Tài liệu Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng An Hà Nội: ... Ebook Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng An Hà Nội
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng An Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ… Vì vậy hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nước.
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Một trong những hoạt động chính của ngân hàng là hoạt động tín dụng mà đặc biệt là hoạt động cho vay . Đây là hoạt động mang lại thu nhập chính cho các ngân hàng cũng đồng thời là hoạt động mang lại rủi ro nhiều nhất, gây những tổn thất rất lớn cho các ngân hàng thương mại. Hơn nữa rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng phức tạp và đa dạng. Vậy làm thế nào để giảm thiểu được những tổn thất do rui ro trong hoạt động cho vay gây nên, các ngân hàng đã làm những gì để phòng ngừa, khắc phục tổn thất đó. Đây là câu hỏi luôn được đặt ra trong mọi thời điểm hoạt động của tất cả các ngân hàng, đòi hỏi các ngân hàng không ngừng tìm tòi các biện pháp hữu hiệu khác để công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng hiệu quả.
Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An , em thấy rủi ro trong hoạt động cho vay là vấn đề luôn được cán bộ ở đây chú trọng tới sở dĩ vì các chỉ tiêu phản ánh rủi ro đang ở mức đáng lo ngại. Vì vậy đề tài: “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An Hà Nội” được chon để tiến hành phân tích và nghiên cứu thông qua thực tiễn hoạt động cho vay của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày theo 3 chương sau:
CHƯƠNG I. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM
CHƯƠNG II. Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An
CHƯƠNG III. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đối với Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An
Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô, các cán bộ ngân hàng để bài viết được tốt hơn giúp cho quá trình nghiên cứu và công tác của em sau này.
Em xin cảm ơn thày giáo Tiến sỹ Đặng Ngọc Đức đã nhiệt tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành chuyên đề. Em cũng xin cảm ơn các cô chú cán bộ của chi nhánh đã hướng dẫn em trong thời gian thực tập.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM
1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1. Khái quát về NHTM
1.1.1.1. Khái niệm:
Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Nền kinh tế phát triển là điều kiện cho sự phát triển của ngân hàng. Ngược lại sự phát triển của hệ thống ngân hàng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nghề ngân hàng đã bắt đầu với sự nghiệp đổi tiền của các thợ vàng. Những người đổi tiền thường là những người giàu có, trước đó họ có thể là những người cho vay nặng lãi. Họ nhận thấy rằng có một lượng tiền nhàn rỗi do những người gửi tiền và rút tiền không diễn ra cùng lúc. Do tính vô danh của tiền họ có thể cho khách hàng vay số tiền tạm thời nhàn rỗi trong két của họ. Hoạt động này làm thay đổi cơ bản hoạt động nhà buôn tiền – cho vay nặng lãi thành nhà buôn tiền – ngân hàng. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá thì ngân hàng ngày càng phát triển và cung cấp rất nhiều tiện ích, và ngân hàng đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế.
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng. Xem xét trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp thì có thể định nghĩa:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Theo luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM
Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn, và cung cấp các dịch vụ tài chính.
1.1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là lẽ sống quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Đó là hoạt động nhằm tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng, mà nguồn này được truyền tải đến ngân hàng theo các kênh khác dẫn khác nhau.
Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi. Ngân hàng có thể huy động bằng nguồn tiền gửi không kỳ hạn hoặc nguồn tiền gửi có kỳ han hoăc tiết kiệm. Tiền gửi không kỳ hạn là các khoản gửi với thời gian không xác định. Người mới gửi tiền vào sáng nay nếu cần anh ta có thể rút ra ngay vào buổi chiều cùng ngày. Còn tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm nghĩa là khoản tiền được gửi sẽ có khoản thời gian gửi tối thiểu theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng và không được rút ra trước kỳ hạn nêu trên. Hoạt động này để bảo quản hộ người có tiền và để cạnh tranh thì ngân hàng đã trả cho người gửi tiền như là phần thưởng cho việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dung trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.
Ngân hàng còn huy động vốn bằng các khoản vay khác nhau như vay của ngân hàng nhà nước để giải quyết các nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại, vay của các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn... Với hình thức huy động này ngân hàng cũng phải trả một khoản lãi cho bên cho vay để có được quyền sử dụng khoản tiền vay.
Bên cạnh có ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá để thu hút nguồn vốn đáng kể cho hoạt động của mình.
1.1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn.
Huy động được vốn rồi, vấn đề tiếp theo của các ngân hàng thương mại là làm thế nào sử dụng được nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhất nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó gồm cho vay, đầu tư và hoạt động ngân quỹ.
Phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng thương mại được sử dụng để cho vay. Có nhiều loại cho vay khác nhau tuỳ theo cách phân chia như: Phân chia theo thời hạn cho vay, theo mục đích sử dụng tiền vay, theo đối tượng vay, theo hình thức đảm bảo vốn vay, theo phương pháp hoàn trả vốn vay… Đây là hoạt động sinh lời cao đồng thời lại chứa dựng rất nhiều rủi ro có thể gây tổn thất lớn, làm giảm uy tín của ngân hàng. Những khoản mà khách hàng vay không phải lúc nào cũng được hoàn trả đúng thời hạn như trong hợp đồng tín dụng mà ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro mất vốn. Đó là việc khách hàng không hoàn trả được số tiền đã vay đúng hạn hoặc không có khả năng trả. Vì vậy các ngân hàng thường có những chính sách hợp lý cho riêng mình để tạo môi trường quản lý phù hợp cho các khoản nợ làm sao giảm bớt loại rủi ro này một cách thấp nhất.
1.1.1.2.3. Hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính.
Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiên các dịch vụ đó có hiệu quả. Các dịch vụ đó bao gồm mua bán ngoại tệ, bảo quản vật có giá, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, bảo lãnh, cho thuê các thiết bị trung và dài hạn, các dịch vụ ủy thác và tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ đại lý...
1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM
1.1.2.1. Khái niệm:
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
Như vậy có thể hiểu tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người cho vay sang người đi vay để sau một thời gian nhất định thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả, nghĩa là người cho vay .
Cho vay là hoạt động của ngân hàng chuyển quyền sử dụng khoản tiền vay cho khách hàng từ đó ngân hàng thu lợi nhuận cho mình. Đối với người đi vay thì món vay là một khoản nợ nhưng đối với ngân hàng thì đây lại là tài sản có vì nó đem lại thu nhập cho ngân hàng.
Mặc dù cho vay là hoạt động mang lại thu nhập lớn song rủi ro rất cao. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể xảy ra tổn thất làm giảm thu nhập của Ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy Ngân hàng đến phá sản. Do vậy, các Ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ. Nên phải thẩm tra trước, trong và sau khi cho vay.
1.1.2.2. Phân loại:
* Phân loại theo thời gian: Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian cho vay được phân chia thành cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.
Cho vay ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Đây là hình thức cho khách hàng vay để mua sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất. ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức, có hoặc không cần đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển. Cho vay ngắn hạn do chỉ trong một thời gian ngắn nên khách hàng thường sử dụng đúng mục đích vay như đã thỏa thuận nên khả năng hoàn trả tốt, vì vậy mức độ rủi ro là thấp.Tuy nhiên cũng không tránh khỏi tổn thất do biến cố gây ra. Ngay cả việc cho Nhà nước vay, khả năng hoàn trả là rất cao song vẫn có những trường hợp Nhà nước mất khả năng chi trả khi đến hạn.
Cho vay trung hạn là những khoản vay từ trên 1 năm đến 5 năm, các khoản vay trên 5 năm là cho vay dài hạn. Những khoản cho vay trung và dài hạn này có nhiều khả năng dẫn đến rủi ro hơn cho vay ngắn hạn. Do thời gian vay kéo dài, việc khách hàng sử dụng vốn không theo mục đích hoặc theo mục đích đã thỏa thuận nhưng tình hình kinh doanh không theo ý muốn của khách hàng hay do những rủi ro khác dẫn đến việc khách hàng mất khả năng chi trả. Vì vậy nên mức lãi suất của việc cho vay trung và dài hạn thường cao hơn cho vay ngắn hạn.
* Phân theo tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất không có hoặc không đủ.
Trong trường hợp độ an toàn của người vay không chắc chắn, ngân hàng đòi hợp đồng đảm bảo khi đó khoản vay này được gọi là khoản vay có tài sản đảm bảo. Các đảm bảo của khách hàng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn không trả được nợ. Điều này giúp ngân hàng giảm đáng kể thiệt hại nếu khách hàng mất khả năng thanh toán, hoặc làm cho khách hàng có trách nhiệm hơn trong khoản vay của mình.
Khi ngân hàng cho vay dựa trên uy tín của khách hàng trong trường hợp khách hàng truyền thống, có uy tín, Ngân hàng không cần ký hợp đồng đảm bảo thì được gọi là cho vay không có tài sản đảm bảo. Đó thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu, không cần tài sản đảm bảo. Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc các khoản cho vay trong thời gian ngắn mà Ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng… cũng có thể không cần tài sản đảm bảo. Đối với cho vay không có tài sản đảm bảo vì dưới sự đánh giá của ngân hàng là độ an toàn cao, không sợ rủi ro mất khả năng thanh toán. Nhưng trên thực tế thì những khoản vay này vẫn mang đến những rủi ro nhất định và khi đó việc thu hồi nợ là rất khó vì không có nguôn thu nợ thứ hai nên có khả năng mất trắng
* Theo mục đích:
Cho vay bất động sản: Bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn để mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các tài sản nứơc ngoài. Đối với loại hình cho vay này, ngân hàng được đảm bảo bằng chính tài sản thực: đất đai, toà nhà và các công trình khác.
Đối với khoản vay này tài sản đảm bảo thường có giá trị vì vậy rủi ro thấp. Mặc dù vậy ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro đạo đức của khách hàng gây ra hay trong trường hợp giá cá biến động bất thường…
Cho vay đối với các tổ chức tài chính: Bao gồm các khoản tín dụng dành cho ngân hàng , công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. Hình thức cho vay này cũng không nằm ngoài khả năng có thể có rủi ro không thu hồi được vốn, đặc biệt là khi các tổ chức này phá sản hay vỡ nợ.
Cho vay nông nghiệp: Nhằm hỗ trợ nông dân để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu. Vì nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên hiện tượng mất mùa thường xuyên xảy ra. Mặt khác người nông dân thì thu nhập chính của họ là nông nghiệp nên khi đó khả năng trả nợ của họ là rất khó.
Cho vay công nghiệp và thương mại: giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí như mua hàng nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên. Với trường hợp này trước khi cho vay ngân hàng phải thẩm định tình hình hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh đó ngân hàng thường xuyên giám sát con nợ của mình để kịp thời sử lý khi có dấu hiệu rủi ro xảy ra. Nhưng ngân hàng vẫn không thể tránh khỏi xảy ra rủi ro khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, ngày nay ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. Cho vay cá nhân có độ rủi ro khá cao. Nếu người vay bị chết, ốm hoặc bị mất việc ngân hàng sẽ khó thu được nợ. Vì vậy, ngân hàng thương yêu cầu lãi suất cao, yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa đã mua… Để ngân hàng giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Cho thuê tài sản: Ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và cho khách hàng thuê. Đối với hình thức này ngân hàng có quyền thu hồi tài sản nếu thấy người thuê không thực hiện đúng hợp đồng. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi khách hàng kinh doanh không có hiệu quả, không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn. Nhiều tài sản thuê mang tính đặc chủng, khó bán, khó thuê lại, khi thu hồi chi phí tháo dỡ cao,…nên rủi ro cho thuê rất cao đối với ngân hàng. Do vậy khi cho thuê ngân hàng phải phân tích tín dụng đồng thời phân tích thị trường tài sản cho thuê, đánh giá nhà cung cấp, lựa chọn các hình thức cho thuê thích hợp. Ngân hàng đòi hỏi người thuê phải mua bảo hiểm tài sản.
1.1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay
Ngân hàng với mạng lưới trải rộng của nó trong nền kinh tế, đã tập trung được một số lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để hình thành quỹ cho vay. Các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, nhàn rỗi có thời hạn hoặc nhàn rỗi lâu dài, được tập trung vào ngân hàng bằng những cơ chế chính sách và các lãi suất khác nhau.
Trên cơ sở quỹ cho vay đã có, các tổ chức tín dụng tiến hành phân phối nguồn vốn này cho các đối tượng có nhu cầu cần bổ sung vốn. quá trình này không những đòi hỏi phải tuân theo các nguyên tắc cho vay mà còn phải chấp hành đầy đủ những quy định của pháp luật.
Hoạt động cho vay có các vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cũng như đối với ngân hàng. Nhưng bản thân hoạt động này lại chứa đựng nhiều rủi ro dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho ngành ngân hàng nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung.
· Ng©n hàng cho vay ®¸p øng nhu cÇu vÒ vèn cho doanh nghiÖp ®Ó duy tr× vµ më réng qu¸ tr×nh ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh.
Cho vay trong ng©n hµng lµm nhiÖm vô dÉn ®êng cho nguån vèn ch¶y tõ n¬i thõa tíi n¬i thiÕu vèn. Bởi lẽ trong ho¹t ®éng kinh doanh t¹i mét thêi ®iÓm lu«n luôn ph¸t sinh hai lo¹i nhu cÇu: cho vay vèn ®Ó hëng lîi vµ nhu cÇu vay vèn ®Ó tiÕn hµnh s¶n xuÊt kinh doanh lµ ®iÒu tÊt yÕu. Hai nhu cÇu nµy lµ ngîc nhau nhng cã chung môc tiªu là an toµn, sinh lêi vµ ®Òu lµ t¹m thêi. Cho vay trong ng©n hµng ®· thùc hiÖn chøc n¨ng huy ®éng và tËp trung vèn t¹m thêi nhµn rçi ®Ó ®a vµo sö dông theo nguyªn t¾c hoµn tr¶ c¶ vèn lÉn l·i trong mét kho¶ng thêi gian nhÊt ®Þnh víi tèc ®é nhanh vµ hiÖu qu¶ h¬n.
Nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp đi vay vốn về đều làm ăn có lãi, đạt kế hoạch mà dự án đã nêu, nên khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hay sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến việc làm ăn thua lỗ không trả nợ được đã làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Như vậy càng đòi hỏi khâu thẩm định của ngân hàng ngày càng kỹ càng chặt chẽ chính xác hơn
Cho vay trong ng©n hµng lµ c«ng cô ®¾c lùc cho ngµnh kinh tÕ kÐm ph¸t triÓn vµ nh÷ng ngµnh kinh tÕ mòi nhän.
B»ng viÖc sö dông l·i suÊt u ®·i ®èi víi nh÷ng ngµnh kinh tÕ mòi nhän còng nh nh÷ng ngµnh kinh tÕ kÐm ph¸t triÓn nhng cÇn thiÕt cho quèc kÕ d©n sinh, ng©n hµng cho vay gãp phÇn thóc ®Èy nh÷ng ngµnh kinh tÕ nµy ph¸t triÓn. Cũng như việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nếu việc sử dụng vốn là phù hợp vai trò đó được phát huy. Nhưng ngành kinh tế kém phát triển ấy có bứt ra khỏi tình trạng đó không hay lại tiếp tục suy sút và đem đến rủi ro cho ngân hàng. Còn nghành kinh tế mũi nhọn sẽ ít có khả năng gây ra rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng vẫn không thể chủ quan đối với lĩnh nghành này.
Cho vay trong ng©n hµng cã vai trß quyÕt ®Þnh ®Õn sù æn ®Þnh cña lu th«ng tiÒn tÖ.
Do tÝnh u viÖt cña m×nh tÝn dông ng©n hµng ®ãng vai trß quyÕt ®Þnh ®Õn sù æn ®Þnh cña lu th«ng tiÒn tÖ. Tríc hÕt ng©n hµng lµ kªnh quan träng ®Ó ®a tiÒn vµo lu th«ng, cã kh¶ n¨ng kiÓm so¸t ®îc khèi lîng tiÒn sao cho phï hîp víi lu th«ng hµng ho¸. NÕu tÝn dông ng©n hµng đîc thùc hiÖn mét c¸ch cã hiÖu qu¶ sÏ ®¶m b¶o khèi lîng tiÒn cung øng phï hîp. V× khi cho vay Ng©n hµng ®· ®a tiÒn vµo lu th«ng. MÆc kh¸c cïng víi chøc n¨ng t¹o tiÒn, c¸c ngân hàng thương mại cã kh¶ n¨ng më réng tiÒn göi lµm t¨ng khèi lîng tiÒn trong lu th«ng. Vai trò của cho vay quan trọng như vậy nhưng khi rủi ro trong hoạt động cho vay xảy ra, tức là dòng tiền mà ngân hàng không thu hồi được đó đã không còn lưu thông theo đúng chu trình của nó. Như vậy rủi ro tín dụng không chỉ gây tổn thất cho ngân hàng mà còn làm mất đi vai trò quan trong này, làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Cho vay ng©n hµng cã vai trß kiÓm so¸t nÒn kinh tÕ.
Qua viÖc huy ®éng vèn cña c¸c doanh nghiÖp, c¸c tÇng líp d©n c trong x· héi vµ viÖc tæ chøc thanh to¸n kh¸ch hµng mà ng©n hµng cã thÓ ®¸nh gi¸ t×nh h×nh tiªu thô s¶n phÈm, t×nh h×nh s¶n xuÊt và kh¶ n¨ng chi tr¶ cña kh¸ch hµng thể hiện qua biÕn ®éng sè d trong tµi kho¶n. Trong qu¸ tr×nh cho vay, ng©n hµng lu«n ph¶i ®Ò phßng nguy c¬ rñi ro cã thÓ x¶y ra, ph¶i thêng xuyªn ph©n tÝch kh¶ n¨ng tµi chÝnh cña kh¸ch hµng, gi¸m s¸t kiÓm tra ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña hä ®Ó cã thÓ ®iÒu chØnh, t¸c ®éng kÞp thêi khi cÇn thiÕt. Và cũng từ ®ã, ng©n hµng cã kh¶ n¨ng tËp hîp ®îc t×nh h×nh s¶n xuÊt kinh doanh cña c¸c doanh nghiÖp ®ång thêi gãp nh÷ng ý kiÕn ®Ó ®iÒu chØnh kÞp thêi khi cã sù mÊt c©n ®æi trong c¬ cÊu kinh tÕ.
· Cho vay trong ng©n hµng ®ãng vai trß quyÕt ®Þnh trong ho¹t ®éng ng©n hµng.
Cho vay trong ng©n hµng ®ãng vai trß quan trọng đối với nÒn kinh tÕ cũng như đối với sự tån t¹i vµ ph¸t triÓn cña mét ng©n hµng th¬ng m¹i. Vì cho vay mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Tuy nhiªn con người luôn phải đối mặt với sự đánh đổi mà cụ thể ở đây là lãi suất và rủi ro. Lãi suất càng cao thì rủi ro càng nhiều. Chính vì vậy các ngân hàng phải xác định được một tỷ lệ phù hợp để có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình.
1.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM
1.2.1. Quan niệm về rủi ro trong hoạt động cho vay
Một ngân hàng thương mại hoạt động phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau như rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản và loai rủi ro phổ biến là rủi ro do hoạt động cho vay gây nên. Rủi ro trong hoạt động cho vay là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó bị tổn thất. Tuy nhiên những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi ro. Một số ý kiến cho rằng trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng luôn được xác định trong chiến lược hoạt động chung. Do vậy, khi tổn thất dưới mức tỉ lệ tổn thất dự kiến, ngân hàng coi đó là một thành công trong quản lý.
Có hai loại rủi ro trong cho vay là rủi ro có thể kiểm soát được và rủi ro không thể kiểm soát được.
Rủi ro có thể kiểm soát là rủi ro ngân hàng có thể dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro đó, và có thể ước tính được mức độ ảnh hưởng và thời gian phát sinh của chúng. Từ đó có những biện pháp hợp lý để phòng ngừa và hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất. Nguyên nhân của loại rủi ro này có tính chủ quan từ phía khách hàng hay từ chính bản thân ngân hàng.
Rủi ro không thể kiểm soát được là rủi ro mà ngân hàng không xác định chính xác ảnh hưởng của chúng. Nguyên nhân của những rủi ro này là thường là những nguyên nhân bất khả kháng.
1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong cho vay ngân hàng.
Khi ngân hàng hoạch định chiến lược phát triển chung, muốn xác định rủi ro dự kiến thì phải lượng hóa được rủi ro đó. Đo lường rủi ro là cơ sở cho ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, chính sách lãi suất phù hợp cho từng thời kỳ và xây dựng hệ số rủi ro cho từng tài sản và cho từng loại hình cho vay. Có rất nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Sau đây em xin nêu một vài chỉ tiêu các ngân hàng thường sử dụng.
* Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (chỉ tiêu định tính).
Trong thành phần dư nợ của ngân hàng được phân làm năm nhóm: từ nhóm 1 đến nhóm 5, với cấp độ nguy cơ xảy ra tăng dần. Trong đó nợ nhóm 1 là nợ đạt tiêu chuẩn; nợ nhóm 2 là nợ đáng chú ý; nợ nhóm nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 được gọi là nợ xấu. Như vậy nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 là nợ quá hạn, đó là những khoản nợ khách hàng vay nhưng không trả được khi đến hạn đã ghi trên hợp đồng. Có hai loại nợ quá han.
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là khoản nợ mà khách hàng vẫn còn có khả năng tiếp tục trả nợ cho ngân hàng. Đó là do khi cho vay cán bộ tín dụng không quan tâm đến chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Họ đặt kỳ hạn nợ ngắn để hạn chế rủi ro tín dụng trong khi đó chu kỳ kinh doanh mang tính thời vụ hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn bất ngờ khiến cho người vay không trả nợ đúng hạn.
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: là khoản nợ mà khách hàng ít có khả năng trả được nợ cho ngân hàng khi đó ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn. Thường thì do nguyên nhân doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng. Tóm lại nợ quá hạn càng cao thì rủi ro càng lớn. Để đánh giá khoản nợ này người ta tính chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Số dư Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
Với chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ta có thể xét thêm tỷ lệ nợ quá hạn theo thời gian, tỷ lệ nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo…
Và cũng tương tư như vậy ta có thể dùng chỉ tiêu nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi
Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản không bán được, con nợ thua lỗ triền miên hoặc phá sản. Như vậy các khoản nợ khó đòi còn nguy hiểm hơn so với nợ quá hạn.
Số dư nợ khó đòi
Tỷ lệ nợ khó đòi =
Tổng dư nợ
Số dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ
* Một số chỉ tiêu khác (chỉ tiêu định lượng):
Ngoài các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi, các nhà quản lý trong ngân hàng còn sử dụng một số chỉ tiêu khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng và đặt giá đối với các khoản cho vay.
Điểm của khách hàng: Thông qua tình hình tài chính của khách hàng mà ngân hàng phân tích, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án cùng với mối quan hệ và tính sằng phẳng. Ngân hàng sẽ lập hồ sơ về khách hàng của mình sau đó xếp hạng và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc khách hàng được chấm điểm cao thì rủi ro tín dụng là thấp. Khách hàng loại C hoặc điểm thấp thì rủi ro tín dụng là cao. Dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng thi chỉ tiêu này được xác lập. Điểm của khách hàng cho biết rủi ro tiềm ẩn.
Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù một số khoản nợ chưa được coi là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, ngân hàng nhận thấy nhiều khoản vay đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản cho vay có vấn đề được xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng.
Rủi ro trong cho vay là xác suất vỡ nợ của khách hàng nên ngân hàng phải cố gắng xác định được càng rõ, càng kỹ, càng tốt. Khách hàng bị phá sản, hoăc cố tình lừa đảo, hay chây ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất. Các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau. Một số ngân hàng cho rằng nếu có khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là có rủi ro. Thậm chí những khoản nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh xuất hiện những biến động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro. Những chỉ tiêu đo lường rủi ro trong cho vay này cho thấy rủi ro ở độ rộng với những tầng nấc khác nhau. Vì vậy vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm 2 % hay 7% tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp. Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ ngân hàng các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận rủi ro tín dụng hay không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không.
1.2.3. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay của ngân hàng chứa đựng những rủi ro mà chúng ta khó có thể lường trước được. Nguyên nhân của những rủi ro này là do cả hai bên hoặc cũng có thể do nguyên nhân bất khả kháng.
1.2.3.1. Nhóm nguyên nhân bất khả kháng.
Nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại có thể được tạo ra do khách quan đem lại mà ngân hàng hay khó lường trước hay chống lại được.
Thứ nhất: Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hay sự thay đôi không phù hợp với tình hinh phát triển của đất nước sẽ là điều kiện cho rủi ro trong cho vay xảy ra. Vì khi đó không chỉ ngân hàng mà các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng xấu đến khả năng hoạt động. Hay môi trường pháp lý bị lỏng lẻo, còn thiếu tính đồng bộ có nhiều khe hở dẫn tới không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc khách hàng sử dụng vốn.
Thứ hai: sự biến động về chính trị, xã hội trong và ngoài nước gây ảnh hưởng tới các lĩnh vực của nền kinh tế, đem lại khó khăn cho doanh nghiệp dẫn đến rủi ro cho khách hàng cũng như rủi ro cho ngân hàng.
Thứ ba: sự biến động của nền kinh tế ( khủng hoảng kinh tế , biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng…) sẽ có tác động mạnh đến các hoạt động cuả doanh nghiệp cũng như của ngân hàng. Khi nền kinh tế có những sự biến động lên xuống thì chính phủ phải đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện hiện tại để hạn chế những ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất nước. Sự không ổn định trong chính sách làm cho các doanh nghiệp khó chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình, điều này làm suy yếu điều kiện tài chính của khách hàng.
Thứ tư là môi trường tự nhiên
Những thay đổi lớn về thời tiết hay khí hậu gây ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên thường là yếu tố khó dự đoán, nó luôn xảy ra bất ngờ với sự thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì thế mà khi có thiên tai, địch hoạ xảy ra khách hàng cùng ngân hàng có nguy cơ tổn thất lớn, với các phương án kinh doanh không có nguồn thu... điều đó có nghĩa là ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.
Những tác động của môi trường bên ngoài tới người vay làm cho họ bị tổn thất về tài chính dẫn đến việc không thực hiện được đầy đủ và đúng hạn cam kết trả nợ gốc và lãi đối với ngân hàng thậm chí là mất khả năng thanh toán đi đến phá sản hoặc giải thể.
Với các nguyên nhân bất khả kháng thì ngân hàng không thể bằng ý chí chủ quan để hạn chế được. Vì vậy các ngân hàng chủ yếu tập trung vào việc hạn chế những rủi ro xuất phát từ phía khách hàng hay ngân hàng.
1.2.3.2. Những nguyên nhân thuộc về người vay.
Trình độ yếu kém của khách hàng trong việc dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý dẫn đến những thua lỗ và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Nhiều khách hàng lại không có khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh cũng dẫn đến thất thoát về tài chính. Hoặc có thể do tính thanh khoản không cao trong các hoạt động của khách hàng làm cho nguồn vốn thu hồi chậm không hiệu quả
Bên cạnh đó còn có rủi ro do đạo đức của khách hàng gây nên như chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng , chây ì... Rất nhiều khách hàng đã mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình thì họ tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, thiếu sự minh bạch về tài chính, mua chuộc cán bộ ngân hàng… Có trường hợp người vay kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ì với hi vọng có thể quỵt nợ, hoặc lợi dụng sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
1.2.3.3. Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng.
Trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thì họ đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau để phục vụ cho mục tiêu riêng của mình. Thì từ đó khả năng xảy ra rủi ro là khác nhau.
Bản thân ngân hàng khi phát sinh các khoản nợ xấu, thường không muốn phản ánh vào tài khoản và chuyển thành nợ quá hạn vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích của ngân hàng. Như vậy các ngân hàng tiếp tục gia hạn nợ và dẫn đến việc thực hiện thu nợ không đúng hạn.
Hệ thống thông tin chưa đầy đủ chính xác làm quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn. Như việc thông tin về thị trường của khách hàng hay các thông tin khác có liên quan. Ngân hàng không tìm hiểu được rõ các mối quan hệ của khách hàng đối với các định chế tài chính khác.
Có nguyên nhân xuất phát từ chất lượng cán bộ tín dụng. Những cán bộ chưa có những nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, sự đánh giá không chính xác về tài sản đảm bảo, về đối tác tham gia bả._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0219.doc