MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức và hoạt động 20
Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức khối Treasury 32
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Techcombank 19
Bảng 2.2 : Cơ cấu huy động vốn của Techcombank 26
Bảng 2.3 : Cơ cấu cho vay của Techcombank 27
Bảng 2.4 : Doanh số mua ngoại tệ 36
Bảng 2.5 : Doanh số bán ngoại tệ 37
Biểu đồ 2.1 : Doanh số mua ngoại tệ 37
Biểu đồ 2.2 : Doanh số bán ngoại tệ 38
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàn
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g là một doanh nghiệp đặc biệt, nó hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm nhất của xã hội – lĩnh vực tiền tệ. Đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, dù phát triển theo xu hướng nào thì ngân hàng đều giữ vai trò không thể thiếu – nó là mạch máu của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang đổi mới từng ngày, hệ thống các ngân hàng không ngừng phát triển để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại hiện nay, kinh doanh ngoại tệ đã và đang là một hoạt động mang lại lợi nhuận chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng số lợi nhuận chung của Ngân hàng. Phần lớn các Ngân hàng thương mại nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đầu tư khá lớn cho hoạt động này. Tuy nhiên, cũng như các Ngân hàng khác, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Techcombank luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, có khả năng gây thiệt hại lớn nếu không có biện pháp phòng ngừa và quản lý hợp lý. Một trong những rủi ro đem lại thiệt hại rất lớn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ đó là rủi ro tỷ giá. Việc quản lý tốt cũng đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Do vậy việc nghiên cứu quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động nhằm giảm thiểu những mất mát cho Ngân hàng là một điều hết sức quan trọng có ý nghĩa thực tế rất lớn.
Từ thực tế đó, đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank” đã được lựa chọn làm đề tài tốt nghiệp.
Với mục đích trên, nội dung của đề tài chủ yếu nghiên cứu về rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Techcombank từ năm 2006-2008.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề cơ bản về hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại
CHƯƠNG 2: Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
CHƯƠNG 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả.
Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi mua bán ngoại tệ. Trong đó mộ ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.
Kinh doanh ngoại tệ theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán, gửi vay các loại ngoại tệ nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lời thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau.
Theo nghĩa thông thường thì kinh doanh ngoại tệ chỉ là các hoạt động mua bán ngoại tệ của các NHTM khi tham gia trên thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng, thu lợi cho chính ngân hàng.
1.1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ giúp các NHTM nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với các ngân hàng khác, thêm vào đó mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng, đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại có hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thanh toán các hợp đồng ngoại thương, góp phần làm cho các hoạt động ngoại thương và thanh toán ngoại tệ của khách hàng diễn ra một cách thuận lợi.
- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có thể được dung như các công cụ phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến lãi suất và tỷ giá.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng thương mại trên trường quốc tế thông qua mua bán giao dịch với các ngân hàng nước ngoài.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ làm tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia, góp phần hoàn thiện chính sách của Chính phủ về tỷ giá, lãi suất, điều tiết cung cầu ngoại hối trên thị trường.
1.1.3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1.1.3.1. Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng khỉ tỷ giá hối đoái thay đổi ngoài dự tính của ngân hàng. Là rủi ro có thể xảy ra khi tỷ giá giao ngay thay đổi. Trên thị trường tỷ giá và lãi suất đều liên tục thay đổi nhưng tỷ giá thì thông thường thay đổi nhanh hơn so với lãi suất. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên giao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái ngoại hối của ngân hang tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên, có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.
1.1.3.2. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá( hoặc nhỏ hơn) khả năng thanh toán dự kiến làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán.
1.1.3.3. Rủi ro hoạt động
Là khả năng xảy ra tổn thất do các qui trình, hệ thống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài. Đây là một trong những rủi ro trầm trọng mà ngân hàng thường phải đối mặt trong quá trình hoạt động. Rủi ro hoạt động bao gồm:
Rủi ro hệ thống: là khả năng xảy ra mất mát tổn thất bởi hệ thống thông tin của ngân hàng chưa cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến rủi ro. Thường xảy ra do sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng giữa các bộ phận tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, sẽ dẫn đến những rủi ro như:
Không có sự đánh giá đúng mực về rủi ro
Các hợp đồng kinh doanh ngoại tệ có thể không được thực hiện một vào ngày giá trị
Hạn mức kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng có thể bị vượt quá.
Dòng tiền vào, dòng tiền ra có thể không được theo dõi và kiểm soát.
Rủi ro con người: là rủi ro bắt nguồn một cách chủ quan xuất phát từ các nhân viên của ngân hàng trong quá trình thực hiện giao dịch kinh doanh ngoại tệ, các nguyên nhân chính có thể kể đến như: việc đào tạo nhân viên chưa đầy đủ, thiếu kinh nghiệm, chế độ đãi ngộ cho nhân viên chưa hợp lý
1.1.3.4. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng.
Đối với giao dịch ngoại hối, rủi ro tín dụng có thể chia thành:
Rủi ro trong thanh toán: ví dụ như ngân hàng đã chuyển tiền cho khách hàng nhưng khách hàng không trả tiền cho ngân hàng.
Rủi ro không thực hiện hợp đồng: ví dụ một nguyên nhân ngoài ý muốn nào đó khiến hợp đồng không được thực hiện như khách hàng phá sản hoặc gặp rủi ro về tính mạng.
1.1.3.5. Rủi ro khác
Ngoài ra một số mất mát có thể là do các yếu tố tình cờ như mất điện, cháy nổ, động đất, lũ lụt ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Do tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của quốc gia.
1.2. RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
1.2.3. Các nghiệp vụ quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1.2.3.1. Nghiệp vụ mua và bán ngoại tệ kỳ hạn (Fx Forwards)
* Đặc điểm:
Là thoả thuận mua bán ngoại tệ tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức tỷ giá được cố định ở thời điểm tiến hành giao dịch ở hiện tại. Giao dịch Forward thường được tiến hành trong thời hạn từ 3 ngày đến 365 ngày.
* Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm:
Hợp đồng kỳ hạn giúp khách hàng giao dịch thương mại quốc tế loại trừ các rủi ro do tỉ giá ngoại hối thay đổi
Lên kế hoạch về thu nhập và chi phí không bị phụ thuộc vào biến động tỷ giá.
Khách hàng có thể lựa chọn 1 tỷ giá cố định để thực hiện việc mua và bán trong tương lai.
Kỳ hạn mua bán ngoại tệ có thể kéo dài tới 1 năm.
Tỉ giá giao dịch kỳ hạn được cố định ngày hôm nay và thực hiện trong một ngày xác định trong tương lai
Hợp đồng kì hạn có thể sử dụng để mua bán nhiều loại ngoại tệ khác nhau
Dễ sử dụng
* Đối tượng sử dụng sản phẩm:
Giao dịch này rất phù hợp với các doanh nghiệp thiếu nguồn ngoại tệ (thể hiện dưới dạng một ngoại tệ nào đó) để thanh toán cho các nghĩa vụ chi trả của mình trong tương lai.
Forward cũng thích hợp đối với khách hàng muốn cố định một mức tỷ giá tương lai tại thời điểm giao dịch của mình.
Bán kỳ hạn: ngay khi doanh nghiệp xuất trình chứng từ hàng xuất với ngân hàng, doanh nghiệp đã có thể bắt đầu giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn cho ngân hàng.
Mua kỳ hạn: ngay khi doanh nghiệp có hợp đồng ngoại tệ (đối với thanh toán trực tiếp), có L/C (đối với thanh toán qua L/C), doanh nghiệp có thể tiến hành mua ngoại tệ kỳ hạn tại Ngân hàng.
* Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm:
Điểm swap được tính dựa trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền giao dịch.
Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn
Xác định tỷ giá kỳ hạn:
(RT – RC) t
F = S + S
(1+ RC )t
Trong đó:
F: Tỷ giá kì hạn
S: Tỷ giá giao ngay
RT: Lãi suất của đồng tiền định giá
RC: Lãi suất của đồng tiền yết giá
t: thời hạn
1.2.3.3. Giao dịch hoán đổi (Swap)
Giao dịch hoán đổi Swap bao gồm nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Fx Swap) và hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS-Interest rate swap)
a) Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Fx Swap)
* Đặc điểm:
Là giao dịch mà trong đó khách hàng bán một lượng ngoại tệ B để mua ngoại tệ A, nhưng lại đồng ý mua lại ngoại tệ B với một lượng tương đương như khi bán tại một thời điểm trong tương lai và với mức tỷ giá được xác định ở thời điểm tiến hành giao dịch hoán đổi.
Hoán đổi ngoại tệ gồm hai giao dịch mua/bán ngoại hối: mua/bán ngoại tệ dưới hình thức giao ngay (spots), và mua/bán ngoại tệ dưới hình thức kỳ hạn (forward). Tại thời điểm tiến hành giao dịch swap, khách hàng bán/mua ngoại tệ và cam kết sẽ mua/bán lại ngoại tệ của mình với một tỷ giá được thỏa thuận từ trước.
* Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm:
Tránh được các biến động về tỷ giá, từ đó hạn chế khả năng thua thiệt.
Có thể sử dụng swap phục vụ cho các giao dịch trả trước hoặc trả sau trong các giao dịch thanh toán.
Kỳ hạn giao dịch swap có thể đến 1 năm.
Doanh nghiệp có thể loại bỏ rủi ro tỷ giá phát sinh do các khoản ngoại tệ phải trả và sẽ nhận tại những thời điểm khác nhau.
Giúp doanh nghiệp có được tính thanh khoản cao qua việc tạm thời hoán đổi một ngoại tệ dư thừa sang một ngoại tệ khác.
* Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm:
Điểm swap được tính dựa trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền giao dịch.
Xác định điểm Swap:
(RT – RC) t
SW = S
360
Trong đó:
F: Tỷ giá kì hạn
S: Tỷ giá giao ngay
RT: Lãi suất của đồng tiền định giá
RC: Lãi suất của đồng tiền yết giá
t: thời hạn
b) Hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS-Interest rate swap)
* Đặc điểm:
Là việc các bên giao kết hợp đồng với nhau, theo đó mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian.
Khoản vốn gốc chỉ là khoản tiền danh nghĩa, không thực hiện chuyển giao vốn gốc
Hai bên chỉ chuyển trả phần lãi chênh lệch.Doanh nghiệp không phải trả phí hợp đồng.
Sản phẩm được cung cấp cho các pháp nhân có hợp đồng tín dụng, trái phiếu, hợp đồng huy động vốn hoặc hợp đồng đầu tư vốn và có nhu cầu sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để ngăn ngừa rủi ro lãi suất.
* Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm:
Là một công cụ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro do những biến động lãi suất có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh.
Giúp doanh nghiệp chuyển đổi từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định hoặc ngược lại.
Giúp doanh nghiệp xác định trước được chi phí, lập kế hoạch và chủ động trong kinh doanh.
Do số tiền chuyển chỉ là phần lãi chênh lệch, nên rủi ro về đối tác không lớn. Việc sử dụng hợp đồng IRS không làm ảnh hưởng nhiều tới hạn mức tín dụng của doanh nghiệp
Linh hoạt về kỳ hạn, thời gian và giá trị hợp đồng
1.2.3.4. Nghiệp vụ quyền lựa chọn (Currencies Options)
Hợp đồng giao dịch quyền chọn tiền tệ là thoả thuận cho phép khách hàng có quyền (nhưng không kèm theo nghĩa vụ) mua (Call Option) hoặc bán (Put Option) một lượng ngoại tệ nhất định tại một mức giá được ấn định trước vào một ngày xác định. Khi tiến hành giao dịch quyền lựa chọn, bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn một khoản tiền gọi là phí quyền chọn hay giá quyền chọn ngay tại thời điểm ký hợp đồng mua quyền. Mức giá này do bên bán quyền chọn đưa ra, dựa trên khối lượng và đồng tiền giao dịch.
Quyền chọn mua (Call Option): là quyền được mua một lượng tiền tệ nhất định tại tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định.
Quyền chọn bán (Put Option): là quyền bán một lượng tiền tệ nhất định tại tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định.
Bên bán quyền chọn: là bên phát hành quyền chọn, sau khi đã thu phí quyền chọn có trách nhiệm phải thực hiện việc mua hoặc bán một lượng tiền tệ tại một thời điểm trong hạn định của hợp đồng khi muốn thực hiện quyền chọn, theo tỷ giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Bên bán có vùng lời giới hạn, tối đa là phí quyền chọn, còn vùng lỗ là vô hạn. Trên thị trường có hai loại người bán quyền chọn: người bán quyền chọn mua (Seller Call Option) và người bán quyền chon bán (Seller Put Option).
Bên mua quyền chọn: là bên nắm giữ quyền chọn, và phải trả cho bên bán phí quyền chọn. Bên mua quyền chọn được quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn đã mua. Bên mua quyền chọn có vùng lỗ là vùng giới hạn, còn vùng lời là vô hạn. Trên thị trường có hai loại người mua quyền chọn: người mua quyền chọn mua ( Buyer Call Option) và người mua quyền chọn bán ( Buyer Put Option).
Thực hiện giao dịch ( Exercise): bao gồm các cách thể hiện: thực hiện hay tiến hành giao dịch, thực hiện hay tiến hành thanh toán, thực hiện hay tiến hành thanh toán hợp đồng.
Thời hạn hết hiệu lực ( Expiration Date): là khoảng thời gian quyền chọn còn hiệu lực.
Tỷ giá giao dịch ( Exercuse Price Or Strike Sprice): tỷ giá áp dụng trong giao dịch quyền chọn được gọi là tỷ giá giao dịch. Tỷ giá quyền chọn không chỉ phụ thuộc vào yếu tố cung cầu mà còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn cao hay thấp.
Phí giao dịch (Premium): là khoản tiền mà bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn để có được quyền chọn.
Các trạng thái của quyền chọn: có 3 trạng thái của quyền chọn:
Ngang giá quyền chọn ( At the money- ATM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn cho dù có thực hiện hay không thực hiện quyền chọn cũng không làm phát sinh một khoản lãi hoặc lỗ nào. Tức là lúc này, giá của thị trường cũng chính bằng với giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn ( Exercuse Price Or Strike Sprice). Quyền chọn ở trạng thái ngang giá được gọi là Option ở thời điểm hòa vốn.
Được giá quyền chọn ( In the money- ITM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn sẽ thu lãi khi thực hiện quyền chọn. Tức là lúc này, đối với hợp đồng quyền chọn mua thì giá thị trường cao hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn, đối với hợp đồng quyền chọn bán thì giá thị trường thấp hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn.
Giảm giá quyền chọn ( Out the money- OTM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn sẽ chịu lỗ nếu thực hiện quyền chọn tức là lúc này đối với hợp đồng quyền chọn mua thì giá trị thị trường thấp hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn, đối với hợp đồng quyền chọn bán thì giá thị trường cao hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn.
* Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm:
Phòng ngừa rủi ro cho cả nhà Xuất khẩu và nhập khẩu
Quyền chọn bán: hạn chế rủi ro tỷ giá giảm khi bán nhờ chặn giá sàn => Xác định được mức lợi nhuận tối thiểu
Quyền chọn mua: Hạn chế rủi ro tỷ giá tăng khi mua nhờ chặn giá trần => Xác định được mức chi phí tối đa.
* Đối tượng sử dụng sản phẩm:
Loại giao dịch này thích hợp khi doanh nghiệp không thể chắc chắn về dòng tiền trong tương lai. Do đó, khách hàng thường xác định hạn mức thua lỗ tối đa cho phép và vì thế có thể được hưởng lợi từ việc tỷ giá biến động.
Các doanh nghiệp có hoạt động giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền nước ngoài.
Các doanh nghiệp chuyển tiền kiều hối hoặc các doanh nghiệp có các khoản tiền chuyển từ nước ngoài như tài trợ, viện trợ...
Các doanh nghiệp cần quản lý tài khoản ngoại tệ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Techcombank
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Sau 15 năm phát triển, từ một ngân hàng nhỏ, Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Techcombank hiện phục vụ hơn 400.000 khách hàng dân cư, gần 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn. Với khách hàng cá nhân, Techcombank cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, thẻ, đầu tư, bảo lãnh, bảo quản tài sản trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiện và có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Techcombank đang cung cấp “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài bao gồm tài khoản, tiền gửi, tín dụng, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuê mua, dịch vụ ngoại hối và quản trị rủi ro, các chương trình cho vay ưu đãi và hỗ trợ xuất nhập khẩu theo các thỏa thuận ký với các tổ chức quốc tế. Techcombank hiện đang có giao dịch với gần 200 tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Techcombank đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới.Với sự tự tin, cam kết và lòng quyết tâm cao, mọi thành viên đại gia đình Techcombank đang nghĩ và hành động hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng nhằm đem lại nhiều hơn nữa lợi ích cho khách hàng, giá trị cho cổ đông: Techcombank đem lại “sự thân thiện đến tin cậy”.
- Theo Quyết định số 1697/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/11/2008, Techcombank cùng 9 tập thể khác thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vinh dự được tặng thưởng Bằng khen vì đã có thành tích trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, bảo đảm an sinh xã hội.
Các giai đoạn tăng vốn:
- Tháng 8/2008: Tăng vốn từ 2.521 tỷ lên 2.956 tỷ đồng
- Tháng 9/2008: Tăng vốn từ 2.956 tỷ đồng lên 3.165 tỷ đồng
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Techcombank
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng doanh thu
905
1.398
2.653,29
4.578,3
Tổng tài sản
10.666
17.326
39.542,50
59.523
Vốn điều lệ
617
1500
2.521,31
3.642
Vốn tự có
1.009,41
1.761,69
3.573,42
5.500
Lợi nhuận trước thuế
286,06
356,52
709,74
1.600
Lợi nhuận sau thuế
206,15
256,90
510,38
1.152
ROA (%)
2,60
1,89
1,99
2,15
ROE (%)
45,19
26,76
22,98
19,56
2.1.2. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
2.1.2.1. Bộ máy tổ chức và hoạt động
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức và hoạt động
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Hội đồng tín dụng
Hội sở chính
Ban kiểm soát
UB quản lý tài sản nợ có
Trung tâm TT và NH đại lý
Phòng kiểm soát nội bộ
Phòng kế toán tài chính
Phòng kế hoạch tổng hợp
Văn phòng
Phòng quản lý nhân sự
Ban quản lý chất lượng
Phòng quản lý tín dụng
Ban quản lý rủi ro
Phòng thông tin điện toán
Phòng Marketing
Phòng QL nguồn vốn GD tiền tệ
TCB Hải Phòng
TCB Đà Nẵng
TTâm kinh doanh
TCB Chương Dương
TCB Thăng Long
TCB Hoàng Quốc Việt
TCB
Hồ Chí Minh
TCB
Trần Hưng Đạo
TCB Hoàn Kiếm
TCB Nội Bài
TCB Thanh Khê
TCB Hải Châu
Ban kiểm soát và hỗ trợ KD
Phòng Dvụ NHDN
Phòng Dvụ NH bán lẻ
Kế toán giao dịch và kho quỹ
TCB Đông Đô
TCB Ba Đình
TCB Đống Đa
TCB Ngọc Khánh
TCB Tân Bình
TCB CHợ Lớn
TCB Tân Sơn Nhất
TCB Phú Mỹ Hưng
TCB Lý Thường Kiệt
2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận phòng ban
Phòng kế hoạch tổng hợp:
- Tham mưu xây dựng chiến lược phát triển tổng thể của ngân hàng.
- Xây dựng kế hoạch và các giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh. Đồng thời giám sát tình hình thực hiện kế hoạch và đề xuất các kiến nghị về sửa đổi nếu cần thiết.
- Cung cấp thường xuyên và định kỳ các thông tin quản trị nội bộ.
- Đầu mối tập hợp và thực hiện chế độ báo cáo Ban Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ngân hàng nhà nước Hà Nội, Trung ương...
- Nghiên cứu triển khai, duy trì hệ thống MIS
Phòng Marketing (Tiếp thị và chăm sóc khách hàng):
- Phân đoạn thị trường và đề xuất các phân đoạn khách hàng/thị trường mục tiêu phù hợp.
- Xây dựng, phát triển và đề xuất các chiến lược/chính sách phát triển kinh doanh, sản phẩm chính và bổ trợ.
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch Tiếp thị, Phát triển sản phẩm và Chăm sóc khách hàng.
- Cung cấp các hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết liên quan đến hoạt động Marketing cho các đơn vị cơ sở.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các quy định về sử dụng thiết kế tên và biểu tượng của Techcombank
* Ban quản lý và ủy thác đầu tư quản lý tài sản và thị trường vốn Assets Management:
- Quản lý các danh mục đâu tư- góp vốn, liên kết liên doanh của Techcombank.
- Là bộ phận chịu trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu đóng góp cho Hội đồng đầu tư chiến lược Techcombank trong các chiến lược đầu tư vào các chứng khoán vốn các dự án đầu tư
- Là bộ phận đầu mối trong việc thiết kế, xây dựng các sán sản phẩm đầu tư cho các khách hàng cá nhân có thu nhập cao.
- Quản lý phần vốn góp của Techcombank tại các đơn vị mà Techcombank tham gia góp vốn như: Ngân hàng phát triển, công ty cổ phần Vinaconex, Công ty cổ phần đào tạo Ngân hàng BTC…bao gồm:
- Yêu cầu các đơn vị này cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về hoạt động của đơn vị mình cho Techcombank.
- Tư vấn, hỗ trợ hoạt động cho các đơn vị mà Techcombank góp vốn
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị này và tư vấn cho hội đồng quản trị chiến lược về việc tăng vốn, hay rút vốn…
- Nghiên cứu, phân tích một số các ngành hay một số công ty cụ thể
- Tìm hiểu hoạt động của họ, về chiến lược kinh doanh cũng như về cách thức tổ chức quản lý và khả năng sinh lời
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị này và tư vấn cho hội đồng quản trị chiến lược về việc Techcombank có nên tham gia đầu tư vào các công ty này
- Nghiên cứu thiết kế, xây dựng các sản phẩm mới
- Tư vấn cho khách hàng các phương thức đầu tư trên thị trường chứng khoán.
- Quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng
Phòng kế toán tài chính
- Thiết lập chính sách tài chính áp dụng cho hệ thống (System financial policies)
- Thiết lập chính sách kế toán: chứng từ, tài khoản, báo cáo kế toán. (accounting policies)
- Duy trì hệ thống tài khoản kế toán (Globus và Ngân hàng Nhà nước) (account system)
- Tổ chức kiểm tra giám sát (supervision)
- Báo cáo cho các cơ quan bên ngoài và cho nội bộ (Ban điều hành) (financial reports)
- Kế toán chi tiêu tại Hội sở và Sở giao dịch (Internal payments)
- Phối hợp hướng dẫn kế toán quản trị (Accounting management)
- Kế toán cổ đông, cổ phiếu (stocks)
- Thuế, kiểm toán (tax, audit)
- Tư vấn các nội dung về kế toán tài chính (Consulting)
Phòng quản lý chất lượng:
- Thiết lập, triển khai và duy trì hệ thống chất lượng tại Techcombank.
- Đào tạo, hướng dẫn và nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên trong việc thực hiện quản lý chất lượng.
- Theo dõi, kiểm soát và đôn đốc cán bộ nhân viên trong việc thực hiện quản lý chất lượng tại các đơn vị.
- Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong việc quản lý chất lượng tại Techcombank.
- Cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng của Techcombank.
Phòng kiểm soát nội bộ:
- Nghiên cứu, xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm tra nội bộ.
- Thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của ngành và của Techcombank.
- Báo cáo kịp thời và đầy đủ kết quả kiểm tra và hướng khắc phục sau kiểm tra.
* Khối tín dụng và quản trị rủi ro:
Phòng quản trị rủi ro:
- Xác định đo lường và đánh giá rủi ro thị trường
+ Xây dựng phương pháp đo lường, hướng dẫn quản lý rủi ro thị trường và thanh khoản.
+ Ghi nhận đánh giá các rủi ro thị trường
- Theo dõi kiểm tra và báo cáo
+ Kiểm tra hoạt động kinh doanh hàng ngày của Treasury
+ Báo cáo trạng thái rủi ro ngày
+ Xếp hạng tổ chức tín dụng
+ Kiểm tra giám sát các quy trình
- Báo cáo rủi ro tín dụng
+ Thông tin báo cáo định kỳ, đề xuất kiến nghị - bán lẻ.
+ Kiểm soát việc thực thi chính sách
- Xếp hạng tín dụng.
+ Xây dựng hệ thống xếp loại khách hàng, đánh giá định kỳ.
- Quản lý danh mục
+ Nghiên cứu kỹ thuật về các danh mục.
+ Giám sát chất lượng danh mục theo ngành nghề, lĩnh vực, địa lý...
- Đánh giá rủi ro tín dụng.
+ Nghiên cứu ban hành qui trình giám sát, phân loại chất lượng khoản vay-> có báo cáo định kỳ.
- Xác định, ghi nhận rủi ro hoạt động phát sinh trong rủi ro hoạt động của Techcombank
- Tham gia thẩm định rủi ro hoạt động khi phát triển sản phẩm mới, IT audit
- Kịp thời thông báo cá hiện tượng rủi ro có thể gây rủi ro hoạt động
- Phối hợp đào tạo về các loại rủi ro hoạt động. Xây dựng sổ tay về các trường hợp rủi ro.
Phòng thẩm định các miền:
- Thực hiện công tác tái thẩm định các khoản vay tại ba miền theo phân cấp của Tổng giám đốc.
- Trực tiếp tái thẩm định các khoản vay trình Ban Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị.
- Tham gia Hội đồng tín dụng chi nhánh theo phân công của Ban Tổng giám đốc.
- Thực hiện công tác thư ký cho Hội đồng tín dụng HO (Hội đồng tín dụng miền Nam).
- Phụ trách công tác credit review tại các miền.
Phòng định giá tài sản:
- Trực tiếp thực hiện việc định giá tài sản đảm bảo là bất động sản, và tài sản là máy móc thiết bị của khách hàng tại các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống theo phân cấp của Tổng giám đốc. Mỗi miền sẽ do 1 phó phòng phụ trách tại HO chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp.
- Thuê các cơ quan định giá chuyên môn trong trường hợp những tài sản đảm bảo thuộc các lĩnh vực chuyên môn, đặc thù.
- Nghiên cứu thị trường giá cả, đặc điểm của các loại máy móc thiết bị mà Ngân hàng tài trợ nhiều.
- Theo dõi biến động của thị trường bất động sản.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Hoạt động kinh doanh của Techcombank năm 2006 đã được đánh giá cao ở trong và ngoài nước. Tháng 9/2006 Techcombank đã được tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới Moody’s xếp hạng với các đánh giá rất khả quan, theo đó, xếp hạng tín nhiệm của Techcombank theo đánh giá của Moody’s đã đạt xấp xỉ các ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
2.1.3.1. Huy động vốn
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của Techcombank
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006
2008/2007
Tiền gửi của các TCKT và TCTD
7.952,55
10.357,31
14.579
30,23%
40,76%
Tiền gửi dân cư
6.684,45
14.119,27
29.733
111,23%
68,09%
Tổng cộng
14.637
24.476,58
44.312
67,22%
81,04%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Techcombank)
Tổng nguồn vốn huy động trong cả năm 2006 đạt 14.637 tỷ đồng, tăng gần 6000 tỷ so với cả năm 2005 trong đó huy động từ khu vực dân cư đạt 6.684,45 tỷ đồng, chiếm 46% trong tổng huy động vốn. Dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2006 đạt trên 8.810 tỷ đồng, tăng trên 3.000 tỷ so với năm 2005.
Vốn huy động từ khách hàng cả năm 2007 đạt 24.476,58 tỷ đồng, tăng 14.910,5 tỷ đồng so với năm 2006. Trong đó, huy động vốn từ dân cư 14.119,27 tỷ đồng, chiếm 40,17% tổng huy động.
Nhìn chung nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng ổn định với cơ cấu hợp l. bảo đảm một hoạt động kinh doanh tổng thể an toàn cho ngân hàng.
Năm 2008 vốn huy động từ khu vực dân cư đạt 29.733 tỷ đồng, tăng 110% so với cuối năm 2007, huy động từ khu vực tổ chức kinh tế tăng 11,8% so với đầu năm, đạt 11.358 tỷ đồng.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay của Techcombank
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006
2008/2007
Cho vay TCKT và cá nhân
5.426,12
12.512,78
15.236,82
130,6%
21,77%
Cho vay TCTD
3.384,31
7.445,32
10.785,18
120%
44,86%
Tổng dư nợ
8.810,43
19.958,1
26.022
126,53%
30,38%
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Techcombank)
Tổng dư nợ tín dụng của Techcombank năm 2007 đạt 19.958,1 tỷ đồng tăng 11.147,67 tỷ đồng. Mặc dù dư nợ tăng khá mạnh nhưng chất lượng tín dụng của Techcombank vẫn được kiếm soát chặt chẽ, mặt khác dự phòng rủi ro tín dụng được trích đầy đủ và thường xuyên để bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ nợ 3-5 tính đến cuối năm 2007 đã giảm mạnh so với tháng 12/2006, giảm từ 3,11% xuống c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2023.doc