Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ở Công ty Giầy Thăng Long

Lời cảm ơn Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo, Th.S Mai Xuân Được, cùng sự giúp đỡ có hiệu quả của các cô chú, anh chị trong các phòng ban của Công ty Giầy Thăng Long. Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy em trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh. Do thời gian có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế, nên luận văn khó có thể tránh khỏi những th

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ở Công ty Giầy Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa và các cô chú, anh chị ở Công ty Giầy Thăng Long để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Lời cảm ơn 1 Lời mở đầu 8 Phần I. Đặc điểm, vị trí của công nghiệp da - giầy và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Công ty giầy Thăng Long 10 1.1. Đặc điểm của công nghiệp da - giầy 10 1.2. Vị tí của sản xuất da - giầy trong chiến lược hướng về xuất khẩu 13 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty 15 1.3.1. Thị trường sản phẩm giầy dép 15 1.3.2. Công cụ và chính sách vĩ mô của Nhà nước 17 1.3.2.1. Thuế xuất khẩu 17 1.3.2.2. Hạn ngạch xuất khẩu 17 1.3.2.3. Trợ cấp xuất khẩu 18 1.3.2.4. Tỷ giá hối đoái 18 1.3.3. Chính sách của nước nhập khẩu giầy dép 19 1.3.3.1. Thuế nhập khẩu 19 1.3.3.2. Hàng rào phi thuế quan 19 Phần II . Thực trạng xuất khẩu của Công ty giầy Thăng Long 21 2.1. Giới thiệu về Công ty giầy Thăng Long 21 2.1.1. Quá trình phát triển 21 2.1.1.1. Sự ra đời 21 2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ qua các giai đoạn phát triển 21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 22 2.1.3. Máy móc thiết bị và công nghệ 24 2.1.4. Lao động 25 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh 26 2.2. Thực trạng xuất khẩu của Công ty giầy Thăng Long 28 2.2.1. Kết quả xuất khẩu 28 2.2.2.1. Theo số lượng và kim ngạch xuất khẩu 29 2.2.1.2. Theo mặt hàng xuất khẩu 31 2.2.1.3. Theo thị trường xuất khẩu 32 2.2.1.4. Theo phương thức xuất khẩu 33 2.2.2. Những công việc Công ty đã thực hiện để thúc đẩy xuất khẩu 35 2.2.2.1. Tích cực tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu 35 2.2.2.2. Thực hiện nghiêm túc quy trình xuất khẩu 36 2.2.2.3. Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã phù hợp với yêu cầu của thị trường 38 2.2.2.4. Tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ 39 2.2.2.5. Từng bước nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên 40 2.2.2.6. Tích cực tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu để đảm bảo chủ động trong sản xuất kinh doanh 41 2.2.2.7. Huy động các nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh 42 2.3. Những yếu kém chủ yếu trong xuất khẩu của Công ty 43 2.3.1. Những yếu kém 43 2.3.2. Các nguyên nhân chủ yếu 46 Phần III. Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty giầy Thăng Long 50 3.1. Mục tiêu và định hướng xuất khẩu của Công ty 50 3.1.1. Định hướng xuất khẩu 50 3.1.2. Mục tiêu xuất khẩu 51 3.2. Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty giầy Thăng Long 52 3.2.1. Chú trọng công tác xây dựng chiến lược thị trường 52 3.2.1.1. Nội dung cơ bản của chiến lược thị trường 52 3.2.1.2. Tổ chức xây dựng chiến lược thị trường của Công ty 54 3.2.2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty 56 3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm 59 3.2.3.1. Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào 59 3.2.3.2. Đầu tư đổi mới công nghệ 60 3.2.3.3. Quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế 60 3.2.3.4. Sử dụng các công cụ thống kê để kiểm soát chất lượng 61 3.2.4. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ xuất khẩu 64 3.2.4.1. Tăng cường các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm 65 3.2.4.2. Các hoạt động khác 67 3.2.5. Sắp xếp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên 3.2.5.1. Sắp xếp, bố trí lực lượng lao động hợp lý 68 3.2.5.2. Thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại cho người lao động 69 3.2.5.3. Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn lao động 70 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước 71 3.3.1. Hỗ trợ, cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu 71 3.3.2. Hỗ trợ về vốn 71 3.3.3. Có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các loại nguyên vật liệu nhập khẩu 72 Kết luận 73 Danh mục tài liệu tham khảo 75 Lời mở đầu Phát triển quan hệ thương mại quốc tế là kết quả tất yếu của quá trình tự do hoá thương mại, quá trình phân công lao động quốc tế và quá trình nâng cao quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực chất của hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu; trong đó xuất khẩu có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia, nó tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị công nghệ, nguyên nhiên vật liệu… phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, thực hiện tự cân đối, trang trải ngoại tệ và có tích luỹ; xuất khẩu tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất, phân phối, tiêu dùng phát triển. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xuất khẩu cũng là phương hướng cơ bản để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển kinh tế trong thời kì công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước… Trong lĩnh vực xuất khẩu của nước ta, các sản phẩm của ngành sản xuất da-giầy trong đó chủ yếu là giầy và các loại dép da có vị trí rất quan trọng. Giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu và có xu hướng ngày càng tăng; sản phẩm giầy dép của nước ta đã có mặt trên thị trường nhiều nước, kể cả những cả những thị trường được coi là khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản…Tuy nhiên trong hoạt động xuất khẩu hiện nay, mặt hàng giầy dép nước ta đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu giầy dép như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…Do vậy vấn đề đặt ra cho toàn ngành da-giầy nước ta hiện nay đó là phải không ngừng mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, để từ đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Là một công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu giầy, Công ty Giầy Thăng Long cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn trong hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Một trong những vấn đề được Công ty đặc biệt quan tâm hiện nay đó là “ Làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu”. Đây cũng là một bài toán khó đặt ra không chỉ đối với riêng Công ty Giầy Thăng Long mà còn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong thời gian thực tập tại công ty Giầy Thăng Long, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt được những vấn đề bức xúc cũng như những đòi hỏi thực tiễn của công ty, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo, Th.S Mai Xuân Được, em đã quyết định chọn: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ở Công ty Giầy Thăng Long” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Mục đích của luận văn là đề xuất những giải pháp để khắc phục những yếu kém, tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hiện nay của Công ty Giầy Thăng Long từ đó thúc đẩy xuất khẩu của Công ty. Kết cấu của luận văn gồm 3 phần: Phần I: Đặc điểm, vị trí của Công nghiệp Da-giầy và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long. Phần II: Thực trạng xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long. Phần III: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Công ty Giầy Thăng Long. Phần I Đặc điểm, vị trí của công nghiệp da-giầy và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của công ty giầy thăng long 1.1/ Đặc điểm của Công nghiệp Da-giầy Về sản phẩm: - Giầy là mặt hàng có tính mùa vụ, hàng hoá được bán ra chủ yếu vào mùa đông và vào nhưng dịp năm mới. Nhu cầu đi giầy sẽ cao hơn ở những nước có mùa đông dài hơn và ngược lại. - Giầy dép và các sản phẩm làm bằng da khác như túi da, dây lưng… là sản phẩm mang tính thời trang, nó tôn vinh vẻ đẹp của con người, nó thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng. Do đó đòi hỏi ngành công nghiệp da-giầy phải thường xuyên cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. - Giầy được sử dụng nhiều ở các nước có nền kinh tế phát triển và ở những thành phố lớn. Chẳng hạn như ở Tây Âu số lượng giầy được sử dụng bình quân là 6-7 đôi/ 1 người/ 1năm, số lượng tượng tự đối với thị trường Bắc Mỹ, hay ở thành phố Bắc Kinh số lượng sử dụng bình quân đầu người cao gấp 3 lần bình quân cả nước. Về công nghệ: Quá trình sản xuất giầy trải qua nhiều công đoạn, sử dụng lao động ở nhiều trình độ khác nhau, nhiều loại máy móc khác nhau tham gia vào quá trình chế tạo sản phẩm. Các loại máy móc thiết bị được sử dụng trong sản xuất thường là các loại máy chuyên dùng, máy móc thiết bị được bố trí theo trình tự công nghệ sản xuất sản phẩm. Nơi làm việc được chuyên môn hoá cao, mỗi nơi thông thường chỉ đảm nhiệm một công việc nhất định, ví dụ như: cắt, may, cán, ép…do đó để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, các phân xưởng sản xuất. Để hiểu rõ hơn về công nghệ trong ngành công nghiệp da-giầy, ta có thể lấy ví dụ về quy trình công nghệ sản xuất giầy vải: Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ sản xuất giầy vải (1) (2) Vải bạt Hóa chất Bồi vải Luyện kín Pha cắt Cán May ép đế Lắp ráp, hấp, KCS Đóng gói Nhập kho (1): Quá trình may mũ giầy (2): Quá trình tạo đế cao su Quá trình tạo đế cao su: Cao su được mua về là cao su dạng thô, qua quá trình xử lý, cao su được nghiền nhỏ, kết hợp với các loại hoá chất, qua quá trình lưu hoá, cao su tiếp tục được cắt thành nhiều lát nhỏ, sau đó được đưa vào máy ép, ép thành các dạng đế nhỏ theo yêu cầu mẫu mã của khách hàng. Đế tạo ra được cắt tỉa, kiểm tra và được đưa sang phân xưởng giầy, phân xưởng đế cao su chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ các loại đế theo yêu cầu của công ty. Quá trình may mũ giầy: Phân xưởng chuẩn bị lấy nguyên liệu là vải bạt, vải phin đã được đưa vào bồi để tăng thêm độ cứng và độ bền, sau đó được tiến hành pha cắt theo các mẫu được thiết kế tại phòng kĩ thuật, chuyển sang phân xưởng may để thực hiện các công đoạn may và chuyển vào phân xưởng giầy lắp giáp cùng với đế, trải qua khâu hấp, sấy để tạo thành sản phẩm giầy hoàn chỉnh, tổ chức đóng gói và đưa vào nhập kho. Toàn bộ quá trình thực hiện có sự kiểm tra chất lượng sản phẩm xuyên suốt từng công đoạn. Về sử dụng lao động: Do tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo, nên trong ngành da-giầy lao động nữ chiếm tỷ lệ cao. Chỉ tính riêng ở nước ta hiện nay lao động nữ chiếm gần 80% tổng số lao động trong toàn ngành da-giầy, các bộ phận Cắt, May hầu hết đều sử dụng lao động nữ, lao động nam chỉ đảm nhiệm một số công việc nặng nhọc như cơ khí, sửa chữa…Bên cạnh đó với đặc trưng về công nghệ sản xuất là cần nhiều lao động trực tiếp sản xuất, do đó ngành da-giầy đã thu hút một lượng lớn lao động, giải quyết công ăn, việc làm cho một bộ phận lao động xã hội. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các quốc gia sản xuất và xuất khẩu giầy dép, đặc biệt là các nước dang phát triển như Việt Nam. Về vốn: Cũng như trong các ngành công nghiệp khác, vốn trong ngành da-giầy được chia ra làm 2 loại: vốn cố định ( dùng để đầu tư cho tài sản cố định như: máy móc thiết bị, nhà xưởng…) và vốn lưu động ( dùng để mua nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động…). Tuy nhiên, do thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm của công nghiệp da-giầy thay đổi nhanh chóng, nên đòi hỏi ngành phải thường xuyên đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị để có thể sản xuất ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do vậy thời gian khấu hao các loại tài sản cố định mà chủ yếu là máy móc thiết bị tương đối ngắn khoảng từ 8 đến 10 năm. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp da-giầy cũng cần một lượng vốn lưu động rất lớn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, vốn lưu động trong ngành công nghiệp da-giầy chủ yếu dùng để mua các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, do các loại nguyên phụ liệu đầu vào chiếm trên 70% giá thành sản phẩm. Một đặc điểm rất quan trọng hiện nay của công nghiệp da-giầy trên thế giới nói chung đó là sự chuyển dịch mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất giầy dép từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, theo đó các nước đang phát triển mà chủ yếu là các nước ở khu vực Châu á sẽ là nơi sản xuất và xuất khẩu giầy dép lớn nhất thế giới. Đây chính là một cơ hội lớn cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam để phát triển mạnh ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu. 1.2/ Vị trí của sản xuất da-giầy trong chiến lược hướng về xuất khẩu Trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã định rõ quan điểm: “Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”. Trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu, ưu tiên những mặt hàng nước ta có nhiều lợi thế. Nằm trong số những mặt hàng được ưu tiên khuyến khích xuất khẩu, các sản phẩm của ngành sản xuất da-giầy mà chủ yếu là các loại giầy và dép da ngày càng có vị trí quan trọng trong chiến lược hướng về xuất khẩu. Hiện nay giầy dép là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta. Giá trị xuất khẩu của mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu và có xu hướng ngày càng tăng, điều này được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 1: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu giầy dép so với tổng gia trị xuất khẩu Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Dự kiến 2003 Tổng giá trị xuất khẩu 14482,7 15027 16530 18500 Giá trị xuất khẩu giầy dép 1471,7 1559,5 1828 2100 Tỷ lệ % 10,16% 10,38% 11,06% 11,4% ( Nguồn: Tạp chí thương mại các số đầu năm 2001, 2002, 2003 ) Từ bảng trên ta thấy giá trị xuất khẩu mặt hàng giầy dép chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị xuất khẩu( luôn chiếm trên 10% tổng giá trị xuất khẩu tất cả các mặt hàng ) và tỷ trọng tăng lên qua các năm: năm 2000 đạt 10,16%, đến năm 2002 tăng lên 11,06% và dự kiến năm 2003 giá trị xuất khẩu mặt hàng này có thể chiếm từ 11,5% đến 12,5% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì giầy dép là một trong số những mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất: năm 2001 so với năm 2000 tăng 6% trong khi kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng chỉ tăng khoảng 3,7%; năm 2002 so với năm 2001 tăng 17,2% trong khi nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác có tốc độ tăng trưởng âm như; cà phê, hạt điều…, dự kiến năm 2003 tăng so với năm 2002 khoảng 16%. Qua đó ta thấy vị trí quan trọng của sản xuất da-giầy đối với nền kinh tế nói chung và đối với lĩnh vực xuất khẩu nói riêng. Có thể nói đây chính là ngành sản xuất mũi nhọn để phục vụ xuất, là ngành tạo ra nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho nhập khẩu và thanh toán quốc tế, đây cũng là ngành quan trọng góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra về xuất khẩu… Ngoài ra, với đặc trưng về công nghệ sản xuất là cần nhiều lao động trực tiếp, ngành sản xuất da-giầy đã thu hút được một lực lượng lớn lao động, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Theo kết quả điều tra Công nghiệp Việt Nam năm 1999 (Do Tổng cục Thống kê- Dự án VIE/ 97/ 051 thực hiện ) thì tỷ lệ lao động trong ngành da-giầy chiếm khoảng 7,5% tổng số lao động trong các ngành công nghiệp của cả nước, tương đương với 250.197 người; con số nay năm 2003 là hơn 400.000 người. Nếu tính riêng ở một số thành phố lớn thì ngành công nghiệp da-giầy cũng thu hút được một lực lượng lao động lớn, ví dụ như TP Hồ Chí Minh, tổng số lao động trong ngành da-giầy năm 1998 là 83.877 người; con số này ở Hà Nội là 9.047; Hải Phòng là 15.756 người…Qua một vài số liệu trên cho thấy vị trí quan trọng của sản xuất da-giầy đối với nền kinh tế quốc dân; ngoài việc đóng góp một khoản rất lớn cho ngân sách Nhà nước và vào Tổng thu nhập quốc dân, nó còn giải quyết có hiệu quả tình trạng thiếu công ăn việc làm của một bộ phận lao động phổ thông, góp phần ổn định tình hình xã hội. 1.3/ Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty 1.3.1/ Thị trường sản phẩm giầy dép Thị trường là yếu tố cực kì quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Thực chất hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là thoả mãn nhu cầu thị trường trên cơ sở sử dụng các nguồn lực sẵn có để thu được lợi nhuận cao nhất. Đối với Công ty Giầy Thăng Long, một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xuất khẩu thì thị trường xuất khẩu giầy dép là một trong những nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến hoạt động của Công ty. Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm và cũng là nơi phản ánh nhu cầu về các loại sản phẩm mới, từ đó Công ty căn cứ vào để có phương hướng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu đó. Sự biến động về giá cả, sự thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường có tác động trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, bởi vì sản phẩm của công ty chỉ có thể tiêu thụ được, hay nói cách khác nó chỉ được thị trường chấp nhận khi đáp ứng được yêu cầu của thị trường và có giá cả hợp lý. Hiện nay các sản phẩm giầy của Công ty Giầy Thăng Long đã có mặt ở nhiều khu vực trên thế giới, mỗi thị trường lại có một nhu cầu khác biệt về số lượng, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã giầy khác nhau. Do đó Công ty cần nắm vững những đặc điểm riêng này để có những chiến lược thị trường cần thiết và đúng đắn. Thị trường SNG và các nước Đông Âu: Đây là thị trường quan trọng trong việc duy trì sự sống còn của công ty trước khi hệ thống XHCN tan rã. Dân số đông, mức sống khá cao song yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm lại khá đơn giản. Thị trường không mấy khó tính này rất phù hợp với khả năng đáp ứng của công ty giầy Thăng Long nói riêng và ngành Da-giầy Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, ngày nay tỷ trọng thị trường này lại quá nhỏ so với tiềm năng trước kia của nó ( năm 2000 tỷ trọng là 2,6% ) do sự đổ vỡ của khối các nước XHCN gây ra những khó khăn về mặt kinh tế cho các nước Đông Âu. Thị trường Tây Âu: Đây là thị trường lớn với 360 triệu dân, có sức tiêu dùng giầy dép rất cao ( 6-7 đôi/ người/ năm ). Hàng năm khu vực này có nhu cầu nhập khẩu giầy dép rất lớn ( khoảng 900 triệu đôi giầy dép các loại), trong số đó, giầy phục vụ cho nhu cầu bảo vệ đôi chân chỉ chiếm khoảng 35%, còn 65% là giầy dép thời trang. Do đời sống cao, nên xu hướng tiêu giầy da ở khu vực này ngày càng tăng ( các loại giầy dép làm băng da có độ bền cao, giữ dáng tốt trong quá trình sử dụng, mền mại, độ thấm mồ hôi tốt ) Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ: Đây là một thị trường có nhiều triển vọng, đặc biệt là sau khi Việt Nam và Mỹ kí hiệp định thương mại, Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ. Việc mở rộng thị trường sang khu vực tiềm năng này là một sách lược đúng đắn của công ty bởi dân số ở đây rất đông, hàng năm khu vực này nhập khoảng 1,3 tỷ đôi giầy dép các loại. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thị trường này, công ty cần phải lưu ý đến sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mốt, đưa công nghệ xích lại gần với thị trường. Thị trường Nhật Bản: Đây là một thị trường mà hiện nay công ty vẫn chưa xâm nhập được song đây lại là một thị trường phát triển chiến lược của bất kì một công ty xuất khẩu giầy nào trên thế giới. Thị trường này có dân số đông, mức sống cao, hàng năm có nhu cầu nhập khẩu khoảng 250 triêu đôi giầy dép các loại. Tuy nhiên đây là thị trường rất khó tính, sản phẩm tiêu thụ phải hội tụ cả 3 yếu tố: chất lượng, kiểu dáng và thời trang. Có một thực tế hiện nay không chỉ đối với Công ty Giầy Thăng Long mà đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy của nước ta đó là chất lượng còn thấp, kiểu dáng mẫu mã chưa theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dùng, trong khi giá cả hàng hoá còn tương đối cao. Do đó sức cạnh tranh của sản trên thị trường quốc tế còn thấp, trong khi đó mức độ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm giầy dép thế giới ngay càng gay gắt, đặc là sau khi Trung Quốc, một quốc gia có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu giầy trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới. Điều này rõ ràng là một thách thức rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long nói riêng và toàn ngành da-giầy nói chung. Tuy nhiên, hiện nay có một thuận lợi rất lớn đối công ty Giầy Thăng Long cũng như toàn ngành da-giầy Việt Nam đó là xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ công nghiệp sản xuất giầy từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, trong đó Châu á sẽ trở thành khu vực sản xuất và xuất khẩu giầy lớn nhất thế giới. Đây là một cơ hội rất lớn mà Công ty giầy Thăng Long phải nắm bắt để đẩy mạnh xuất khẩu. Việc chuyển dịch này sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu rộng lớn, bởi khi đó các nước phát triển sẽ có nhu cầu nhập khẩu rất lớn mặt hàng này để bù vào sự thiếu hụt do lượng cung trong nước giảm mạnh. Và thực tế cũng đã chứng minh trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long chủ yếu là các nước phát triển Tây Âu ( thị trường EU ) và trong những năm tới thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản sẽ là những thị trường tiềm năng mà Công ty cần phải khai thác triệt để. 1.3.2/ Công cụ và chính sách vĩ mô của Nhà nước 1.3.2.1/ Thuế xuất khẩu Thuế xuất khẩu là một công cụ được Nhà nước sử dụng để đánh vào các mặt hàng xuất khẩu. Thuế xuất khẩu cao hay thấp có ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hoá trên thị trường quốc tế bởi vì nó có tác động đến giá cả hàng hoá từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu giầy khác Công ty Giầy Thăng Long đang chịu mức thuế suất 10%. Có thể nói đây là mức thuế suất ưu đãi và được coi là một nhân tố tích cực để thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu giầy của Công ty phát triển. 1.3.2.2/ Hạn ngạch xuất khẩu Hạn ngạch là công cụ để quản lý hoạt động xuất khẩu, đây là một hình thức để hạn chế xuất khẩu, do đó nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long. Tuy nhiên ngày nay xu hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ thì hạn ngạch xuất khẩu sẽ dần được nới lỏng và tiến tới xoá bỏ hẳn. 1.3.2.3/ Trợ cấp xuất khẩu Là những ưu đãi tài chính mà Nhà nước dành cho người xuất khẩu khi họ bán được hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp nhà xuất khẩu tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và do đó đẩy mạnh được xuất khẩu. Có hai loại trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp trực tiếp và gián tiếp. -Trợ cấp trực tiếp như: áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, miễn giảm thuế đối với các nhà xuất khẩu, cho các nhà xuất khẩu được hưởng giá ưu đãi các loại đầu vào cho sản xuất… -Trợ cấp gián tiếp như dùng ngân sách để giới thiệu, triển lãm, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu… Hiện nay ngành da-giầy nói chung và công ty Giầy Thăng Long nói riêng đang gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra và việc tìm kiếm các nguồn nguyên vật phục cho sản xuất. Do vây việc cung cấp thông tin về thị trường xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch xuất khẩu, hay có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất… có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy xuất khẩu phát triển. 1.3.2.4/ Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái quy định giá trị của đồng Việt Nam so với các đồng tiền khác, như vậy giá cả của hàng xuất khẩu phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam so với đồng tiền của nước nhập khẩu. Tuy nhiên hiện nay trong thanh toán quốc tế sử dụng chủ yếu là Đôla và Uero. Do vậy tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam so với hai đồng tiền nay có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Khi giá trị của đồng Việt Nam giảm so với đồng Đô la hay Uero thì giá cả hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ rẻ hơn các nước khác, do đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc và ngược lại. Như vây tỷ giá hối đoái có ảnh rất lớn đến hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt xuất khẩu giầy của Công ty Giầy Thăng Long nói riêng. 1.3.3/ Chính sách của nước nhập khẩu giầy dép 1.3.3.1/ Thuế nhập khẩu Đây là loại thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu tuỳ thuộc vào tính chất của hàng hoá, mức độ bảo hộ sản xuất trong nước. Đối với mặt hàng giầy dép của nước ta hiện nay đang có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh trên một số thị trường trong đó có thị trường EU. Đây là thị trường xuất khẩu giầy dép quan trọng nhất không chỉ của riêng Công ty Giầy Thăng Long mà của toàn ngành da-giầy nước ta do ở thị trường này các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép nước ta đang được hưởng chế độ thuế quan phổ cập GSP ( General System Preference ) với mức thuế xuất thuế nhập khẩu thấp ( từ 13,58% đến 14% ). Trong khi đó các quốc gia có ưu thế trong xuất khẩu giầy dép như: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc…không được hưởng chế độ ưu đãi này. Có thể nói đây là một thuận lợi rất lớn để toàn ngành Da-giầy nước ta trong đó có Công ty Giầy Thăng Long đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. 1.3.3.2/ Hàng rào phi thuế quan * Hạn ngạch nhập khẩu Thực chất là việc nước nhập khẩu quy định số lượng mỗi loại mặt hàng được phép nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Như vậy hạn ngạch nhập khẩu của các nước có thể gây cản trở hoạt đông xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên đối với mặt hàng giầy dép của nước ta xuất sang thị trường quan trọng nhất đó là thị trường EU hiện nay đang không bị khống chế về số lượng trong khi một số nước như Trung Quốc, Indonesia…đang bị khống chế về số lượng. Rõ ràng đây cũng là một thuận lợi lớn cho công ty Giầy Thăng Long đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trọng điểm EU. * Chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện Đây là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không họ sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa kiên quyết. Thực chất đây là một cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế sự xâm nhập của hàng ngoại, tạo công ăn, việc làm cho thị trường trong nước. Khi thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện, nó cũng có tác động kinh tế như một hạn ngạch xuất khẩu tương đương. Hình thức này được áp dụng cho những quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó. Như vậy hoạt động xuất khẩu của công ty Giầy Thăng Long cũng có thể chịu tác động của chính sách này khi sản phẩm giầy dép của nước ta chiếm lĩnh thị trường một số nước nào đó. * Những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái đối với các loại máy móc và dây chuyền công nghệ ( ví dụ như: không có chất phế thải độc hại, tiếng ồn không quá mức cho phép…). Hiện nay một số nước phát triển đã yêu cầu hàng xuất sang nước họ phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lương ( ISO ). Đây sẽ là một trở ngại lớn đối với hoạt động xuất khẩu của toàn ngành da-giầy nói chung và Công ty Giầy Thăng Long nói riêng, bởi hầu hết các công ty sản xuất và xuất khẩu giầy của nước ta trong đó có Công ty Giầy Thăng Long chưa áp dụng hoặc mới bắt đang bắt đầu áp dụng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tóm lại: Trên đây là những nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long. Những ảnh hưởng trên có thể theo chiều hướng tích cực, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu; nhưng cũng có thể theo hướng tiêu cực, gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu của Công ty. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với Công ty hiện nay là phải phát huy những lợi thế sẵn có, vượt qua trở ngại, thách thức để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu với hiệu quả cao. Phần II thực trạng xuất khẩu của công ty giầy Thăng Long 2.1/ Giới thiệu về Công ty Giầy Thăng Long 2.1.1/ Quá trình phát triển 2.1.1.1/ Sự ra đời Ngày 14/04/1990, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ (nay thuộc Bộ Công nghiệp) đã ra quyết định số 210/ QĐ/ TCLĐ thành lập Nhà máy Giầy Thăng Long, trực thuộc Tổng công ty Da Giầy Việt Nam. Đến năm 1994, nhà máy Giầy Thăng Long được đổi tên thành Công ty Giầy Thăng Long, có tên giao dịch là: Thang Long Shoes Company, đặt trụ sở chính tại số 411-Nguyễn Tam Trinh-Mai Động-Hai Bà Trưng-Hà Nội. Công ty Giầy Thăng Long được thành lập với mục đích sản xuất hàng gia công mũ giầy để xuất khẩu sang thị trường các nước XHCN mà chủ yếu là thị trường Liên Xô ( cũ ). Tuy nhiên sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, Công ty đã chuyển hướng hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, mà chủ yếu là thị trường EU. 2.1.1.2/ Chức năng nhiệm vụ qua các giai đoạn phát triển Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã có rất nhiều thay đổi cả về quy mô hoạt động cũng như chức năng, nhiệm vụ. Có thể chia quá trình phát triển của Công ty làm hai giai đoạn với chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: * Giai đoạn từ năm 1990 đến đầu năm 1993 Trong giai đoạn này cơ sở vật chất của Công ty gồm 2 phân xưởng sản xuất và một số công trình phục vụ khác với số công nhân là 300 người, Công ty có nhiệm vụ sản xuất hàng gia công mũ giầy da cho các nước XHCN mà chủ yếu là thị trường Liên Xô. Do mới thành lập, máy móc thiết bị không đồng bộ, tay nghề của công nhân cũng như trình độ quản lý sản xuất của cán bộ quản lý chưa cao, nên năng suất lao động còn thấp, Công ty đã không hoàn thành được những chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu vào những năm 92-93, công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm cho mình thị trường và bạn hàng nhằm duy trì hoạt động của mình. Có thể nói đây là giai đoạn đầy thử thách đối với một công ty còn rất non trẻ trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu giầy. * Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Đứng trước những khó khăn do mất thị trường, Công ty đã tìm cho mình hướng đi mới đó là chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển mà chủ yếu là thị trường EU. Qua việc tìm hiểu nhu cầu sử dụng giầy ở các nước phát triển, Công ty nhận thấy đây là những thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng, từ đó ban lãnh đạo Công ty đã đề ra phương hướng xâm nhập vào những thị trường này, trong đó tập trung khai thác thị trường EU. Với ưu thế về nguồn nhân công rẻ, lao động cần cù, chịu khó, năng động sáng tạo, Công ty đã chủ động gia tăng nguồn vốn kinh doanh bằng việc vay lãi ngân hàng, huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty để trang bị máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Cho đến nay, hoạt động của công ty đã dần đi vào ổn định, công tác an toàn phục vụ sản xuất được bảo đảm, trình độ quản lý, trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên không ngừng được cao. Công ty đã tạo được uy tín về chất lượng mặt hàng và khả năng đá._.p ứng theo yêu cầu hợp đồng cho khách hàng dựa trên cơ cấu sản xuất kinh doanh mềm dẻo, linh hoạt và nhạy cảm với thị trường và thị hiếu tiêu dùng. Các bạn hàng lớn như: Hà Lan, ý, Hàn Quốc... luôn tin tưởng và đánh giá cao sự hợp tác của công ty Để phát huy hết khả năng sản suất đáp ứng nhu cầu của thị trường, công ty đã mở rộng sản xuất với hai chi nhánh: một xí nghiệp tại Thái Bình, một xí nghiệp tại Chí Linh-Hải Dương bên cạnh xí nghiệp thành viên là xí nghiệp giầy Hà Nội. 2.1.2/ Cơ cấu tổ chức Công ty Giầy Thăng Long được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc. Chỉ có lãnh đạo quản lý ở từng cấp mới có nhiệm vụ và quyền hạn ra mệnh lệnh, chỉ thị cho cấp dưới tức (Tức là mỗi phòng, ban, xí nghiệp của công ty chỉ nhận quyết định từ một thủ trưởng cấp trên theo nguyên tắc trực tuyến ). Giám đốc của công ty là người ra quyết định cuối cùng, nhưng để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của Giám đốc thì cần phải có các bộ phận chức năng. Các bộ phận chức năng này không ra lệnh một cách trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, chuẩn bị các quyết định cho lãnh đạo, quản lý và thực hiện việc hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức thực thi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu trong phạm vi chức năng chuyên môn của mình. 2.1.3/ Máy móc thiết bị và công nghệ Theo thống kê, hiện nay ở Công ty Giầy Thăng Long có khoảng70 chủng loại máy móc thiết bị. Tính chung trong tổng số máy móc, thiết bị đang sử dụng thì mức độ đồng bộ đạt khoảng 70-80%. Nếu tính riêng từng khu vực thì khu vực Cán ở xí nghiệp 1 có tỷ trọng máy móc đồng bộ cao nhất: khoảng 95-96% do sử dụng băng truyền 10M và máy bôi keo mới của Đài Loan, các bộ phận May và Gián có tỷ lệ máy móc thiết bị hiện đại chiếm tỷ lệ cao( bộ phận May chiếm từ 87 đến 98%; bộ phận Gián chiếm khoảng 95%), bên cạnh đó các bộ phận Cắt và Gò lại có tỷ lệ máy móc, thiết bị cũ cao ( chiếm trên 50% ). Hệ thống máy móc thiết bị hiện nay Công ty đang sử dụng chiếm đa phần là máy móc thiết bị mới, một phần còn lại là những máy móc thiết bị thuộc thế hệ cũ mà chủ yếu là của Liên Xô ( chiếm khoảng 10% ) và một số nước khác như: Nhật, Trung Quốc, Tiệp…giá trị còn lại của chúng rất ít ( khoảng 4-5% so với nguyên giá tính theo giá trị hiện tại ), có nhiều máy đã khấu hao hết từ nhiều năm nhưng vẫn được sử dụng. Nếu tính trung bình thì thời gian khấu hao máy móc thiết bị của Công ty là khoảng từ 10 đến 15 năm, trong khi đó trên thế giới trong ngành Da-giầy cứ khoảng từ 8 đến 10 năm lại cải tiến máy móc thiết bị một lần. Điều này cho thấy trình độ công nghệ của Công ty vẫn còn rất lạc hậu so với mặt bằng chung của ngành da-giầy thế giới, còn so với một số nước có công nghệ sản xuất giầy hiện đại như: Italia, Séc…thì trình độ của Công ty vẫn còn thua xa. 2.1.4/ Lao động Theo thống kê, hiện nay tổng số lao động của Công ty Giầy Thăng Long là 3200 người, trong đó chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất, lao động gián tiếp và lao động làm công tác quản lý chiếm tỷ lệ nhỏ, điều này được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng2: Cơ cấu lao động của Công ty Giầy Thăng Long Lao động Số lượng Tỷ lệ % Lao động trực tiếp sản xuất 2879 90 Lao động làm công tác quản lý 135 4,2 Lao động gián tiếp phục vụ SXKD 186 5,8 Tổng 3200 100 Với đặc trưng về công nghệ sản xuất là đòi hỏi sự khéo léo, do đó lao động nữ trong Công ty chiếm tỷ lệ cao ( gần 80% ), họ làm việc chủ yếu trong các bộ phận cần sự khéo léo như: May, Cắt…Lao động nam chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu đảm nhiệm những công việc nặng nhọc như làm việc ở phân xưởng cơ khí, sửa chữa, phân xưởng cơ điện. Trong những năm gần đây, đội ngũ lao động của Công ty kể cả cán bộ làm công tác quản lý và công nhân dần được trẻ hoá, tuổi đời trung bình của lao động Công ty là 30. Hầu hết cán bộ làm công tác quản lý đều có trình độ cao đẳng và đại học, đội ngũ công nhân về cơ bản đã qua đào tạo, số lượng công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ khá cao (gần 80%). Tuổi đời và trình độ của đội ngũ lao động Công ty được thể hiện rõ qua bảng dưới đây: Bảng3: Chất lượng lao động của Công ty Giầy Thăng Long Trình độ văn hoá Tuổi đời Dưới bậc PTCS Tốt nghiệp PTCS Tốt nghiệp PTTH Tốt nghiệp trung cấp và CĐ Tốt nghiệp ĐH Từ 18 đến 35 tuổi - 102 1966 85 60 Từ 36 đến 59 tuổi 27 305 720 15 20 Tổng 27 307 2686 100 80 Hiện nay số công nhân có tay nghề cao ở Công ty vẫn còn ít: số công nhân bậc 7 có 15 người, bậc 6 có 32 người, bậc 5 có 121 người, còn lại là công nhân từ bậc 4 trở xuống. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm của Công ty do trong quy trình sản xuất sản phẩm có một số khâu đòi hỏi công nhân phải có trình độ cao thì mới có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. 2.1.5/ Kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giầy Thăng Long thời kì 2000- 2002 được thể hiện qua bảng sau: Qua bảng trên ta thấy công ty có những bước tiến lớn trong thời gian vừa qua. Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng với tốc độ cao: năm 2001 tăng so với năm 2000 là 23% tương ứng với 15,349 tỷ đồng, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 14% tương ứng với 11,916 tỷ đồng; số lượng sản phẩm sản xuất năm 2001 tăng 40%( tương ứng với 737 nghìn đôi ) so với năm 2000, trong đó giầy xuất khẩu tăng 44%(698 nghìn đôi), năm 2002 tăng 15%( 389 nghìn đôi ) so với năm 2001. Chính việc tăng số lượng sản phẩm sản xuất cùng với việc sản phẩm tiêu thụ tốt trên thị trường đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng nhanh: năm 2001 tăng 12% so với năm 2000, năm 2002 tăng 19% so với năm 2001, trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao năm 2001 tăng 17% so với năm 2000, năm 2001 tăng 15% so với năm 2001. Lợi nhuận cũng có tốc độ tăng khá cao, điều này thể hiện hiệu quả hoạt động sản suất kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao: năm 2001 lợi nhuân tăng 4,9% ( tương ứng 39 triệu ) so với năm 2000 và đặc biệt năm 2002 lợi nhuận tăng 15% (tương ứng với 126 triệu đồng ) so với năm 2001. Nhờ hiệu quả hoạt động hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao nên phần đóng góp cho ngân sách nhà nước của công ty cũng luôn ở mức cao: năm 2001 đạt 1,644 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2000, năm 2002 đạt 1,890 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2001. Từ những phân tích ở trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đã đạt được những kết quả rất khả quan và điều này sẽ tạo đà cho những bước phát triển tiếp theo của công ty trong những năm tới. 2.2/ thực trạng xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long 2.2.1/ Kết quả xuất khẩu Mùa giầy 2000-2002 là mùa sản xuất nhộn nhịp của ngành da-giầy Việt Nam. Sở dĩ có điều đó là do ngành da giầy Việt Nam đã biết tận dụng lợi thế nhằm tìm ra hướng đi mới, thị trường mới. Bên cạnh đó, diễn biến tình hình thị trường thế giới đang có lợi cho Việt Nam. Một số quốc gia đang mất đi lợi thế xuất khẩu như: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Nắm được cơ hội đó, Công ty Giầy Thăng Long đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường quốc tế, đổi mới mẫu mã sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với Công ty, xuất khẩu được coi là hoạt động xương sống, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Chính vì thế hoạt động đầu tư cho xuất khẩu của công ty giầy Thăng Long trong những năm vừa qua luôn có một vị trí ưu tiên đặc biệt trong các kế hoạch đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế của công ty giầy Thăng Long trong 3 năm qua được xem xét trên các mặt sau: 2.2.1.1/ Theo số lượng và kim ngạch xuất khẩu Kết quả xuất khẩu theo số lượng và kim ngạch được thể hiện qua các bảng số liệu dưới đây: Bảng 5: Số lượng xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long Năm Sản xuất ( 1000 đôi ) Xuất khẩu ( 1000 đôi ) Tỷ lệ XK/ SX ( % ) 2000 1834 1574 85,8 2001 2571 2262 88 2002 2960 2600 87,8 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giầy Thăng Long giai đoạn 2000-2002 Từ bảng trên ta thấy số lượng giầy dép xuất khẩu của Công ty chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lượng sản xuất: năm 2000 chiếm 85,8%; năm 2001 chiếm 88%; năm 2002 chiếm 87,8%. Số lượng sản phẩm xuất khẩu tăng nhanh cùng với sự gia tăng của số lượng sản xuất: năm 2001 xuất khẩu đạt 2,262 triệu đôi, tăng 43,7% so với năm 2000; năm 2002 xuất khẩu đạt 2,6 triệu đôi, tăng 15% so với năm 2001. Bảng6: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giầy Thăng Long Năm Kim ngạch xuất khẩu (tr đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 1999 75.250 - 2000 82.320 9,4 2001 96.233 17 2002 111.000 15,3 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2000-2002 Từ bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng nhanh qua các năm: năm 2000 tăng 9,4% so với năm 1999; năm 2001 tăng 17% so với năm 2000; năm 2002 tăng 15,3% so với năm 2001. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Công ty trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Bảng 7: Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long Năm Tổng doanh thu ( tr đồng ) Doanh thu từ xuất khẩu ( tr đồng ) Tỉ lệ XK/ DT ( % ) 2000 90.088 82.320 91,38 2001 100.737 96.233 95,53 2002 120.000 111.000 92,5 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2000-2002 Doanh thu từ xuất khẩu trong tổng doanh thu luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2000 doanh thu từ xuất khẩu chiếm 91,38% trong tổng doanh thu, năm 2001 chiếm 95,53%, năm 2002 chiếm 92,5%. Qua đó cho thấy xuất khẩu là hoạt động tạo ra nguồn thu chủ yếu ở Công ty Giầy Thăng Long Có được kết quả xuất khẩu trên là do Công ty đã chủ động kí kết được nhiều hợp đồng có gia trị, số lượng hợp đồng lớn. Trong những năm 2000, 2001, 2002 hoạt động mở rộng thị trường được xúc tiến mạnh mẽ, Công ty đã biết chú trọng và tập trung vào khai thác thị trường Tây Âu, nơi có nhu cầu lớn nhất hiện nay.. Việc hướng hoạt động kinh doanh vào xuất khẩu giúp công ty khai thác được các lợi thế về nhân công rẻ, nguồn nguyên tự nhiên khá dồi dào của Việt Nam, chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước. Nhờ vậy, công ty có thể xâm nhập và dần chiếm lĩnh thị trường thế giới. Từ những số liệu tính toán trên chứng tỏ hoạt động xuất khẩu đối với công ty là rất quan trọng và là nguồn thu chủ yếu của công ty. Một sự biến động dù rất nhỏ của thị trường thế giới cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Một sự thay đổi thị hiếu ở một thị trường xuất khẩu nào đó của công ty cũng có tác động rất lớn đến doanh thu. Do đặc điểm đó mà trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu cũng như là quan tâm đến sự thay đổi thị hiếu ở các thị trường xuất khẩu của công ty. 2.2.1.2/ Theo mặt hàng xuất khẩu Tuy đã có những thành công đáng kể trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhưng chủng loại giầy xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long chưa được phong phú. Điều này được thể hiện qua bảng kết quả xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty giai đoạn 2000-2002: Bảng 8: Xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty GiầyThăng Long Đơn vị: 1000 USD Năm Tên hàng 2000 2001 2002 1. Giầy vải 5.206 6.526 7120 1.1. Giầy vải nam 5.200 6.514 7105 1.2. Giầy vải nữ 6 12 15 2. Giầy thể thao bằng da 128 240 280 3. Tổng 5.334 6.766 7400 (Nguồn; Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh công ty giầy Thăng Long giai đoạn 2000-2002 ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hoạt động xuất khẩu của công ty tập trung chủ yếu vào loại giầy vải nam ( luôn chiếm trên 95% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng ), đây cũng là một mặt hàng truyền thống mà công ty đã sản xuất và kinh doanh trong suốt những năm qua. Còn giầy nữ và giầy thể thao bằng da sản xuất ở dạng cầm chừng và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các loại giầy mà Công ty sản xuất. 2.2.1.3/ Theo thị trường xuất khẩu Trong những năm đầu thập kỉ 90, với sự tan vỡ của hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, những thị trường truyền thống dần dần mất đi. Sự khó khăn mà một công ty mới thành lập gặp phải đôi lúc tưởng chừng như không vượt qua nổi. Việc quyết định chuyển hướng sang thị trường Tây Âu (EU) nơi mà công ty đang có lợi tế so sánh với các công ty khác của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...đã thực sự giúp công ty vượt qua những khó khăn trở ngại để tiếp tục tồn tại và đi lên. Bảng 9: Xuất khẩu theo thị trường của Công ty giầy Thăng Long Đơn vị: USD Năm Nước 2000 2001 2002 Tỷ trọng % 2000 2001 2002 Đức 1.530.068 1.152.191 1.345.364 64,5 26,8 26,5 Italia 495.608 1.353.671 1.202.347 20,8 31,5 23,7 Anh 88.812 556.274 845.763 4 12,9 16,8 Pháp 20.856 338.309 500.243 0,8 7,9 9,9 áo 56.235 105.021 2,4 2,1 Tây Ban Nha 132.093 112.432 5,5 2,2 Mêhicô 8.208 6.436 0,3 0,1 Nga 112.840 320.136 2,6 6,3 Hà Lan 784.656 578.298 18,3 11,4 Thuỵ Sĩ 40.185 50.467 1,7 1 Tổng 2.372.065 4.297.491 5066507 100 100 100 (Nguồn: Báo tình hình xuất nhập khẩu trực tiếp của công ty giầy Thăng Long giai đoạn 2000-2002) Những năm đầu của sự khủng hoảng tìm hướng đi, công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường, khai thác tất cả các thị trường có thể từ khu vực Tây Âu sang Châu Mỹ. Thị trường rộng lớn tạo cơ hội cho công ty có khả năng tăng doanh thu, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, giảm bớt rủi ro về sự biến động thị trường. Nhưng điều đó cũng khiến cho Công ty vấp phải khó khăn về chi phí thâm nhập thị trường, thời gian nghiên cứu nhu cầu và các nhân tố ảnh hưởng hay chi phí phục vụ cho xuất khẩu ở mỗi thị trường cao, trong khi đó nguồn vốn kinh doanh cũng như kinh nghiệm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của công ty còn thấp. Nhận thấy tiềm lực xuất khẩu giới hạn đồng thời nhu cầu sản phẩm giầy có xu hướng tập trung vào khu vực Tây Âu, công ty đã hướng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình vào thị trường này. Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU luôn chiếm tỷ trọng rất cao ( trên 90% ). Sở dĩ có điều này là do: Thứ nhất: Việt Nam được EU cho hưởng quy chế ưu đãi chung GSP. Đó là hệ thống ưu đãi phổ cập để thực hiện miễn giảm thuế cho hàng hoá từ các nước kém phát triển nhập khẩu vào EU. Theo quy định này, hàng hoá của Việt Nam trong đó có mặt hàng giầy được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan của EU. Đây là thuận lợi bước đầu để tăng cường khả năng cạnh tranh đối với một số quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc... Thứ hai: EU là một thị trường đầy tiềm năng với mức tiêu dùng giầy cao nhất thế giới ( từ 6-7 đôi/ người/ năm ). Chính vì vậy việc hướng hoạt động xuất khẩu của công ty vào thị trường EU là hoàn toàn đúng đắn. Thứ ba: hiện nay công ty chỉ tập trung vào những đơn hàng có giá trị lớn, chất lượng cao, rất phù hợp với thị trường EU. 2.2.1.4/ Theo phương thức xuất khẩu Cũng như hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép của nước ta, hoạt động xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long chủ yếu là dưới hình thức gia công, mặc dù trong những năm gần đây Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tăng tỷ lệ xuất khẩu theo phương thức trực tiếp. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu theo phương thức này vẫn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, điều này được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 10: Kết quả xuất khẩu theo phương thức Năm XK trực tiếp Gia công Tổng Giátrị (tr đ ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr đ) Tỷ lệ (%) Giá trị ( tr đ ) Tỷ lệ % 2000 21.403 26 60.917 74 82.320 100 2001 26.943 28 69.290 72 96.233 100 2002 32.190 29 78.810 71 111.000 100 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Giầy Thăng Long các năm 2000-2001-2002 Từ bảng trên ta thấy giá trị xuất khẩu theo phương thức gia công chiếm tỷ lệ rất cao và có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2000 chiếm 74% tổng giá trị xuất khẩu, năm 2001 chiếm 72 %, năm 2000 chiếm 71%. Hoạt động xuất khẩu theo phương thức gia công ở Công ty Giầy Thăng Long được thực hiện dưới 3 hình thức: + Bên đặt gia công giao nguyên liệu cho Công ty và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi lại thành phẩm và trả phí gia công ( hình thức này chiếm một tỷ lệ nhỏ, dưới 10% ) + Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho Công ty và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm ( hình thức này chiếm khoảng từ 20 đến 30% ) + Bên đặt gia công chỉ giao những nguyên liệu chính, còn Công ty tự lo các loại nguyên liệu phụ (hình thức này chiếm khoảng từ 60 đến 70% ) . Đây là hình thức kết hợp của 2 hình thức trên. Hình thức gia công phổ biến nhất hiện nay ở Công ty Giầy Thăng Long là hình thức thứ 3, tức là Công ty nhận những loại nguyên liệu chính từ bên đặt gia công và tự lo các loại nguyên vật liệu phụ. Có thể nói đây là hình thức mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong phương thức xuất khẩu gia công, bởi nó giảm bớt sự phụ thuộc của công ty vào các bên đặt gia công, đồng thời giảm được một phần chi phí nguyên vật liệu phải nhập khẩu với giá cao. Tuy nhiên, nói chung xuất khẩu theo phương thức gia công mang lại hiệu quả kinh tế rất thấp, ưu điểm chủ yếu của nó đó là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay giá trị xuất khẩu theo phương thức gia công vẫn còn chiếm tỷ lệ rất lớn, chính điều này đã làm giảm hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty. Do vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, ngoài việc giảm tỷ lệ gia công xuất khẩu, Công ty còn phải cố gắng tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm của mình. Ngoài phương thức gia công xuất khẩu, hiện nay Công ty Giầy Thăng Long còn xuất khẩu theo phương thức trực tiếp. Đây là phương thức xuất khẩu mà theo đó Công ty tự tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tự thiết kế mẫu mã sản phẩm và bán những sản phẩm này mà không phụ thuộc vào bất cứ một đối tác trung gian nào. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu theo phương thức trực tiếp so với tổng giá trị xuất khẩu của Công ty năm 2000 là 26%; năm 2001 là 28% và năm 2002 là 29%. Mặc dù hiện nay tỷ trọng giá trị xuất khẩu theo phương thức này chưa lớn, những đó cũng là thực trạng chung của ngành da-giầy Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác. Tỷ trọng giá trị xuất theo phương thức thức trực tiếp có xu hướng tăng dần qua các năm, điều này đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của Công ty trong việc chuyển hướng hoạt động xuất khẩu của mình sang một hình thức mới với hiệu quả cao hơn 2.2.2/ Những công việc Công ty đã thực hiện để thúc đẩy xuất khẩu 2.2.2.1/ Tích cực tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu Sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, thị trường xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long bị thu hẹp nhanh chóng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ, Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động của mình. Đứng trước tình hình đó, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã nỗ lực chuyển hướng hoạt động sang phương thức làm ăn mới bằng cách thiết lập mối quan hệ với các đối tác đến từ các nước phát triển, chủ yếu là các nước Tây Âu. Ban đầu hoạt động xuất khẩu của Công ty còn phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài như các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan…về thị trường. Sau một thời gian Công ty đã vươn lên tự tìm kiếm khách hàng, từng bước thiết lập các mối quan hệ làm ăn với các đối tác trực tiếp, ít phụ thuộc vào các đối tác trung gian. Các hình thức cụ thể mà Công ty sử dụng đó là tham gia các hội trợ triển lãm, thông qua đó tìm kiếm các cơ hội làm ăn, kí kết hợp đồng với các đối tác; gửi hàng mẫu tới các đối tác làm ăn, mà chủ yếu là các đối tác truyền thống thông qua hình thức chuyển phát nhanh; sử dụng thư chào hàng như một hình thức quảng cáo với chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao, thông qua hình thức này rất nhiều khách hàng sẽ biết đến sản phẩm của Công ty…Có thể nói bằng những hoạt động cụ thể của mình, trong những năm qua thị trường xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long đã không ngừng được mở rộng. Cho đến nay sản phẩm của Công ty đã được tiêu thụ ở 14 nước trên thế giới, trong đó có cả những thị trường được coi là khó tính như: Anh, Pháp, Italia…Trong những năm gần đây, Công ty đặc biệt chú trọng khai thác thị trường EU, nơi mà Công ty đang có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh đến từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… Bên cạnh đó, Công ty cũng đang tích cực tìm kiếm các đối tác làm ăn mới, tìm cách xâm nhập vào những thị trường tiềm năng như: Mỹ, Nhật và nối lại quan hệ làm ăn với các bạn hàng truyền thống ở khu vực Đông Âu và Liên Xô (cũ), nhằm mở rộng và phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu với hiệu quả cao Nhìn chung, các hoạt động tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu đã mang lại một số kết quả nhất định trong hoạt động xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên một số hoạt động của Công ty vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả mang lại không cao. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng các hoạt động này nhằm thúc đẩy xuất khẩu. 2.2.2.2/ Thực hiện nghiên túc quy trình xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là một quy trình phức tạp bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. ở Công ty Giầy Thăng Long, hoạt động xuất khẩu được tiến hành theo trình tự: Thứ nhất, nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau: + Nghiên cứu môi trường kinh doanh: mục đích là chỉ ra những cơ hội kinh doanh trên thị trường, xem xét đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. + Nghiên cứu nhu cầu thị trường, nhằm xác định các loại nhu cầu về hàng hoá, sự biến động về nhu cầu, nhu cầu hiện tại, nhu cầu trong tương lai, những loại nhu cầu nào có khả năng thanh toán… + Nghiên cứu về giá cả hàng hoá để xác định mức giá trung bình trên thị trường, giá cả của các đối thủ cạnh tranh, xem xét sự biến động của giá cả trên thị trường…từ đó Công ty đưa ra chính sách giá cả hợp lý. + Nghiên cứu về cạnh tranh: xem xét mức độ cạnh tranh trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, phương thức cạnh tranh trên thị trường… Thứ hai, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu: sau khi đã xác định được quy mô của thị trường xuất khẩu, số lượng các đơn hàng, chủng loại sản phẩm…Công ty tiến hành các hoạt động chuẩn bị sản xuất như: thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm ( đối với những loại sản phẩm tự sản xuất ) hay nghiên cứu mẫu mã do khách hàng đưa đến ( đối với những sản phẩm xuất khẩu theo phương thức gia công), mua nguyên vật liệu, đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng các định mức, lập kế hoạch điều hành sản xuất… Thứ ba, giao dịch, kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Mọi hoạt động thanh toán, ký kết hợp đồng với khách hàng được thực hiện thông qua phòng xuất nhập khẩu của công ty. Việc thanh toán được tiến hành thông qua hình thức thanh toán bằng phương thức tín dụng L/C. Việc tổ chức sản xuất hàng loạt cho mỗi đơn đặt hàng sẽ được tiến hành sau khi công ty và khách hàng đã kí kết hợp đồng và khách hàng đã mở L/C. Khi đơn đặt hàng đã hoàn thành, công ty thông báo cho khách hàng biết, khi bộ phận thanh toán của công ty nhận được giấy báo có của Ngân hàng thì công ty mới xuất hàng. Công ty giao dịch với khách hàng thông qua ngân hàng nơi công ty mở tài khoản. Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu Ký hợp đồng xuất khẩu Kiểm tra L/C Xin giáy phép xuất khẩu Chuẩn bị hàng Uỷ thác thuê tầu Kiểm nghiệm hàng hóa Giải quyết khiếu nại Làm thủ tục thanh toán Mua bảo hiểm Giao hàng lên tầu Làm thủ tục hải quan Có thể nói những kết quả mà Công ty đạt được trên lĩnh vực xuất khẩu những năm gần đây một phần là do Công ty đã thực hiện nghiêm túc quy trình xuất khẩu từ khâu nghiên cứu thị trường xuất khẩu đến khâu tạo nguồn hàng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên trong mỗi khâu của quy trình xuất khẩu, Công ty vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp cụ thể để khắc phục nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới. 2.2.2.3/ Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã phù hợp với yêu cầu của thị trường Trong hoạt động xuất khẩu, chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm được coi là những yếu tố rât quan trọng để xâm nhập và đứng vững trên thị trường, đặc biệt là thị trường các nước phát triển, nơi mà yêu cầu về chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã được đặt lên hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm gần đây Công ty Giầy Thăng Long đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm, chú trọng khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Điều này được thể hiện qua những biện pháp cụ thể mà Công ty đã và đang thực hiện như tăng cường công tác sàng lọc, lựa chọn nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, cung cấp nguyên phụ liệu đúng quy cách, chủng loại và chất lượng; quản lý chặt chẽ các định mức trong sản xuất, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát, từ đó kịp thời phát hiện những trục trong quá trình sản xuất và đưa ra những biện pháp để khắc phục; chú trọng công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm; có chế độ khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời cũng có những hình thức xử lý nghiêm khắc đối với những đơn vị, cá nhân làm ra những sản phẩm không đảm bảo chất lượng… Trong công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm, Công ty đã bớt dần sự lệ thuộc vào các đối tác, mà chủ động tìm hiểu yêu cầu của thị trường từ đó đưa vào sản xuất những sản phẩm với kiểu dáng, mẫu mã đẹp, hợp thời trang. Đồng thời, Công ty cũng đã có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo để nâng cao trình độ và khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm. Bằng những việc làm cụ thể của mình, trong những năm gần đây chất lượng sản phẩm của Công ty đã được nâng lên rõ rệt; kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của thị trường; Công ty đã từng bước tạo dựng được uy tín trong hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Đây chính là những tiền đề quan trọng tạo đà cho những bước phát triển của Công ty trong thời gian tới. Tuy nhiên, để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, trong thời gian tới Công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng hơn nữa công tác thiết kế kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. 2.2.2.4/ Tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ. Khi mới thành lập Công ty Giầy Thăng Long sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất của Liên Xô đã có từ những năm 80 với hầu hết máy móc thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém. Để nâng cao năng lực sản xuất và đổi mới dây chuyền công nghệ, Công ty đã hợp tác với các công ty nước ngoài, cụ thể như: + Năm 1992-1993 Công ty hợp tác với Công ty P.D.G của Thái Lan + Năm 1994 Công ty hợp tác với Công ty ChiarMings của Đài Loan + Năm 1995 Công ty hợp tác với Công ty ASE của Hàn Quốc + Năm 1996 Công ty hợp tác với Công ty YENKEN của Đài Loan Chính những sự hợp tác trên đã giúp Công ty chủ động trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty. Bên cạnh đó, để mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm nhằm thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dùng, tháng 8/1996 Công ty đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để mở rộng thêm nhiều dây chuyền thiết bị đồng bộ phục vụ cho việc sản xuất mặt hàng mới đó là giầy thể thao. Có thể nói đây là một quyết định rất đúng đắn của Công ty, bởi hiện nay mặt hàng giầy thể thao đang rất được ưu chuộng và có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới, trong khi đó Công ty lại tận dụng được năng lực về nhà xưởng, đội ngũ lao động…và giảm bớt được tính mùa vụ trong sản xuất và xuất khẩu giầy. Tháng 9/1997 công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền lắp ráp giầy vải nhằm tận dụng năng lực của bộ phận may mũ giầy và bộ phận dán keo, đồng thời cũng tận diện tích của nhà xưởng 2. Hiện nay Công ty cũng đang có kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất, đổi công nghệ để có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao trên thị trường, đồng thời có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ mà Công ty đã và đang tiến thực hiện, đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, nâng cao năng lực sản xuất và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. 2.2.2.5/ Từng bước nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên Qua thống kê về lao động của Công ty Giầy Thăng Long cho thấy: tổng số lao động là 3200; trong đó lao động nữ chiếm gần 80%; lao động trực tiếp sản xuất chiếm đại đa số, còn lao động gián tiếp và lao động làm công tác quản lý chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong những năm gần đây, đội ngũ lao động kể cả cán bộ làm công tác quản lý và công nhân dần dần được trẻ hoá, tuổi đời trung bình là 30. Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của lao động trong sản xuất giầy là lao động chuyên môn hoá, lao động đã qua đào tạo để có thể sử dụng được máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Công ty rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên bằng những biện pháp cụ thể và thiết thực như tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học thêm ở các trường đại học ( đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và đội ngũ kế cận ), các trường trung cấp, dạy nghề ( đối với đội ngũ công nhân) hay tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn do ngành tổ chức, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức các cuộc thi tay nghề, thi thợ giỏi; phát động phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và có những hình thức khen thưởng, động viên kịp thời. Bên cạnh đó Công ty cũng rất chú trọng khẩu tuyển chọn lao động, đối với đội công nhân sản xuất trực tiếp Công ty có kế hoạch tuyển học sinh tốt nghiệp PHTH sau đó cho họ đi đào tạo ở các trường dạy nghề trước khi bố trí họ vào làm chính thức; đối với lao động gián tiếp và lao động quản lý, trong khâu tuyển chọn Công ty chú trọng đến việc kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp và khả năng giao tiếp, qua đó sàng lọc để chọn ra những người phù hợp với công việc. Với những nỗ lực đó, hiện nay Công ty đã có một đội ngũ lao động khá h._. này là giá cả, do đó Công ty cần sản xuất ra những sản phẩm có giá thành thấp để có thể bán với giá rẻ, nói như vậy không có nghĩa là Công ty không cần quan tâm đến chất lượng cũng như kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm mà khi đó những yếu tố này về tầm quan trọng được xếp sau giá cả sản phẩm. + Những thị trường có thu nhập thấp. Hiện nay sản phẩm của Công ty hầu như chưa có mặt ở những thị trường này, do đây không phải là những thị trường tiềm năng. Tuy nhiên nếu có cơ hội Công ty cũng cần phát triển hoạt động xuất khẩu sang những thị trường này, bởi đây là những thị trường rất dễ tính, yêu cầu về sản phẩm rất đơn giản, đồng thời sức cạnh tranh ở những thị trường nay cũng không cao, do đó dễ ràng cho việc thâm nhập và đáp ứng thị trường này. Đối với khách hàng, có thể phân ra các độ tuổi sau: + Từ 3-15 tuổi: vì đây không phải là người mua trực tiếp, nhưng lại là người tiêu dùng cuối cùng. Họ chưa có thu nhập, nên sản phẩm phần lớn được nua dưới hình thức cho, quà tặng. Chính vì vậy người mua ít khi quan tâm đến giá cả mà chủ yếu họ để ý đến mẫu mã, do vậy khi sản xuất sản phẩm cho lứa tuổi này, Công ty phải đặc biệt chú ý đến khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. + Từ 16-22 tuổi: Đây là lứa tuổi thanh niên, phần lớn vẫn chưa có thu nhập và sống nhờ vào gia đình. Đặc trưng tâm lý trong độ tuổi này là thích đua đòi, a dua, thích những gam màu nóng, trẻ trung, sành điệu…Do đó khi sản xuất sản phẩm cho lứa tuổi này, Công ty cần nghiên cứu kĩ những yêu cầu về kiểu dáng, mẫu mã để thiết kế những sản phẩm hợp thời trang. + Từ 23-45 tuổi: Đây là những người đã có thu nhập, hầu hết đã có việc làm và một bộ phận trong số họ làm việc trong các công sở, nên yêu cầu về sự sang trọng và tính tiện dụng được đặt lên hàng đầu. Do vậy trong thiết kế sản phẩm cho độ tuổi này Công ty phải tính đến những yếu tố đó. + Từ 46 tuổi trở lên: Đây là độ tuổi bắt đầu ít để ý đến kiểu dáng, mẫu mã, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Với họ giầy dép chỉ đơn thuần là một sản phẩm để bảo vệ đôi chân, do vậy yêu cầu về độ bền, tính tiện dụng được đặt lên hàng đầu. Đây cũng được coi là đối tượng khách hàng quan trọng nhất của Công ty, do vậy trong chính sách sản phẩm của mình, Công ty cần đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện và cải tiến sản phẩm phục vụ đối tượng này. 3.2.3/ Nâng cao chất lượng sản phẩm Ngay nay, chất lượng sản phẩm được coi là công cụ quan trọng nhất để các doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh quốc tế. Do vậy đối với Công ty Giầy Thăng Long, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là một biện pháp rất quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu. Để nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: 3.2.3.1/ Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành lên thực thể của sản phẩm, do đó chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào chính là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Do hiện nay Công ty Giầy Thăng Long phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất, vì vậy việc tìm kiếm nguồn nhập khẩu có ảnh hưỏng lớn đến chất lượng nguyên vật liệu. Công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên làm công tác này với trình độ cao, am hiểu tường tận về các loại nguyên vật liệu, đồng thời cũng cần tăng cường công tác kiểm tra để loại bỏ những loại nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng. Tổ chức tốt khẩu thu mua, đảm bảo tính đồng bộ của nguyên vật liệu, tổ chức cất giữ, bảo quản một cách khoa học, tránh mất mát, hư hại, thường xuyên kiểm tra kho bãi, kịp thời phát hiện những trường hợp xuống cấp, giảm chất lượng của nguyên vật liệu, tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục. Trong khâu cung ứng, Công ty cần xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để cung cấp đồng bộ các loại nguyên vật liệu và đảm bảo chất lượng cao. 3.2.3.2/ Đầu tư đổi mới công nghệ Hiện nay, trình độ công nghệ của ngành da-giầy nói chung và Công ty Giầy Thăng Long nói riêng còn lạc hậu so với mặt bằng công nghệ trên thế giới. Xuất phát từ thực trạng này cũng như từ những đòi hỏi phải tạo ra năng lực công nghệ mới để nắm bắt kịp thời các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới đã áp dụng vào sản xuất, trong thời gian tới, Công ty cần phải thực hiện một số công việc cụ thể sau: Sắp xếp lại sản xuất, lựa chọn đầu tư có trọng điểm các khâu công nghệ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hướng vào các sản phẩn mới, cải tiến và phát huy khả năng công nghệ, tận dụng tối đa máy móc, thiết bị hiện có nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh và chiém lĩnh thị trường, mang lại lợi nhuận cho Công ty. Đây là hình thức đổi mới từng bước từ khâu quan trọng đến các khâu thứ yếu phù hợp với nguồn vốn hạn chế của Công ty. Xúc tiến thăm dò tìm kiếm các đối tác nước ngoài để tham gia liên doanh hoặc vay vốn để mua thiết bị, công nghệ mới nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, hình thức, mẫu mã đẹp, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức tốt công tác xây dựng cơ bản để đưa máy móc thiết bị vào sản xuất, đồng thời đào tạo đội ngũ công nhân kĩ thuật để có thể vận hành được dây chuyền công nghệ mới. 3.2.3.3/ Quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế Hiện nay ngành da-giầy nước ta nói chung và Công ty Giầy Thăng Long nói riêng đang chịu sức ép rất lớn từ việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, đảm bảo các trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Điều này đã gây cản trở lớn cho Công ty trong hoạt động xuất khẩu. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần triển khai việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế mà trước tiên là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Về lâu dài, Công ty cần tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn ISO 14000 và SA 8000 để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào các thị trường khó tính, đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý chất lượng sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Công ty, nó tạo cơ sở nền móng cho việc đảm bảo chất lượng cao và ổn định, làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế, làm tăng uy tín của Công ty bởi vì thông qua việc quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế, Công ty đã chứng minh cho mọi người thấy rằng mình đang áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng mang tính toàn cầu, đã được đánh giá và công nhận của các tổ chức quốc tế có uy tín trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Chính những điều này sẽ giúp Công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu với hiệu quả cao. 3.2.3.4/ Sử dụng các công cụ thống kê để kiểm soát chất lượng. Để giải thích tình hình biến động chất lượng một cách đúng đắn và kịp thời phát hiện nguyên nhân gây ra nhữnh sai sót trong quá trình sản xuất, từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu để khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần sử dụng các công cụ thống kê để kiểm soát chất lượng. Có nhiều công cụ có thể được sử dụng trong kiểm soát chất lượng, tuy nhiên Công ty nên sử dụng biểu đồ Pareto, bởi vì đây là một công cụ rất dễ sử dụng và mang lại những lợi ích lớn cho Công ty. Có thể trình bày khái quát về công cụ này như sau: Thực chất: Biểu đồ Pareto là một đồ thị hình cột phản ánh tình hình chất lượng của sản phẩm thu được từ hệ thống các dữ liệu thu thập được sắp xếp theo trình tự từ cao đến thấp, thể hiện rõ những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trước. Nhiệm vụ: Chọn những vấn đề quan trọng cần ưu tiên. Mục đích: Tránh phân tán, lãng phí nguồn lực Tác dụng: + Nhận biết được các dạng trục trặc trong quá trình sản xuất. + Cho biết thứ tự ưu tiên để giải quyết các vấn đề. + Cải tiến chất lượng sản phẩm. Các bước lập biểu đồ Pareto: + Xác định các dạng sai sót của sản phẩm và thu thập dữ liệu về các dạng sai sót đó. + Sắp xếp số liệu thu thập được thành bảng theo thứ tự giảm dần. + Tính tỷ lệ % của từng dạng sai sót. + Tính tỷ lệ % tích luỹ ( cộng dồn ). + Vẽ đồ thị hình cột theo tỷ lệ % sai sót và theo tỷ lệ % tích luỹ. + Ghi các thông tin cần thiết vào đồ thị. Tỷ lệ % các dạng khuyết tật tỷ lệ cộng dồn Biểu đồ Pareto Ví dụ: Trong năm 2002, số lượng giầy không đạt tiêu chuẩn của Công ty Giầy Thăng Long là 117.600 đôi. Qua tìm hiểu cho thấy lượng giầy không đạt tiêu chuẩn là do các nguyên nhân sau: Bảng 12: Nguyên nhân gây ra sản phẩm không đạt yêu cầu Stt Dạng khuyết tật Số lượng sp ( đôi ) 1 2 3 4 Do vào khuôn Do dập cắt Do lỗi may Do dán ép 26.465 13.525 37.630 39.980 Tổng 117.600 Bảng 13: Bảng Pareto Dạng khuyết tật Số lượng sp bị khuyết tật Tỷ lệ % Khuyết tật tích luỹ Tỷ lệ % tích luỹ Do dán ép Do may hỏng Do vào khuôn Do dập cắt 39.980 37.630 26.465 13.525 34 32 22,5 11.5 39.980 77.610 104.075 117.600 34 66 88,5 100 Tổng 117.600 100 Tỷ lệ % Tỷ lệ cộng dồn 88,5% 100% 66% Dạng khuyết tật Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng hai khâu gây ra nhiều lỗi nhất là khâu dán ép và khâu may. Số sản phẩm do khâu dán ép gây ra là 39980 đôi, chiếm 34%; do khâu may là 37630 đôi, chiếm 32% tổng số sản phẩm hỏng. Như vậy, trong thời gian tới Công ty cần ưu tiên khắc phục hai khâu này trước để giảm tối đa số sản phẩm hỏng. Các biện pháp cần phải thực hiện đó là: + Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm trước khi đưa vào sản xuất. + Kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống thiết bị, máy móc trong sản xuất. + Kiểm tra chất lượng sản phẩm dở dang trong các khâu hay các giai đoạn của quá trình sản xuất. + Kiểm tra việc chấp hành các quy phạm, quy trình kỹ thuật, các tiêu chuẩn và phương pháp thao tác của công nhân. + Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho và xuất kho. + Thực hiện chế độ khuyến khích lợi ích vật chất một cách thoả đáng đối với những công nhân làm nhiều sản phẩm tốt và có biện pháp xử lý thích đáng đối với những công nhân làm ra nhiều phế phẩm. Thực hiện tốt các biện phấp này sẽ giúp Công ty khắc phục được tình trạng sản phẩm kém chất lượng bị tồn kho, không tiêu thụ được, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của Công ty trên thị trường, từ đó sẽ góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là trên những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng. Theo dự kiến sau khi áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, chất lượng sản phẩm sẽ tăng lên một cách đáng kể. Tỷ lệ phế phẩm từ 2,1% năm 2002 giảm xuống còn khoảng 1% năm 2003. Sau đây là bảng dự kiến chất lượng sản phẩm trong những năm tới: Bảng 14: Dự kiến chất lượng sản phẩm trong những năm tới Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chính phẩm Phế phẩm Chính phẩm Phế phẩm Chính phẩm Phế phẩm 6.750.000 74.400 8.200.000 90.000 9.950.000 95.000 98,9% 1,1% 98,92% 1,08% 99% 1% 3.2.4/ Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ xuất khẩu Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, còn có một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng đó là làm cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình. Muốn vậy các doanh nghiệp cần triển khai có hiệu quả các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ tiêu thụ. Đối với Công ty Giầy Thăng Long, hoạt động tiêu thụ sản phẩm chủ yếu trên là trên thị trường quốc tế, do vậy các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ tiêu thụ lại càng quan trọng hơn. 3.2.4.1/ Tăng cường các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Trong kinh doanh hiện nay, các hoạt động quảng cáo ngày càng trở lên quan trọng trong việc kích thích tiêu thụ hàng hoá và nó cũng là một công cụ được sử dụng phổ biến trong cạnh tranh giữa các danh nghiệp. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào có chương trình quảng cáo hấp dẫn thì sẽ lôi cuốn được nhiều khách hàng, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu, Công ty Giầy Thăng Long cần triển khai thực hiện các chương trình quảng có hiệu quả. Cụ thể, Công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên trách về lĩnh vực này, chi phí quảng cáo có thể lấy từ chi bán hàng, chương trình quảng cáo cần đáp ứng được các yêu cầu sau: + Phải lôi cuốn, tạo ấn tượng riêng biệt để gây sự chú ý cho khách hàng. + Lời văn phải ngắn gọn, xúc tích và gây lòng tin đối với khách hàng, tránh hiện tượng mượn quảng cáo để lừa dối khách hàng và bôi nhọ đối thủ cạnh tranh. + Hình ảnh, ngôn ngữ phải phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá của từng vùng, từng quốc gia và phải thích hợp với từng độ tuổi. + Phương thức quảng cáo phải phù hợp với từng loại sản phẩm và từng loại thị trường, cũng như từng đối tượng khách hàng, đồng thời cũng phải phù hợp với khả năng của Công ty. + Sau mỗi lần quảng cáo cần xác định hiệu quả, xem nó có thực sự thúc đẩy tiêu thụ không, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Hiện nay, do chưa đánh giá đúng vai trò và tác dụng của công tác quảng cáo, nên Công ty Giầy Thăng Long còn dành quá ít kinh phí cho hoạt động này, hơn nữa các hình thức quảng cáo lại chưa thực sự phong phú, chưa gây được ấn tượng cho khách hàng. Do đó trong thời gian tới, Công ty cần phải có các hình thức quảng cáo phong phú và đa dạng hơn, nghiên cứu và xây dựng một chương trình quảng cáo hoàn thiện cả về nội dung và hình thức. Công tác quảng cáo được thực hiện theo chương trình sau: Bảng 15: Bảng chương trình quảng cáo của Công ty trong thời gian tới Tên sản phẩm Giầy vải, giầy da và các sản phẩm làm bằng da khác Mục tiêu Tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, cải thiện vị trí ( hình ảnh ) của Công ty trên thị trường, giới thiệu sản phẩm mới Người nhận thông tin Các đối tác nước ngoài, khách hàng trực tiếp trong và ngoài nước Nội dung quảng cáo Tính năng, công dụng, chất lượng, kiểu dáng mẫu mã sản phẩm Phương tiện quảng cáo Ti vi, đài, các tạp chí, báo, quảng cáo trên mạng Internet, đơn chào hàng… Phương thức quảng cáo Quảng cáo liên tục trên các phương tiện trong vòng khoảng 1 tháng kể từ khi đưa sản phẩm mới ra thị trường, sau đó gảm dần thời lượng Kinh phí quảng cáo Dự tính khoảng 1 tỷ/ 1năm Để thực hiện được những mục tiêu đề ra trong hoạt động quảng cáo, Công ty cần chú trọng khẩu thiết kế chương trình quảng cáo. Trước tiên, về mặt nội dung cần phải ngắn gọn, xúc tích, gây ấn tượng mạnh, chú trọng nhấn mạnh đến những ưu điểm của sản phẩm, đồng thời cũng nêu ra một số nhược điểm không quan trọng về sản phẩm của Công ty để tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty. Phần tiếp theo là lựa chọn phương tiện quảng cáo, có thể nói quảng cáo trên các phương tiện truyền hình và truyền thanh là dễ gây được ấn tượng nhất và cũng mang lại hiệu quả cao nhất do nó có độ bao phủ rộng, tuy nhiên chi phí lại rất cao và không phù hợp với Công ty, bởi vì thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường nước ngoài. Do vậy, Công ty nên chú trọng hình thức quảng cáo qua mạng Internet, bởi vì thông qua hình thức này, khách hàng từ khắp nơi trên thế giới có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm của công ty bằng cách truy cập vào địa chỉ của Công ty trên mạng. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần chú trọng quảng cáo trên các loại báo, tạp chí…Các hình thức như: treo các biển quảng cáo, pano, áp phích ở những điểm tập trung đông dân cư, các hoạt động tài trợ cho các phong trào văn hoá-xã hội, thể thao, tài trợ cho các tổ chức từ thiện…cũng cần được Công ty xem xét. 3.2.4.2/ Các hoạt động khác Bên cạnh việc tăng cường các hoạt động quảng cáo, Công ty cũng cần phải chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ khác như: - Tăng cường tham gia các hội trợ triển lãm nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhận biết được thế mạnh cũng như điểm yếu của sản phẩm, đông thời cũng tìm kiếm và kí kết được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong việc tham ra hội trợ triển lãm, Công ty cần chú ý mấy vấn đề sau: + Chọn đúng sản phẩm tham gia hội trợ triển lãm ( thông thường là chọn sản phẩm truyền thống và có sức cạnh tranh ). Đối với Công ty Giầy Thăng Long thì nên cho một số loại giầy vải có chất lượng tốt để tham gia các hội trợ triển lãm. + Chọn đúng loại hội trợ để tham gia trên cơ sở xác định thông tin về hội trợ triển lãm ấy ( địa điểm, các doanh nghiệp tham gia và uy tín của chúng, thể lệ, chi phí…) - Tổ chức hội nghị khách hàng thường niên nhằm theo dõi, những việc đã làm được, những điểm còn thiếu sót cần khắc phục và thông qua đó cũng có thể nhận biết được những nhu cầu mới phát sinh, những yêu cầu của khách hàng về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, giá cả…để từ đó Công ty có phướng hướng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời thông qua hội nghị khách hàng Công ty cũng có thể xây dựng được các mối quan hệ làm ăn lâu dài, ổn định với nhiều bạn hàng và tạo sự ràng buộc giữa họ với Công ty. - Các hoạt động liên kết trong tiêu thụ sản phẩm thể hiện sự phối hợp giữa các chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả. Đó cũng là hoạt động hỗ trợ bán hàng tích cực, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay. 3.2.5/ Sắp xếp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên Con người là yếu tố trung tâm của mọi quá trình sản xuất, là nguồn lực quan trọng nhất để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng của con người ( hay chất lượng của đội ngũ lao động ) có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy các doang nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì nhất thiết phải không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động. ở Công ty Giầy Thăng Long hiện nay, nhìn chung chất lượng của đội ngũ lao động còn thấp, trình độ của cán bộ quản lý cũng như công nhân chưa cao đã gây những khó khăn rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Công ty. Do đó với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu thì việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên là một đòi hỏi tất yếu. Trong thời gian tới Công ty cần chú trọng thực hiện một số biện pháp sau: 3.2.5.1/ Sắp xếp, bố trí lực lượng lao động hợp lý Hiện nay ở Công ty Giầy Thăng Long, tình trạng bất hợp lý trong việc bố trí, sắp xếp lao động vẫn còn khá phổ biến, việc bổ nhiệm các cán bộ làm công tác quản lý vẫn còn dựa chủ yếu vào thâm niên công tác mà chưa quan tâm đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao; đối với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất, việc bố trí công việc đôi khi vẫn chưa hợp lý như: những khâu đòi hỏi phải có công nhân kỹ thuật để vận hành máy móc thiết bị, Công ty lại bố trí những người chưa thật am hiểu về chuyên môn do thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ cao, hay những công việc nặng nhọc đòi hỏi phải có công nhân nam đảm nhận thì Công ty lại bố trí lao động nữ…Do đó để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng giải quyết công việc, Công ty cần bố trí đúng người đúng việc, giao việc phải căn cứ vào yêu cầu của công việc và phải phù hợp với khả năng, sở trường cũng như tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Muốn vậy, Công ty cần có kế hoạch liệt kê các công việc cụ thể cùng với yêu cầu của từng loại công việc, xem xét đánh giá khả năng của từng người, trên cơ sở đó bố trí những người phù hợp nhất vào từng công việc. 3.2.5.2/ Thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại cho người lao động Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ, các kiến thức về khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý theo đó cũng thay đổi nhanh chóng, những kiến thức hiện nay được coi là mới thì chỉ sau khoảng vài năm nó sẽ trở lên lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, thực hiện đào tạo và đào tạo lại cho người lao động là yêu cầu tất đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty Giầy Thăng Long, điều này lại càng quan trọng hơn, bởi một bộ phận lớn đội ngũ lao động của Công ty hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hiện nay khi Công ty đang có kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đang cần điều chỉnh và sắp xếp lại cơ cấu lao động. Do đó Công ty cần phải tổ chức thường xuyên các đợt đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty. Để công tác đào tạo và đào tạo lại thực sự có hiệu quả, Công ty cần phải đánh giá, phân loại đội ngũ lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, năng lực sở trường, từ đó phân loại các đối tượng đào tạo theo các hình thức cụ thể và phù hợp. Việc tổ chức đào tạo có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như cử đi học ở các trường đại học, trung cấp, các trường dạy nghề hoặc mời giáo viên, chuyên gia đến giảng dạy trực tiếp. Khi tiến hành đào tạo và tái đào tạo, Công ty cần bám sát theo cơ cấu lao động đã xác định và những yêu cầu đòi hỏi của công việc. Có như vậy công tác đào tạo và tái đào tạo mới đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của Công ty. Cụ thể, Công ty cần tiến hành như sau: Với cán bộ quản lý, cần chú trọng bồi dưỡng kiến thức về quản lý cho phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, có khả năng ứng phó nhanh với những biến động diễn ra trên thị trường. Đối với đối tượng này tốt nhất là cho đi học tại các trường đại học đào tạo về lĩnh vực quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường và công tác xuất khẩu, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp… Công nhân phải thường xuyên được đào tạo để nâng cao tay nghề và tiếp cận được công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại. Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận, lựa chọn những cán bộ trẻ, có năng lực vào đội ngũ này gửi đi đào tạo ở các trường đại học và nếu có điều kiện có thể gửi ra nước ngoài để học tập 3.2.5.3/ Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn lao động Công tác tuyển chọn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đội ngũ lao động. Để nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động thì trong tuyển chọn nhân sự Công ty cần phải quán triệt các nguyên tắc sau: Tuyển chọn cán bộ công nhân viên phải xuất phát từ lợi ích chung của Công ty. Phải dựa vào khối lượng công việc và yêu cầu cụ thể của từng loại công việc để tính tới khả năng sử dụng tối đa năng lực của họ. Khi tuyển chọn phải nghiên cứu thận trọng và toàn diện cá nhân, phẩm chất và năng lực cá nhân nhân viên. Quá trình tuyển chọn phải được tổ chức một cách khoa học và theo trình tự các bước sau: Xây dựng bản mô tả nghề nghiệp trong đó chỉ ra những yêu cầu của từng công việc cụ thể. Thu thập ứng cử viên và sàng lọc ban đầu: Trong bước này Công ty tiến hành xem xét sơ bộ và loại bỏ những người không phù hợp căn cứ vào bản mô tả nghề nghiệp. Hoàn thiện đơn xin việc, nội đơn xin việc cần phản ánh xuc tích, ngắn gọn những thông tin cơ bản bước đầu về trình độ, tuổi tác, giới tính… Tổ chức phỏng vấn để đánh giá trình độ của ứng cử viên và để nắm bắt chi tiết các thông tin về người đến xin việc. Thử thách người xin việc, kiểm tra y tế và thể lực. Quyết định giao việc cuối cùng. Làm tốt các bước trên sẽ giúp Công ty tuyển chọn được những người có năng lực và phù hợp với từng công việc cụ thể, từ đó góp phần quan trong vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đáp ứng được mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty. 3.3/ Một số kiến nghị với Nhà nước Những khó khăn trong công tác xuất khẩu hiện nay của Công ty, ngoài những nguyên nhân nội tại, còn một phần là do những yếu tố bên ngoài, năm ngoài khả năng giải quyết của Công ty, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. 3.3.1/ Hỗ trợ, cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu Với khả năng hiện nay của Công ty thì việc tìm hiểu đầy đủ và chính xác các thông tin về thị trường xuất khẩu rất khó khăn, bởi vì phạm vi của thị trường xuất khẩu rất rộng lớn, trong khi nguồn lực của Công ty lại có hạn, nên không thể tiến hành điều tra ở tất cả các thị trường. Vì vậy, Nhà nước cần có những hình thức hỗ trợ, cung cấp những thông tin có giá trị về thị trường xuất khẩu, để từ đó Công ty đề ra những phương hướng, kế hoạch cụ thể để thâm nhập vào những thị trường, từ đó góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. 3.3.2/ Hỗ trợ về vốn Vốn là yếu tố cực kì quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vốn dùng để đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị, dùng để mua nguyên vật liệu, trả lương cho cán bộ công nhân viên…do đó nó là yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Đối với Công ty Giầy Thăng Long, với đặc trưng trong sản xuất là cần nhiều vốn lưu động để mua sắm nguyên vật liệu và vốn cố định để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, trong khi hiện nay nguồn vốn của Công ty còn rất hạn hẹp, gây ra những khó khăn lớn cho Công ty trong việc mở rộng sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy Nhà nước cần hỗ trợ vốn để Công ty có thể đầu tư máy móc, thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, xâm nhập và mở rộng thị trường, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu. 3.3.3/ Có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các loại nguyên vật liệu nhập khẩu Hiện nay các nguồn nguyên vật liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của ngành da-giầy nói chung và Công ty Giầy Thăng Long nói riêng. Hàng năm Công ty phải nhập khẩu khoảng từ 60 đến 70% nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, Công ty cần kiến nghị với Nhà nước là có mức thuế ưu đãi đối với các loại nguyên vật liệu nhập khẩu, để từ đó làm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, dẫn đến giảm giá bán, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty. Kết luận Bằng nỗ lực của mình, trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giầy Thăng Long đã dần ổn định và đi vào nề nếp. Trên lĩnh vực xuất khẩu Công ty đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận. Ban đầu, hoạt động xuất khẩu của Công ty còn phụ thuộc chủ yếu vào các đối tác trung gian và hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều dưới hình thức gia công, dẫn đến hiệu quả thấp. Tuy nhiên hiện nay Công ty đã từng bước chủ động trong hoạt động xuất khẩu của mình, tự tìm kiếm các đối tác làm ăn trực tiếp, tăng giá trị hàng xuất khẩu theo phương thức trực tiếp, giảm giá trị hàng xuất khẩu theo phương thức gia công, làm tăng hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của Công ty hàng năm cũng có mức tăng trưởng rất cao, quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở thị trường nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả những thị trường được coi là rất khó tính, đòi hỏi rất cao về chất lượng cũng như kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Đây có thể nói là một thành công lớn đối với một doanh nghiệp tưởng chừng như đã bị giải thể sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu của Công ty nói riêng vẫn còn bộc lộ những yếu kém rất lớn như: quy mô của thị trường xuất khẩu còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế chưa cao, hiệu quả hoạt động xuất khẩu còn thấp…Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu, trong thời gian tới Công ty cần đưa vào áp dụng các biện pháp đồng bộ, trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có của mình, đồng thời Công ty cũng cần kiến nghị với Nhà nước về một số khó khăn nằm ngoài khả năng giải quyết của mình như: vấn đề thông tin về thị trường xuất khẩu, vấn đề vốn hay vấn đề về nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất…từ đó tạo lực đẩy cho xuất khẩu phát triển. Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu được đưa ra trong bài viết là kết quả của quá trình học tập và tích luỹ kiến thức ở trường cũng như quá trình khảo sát tìm hiểu hoạt động thực tiễn của Công ty. Em xin mạnh dạn đề xuất để ban lãnh đạo Công ty xem xét, từ đó có thể vận dụng phần nào vào thực tiễn hoạt động của Công ty, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới. Danh mục tài liệu tham khảo: TS Đỗ Đức Bình và TS Nguyễn Thường Lạng ( đồng chủ biên ) Giáo trình Kinh tế Quốc tế- NXB Giáo Dục, 2002 Công ty Giầy Thăng Long: Điều lệ tổ chức và hoạt động Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2000-2002 Báo cáo xuất nhập khẩu trực tiếp giai đoan 1999-2002 GS. TS Nguyễn Đình Phan (Chủ biên ) Giáo trình Kinh tế và Quản lý Công nghiệp- NXB Giáo Dục, 1999 GS. TS Nguyễn Đình Phan ( chủ biên ) Giáo trình Quản lý Chất lượng trong các tổ chức- NXB Giáo Dục, 2002 TS Rober W Haas- Marketing Công Nghiệp- NXB Thống Kê, 2002 Tạp chí thương mại các số đầu năm 2001, 2002, 2003 PGS. TS Lê Văn Tâm ( Chủ biên ) Giáo trình Quản trị doanh nghiệp- NXB Thống Kê, 2000 PTS Trần Chí Thành -Tổ chức và Nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế- NXB Thống Kê, 1994 PGS. PTS Nguyễn Kế Tuấn ( Chủ biên ) Giáo trình Quản trị hoạt động thương mại của doanh nghiệp công nghiệp- NXB Giáo Dục, 1996 Bảng 4 : Kết quả kinh doanh của Công ty Giầy Thăng Long Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1 Giá trị sản xuất công nghiệp Tr đồng 67735 83084 95000 15349 23 11916 14 2 Sản phẩm sản xuất 1000 Đôi 1834 2571 2960 737 40 389 15 Giầy xuất khẩu 1000 Đôi 1574 2262 2600 690 44 338 17 Giầy nội địa 1000 Đôi 260 299 360 39 15 61 20 3 Doanh thu tiêu thụ Tr đồng 90088 100.737 120000 +10649 12 19263 19 Doanh thu xuất khẩu Tr đồng 82320 96233 111000 13913 17 14767 15 Doanh thu nội địa Tr đồng 7768 4504 9000 -3264 -42 4496 100 4 Lợi nhuận Tr đồng 800 839 965 39 4,9 126 15 5 Nộp ngân sách Tr đồng 1305 1644 1890 339 26 246 16 6 Số lao động Người 1900 3200 3.200 1300 68 0 0 7 Thu nhập bình quânngười/tháng 1000 đồng 762 758 820 -4 -0,5 62 8 8 Đổi mới công nghệ Tr đồng 7500 15591 17000 8091 107 1409 9 (Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giầy Thăng Long các năm 2000-2001-2002) Sơ đồ 2: cơ cấu tổ chức của Công ty Giày Thăng Long Ban Giám đốc Phòng Bảo vệ Phòng Tài vụ Phòng Kỹ thuật Phòng Xuất, nhập khẩu Phòng Kế hoạch vật tư Phòng tổ chức hành chính Phân xưởng cơ điện Xí nghiệp giầy vải 2 Xí nghiệp giầy vải 1 Xí nghiệp đế cao su Phân xưởng gò ráp Phân xưởng may Phân xưởng chuẩn bị sản xuất Phân xưởng gò ráp Phân xưởng may Phân xưởng chuẩn bị sản xuất ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4618.doc
Tài liệu liên quan