Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại Công ty Việt C&C

Tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại Công ty Việt C&C: ... Ebook Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại Công ty Việt C&C

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại Công ty Việt C&C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế mở rộng giao lưu, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, số lượng các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào hoạt động xuất khẩu ngày một tăng. Xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài thường phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trên thị trường nội địa vì quy mô thị trường rộng lớn, khó kiểm soát, doanh nghiệp khó nắm bắt, thông hiểu một cách cặn kẽ, lại phải tuân thủ các tập quán, luật lệ khác nhau của các quốc gia... Nhưng đổi lại, doanh nghiệp sẽ giải quyết được tình trạng nhu cầu của thị trường nội địa nhỏ bé, sức mua thấp hoặc cạnh tranh gay gắt... và sẽ khai thác được tiềm năng tiêu thụ của thị trờng quốc tế rộng lớn, thu được ngoại tệ, tạo nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh... Kinh doanh trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ trong và ngoài nước. Lúc đó, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải vươn lên trong cạnh tranh, phải tiến hành công tác phát triển thị trường, bảo vệ thị phần đã có và phát triển sang các thị trường mới. Cùng với việc phát triển thị phần là rất nhiều vấn đề khó khăn khác đi kèm ,như nguyên vật liệu,quy mô sản suất,nguồn nhân lực…Các vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta phải có các giải pháp đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp có một định hướng chung cũng như gợi ý các biện pháp nhất định để mỗi doanh nghiệp khi áp dụng vào thực tiễn của mình sẽ có phương pháp khắc phục khó khăn trong việc phát triển xuất khẩu hàng hóa của mình. Là các mặt hàng thuộc các ngành nghề truyền thống, mang đậm các yếu tố văn hoá, dân tộc, hàng sơn mài không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những vật phẩm phục vụ đời sống tinh thần. Khả năng tiêu thụ mặt hàng này tăng lên cùng với sự cải thiện về đời sống vật chất, tinh thần và sự phát triển giao lưu kinh tế văn hoá giữa các nước, giữa các dân tộc trên thế giới. Mặc dù không được chú ý nhiều như các mặt hàng khác như gạo, may mặc, giày dép, thuỷ sản...hay các loại hàng khác như mây tre đan,gốm sứ,nhưng hàng sơn mài hàng năm vẫn đem lại cho các doanh nghiệp trong đó có công ty Việt C&C một lượng ngoại tệ không nhỏ. Xuất khẩu hàng sơn mài nói riêng và hàng thủ công mỹ nghệ nói chung không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho các doanh nghiệp, cho quốc gia mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn như bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc, giải quyết tình trạng dư thừa lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, có tác dụng đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong xã hội... Xuất phát từ tình hình phát triển xuất khẩu sơn mài của công ty sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam: Công ty Việt C&C còn nhiều khó khăn ,với sự chỉ dẫn của giảng viên và tham khảo các nguồn tài liệu ..em đã chọn lựa đề tài: ”Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại công ty Việt C&C” Do còn nhiều hạn chế trong nhận thức cũng như về thời gian nên đề án này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong đợc tiếp thu các ý kiến đóng góp và phê bình để bài viết được hoàn thiện hơn.Xin cảm ơn công ty Việt C&C, PGS.TS Lê Thị Anh Vân cùng các hiệp hội, các doanh nghiệp có liên quan đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. I..MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ MẶT HÀNG SƠN MÀI: a.Khái quát về ngành nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam I.1 Khái niệm: Cách đây hàng trăm năm,khi ngành sản xuất công nghiệp không phát triển,các sản phẩm phuc vụ đời sống của mọi người chủ yếu được sản xuất bằng thủ công.Trong quá trình làm việc,với các nguồn nhiên vật liệu có sẵn ,những ngừoi thợ thủ công lành nghề đã tạo ra những sản phẩm tinh xảo ,đẹp hơn,và chất lượng.Phương pháp làm tại mỗi nơi khác nhau và được truyền theo truyền thống tạo nên các làng nghề thủ công chuyên về các sản phẩm khác nhau hoặc cùng sản phẩm nhưng mỗi một loại mang những nét riêng.Từ đó cho ra đời một loại ngành nghề :Ngành nghề thủ công mỹ nghệ.ở mỗi quốc gia đều có và mang những đặc trưng riêng.Các nước Châu á ,trong đó có Việt Nam,với lịch sử phát triển lâu đời ,có nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng thuộc các ngành nghề truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác. Chúng được tạo ra nhờ sự khéo léo của các thợ thủ công, sản xuất bằng tay là chủ yếu nên các sản phẩm có chất lượng không đồng đều, khó tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường rất tinh xảo và độc đáo. I.2 Đặc điểm: Hàng thủ công mỹ nghệ thường chứa đựng các yếu tố văn hoá một cách đậm nét vì chúng là những sản phẩm truyền thống của dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá riêng và có cách thể hiện riêng qua hình thái, sắc thái sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sự độc đáo, khác biệt giữa các sản phẩm dù có cùng chất liệu ở các quốc gia khác nhau. Nhìn chung, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều thể hiện mảng đời sống hiện thực, văn hoá tinh thần với sắc màu đa dạng hoà quyện, mang tính nghệ thuật đặc sắc. Do đó, chúng không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của các dân tộc. Với sự phát triển của cuộc sống, nhu cầu về sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng cao. Mặc dù khoa học công nghệ cho phép sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú và đẹp nhưng các sản phẩm này thường được sản xuất hàng loạt, mang tính đồng nhất, chính xác đến từng chi tiết nên biểu cảm tính nghệ thuật không nhiều. Bởi vậy, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dù tinh xảo hay mộc mạc đều khẳng định được chỗ đứng trong đời sống con người. Ở Việt Nam, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gần đây đang khởi sắc do nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu đều tăng lên. Cùng với sự mở rộng quan hệ giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các nước trên thế giới, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt trên thị trường nhiều nước châu Âu, Đông Á, Mỹ và Nam Mỹ. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam luôn thể hiện tinh hoa văn hóa của làng nghề Việt Nam. Lịch sử phát triển hàng thủ công mỹ nghệ luôn gắn bó với sự phát triển làng nghề và phố nghề; sản phẩm thủ công mỹ nghệ (đồ đồng, đồ đá, đồ gốm, đồ thủy tinh, đồ gỗ, chạm khảm, thêu ren, đan lát, v.v... ) là sản phẩm hàng hóa mang đặc trưng kinh tế, văn hóa của dân tộc song đồng thời, cũng là những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn của các nghệ nhân tài hoa và của các làng nghề Cả nước ta hiện có khoảng 300 làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trong tổng số khoảng 2.017 làng nghề; có những làng nghề nổi tiếng, như làng lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ, gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng ý Yên, thổ cẩm Hòa Bình, thổ cẩm Chăm, thêu Huế, chạm bạc Đồng Xâm, sứBình Dương, v.v... Riêng tỉnh Hà Tây có đến 411 làng nghề, được mệnh danh là “đất trăm nghề”, nhiều nhất nước. Khi cuộc cạnh tranh với quy mô toàn cầu mở ra, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà doanh nhân nước ta mang ra thị trường đều phải có sức cạnh tranh cao hơn trước, không những trên thị trường WTO mà ngay trên thị trường trong nước, đó là điều đã rõ. Song, điều cần nhấn mạnh là: đó không chỉ là những hoạt động đơn thuần kinh tế, mà ẩn chứa bên trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ấy, luôn luôn có hàm lượng văn hóa, trước hết là văn hóa của mỗi cơ sở sản xuất và rộng hơn, là bản sắc văn hóa của từng làng nghề và của cả Việt Nam ta. Nói cách khác, kinh tế và văn hóa gắn bó với nhau, hòa quyện vào nhau trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Văn hóa thủ công mỹ nghệ làng nghề không chỉ được thể hiện rõ, nhận biết ngay được trong sản phẩm truyền thống của các làng nghề, mà còn thể hiện ngay trong phương thức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cũng như trong thái độ ứng xử của mỗi doanh nhân. Có thể ví dụ: nếu như trong vải lụa, trong chiếc khăn thổ cẩm, bộ bàn ghế mây tre, chất lượng không tốt, dùng chóng hỏng, không đồng đều,mầu sắc chóng phai, v.v... thì rõ ràng là nội dung văn hóa trong sản phẩm, hàng hóa đã không được bảo đảm, ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của nhà sản xuất, mất tín nhiệm đối với người tiêu dùng. Chúng ta mang hàng thủ công mỹ nghệ ra thị trường WTO càng nhiều càng tốt, nhưng tất cả cần phải toát lên bản sắc văn hóa Việt Nam, làm cho sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu làng nghề Việt Nam vẫn có những nét riêng của từng làng nghề, không lẫn được với sản phẩm, hàng hóa của nước khác, cũng tức là mang văn hóa kinh doanh Việt Nam ra thế giới, góp phần làm phong phú thêm văn hóa kinh doanh toàn cầu. Thực hiện các giải pháp thiết thực để thể hiện giá trị văn hóa trong hàng hóa, chống sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng rởm... chính là gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của thủ công mỹ nghệ làng nghề, bảo vệ và phát huy uy tín, thương hiệu của làng nghề. b.Tổng quan về ngành sơn mài *.Lịch sử phát triển,đặc điểm: Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài riêng. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Xin lưu ý, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh. Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình. bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm... Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh. Các nguyên liệu sử dụng trang trí Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như: Sơn: khai thác từ cây sơn ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và nhựa dó... Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian. Các sản phẩm từ bạc như Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp... Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp... Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp có thể thay thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú. Các công đoạn chính của công nghệ sơn mài Có thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung nhưng khác biệt trong kinh nghiệm, kỹ thuật của từng cá nhân, từng gia đình cũng như nó được biến đổi kỹ thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang trí đồ vật, sơn phủ hoàng kim... Có thể chia làm một số công đoạn chính sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng. Bó hom vóc Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải. Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 300-400 năm. Trang trí Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc...sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu. Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu đối... người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt. Mài và đánh bóng Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng. Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự thành công của một bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v.. Làng nghề sơn mài Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp mùa xuân và những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau. Làng nghề sơn mài Phù Lào (Tiên Sơn - Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn, Cao Bằng... Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác nghệ thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng nghề truyền thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước. Một số làng nghề sơn mài nổi tiếng: LÀNG SƠN MÀI CÁT ĐẰNG Trong số các làng sơn mài nổi tiếng trong nước, Cát Đằng được biết đến bởi các sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, mang những nét sáng tạo riêng, thường được dùng trong trang trí nội, ngoại thất ở các lăng tẩm và cung đình xưa. Làng sơn mài Cát Đằng thuộc xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Theo sử sách ghi lại, nghề sơn mài làng Cát Đằng ra đời từ khoảng thế kỷ XI, do hai ông Ngô Dũng và Đinh Ba (làm quan trong thời nhà Đinh) đến ở và truyền dạy cho trai tráng trong làng. Để nhớ ơn hai nhân vật này, hàng năm, dân làng tổ chức ngày giỗ tổ nghề vào rằm tháng giêng trong không khí trang trọng và cũng không kém phần sôi nổi. Bên cạnh cách làm truyền thống, tức sử dụng loại gỗ tốt để làm nên những sản phẩm sơn mài chất lượng và hiệu quả về mặt mỹ thuật, người thợ nơi đây còn từng bước sáng tạo ra cách làm sơn mài trên nứa và nâng lên thành bí quyết kỹ thuật, không phải nơi nào cũng có được. Nứa là loại cây dễ tìm, nhẹ, giá nguyên liệu rẻ, lại đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật vì vậy, nó ngày càng được sử dụng phổ biến. Bên cạnh vấn đề chất lượng của nguyên liệu chế biến, yếu tố quyết định vẫn thuộc về kỹ thuật, tay nghề và những bí quyết của người thợ. Để làm ra một tác phẩm sơn mài bóng đẹp, người thợ phải chọn lọc những cây nứa bánh tẻ, nghĩa là không quá non cũng không quá già. Khi đem về phải ngâm nước, ít nhất 6 tháng để sản phẩm không bị mối mọt khi sử dụng. Sau đó, đến khâu pha nan, vót và đánh bóng nan. Người ta để nghiêng nan uốn chặt theo khuôn, rồi bôi lên một lớp keo sao cho không còn kẽ hở giữa các vòng nứa rồi mới đem mài cho đến khi sản phẩm nhẵn bóng và đạt độ mỏng cần thiết. Đến đây coi như khâu sơ chế đã hoàn thành. Những sản phẩm ấy tiếp tục được chuyển đến tay các nghệ nhân trang trí thêm các loại, kiểu hoa văn trên sản phẩm. Theo các nghệ nhân trong làng, khâu pha chế và phun sơn là khó nhất vì đây chính là bí quyết của nghề, không truyền cho bất kỳ ai ở ngoài làng. Nhiều người ở nơi khác đến Cát Đằng học nghề, nhưng vẫn không thể biết hết bí quyết pha trộn sơn, nhất là khi sơn gặp trời mưa thì phải xử lý thế nào để sơn không bị phai màu. Nếu không có những bí quyết ấy, người thợ sẽ phải sơn lại từ đầu, nhưng đối với nghệ nhân làng Cát Đằng, họ vẫn có thể giữ nguyên được màu sơn ở bất kỳ điều kiện nào của thời tiết. Với lịch sử hình thành lâu đời của làng nghề, sự sáng tạo không ngừng của các thế hệ nghệ nhân nơi đây vì vậy, dù trải qua bao thăng trầm của thời gian, làng Cát Đằng vẫn luôn đi lên và khẳng định vị thế của mình trong làng sơn mài cả nước, vừa góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa làng nghề vừa giới thiệu đến đông đảo du khách quốc tế những sản phẩm sơn mài có giá trị mỹ thuật và chất lượng cao được tạo tác nên từ những bàn tay vàng đất Việt. LÀNG NGHỀ SƠN MÀI HẠ THÁI Làng nghề sơn son thếp vàng và sơn mài Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây có 200 năm lịch sử. Bên cạnh việc kế thừa kinh nghiệm truyền thống ông cha để lại, sự cần cù, chịu khó học hỏi, sáng tạo của người thợ hôm nay đã đem lại cho làng nghề bước phát triển mới. Người thợ sơn Hạ Thái đã bao đời nay pha sơn theo kinh nghiệm cổ truyền. Tuy nhiên, trong sản xuất đồ sơn mài hiện nay, họ đã áp dụng kỹ thuật hiện đại để pha chế, thay đổi một vài công đoạn phủ sơn nhằm giảm bớt thao tác thừa, tạo ra loại sơn mới có độ bóng, bền, đẹp. Nghệ nhân Đinh Văn Lịch, năm nay đã ngoài 90 tuổi giới thiệu cho chúng tôi các công đoạn cơ bản của nghề sơn. Cụ cho biết: “Làng Hạ Thái sử dụng sơn ta trong sản xuất các sản phẩm sơn son thếp vàng. Việc pha chế sơn ta có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành bại của sản phẩm. Vì vậy, công đoạn pha chế sơn ta trước đây cũng như bây giờ vẫn đòi hỏi ở người thợ sơn phải có kinh nghiệm từ khâu nấu sơn, cô sơn đặc, cho đến khâu thử sơn chín. Nói chung, khâu nào cũng đòi hỏi người thợ phải kiên nhẫn, tỷ mỷ” . Hiện tại, người thợ sơn Hạ Thái bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm sơn son thếp vàng truyền thống như tượng Phật, đồ thờ cúng... họ đã biết tạo ra hàng nghìn mẫu sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước như bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm...Riêng đồ sơn mài, Hạ Thái nhiều năm nay trở thành địa chỉ có uy tín xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...Sơn mài Hạ Thái khẳng định thương hiệu nhờ chất lượng, mỗi sản phẩm sơn mài đều bóng, mịn, có độ bền cao, là dấu ấn tài hoa của người thợ. Gần 80% người dân làng nghề Hạ Thái làm nghề sản xuất đồ sơn son thếp vàng và sơn mài, mỗi năm sản xuất hàng triệu sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Sự ổn định của làng nghề cùng với việc bảo tồn những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của sản phẩm đã góp phần để Hạ Thái trở thành một trong hai làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trong cả nước được Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn làm điểm chiến lược phát triển làng nghề bền vững đến năm 2010. Trong hàng trăm, ngàn di vật do cha ông ta sáng tạo ra từ bao đời nay, còn được lưu giữ, dưới góc độ thẩm mỹ, sơn mài có một nét độc đáo nhất định. Bởi vì sơn không phải là chất liệu để tạo nên đồ vật như gỗ, tre, nứa, đất, đá, đồng v.v... mà sơn là chất liệu góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ của đồ vật. Nó dường như được sản sinh ra bởi nhu cầu của thẩm mỹ ! Nghề sơn mài ở đất Bình Dương xưa ra đời trong điều kiện lịch sử có nhiều lớp nghệ nhân từ miền Bắc, miền Trung vào miền Đông Nam Bộ để khai hoang lập ấp. Họ đã tận dụng nguồn gỗ vô cùng phong phú của vùng đất mới kết hợp với kỹ thuật truyền thống của cha ông để tạo ra nhiều sản phẩm gia dụng, nhiều tác phẩm mỹ thuật trang trí phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu thẩm mĩ của cộng đồng. Có thể nói Bình Dương - Thủ Dầu Một là vùng đất lâu đời với nhiều điều kiện ưu đãi của thiên nhiên để phát triển các nghề truyền thống, và đặc biệt vùng đất duy nhất này ở phía Nam (và cả nước) chứa đựng đầy đủ 3 loại hình của sơn mài truyền thống đó là: sơn mài trang trí, sơn mài ứng dụng và tranh sơn mài trong một không gian thống nhất nhưng lại rất riêng biệt về ngôn ngữ tạo hình và nghệ thuật thể hiện thông qua các đặc điểm nghệ thuật và kỹ thuật mà các nghệ nhân, họa sĩ đã khéo kết hợp giữa truyền thống và cách tân, giữa các vùng và địa phương để tạo nên một địa danh nghệ thuật, một thương hiệu nổi tiếng: Sơn mài Bình Dương. Không phải ngẫu nhiên, sản phẩm sơn mài của Bình Dương lại nổi tiếng, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh, từ gỗ nguyên liệu đến khâu cuối cùng phải qua quá trình với 25 công đoạn. Công việc của mỗi công đoạn đòi hỏi phải có kỹ thuật riêng, vừa tỉ mỉ lại vừa công phu. Có công đoạn làm đi làm lại tới 6 lần mới đạt yêu cầu như công đoạn hom, sơn lót... Quá trình thực hiện một sản phẩm sơn mài ứng dụng của Bình Dương rất phức tạp, công phu, trong đó, để bảo đảm độ phẳng, bóng láng nghệ thuật, người thợ phải gia công rất kỹ lưỡng các công đoạn, trung bình mỗi sản phẩm phải mất từ 3 tới 6 tháng mới đảm bảo yêu cầu chất lượng. Và trong quá trình thực hiện hệ thống quy trình đó, trải qua nhiều thời kỳ, những bí quyết nghề nghiệp được truyền thụ cho nhau trong từng gia đình, dòng họ, địa phương, chính nhờ vậy sản phẩm sơn mài mới đạt được giá trị nghệ thuật cao và độc đáo so với các sản phẩm sơn mài ứng dụng ở những nơi khác. Kỹ thuật sơn mài ứng dụng của Bình Dương vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, đậm đà tính cách á Đông. Để một sản phẩm có giá trị và đảm bảo được độ bền, quy trình thực hiện cốt vóc là yếu tố khá quan trọng. Các họa sĩ, nghệ nhân ở Bình Dương đã tuân thủ nghiêm ngặt các bước thực hiện cốt vóc như sau: l. Mài nhám gỗ, lót sơn sống hom sớ gỗ, làm phẳng mặt gỗ trước khi bọc vải. 2. Bọc vải lót sơn mặt gỗ: Dùng vải tám bọc sát và sơn lót lên mặt vải một lớp sơn nữa. Bọc vải nhằm giúp cho sản phẩm không bị co rút, méo mó hoặc bị nứt. 3. Hom chu: hom chu 3 lần để tăng tính bền chắc cho sản phẩm. Lần hom thứ ba, mài bằng đá, mực nang hoặc giấy nhám cho phẳng. 4. Lót và mài lót: Tiếp tục lót 3 lớp sơn sống, ủ khô, để tăng độ bền chắc của sản phẩm, cuối cùng mài lớp sơn tùy theo màu nền của đề tài. Đến nay, qua khảo sát thực tế, kỹ thuật sơn mài Bình Dương bao gồm 7 hình thức thể hiện sau đây: l . Vẽ màu vàng bạc: a. Dát vàng làm nền: Sau khi sản phẩm được chuẩn bị xong phần cốt vóc, mài quang phẳng mịn xong đến giai đoạn tra sơn phủ hoặc sơn cẩm sách lên họa tiết thật mỏng, đem ủ cho ráo mặt sau đó dùng vàng hay bạc dán lên sản phẩm, là đến giai đoạn vẽ hoạ tiết lên. (Minh họa H. 1 và H. 2) b. Dát vàng trên họa tiết: Sản phẩm đã được chuẩn bị phần cốt vóc, mài quang phẳng mịn, đánh bóng xong thì đến giai đoạn tra sơn phủ hoặc sơn cẩm sách (còn gọi là cẩm sắc) lên họa tiết thật mỏng, đem ủ cho ráo mặt sau đó dùng vàng hay bạc dát lên họa tiết, ủ khô vẽ chi tiết lên hoạ tiết . 2. Vẽ phủ (còn gọi là Vẽ phủ mỏng): Dùng lớp sơn trong phủ lên để hình ảnh và màu sắc chìm dưới lớp sơn này. Tạo cho tranh cảm giác ẩn hiện, thường được áp dụng trong những đề tài như cá vàng, chim trĩ, hoa điểu. (Minh họa H. 3) 3. Vẽ lặn : a. Vẽ lặn mỏng: Sau khi lót, mài lót là in mẫu và vẽ hoạ tiết lên thật mỏng và đều, sau đó phủ lớp sơn cánh dán hoặc đánh lên một lớp verni. b. Vẽ lặn phức tạp: là hình thức gồm nhiều chất liệu như vỏ trứng, ốc, vàng lá, bạc lá, cách thực hiện gồm nhiều giai đoạn: in mẫu, cẩn trứng, cẩn ốc, vẽ màu, theo các bước sau: - Đặt mẫu vẽ lên sản phẩm. - Đặt giấy can có rắc bột phấn vào giữa. - Dùng bút chì cứng hoặc vật nhọn để đồ theo mẫu vẽ, vẽ nét phấn lại bằng cọ, chạm sơn đen, xong đem ủ khô. Phần nào cẩn trứng, cẩn ốc thì dùng dao cắt khoét xuống cẩn ốc, để khi vẽ lên tranh được bằng phẳng. ủ khô dùng sơn hoặc màu lót lên phần ốc và trứng rồi mài cho bằng phẳng, kế đến vẽ màu, tạo chất liệu vàng bạc cho bức tranh và làm phông. Sau khi hoàn chỉnh đem ủ khô, phủ mài đánh bóng. Cách thể hiện này có khác với cách thể hiện nhiều lớp màu theo từng mảng của truyền thống nhưng vẫn đạt hiệu quả trong suốt của chất liệu do vẽ bằng sơn ta và đáp ứng được thời gian thực hiện nhanh, mặt tranh luôn phẳng bóng có thể áp dụng trên nhiều loại sản phẩm như án gió, xa lông, bình soa, liễn thờ... Mài: Dùng giấy nhám mịn mài đều, nhẹ tay, lúc mài phải luôn có nước, xoa đều cho đến khi tranh phẳng và đúng theo mẫu, đây là công đoạn quan trọng quyết định giá trị sản phẩm. Đánh bóng: Đầu tiên dùng bột than, bột chu gói trong túi vải thưa, chà sát đều sản phẩm, sau đó dùng lòng bàn tay chà sát thật mạnh cho đến khi mặt phẳng hơi nóng, cuối cùng lau dầu bóng 4. Cẩn ốc: Không phải là khâu chính trực tiếp tạo ra sản phẩm, tuy nhiên cẩn ốc cũng giúp cho sản phẩm có giá trị cao về mặt nghệ thuật mỹ thuật. Thợ khảm dùng nguyên liệu là gỗ (thường là loại tốt), sơn ta (dùng để gắn) và vỏ trai, vỏ ốc để tạo ra những sản phẩm, những mặt hàng cao cấp về thủ công mỹ nghệ. Người thợ khảm tiến hành nhiều công đoạn như: vẽ mẫu, mài, cưa, chạm, hạ mặt, mài dũa, đánh bóng vỏ ốc, trai. a. Cẩn chìm: Trước đây, theo lối truyền thống ở Hà Nội thì cẩn sau giai đoạn mài lót, dùng dao khoét sâu chỗ cẩn phủ sơn sống để giữ dính xà cừ đặt vào, lót thêm hai hoặc ba lớp sơn để phủ kín chỗ hở. Sau này, nghệ nhân Bình Dương nghiên cứu cẩn ốc vào sau giai đoạn mài hom, và tiếp tục hom cho bằng mặt ốc, dùng nhám và nang mực mài cho mặt ốc hơi cao hơn mặt sơn hom một ít, sau đó dùng sơn lót lên mài cho bằng phẳng quang hoặc phủ là xong. Như vậy sẽ giảm được nhiều công đoạn và tiết kiệm công và vật tư. b. Cẩn nổi: Cẩn lên trên lớp sơn hom đã mài phẳng, sau đó lót tiếp vài nước sơn sống cho bằng mặt với xà cừ, ủ khô, mài phẳng. Sản phẩm khi hoàn chỉnh mặt ốc cao hơn mặt tranh. Thể loại này thực hiện nhanh ít tốn công và vật tư. 5. Cẩn vỏ trứng: Dùng vỏ trứng kết hợp với kỹ thuật sơn mài truyền thống (sơn ta), nhưng khác ở chỗ vỏ trứng trên nền sơn phẳng không chỉ tạo mảng màu trắng mà có thể cẩn riêng thành một thể loại hay đề tài như chân dung, phong cảnh, cảnh sinh hoạt, lao động v.v... Cẩn vỏ trứng có nhiều kỹ thuật: cẩn úp, cẩn ngửa, trứng rây với nhiều sắc độ bằng cách chuyển đậm nhạt hoặc nướng vỏ trứng trước khi cẩn, hay tạo nhiều mảng vỏ trứng lớn nhỏ khác nhau. Vỏ trứng còn kết hợp với vẽ màu tạo ra nhiều hiệu ứng quý. Các cơ sở sơn mài ứng dụng Bình Dương đã thực hiện nhiều sản phẩm lớn như đĩa tròn đường kính 1,5m, bình cao 2,4m cẩn vỏ trứng với đề tài phong cảnh, hoa văn trang trí... Cách cẩn mới của các họa sĩ là vỏ trứng được phủ hầu như toàn bộ sản phẩm, không thành mảng tách bạch, mà nó vừa lấn át một cách kín đáo trên bề mặt rộng, vừa ẩn sâu trong mọi vật, đem lại những hiệu quả bất ngờ 6. Khắc trũng: Là hình thức được khách hàng yêu thích nhiều, được thực hiện trên tranh, bình, hũ, hộp. Sau khi làm bóng, can mẫu, dùng dao, đụt bén nhọn khắc trũng xuống, hoặc xủi lên họa tiết rồi tô màu. Có thể tô màu dầy lên bằng phông rồi đánh bóng sau, đề tài thường được thể hiện là hoa điểu, phong cảnh, đền chùa... 7. Đắp nổi: Sau khi làm bóng, dùng chu trộn sơn thành chất dẻo để đắp nổi lên. Hoặc đắp nổi lên tranh sau đó mài phẳng là đến giai đoạn làm phông, quang, mài phẳng và vẽ. Yếu tố kỹ thuật trước hết phải kể đến khâu pha chế nhựa sơn. Để có được một kỹ thuật độc đáo, nghệ nhân và họa sĩ Bình Dương đã không ngừng tìm tòi sáng tạo ra một phương pháp, một cách thức thể hiện riêng để phục vụ cho các thể loại, sản phẩm mỹ thuật ứng dụng. Kỹ thuật thể hiện phong phú qua nhiều thể loại, việc pha chế sơn cũng đòi hỏi có những kỹ thuật khác nhau, mỗi thể loại cần một cách pha chế riêng. Ví dụ như khắc trũng là loại tranh phần lớn được quang bóng xong mới khắc xuống nên lớp sơn phía dưới phải dẻo, bền chắc, không dòn và có độ dày đều nhau, do đó, khi pha chế sơn Phú Thọ các nghệ nhân và họa sĩ Bình Dương đã pha trộn thêm sơn Nam Vang có tính dẻo vào để khi khắc xuống không bị bể, nứt hoặc hư nét. Sơn dùng phủ cá vàng khi pha chế phải trong, bóng, có như vậy khi mài ra mới thấy rõ từng vảy cá ẩn hiện dưới làn nước. Sơn quang đen, quang son, cần độ dẻo, sơn tỏa khi quang không bị trằn, quánh đặc, không đều. Nhiều sản phẩm quá lớn lại tranh thủ làm ban đêm cho nên các nghệ nhân tìm cách làm cho sơn chín và tỏa để có thể quang cả ban đêm. Với kỹ thuật quang sản phẩm tủ, án gió lớn phải là thợ có tay nghề cao vì yêu cầu ra sơn phải thật đều, nhanh tay, mặt sơn phải thật đều và tỏa, yêu cầu không bụi, không sọc thép, không dày hoặc mỏng, có như thế khi mài quang mới đạt, nếu có sơ xuất thì phải phủ lại toàn bộ. ở phía Bắc thế mạnh là những sản phẩm nhỏ, yêu cầu về số lượng, phần lớn tranh thủ thời gian nông nhàn nên tiến độ thi công rỗi rãi hơn. Pha chế bằng sơn Phú Thọ, độ trong nhiều và sơn mau khô hơn. Sơn Bình Dương pha chế thường có thêm sơn Nam Vang nên sơn thêm độ dẻo và ấm (nâu đậm) hơn. Cách pha chế của mỗi miền và nghệ nhân đều khác nhau, nhưng mỗi cách pha chế có ưu điểm riêng nhằm đạt đến hiệu quả tốt nhất. Khi thực hiện phải tính toán chu đáo từng lớp để tiết kiệm thời gian và vật tư mà sản phẩm vẫn đẹp. So với những sáng tác tạo hình của các họa sĩ Hà Nội thì cách thực hiện của sơn mài Bình Dương đơn giản hơn, chất liệu và phương pháp tạo hình mang tính ước lệ, thực tế và mang tính ứng dụng. Nên việc thực hiện thuận lợi và nhanh. Từ đó có thể giải quyết được số lượng lớn sản phẩm cho nhu cầu khách hàng. Trong nghề sơn cổ truyền hay hiện đại, kỹ thuật pha chế sơn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sơn là nguyên liệu chính và cũng là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng sản phẩm. Bằng phương pháp sản xuất hiện đại, sử dụng sơn keo hóa học kết hợp với sơn ta, một số nghệ nhân, họa sĩ trẻ Bình Dương vẫn đang tìm tòi thể nghiệm để tiếp tục tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng dựa trên kỹ thuật sơn mài truyền thống. Điều này cũng là tất yếu trong cơ chế kinh tế thị trường, của cạnh tranh khốc liệt mà Bình Dương là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước. Chúng ta chấp nhận thực tế sinh động này như là yếu tố ngoại sinh mà PGS - TS Nguyễn Tri Nguyên đã viết: “Di sản văn hóa mà cốt lõi của nó là truyền thống văn hóa, đóng một vai trò rất quan trọng với tư cách là nguồn lực nội sinh cho quá trình tiếp biến văn hóa. Trên con đường hiện đại hóa văn hóa, xã hội và con người, một sự phát triển nội sinh của văn hóa dân tộc, - xuất phát từ những nhu cầu và điều kiện bên trong, có vai trò động lực. Truyền thống văn hóa dân tộc đã chuẩn bị cho văn hóa phát triển theo hướng hiện đại. Chỉ với một sự phát triển như thế mới có thể vừa đổi mới, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa. Trong sự phát triển đó, yếu tố giá trị được gia tăng” (“Văn hóa - tiếp cận lý luận và thực tiễn”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 2006, tr. ._.235). Tóm lại, có thể khẳng định yếu tố kỹ thuật đã tạo nên nét độc đáo của sơn mài ứng dụng Bình Dương qua việc tiếp thu kỹ thuật sơn mài truyền thống. Với lịch sử phát triển hàng mấy trăm năm, nghề sơn mài ở đất Bình Dương đã trở thành vốn quý về mỹ thuật, thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương. Nó kế thừa nghề sơn truyền thống của dân tộc, phát huy đến đỉnh cao chất liệu truyền thống và nghệ thuật thể hiện, tiếp cận với các xu thế mỹ thuật hiện đại. Nghề sơn mài Bình Dương đã tồn tại và truyền từ đời này qua đời khác bằng bàn tay, khối óc và tâm huyết của biết bao thế hệ, nó đã để lại dấu ấn trong đời sống qua biết bao sản phẩm, góp phần vào di sản truyền thống mỹ thuật Việt Nam. Sơn mài thời hiện đại Hiện nay, tranh sơn mài sử dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng khá phổ biến. Do sơn ta có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho người sử dụng (bị "sơn ăn"), ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vào thời tiết khá nhiều. Khi thời tiết có độ ẩm cao thì sơn càng nhanh khô, nếu thời tiết khô ráo (độ ẩm thấp) thì sơn rất lâu khô. Do vậy, sơn ta ít khi được dùng tại các nước có khí hậu khô ráo. Trong khi đó, sơn Nhật lại nhanh khô và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở nước ôn đới cũng có thể thực hiện được. Nhưng khi sử dụng sơn Nhật, để tranh được bóng, bây giờ người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ ra bên ngoài tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng. Tuy nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu trong quá trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn. Sơn mài ngày nay không chỉ còn ứng dụng sản xuất tranh sơn mài, hoành phi hay câu đối... nó còn được phát triển để sản xuất các mặt hàng nội thất cao cấp như bàn ghế, giường tủ... Gốm sơn mài hiện là mặt hàng được ưa chuộng tại nhiều nước.Ở Bình Dương hiện có làng sơn mài khá nổi tiếng: Làng sơn mài Tương Bình Hiệp Từ thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, đi về phía bắc 7 km chúng ta sẽ có dịp đến thăm một làng nghề thủ công truyền thống được coi là lâu đời nhất ở đây, đó là làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp. Theo lời kể của một nghệ nhân trong nghề thì ông tổ của nghề sơn mài là ông Trần Lương Công (Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc dưới đời vua Lê Nhân Tông). Nghề sơn mài được đưa từ Trung Quốc vào Việt Nam và đến Bình Dương thì nó đã tìm được chỗ đứng cho mình. Nghề này đã hình thành và phát triển ở Bình Dương khoảng gần 200 năm nay. Những nghệ nhân đầu tiên của nghề phần lớn là ở nơi khác tới. Ban đầu họ chỉ đến cư trú ở làng Bến Thế và Tương Bình Hiệp, dần dần nghề sơn mài lan rộng mãi ra và đến nay thì có mặt ở gần khắp thị xã Thủ Dầu Một. Nhưng cái nôi chính của nghề vẫn là ở làng Tương Bình Hiệp. Đỉnh cao của sự phát triển nghề sơn mài là khoảng thời gian từ 1945 đến 1975, với sự ra đời của xưởng sản xuất Thành Lê, do hai nghệ nhân là ông Trương Văn Thành và Nguyễn Văn Lễ sáng lập. Hàng sơn mài thời này đã được xuất sang thị trường châu Âu và có giá trị thương mại lớn. Điều đó đã kích thích sự phát triển của nghề sơn mài. Hàng sơn mài thời kỳ này đã đạt đỉnh cao cả về số lượng, về sự phong phú đa dạng và chất lượng nghệ thuật. Cho tới những năm 1985 - 1990, nghề sơn mài bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm sơn mài của Tương Bình Hiệp cũng như của Thủ Dầu Một được khách hàng trong nước và ngoài nước ưa chuộng với các sản phẩm như: các bức tứ bình: Mai, lan, cúc, trúc; các bộ tranh Phúc, Lộc, Thọ; tranh đồng quê; tranh dân gian Đông Hồ cho đến các bức họa nổi tiếng như: Suối tóc, Thiếu nữ bên hoa huệ, Nụ hôn...; tranh trừu tượng và tranh chân dung các danh nhân trên thế giới. Để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh lại là cả một quá trình hết sức công phu, từ gỗ nguyên liệu đến khâu cuối cùng phải qua 25 công đoạn. Công việc của mỗi công đoạn đòi hỏi phải có nghệ thuật riêng, vừa tỉ mỉ lại vừa công phu. Có công đoạn làm đi làm lại tới 6 lần mới đạt yêu cầu như công đoạn hom, sơn lót. Quy trình sơn mỗi sản phẩm phải mất từ 3 - 6 tháng mới đảm bảo yêu cầu chất lượng. Trải qua các thế hệ khác nhau, sơn mài của Tương Bình Hiệp vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, đó là sự tinh xảo nhẹ nhàng thanh thoát, đậm đà tính cách Á Đông. Ngày nay, các cơ sở tại Tương Bình Hiệp có khả năng sản xuất khá đa dạng các sản phẩm sơn mài, từ những bức tranh nghệ thuật đến các loại tủ, bàn ghế, bình hoa lớn... Nghề sơn mài truyền thống của Tương Bình Hiệp được giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Sự phát triển rực rỡ về mọi mặt trong những năm gần đây không chỉ là niềm tự hào của một làng nghề mà còn là di sản văn hóa đáng trân trọng của cả dân tộc. *. Vị trí của nghề sơn mài trong ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Ngành thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành thế mạnh và góp phần lớn tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân Việt Nam.Trong đó có thể coi sơn mài là nghề mũi nhọn và có giá trị cao. Xuất khẩu sơn mài không những có giá trị trong nguyên liệu,giá trị lao động mà còn bao gồm văn hóa,tính mỹ thuật và thiết kế rất cao.Cùng với rất nhiều làng nghề ,có rất nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường xuất khẩu sơn mài tại miền Nam.Như một số doanh nghiệp lớn ở Bình Dương,Hà nội,Hà Tây. 2.Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành nghề sơn mài Việt Nam Là một phần của ngành thủ công mỹ nghệ ,những yếu tố tác động đến ngành sơn mài cũng là những yếu tố tác động đến ngành thủ công mỹ nghệ .Ở đây,qua tổng hợp các tài liệu và đánh giá chung,em xin được trình bày một số những yếu tố tác động đến ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và sơn mài nói riêng : * Tay nghề của người lao động: tuy nước ta có một nguồn lao động dồi dào với hơn 80 triệu dân và số ngừoi trong độ tuổi lao động chiếm một tỷ lệ lớn,nhưng không có nghĩa chúng ta có nhiều công nhân có tay nghề cao trong ngành sơn mài.Phần lớn lượng lao động trong nghành là được truyền theo gia đình hoặc tự học nghề mà không có một cơ sở đào tạo chính thông nào của địa phương cũng như của quốc gia..tuy lượng lao động này vẫn đang cho phép ngành sơn mài phát triển hiện tại và giữ được nét riêng biệt,nhưng khii phát triển lên thành một nghành nghề có quy mô lớn hơn,và sản xuất ra một số lượng sản phẩm lớn thì đây là môt yếu tố không thể không quan tâm của các cơ sở.. *Các vùng nguyên vật liệu :Như đã biết , giá trị ngoại tệ thực thu của hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành sơn mài nói riêng thường đạt 95 - 97%,có được điều đó là do ngành nghề được sản xuất dựa trên các nguyờn liệu sẵn có tại địa phương. Nguyên vật liệu có sẵn cũng làm hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. *Thị trường trong và ngoài nước :Giống như các ngành nghề sản xuất khác,TCMN tất nhiên không thể tránh khỏi quy luật cung cầu.Sự thay đổi trong phong cách tiêu dùng,thẩm mỹ …và nền văn hóa của mỗi thị trường đều ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất TCMN.Việc sản xuất có phát triển hay không phụ thuộc phần lớn vào sự tiêu dùng của thị trường đối với loại hàng hóa sản xuất ra.Nghiên cứu thị trường là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất và xuất khẩu. *Khả năng quản lý ,và maketting của các cơ sở sản xuất: nếu như thị trường là yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến sự phát triển của nghành thì đây là yếu tố chủ quan (môi trường bên trong )của ngành đặc biệt trong thời đại kinh tế thị trường ,toàn cầu hóa như ngày nay. *Ngoài những nhân tố trên có thể nêu ra một vài yếu tố khác có ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển của ngành nghề TCMN như:truyền thống lịch sử của làng nghề,quy mô và nguồn vốn của các doanh nghiệp,..v v v. 3.Vai trò của ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và nghề sơn mài nói riêng trong phát triển kinh tế Việt Nam *Vai trò ngành thủ công mỹ nghệ Giống như nhiều ngành nghề khác,thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đem lại nhiều ngoại tệ hơn cho quốc gia.Hàng hóa thủ công mỹ nghệ nước ta hiện đó được xuất khẩu sang gần 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó, EU là thị trường hàng đầu, tiếp đến là Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, Australia, Đức, Pháp... Năm 2006, giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đó đạt 630 triệu USD, chưa kể đồ gỗ đã đạt 2 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng của thủ công mỹ nghệ bình quân hàng năm đạt 20 - 30% là một tốc độ khá nhanh. Giá trị ngoại tệ thực thu của hàng thủ công mỹ nghệ thường đạt 95 - 97%; trong khi có những ngành cần phải nhập khẩu một phần khá lớn các phụ liệu mới làm được hàng xuất khẩu: 400 triệu USD hàng thủ cụng mỹ nghệ xuất khẩu có thể tương đương với 1,5 tỷ USD của ngành dệt may. Đõy là một điểm mạnh của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu nước ta,giúp phần giải quyết bài toán thiếu vốn cho nền kinh tế. Mặt khác,ngành nghề cũng góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nước ta.Việc phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ sẽ giải quyết được một lượng lớn lao động. Trên thực tế đã hình thành một đáp số khá ấn tượng cứ xuất khẩu 1 triệu USD thì thu hút khoảng 3.500 – 4.000 lao động chuyên nghiệp/năm.Theo thống kê, tính đến nay, cả nước có khoảng 2.017 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân,... thu hút hàng triệu lao động, kể cả lao động nhàn rỗi. Theo Cơ quan Hợp tác quốc tế JICA (Nhật Bản), ngành hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam đã đào tạo việc làm cho hơn 1,35 triệu người; trong đó, 342 nghìn người đan tre trúc và song mây, 233 nghìn làm dệt thảm, chiếu đan lát, 129 nghìn thợ dệt thêu, với 60% trong số lao động đó là nữ. Thu nhập bình quân của lao động ngành nghề, cũng theo JICA là 366.000 VND/người/tháng. (Thu nhập bình quân chung cả nước là 295.000 VND và vùng nông thôn là 225.000 VND/người/ tháng). *Vị trí của ngành sơn mài trong ngành thủ công mỹ nghệ,và đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Như vậy chúng ta có thể thấy thủ công mỹ nghệ là một ngành hàng có rất nhiều tiềm năng và có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước .Và nghề sơn mài là một nghề có vai trò quan trọng góp phần không nhỏ trong đó.Là một trong những ngành mũi nhọn và có giá trị xuất khẩu cao của ngành thủ công mỹ nghệ . Tình hình xuất khẩu hàng mây tre lá, thảm, sơn mài tuần đầu tháng 4/2008 Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam trong kỳ (từ ngày 26/3 đến 07/04) đạt 8 triệu USD, giảm nhẹ so với kỳ trước.... Dự báo trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài sẽ giảm sút so với tháng 3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu trong tuần là Đức, Nhật Bản, Mỹ,Pháp, Đài Loan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Bỉ, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Đan Mạch.... Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam trong kỳ (từ ngày 26/3 đến 07/04) đạt 8 triệu USD, giảm nhẹ so với kỳ trước. Đặc biệt là trong những ngày cuối kỳ, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài liên tục giảm. Do đó, dự báo trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài sẽ giảm sút so với tháng 3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu trong tuần là Đức, Nhật Bản, Mỹ,Pháp, Đài Loan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Bỉ, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Đan Mạch.... II.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VIỆTC&C Một số nét khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần ViệtC&C 1.Giới thiệu công ty cổ phần Việt C&C(Việt Change and Creation): Tiền thân là công ty cổ phần PTP ,JSC.Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh về thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm liên quan, được phép kinh doanh.Việt C&C được thành lập đầu năm 2008. Tên công ty được chọn với mong muốn công ty sẽ luôn lấy sự thay đổi linh hoạt năng động,cùng sự sáng tạo trong mẫu mã,chất lượng sản phẩm làm động lực ,kim chỉ nam hướng tới sự phát triển. Địa chỉ: Văn phòng :Số 2 ,ngách 32/15,phố An Dương ,phường Yên Phụ.Quận Tây Hồ, Hà Nội Xưởng sản xuất tại xí nghiệp X54,Bát Tràng ,Hà Nội. Tel:(04) 716 9820 Fax:(04) 716 9820 Website:vietnamhands.com Email:vietcc@vietnamhands.com 2.ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN A/ NỘI DUNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2005: Theo điều 22 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, nội dung điều lệ công ty bao gồm :  1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện. 2. Ngành, nghề kinh doanh. 3. Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ. 4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các cổ đông sáng lập. 5. Số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần. 6. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông. 7. Cơ cấu tổ chức quản lý. 8. Người đại diện theo pháp luật. 9. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ. 10. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên. 11. Những trường hợp cổ đông có thể yêu cầu công ty mua lại cổ phần. 12. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh. 13. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty. 14. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. 15. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập. 16. Các nội dung khác do cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật. 3.Cơ cấu tổ chức công ty: Mô hình tổ chức bộ phận theo quá trình: Tổ chức theo quá trình là phương thức hình thành bộ phận trong đó các hoạt động được hợp nhóm trên cơ sở các giai đoạn của dây chuyền công nghệ.Việc hình thành bộ phận theo quá trình là phương thức khá phổ biến đối với các tổ chức có dây chuyền hoạt động chặt chẽ ,có thể phân chia thành những cung đoạn mang tính độc lập tương đối ,rất thích hợp với phân hệ sản xuất: Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc tài chính Phòng kinh doanh Phân xưởng sản xuất Phòng tài chính_kế toán Ở đây giám đốc là người quản lý và chỉ đạo vĩ mô. Là người liên kết các quá trình hoạt động độc lập thành một quá trình thống nhất và có sự ràng buộc lẫn nhau. Phó giám đốc kinh doanh là người quản lý toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty. Từ đầu vào, đầu ra, và các nhân viên trong bộ phận kinh doanh.Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo,thúc đẩy doanh thu và các hoạt động kinh doanh của công ty Việt C&C. Phó giám đốc sản xuất là người quản lý toàn bộ quá trình sản xuất của công ty,các công nhân trong xưởng sản xuất.Là người am hiểu kỹ thuật cũng như các quá trình tạo nên sản phẩm của công ty.Ở ViệtC&C ,phó giám đốc sản xuất cũng là người hướng dẫn đội ngũ thiết kế và sáng tạo ra các sản phẩm mới . Phó giám đốc tài chính:Là người quản lý và theo sát toàn bộ tình hình tài chính của công ty.Làm việc với kế toán,các ngân hàng,và các đối tác,các nhà đầu tư. Công việc của các phòng ban: a. Phòng kinh doanh : - Gồm 2 cán bộ có trình độ đại học có nhiệm vụ triển khai kế hoạch kinh doanh của công ty , tổng hợp tình hình sản xuất của công ty từng gia đoạn b. Phòng kế toán : - Gồm có 3 người 1 trưởng phòng và 2 nhân viên trong đó có 1 người có trình độ đại học ,2 có trình độ trung cấp , thực hiện công việc hạch toán kế toán tính giá thành sản phẩm, phân tích thống kê các số liệu tài chính c. Xưởng sản xuất: _Xưởng làm mẫu:gồm 1 thiết kế và 7 công nhân làm mẫu(Tay nghề cao) _Xưởng sản xuất chính: Gồm 1 quản lý ,và 15 công nhân lao động trực tiếp. 41. Thống kê lao động tại Việt C&C: Trình độ Đơn vị 2008 Trên đại học Người 1 Đại học - 6 công nhân KT - 22 Trung cấp phục vụ - 2 Tổng số - 31 Việc tuyển chọn, đào tạo cán bộ là một công việc được ban giám đốc thường xuyên quan tâm . Ngành thủ công mỹ nghệ có đặc thù riêng do vậy cán bộ có trình độ chuyên ngành về thủ công mỹ nghệ mới thật sự phù hợp với công việc của công ty . Lực lượng cán bộ này thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, công ty Việt C&C đã không ngừng trau dồi kiến thức ngành thủ công mỹ nghệ, đào tạo kết hợp với tích luỹ kinh nghiệm, trưởng thành trong thực tế dần dần công ty đã đứng vững trong cơ chế thị trường. Với qui mô tổ chức sản xuất , tổ chức quản lý như trên, công ty có điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật tới từng đội sản xuất, từng công trình do đó làm tăng hiệu quả sản xuất thi công tạo uy tín nhất định trong ngành . 4.2. Tổ chức bộ máy kế toán Để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý và hạch toán, bộ máy kế toán của Công ty được xắp xếp bố trí gọn nhẹ, kiêm nhiện nhiều nhằm đáp ứng với yêu cầu biên chế gọn nhẹ và quản lý tập trung. Bộ máy tài chính kế toán của công ty bao gồm 4 người và một số nhân viên thống kê tại xưởng sản xuất. Giám đốc tài chính là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và cấp trên về mọi mặt hoạt động kinh tế , là người chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các công việc do nhân viên kế toán thực hiện tròn toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty Việt C&C . Kế toán trưởng hướng dẫn và kiểm tra các báo cáo trước khi trình giám đốc tài chính, theo dõi tình hình thực hiện công việc của các kế toán viên Kế toán tổng hợp thực hiện công việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành thực hiện kết quả và lập biểu báo cáo biểu kế toán hàng quý. 6 tháng và quyết toán năm . Thủ quỹ tiến hành các công việc thu chi tiền mặt, ngân phiếu trên cơ sở các chứng từ hợp lệ hợp pháp, thực hiện các qun hệ giao dịch với ngân hàng, rút tiên mặt ngân phiếu về quỹ của Công ty để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu hàng ngày của Công ty. Tại phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, theo sự phân công công việc, kế toán sẽ tiến hành kiêm tra phân loại, xử lý chứng từ . từ đó ghi sổ chi tiết và tổng hợp, cung cấp thông tin cho việc phân tích tình hình tài chính, kinh tế của công ty . 2.Tình hình xuất khẩu sơn mài của công ty: Trước khi xem xét thực trạng của công ty Việt C&C chúng ta hãy xem qua một báo cáo mới nhất về tình hình xuất khẩu hàng mỹ nghệ Việt Nam sau một năm gia nhập WTO: · Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã và đang giúp cho cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng cơ hội giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc tế. Không những thế hội nhập WTO là một ngoại lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam hoà mình nhanh hơn vào nhịp đập của nền kinh tế thế giới. Sau một năm hội nhập, nhìn chung kết quả đạt được là thắng lợi. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ - một trong số ngành được đánh giá là có nhiều tiềm năng phátt riển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao vì thủ công mỹ nghệ là ngành hàng xuất khẩu có tỷ lệ ngoại tệ thực thu bằng 95-97% giá trị xuất khẩu, hơn hẳn các ngành nghề khác, do chủ yếu sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 750 triệu USD, tăng 19% so với năm 2006. Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở mức 20-22% năm và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn những thách thức,hạn chế và khó khăn: -Việc khắc phục nhược điểm về thiết kế được xem là cách cần thiết nhất, các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN nên đầu tư nhiều hơn cho thiết kế kiểu dáng, khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của họ, nhu cầu thị hiếu về thẩm mỹ của con người luôn biến đổi theo thời gian, chúng ra đưa ra những sản phẩm độc đáo mà các nhà sản xuất của nước khác không có được. Yếu tố sức nặng văn hoá kết tinh trong sản phẩm là đặc biệt quan trọng, việc sao chép, rập khuôn kiểu dáng, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc của người nước ngoài thì sẽ gặp phải hậu quả không tốt, những vấn đề rắc rối cả về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ. Những nguyên nhân làm giảm cạnh tranh của hàng TCMN còn do chúng ta đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường, nhất là thị trường dành riêng cho tạo mẫu và thiết kế hàng vừa có tính tiêu dùng, mang tính thẩm mỹ cao mà còn phải thể hiện được tính đa dạng, phong phú, truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam. -Nguồn tài nguyên cạn kiệt do không có chiến lược, mạnh ai nấy làm, chính sách tái đầu tư trồng mới và khai thác không có kế hoạch, dẫn đến phát triển nguồn nguyên liệu không đồng bộ, ảnh hưởng khá trầm trọng đến tương lai của ngành hàng, về nguyên liệu tre, gỗ, song mây là ví dụ điển hình, phải nhập khẩu chiếm tới 50% (sản lượng tre nguyên liệu) từ nước ngoài, mặc dù vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho việc tái trồng trọt, trong khi đó nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu, giá trị thường đạt từ 95% trên sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. -Sự nhỏ lẻ manh mún, thiếu tập trung giữa các cơ sở sản xuất của ngành hàng không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng dẫn đené không thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn của khách hàng nước ngoài, bạn hàng phải tìm đén các đối tác khuác khu vực nước khác mạnh hơn về quy mô, vốn, công nghệ và năng lực tổ chức sản xuất. Mô hình công nghiệp tập trung thuộc nhóm hàng chưa được định chế hoá nhằm tạo ra những tổ hợp, tập đoàn, theo đúng nghĩa của nó. -Đào tạo nguồn nhân lực quản lý, phục vụ cho ngành hàng cần phải đạt tới trình độ đẳng cấp quốc tế, các chủ Doanh nghiệp được đại diện cho phần vốn sở hữu của nhà nước, chuyên đem hàng thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất Việt Nam ra nước ngoài buôn bán, vẫn không xác định được rõ ràng hàng hoá của mình đang nằm ở đẳng cấp nào, khả năng thẩm mỹ hạn chế, tính thích ứng thị hiếu thuần tuý… -Cần xét đến 3 nguyên tắc cơ bản: Tính truyền thống: xét ở yếu tố truyền thống, không ít những ý kiến vội vã cho rằng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có truyền thống hàng từ lâu đời, mặc dù thế, nếu so với sân chơi chung của thế giới và tốc độ phát triển của nó trong giai đoạn hiện đại ngày nay thì những vật liệu, mẫu mã được thể hiện từ nguyên liệu truyền htống, cổ truyền như gốm sứ, sơn mài… chưa thể so sánh hết với những yêu cầu ứng dụng tiến bộ của con người đương đại bởi còn thiếu tính giản đơn hoá nhưng phải mang đậm tinh tú và ẩn chứa tính văn hoá và trị giá tuyệt đối về kinh tế của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thế giới. Về tiềm lực, đội ngũ thiết kế tài giỏi: đào tạo đội ngũ thiết kế cũng được xem như là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để cho nền công nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ thực sự có đẳng cấp, ngành tạo mẫu phù hợp thời trang, đối với ngành tạo mẫu cho hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam, vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Hình thức đa dạng và phong phú: Tại những hội chợ trưng bày tầm cỡ thế giới, đẳng cấp cũng được phân chia khá rõ rệt. Doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp trong khu vực cùng các nước có nền thủ công mỹ nghệ tầm tầm giống nhau được đưa chung vào một nơi. Đẳng cấp ở đây không chỉ thể hiện ở sự mơi slạ, phong phú của các mẫu mã chủng loại hàng hoá ,mà còn là mức chi phí để trưng bày các gian hàng tương xứng với tầm cỡ và chỗ đứng cần được tôn vinh. -Những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt: Nguồn nguyên liệu tại các địa phương đã bị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn: gỗ, tre, trúc, giang, nứa, mây… dần cạn kiệt phải nhập khẩu khoảng 50% mây từ Lào, Cămpuchia và Indonesia… Giá thành của loại nguyên liệu này cũng tăng từ 100.000 đ đến 200.000 đ/cây. Phải nhập khẩu rất nhiều loại nguyên liệu mới và phụ trợ từ nước ngoài, các loại vải có chất lượng cao cho sản xuất hàng thêu ren như tơ lụa, lanh, cotton khổ rộng tối đa 2,4m trở lên theo tiêu chuẩn mà ở Việt Nam vẫn chưa thể có nhà máy để sản xuất ra chúng…..hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn kể cả nhãn mác, bao bì, etequette và các chi phí nguyên liệu khác từ các nước phát triển chiếm từ 6-80% chi phí sản xuất. Mẫu mã còn đơn điệu, có tới 90% mẫu hàng TCMN hiện nay vẫn sản xuất dựa theo đơn đặt hàng theo yêu cầu mẫu từ người mua, hơn nữa nhiều năm qua các sản phẩm thủ công mỹ của Việt Nam đa phần đều có vẻ bề ngoài khá giống nhau cả về kiểu dáng lẫn màu sắc cho dù các doanh nghiệp có xuất sứ nhóm hàng và vị trí sản xuất khá xa nhau. Mạng lưới sản xuất kinh doanh hàng TCMN đa số nhỏ lẻ, nhiều cơ sở không có điều tham gia xuất khẩu trực tiếp, hạ tầng kỹ thuật sơ sài. Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng TCMN nói chung không lớn, tuy nhiên để tiếp cận với nguồn tài chính về thủ tục vay vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp, khu vực nông thôn và người nghèo mất quá nhiều thời gian. Doanh nghiệp rất khó đáp ứng được những điều kiện bảo đảm thế chấp, mặt bằng để mở rộng sản xuất thì bị hạn chế, điều kiện về cơ sở hạ tầng rất thấp kém; chi phí vận chuyển quá cao… -Tính bền vững của ngành hàng còn chưa cao -Phải chiếm giữ thị trường chủ lực: Thị trường Hoa Kỳ, mỗi năm nhập khẩu tới 13 tỉ USD, Việt Nam không chỉ hciếm ở con số 1,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này mà phải là 400 triệu USD vào năm 2010; thị trường EU, mỗi năm nhập khẩu khoảng 7 tỉ USD, Việt Nam cũng chỉ chiếm 5,4% trong số kim ngạch đó, đến năm 2010 Việt Nam phấn đấu xuất khẩu vào thị trường này 600 triệu USD. Đối với thị trường Nhật Bản được xếp thứ hạng cao trong số những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Mục tiêu lớn hiện nay vẫn được xem là thị trường có sức tăng trưởng ấn tượng trong thế kỷ 21 với nhiều tiềm năng tăng trưởng hứa hẹn trong tương lai. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2,9 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 54 triệu USD/năm, chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản.  Nhu cầu nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản rất lớn (khoảng 2 tỷ USD/năm) vì người Nhật có thói quen tặng quà cho nhau vào cá dịp lễ hội. Hàng gỗ và sản phẩm TCMN xúât khẩu sang Nhật, chưa phát triển mạnh được ở thị trường này trước sự cạnh tranh của hàng TCMN của Trung Quốc, Thái Lan cùng nhiều nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm TCMN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không ổn định và chưa đạt ngưỡng 1 triệu USD. (28/01/2008) (Nguồn: Vinanet) Như vậy có thể thấy cùng với việc tham gia vào WTO,trong thời kỳ đất nước mở cửa đã cho các doanh nghiệp Việt Nam,trong đó có Việt C&C rất nhiều cơ hội cũng như các nguy cơ rủi ro cao. ViêtC&C đã có nhiều hoạt động kinh doanh và phát triển cùng với thời kỳ hội nhập của đất nước ,sau đây là một số thực trạng sản xuất và kinh doanh mặt hàng sơn mài của công ty: *Những kết quả bước đầu: Tuy mới thành lập (trên nền tảng xưởng hoạt động đã lâu),nhưng công ty đã có nhiều khởi đầu thuận lợi.Trong quý I năm 2008 công ty quyết định tập trung sản xuất vào mặt hàng sơn mài bao gồm gốm sơn mài và tre sơn mài. Công ty đã thành công trong việc tuyển mộ và xây dựng thành công một xưởng sản xuất sơn mài quy mô bên Bát Tràng.Xưởng rộng hơn 300 m2 và có gần hai mươi công nhân lao động chính thức và hàng chục công nhân hợp động thời vụ.Trong quý một năm 2008,công ty đã đón nhận và ký hợp đồng làm mẫu với hai đối tác,một ở Ý và một ở Hà Lan. Trong tháng 4/2008,vào ngày 21-24 ,công ty đã đăng ký và tổ chức một gian hàng ở hội chợ Hồng Kông Houseware .Công ty đã gặp gỡ và làm việc với hơn 20 đối tác và nhiều khách hàng.Trong đó có 2 khách hàng đặt mẫu ,một ở Mỹ và một ở Tây Ban Nha. Như vậy có thể thấy ,trong quý một năm 2008,công ty đã ký kết được 4 hợp động đặt mẫu trực tiếp,khoảng 2 container ,trị giá lô hàng khoảng 30 000 USD. Về doanh thu lẻ: Công ty có 9 cửa hàng làm đối tác bán hàng tại Hà Nội:Tại hàng Gai,hàng Trống,hàng Hòm,Văn Miếu,… Doanh thu tháng 1:22tr Doanh thu tháng 2:15tr Doanh thu tháng 3:18,5tr Doanh thu tháng 4 :12tr Tình hình doanh thu tháng 1 và đầu tháng 2 cao do người tiêu dùng mua nhiều làm quà tặng,đặc biệt du khách hoặc những người tại các tỉnh đi công tác mua làm quà,đồ trang trí cho Tết.Doanh thu tháng 2 và tháng 4 giảm sút do trong tháng 2 là tết,và tháng 4 có hội chợ,công ty không tập trung vào mảng lẻ nhiều được. Về doanh thu cho hàng mẫu cho các công ty thương mại: Do nhu cầu sử dụng mẫu cho hội chợ và làm hàng lẻ nên trong quý I công ty không có doanh thu về mặt này. *Các đối tác khách hàng tiềm năng : Về bán lẻ: Qua quá trình hoạt động trong quý I,có thể thấy các cửa hàng trên phố,đặc biệt là cửa hàng lẻ bán lẻ cho các du khách du lịch quốc tế tại các phố cổ Hà Nội đều là các cơ sở tốt để tiêu thụ và làm đại lý cho công ty. Bên cạnh đó ,qua các mục đích sử dụng cũng như liên hệ của khách có thể thấy ,hầu hết các vật dụng sang trọng,nhưng muốn gọn và tinh tế tại các hãng hàng không như bát tre sơn mài,hay các đồ dùng tại các khách sạn,nhà hàng,đều có thể triển khai bán hàng của công ty. Các công ty thương mại trước kỳ hội chợ đều muốn mua hàng để tăng sự phong phú của hàng mẫu bên họ nên cũng là các khách hàng tiềm năng rất có giá trị. Bên cạnh đó bộ phận dân chúng có thu nhập khá và cao ,hộ dân tại các khu đô thị mới ,hay các nhà gia đình mang tính mỹ thuật cao cũng đều có sự quan tâm nhất định tới mặt hàng công ty. Về hợp đồng xuất khẩu,khách buôn: Thị trường tiềm năng và khá dễ tính là thị trường Mỹ.Hiện công ty đã có một hợp động làm mẫu cho thị trường này,tuy nhiên đây là thị trường chịu rất nhiều cạnh tranh cũng như các vấn đề thủ tục xuất khẩu còn nhiều khó khăn. Thị trường Châu Âu ,nổi bật là khách hàng tại Italia cũng rất quan tâm tới các mẫu mã của công ty. Còn tại thị trường Châu Á ,Hàn Quốc cũng có rất nhiều khách quan tâm và chú ý tới sản phẩm sơn mài của công ty. 3. Đánh giá chung a.Những kết quả đạt được,tiềm năng: Hàng sơn mài thật sự là một mặt hàng tiềm năng và thế mạnh của công ty.Trong đó thị trường xuất khẩu là nguồn doanh thu mạnh và có giá trị cao nhất trong các nguồn thu.Để có thể nâng cao khả năng xuất khẩu ,trong thời gian vừa qua,từ khi chỉ là một xưởng nhỏ tới khi thành lập một công ty,Việt C&C đã._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30667.doc
Tài liệu liên quan