Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ

1 MỤC LỤC Phần mở đầu ........................................................................................................ 1 Chương 1: Lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ và rủi ro................ 4 1. Giới thiệu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...................................6 1.1. Khái niệm ...................................................................................................6 1.2. Các bên liên quan........................................

pdf62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...............................................7 1.3. Những quy định quốc tế áp dụng trong phương thức tín dụng chứng từ ......................... ...................................................................................................8 1.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ ......................................9 1.4.1. Giai đoạn mở L/C (opening phase) ....................................................10 1.4.2. Giai đoạn thực hiện L/C (utilisation phase)........................................11 1.5. Phân loại L/C...........................................................................................13 1.5.1. Phân loại theo nghĩa vụ và trách nhiệm:............................................13 1.5.2. Phân loại theo thời hạn thanh toán .....................................................13 1.5.3. Phân loại theo phương thức sử dụng..................................................14 2. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ .....................................................19 2.1. Khái niệm rủi ro ........................................................................................19 2.2. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ ..............................................20 2.2.1. Rủi ro tín dụng ....................................................................................20 2.2.2. Rủi ro quốc gia....................................................................................20 2.2.3. Rủi ro về nhà nhập khẩu ....................................................................20 2.2.4. Rủi ro về nhà xuất khẩu .....................................................................21 2.2.5. Rủi ro về ngân hàng ...........................................................................21 2.2.6. Rủi ro khác..........................................................................................21 Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ……………………………………………21 1. Tình hình thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ......22 1.1. Sự phát triển của ngành ngân hàng...........................................................22 1.2. Tình hình thanh toán xuất khẩu.................................................................23 1.2.1. Một số thành tựu.................................................................................25 1.2.2. Những mặt còn hạn chế......................................................................26 2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam..............................................................26 2.1. Thông báo L/C, xác nhận L/C...................................................................26 2.2. Tiếp nhận, kiểm tra và gửi chứng từ đòi tiền............................................27 2 2.3. Chiết khấu chứng từ ..................................................................................29 2.3.1.Chiết khấu miễn truy đòi:....................................................................29 2.3.2. Chiết khấu truy đòi .............................................................................29 3. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ................................................................................................................30 3.1. Rủi ro trong quá trình thông báo L/C ........................................................31 3.2. Rủi ro trong quá trình thanh toán L/C .......................................................32 3.2.1. Rủi ro ngay trong những điều khoản, điều kiện của L/C ...................32 3.2.2. Rủi ro về ngân hàng mở .....................................................................36 3.2.3. Rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý............................................................37 3.2.4. Rủi ro người mua ................................................................................40 3.3. Rủi ro trong việc xác nhận L/C .................................................................41 3.4. Rủi ro trong việc chiết khấu chứng từ .......................................................42 4. Nguyên nhân gây nên rủi ro cho NHTM Việt Nam trong phương thức tín dụng chứng từ ................................................................................................................43 4.1. Do chính bản thân các NHTM Việt Nam..................................................44 4.2. Do các đoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ...............................................44 4.3. Do môi trường kinh tế chính trị .................................................................45 Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ ……………………………………………………………………………………………………………………..46 1. Những giải pháp đối với bản thân các ngân hàng .........................................47 1.1. Mở rộng quan hệ đại lý .............................................................................47 1.2. Mở rộng quan hệ khách hàng, hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ nghiệp vụ ....47 1.3.Nâng cao trình độ nghiệp vụ, thái độ làm việc của nhân viên ..................50 1.4. Đổi mới công nghệ và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.............................51 1.5. Bán và chuyển rủi ro .................................................................................55 1.6. Các biện pháp kinh doanh ngoại tệ để hạn chế rủi ro tỷ giá ....................55 1.7. Phát triển công tác thu thập, lưu trữ, phân tích thông tin và dự báo, phòng ngừa rủi ro ........................................................................................................56 2. Những kiến nghị đối với nhà nước và ngân hàng nhà nước để phát triển xuất nhập khẩu và phát triển thanh toán qua ngân hàng.............................................58 2.1. Kiến nghị đối với nhà nước .......................................................................58 2.3. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước .....................................................59 Kết luận ...............................................................................................................61 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với thế giới, Việt Nam là một nước đang trong trong quá trình phát triển. Chúng ta còn thua xa các nước phát triển và ngay cả những nước lân cận trong khu vực Asean. Do đó, không ngừng đổi mới và phát triển là hành động cấp thiết để rút ngắn khoảng cách này. Năm 1986, thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu khởi động, chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, xuất nhập khẩu là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu, trong đó hướng xuất khẩu là mục tiêu của tăng trưởng. Từ khi đổi mới đến nay, kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng. Xuất khẩu gia tăng kéo theo doanh số thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại gia tăng. Các ngân hàng không chỉ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn tất khâu thanh toán của hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi mà còn hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc tài trợ vốn cũng như hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Giữa hai bên mua bán cần có những phương thức thanh toán phù hợp, thuận tiện cũng như an toàn cho cả hai bên. Có rất nhiều phương thức thanh toán phổ biến như: nhờ thu (collection), đổi chứng từ trả tiền (CAD), ghi sổ (open- account), tín dụng chứng từ,… Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rộng rãi, an toàn vì có sự cam kết trả tiền của một bên thứ ba là ngân hàng. 4 Phương thức thanh toán này đã phổ biến trên thế giới từ rất lâu nhưng đối với đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam thì nó vẫn còn tương đối mới vì trong thời kỳ bao cấp thì nhiệm vụ thanh toán xuất nhập khẩu được nhà nước giao cho một ngân hàng duy nhất là ngân hàng Ngoại Thương. Vì vậy, không ít rủi ro đã phát sinh do sự thiếu am hiểu tường tận về thông lệ quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hơn nữa, khi càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối đầu với sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài dày dạn kinh nghiệm, công nghệ hiện đại và dịch vụ đa dạng. Do đó, để giảm thiểu những rủi ro cũng như để nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ thanh toán xuất khẩu thì các ngân hàng thuơng mại cần xác định được những rủi ro có thể gặp và đề ra những giải pháp thích hợp để xử lý những rủi ro này. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu sau: Thứ nhất, điều tra về thực trạng dịch vụ thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, những mặt đạt được và những hạn chế. Thứ hai, xác định được những rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ ba, trên cơ sở xác định và phân tích những rủi ro để tìm ra những giải pháp hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 5 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nhằm xoáy vào nghiên cứu dịch vụ thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn này đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để luận giải các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng: Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý thông tin qua hai nguồn: ¾ Dùng dữ liệu nội bộ ngành ngân hàng từ nguồn báo cáo, chứng từ của Ngân hàng nhà nuớc, một số ngân hàng thương mại Việt Nam và một số tài liệu hội thảo của các ngân hàng nước ngoài. ¾ Dùng dữ liệu ngoại vi thu thập từ tài liệu nghiệp vụ của phòng thương mại quốc tế (ICC), các nguồn sách báo, các phương tiện truyền thông, thông tin thương mại, các tổ chức, hiệp hội. Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ và rủi ro Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ 6 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO 1. Giới thiệu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.1. Khái niệm Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) là một thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Thư tín dụng (L/C) là văn kiện của ngân hàng được viết theo yêu cầu của người xin mở thư tín dụng nhằm diễn đạt những cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng đối với người thụ hưởng kèm theo các điều khoản, điều kiện để yêu cầu người thụ hưởng phải thực hiện nghĩa vụ nếu muốn được thanh toán. Ý nghĩa: ¾ L/C là phương tiện chủ yếu trong phương thức tín chứng từ. Do đó, nếu L/C hết thời hạn hiệu lực thì phương thức tín dụng chứng từ sẽ không có ý nghĩa. ¾ L/C là văn bản thể hiện sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người thụ hưởng. Nó được soạn thảo trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng. ¾ L/C là cơ sở pháp lý chính của vệc thanh toán. Nó ràng buộc tất cả các bên hữu quan tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ. 7 ¾ L/C còn sử dụng để cụ thể hoá, chi tiết hóa, sửa đổi bổ sung các điều khoản đã được ký kết trong hợp đồng. 1.2. Các bên liên quan Thông thường thì có bốn bên sau đây có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ: Người xin mở thư tín dụng (applicant, account party, accountee): là nhà nhập khẩu, người mua hàng hóa và có nhu cầu thanh toán theo hình thức tín dụng chứng tư.ø Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Opening/Issuing bank): là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, mở L/C và đảm nhận việc thanh toán. Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): là nhà xuất khẩu, người bán hàng hóa hoặc có thể là người khác do nhà xuất khẩu chỉ định – sẽ nhận tiền thanh toán. Ngân hàng thông báo thư tín dụng (advising bank): thường là ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng mở thư tín dụng có trụ sở tại nước người xuất khẩu. Ngân hàng này có nhiệm vụ xác nhận tính chân thật của L/C và thông báo L/C đến cho người hưởng lợi. Ngoài ra, còn có các đối tượng liên quan khác như: - Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không có khả năng thanh toán, chỉ xuất hiện khi có yêu cầu của nhà xuất khẩu. Đây thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. - Ngân hàng chấp nhận (Accepting bank): là ngân hàng ký chấp nhận lên hối phiếu. 8 - Ngân hàng thanh toán (Paying bank): là ngân hàng thanh toán tiền cho người xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu. Đây có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hay một ngân hàng nào khác được chỉ định trong thư tín dụng bởi ngân hàng mở thư tín dụng. - Ngân hàng chuyển nhượng (Transfering bank): là ngân hàng thực hiện việc chuyển nhượng thư tín dụng. - Ngân hàng chiết khấu - thương lượng bộ chứng từ (Negotiating Bank): là ngân hàng đứng ra thương lượng bộ chứng từ, thường là ngân hàng thông báo thư tín dụng hoặc có thể là một ngân hàng cụ thể nào đó được quy định trong thư tín dụng hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C quy định “available at any bank by negotiation” - Ngân hàng chỉ định (Nominated bank): thuật ngữ chỉ các ngân hàng được chỉ định, phân công trong thư tín dụng. - Ngân hoàn trả (Reimbursing bank): là ngân hàng được chỉ định và ủy quyền bởi ngân hàng phát hành để trả tiền cho các chứng từ theo thư tín dụng. - Ngân hàng đòi tiền (Claiming bank): là ngân hàng lập thư đòi tiền gửi đến ngân hàng phát hành kèm theo bộ chứng từ. - Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank): có nhiệm vụ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở thư tín dụng. 1.3. Những quy định quốc tế áp dụng trong phương thức tín dụng chứng từ - Uniform Customs and Practice for Documentary Credits ( UCP500 ): Từ ngày ra đời đến nay, UCP trải qua 5 lần sửa đổi vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983 và lần sau cùng nhất là tháng 10/1993 có hiệu lực từ ngày 01/01/1994. Tuy nhiên, các văn bản ra đời sau qua các lần sửa đổi không hủy bỏ các văn bản trước đó cho nên các văn bản đều có giá trị thực hành thanh toán 9 Uniform Rules for Bank – to – Bank Reimbursement Under Documentary Credits ( URR No 525- ICC 1995 ): được xem như là sự mở rộng và chi tiết hoá điều khoản 19 (thỏa thuận về hoàn trả liên hàng) của UCP 500. URR 525 không mang tính chất bắt buộc các bên mua bán phải áp dụng. International Standard Banking Practice for the examination of documents under documentary letter of credit (ISBP): trở thành văn bản chính thức của ICC từ 10/2002, giải thích chi tiết hơn UCP500, được coi là một công cụ thực hành UCP500 1.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ Sơ đồ 1.1: Quy trình toàn bộ nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ 10 Quy trình này được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn mở L/C (opening phase) và giai đoạn thực hiện (utilisation phase). 1.4.1. Giai đoạn mở L/C (opening phase) (3) Ngân hàng mở L/C (issuing bank) Người mua (Applicant) Ngân hàng thông báo (advising bank) Người bán (Beneficiary) Hợp đồng Đơn xin mở L/C L/ L/ (1) (2) (4) Sơ đồ 1.2: Quy trình giai đoạn mở L/C Bước 1: Người mua và người bán ký kết một hợp mua bán ngoại thương trong đó có quy định thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ( L/C ). Bước 2: Căn cứ vào hợp đồng mua bán đã ký kết, người mua làm đơn xin mở L/C và gửi cho ngân hàng mở L/C kèm theo một số chứng từ yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người bán. Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, Ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và thông báo nội dung cho người bán biết bằng cách gửi bản chính L/C cho người bán thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng mở L/C có thể gởi L/C đến người thụ hưởng qua ba con đường: đường thư tín, Telex, Swift. Bước 4: Khi nhận được L/C từ ngân hàng mở, ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thật của L/C: 11 - Nếu L/C được chuyển bằng đường thư tín thì ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra chữ ký trên L/C. - Nếu L/C được chuyển bằng điện thì ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra mã khóa của ngân hàng mở. Sau đó, ngân hàng thông báo sẽ chuyển L/C chính cho người bán (người thụ hưởng L/C). Người bán sau khi kiểm tra L/C nếu có có điểm nào bất lợi thì liên hệ với người mua để sửa đổi L/C. Ngân hàng thông báo nếu được yêu cầu xác nhận L/C thì họ sẽ xem xét việc xác nhận này. 1.4.2. Giai đoạn thực hiện L/C (utilisation phase) (7) (8) Ngân hàng mở L/C (issuing bank) Người mua (Applicant) Ngân hàng chỉ định Người bán (Beneficiary) Bộ chứng từ Bộ chứng từ + Thư đòi tiền Bộ chứng từ (5) (10) (6) Hàng hóa (9) (9) Tiền Tiền (11) Tiền Sơ đồ 1.3: Quy trình giai đoạn thực hiện L/C Bước 5: Người bán thực hiện việc giao hàng và chuẩn bị bộ chứng từ theo chỉ dẫn trong L/C. 12 Bước 6: Người bán xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng được chỉ định trong L/C hay bất cứ ngân hàng nào (nếu L/C ghi: Available with any bank by negotiation). Bước 7: Ngân hàng chỉ định trên cơ sở bộ chứng từ kiểm tra đối chiếu với những điều khoản quy định của L/C, nếu chứng từ phù hợp thì sẽ hành động theo đúng hướng dẫn của ngân hàng L/C (thường là chiết khấu bộ chứng từ tức là mua lại bộ chứng từ hay ứng trước tiền cho người bán). Bước 7 này có thể xảy ra hoặc không xảy ra tùy theo quyết định của ngân hàng chỉ định. Bước 8: Ngân hàng chỉ định chuyển bộ chứng từ kèm phiếu gửi chứng từ (covering letter, đồng thời là thư đòi tiền) gửi đến ngân hàng mở L/C. Ngân hàng chỉ định cũng có thể điện đòi tiền trước nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện (telegraphic reimbursement allowed). Bước 9: Ngân hàng mở L/C khi nhận được bộ chứng từ kiểm tra một cách cẩn thận, đối chiếu bộ chứng từ với những điều khoản quy định của L/C. Nếu bộ chứng từ phù hợp thì phải thanh toán ngay. Nếu chứng từ bất hợp lệ thì được quyền từ chối thanh toán nhưng phải thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng chỉ định trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ đồng thời hỏi ý kiến của người mua xem có chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ hay không. Nếu người mua chấp nhận thì ngân hàng mở sẽ thực hiện việc thanh toán. Khi nhận được tiền từ ngân hàng mở thì ngân hàng chỉ định sẽ chuyển cho người bán sau khi trừ các khoàn phí liên quan như phí thương lượng, phí chuyển chứng từ, điện phí. Bước 10: Ngân hàng mở chuyển bộ chứng từ cho người mua đồng thời người mua thanh toán hết khoản tiền còn nợ cho ngân hàng mở. Bước 11: Người mua cầm chứng từ vận tải đi nhận hàng. 13 1.5. Phân loại L/C Tùy theo cách phân chia mà ta có nhiều loại hình thư tín dụng khác nhau. 1.5.1. Phân loại theo nghĩa vụ và trách nhiệm: - L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C) : Đây là loại L/C mà bên mở L/C có thể sửa đổi, hủy bỏ, bổ sung bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi. Tuy nhiên, sự hủy bỏ hay sửa đổi này phải được thực hiện trước khi người bán giao hàng. Loại L/C này ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế vì loại L/C này thực chất chỉ là thông báo để người bán chuẩn bị hàng chứ không phải là lời cam kết. - L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C) : Là loại L/C mà ngân hàng mở L/C không được quyền đơn phương sửa đổi hay hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào và chỉ có thể sửa đổi, hủy bỏ khi có sự đồng ý của người thụ hưởng. Theo điều 6 UCP 500 quy định nếu thư tín dụng không ghi loại gì thì được xem là L/C không hủy ngang. - L/C xác nhận (confirmed L/C): Là loại L/C không hủy ngang trong đó có một ngân hàng uy tín đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo L/C cùng với ngân hàng mở. Loại L/C này được yêu cầu khi người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C. Theo tập quán các nước châu Âu, ngân hàng xác nhận là ngân hàng trả trực tiếp cho người bán. Do vậy, người bán ký phát hối phiếu đòi tiền trực tiếp ngân hàng xác nhận. 1.5.2. Phân loại theo thời hạn thanh toán - L/C trả ngay (L/C At Sight): Là thư tín dụng không thể hủy ngang, trong đó ngân hàng đại diện người bán (người xuất khẩu) được ngân hàng phát hành cam kết thanh toán một phần 14 - L/C trả chậm (Usance L/C): Là thư tín dụng không thể hủy ngang, trong đó ngân hàng đại diện người bán (người xuất khẩu) được ngân hàng phát hành cam kết thanh toán một phần hay toàn bộ số tiền của tín dụng thư cho người hưởng lợi theo thời hạn quy định trong thư tín dụng đó sau khi nhận được chứngtừ phù hợp với các điều khoản của L/C. 1.5.3. Phân loại theo phương thức sử dụng - L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không hủy ngang trong đó quy định khi L/C sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi L/C hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất trị giá hợp đồng. Loại L/C này được sử dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi. Sử dụng cho những trường hợp có giá trị cao, thời hạn giao hàng dài để tiết kiệm được chi phí mở L/C. L/C tuần hoàn có hai loại : + L/C tuần hoàn có tích lũy (cumulative revolving L/C): cho phép nhà xuất khẩu chuyển kim ngạch đợt giao hàng trước vào đợt giao hàng sau nếu đợt giao hàng trước chưa giao hết và cứ như vậy cho đến đợt giao hàng cuối cùng. Nghĩa là, nếu nhà xuất khẩu trong lần giao hàng thứ n, vì lý do nào đó, giao không đủ số lượng hàng như quy định, còn thiếu một lượng hàng là k thì ở lần giao hàng thứ (n+1) nhà xuất khẩu sẽ giao số lượng hàng là k + số lượng L/C quy định và cứ như vậy cho đến lần cuối cùng. 15 + L/C tuần hoàn không tích lũy (non-cumulative L/C) : không cho phép nhà xuất khẩu chuyển số dư đợt giao hàng trước vào đợt giao hàng sau. Ngoài ra, L/C tuần hoàn có thể chia làm ba loại: + L/C tuần hoàn tự động: khi đợt giao hàng trước hết thì đợt giao hàng sau tự động có giá trị hiệu lực, không cần sự thông báo của ngân hàng mở L/C. + L/C tuần hoàn bán tự động: nếu sau ngày mở L/C, trước thời hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết giá trị L/C mà không có ý kiến thông báo nào của ngân hàng mở L/C. + L/C tuần hoàn không tự động: đợt giao hàng sau muốn có giá trị thì phải có sự thông báo của ngân hàng mở L/C. - L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định quyền được chuyển nhượng toàn bộ hay một phần giá trị của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên, cấm tái chuyển nhượng từ người hưởng lợi thứ hai cho người khác. Trường hợp người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hay giao hàng không đúng hay chứng từ không hoàn hảo thì người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm về phía bên xuất khẩu theo hợp đồng đã ký. Loại L/C này được sử dụng khi mua hàng qua các đại lý, trung gian. Loại L/C này giúp cho nhà xuất khẩu tiến hành các dịch vụ xuất khẩu mà không cần đến vốn của mình. Hiện nay, L/C chuyển nhượng được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán quốc tế. - L/C giáp lưng (Back to back L/C) : Là loại L/C không hủy ngang, được mở rộng trên cơ sở một L/C khác làm bảo đảm (gọi là L/C gốc – Master L/C). Sau khi nhận được L/C (master L/C) do người mua mở yêu cầu cho mình, người hưởng lợi sẽ sẽ yêu cầu ngân hàng của 16 Loại L/C này thường được sử dụng mua bán qua trung gian trong trường hợp L/C gốc không được phép chuyển nhượng hoặc các chứng từ cần có trong L/C gốc không trùng hợp với L/C thứ hai; và khi người trung gian muốn bí mật một số thông tin trong L/C gốc. - L/C đối ứng (Reciprocal L/C) : Đây là loại L/C được quy định là chỉ co giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Thông thường L/C này được sử dụng trong trường hợp mua bán hàng đổi hàng hay phổ biến hơn là trong trường hợp gia công hàng hóa. - L/C với điều khoản đỏ (Red clause L/C) hay L/C ứng trước (Advance Clause L/C) : Là loại L/C có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ở điều khoản này. Là một sự ủy quyền của ngân hàng mở L/C đối với ngân hàng chiết khấu, ứng trước một khoản tiền cho người hưởng lợi để giúp người này có thêm nguồn vốn giao hàng cho L/C đã mở. Theo L/C điều khoản đỏ, người hưởng lợi có thể đòi được một khoản tiền nhất định của L/C trước khi giao hàng. Và khi đã nhận được một khoản tiền nhất định nào đó thì trong tương lai, khi xuất trình chứng từ giao hàng tới ngân hàng chiết khấu, số tiền đó sẽ được trừ vào tiền hàng xuất khẩu và người hưởng lợi chỉ nhận được số tiền bằng số tiền của hóa đơn trừ đi tiền ứng trước. L/C với điều khoản đỏ có hai loại : + L/C không đảm bảo: khoản tiền ứng trước không được đảm bảo đối với ngân hàng mở L/C, tức là khoản tiền trả trước được thực hiện khi người xuất khẩu trình hóa đơn với một sự cam kết của họ. 17 + L/C có đảm bảo: bên cạnh các giấy tờ trên, người xuất khẩu còn phải xuất trình thêm chứng từ có giá trị như bảo lãnh của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu hoặc giấy nhập kho. - L/C dự phòng (Standby L/C) : Là loại L/C mà trong đó ngân hàng mở L/C cam kết với nhà nhập khẩu là sẽ thanh toán lại cho họ trong truờng hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra cho nhà nhập khẩu. Ý nghĩa quan trọng của loại L/C này là việc đảm bảo hoàn lại cho người đặt hàng số tiền ứng trước khi người sản xuất không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. L/C dự phòng được áp dụng phổ biến ở Mỹ, Nhật trong quan hệ một bên là người đặt hàng và một bên là người sản xuất. Các khoản tín dụng mà người đặt hàng cấp cho người sản xuất như tiền cọc, tiền ứng trước, chi phí chiếm tỷ trọng 10-15% tổng giá trị đơn đặt hàng. Standby L/C là một văn bản do ngân hàng phát hành theo chỉ thị của người mở thư tín dụng (Applicant hay Account party) cam kết thanh toán cho người thụ hưởng trong thời hạn hiệu lực của tín dụng khi người thụ hưởng xuất trình những chứng từ sau : + Chứng từ yêu cầu thanh toán. + Chứng từ chứng minh việc không thực hiện hợp đồng/ nghĩa vụ của người yêu cầu mở thư tín dụng. So sánh standby L/C và L/C thông thường : ¾ L/C thông thường: ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng khi họ xuất trình những chứng từ thương mại (Commercial invoice, B/L, C/O, packing list . . .) chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. 18 ¾ Standby L/C: ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng khi họ xuất trình chứng từ (Certificate non-performance/Statement of Default) chứng minh việc người yêu cầu mở L/C không thực hiện hợp đồng hay điều kiện đã được quy định trong L/C. Phân loại Standby L/C : + Standby L/C dạng bảo lãnh tài chính (Financial guarantee – type standby L/C): trong đó ngân hàng cam kết sẽ hoàn trả cho người thụ hưởng những khoản tiền ứng trước, những khoản tiền đã cho vay . . . khi người yêu cầu mở Standby L/C không hoàn thành nghĩa vụ đối với người thụ hưởng. + Standby L/C bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ (Performance – based standby L/C): trong đó ngân hàng cam kết trả tiền cho người thụ hưởng những khoản tiền đã cam kết khi người yêu cầu mở Standby L/C không hoàn thành nghĩa vụ của họ. Phạm vi ứng dụng của Standby L/C : Được sử dụng rất rộng rãi, standby L/C được sử dụng như một bảo lãnh ngân hàng để đảm bảo cho những khoản tiền vay trong xây dựng, bảo đảm khoản tiền ứng trước, bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thương mại, hợp đồng gia công, hợp đồng đầu tư liên doanh, tham gia dự thầu . . . ; standby L/C bảo đảm khả năng thanh toán; standby L/C được sử dụng kèm với các phương thức bảo lãnh, thanh toán khác trong cùng một thương vụ. Standby L/C còn có thể sử dụng để đảm bảo cho những nghĩa vụ tài chính theo phán quyết của toà án. 19 2. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ 2.1. Khái niệm rủi ro Rủi ro thường được hiểu là những sự kiện xảy ra dẫn đến kết quả không như mong đợi và thường đem lại kết quả xấu. Tùy theo quan điểm của người xem xét mà có rất nhiều khái niệm về rủi ro. Theo từ điển tiếng Việt nhà xuất bản Khoa học và xã hội xuất bản năm 1998, “rủi ro” được giải thích là “điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra”. Allan Willett định nghĩa: “rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợiù”. Trong quyển “Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh”, tác giả Nguyễn Hữu Thân cho rằng : “rủi ro là sự bất trắc gây ra những thiệt hại”. Tác giả Ngô Quang Hân của quyển “Quản trị rủi ro” cho rằng: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả“. Trong quyển “Phân tích tài chính NHTM”, tác giả Hồ Diệu cho rằng: “rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”. Theo tác giả Mark R.green và Oscar N.Serbein [Mark R.Green-1983]” Rủi ro là._. sự không chắc chắn của việc xảy ra những thiệt hại về kinh tế”. Đó là những khái niệm khác nhau về rủi ro. Tuy mỗi một khái niệm được sử dụng bằng những ngôn từ khác nhau nhưng đều có điểm chung là đề cập đến những thiệt hại làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro là phải nhận dạng cho được những nhân tố có thể làm phát sinh những rủi ro để có những biện pháp phòng chống hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 20 2.2. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ Trong xu thế kinh doanh hiện đại, các NHTM sẽ giảm dần tỷ trọng tín dụng và tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Như vậy, sự rủi ro trong hoạt động ngân hàng hầu như có mặt trong từng nghiệp vụ nếu những nghiệp vụ đó không đuợc quản lý theo một quy trình chặt chẽ. Hơn nữa, muốn có nhiều lợi nhuận thì phải đối mặt với rủi ro. Trong phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ cĩ thể nhận dạng đuợc các rủi ro sau: 2.2.1. Rủi ro tín dụng Là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được vốn cho vay đúng hạn (rủi ro sai hẹn) hay vốn cho vay không thu hồi được (rủi ro phá sản). 2.2.2. Rủi ro quốc gia Là khả năng xảy ra những hành động của chính quyền một quốc gia như tịch thu, chiếm hữu hay quốc hữu hóa hàng hóa; những sự kiện chính trị như chiến tranh, bạo động, bị cấm vận; sự thiếu hụt nguồn ngoại tệ gây ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm thanh toán của người mua hay ngân hàng mở tại quốc gia đó. Là khả năng những rào cản pháp lý hay rào cản khác có thể ngăn cản người mua hay ngân hàng mở trong việc chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ và trong việc chuyển ngoại tệ. Những rủi ro này thường xảy ra ở những quốc gia kém phát triển và những quốc gia đang phát triển. 2.2.3. Rủi ro về nhà nhập khẩu Khả năng nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán hay không muốn thanh toán do giá hàng trên thị trường xuống thấp, do hàng hóa không đạt chất lượng hay bị thất thoát trên đường vận chuyển. 21 Rủi ro khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hay bị phá sản. 2.2.4. Rủi ro về nhà xuất khẩu Khi nhà nhập khẩu không nắm rõ uy tín và tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của nhà xuất khẩu thì có thể gặp nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo, có thể là một công ty ma và giả mạo chứng từ. Rủi ro khi nhà xuất khẩu giao hàng không đúng chủng loại hay không đạt chất lượng, giao hàng trễ hay không giao hàng. 2.2.5. Rủi ro về ngân hàng Trường hợp ngân hàng mở, ngân hàng xác nhận không đảm bảo khả năng tài chính hay bị phá sản vo thời điểm thanh toán. 2.2.6. Rủi ro khác Rủi ro ngoại hối: vào thời điểm thanh toán đối với L/C trả chậm, sự biến động mạnh về tỷ giá có thể gây rủi ro cho nhà nhập khẩu khi phải trả nhiều tiền hơn hay gây rủi ro cho nhà xuất khẩu khi lượng tiền nhận được giảm. Rủi ro về lãi suất: Rủi ro này không quan trọng nếu kỳ hạn thanh toán ngắn, nếu kỳ hạn thanh toán càng dài thì rủi ro này càng lớn. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Những kiến thức trình bày trong chương 1 đã cho chúng ta nắm được những khái niệm cơ bản về tín dụng thư, phân loại tín dụng thư, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đề cập đến khái niệm rủi ro và một số rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. Như vậy, chúng ta đã có cơ sở lý luận để tiếp tục tìm hiểu những rủi ro thực tế xảy ra ở các ngân hàng thương mại Việt Nam mà chương 2 sẽ đề cập đến. 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1. Tình hình thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 1.1. Sự phát triển của ngành ngân hàng Sau năm 1975, cả nước hoàn toàn thống nhất, đất nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế. Bối cảnh chung về hoạt động ngành ngân hàng có thể khái quát như sau: + Trước thời kỳ đổi mới (năm 1986), nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế tập trung. Vì vậy hoạt động ngân hàng trong thời gian này mang tính chất quản lý kinh tế hơn là kinh doanh. Hoạt động ngoại thương trong giai đoạn này kém phát triển, chỉ giao dịch với các nước xã hội chủ nghĩa nhưng dưới dạng trao đổi hàng hóa hay viện trợ. Thực hiện cơ chế độc quyền trong ngoại thương, nhà nước quản lý chặt chẽ xuất nhập khẩu hàng hóa và chỉ định các xí nghiệp quốc doanh được XNK. Việc quản lý ngoại hối cũng tiến hành nghiêm ngặt, tỷ giá hối đoái là tỷ giá cố định do nhà nước công bố. NH Ngoại Thương (Vietcombank) là NH độc quyền kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại, thanh toán quốc tế. Hệ thống NH hoạt động theo cơ chế một cấp. Chính sách tín dụng mang tính bao cấp, hiệu quả sử dụng vốn vay thấp, lạm phát trầm trọng (năm 1986 lên đến 487%), hệ thống lãi suất xây dựng thiếu thực tế, nền kinh tế sa sút nghiêm trọng. Trước thực trạng này, đòi hỏi phải tổ chức lại hệ thống ngân hàng cho phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. 23 + Từ năm 1986, nền kinh tế nước ta bắt đầu giai đoạn đổi mới. Kinh tế đất nước bắt đầu chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trước đòi hỏi bức thiết phải hình thành một hệ thống các NHTM nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước, Nghị định 53 ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng, cho phép hệ thống NH được tách làm hai cấp rõ nét: ¾ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam : Thực hiện chức năng hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động kinh doanh tiền tệ. ¾ Các ngân hàng thương mại : Thực hiện chức năng chủ yếu là kinh doanh tiền tệ. + Sau khi có Pháp Lệnh Ngân Hàng (1990), hàng loạt các NHTM được ra đời. Việc hình thành các NHTM cổ phần, NH liên doanh, NH nước ngoài đã xoá bỏ tình tình độc quyền trong kinh doanh của các NH quốc doanh, tạo môi trường cạnh tranh giữa các NHTM với nhau. Đây chính là động lực để thúc đẩy sự phát triển. 1.2. Tình hình thanh toán xuất khẩu Với chủ truơng đẩy mạnh xuất khẩu của nhà nước thì tình hình xuất khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng. Năm 2004, với kết quả kim ngạch xuất đạt 26tỷ USD, xuất khẩu Việt Nam được đánh giá là có mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 8 năm qua. Đạt đuợc kết quả như vậy trước hết là do sản lượng xuất khẩu và giá trị hàng hóa xuất khẩu đều được nâng lên. Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao là dầu thô 48,3%, than đá 46,8%, gạo 30,7%. Ngoài 4 mặt hàng truyền thống có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, năm 2004 đã xuất hiện thêm 2 nhóm hàng là linh kiện máy tính và sản phẩm gỗ. 24 Tiếp nữa là thị truờng xuất khẩu cũng được mở rộng. 10 thị trường xuất khẩu lớn hiện nay của Việt Nam là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Úc, Singapore, Đức, Anh, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia đều có mức tăng trưởng cao. Những thị truờng này đã tiêu thụ trên 18 tỷ USD hàng hóa của Việt Nam, trong đó hai thị trường giữ vai trò động lực thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nước ta năm 2004 tăng vọt là Mỹ ( với mức tăng kỷ lục trên 1 tỷ USD và đã đạt tới quy mô gần 5 tỷ USD) và Trung Quốc ( với mức tăng gần 1 tỷ USD và đạt tới quy mô trên 2,7 tỷ USD). Hàng hóa xuất khẩu của nước ta đã vươn tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian. Nguyên nhân làm xuất khẩu tăng mạnh là do sản xuất công nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao. Các địa phương và doanh nghiệp đã tận dụng triệt để các công cụ chính sách của nhà nước trong những năm qua và những ưu đãi của các nước để nâng đỡ xuất khẩu. Với tốc độ xuất khẩu tăng mạnh như thế thì dịch vụ thanh toán xuất khẩu của các ngân hàng thương mại cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là doanh số thanh toán xuất khẩu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong 4 năm qua [Bảng 2.1] Đơn vị: triệu USD Năm 2001 2002 2003 2004 Doanh số thanh toán XK 4.487,44 4.299.25 4.900,6 6.199.37 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp các hoạt động ngoại hối toàn hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM) 25 Qua đó ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 12,1%. Năm 2002 tốc độ có giảm 4,2% còn 2 năm 2003 và 2004 có tốc độ tăng khá, nhất là năm 2004 tăng 26,5%. 1.2.1. Một số thành tựu Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu tại các NHTM ngày càng gia tăng về doanh số. Chiến lược của một số NHTM trong giai đoạn hiện tại: xem hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động trọng điểm. Do vậy, họ đã khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường doanh số thanh toán xuất khẩu tại các NH này bằng những chính sách ưu đãi như : ưu tiên tín dụng với lãi suất thấp, nâng tỷ lệ chiết khấu lên 100%, ưu tiên bán ngoại tệ cho việc thanh toán. Nhờ các biện pháp này đã làm gia tăng vượt bậc doanh số xuất nhập khẩu. Công tác tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực XNK (tư vấn về các điều khoản trong thư tín dụng, tư vấn về việc tạo lập bộ chứng từ ) cũng được một số NHTM như Eximbank, ACB, Đông Á quan tâm và thực hiện khá hiệu quả. Nhờ hoạt động này mà các NH này đã lôi kéo được nhiều khách hàng giao dịch XNK, hiệu quả hoạt động hoạt động kinh doanh của khách hàng được nâng cao, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Mạng lưới giao dịch của các NHTM ngày càng rộng nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt công tác thanh toán xuất khẩu. Ví dụ: NH Ngoại Thương có quan hệ đại lý với hơn 1400 ngân hàng tại 85 nước trên thế giới, NH Sài Gòn Công Thương đã quan hệ được vớí 467 đại lý ở 62 quốc gia trên thế giới, NH Á Châu có giao dịch với 351 đại lý tại 54 quốc gia, NH Sacombank với 560 đại lý ở 67 quốc gia, NH đầu tư và phát triển có hơn 800 đại lý,… Điều này chứng tỏ uy tín và chất lượng thanh toán của các NHTM ngày càng được nâng cao. Hầu hết các NHTM được phép thanh toán XNK đều tham gia mạng SWIFT (society worldwide interbank financial telecommunication). Nhờ đó, các nghiệp vụ thanh 26 1.2.2. Những mặt còn hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được, các NHTM Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế trong hoạt động thanh toán xuất khẩu như: Còn non nớt kinh nghiệm trong dịch vụ này do đa số các NHTM Việt Nam thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế chưa lâu. Khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài còn yếu do nguồn vốn thấp, chưa đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, chưa có chính sách khách hàng hợp lý. Đa số NHTM Việt Nam chưa có được mạng lưới đại lý rộng khắp thế giới nên chưa hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp XNK trong việc tư vấn thông tin về khách hàng, về ngân hàng mở, về thị trường. 2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Với chức năng là ngân hàng phục vụ cho nhà xuất khẩu, NHTM Việt Nam đóng các vai trò sau: thông báo L/C; tiếp nhận, kiểm tra và gửi chứng từ đòi tiền; xác nhận L/C; chiết khấu chứng từ. 2.1. Thông báo L/C, xác nhận L/C Khi nhận được L/C hay tu chỉnh L/C từ ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên phải kiểm tra mã khóa, mẫu điện thích hợp MT700, 701, 705, 710, 720, 707 (nếu bằng SWIFT) và mẫu chữ ký (nếu bằng thư). - Mã khóa, mẫu điện hay chữ ký là đúng thì thanh toán viên lập thông báo theo mẫu quy định gửi cho khách hàng. Đối với các L/C bằng điện thì phải xóa mã khóa trên điện đó. Những điện mở L/C hay tu chỉnh L/C từ ngân hàng đại lý gửi đến có xác nhận đúng mã và mẫu điện được coi là văn bản hiệu lực. 27 - Mã khóa hay mẫu chữ ký không đúng hay có nghi vấn thì thanh toán viên phải liên lạc ngay với ngân hàng mở L/C để xác nhận lại. Nếu nhà xuất khẩu có yêu cầu thông tin thì giao cho họ bản sao không có xác nhận chứng thực tính chân thật và ngân hàng không chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin đó. - Trường hợp ngân hàng từ chối thông báo L/C thì phải thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết. - Trường hợp ngân hàng mở L/C yêu cầu xác nhận L/C thì tùy từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng thông báo xem xét và quyết định có xác nhận hay không xác nhận, yêu cầu ngân hàng mở L/C ký quỹ hay không ký quỹ. Nếu đồng ý xác nhận thì trên thông báo L/C đến người thụ hưởng phải ghi “chúng tôi thông báo L/C này kèm theo sự xác nhận của chúng tôi”. Nếu không đồng ý xác nhận thì phải thông báo cho ngân hàng mở biết và trên thông báo L/C cho người thụ hưởng ghi rõ “chúng tôi thông báo L/C này không kèm theo sự xác nhận của chúng tôi”. Điều kiện để các NHTM Việt Nam xác nhận thường là: uy tín của ngân hàng mở thông qua lượng giao dịch, độ tin cậy trong thanh toán, ngân hàng mở L/C có quan hệ đại lý, tình hình kinh tế chính trị của nước nhập khẩu. - Khi thông báo L/C hay tu chỉnh L/C thì thanh toán viên lập phiếu thu phí thông báo theo biểu phí hiện hành của từng ngân hàng. - Thông báo được lập thành 2 bản: bản gốc giao cho người thụ hưởng, bản sao lưu tại hồ sơ lưu của ngân hàng. 2.2. Tiếp nhận, kiểm tra và gửi chứng từ đòi tiền Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán và chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình kèm bản gốc L/C và các tu chỉnh liên quan (nếu có) cùng với thư thông báo L/C, tu chỉnh L/C có xác nhận mã/chữ ký đúng, thanh toán viên phải kiểm tra số lượng từng loại chứng từ, số liệu trên thư yêu cầu thanh toán và ghi rõ ngày giờ nhận chứng từ. 28 Việc kiểm tra chứng từ phải tiến hành nhanh chóng, kịp thời ngay sau khi nhận chứng từ. Thanh toán viên phải ký xác nhận vào mặt sau L/C trị giá bộ chứng từ xuất trình và rút số dư trên L/C gốc, kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các điều kiện, điều khoản trong L/C và tu chỉnh liên quan, kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau. Sau khi kiểm tra, nếu chứng từ có sai sót thì thông báo nhà xuất khẩu để sửa chữa cho phù hợp. Khi chứng từ phù hợp thì làm thủ tục gửi chứng từ đi và đòi tiền theo quy định của L/C. Trường hợp chứng từ không phù hợp với L/C: - Trên phiếu gửi chứng từ cho ngân hàng mở, nêu rõ các điểm bất hợp lệ và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận. - Gửi nguyên trạng bộ chứng từ mà không nêu bất hợp lệ trên phiếu gửi. - Gửi chứng từ trên cơ sở nhờ thu nhưng tuân thủ theo UCP 500. Nếu quá 7 ngày làm việc kể từ ngày ngân hàng mở nhận chứng từ mà vẫn không nhận được báo có hay thông tin từ ngân hàng mở thì thanh toán viên phải điện nhắc. Trường hợp ngân hàng mở L/C thông báo bất hợp lệ và từ chối thanh toán thì ngân hàng phải thông báo ngay cho nhà xuất khẩu đồng thời xem xét lại lý do từ chối. Nếu lý do từ chối không hợp lý thì phải điện phản đối và yêu cầu ngân hàng mở thanh toán. Khi nhận được báo có từ nước ngoài thì phải chuyển tiền vào tài khoản của nhà xuất khẩu sau khi trừ các khoản phí thanh toán theo quy định. 29 2.3. Chiết khấu chứng từ 2.3.1.Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng sẽ mua đứt bộ chứng từ và chịu mọi rủi ro khi nước ngoài không trả tiền. Điều kiện để các NHTM Việt Nam thực hiện chiết khấu miễn truy đòi: - L/C trả tiền ngay. Tuy nhiên, hiện nay do cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài nên một số NHTM lớn của Việt Nam như Vietcombank đã thực hiện chiết khấu miễn truy đòi đối với cả chứng từ của L/C trả chậm với điều kiện Vietcombank đã nhận được chấp nhận thanh toán từ ngân hàng mở. - L/C quy định B/L lập theo lệnh ngân hàng mở và toàn bộ bản gốc B/L phải xuất trình qua ngân hàng. - Chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C - Ngân hàng mở L/C phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế, thường xuyên giao dịch và thanh toán tốt. - Nhà nhập khẩu và ngân hàng của nhà nhập khẩu thuộc thị trường truyền thống, tình hình thanh toán tốt. - Nhà xuất khẩu là khách hàng quen thuộc. - Đáp ứng một số thông tin khác liên quan đến mặt hàng xuất khẩu như giá cả hàng hóa vào thời điểm chiết khấu. - Tỷ lệ chiết khấu được quy định cụ thể từng trường hợp. 2.3.2. Chiết khấu truy đòi Đây là hình thức chiết khấu mà các NHTM Việt Nam thực hiện nhiều vì ngân hàng thực hiện chiết khấu được truy đòi nhà xuất khẩu nếu nước ngoài từ chối trả tiền. Điều kiện để thực hiện chiết khấu có truy đòi: - Ngân hàng mở L/C là ngân hàng có uy tín. 30 - Nhà nhập khẩu và ngân hàng của nhà nhập khẩu thuộc thị trường truyền thống. - Nhà xuất khẩu là khách hàng có uy tín, có quan hệ thanh toán tốt, mở tài khoản và thường xuyên giao dịch tại ngân hàng. Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, thì các ngân hàng thoáng hơn trong điều kiện này. Đối với Vietcombank, những khách hàng mới cũng có thể được duyệt chiết khấu nếu chứng từ phù hợp hoàn toàn với L/C. - Chứng từ phù hợp với L/C. Nếu là nhà xuất khẩu là khách hàng quen thuộc, có uy tín thì ngân hàng có thể ưu đãi chiết khấu dù chứng từ không phù hợp. - Nhà xuất khẩu cam kết hoàn trả số tiền chiết khấu cho ngân hàng trong trường hợp ngân hàng mở từ chối thanh toán. 3. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ Như đã nói ở trên, hoạt động thanh toán quốc tế còn tương đối mới ở Việt Nam nên rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Để giảm thiểu rủi ro thì chúng ta cần xác định được những rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro để có những giải pháp quản lý rủi ro hợp lý. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức khá an toàn cho phía xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải là không có rủi ro. Với việc phục vụ cho nhà xuất khẩu thì các NHTM Việt Nam giữ các vai trò sau: ngân hàng thông báo L/C, ngân hàng xác nhận L/C, ngân hàng thương lượng, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chuyển chứng từ. Với những vai trò đó thì các NHTM Việt Nam phải đối phó với những rủi ro sẽ được đề cập sau đây. 31 3.1. Rủi ro trong quá trình thông báo L/C L/C do ngân hàng mở phát hành thường được thông báo đến nhà xuất khẩu Việt Nam qua các ngân hàng thông báo ở Việt Nam. L/C có thể bằng thư hay bằng điện. Do đó, nhiệm vụ của ngân hàng thông báo là phải xác thực được tính chân thật của L/C trước khi chuyển cho nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) bằng cách kiểm tra mẫu chữ ký (đối với L/C bằng thư) và kiểm tra mẫu điện và mã khóa (đối với L/C mở bằng điện Swift hay telex). Đối với L/C được mở bằng thư thì rủi ro không xác thực được tính chân thật của L/C là không xác định được chữ ký trên L/C là thật hay giả. Nếu ngân hàng mở có quan hệ đại lý với ngân hàng thông báo ở Việt Nam thì tại ngân hàng Việt Nam có lưu hồ sơ chữ ký của những người có thẩm quyền ký L/C của ngân hàng mở. Tuy nhiên, không phải lúc nào hồ sơ lưu chữ ký cũng được cập nhật đầy đủ, chính xác. Có trường hợp người có chữ ký đó đã nghỉ việc hay thay đổi chữ ký khác mà ngân hàng Việt Nam không nhận được thông báo về việc này từ ngân hàng mở do ngân hàng mở quên thông báo hay do thông báo đó bị thất lạc. Đối với L/C mở bằng điện thì ngân hàng Việt Nam phải xác nhận được mã khóa điện và mẫu điện phù hợp (MT 700, MT701: điện L/C , MT705: sơ báo L/C, MT710: L/C chuyển tiếp từ một ngân hàng khác, MT720: L/C chuyển nhượng, MT707: tu chỉnh L/C). Nhiều các NHTM Việt Nam nhất là những ngân hàng cổ phần chưa thiết lập được quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng nên chưa xác nhận được mã khóa của ngân hàng mở. Khi không thể xác nhận được tính chân thật của L/C thì ngân hàng thông báo phải mất thời gian liên lạc với ngân hàng mở để xác nhận lại chữ ký (đối với trường hợp 2 ngân hàng có thiết lập quan hệ đại lý) hay để yêu cầu ngân hàng mở nhờ một ngân hàng mà ngân hàng mở có quan hệ đại lý để xác nhận tính chân thật cho L/C. 32 Sự hạn chế trong thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng quốc tế của nhiều NHTM Việt Nam cũng phần nào đó ảnh hưởng đến quá trình thông báo L/C, làm cho việc xác nhận tính chân thật của L/C phải mất nhiều thời gian (vì phải thông qua nhiều ngân hàng thông báo), kéo dài thời gian thông báo L/C đến cho nhà xuất khẩu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà xuất khẩu (cụ thể là nhà xuất khẩu chưa có đảm bảo để giao hàng và lập bộ chứng từ đòi tiền). Điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của các NHTM này, khiến cho các nhà xuất khẩu khi chọn ngân hàng thông báo sẽ chọn những ngân hàng lớn có nhiều đại lý, làm ảnh hưởng đến doanh thu của các NHTM này. 3.2. Rủi ro trong quá trình thanh toán L/C 3.2.1. Rủi ro ngay trong những điều khoản, điều kiện của L/C Rủi ro trong quá trình thanh toán L/C chính là rủi ro bộ chứng từ không được thanh toán hay chậm thanh toán chủ yếu do bộ chứng từ bất hợp lệ. Căn cứ trả tiền duy nhất của phương thức L/C là bộ chứng từ. Tuy nhiên, để lập được một bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C không phải là chuyện đơn giản đối với nhiều nhà xuất khẩu. Thực tế, rất nhiều L/C được mở với những điều khoản chi tiết [ví dụ xem phụ lục 1: phần mô tả hàng hóa trong L/C liệt kê rất chi tiết] , phức tạp, các điều khoản mâu thuẫn, thiếu logic, điện bị nhiễu hoặc thiếu, gây khó khăn cho nhà xuất khẩu trong việc lập chứng từ. Đa số những L/C hàng dệt may xuất đi Mỹ rất dài, yêu cầu rất nhiều loại chứng từ với những điều khoản chi tiết về nội dung chứng từ cũng như mô tả hàng hóa, lịch giao hàng. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp dệt may trong việc lập bộ chứng từ. Hơn nữa, số lượng xuất khẩu hàng dệt may rất lớn nên việc lập chứng từ để kịp thời hạn xuất trình ở ngân hàng 33 cũng là một vấn đề nan giải của doanh nghiệp. Do đó, phần lớn bộ chứng từ hàng dệt may xuất trình qua các NHTM Việt Nam đều không phù hợp với L/C. Trường hợp L/C mở bị sai sót về những điều khoản như: giá FOB nhưng lại quy định B/L thể hiện Freight Prepaid hay giá CFR nhưng quy định B/L thể hiện Freight Collect, đơn giá sai, số liệu tính toán phần mô tả chi tiết hàng hóa sai, cảng bốc, cảng dỡ sai lỗi chính tả, yêu cầu người vận chuyển đích danh nhưng lại đánh không chính xác tên, hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, yêu cầu chứng từ chứng nhận sức khỏe do Nafiquaved nhưng thực tế tên đúng của cơ quan này là Nafiqaved … Những trường hợp này nhiều nhà xuất khẩu nếu không cẩn thận và kịp thời tu chỉnh L/C sẽ dẫn đến xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C. Nhà xuất khẩu cũng nên lưu ý khi L/C yêu cầu những chứng từ do nhà nhập khẩu lập như chứng nhận kiểm tra (Inspection Certificate). Nếu không có loại chứng từ này đáp ứng yêu cầu của L/C thì bộ chứng từ sẽ bị từ chối thanh toán. Trường hợp này nhà xuất khẩu phải phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác. Chúng ta hãy xem xét trường hợp cụ thể sau đây của công ty Vinafor Sài Gòn: Ngân hàng United Overseas Bank Ltd Singapore mở một L/C hàng bàn ghế theo lệnh nhà nhập khẩu là Wayco International Singapore cho người thụ hưởng ở Việt Nam là Vinafor Sài Gòn với điều kiện thanh toán là 85% trả ngay khi Vinafor xuất trình chứng từ phù hợp cho ngân hàng mở, còn 15% sẽ trả khi Vinafor xuất trình chứng từ kiểm tra (inspection Certificate) do nhà nhập khẩu Wayco International lập. Chứng từ phù hợp được xuất trình tại Vietcombank Hồ Chí Minh và gửi đến ngân hàng mở đúng hạn xuất trình và Vinafor nhận được khoản thanh toán 85% trị giá lô hàng. Người mua sau khi thanh toán 85% trị giá chứng từ đã nhận bộ chứng từ đi nhận hàng và sau đó không phát hành 34 Inspection certificate với lý do hàng không đáp ứng chất lượng như thỏa thuận. Vậy là Vinafor không thu được 15% trị giá hàng. Rủi ro bộ chứng từ bất hợp lệ do giao hàng trễ, xuất trình trễ, L/C hết hạn hiệu lực cũng hay xảy ra. Đối với L/C quy định việc giao hàng nhiều lần theo lịch thì nhiều nhà xuất khẩu do không nắm rõ UCP500 nên đã có bộ chứng từ bất hợp lệ, đó là nếu một lô hàng giao trễ thì L/C sẽ không còn giá trị đối với lần giao hàng đó và những lần giao hàng sau đó. Một số vấn đề về điều kiện thanh toán của các L/C hàng thủy sản do các ngân hàng ở Bắc Mỹ và Châu Aâu phát hành [xem phụ lục số 2: trường 47A L/C hàng thủy sản xuất đi Canada của công ty Vạn Đức:”It is the condition of this credit that the documents will be released to the applicant, against a trust receipt, to enable CFIA (Canadian Food Inspection Agency) to inspect the the merchandise. Hence, payment under this credit will only be effected after receipt by us of documentary evidence or notification from the applicant stating that the relative merchandise has been passed by Canadian Food Inspection Agency. Receipt of notification that the relative merchandise has not passed Canadian Food Inspection Agency , will be advised to the negotiating bank immediatele, thus releasing us from our payment obligation” : Như chúng ta đã biết, hàng thủy sản nhập vào thị trường Bắc Mỹ và Châu Aâu phải trãi qua sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng của các cơ quan chức năng các nước, ví dụ như cơ quan kiểm định thữc phẩm và dược phẩm Mỹ (US FDA – US Food and Drugs Administration), cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA – Canada Food Inspection Agency),… Đã có nhiều truờng hợp hàng thủy sản của Việt Nam không đủ chất lượng đã bị tiêu hủy hay bị gửi trả về. Do đó, nếu mở L/C với điều kiện thanh toán thông thường thì nhà nhập khẩu phải thực 35 hiện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán trên cơ sở chứng từ xuất trình phù hợp, trong khi họ có thể sẽ gánh chịu rủi ro do hàng hóa không vượt qua được sự kiểm tra chất lượng. Do đó, để loại bỏ rủi ro này thì các nhà nhập khẩu ở Bắc Mỹ và châu Aâu yêu cầu ngân hàng của họ phát hành L/C có điều kiện thanh toán như sau: Ngân hàng phát hành L/C sẽ giao bộ chứng từ được xuất trình bởi nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu để nhận hàng mang đi kiểm tra chất lượng trên cơ sở cam kết của nhà nhập khẩu về việc sẽ thông báo cho ngân hàng phát hành L/C kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng. Khi nhận được thông báo hàng đã qua khâu kiểm tra và được nhập vào thị trường nước nhập khẩu thì ngân hàng phát hành mới thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng phát hành L/C được miễn trừ trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất khẩu nếu nhận được thông hàng không đủ chất lượng, không cho nhập khẩu hàng hóa của cơ quan chức năng. Điều khoản này có lợi cho nhà nhập khẩu nhưng lại hết sức bất lợi cho nhà xuất khẩu. Cam kết thanh toán của ngân hàng mở không còn là một nghĩa vụ độc lập mà phụ thuộc vào một bên thứ ba (người mở L/C). Điều này hoàn toàn trái với tinh thần của UCP 500 và làm mất đi ý nghĩa của L/C như là một phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho cả người hưởng và người mở. Vai trò trung gian độc lập đảm bảo cho giao dịch của ngân hàng mở không còn nữa. Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng mở không chỉ phụ thuộc vào việc xuất trình chứng từ mà còn phụ thuộc vào thiện chí của người mua (người mở L/C). Người mua có thể làm vô hiệu nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng mở chỉ đơn giản là không xuất trình được yêu cầu. Không có điều kiện nào ràng buộc người mua phải thông báo cho ngân hàng mở ngay sau khi hàng hóa đã hoàn thành thủ tục kiểm tra chất lượng và được phép nhập cảnh. Người mua thường lợi dụng 36 điều kiện này để trì hoãn thanh toán, thậm chí gây sức ép đòi giảm giá cho dù trên thực tế người mua đã được cơ quan kiểm tra cấp phép và nhận hàng. Do đó, các NHTM Việt Nam nếu đóng vai trò ngân hàng thanh toán sẽ cũng gặp rủi ro nếu bộ chứng từ phù hợp nhưng hàng hóa không qua được khâu kiểm tra. 3.2.2. Rủi ro về ngân hàng mở Hiện nay, điều kiện để thành lập một ngân hàng không quá khó khăn nên trên thế giới có rất nhiều ngân hàng, Do đó, nhiều ngân hàng chưa có năng lực tài chính vững mạnh cũng như kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Rủi ro về ngân hàng mở là điều tất yếu. L/C là một cam kết thanh toán của ngân hàng mở. Do đó, uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và tình hình tài chính của ngân hàng mở là điều đáng quan tâm. Ngoài rủi ro về việc ngân hàng phá sản còn có các rủi ro chứng từ bị từ chối thanh toán như ngân hàng mở đứng về phía nhà nhập khẩu và cố tình nêu ra những lỗi nhỏ trên chứng từ để giúp nhà nhập khẩu từ chối hay trì hoãn thanh toán và thu phí bất hợp lệ. Ngoài ra, quan điểm giữa các ngân hàng không thống nhất với nhau trong việc kiểm tra chứng từ cũng gây ra rủi ro chứng từ bị từ chối thanh toán. Ví dụ, những bộ chứng từ của công ty Haprosimex Hồ Chí Minh gửi đến ngân hàng mở là Bank Alfalah Ltd chi nhánh Jodia Bazar đều bị ngân hàng mở bắt bất hợp lệ là không xuất trình master B/L theo yêu cầu của L/C. Xem phụ lục số 3, ta thấy ở trường 46A của L/C yêu cầu B/L đường biển (marine B/L) và ở phần điều kiện phụ có thêm câu: Only original master B/L acceptable. 37 B/L mà Haprosimex xuất trình do RCL (Vietnam) Co.,Ltd (đại lý cho người chuyên chở là Regional Container Lines) lập. Theo quan điểm của ngân hàng mở thì master B/L là B/L do master (thuyền trưởng) ký. Ngân hàng của nhà xuất khẩu là Vietcombank đã có điện không đồng ý bất hợp lệ này vì master B/L là B/L do người chuyên chở chính thức (effective carrier) phát hành, được dùng để phân biệt với house B/L là B/L do người giao nhận phát hành trên cơ sở master B/L, chứ không phải master B/L phải là B/L do master phát hành. Ngân hàng mở sau đó dù thanh toán nhưng vẫn trừ phí bất hợp lệ. Một số ngân hàng không hiểu căn cứ vào đâu mà cứ cho rằng “shipping company” phải là “carrier”. Do đó, có những truờng hợp L/C yêu cầu B/L được phát hành bởi “shipping company” mà nhà xuất khẩu xuất trình B/L do đại lý của “carrier” lập bị bắt bất hợp lệ [xem phụ lục 3 và phụ lục 4]. Do đó, sự thiếu hiểu biết của ngân hàng mở dẫn đến việc từ chối thanh toán cũng gây rủi ro cho phía Việt Nam. 3.2.3. Rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý Với vai trò là ngân hàng của nhà xuất khẩu thì các NHTM Việt Nam cũng cần lưu ý những rủi ro khi giao dịch với những quốc gia kém phát triển, những quốc gia bị cấm vận hay có tình trạng kinh tế chính trị không ổn định. Những bất ổn về chính trị có thể dẫn đến: - Việc không thanh toán. Ngân hàng mở hay ngân hàng xác nhận có thể ngưng hoạt động vì những chiến tranh, nổi dậy, rối loạn và trong trường hợp này chứng từ dù có phù hợp với L/C cũng không được thanh toán. - Việc ngăn cấm sự chuyển tiền. Ngân hàng mở cũng có._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA0830.pdf
Tài liệu liên quan