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ rất dễ trở thành nợ xấu. Như vậy, tổn thất sẽ còn lớn hơn rất nhiều điều này sẽ gây ra sự đánh đổi cho Ngân hàng. Theo ý kiến cá nhân tôi, để dung hoà vấn đề này và đạt mục tiêu như mong đợi, các Ngân hàng nên cương quyết chon bước đi hợp lý từng bước (theo phương thức cuấn chiếu ) từ nhóm khách hàng kém nhất (số lượng khách hàng, số lượng nợ phải xử lý từng đợt sẽ giảm đi). Đối với các khách hàng đã được đưa vào “tầm ngắm “ thì phải thực hiện các giải pháp xử lý một cách triệt để. 3.3.2. Đối với Chính Phủ 3.3.2.1. Đẩy mạnh cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước gắn với việc áp dụng các mô hình , kỹ năng quản trị công ty hiện đại. Nguyên nhân của việc xử lý nợ quá hạn không thành công ở các NHTM là do các con nợ, phần lớn là Doanh nghiệp Nhà nước không có động cơ và nỗ lực để trả nợ. Do đó, cần phải xử lý tận gốc căn bệnh này phải lựa chọn mô hình phù hợp, áp dụng các nguyên lý quản trị công ty hiện đại. Giải pháp hợp lý nhất là đẩy mạnh cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước chỉ nên giữ lại những Doanh nghiệp có vai trò trọng yếu, có những lợi thế độc quyền tự nhiên như dầu khí, điện, than, bưu chính viễn thông …Trong quá trình cổ phần hoá không nên quá đặt nặng vấn đề định giá Doanh nghiệp mà chỉ cần đưa ra mức giá tối thiểu như hợp đồng mua bán các thiết bị thuê mua tài chính sau khi kết thúc hợp đồng thuê mua việc quyết định giá cuối cùng để cho thị trường tự quyết định. 3.3.2.2. Áp dụng mô hình xử lý nợ tập trung . Nhà nước cần nhanh chóng ban hành cơ chế xử lý nợ quá hạn toàn diện và có hiệu lực pháp lý đủ mạnh cho việc thực thi triệt để (có thể là một nghị định riêng của chính phủ về xử lý các tiêu chí phân loại nợ, cơ chế báo cáo bộ tài chính việc thành lập và hoạt động của tổ chức xử lý nợ tồn đọng quốc gia ,cơ chế và các biện pháp xử lý nợ quá hạn…Đối với các khoản nợ thuộc nhóm do Doanh nghiệp tự xử lý, các Doanh nghiệp phải chủ động xử lý theo các biện pháp cụ thể phù hợp. Phần thiệt hại Doanh nghiệp được sử dụng qũy dự phòng rủi ro hay lợi nhuận chưa phân phối để bù đắp, được hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc được giảm vốn chủ sở hữu. Đối với các khoản nợ chuyển giao cho tổ chức xử lý nợ của Nhà nước ,tổ chức này có toàn quyền quyết định biện pháp xử lý theo nguyên tắc nhanh nhất và tối đa giá trị thu hồi. Với những khỏan nợ không có khả năng thu hồi, được áp dụng biện pháp xoá nợ. Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi , được áp dụng các biện pháp xử lý cụ thể. Khi thực hiện chuỷên giao nợ từ các Doanh nghiệp có nợ sang cho các tổ chức xử lý nợ của Nhà nước, tổ chức này có quyền định giá lại giá trị món nợ theo đúng giá trị thị trường và chi trả cho Doanh nghiệp có nợ bàn giao. Chi phí để tổ chức xử lý nợ của Nhà nước xử lý nợ và hoàn trả cho các Doanh nghiệp có nợ bàn giao được lấy từ nguồn riêng của Nhà nước .Phần thiệt hại bàn giao nợ được xử lý như đối với phần thiệt hại xảy ra với các khoản nợ do Doanh nghiệp tự xử lý. Để tạo điều kiện cho tổ chức xử lý nợ của Nhà nước hoạt động, tổ chức xử lý nợ tồn đọng cần được trao quyền đủ mạnh và hoạt động phải độc lập. Do đó,cần hình thành và xử lý nợ quốc gia nhằm thúcđẩy xử lý nợ tồn đọng theo mô hình đã lựa chọn hoặc điều chỉnh lại vị trí và chức năng hoạt động của công ty mua bán nợ và tải sản tồn đọng tài Doanh nghiệp theo hướng; trong giai đoạn đầu hoạt động của công ty mua bán nợ chủ yêu mang màu sắc chính trị chứ không phải mục đích kiếm lợi nhuận như những Doanh nghiệp kinh doanh thông thường.Tổ chức xử lý nợ này so chính phủ chi phối, hoạt động mang tính chất chính trị,xã hội và phi lợi nhuận, có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ các khoản nợ toàn bộ các khoản nợ tồn đọng của NHTM quốc doanh và các Doanh nghiệp Nhà nước vượt quá khả năng xử lý nhằm tối đa hoá giá trị thu hồi nợ trong thời gian nhanh nhất. Cần có đạo luật riêng để điều chỉnh hoạt động của tổ chức xử lý nợ quốc gia này. 3.3.2.3.Thành lập tổ chức bảo hiểm rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập tổ bảo hiểm tiền gửi và tổ chức này đi vào hoạt động khá hiệu quả.Tuy nhiên, việc bảo hiểm tiền vay vẫn chủ yêu dựa vào các quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng : (1)trích lập quỹ dự phòng rủi ro trực tiếp cho các khoản nợ xấu. (2)hàng năm trích từ lợi nhuận theo một tỷ lệ cố định. Mặc dù, đây được coi là quỹ bảo hiểm rủi ro tín dụng nhưng bị phân tán tại các Ngân hàng và không được kịp thời bù đắp những khoản ứ đọng hoặc mất vốn kinh doanh tại Ngân hàng . Đặc biệt khi rủi ro xẩy ra với số lượng lớn Ngân hàng sẽ không thể ứng phó kịp thời với nguồn vốn it ỏi từ quỹ dự phòng rủi ro ,buộc Ngân hàng phải đưa ra nhiều biện pháp ,huy động nhiều người tham gia vào việc ứng phó rủi ro .Do đó, bảo hiểm tín dụng là rất cần thiết đối với mỗi khoản vay. Ngân hàng có thể đứng ra thành lập một tổ chức bảo hiểm tín dụng một cách tốt hơn nữa là thành lập hiệp hội bảo hiểm tương hỗ rủi ro giữa các Ngân hàng .Mức phí tương hỗ ban đầu đóng trên cơ sở dư nợ cho vay của các năm trước.Trong năm bảo hiểm nếu Ngân hàng nào được trả tiền bồi thường lớn hơn số tiền đóng thì phí năm sau sẽ phải nộp cao hơn số tiền tương ứng. 3.3.3.Một số kiến nghị khác. Để khuyến khích các NHTM xử lý nợ quá hạn Nhà nước cần hạn chế việc hình sự hoá các quan hệ giao dịch kinh tế. Ngoài ra, vấn đề quy trách nhiệm quá lớn đối với những người liên quan trong việc xử lý các khoản nợ xấu làm giảm nỗ lực xử lý nợ xấu ở chính bản thân các Ngân hàng.Vì vậy, các Ngân hàng cần xây dựng cơ chế rõ ràng chặt chẽ, nhưng không được quá nhiều rằng buộc ,nhất là cần phân định rõ giới hạn, pham vi tránh nhiệm để những người có liên quan trong việc quyết định xử lý các khoản nợ có được tâm lý thoải mái khi đưa ra các quyết định hoặc có ý kiến trong việc xử lý. Nợ xấu và nợ qúa hạn là một vấn đề rất khó khăn đối với các NHTM nói riêng, hệ thống tài chính Ngân hàng và nền kinh tế nói chung.Nếu không có giải pháp giải quyết triệt để và hữu hiệu các khoản nợ xấu thì rất khó có thể xây dựng một hệ thống Ngân hàng mạnh đóng vai trò tích cực trong tiền trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa. Để giải quyết vấn đề này, việc cần làm là phải cắt đứt ngay mối quan hệ rằng buộc giữa Ngân hàng Nhà nước và các Doanh nghiệp. Chính mối quan hệ, sự bao boc, bảo vệ cảu Nhà nước đã tạo ra tâm lý ỷ lại, hoạt động không hiệu quả trong các Doanh nghiệp. Khi mà các nhà điều hành Doanh nghiệp không có động cơ làm cho Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà chỉ tim kiếm lợi ích cá nhân vì mô hình chung, đây là nguồn cung cấp rất lớn cho “tham nhũng” và tạo ra những rắc rối cho hệ thống Ngân hàng nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, nhà nước phải hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh nới chung và tín dụng nới riêng.Vì một trong những nhân tố gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp là mổi trường hoạt động kinh tế. Nếu môi trường không ổn định, các cơ chế thường xuyên thay đổi, các Doanh nghiệp không thể hoạch định chiến lược kinh doanh lâu dài ,hiệu quả kinh tế cao.Ngược lại,các Doanh nghiệp sẽ luôn ở trong tình trạng bị động, phải thường xuyên điều chỉnh, chuyển hướng hoạt động, không theo kịp sự thay đổi của cơ chế chính sách sẽ dẫn tới việc kinh doanh thua lỗ, ứ đọng hàng hoá ,mất khả năng thanh toán, phát sinh nợ quá hạn.Do đó, trong quá trình điều chỉnh để hoàn thiện cơ chế chính sách cần có những bước đệm hoặc những biện pháp tháo gỡ khó khăn xuất hiện do thay đổi cơ chế. Theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế giữa các nước, Nhà nước cần có chính sách bảo vệ sản xuất kinh doanh trong nước, điều chỉnh tăng hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, ngăn chặn nhập lậu…đảm bảo tác dụng tích cực của hệ thống cơ chế chính sách. Môi trưòng pháp lý cũng là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Ngân hàng. Hiện nay hệ thống luật pháp nước ta còn rất nhiều bất cập, chồng chéo, chưa đồng bộ, thống nhất…tạo điều kiện cho những con nợ có ý định lừa đảo, nách luật, gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình xử lý nợ quá hạn.Do vậy, Nhà nước cần chỉ đạo việc ban hành ,triển khai thực hiện nghị định, thông tư hướng dẫn một cách nhanh chóng, dồng bộ giữa các cấp, các ngành, tránh gây ách tắc, không hình sự hoá, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các NHTM. KẾT LUẬN Do tiến trình hội nhập trong những năm gần đây đòi hỏi hệ thống Ngân hàng thương mại cũng phải mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế. Do đó không chỉ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong nước mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính quốc tế. Để thắng được trong cuộc chạy đua khốc liệt này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải vươn lên về mọi mặt: Cả về trình độ chuyên môn, khoa học công nghệ cũng như việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư, mở rộng các hình thức dịch vụ. Trọng tâm của vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng là giải quyết tình trạng nợ quá hạn.Vì vậy, Ngân hàng đã dồn toàn tâm toàn lực để có thể giải quyết triệt để vấn đề này.Mặt khác, để làm được điều này cần phải có sự nỗ lực tích cực, chủ động, linh hoạt của chi nhánh cũng như sự hỗ trợ đắc lực từ Hội Sở Chính Ngân hàng NHNN & PTNT Việt Nam,cũng như các cơ quan có thẩm quyền trong việc đảm bảo các điều kiện,môi trường cho hoạt động kinh doanh . Người ta ví kinh doanh và rủi ro như hai bàn cân trên một chiếc cân. Nếu kinh doanh giỏi mà phòng ngừa rủi ro tồi thì cuối cùng hoạt động kinhdoanh cũng chẳng có hiệu quả.Ngược lại, Nếu quản lý rủi ro tốt nhưng kinh doanh tồi thì cũng không mang lại hiệu quả gì. Do vậy, việc nghiên cứu xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng là một công việc hết sức quan trọng.Với suy nghĩ đó em đã trọng tâm nghiên cứu công tác hạn chế và xử lý nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh nhằm bổ sung vào công tác hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh .Hi vọng rằng trên cơ sở những biện pháp đã thực hiện cùng với những định hướng giải pháp mới Chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng sẽ có những bước tiến tích cực trong công tác đầu tư. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình NHTM chủ biên:TS.Phan Thị Thu Hà 2.Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính. Frederic.S.Mishkin. 3.Quản trị NHTM Perter.S.Rose. 4.Tiền tệ tín dụng và Ngân hàng TS.Lê Văn Lư 5.Công nghệ Ngân hàng và thị trường tiền tệ NXB:Thống kê. 6.Cẩm nang tín dụng 7.Tham khảo luận văn khóa trước 8.Tham khảo tạp chí. -Tài chính Ngân hàng -Tài chính Doanh nghiệp -Thị trường tiền tệ -Thị trường chứng khoán -Tạp chí Ngân hàng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36451.doc
Tài liệu liên quan