Lời mở đầu:
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và nhà nước Việt Nam, đã được khẳng định tại đại hội Đảng VIII và đại hội Đảng IX. Trong phần định hướng phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 đã đưa ra mục tiêu cho hoạt động xuất nhập khẩu với nội dung cơ bản sau: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường eu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ ...”.
Với vị trí là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong suốt nhiều năm qua, ngành dệt may Việt Nam luôn là một trong những ngành hàng được quan tâm hàng đầu trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với điều kiện theo xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới.
Để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, vấn đề đặt ra cho toàn ban ngành cần thiết phải nghiên cứu tiếp cận và thâm nhập thị trường tiềm năng, mở rộng các thị trường hiện có.Trong hiện tại các thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, thị trường EU hiện đang là thị trường đầy hứa hẹn. EU là tị trường lớn gồm 15 thị trường quốc gia, có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU, Việt Nam không chỉ đạt được sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương mà còn phải thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU không chỉ là vấn đề lâu dài mà còn là vấn đề cần thiết trước mắt với sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Nhận thức được vấn đề trên, Việt Nam đã có nhiều biện pháp để thực hiện kinh doanh trên thị trường này và đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó còn có những tồn tại và với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về thị trường EU, cụ thể là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này nên em đã chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU”.
Nội Dung của đề án gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Chương II: Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU.
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
Em xin chân thành cám ơn PGS – TS Nguyễn Duy Bột đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết đề án này.
Chương I: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
I. Vai trò, vị trí của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thương mại quốc tế là một hoạt động tất yếu khi có sự phân công lao động, phân phối tài nguyên không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới. Lợi ích của thương mai quốc tế là rất to lớn và ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Là một mặt của ngoại thương xuất khẩu thể hiện vai trò quan trọng cơ bản của mình.
Thứ nhất: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển. Cùng với việc khai thác nguồn vốn từ bên ngoài phải phát huy cao độ nội lực, coi nguồn vốn có được từ phát huy nội lực là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Vì vậy nguồn vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu là rất quan trọng và có xu hướng ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn phát triển ( Mặc dù các nguồn vốn xuất phát từ bên ngoài có xu hướng tăng song không thể dựa vào đó để phát triển kinh tế bởi vì lúc này hay lúc khác, bằng cách này hay cách khác thì các nguồn vốn này cũng phải hoàn trả.
Thứ hai: Xuất khẩu đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Chúng ta nhìn nhận tác động của hoạt động xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu theo quan điểm : coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi, chẳng hạn như phát triển ngành dệt xuất khẩu để tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm . Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường, tạo điều kiện mở rộng khả năngcung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước và thông qua xuất khẩu hàng hoá sản xuất trong nước phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trên toàn thế giới, khi đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất kinh doanh .
Thứ ba: Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Thứ tư: Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại . Mặt khác chính hoạt động kinh tế đối ngoại này lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu .
Tóm lại đẩy mạnh xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế . Điều này đã được chúng ta khẳng định trong mục tiêu phát triển đến 2010 là hướng vào xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước đưa công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối CNH-HĐH đất nước.
2. Lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam.
Là một nước nằm trên rìa bản đảo đông dương, Việt Nam có vị trí địa lý thuận tiện cho việc phát triển giao lưu hàng hải với các khu vực trên thế giới, với bờ biển dài, có nhiều cảng nước sâu và khí hậu khá tốt, cũng như có điều kiện phát triển đường bộ, đường sắt theo dự án xây dựng đường sắt xuyên Âu-á của ADB. Tiếp theo phải kể đến đó là việt nam có nguồn lực lao động dồi dào với giá nhân công rẻ . với quy mô dân số trên 75 triệu người trong đó có hơn 42 triệu người trong độ tuổi lao động ,cộng với truyền thống,cần cù, khéo léo, ham học hỏi,có khả năng tiếp thu nhanh các kỷ thuật và công nghệ mới,là một trong những lợi thế nổi bật của nghành dệt may Việt Nam.Thêm vào đó mức lương hiện nay đối với công nhân Việt Nam vẩn còn ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực cũng như trên thế gới 0,48USD/giờ, Thái lan 0,87USD/giờ ,Singapore: 3.16USD, Anh:10,16 USD/giờ, Nhật:16,37 USD/giờ …
Tiếp đến là khả năng cung cấp nguyên liệu. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có rất nhiều vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển cây bông, đay đã tạo ra nguồn động lực mới cho ngành dệt. Nhìn chung giá nguyên liệu trực tiếp phục vụ cho ngành dệt maycủa nước ta tương đối thấp là một ưu thế làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh về mặt hàng với các trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên chất lượng còn chưa cao, chủng loại còn hạn chế, mức cung cấp lại không đồng đều và sản lượng chưa đủ cung cấp cho năng lực sản xuất ngành dệt. Trong thời gian tới theo những định hướng của quy hoạch phát triển hàng dệt may đến 2010 cùng những giải pháp đồng bộ, nước ta sẽ đủ khả năng cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp dệt xét trên phương diện cạnh tranh hiệu quả.
Một lợi thế nữa phải kể đến đó là các chính sách hỗ trợ của chính phủ (những chính sách đổi mới tích cực của chính phủ tạo điều kiện mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp ) như nghị định số 02/1998/NĐ- CP và nghị định số 57/1998/NĐ- CP. Bên cạnh đó còn có luật khuyến khích đầu tư nước ngoài ( sửa đổi ) theo nghị định số 07/1998/ NĐ- CP và 03 / 1998/ NĐ- CP, luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi ) theo nghị định 10/ 1998/ NĐ- CP đã quy định về các chế độ ưu đãi đầu tư…cùng với các dự án sản xuất phụ liệu may các dự án có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao đã tháo gỡ phần nào khó khăn về tài chính của doanh nghiệp cũng như khó khăn đầu tư vào ngành dệt may.
Ngoài ra còn phải kể đến là khẳ năng cạnh tranh của sản phẩm, đây là nhân tố quyết định sự phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Trong những năm gần đây sản phẩm dệt may nước ta tuy chưa xâm nhập rộng khắp thị trường thế giới nhưng có thể nói sản phẩm của ngành được đánh giá cao trên nhiều phương diện như chất lượng sản phẩm tốt và ổn định, thời hạn giao hàng được tuân thủ tốt hơn so với các nước châu á khác…So với các sản phẩm cùng loại, hiện nay sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xấp xỉ bằng hàng dệt may Thái lan, Indonesia, Philippines, nhưng thấp hơn Trung quốc…
3. Vai trò của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.
Hàng dệt may Việt Nam là ngành hàng có truyền thống lâu đời cũng như nhiều nước đang phát triển khác, hàng dệt may Việt Nam có ý nghĩa khá quan trọng trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế và CNH hướng vào xuất khẩu.
Đặc điểm của ngành hàng dệt may Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác là ngành sản xuất có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động. Lao động trong ngành dệt may lại không đòi hỏi phải có kỹ năng cao và có thể đào tạo tại chỗ, công việc có thể phù hợp với lực lượng lao động nữ ở khắp mọi vùng lãnh thổ đất nước. Đặc biệt ngành công nghiệp may đòi hỏi vốn đầu tư ít nhưng tỷ lệ lãi khá cao. Vì vậy, sản xuất hàng dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn với các nước đang phát triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình CNH.
Công nghiệp dệt may có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Ngành dệt may phát triển sẽ cần đến một khối lượng lớn nguyên liệu mà những nguyên liệu này lại là sản phẩm của các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hoá chất chế tạo máy móc…do đó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các ngành đó phát tiển. Từ đó góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội.
Hàng dệt may còn có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong điều kiện buôn bán với các nước đang ngày càng được mở rộng, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, hàng dệt may luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, đem lại nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn để mua máy móc thiết bị,HĐH đất nước. Mặt khác sự phát triển ngành dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn, thông qua tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp.
4. Vị trí của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU.
Thị trường EU là thị trường hạn ngạch lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU chiếm khoảng 34%- 38% tổng khả năng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng nhanh: năm 1993 đạt 250tr USD, 1995 đạt 250tr USD, 1996 đạt 420tr USD, 1997 đạt 450tr USD, 1998 đạt 600tr USD và năm 2000 là 700tr USD.
Sau 8 năm thực hiện hiệp định dệt may, EU thị trường hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, với chủng loại hàng hoá phong phú như sơ mi nam, nữ, Jackeet, áo khoác…Từ năm 1996, khách hàng EU vào Việt Nam đặt gia công ngày càng nhiều. điều đó đã chứng tỏ Việt Nam đã đáp ứng và kích thích được nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may ở thị trường cao cấp này. Khả năng xuất khẩu vào EU tăng cao qua các năm với mức bình quân là 22,9%/năm, đã đánh dấu sự phát triển về cả số lượng, chất lượng và uy tín thương mại của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU.
II- Đặc điểm, nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
1. Đặc điểm:
Về nhu cầu và khả năng tiêu thụ, nhu cầu về hàng dệt may là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, gắn liền với mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Trong thương mại quốc tế, hàng dệt may là một trong những mặt hàng có quan hệ trao đổi quốc tế sớm nhất, hàng dệt may có những đặc trưng tiêu dùng riêng ảnh hưởng đến sản xuất và buôn bán trao đổi trên thị trường như:
Sản phẩm dệt may là sản phẩm có yêu cầu phong phú, đa dạng về chủng loại và chất liệu tuỳ theo yêu cầu đối tượng:
Ví dụ:Sự khác biệt về ….(tr 7- 39)
2. Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và thị trường EU.
Cũng như hầu hết các mặt hàng khác, kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU cũng bao gồm những nội dung chủ yếu của hoạt đọng kinh doanh xuất khẩu, đó là:
2.1- Nghiên cứu thị trường.
Vấn đề nghiên cứu thị trường là vấn đề đầu tiên với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường quốc tế và đặc biệt với thị trường EU, bởi lẽ thị trường EU là thị trường rộng lớn gồm 15 thị trường quốc gia với nhu cầu cũng như sở thích khác nhau, mặt hàng dệt may là mặt hàng mang tính thời trang cao, thậm chí tính thời trang là yếu tố quyết định với hàng dệt may vào thị trường này. Vì vậy, nghiên cứu thị trường là yếu tố đầu tiên và quyết định để hàng dệt may Việt nam thâm nhập vào thị trường EU.
Nghiên cứu thị trường thực chất là quá trình thu thập số liệu về thị trường, trên cơ sở đó tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận về thị trường. Nghiên cứu thị trường được tiến hành theo hai phương pháp: nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường.
Nghiên cứu tại bàn là hình thức nghiên cứu gián tiếp về nhu cầu sở thích, mẫu mốt, khả năng tiêu thụ, khả năng đáp ứng với hàng dệt may trên thị trường được thu nhập thông qua các tổ chức quốc tế, các tạp chí, báo cáo thống kê…Mặc dù nó có những ưu điểm nhất định như ít tốn kém thời gian, công sức, tiền của và phù hợp với khả năng của những người xuất khẩu mới tham gia vào thị trường quốc tế như Việt Nam song nhược điểm là chậm chạp và kém chính xác. Đây là hạn chế lớn đối với hàng dệt may bởi nó mang tính thời vụ và thời trang cao, nên đòi hỏi thông tin phải cập nhật và chính xác nhất là thị trường EU là thị trường tương đối khó tính, đòi hỏi cao.
Nghiên cứu tại hiện trường, thực chất là việc tổ chức các cuộc khảo sát, thu thập thông tin thông qua trực quan và các quan hệ giao tiếp với các thương nhân và người tiêu dùng trên hiện trường. Phương pháp này khắc phục được nhữnghạn chế của phương pháp trên nhưng đây là hoạt động tốn kém và tương đối phức tạp, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện thực hiện. Chính vì thế mà về cơ bản đây không phải là phương pháp thích hợp với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Chính khó khăn trong công tác nghiên cứu thị trường là một trong những nguyên nhân khiến hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu dưới hình thức gia công( chiếm trên 70% hàng dệt may xuất khấu sang EU).
2.2- Quảng cáo, xúc tiến xuất khẩu và tìm kiếm bạn hàng: đây là một bước quan trọng đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, không chỉ đối với mặt hàng dệt may mà còn đối với hầu hết các mặt hàng kinh doanh xuất khẩu khác đặc biệt đối với Việt Nam khi trong giai đoạn đầu xâm nhập vào thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Quảng cáo là sự tuyên truyền giới thiệu và hàng hoá và dịch vụ, nhằm gây sự chú ý của những người có thể là người mua, gây sự thích thú cho họ để cuối cùng trở thành khách hàng thực tế của doanh nghiệp. Quảng cáo hàng dệt may Việt nam với khách hàng EU trong giai đoạn hiện nay mới chỉ là quảng cáo ban đầu.Về lâu dài bằng chất lượng hàng hoá và dịch vụ hàng dệt may Việt Nam sẽ từng bước chinh phục thị trường EU.
Xúc tiến xuất khẩu là tổng hợp các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong đó quảng cáo là vấn đề quan trọng nhất. Xúc tiến xuất khẩu mở ra cơ hội cho hàng hoá Việt Nam tham gia vào thị trường nước ngoài.
Thấy được tầm quan trọng của hoạt động này, hiện nay nước ta phối hợp cùng các doanh nghiệp đang từng bước đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu. Công tác xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU được hỗ trợ trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại EU và nhiều cơ quan chuyên ngành, nhiều tổ chức trong và ngoài nước khác. Một trong những cụ thể của công tác này là việc tổ chức thường xuyên các cuộc hội chợ triển lãm cho các doanh nghiệp thương mại tham gia tại thị trường một số nước EU. Đây là cơ hội các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam gặp gỡ các đối tác nước ngoài để đàm phán ký kết hợp đồng, để học hỏi phương pháp làm ăn hiện đại và cũng là cơ hội lớn để khách hàng nước ngoài biết đến hàng hoá Việt Nam. Hội chợ triền lãm có thể coi là phương thức quảng cáo có hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường thế giới.
2.3- Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU.
Có nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, mỗi hình thức có đặc điểm riêng, kỹ thuật tiến hành riêng. Chúng ta thường gặp các hình thức xuất khẩu cơ bản như xuất khẩu trực tiêp, xuất khẩu gián tiếp, buôn bán đối lưu, xuất khẩu gia công uỷ thác…Với các hình thức xuất khẩu đa dạng trên, việc áp dụng hình thức nào còn tuỳ thuộc vào bản thân doanh nghiệp xuất khẩu, loại mặt hàng kinh doanh vàyêu cầu nhập khẩu.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU được thực hiện chủ yếu qua hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và gia công uỷ thác. Do đặc điểm và khả năng của ngành dệt may Việt Nam hiện nay hình thức gia công chiếm tỷ lệ chủ yếu(trên 70%).
2.4- Ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu:( trang 14- 39).
Chương II: Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU.
I. Thị trường EU và hàng dệt may Việt Nam.
1. Đặc điểm của thị trường EU.
Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất hải quan, có định mức thuế quan chung cho tất cả các nước thành viên. Hiệp ước Maastrict được ký kết năm 1992 tại Hà lan và chính thức có hiệu lực năm 1993, đã hình thành nên liên minh Châu Âu. Từ đó đã hình thành nên một thị trường chung mà ở đó hàng hoá, sức lao động,vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như khi chúng ta ở một thị trường quốc gia.
Những đặc điểm chủ yếu của thị trường EU được xem xét trên một số khía cạnh sau:
1.1.Tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU.
EU là một thị trường rộng lớn với khoảng hơn 375 tr người tiêu dùng, bao gồm 15 thị trường quốc gia nên nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với hàng dệt may có tính mùa vụ và thời trang cao. Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường của các quốc gia song 15 nước trong khối EU đều nằm ở khu vực tây và Bắc âu nên có những tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế của các nước này khá đồng đều nên người EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng EU có những sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những mătj hàng này có thể yên tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Những sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ít danh tiếng hay những nhãn hiệu ít biết đến sẽ rất khó tiêu thụ ở thị trường này.
EU là một cộng đồng kinh tế hùng mạnh và là trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại. Mức sống của dân cao và tương đối đồng đều nên họ yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn. Vì thế cạnh tranh về giá cả không hẳn là một biện pháp tối ưu khi xâm nhập thị trường này.
1.2. Tiềm năng sản xuất xuất khẩu và khả năng sáng tạo mẫu:
Từ xưa đến nay, Châu Âu vẫn được coi là kinh đô thời trang của thế giới bởi các trung tâm tạo mốt thời trang nổi tiếng như Pháp, Italia…với các hãng thời trang nổi tiếng thế giới. Ngành công nghiệp dệt may Châu âu nói chung và EU nói riêng có lịch sử phát triển lâu đời, sản phẩm dệt may chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng sản phẩm xã hội và kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 1992, các nước EU đã xuất khẩu 48.390tr USD hàng dệt may chiếm 41% tổng khối lượng mậu dịch của Đức, 5,3% của Bỉ, 2,7% của Pháp …Trong 15 nước xuất khẩu hàng dệt may đứng đầu thế giới năm 1992 có đến 6 nước thuộc EU, trong đó Đức với lượng xuất khẩu là 13.900tr USD là nước đứng đầu EU đồng thời cũng đứng đầu thế giới năm 1992. Do ảnh hưởng của quá trình quốc tế hoá trong ngành dệt và cho việc tăng cường nhập khẩu hàng hoá rẻ hơn vào thị trường nội địa,ngành dệt may châu Âu và EU nói riêng giảm xuống đáng kể cả về khối lượng sản xuất và thị phần qua các năm. Tuy nhiên, EU vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trên thị trường dệt may thế giới, hàng dệt may của EU vẫn đứng đầu về chất lượng, và EU đang mở rộng nhành dệt may của mình dưới hình thức liên kết sản xuất và Marketing tại nhiều nước, nhất là các nước châu á. Hình thức liên kết này chủ yếu là giao nguyên phụ liệu thuê gia công theo các mẫu mà các nhà tạo mốt EU thiết kế sẵn. Như vậy, thực tế khả năng thị trường của EU vẫn rất lớn.
1.3.Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của EU.
Tuy với những tiềm năng lớn về sản xuất, xuất khẩu và khả năng tạo mốt của EU như phân tích ở trên nhưng EU vẫn có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may tương đối cao. Hàng năm EU nhập khẩu khoảng trên 63 tỷ USD quần áo các loại và trên 46 tỷ USD hàng dệt, với tốc độ bình quân hàng năm đối với hàng may mặc chiếm 48- 49% trong tổng giá trị nhập khẩu của thế giới, hàng dệt may chiếm 36- 37% song so toàn thế giới thì có xu hướng giảm.
Những năm gần đây, do tăng cường hình thức đặt gia công từ bên ngoài nên tỷ lệ nhập khẩu hàng gia công của các nước EU ngày càng tăng. Đây chính là biện pháp nhằm tận dụng nguồn lao động rẻ, dồi dào từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Với Việt Nam đây có thể coi là cơ hội để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào EU. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu với tiềm năng nhập khẩu hàng dệt may của EU hiện nay thì hàng dệt may Việt Nam vào EU chủ yếu dưới hình thức gia công đã xứng đáng với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam hay chưa? Bên cạnh đó một điểm đáng chú ý trong nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may vào EU là những đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mốt. Trên thị trường thông thường nhu cầu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (10- 15%), còn lại yêu cầu theo thời trang là chủ yếu (85- 90%). Vì vậy thực tế tiềm năng tiêu thụ hàng nhập khẩu dệt may vào EU cao hơn nhiều so với mức mà Việt Nam có thể đáp ứng được. Một số mặt hàng có giá trị cao đòi hỏi kỹ thuật cao, mặc dù có hạn ngạch song còn rất ít doanh nghiệp đáp ứng được, đây là thách thức đồng thời cũng là cơ hội bỏ ngỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
1.4 Đặc điểm hệ thống phân phối hàng dệt may trên thị trường EU.
Hệ thống phân phối của EU chủ yếu bao gồm các hình thức phối phối như: các trung tâm thu mua, các đơn vị chế biến, dây truyền phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng... Trong xu hướng hiện nay, nhập khẩu trực tiếp hàng dệt may vào EU sẽ tăng lên do các yêu cầu về cạnh tranh trong khâu bán lẻ và hệ thống bán lẻ sẽ ngày càng chiếm ưu thế trong hệ thống phân phối hàng dệt may vào thị trường EU. hàng may mặc tại các nước EU cơ bản được phân phối qua hệ thống bán lẻ như: các dây truyền chuyên doanh về hàng may mặc, các cửa hàng chuyên doanh về hàng may mặc liên doanh, các trung tâm bàn hàng qua bưu điện, các siêu thị, các trung tâm bán lẻ độc lập, các kênh tiêu thụ khác...Khi đó các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển châu á trong đó có Việt Nam, sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh của các nước Đông Âu và Trung Đông do các nước này có ưu này có ưu thế hơn hẳn trong khả năng tiếp cận hệ thống bán lẻ của các nước EU. Tìm ra phương hướng tiếp cận với hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng và cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này
2. Phương thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
Dựa trên đặc điểm và quá trình phát triển của mình, nhành dệt may Việt Nam đã đi vào thị trường thế giới trong đó có EU theo hai phương thức: gia công xuất khẩu theo hiệp định và xuất khẩu trực tiếp.
2.1- Hình thức gia công xuất khẩu theo hiệp định.
Theo hình thức này để nguyên phụ liệu trở thành thành phẩm phải trải qua ba trung tâm như ba mắt xích của quá trình sản xuất, đó là: nhà sản xuất- người đặt hàng- người tiêu dùng. Trong đó người đặt hàng giữ vai trò trung gian. Các nước trung gian nhận đơn đặt hàng của khách hàng và tổ chức điều hành, tiếp thị, phân phối và các nước nhận gia công tổ chức giáp nối với mẫu mã và nguyên vật liệu được cung cấp sẵn, phát triển dần từ hình thức may gia công đến các hình thức sản xuất khác với các công đoạn phức tạp hơn, giá trị gia tăng cao hơn.
Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, những hạn chế về thiết kế, tạo mốt, trang thiết bị kỹ thuật...thì Việt Nam chủ yếu tham gia vào hẹ thóng sản xuất hàng dệt may thế giới dưới hình thức nhận gia công hay kiểu sản xuất tam giác này: Sơ đồ.
Hiện nay, hơn 70% hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU dưới hình thức này. Một thực tế có thể thấy ngay là qua trung gian, các nhà sản xuất và công nhân phải chấp nhận giá công rất thấp. Trung bình các nhà sản xuất chỉ nhận được khoảng 20% tính trên giá thành xuất khẩu, còn 80% thuộc về người đặt hàng và các công ty trung gian cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã. Điều này được giải thích bởi trong hình thức sản xuất tam giác phần lớn giá trị đóng góp không đến trong khâu sản xuất mà đến trong khâu cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, chúng ta còn mất quyền chủ động trong kinh doanh. Mặc dù vậy, gia công xuất khẩu vẫn là phương thức quan trọng để hàng dệt may Việt Nam tham gia vào thị trường EU. Ưu điểm có thể thấy rõ của phương thức này là độ rủi ro ít. vốn đầu tư đòi hỏi không nhiều. Hơn nữa, do nhu cầu giải quyết việc làm, ngành dệt may vẫn tiếp tục lhuyến khích thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu phù hợp với việc phân bổ hạn ngạch.
2.2- Xuất khẩu trọn gói theo giá FOB:
Đây là kiểu tổ chức sản xuất chỉ bao gồm chủ đặt hàng và người sản xuất. Theo phương thức này, giá trị gia tăng tạo ra cao hơn phương thức gia công trong tam giác sản xuất. Giá trị gia tăng bao gồm chi phí nhân công và chi phí nguyên phụ liệu. Các nhà sản xuất Việt nam có thể thoả thuận với chủ đặt hàng về việc sử dụng nguyên phụ liệu trong nước có thể sản xuất ra.
Hiện nay, tỷ lệ xuất khẩu hàng dệt may vào EU theo hình thức này còn quá nhỏ bé, chỉ chiếm từ 20%-30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường này. Tăng lượng xuất khẩu theo giá FOB là mục tiêu của ngành bởi bán hàng theo hình thức này đem lại lợi nhuận cao. Thị trường EU nổi tiếng là khó tính và đòi hỏi hàm lượng chất xám cao trong sản phẩm, phần lợi nhuận lớn nằm trong các công đoạn đòi hỏi chất xám đó. Bên cạnh đó xuất khẩu theo hình thức này giúp cho các nhà sản xuất có thể tiếp cận trực tiếp với thị trường, nắm được nhu cầu thị hiếu và các xu hướng, tránh được tính mùa vụ và những bị động mà hình thức gia công gặp phải. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và người tiêu dùng bắt đầu biết được hàng dệt may VN. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu hàng dệt may theo phương thức này các doanh nghiệp VN phải nắm chắc các thông tin về thị trường, về các nhà cung cấp nguyên phụ liệu, thông tin khách hàng...Chính sự yếu kém trong công tác thông tin hiện nay là nguyên nhân dẫn đến thực trạng tỷ lệ hàng dệt may xuất khẩu trọn gói theo giá FOB thấp. Trong thời gian tới khắc phục sự yếu kém này.
II. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU trong thời gian qua:
Liên minh châu Âu, cũng như từng quốc gia thành viên đã có mối quan hệ thương mại với VN ở từng mức độ khác nhau. Nhưng phải đến mấy năm gần đây, quan hệ này mới được củng cố mà điểm đột phá là hiệp định về hàng dệt may được ký kết vào năm 1992 và có hiệu lực chính thức vào ngày 1/1/1993. Quan hệ thương mại VN-EU không ngừng phát triển với tiến trình hợp tác của EU và đã lớn mạnh của nền kinh tế VN do chinhs sách đổi mới mang lại.
Hiệp định VN-EU năm 1993 đã mở ra thị trường lớn cho hàng dệt may VN. Cho đến VN và EU đã ba lần ký hiệp định bổ xung tăng thêm hạn ngạch vào tháng 8/1995, 11/1997 và 3/2000. Hiệp định về hàng dệt may cùng với ưu đãi thuế quan phổ cập GSP ( mức thuế bằng 75% mức thuế tối huệ quốc MFN) mà EU dành cho VN đã mở ra cơ hội phát triển lớn ngành dệt may VN. Chúng ta cùng xem xét thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may VN vào thị trường EU dưới một số khía cạnh sau:
1. Về kim ngạch xuất khẩu:
Từ khi hiệp định VN-EU về hàng dệt may chính thức có hiệu lực (1/1/1993), gía trị sản phẩm công nghiệp dệt may tăng nhanh rõ dệt làm thay đổi bộ mặt ngành dệt may nước ta. Kim ngạch xuất khẩu có sự gia tăng nhanh chóng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1993- 1998 là 42,65%,(riêng năm 1992 chỉ đạt 161tr USD thì đến năm 1993 là 250tr, tức là tăng55,3%/năm), cao hơn 2 lần tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân cả nước cùng thời kỳ, tỷ trọng kim nhạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU thường chiếm khoảng 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường hạn ngạch chiếm 39%, tăng 3% so với cùng kỳ năm 1998, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm 80% thị trường hạn ngạch. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN vào EU vẫn có sự tăng trưởng qua các năm: năm1994 là 298trUSD, năm 1995 là 350trUSD, năm 1996 khi hiệp định được chính thức ký kết, số mặt hàng dệt may bị quản lý đã giảm từ 106 Cat xuống còn 54 Cat, kim ngạch xuất khẩu tăng 1,68 lần so với năm 1993(kim ngạch năm 1996 là 420trUSD).
Hiệp định buôn bán hàng dệt may VN-EU giai đoạn 1998-2000 được ký kết tháng 11/1997 cho phép nâng hạn ngạch từ VN sang EU tăng 40% so với giai đoạn 1993-1997 với mức tăng trưởng từ 3-6%/ năm, số mặt hàng quản lý giảm xuống còn 29 Cat, kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng và đạt khoảng 602 trUSD thị trường EU chiếm 41,52% trong năm 1998. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 1,7 tỷ USD thì riêng EU đã chiếm khoảng 620trUSD, chiếm 35,5%, tăng gần 3% so với năm 1998. Năm 2000, theo số liệu hải quan, thì toàn ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu là 1.892,3trUSD tăng 8% so với năm 1999, trong khi thị trường hạn ngạch (chủ yếu là EUchiếm 96%) đạt trên 700trUSD, tăng 9,74% so với năm 1999.
Bảng1: Xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào EU so với kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước :
Năm
KNXK vào EU
KNXK cả nước
Tỷ trong (%)
1993
250
350
71,43
1994
298
550
54,18
1995
350
750
46,67
1996
420
1100
38,18
1997
450
1300
34,62
1998
602
1450
41,52
1999
620
1747
35,49
2000
700
1892
36,99
(Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu- Bộ Thương Mại)
Năm 2000, ta đã điều chỉnh hạn ngạch với EU ở mức tăng theo trọng lượng là 26% và trị giá ước khoảng 20%, mặc dù đã khai thác hầu hết phần hạn ngạch được tăng, đặc biệt là mặt hàng Jacket, nhưng kim ngạch vẫn không tăng tương ứng, VD như :
T.Shirt tăng 47% so với lượng hạn ngạch được tăng là 40%
Sơ mi nam tăng 19,4% so với lượng hạn ngạch được tăng là 27%
Jacket tăng 14,5% so với lượng hạn ngạch được tăng là 14%.
....
Sở dĩ như vậy là do một số lý do khách quan và chủ quan như đồng EURO bị mất giá, có lúc tới 30%;một số mặt hàng nhạy cảm lượng hạn ngạch ít không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là sau khủng hoảng khu vực 1997-1998, Trung Quốc phục hồi và thu hút đầu tư, khuyến khích xuất khẩu , tăng sức cạnh tranh cho mình nên hàng của ta vấp phải sự cạnh tranh gay ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV054.doc