Giải pháp để huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đẻ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2001 - 2005

Lời mở đầu Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2001-2005, Đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm đó là 7,5%/năm và phấn đấu đến năm 2020 đưa mức GDP bình quân đầu người 2000-3000 USD/người/năm. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đó, yêu cầu về vốn là một thách thức lớn khó giải quyết nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo tính toán và theo dự đoán ban đầu, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5%/năm. Trong giai đoạn 2001-2005

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp để huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đẻ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Việt Nam cần huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển khoảng 830-850 nghìn tỷ đồng (theo tỷ giá năm 2000) tương đương với 59-61 tỉ USD.So với năng lực tiết kiệm nội địa hiện tại của Việt Nam thì con số này phải thực hiện là khổng lồ, vì vậy chúng ta phải tính đến khả năng huy động các nguồn vốn từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Về nguyên tắc, muốn tích luỷ vốn chúng ta phải tăng cường sản xuất và thực hành tiết kiệm, nhưng thu hút đầu tư nước ngoài là một cách tạo vốn tích lũy nhanh mà các nước đi sau có thể làm được. Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí và vai trò ngày càng to lớn, nó đã và đang trở thành xu hướng của thời đại. Đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, từ một điểm thấp, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng nó là nguồn bổ xung cho đầu tư, là kênh chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và giúp đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế. Nhận thức đúng vị trí và vai trò to lớn của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nên em chọn đề tài “Những giải pháp để huy động vốn đầu tư trực tíêp nước ngoài tại Việt Nam để phát triển kinh tế xả hội trong giai đoạn 2001-2005”. Bố cục của đề án gồm: - Chương 1: Lý luận chung. +1. Vốn đầu tư +2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư trục tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988-1999. 1.Quan điểm việt nam đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam - Chương 3:Những giải pháp để huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong thời kỳ 2001-2005. 1.Các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới 2.Giải pháp Đề án này được hoàn thành được sự giủp đỡ của thầy giáo TS Phạm Ngọc Linh. Do nhận thức và thông tin còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi sự sai sót. Mong thầy cô thông cảm. Em chân thành cảm ơn thầy giáo TS Phạm Ngọc Linh đã hướng dẩn em tận tình. Cô giáo GS-TS Vũ Thị Ngọc Phùng, nguời đã dạy em môn kinh tế phát triển, là người trang bị cho em những kiến thức giúp em hoàn thành đề án. Chương I lý luận chung về vốn đầu tư I/.Vốn đầu tư 1. Vốn đầu tư và hình thức đầu tư 2 Các nguồn vốn hình thành vốn đầu tư. a) Tiết kiệm là nguồn cơ bản hình thành vốn đầu tư. Toàn bộ thu nhập của một nước (GNP) trong quá trình sử dụng được chia thành ba quỹ lớn: quỹ bù đắp, quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng. Quỹ bù đắp và quỹ tích luỹ là nguồn để hình thành vốn đầu tư, trong đó quỹ tích luỹ là bộ phận quan trọng nhất. Toàn bộ quỹ tích luỹ được hình thành từ các khoản tiết kiệm. Xu hướng chung là khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ tích luỹ càng tăng. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có thu nhập thấp thì quy mô và tỷ lệ tích luỹ đều thấp trong khi yêu cầu của sự phát triển kinh tế ngày càng tăng đòi hỏi nguồn vốn lớn. Điều đó đặt ra sự cần thiết phải có nguồn hồ trợ vốn từ nước ngoài. Mặt khác, trong sự giao lưu quốc tế hiện nay, ngày đối với các nước công nghiệp phát triển vẫn cần có sự kết hợp nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế. Như vậy đối với một nước số tiết kiện có được (S) là tổng số của tiết kiệm trong nước (Sd) và tiết kiệm ngoài nước (Sf). Tiết kiệm trong nước theo tính chất sở hữu chia thành tiết kiệm của Nhà nước và tiết kiệm của tư nhân. Theo tổ chức kinh tế thì chia ra tiết kiệm của Chính phủ, tiết kiệm của các công ty và tiết kiệm của các hộ gia đình (người tiêu dùng). b) Nguồn vốn đầu tư trong nước. + Tiết kiệm của Chính phủ (Sg) Theo tính chất sở hữu, tiết kiệm của Chính phủ (Sg) bao gồm tiết kiệm của ngân sách Nhà nước (Sg.b) và tiết kiệm của các công ty Nhà nước (Sg.b). Theo tổ chức kinh tế thì tiết kiệm của các công ty Nhà nước và tiết kiệm của các công ty tư nhân được kết hợp chung là tiết kiệm của các công ty. Do vậy trong phạm vi xem xét ở đây, tiết kiệm của Chính phủ được giới hạn trong phạm vi tiết kiệm của ngân sách Nhà nước. Về nguyên tắc, tiết kiệm được tính bằng cách lấy tổng số thu nhập trừ đi các khoản chi tiêu. Các khoản chi của Chính phủ qua ngân sách Nhà nước bao gồm: - Chi mua hàng hoá và dịch vụ. - Các khoản trợ cấp. - Chi trả lãi suất các khoản tiền vay. Thu của ngân sách chủ yếu là thuế và một phần là các khoản lệ phí. + Tiết kiệm của các công ty (Se) Tiết kiệm của các công ty được xác định trên cơ sở doanh thu của công ty và các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Doanh thu của công ty là các khoản thu nhập của công ty do tiêu thụ hàng hoá hoặc các dịch vụ sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian trong quá trình sản xuất Tổng doanh thu thường được ký hiệu là TR. - Tổng chi phí (TC) thường bao gồm các khoản: trả tiền công, trả tiền thuê đất đai, trả lãi suất tiền vay và thuế kinh doanh. Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí được gọi là lợi nhuận của công ty trước thuế: TR - TC = P trước thuế. Lợi nhuận trước thuế sau khi đóng thuế lợi tức sẽ còn lại lợi nhuận của công ty sau thuế. Pr trước thuế - Tde = Pr sau thuế. Đối với các công ty cổ phần thì Pr sau thuế còn phải chia cho các cổ đông: Pr sau thuế - Pr cổ đông = Pr để lại công ty (Pr không chia) Lợi nhuận để lại công ty (hay còn gọi là Pr không chia) chính là tiết kiệm của công ty. Nhưng vốn đầu tư của công ty còn sử dụng cả quỹ khấu hao: Ir = Dp + Pr không chia. + Tiết kiệm của dân cư (Sh) Tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập có thể sử dụng (DI) và các khoản thu nhập khác. Thu nhập có thể sử dụng từ thu nhập quốc dân sản xuất (NI): DI = NI- Td + Sn. Trong đó: Td: Thuế thu nhập (bao gồm cả thuế thu nhập của công ty và thuế thu nhập của dân cư): Td = (Tdc + Tdh) Su: các khoản trợ cấp của Chính phủ. Các khoản thu nhập khác bao gồm: - Các khoản chi mua hàng hoá và dịch vụ. - Chi trả lãi suất các khoản tiền vay. b) Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: + Viện trợ phát triển chính thức (official Development assictance - ODA) ODA ra đời sau chiến tranh thế giới II, ODA được gọi là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền Nhà nước hay địa phương) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này. ODA được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc đa phương. Viện trợ đa phương thông qua các tổ chức quốc tế: Ví dụ, các tổ chức Liên hợp quốc (UNDP, UNCEF..), IMF, WB, ADB, OPEC… viện trợ đa phương thường chiếm 20% trong tổng nguồn ODA (viện trợ song phương là 80%). Nội dung viện trợ ODA bao gồm: - Viện trợ không hoàn lại: Thường chiếm 25% tổng vốn ODA. - Hợp tác kỹ thuật. - Cho vay ưu đãi + Viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ (Non Government organization -NGO) Viện trợ NGO là các viện trợ không hoàn lại, trước đây loại viện trợ này chủ yếu là vật chất, đáp ứng những nhu cầu nhân đạo, hiện nay loại viện trợ này lại được thực hiện nhiều hơn bằng các chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia thường trú và tiền mặt. + Vốn đầu tư trực tiếp các nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) Đây là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đối với các nước đang phát triển, là nguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế. FDI không chỉ cung cấp nguồn vốn mà nó còn thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Mặt khác vốn FDI còn gắn với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Do đó thu hút được nguồn vốn này sẽ giảm được gánh nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển. II Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1 Khái niệm và đặc điểm a) Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các Công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối trọng mà họ bỏ vốn. b) Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tuỳ theo luật đầu tư của mỗi nước. - Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Nếu góp 100% thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý. - Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định. FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. 2. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài a) Là nguồn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với các nước đang phát triển sản xuất còn ở trình độ thấp, nguồn vốn tích luỹ từ trong nước còn hạn hẹp thì vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế. ở các nước này, có nhiều tiềm năng về lao động, tài nguyên thiên nhiên nhưng chưa có điều kiện khai thác muốn thực hiện được thì phải cần có nhiều vốn đầu tư. Trong điều kiện hiện nay khi mà trên thế giới có nhiều nước đang nắm trong tay một khối lượng vốn khổng lồ và nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì đó là cơ hội để các nước đang phát triển có thể tranh thủ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển kinh tế. Giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế để đánh giá vai trò của vốn đầu tư nước ngoài. Chúng ta có thể xem xét tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng sản phẩm quốc dẫn. b) Chuyển giao công nghệ. Con đường nhanh nhất để phát triển trong điều kiện hiện nay của các nước đang phát triển là phải biết tận dụng được những thành tựu kỹ thuật công nghệ tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ. Tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, là một phương thức cho phép các nước đang phát triển tiếp thu được trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại trên thế giới. c) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn sử dụng nó để thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là điểm nút để các nước đang phát triển thoát ra khỏi các vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới có thể nhận xét sau đây: - Có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức tăng trưởng kinh tế với khối lượng vốn đầu tư nước ngoài được huy động và sử dụng. - Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với mức tăng trưởng xuất khẩu. Để đánh giá vai trò của vốn ĐTTTNN đối với tăng trưởng kinh tế, chúng ta có thể tham khảo hai phương trình phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng và tiết kiệm dưới đây do các chuyên gia ngân hàng phát triển Châu á (ADB) đưa ra: GR = a0 + a1AID + a2FDI + a3S + a4CX + a5OLF. S = a6 + a7 + a8FDI + a9CX + a10GDPN + a11GR. Trong đó: an > 0 GR : Nhịp độ tăng trưởng của GDP AID : Vốn chính thức, % của GDP FDI : Vốn đầu tư trực tiếp NN CX : tỷ lệ XK so với GDP S : Tỷ lệ tiết kiệm CLF : Gia tăng lực lượng lao động. GDPN: GDP/ đầu người. Bảng 1 ảnh hưởng nhân quả khi tăng 1% của các nhân tố: Chỉ tiêu AID FDI CX CLF GDPN GR S Nhịp độ tăng trưởng 0,047 0,119 0,097 0,137 0,803 Tỷ lệ tiết kiệm - 0,016 0,032 0,016 0,40 0,053 Nguồn: Tuyển tập báo cáo hội thảo "Một số vấn đề kinh tế vĩ mô". Trung tâm nghiên cứu hệ thống và quản lý - 1992. Kết quả cho thấy vai trò to lớn của đầu tư TTNN đối với tăng trưởng kinh tế và ... đối với tỷ lệ tiết kiệm. d) Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi từng quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngược lại thì chính đầu tư trực tiếp nước ngoài lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Bởi vì: - thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở nước nhận đầu tư. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển nhanh chóng trình độ kinh tế , góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các ngành này và làm tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế. - Một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng sẽ có nhiều ngành bị mai một đi rồi đi đến chỗ bị xoá sổ. 3. Những xu hướng vận động của vốn FDI trên thế giới hiện nay. a) Dòng vốn FDI trên thế giới ngày một gia tăng và chịu sự chi phối chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển. Từ đầu những năm 90 trở về trước, nguồn vốn FDI có quê hương từ những nước công nghiệp phát triển chiếm trên 93% và hiện nay cũng chiếm khoảng 85% tổng vốn FDI của thế giới. Đồng thời, các nước công ngiệp phát triển cũng thu hút đến 3/4 vốn FDI của thế giới. Tính riêng trong năm 1995, các nước công nghiệp phát triển đầu tư ra nước ngoài tới 270 tỉ USD (tăng 42% so với năm 1994) và cũng thu hút 203 tỉ USD (tăng 53% so với năm 1994). Bảng 2. Xuất khẩu và tiếp nhận vốn FDI, 1983 – 1995 Đơn vị tính : tỉ USD Năm Các nước phát triển Các nước đang phát triển Toàn bộ các nước Tiếp nhận Xuất khẩu Tiếp nhận Xuất khẩu Tiếp nhận Xuất khẩu 1983-1987 1988-1992 1990 1991 1992 1993 1994 1995 58.7 139.1 169.8 114 114 129.3 132.8 203.2 72.6 193.3 222.5 201.9 181.4 192.4 190.9 270.5 18.3 36.8 33.7 41.3 50.4 73.1 87 99.7 4.2 15.2 17.8 8.9 21 33 38.6 47 77.1 177.3 203.8 157.8 168.1 207.9 225.7 314.9 76.8 208.5 204.3 210.8 203.1 225.5 230 317.8 Dòng đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển là xu hướng vận động chỉ đạo của đầu tư quốc tế và là nhân tố chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. Tính đến năm 1995, nguồn vốn FDI từ 39.000 Công ty mẹ đầu tư qua 270.000 chi nhánh ở nước ngoài đã đạt mức 2.700 tỉ USD, góp phần tạo ra 6% GDP của thế giới. b) Đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh Công ty ở nước ngoài (Cross border M & A) đã bùng nổ trong những năm gần đây, trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính của các Công ty xuyên quốc gia (TNCs). Sự phát triển gần đây của dòng vốn FDI đã phản ánh sự gia tăng của các Công ty có vốn FDI, làm cho hoạt động FDI có tính toàn cầu để phản ứng lại áp lực cạnh tranh. Việc hợp nhất, mua lại các công ty để thành lập chi nhánh sản xuất ở nước ngoài giúp các TNCs bảo vệ, củng cố và phát huy thế mạnh của mình trong quá trình cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt hình thức đầu tư này giúp sử dụng hiệu quả mạng lưới cung ứng và hệ thống phân phối sẵn có để phục vụ tốt hơn cho khách hàng toàn cầu, mở rộng thị phần, tăng năng lực cạnh tranh và nguồn thu lợi nhuận. Giá trị của các giao dịch hợp, mua bán cổ phần cổ phần vốn các công ty nước ngoài trong năm 1995 đạt 229 tỉ USD,riêng các nước Tây Âu đã dành 66 tỉ USD để mua cổ phần hợp nhất, hoặc hợp vốn công ty và bán ra cũng đạt tới 50 tỉ USD. Mĩ đã dành 38 tỉ USD đầu tư dưới hình thức hợp nhất hoặc hợp vốn với các công ty nước ngoài, chiếm tới 90% nguồn vốn của FDI của quốc gia này, đồng thời cũng bán ra cho các TNCs nước ngoài tới 49 tỉ USD. Nhật Bản. chỉ mua 4,5 tỉ USD. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới. Mục tiiêu chủ yếu của các chủ đầy tư là lợi nhuận. Từ đầu thập kỷ 80 tới năm 1995, 50% lượng vốn FDI thu hút vào các nước công nghiệp phát triển và gần 30% lượng vốn FDI thu hút vào các nước đang phát triển (xem bảng 3 và bảng 4). Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển, đầu vào lĩnh vực sản xuất vật chất vẫn là lĩnh vực chủ yếu, chiếm tới 70% tổng vốn FDI mặc dù tỉ trọng của nó có xu hướng giảm dần. Bảng 3. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của TNCs nước ngoài vào một số nước tư bản phát triển chủ yếu (*) (Đơn vị tính : 100 triệu USD) Cơ cấu ngành trong nhóm nước phát triển Lượng tư bản đầu tư trực tiếp của nước ngoài Tỉ trọng Năm 1980 1985 1990 1980 1985 1990 Ngành sản xuất thứ nhất Ngành sản xuất thứ hai Thứ ba (dịch vụ) 880 2100 1790 1150 2510 2680 1600 5740 7260 18,4 44,0 37,5 18,1 39,6 42,3 9,1 39,3 49,7 Cộng 4770 6340 14600 100,0 100,0 100,0 (*) Gồm : Ôxtrâylia, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh và Bắc Aizơlen, Mỹ. Bảng 4. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của TNCs nước ngoài vào 16 nước tư bản phát triển chủ yếu (Đơn vị tính : 100 triệu USD) Cơ cấu ngành trong nhóm nước phát triển Lượng tư bản đầu tư trực tiếp của nước ngoài Tỉ trọng Năm 1980 1985 1990 1980 1985 1990 Ngành sản xuất thứ nhất Ngành sản xuất thứ hai Thứ ba (dịch vụ) 170 410 170 310 640 340 460 1020 620 22,7 54,7 22,6 24,0 49,6 26,4 21,9 48,6 29,5 Cộng 750 1290 2100 100,0 100,0 100,0 (*) Chỉ Achentia, Braxin, Chilê, Trung Quốc, Côlômbia, Hồng Kông, Inđônêxia, Hàn Quốc, Malaixia, Nigiêria, Philippin, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Vênêzuyêla. d. Các nước Mĩ, Anh, Đức, Pháp, Nhật chi phối dùng vận động chính của vốn FDI (vào, ra) trên thế giới. Đầu tư ra nước ngoài của Mỹ năm 1993 là 70 tỉ USD và năm 1995 đạt 95 tỉ USD, chiếm tới 30% tổng vốn FDI thế giới Trong năm 1995, vốn FDI từ Anh là 38 tỉ USD, Đức là 36 tỷ USD và Pháp 18 tỉ USD. Tính chung ba nước này chiếm gần 30% tổng vốn FDI thế giới. Đầu tư các nước này chủ yếu hướng vào Mĩ và trong Cộng đồng Châu Âu.Nhật Bản khoảng 25 tỉ USD/năm e) Các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò rất quan trọng trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đang đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài. Các nước TNCs đang chi phối, kiểm soát phần lớn sản xuất, kinh doanh trên thế giới.Thời kỳ 1990 – 1995, tỷ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài trong tổng vốn đầu tư của các TNCs Mĩ là 42%, của các TNCs Nhật là 48% và của các TNCs Châu Âu là 59%.Tính bình quân chiếm một nửa tổng vốn đầu tư. Dự báo thời kỳ 1996 – 2000, các TNCs sẽ gia tăng mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Tỉ trọng đầu tư ra nước ngoài trong tổng vốn đầu tư của TNCs Mĩ sẽ là 55% và các TNCs Nhật, Tây Âu sẽ là 63%, tính bình quân là 60% vốn đầu tư của các TNCs là ở nước ngoài (xem bảng 5). Bảng 5. Tỉ trọng đầu tư của các TNCs ra nước ngoài từ năm 1990 đến 2000. Nguồn đầu tư Địa chỉ đầu tư nước ngoài Châu Âu Bắc Mỹ Nhật Bản 1990- 1995 1996–2 000 1990- 1995 1996-2000 1990- 1995 1996 - 2000 Châu Âu Bắc Mỹ Châu á Mĩ La tinh và Caribe Địa bàn khác 19 26 6 4 4 18 24 10 6 5 26 9 5 2 22 16 12 5 2 12 28 4 2 3 14 38 6 2 Tổng cộng đầu tư ở nước ngoài 59 63 42 55 48 63 (Nguồn : UNTAD, trên cơ sở điều tra năm 1995 ở 100 tập đoàn lớn nhất thế giới). g) Dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu á. Nguồn vốn FDI vào các nước đang phát triển gia tăng cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn đến tỉ trọng thu hút vốn FDI của các nước này tăng nhanh. Bảng 2 cho thấy năm 1990, các nước đang phát triển tiếp nhận được 33,7 tỉ USD thì năm 1995 đã tiếp nhận được 99,7 tỉ USD gần gấp 3 lần năm 1990, chiếm 32% tổng vốn FDI của thế giới. Từ năm 1990 đến năm 1995 các nước đang phát triển thu hút tới một phần ba tổng số vốn FDI thế giới, riêng năm 1994 chiếm tới 37%.Tuy nhiên, vốn FDI phân bố rất không đều giữa các nước đang phát triển, mà chủ yếu tập chung vào một số nước và khu vực. CHƯƠNG II Thực trạng huy động vốn đầu trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988-1999 I. Quan điểm của Việt Nam về tác động của FDI đối với kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức được xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng mở rộng-đó là quá trình mà các nền kinh tế dân tộc tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương lợi dụng “những khả năng to lớn của nền kinh tế thế giới về di chuyển vốn, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý để bổ sung và phát huy có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực trong nước”. Để thực hiện chủ trương trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương “đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại” Trong đó FDI là hình thức quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại. Tháng 12/1986 Đại hội Đảng toàn quốc lâng thứ VI đã đánh dấu một bước ngoặt trong công cuộc đổi mới xây dựng kinh tế ở Việt Nam. Từ việc nhận thức được đầy đủ đặc trưng quan trọng của thời đại hiện nay là xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ, Nhà nước Việt Nam đã chủ trương mở cửa nền kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế ở trong nước và giữa trong nước với nước ngoài thông qua việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới - trong đó có hợp tác đầu tư. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII với quan điểm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” đã tạo điều kiện thật sự cho phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. Những quan điểm, tư tưởng của Đảng đã được thể chế hoá trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành vào năm 1996. Đây là một bộ luật phản ánh tính khuyến khích, hấp dẫn và thu hút đầu tư nước ngoài. Dưới đây là những quan điểm cơ bản của Nhà nước Việt Nam về tác động của FDI đối với kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. 1. Đánh giá đúng vị trí của FDI trong nền kinh tế quốc dân. FDI là một biện pháp cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia, mà nghiệp vụ trong nước xét tổng thể có ý nghĩa quyết định FDI không thay thế được các nguồn đầu tư khác, nhưng có thế mạnh riêng của nó. Trong những năm trước mắt, khi nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn hạn hẹp, nguồn ODA chưa đáng kể thì FDI chiếm vị trí quan trọng góp phần cải tiến dần cơ cấu kinh tế quốc dân. Trong quá trình thu hút FDI phải tránh những quan điểm sai lầm : Thứ nhất : coi nhẹ, thậm chí lên án FDI như một nhân tố có hại cho nền kinh tế độc lập, tự chủ. Thứ hai, ảo tưởng về tính “màu nhiệm” của FDI, gán cho nô một vai trò tích cực tự nhiên, bất chấp điều kiện bên trong của đất nước, tách rời những cố gắng cải thiện môi trường đầu tư. 2. Quan điểm “mở” và “che chắn” trong chính sách thu hút FDI Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các mục tiêu của FDI có đạt được hay không còn phụ thuộc nhiều vào vấn đề đảm bảo an ninh chính trị, kinh tế và xã hội. Để giải quyết mối quan hệ này, phải bắt đầu từ cách đặt vấn đề an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện FDI. Trong thời đại ngày nay, khi chấp nhận nguyên tắc “bình đẳng, hai bên cùng có lợi” thì vấn đề an ninh trong quá trình FDI cần thiết cho cả hai phía.Đối với nước tiếp nhận FDI, cần có sự an ninh chính trị, kinh tế xã hội chẳng những cho sự phát triển, mở rộng FDI có hiệu quả mà còn giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, bảo vệ bản sắc dân tộc, giữ vững định hướng chính trị - xã hội. Do đó mở cửa hàng cho bên ngoài vào nhưng không quên những biện pháp che chắn cần thiết cho an ninh chính trị, kinh tế, xã hội. Tư tưởng trên chi phối toàn bộ luật đầu tư nước ngoài và được thể hiện tại nhiều điều khoản của luật và các văn bản dưới luật.Một “hành lang” dù rộng rãi đến đâu vẫn có khuôn khổ của nó. Do vậy, bên cạnh những quy định có tính chất rộng rãi, thường có những quy định có tính chất “che chắn”. “Rộng rãi” hay “che chắn” đều phải trên cơ sở tuân theo pháp luật, tuân theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với thông lệ với tập quán quốc tế, hợp lí, có sức thuyết phục. 3. Giải quyết hợp lí các mối quan hệ về lợi ích giữa các bên trong quá trình thu hút FDI. Xét nhu cầu, khả năng và lợi thế của mỗi bên, hợp tác đầu tư giữa nước ta với nước ngoài thực chất là tìm “điểm gặp nhau” về lợi ích để cùng nhau sản xuất kinh doanh và trả giá cho nhau trên nguyên tắc thoả thuận, tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Theo nguyên tắc đó, cái giá trả cho nhau phải : - Phù hợp với tương quan về nhu cầu và khả năng của bên này và bên kia trong hợp tác. - Có lựa chọn, so sánh cái giá phải trả cho các đối tác khác nhau trong cùng trong cùng một mục tiêu và một thời điểm. - Có tính đến những điều kiện về môi trường đầu tư, bảo đảm phát huy có hiệu quả lợi ích của mỗi bên Nhìn chung cần tránh một số quan điểm mơ hồ trong quá trình thu hút FDI: - Không muốn trả giá, chỉ đứng về lợi ích bên mình, muốn ăn cả. Điều này trái với nguyên tắc hợp tác đầu tư là “cùng chung trách nhiệm kinh doanh, cùng ăn chia lợi nhuận”. - Hiểu nguyên tắc “bình đẳng, cùng có lợi” một cách máy móc, không đứng trên quan điểm tổng thể để xác định thoả đáng lợi ích của mỗi bên phù hợp với lợi thế so sánh. - Trả giá không tính toán, trả bất cứ giá nào, miễn là tranh thủ được vốn và công nghệ mà không tính toán đến hậu quả và mặt trái của vấn đề. 4. Hiệu quả kinh tế - xã hội được coi là tiêu chuẩn cao nhất trong hợp tác đầu tư. Lợi ích mà dự án có thể đưa lại hiệu quả tài chính là một yếu tố của hiệu quả kinh tế-xã hội trong một loạt các nhân tố khác. Không ít trường hợp có hiệu quả tài chính cao nhưng hiệu quả kinh tế-xã hội thấp, thậm chí gây tổn hại đến lợi ích kinh tế-xã hội, có lợi trước mắt nhưng lại có hại lâu dài. Do đó, trong khi thẩm định xem xét một dự án FDI cần phải đặt hiệu quả kinh tế - xã hội lên trên và coi trọng đó là phương hướng cơ bản của những biện pháp khuyến khích đầu tư. Trong điều kiện kinh tế của đất nước kém phát triển như hiện nay, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội của FDI nhìn tổng thể phải đáp ứng các yêu cầu : vốn, công nghệ, tri thức, và kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, giải quyết thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các chỉ tiêu trên đều nhất thiết phải được hội tụ đủ trong một dự án cụ thể. Trong điều kiện nước ta, trước mắt có lẽ nên coi trọng mục tiêu tạo công ăn việc làm. Điều đó có nghĩa là trong mối tương quan giữa vốn thu hút và vốn công nghệ của FDI thì tạm thời chúng ta phải chấp nhận thực tế là chưa có thể có điều kiện tự do lựa chọn công nghệ tiên tiến như ý muốn. 5. Đa dạng hoá hình thức FDI Thu hút FDI dưới hình thức “hợp đồng hợp tác kinh doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng B.O.T”, trong đó đặc biệt khuyến khích hình thức xí nghiệp liên doanh (vì có lợi cho bên Việt Nam trong việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, kiểm soát hoạt động của xí nghiệp) và hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT) đối với các công trình hạ tầng cơ sở (do nguồn vốn lớn, chậm thu hồi vốn, tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng nó lại là yếu tố rất quan trọng đối với cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài). Vấn đề lựa chọn hình thức FDI thực chất cũng là vấn đề cơ cấu vốn, sử dụng vốn trong nước và vốn nước ngoài sao cho có lợi nhất. 6. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa quản lý Nhà nước và quyền tự chủ của các doanh nghiệp có FDI. Cơ chế quản lý đầu tư nước ngoài cũng dựa vào những nguyên tắc cơ chế chung. Tuy nhiên, do đặc thù của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên bên cạnh sự giống nhau về cơ chế quản lý, đầu tư nước ngoài có những điểm quan trọng nhất là xác định vai trò quản lý của Nhà nước và quyền tự chủ của họ trong khuôn khổ luật định. Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện dưới 2 khía cạnh : - Thứ nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một pháp nhân của Việt Nam. - Thứ hai, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có người nước ngoài tham gia nắm quyền sở hữu. - Là một pháp nhân Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Như vậy, về nguyên tắc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có quyền hạn và nghĩa vụ như các pháp nhân khác của Việt Nam. Về mặt tổ chức, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này cho phép xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Quy mô quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài trong việc điều hành, quản lý kinh doanh phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của họ trong vốn pháp định. II.Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước tại việt nam 1 Thực trạng cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam a) Tình hình chung Từ khi “luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” có hiệu lực cho đến hết tháng 12 năm 1999 nhà nước đã Cấp giấy phép cho 2766 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 37.055,66 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm chúng ta Cấp cho 230 dự án với mức 3.087,97USD vốn đăng ký. Bảng 6 Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được Cấp giấy phép qua Các năm (chưa kể các dự án của vietsopetro) Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Quy mô (triệu USD/dư án Số dự án So với năm trước Vốn đăng ký Quy mô 1988 37 371,8 10,05 1989 68 582,5 8,57 183,78 156,67 85,27 1990 108 839,0 7,77 158,82 144,03 90,67 1991 151 1322,3 8,76 139,81 157,6 112,74 1992 197 2165,0 11,0 130,46 163,73 125,57 1993 269 2900,0 10,78 136,55 133,95 98,00 1994 343 3765,6 10,98 127,51 129,85 101,85 1995 370 6530,8 17,65 107,87 173,43 160,75 1996 325 8497,3 26,15 87,84 130,11 148,16 1997 345 4649,1 13,48 106,15 54,71 58,23 1998 275 3897,4 14,17 79,71 83,83 105,12 1999* 278 1534,76 5,52 101,09 39,38 38,96 Tổng 2766 37055,66 Nguồn: _ niên giám thống kê 1998, nxb . thống kê,hà nội_1999 _*bộ kế hoạch và đầu tư Bảng 1 cho ta thấy nhịp độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ta có xu hướng tăng nhanh từ 1988 đến 1995 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký. Riêng năm 1995 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký tăng vọt là do có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT23.DOC