Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội

Tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việt Nam là một đất nước có truyền thống xuất khẩu gạo với những chủng loại sản phẩm gạo đa dạng và chất lượng gạo ổn định. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam trở thành nước có gạo xuất khẩu đứng thứ hai thế giới. Trong những năm vừa qua, xuất khẩu gạo Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế giới hàng triệu tấn gạo, góp phần không nhỏ trong tỷ trọng tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đẩy mạnh xuất khẩu gạo luôn được Nhà nước ta quan tâm và coi trọng. Trên tinh ... Ebook Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thần đó, công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội (VIHAFOODCO) đã không ngừng nỗ lực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo tới các thị trường tới các nước châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trong đó thị trường được công ty đặc biệt chú trọng là Cu Ba. Gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một bước tiến quan trọng đối với xuất khẩu lương thực của Việt Nam nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng. Nó mở ra những cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu gạo vào thị trường Cu Ba, đồng thời cũng đặt ra những thách thức cần phải giải đáp để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này một cách hiệu quả. Trên thế giới, hầu hết các sản phẩm gạo được tiêu dùng chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi, vốn là các quốc gia đông dân và có thói quen tiêu dùng gạo. Tuy nhiên, thị trường Cu Ba vẫn là thị trường xuất khẩu chính và đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Thêm vào đó là xu hướng giá lương thực tăng trong những năm tới nên đây là một cơ hội tốt cho những doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, khi đó không thể không nhắc tới thị trường Cu Ba, một thị trường truyền thống và là bạn hàng lâu năm của xuất khẩu gạo Việt Nam nói chung cũng như công ty nói riêng. Những kinh nghiệm quý báu tích lũy trong nhiều năm giao dịch với Cu Ba đã khiến thị trường này luôn là thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của công ty VIHAFOODCO. Tuy nhiên do nhiều yếu tố ảnh hưởng nên Công ty không thể đáp ứng được một lượng sản phẩm lớn khi nhu cầu thị trường đòi hỏi. Chính vì những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội” sẽ phần nào giúp cho việc thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của công ty được thuận lợi hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đang diễn ra như hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 2.1.Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO sang thị trường Cu Ba. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về xuất khẩu và các quy định về nhập khẩu gạo của thị trường Cu Ba. - Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của công ty VIHAFOODCO, từ đó rút ra những thành công và những mặt tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. - Từ định hướng của xuất khẩu gạo Việt Nam và của công ty lương thực thực phẩm VIHAFOODCO sang thị trường Cu Ba mà dự báo những cơ hội và thách thức của công ty VIHAFOODCO khi xuất khẩu gạo sang thị trường này. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu thị trường gạo thế giới cùng hoạt động xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO từ đó đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO sang thị trường Cu Ba. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Về mặt hàng: Chỉ nghiên cứu mặt hàng gạo xuất khẩu - Về không gian: Giới hạn vào thị trường Cu Ba - Về thời gian: Từ năm 2004 đến nay và các năm tiếp theo 5. KẾT CẤU CỦA BÀI VIẾT: Ngoài lời mở đầu và kết luận, toàn bộ nội dung của bài viết được chia làm 3 chương: Chương I: Đặc điểm thị trường Cu Ba và vấn đề xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Cu Ba. Chương II : Thực trạng xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO sang thị trường Cu Ba. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO sang thị trường Cu Ba. CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CU BA VÀ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CU BA 1.1. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CU BA 1.1.1. Vị trí địa lý Cu Ba có diện tích 114.524 km2, nằm ở vùng biển Ca-ri-bê, giữa Bắc, Trung và Nam Mỹ, được nhà thám hiểm Tây Ban Nha Cristobal Colon phát hiện ra ngày 27/10/1492. Là quần đảo gồm hơn 1.600 đảo, trong đó lớn nhất là đảo Cu Ba với diện tích 110.922 km2, 3/4 diện tích là đồng bằng; sông ngòi ít, nhỏ; khí hậu nhiệt đới ôn hoà. Cu Ba có trữ lượng quặng ni-ken lớn; ngoài ra còn có quặng đồng, sắt, măng-gan, dầu lửa; đất đai mầu mỡ, thích hợp cho canh tác cây công nghiệp (mía, cà phê, thuốc lá...), cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. 1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - chính trị Từ khi Cách mạng Cu Ba thành công (năm 1959) đến những năm đầu thập niên 70, Cu Ba cố gắng thoát khỏi thế độc canh mía đường, đa dạng hoá sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Năm 1972, Cu Ba tham gia khối SEV, được Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu hỗ trợ và đạt những thành tựu nổi bật trong xây dựng kinh tế. Các ngành kinh tế chính của Cu Ba là: công nghiệp đường mía, khai thác và chế biến ni-ken, du lịch, công nghiệp nhẹ sản xuất xì gà, rượu rum, hoá mỹ phẩm... Từ cuối thập kỷ 80 và nhất là đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Cu Ba rơi vào thời kỳ đặc biệt khó khăn, mất thị trường và không còn nhận được viện trợ từ Liên xô và các nước Đông Âu. Bắt đầu từ cuối thập niên 1980, các khoản viện trợ của Liên Xô cho nền kinh tế quản lý nhà nước của Cu Ba bắt đầu cạn kiệt. Trước khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Cu Ba phụ thuộc vào Moscow về thị trường xuất khẩu và những khoản viện trợ tối cần thiết. Người Xô viết từng trả giá cao cho sản phẩm đường của Cu Ba trong khi cung cấp dầu mỏ cho nước này với giá thấp hơn thị trường. Sự biến mất của các khoản trợ cấp đó đã khiến nền kinh tế Cu Ba rơi vào một giai đoạn suy thoái nhanh chóng, được gọi là Giai đoạn đặc biệt tại Cu Ba. Có thời điểm, Cu Ba nhận được các khoản viện trợ lên tới sáu tỷ dollar Mỹ. Năm 1992, Hoa Kỳ thắt chặt lệnh cấm vận thương mại. Một số người tin rằng điều này có thể đã tới sự sụt giảm tiêu chuẩn sống tại Cu Ba và chạm tới điểm khủng hoảng chỉ trong vòng một năm Từ cuộc Cách mạng Cu Ba năm 1959, tiêu chuẩn sống người dân Cu Ba luôn trượt theo một vòng xoáy đi xuống. Năm 1962, chính phủ đưa ra chính sách phân phối lương thực, càng trở nên gắt gao sau sự sụp đổ của Liên Xô. Ngoài ra, Cu Ba đã trải qua tình trạng thiếu hụt nhà ở vì chính phủ không thể đáp ứng nổi sự gia tăng nhu cầu. Tới cuối năm 2001, nghiên cứu cho thấy mức sống trung bình tại Cu Ba thấp hơn giai đoạn Liên Xô. Những vấn đề chủ chốt là nhà nước không thể trả lương đáp ứng nhu cầu của người lao động và hệ thống phân phối luôn bị ám ảnh thường xuyên với tình trạng thiếu hụt hàng hoá. Khi số lượng hàng hóa phân phối giảm sút, người Cu Ba dần phải quay sang chợ đen để có được những sản phẩm cơ bản: quần áo, thực phẩm, đồ dùng gia đình, vật dụng chăm sóc sức khoẻ. Ngoài ra, tình trạng tham nhũng nhỏ trong các ngành công nghiệp nhà nước, như ăn cắp tài sản nhà nước để bán ra chợ đen, cũng thường xảy ra. Trong những năm gần đây, sự nổi lên của Venezuela với vị Tổng thống Dân chủ Xã hội Hugo Chavez khiến Cu Ba có được nhiều khoản viện trợ từ nước này giúp cải thiện nền kinh tế. Viện trợ của Venezuela cho Cu Ba chủ yếu thông qua khoản cung cấp lên tới 80.000 barrel dầu mỏ mỗi ngày đổi lấy lao động chuyên gia và các mặt hàng nông nghiệp. Trong nhiều năm qua, Cu Ba đã thu hồi lại một số biện pháp định hướng kinh tế thị trường đã được đưa ra trong thập kỷ 1990. Từ năm 1993, Cu Ba đã từng bước điều chỉnh chính sách, thi hành một số biện pháp cải cách kinh tế, đưa đất nước từng bước vượt qua thời kỳ khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển. Quốc hội khóa V của Cu Ba đã thông qua luật mới về hợp tác, trong đó có các hợp tác xã tín dụng và dịch vụ, hợp tác xã nông nghiệp. Theo luật mới, các hợp tác xã được quyền tự vạch kế hoạch sản xuất của mình mà không phụ thuộc vào Bộ, ngành của Chính phủ. Đối với vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, Cu Ba duy trì chế độ sở hữu xã hội, không tư nhân hóa, nhưng có giao quyền sử dụng các tư liệu sản xuất cho nông dân, đa dạng hóa kết cấu sở hữu và kinh tế hợp tác xã, thành lập các doanh nghiệp hỗn hợp và áp dụng một số hình thức liên doanh kinh tế quốc tế. Do tác động của nhiều loại nhân tố, từ năm 2002, Chính phủ Cu Ba đã tiến hành tái cấu trúc, điều chỉnh quy mô sản xuất, duy trì ngành công nghiệp mía đường, một ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống của kinh tế Cu Ba, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước (khoảng 6-7 triệu tấn đường/năm); đã ngừng hoạt động 70 nông trường trồng mía, 20 nhà máy sản xuất đường và một số cơ sở sản xuất phụ trợ, tiết kiệm 300 triệu USD/năm cho ngân sách nhà nước. Năm 2004, các quan chức Cu Ba đã công khai ủng hộ đồng Euro trở thành "đối trọng toàn cầu với đồng dollar Mỹ", và hạn chế đồng dollar trong dự trữ cũng như trong thanh toán thương mại. Những hạn chế ngày càng tăng của chính phủ Hoa Kỳ về đi lại của những người Mỹ gốc Cu Ba cũng như khoản tiền họ được phép mang về Cuba càng khiến chính phủ Cuba tăng kiểm soát sự lưu chuyển đồng dollar trong nền kinh tế. Trong thập kỷ qua, người Cu Ba nhận được khoảng 600 triệu tới 1 tỷ dollar hàng năm, chủ yếu từ các thành viên gia đình đang sống tại Mỹ. Con số này bị ảnh hưởng bởi thực tế chính phủ Mỹ cấm các công dân của mình gửi quá 1.200 USD về Cu Ba. 1.1.3. Đặc điểm của thị trường Cu Ba về nhập khẩu gạo Món ăn chính của Cu Ba gọi là Congrí, gồm cơm trộn đậu đen, chuối khô và salad. Gạo trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Cu Ba. Mỗi năm Cu Ba phải chi hàng tỉ dollar, là một nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ngay như La Habana, thủ đô của Cu Ba, mỗi người dân chỉ được cung cấp 9 liu, khoảng 4 ký rưỡi gạo một tháng. Mỗi năm Cuba phải có tối thiểu 600 ngàn tấn gạo, nhưng hiện nay mới chỉ sản xuất được khoảng 100 ngàn tấn, chỉ riêng tỉnh Holguin, theo sổ phân phối hàng năm cũng phải có 5 vạn tấn gạo. Ở Cu ba gạo, dầu ăn, đường, sữa, bánh mỳ, thịt, xăng dầu... trừ vải vóc, tất cả đều phải có tem phiếu. Hình thức phân phối sản phẩm khá giống với thời kì bao cấp trước đây tại Việt Nam. Do đó, lương thực, thực phẩm cũng như các nhu yếu phẩm khác trở thành vấn đề cấp thiết đối với cả chính phủ cũng như người dân Cu Ba. Liên hiệp Lúa gạo Cu Ba nhận thấy rất nhiều nhân tố khác nhau tác động tới việc kìm hãm sản xuất gạo trong nước. Trước hết, phải kể tới thu nhập của người nông dân cũng như công nhân nông nghiệp của Cu ba còn quá thấp. Nhiều công trường cả gia đình còn ăn bếp tập thể. Điều này dẫn đến việc không thể trang trải các chi phí đầu vào như giống và nguyên liệu. Thứ hai là chính sách giá cả trong việc thu mua lúa gạo, yếu tố thị trường chưa có, gần như rất hiếm mô hình chợ mua bán. Trong khi cả nước còn thiếu lúa gạo, thì có những huyện sản xuất ra không bán được vì thiếu phương tiện vận chuyển. Bởi vậy, có vùng nông dân phải bán cho tư thương chỉ bằng một nửa giá nhà nước thu mua ở huyện vì không có phương tiện vận chuyển. Ở Cu Ba công đoạn sau thu hoạch còn kém. Do đó, hạt lúa phải đi qua nhiều nơi mới trở lại chính nơi làm ra nó. Cu Ba cần đổi mới chính sách về sử dụng đất, chính sách đầu tư và chính sách cân đối lương thực tại chỗ mới có thể khắc phục một phần tình trạng này. Với các yếu tố kể trên, nhu cầu gạo của Cu Ba luôn luôn ở mức cao. Mỗi năm nhu cầu nhập khẩu gạo của nước này là 500.000 – 600.000 tấn gạo. Chủng loại gạo xuất khẩu sang thị trường Cu ba chủ yếu là gạo 5% tấm và gạo 15% tấm với mức giá giao động trong khoảng từ 400-410 USD/tấn. 1.2. KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CU BA 1.2.1. Khái quát tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2007 diễn ra tương đối chậm chạp do chỉ giới hạn ở việc hoàn thành những hợp đồng cũ. Những doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện xong các hợp đồng bắt đầu bán gạo cho những đơn vị xuất khẩu còn hợp đồng phải hoàn tất. Giới kinh doanh gạo cho rằng, hoạt động xuất khẩu gạo chỉ có thể nối lại từ tháng 3/08, khi nguồn cung gạo mới từ vụ thu hoạch lúa đông xuân có mặt đầy đủ trên thị trường. Giá gạo xuất khẩu liên tục tăng do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu thế giới lại rất lớn. Gạo 5% tấm Việt Nam chào bán 376 USD/tấn (tăng 5,9%) kém gạo 5% tấm Thái Lan 14 USD/tấn. Gạo 25% tấm là 360 USD/tấn (tăng 5,88%) so với tháng trước. Theo kế hoạch năm 2008 cả nước sẽ xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo các loại với kim ngạch 1,7 tỷ USD, giữ nguyên lượng nhưng tăng 21,43% về trị giá so với năm 2007. Biểu đồ 1: Diễn biến giá gạo xuất khẩu 5% tấm 2007-2008 (USD/tấn, FOB) Nguồn : Thông tin thương mại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12 năm 2007, cả nước đã xuất khẩu được 101 nghìn tấn, trị giá 42,2 triệu USD, tăng 45% về lượng và 82% về trị giá so với tháng 11/07, tăng 512% về lượng và 655% về trị giá so với tháng 12/06. Như vậy, kết thúc năm 2007, các doanh nghiệp đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,48 tỷ USD, giảm nhẹ 3% về lượng nhưng vẫn tăng tới 16% về trị giá so với năm 2006. Lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu qua các tháng từ năm 2005- 2007 dao động theo từng tháng và tuân theo chính sách xuất khẩu lương thực của Chính phủ . Có hiện tượng lượng gạo xuất khẩu năm sau thấp hơn so với năm trước nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng do giá gạo tăng liên tục trong khoảng thời gian từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008. Biểu đồ 2: Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng (ĐVT: Nghìn tấn) Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam. Trong tháng 12/2007, các doanh nghiệp trong nước tập trung xuất khẩu những loại gạo cao cấp như gạo nếp, gạo thơm và gạo giống Nhật các loại nên giá xuất khẩu trung bình tăng vọt so với những tháng trước đó, ở mức 416 USD/tấn, cao hơn 86 USD/tấn so với tháng 11/07 và cao hơn 106 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2006. Như vậy, qua theo dõi diễn biến giá gạo từ đầu năm đến nay, nhận thấy khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã bị thu hẹp, thậm chí có thời điểm đạt mức ngang giá. Tính chung cả năm 2007, giá gạo xuất khẩu trung bình đạt mức 329 USD/tấn, tăng 54 USD/tấn so với mức giá bình quân của năm 2006. Dự báo trong năm 2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng ở mức rất cao do tình trạng thiếu hụt các loại nông sản trên thế giới vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là trước thực trạng lúa mì đang bị mất mùa nên nhiều nước đã chuyển sang tiêu thụ gạo. Trong đó, gạo 25% tấm giá sẽ trong khoảng từ 320 USD trở lên, gạo 5% tấm cũng sẽ giữ ở mức 340 USD trở lên. Số liệu Hải quan về thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2007 cho thấy, so với năm 2006, cơ cấu thị trường xuất khẩu đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, bên cạnh việc mở rộng thêm một số thị trường mới thì khá nhiều thị trường khác đã đạt tốc độ tăng trưởng về kim ngạch khá cao so với các năm trước, đặc biệt là xuất sang những thị trường quen thuộc như Philippin, CuBa, Ghana và Trung Quốc. 1.2.2. Cu Ba – Một trong những thị trường trọng điểm về xuất khẩu gạo của Việt Nam Từ đầu năm đến nay, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang khoảng 90 thị trường và vùng lãnh thổ, kể cả các thị trường EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vốn rất khắt khe. Rất nhiều thị trường trong số đó có lượng nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch lại tăng khá so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy sự cải thiện rõ rệt về giá xuất khẩu cũng như chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Trong nhóm 20 thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2007, có 11 thị trường đạt mức tăng trưởng dương. Đáng chú ý nhất trong số đó là thị trường Inđônêxia với mức tăng trưởng lên tới 237% về lượng và 255% về trị giá so với năm 2006, đạt 1,17 triệu tấn, trị giá 379 triệu USD, vươn lên đứng vị trí thứ nhì trong tốp 10 thị trường dẫn đầu. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số thị trường lớn có mức tăng trưởng âm, nổi bật nhất là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 18,7 triệu USD, tổng lượng xuất đạt 64,6 nghìn tấn, giảm 56% về kim ngạch và 61% về lượng so với năm 2006. Bảng 1: 30 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu gạo lớn nhất trong năm 2007 Thị trường Năm 2007 So sánh năm 2006 Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Philippin 1,458,136 466,070,763 -0.52 12.03 Inđônêxia 1,169,429 378,979,955 237.64 255.61 Cu Ba 431,370 167,260,760 -4.80 27.45 Malaixia 376,929 115,867,041 -25.37 -17.14 Bờ Biển Ngà 148,010 45,888,349 -30.69 -13.61 Gana 130,921 39,712,399 13.14 39.15 Ăngôla 115,472 36,202,615 -36.45 -23.86 Singapore 82,390 25,911,742 -16.14 1.63 Nhật Bản 64,640 18,718,676 -60.88 -56.56 Côngô 54,546 16,069,099 -25.14 -13.13 Trung Quốc 42,630 15,903,299 3.12 15.30 Tanzania 50,078 15,564,993 -42.24 -29.20 ĐôngTimo 50,302 15,234,648 1.91 27.61 Nga 38,594 13,209,642 -37.52 -24.05 Nam Phi 36,980 10,908,910 -64.66 -56.20 Papua New Guinea 32,450 9,468,475 26.76 53.89 Môdămbic 31,250 9,372,850 -13.55 6.86 Iran 31,500 9,315,390 12,500 11,931 Đài Loan 19,521 7,855,140 118.60 237.59 Camêrun 25,942 7,750,236 -41.24 -29.67 Benin 14,770 4,549,160 196.88 267.96 Kenya 13,062 3,954,350 -79.23 -74.35 Ukraina 9,835 3,159,567 -2.42 15.69 Gabông 9,985 3,042,493 -7.57 6.69 Afgakistan 9,250 2,835,125 15.63 30.23 Angiêri 8,456 2,682,655 -82.67 -78.84 Brunei 8,297 2,592,010 -28.07 -13.54 Hà Lan 4,027 1,464,420 812.74 923.22 UAE 3,757 1,219,908 64.08 83.11 Hungary 2,388 1,107,752 * * Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam Riêng trong tháng 12/2007, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ xuất khẩu gạo sang 24 thị trường. Lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đều ở mức khá thấp, chỉ có 2 thị trường đạt mức xuất khẩu trên 10 nghìn tấn. Trong đó Cu Ba, Inđônêxia, Bờ Biển Ngà, Malaixia và Singapore là những thị trường xuất khẩu nhiều nhất. Dẫn đầu là CuBa với lượng xuất đạt 42,75 nghìn tấn, trị giá 21,7 triệu USD, tăng mạnh tới 8.450% về lượng và tăng 13.585% về trị giá so với tháng 11/2007. Trong khi đó, xuất khẩu sang Phillippin – thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của nước ta chỉ đạt vỏn vẹn 3 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,1 triệu USD, giảm 25% về lượng và 24,4% về trị giá so với tháng 11/07, nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ năm trước 142% về lượng và 148% về trị giá. Bảng 2: Các thị trường xuất khẩu gạo trong tháng 12/2007 Thị trường Tháng 12/07 So sánh T11/07 So sánh T12/06 Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Lượng (%) Trị giá (%) Cuba 42,750 21,739,470 8,450 13,585 * * Inđônêxia 23,900 7,348,400 -13.09 -14.42 338.93 204.70 Bờ biển Ngà 5,867 2,523,030 761.53 756.62 * * Malaysia 5,821 1,886,230 -80.36 -79.75 3,859.86 2,179.71 Singapore 3,919 1,238,992 116.76 79.84 88.32 117.06 Đông Timo 3,260 1,189,328 38.72 50.62 * * Philipine 3,025 1,092,513 -25.31 -24.43 142.00 148.72 Trung Quốc 2,540 912,467 39.71 41.71 * * Xênêgan 2,370 865,275 * * * * Nga 1,683 757,605 1,672 1,598 * * Đài Loan 1,689 743,898 -32.79 -33.64 * * Tanzania 1,171 473,793 * * * * Brunei 827 313,654 * * * * Ả rập xê út 804 305,941 168.00 199.92 221.60 282.81 Nam Phi 460 193,660 * * * * Đức 260 147,207 441.67 581.51 * * Australia 183 85,975 3.98 5.41 * * Phigi 125 46,204 * * * * Ixraen 95 41,470 -58.70 -59.02 * * Gana 75 40,875 -16.67 -20.60 * * Hồng Kông 44 18,399 * * -63.23 -31.70 Na Uy 42 17,555 * * * * Pháp 22 10,035 -80.70 -76.92 -21.43 -36.85 Mỹ 20 8,970 -54.55 -55.17 -72.22 -68.85 Nhật Bản 3 2,160 * * * * Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam Trong tháng 12/07, các doanh nghiệp đã xuất khẩu nốt 146 lô hàng cuối cùng của năm. Hầu hết các chủng loại gạo được tiêu thụ mạnh nhất như gạo 5% tấm, 25% tấm … coi như đã hoàn thành hợp đồng trong những tháng trước đó. Trong tháng này, các doanh nghiệp chỉ tập trung xuất khẩu nốt một số lô hàng gạo 15% tấm sang các thị trường Cu Ba, Đông Timo, Malaixia và Inđônêxia. Kim ngạch xuất khẩu gạo 15% tấm trong tháng cuối đạt 30 triệu USD với sản lượng 71 nghìn tấn. Ngoài ra, những mặt hàng gạo xuất khẩu còn lại trong thời gian này đều là những lô hàng gạo cao cấp, lượng xuất không nhiều nhưng có đơn giá rất cao. Trong đó, loại gạo giống Nhật 5% tấm có giá xuất khẩu cao nhất với 613 USD/tấn, được xuất sang 3 thị trường Nhật Bản, Malaixia và Singapore Bảng 3: Một số lô hàng xuất khẩu trong tháng 12/07 Thị trường Mặt hàng Lượng (Tấn) Giá (USD) Cửa khẩu ĐKGH Bờ Biển Ngà Gạo thơm 5% tấm 1.180 432,65 Tân cảng FOB Gạo thơm 5% tấm 1.634 432,61 Tân cảng FOB Gạo thơm 5% tấm 681 432,50 Tân cảng FOB Gạo thơm 5% tấm 480 416,00 Tân cảng FOB Brunei Gạo nếp 10% tấm 400 388,00 Mỹ Thời FOB Cuba Gạo 15% tấm 26.250 510,66 Bến Nghé CIF Gạo 15% tấm 16.500 505,13 Bến Nghé CIF Đài Loan Gạo nếp 5% tấm 555 474,63 Tân cảng FOB Gạo nếp 5% tấm 342 440,00 Tân cảng FOB Đông Timo Gạo 15% tấm 1.182 396,09 Khánh Hội FOB Gạo 15% tấm 2.078 347,04 Khánh Hội FOB Inđônêxia Gạo nếp 10% tấm 500 414,00 ICD III -Transimex CFR Gạo nếp 10% tấm 500 393,00 Tân cảng CIF Gạo nếp 10% tấm 500 350,00 Tân cảng CIF Gạo 15% tấm 7.400 298,00 Bến Nghé FOB Malaysia Gạo thơm 5% tấm 400 385,00 Mỹ Thời FOB Gạo 15% tấm 2.300 350,00 Cần Thơ Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam 11 tháng đầu năm 2007, cơ cấu 5 thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu gạo tiếp tục là Phillippin, Inđônêxia, CuBa, Malaixia và Bờ Biển Ngà. Tuy nhiên, vị trí thứ tự của nhóm 5 thị trường này đã xuất hiện những sự thay đổi nhất định. Dẫn đầu vẫn là thị trường Phillippin với tổng lượng xuất khẩu gạo trong 11 tháng đầu năm 2007 đạt 1,45 triệu tấn, trị giá 465 triệu USD, giảm nhẹ 0,64% về lượng so với năm 2006 nhưng xét về kim ngạch vẫn tăng gần 12%. Với mức tăng 236% về lượng và 257% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, Inđônêxia đã vươn lên 2 bậc đứng vị trí thứ nhì trong tốp 10 thị trường xuất khẩu gạo nhiều nhất của Việt nam, đạt 1,14 triệu tấn với tổng trị giá đạt 371 triệu USD. Đứng vị trí thứ 3 là thị trường CuBa với mức giảm 14% về lượng và 11% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, 2 thị trường Malaixia và Bờ Biển Ngà đều có mức giảm khá cao về lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu, lần lượt tụt xuống vị trí thứ 4 và thứ 5 trong tốp 5 thị trường dẫn đầu. Bảng 4: Các thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2007 Thị trường 11 tháng/07 11 tháng/06 So sánh 07/06 Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Philippin 1,455,111 464,978,250 1,464,450 415,571,961 -0.64 11.89 Inđônêxia 1,145,529 371,631,555 340,913 104,159,556 236.02 256.79 Cu Ba 388,620 145,521,290 453,100 131,240,402 -14.23 10.88 Malaixia 371,108 113,980,811 504,910 139,746,206 -26.50 -18.44 Bờ biển ngà 142,143 43,365,319 213,550 53,114,867 -33.44 -18.36 Gana 130,846 39,671,524 115,718 28,538,890 13.07 39.01 Singapore 78,471 24,672,750 96,169 24,925,345 -18.40 -1.01 Nhật Bản 64,637 18,716,516 158,218 41,259,554 -59.15 -54.64 Trung Quốc 40,090 14,990,832 41,338 13,792,772 -3.02 8.69 Nga 36,911 12,452,037 61,775 17,392,177 -40.25 -28.40 Nam Phi 36,520 10,715,250 104,653 24,907,945 -65.10 -56.98 Đài Loan 17,832 7,111,242 8,930 2,326,850 99.69 205.62 Ukraina 9,835 3,159,567 10,079 2,730,977 -2.42 15.69 Hà Lan 3,674 1,329,745 441 143,119 732.73 829.12 UAE 3,757 1,219,908 2,290 666,233 64.08 83.11 Hungary 2,388 1,107,752 * * * * Canada 2,158 976,722 233 79,050 826.18 1,135.58 Úc 2,167 838,332 1,158 388,946 87.17 115.54 Anh 1,084 710,112 677 481,713 60.11 47.41 Tây Ban Nha 1,563 658,100 516 233,764 202.91 181.52 Hồng Kông 2,033 602,610 2,715 768,424 -25.11 -21.58 Nguồn : Thông tin thương mại Việt Nam. Do mục tiêu xuất khẩu trong năm 2007 sắp hoàn thành nên số thị trường cũng như các mặt hàng xuất khẩu gạo trong tháng 11/2007 bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/07, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ xuất khẩu được gần 130 lô hàng gạo các loại sang 23 thị trường, giảm 7 thị trường so với tháng 10/07 và giảm 2 thị trường so với tháng 11/06. Hầu hết trong số đó đều giảm về lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu so với tháng trước, thậm chí đã ngừng xuất khẩu sang một số các thị trường lớn và quen thuộc như Gana, Cu Ba … do đã hoàn thành hợp đồng ký trước đó. Xuất khẩu sang 2 thị trường hàng đầu là Phillippin và Inđônêxia cũng giảm mạnh so với tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường này chỉ đạt lần lượt 1,44 triệu USD và 8,6 triệu USD, giảm 97% và 70% so với tháng 10/07. Trong khi đó, xuất khẩu sang Malaixia lại tăng khá, đạt 29,6 nghìn tấn, trị giá 9,3 triệu USD, tăng 99% về lượng và 103% về kim ngạch so với tháng 10/07; giảm nhẹ 7,3% về lượng nhưng vẫn tăng 5,7% về kim ngạch so với tháng 11/06. Bảng 5: Các thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam trong tháng 11/2007 Thị trường Tháng 11/07 Tháng 10/07 Tháng 11/06 Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Lượng (%) Trị giá (%) Malaixia 29,644 9,313,191 98.75 103.23 -7.25 5.71 Inđônêxia 27,500 8,587,000 -68.45 -70.00 -56.28 -55.88 Philippin 4,050 1,445,625 -97.13 -96.92 174.58 197.30 Đài Loan 2,513 1,121,040 31.43 44.16 * * Singapore 1,808 688,937 -62.18 -54.95 22.74 50.69 Trung Quốc 1,818 643,878 -43.35 -41.52 175.45 187.32 Bờ Biển Ngà 681 294,533 * * * * Hà Lan 506 189,750 120.00 120.00 * * Cuba 500 158,855 * * -97.09 -97.57 Gabong 238 106,016 * * * * Ả rập xê út 300 102,006 -78.17 -78.71 -40.00 -26.35 UAE 300 102,005 -75.21 -74.06 * * Ixraen 230 101,200 -4.56 -24.63 * * Angiêri 255 100,725 * * -74.50 -61.56 Úc 176 81,565 9.32 7.22 * * Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước trong khu vực Mỹ Latinh và Caribê trong 11 tháng đầu năm 2006 đạt khoảng 441 triệu USD, tăng 21,57% so với mức 362 triệu USD cùng kỳ năm 2005, hoàn thành 87% kế hoạch xuất khẩu năm 2006. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường truyền thống như Arhentina, Brazil, Cuba và Chilê và một số thị trường mới như Panama, Venezuela đạt xấp xỉ 348 triệu USD, tăng 12,98% so với mức 308 triệu USD đạt được cùng kỳ năm 2005. Ước tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này đạt 544,5 triệu USD, hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2006 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường khu vực Mỹ Latinh trong năm 2006 bao gồm giày dép chiếm 26,65%, dệt may 7,55%, máy vi tính và linh kiện 1,94%, thuỷ hải sản 1,34%, sản phẩm chất dẻo và gỗ 2,17%, các hàng hoá khác chiếm khoảng 19,33% và cao nhất là gạo chiếm 31,25%. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thì gạo luôn là mặt hàng đứng đầu về trị giá xuất khẩu trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Mỹ Latinh, nhất là đối với thị trường truyền thống Cuba. Năm 2005, Việt Nam đã xuất khẩu được 600.000 tấn gạo sang Cuba, gồm cả hợp đồng của năm 2004 chuyển sang, tăng 200.000 tấn so với năm 2004, trị giá khoảng 180 triệu USD. Năm 2006, Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood I) đã ký được hợp đồng xuất khẩu gạo sang Cuba là 400.000 tấn với tín dụng của Chính phủ (trả chậm 540 ngày, không tính lãi suất) và theo thoả thuận doanh nghiệp. Theo nhận định của Bộ Công Thương, tiềm năng Việt Nam có thể xuất tới 1 triệu tấn gạo/năm trong tương lai bởi gạo vẫn là lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của người dân Mỹ Latinh, thêm nữa gạo của Việt Nam ngày càng khẳng định được tính cạnh tranh ở thị trường khu vực này do giá cạnh tranh và chất lượng ổn định. Riêng Cuba mỗi năm có nhu cầu nhập khẩu từ 500.000 – 600.000 tấn gạo. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG CU BA 1.3.1. Những nhân tố tích cực * Quan hệ hợp tác Việt Nam – Cu Ba: Trong hơn 45 năm qua, hầu hết các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đều có các chuyến thăm hữu nghị chính thức Cu Ba: Chủ tịch Trần Đức Lương (các năm 2000, 2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (năm 2003), Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 2002). Đặc biệt, năm 2004, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm hữu nghị chính thức Cu Ba. Thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã trao tặng 650 bộ máy vi tính cho Đảng Cộng sản CuBa giúp trang bị cho các cơ quan Đảng của bạn, từ trung ương đến cấp quận, huyện. Lãnh đạo hai Đảng nhất trí đẩy mạnh hợp tác cùng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục…, đưa quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam – Cu Ba lên tầm cao mới. Về phía Cu Ba: Chủ tịch Fidel Castro thăm Việt Nam (các năm 1973, 1995, 2003). Các chuyến thăm này đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước, là dịp lãnh đạo cấp cao hai nước gặp gỡ trực tiếp, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, còn có nhiều chuyến viếng thăm của nhiều bộ, ngành…, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Việt Nam và Cu Ba thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức ngày 02/12/1960. Hai nước đã ký các điều ước kinh tế - thương mại: Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1995); Hiệp định trao đổi thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác (1996); Hiệp định về hợp tác du lịch (1999); Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật (1999); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế thu nhập (2002).  Quan hệ kinh tế tuy chưa tương xứng với quan hệ chính trị đang rất tốt đẹp giữa hai nước, nhưng đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Trong những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam – Cu Ba liên tục tăng, từ 60 triệu USD năm 2002 lên hơn 90 triệu USD  năm 2003 và đạt hơn 100 triệu USD trong năm 2006, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Cu Ba đạt khoảng 50 triệu USD/năm, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp gạo chủ yếu và ổn định cho Cu Ba. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang Cu Ba, đồng thời hợp tác có kết quả trong lĩnh vực sản xuất lúa ở hộ gia đình, nhằm giúp Cu Ba tự túc lúa gạo. Năm 2004, cuộc._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20442.doc
Tài liệu liên quan